Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:00:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15045 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:21:59 pm »


        CHIẾN DỊCH SỨC MẠNH LIÊN MINH (24.3-9.6.1999), chiến dịch tiến công đường không vào Nam Tư do Mĩ và NATO tiến hành dưới chiêu bài bảo vệ người gốc Anbani ở Côxôvô (Nam Tư), nhằm phá hủy tiềm lực QS, kinh tế của Liên bang Nam Tư, buộc nước này phải chấp nhận yêu sách chính trị của Mĩ và các nước phương Tây. Lực lượng sử dụng: khoảng 1.100 máy bay chiến đấu (chủ yếu là của Mì) với các kiểu loại hiện đại nhất (máy bay tàng hình B-2, F-117A...), trong 78 ngày đêm xuất kích 36.000 lần/ chiếc, được sự hỗ trợ của 24 vệ tinh định vị toàn cầu, phóng hơn 20.000 tên lửa (có vài trăm tên lửa hành trình tầm xa) và bom (35% có điều khiển) với nhiều loại mới như bom chứa uran nghèo, bom xung điện từ, bom chì... đánh vào 600 mục tiêu QS và dân dụng, làm chết và bị thương hơn 6.000 người (phần lớn là dân thường), phá hủy 50% cơ sở hạ tầng của Nam Tư. Phía QĐ Nam Tư thực hiện ẩn nấp, ngụy trang, cất giấu lực lượng nên hạn chế được tổn thất, đồng thời đánh trả bằng tên lửa, pháo phòng không và các loại vũ khí nhẹ, bắn rơi 2 máy bay (có F-117A) và hàng chục tên lửa hành trình Tômahôc. Với CDSMLM, Mĩ và NATO muốn thử nghiệm phương thức “tác chiến không đối xứng công nghệ cao” làm công cụ uy hiếp, răn đe, nhưng thực tế đã cho thấy vũ khí công nghệ cao không phải là sức mạnh tuyệt đối, không gì chống đỡ nổi.

        CHIẾN DỊCH TẬP ĐOÀN QUÂN (ngoại), chiến dịch do tập đoàn quân binh chủng hợp thành (tập đoàn quân xe tăng) tiến hành nhằm hoàn thành những nhiệm vụ chiến dịch. CDTĐQ thường là bộ phận của chiến dịch phương diện quân hoặc độc lập. Có CDTĐQ tiến công và CDTĐQ phòng ngự. CDTĐQ ra đời vào tkl9, được phát triển trong CTTG-I và CTTG-II. Ở LX, trong chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-45), lí luận và thực tiễn tiến hành CDTĐQ tiến công dược phát triển theo hướng hoàn thiện phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch, tập trung kiên quyết lực lượng và phương tiện trên hướng đột kích chủ yếu, tăng thêm chiều sâu và mật độ bố trí lực lượng, tăng quy mô chiến dịch; chiều rộng dải tiến công 35-50km, chiều sâu chiến dịch 100-150km, tốc độ tiến công đối với tập đoàn quân binh chủng hợp thành là 15- 25km/ngày đêm, đối với tập đoàn quân xe tăng là 40- 50km/ngày đêm. CDTĐQ phòng ngự cũng tăng chiều sâu bố trí chiến dịch, tăng mật độ lực lượng và phương tiện, tăng mức độ thiết bị công trình phòng ngự. Ngày nay CDTĐQ phòng ngự thường có đặc điểm: tập trung nỗ lực chủ yếu trên hướng chủ yếu, bố trí có chiều sâu và bố trí phân tán lực lượng phương tiện, phương pháp thực hành chiến dịch đa dạng, tính tích cực cao, cơ động rộng rãi hỏa lực, binh lực và vật cản, tác chiến đồng thời trên các hướng. Hệ thống các tuyến, dải phòng ngự có thể gồm: dải bảo đảm; dải phòng ngự chủ yếu (tuyến phòng ngự 1); các tuyến tập đoàn quân, mỗi tuyến có các trận địa, các khu vực và các trung tâm phòng ngự độc lập; các tuyến và trận địa trung gian, các tuyến và trận địa chéo...

        CHIẾN DỊCH TÂY BẮC (14.10-10.12.1952), chiến dịch tiến công của LLVTND VN trên hướng Tây Bắc VN nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai, phá âm mưu của Pháp lập “Xứ Thái tự trị”. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm các đại đoàn 308, 312 và 316 (thiếu), Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 6 đại đội sơn pháo 75mm, 3 đại đội súng cối 120mm, 1 trung đoàn công binh và 11 đại đội bộ đội địa phương, do Bộ tổng tư lệnh tổ chức, chỉ huy. Lực lượng địch có 8 tiểu đoàn và 43 đại đội bộ binh, bố trí thành 144 cứ điểm thuộc bốn phân khu: Lai Châu, Sông Đà. Nghĩa Lộ, Sơn La và ba tiểu khu độc lập Thuận Châu, Phù Yên, Tuần Giáo; trong quá trình chiến dịch, được tăng viện thêm 9 tiểu đoàn bộ binh và dù Âu - Phi, 3 tiểu đoàn ngụy, 1 tiểu đoàn biệt kích hỗn hợp, 1 tiểu đoàn pháo binh. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (14- 23.10), tiến công phân khu Nghĩa Lộ, tiêu khu Phù Yên, tiêu diệt và bức rút hàng loạt cứ điểm (Ca Vinh, Sài Lương, Pú Chạng, Nghĩa Lộ phố...), đập tan toàn bộ phòng tuyến vành ngoài của địch từ hữu ngạn Sông Thao đến tả ngạn Sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhãi. Pháp tăng viện cho Tây Bắc, dồn quân về xây dựng tập đoàn cứ điểm Nà Sản, đồng thời mở cuộc hành quân Loren đánh lên Phú Thọ (28.10) nhằm kéo chủ lực ta về đối phó, nhung thất bại (x. trận Chán Mộng - Trạm Thản, 17.11.1952). Đợt 2 (7- 22.11), ta vượt Sông Đà, tiến công hệ thống phòng ngự của địch trên cao nguyên Mộc Châu (X. trận Mộc Châu, 19.11.1952), kết hợp vu hồi chiến dịch từ Quỳnh Nhãi giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, buộc địch ở tx Sơn La rút chạy về Nà Sản. Đợt 3 (30.11 10.12), tiến công địch ở Nà Sản không thành công. Kết quả diệt và bắt hơn 6.000 địch (diệt gọn 4 tiểu đoàn và 28 đại đội), giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng (khoảng 30.000km2 với 250.000 dân), nối liền vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:26:29 pm »

   
        CHIẾN DỊCH TÂY NAM NINH BÌNH (15.10-6.11.1953), chiến dịch phản công của Đại đoàn 320 và LLVT tỉnh Ninh Bình đánh bại cuộc hành quân Hải Âu của Pháp ở khu vực Rịa - Nho Quan - Phố Cát (tây nam Ninh Bình). Thực hiện kế hoạch Nava với chủ trương “chủ động tiến công bằng những đòn đánh trước”, từ 15.10.1953 Pháp huy động khoảng 40.000 quân mở cuộc hành quân ra hướng tây nam Ninh Bình nhằm diệt một bộ phận quân chủ lực và phá kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-54 của ta. Dự kiến trước âm mưu của địch tiến công ra vùng tự do, Đại đoàn 320 và LLVT địa phương tích cực chuẩn bị chiến đấu và bố trí lực lượng sẵn sàng đánh địch. Chiến dịch diễn ra qua ba đợt. Đợt 1 (15-17.10), LLVT địa phương các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan tổ chức đánh nhỏ, ngăn chặn, tiêu hao địch tiến quân theo đường 59. Đợt 2 (18.10-1.11), tập kích, tiêu diệt địch ở các điểm cao 94 và 201 (đêm 18 rạng 19.10); đánh nhiều trận phục kích tiêu hao, tiêu diệt các cánh quân địch trên đường lên Nho Quan (22- 24.10); vận động tiến công tiêu diệt địch ở Giốc Giàng - Sòng Cạn (28.10). Đợt 3 (2-6.11), địch hành quân lên Nho Quan lần hai, ta tập kích địch trú quân ban đêm ở Văn Luận (2.11); phục kích địch ở Mống Lá (3.11)... Bị thiệt hại nặng và không đạt các mục tiêu của cuộc hành quân, chiều 5.11 quân Pháp bắt đầu rút lui; ta tranh thủ thời cơ xuất kích diệt thêm một số địch ở các vị trí xung quanh Rịa. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.700 địch (bắt hơn 300), bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 21 xe QS (có 3 xe tăng, 4 xe thiết giáp), làm thất bại ý đồ “đánh trước” của Pháp, bảo vệ căn cứ và lực lượng ta, tạo điều kiện cho chiến cục Đông Xuân 1953-54 tiến triển thuận lợi.


        CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN (4.3-3.4.1975), chiến dịch chiến lược tiến công của QGP Mặt trận Tây Nguyên mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tinh nam Tây Nguyên (Đắc Lắc, Phú Bổn. Quảng Đức), mở rộng hành lang nối liền Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Khu 5, thực hiện chia cắt chiến lược, tạo cục diện mới về chiến lược. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 5 sư đoàn (10, 320, 316, 3 và 968) và 4 trung đoàn bộ binh. 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn tăng thiết giáp, 3 trung đoàn pháo phòng không... cùng LLVT địa phương các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum. Lực lượng địch thuộc Quân đoàn 2 - Quân khu 2 và lực lượng tăng cường gồm: Sư đoàn bộ binh 23, 7 tiểu đoàn biệt động quân, 36 tiểu đoàn bảo an, 1 lữ đoàn tăng thiết giáp, 230 khẩu pháo, 1 sư đoàn không quân... Sau các hoạt động nghi binh, thu hút địch lên hướng Plây Cu, Kon Tum, từ 4.3 chiến dịch chính thức bắt đầu bằng đợt tác chiến tạo thế: đánh cắt giao thông trên đường 19 và 21, chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng ven biển; cắt đường 14, chia cắt bắc Tây Nguyên với nam Tây Nguyên; đánh chiếm các quận lị Thuần Mẫn, Đức Lập (x. trận Thuần Mẫn, 8.3.1975; trận Đức Lập, 9-10.3.1975), cô lập triệt để Buôn Ma Thuột. 10.3 ta nổ súng tiến công tx Buôn Ma Thuột (x. trận Buôn Ma Thuật, 10-11.3.1975), đánh thắng trận then chốt 1 của chiến dịch; tiếp đó đập tan cuộc phản kích của Sư đoàn 23 địch trong trận Nông Trại - Chư Cúc (14-18.3.1975), thực hiện thắng lợi trận then chốt 2. Bị thất bại và uy hiếp nặng nề, từ 15.3 địch rút khỏi Kon Tum, Plây Cu, theo đường 7 về đồng bằng ven biển. Ta kịp thời truy kích, tiêu diệt gần hết quân địch rút chạy trong trận Cheo Reo (17-19.3.1975), trận Củng Sơn (24.3.1975)... Phối hợp với hướng chính, ta tiến công giải phóng An Khê (12.3), Kon Tum, Plây Cu (17.3), Kiến Đức (20.3), Gia Nghĩa (22.3). Sau khi giải phóng Tây Nguyên (24.3) các LLVT của ta tiếp tục phát triển xuống duyên hải Trung Bộ, phối hợp với các đơn vị bạn giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh. Kết quả tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 - Quân khu 2 QĐ Sài Gòn, loại khỏi chiến đấu hơn 28.000 địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe QS, 17.188 súng các loại; giải phóng 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức và một số tỉnh Trung Bộ. CDTN làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng và thế chiến lược giữa ta và địch, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lược của ta phát triển thành tổng tiến công trên toàn miền Nam VN (x. minh họa giữa trang 176 và 177).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:28:35 pm »


        CHIẾN DỊCH TÂY NINH 3-25.11.1966, chiến dịch phản công của LLVT miền Đông Nam Bộ nhằm đánh bại cuộc hành quân Attơnborơ (14.9-25.11.1966) của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, bảo vệ căn cứ của ta ở Chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn bộ binh 9 (thiếu 1 trung đoàn), Trung đoàn bộ binh 16 và LLVT tỉnh Tây Ninh. Lực lượng địch có khoảng 30.000 quân, gồm 2 sư đoàn bộ binh (1 và 25), Lữ đoàn bô binh nhẹ 196, 1 tiểu đoàn của Lữ đoàn dù 173, Trung đoàn thiết giáp 11 của Mĩ; 9 tiểu đoàn bộ binh, 12 đại đội bảo an. 12 đại đội biệt kích, 1.500 dân vệ QĐ Sài Gòn. Từ 3-6.11 ta chặn đánh quân Mĩ đổ bộ xuống Trảng Phía (bắc Bàu Gòn), tập kích địch ở Chà Dơ. Tràng Trống... 11-16.11 tập kích vào Trảng Lớn, Dầu Tiếng, tiến công đồn Ngã Ba Vinh, đánh địch dọc đường 4 từ Giếng Thi đến Cà Tum; LLVT địa phương đánh giao thông trên đường 22, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược. Bị thiệt hại nặng, từ 18.11 địch lần lượt rút quân khỏi Sóc Xoài, bàu Tri Giết... Ta chặn đánh ở Sóc Mới, Khe Đón, Giếng Thi, tập kích hỏa lực vào Tà Đạt, Suối Đá, Dầu Tiếng, buộc địch phải chuyển quân ra Bàu Sinh, kết thúc cuộc hành quân. Kết quả loại khỏi chiến đấu 4.500 địch, bắn rơi 65 máy bay, phá hủy 45 xe QS, 7 khẩu pháo, thu 106 súng các loại; bẻ gãy hoàn toàn cuộc hành quân lớn dẫu tiên trong kế hoạch phản công chiến lược lần II (mùa khô 1966-67) của Mĩ.

        CHIẾN DỊCH TÂY NINH 17.8-28.9.1968. chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ gồm 3 sư đoàn bộ binh (5, 7 và 9), cụm pháo binh Miền và LLVT địa phương tiến hành trên địa bàn các tỉnh Tây Ninh, Binh Long, nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, tạo thuận lợi cho các hoạt động diệt ác, phá kìm ở nội đô và vùng ven Sài Gòn. Lực lượng địch gồm: Sư đoàn kị binh không vận 1, Sư đoàn bộ binh 1 và 1 lữ đoàn dù, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo quân Mĩ; Sư đoàn bộ binh 25 và 1 lữ đoàn dù, 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp cùng một số đại đội biệt kích, bảo an QĐ Sài Gòn. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (17-31.Cool, mở màn bằng trận tập kích cụm quân Mĩ ở Trà Phí (x. trận Trà Phí, 18 và 22.8.1968), tiếp đó là các trận tập kích địch ở Chà Là (x. trận Chà Là, 21.8.1968), khu trung tâm truyền tin núi Bà Đen; tiến công nhiều mục tiều khác ở nam Toà thánh Tây Ninh, tạo thế uy hiếp thị xã. Đợt 2 (1- 28.9), ta liên tục phục kích, tập kích, đánh bồi, đánh nhồi vào các cụm quân địch ở Bến Củi, Trà Phí, Chà Là... Kết quả với 315 trận đánh, trong đó có 16 trận quy mô trung đoàn, 53 trận tiểu đoàn ta diệt 13 tiểu đoàn, 55 đại đội, 8 trung đội, tiêu hao nặng 7 tiểu đoàn và 19 đại đội; bắn rơi nhiều máy bay; phá hủy 1.517 xe QS và 107 khẩu pháo cối; góp phần làm thất bại âm mưu của Mĩ - QĐ Sài Gòn đẩy chiến tranh ra gần biên giới VN - Campuchia.

        CHIẾN DỊCH TÂY SƠN TỊNH (20.2-20.4.1966), chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu 5 đánh quân Mĩ và QĐ Sài Gòn ở khu vực Tây Sơn Tịnh (t. Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt sinh lực địch, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị và chiến tranh du kích, phối hợp chiến trường đánh bại cuộc phản công chiến lược lần I (mùa khô 1965-66) của địch. Lực lượng tham gia gồm: Sư đoàn bộ binh 2 (Quân khu 5), 2 tiểu đoàn (48 và 83), 1 đại đội đặc công tỉnh Quảng Ngãi cùng bộ đội địa phương và du kích các huyện, xã. Lực lượng địch có: 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 của Mĩ, 5 tiểu đoàn bộ binh, 24 đại đội bảo an QĐ Sài Gòn, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh, được sự yểm trợ của 15 phi đoàn máy bay chiến đấu và một số tàu chiến của Hạm đội 7. Chiến dịch diễn ra bốn đợt. Đợt 1 (20.2-3.3), ta đánh cắt đường 1, chặn đánh QĐ Sài Gòn ra giải tỏa để khêu ngòi, chuẩn bị đánh quân Mĩ đến ứng cứu. Đợt 2 (4- 7.3), tiến công tiêu diệt gần hết 2 tiểu đoàn Mĩ ở điểm cao 62, Đồi Chùa, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn khác ở Phước Bình. Đợt 3 (19-29.3), tiêu diệt cứ điểm Chóp Tối, chặn đánh 3 tiểu đoàn Mĩ, 2 tiểu đoàn QĐ Sài Gòn đến giải tỏa. Đợt 4 (10-20.4), ta chuyển hướng về Nghĩa Hành, đánh nhỏ để hỗ trợ phong trào nổi dậy của nhân dân. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 7.600 địch, bắn rơi và phá hủy 102 máy bay, phá hủy 27 xe QS, thu 823 súng các loại, giải phóng hơn 47.000 dân; góp phần làm thất bại cuộc phản công chiến lược lần 1 của Mĩ trên địa bàn Khu 5.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:30:11 pm »


        CHIẾN DỊCH THANH GƯƠM SA MẠC (24-28.2.1991), chiến dịch tiến công trên bộ của Mĩ và liên quân tiếp sau chiến dịch Bão táp sa mạc (17.1-23.2.1991) nhằm tiêu diệt lực lượng QS của Irắc, thu hồi Côoet, kết thúc chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91). Lực lượng sử dụng: 16 sư đoàn, 6 lữ đoàn (Mĩ có 10 sư đoàn và 2 lữ đoàn) thuộc các đơn vị bộ binh, đổ bộ đường không, thiết giáp, lính thủy đánh bộ... được yểm trợ tối đa của không quân, tên lửa, pháo binh và hải quân. Mở đầu. Mĩ và liên quân sử dụng 2 lữ đoàn đổ bộ nghi binh lên bờ biển đông Côoet; lực lượng chủ yếu (10 sư đoàn) vượt biên giói Arập Xêut, hình thành nhiều mũi đột phá chiến tuyến phía tây nam rồi thọc sâu đánh vào lực lượng tinh nhuệ nhất của Irắc (7 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 Vệ binh cộng hoà) ở tây nam Batxôra, đồng thời sử dụng 300 máy bay trực thăng đổ bộ 1 lữ đoàn sâu vào phía nam Irắc hơn 80km. Tiếp đó các hướng, các mũi nhanh chóng phát triển, tiến vào thủ đô Côoet, thọc sâu tới thung lũng sông Tigrơ và Ơphrat; sau 4 ngày tiến công, chiếm toàn bộ Côoet và đột nhập sâu vào nam Irắc gần 400km. Kết quả loại khỏi chiến đấu 29 sư đoàn quân Irắc (có 5 sư đoàn thiết giáp), bắt hơn 50.000 tù binh; phía liên quân: hơn 4.000 chết và bị thương (riêng Mĩ: hơn 600). Thắng lợi chớp nhoáng và dễ dàng của Mĩ và liên quân trong CDTGSM là nhờ có ưu thế áp đảo về vũ khí, trang bị kĩ thuật, tận dụng được yếu tố bất ngờ, giải quyết thành công một số vấn đề về cơ động, hiệp đồng, phương pháp tác chiến... nhưng mặt khác cũng do những sai lầm, hạn chế của Irắc trong điều hành chiến tranh, nghệ thuật tác chiến, tinh thần, ý chí chiến đấu của QĐ...


        CHIẾN DỊCH THẬP VẠN ĐẠI SƠN (10.6-10.1949), chiến dịch tiến công quân Quốc dân đảng TQ trên địa bàn các huyện Long Châu, Khâm Châu, Phòng Thành (TQ) do bộ đội VN phối hợp với Giải phóng quân TQ tiến hành theo đề nghị của ĐCS TQ, nhằm giúp CM TQ xây dựng vùng giải phóng ở biên khu Điền Quế - Việt Quế (sát biên giới Trung - Việt), chuẩn bị địa bàn cho chủ lực Giải phóng quân TQ tiến xuống Hoa Nam. Lực lượng tham gia: VN có 4 tiểu đoàn bộ binh tổ chức thành hai chi đội (28 và 6), 2 đại đội địa phương của tỉnh Lạng Sơn; TQ có 3 tiểu đoàn, 2 đại đội giải phóng quân và một số đội vũ trang, du kích địa phương. Lực lượng địch ở khu Long Châu (mặt trận phía tây) có 2 trung đoàn bảo an và nhiều đội bảo vệ, tuần sát, dân đoàn địa phương; khu Khâm Châu, Phòng Thành (mặt trận phía đông) có 3 trung đoàn. Đầu 6.1949, bộ đội VN hành quân qua biên giới theo hai hướng: hướng tây Thập Vạn Đại Sơn (biên khu Điền Quế, giáp biên giới Cao Bằng - Lạng Sơn), Chi đội 28 chia 2 mũi cùng LLVT CM TQ tiến công Thủy Khẩu. Hạ Đống (10-12.6), đánh chiếm La Hồi (14.6), diệt viện ở Độc Sơn (15.6); bao vây đồn Nam Quan bức địch rút khỏi Ải Khẩu, Bằng Tường và nhiều vị trí khác, tiến công thị trấn Ninh Minh (1.7), áp sát tx Long Châu kết hợp chặn viện; từ 5.7 để lại một bộ phận phối hợp đánh địch và củng cố cơ sở ở vùng Nam Quan - Ải Khẩu; hướng đông Thập Vạn Đại Sơn (biên khu Việt Quế, giáp biên giới Lạng Sơn - Hải Ninh), Chi đội 6 hành quân qua dãy Thập Vạn Đại Sơn đến Pắc Lầu, cùng LLVT CM TQ bao vây tiến công bức địch rút khỏi Trúc Sơn, Nà Lương, Vòng Chúc, đánh gặp địch ở Mào Lẻng, Quan Đường, phục kích tại On Mộc; phối hợp với du kích địa phương tiễu phi, củng cố vùng mới giải phóng, đến cuối 10.1949 rút quân về nước. Trong CDTVĐS, bộ đội VN đã cùng LLVT CM và nhân dân TQ diệt và làm tan rã nhiều đơn vị quân Quốc dân đảng, giải phóng nhiều thị trấn, làng, xã, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ địa CM TQ ở vùng Hoa Nam, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động của ta ở vùng Đông Bắc VN, ngăn chặn tàn quân Quốc dân đảng TQ tràn xuống Cao Bàng, Lạng Sơn. Hải Ninh. Cg chiến dịch Điền Quế- Việt Quế.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:31:34 pm »


        CHIẾN DỊCH THỨ I (25.10-5.11.1950), chiến dịch phản công của chí nguyện quân TQ (5 quân đoàn: 38, 39, 40, 50, 66 và 3 sư đoàn của Quân đoàn 42) phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên, chặn đánh 2 quân đoàn (1, 10) của QĐ Mĩ và 2 quân đoàn (1,2) của QĐ Nam Triều Tiên đổ bộ tiến công Bắc Triều Tiên, trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Ngày 19.10 chí nguyện quân TQ bí mật vượt sông Áp Lục, triển khai các tuyến trận địa phòng ngự, tạo thế đứng chân, từ 25.10 bất ngờ chuyển sang phản công. Sau khi nhanh chóng đánh chiếm Ôn Tỉnh, 29.10 chí nguyện quân TQ phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên tiến đánh Hi Xuyên, chiếm Vân Sơn (1.11), đồng thời sử dụng 1 quân đoàn đánh vu hồi vào khu vực Viện Lí. Bị hở sườn, từ 3.11 quân Mĩ và QĐ Nam Triều Tiên rút lui và bị truy kích đến nam sông Thanh Xuyên. Trong CDT1 chí nguyện quân TQ và QĐ Bác Triều Tiên thực hiện phòng ngự tích cực và phản kích mãnh liệt giành thắng lợi, loại khỏi chiến đấu hơn 15 nghìn địch, bước đầu tạo thế ổn định trên chiến trường, làm thất bại ý đồ của Mĩ chiếm toàn bộ Triều Tiên trước ngày “Lẻ tạ CM” (23.11.1950).

        CHIẾN DỊCH THỨ V (22.4-10.6.1951), chiến dịch tiến công của chí nguyện quân TQ (11 quân đoàn, 33 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn pháo binh) phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên (4 quân đoàn), đánh lực lượng QĐ LHQ do Mĩ cầm dầu (4 sư đoàn, 3 lữ đoàn) và QĐ Nam Triều Tiên (6 sư đoàn) tại khu vực giáp vĩ tuyến 38, trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Mục đích: giành quyền chủ động chiến tranh, xây dựng phòng tuyến mới từ Nguyên Sơn đến Bình Nhưỡng, đập tan âm mưu của Mĩ đẩy chiến tuyến lên bắc vĩ tuyến 39. Giai đoạn 1 (22-29.4), tổ chức tiến công, bao vây, chia cắt, đẩy lui lực lượng QĐ LHQ về phòng ngự ở Hán Thành, sông Bắc Hán và nam sông Chiêu Dương. Giai đoạn 2 (30.4-22.5), tập trung lực lượng (6 quân đoàn) tiêu diệt 4 sư đoàn QĐ Nam Triều Tiên ở Huyện Lí; tiến hành đột kích, hợp vây và tiến công địch ở tuyến Tây. Giai đoạn 3 (23.5-10.6), tiến xuống giới tuyến 38, chặn đánh địch ở tuyến Minh Ba Lí, Dương Khẩu, Kim Hóa, Thiết Nguyên, Tam Tuy Lí, Lãng Phố Lí, Văn Sơn, sau đó chuyển sang phòng ngự, kết thúc chiến dịch. Trong CDTV, quân chí nguyện TQ và QĐ Bắc Triều Tiên giành tháng lợi, diệt hơn 82 nghìn địch, buộc lực lượng QĐ LHQ và QĐ Nam Triều Tiên phải chuyển vào phòng ngự chiến lược và chấp nhận đàm phán đình chiến.

        CHIẾN DỊCH THƯỢNG CAM LĨNH (10-11.1952), chiến dịch phòng ngự của chí nguyện quân TQ dựa vào đường hầm kiên cố chống lại cuộc tiến công của quân Mĩ vào Thượng Cam Lĩnh ở Ngũ Thánh Sơn (h. Kim Hóa, Triều Tiên) trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Ngày 14.10.1952 Mĩ tập trung khoảng 60.000 quân với hơn 300 khẩu pháo, hơn 100 xe tăng và nhiều máy bay tiến công vào hai điểm cao phòng ngự 597,9 và 537,7 của chí nguyện quân TQ. Chí nguyện quân tập trung tới 40.000 quân trên diện tích phòng ngự 4km2, dựa vào hệ thống đường hầm kiên cố, chịu đựng hơn 10.000 quả bom, 2.900.000 viên đạn pháo, đánh lui hơn 900 đợt xung phong, tiêu diệt hơn 25.000 quân Mĩ, giữ vững trận địa. Cuối 11.1952 Mĩ buộc phải chấm dứt tiến công. CDTCL là một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất trong chiến tranh Triều Tiên, có nhiều kinh nghiệm về tác chiến phòng ngự bằng đường hầm.

        CHIÊN DỊCH THƯỢNG LÀO 13.4-18.5.1953, chiến dịch tiến công của QĐND VN phối hợp với QĐ Pathét Lào trên địa bàn hai tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Thượng Lào) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào. Sau khi sử dụng Đại đoàn 316 đánh vào Nà Sản để nghi binh, 8.4 bộ đội chủ lực VN bí mật tiến sang Thượng Lào theo ba hướng: hướng chủ yếu gồm các đại đoàn 308, 312 (2 trung đoàn) và 316 (1 trung đoàn) được tăng cường 4 đại đội sơn pháo, 2 tiểu đoàn pháo phòng không, 3 đại đội súng cối, 1 tiểu đoàn công binh và 1 đại đội trinh sát theo đường 6 sang Sầm Nưa; hướng thứ yếu, Đại đoàn 304 được tăng cường 1 đại đội sơn pháo, 1 đại đội súng cối và 1 tiểu đoàn pháo phòng không theo đường 7 sang Xiêng Khoảng, chặn đường rút của địch từ Sầm Nưa xuống; hướng phối hợp, Trung đoàn 148 theo lưu vực sông Nậm Hu xuống uy hiếp Luôngphabăng. Phát hiện lực lượng ta, đêm 12.4 địch rút chạy khỏi Sầm Nưa. Ta chuyển sang truy kích: đêm 13.4 đuổi kịp và tiêu diệt bộ phận cuối của địch ở Mường Hàm, bắt toàn bộ lực lượng cầm đầu ngụy quyền tỉnh Sầm Nưa; 9 giờ 14.4 đánh địch ở Nà Noọng (cách Sầm Nưa 30km), diệt và bắt gần 300 quân; 7 giờ 16.4 đuổi kịp bộ phận đi đầu ở Hứa Mường (cách Sầm Nưa 60km), tiêu diệt và làm tan rã 4 đại đội, tiếp tục đuổi địch đến sát Cánh Đồng Chum. Hướng đường 7, ta bao vây tiến công Noọng Hét, buộc địch rút chạy khỏi Bản Ban, Xiêng Khoảng về Cánh Đồng Chum. Hướng Phongxalì - Mường Sài, ta giải phóng Mường Ngòi, Bản Sẻ, Pắc Soòng, Nậm Bạc, uy hiếp Luôngphabăng. 18.5 chiến dịch kết thúc với trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Mường Khoa. Kết quả liên quân Lào - Việt diệt và bắt gần 2.800 địch, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì với diện tích hơn 4.000km2 và hơn 300.000 dân; mở rộng căn cứ kháng chiến của Lào, nối liền với vùng Tày Bắc VN.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:33:02 pm »


        CHIẾN DỊCH THƯỢNG LÀO 29.1- 13.2.1954, chiến dịch tiến công của Đại đoàn 308 và một bộ phận LLVT Pathét Lào trong chiến cục Đông Xuân 1953-54, nhằm phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu (Thượng Lào), mở rộng vụng giải phóng của CM Lào, cô lập quần Pháp ở Điện Biên Phủ, tiêu diệt sinh lực và làm lạc hướng phán đoán của địch, tạo điều kiện cho ta chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954). Phòng tuyến sông Nậm Hu được Pháp xây dựng từ 12.1953 để bảo vệ Thượng Lào và tạo hành lang nối liền tập đoàn cứ điếm Điện Biền Phủ với Luôngphabăng (Lào), gồm một loạt các cứ điểm dọc sông Nậm Hu (từ Pác U lên Mường Ngòi, Mường Khoa), với lực lượng khoảng 20 đại đội (tương đương 6 tiểu đoàn). Thực hiện kế hoạch chiến dịch, chiều 26.1 Đại đoàn 308 rời Điện Biên Phủ tiến sang Thượng Lào, 29.1 tới Sốp Nao. Phát hiện địch rút khỏi Mường Khoa về hướng Mường Sài, Luôngphabăng, ta chia hai cánh truy kích: hướng Mường Khoa - Mường Sài, 31.1 Trung đoàn 102 và 1 đại đội Pathét Lào thuộc Tiểu đoàn 920 phối hợp chặn đánh, diệt gọn một tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác; hướng Nậm Bạc - Luôngphabăng, từ 1 đến 3.2 các trung đoàn 36 và 88 đuổi đánh địch ở Mường Ngòi, Nậm Bạc, Nậm Ngà, sau đó vượt sông Mê Công, áp sát cố đô Luôngphabăng. Pháp phải cấp tốc lập cầu hàng không, tăng cường 8 tiểu đoàn thuộc lực lượng cơ động chiến lược cho Mường Sài, Luôngphabãng. 13.2 Đại đoàn 308 được lệnh kết thúc chiến dịch, bí mật trở về Điện Biên Phủ. Kết quả loại khỏi chiến đấu khoảng 2.000 địch (bắt 354), trong đó diệt gọn một tiểu đoàn lê dương, giải phóng toàn bộ lưu vực sông Nậm Hu khoảng l0.000km2, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

        CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG, chiến dịch được tiến hành nhằm tiêu diệt quân địch phòng ngự, giải phóng (đánh chiếm) khu vực lãnh thổ, thực hiện nhiệm vụ chiến dịch hoặc chiến lược. Có: CDTC cấp binh đoàn, liên binh đoàn (tập đoàn lực lượng); CDTC chiến lược (chiến dịch chiến lược tiến công). CDTC hình thành trong CTTG-I, hoàn thiện trong CTTG-II, khi QĐ được trang bị rộng rãi binh khí kĩ thuật như: pháo binh, tên lửa, xe tăng, máy bay, tàu chiến, vũ khí hủy diệt lớn... Ở VN, CDTC hình thành, phát triển trong KCCP, KCCM và trở thành loại chiến dịch cơ bản, chủ yếu. Ngày nay, trong thế phòng thủ chung của cả nước, thể chiến tranh nhân dân phát triển, CDTC VN trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc có điều kiện kết hợp với khu vực phòng thủ địa phương về thế trận và lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh địch (x. minh họa giữa trang 1168 và 1169).


        CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG TỔNG HỢP KHU 8 nh CHIẾN DỊCH ĐỔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (10.6- 10.9.1972)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:34:12 pm »


        CHIẾN DỊCH TOÀN THẮNG (25.10.1969-25.4.1970), chiến dịch phản công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT CM Lào nhằm khôi phục vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) bị Lực lượng đặc biệt Vàng Pao, QĐ Thái Lan (được không quân Mĩ chi viện) lấn chiếm trong cuộc hành quân Cù Kiệt (8.1969-2.1970). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 sư đoàn bộ binh (316 và 312), 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 866, Trung đoàn pháo binh 16, 5 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 tiểu đoàn công binh, 12 đội đặc công và 1 đại đội xe tăng của quân tình nguyện VN; 10 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng của QGP và lực lượng trung lập yêu nước Lào. Lực lượng địch có 23 tiểu đoàn, 52 đại đội độc lập. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (25.10.1969-10.2.1970), ta tiến công các vị trí phòng thủ vòng ngoài, diệt địch ở Phu Xannọi, Phu Thung, tập kích Then Phum, Keo Hom... chiếm giữ một số bàn đạp quan trọng, đồng thời đưa lực lượng luồn sâu vào phía trong, tạo thế cho đợt 2. Đợt 2 (11-25.2.1970), phá vỡ tuyến phòng thủ nam đường 7, giải phóng Bản Ban, Noọng Pét, diệt dịch ở Phu Nốccốc, Co Luông... tiếp đó thọc sâu vào trung tâm, làm chủ Cánh Đồng Chum (22.2) rồi phát triển tiến công, buộc địch rút chạy khỏi tx Xiêng Khoảng (25.2). ở hướng tây, QGP và lực lượng trung lập yêu nước Lào tiến công Salaphukhun, buộc địch rút khỏi Mường Sủi. Đợt 3 (26.2-25.4.1970), ta đánh chiếm Sảm Thông (18.3), phát triển vào Long Chẹng; địch gấp rút tăng viện cố thủ Long Chẹng và phản kích quyết liệt nhằm chiếm lại sảm Thông (xt đợt tác chiến Sảm Thông - Long Chẹng, 15.3- 25.4.1970). Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 6.500 địch, trong đó diệt 5 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 10 tiểu đoàn, thu nhiều vũ khí và phương tiện QS, giải phóng một khu vực rộng 6.000km2 với 16.000 dân, làm chuyển biến tương quan lực lượng có lợi cho CM Lào. Cg chiến dịch 139.

        CHIẾN DỊCH TỔNG HỢP, chiến dịch do LLVT làm nòng cốt, kết hợp với khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh chính trị của quần chúng. CDTH diễn ra trên địa bàn tương đối rộng ở cả nông thôn và thành thị, thời gian tương đối dài, nhằm đạt mục đích QS và chính trị đề ra (tiêu diệt lực lượng địch, mở rộng địa bàn đứng chán cho bộ đội chủ lực ở vùng địch kiểm soát, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng). CDTH hình thành trong KCCM ở bắc Bình Định (8.5-2.6.1972), ở Khu 8 (10 6-10.9.1972).

        CHIẾN DỊCH TRÀ VINH (26.3-7.5.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 tại các huyện Cầu Ngang, Cầu Cống, Trà Cú, Bắc Trang, Tiểu Cần (t. Trà Vinh) nhằm phá hệ thống tháp canh, đánh bại âm mưu của Pháp dùng người Khơme chống kháng chiến, gây dựng lại cơ sở trong vùng địch tạm chiếm, phối hợp với mật trận chính Sóc Trăng. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 5 tiểu đoàn bộ đội chủ lực khu (307, 308, 309, 310 và 312), 1 trung đội liên quân Miên - Việt và LLVT địa phương. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (26.3- 2.4), ta diệt tháp canh Xà Lơn, vây ép Cầu Cống, hạ 5 tháp canh, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn Âu - Phi đến cứu viện ở Giồng Cổ Chi; tiếp đó diệt và bức hàng các tháp canh No Men, Trà Sót... Đợt 2 (8-15.4), diệt và bức rút 3 tháp canh nhưng tiến công cứ điểm Đôn Châu không thành công. Địch đưa lực lượng Âu-Phi tới giải tỏa bị ta chặn đánh, diệt một số. Đợt 3 (30.4-7.5), diệt và bức hàng, bức rút nhiều lô cốt, tháp canh ở Cầu Kè, Tiểu Cần, đánh viện nhỏ, phá cầu đường, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, địch vận, giải tán tổ chức bảo an của địch trong các phum, sóc... Kết quả ta diệt, bắt, gọi hàng gần 1.000 địch, triệt hạ và bức rút 30 tháp canh, gây ảnh hưởng chính trị tốt trong nhân dân, góp phần làm thất bại chính sách chia rẽ dân tộc của địch.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:35:16 pm »


        CHIẾN DỊCH TRẦN HƯNG ĐẠO (25.12.1950- 18.1.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức, chỉ huy đánh vào phòng tuyến của quân Pháp ở vùng trung du Bắc Bộ, từ đông Việt Trì, Vĩnh Yên, Phúc Yên đến tây Sông Cầu, nhằm phát huy quyền chủ động chiến lược sau thắng lợi chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950), mở rộng vùng căn cứ, phát triển chiến tranh du kích, tiêu diệt sinh lục và phá kế hoạch củng cố vùng tạm chiếm của địch. Lực lượng chiến dịch gồm 2 đại đoàn (308 và 312), 4 liên đội sơn pháo 75mm (Trung đoàn 675), 4 tiểu đoàn địa phương và dân quân du kích; lực lượng phối hợp có hoạt động tác chiến của LLVT vùng duyên hải Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 8 tiểu đoàn và 8 đại đội chiếm đóng, 7 tiểu đoàn và 3 đại đội cơ động, 4 đại đội pháo binh. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (25-29.12.1950), mờ đầu bằng chặn đánh cuộc hành quân Bêcatxin của Pháp vào khu vực tập kết của ta ở Xuân Trạch - Liễn Sơn, buộc địch phải co về tx Vĩnh Yên. Đêm 26 và 27.12, ta vận động bao vây, tiến công diệt 5 cứ điểm kiên cố (Hữu Bằng, Tú Tạo, đồi Cà Phê, Yên Phụ, Thằn Làn), nhưng đánh các cứ điểm Chợ Thá, Chợ Vàng không thành công. Địch tăng cường phòng thủ Vĩnh Yên. Đợt 2 (30.12.1950-18.1.1951), vận dụng phương châm “đánh điểm diệt viện”, ta tiến công diệt cứ điểm Ba Huyên (x. trận Ba Huyên, 14.1.1951), chặn đánh quân ứng cứu ở Thanh Vân - Đạo Tú, truy kích địch tới tx Vĩnh Yên và bao vây thị xã (x. trận Thanh Vân - Đạo Tú, 14.1.1951). Pháp tiếp tục đưa lực lượng cơ động có máy bay, pháo binh yểm trợ, mở cuộc hành quân giải tỏa, đánh chiếm Núi Đanh; ta chặn đánh và giành giật với địch từng điểm cao, nhưng phản kích chiếm lại điểm cao 210 không thành công (x. trận Núi Đanh, 16.1.1951). Kết quả loại khỏi chiến đấu khoảng 5.000 địch, giải phóng vùng bắc Vĩnh Yên và một phần Phúc Yên. CDTHĐ đánh dấu bước trưởng thành của LLVT ta về đánh địch trong công sự vững chắc và đánh ngoài công sự trên địa hình trống trải, nhưng thắng lợi còn hạn chế, chủ yếu do việc chọn hướng mở chiến dịch ở trung du lúc đó chưa thích hợp. Cg chiến dịch Trung Du.


        CHIẾN DỊCH TRÊN BIỂN, chiến dịch do các lực lượng hải quân tiến hành trên biển độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng khác và LLVT địa phương. Theo mục đích và mức độ chủ động, có các chiến dịch tiến công trên biển (chiến dịch tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân địch trên biển hoặc trong căn cứ, chiến dịch đánh phá giao thông trên biển của địch...) và các chiến dịch phòng ngự trên biển (chiến dịch bảo vệ giao thông trên biển, chiến dịch phòng thủ đảo, quần đảo...). Theo thành phần lực lượng các quân chủng tham gia, có chiến dịch độc lập và chiến dịch hiệp đồng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:37:15 pm »


        CHIẾN DỊCH TRỊ THIÊN (30.3-27.6.1972), chiến dịch tiến công của QGPMN VN vào hệ thống phòng ngự vững chắc của QĐ Sài Gòn ở 2 tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên, hướng chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 3 sư đoàn bộ binh (304, 308 và 324), 2 trung đoàn độc lập (48 và 27) và 4 tiểu đoàn bộ binh của Quân khu Tri - Thiên, Đoàn đặc công 126 và 10 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn xe tăng thiết giáp (202 và 203), 7 trung đoàn pháo binh, 3 sư đoàn pháo phòng không (365, 367 và 377) và 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch có: 2 sư đoàn bộ binh (3 và 1), 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147 và 258),'5 thiết đoàn (20, 11 và 17), 17 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ... Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (30.3-9.4), sau khi chuẩn bị hỏa lực với hơn 15.000 quả đạn pháo, ta đồng loạt tiến công các căn cứ địch ở nam, bắc đường 9 (x. trận Động Toàn, 30.3-1.4.1972; trận Đầu Mầu, 31.3.1972), phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, phát triển tiến công vào Đông Hà nhưng bị địch ngăn chặn quyết liệt, phải tạm dừng để củng cố lực lượng. Đợt 2 (26.4-2.5), tiếp tục tiến công tiêu diệt các cụm cứ điểm Đông Hà, Ái Tử, La Vang (x. trận Đông Hà, 27- 28.4.1972; trận Ái Tử, 28.4-1.5.1972), truy kích địch rút chạy, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Đợt 3 (20-27.6), ta phát triển xuống phía nam sông Mĩ Chánh, nhưng địch đã tăng cường lực lượng phòng thủ, đồng thời Mĩ dùng không quân và pháo hạm đánh phá quyết liệt nên ta phải dừng lại, kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 27.000 dịch (bắt 3.388), thu và phá hủy 636 xe tăng, xe bọc thép, 1.870 xe QS, 419 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay, giải phóng tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc h. Hương Điền (t. Thừa Thiên). Thắng lợi của CDTT cùng với các hướng tiến công khác trong cuộc tiến công chiến lược 1972 tạo ra cục diện mới trên chiến trường có lợi cho ta, góp phần buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam và rút quân về nước.

 
        CHIẾN DỊCH TRỊ THIÊN - HUẾ (5-26.3.1975), chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu Trị - Thiên (gồm 3 trung đoàn, 9 tiểu đoàn và 12 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 150 đội vũ trang công tác và du kích địa phương) phối hợp với Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 304) nhằm bao vây, tiêu diệt tập đoàn phòng ngự thuộc Quân đoàn 1 - Quân khu 1 QĐ Sài Gòn ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, trong tổng tiên công và nổi dậy Xuân 1975. Lực lượng địch có: Sư đoàn bộ binh 1, Lữ đoàn dù 2, Liên đoàn biệt động quân 15, 3 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147, 258 và 369), 2 liên đoàn và 21 đại đội bảo an, 3 thiết đoàn (7, 17, 20), 8 tiếu đoàn pháo binh, 319 trung đội dân vệ và 36.000 phòng vệ dân sự...; tổ chức phòng ngự thành các khu vực, lấy đơn vị trung đoàn, lữ đoàn chủ lực làm nòng cốt, tập trung vào ba trọng điểm: Quảng Trị, tây Huế và tây QL 1 từ nam Huế đến đèo Hải Vân. Chiến dịch diễn ra 2 đợt. Đợt 1 (5-20.3) ta tiến hành nghi binh ở bắc Quảng Trị đồng thời sử dụng lực lượng địa phương đánh nhỏ trên các trục giao thông, bao vây uy hiếp địch ở tuyến giáp ranh, kết hợp hoạt động vũ trang tuyên truyền. Từ 8.3 các đơn vị chủ lực đồng loạt tiến công, đánh chiếm các căn cứ, vị trí phòng ngự của địch ở vùng giáp ranh và đồng bằng (chủ yếu hướng đường 12 và đường 14 với các điểm cao 75, 76, 224, 273, 300, 303, cứ điểm Chúc Mao...), đập tan mọi cố gắng phản kích của địch, tạo điều kiện cho LLVT địa phương và nhân dân nổi dậy giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị và một phần bắc Thừa Thiên. Phối hợp với hoạt động ở Trị Thiên, 10-17.3 LLVT và nhân dân Quảng Nam, Quảng Ngãi kết hợp tiến công và nổi dậy, giải phóng các huyện Tiên Phước, Phước Lâm, Sơn Hà, Trà Bồng..., gây sức ép ở nam Đà Nẵng, buộc địch phải rút các lữ đoàn thủy quân lục chiến 258 và 369 về đối phó. Đợt 2 (21-26.3), tiến công tiêu diệt địch ở Núi Bông (x. trận Núi Bông, 21.3.1975), đánh chiếm các điểm cao 294, 520, 560 và núi Kim Sắc; cắt đứt QL 1 đoạn Huế - Đà Nẵng, áp sát sân bay Phú Bài và tp Huế. Trước sức ép của ta, địch tháo chạy khỏi Huế ra cửa Thuận An, Tư Hiền để theo đường biển về Đà Năng. Ta kịp thời triển khai lực lượng chặn đánh địch rút chạy ở khu vực đông nam Huế (x. trận Đông Nam Huế, 23-26.3.1975), đồng thời đẩy mạnh tiến công trên các hướng bắc, nam và tây nam, đến 26.3 giải phóng tp Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. Kết quả diệt, bắt và làm tan rã phần lớn lực lượng QĐ và bộ máy chính quyền địch ở Quảng Trị, Thừa Thiên và tp Huế (khoảng 16.000 quân địch chạy thoát về Đà Nẵng), thu toàn bộ vũ khí, trang bị; góp phần đập tan hệ thống phòng ngự manh nhất của địch ở phía bắc, tạo thời cơ cho LLVT Quân khu 5 cùng với Quân đoàn 2 phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:38:23 pm »


        CHIẾN DỊCH TRUNG DU nh CHIẾN DỊCH HƯNG ĐẠO (25.12.1950-18.1.1951)

        CHIẾN DỊCH TRUNG LÀO (21.12.1953-4.1954), chiến dịch tiến công của QĐND VN và LLVT Pathét Lào vào quân Pháp ở Trung Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai trên một hướng chiến lược quan trọng trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. Lực lượng chiến dịch phía VN có Trung đoàn 66 (Đại đoàn 304), 2 trung đoàn (101 và 18) của Đại đoàn 325 và một số đơn vị quân tình nguyện VN ở Lào; phía Pathét Lào có 1 đại đội, 5 trung đội và LLVT địa phương. Lực lượng địch có 5 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội pháo binh, bố trí thành 3 cụm trên trục đường 8 và đường 12. Mở màn chiến dịch, đêm 21.12 Trung đoàn 101 nổ súng diệt cứ điểm Khăm He, tiếp đó diệt 1 đại đội địch đến ứng cứu rồi phát triển tiến công đánh chiếm vị trí Kha Ma. Địch ở Mụ Giạ và Ba Na Phào rút chạy; Trung đoàn 66 truy kích, tiến công địch ở Pa Cuội. 24.12 liên quân Lào - Việt giải phóng thị trấn Nhonmarạt; ngày 25 giải phóng tx Thà Khẹt (t. Khăm Muộn). Sang đợt 2, từ tháng 1 đến 4.1954 ta liên tiếp tập kích, phục kích địch ở Hin Xìu, Na Kham, Pha Lan, Đồng Hến, Mường Phin... cắt đứt đường 9, tiếp tục vây hãm, giam chân địch ở Trung Lào, chặn đánh các cuộc hành quân giải tỏa của địch. Kết quả loại khỏi chiến đấu 8.500 địch (bắt 500) thu nhiều vũ khí, giải phóng một vùng rộng lớn từ nam, bắc đường 9 đến đông Xayannakhẹt với hàng chục vạn dân, hãm địch vào thế “Đỏng Dương bị cắt làm đôi”, buộc Nava phải tiếp tục phân tán lực lượng cơ động chiến lược, đưa 10 tiểu đoàn lên tổ chức tập đoàn cứ điểm ở Sê Nô (trên đường 9, gần Xavannakhẹt), tạo thuận lợi cho ta trên chiến trường Điện Biên Phủ.

        CHIẾN DỊCH TRƯỜNG CHINH (12.1-3.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn nam Khánh Hoà, do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt sinh lực địch, cắt giao thông trên QL 1 và đường sắt Nha Trang - Sài Gòn, đẩy mạnh chiến tranh du kích, ở vùng sau lưng địch, phối hợp với chiến dịch Võ Nguyên Giáp (10.1-31.3.1950) ở bắc Quảng Nam. Lực lượng gồm 3 tiểu đoàn thuộc Liên trung đoàn 80- 83 bộ đội chủ lực Liên khu, 2 đại đội độc lập và dân quân du kích Phú Yên, Khánh Hòa đánh 21 trận trong đó có hai trận lớn diệt đồn Phú Cốc và đánh giao thông ở Ninh Mã, bốn lần đột nhập vào Nha Trang. Kết quả diệt và bắt hơn 150 địch, phá hủy 15 xe QS, làm tan rã tổ chức ngụy quyền ở một số thôn, xã, mở rộng cơ sở CM ở đồng bằng hai huyện Vĩnh Xương, Diên Khánh, nhưng chiến dịch chưa đạt mục tiêu đề ra do bị lộ, quân Pháp đã kịp tăng cường phòng thủ và dùng máy bay đánh phá gây cho ta nhiều thiệt hại.

        CHIẾN DỊCH TUYNIDI (17.3-13.5.1943), chiến dịch tiến công của quân Đồng minh (Anh, Mĩ, Pháp) diệt cụm quân Đức - Ý còn trụ lại sau chiến dịch Bắc Phi (10-11.1942), nhằm đẩy phe trục khỏi Bắc Phi trong CTTG-II. Cụm các tập đoàn quân 18 của Đồng minh có 18 sư đoàn và 2 lữ đoàn, chiếm ưu thế áp đảo về không quân và hải quân. Cụm tập đoàn quân Châu Phi gồm Tập đoàn quân xe tăng 5 Đức và Tập đoàn quân 1 Ý (17 sư đoản và 2 lữ đoàn) đã bị thiệt hại nặng trong các trận đánh trước đây, rút về phòng ngự trên tuyến Maret đã chuẩn bị sẵn. 17.3 quân Đồng minh bắt đầu tiến công, 7.5 chiếm thủ đô Tuynidi và cảng Bidecta. Quân Đức - Ý bỏ chạy tới khu vực Mũi Bon, bị bao vây kín đường biển. 13.5 xin đầu hàng. Quân Đồng minh chiếm được Tuynidi, làm chủ bờ biển Bắc Phi dã bảo đảm an toàn giao thông đường biển ở Địa Trung Hải, tạo thuận lợi cho việc đổ bộ lên đảo Xixin và đất liền của Ý. Cụm tập đoàn quân Châu Phi bị xóa sổ, mất trên 300.000 người (240.000 bị bắt làm tù binh). Quân Đổng minh tích luỹ được kinh nghiệm tiến công vào tuyến phòng ngự có chuẩn bị sẵn của đối phương.

        CHIẾN DỊCH UPHA (25.5-19.6.1919), chiến dịch tiến công thứ ba trong quá trình phản công của Phương diện quân Đông, do Tập đoàn quân Turkêxtan thuộc Cụm quân Nam QĐ Xô viết tiến hành, nhằm giải phóng khu vực Upha, tiêu diệt Tập đoàn quân Tây thuộc lực lượng Cônsac của QĐ Bạch vệ, trong nội chiến và chống can thiệp ở Nga (1918-20). Chiến dịch diễn ra trên chính diện 135km, sâu 120-150km. Từ 25.5 đến 4.6 Tập đoàn quân Turkêxtan (29,8 nghìn quân, 119 khẩu pháo, 418 súng máy) đã tiến công và truy kích thắng lợi lực lượng chủ yếu của Tập đoàn quân Tây (27,2 nghìn quân, 124 khẩu pháo, 417 súng máy); tiếp đó chuyển hướng đột kích từ sườn phải sang sườn trái, đập tan các cuộc phản kích của QĐ Bạch vệ, giải phóng tp Upha (9.6), chia cắt tuyến đường sắt Upha - Treliabinxcơ ở Uracôvô (đông Upha 18km). 14-19.6 lực lượng đột kích của Tập đoàn quân Turkéxtan được sự chi viện của Giang đoàn Vônga vượt Sông Trắng, giải phóng toàn bộ khu công nghiệp Upha. CDU kết thúc thắng lợi. tạo điều kiện cho QĐ Xô viết phát triển tiến công giải phóng miền Nam Uran.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM