Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:35:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15338 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:08:06 pm »


        CHIẾN DỊCH NÔNG SƠN - THƯỢNG ĐỨC (17.7- 25.8.1974), chiến dịch tiến công của QGPMN VN trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng QĐ Sài Gòn, giải phóng khu vực Thượng Đức, tạo thế và lực có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ 1975. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 sư đoàn bộ binh (304 và 2), Trung đoàn thiết giáp 574, Trung đoàn pháo phòng không 573, Trung đoàn công binh 270, một bộ phận của Trung đoàn pháo binh 572 và 9 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Lực lượng địch ở Quảng Đà có: Trung đoàn bộ binh 56 (Sư đoàn 3), 2 tiểu đoàn biệt động quân (79 và 21), 10 tiểu đoàn và 16 đại đội bảo an, 4 đại đội cảnh sát, 1 chi đoàn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo binh và 3 không đoàn mấy bay chiến thuật; ở Quảng Nam có Trung đoàn bộ binh 57 (Sư đoàn 3) và 2 trung đoàn bộ binh (2 và 5) thuộc Sư đoàn 2, 2 tiểu đoàn biệt động quân (77 và 78), 10 tiểu đoàn và 1 đại đội bảo an, 137 trung đội dân vệ, 4 đại đội cảnh sát, 3 tiểu đoàn pháo binh, 3 chi đoàn thiết giáp và 1 không đoàn máy bay chiến thuật. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (17-23.7), ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước, tập kích hỏa lực vào sân bay Đà Nẵng và nhiều căn cứ địch, diệt và bức rút hàng chục đồn, bốt, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng nhiều vùng đất. Đợt 2 (24.7-7.Cool, phục kích đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 2 của địch hành quân giải toả ở Dương Côi, Khương Quế, Bến Dầu...; tiến công, giải phóng chi khu quận lị Thượng Đức (x. trận Thượng Đức, 28.7-7.8.1974). Đợt 3 (8-25.Cool, phát triển tiến công ra vùng kế cận Thượng Đức, đánh dịch phản kích ở nam An Hoà, Quế Sơn... Kết quả loại khỏi chiến đấu 10.000 địch (bắt 2.338), thu 2.106 súng (có 4 pháo 105mm), 24 xe QS; giải phóng khu vực Nông Sơn - Trung Phước, Thượng Đức và vùng tây nam Quế Sơn, tây bắc Tam Kì với 117.000 dân. Thắng lợi của CDNS-TĐ tạo thế uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng tây nam, tạo thuận lợi để xây dựng và chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở địa bàn Quân khu 5.

        CHIẾN DỊCH OANH TẠC ANH (8.1940-5.1941), chiến dịch tiến công của không quân phát xít Đức vào nước Anh nhằm giành quyền làm chủ trên không để chuẩn bị đổ bộ lên đất Anh theo kế hoạch “Sư tử biển " buộc Anh rút khỏi chiến tranh, tạo thuận lợi xâm lược LX trong CTTG-II. Sau khi đánh bại Pháp (6.1940) ngày 1.8.1940 Hitle kí lệnh số 17 khởi chiến đánh Anh bằng đường không và đường biển, sử dụng 3 tập đoàn không quân (các tập đoàn không quân 2 và 3 với 2.400 máy bay chiến đấu ở căn cứ bắc Pháp; Tập đoàn không quân 5 ở căn cứ Hà Lan, Na Uy). Hệ thống phòng không Anh lúc ấy có gần 700 máy bay tiêm kích, 2.000 pháo và 1.500 khinh khí cầu phòng không. CDOTA gồm ba giai đoạn: giai đoạn 1 (12.8-6.9), đánh các sân bay với cường độ cao (1.000-1.800 lần xuất kích trong ngày). Giai đoạn 2 (7.9- 13.11), bắn phá thủ đô Anh, làm suy sụp tinh thần nhân dân. Giai đoạn 3 (11.1940-5.1941), oanh tạc các thành phố công nghiệp. Hoạt động trong giai đoạn 2 và 3 còn nhằm ngụy trang việc chuẩn bị đánh LX; đã giảm dần lẩn xuất kích, đến 5.1941 thì ngừng hẳn. Trong chiến dịch, không quân phát xít Đức đã xuất kích 46.000 lần. ném 60.000t bom. Anh bị mất 915 máy bay, thương vong trên 86.000 người (40.000 bị chết), nhiều thành phố bị phá hủy. Đức bị mất 1.500 máy bay, không đạt được mục đích chiến dịch.

        CHIẾN DỊCH ÔKINAOA (25.3-21.6.1945), chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất ở Thái Bình Dương do Mĩ tiến hành nhằm đánh chiếm đảo Ôkinaoa (cửa ngõ đi vào nước Nhật) trong CTTG-II. Quân Mĩ có khoảng 550.000 người, trên 1.500 tàu chiến các loại, gần 2.500 máy bay. Quân Nhật phòng thủ trên đảo có 77.000 người, một đội phóng lôi và gần 700 xuồng quyết tử. Bắt đầu từ 25.3 bằng những cuộc tập kích hỏa lực của không quân và pháo hạm, liên tục chế áp không quân Nhật tại Ôkinaoa và những đảo kế cận. Sau khi chiếm được các đảo Kêrama tiếp giáp với Ôkinaoa, 1.4 quân Mĩ trực tiếp đổ bộ lên bờ biển phía tây đảo, nơi phòng ngự yếu nhất của quân Nhật; đến cuối ngày, đã đổ bộ được 50.000 quân và 200 xe tăng lội nước. 5.4 quân Mĩ tiếp tục tiến công sang bờ biển phía đông, chia cắt quân Nhật bảo vệ đảo thành hai bộ phận cô lập với nhau; đến 21.6 hoàn toàn kiểm soát đảo Ôkinaoa. Trong CDÔ xe tăng lội nước được sử dụng rộng rãi, hỗ trợ có hiệu quả cho bộ binh trong việc đánh chiếm và giữ các căn cứ bàn đạp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:09:25 pm »


        CHIẾN DỊCH PHAN ĐÌNH PHÙNG (15.6-24.10.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Bình - Trị - Thiên trên địa bàn Quảng Bình - Quảng Trị, nhằm đánh phủ đầu, ghìm chân và tiêu diệt lực lượng cơ động của Pháp vừa dược tổ chức ở Bình - Trị - Thiên, phối hợp với chiến trường Bắc Bộ; nâng cao trình độ tác chiến tập trung của ta. Lực lượng tham gia có 2 trung đoàn bộ binh (18 và 95) cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch, ngoài quân chiếm đóng ở hơn 200 cứ điểm, lô cốt và tháp canh, có 2 tiểu đoàn Âu - Phi cơ động. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (15-30.6), vây đồn Sen Hạ, Ba Định, phục kích đánh địch từ Đồng Hới lên ứng cứu ở Sen Đông - Phú Thiết; đánh đoàn xe chở quân từ Đồng Hới vào Đông Hà ở Chấp Lễ - Hạ Cờ, diệt hơn 300 địch, phá hủy 40 xe. Đợt 2 (1.7-24.10), ta hoạt động liên tục với quy mô vừa và nhỏ, tập kích các đồn bốt, công sở ở Đồng Hới, Đông Hà, tx Quảng Trị,... nhưng tiến công đồn Sen Hạ không thành công; 24.10 phục kích diệt đoàn xe lửa bọc thép trên đoạn Như Sơn - Bến Đá. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 800 địch (phần lớn là Âu - Phi), phá hủy 1 đầu máy xe lừa và 10 toa xe, 40 xe QS. bắn rơi 1 máy bay, thu nhiều vũ khí. bước đầu đánh bại chiến thuật “khối ứng chiến lớn” của quân Pháp ở chiến trường Bình - Trị - Thiên.

        CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG, chiến dịch được tiến hành nhằm tiêu diệt và đánh bại quân địch đang tiến công, bảo vệ hoặc khôi phục mục tiêu, địa bàn trọng yếu, giành chủ động chiến lược, chiến dịch. CDPC có thể tiến hành trong quá trình chiến dịch phòng ngự hoặc kế tiếp thắng lợi của chiến dịch đó. CDPC thường được mở khi quân địch tiến công đã bị tổn thất nặng, bị chặn lại nhưng chưa kịp chuyển vào phòng ngự, lực lượng dự bị chiến dịch của chúng cơ bản đã đưa vào sử dụng; ta có thế trận để tiến hành phản công.

        CHIẾN DỊCH PHILIPPIN 8.12.1941-7.5.1942, chiến dịch đổ bộ đường biển của quân Nhật ở Thái Bình Dương trong CTTG-II nhằm đánh tan quân Mĩ - Philippin (130.000 quân, 45 tàu chiến các loại, trên 270 máy bay), chiếm các đảo của Philippin (thuộc địa giàu tài nguyên của Mĩ). Lực lượng Nhật gồm Tập đoàn quân 14 (khoảng 100.000 quân, 200 xe tăng và Hạm đội 3 với 43 tàu chiến các loại, trong đó có 1 tàu sân bay, trên 500 máy bay). Sau khi tập kích bất ngờ bằng không quân vào các sân bay và căn cứ hải quân, đêm 10.12 Nhật cho quân đổ bộ lên các đảo Ludông. Mindanao và Hôlô. 2.1.1942 Nhật chiếm được Manila (thủ đô Philippin trên đảo Ludông). Quân Mĩ - Philippin trên đảo Ludông (79.500 quân) chống cự không nổi, rút về bán đảo Bataan và 9.4 phải chịu đầu hàng. Đến 7.5 Nhật chiếm hết các đảo của Philippin. CDP đã cải thiện một bước quan trọng thế chiến lược của Nhật trong thời kì đầu của CTTG-II ở Thái Bình Dương.

        CHIẾN DỊCH PHILIPPIN 20.10.1944-5.7.1945, chiến dịch đổ bộ đường biển của quân Mĩ ở Thái Bình Dương trong CTTG-II nhằm phản công đánh bại quân Nhật và giải phóng Philippin. Cụm các tập đoàn quân 14 của Nhật phòng thủ tại vùng này có 450.000 quân, 980 máy bay và một hạm đội gồm 86 tàu chiến các loại, tổ chức phòng ngự chủ yếu ở đảo Ludông (250.000 quân) và đảo Lâytơ (20.000 quân) với 516 máy bay. Mĩ sử dụng Tập đoàn quân 6 (240.000 quân) và hai hạm đội 3 và 7 với 245 tàu chiến các loại, trong đó có 35 tàu sân bay, 29 tàu ngầm, khoảng 2.500 máy bay của lực lượng không quân Viễn Đông. 20.10, quân Mĩ đổ bộ lên đảo Lâytơ, nhiều trận hải chiến lớn diễn ra ở các vùng biển kế cận để cô lập đảo. Sự kháng cự của quân Nhật yếu dần. Sau khi chiếm đảo Lâytơ, 9.1.1945 Mĩ đổ bộ lên đảo Ludông, 2.1945 lên đảo Mindanao, Palayan và nhiều đảo khác ở nam Philippin. 3.2 quân Mĩ tiến đến ngoại vi Manila và bị chặn lại ở đó hàng tháng. Các hoạt động chiến đấu tại Philippin cơ bản chấm dứt vào 5.7. Sau CDP giao thông trên biển của Nhật với các vùng biển phía nam bị cắt đứt.

        CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG, chiến dịch do các binh đoàn (liên binh đoàn) phòng không hiệp đồng với không quân, các lực lượng phòng không và các LLVT khác tiến hành nhàm đánh bại chiến dịch đường không (tập kích đường không) của địch, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước và hoàn thành những nhiệm vụ khác. Có CDPK bảo vệ yếu địa lớn và CDPK bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược. Đặc điểm của CDPK là kiên quyết đạt mục đích, quy mở không gian rộng, tốc độ chiến đấu nhanh, cơ động chiến dịch lớn, chỉ huy các lực lượng phức tạp, tiêu hao vật chất lớn. hiệp đồng chật chẽ giữa các lực lượng trong thế trận phòng không... CDPK còn được các LLVT khác phối hợp, đánh vào các căn cứ sân bay địch trên mặt đất và trên biển. Trên thể giới CDPK xuất hiện ở Anh (8.1940-5.1941) chống tập kích quy mô lớn của không quân Đức; trong phòng thủ Maxcơva (1941-42) và Lêningrat (1941-44) chống không quân Đức. ở VN, các yếu tố của CDPK xuất hiện từ 10.1967 trong phòng không bảo vệ Hà Nội. CDPK đã giữ vai trò quyết định đánh bại cuộc tập kích đường không 12 ngày đém của Mĩ (12.1972) (x. chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, 18 29.12.1972).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:11:50 pm »

   
        CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG HÀ NỘI - HẢI PHÒNG (18-29.12.1972), chiến dịch của các lực lượng phòng không và không quân VN đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác (x. chiến dịch Lainơbéchcơ II. 18- 29.12.1972). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 4 trung đoàn không quân tiêm kích, 16 trung đoàn và 22 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 trung đoàn rađa. 346 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Chiến dịch gồm hai đợt. Đợt 1 (18-24.12), đêm 18 rạng 19.12 Mĩ sử dụng 129 lần chiếc B-52 và trên 160 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Với lực lượng, thế trận được chuẩn bị trước và sẵn sàng chiến đấu cao, ta tổ chức đánh trả, bắn rơi 8 máy bay (có 3 B-52, 1 F-111); các ngày sau bắn rơi 45 chiếc (15 B-52. 4 F-111, có 1 F-111 do tự vệ Hà Nội bắn rơi); riêng đêm 20 rạng 21.12 bắn rơi 7 B-52, 7 máy bay chiến thuật. Bị tổn thất nặng và không đạt kết quả mong muốn, Mĩ tạm ngừng đánh phá. Đợt 2 (26-29.12), đêm 26-27.12 Mĩdùng 116 lần chiếc B-52 đánh các khu đông dân ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Ta bắn rơi 18 máy bay (8 B-52); những ngày sau, bắn rơi 10 chiếc (8 B-52, có 2 chiếc do không quân bắn rơi). Sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta bắn rơi 81 máy bay (34 B-52 và 5 F-111), bắt sống nhiều phi công, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mĩ, buộc Nichxơn phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và nối lại cuộc đàm phán ở Pari. Cùng với cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân và dân miền Nam, CDPKHN-HP là đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mĩ về nước. Cg chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
  

        CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ, chiến dịch đánh trả quân địch tiến công có lực lượng ưu thế nhằm giữ vững các khu vực mục tiêu trọng yếu làm thiệt hại nặng lực lượng tiến công và đánh bại tiến công của địch; tạo thế, tạo thời cơ, điều kiện chuyển sang phản công hoặc tiến công. Có CDPN cấp chiến lược (chiến dịch quân đoàn) và CDPN quy mô nhỏ và vừa (do các liên binh đoàn kết hợp với LLVT địa phương đảm nhiệm) (x. minh họa giữa trang 1168 và 1169).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:14:31 pm »


        CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM -  XIÊNG KHOẢNG (21.5-15.11.1972), chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và QĐ Thái Lan, bảo vệ vùng giải phóng Cánh Đổng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thể chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp với cuộc tiến công 1972 ở chiến trường Trị - Thiên và bắc Tây Nguyên. Địa bàn phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pét - tx Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: khu trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pét) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và tx Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Lực lượng tham gia phòng ngự gồm: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335 và 88), 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo và súng máy phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh của quân tình nguyện VN; 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương của QGP nhân dân Lào. Lực lượng địch thuộc Quân khu 2, gồm 76 tiểu đoàn bộ binh (Thái Lan có 18 tiểu đoàn tổ chức thành các GM), 3 tiểu đoàn pháo binh; bố trí theo 4 khu vực quanh Cánh Đồng Chum, được không quân Mĩ chi viện. Chiến dịch diễn ra bốn đợt. Đợt 1 (21.5-10.Cool, địch dùng không quân đánh phá ác liệt các điểm cao trọng yếu và trục đường giao thông, từ 25.5 mở 3 hướng tiến công vào khu trung gian, 27.5 chiếm được một số điểm tựa phía tây các điểm cao 1800, 2063, Thẩm Lửng. Ta phản kích thắng lợi ở Phu Phaxay, đẩy lui cánh quân hướng đông nam về Tôm Tiếng (6.6), khôi phục lại trận địa ở điểm cao 1800, đánh tan 6 tiểu đoàn (có 2 tiểu đoàn Thái Lan) ở Hin Đãm, Thẩm Lửng (3.7), đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ở Mường Sủi, đồng thời dùng đặc công, pháo binh tập kích địch ở Long Chẹng. Đợt 2 (11.8-10.9), địch chuyển hướng tiến công vào Cánh Đồng Chum, sử dụng 4 GM đánh đường bộ theo 3 hướng (đông nam, tây và đông bắc), kết hợp với 2 GM đổ bộ đường không xuống Phu Keng đánh hướng tây bắc. Ta kịp thời ngăn chặn, đẩy lui địch ở Phu Luông, Phu Hủasang, Phu Thông, đồi 5 mỏm, điểm cao 1294, Bản Lao, Phu Học, đồng thời tập trung lực lượng thực hiện thắng lợi trận phản đột kích then chốt ở Phu Keng diệt và bắt hơn 700 địch (30.8-3.9), giữ vững trận địa. Đợt 3 (11-30.9), địch tăng cường lực lượng (6 GM và 3 tiểu đoàn) chuyển đánh hướng tây là chính, đồng thời tung biệt kích xuống Talinoi quấy rối hậu phương ta, nhưng không đạt kết quả. Đợt 4 (1.10-15.11), địch huy động 4 GM và 2 tiểu đoàn dồn sức tiến công nhằm chiếm một phần phía nam Cánh Đồng Chum để gây áp lực cho đàm phán chính trị (15.10). Ta tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn, phản kích bẻ gẫy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt phần lớn cụm quân địch từ nam Bản Quay đến bắc Khang Kho (26.10), sau đó tiếp tục tiến công, truy quét địch khỏi nam Cánh Đồng Chum, buộc địch phải co về giữ Long Chẹng. Kết quả với 244 trận đánh, loại khỏi chiến đấu hơn 5.600 địch (bắt 179), thu hơn 800 súng (có 4 pháo 105mm và 4 cối 106,7mm), bắn rơi 38 máy bay. Là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của QĐNDVN và QGP nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả; góp phần đúc kết kinh nghiệm, làm phong phú lí luận vé nghệ thuật chiến dịch VN trong KCCM.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:15:43 pm »


        CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ QUẢNG TRỊ (28.6.1972- 31.1.1973), chiến dịch phòng ngự của QGPMN VN tại tx Quảng Trị và vùng ven, đánh trả cuộc phản công của QĐ Sài Gòn được không quân và hải quân Mĩ yểm trợ, bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, phục vụ yêu cầu của đấu tranh chính trị - ngoại giao tại hội nghị Pari (1968-73). Lực lượng địch gồm 3 sư đoàn (dù, bộ binh, thủy quân lục chiến), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn và 1 thiết đoàn thiết giáp, 1 sư đoàn không quân, 4 tiểu đoàn pháo binh và lực lượng Vùng 1 hải quân QĐ Sài Gòn cùng hàng trăm lượt máy bay B-52/ngày và hàng trăm khẩu pháo trên các chiến hạm của Mĩ đánh phá liên tục. Lực lượng ta gồm 5 sư đoàn bộ binh (304, 308, 312, 320B và 325) và 1 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn tăng thiết giáp, 3 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng không, 1 trung đoàn tên lửa phòng không, 2 trung đoàn công binh và 5 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 28.6-16.9.1972): QĐ Sài Gòn dùng 2 sư đoàn tổng dự bị chiến lược (dù, thủy quân lục chiến) và lực lượng lớn pháo binh, xe tăng, thiết giáp, dưới sự yểm trợ hỏa lực của không quân, hải quân Mĩ, từ 2 hướng tiến công thị xã và thành cổ Quảng Trị; bộ đội ta kiên cường bám trụ, giữ vững thành cổ suốt 81 ngày đêm, 16.9 rút ra bắc sông Thạch Hãn. Đợt 2 (17.9.1972-25.1.1973): địch liên tiếp mở các cuộc tiến công về hướng Đông Hà - Ái Tử hòng chiếm lại các vị trí đã mất; ta tổ chức phòng ngự khu vực, chặn đứng các cuộc tiến công của địch ở nam, bắc sông Thạch Hãn. Đợt 3 (26- 31.1.1973): địch thực hiện kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” trước khi hiệp định Pari 1973 vềViệt Nam có hiệu lực, bí mật bất ngờ đánh chiếm Cửa Việt; ta tập trung lực lượng tiến hành phản đột kích tiêu diệt hoàn toàn quân địch lấn chiếm (x. trận Cửa Việt, 31.1.1973), kết thúc chiến dịch. Trong CDPNQT. lúc đầu ta chuyển vào phòng ngự trong thế bị động, lúng túng, nên có khó khàn, tổn thất; sau đó củng cố được thế trận, từng bước đẩy lùi các mũi tiến công của địch, giành thắng lợi. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 29.000 địch (bất 226), diệt 1 lữ đoàn và 12 đại đội; phá hủy 345 xe tăng, thiết giáp (thu 13 xe), 273 khẩu pháo, bắn rơi 169 máy bay, bắn chìm 9 tàu chiến, thu gần 1.000 súng các loại, giữ vững khu vực giải phóng phía bắc sông Thạch Hãn. Cg đợt tác chiến phòng ngự Quảng Trị.

        CHIẾN DỊCH PHƯỚC BÌNH - BÙ ĐỐP (3.11-10.12.1969), chiến dịch tiến công do BTL Miền tổ chức, chỉ huy tại khu vực Phước Bình - Bù Đốp - Bổ Túc - Lộc Ninh thuộc các tỉnh Bình Long, Phước Long (nay là t. Bình Phước) nhằm tiêu hao sinh lực, phá kế hoạch bình định của địch, bảo vệ tuyến hành lang chiến lược và kho tàng của ta ở biên giới, khôi phục và phát triển phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: Sư đoàn bộ binh 7, Tiểu đoàn đặc công 28, Tiểu đoàn công binh 64 và 1 trung đoàn pháo binh Miền. Lực lượng QĐ Sài Gòn có: 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn biệt kích, 12 đại đội bảo an và dân vệ; quân Mĩ có: 2 trung đoàn bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn của Sư đoàn kị binh không vận 1, Trung đoàn thiết giáp 11 và 3 đại đội thiết giáp, được hỏa lực không quân, pháo binh (24 khẩu pháo các loại) chi viện mạnh. Thực hiện phương châm chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các lực lượng, tác chiến liên tục rộng khắp, đánh địch vận động dã ngoại là chủ yếu, trong CDPB-BĐ ta đã tiến hành 242 trận đánh (trong đó có 18 trận tập kích, 15 trận phục kích và các trận đánh độc lập của các binh chủng), loại khỏi chiến đấu hơn 1.000 địch, bắn cháy hơn 100 máy bay trực thăng, hơn 100 xe QS (có 96 xe tăng, xe thiết giáp) phá hủy 14 kho, thu và phá hủy 67 súng, pháo các loại. Thắng lợi của CDPB-BĐ, góp phần đánh bại chiến lược phòng ngự và âm mưu bình định, lấn chiếm của địch, tạo điều kiện thúc đẩy thế tiến công của ta trên chiến trường.

        CHIẾN DỊCH PHƯƠNG DIỆN QUÂN (ngoại), chiến dịch do bộ đội của phương diện quân tiến hành với sự tham gia của các quân chủng khác nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến dịch hoặc chiến lược; là một bộ phận của chiến dịch chiến lược hoặc được tiến hành độc lập. CDPDQ được QĐ Nga tiến hành lần đầu tiên trong các cuộc chiến tranh vào đầu tk 20. Sau đó lí luận và thực tiễn tổ chức và thực hành CDPDQ được tiếp tục nghiên cứu phát triển, đặc biệt là trong chiến tranh giữ nước của LX (1941-45) nhất là trong điều kiện hiện đại. Có CDPDQ tiến công và CDPDQ phòng ngự. CDPDQ tiến công bao gồm: các chiến dịch tiến công đầu tiên và tiếp theo (có thể có chiến dịch phòng ngự) của các tập đoàn quân (quân đoàn) thể đội 1, chiến dịch tiến công của tập đoàn quân (quân đoàn) thê đội 2; hoạt động tác chiến của bộ đội tên lửa và pháo binh, của không quân, bộ đội phòng không, của bộ đội chuyên môn và của lực lượng dự bị phương diện quân; ngoài ra còn có thể có các chiến dịch đổ bộ đường không và chiến dịch đổ bộ đường biển. Trong thời kì đầu chiến tranh, có thể nhằm phá cuộc tiến công xâm lược của đối phương (trong thời kì chuẩn bị hoặc đã bắt đầu), bảo đảm cho tập đoàn lực lượng chiến lược triển khai và bước vào tác chiến được thuận lợi. CDPDQ phòng ngự bao gồm: các chiến dịch phòng ngự của tập đoàn quân (quân đoàn) thê đội 1 và thê đội 2; phản đột kích của phương diện quân: hoạt động tác chiến của bộ đội tên lửa và pháo binh, không quân, bộ đội phòng không, bộ đội chuyên môn và lực lượng dự bị của phương diện quân; trên hướng biển, còn có các cuộc đánh trả quân đổ bộ đường biển trong hiệp đồng với hải quân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:16:45 pm »


        CHIẾN DỊCH PLÂY ME (19.10-26.11.1965), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên ở khu vực Đức Cơ - Bàu Cạn - Plây Me (t. Gia Lai), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lòng tin đánh Mĩ và thắng Mĩ trên chiến trường. Lực lượng ta có 3 trung đoàn bộ binh (320, 33 và 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh. 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm và LLVT địa phương. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có Sư đoàn kị binh không vận 1 của Mĩ; 1 chiến đoàn dù, 1 chiến đoàn thiết giáp QĐ Sài Gòn. Thực hiện chủ trương “đánh điểm diệt viện”, đêm 19.10 ta diệt đồn Chư Ho, vây ép đồn Plây Me; 23.10 phục kích diệt Chiến đoàn thiết giáp 3 QĐ Sài Gòn đến ứng cứu trên đường 21, buộc Sư đoàn kị binh không vận 1 Mĩ phải đưa 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 vào tham chiến (24.10). Ta tiếp tục chặn đánh QĐ Sài Gòn
giải tỏa, đồng thời điều chỉnh đội hình sẵn sàng đánh quân Mĩ phản kích. Trong các ngày 31.10-9.11 địch liên tiếp tiến hành các hoạt động thăm dò, tập kích vào hậu phương chiến dịch và một số khu vực trận địa ta, nhưng đều bị ta kịp thời chặn đánh, đẩy lui. Mĩ đưa Lữ đoàn kị binh không vận 3 vào chiến đấu, từ 14.11 dùng chiến thuật “nhảy cóc” đổ quân xuống khu vực núi Chư Pông định bất ngờ đánh vào sau lưng đội hình ta. Dựa vào trận địa đã chuẩn bị sẵn, ta chặn đánh quyết liệt, dồn quân Mĩ về thung lũng la Đrăng, tiến công tiêu diệt gần hết 1 tiểu đoàn, hoàn thành thắng lợi trận then chốt chiến dịch (x. trận la Đrăng, 17.11.1965). Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 3.000 địch, phá hủy 89 xe QS (có 42 xe tăng và xe bọc thép), bắn rơi 59 máy bay. Là chiến dịch đánh Mĩ đầu tiên ở Tây Nguyên trong KCCM, khẳng định ta có khả năng mở chiến dịch tiến công tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mĩ bằng tác chiến vận động ở chiến trường rừng núi, góp phần làm thất bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.


        CHIẾN DỊCH PRAHA (6-11.5.1945), chiến dịch tiến công của QĐ LX (ba phương diện quân Ucraina 1, 2 và 3) phối hợp với các tập đoàn quân 1 và 4 Rumani, Tập đoàn quân 2 Ba Lan và Tập đoàn quân 1 Tiệp Khắc (tổng số trên 2.000.000 quân, 30.500 pháo và súng cối, gần 2.000 xe tăng, trên 3.000 máy bay), nhằm hợp vây, tiêu diệt cụm quân phát xít Đức trên lãnh thổ Tiệp Khắc (hơn 900.000 quân, 9.700 pháo và súng cối, 1.900 xe tăng và 1.000 máy bay), chi viện cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tiệp Khắc, giải phóng thủ đô  Praha. Trong quá trình chiến dịch đã hợp vây được cụm quân Đức, bắt làm tù binh khoảng 860.000 người, giải phóng Praha 9.5. CDP là chiến dịch cuối cùng của các LLVT LX trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45), diễn ra trong điều kiện phức tạp: phải điều động quân từ Beclin tới vùng Đret xa 100-200km và tiến hành hợp vây chủ lực địch ở địa hình rừng núi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:17:56 pm »


        CHIẾN DỊCH QUANG TRUNG (28.5-20.6.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào phòng tuyến Sông Đáy của quân Pháp từ nam Phủ Lí (Hà Nam) đến Yên Mô (Ninh Bình), nhằm diệt sinh lực địch, phá khối ngụy quân, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tranh thủ nhân dân (vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa). Lực lượng ta gồm: 3 đại đoàn (308, 304 và 320), 5 đại đội sơn pháo, 1 trung đoàn công binh và các LLVT địa phương, do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy. Lực lượng địch có: 4 tiểu đoàn và 27 đại đội chiếm đóng, 4 tiểu đoàn và 5 đại đội cơ động ứng chiến. Phối hợp với chiến dịch, có hoạt động tác chiến của các LLVT ở tả ngạn Sông Hồng (Hưng Yên, Thái Bình). Chiến dịch chia thành hai đợt. Đợt 1 (28-31.5), trên hướng Ninh Bình (hướng chính) ta tiến công vào thị xã, diệt địch ở nhà thờ Đại Phong, các cứ điểm Non Nước, Gối Hạc; diệt 6 cứ điểm nhỏ ở khu vực Yên Mô - Yên Khánh, đánh địch ở Chùa Hữu, Yên Thịnh rút chạy; hướng nam Hà Đông, ta diệt 3 cứ điểm, đánh viện trên đoạn Đoan Vĩ - Mai Cầu - Kinh Đông. Tuy nhiên trong đợt 1, ta đánh một số cứ điểm không thành công (Lan Khê, Chùa Cao, Kì Cầu). Pháp đưa lực lượng từ Nam Định sang phản kích và tăng cường phòng thủ các trọng điểm: tx Ninh Bình, Phú Lí, Hoàng Đan. Đợt 2 (1-20.6), ta tiến công cứ điểm Chùa Cao (lần 2) không thành công (x. trận Chùa Cao, 4-6.6.1951)\ đánh các cứ điểm Cầu Bút, Ngọc Cám không diệt gọn; bức hàng vị trí Núi Sậu và đánh viện trên đoạn Ninh Bình - Yên Phú. Pháp tiếp tục tăng viện cho các trọng điểm, dùng hỏa lực pháo binh, không quân tiêu hao lực lượng ta và càn quét một số nơi. Từ 8.6 ta chủ trương mỗi đại đoàn để lại 1 trung đoàn cùng LLVT địa phương chống địch càn quét, củng cố cơ sở, giúp dân thu hoạch mùa màng. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 4.000 địch, tiêu diệt và bức rút 23 vị trí, góp phần thúc đẩy chiến tranh du kích vùng đồng bằng Bắc Bộ. CDQT không đạt yêu cầu đề ra, hiệu suất chiến đấu thấp, mức thương vong cao, chủ yếu là do chọn hướng mờ chiến dịch chưa phù hợp, chuẩn bị chiến dịch thiếu chu đáo, chưa nắm vững phương châm tác chiến (nặng về đánh điểm, chưa chú trọng đánh viện). Cg chiến dịch Hà Nam Ninh.


        CHIẾN DỊCH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (24.1 31 3.1949), chiến dịch tiến công quân Pháp ở bắc Quảng Nam - Đà Nẵng do bộ chỉ huy Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, đánh giao thông làm tê liệt đoạn đường Đà Nẵng - Huế, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng địch hậu. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn bộ binh 108 và 2 tiểu đoàn (19 và 79) bộ đội chủ lực Liên khu; 2 đại đội độc lập và dân quân, du kích địa phương. Lực lượng địch trên địa bàn khoảng 5.000 quân, gồm 3 tiểu đoàn Marốc và lê dương, 1 đại đội dù, đóng ở 63 vị trí. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (24.1-8.2), ta phục kích ở đèo Hải Vân diệt đoàn xe lửa và ô tô chở quân và vũ khí từ Đà Nẵng ra Huế, chặn đánh nhiều toán quân địch đến cứu viện. Địch tập trung cản quét, định bao vây, tiêu diệt quân chủ lực ta ở tây bắc Hòa Vang, nhưng thất bại. Đợt 2 (9.2-14.3), bộ đội chủ lực phân tán đánh nhiều trận tập kích, phục kích nhỏ trên địa bàn từ Hội An ra Đà Nẵng, Huế, hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích và xây dựng LLVT địa phương. Đợt 3 (15-31.3), thực hiện “tổng phá hoại”, đánh nhiều trận phục kích trên đường 1, đánh sập 2 cầu, phá hỏng nặng nhiều đoạn đường sắt, đường bộ, cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trong nhiều ngày. 31.3 chiến dịch kết thúc bằng trận phục kích diệt gọn 1 đại đội Âu - Phi tại Gò Cà. Kết quả với gần 300 trận đánh loại khỏi chiến đấu hơn 600 địch, phá hủy 8 đầu máy xe lửa và 22 toa xe, 20 xe vận tải và 2 xe thiết giáp, thu gần 200 súng. Là chiến dịch đầu tiên trên chiến trường Trung Bộ trong KCCP, nhờ biết lấy đánh địch ngoài công sự làm chính, khéo vận dụng nhiều hình thức chiến thuật nên lực lượng không nhiều vẫn đạt hiệu quả cao.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:19:08 pm »


        CHIẾN DỊCH QUÂN ĐOÀN, chiến dịch do quân đoàn hoặc lực lượng tương đương tiến hành. Có CDQĐ tiến công, CDQĐ phản công và CDQĐ phòng ngự. Được tiến hành độc lập hoặc trong thành phần của chiến dịch cấp quân khu, chiến dịch chiến lược. Nhiệm vụ CDQĐ được xác định tùy thuộc vào chủ trương và ý định tác chiến chiến lược; loại chiến dịch, tình hình ta và đối phương; điều kiện địa hình, thời tiết và những tình hình khác có liên quan. Trong tiến công và phản công nhiệm vụ của CDQĐ thường tiêu diệt một bộ phận lực lượng quan trọng, tiêu hao lớn sinh lực địch, đánh chiếm các mục tiêu, các khu vực địa hình được giao; trong phòng ngự thường sát thương lớn sinh lực địch, đánh bại các đợt tiến công của chúng, giữ vững các mục tiêu và địa bàn phòng ngự. ở VN, trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, CDQĐ thường được tiến hành dựa vào các khu vực phòng thủ địa phương. Bộ chỉ huy  CDQĐ thường có đại diện cấp ủy và chính quyền địa phương tham gia.

        CHIẾN DỊCH QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC, chiến dịch chiến lược tiến công (phản công) do bộ tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức và chỉ huy; gồm những trận đánh lớn và các hoạt động tác chiến chiến lược kết hợp với các mặt đấu tranh khác, được liên kết với nhau theo một kế hoạch thống nhất, với nỗ lực cao độ, đánh tiêu diệt lớn, làm thất bại ý đồ chiến lược của đối phương nhằm buộc đối phương phải đầu hàng hoặc chấm dứt chiến tranh; thể hiện sự phát triển cao của nghệ thuật QS VN. CDQCCL diễn ra trên cơ sở kết quả thắng lọi của các chiến dịch trước đó hoặc khi có lực lượng đủ mạnh, thời cơ thuận lợi, điều kiện trong và ngoài nước đảm bảo cho việc phát huy sức mạnh hơn đối phương, xt trận quyết chiến chiến lược, ở VN, đã tiến hành thắng lợi CDQCCL: chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        CHIẾN DỊCH QUYẾT THẮNG nh CHIẾN DỊCH NẬM BẠC (12-27.1.1968)

        CHIẾN DỊCH RENSƠ HEN (A. Ranch Hand, 1.1962- 2.1971), chiến dịch sử dụng chất độc diệt cây do Mĩ tiến hành trên chiến trường miền Nam VN và Lào nhằm phát quang các cánh rừng, phát hiện kho tàng, ngăn chặn hoạt động vận chuyển và tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Kế hoạch do BQP Mĩ vạch ra, được tổng thống Kennơdi chính thức phê chuẩn (30.11.1961) và giao cho lực lượng không quân Mĩ thực hiện (dự định tiến hành trong 2 năm nhưng đã kéo dài gần 10 năm). Trong CDRH, Mĩ đã rải xuống miền Nam VN hơn 70 triệu lít, xuống Lào hơn 1,6 triệu lít chất độc diệt cây, chủ yếu là chất độc da cam, hủy hoại hàng triệu hecta rừng, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho dân cư và môi trường sinh thái ở VN và Lào.

        CHIẾN DỊCH RỔNG BIỂN (A. Sea Dragon, 10.1966- 10.1968), chiến dịch tiến công của hải quân Mĩ ở vùng biển và ven biển miền Bắc VN, phối hợp với chiến dịch Sấm Rền (2.3.1965-31.10.1968), nhằm phá hoại sản xuất, ngăn chặn các tuyến tiếp vận từ miền Bắc vào miền Nam. Lực lượng gồm các tàu tuần dương và tàu khu trục của Hạm đội 7, lúc cao điểm tới 50-60 tàu (45-60% số tàu của hạm đội). Trong CDRB tàu chiến Mĩ sử dụng pháo lớn (cỡ nòng 187-406mm) bắn hơn 500.000 quả đạn vào các trận địa pháo bờ bién, trọng điểm giao thông đường bộ (chủ yếu là QL1), trạm vận tải và cả khu dân cư. LLVT và nhân dân miền Băc VN phát triển lực lượng pháo binh ba thứ quân, kiên quyết đánh trả, hơn 100 lần bắn cháy tàu chiến Mĩ (trong đó có tàu tuần dương Canbera, tàu thiết giáp Niu Giơxi...). CDRB tuy có gây cho ta nhiều khó khăn nhưng Mĩ không đạt dược mục đích đề ra.

        CHIẾN DỊCH SA THẦY (18.10-6.12.1966), chiến dịch tiến công của LLVT Mặt trận Tây Nguyên trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum, Gia Lai nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, hỗ trợ phong trào phá ấp chiến lược, phối hợp với các chiến trường toàn miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược lần II (1966-67) của Mĩ. Lực lượng ta có: Sư đoàn bộ binh 1, Trung đoàn bộ binh 95, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội súng cối 120mm, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm (hướng chủ yếu); 2 trung đoàn bộ binh (24 và 33) và LLVT địa phương (hướng phối hợp). Lực lượng địch có; Lữ đoàn bộ binh 2 (Sư đoàn 4), Lữ đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 25), Lữ đoàn 2 (Sư đoàn kị binh không vận 1) của Mĩ; Trung đoàn bộ binh 42, 2 tiểu đoàn của Trung đoàn bộ binh 45 và 3 tiểu đoàn biệt động quân QĐ Sài Gòn. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (18-29.10), ta bao vây đồn biệt kích biên phòng Plây Girăng, tiến hành các hoạt động nghi binh dọc bờ sông Pô Cô. 23.10 Mĩ sử dụng Sư đoàn bộ binh 4 mở cuộc hành quân Pôn Rivơ IV (23.10-6.12.1966) vào khu vực đông và tây sông Sa Thầy, bị ta chặn đánh diệt gọn từng đại đội, buộc phải cụm lại ở khu vực Đất Đỏ và các điểm cao 621, 389. Đợt 2 (5-26.11), Mĩ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 289 bị ta tập trung hỏa lực cối 120mm tập kích và xung phong tiêu diệt phần lớn (12.11); tiếp đó địch điều thêm Lữ đoàn kị binh không vận 2 đến phản kích cũng bị ta chặn đánh thiệt hại nặng. Đợt 3 (2-6.12), ta tập kích hỏa lực, tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn Mĩ ở Cà Đin, buộc địch phải kết thúc cuộc hành quân. Kết quả loại khỏi chiến đấu 2.400 địch, bắn rơi 21 máy bay, phá hủy 26 khẩu pháo, 28 xe QS, thu 68 súng các loại. CDST thể hiện nghệ thuật khêu ngòi, nghi binh dụ địch từng bước vào thế trận đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt, làm thất bại kế hoạch phản công của địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:19:52 pm »


        CHIẾN DỊCH SẤM RỀN (A. Rolling Thunder, 2.3.1965- 31.10.1968), chiến dịch tiến công bằng không quân của Mĩ mở rộng và leo thang chiến tranh ra miền Bắc VN trong chiến tranh phá hoại làn 1 (7.2.1965-1.11.1968), nhằm phá hủy tiềm lực quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, gây sức ép buộc chính phủ VN PCCH thương lượng theo những điều kiện của Mĩ. Sau khi chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965) thất bại, Mĩ tiếp tục huy động lực lượng lớn không quân mở CDSR đánh phá quy mô lớn và liên tục trên miền Bắc VN: 2.3.1965 sử dụng 100-160 (lúc cao nhất 250) lần chiếc máy bay/ngày đánh phá các đầu mối giao thông, kho tàng, khu dân cư từ Vĩnh Linh đến nam Thanh Hóa; từ 6.1965 mở rộng chiến tranh lên bắc vĩ tuyến 20, đánh phá hệ thống đường bộ, đường sắt nam và bắc Sông Hồng... 1966 Mĩ tăng cường độ đánh phá lên gấp đôi, với 200-250 (lúc cao nhất 400) lần chiếc máy bay/ngày (từ 4.1966 sử dụng cả B-52) đánh phá các kho xăng dầu, cơ sở công nghiệp... ở ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác; 1967 tập trung vào các khu công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì...), mở nhiều đợt đánh lớn vào Hà Nội, Hải Phòng, rải mìn phong tỏa các cứa sông, bến cảng... Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân miền Nam, 31.3.1968 Mĩ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời tập trung đánh phá ác liệt các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào với số trận đánh tăng 2,6 lần, mật độ bom đạn gấp 20 lần. Bị thất bại nặng (hơn 3.200 máy bay bị bắn rơi) mà không đạt mục đích, 31.10.1968 CDSR kết thúc; 1.11.1968 tổng thống Mĩ Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom, bắn phá miền Bắc. CDSR dự tính tiến hành trong 6 tháng đã phải kéo dài 3 năm 8 tháng, với khoảng 400.000 phi vụ, ném 643.000t bom, phá hủy nhiều cơ sở vật chất, giết hại nhiều dân thường nhưng không khuất phục được nhân dân VN.

        CHIẾN DỊCH SÓC TRĂNG I (4-30.4.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 9 tại địa bàn các huyện Châu Thành, Thạnh Trị, Kế Sách và một phần h. Long Phú (t. Sóc Trăng), nhằm thu hẹp phạm vi kiểm soát, phá vỡ hệ thống phòng ngự của quân Pháp, làm dao động tinh thần binh lính địch ở Nam Bộ. Lực lượng tham gia chiến dịch có Tiểu đoàn 404 (bộ đội chủ lực Nam Bộ), Tiểu đoàn 402 (Khu 9), 3 đại đội độc lập (1089, 1098, 1094), 1 trung đội Itxarắc (Campuchia) và du kích địa phương. Lực lương địch có: Tiểu đoàn 2 BMRD (2 đại đội), Đại đội 8/RTC, 1 đại đội pháo 90mm. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (4-11.4), ta diệt đồn Bưng Tróp (4-5.4), đánh quân tiếp viện trên đoạn Sóc Trăng - Bố Thảo, diệt 1 đại đội địch. Đợt 2 (12-30.4), tiến hành vũ trang tuyên truyền trong đồng bào Khơme, kết họp đánh phá giao thông; tiến công đồn Mĩ Phước, chặn viện binh, diệt 1 trung đội, nhưng đánh các đồn Xã Vì, Giuốc Đăng không đạt kết quả. Là chiến dịch đầu tiên ở Khu 9 trong KCCP, tuy thắng lợi QS còn hạn chế song để lại nhiều kinh nghiệm về kết hợp tác chiến với tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khơme.

        CHIẾN DỊCH SÓC TRĂNG II (12.5- 25.6.1951), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 9 tại địa bàn các huyện Vĩnh Châu, Thạnh Trị, Long Phú, Châu Thành (t. Sóc Trăng), nhằm phá ách kìm kẹp của địch, giành dân, mở rộng căn cứ kháng chiến vùng đồng bào dân tộc Khơme ở Sóc Trăng và Bạc Liêu trong KCCP. Lực lượng tham gia chiến dịch có Trung đoàn Tây Đô phối họp cùng bộ đội địa phương và du kích các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ. Lực lượng địch có 2 tiểu đoàn ứng chiến (2 BMEO và BVN) và 10 trung đội chiếm đóng tại các đồn. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (12.5-9.6), trên hướng Vĩnh Châu, ta tiến công đồn Xã Sang, diệt đồn Xẻo Me và tổ chức đánh viện binh địch từ Sóc Trăng, Bạc Liêu đến, diệt 2 trung đội và 7 xe QS, tiếp đó chặn đánh Tiểu đoàn 2 BMEO từ Cần Thơ đến ứng cứu, diệt 50 địch; các lực lượng ở hướng thứ yếu phối hợp chiến đấu, quấy rối và đánh địch càn quét ở Long Đức. Đợt 2 (10-25.6), bộ đội và du kích địa phương tiếp tục đánh địch ở hướng Long Phú; Trung đoàn Tây Đô tổ chức tiến công căn cứ Vĩnh Hưng, phục kích Tiểu đoàn BVN càn quét ở Phụng Hiệp, sau đó đánh đồn Xảo Cau, vây đồn Thống Thuyền rồi qua Kế Sách (Sóc Trăng) hỗ trợ địa phương phát triển chiến tranh du kích. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 200 địch (bắt 5 tù binh), bắn rơi 1 máy bay, đạt mục đích kết hợp hoạt động QS với tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khơme ở Thạnh Trị và Vĩnh Châu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:20:49 pm »


        CHIẾN DỊCH SÔNG LÔ (29.4-31.5.1949), chiến dịch phản công của LLVTND VN nhằm đánh bại cuộc hành quân Pômôn của Pháp vào hậu phương ta ở Phú Thọ, Tuyên Quang. Lực lượng địch khoảng 2.600 quân, có pháo binh, không quân, hải quân chi viện. Lực lượng ta gồm: 8 tiểu đoàn bộ binh, 3 đại đội pháo binh, 1 đại đội công binh và LLVT địa phương. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (29.4-4.5), quân Pháp vượt Sông Hổng, chia 4 mũi phối hợp với một bộ phận quân nhảy dù xuống Bãi Bằng - Phú Nham, càn quét vùng Lâm Thao, tiến chiếm tx Phú Thọ; ta đánh giá không chính xác nên không kịp thời ngăn chặn, chỉ tiến hành được trận phục kích ở Hà Thạch, tiêu hao một số địch. Đợt 2 (5-21.5), địch cho quân nhảy dù chiếm Đoan Hùng, kết hợp với các cánh quân đường bộ, đường sông đánh chiếm tx Tuyên Quang, Phù Hiên và càn quét các vùng xung quanh; ta đánh tàu địch trên Sông Lô, phục kích ven đường 2, chống càn ở Phù Hiên, Chợ Ngà... gây cho địch một số thiệt hại, buộc chúng phải ngừng tiến công và từng bước rút quân. 16.5 Bộ tổng tư lệnh quyết định thành lập Mặt trận Sông Lô nhằm tập trung lực lượng đánh địch rút lui. Đợt 3 (24-31.5), sau khi tập trung về Đoan Hùng, quân địch rút theo hai bờ Sông Lô, kết hợp càn quét, có máy bay, pháo binh yểm trợ; ta vận động chặn đánh địch ở Lệ Mĩ (x. trận Lệ Mĩ, 26.5.1949), Yên Thuyết, Núi Hét, Phan Dư... Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 1.000 địch, bắn rơi 1 máy bay, làm thất bại âm mưu của Pháp đánh phá hậu phương ta, nhưng chưa thực hiện được đánh tiêu diệt do tổ chức, chỉ huy, thông tin liên lạc còn yếu kém.


        CHIẾN DỊCH SÔNG THAO (19.5-18.7.1949), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào phòng tuyến Sông Thao của Pháp ở khu vục Yên Bái, Lào Cai, nhằm diệt sinh lực địch, phát động chiến tranh du kích, mở rộng khu căn cứ Tây Bắc. Tham gia chiến dịch có 3 tiểu đoàn (11, 54 và 79) bộ đội chủ lực của Bộ tổng tư lệnh, 2 tiểu đoàn bộ binh (630, 564), 2 đại đội pháo binh, 5 đại đội độc lập của Liên khu 10. Lực lượng địch trên địa bàn có 9 đại đội, 7 trung đội, tổ chức phòng thủ bằng hệ thống các cứ điểm nhỏ kết hợp với quân cơ động ứng chiến. Chiến dịch diễn ra chậm 1 ngày so với kế hoạch (do địch mở cuộc hành quân Pômôn lên Tuyên Quang, Phú Thọ), chia làm ba đợt. Đợt 1 (19.5-5.6), trên hướng chính, ta tiến công diệt các cứ điểm Đại Bục (x. trận Đại Bục, 19.5.1949), Đại Phác, nhưng đánh các cứ điểm Làng Phát, Phục Linh không thành công; trên hướng phối hợp (Sơn La), diệt các vị trí Sông Con, Cửa Nhì, Bản Hảo, Na Luông... Đợt 2 (24- 29.6), ta bí mật chuyển quân lên vùng Lục Yên Châu, tiến công diệt các cứ điểm Phố Ràng (SCH tiểu khu), Khe Phía, Ngòi Mác, đánh quân ứng cứu từ Bắc Cuông xuống Phố Ràng, cắt đứt đường liên lạc giữa Bảo Hà với Lào Cai, Nghĩa Đô, buộc địch phải rút bỏ Phục Linh. Đợt 3 (16-18.7), tiến công diệt cứ điểm Dóm (x. trận Dóm, 16.7.1949), chặn đánh viện binh từ Giốc Lụ lên ứng cứu, buộc địch phải rút chạy khỏi các cứ điểm Làng Phát, Đồng Bồ, Ca Vịnh, Sài Lương... CDST kết thúc thắng lợi, tiêu diệt và bức rút 25 cứ điểm, loại khỏi chiến đấu gần 500 địch, thu hơn 300 súng, phá vỡ một mảng lớn phòng tuyến Sồng Thao từ Ba Khe đến Bảo Hà (khoảng 70km), tạo thế liên hoàn nối liền vùng tự do của ba tinh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM