Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:49:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15321 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:20:14 pm »


        CHỈ HUY VƯỢT SÔNG, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan trong việc tổ chức và chỉ huy bộ đội vượt sông. Cơ sở của CHVS là kế hoạch vượt sông. Trong quá trình CHVS có thể bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vượt sông, kịp thời phát hiện và xử trí các tình huống. CHVS phải chặt chẽ, liên tục từ khi vào khu vực tạm dùng, ra bến vượt, lên phương tiện, vượt sông, cho đến khi vượt sông xong.

        CHỈ LỆNH, lệnh giao nhiệm vụ cụ thể về từng mặt hoạt động cho cấp dưới. Có: CL tác chiến, CL sẵn sàng chiến đấu, CL bảo đảm hoạt động tác chiến và bảo đảm tác chiến, CL dự báo (chỉ lệnh sơ bộ)... CL tác chiến giao nhiệm vụ cụ thể về từng mặt tác chiến, quy định thứ tự và phương pháp tiến hành cho cấp dưới để thực hiện mệnh lệnh tác chiến của người chỉ huy. CL bảo đảm hoạt động tác chiến là giao nhiệm vụ cụ thể về từng mặt bảo đảm như bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, bảo đảm hóa học, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn... CL dự báo là lệnh báo trước cho cấp dưới phải tiến hành một số công việc cần thiết trước khi có mệnh lệnh chính thức, để cấp dưới có thêm thời gian và chủ động chuẩn bị cho nhiệm vụ tác chiến mới. CL nói miệng trực tiếp hoặc chuyển đạt qua phương tiện thông tin liên lạc được cơ quan tham mưu ghi thành văn bản gửi cấp dưới và lưu.

        CHỈ LỆNH BẢO ĐẢM CÔNG BINH, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới bảo đảm công binh trong tác chiến. Nội dung CLBĐCB gồm: đánh giá tình hình có liên quan, xác định nhiệm vụ, sử dụng lực lượng công binh và các binh chủng, biện pháp tiến hành, thời gian bắt đầu và hoàn thành các nhiệm vụ. CLBĐCB được thể hiện bằng văn bản theo một quy cách thống nhất trong điều lộ công tác tham mưu tác chiến. Do tham mưu trưởng và chủ nhiệm công binh kí.

        CHỈ LỆNH BẢO ĐẢM HÓA HỌC, chỉ lệnh giao nhiệm vụ và xác định phương pháp tiến hành bảo đảm hóa học cho các đơn vị thuộc quyền. CLBĐHH gồm: tóm tắt tình hình địch đã hoặc có thể sử dụng vũ khí hủy diệt lớn; nhiệm vụ và những phương pháp bảo đảm hóa học của đơn vị; sự chi viện của cấp trên về bảo đảm hóa học; quy định thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị và chế độ báo cáo bảo đảm hóa học. CLBĐHH do cơ quan hóa học soạn thảo.

        CHỈ LỆNH BẢO ĐẢM TÁC CHIẾN, chỉ lệnh giao nhiệm vụ về từng mặt bảo đảm tác chiến cho cấp dưới; thuộc văn kiện chỉ huy. Có chỉ lệnh bảo đảm: trinh sát, công binh, thông tin, hóa học, hậu cần, kĩ thuật... Nội dung phụ thuộc vào tính chất từng mặt bảo đảm, thường gồm: tình hình địch trực tiếp liên quan; nhiệm vụ, phương pháp bảo đảm; tổ chức, bố trí lực lượng; hoạt động của cấp trên, đơn vị bạn và địa phương có liên quan; các mốc thời gian, chế độ báo cáo. Căn cứ quyết tâm tác chiến, chỉ lệnh của cơ quan binh chủng, bộ đội chuyên môn, ngành để soạn thảo CLBĐTC.

        CHÍ LỆNH CHIẾN ĐẤU PHÁO BINH, chỉ lệnh giao nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị pháo binh cấp dưới. Nội dung CLCĐPB: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình liên quan; nhiệm vụ pháo binh; tổ chức hỏa lực, bố trí đội hình; các công tác bảo đảm chủ yếu, phân chia sử dụng đạn; biện pháp hiệp đồng; các mốc thời gian chính... Do cơ quan tham mưu pháo binh soạn thảo, được truyền đạt bằng văn bản hay bằng lời. Khi thời gian chuẩn bị chiến dịch (trận đánh) hạn chế, căn cứ ý định của người chỉ huy cấp trên, có thể ra CLCĐPB sơ bộ, tạo điều kiện cho cấp dưới kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Cg chỉ lệnh sử dụng pháo binh hay chỉ lệnh pháo binh.

        CHỈ LỆNH CÔNG TÁC KĨ THUẬT, chỉ lệnh của chủ nhiệm kĩ thuật giao nhiệm vụ kĩ thuật cho cấp dưới. Do cơ quan kĩ thuật (tham mưu kĩ thuật) soạn thảo sau khi kế hoạch công tác kĩ thuật được phê chuẩn. Trong thời bình có CLCTKT năm, nội dung gồm: phương hướng, mục tiêu; chỉ tiêu nhiệm vụ và chỉ tiêu bảo đảm trang bị, bảo đảm kĩ thuật; nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ, môi trường và thông tin khoa học kĩ thuật QS; nhiệm vụ quản lí kĩ thuật và huấn luyện kĩ thuật; nhiệm vụ động viên kĩ thuật; chế độ kiểm tra, báo cáo và công tác xây dựng ngành. Trong thời chiến (sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu), có: CLCTKT dự báo và CLCTKTchính thức. CLCTKT dự báo, nội dung gồm: dự báo nhiệm vụ kĩ thuật của đơn vị; các yếu tố chủ yếu để làm kê hoạch bảo đảm kĩ thuật, bảo đảm trang bị; các mốc thời gian chính phải hoàn thành nhiệm vụ được giao; quy định chế độ báo cáo. CLCTKT chính thức gồm: nhiệm vụ công tác kĩ thuật, yêu cầu theo các mốc thời gian quy định; quy định lượng đạn, biện pháp, cách thức bổ sung đạn...; thời gian, vị trí triển khai kho đạn cấp mình; dự kiến tỉ lệ vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng; thông báo lực lượng, phương tiện kĩ thuật được tăng cường và thời gian, địa điểm có mặt; thời gian triển khai các phân đội kĩ thuật cấp mình và cấp trên; đường cứu kéo và các khu tập trung vũ khí, trang bị kĩ thuật hư hỏng; nội dung huấn luyện bổ sung; phương án bảo vệ cơ quan, cơ sở kĩ thuật; tiếp nhận và phân phối lực lượng động viên (nếu có); địa điểm, thời gian bắt đầu làm việc của các SCH; quy định chế độ báo cáo. CLCTKT chỉ trích nội dung có liên quan đến đơn vị được nhận.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:21:41 pm »


        CHỈ LỆNH DỰ BÁO, chỉ lệnh báo trước cho cấp dưới tiến hành một số công việc cần thiết trước khi nhận nhiệm vụ chính thức, để cấp dưới có nhiều thời gian và chủ động chuẩn bị tác chiến. CLDB thường ban hành sau khi người chỉ huy nhận nhiệm vụ và sơ bộ có ý định tác chiến. Nội dung gồm: thông báo tóm tắt tình hình địch; dự kiến nhiệm vụ các đơn vị; những nội dung cần chuẩn bị (lực lượng phương tiện, vật chất, đường cơ động...); thời gian hoàn thành những công việc được giao; thời gian, địa điểm nhận lệnh chính thức. CLDB do cơ quan tác chiến soạn thảo, người chỉ huy hoặc tham mưu trưởng kí. Cg chỉ lệnh sơ bộ.

        CHỈ LỆNH HẬU CẨN, chi lệnh về tiến hành công tác hậu cần. Có CLHC cấp chiến lược, CLHC chiến dịch và CLHC chiến thuật. Trong tác chiến nội dung CLHC gồm: nhiệm vụ hậu cần, tổ chức và bố trí lực lượng, di chuyển hậu cần, các quy định về đường vận tải và trách nhiệm quản lí, bảo dưỡng, dự trữ, tiêu thụ vật chất hậu cần, dự kiến tỉ lệ thương binh, bệnh binh và phân cấp điều trị, phạm vi cứu chữa vận chuyển thương binh, bệnh binh, công tác vệ sinh phòng dịch và phòng chống vũ khí hóa học, sinh học, thời gian, địa điểm bổ sung vật chất và trách nhiệm vận chuyển, bảo đảm cho đơn vị tăng cường, phối thuộc, quyền hạn phạm vi khai thác hậu cần tại chỗ, thu hồi và sử dụng chiến lợi phẩm: phòng tránh, canh phòng, chiến đấu bảo vệ hậu cần, thời gian địa điểm triển khai làm việc của SCH hậu cần, thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị, sứ dụng phương tiện thông tin liên lac và báo cáo. Thời bình có chỉ lệnh công tác hậu cần năm, nửa năm (6 tháng); bao gồm: nhiệm vụ chung, chi tiêu biện pháp bảo đảm hậu cần sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm đời sống (ăn, mặc, ở và sức khỏe), công tác xây dựng quản lí nhà đất, công tác xăng dầu, vận tải, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, quản lí tiết kiệm và xây dựng ngành.

        CHỈ LỆNH HUẤN LUYỆN, chỉ lệnh cụ thể hóa mệnh lệnh huấn luyện của người chỉ huy cho các đơn vị thuộc quyền (nhà trường, đơn vị). Gồm: nội dung, chỉ tiêu yêu cầu phải đạt được cho từng đối tượng (cán bộ chỉ huy, cơ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kĩ thuật...); những biện pháp chính để thực hiện huấn luyện, công tác bảo đảm vật chất, kĩ thuật cho huấn luyện, các mốc thời gian (bắt đầu, kết thúc, kiểm tra, hội thao, diễn tập, bắn đạn thật...). CLHL phải căn cứ tình hình, đặc điểm của đơn vị (nhà trường), nhiêm vụ huấn luyện được giao.

        CHỈ LỆNH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, chỉ lệnh giao nhiệm vụ và xác định các biện pháp phòng chống vũ khí hủy diệt lớn cho các đơn vị thuộc quyền. CLPCVKHDL do cơ quan tham mưu các cấp chủ trì soạn thảo. Nội dung gồm: khái quát tình hình, khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn của địch; thông báo các hoạt động liên quan của cấp trên, đơn vị bạn và cấp mình; nhiệm vụ và các biện pháp phòng chống vũ khí hủy diệt lớn mà đơn vị phải thực hiện; thời gian hoan thành công tác chuẩn bị và chế độ báo cáo.

        CHỈ LỆNH SƠ BỘ nh CHỈ LỆNH DỰ BÁO

        CHỈ LỆNH TÁC CHIẾN, chỉ lệnh quy định thứ tự và phương pháp tiến hành từng mặt tác chiến để thực hiện mệnh lệnh tác chiến của người chỉ huy. Nội dung CLTC thường gồm: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình có liên quan; nhiệm vụ đơn vị (binh chủng, quân chủng, bộ đội chuyên môn, ngành); tổ chức, bố trí lực lượng (chiến đấu, bảo đảm); biện pháp hiệp đồng và bảo đảm; các mốc thời gian. CLTC có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng, do tham mưu trưởng, chú nhiệm binh chúng (bộ đội chuyên môn) kí chịu trách nhiệm.

        CHỈ LỆNH TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới về nhiệm vụ, hoạt động tác chiến phòng không. Nội dung gồm: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình có liên quan; nhiệm vụ phòng không và các đơn vị, tổ chức bô trí lực lượng phòng không; biện pháp hiệp đồng và bảo đảm; các mốc thời gian. CLTCPK do cơ quan tham mưu phòng không - không quân soạn thảo.

        CHỈ LỆNH THÔNG TIN LIÊN LẠC, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới về tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc. CLTTLL góm: kết luận về đánh giá tình hình các mặt ảnh hường đến thông tin liên lạc; nhiệm vụ, tổ chức hệ thống thông tin liên lạc; các biện pháp thông tin liên lạc; các biện pháp chính trong triển khai, bảo đảm thông tin liên lạc; các mốc thời gian chính. CLTTLL do cơ quan tham mưu thông tin liên lạc soạn thảo.

        CHỈ LỆNH TRINH SÁT, chỉ lệnh cho các đơn vị cấp dưới tổ chức trinh sát trong tác chiến. Nội dung CLTS gồm: kết luận về đánh giá tình hình địch, ta, địa hình; nhiệm vụ trinh sát (phạm vi trinh sát, hướng, khu vực, mục tiêu tập trung nỗ lực và nhiệm vụ trinh sát cụ thể); phương pháp tiến hành trinh sát; tổ chức, sử dụng lực lượng trinh sát; tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng trinh sát (quy định địa điểm, thời gian, mật khẩu, ám hiệu...); công tác bảo đảm trinh sát; thời gian báo cáo kế hoạch trinh sát. CUTS do cơ quan tham mưu trinh sát quân báo soạn thảo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:24:43 pm »


        CHỈ SỐ M, tỉ số giữa tốc độ chảy của dòng khí hoặc tốc độ di chuyển của vật thể trong môi trường khí (v) và tốc độ âm thanh (a) trong cùng môi trường khí đó, ở cùng nhiệt độ và áp suất; M=v/a. Một đặc trưng quan trọng của dòng khí, một tiêu chuẩn đồng dạng cơ bản trong tính toán khí động học, đặc biệt trong trường hợp không thể bỏ qua tính nén được của khí và thường dùng đặc trưng cho tốc độ của vật thể bay. Trong trường hợp này, tốc độ bay được so sánh với tốc độ truyền âm ở cùng một vị trí của khí quyển. Chuyển động với M<1 được gọi là dưới âm, M~1 là cận âm, M>1 là vượt âm và M>5 là siêu âm (siêu vượt âm). Giá trị CSM được ghi sau kí hiệu M, vd: M 2; M 3,5...

        CHỈ SỐ ÔCTAN, chỉ số đặc trưng cho tính chống kích nổ của xăng trong động cơ đốt trong. Được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (theo thể tích) của thành phần izôôctan (C8H18, có CSÔ quy ước là 100) trong hỗn hợp với n-heptan (n-C7H16, có CSÔ quy ước là 0); sao cho hỗn hợp này có cùng đặc tính chống kích nổ (cùng xuất hiện hiện tượng kích nổ) với xăng cần xác định CSỔ ở các điều kiện thử nghiệm như nhau (động cơ, nhiệt độ...). CSÔ càng cao thì khả năng chống kích nổ càng lớn và thường được ghi trong kí hiệu loại xăng, vd: A72, A76, AY93 có CSÔ là 72, 76, 93%. Để nâng cao CSÔ phải cho phụ gia đặc biệt.

        CHỈ SỐ XÊTAN, chỉ số đặc trưng cho tính tự bốc cháy của nhiên liệu điêzen trong động cơ đốt trong. Được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (theo thể tích) của thành phần n-xêtan (n-C16H34, một cacbua hiđrô no, có CSX quy ước là 100) trong hỗn hợp với α-mêtylnaphtalen (α-C01H7CH3, một cacbua hiđrô thơm, có CSX quy ước là 0); sao cho hỗn hợp này có cùng khả năng tự bốc cháy với nhiên liệu cần xác định CSX ở các điều kiện thứ nghiệm như nhau (động cơ, nhiệt độ...). CSX càng cao thì nhiên liệu càng dễ cháy. Nhiên liệu điêzen có CSX trong khoảng 40-50. Để nâng cao CSX phái cho phụ gia đặc biệt.

        CHỈ THỊ, những yêu cầu do người chỉ huy hoặc cơ quan cấp trên đề ra và hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, chấp hành những quy tắc, quy định, chế độ nhất định (có tính chất mệnh lệnh). Có CT: bằng văn bản, bằng miệng; chung, riêng. Khi ra CT: phải rõ ràng, chính xác, kịp thời, có tính khả thi. Khi nhận được CT, cấp dưới phải chấp hành và phải báo cáo kết quả thực hiện.

        CHỈ THỊ BẢO ĐẢM, chỉ thị quy định các biện pháp và hành động mà các đơn v| cấp dưới phải tiến hành, nhằm thực hiện mệnh lệnh và quyết tâm tác chiến. Khi ra CTBĐ phái căn cứ vào mệnh lệnh tác chiến của cấp mình và của cấp trên, nội dung phải toàn diện, nhưng tập trung, thiết thực. Có: CTBĐ chiến đấu (trinh sát, thông tin, phòng không, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, tác chiến điện tử...) và CTBĐ hậu cần, kĩ thuật; có CTBĐ riêng từng mặt hoặc tổng hợp. Cơ quan tham mưu căn cứ vào CTBĐ của người chỉ huy cấp mình và cấp trên để tổ chức các mặt bảo đảm và theo dõi thực hiện.

        CHỈ THỊ HIỆP ĐỒNG, chỉ thị hướng dẫn các đơn vị tham gia tác chiến hành động thống nhất theo nhiệm vụ, thời gian, khu vực, hướng, giai đoạn, đợt tác chiến, tạo sức mạnh tổng hợp tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. Khi ra CTHĐ phải căn cứ vào quyết tâm, kế hoạch tác chiến, kế hoạch hiệp đồng của cấp mình, chỉ thị hiệp đồng của cấp trên. Nội dung CTHĐ gồm: các giai đoạn, đợt tác chiến, nhiệm vụ, mục tiêu, thời gian và cách đánh; nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị thuộc quyền, phối thuộc chi viện. Người chỉ huy ra CTHĐ (hoặc ủy quyền cho tham mưu trưởng) sau khi phê chuẩn quyết tâm tác chiến của các đơn vị thuộc quyền hoặc ngay sau khi hạ lệnh chiến đấu.

        CHỈ THỊ “HÒA ĐỂ TIỂN” (9.3.1946), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương giải thích cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ chủ trương của Đảng và chính phủ VN DCCH trong việc kí Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946). Chi thị vạch rõ việc kí hiệp định là. nhằm tạm thời hòa hoãn với Pháp, nhanh chóng đẩy 200.060 quân Tưởng về nước, tránh tình thế bất lợi cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đồng thời tranh thủ thời gian chấn chỉnh đội ngũ CM, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn CM mới. Chỉ thị phê phán những khuynh hướng sai lầm "tả” hoặc “hữu” có thể nảy sinh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nhấn mạnh phải cảnh giác đề phòng sự bội ước của thực dân Pháp, tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trên cả nước mà Đảng ta biết chắc là không tránh khỏi. CT"HĐT” thể hiện tính nguyên tắc và sự mềm dẻo về sách lược của Đảng đưa CM VN vượt qua bước hiểm nghèo trong thời kì đất nước mới giành được độc lập.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:25:46 pm »


        CHỈ THỊ “KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC” (25.11.1945), chỉ thị của BCHTƯĐCS Đông Dương về nhiệm vụ chiến lược của CM VN thời kì sau tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nước VN DCCH mới ra đời (2.9.1945), đứng trước nhiều khó khăn: chính quyền mới xây dựng, QĐ non trẻ, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe dọa, lại phải đối phó với chiến tranh xâm lược của Pháp ở phía nam, mưu toan lật đổ của quân Tưởng và tay sai ở phía bắc. Chỉ thị nhận định: CM VN lúc này vẫn là CM giải phóng dân tộc, kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược; nhiệm vụ cần kíp trước mắt là củng cố chính quyền, chống xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ cụ thể: về chính trị. tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội, thông qua hiến pháp, lập chính phủ chính thức, củng cố Việt Minh, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, phân hóa và cô lập kẻ thù; về QS, động viên, tổ chức toàn dân kháng chiến, xây dựng các căn cứ kháng chiến, vận dụng chiến thuật du kích và thực hiện bất hợp tác triệt để với địch...; về kinh tế, phát động tăng gia sản xuất, bài trừ nạn đói, khuyến nông, mở lại các nhà máy, lập Quốc gia ngân hàng, phát hành giấy bạc...; về văn hóa, chống nạn mù chữ, xây dựng nền văn hóa mới... CT“KCKQ” là cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trước tình hình mới, có tác dụng chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập mới giành được của nhân dân VN.

        CHỈ THỊ MỤC TIÊU, thông báo tin tức về tên gọi, vị trí (hướng, cự li) đặc điểm, tính chất... của mục tiều tác chiến cho SCH các cấp, các đài quan sát, các phương tiện trinh sát, các phương tiện hỏa lực để tiến hành quan sát, trinh sát, nhanh chóng phát hiện mục tiêu và sẵn sàng tiêu diệt hoặc nắm vững hướng hành tiến tới mục tiêu tác chiến. Phương pháp CTMT, có: CTMT theo tọa độ, vật chuẩn, theo bản đỗ. ảnh hàng không; bắn đạn vạch đường, đạn khói, thả bom khói... Khi CTMT phải quy định thống nhất mật danh, mật khẩu, hệ tọa độ, vật chuẩn, tín hiệu... và phải kịp thời, chính xác.

        CHỈ THỊ “NHẬT PHÁP BẮN NHAU VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA” (12.3.1945), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương về nhiệm vụ của CM VN sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945). Nội dung: vạch rõ mục đích, tính chất cuộc đảo chính, xác định kẻ thù chính, duy nhất trước mắt là phát xít Nhật, phân tích những cơ hội tốt giúp cho điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi, nêu nhiệm vụ cần kíp trước mắt của CM VN là phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao như bất hợp tác với địch, bãi công, bãi thị, chống sưu thuế, biểu tình thị uy, phá hoại, đánh du kích... sẵn sàng tiến lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập các ủy ban dân tộc giải phóng: phát triển các đội du kích; thành lập VN giải phóng quân, các ủy ban QS CM (ủy ban khởi nghĩa), thống nhất các chiến khu, huấn luyện QS cho cán bộ và bộ đội; thân thiện với những người Pháp thành thật chống Nhật; chủ động đánh đuổi quân Nhật để giải phóng đất nước đồng thời sẵn sàng hợp tác với quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật... CT"NPBNVHĐCCT” là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, các tổ chức CM và nhân dân VN trong cao trào chống Nhật, cứu nước, có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của tồng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

        CHỈ THỊ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA ÁI QUỐC (27.3.1948), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương về động viên toàn dân, toàn quân nâng cao nhiệt tình CM và trí sáng tạo, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ để chuyển cuộc KCCP sang giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: mục đích thi đua là “làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công”; mọi người, mọi ngành đều thi đua; thi đua về mọi mặt QS, chính trị, kinh tế, văn hóa...; nhấn mạnh việc đặt kế hoạch, tổ chức, động viên, kiểm tra đôn đốc và thưởng phạt kịp thời. Chỉ thị đã dấy lên phong trào thi đua yêu nước rộng khắp, trở thành một động lực lớn thúc đẩy cuộc KCCP phát triển thắng lợi.

        CHỈ THỊ THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN, chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh (12.1944) về thành lập đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND VN. Nội dung đề cập một số vấn đề về đường lối QS của Đảng: kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân: nguyên tắc xây dựng LLVT CM, phương châm xây dựng ba thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp QS với chính trị của các LLVT, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật của LLVT. Khi giao nhiệm vụ cho Võ Nguyên Giáp thực hiện chỉ thị, lãnh tụ Hồ Chí Minh căn dặn: “phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được. Tổ chức của Đội phải lấy chi bộ đảng làm hạt nhân lãnh đạo”, “trong vòng một tháng phải có hoạt động để gây tin tưởng cho các chiến sĩ và gây truyền thống hành động tích cực nhanh chóng cho bộ đội”. CTTLĐVNTlGPQ đặt cơ sở lí luận và thực tiễn cho sự nghiệp xây dựng các LLVTND-VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:27:48 pm »


        CHỈ THỊ “TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN” (12.12.1946), chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương về đường lối KCCP chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc (19.12.1946). Chỉ thị nêu rõ: mục đích kháng chiến là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và thống nhất; đường lối kháng chiến là toàn dân. toàn diện, trường kì; chính sách kháng chiến là đoàn kết toàn dân, đoàn kết với nhân dân hai nước Lào, Campuchia, với nhân dân Pháp và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới; phương châm tác chiến là triệt để dùng du kích chiến và vận động chiến, thực hiện “mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài”; vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, cướp súng giặc đánh giặc, sản xuất một phần vũ khí; kiện toàn các cơ quan chỉ đạo kháng chiến từ chính phủ tới các địa phương, củng cố Mật trận dân tộc thống nhất, vận động nhân dân tăng gia sản xuất để tự cấp, tự túc về mọi mặt. Cùng với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ” của chủ tịch Hồ Chí Minh (20.12.1946), CTTDKC” đã sớm đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân, để chỉ đạo cuộc KCCP đến thắng lợi.

        CHỈ THỊ VỂ SỬA SOẠN KHỞI NGHĨA (7.5.1944), chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc gấp rút chuẩn bị lực lượng và đón thời cơ để khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Nội dung chính: lực lượng khởi nghĩa là toàn dân. nhưng phải có những đội vũ trang CM được tập luyện xông ra trước, vì vậy phải phát triển các đội tự vệ, du kích; trang bị vũ khí bằng cách tự chế tạo. mua hoặc chiếm của địch; đánh theo lối du kích; thời cơ khởi nghĩa là lúc kẻ thù đang hoang mang chia rẽ, các đoàn thể cứu quốc và chiến sĩ CM đã sẵn sàng hành động, đông đảo nhân dân tán thành khởi nghĩa và ủng hộ CM... CTVSSKN đã xác định những vấn đề cơ bản về khởi nghĩa vũ trang, có tác dụng thúc đẩy các cuộc khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị điều kiện để tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

        CHỈ THỊ VỀ TỔ CHỨC CÁC ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG (16.4.1945), chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc thành lập ủy ban dân tộc giải phóng các cấp - hình thức chính quyền CM trước tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Chỉ thị nêu rõ ủy ban dân tộc giải phóng được tổ chức từ trung ương đến cơ sở (thôn, xã, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ. trường học, công sở. trại lính...) do Việt Minh lãnh đạo, có nhiệm vụ động viên, tổ chức nhân dân đấu tranh chống Nhật, cứu nước, phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ trật tự trị an trong khu giải phóng... Trong phạm vi cả nước, ủy ban dân tộc giải phóng VN đảm nhiệm chức năng của Chính phủ CM lâm thời. Sau khi tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi, các ủy ban dân tộc giải phóng hết nhiệm vụ, được thay thế bằng chính quyền CM chính thức ở các cấp. Việc thành lập các ủy ban dân tộc giải phóng có tác dụng tập dượt cho nhân dân VN nắm và giữ chính quyền trong thời kì tiền khởi nghĩa.

        CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG XĂNG DẨU, các thông số cơ bản về tính chất hóa - lí của xăng dầu được tiêu chuẩn hóa để quy định yêu cáu chất lượng khi dùng cho các loại phương tiện, thiết bị khác nhau. Mỗi loại xăng dầu có quy định các chỉ tiêu chất lượng khác nhau. Các CTCLXD chủ yếu gồm: chỉ số ôctan, hàm lượng tetraetyl chì, độ axit, hàm lượng nhựa thực tế, axit - bazơ tự do (đối với xăng); chỉ số xêtan, độ nhớt vận động, độ axit, axit - bazơ tan trong nước, độ chớp lửa cốc kín, hàm lượng nhựa thực tế... (đối với nhiên liệu điêzen); độ nhỏ giọt, độ xuyên kim (đối với mỡ)...

        CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ BẮN X. HIỆU QUẢ BẮN

        CHIA CẮT, thủ đoạn tác chiến dùng sức mạnh tiến công phân tán lực lượng đối phương ra từng bộ phận cô lập, nhằm phá thế trận, tạo điều kiện tiêu diệt từng bộ phận, tiến đến tiêu diệt toàn bộ quân địch, CC được tiến hành ngay khi bắt đầu và trong suốt quá trình tác chiến. Có: CC chiến lược, CC chiến dịch, CC chiến thuật, CC được vận dụng rộng rãi trong chiến tranh nhân dân VN. Cuộc tổng tiến cóng và nổi dậy Xuân 1975 là một điển hình vận dụng nghệ thuật CC ở cả ba quy mô chiến thuật, chiến dịch và chiến lược.

        CHIA CẮT CHIẾN DỊCH, chia cắt nhằm phá vỡ thế bố trí chiến dịch của đối phương, làm cho đối phương bị động, tạo điều kiện tiêu diệt từng bộ phận. Để đạt được mục đích CCCD thường phải đột kích mạnh, thọc sâu táo bạo đúng nơi, đúng lúc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:10:25 pm »


        CHIA ĐỂ TRỊ, chính sách của chủ nghĩa thực dân nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thực dân Pháp khi đô hộ VN đã chia VN thành ba kì (Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì) với ba chế độ cai trị khác nhau về chính trị, kinh tế, giáo dục, pháp luật... nhằm chia rẽ, khơi sâu mâu thuẫn. tạo sự kì thị, hằn thù giữa nhân dân ba miền để dễ dàng nô dịch và thống trị; đó là một điển hình của chính sách CĐT. Thắng lợi của CM tháng Tám 1945 và KCCP (1945-54) đã làm thất bại chính sách CĐT của thực dân Pháp ở VN. Trong KCCM, nhân dân VN tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách CĐT của đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (4.1975).

        CHIA MẢNH ĐÁNH SỐ bản đồ địa hình, phương pháp chia bản đồ địa hình thành nhiều mảnh bản đồ có kích thước thích hợp, theo một quy ước thống nhất và đặt tên mảnh bản đồ để tiện cho việc sản xuất và sử dụng. Ở VN bản đồ địa hình lấy cách CMĐS tỉ lệ 1:1.000.000 của thế giới làm chuẩn, rồi chia nhỏ thành các mảnh bản đồ tỉ lệ lớn hơn. Hiện nay, bản đồ địa hình VN vẫn sử dụng đồng thời hai loại CMĐS: theo phép chiếu Gauss và phép chiếu UTM.

        CHIE (P. Louis Adolphe Thiers; 1797-1877), tổng thống đầu tiên nền Cộng hòa III của Pháp (1871-73). Năm 1819 luật sư, sau đó nghiên cứu lịch sử. 1830-40 hoạt động chính trị, bộ trưởng các bộ: tài chính, nội vụ, hai lần thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ ngoại giao trong chính phủ của vua Lui Philip. Sau CM 1848, đại biểu quốc hội của nền Cộng hòa II. Cuối 1851 Napôlêông III làm đảo chính, thiết lập Đế chế II, C bị bắt đi đày. 1863 Napôlêông III nới rộng dân chủ, C được bầu vào quốc hội. Sau chiến tranh Pháp - Phổ(1870-71), Đế chế II và Napôlêông III sụp đổ, C đứng đầu chính phủ Vecxây (2.1871) kí hiệp ước đầu hàng Phổ và đàn áp Công xã Pari (1871). Tháng 5.1873 buộc phải từ chức. 1876 thủ lĩnh phái cộng hòa đối lập trong quốc hội. Tác phẩm chính: “Lịch sử cách mạng” (10 tập), “Lịch sử chế độ tổng tài và đế chế” (20 tập).

        CHIẾC GẬY LỚN, chính sách của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh đầu tk 20, nhằm thực hiện mục tiêu bành trướng ở khu vực này, do Rudơven (A. Theodore Roosevelt) tổng thống thứ 26 của Mĩ đề xướng. Dựa trên sức mạnh chính trị, kinh tế, QS, Mĩ đe dọa hoặc can thiệp công khai vào công việc nội bộ các nước Mĩ Latinh, điển hình là hành động can thiệp vũ trang vào chủ quyền quốc gia của nhiều nước Nam Mĩ, Trung Mĩ và vùng biển Caribê như: Cuba (1906-22), Côlômbia (1903), Đôminica (1916-22)... Từ những năm 30 của tk 20, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh, Mĩ phải thay đổi phương thức thực hiện mục tiêu bành trướng bằng chính sách “láng giềng thân thiện”, nhưng thực chất vẫn tiếp tục sử dụng CGL dưới nhiều hình thức ở Mĩ Latinh và các châu lục khác.

        CHIÊM THÀNH nh CHĂMPA

        CHIẾM ĐÓNG, việc một bên tham chiến dùng lực lượng QS chiếm giữ lãnh thổ của đối phương. Khi bị CĐ, chính quyền của nước (hoặc vùng lãnh thổ) đó sẽ bị khống chế hoặc buộc ngừng hoạt động, việc cai trị dân chúng thường do Bộ chỉ huy QS của lực lượng CĐ tiến hành. Trong vùng quân xâm lược CĐ, thường áp dụng những chính sách tàn bạo nhằm đàn áp và tiêu diệt sự chống đối của dân chúng, vơ vét, bóc lột nhân, tài, vật lực.

        CHIẾM LĨNH TRẬN ĐỊA, đưa lực lượng vào triển khai tại trận địa để thực hành tác chiến. CLTĐ phải đúng địa điểm, thời gian, bí mật, an toàn; thường được tiến hành trong điều kiện tầm nhìn hạn chế (đêm tối, sương mù, địa hình kín đáo...) và có lực lượng yểm hộ.

        CHIẾN CỤC, tổng thể các chiến dịch chiến lược, nhưng hình thức hoạt động tác chiến và các mặt đấu tranh khác được tiến hành theo một ý định và kế hoạch thống nhất, diễn ra trên toàn bộ hoặc phần lớn chiến trường chiến tranh (trên bộ, trên không, trên biển - đại dương) trong một thời gian nhất định của tiến trình chiến tranh hoặc toàn bộ thời gian chiến tranh nhằm thực hiện các mục đích chính trị QS quan trọng của chiến tranh, hoặc kết thúc chiến tranh; là một giai đoạn của chiến tranh, CC được đặt tên theo năm, mùa hoặc chiến trường như CC Bắc Phi 1940-43 (CTTG-II); CC Đông Xuân 1953-54 (KCCP ở VN). Một cuộc chiến tranh thường chia thành nhiều CC như; CC ở Pháp 1940. CC ở Ý 1943-45, CC Thái Bình Dương 1941-45 (CTTG-1I); CC Hè Thu 1941 và 1945 ở Tây Âu, CC 1945 ở Viễn Đông. Có khi một cuộc chiến tranh chỉ diễn ra bằng một CC như CC ở Ý 1796-97, CC Áo-Thổ 1886, CC Nga - Thổ 1877-78. Thuật ngữ CC xuất hiện trong lịch sử QS đã lâu, nhưng xuất hiện chính thức trong vãn kiện QS vào tk 18. Lí luận về CC luôn được phát triển và hoàn thiện do chiến tranh thay đổi và nghệ thuật QS phát triển. Ngày nay. khái niệm về CC chưa được nghiên cứu bổ sung nhưng những kinh nghiệm về tổ chức và tiến hành CC vẫn không mất giá trị. CC là đối tượng nghiên cứu của chiến lược QS.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:21:07 pm »

   
        CHIẾN CỤC BANCĂNG (6-29.4.1941), các đợt hoạt động chiến đấu của LLVT các nước trong khối phát xít (Đức, Ý, Hunggari) xâm lược Nam Tư và Hi Lạp trong CTTG-II tạo bàn đạp chiến lược phía nam, chiếm nguồn dự trữ nhân, tài, vật lực chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược LX và bảo đảm cho các chiến dịch khác ở vùng nước Địa Trung Hải. Kế hoạch chiếm Hi Lạp của Đức được vạch ra từ cuối 1940, sau thất bại của Ý ở Hi Lạp. Đến 5.4.1941 sau đảo chính ở Nam Tư (27.3) một kế hoạch chung chiếm cả Nam Tư và Hi Lạp dược hình thành. Để xâm lược vùng Bancăng, Đức và khối phát xít đã huy động hơn 80 sư đoàn, hơn 2.000 máy bay. khoảng 2.000 xe tăng nhằm đánh tan QĐ Nam Tư (31 sư đoàn, 32 trung đoàn độc lập) và QĐ Hi Lạp (15 sư đoàn). Trên hướng Nam Tư. rạng 6.4 Đức sử dụng Tập đoàn quân 12 mở những mũi đợt kích mạnh vượt biên giới Bungari - Nam Tư, 7.4 tiêu diệt quân Nam Tư ở Makêđônia. 11.4 quân Ý và Hunggari tiến công trên hướng bổ trợ vào Nam Tư. 13.4 các đạo quân liên lạc được với nhau chiếm Bêôgrat. 15.4 QĐ Nam Tư ngưng chiến, 17.4 kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện. Trên hướng Hi Lạp, 6.4 cánh trái của Tập đoàn quân 12 Đức cũng bắt đầu tiến công. 9.4 quân Đức chiếm Xalôniki, buộc Hi Lạp rút quân ở Anbani trên mặt trận Y - Hi Lạp về chống đỡ. Lợi dụng thời cơ nảy, quân Ý tổ chức truy kích. 23.4 Hi Lạp phải kí hiệp ước đầu hàng. Quân Đức vào Aphin (27.4), tới phía nam hòn đảo cuối cùng của Hi Lạp (29.4). Tháng 3.1941, khoảng 60.000 quân Anh tới giúp Hi Lạp cũng bị mất khoảng 12.000 người, phải rút bằng đường biển ra đảo Crêt (23.4). Những thắng lợi QS của Đức trong CCB tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm sườn phía nam trong chiến tranh với LX, có thêm nguồn dự trữ chiến lược lớn, và chiếm được những vị trí chiến lược có lợi ở đông Địa Trung Hải để thực hiện kế hoạch  mở rộng xâm lược.

        CHIẾN CỤC ĐÔNG XUÂN 1953-54, chiến cục trên chiến trường Đông Dương trong giai đoạn cuối KCCP, do LLVTND VN phối hợp với LLVT CM Lào và Campuchia tiến hành nhằm làm thất bại kế hoạch Nava, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, tạo chuyển biến cục diện chiến tranh. Phương hướng chiến lược do hội nghị BCT BCHTU ĐLĐ VN (9.1953) thông qua là: mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu và sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược ra đối phó trên nhiều hướng, rối chọn hướng và thời cơ thuận lợi để tập trung đánh tiêu diệt, kết hợp với chiến tranh du kích rộng khắp ở vùng sau lưng địch. Mở đầu là chiến dịch Lai Châu (10-20.12.1953), tiêu diệt quân địch từ Lai Châu rút chạy về Điện Biên Phù; tiếp đến là chiến dịch Trung Lào (21.12.1953-4.1954), chiến dịch Bắc Táy Nguyên (26.1-17.2.1954), chiến dịch Thượng Lào (29.1-13.2.1954), chiến dịch Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia (31.1-4.1954), diệt từng bộ phận sinh lực địch và giải phóng những vùng đất rộng lớn. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Để đối phó, ngoài việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Pháp phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược ra nhiều hướng: Sê Nô (Trung Lào), Plây Cu (Tây Nguyên), Luôngphabăng (Thượng Lào), Xaravan (Hạ Lào)... Các cuộc hành quân lớn của Pháp nhằm thực hiện ý đồ chủ động tiến công như hành quân Hải Âu (15.10-6.11.1953), hành quân Atlăng (1-3.1954)... đều bị đánh bại. Đỉnh cao của CCDX1953-54 là chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) diệt và bắt sống toàn bộ quân dịch ở tập đoàn cứ điểm này. Trong CCĐX1953-54 ta loại khỏi chiến đấu 112.000 địch, bắn rơi và phá hủy 177 máy bay, thu 19.000 súng các loại, giải phóng nhiều vùng đất có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Thắng lợi của CCĐX1953-54 đã làm phá sản kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, góp phần đưa hội nghị Giơnevơ vê Đông Dương (8.5-21.7.1954) đến thành công, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương (x. minh họa giữa trang 176 và 177).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:26:54 pm »


        CHIẾN CỤC LÊNINGRAT (7.1941-2.1944), tổng thế các chiến dịch phòng ngự, phản công, tiến công và hoạt động tác chiến khác của LLVT và nhân dân LX chống QĐ phát xít Đức ở vùng Lêningrat trong chiến tranh Xô - Đức (1941-45). Từ 10.7.1941 Cụm tập đoàn quân Bắc của Đức từ 3 hướng tiến công Lêningrat nhưng bị các đơn vị của Phương diện quân Lêningrat và Hạm đội Bantich chặn đánh quyết liệt gây thiệt hại nặng, đến cuối 9.1941 phải ngừng tiến công, chuyển sang, bao vây. Gần 900 ngày đêm bị vây hãm, tp Lêningrat chỉ còn đươc tiếp tế bằng đường không và một phần đường bộ qua phía nam hồ Ladoga, nhưng quân và dân Lêningrat đã vượt khó khăn, giữ vững thành phố, cùng cố các vành đai phòng thủ, đánh trả không quân, pháo binh địch, tổ chức thêm hàng chục sư đoàn tình nguyện, tiếp tục sản xuất vũ khí, đạn dược... 7.1942 Đức tăng cường lực lượng, định mở chiến dịch “Bình minh Bắc Cực” đánh chiếm Lêningrat nhưng không thực hiện được. 26.9-6.10.1942 Phương diện quân Lêningrat mở chiến dịch Xiniayinô cố gắng chọc thủng vòng vây để liên lạc với Phương diện quân Vônkhôp nhưng không thành công. 12.1.1943 các phương diện quân Lêningrat và Vônkhôp phối hợp mở chiến dịch phá vây, chọc thủng một đoạn trên tuyến phong tỏa của quân Đức ở đông nam hồ Ladoga; mở đường tiếp tế cho thành phố trên đất liền. 14.1.1944 QĐ LX (các phương diện quân Lêningrat, Vônkhôp, Pribantich 2) với ưu thế rõ rệt (2/1 về bộ binh, 3/1 về pháo binh, 6/1 về xe tăng) tiến công phá vỡ hoàn toàn vòng vây của QĐ Đức ở Lêningrat. Cuối 2.1944 cuộc giải vây Lêningrat kết thúc thắng lợi, quân Đức bị đẩy ra xa thành phố 250km. CCL tạo điều kiện cho QĐ LX chuyển sang tiến công chiến lược quét sạch quân Đức ra khỏi Pribantich, mở đường tiến công từ phía tây sang Ba Lan và Đức.

        CHIẾN CỤC PHÁP (10.5-24.6.1940), chiến cục do phát xít Đức tiến hành trong CTTG-II nhằm đánh tan liên quân Anh, Pháp, Bỉ ở Tây Âu, chiếm Hà Lan, Bỉ, loại Pháp khỏi chiến tranh và buộc Anh kí hòa ước có lợi cho Đức. Đức tập trung 136 sư đoàn (3,3 triệu quân), 2.580 xe tăng, 7.378 pháo, 3.824 máy bay. triển khai thành ba cụm quân “A”, “B”, “C”. Cụm “A” là lực lượng đột kích chủ yếu có 45 sư đoàn (7 sư đoàn xe tăng) vượt dãy Acđen, vu hồi phòng tuyến Maginô, ép chủ lực liên quân Anh, Pháp ra ven biển. Cụm “B" - 29 sư đoàn (3 sư đoàn xe tăng) tiến chiếm Hà Lan, kiềm chế liên quân Anh, Pháp ở Bỉ. Cụm “C”- 19 sư đoàn, kiềm chế quân Pháp tại tuyến Maginô. Liên quân Anh, Pháp lập mặt trận Đông Bắc (tướng Gion chỉ huy) tiến hành phòng ngự chiến lược ở biên giới đông Pháp (từ Thụy Sĩ tới Đoongkec) gồm ba cụm: cụm 1 mạnh nhất, có 41 sư đoàn (Pháp: 32, Anh: 9) phòng ngự từ bờ biển phía bắc đến sông Maaxơ; cụm 2 có 39 sư đoàn Pháp, giữ tuyến Maginô; cụm 3 có 11 sư đoàn phòng ngự tuyến Sông Ranh và vùng giáp giới Thụy Sĩ. Lực lượng liên quân (kể cả Hà Lan và Bỉ) tới 147 sư đoàn (3.785.000 quân), 3.099 xe tăng, 14.544 pháo, 3.791 máy bay. Mờ sáng 10.5 thực hiện kế hoạch Gienbơ, Đức bắt đầu tiến công bằng cuộc bắn phá của không quân và đổ bộ đường không chiếm những căn cứ quan trọng ở Hà Lan và Bỉ, buộc Hà Lan đầu hàng (15.5). Trên hướng đột kích chủ yếu, Đức tập trung ưu thế áp đảo về binh lực (45/16 sư đoàn) đột phá Xêtan, qua Bắc Pháp, tới biển Măngsơ. Quân Bỉ, Anh và một bộ phận quân Pháp bị cắt khỏi Phlanđri, rút về tuyến Anvecpen (sông Maaxơ). 28.5 Bỉ đầu hàng. Quân Anh và một bộ phận quân Pháp bị bao vây ở Đoongkec phải vứt bỏ hết khí tài nặng rút bằng đường biển về Anh. Pháp còn lại 71 sư đoàn cùng 2 binh đoàn Anh vội rút về phòng thủ tuyến Sông Xom và Sông Ên. 5.6 quân Đức sử dụng 10 sư đoàn xe tăng và 6 sư đoàn cơ giới tiếp tục tiến công (chiến dịch “Rôt”) chọc thủng phòng tuyến Sông Xom và Sông Ên. tiến sâu vào nội địa. 10.6 chính phủ Pháp rời Pari về Tua, sau tới Boocđô (14.6) và lệnh bỏ ngỏ Pari. 14.6 Đức chiếm Pari. 22.6 Pháp kí hiệp ước đầu hàng tại Compiêng. Theo hiệp ước này Đức chiếm đóng vùng trung tâm và Bắc Pháp; chính phủ Pêtanh (thân Đức) kiểm soát vùng Nam Pháp và phải chịu mọi tổn phí chiến tranh. Trong CCP, Pháp bị thương vong và bị bắt làm tù binh 1.631.000 người, Anh 68.000, Đức 156.000. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng, nhưng tổ chức yêu nước do tướng Đờ Gôn lãnh đạo, lấy tên Nước Pháp tự do (sau đổi tên là ủy ban kháng chiến Pháp) thành lập ở Luân Đôn (7.1942) tiếp tục đấu tranh giành lại tự do và giải phóng đất nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:27:56 pm »


        CHIẾN DỊCH, tổng thế các trận chiến đấu, các đòn đột kích, các trận then chốt, các hoạt động tác chiến khác kết hợp chặt chẽ với nhau theo mục đích, nhiệm vụ, được tiến hành trên một hoặc nhiều chiến trường tác chiến, trên hướng (khu vực) chiến lược hoặc tác chiến theo một ý định và kế hoạch thống nhất trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược hoặc có ý nghĩa chiến lược; một hình thức tác chiến, đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật quân sự. Theo loại tác chiến, có CD: tiến công, phản công và phòng ngự; theo quy mô, có CD: quy mô lớn. quy mô vừa và quy mô nhỏ; theo ý nghĩa, có CD: chiến lược, quyết chiến chiến lược; theo lực lượng, có CD: binh chủng hợp thành, quân chúng, liên quân chủng, tổng hợp: theo môi trường hoạt động, có CD: trên bộ, trên biển, trên không, đổ bộ đường biển, đổ bộ đường không... Chỉ số chú yếu của CD: số lượng lực lượng tham chiến; địa bàn tác chiến hoặc chính diện, chiều sâu và thời gian tiến hành CD; trong CD tiến công có trường hợp còn tính đến tốc độ tiến công. Nội dung, phương pháp chuẩn bị và thực hành CD chịu sự chi phối của mục đích chính trị - QS của chiến tranh và tính chất của nhiệm vụ chiến lược mà CD phải hoàn thanh, khả năng nền kinh tế QS của nhà nước ,khả năng chiến đấu của quân đội hai bên, đặc điểm của chiến trường, khả năng của hệ thống chỉ huy . CD ra đời và phát triển gắn liền với sự gia tăng đáng kể khả năng tác chiến của LLVT, khả năng cơ động của bộ đội và khả năng chỉ huy LLVT. Những yếu tố của CD đã xuất hiện ở các nước Tây Âu từ đầu tk 19: được phát triển, hoàn thiện trong CTTG-I, CTTG-II và các cuộc chiến tranh gần đây. Ở VN, các hiện tượng CD xuất hiện từ trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước thời phong kiến, trở thành hình thức tác chiến quan trọng của LLVTND VN trong KCCP và KCCM. Trong chiến tranh nhân dân VN, CD thường có LLVT địa phương tham gia, có thể phối hợp với đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng.

        CHIẾN DỊCH 74A nh CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG CÁNH ĐỔNG CHUM (27.4-8.6.1964)

        CHIẾN DỊCH 128 (27.1-12.2.1964), chiến dịch tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với LLVT Pathét Lào tại khu vực đường 8 - đường 12 (mới) thuộc 2 tỉnh Bôlikhămxay và Khăm Muộn (Lào), nhằm phá âm mưu địch chiếm đóng Trung Lào, củng cố và mở rộng vùng giải phóng của CM Lào, bảo vệ tuyến vận chuyển của ta vào miền Nam VN. Lực lượng tham gia chiến dịch: quân tình nguyện VN có 2 trung đoàn bộ binh (95 và 101) của Sư đoàn 325, Tiểu đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 324), 2 tiểu đoàn biên phòng (927 và 929) và một số đơn vị đặc công, pháo binh, thiết giáp, pháo phòng không; LLVT Pathét Lào có Tiểu đoàn 17 và 1 đại đội địa phương. Lực lượng địch: 8 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội biệt kích quân Viêng Chăn và Coong Le. Chiến dịch diễn ra hai đợt. Đợt 1 (27-29.1), liên quân đánh chiếm cứ điểm Vang Yên, tiếp đó chiếm khu vực Thà Thuột - Bản Khoa, bao vây địch ở Nà Cay, đánh chiếm các điểm cao 175, 95 và Bàn Viêng. Địch rút chạy về hướng Thấmcônglô và đưa 2 tiểu đoàn dù (11 và 119) đến cứu viện; ta phục kích nhưng không diệt được địch vì trận địa bị lộ, sau đó tiếp tục truy quét và đuổi địch tới ngã ba Tha Thơm. Đợt 2 (1-12.2), củng cố vùng mới giải phóng, chốt giữ tuyến Na Du. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 900 địch (bắt 453), thu 360 súng các loại, giải phóng một khu vực dài 700km từ đường 8 đến đường 12 giáp biên giới VN - Lào.

        CHIẾN DỊCH 139 nh CHIẾN DỊCH TOÀN THẰNG (25.10.1969-25.4.1970)

        CHIẾN DỊCH ACĐEN (16.12.1944- 25.1.1945), chiến dịch phản công của Đức ở vùng núi Acđen (Bỉ) trên mặt trận Tây Âu trong CTTG-II, nhằm chuyển biến cục diện chiến tranh, buộc Anh - Mĩ kí hiệp ước riêng rẽ với Đức để Đức rút lực lượng sang chiến trường phía đông chống LX. 16.12.1944 Đức sử dụng khoảng 22 sư đoàn và 2 lữ đoàn (250.000 quân, 900 xe tăng và pháo cường kích, 800 máy bay, trên 2.600 pháo và súng cối) đánh vào 4 sư đoàn quân Anh - Mĩ (83.000 quân, 424 xe tăng và pháo tự hành, 390 pháo) trên chính diện 115km. Đến 25.12 quân Đức chọc thủng tuyến phòng ngự của quân Anh - Mĩ, tiến sâu 90km. Theo yêu cầu chi viện của Anh, QĐ LX thực hiện nghĩa vụ đồng minh, mở chiến dịch Vixla - Ôđe (12.1-3.2.1945) trên đất Ba Lan và chiến dịch Đông Phổ (13.1-25.4.1945) sớm hơn kế hoạch 8 ngày, buộc Đức phải ngừng tiến công ở phía tây, chuyển một lực lượng lớn sang phía đông (13 sư đoàn, trong có 6 sư đoàn xe tăng). 25.1.1945 quân Đức ở Acđen rút về vị trí cũ, tạo thuận lợi cho quân Đồng minh giành thắng lợi trong các chiến dịch tiếp sau. Tổn thất của hai bên trong CDA: Anh - Mĩ bị mất 77.000 người, Đức 82.000.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 03:30:05 pm »


        CHIẾN DỊCH ALIUT (12.5-16.8.1943), chiến dịch đổ bộ đường biển của quân Mĩ do phó đô đốc T. Kincây chỉ huy nhằm chiếm lại đảo Attu và Cưxca ở Thái Bình Dương bị quân Nhật chiếm giữ từ 1942 trong CTTG-I1. Thực hiện kế hoạch chiếm Attu trước, Cưxca sau, Mĩ huy động 40.000 quân, 100 tàu chiến các loại, 236 máy bay tiến công 8.500 quân Nhật và 20 máy bay phòng thủ trên đảo Attu. Ngày 4.5 tàu chiến Mĩ rời Cônbây, dự kiến 7.5 đổ bộ lên Attu nhưng do thời tiết xấu, 12.5 mới bắt đầu đổ bộ lên đảo. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, kéo dài đến 30.5. Hầu hết quân Nhật bị tiêu diệt (quân Mĩ chết 600, bị thương 1.200). Ở Cưxca, sau một tháng bị không quân Mĩ oanh kích, 29.7 quân Nhật bí mật rút khỏi đảo. 16.8 Mĩ dùng 35.000 quân, 100 tàu chiến đổ bộ lên đảo bỏ trống. Trong CDA Mĩ sử dụng lực lượng nhiều, ưu thế lớn, nhưng tổ chức trinh sát kém khiến chiến dịch kéo dài.

        CHIẾN DỊCH AN KHÊ (13-28.1.1953), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vực An Khê. đường 19, do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đầy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng gồm 2 trung đoàn (108 và 803), Tiểu đoàn 40 bộ đội chủ lực liên khu và Trung đoàn 120 bộ đội địa phương tỉnh Bình Định. Để bảo vệ An Khê, dịch thiết lập hệ thống cứ điểm vòng ngoài (Con Lía, Tú Thủy, Cửu An, Thượng An, Eo Gió), mỗi nơi do 1 đại đội chiếm giữ, có công sự vững chắc, hỏa lực manh, được pháo binh ở An Khê chi viện. 1 giờ 13.1 ta đồng loạt nổ súng diệt các cứ điểm Cửu An, Tú Thủy, Eo Gió buộc địch ở Con Lía rút chạy. 17.1 Pháp đưa 1 tiểu đoàn từ An Khê tới phản kích hòng chiếm lại Cửu An, bị ta phục kích diệt một bộ phận. 21.1 ta bất ngờ nổ súng chiếm Thượng An, diệt địch ở lô cốt Đầu Đèo; 24-25.1 đánh 2 trận phục kích trên đoạn An Khê - Thượng An và Plây Cu - An Khê, diệt 3 đại đội. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 900 địch (bắt hơn 300), thu nhiều vũ khí trang bị (có 1 pháo 105mm), giải phóng hơn 10.000 dân. Là chiến thắng lớn của ta trên chiến trường Nam Trung Bộ, đánh dấu sự trường thành của LLVT Liên khu 5.


        CHIẾN DỊCH BA GIA (28.5-20.7.1965), chiến dịch tiến công của LLVT Quân khu 5 ở khu vực Ba Gia, Tịnh Sơn, Bình Sơn. Trà Bổng (t. Quảng Ngãi), nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực QĐ Sài Gòn, mờ rộng vùng giải phóng, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ, giữ vững hành lang nối vùng rừng núi với đồng bằng ven biển. Lực lượng ta có Trung đoàn bộ binh 1, Tiểu đoàn bộ binh 45, 2 đại đội sơn pháo 75mm, 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm, 1 đại đội trinh sát, 2 tiểu đoàn, 2 đại đội địa phương tỉnh, huyện, du kích các xã. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có Trung đoàn bộ binh 51 (Sư đoàn 25), 2 tiêu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 chi đoàn thiết giáp, 6 khẩu đội pháo 105mm, 1 tiểu đoàn và 15 đại đội bảo an. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (28.5-7.6), ta tập kích 2 trung đội dân vệ ở Phước Lộc, phục kích diệt Tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 51) đến ứng cứu. Địch tổ chức 1 chiến đoàn gồm 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 chi đoàn thiết giáp đến giải tỏa; ta vận động tiến công, phục kích, tập kích địch ở điểm cao 47, đồi Mã Tổ, Chóp Nón... trong 2 ngày 30-31.5 diệt gọn chiến đoàn này. Đợt 2 (10-25.6), ta phân tán bộ đội chủ lực tổ chức các trận đánh nhỏ hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược. Đợt 3 (4-20.7) tiến công diệt đồn Ba Gia (Gò Cao), tiếp tục đánh nhỏ để mở mảng, mở vùng. Kết quả loại khỏi chiến đấu 2.200 địch, phá hủy 15 xe QS, bắn rơi 18 máy bay, thu 973 súng các loại, hỗ trợ nhân dân ở 29 xã nổi dậy giành quyền làm chủ. Cùng với chiến dịch Bình Giã (2.12.1964-3.1.1965), chiến dịch Đồng Xoài (10.5- 22.7.1965), CDBG góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ; đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật chiến dịch VN trong giai đoạn đầu KCCM.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM