Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:51:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15044 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:31:58 pm »


        CHIẾN DỊCH BÁCH ĐOÀN ĐẠI CHIẾN (20.8-5.12.1940), chiến dịch tiến công của hơn một trăm trung đoàn (400.000 quân) thuộc Bát lộ quân (QGP nhân dân TQ) ở Hoa Bắc trong kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc (1937-45), nhằm phá giao thông, triệt đồn bốt, chống càn quét, tiêu hao lực lượng quân Nhật. Sau một trăm ngày chiến đấu, QGP đã phá hoại 470km đường sắt, 1.800km đường bộ, phá 293 đồn bốt, loại khỏi chiến đấu hơn 20.000 quân Nhật (bắt 280) và hơn 23.000 quân lính người TQ theo Nhật (bắt 18.000). CDBĐĐC đã làm thất bại ý đồ của Nhật muốn củng cố vùng chiếm đóng và phong tỏa căn cứ CM; góp phần kìm chân một lực lượng lớn quân Nhật, buộc Nhật phải tập trung QĐ để thực hiện chiến tranh toàn lực ở căn cứ Hoa Bắc. Cg chiến dịch một trăm trung đoàn.

        CHIẾN DỊCH BÃO TÁP SA MẠC (17.1-23.2.1991), chiến dịch tiến công bằng không quân và tên lửa của Mĩ và liên quân mở đầu chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91),. nhằm phá hoại tiềm lực QS, kinh tế và hệ thống phòng ngự của Irắc trên lãnh thổ Irắc và Côoet, chuẩn bị cho giai đoạn tiến công trên bộ, đồng thời thể nghiệm học thuyết tác chiến không - bộ của Mĩ trên chiến trường. Lực lượng tham gia (chủ yếu của Mĩ) gồm: 3.821 máy bay (có 44 máy bay tàng hình F-117A) được trang bị vũ khí công nghệ cao (tên lửa chống rađa cao tốc, bom có điều khiển, thiết bị tác chiến điện tử thế hệ mới...), 7 tàu sân bay, khoảng 700 tên lửa hành trình Tômahôc. Trong 38 ngày đêm của CDBTSM, Mĩ và liên quân đã sử dụng hơn 90.000 lần chiếc máy bay, ném hàng trăm nghìn tấn bom, phóng hơn 300 tên lửa Tômahôc, tập trung đánh phá các mục tiêu chiến lược (trung tâm chỉ huy, thông tin, căn cứ không quân, tên lửa, hệ thống phòng không, cơ sở hạt nhân, hóa học...), các khu tập trung QĐ (đặc biệt là lực lượng Vệ binh cộng hòa), các đầu mối giao thông và công trình phòng thù. Phía Irắc có tiềm lực QS khá lớn (hơn 1 triệu quân, khoảng 750 máy bay chiến đấu, 300 tên lửa Scut và 2.000 tên lửa đất đối không, 400 pháo phòng không, 12.000 xe tăng...) nhưng phòng ngự tiêu cực, lấy bảo toàn lực lượng là chính nên hoạt động chống trả không đáng kể (đánh 1 trận thăm dò vào Khapdi trên đất Arập Xêut, phóng 230 tên lửa Scut sang Ixraen, Arập Xèut...) và bị tổn thất nặng với 8.000 người chết và bị thương (phần lớn là dân thường), 97 máy bay, gần 1.700 xe tăng, 1.400 khẩu pháo bị phá hủy..., Mĩ và liên quân mất 48 máy bay, 2 tàu chiến. CDBTSM đã góp phần quyết định vào thắng lợi của Mĩ và liên quân trong chiến tranh Vùng Vịnh.


        CHIẾN DỊCH BÀU BÀNG - DẦU TIẾNG (12-27.11.1965), chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ đánh Lữ đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 1) của Mĩ và Trung đoàn bộ binh 7 (Sư đoàn 5) QĐ Sài Gòn ở khu vực Bàu Bàng - Dầu Tiếng (t. Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Binh Dương), nhằm tiêu hao sinh lực, phá kế hoạch hành quân “tìm diệt” của địch, phối hợp với chiến trường toàn Miền chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn bộ binh 9 và 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Trong khi ta đang triển khai lực lượng, đêm 11.11 quân Mĩ đổ bộ 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3 xuống phía nam ấp Bàu Bàng chuẩn bị mở cuộc hành quân càn quét vùng giải phóng và hỗ trợ cho QĐ Sài Gòn ở Dầu Tiếng, bộ chỉ huy chiến dịch quyết định nổ súng. Bắt đầu bằng trận Bàu Bàng (12.11.1965) đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bộ binh và 1 chi đoàn thiết giáp Mĩ, thực hiện thắng lợi trận then chốt mở màn chiến dịch. Tiếp đó ta cơ động về Dầu Tiếng, 21.11 phục kích trên đường Căm Xe - Dầu Tiếng, diệt 20 xe và gần 100 lính Mĩ; đồng thời tập kích địch ở Làng 10 diệt 26 xe và đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn. Đêm 26 rạng 27.11 phát hiện Chiến đoàn 7 QĐ Sài Gòn co cụm ở khu vực Làng 18 (Dầu Tiếng), ta tập trung lực lượng áp sát, tiến công và đánh địch phản kích, diệt và bắt phần lớn, thực hiện tháng lợi trận then chốt thứ hai. kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 4.000 địch, phá hủy 10 khẩu pháo và cối, hơn 100 xe QS, bắn rơi 2 máy bay. Là chiến dịch tiến công đầu tiên của LLVT miền Đông Nam Bộ vào đối tượng quân Mĩ, thể hiện nghệ thuật giành quyền chủ động tiến công, tập trung lực lượng đánh trận then chốt và khả năng đánh tiêu diệt lớn từng đơn vị địch của QGPMN VN trong KCCM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:32:56 pm »


        CHIẾN DỊCH BẮC BÌNH ĐỊNH (9.4-3.5.1972), chiến dịch tiến công tổng hợp của quân và dân Khu 5 ở vùng bắc Bình Định nhằm tiêu diệt sinh lực, phá vỡ hệ thống kìm kẹp, đánh bại kế hoạch bình định của địch, phối hợp với các chiến trường trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng tham gia gồm: Sư đoàn bộ binh 3 và 2 tiểu đoàn đặc công của tỉnh cùng LLVT, lực lượng chính trị các huyện, xã trên địa bàn chiến dịch. Lực lượng địch gồm: 1 tiểu đoàn quân Mĩ, 2 trung đoàn của Sư đoàn “Mãnh Hổ” Nam Triều Tiên, 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 QĐ Sài Gòn, 3 tiểu đoàn và 10 liên đội bảo an, 427 trung đội dân vệ, 49 đoàn bình định và nhiều đại đội, trung đội cảnh sát, biệt kích thám báo, 5 tiểu đoàn pháo binh, 3 chi đoàn thiết giáp, 90 máy bay, 10 tàu chiến. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (9- 20.4), bộ đội chủ lực tập kích diệt cứ điểm Gò Lôi và một số vị trí ở Gò Đá, Gò Dê, cầu Bến Vách, Bàu Sen,... đánh tan 1 chiến đoàn địch đi giải tỏa ở Khoa Trường, tiến công làm chủ quận lị Hoài Ân; LLVT địa phương diệt hàng loạt bốt bảo an, dân vệ, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá các khu dồn dân. Đợt 2 (21-27.4), chuyển hướng sang bắc Phù Mĩ, tiến công địch ở Dương Liễu, Lại Khánh, gò Mồ Côi, nam Bồng Sơn, đánh bại các đợt phản kích của địch, buộc địch phải rút bỏ nhiều vị trí, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy, giải phóng vùng bắc Phù Mĩ. Đợt 3 (28.4-3.5), tiến công giải phóng thị trấn Bồng Sơn, bao vây, chặn đánh quân địch ở Tam Quan rút chạy, tiến công làm chủ căn cứ Đệ Đức; LLVT địa phương và nhân dân Hoài Nhơn nổi dậy làm chủ chi khu và thị trấn Tam Quan. Kết quả loại khỏi chiến đấu 14.000 địch (bắt 4.481), bắn rơi 30 máy bay, bắn chìm 4 tàu vận tải, phá hủy 1 đoàn xe lửa, 35 xe QS, thu 3.000 súng các loại (có 22 khẩu pháo 105-155mm), 110 xe QS (có 22 xe bọc thép); huy động 7.000 lượt quần chúng nổi dậy phá 20 khu dồn dân, 40 ấp chiến lược, giải phóng 2 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn và một phần huyện Phù Mĩ. CDBBĐ kết hợp chặt chẽ tiến công QS với nổi dậy của quần chúng đạt hiệu quả cao, đánh dấu sự hình thành loại hình chiến dịch đặc thù của chiến tranh nhân dân VN phát triển đến đỉnh cao trong KCCM.

        CHIẾN DỊCH BẮC PHI (10-11.1942), chiến dịch đổ bộ của các LLVT Mĩ, Anh trong CTTG-II vào Bắc Phi, chiếm các nước Marốc, Angiêri, Tuynidi (thuộc địa của Pháp) làm bàn đạp đổ bộ vào Ý và phối hợp với tập đoàn quân Anh đang hoạt động ở Ai Cập, Libi, diệt quân Đức - Y tại đại lục châu Phi. Quân Pháp của chính phủ Vixi thân Đức ở Bắc Phi có khoảng 200.000 người, 500 máy bay. Quân Đổng minh gồm 13 sư đoàn (Tập đoàn quân 7 Anh và Quân đoàn 2 Mĩ), 450 chiến hạm và tàu, xuồng vận tải, 1.700 máy bay. 24.10 tàu vận tải chở quân rời cảng Mĩ và mấy ngày sau rời cảng Anh tới Bắc Phi. Đêm 8.11, 3 binh đoàn của quân Đồng minh bất ngờ đổ bộ cùng một lúc vào Caxablanca (Marốc), Ôran và Angiê (Angiêri); 8.11 chiếm Angiêri, 10.11 chiếm Ôran, 11.11 chiếm Caxablanca, không gặp sự chống trả đáng kể của đối phương. 25.11 trong quá trình đổ bộ đường biển vào Tuynidi quân Đồng minh bị quân Đức chặn ở cảng Bidectơ. Đến 1.12 quân Đồng minh mới diệt xong cụm quân Đức - Ý ở Tuynidi, đẩy lực lượng Đức - Ý khỏi Bắc Phi. Trong CDBP quân Đồng minh chiếm được những căn cứ chiến lược quan trọng, tạo thuận lợi để chiếm toàn Bắc Phi. thông đường vận chuyển biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuyê.

        CHIẾN DỊCH BẮC QUẢNG NAM (15.7-26.9.1952), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực bắc Quảng Nam do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá thế uy hiếp của địch, mở rộng khu du kích bắc Quảng Nam. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn bộ binh 803 của liên khu và LLVT địa phương. Lực lượng địch tại Quảng Nam - Đà Nẵng khoảng 6.000 quân, gồm 3 tiểu đoàn Âu - Phi, lê dương (có 1 đại đội cơ giới, 1 đại đội pháo) cùng với lực lượng chiếm đóng ở 63 cứ điểm và hơn 100 tháp canh. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (15.7-17.Cool, ta tiến công diệt các cứ điểm Xuân Đài, Vân Li, khu hành chính Phù Kì; một bộ phận luồn sâu vào sau lưng địch, diệt và bức rút một số tháp canh, làm tan vỡ tuyến phòng thủ nam Thu Bồn, giải phóng vùng tây Gò Nổi. Địch điều quân chiếm lại các vị trí đã mất và mở cuộc càn lớn vào Gò Nổi; ta bám trụ đánh địch càn quét, đồng thời phân tán một bộ phận về hỗ trợ phong trào du kích ở các huyện Điện Bàn, Hòa Vang, Duy Xuyên, Đại Lộc. Đợt 2 (18.8-15.9), tiến công diệt cứ điểm Túy Loan, khu hành chính Kì Lam và một số tháp canh, phá vỡ hệ thống cứ điếm của địch ở Điện Bàn và tây Hòa Vang, hỗ trợ nhân dân phá tề, trừ gian, giành quyền làm chủ. Đợt 3 (16-26.9), tiến công diệt các cứ điểm Ba Du. Thượng Phước, Lệ Sơn, Dốc Nhất, uy hiếp cứ điểm Giao Thủy và đánh địch tiếp tế; LLVT địa phương tiến sâu vào vùng địch kiểm soát, diệt nhiều tháp canh và một số đồn bốt (Núi Chiêng, Cẩm Toại...). Kết quả loại khỏi chiến đấu 1.200 địch, mở rộng khu du kích bắc Quảng Nam đến sát ngoại ô Đà Nẵng, Hội An, góp phần làm chuyển biến thế và lực của ta trên chiến trường Nam Trung Bộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:34:24 pm »


        CHIẾN DỊCH BẮC TÂY NGUYÊN 26.1-17.2.1954, chiến dịch tiến công quân Pháp ở 2 tỉnh Kon Turn và Gia Lai (bắc Tây Nguyên), do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, phá âm mưu của Pháp đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. Lực lượng tham gia gồm: 2 trung đoàn bộ đội chủ lực liên khu (108 và 803), Trung đoàn 120 và một số tiểu đoàn, đại đội độc lập LLVT địa phương. Lực lượng địch trên địa bản chiến dịch có 4 tiểu đoàn cơ động và 15 đại đội chiếm đóng. Trong khi ta đang chuẩn bị chiến dịch, 20.1 Pháp mở cuộc hành quân Atlăng (1-3.1954) tiến công vùng tự do Phú Yên: BTL chiến dịch quyết định nổ súng để kéo chủ lực địch lên, đồng thời chỉ đạo LLVT và nhân dân vùng tạm chiếm ở Quảng Nam, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận... đẩy mạnh hoạt động nghi binh, đánh lạc hướng phán đoán của địch. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (26-28.1), trên hướng thứ yếu (đường 19, An Khê) đêm 26.1 Trung đoàn 120 nổ súng trước, diệt các cứ điểm Cà Tung, Ba Bả, Cà Tu, Búp Bê: hướng chủ yếu (bắc Kon Turn) đêm 27.1 các trung đoàn 108 và 803 đánh chiếm 3 cứ điểm Măng Đen (x. trận Măng Đen, 27-28.1.1954). Măng Bút, Công Brây, đập tan cụm phòng ngự then chốt của địch ở bắc Kon Turn, uy hiếp thị xã Kon Turn, đồng thời đưa một bộ phận luồn sâu xuống phía nam cắt đường 14 (đoạn Plây Cu-Kon Tum), phát triển sang hướng đèo Măng Giang tiến công các cứ điểm ở khu vực ngã ba đường 19. Đợt 2 (29.1-17.2), đánh địch rút chạy khỏi Đắc Tô, Đắc Sút, Đắc Lây; phục kích diệt 1 đại đội thuộc Binh đoàn 100 (GM 100) của địch từ Phú Yên lên ứng cứu ở gần Con Som Lủ (1.2), tập kích vào trung tâm thị xã Kon Tum, phục kích đoàn xe địch từ Plây Cu lên tiếp tế cho Kon Tum (4.2)... Bị vây ép mạnh, đêm 6.2 địch rút chạy khỏi Kon Turn về Plây Cu; ta phát triển tiến công, đêm 16 rạng 17.2 diệt cứ điểm Đắc Đoa. tập kích vào thị xã Plây Cu, vây ép địch ở Buôn Hổ, kết thúc chiến dịch. Kết quả diệt và bắt hơn 2.300 địch (bắt 310), giải phóng thị xã Kon Turn và vùng chiến lược rộng gần l6.000km2; buộc Pháp phải tạm ngừng cuộc hành quân Atlăng để tăng viện cho Tây Nguyên, góp phần làm phân tán lực lượng cơ động chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954).


        CHIẾN DỊCH BẮC TÂY NGUYÊN 30.3-5.6.1972, chiến dịch tiến công của QGP Mặt trận Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Kon Turn nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng QĐ Sài Gòn, giải phóng phần lớn tỉnh Kon Turn, mở rộng hành lang chiến lược nối với miền Đông Nam Bộ, phối hợp với hướng chủ yếu ở Trị Thiên trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 sư đoàn (320 và 2), 4 trung đoàn (66, 95, 28 và 24), 1 tiểu đoàn bộ binh, Trung đoàn đặc công 400, 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 trung đoàn pháo binh, 6 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 đại đội tên lửa chống tăng B-72 cùng LLVT địa phương. Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh (22 và 23), 2 lữ đoàn dù, 2 liên đoàn biệt động quân, 10 chi đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh, 25 đại đội bảo an, 112 trung đội dân vệ, 3 đại đội thám báo và 30 đoàn bình định. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (30.3-24.4), ta tiến công tuyến phòng thủ ngoại vi của địch trên dãy điểm cao tây sông Pô Cô, cắt đường 14, mở đường vào tiến công cụm phòng ngự then chốt của địch ở Đắc Tô - Tân Cảnh (x. trận Đắc Tô - Tân Cảnh, 24.4.1972), Đợt 2 (25.4-5.6), phát triển xuống thị xã Kon Turn đánh địch ở vùng ven rồi tập trung lực lượng tiến công vào thị xã, đánh chiếm được một số vị tri (khu hành chính, SCH Trung đoàn 44, khu chiêu hổi, bệnh viện dã chiến, khu kho 40 và 41...), nhưng do cơ động lực lượng chậm, các hướng hiệp đồng không chặt, địch có điều kiện củng cố, ngăn chặn và phản kích liên tục nên qua nhiều lần đột phá vào thị xã không thành công, ta kết thúc chiến dịch để chuyển sang chống phá bình định. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 7.400 địch, bắn rơi 207 máy bay, phá hủy 849 xe QS, thu 14 khẩu pháo, 13 xe tăng, xe bọc thép, 4 máy bay trực thăng, hơn 4.000 súng các loại; giải phóng khu vực bắc Kon Tum, góp phần phát triển thế và lực của ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:35:18 pm »

           
        CHIẾN DỊCH BECLIN (16.4-8.5.1945), chiến dịch chiến lược tiến công của QĐ LX diễn ra tại Beclin và các vùng phụ cận nhằm tiêu diệt lực lượng phòng thủ cuối cùng của quân Đức, giải phóng Beclin và tiến ra sông Enbơ liên lạc với quân Đồng minh kết thúc CTTG-II ở châu Âu. Thời điểm này QĐ của bốn nước lớn đang tác chiến trên lãnh thổ Đức: QĐ LX - ở phía đông, cách Beclin 60km; QĐ Đồng minh (Anh, Mĩ, Pháp) - ở phía tây, cách Beclin 100-120km, có ý định đưa quân tới Beclin trước QĐ LX. Quân Đức phòng ngự trên hướng Beclin gồm 2 cụm quân Vixla (Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9) và Trung Tâm (Tập đoàn quân xe tăng và Tập đoàn quân 17), cộng 63 sư đoàn (có 15 sư đoàn xe tăng - cơ giới) với tổng số quân 1.200.000 (kể cả 200.000 quân đồn trú Beclin), 10.400 pháo, cối, 1.500 xe tăng, 3.300 máy bay; ngoài ra còn 8 sư đoàn thuộc lực lượng dự bị của BTL tối cao Đức. Tổ chức phòng ngự của Đức có chiều sâu, thành ba dải phòng ngự từ Ôđe đến Nâyxơ (20-40km); riêng vùng phòng thủ Beclin có ba vòng (ngoài, trong, nội đô) với những công trình kiên cố được chuẩn bị từ trước có chiều sâu khoảng 100km. Thực hiện ý định chiến dịch tiến công bằng những đòn đột kích trên chính diện rộng, sau hợp vây, chia cắt và diệt địch từng phần, QĐ LX sử dụng 3 phương diện quân: Bêlôrutxia 1 và 2, Ucraina 1, một bộ phận Hạm đội Bantich, hải đoàn sông Đnhep, Tập đoàn quân không quân tầm xa số 18 cùng với 2 tập đoàn quân Ba Lan 1 và 2 (cộng 162 sư đoàn, 21 quân đoàn xe tăng - cơ giới với tổng số quân 2.500.000 người, pháo cối, 7.500 máy bay, 6.300 xe tăng). 16-19.4 QĐ LX chọc thủng tuyến phòng ngự Ôđe - Nâyxơ. Quân Đức chống trả mãnh liệt, nhất là tại điểm cao Dêenlôp, làm chậm bước tiến của Phương diện quân Bêlôrutxia 1 trên hướng chủ yếu. Cùng thời gian đó, Phương diện quân Bêlôrutxia 2 vượt sông Ôđe, làm tê liệt Tập đoàn quân xe tăng 3 Đức tạo điều kiện phát triển cho cánh trái của Phương diện quân Bêlôrutxia 1; đồng thời Phương diện quân Ucraina 1 vượt sông Nâyxơ và sông Prê, đột phá qua tuyến phòng ngự chiến dịch, tiến đến ngoại vi phía nam Beclin, bao vây tập đoàn quân Đức. 22.4 Hitle lệnh cho Tập đoàn quân 12 (10 sư đoàn) Đức từ hướng tây về giải vây, nhưng vô hiệu. 24.4 QĐ LX hoàn thành việc hợp vây cụm quân Đức ở Phrăngphuôc, ngày 25 bao vây toàn bộ Beclin và từ 26.4 bắt đầu tổng tiến công. Việc tiêu diệt cụm quân Đức ở Beclin trực tiếp trong thành phố kéo dài tới 2.5 bằng cách chia cắt phòng ngự và diệt địch từng bộ phận, đánh giáp lá cà trong các đường hầm, đường xe điện ngầm, giành giật từng phố, từng nhà. Các trận truy kích diệt tàn quân Đức chạy sang phía tây tới 5.5 mới chấm dứt. 8.5 bộ đội Phương diện quân Bêlôrutxia 1 tiến đến sông Enbơ, liên lạc với quân Đồng minh. Rạng 9.5 Bộ chỉ huy tối cao Đức kí văn bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện tại Caclơhooc (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Đức, 1945). Trong CDB, QĐ LX đã diệt 70 sư đoàn bộ binh, 23 sư đoàn xe tăng - cơ giới Đức, bắt 480.000 tù binh, thu 1.500 xe tăng. 5.600 pháo, cối, 4.500 máy bay. CDB là chiến dịch tiến công của cụm các phương diện quân nhằm bao vây, chia cắt cùng một lúc cụm quân Đức mạnh nhất trong CTTG-II, đánh thẳng vào sào huyệt địch trong một thời gian ngắn. Đặc điểm của CDB là pháo bắn chuẩn bị và chuyển sang tiến công trên chính diện rộng vào ban đêm có sử dụng 143 ngọn đèn pha cực mạnh chiếu sáng, thực hiện đột phá đồng thời với vượt sông. Tập đoàn quân xe tăng dược sử dụng vào đột phá đã phát huy hiệu quả tích cực, bảo đảm nhịp độ tiến công cao trong toàn chiến dịch. 9.5 được lấy làm Ngày chiến thắng phát xít (x. minh họa giữa trang 1008 và 1009).


        CHIÊN DỊCH BÊLÊBÂY (15-19.5.1919), chiến dịch tiến công thứ hai trong quá trình phản công của Phương diện quân Đông, do Cụm quân Nam QĐ Xô viết tiến hành nhằm đập tan kế hoạch phản công của QĐ Bạch vệ ở khu vực Bêlêbây, trong nội chiến và chống can thiệp ở Nga (1918-20). Quá trình tiến hành chiến dịch, Cụm quân Nam QĐ Xô viết đã sử dụng Tập đoàn quân Turkêxtan và một bộ phận Tập đoàn quân 1 (khoảng 23 nghìn quân, 560 súng máy, 119 khẩu pháo), phát huy ưu thế về binh lực, hỏa lực tổ chức đột kích chính diện và cơ động vu hồi từ hướng bắc vào Bêlêbây, đánh tan Tập đoàn quân Tây và Quân đoàn Vônga thuộc lực lượng Cônsac của QĐ Bạch vệ (17 nghìn quân, 172 súng máy, 46 khẩu pháo), giải phóng Bêlêbây, buộc QĐ Bạch vệ phải rút khỏi khu vực sông Upha. CDB tạo điều kiện thuận lợi cho QĐ Xô viết tiếp tục phát triển tiến công trên hướng Xamaru - Upha (x. chiến dịch Uplia, 25.5-19.6.1919).
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2019, 10:26:46 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:36:10 pm »


        CHIẾN DỊCH BÊLÔRUTXIA (23.6-29.8.1944), chiến dịch chiến lược tiến công của QĐ LX trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45) nhằm tiêu diệt cụm quân bắc Ucraina của phát xít Đức, giải phóng Bêlôrutxia. QĐ LX tập trung một lực lượng mạnh, gồm 4 phương diện quân: Pribantich 1, Bêlôrutxia 3, Bêlôrutxia 2, Bêlôrutxia 1 (trong biên chế có Tập đoàn quân 1 Ba Lan) với số quân 1.000.000 người, 31.000 pháo và súng cối, 5.200 xe tăng và pháo tự hành, gần 5.000 máy bay. Đã đột phá cùng một lúc sáu đoạn trên chính diện tiến công l.000km, phá vỡ hệ thống phòng ngự bằng nhiều thê đội có chiều sâu của quân Đức (250- 270km), sau hợp vây và tiêu diệt được lực lượng chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung Tâm ở Minxcơ. Kết quả Đức bị tổn thất nặng, bị diệt hoàn toàn 17 sư đoàn và 3 lữ đoàn; QĐ LX giải phóng được Bêlôrutxia và một phần lãnh thổ hai nước cộng hòa Litva và Latvia, tới tận biên giới Đông Phổ. Đặc điểm của CDB là mật độ sử dụng pháo dày (150-200 khẩu pháo, cối trên lkm đoạn đột phá) và dùng phương pháp chi viện mới cho bộ binh và xe tăng bằng hỏa lực màn đạn tiến dần.

        CHIẾN DỊCH BẾN CÁT I (25-27.1.1950), chiến dịch tiến công của LLVT khu Sài Gòn - Chợ Lớn trên địa bàn h. Bến Cát (t. Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Bình Dương), nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Pháp, đánh cắt giao thông đoạn Bến Cát - Dầu Tiếng, mở rộng khu căn cứ Long Nguyên - Thanh Tuyền. Lực lượng gồm: 2 tiểu đoàn chủ lực khu, 2 đại đội độc lập, 1 đại đội trợ chiến, 2 đội công binh và lực lượng công an xung phong, dân quân du kích địa phương. Lực lượng địch tương đương 2 tiểu đoàn bộ binh, có pháo 105mm, xe bọc thép, đóng ở 2 vị trí, 4 cứ điểm, 14 tháp canh. 15 giờ 30 phút 25.1 ta nổ súng tiến công các cứ'điểm Bến Súc, Rạch Bắp, phục kích giao thông trên đường 14 (đoạn Bến Súc - cầu Suối Dứa) và chặn đánh viện binh địch trên đường 7, phá sập cầu Suối Cát. Đêm 26.1 bao vây cứ điểm Rạch Kiến và các tháp canh, kết hợp công tác địch vận nhưng không đạt kết quả. Chiều 27.1 địch tăng viện, nối lại được giao thông, ta rút quân về căn cứ Thanh Tuyền, kết thúc chiến dịch sớm hơn so với dự kiến. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 100 địch, phá hủy 3 xe bọc thép, làm gián đoạn giao thông của địch trong 3 ngày. CDBCI tuy không thực hiện đầy đủ mục đích đề ra nhưng để lại nhiều bài học kinh nghiệm tiến hành chiến dịch Bến Cát II (7.10-15.11.1950).

        CHIẾN DỊCH BẾN CÁT II (7.10-15.11.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 7 đánh quân Pháp tại khu vực Bến Cát (t. Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Bình Dương), nhằm diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, cắt đứt giao thông tiến tới giải phóng khu vực đường 7 và đường 14, phối hợp với chiến trường Bắc Bộ. Lực lượng chiến dịch gồm 3 tiểu đoàn chủ lực (303, 302 và 304), 2 đại đội binh chủng, 5 đại đội độc lập và dân quân du kích các huyện Bến Cát, Hớn Quản, Châu Thành. Trảng Bàng, Hóc Môn. Lực lượng địch có 2 tiểu đoàn bộ binh đóng ở 2 cứ điểm chính (Bến Cát, Dầu Tiếng), 4 đồn (Bến Súc, Rạch Bắp, Rạch Kiến, Bà Thiện), 17 tháp canh dọc đường 14 và đường 7. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (7-10.10), ta tiến công diệt 4 tháp canh (Xuy Nô, Kiến Điền, sở Sao, Truông Thân) nhưng đánh đồn Bến Súc chỉ diệt được một bộ phận, đánh đồn Rạch Bắp không thành công; từ 9.10 chuyển sang phục kích, phá hoại trên đường 14, đường 7... Đợt 2 (12- 30.10), kết hợp với nội ứng bao vây, bức hàng đồn Matxari, diệt và bức rút các tháp canh Làng 18, Mĩ Thành, Cây Đa. Nhíp 27, IRQ..., đánh các đoàn xe địch trên đường 13, cắt đứt đoạn đường Bến Súc đi Dầu Tiếng. Đợt 3 (30.10-15.11), đẩy mạnh hoạt động trên toàn tuyến, bao vây các đồn Rạch Bắp, Rạch Kiến, diệt đồn Bến Súc, phá sập cầu Bến Cát, cắt đứt đường 7, đánh giao thông trên đường 13... CDBCII kết thúc thắng lợi, loại khỏi chiến đấu gần 800 địch, diệt và bức rút hàng chục đồn bốt, tháp canh, phá hủy 84 xe QS. 5 đầu máy xe lửa, 7 xuồng và tàu thủy, thu nhiều vũ khí, trang bị. Là một trong những chiến dịch lớn đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ trong KCCP, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của LLVT Khu 7 về khả năng hiệp đồng tác chiến, sử dụng lực lượng và cách đánh linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:40:14 pm »


        CHIẾN DỊCH BẾN TRE (3-31.7.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên địa bàn hai huyện Chợ Lách, Mỏ Cày (Bến Tre) do BTL Khu 8 tổ chức, chỉ đạo nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch đánh chiếm Cù Lao Minh của địch, củng cố và mở rộng căn cứ du kích bắc Mỏ Cày. Lực lượng gồm 3 tiểu đoàn bộ đội chủ lực khu (307, 308 và 310), 3 đại đội địa phương và dân quân du kích. Lực lượng chiếm đóng của địch ở vùng Cái Mơn có 22 đồn bốt, vùng Giồng Keo có 1 đồn và 14 tháp canh...; lực lượng ứng chiến có 3 tiểu đoàn (501, 502 và UMDC) đóng ở tx Bến Tre, ngoài ra còn có 1 trung đoàn ở Mĩ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh sẵn sàng tăng viện khi cần thiết. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (3-12.7), ta diệt dồn Lò Heo, bao vây, uy hiếp, kết hợp binh vận buộc địch ở các bốt Hòa Khánh. Cây Đa. Bác Vật Vinh, Ông Kèo, Bà Thiết, Giáp Sang đầu hàng và rút chạy. Đợt 2 (13-31.7), sau 4 lần tiến công đồn Giồng Keo không thành công, ta chuyển sang bao vây, chặn viện và đánh dịch rút chạy, nhưng do bao vây không chặt nén chỉ tiêu hao được một bộ phận. Lực lượng cơ động của địch không đến ứng cứu nên ta không còn thời cơ đánh viện. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 250 địch, diệt và bức rút một số đồn bốt, tháp canh, giải phóng xã Tân Bình, nhưng không thực hiện được mục tiêu chính là diệt quân cơ động của địch.

        CHIẾN DỊCH BÊÔGRAT (28.9-20.10.1944), chiến dịch tiến công của Phương diện quân Ucraina 3 LX phối hợp với QĐ giải phóng dân tộc Nam Tư và lực lượng của Mặt trận yêu nước Bungari trong CTTG-II, nhằm diệt cụm quân Xecbi của phát xít Đức đóng trên lãnh thổ Nam Tư. Trong chiến dịch đã diệt được cụm quân Xecbi (20.000 quân), đánh thiệt hại phần lớn Cụm tập đoàn quân E của phát xít Đức, giải phòng thủ đô Bêôgrat và đại bộ phận lãnh thổ Xecbi. Lực lượng LX, Nam Tư và Bungari đã chiếm được các đầu mối đường giao thông quan trọng và những điểm tựa manh của địch. Cụm tập đoàn quân E buộc phải rút theo đường núi, bị QĐ Nam Tư đánh thiệt hại nặng. Thắng lợi của CDB tạo điểu kiện thuận lợi cho QĐ giải phóng dân tộc Nam Tư hoàn thành việc giải phóng đất nước và thắt chặt thêm liên minh chiến đấu giữa các dân tộc Nam Tư và LX.

        CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI (16.9-14.10.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp trên tuyến Cao Bằng - Lạng Sơn do Bộ tổng tư lệnh tổ chức, chỉ huy (chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để trực tiếp chỉ đạo chiến dịch), nhằm diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở đường giao lưu quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Lực lượng tham gia gồm Đại đoàn 308 và 2 trung đoàn bộ binh (174 và 209), 4 đại đội sơn pháo, 5 đại đội công binh của Bộ tổng tư lệnh, 3 tiểu đoàn bộ đội chủ lực (426, 428 và 888) của Liên khu Việt Bắc cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn; cách đánh chiến dịch là đánh điểm diệt viện. Quân Pháp trên tuyến phòng thủ đường 4 có 11 tiểu đoàn và 9 đại đội bộ binh (phần lớn là lính Âu - Phi), tổ chức thành những cụm cứ điểm mạnh. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (16-20.9), mở đầu bằng trận Đông Khê (16-18.9.1950), đồng thời tiến hành phá cầu đường trên đường 4 (đoạn nam Thất Khê), phục kích đánh địch ở Pắc Luông, Tha Lai, buộc bộ chỉ huy Pháp gấp rút tăng cường lực lượng cho Thất Khê, Cao Bằng để xúc tiến kế hoạch rút quân khỏi Cao Bàng. Đợt 2 (21.9- 8.10), Pháp mở cuộc hành quân Hải Cẩu lên Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực ta, nhưng không đạt mục đích, phải rút lui; đêm 30.9 đưa Binh đoàn Lơ Pagiơ (4 tiểu đoàn) từ Thất Khê lên định chiếm lại Đông Khê và đón quân ở Cao Bằng về. Do cảnh giới không chu đáo, ta để địch lọt qua trận địa phục kích ở Lũng Phầy, nhưng sau chặn được ở gần Đông Khê và liên tục tiến công ở Nà Mục, Tróc Ngà, Khâu Luông... Ngày 3.10 Pháp cho Binh đoàn Sactông (3 tiểu đoàn) rút khỏi Cao Bằng, định về khu vực điểm cao 477 hội quân với Binh đoàn Lơ Pagiơ. Ta chặn quân Sactông ở Quang Liệt, tập trung diệt Binh đoàn Lơ Pagiơ ở Cốc Xá. sau đó chuyển sang diệt Binh đoàn Sactông ở khu vực 477 (x. trận Cốc Xá, 5-8.10.1950; trận điểm cao 477, 7.10.1950), đồng thời đánh bật quân của Đờ La Bôm từ Thất Khê lên ứng cứu. Đợt 3 (9-14.10), ta cơ động lực lượng bao vây Thất Khê, Na Sầm, nhưng địch ở đây đã rút chạy (10 và 14.10); sau đó quân Pháp tiếp tục rút khỏi Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập. Lạng Giang, An Châu... Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 10 tiểu đoàn, trong đó diệt gọn 8 tiểu đoàn (diệt và bắt hơn 8.000 địch), thu hơn 3.000t vũ khí, phương tiện chiến tranh, giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn). Là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên sau 4 năm kháng chiến, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đồng thời đánh dấu bước nhảy vọt về nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo chiến dịch của QĐ ta, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh: ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự. Cg chiến dịch Lê Hổng Phong II.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:41:27 pm »


        CHIẾN DỊCH BINH CHỦNG HỢP THÀNH, chiến dịch do liên binh đoàn binh chủng hợp thành hoặc lực lượng tương đương của lục quân tiến hành với sự tham gia của lực lượng thuộc các quân chủng khác, LLVT và nhân dân địa phương.

        CHIẾN DỊCH BÌNH GIÃ (2.12.1964-3.1.1965), chiến dịch tiến công của QGPMN VN ở khu vực Bình Giã - Đức Thạnh - đường 2 (đông Sài Gòn 70km) thuộc địa bàn các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh (nay là t. Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai) và 2 huyện phía nam Bình Thuận. Mục đích: diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch bình định trọng điểm của chính quyền Sài Gòn, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng căn cứ. Lực lượng sử dụng: 2 trung đoàn bộ binh (761 và 762), 4 tiểu đoàn pháo của bộ đội chủ lực Miền, 2 tiểu đoàn (800 và 500) của Quân khu 7, Tiểu đoàn 186 của Quân khu 6 và LLVT địa phương. Diễn biến: đợt 1 (2-17.12.1964) tiến công ấp chiến lược Bình Giã và một số cứ điểm để khơi ngòi, đánh bại cuộc hành quân “Bình Tuy 33” của quân Sài Gòn đến giải tỏa, diệt gọn Chi đoàn thiết giáp 3. Đợt 2 (27.12.1964-3.1.1965) tập trung toàn bộ lực lượng, cài thế, kéo địch đến để đánh những trận quyết định bằng các hình thức tập kích, phục kích, đánh quân đổ bộ đường không. Kết quả loại khỏi chiến đấu trên 1.700 (có hàng chục cố vấn Mĩ), bắt gần 300 địch, trong đó diệt gọn Tiểu đoàn thủy quân lục chiến 4, Tiểu đoàn biệt động quân 33 và 1 chi đoàn xe cơ giới M 113 (thuộc Thiết đoàn 1), đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn khác và nhiều đại đội, bắn rơi, phá hỏng 56 máy bay, (chủ yếu là máy bay trực thăng), phá hủy 45 xe QS (phần lớn là xe M 113 có 2 xe tăng M 41), thu hơn 1000 súng các loại và gần 100 máy thông tin. CDBG đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ trên đường 2 và h. Hoài Đức, phá vỡ nhiều ấp chiến lược, giải phóng Phò Trì ven biển Hàm Tân, đảm bảo căn cứ tiếp nhận vũ khí của miền Bắc bằng đường biển, mở rộng căn cứ t. Bình Thuận. Là chiến dịch đầu tiên tác chiến tập trung của bộ đội chú lực Miền, phối hợp với bộ đội chủ lực khu và LLVT địa phương. Trong chiến dịch bộ đội ta đã vận dụng linh hoạt phương pháp tác chiến chiến dịch, phát huy sức mạnh của ba thứ quân, thực hiện tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn, từng chi đoàn thiết giáp,... để lại nhiều kinh nghiệm quý cho các chiến dịch tiếp sau, trong giai đoạn đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.


        CHIẾN DỊCH BÌNH - TÂN (29.11.1948-31.1.1949), chiến dịch tiến công quy mô lớn của QGP nhân dân TQ trên địa bàn từ Đường Cô đến Trương Gia Khẩu trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III (1946-49), nhằm giải phóng vùng Hoa Bác TQ. QGP tập trung 1.000.000 quân tiến đánh trên 500.000 quân Quốc dân đảng đóng giữ dọc tuyên đường sắt dài 500km để cố thủ Bắc Kinh và Thiên Tân. Giai đoạn 1 (29.11-20.12.1948), QGP chia cắt quân Quốc dân dàng thành các điểm cô lập (Trương Gia Khẩu, Tân Bảo An, Bắc Bình (tức Bắc Kinh), Thiên Tán, Đường Có), tiêu diệt 2 quân đoàn, 6 sư đoàn, khóa chặt đường chạy sang phía tây và xuống phía nam của đối phương. Giai đoạn 2 (20.12.1948-5.1.1949), QGP lần lượt tiêu diệt Tân Báo An, Trương Gia Khẩu, Thiên Tân, bắt tư lệnh Thiên Tân là Trần Trường Tiệp. Giai đoạn 3 (5-31.1.1949), dùng binh vận, tranh thủ Phó Tác Nghĩa (tướng chỉ huy 200.000 quân Quốc dân đảng phòng thủ Bắc Kinh), giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đến 22.1 khiến quân Quốc dân đảng ở Bắc Kinh ra khỏi thành, gia nhập QGP. 31.1 Bắc Kinh được giải phóng và toàn bộ vùng Hoa Bắc về cơ bản cũng được giải phóng. CDB-T kéo dài 64 ngày, tiêu diệt 520.000 quân Quốc dân đảng. Bắc Kinh được giải phóng là một thắng lợi của phương châm kêu gọi kết thúc chiến tranh bằng phương pháp hòa bình của ĐCS, mở đường cho giải phóng nam Trường Giang và các vùng khác ở TQ. Cg chiến dịch Kinh - Tân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:42:10 pm »


        CHIẾN DỊCH BUĐAPET (29.10.1944-13.2.1945), chiến dịch tiến công của QĐ LX nhằm tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Nam và một bộ phận của Cụm tập đoàn quân F của Đức phòng ngự trên hướng tiếp cận tới Buđapet (thủ đô Hunggari) trong CTTG-II. Lực lượng của LX có hai phương diện quân Ucraina 2 và 3 hiệp đồng với Giang đoàn Đunai. Cùng chiến đấu với QĐ LX có các chiến sĩ tình nguyện của Bungari, Rumani và Hunggari. 28.12.1944 Hunggari rút khỏi phe Trục và tuyên chiến với Đức. Phương diện quân Ucraina 2 tiến công vào Buđapet từ phía đông và đông bắc, Phương diện quân Ucraina 3 ở phía nam, hình thành thế gọng kìm hợp vây các cụm quân Đức. Quân Đức mở ba cuộc phản kích mạnh nhằm thoát vây và khôi phục lại tuyến phòng thủ dọc sông Đunai. Nhiều trận đánh quyết liệt diễn ra ở vòng vây trong và vòng vây ngoài. Sau khi đánh lui các cuộc phản kích, QĐ LX đã tiêu diệt được cụm quân Đức (188.000 quân) và giải phóng Buđapet (13.2.1945), tạo nên mối uy hiếp cắt các đường giao thông của địch tới Nam Tư.

        CHIẾN DỊCH BUGURUXLAN (28.4-13.5.1919), chiến dịch tiến công thứ nhất trong quá trình phản công của Phương diện quân Đông, do Cụm quân Nam QĐ Xô viết tiến hành nhằm chống lại QĐ Bạch vệ (chủ yếu là Tập đoàn quân Tây của lực lượng Cônsac) tại khu vực Buguruxlan, trong nội chiến và chống can thiệp ở Nga (I918-20). Quá trình tiến hành chiến dịch, Cụm quân Nam QĐ Xô viết (gồm 3 tập đoàn quân: 1, 5 và Turkêxtan) đã sử dụng 2/3 lực lượng (khoảng 42 nghìn quân), triển khai tiến công trên chính diện 220km, kết hợp đột kích vào sườn và phía sau Tập đoàn quân Tây QĐ Bạch vệ (24,5 nghìn quân), đánh tan các cụm lực lượng địch ở Buguruxlan và Xecghiepxki, tiến sâu về phía đông 120-150km. CDB thắng lợi góp phần phá vỡ kế hoạch của QĐ Bạch vệ đưa lực lượng Cônsac đến Vônga, tạo điều kiện cho QĐ Xô viết từng bước giành quyền chủ động tác chiến.

        CHIẾN DỊCH CÁNH ĐỒNG CHUM - MƯỜNG SỦI (18.12.1971-6.4.1972), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT CM Lào đánh QĐ phái hữu Lào và QĐ Thái Lan ở khu vực Cánh Đồng Chum - Long Chẹng (t. Xiêng Khoảng, Lào), nhằm tiêu diệt sinh lực, phá âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Lực lượng tham gia chiến dịch: quân tình nguyện VN có 2 sư đoàn (312 và 316), 2 trung đoàn (866 và 335) bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 1 tiểu đoàn thiết giáp; LLVT CM Lào có 9 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội pháo binh và 3 đại đội LLVT địa phương. Lực lượng địch gồm: 30 tiểu đoàn bộ binh (18 tiểu đoàn Vàng Pao, 4 tiểu đoàn QĐ Vương quốc Lào, 8 tiểu đoàn Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội máy bay T-28, 1 trung đội xe bọc thép. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1(18- 22.12.1971), ta đồng loạt tiến công vào đội hình phòng ngự của địch ở Cánh Đồng Chum, đánh chiếm Phu Tâng, Phu Tôn. Na Hin, Phu Keng, thọc sâu tập kích vào Phu Phaxay, Phu Xeo, truy quét và giải phóng toàn bộ Cánh Đồng Chum (x. trận Cánh Đổng Chum, 8-20.12.1971)-, trên hướng phối hợp, LLVT CM Lào tiến công chiếm Mường Sủi. phát triển đến Salaphukhun, Ca sỉ... Đợt 2 (23.12.1971-6.4.1972), ta tiến xuống phía nam, đánh chiếm Sảm Thông, Phu Mộc và phát triển tiến công Long Chẹng. Địch tăng viện thêm 23 tiểu đoàn tiến hành phản kích chiếm lại Sảm Thông; ta tiếp tục tiến công, giành giật quyết liệt với địch ở Phu Mộc, Sảm Thông, Nậm Ché, sau đó chuyển sang phòng giữ Cánh Đồng Chum, kết thúc chiến dịch. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 8.000 địch (bắt 1.137), bắn rơi và phá hủy 143 máy bay, thu 30 khẩu pháo, 106 súng cối; giải phóng Cánh Đồng Chum, làm thất bại âm mưu của Mĩ sử dụng QĐ phái hữu Lào và quân Thái Lan lấn chiếm vùng giải phóng ở Lào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:43:09 pm »


        CHIẾN DỊCH CAO BẮC LẠNG (15.3-30.4.1949), chiến dịch tiến công của LLVTND VN đánh vào tuyến phòng thủ đường 4 và lực lượng chiếm đóng của Pháp ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, nhằm diệt sinh lực và triệt đường tiếp tế của dịch trên vùng Đông Bắc, làm tan rã khối ngụy quân, buộc địch phải rút khỏi Bắc Kạn. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 trung đoàn bộ binh (28, 72 và 74) của Liên khu 1, 4 tiểu đoàn bộ binh (29, 35, 23 và 18), Tiểu đoàn pháo binh 410 và 2 đại đội trợ chiến, 1 đại đội công binh của Bộ tổng tư lệnh cùng LLVT địa phương, do BTL Liên khu 1 tổ chức, chỉ huy. Để đánh lạc hướng địch, phối hợp với chiến dịch, ta mở chiến dịch Đông Bắc II (4.3-30.4.1949) và các mặt trận Trung Du, đường 5. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (15.3-14.4), phục kích các đoàn xe địch trên đường Cao Bằng - Thất Khê, tiến công diệt các đồn Bản Trại, Đèo Khách, uy hiếp cứ điểm Bông Lau, thị trấn Thất Khê, pháo kích thị trấn Na Sầm; đánh đồn Bản Ne, Nà Leng, bức rút hai vị trí Bình Nhi, Nà Mần, chặn đánh viện binh địch từ Thất Khê lên ứng cứu cho Bản Trại. Từ cuối 3.1949 nhiều lần pháo kích sân bay Mai Pha, tx Lạng Sơn và Cao Bằng, đánh giao thông trên đường Đông Khê - Phục Hoà. Đợt 2 (25-30.4), chuyển sang đánh địch cơ động là chính, mở đầu bằng trận Bông Lau - Lũng Phầy (25.4.1949); bao vây tiến công một số đồn bốt trên đoạn Cao Bằng - Trà Lĩnh, diệt đồn Bản Pát, phát động chiến tranh du kích đánh quấy rối ở nhiều nơi buộc địch ở Pò Mã, Pò Pao rút chạy. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 1.400 địch, phá hủy hơn 80 xe QS, san bằng và bức rút hàng chục đồn bốt, nhưng do ham đánh điểm nên bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt viện và chưa thực hiện được mục tiêu chủ yếu là làm tê liệt đường 4. Cg chiến dịch Đường 4.


        CHIẾN DỊCH CAO LÃNH (26.1-1.2.1950), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 trên địa bàn tổng An Tịnh (h. Cao Lãnh, t. Sa Đéc, nay thuộc t. Đổng Tháp) nhằm tiêu hao sinh lực, phá vỡ hệ thống lô cốt, tháp canh của quân Pháp, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng cơ sở CM trong vùng địch tạm chiếm. Lực lượng gồm: Trung đoàn bộ binh 115 (có 1 tiểu đoàn tập trung và 1 đại đội trợ chiến), Tiểu đoàn 309 chủ lực  khu, 1 trung đội thủy lôi, 1 trung đội du kích tập trung, công an xung phong, quốc vệ đội và dân quân du kích địa phương. Lực lượng địch có: 2 đại đội lính Hòa Hảo và 1 đại đội lê dương. Từ 22.1 ta triển khai kế hoạch tác chiến, tổ chức lực lượng (gồm các bộ phận vây đồn, chặn viện, đánh tàu trên sông Cao Lãnh, vũ trang tuyên truyền), đồng thời tiến hành hoạt động nghi binh đánh lạc hướng địch. Đêm 26.1 nổ súng tiến công và bao vây các đồn Tân An, hội đồng Vinh, Ông Nhất; sáng 27.1 tiếp tục tiến công kết hợp với bộ phận vũ trang tuyên truyền tiến hành các hoạt động mít tinh, phát truyền đơn, diệt tề, trừ gian, làm chủ- 6 xã của tổng An Tịnh. Trong các ngày 28-31.1 ta tăng cường lực lượng chặn đánh viện binh trên sông Cao Lãnh; bao vây, tiến công, bức hàng, bức rút hàng loạt vị trí địch; bắn đạn cối vào thị trấn Cao Lãnh... Sau 6 ngày chiến đấu, ta tiến hành 19 trận, diệt và bắt hơn 180 địch, bắn chìm và phá hỏng 2 tàu chở quân, giải phóng 3 xã (Tân An, hòa An, Tân Thuận Tây) với khoảng 6.000 dân, hoàn thành cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

        CHIẾN DỊCH CÁO SA MẠC (16-19.12.1998), chiến dịch tiến công đường không của Mĩ - Anh vào Irắc nhằm phá hủy tiềm lực quốc phòng, LLVT, kích động lật đổ tổng thống Satđam Hutxen. CDCSM được tiến hành với lí do trừng phạt Irắc không chịu hợp tác với ủy ban đặc biệt của LHQ về thanh tra vũ khí (UNSCOM). Bắt đầu lúc 20 giờ (GMT) 16.12, kéo dài 70 giờ với 4 đợt không kích; sử dụng 650 lần chiếc máy bay, hơn 400 tên lửa hành trình và 600 bom có điều khiển, đánh vào hơn 100 mục tiêu mà Mĩ cho là cơ sở sản xuất, tàng trữ vũ khí, trung tâm chỉ huy, căn cứ QS của Irắc, nhưng thực tế có nhiều mục tiêu dân sự bị đánh phá, làm 70 dân thường chết, Hàng trăm người khác bị thương. 19.12 chiến dịch kết thúc mà không đạt được mục đích chủ yếu là phá hủy lực lượng QS, kích động lật đổ, đè bẹp ý chí của quân và dân Irắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:45:07 pm »


        CHIẾN DỊCH CẤP QUÂN KHU, chiến dịch do LLVT quân khu (và tương đương) tiến hành, nhằm tiêu diệt, đánh bại quân địch trên địa bàn quân khu (địa bàn tác chiến). CDCQK phòng ngự, tiến công, phản công, có thể diễn ra trong thời kì đầu hay trong quá trình chiến tranh, trên một hướng (khu vực) hoặc trên một số hướng (khu vực); có thể được tăng cường và hiệp đồng tác chiến với lực lượng cơ động của BQP. CDCQK do BTL quân khu hoặc tương đương chỉ huy.

        CHIẾN DỊCH CẨU KÈ (7-26.12.1949), chiến dịch tiến công của LLVT Khu 8 vào tuyến phòng thù cúa quân Pháp ở Cầu Kè - Tiểu Cần (Trà Vinh), nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá hệ thống đồn bốt, tháp canh, giải tán bảo an, phá tề điệp, cắt giao thông của địch từ Trà Vinh về Cầu Kè, tạo thế đứng cho bộ đội chủ lực. Lực lượng ta gồm 3 tiểu đoàn chủ lực khu, 3 đại đội địa phương, 4 trung đội độc lập và dân quân các huyện Cầu Kè, Tam Bình, Tiểu Cần. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có gần 700 quân chiếm đóng, 2 tiểu đoàn cơ động. Phương châm tác chiến: đánh điểm, diệt viện. Chiến dịch diễn ra ba đợt. Đợt 1 (7-9.12), ta tiến công diệt các cứ điểm Bát Sa Ma và Chông Nô, bao vây quận lị Cầu Kè đề nhử viện. Đợt 2 (10-12.12). triển khai trận địa đánh viện tại Phong Phú, diệt một bộ phận của tiểu đoàn lính Marốc từ Trà Vinh lên ứng cứu nhưng bỏ lỡ cơ hội diệt địch từ Cầu Kè ra đón quân viện. Đợt 3 (13-2642), tiếp tục vây Cầu Kè để diệt viện, đánh giao thông trên đường Trà Vinh - Tiểu Cần, tiến công đánh chiếm Lò Ngò, chặn đánh 2 đại đội địch đến ứng cứu, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội quân dù tại cánh đồng Lò Ngò... Là chiến dịch đầu tiên ở Nam Bộ trong KCCP vận dụng sáng tạo cách đánh điểm và vây điểm để diệt viện nên giành thắng lợi lớn, diệt, bắt và gọi hàng hơn 600 địch, thu hơn 300 súng các loại, phá vỡ hệ thống phòng ngự tháp canh của địch trên đoạn Tiểu Cần - Cầu Kè.



        CHIẾN DỊCH CHIẾN LUỢC, chiến dịch do tập đoàn chiến lược của LLVT (liên binh đoàn và binh đoàn của các quân chủng) và các lực lượng khác tiến hành theo một ý định và kế hoạch thống nhất, nhằm thực hiện những mục đích chiến lược nhất định, có khi nhằm kết thúc chiến tranh; một hình thức tác chiến chiến lược. CDCL do bộ tổng tư lệnh hoặc do tư lệnh chiến trường tổ chức và chỉ huy. Có CDCL tiến công, CDCL phản công, CDCL phòng ngự; được tiến hành trên chiến trường (hướng chiến lược) trên bộ, trên biển (đại dương) trên không. Việc xây dựng các tập đoàn chiến lược của LLVT để tiến hành CDCL tùy thuộc vào quy mô và tính chất chiến tranh. CDCL ra đời trong LTTG-I (một số yếu tố của nó đã xuất hiện trong các cuộc chiến tranh trước đó), được hoàn thiện thêm một bước quan trọng trong CTTG-II dưới dạng chiến dịch của cụm phương diện quân (nhiều cụm tập đoàn quân) với sự tham gia của các liên binh đoàn và binh đoàn không quân, phòng không; khi CDCL được tiến hành trên bờ biển còn có các liên binh đoàn và binh đoàn hải quân. CDCL có bước phát triển mới về chất trong tiến cồng, phản công cũng như trong phòng ngự, do LLVT được trang bị vũ khí tên lửa hạt nhân và vũ khí, phương tiện kĩ thuật mới. Ở VN, những yếu tố của CDCL đã có từ trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược thời phong kiến; được tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong KCCP (chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954...); trong KCCM (chiến dịch Hồ Chí Minh, 1975...) và cho đến ngày nay.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM