Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:20:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15291 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 04:01:23 pm »


        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 6 (27.10-4.12.1971), chiến dịch phản công của Sư đoàn bộ binh 9, 3 trung đoàn bộ binh độc lập (205, 207, 201) và một số tiểu đoàn binh chủng (đặc công, pháo binh, súng máy phòng không...) QGP miền Đông Nam Bộ, nhằm đánh bại cuộc hành quân Chenla 11 (20.8- 2.12.1971) của QĐ Lon Non do Mĩ chỉ huy ở đường 6, đoạn Xcun - Sontuc (t. Côngpông Thom, Campuchia). Lực lượng địch gồm 4 sư đoàn bộ binh Lon Non, quân dù và bộ binh Thái Lan có xe tăng, pháo binh và máy bay (cả B-52) của Mĩ và QĐ Sài Gòn chi viện. Chiến dịch gồm hai đợt. Đợt 1 (27.10-13.11), diệt cứ điểm ngoại vi, bao vây cô lập Rùm Luông, đánh địch giải tỏa, uy hiếp Phnôm Pênh. Lon Non phải điều 2 binh đoàn (5 lữ đoàn) về bảo vệ. Ta sử dụng hai trung đoàn 205 và 207 tác chiến nhỏ lẻ (14-27.11) tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu chuyển hướng tiến công. Đợt 2 (28.11-4.12), tiến công Binh đoàn xung kích 1 của địch ở Côngpông Thom, đánh bại viện binh ứng chiến từ Ba Rài đến Côngpông Thom. Lon Non phải ra lệnh rút lui. Ta chặn đánh, tiêu diệt và bắt tại chỗ một bộ phận, buộc số còn lại tháo chạy trên đường 6. Kết quả loại khỏi chiến đấu trên 12.000 địch (bắt 1.994), thu 4.750 súng (5 pháo 105mm), phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh. Thắng lợi của chiến dịch đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở Campuchia. đánh bại thủ đoạn tiến công bằng đội hình dày đặc và tổ chức phòng ngự cụm lữ đoàn của quân Lon Non.

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - KHE SANH (20.1-15.7.1968), chiến dịch tiến công của QGPMN VN ở khu vực đường 9 - Khe Sanh (t. Quảng Trị), nhằm thu hút, giam chân, tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ và QĐ Sài Gòn (chủ yếu là quân Mĩ), phá vỡ một phần tuyến phòng ngự đường 9 của địch, phối hợp với cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trên toàn miền Nam VN. Lực lượng ta gồm: các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324 và 325 (từ tháng 5, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các sư đoàn 324 và 325 đi chiến trường khác), Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, 1 đoàn và 5 đại đội đặc công, 5 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn hóa học, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội súng phun lửa, 6 tiểu đoàn vận tải và LLVT các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa. Lực lượng địch trên địa bàn khoảng 45.000 quân (28.000 quân Mĩ), gồm: 3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ 3 (từ tháng 4 có thêm Sư đoàn kị binh không vận 1) của Mĩ, 1 chiến đoàn dù, nhiều đơn vị biệt động quân và bảo an QĐ Sài Gòn; 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, trong quá trình phòng ngự được sự chi viện mạnh của không quân, pháo binh ở phía sau. Chiến dịch diễn ra bốn đợt. Đợt 1 (20.1-7.2), ta tiến công quận lị Hướng Hóa và cứ điểm Huội San (x. trận Huội San, 24.1.1968), diệt cứ điểm Làng Vây (x. trận Làng Vây, 6-7.2.1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Tu đến biên giới Việt - Lào. Đợt 2 (10.2-31.3), phát triển lên vây lấn Tà Cơn suốt 50 ngày đêm, diệt nhiều địch; bao vây Cồn Tiên, đánh một số trận ở hướng đông QL 1. Đợt 3 (1-30.4), đánh địch ứng cứu, giải tỏa, giữ vững các khu vực Làng Khoai, Cu Bốc, các điểm cao 689 và 622, triệt phá giao thông trên đường 9, nhưng bị địch chiếm lại một số trận địa ở phía nam và tây nam Tà Cơn. Đợt 4 (8.5-15.7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh địch rút chạy khỏi Khe Sanh. Kết quả loại khỏi chiến đấu 11.900 địch, bắn rơi 197 máy bay, bắn chìm và cháy 80 tàu vặn tải, phá hủy 78 xe QS (có 8 xe tăng), 46 khẩu pháo, cối; giải phóng huyện Hướng Hóa với gần 10.000 dân, mở thông hành lang chiến lược Bắc - Nam, tạo thuận lợi cho các chiến trường, trước hết là Thừa Thiên - Huê thực hành thắng lợi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Hạn chế trong CDĐ9-KS là ta chưa tạo được thời cơ đánh những trận then chốt diệt từng tiểu đoàn quân Mĩ.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 04:03:24 pm »


        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - NAM LÀO (30.1- 23.3.1971), chiến dịch phân công của QGPMN VN phối hợp với lực lượng CM Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30.1 23.3.1971 của QĐ Sài Gòn được Mĩ yểm trợ hỏa lực ở khu vực đường 9 - Nam Lào (trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của VN và tỉnh Xayannakhẹt của Lào), nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công địch. Tham gia chiến dịch có 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324 và 2), 4 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn pháo phòng không, một số tiểu đoàn đặc công và lực lượng tại chỗ của các mặt trận B4, B5, Đoàn 559. Lực lượng địch có 15 trung đoàn, lữ đoàn bộ binh, dù, thủy quân lục chiến, 2 lữ đoàn thiết giáp (578 xe tăng, xe bọc thép), 21 tiểu đoàn pháo binh, 1.000 máy bay các loại với tổng số quân 55.000 (15.000 quân Mĩ); ngoài ra có 2 binh đoàn (GM30, GM33) quân phái hữu Lào phối hợp tác chiến. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (30.1-7.2), địch tiến hành nghi binh, điều động lực lượng, chuẩn bị tiến công. Ta triển khai thế trận chiến dịch, đánh nhỏ để tiêu hao, làm chậm bước tiến của địch. Đợt 2 (8.2-11.3), địch tiến quân bằng 3 cánh, kết hợp với đổ bộ đường không đánh chiếm Bản Đông và một số điểm cao ở nam, bắc đường 9. Ta chặn đánh trên toàn khu vực, tập trung bẻ gãy cánh quân phía bắc đường 9, đập tan mọi cố gắng của địch tiến lên Sê Pôn, buộc địch phải co vào phòng ngự. Đợt 3 (12-23.3), ta tiếp tục tiến công tiêu diệt địch ở phía nam đường 9, tập trung lực lượng vây ép Bản Đông. Bị uy hiếp tiêu hao lớn, địch bỏ xe, pháo, luồn rừng rút chạy; ta truy kích diệt thêm một số. Kết quả diệt 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 thiết đoàn xe tăng, thiết giáp, đánh thiệt hại nặng một số lữ đoàn, trung đoàn khác, loại khỏi chiến đấu hơn 21.000 địch (bắt 1.142), bẳn rơi và phá hủy 556 máy bay, 528 xe tăng, xe bọc thép, 112 khẩu pháo, cối, thu 2 máy bay trực thăng, 24 xe QS, 78 khẩu pháo, cối, hơn 2.000 súng bộ binh... CDĐ9-NL giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tác động mạnh đến cục diện chiến trường, giáng đòn nặng vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ; đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch VN.



        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG (13.12.1974-6.1.1975) , chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ vào hệ thống phòng thủ của QĐ Sài Gòn ở tỉnh Phước Long và khu vực đường 14, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng đầu cầu tuyến vận tải chiến lược của ta, tạo bàn đạp tiến công vào Sài Gòn. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Quân đoàn 4 (2 sư đoàn bộ binh 7 và 9), Sư đoàn bộ binh 3 (chủ lực Miền), Trung đoàn đặc công 429, 1 trung đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 xe tăng, xe bọc thép, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương Bình Long, Phước Long. Lực lượng địch có 4 tiểu đoàn bảo an (341, 362, 363 và 340), 2 đại đội cảnh sát, 10 trung đội pháo binh, 1 chi đội xe bọc thép, 60 trung đội dân vệ, 3.000 phòng vệ dân sự... Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (13-17.12.1974), ta đánh chiếm đồn bảo an ở km 19 trên đường 14, mở màn chiến dịch; tiếp đó tiến công làm chủ chi khu Bù Đăng (x. trận Bù Đăng, 14.12.1974); vây ép yếu khu Bù Na, truy kích quân địch ở đây rút chạy, quét sạch các vị trí địch trên đường 14 từ Bù Đăng đến sát Đồng Xoài. Đợt 2 (23-28.12.1974), tiến công đánh chiếm các chi khu Bù Đốp, Đồng Xoài, giải phóng hoàn toàn đường 14, đưa lực lượng áp sát thị xã Phước Long. Đợt 3 (31.12.1974-6.1.1975), tiến công đánh chiếm chi khu Phước Bình, điểm cao Bà Rá; từ 2.1 tiến công vào thị xã Phước Long, đến chiều 6.1 làm chủ hoàn toàn thị xã. Kết quả diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở Phước Long (diệt: 1.160; bắt: 2.146, ra trình diện: 1.000), phá hủy 15 máy bay, 4 khẩu pháo, 3 xe bọc thép, thu 3.125 súng các loại, 2 máy bay (C-113), 100 xe ô tô, 10.000 viên đạn pháo; giải phóng toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân; tạo địa bàn chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ bắc Sài Gòn của địch. Chiến thắng Phước Long cho thấy sự suy yếu của QĐ Sài Gòn và khả năng phản ứng rất hạn chế của Mĩ, tạo thêm cơ sở để hội nghị Bộ chính trị (18.12.1974-8.1.1975) khẳng định quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam VN.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:19:31 pm »


        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 18 nh CHIẾN DỊCH HOÀNG HOA THÁM (23.3-7.4.1951)

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 22 (26.9-20.10.1971), chiến dịch tiến công của QGP miền Đông Nam Bộ vào tuyến phòng thủ đường 22 (Cần Đăng - Xa Mát, t. Tây Ninh) nhằm tiêu diệt một bộ phận QĐ Sài Gòn, phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới, hỗ trợ phong trào đánh phá bình định ở nông thôn và đấu tranh chính trị ở đô thị. Lực lượng ta có: Sư đoàn bộ binh 7, Tiểu đoàn bộ binh 24 (Sư đoàn 9), 2 tiểu đoàn công binh và một số đơn vị đặc công, pháo binh, pháo phòng không và 32 khẩu pháo. Lực lượng địch gồm: 2 chiến đoàn (10 và 50), Lữ đoàn dù 2, Trung đoàn xe tăng 10 (thiếu), Tiểu đoàn biên phòng 73 bố trí thành 6 cụm phòng ngự trên đường 22. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (26-29.9), ta tiến công các cụm phòng ngự của địch ở Cần Đăng - Thiện Ngôn, cắt đứt đường 22 (đoạn Thiện Ngôn - Xa Mát). Đợt 2 (30.9-15.10), tập trung lực lượng đánh địch giải tỏa. Đợt 3 (16-20.10), tổ chức đánh nhỏ tạo thời cơ kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.800 địch (bắt 44), phá hủy 50 xe QS các loại. 20 khẩu pháo, bắn rơi 35 máy bay trực thăng, thu 10 xe ô tô, 163 súng, đốt cháy 10 kho xăng và lương thực; góp phần đánh bại kế hoạch bình định của địch, tạo địa bàn cho cuộc tiến công chiến lược 1972 của ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ.

        CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG KHÔNG, chiến dịch do các binh đoàn, liên binh đoàn không quân tác chiến độc lập, hoặc hiệp đồng với lực lượng các quân chủng, binh chủng khác tiến hành, nhằm thực hiện mục đích (nhiệm vụ) chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến lược nhất định.

        CHIẾN DỊCH EN ALAMEN (23.10-4.11.1942), chiến dịch tiến công của Tập đoàn quân 8 Anh ở Bắc Phi nhằm đánh tan Tập đoàn quân Châu-Phi của Đức, Y đang phòng ngự tại En Alamen (bắc Ai Cập) trong CTTG-II. Tập đoàn quân 8 Anh có 10 sư đoàn, 4 lữ đoàn (230.000 người), 1.440 xe tăng, 2.311 pháo, 1.500 máy bay. Tập đoàn quân Châu Phi có 4 sư đoàn Đức, 8 sư đoàn Ý (80.000 người), 540 xe tăng, 1.219 pháo, 350 máy bay. Đêm 23.10 sau 3 ngày tập kích đường không, quân Anh bắt đầu tiến công, đột phá địa đoạn 9km trên hướng đột kích chủ yếu từ khu, vực tây nam En Alamen tới Xiđi Xamit, hất đối phương ra bờ biển. Do mật độ hỏa lực chưa đủ chế áp, bị đối phương phản đột kích liên tục, đến 27.10 quân Anh mới thọc sâu được 7km và phải tạm dừng tiến công. Từ 2.11 được pháo hạm chi viện và hoàn toàn làm chủ trên không, Anh tiếp tục tiến công, đánh vu hồi sườn phải; đến 4.11 các đơn vị xe tăng Anh qua cửa đột phá tiến nhanh về phía bắc. Quân Đức được lệnh rút lui; 4 sư đoàn quân Ý xin hàng. Thiệt hại của hai bên (theo số liệu của Mĩ); Tập đoàn quân Châu Phi thương vong 39.000 (có 34.000 quân Đức), mất 500 xe tăng, 400 pháo; Tập đoàn quân 8 Anh thương vong 13.000 người, mất 432 xe tăng. CDEA là thắng lợi lớn đầu tiên của quân Anh, tạo bước ngoặt có lợi cho Đồng minh trên chiến trường Bắc Phi. Bằng thủ đoạn nghi binh, Anh đã đánh lạc hướng đối phương về hướng đột kích chủ yếu và thời gian bắt đầu chiến dịch.

        CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG CÁNH ĐỔNG CHUM (27.4-8.6.1964), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN gồm 2 lữ đoàn (316, 335) và 2 tiểu đoàn bộ binh, 14 đại đội biên phòng, phối hợp với 7 tiểu đoàn QGP nhân dân Lào (13, 1,2, 15, Pachay, 701 và 500) nhằm giải phóng khu vực Cánh Đổng Chum, phá âm mưu của Mĩ và quân phái hữu Viêng Chăn lấn chiếm vùng giải phóng Thượng Lào và lôi kéo lực lượng trung lập hòng phá vỡ chính phủ liên hiệp ba phái ở Lào. Quân Viêng Chăn phòng ngự ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có: 13 tiểu đoàn bộ binh của 2 binh đoàn cơ động (GM13, GM17), 3 tiểu đoàn hỗn hợp, 54 đại đội phỉ, 2 tiểu đoàn pháo binh, 3 đại đội súng cối và súng máy phòng không, 37 xe tăng và xe thiết giáp. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (27.4-7.5), tiến công tiêu diệt phần lớn quân địch ở Pha Kha, đánh chiếm các điểm cao trên hướng Mường Khừng, buộc GM17 phải rút chạy; phối hợp bao vây tiến công GM13 ở Phu Noọng diệt 1 tiểu đoàn (28.4), tiếp đó triển khai đánh phỉ, từ 3.5 tập trung lực lượng truy kích địch rút chạy ở nam Cánh Đồng Chum. Đợt 2 (8-27.5), kết hợp tác chiến và binh vận, nhân thời cơ 2 tiểu đoàn dù (6 và 4) thuộc lực lượng trung lập làm binh biến (8.5), ta tiến công đánh bại các đợt phản kích của viện binh địch, làm chủ Tha Viêng (23.5) và truy kích địch rút chạy về Mường On, vận động toàn bộ lực lượng trung lập ở Tha Thơm theo về CM. 27.5 Liên quân Lào - Việt chủ động dừng lại ở Mường Khừng, không để chính phú liên hiệp hoàn toàn tan vỡ. Đợt 3 (28.5- 8.6), truy quét tàn quân địch, củng cố và ổn định tình hình các khu vực mới giải phóng. Kết quả loại khỏi chiến đấu 2.500 địch, thu 3.000 súng, 22 xe tăng và xe thiết giáp, 81 ô tô, bắn rơi 4 máy bay; giữ vững đường 7, giải phóng khu vực Cánh Đổng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi - Tha Thơm (khoảng 3.000km2 và 30.000 dân) nối liền với căn cứ địa Sầm Nưa, tạo điều kiện cho lực lượng Pathét Lào tranh thủ lực lượng trung lập yêu nước, cô lập và làm suy yếu lực lượng phái hữu. Cg chiến dịch 74A.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:20:35 pm »


        CHIẾN DỊCH GIAVA (14.2-15.3.1942), chiến dịch đổ bộ của quân Nhật vào vùng biển Giava (Inđônêxia) nhằm chiếm nguồn nhân lực, vật lực giàu có của các đảo, trọng tâm là đảo Giava (trước CTTG-II là thuộc địa của Hà Lan). Phòng thủ trên đảo Giava có 50.000 quân, gồm 200 máy bay và hạm đội hợp nhất (Mĩ, Anh, Hà Lan) với 8 tàu tuần dương và 12 tàu khu trục. 14.2 sau khi tập kích đường không các mục tiêu QS của đối phương, quân Nhật đổ bộ đường không và đường biển vào khu vực Palembanga (đảo Xumatra); 17.2 chiếm được hải cảng và các sân bay; 19.2 đổ bộ lên đảo Bali và tập kích đương không vào cảng Đacvin (Ôxtrâylia), diệt gần hết các tàu của đối phương đậu tại đáy. Cuối tháng 2 Nhật chiếm xong các đảo Xumatra, Timo và tổ chức đổ bộ lên đảo Giava bằng hai cụm tàu: cụm phía tây gồm 1 tàu sân bay, 7 tàu tuần dương, 25 tàu khu trục, 56 tàu vận tải; cụm phía đông gồm 4 tàu tuần dương, 14 tàu khu trục, 41 tàu vận tải. 27-28.2 sau khi đánh bại cụm tàu Đồng minh (5 tàu tuần dương, 10 tàu khu trục), quân Nhật bắt đầu đổ bộ lên đảo Giava; 5.3 chiếm Batavia, 8.3 chiếm Xurabagia, và 12.3 chiếm được Giava. 15.3 Nhật chiếm hết các đảo thuộc Hà Lan, kết thúc việc xâm chiếm toàn Đông Nam Á, củng cố thế đứng vững chắc ở Thái Bình Dương. Đặc điểm của CDG là Nhật giành được ưu thế cả đường không và đường biển, cô lập Giava, chặn đường rút quân và tiếp viện của đối phương.

        CHIẾN DỊCH GIÓ LỚN (A. Frequent Wind, 29-30.4.1975)   , cuộc di tản cuối cùng của Mĩ khỏi Sài Gòn trong giai đoạn kết thúc chiến tranh xâm lược VN. Ngay từ 20.4.1975 Mĩ lập cầu hàng không để thực hiện kế hoạch di tản (gồm 4 phương án) theo lệnh của tổng thống Mĩ G. Pho. Sau khi sân bay Tân Sơn Nhất bị ném bom (x. trận ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, 28.4.1975), Mĩ buộc phải mở chiến dịch di tản cấp tốc (phương án 4) mang mật danh “Gió Lớn”, sử dụng 81 máy bay trực thăng đưa người ra các tàu sân bay Mĩ đậu ở ngoài khơi. CDGL diễn ra dồn dập và hỗn loạn từ 11 giờ 8 phút ngày 29.4 đến 7 giờ 53 phút ngày 30.4, thực hiện di tản được 6.968 người (có 1.373 người Mĩ); đại sứ Mĩ Matin rời khỏi Sài Gòn lúc 4 giờ 45 phút 30.4. CDGL đánh dấu thất bại hoàn toàn của Mĩ sau 30 năm tiến hành chiến tranh xâm lược VN. Cg hành quân Người liều mạng (29-30.4.1975)

        CHIẾN DỊCH HÀ NAM NINH nh CHIẾN DỊCH QUANG TRUNG (28.5-20.6.1951)

        CHIẾN DỊCH HẠ LÀO VÀ ĐÔNG BẮC CAMPUCHIA (30.1-4.1954), chiến dịch tiến công của QĐND VN phối hợp với LLVT CM Lào và Campuchia đánh quân Pháp ở Hạ Lào và đông bắc Campuchia nhằm tiêu diệt sinh lực dịch, giải phóng đất đai, phối hợp với chiến dịch Trung Lào (21.12.1953-4.1954) và các chiến trường trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. Lực lượng chiến dịch phía VN có Trung đoàn 101 (Đại đoàn 325), 1 đại đội quân tình nguyện (Liên khu 5); phía bạn có 1 tiểu đoàn Pathét Lào và một số đơn vị bộ đội Itxarắc (Campuchia). Lực lượng địch có 8 tiểu đoàn trong hệ thống phòng thủ Bôlôven - Pắc Xế. Rạng sáng 30.1 Tiểu đoàn 436 (Trung đoàn 101) được tăng cường quân số và hỏa lực tiến công diệt cứ điểm Pui (tây nam tx Attapư 19km) mở màn chiến dịch; tiếp đó cùng các đơn vị bạn vây ép, buộc địch rút khỏi Attapư. truy kích địch chạy về Pắc Xế, diệt địch ở Keng Xay. Huội Coòng..., tiến công thị trấn Tha Teng, áp sát tx Xarayan. Từ giữa 3.1954, Trung đoàn 101 vượt cao nguyên Bôlôven xuống đông bắc Campuchia, cùng bộ đội Itxarắc diệt các cứ điểm Von Xai, Xiêm Pạng..., làm chủ thị trấn Von Xai (t. Rattanakiri), phát triển tiến công, đánh chiếm các vị trí trên đường 13, đường 19, bao vây, uy hiếp tx Xtung Treng; sau đó tiến sâu xuống phía nam, tổ chức các hoạt động quy mô nhỏ, củng cố, mở rộng các khu du kích, buộc địch phải điều thêm nhiều tiểu đoàn phòng giữ các khu vực Pác Xế, Phía Phay, Xtung Treng... Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.000 địch, giải phóng một vùng rộng lớn, nối liền các căn cứ du kích vùng đông bắc Campuchia với vùng giải phóng Hạ Lào.

        CHIẾN DỊCH HẢI NAM (16.4-1.5.1950), chiến dịch của QGP nhân dân TQ đổ bộ đường biển bằng thuyền buồm vượt eo biển Quỳnh Nhai giải phóng đảo Hải Nam. Trên đảo có 100.000 quân Quốc dân đảng, được một hạm đội 50 tàu và 4 phi đội (45 máy bay) bảo vệ, nhằm cố thủ lâu dài. QGP có 2 quân đoàn (100.000 quân) phối hợp với đội vũ trang Quỳnh Nhai do ĐCS TQ lãnh đạo gồm 15.000 người, lập căn cứ ở Ngũ Chỉ Sơn, tổ chức tiến công lên đảo. Tối 16.4, có 8 trung đoàn QGP dùng 350 thuyền buồm chia làm hai đường vượt biển, rạng sáng 17.4 đổ bộ lên đảo, chiếm được đầu cầu, đánh lui cuộc phản kích của 6 sư đoàn Quốc dân đảng, 22.4 đánh thiệt hại nặng hai quân đoàn 62 và 32 Quốc dân đảng, buộc số còn lại bỏ chạy xuống phía nam đảo. 23.4 QGP chiếm Hải Khẩu, thủ phủ đảo, 1.5 giải phóng toàn đảo. Quân Quốc dân đảng bị tiêu diệt hơn 33.000, số còn lại vượt biển tới Đài Loan. Lần đầu tiên QGP nhân dân TQ thực hành chiến dịch dùng thuyền buồm vượt biển đổ bộ thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:23:05 pm »


        CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH (10.12.1951-25.2.1952), chiến dịch tiến công của LLVTND VN ở khu vực thị xã Hòa Bình - sông Đà - đường 6 nhằm diệt sinh lực, đập tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của Pháp. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312 và 304), Đại đoàn công binh - pháo binh 351 và LLVT địa phương; phối hợp với chiến dịch, các đại đoàn 316, 320 được lệnh tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm ở đồng bằng Bắc Bộ, cùng LLVT địa phương đánh địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, phá tề, trừ gian, mở rộng khu du kích, về địch, sau khi đánh chiếm các vị trí then chốt khu vực Hòa Bình - đường 6, Sông Đà - Ba Vì (x. hành quân Tuylip và Lôtuyt, 11.1951), Pháp tổ chức phòng ngự thành 2 phân khu: Sông Đà - Ba Vì (khu bắc) và Hòa Bình - đường 6 (khu nam), trong đó tx Hòa Bình được xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm (ngoài ra còn có phân khu Chợ Bến là tiền đồn phía đông bảo vệ Hòa Bình); lực lượng gồm 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 đại đội công binh và 1 trung đội xe tăng. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (10-26.12.1951), tập trung đột phá tuyến Sông Đà: đánh địch càn quét ở nam Ba Vì, tiến công diệt cứ điểm Tu Vũ (x. trận Tu Vũ, 10.12.1951), đánh nhiều trận phục kích cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trên Sông Đà, uy hiếp đường 6, đồng thời đánh mạnh ở vùng địch hậu Bắc Ninh. Pháp rút bớt lực lượng cơ động từ Hòa Bình về Bắc Ninh để đối phó, nhưng ngay sau đó phải đưa quân trở lại cứu nguy cho Hòa Bình. Đợt 2 (27-31.12.1951), ta tiếp tục đánh mạnh hướng Sông Đà - Ba Vì, tập kích diệt địch ở các điểm cao 500 và 564; trên hướng đường 6 tiến công các cứ điểm Đồi Mồi, Hàm Voi, diệt được một bộ phận địch. Pháp cố gắng tăng viện cho Hòa Bình, vẫn không đánh thông được tuyến Sông Đà, phải chuyển sang củng cố tuyến đường 6, bảo vệ tx Hòa Bình. Đợt 3 (7.1-25.2.1952), chuyển hướng tiến công chủ yếu sang đường 6 và bao vây tx Hòa Bình: tập kích tiêu diệt trận địa pháo và 4 vị trí địch ở trung tâm và ngoại vi thị xã; đánh cắt giao thông, làm tê liệt vận chuyển của địch trên đường 6, nhưng đánh cứ điểm Pheo (x. trận Pheo, 7.1.1952) và Đầm Huống không thành công. Bị bao vây, cô lập ở Hòa Bình, lại bị đánh mạnh ở trung du, đồng bằng, sáng 23.2 quân Pháp buộc phải rút khỏi Hòa Bình theo cách cuốn chiếu. Ta không tổ chức tốt việc đánh địch rút lui nên chỉ diệt được một số, còn phần lớn địch chạy thoát về Xuân Mai. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 6.000 địch, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá hủy 12 khẩu pháo, hàng trăm xe vận tải, thu 24 khẩu pháo; giải phóng khu vực Hòa Bình - Sông Đà, giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với các liên khu 3 và 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của Pháp.

 
        CHIẾN DỊCH HOÀI HẢI (6.11.1948-10.1.1949), chiến dịch tiến công quy mô lớn của QGPTQ trên địa bàn bắc Sông Hoài trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III, nhằm giải phóng vùng trung, hạ du bắc Trường Giang. Lực lượng hai bên: QGP có 600.000 người; Quốc dân đảng 700.000, đóng rải trên tuyến đương sắt Tán Phổ để bảo vệ Nam Kinh, Thượng Hải. Giai đoạn 1 (6-22.11.1948), QGP tiêu diệt Binh đoàn 7, chiếm huyện Túc, cô lập Từ Châu. Giai đoạn 2 (23.11-16.12.1948), tiêu diệt Binh đoàn 12, bắt tư lệnh và phó tư lệnh, hợp vây Tập đoàn Đỗ Duật Minh (250.000 quân). Giai đoạn 3 (16.12.1948-10.1.1949): sau khi hợp vây và bịt đường rút quân xuống phía nam của đối phương, 6.1 QGP bắt đầu tổng công kích, 10.1 tiêu diệt Tập đoàn Đỗ Duật Minh, kết thúc chiến dịch. Trong CDHH, QGP vây thành, chặn viện, tiêu diệt 550.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng một vùng rộng lớn ở trung và hạ du Trường Giang, uy hiếp thủ đô Nam Kinh và tp Thượng Hải.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:25:37 pm »


        CHIẾN DỊCH HOÀNG DIỆU (5.8-4.11.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực Điện Bàn - Duy Xuyên (bắc Quảng Nam) do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá âm mưu càn quét, dồn dân của dịch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng gồm Trung đoàn bộ binh 108 của liên khu, Tiểu đoàn 29 và LLVT địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng. Chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (5.8-8.9), ta phục kích trên đoạn Xuân Đài - Bảo An và Giao Thủy - Túy La; chống địch càn quét cướp lúa, kết hợp với vũ trang tuyên truyền diệt tề, trừ gian, vận động nhân dân phá kế hoạch chiêu an, dồn dân của địch. Đợt 2 (9.9-4.11), tiến công cứ điểm Tú Hải không thành công nên không có cơ hội diệt viện, ta chuyển sang đánh nhỏ ở La Nghi, Gò Nổi đạt kết quả tốt, đồng thời, tiếp tục đi sâu vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở ở các xã Điện Phong, Điện Quang, Điện Hồng... 4.11 địch tập trung lực lượng mở cuộc càn lớn vào xã Điện Hoà, bị ta chặn đánh thiệt hại nặng; chiến dịch kết thúc. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 900 địch, làm thất bại một bước kế hoạch bình định, dồn dân, bắt lính của Pháp, góp phần giữ vững phong trào kháng chiến ở vùng sau lưng địch.

        CHIẾN DỊCH HOÀNG HOA THÁM (23.3-7.4.1951), chiến dịch tiến công của LLVTND VN vào tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường 18 (từ Phả Lại đến Uông Bí, nhằm diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích. Lực lượng chiến dịch gồm 2 đại đoàn (308 và 312), 2 trung đoàn bộ binh (98 và 174), 4 liên đội sơn pháo 75mm (Trung đoàn 675), 2 tiểu đoàn công binh và LLVT địa phương, do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức, chí huy; hướng phối hợp có các đại đoàn 304 và 320 hoạt động kìm chân địch ở Vĩnh Phúc, Hà Đông, Hà Nam. Lực lượng địch phòng ngự ở khu vực đường 18 có 6 tiểu đoàn và 7 đại đội chiếm đóng, 2 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ động, 2 đại đội pháo binh (8 khẩu 105mm). Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (23-31.3), thực hiện phương châm “đánh điểm diệt viện”, ta tiến công diệt 5 vị trí (Lán Tháp, Lọc Nước, Máng Nước, Sống Trâu, Chấp Khê) ở phía bắc và đông nam Uông Bí để nhử viện, nhưng chờ 3 ngày địch không ra; ta tiếp tục diệt các cứ điểm Bí Chợ, Tràng Bạch và chuẩn bị tiến công Uông Bí. Bị cô lập và uy hiếp, quân Pháp ở Uông Bí rút chạy về Quảng Yên theo đường 18, nhưng ta không kịp chặn đánh. Đêm 29 và 30.3 ta tiến công các cứ điểm Mạo Khê Mỏ. Mạo Khê Phố không thành công (x. trận Mạo Khê Mỏ, 29.3.1951 và trận Mạo Khê Phố, 30.3.1951) và bỏ lỡ một số cơ hội diệt viện. Đợt 2 (1-7.4), địch tăng cường lực lượng phòng giữ Đông Triều, Phả Lại. Ta tiến công các cứ điểm Bãi Thảo, Bến Tắm, Hoàng Gián, Hạ Chiểu đều không thành cóng, bị thương vong nhiều, phải kết thúc chiến dịch. Trong CDHHT ta loại khỏi chiến đấu hơn 1.300 địch nhưng không đạt mục tiêu đề ra, chủ yếu do vận dụng phương châm tác chiến kém linh hoạt, chuẩn bị thiếu chu đáo, không nắm vững tình hình địch nên xử lí tình huống thiếu chính xác... Cg chiến dịch Đường 18.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:27:21 pm »

   
        CHIẾN DỊCH HỔ CHÍ MINH (26-30.4.1975), chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân và dân VN trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đánh vào đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền và QĐ Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, kết thúc thắng lợi cuộc KCCM. Tư lệnh chiến dịch: Văn Tiến Dũng; chính ủy: Phạm Hùng. Lực lượng tham gia chiến dịch có: 4 quân đoàn (1, 2, 3 và 4) cùng Đoàn 232 (tương đương quân đoàn); tổng số lực lượng gồm 15 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn bộ binh, 20 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh, 3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 8 lữ đoàn, trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn tên lửa, một bộ phận không quân, hải quân cùng LLVT địa phương và nhân dân trên địa bàn chiến dịch. Lực lượng địch, có: Quân đoàn 3 (gồm bốn sư đoàn bộ binh 22, 25, 5 và 18), sư đoàn thủy quân lục chiến, 2 lữ đoàn dù, 1 lữ đoàn kị binh thiết giáp, 3 liên đoàn biệt động quân, 19 tiểu đoàn pháo binh, 800 máy bay, 862 tàu hải quân cùng lực lượng bảo an, cảnh sát, phòng vệ dân sự...; tổ chức phòng thủ thành 3 tuyến: vòng ngoài (cách trung tâm Sài Gòn 30-50km), ven đô và nội đô. 26.4 ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ 5 hướng: hướng tây bắc - Quân đoàn 3; hướng bắc - Quân đoàn 1; hướng đông nam - Quân đoàn 2; hướng đỏng - Quân đoàn 4; hướng tây và tây nam - Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu Cool. Lúc 17 giờ 26.4, chiến dịch bắt đầu. Từ 26-28.4 ta đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng: Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, tx Bà Rịa...; cắt đứt hoàn toàn đường 4 từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây; chế áp, làm tê liệt các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất. 29.4 ta tiêu diệt các tập đoàn chủ yếu của địch ở vòng ngoài và vùng ven, đánh chiếm các căn cứ Nước Trong, Long Bình, Thành Tuy Hạ, Đồng Dù, tx Hậu Nghĩa...; sáng 30.4 tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu then chốt: sân bay Tân Sơn Nhất, BTTM, Biệt khu Thủ Đô, Tổng nha cảnh sát...; 11 giờ 30 phút chiếm dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cùng với đòn tiến công QS, nhân dân nội thành, ngoại thành Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền ở 107 điểm. Nắm vững thời cơ chiến lược, 1.5 quân và dân Khu 8, Khu 9 tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng còn lại của địch ở đồng bằng sông Cửu Long, giải phóng hoàn toàn miền Nam VN. Kết quả ta tiêu diệt, làm tan rã khoảng 250.000 dịch, gồm 7 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn dù, kị binh thiết giáp, pháo binh, 4 sư đoàn không quân... thu 500 khẩu pháo, trên 400 xe tăng, xe bọc thép, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 3.000 xe QS, 270.000 khẩu súng các loại; giải phóng tp Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh Tân An, Gò Công, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Dương. Biên Hòa, Long Khánh. Bà Rịa. CDHCM là một điển hình về hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng, quân chủng, sự kết hợp trên quy mô lớn giữa tiến công QS và nổi dậy của quần chúng; đòn quyết chiến chiến lược táo bạo, kịp then, chính xác, kết thúc chiến tranh.

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:42:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:29:05 pm »


        CHIẾN DỊCH HƯNG LONG (5.12.1974-15.1.1975), chiến dịch tiến công của Sư đoàn bộ binh 4 (Quân khu 9) được tăng cường Đoàn pháo binh 6 (2 tiểu đoàn) cùng LLVT địa phương, nhằm tiêu diệt sinh lực, phá kế hoạch lấn chiếm, bình định của QĐ Sài Gòn trên địa bàn các huyện Gò Quao, Giồng Riềng (nay thuộc t. Kiên Giang), Vị Thanh, Long Mĩ (nay thuộc t. Hậu Giang), giải phóng chi khu Hưng Long và các tuyến Vĩnh Tuy, Sáng Cụt, Bà Lớn, Ba Hồ, khôi phục và mở rộng địa bàn kháng chiến ở U Minh, Chương Thiện. Lực lượng địch có 3 trung đoàn bộ binh (31, 32 và 33) thuộc Sư đoàn 21 (Quân đoàn 4), 3 liên đoàn bảo an (946, 941 và 954), 11 tiểu đoàn bảo an và 2 chi đoàn xe bọc thép. Chiến dịch bắt đầu lúc 23 giờ 5.12.1974 (sớm 1 giờ so với kế hoạch), diễn ra 2 đợt. Đợt 1 (5-17.12.1974), hướng chủ yếu tiến công phân chi khu Lái Niên và chi khu Hưng Long đều không dứt điểm, chuyển sang vây ép và chặn viện, 8.12 diệt phần lớn 3 tiểu đoàn địch đến ứng cứu, giải tỏa tại khu vực kênh Cái Dĩa, đồng thời làm chủ phân chia khu Lái Niên. Hướng thứ yếu sau khi diệt cụm đồn Ba Hồ (6.12), phát triển về hướng Cầu Đúc phối hợp tiến công dứt điểm chi khu Hưng Long, đánh chiếm các đồn Kênh 2, Sáng Cụt. Đợt 2 (19.12.1974-15.1.1975), hướng chủ yếu tiến công, vây ép tuyến Vĩnh Chèo, đánh địch giải tỏa ở khu vực thượng nguồn Cái Xu và sóc Bà Mai, diệt phân chi khu Nàng Mau, đồn Trà sắt, đánh thiệt hại các đồn Máng Heo, Trà Bồng... Hướng thứ yếu diệt địch ở yếu khu Thác Lác và lực lượng phản động trong nhà thờ Bến, làm chủ trục đường Lục Phi - Ô Môn; tiến công các đồn bảo an ở Búng Tàu, pháo kích các trận địa pháo Phụng Hiệp, Cây Dương, bức rút đồn Bà Lớn, nối thông địa bàn U Minh đi Cần Thơ. Kết quả với 160 trận đánh, loại khỏi chiến đấu hon 2.800 địch (bắt 213), bắn rơi 4 máy bay, bắn cháy 3 tàu xuồng, 40 xe QS (có 17 xe M113), phá hủy 10 pháo 105mm, thu hơn 500 súng; đập tan tuyến phòng thù vòng ngoài ở Vị Thanh làm cho địch mất bàn đạp lấn chiếm vùng U Minh, giải phóng 6 xã với hơn 10.000 dân, góp phần mở thông hành lang U Minh tới ô Môn, tạo thuận lợi cho ta giải phóng Cần Thơ và miền Tây Nam Bộ trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

        CHIẾN DỊCH IAXƠ - KISINHÔP (20-29.8.1944), chiến dịch tiến công chiến lược của QĐ LX nhằm diệt Cụm tập đoàn quân Nam Ucraina của Đức trên địa bàn Iaxơ và Kisinhôp (Mônđavia) trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). Lực lượng QĐ LX gồm 2 phương diện quân Ucraina 2 và 3 (930.000 quân, 16.000 pháo và cối, 1.900 xe tăng và pháo tự hành, 1.760 máy bay). Phối hợp với Tập đoàn quân 1 Rumani và sư đoàn quân tình nguyện mang tên T. Vlađimiretxcu cùng với Hạm đội Biển Đen và Giang đoàn Đunai, 23.8 QĐ LX tiến công và hợp vây chiến dịch cụm quân Đức; đánh tan 18 sư đoàn quân Đức và Tập đoàn quân 3 Rumani đang phòng ngự tại Kisinhôp. Đến hết ngày 27.8 đánh bại cụm quân địch ở phía đông sông Prut; 29.8 diệt bộ phận quân địch vượt qua sông Prut ở tây nam Khuxi và tiến sâu vào lãnh thổ Rumani. Kết quả tiêu diệt hoàn toàn 22 sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 25 sư đoàn khác của Cụm tập đoàn quân Nam Ucraina, giải phóng Mônđavia và một phần lãnh thổ phía đông Rumani; phá vỡ hệ thống phòng ngự của Đức trên cánh nam mặt trận Xô - Đức, làm thay đổi cục diện chính trị - QS vùng Bancăng; tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang chống phát xít của nhân dân Rumani thắng lợi, dẫn tới việc Rumani rút khỏi khối phát xít và 24.8 tuyên chiến với Đức.

        CHIẾN DỊCH KIM THÀNH (13-27.7.1953), chiến dịch tiến công của quân chí nguyện TQ (5 quân đoàn: 21, 54, 60. 61, 24) phối hợp với QĐ Bắc Triều Tiên, đánh vào trận địa phòng ngự của QĐ Nam Triều Tiên (4 sư đoàn: Thủ Đô, 3, 6 và Cool ở khu vực phía nam Kim Thành 25km, kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Ngày 13.7 quân chí nguyện TQ và QĐ Bắc Triều Tiên tiến hành đột phá trận địa tiền duyên của QĐ Nam Triều Tiên, phát triển vào tung thâm, đánh chiếm tuyến động Tân Mộc, động Lê Thực, động Gián Trăn. Cự Thất Lí, núi Hắc Vân Thổ, núi Bạch Nham; sau đó chuyển sang phòng ngự trận địa tại động Tân Mộc, động Lê Thực, động Gián Trăn, Cự Thất Lí và bắc hạ lưu sông Kim Thành, đánh lui 8 sư đoàn quân cứu viện của địch đến phản kích. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 50 nghìn quân địch, thu 178km2 đất, lập chiến tuyến nam Kim Thành, buộc Mĩ phải kí kết hiệp định đình chiến (27.7), kết thúc chiến tranh.

        CHIẾN DỊCH KINH- ÂN nh CHIẾN DỊCH BÌNH TÂN (29.11.1948-31.1.1949)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:30:02 pm »


        CHIẾN DỊCH LA SƠN - MỎ TÀU (28.8-28.9.1974), chiến dịch tiến công của Sư đoản bộ binh 324 (thiếu 1 trung đoàn), Trung đoàn bộ binh 6 (Quân khu Trị - Thiên) và LLVT địa phương tỉnh Thừa Thiên ở khu vực La Sơn - Mỏ Tàu (tây nam Huế, nay thuộc h. Phú Lộc, t. Thừa Thiên - Huế), nhằm thu hút và tiêu diệt một bộ phận lực lượng QĐ Sài Gòn, giải phóng một số khu vực có lợi để tạo bàn đạp và hành lang cho hoạt động tiến công địch trên chiến trường Khu 5. Lực lượng địch trên địa bàn có Sư đoàn bộ binh 1 và 1 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đoàn thiết giáp, phòng ngự trên chính diện 20km, sâu 12km dọc đường 14B từ La Sơn đến Mỏ Tàu. Mở màn chiến dịch, từ 28 đến 31.8 ta đánh chiếm một loạt vị trí trên các điểm cao 75, 76, 303, 224, 204...; từ 3 đến 14.9 tiến công căn cứ 31 và các điểm cao 300, 121, Núi Bông, Núi Nghệ,... truy kích địch rút chạy xuống QL 1. Ngày 27 và 28.9 ta tập trung lực lượng đánh trận then chốt diệt căn cứ Mỏ Tàu. Kết thúc chiến dịch. Kết quả diệt và bắt hơn 3.000 địch, bắn rơi 5 máy bay, thu và phá hủy hơn 2.700 súng các loại; phá vỡ tuyến phòng thủ mạnh ở tây nam Huế. giải phóng khu vực rộng 300km2, làm rung động toàn bộ thế trận phòng thủ của địch ở Trị Thiên - Huế.

        CHIẾN DỊCH LÁ CHẮN SA MẠC (6.8.1990-16.1.1991), các hoạt động QS kết hợp với chính trị và ngoại giao của liên minh 30 nước do Mĩ đứng đầu, nhằm chuẩn bị tiến công Irắc trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91). Ngày 6.8.1990 ngay sau khi tổng thống Busơ quyết định tiến hành chiến tranh, Mĩ sử dụng 480 máy bay, hơn 160 tàu vận tải để cơ động lực lượng và binh khí, kĩ thuật đến Vùng Vịnh. Từ 11.1990 đến 16.1.1991, Mĩ và liên quân đã điều động, triển khai khoảng 700.000 quân (Mĩ: 420.000, Anh: 35.000. Pháp: 10.000, các nước Vùng Vịnh: 150.000. Ai Cập: 36.000. Xiri: 19.000...), 4.100 xe tăng thiết giáp, 3.721 máy bay, đồng thời thiết lập hệ thống bảo đảm hậu cần. kĩ thuật, tiến hành các hoạt động trinh sát, nghi binh... Cùng với việc triển khai binh lực và chuẩn bị tác chiến là các hoạt động ngoại giao nhằm lôi kéo đồng minh, tranh thủ dư luận, tạo thế hợp pháp cho việc tiến công  Irắc bằng vũ lực. Trong khi đó, phía Irắc thực hiện chiến lược phòng ngự thụ động, chủ yếu tập trung xây dựng hệ thống cống sự kiên cố và ngụy trang, sơ tán. cất giấu lương thực... khóng có hoạt động gì gây cản trở cho việc chuẩn bị chiến tranh của Mĩ và liên quân.
   
        CHIẾN DỊCH LAI CHÂU (10-20.12.1953), chiến dịch tiến công quân Pháp ở Lai Châu (nay là Lai Châu và Điện Biên), do Đại đoàn 316 và LLVT địa phương tiến hành nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở đầu chiến cục Đông Xuân 1953-54. Ngày 7.12 phát hiện bộ đội chủ lực ta tiến quân lên Tây Bắc để chuẩn bị chiến dịch, Pháp bắt đầu rút toàn bộ lực lượng ở Lai Châu về Điện Biên Phủ (2 tiểu đoàn Âu - Phi rút bằng đường không, còn lại 1 tiểu đoàn và 25 đại đội người Việt và người Thái rút bằng đường bộ qua hướng Mường Muôn, Mường Pồn). Trước tình hình đó, Đại đoàn 316 vừa hành quân đến Tuần Giáo (đêm 7.12) cấp tốc điều Trung đoàn 174 và Trung đoàn 98 (thiếu) theo đường tắt, cắt đường rút của địch ở đoạn Pu San - Mường Pồn; đồng thời đưa Tiểu đoàn 439 (Trung đoàn 98) hành quân bằng cơ giới theo đường 4 đánh lên tx Lai Châu. Mở màn chiến dịch, đêm 10.12 Tiểu đoàn 439 tiến công đồn Pa Ham, phát triển đánh địch ở đèo Clayô, sáng 12.12 giải phóng tx Lai Châu. Cùng thời gian trên Trung đoàn 174 kịp thời đón lõng cánh quân rút chạy đường bộ của địch ở Mường Pồn; Trung đoàn 98 chặn đánh 2 tiểu đoàn địch từ Điện Biên Phủ lên ứng cứu tại Bản Tấu (11.12), Pu San (13.12). Từ chiều 13 đến 20.12 ta tiếp tục truy kích trên các hướng, vây diệt và gọi hàng các toán địch còn lại. Kết quả diệt và làm tan rã 24 đại đội, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch, thu gần 700 súng, 3 xe QS, giải phóng tỉnh Lai Châu, buộc Pháp phải tiếp tục điều động lực lượng lên phòng giữ Điện Biên Phủ, tạo điểu kiện thuận lợi cho ta tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 12:31:18 pm »


        CHIẾN DỊCH LAINƠBÊCHCƠ I (A. Linebacker, 6.4- 22.10.1972), chiến dịch đánh phá, phong tỏa miền Bắc VN của không quân và hải quân Mĩ, nhằm cắt đứt nguồn viện trợ quốc tế cho VN và nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân và dân VN trên chiến trường miền Nam, làm lung lay ý chí chiến đấu của lãnh đạo và nhân dân VN. cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ. CDLI mở đầu chiến tranh phá hoại lần II (6.4.1972-15.1.1973), được chia thành hai bước. Bước 1 (64-8.5), leo thang nhanh, đánh phá ồ ạt bằng không quân và hải quân. Bước 2 (9.5-22.10), phong tỏa toàn bộ các cảng, cửa sông, vùng ven biển miền Bắc VN bằng thủy lôi, bom từ trường, kết hợp với đánh phá bằng không quân, hải quân. Trong CDLI Mĩ đã huy động số lượng lớn vũ khí kĩ thuật hiện đại (máy bay chiến lược B-52, pháo hạm, bom lade, thủy lôi MK52...), tiến hành 44.000 phi vụ, ném 137.000t bom xuống các mục tiêu QS và dân sự, phá hủy nhiều khu dân cư, đường giao thông, kho tàng, sân bay, bến cảng... Quân và dân miền Bắc VN đánh trả quyết liệt, bắn rơi 654 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 125 tàu chiến, phá, gỡ hàng trăm thủy lôi, bom từ trường, duy trì việc tiếp nhận viện trợ quốc tế, đẩy mạnh chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, phát triển thắng lợi cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam. Bị tổn thất lớn và không đạt được mục tiêu, 22.10.1972 tổng thống Mĩ Nichxơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấm dứt chiến dịch. Cg hành quân Lainơbêchcơ I.

        CHIẾN DỊCH LAINƠBÊCHCƠ II (A. Linebacker, 18- 29.12. 1972), chiến dịch tập kích đường không chiến lược của không quân Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương lân cận, nhằm uy hiếp tinh thần chiến đấu, phá hoại tiềm lực kinh tế, QS của miền Bắc VN, thực hiện ý đồ thương lượng trên thế mạnh; bước leo thang cao nhất của không quân Mĩ trong chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN. Trong 12 ngày đêm tiến hành CDLII, Mĩ đã huy động 740 lần chiếc B-52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật (có F-111), sử dụng các khí tài điện tử gây nhiễu hiện đại, đánh tập trung, ồ ạt (gần 20.000t bom) xuống các mục tiêu kinh tế, QS ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nơi khác; đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính hủy diệt vào các khu đông dân cư ở thủ đô Hà Nội trong những ngày 26-29.12. Các lực lượng phòng không - không quân VN cùng với quân và dân Hà Nội, Hải Phòng bằng chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng (18-29.12.1972) đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mĩ, bắn rơi 81 máy bay (có 34 B-52, 5 F-111), diệt và bắt nhiều phi công. Bị tổn thất lớn và không đạt mục đích, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom. đánh phá từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra, nối lại đàm phán tại hội nghị Pari (1968-73) và kết thúc chiến tranh phá hoại lần II (6.4.1972-15.1.1973) đối với miền Bắc VN. Cg hành quân Lainơbéchcơ II.

        CHIẾN DỊCH LAO HÀ (1.3-20.4.1949), chiến dịch tiến công của LLVT Liên khu 10 trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai, Hà Giang nhằm tiêu diệt sinh lực địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của Pháp. Lực lượng chiến dịch gồm 3 tiểu đoàn bộ binh (453, 532 và 630) và LLVT địa phương, do BTL Liên khu 10 trực tiếp chỉ huy. Mở đầu chiến dịch, trên hướng Lào Cai, đêm 28.2 ta dùng địch vận chiếm đồn Phố Lu; Tiểu đoàn 453 vượt qua phòng tuyến Nghĩa Đô-Phố Ràng, tiến công diệt các vị trí Cốc Sâm, Bản Lầu. Hướng Hà Giang, các tiểu đoàn 532 và 630 vòng qua biên giới Việt - Trung xuống đánh chiếm Bản Máy, Cốc Pài, Xín Mần... Kết quả diệt và bức rút hơn 20 vị trí, giải phóng một vùng đất rộng gần 3.000km2 sát thị xã Lào Cai, cô lập tiểu khu Hoàng Su Phì của địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM