Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:48:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:56:05 pm »

       
        CHẤT ĐỘC TOÀN THÂN, nhóm chất độc quân sự, tác động nhanh, độc tính cao, gây trúng độc toàn thân, dẫn tới tử vong. Thuộc CĐTT có: axit xyanhyđric, cloxyan, asenhyđrua (AsH3), phôtphin (PH3) cacbon ôxit, cacbonyl kim loại và hợp chất có flo, trong đó hai chất đầu có độc tính cao nhất. CĐTT được dùng ở trạng thái hơi, không gây trúng độc ở chỏ nó xâm nhập vào cơ thể mà gây tổn hại máu, hé thần kinh và có thể gây chết người trong vài phút nếu bị nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Với nồng độ lớn (10mg/l) có thể gây trúng độc qua da. CĐTT được quân Pháp sử dụng từ CTTG-1.

        CHẤT NỔ, hợp chất hóa học hoặc hỗn hợp của chúng có khả năng nổ khi chịu một tác động nhất định (xung kích thích) từ bên ngoài (có thể là xung cơ học - va đập, cọ sát, đâm chọc; xung nhiệt - tia lửa hoặc xung nổ). Quá trình nổ của CN được đặc trưng bởi ba yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau: tự truyền lan với tốc độ nhanh (2,0-8,5km/s), toả ra nhiệt lượng lớn (l,4-8,4MJ/kg) và tạo ra một lượng lớn sản phẩm nổ ở dạng khí nóng (300-1.000dm3/kg). Các đại lượng đặc trưng cho CN: độ nhạy của chất nổ, các đặc trưng năng lượng nổ (nhiệt suất nổ, tốc độ nổ, độ nén ép, độ phá, lượng khí sinh ra...) và các tính chất lí, hóa khác. Theo thành phần, có: chất nổ đơn (hợp chất nổ) và chất nổ hỗn hợp (hỗn hợp nổ); theo trạng thái, có: CN rắn, CN lỏng, CN khí. Theo tính chất và công dụng, có: thuốc nổ, thuốc phóng và thuốc hỏa thuật. Một trong những người đầu tiên trên thế giới sử dụng CN là Callinicus (người Xiri) dùng hỗn hợp xanpêt, nhựa đường và cao su để phá hủy các tàu của Arập (năm 673), sau này người ta thường coi TQ là nơi phát minh ra thuốc súng (tk 9) và úng dụng đầu tiên trong QS (tk 10, cuối thời Đường). Ở châu Âu tới tk 13 mới xuất hiện CN loại thuốc đen. Việc phát minh ra CN dẫn tới sự nhảy vọt trong lịch sử phát triển binh khí: chuyển từ giai đoạn vũ khi lạnh sang giai đoạn hỏa khí. Thuật ngữ CN hiện nay còn bao hàm các CN hạt nhân.

        CHẤT ÔXI HÓA của nhiên liệu tên lửa, thành phần của nhiên liệu tên lửa, tham gia vào phản úng hóa học với chất cháy tạo ra quá trình cháy sinh công trong động cơ tên lửa. Được dùng, dưới dạng rắn (trong động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và CÔH rắn trong động cơ tên lửa hỗn hợp) hoặc lỏng (trong động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng và CÔH lỏng của động cơ tên lửa hỗn hợp). Các CỒH rắn thường dùng là các muối của ôxit percloric và ôxit nitric như: amôni peclorat NH4ClO4, kali perclorat KClO4, amôni nitrat NH4NO3... Các CÔH lỏng thường là các chất có tính ăn mòn mạnh và độc như ôxi lỏng, hiđrô perôxit H2O2, axit nitric HNO3, ôdôn lỏng O3, nitơ perclorit N2O4...

        CHẤT PHÓNG XẠ, chất có khả năng phát ra bức xạ ion hóa, một nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân. CPX còn gây bệnh phóng xạ đối với người và sinh vật, gây ô nhiễm môi trường, trang bị QS... Có CPX tự nhiên và CPX nhân tạo. CPX tự nhiên gồm các nguyên tố phóng xạ, đồng vị phóng xạ vốn có, tồn tại dưới dạng quặng như uran, thôri, actini... và sản phẩm của sự tương tác giữa các chùm tia bức xạ vũ trụ với hạt nhân một số nguyên tố trong khí quyển. CPX nhân tạo được tạo ra chủ yếu do sự kích thích của các dòng nơtron mạnh lên các đồng vị bền, gồm các mảnh phân hạch của vụ nổ hạt nhân (bụi phóng xạ), chất thải của lò phản ứng hạt nhân, sản phẩm công nghệ hạt nhân trong quá trình khai thác (và làm giàu) quặng phóng xạ, trong nghiên cứu y học, trong sản xuất... CPX cần được bảo quản, sử dụng đúng quy phạm an toàn bức xạ.

        CHẤT TẠO KHÓI, hợp chất hoặc hỗn hợp được dùng để tạo ra các màn khói do quá trình thăng hoa ở nhiệt độ cao và ngưng tụ trong không khí. Có: CTK độc và CTK không độc. CTK độc tạo ra màn khói độc gây nhiễm độc môi trường, trang bị vũ khí, phương tiện và sinh lực của đối phương. CTK không độc tạo màn khói ngụy trang, làm giảm khả năng quan sát và điều khiển của khí tài đối phương (vd: khí tài hồng ngoại, khí tài lade...) và tạo làn khói tín hiệu. Có dạng thể rắn (như phòtpho trắng antraxen...), dạng thể lỏng S4, DS-1 (LX), SGF-1 SGF-2 (Mĩ). DFO (VN). Có CTK màu (vàng, đỏ xanh...). CTK được nhồi vào đạn, bom, mìn... hoặc trong thiết bị tạo khói.

        CHẤT TẨY XẠ. hợp chất dùng để tẩy hoàn toàn (hoặc tới mức cho phép) bụi phóng xạ khỏi đối tượng bị nhiễm xạ. Thành phần CTX gồm: chất hoạt động bề mặt, chất tạo phức và phụ gia. Chất hoạt động bề mặt là hợp chất hữu cơ (vd: muối của các axít béo như xà phòng, OP-7, OP-10, sunfanol như bột CF-2Y), dễ hòa tan trong nước, có thành phần ưa nước và thành phần kị nước làm giảm sức căng bề mặt, tăng khả năng thẩm thấu và truyền lan của dung dịch, tạo mảng bao quanh và tách bụi phóng xạ khỏi bề mặt bị nhiễm. Chất tạo phức kết hợp với các ion âm của bụi phóng xạ tạo thành phức chất trong nước. Các phụ gia (chất chống đóng băng, chống khuẩn, chống gỉ, làm giảm độ cứng nước...) làm tăng hiệu quả tẩy xạ và góp phần bảo vệ bề mặt được tẩy. Sử dụng CTX phải kịp thời, nhanh chóng, triệt để, tỉ lệ pha chế phải chính xác, phù hợp với tính chất của đối tượng để đảm bảo an toàn cho đối tượng. Luồng nước, luồng khí mạnh hoặc nước xà phòng cũng có tác dụng tẩy xạ.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:01:19 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:08:53 pm »


        CHẤT THẢI, gọi chung các loại vật chất được loại bỏ một cách có ý thức hoặc không ý thức trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Theo nguồn gốc, có: CT công nghiệp, CT sinh hoạt, CT y tế, CT hạt nhân (bao gồm chất phóng xạ và các vật chất khác bị nhiễm phóng xạ trong công nghiệp hạt nhân). CT có thể tồn tại ở mọi trạng thái: rắn (rác thải), lỏng (nước thải), khí (khí thải) hoặc hỗn hợp của chúng. Jheo mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, có: CT an toàn và CT độc hại (CT hạt nhân, hóa chất độc hại, các loại khí thải công nghiệp và khí thải giao thông, xác động thực vật chết bệnh hoặc thối rữa...). Nhiều loại CT có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc chế biến thành nguyên liệu sử dụng cho các mục đích khác. CT (đặc biệt là các CT độc hại) là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải xử lí hoặc loại bỏ vĩnh viễn, đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc tạo ra CT trong quá trình sản xuất.

        CHẤT TIÊU ĐỘC, hóa chất phản ứng mạnh với chất độc, chuyển hóa thành những chất không (hoặc ít) độc. Có hai nhóm CTĐ: ôxi-clo hóa và tính kiềm. CTĐ ôxi-clo hóa gồm các hypôclorit (vd: canxi hypôclorit - Ca(OCl)2, natri hypôclorit - NaOCl) và các cloramin (vd: đicloramin - C6H5SO2NCl2, hexaclormelamin - C3N3 (NCl2)3), dùng tiêu độc những chất độc nhóm ypêrit và vx. CTĐ tính kiềm gồm: xut, sôđa, amôniăc, muối amôni... dùng để tiêu độc những chất độc cơ phôtpho như: sarin, sôman... Những chất có khả năng tiêu độc tổng hợp là các hợp chất: canxi trihypôclorit với canxi đihiđrôxit - 3Ca(OCl)2, 2Ca(OH)2, canxi mônôhy- pôclorit với canxi đihiđrôxit - Ca(OCl)2. 2Ca(OH)2, clorua vôi và chất tổng hợp DS-2. Để pha chế dung dịch CTĐ thường dùng nước và các dung môi hữu cơ như rượu, điclorêtan, triclorêtan, xăng...

        CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN, gọi chung những chất có tác dụng làm chậm đáng kể quá trình ăn mòn kim loại. CƯCĂM được đưa vào môi trường ăn mòn, dầu mỡ bôi trơn hoặc vật liệu bao gói, bảo quản... một lượng từ vài phần nghìn đến vài phần trăm để hấp phụ bề mặt kim loại, làm giảm tốc độ hoặc kìm hãm quá trình ăn mòn. Theo cơ chế làm chậm ăn mòn, có: CƯCĂM loại hấp thụ và CƯCĂM loại thụ động. Theo môi trường sử dụng, có: CƯCĂM tan trong dầu, CƯCĂM dùng cho dung dịch nước, CƯCĂM trong môi trường axít, môi trường trung tính, môi trường kiềm và cả trong khí quyển, CƯCĂM dễ bay hơi. Theo mức độ kìm hãm các phản ứng điện hóa, có: CƯCĂM anôt, CƯCĂM catôt và CƯCĂM hỗn hợp. CƯCĂM được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy, chế tạo dụng cụ, trong công nghiệp dầu khí... Trong QS, CƯCĂM được sử dụng trong khai thác, bảo quản vũ khí, trang bị kĩ thuật.

        CHÂU ĐỐC, tỉnh cũ ở Tây Nam Bộ, nay thuộc địa phận t. An Giang. Thành lập 1899 trên cơ sở tiểu khu Châu Đốc của t. An Giang. Trong KCCP, sáp nhập một phần với Long Xuyên và Hà Tiên thành t. Long Châu Hà, một phần với Long Xuyên và Sa Đéc thành Long Châu Sa. Trong KCCM, sáp nhập với một phần Long Xuyên thành t. Long Châu Tiền.

        CHÂU LÍ (Châu Ri), vùng đất Chămpa do vua nước này là Chế Mân dâng cho Trần Anh Tông 1306 cùng với Châu ô để xin cưới công chúa Huyền Trân. 1307 nhà Trần đổi thành Hóa Châu, nay là đất t. Thừa Thiên - Huế.

        CHÂU Ô, vùng đất Chămpa do vua nước này là Chế Mân dâng cho Trần Anh Tông 1306 cùng với Châu Lí để xin cưới công chúa Huyền Trân. 1307 nhà Trần đổi thành Thuận Châu, nay là đất Quảng Trị.

        CHÂU RI nh CHÂU LÍ

        CHÂU VĂN LIÊM (1902-30), người tham gia thành lập An Nam cộng sản đảng (1929). Quê xã Thới Thạnh, q. ô Môn (nay là h. ô Môn), t. Cần Thơ. 1922 tốt nghiệp Trường sư phạm Sài Gòn, về dạy học ở Long Xuyên. 1927 gia nhập Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), tích cực hoạt động phát triển tổ chức cơ sở hội ở Long Xuyên, Cần Thơ; 1929 ủy viên thường vụ Kì bộ Nam Kì (Hội VN CM thanh niên). 8.1929 bí thư An Nam cộng sản đảng; đại biểu An Nam cộng sản đảng dự hội nghị thành lập Đảng (3-7.2.1930). Sau hội nghị về Sài Gòn chỉ đạo việc thống nhất các nhóm cộng sản ở Nam Kì; xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kì, bí thư Liên tỉnh ủy Gia Định - Chợ Lớn. 4.6.1930 hi sinh trong khi tổ chức, lãnh đạo cuộc biểu tình lớn của nông dân từ Đức Hòa lên Chợ Lớn.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:10:48 pm »


        CHẬU ANỤ (1767-1829), vua Lào (1804-29), lãnh tụ khởi nghĩa chống Xiêm (1827-29). Là con trai thứ ba của vua Lào, 1779 bị bắt đưa về Xiêm (Thái Lan), vua Xiêm phong thái tử Lào và phong quốc vương Lào (1804). Đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khôi phục đất nước, tăng cường lực lượng trong và ngoài nước để khi có thòi cơ sẽ lật đổ ách đô hộ của Xiêm. 2.1827 lợi dụng lúc nước Xiêm phải lo đối phó với quân Anh đang xâm phạm biên giới, CA đã đưa quân đánh Xiêm và giành nhiều thắng lợi. 5.1827 do mâu thuẫn nội bộ và bị phản bội, phải rút về Viêng Chăn, rồi chạy sang Nghệ An (VN). 5.1828 được vua Minh Mạng giúp đỡ, đưa quân trở về Lào chiếm lại Viêng Chăn, nhưng lực lượng quá ít, phải rút lui, bị thủ lĩnh Mường Phuôn phản bội bắt và nộp cho quân Xiêm. 23.1.1829 chết tại Băng Cốc (Thái Lan).

        CHẬU PHÀ PACHAY nh GIÀNG TẢ CHẠY

        CHE KHUẤT, 1) phương pháp che giấu mục tiêu dựa vào vật thể nhân tạo và tự nhiên, nhằm loại bỏ hoặc làm giảm các dấu hiệu lộ vị trí và hoạt động của bộ đội (lực lượng) và các mục tiêu khác, làm cho địch khó phát hiện; 2) thuộc tính của địa hình địa vật, các hiện tượng thời tiết có giá trị loại trừ hoặc hạn chế sự quan sát, phát hiện mục tiêu.

        CHEO REO, tỉnh lị t. Phú Bổn (do chính quyền Sài Gòn lập 1962), nay là thị trấn Ayun Pa. huyện lị h. Ayun Pa, t. Gia Lai. Nằm bên ngã ba sông Ba và sông Ayun, trên đường 7 (Plây Cu đi Tuy Hoà), đông nam Plây Cu 67km. Địa hình bằng phẳng, núi ở đông bắc và tây nam, rừng chiếm 46% diện tích tự nhiên. Nơi diễn ra trận Cheo Reo (17-19.3.1975) của Sư đoàn bộ binh 320 và các đơn vị tăng cường truy kích Quân đoàn 2 (Quân khu 2) QĐ Sài Gòn rút chạy khỏi Plây Cu theo đường 7, diệt, bắt và gọi hàng 13.570 địch, phá hủy hơn 1.000 xe QS, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng CR và t. Phú Bổn.

        CHÊ GHÊVARA (TBN. Ernesto (Che) Guevara de la Sema; 1928-67), nhà CM Mĩ Latinh, tham gia lãnh đạo CM Cuba (1953-59). Người Achentina. 12.1956 cùng với Phiđen Caxtrô và đội quân CM đổ bộ lên Cuba. 1957 chỉ huy đội du kích. Đội quân do CG chỉ huy đã đánh thắng quân của Batitxta tại tp Xanta Clara, là một trong những đội quân đầu tiên tiến vào Habana. 1959-65 giám đốc Nha phát triển công nghiệp Cuba, chủ tịch Ngân hàng nhà nước, bộ trưởng công nghiệp. 1965 bí mật rời Cuba đi tham gia CM ở một số nước Mĩ Latinh. 1966-67 chỉ huy đội du kích ở Bolivia. 8.10.1967 trong trận chiến đấu cuối cùng tại Iurô với tiểu đoàn đặc biệt do CIA huấn luyện, CG bị thương vẫn cùng một đội viên du kích ở lại yểm hộ cho đồng đội rút lui. CG bị bắt và bị sát hại. Bộ quân phục đẫm máu của CG được nhân dân vùng Van Grăngđê ở Bolivia cất giữ làm bảo vật. Trên đồi ở Xanta Clara (Cuba) có đài kỉ niệm CG. CG là chiến sĩ CM quốc tế nhiệt tình ủng hộ cuộc KCCM của nhân dân VN.

        CHẾ ÁP. tác động vào đối phương bằng các loại hỏa lực, các đòn đột kích, các phương tiện khác... nhằm gây thiệt hại (tổn thất), làm giảm sức chiến đấu và hạn chế các hoạt động tác chiến của chúng trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội hoàn thành nhiệm vụ. CA hỏa lực và CA điện tử là hai loại CA được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh ngày nay.

        CHẾ ÁP CỨNG, bộ phận của chế áp điện tử nhằm phá hủy một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử (rađa, mạng thông tin liên lạc...) bằng hỏa lực (bom, tên lửa tự dẫn, pháo...), bằng xung lực (bộ đội đặc công, bộ binh...), bằng các dạng năng lượng khác (xung điện từ công suất lớn, vũ khí chùm tia...).

        CHẾ ÁP ĐIỆN TỬ, toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương; bộ phận của tác chiến điện tử. CAĐT gồm: chế áp vô tuyến điện, kĩ thuật vô tuyến điện, quang - điện tử, âm thanh, thủy âm, hồng ngoại, lade... Đối tượng CAĐT là các phương tiện điện tử dùng để trinh sát, chỉ huy bộ đội, điều khiển vũ khí. CAĐT được thực hiện bằng cách gây nhiễu tiêu cực, tích cực, làm mục tiêu giả, bẫy điện tử, phong tỏa vô tuyến điện... Để tăng hiệu quả CAĐT có thể kết hợp chế áp bằng hỏa lực.

        CHẾ ÁP MỂM, bộ phận của chế áp điện tử sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động của các phương tiện điện tử đối phương. CAM gồm: gây nhiễu, tạo mục tiêu giả, bẫy rađa, nhiễu hồng ngoại...

        CHẾ ÁP THỦY ÂM, bô phận của chế áp điện tử gây nhiều cản trở việc thu nhận tín hiệu tiếp xúc thủy âm với các đối tượng nổi và ngầm dưới nước, nhằm làm giảm hiệu quả sử dụng khí tài thủy âm và vũ khí tự dẫn theo âm của đối phương. CATÂ thường tiến hành kết hợp với các biện pháp ngụy trang thủy âm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:12:06 pm »


        CHẾ ÁP VÔ TUYẾN ĐIỆN, bộ phận của chế áp điện tử nhằm làm tê liệt hoặc gây rối loạn quá trình liên lạc vô tuyến điện trong hệ thống chỉ huy bộ đội và điều khiển vũ khí của đối phương. CAVTĐ thường do lực lượng chuyên trách được trang bị các phương tiện cần thiết (máy phát, thiết bị chuyên dùng...), thực hiện bằng cách tạo ra nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực... Có thể có lực lượng không chuyên trách sử dụng máy phát thông thường để CAVTĐ.

        CHẾ BỔNG NGA (7-1390), vua và danh tướng Chămpa (1360-90). Năm 1361-90 nhà Trần suy yếu, CBN nhiều lần đem quân đánh Đại Việt (vùng Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, hòa Bình, Hà Tây), ba lần đánh vào kinh đô Thăng Long (1371, 1377 và 1378), đánh bại một số tướng nhà Trần: Trần Thế Hưng (1368), Đỗ Tử Bình (1378), Lê Nhật Ôn (1383), Hồ Quý Li (1389). Năm 1377 đánh bại 120.000 quân nhà Trần do vua Trần Duệ Tông chỉ huy đánh thành Chà Bàn (kinh đô Chămpa). 1382 bị tướng nhà Trần là Nguyễn Đa Phương đánh bại ở cửa Thần Đầu, Tam Điệp, Ninh Bình. 1390 chết trong trận chiến đấu với quân của Trần Khát Chân ở Hải Triều, Sông Luộc (đoạn giữa t. Hưng Yên và t. Thái Bình).

        CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, bộ phận của chế độ kế toán nhằm: chuẩn hóa, thống nhất hóa các nguồn thông tin kế toán, tài chính; nâng cao trách nhiệm trước pháp luật của người cung cấp thông tin dùng cho việc quản lí, điều hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Những điều khoản chủ yếu của CĐBCTC gồm: số lượng báo cáo, nội dung từng loại báo cáo, kết cấu các chỉ tiêu ghi trong báo cáo, kì báo cáo, căn cứ lặp báo cáo, thời gian và địa chỉ nhận báo cáo của một kì kế toán... Những điều khoản này phải được quy định phù hợp  với các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán phổ biến đã được chấp nhận, đáp ứng yêu cầu quản lí, điều hành. CĐBCTC áp dụng trong QĐ được quy định trên cơ sở CĐBCTC của nhà nước và phù hợp với đặc thù của QĐ, gồm: CĐBCTC của doanh nghiệp và CĐBCTC của đơn vị dự toán.

        CHẾ ĐỘ BAY, sự kết hợp một cách tương đối ổn định các trị số của tham số bay do phi công (tổ lái) lựa chọn, xác định tính chất của sự vận động và vị trí trong không gian của khí cụ bay (độ cao, tốc độ, quá tải, góc tán, góc nghiêng, góc ngóc chúc, góc bổ nhào, số vòng quay động cơ...). Trong quá trình lái (đặc biệt là khi chuyển giai đoạn của chuyến bay) CĐB có thể thay đổi. Tên gọi của CĐB thường gắn liền với cách gọi hoặc đặc tính biến đổi của một tham số chính trong giai đoạn đó. Vd: theo sự thay đổi của độ cao bay, có CĐB: bằng, xuống, lượt xuống, chế độ lấy độ cao; theo tốc độ bay, có CĐB: dưới âm tốc, trên âm tốc...

        CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, phương thức tổ chức, lãnh đạo và hoạt động của hệ thống chính trị ở một quốc gia mà trung tâm là của nhà nước. Được cấu thành bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, pháp luật cùng các thể chế tương ứng (nhà nước, các chính đảng, các tổ chức chính trị...), tập trung phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền nhà nước, các mối quan hệ chính trị, giai cấp trong xã hội, cơ chế phân phối, sử dụng quyền lực. trình độ dân chủ và các mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đó tiến hành. CĐCT- XH, một phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng, thích ứng với hình thái kinh tế-xã hội, nhưng không đồng nhất; mỗi hình thái kinh tế - xã hội có thể có các CĐCT-XH khác nhau. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều CĐCT- XH: chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ lập hiến, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ XHCN. CĐCT-XH mà nhân dân VN đang xây dựng là chế độ dân chủ XHCN, một chế độ dân chủ thực sự, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.

        CHẾ ĐỘ CHÚNG TỪ KẾ TOÁN, bộ phận của chế độ kế toán nhằm tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa hệ thống chứng từ kế toán, nâng cao độ tin cậy trước pháp luật của thông tin kế toán. Các quy định chính về chứng từ kế toán gồm: nguyên tắc chung (chứng từ kế toán là gì, các hệ thống chứng từ kế toán, nguyên tắc lập và yêu cầu đối với chứng từ kế toán, các chi tiêu trong nội dung chứng từ, trách nhiệm và phương pháp quản lí chứng từ, luân chuyển và bảo quản chứng từ, xử lí các hành vi vi phạm chứng từ); danh mục chứng từ kế toán; mẫu biểu chứng từ kế toán, mẫu thiết kế từng loại chứng từ cụ thể; nội dung và phương pháp ghi chép chúng từ, cụ thể hóa các chỉ tiêu ghi chép. CĐCTKT áp dụng trong QĐ được quy định trên cơ sở CĐCTKT nhà nước và phù hợp với những đặc thù của QĐ, bao gồm: CĐCTKT doanh nghiệp và CĐCTKT đơn vị dự toán. Có các loại chúng từ sử dụng chung của các ngành kinh tế quốc dân và các loại chúng từ sử dụng riêng do tính chất đặc thù của hoạt động kinh tế tài chính của các cơ quan, đơn vị QĐ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:13:07 pm »


        CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG PÔN PỐT - IÊNG XARI, chế độ thống trị độc tài, tàn bạo của tập đoàn cầm quyền Khơme Đỏ do Pôn Pốt, Iêng Xari đứng đầu, thực hiện ở Campuchia những năm 1975-79. Sau khi chống Mĩ thắng lợi (x. kháng chiến chống Mĩ của Campuchia 1970-75), lực lượng Khơme Đỏ lên nắm quyển, thiết lập “nhà nước Campuchia dân chủ”, thi hành đường lối đối nội, đối ngoại phản động, về đối nội, dựng lên mô hình “CNCS độc đáo kiểu Campuchia”, thực hiện các chính sách xóa bỏ thành thị, chợ búa, tiền tệ, tôn giáo, trường học, văn hóa dân tộc; đuổi dân thành thị về nông thôn, cưỡng bức lao động khổ sai trong các “công xã”; dùng nhiều thủ đoạn man rợ giết hại trí thức, nghệ sĩ, sư sãi, tín đồ các tôn giáo và thủ tiêu những người chống đối. Về đối ngoại, kích động hằn thù dân tộc, gây chiến tranh biên giới chống CHXHCN VN (x. chiến tranh biên giới Việt Nam -  Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979), khiêu khích vũ trang với CHDC nhân dân Lào... Trong gần 4 năm cầm quyền, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đã phá hủy nặng nề cơ sở kinh tế xã hội của đất nước, gây nên nạn diệt chủng ở Campuchia với hơn 3 triệu người chết, hàng trăm nghìn người khác tàn phế... Bị nhân dân và lực lượng CM Campuchia nổi dậy chống lại (x. nổi dậy ở Quân khu Đông, 5-9.1978), dư luận tiến bộ trên thế giới lên án.

        CHẾ ĐỘ HUẤN LUYỆN, hệ thống các quy định về chuẩn bị và thực hành huấn luyện để bảo đảm sự thống nhất chất lượng và hiệu quả. Tùy theo đối tượng, yêu cầu huấn luyện ở nhà trường hay đơn vị mà quy định các CĐHL như: lập kế hoạch, kiểm tra, báo cáo, hội thao, hội thi sơ kết, tổng kết, thông qua bài giảng, bình giảng, đăng kí, thống kê.

        CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, toàn bộ các quy định có tính pháp quy do QĐ ban hành để tổ chức công việc kế toán của các cơ quan, đơn vị. Bao gồm: chế độ chứng từ kế toán, chế độ tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo tài chính. CĐKT quy định lấy một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn tính toán thống nhất; quy định những nguyên tắc, phương pháp và quy tắc nghiệp vụ cần được tuân theo để tiến hành hạch toán một cách liên tục, hệ thống, tổng hợp tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, kinh phí và dựa theo tài liệu hạch toán đó để phân tích, kiểm tra và đôn đốc các hoạt động kinh tế, tài chính của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. CĐKT áp dụng trong QĐ được quy định trên cơ sở CĐKT nhà nước và phù hợp với những đặc thù của QĐ, bao gồm: CĐKT doanh nghiệp và CĐKT đơn vị dự toán.

        CHẾ ĐỘ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, toàn bộ những quy định pháp luật về nghĩa vụ công dân phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐ; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhà trường, gia đình... trong sự nghiệp xây dựng QĐ. CĐNVQS xuất hiện ở VN từ tk 10 (thời Đinh), thể chế hóa bằng văn bản pháp luật ở tk 11- 15 (thời Lí, Trần, Lê Sơ), là sự kết hợp chế độ binh dịch đối với đinh tráng và chế độ quân lính chia phiên về sản xuất (ngụ binh ư nông). CĐNVQS hiện hành được thông qua 3.1957 tại hội nghị lần thứ 12 (mở rộng) BCHTƯ ĐLĐ VN, thực hiện thí điểm 9-11.1957 tại Vĩnh Phúc theo quyết định 406-TTg của thủ tướng chính phủ được cụ thể hơn trong Luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên công bố 28.4.1960; một trong bốn chế độ của nhà nước nhằm xây dựng QĐ chính quy (chế độ quân hàm, chế độ tiền lương, chế độ khen thưởng, CĐNVQS); thay thế chế độ tình nguyện; định phương pháp cơ bản để bổ sung quân số cho QĐ là tuyển quân (thời bình), động viên - tuyển quân (thời chiến) và những quy định để thực hiện trong suốt quá trình: đăng kí nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, gọi nhập ngũ, phục vụ tại ngũ, phục vụ trong ngạch dự bị, nhập ngũ theo lệnh động viên, xuất ngũ theo lệnh phục viên... Luật nghĩa vụ QS đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung; luật hiện hành được công bố 10.1.1982 (sửa đổi 2 lần: 1990 và 1994). Ở một số nước gọi là chế độ quân dịch.

        CHẾ ĐỘ QUÂN QUẢN, quy chế QS để quản lí những khu vực mới chiếm được của đối phương; được áp dụng ở những thành phố và những trung tâm chính trị, kinh tế... quan trọng trong quá trình chiến tranh hoặc khi chiến tranh vừa chấm dứt. CĐQQ do hệ thống cơ quan quân quản các cấp (ủy ban quân quản...) thực hiện, thay thế cơ cấu chính quyền cũ điều khiển mọi công việc trong khu vực. CĐQQ được duy trì bao lâu là tuỳ thuộc tình hình và mục đích đạt ra. Tính chất tiến bộ hay phản động của CĐQQ phụ thuộc bản chất và mục đích của lực lượng chiếm đóng. Ở VN, sau KCCP và KCCM, CĐQQ được thực hiện trong một thời gian ngắn ở một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng (1954); Sài Gòn, Huế... (1975).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:14:26 pm »


        CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH QUÂN ĐỘI, tổng thể các chế độ quy định trong quản lí thu chi tài chính, bảo đảm cho công tác tài chính QĐ tiến hành bình thường. Gồm: chế độ quản lí ngân sách, chế độ quản lí tài chính doanh nghiệp, chế độ quản lí vốn đầu tư và xây dựng, chế độ thu tài chính, chế độ chi tiêu tài chính, chế độ kế toán thống kê tài chính và các quy định về kiểm tra, thánh tra tài chính và kiểm toán. CĐTCQĐ không tách rời chế độ tài chính nhà nước, mà dựa trên cơ sở pháp luật về tài chính của nhà nước và các quy định phù hợp với đặc thù QĐ.

        CHẾ ĐỘ THỦY VĂN, sự thay đổi có quy luật trạng thái vùng nước (đại dương, biển, vịnh, sông, hổ...) theo thời gian, các đặc trưng thủy văn của những vùng nước đó. Biểu hiện dưới dạng dao động nhiều năm, theo mùa, tháng, ngày đêm của mực nước, sự tiêu thoát nước; lưu lượng nước, lưu lượng cát bùn, thành phần hóa học, nhiệt độ nước và bốc hơi mặt nước, độ dốc, độ sâu, sự thay đổi các dòng chảy, các bãi bồi, đường mép nước... CĐTV phụ thuộc vào các đặc điểm địa lí của lưu vực, trước hết là các điều kiện khí hậu.

        CHẾ ĐỘ TÌNH NGUYỆN, chế độ công dân tự nguyện phục vụ quân sự; một trong những phương pháp tuyển quân, bổ sung quân số cho QĐ (LLVT). Có từ thời xưa và được áp dụng rộng rãi trong xây dựng QĐ (LLVT) nhiều nước ở từng thời kì với đặc điểm khác nhau. Ở những nước tiến hành các cuộc chiến tranh chính nghĩa, CĐTN thực hiện trên cơ sở tự giác, giác ngộ của nhân dân, thời hạn phục vụ tại ngũ thường không xác định rõ. ở những nước mà CĐTN được áp dụng để xây dựng QĐ (LLVT) quốc gia hoặc đội quân đánh thuê, thường định rõ thời hạn phục vụ, tiền lương và các điều kiện khác theo hợp đồng (x. chế độ tuyển mộ). Ở VN, CĐTN gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong QĐND VN, phục vụ tại ngũ theo CĐTN được áp dụng trong KCCP (trong cả nước), KCCM (ở miền Nam). Từ 1982 CĐTN được áp dụng đối với: học viên sĩ quan; hạ sĩ quan, binh sĩ khi chuyển sang làm quân nhân chuyên nghiệp; phụ nữ khi vào phục vụ tại ngũ (trong thời bình).

        CHẾ ĐỘ TRƯNG BINH, chế độ nghĩa vụ quân sự của nhà nước phong kiến và chính quyền Sài Gòn, quy định công dân trong độ tuổi buộc phải thực hiện quân dịch, hoặc làm nhiệm vụ QS trong một thời hạn nhất định. Bao gồm: phục vụ tại ngũ trong QĐ hoặc ngạch dự bị; huấn luyện QS tại các trường đại học, trung học và chuyên nghiệp (chính quyền Sài Gòn). CĐTB quy định nghĩa vụ công dân, trách nhiệm cơ quan nhà nước và các tổ chức khác trong việc kiểm tra, đăng kí để quản lí công dân thuộc độ tuổi quân dịch.

        CHẾ ĐỘ TUYỂN MỘ, chế độ tuyển người vào phục vụ tại ngũ trong QĐ (LLVT) theo hợp đồng (khế ước). Thường được xác định trong các văn bản pháp quy của nhà nước hoặc quy định của tổ chức tuyển mộ về tiêu chuẩn tuyển binh, quy chế phục vụ tại ngũ, tiền lương, những điều kiện và quyền lợi khác... CĐTM phổ biến ở Tây Âu tk 15-18 khi xây dựng QĐ quốc gia hoặc đội quân đánh thuê; hiện đang được áp dụng ở nhiều nước (Mĩ, Anh, Pháp...) trên cơ sở chế độ tình nguyện hoặc chế độ nghĩa vụ quân sự va được coi là phương pháp bổ sung quân số cho QĐ (LLVT). Ở VN, CĐTM phổ biến dưới thời Pháp thuộc và thời chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (trước 1975).

        CHI BỘ ĐẢNG trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức cơ bản hợp thành nền tảng của ĐCS VN trong QĐND VN, hạt nhân lãnh dạo chính trị ở cơ sở. Được thành lập ở cấp đại đội, đội, đồn biên phòng, hạm tàu và tương đương theo Điều lệ ĐCS VN, các quy định của BCHTƯ và Đảng ủy quân sự trung ương. Có: chi bộ cơ sở (tổ chức cơ sở đảng một cấp) và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở (tổ chức cơ sở đảng hai cấp và ba cấp). Có nhiệm vụ lãnh dạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lí và phân công công tác cho đảng viên; tiến hành công tác vận động quần chúng và phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỉ luật đảng viên; thu nộp đảng phí.

        CHI ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN, một nội dung của chi quốc phòng, gồm tổng hợp các khoản chi ngân sách nhà nước cấp cho QĐ để tạo ra cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ mục đích quốc phòng, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội. CĐTPT nhằm khai thác tiềm năng của QĐ, tiếp nhận tiến bộ khoa học, kĩ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước. Bao gồm: chi đầu tư mua sắm vũ khí, trang bị, thiết bị và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quốc phòng; chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp QĐ; chi đầu tư xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng; CĐTPT đối với chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do các cơ quan, đơn vị QĐ tham gia; dự trữ ngân sách nhà nước cho quốc phòng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:15:48 pm »


        CHI ĐỘI, đơn vị tương đương tiểu đoàn hoặc trung đoàn trong LLVTND VN. Được tổ chức 8.1945 theo nghị quyết hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15-20.1945), phát triển nhanh sau CM tháng Tám. Thường gồm một số đại đội, quân số 250-1.200 người, trang bị một số vũ khí. Được cải tổ, sáp nhập thành trung đoàn, tiểu đoàn độc lập từ giữa 1946 theo sắc lệnh 71-SLngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Đến 1949 không còn CĐ trong LLVTND VN.

        CHI ĐỘI HẢI NGOẠI IV nh CHI ĐỘI TRAN PHÚ

        CHI ĐỘI TRẦN PHÚ, chi đội Vệ quốc đoàn hình thành trong phong trào yêu nước của Việt kiều ở Thái Lan và Lào, do Tổng bộ Việt kiều thành lập 1946 tại Thái Lan. Quân số: 426 người. 26.12.1946 từ Amphơ Đệt (đông nam Thái Lan) xuất quân về nước. Trải qua 65 ngày vừa hành quân, vừa tác chiến qua đất Campuchia, 28.2.1947 chi đội về đến biên giới VN - Campuchia tại Tây Ninh. Khu vực hoạt động: Sa Đéc (t. Đồng Tháp). Tiến hành nhiều trận chiến đấu xuất sắc: Giồng Dinh, đánh chiếm tx Sa Đéc (5.1947), Chân Đùng (6.1947)... Năm 1949 được tăng cường quân số và trở thành Trung đoàn 109. Chi đội trưởng đầu tiên: Nguyễn Chánh, cố vấn chi đội: Sơn Ngọc Minh (Acha Miên). Cg Chi đội hải ngoại IV.

        CHI ĐỘI VI DÂN, đơn vị Việt Nam giải phóng quân đầu tiên của Hà Nội. Thành lập 19.8.1945 tại Bắc Bộ Phủ, đã tham gia giành chính quyền ở Hà Nội. Tiền thân là Đội công nhân xung phong thành Hoàng Diệu, sau đó được bổ sung một số học sinh, sinh viên, thanh niên dân chủ, tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu và lực lượng bảo an, lính khố đỏ... Quân số hơn 400 người, tổ chức mỗi tiểu đội 12 người, phân đội gồm 3 tiểu đội, trung đội gồm 3 phân đội, đại đội gồm 3 trung đội và được huấn luyện QS ở Chợ Bến (Hoà Bình). 10.1945 CĐVD là một trong những chi đội đầu tiên của Bộ đội Nam tiến, chia lực lượng hoạt động trên các mặt trận: Phú Yên. Plây Cu, Buôn Ma Thuột, lập nhiều chiến công, góp phần ngăn chặn địch trong những ngày đầu KCCP. Chi đội trưởng đầu tiên: Vi Dân (Nguyên Văn Trợ).

        CHI KHU. tổ chức QS địa phương cấp quận của QĐ Sài Gòn, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, yểm trợ hoạt động bình định và các nhiệm vụ khác (hoạt động tình báo; xây dựng lực lượng nhân dân tự vệ, yểm trợ phòng thủ xã ấp; quản lí nguồn động viên; thống báo lệnh động viên, quân dịch...). Được tổ chức 1961, trực thuộc tiểu khu và là đơn vị tổ chức cơ bản trong hệ thống tổ chức QS lãnh thổ. Đến 1967 có 242 CK, chia thành: 160 CK loại A (có dưới 1.500 quân) và 82 CK loại B (trên 1.500 quân). CK thường do quận trưởng (là sĩ quan QĐ) làm chi khu trưởng.

        CHI KHU TRƯỞNG, chức vụ chỉ huy chi khu trong QĐ Sài Gòn. Thuộc quyển chỉ huy trực tiếp của tư lệnh khu chiến thuật (trước 1970, X. vùng chiến thuật), tiểu khu trưởng (1970-75). CKT thường do quận trưởng (là sĩ quan) kiêm nhiệm.

        CHI LĂNG, cửa ải thuộc h. Khâu Ôn, trấn Lạng Sơn, nay thuộc các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, t. Lạng Sơn; tây nam tx Lạng Sơn khoảng 20-40km. Là một dải đất hẹp, dài khoảng 20km, rộng nhất khoảng lkm, chạy dọc QL 1 hiện nay, hai bên là núi đá, địa thế hiểm trở. Tại đây diễn ra nhiều trận đánh lịch sử, điển hình là trận Lê Lợi phục kích quân Minh, chém tướng Liễu Thăng (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427)

        CHI QUÂN SỰ, tổng hợp các khoản chi của nhà nước cho các hoạt động QS, bao gồm: bảo đảm về nhân viên QS; bảo đảm hoạt động thường xuyên của LLVT; mua sắm và bảo quản, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị QS; xây dựng các công trình QS; nghiên cứu và phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ QS; tham gia các hoạt động QS với nước ngoài; viện trợ QS... ở nhiều nước, CQS còn bao gồm các khoản chi phòng vệ dân sự, hưu trí đối với cựu chiến binh, ngăn chặn di tản, kiểm soát ma túy... Đặc điểm nổi bật trong CQS của các nước có tiềm lực kinh tế mạnh hiện nay là ưu tiên đầu tư nghiên cứu, chế tạo, trang bị vũ khí công nghệ cao. Các khoản CQS chủ yếu do QĐ trực tiếp thực hiện; các cơ quan dân sự thực hiện những chi tiêu có tính chất QS theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Các yếu tố ảnh hưởng đến CQS gồm: yếu tố về kinh tế (tổng thu nhập quốc dân, chính sách kinh tế của chính phủ, CM khoa học kĩ thuật và công nghệ...); yếu tố về chính trị (chiến lược phát triển của đất nước, liên minh cầm quyển, chính sách đối ngoại, chính sách an ninh quốc gia...); yếu tố về QS (chính sách QS, liên minh QS với nước ngoài, de dọa QS từ bên ngoài, tình trạng chiến tranh hay hòa bình...); các yếu tố về tự nhiên, môi trường... CQS là một chỉ số tổng hợp thể hiện tiềm lực QS của một quốc gia. Đối với các nước TBCN, đặc biệt là Mĩ, CQS luôn chiếm vị trí lớn nhất trong ngân sách nhà nước, nhằm giành ưu thế về QS, củng cố vị thế quốc tế hoặc thực hiện âm mưu bành trướng, ở VN, CQS được thực hiện theo đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân trước nguy cơ bị tiến công QS từ nước ngoài và thảm họa môi trường.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:16:50 pm »


        CHI QUỐC PHÒNG, tổng hợp các khoản chi của một quốc gia nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bao gồm chi cho công tác quốc phòng theo nhiệm vụ của BQP và chi cho công tác quốc phòng ở các cơ quan trung ương và các địa phương. Nội dung chủ yếu của CQP gồm: chi để duy trì hoạt động thường xuyên của LLVT; chi về huấn luyện QS và giáo dục quốc phòng; chi về đào tạo, nghiên cứu khoa học, KTQS; chi bảo quản, sửa chữa  và mua sắm trang thiết bị KTQS; chi xây dựng các công trình quốc phòng; chi phát triển công nghiệp quốc phòng; chi bảo đảm các chế độ, chính sách... Ở VN, CQP chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho quốc phòng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp quốc phòng ở các địa phương). Nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách được xác định theo nhiệm vụ quốc phòng của cấp chính quyền do pháp luật quy định; mức chi được Quốc hội quyết định khi thông qua ngân sách nhà nước hàng năm.

        CHI THƯỜNG XƯYÊN, một nội dung của chi quốc phòng, gồm tổng hợp các khoản chi phải thực hiện thường xuyên hàng năm và không thể trì hoãn bằng nguồn kinh phí của ngân sách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị QĐ. Bao gồm các nội dung: bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và thực hiện các chế độ, chính sách xã hội đối với bộ đội; huấn luyện, diễn tập, điều động, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và thường trực chiến đấu; xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên; đào tạo, nghiên cứu khoa học; sản xuất, mua sắm, cải tiến, bảo quản, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị QS; xây dựng, quản lí, sửa chữa các công trình hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc; mua sắm hàng hóa, dịch vụ công cộng và duy trì hoạt động thường xuyên của các ngành; công vụ phí...

        CHI VIỆN, 1) hoạt động tác chiến giúp cho đơn vị thuộc quyền hoặc đơn vị bạn có thêm sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. Có CV bằng xung lực, CV bằng hỏa lực. Đơn vị làm nhiệm vụ CV thực hiện nhiệm vụ do người chỉ huy của đơn vị mình giao theo kế hoạch hiệp đồng với đơn vị được CV; 2) dùng lực lượng và các phương tiện vật chất để tăng thêm sức mạnh cho tiền tuyến, đơn vị bạn hoặc cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, như hậu phương lớn miền Bắc CV cho tiền tuyến lớn miền Nam trong KCCM.

        CHI VIỆN HỎA LỰC, chi viện được tiến hành bằng hỏa lực của pháo binh, tên lửa, không quân, tàu hải quân... đánh địch để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh, xe tăng xung phong và tiến công trong chiều sâu phòng ngự của địch. Trong tiến công CVHL thường được tiến hành tiếp sau chuẩn bị hỏa lực, nhằm tiếp tục sát thương sinh lực, tiêu diệt hoặc chế áp các phương tiện hỏa lực của địch gây uy hiếp lớn cho bộ binh và xe tăng ta; ngăn chặn địch cơ động lực lượng; bảo đảm cho đội dự bị tiến vào tác chiến; chi viện cho bộ binh và xe tăng ta đánh địch phản đột kích (phản kích); chi viện cho các đơn vị làm nhiệm vụ thọc sâu, chia cắt, bao vây vu hồi... CVHL có thể gồm CVHL pháo binh, tên lửa, tàu hải quân, không quân... hoặc kết hợp. Trong phòng ngự CVHL thường được tiến hành khi địch tiến công vào các mục tiêu trong chiều sâu phòng ngự và khi ta thực hành phản đột kích (phản kích). QĐ một số nước chia CVHL trong tiến công thành hai phân đoạn là CVHL xung phong và hộ tống hỏa lực tiến công.

        CHI VIỆN HỎA LỰC KHÔNG QUÂN, bộ phận của chi viện hỏa lực do không quân tiến hành độc lập hoặc hiệp đồng với hỏa lực pháo binh. CVHLKQ thường nhằm vào các mục tiêu như trận địa pháo, tên lửa, SCH, lực lượng dự bị và những mục tiêu quan trọng khác trong chiều sâu chiến thuật và chiều sâu chiến dịch gần. CVHLKQ trong tiến công, bắt đầu từ sau khi kết thúc chuẩn bị hỏa lực không quân cho đến khi các đơn vị được chi viện hoàn thành nhiệm vụ tác chiến; trong phòng ngự bắt đầu từ khi địch tiến công; trong đổ bộ đường biển và đường không bắt đầu từ khi bộ đội đổ bộ đợt đầu tiên, bắt đầu lên bờ hoặc tiếp đất. CVHLKQ còn có thể gồm cả các đòn đột kích trên không vào những mục tiêu của địch ở tương đối xa nhưng có tác dụng tích cực đối với tiến trình tác chiến.

        CHI VIỆN HỎA LỰC PHÁO BINH, bộ phận của chi viện hỏa lục do pháo binh tiến hành độc lập hoặc hiệp đồng với hỏa lực không quân. Tùy theo nhiệm vụ, tình huống tác chiến, có: chi viện trực tiếp và chi viện gián tiếp. Chi viện trực tiếp là chi viện riêng cho một đơn vị, thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực theo yêu cầu của người chỉ huy đơn vị được chi viện. Chi viện gián tiếp là chi viện chung cho nhiều đơn vị, thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực theo lệnh trực tiếp của người chỉ huy pháo binh cấp trên. Yêu cầu đối với CVHLPB: liên tục, kịp thời, có hiệu quả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:17:55 pm »


        CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC, hoạt động của cơ quan chính trị, QS cao nhất về chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành đấu tranh vũ trang kết hợp với các mặt đấu tranh khác trong chiến tranh (xung đột QS). Nội dung chủ yếu: đánh giá tình hình, xác định trọng tâm chiến lược, hạ quyết tâm chiến lược; chuẩn bị LLVT (tổ chức, trang bị, huấn luyện) và bố trí chiến lược, tiến hành động viên; chỉ đạo các hoạt động tác chiến chiến lược, đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp đấu tranh vũ trang; chỉ đạo xây dựng kinh tế, phát triển khoa học kĩ thuật, giáo dục...

        CHỈ ĐẠO CÔNG BINH, phổ biến tới các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ thực hiện các nhiệm vụ về bảo đảm công binh, xây dựng lực lượng công binh, tham gia thiết bị chiến trường trong thời bình, huấn luyện chiến đấu và huấn luyện chuyên môn; một chức năng chủ yếu của cơ quan chủ nhiệm công binh các cấp. Chủ nhiệm công binh thực hiện vai trò chỉ đạo thông qua người chỉ huy cấp mình, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ các đơn vị thực hiện đúng ý định của người chỉ huy về nhiệm vụ bảo đảm công binh.

        CHỈ HUY BAY, tổng hợp các hoạt động chỉ huy, điều hành thành phần bay và thành phần phục vụ bảo đảm bay cho các chuyến bay. Nội dung CHB gồm: chỉ huy, điều hành hoạt động của máy bay ở trên không và trên sân bay theo kế hoạch, nhiệm vụ bay được giao và theo phương án chỉ huy được xác định; xử lí các tình huống ngoài kế hoạch và các bất trắc xảy ra trong khi bay; chỉ huy điều hành phân đội rađa, thông tin. khí tượng... Để CHB. phải thành lập các tổ CHB. quy định vị trí CHB và phạm vi CHB. Tổ CHB gồm: người CHB chính, người CHB phụ và các thành viên khác làm việc tại SCH, trung tâm quản lí điều hành bay và các đài, trạm chỉ huy khác nhau. CHB được tiến hành bằng các khẩu lệnh, tín hiệu, dựa vào kết quả quan sát, giám sát các hoạt động bay bằng mắt và bằng các thiết bị kĩ thuật chuyên dụng như: liên lạc vô tuyến, rađa, các loại đèn và súng tín hiệu...

        CHỈ HUY BỘ ĐỘI, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy nhằm hướng mọi nỗ lực của bộ đội vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nội dung CHBĐ thường gồm: duy trì khả năng thường xuyên sẵn sàng chiến đấu của bộ đội; thu thập, nghiên cứu tình hình; kịp thời hạ quyết tâm, lập kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các đơn vị; tổ chức và giữ vững hiệp đồng, tổ chức bảo đảm hoạt động tác chiến, tổ chức chỉ huy; tiến hành CTĐ,CTCT; tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ cấp dưới thực hiện nhiệm vụ; kịp thời xử trí tình huống; tổ chức sơ kết, tổng kết. Người chỉ huy tiến hành CHBĐ một cách trực tiếp và thông qua các cơ quan chỉ huy. Căn cứ của CHBĐ là mệnh lệnh, chỉ thị của thủ trưởng cấp trên. Cơ sở của CHBĐ là quyết tâm của người chỉ huy. Nguyên tắc cơ bản của CHBĐ là tập trung, thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động của cấp dưới trong việc xác định phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; kiên quyết và kiên định trong thực hiện quyết tâm; linh hoạt trong xử trí tình huống; vững chắc, liên tục, bí mật; trách nhiệm cá nhân của người chỉ huy về quyết tâm, biện pháp và kết quả hoạt động của bộ đội.

        CHỈ HUY CHIẾN DỊCH. hoạt động của tư lệnh, người chỉ huy và cơ quan chỉ huy điều khiển các lực lượng chiến dịch trong chuẩn bị và thực hành chiến dịch. Nội dung chính CHCD là: giữ vững và không ngừng nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội; duy trì sẵn sàng chiến đấu cao; hạ quyết tâm và tổ chức thực hiện quyết tâm; phối hợp với các lực lượng trong khu vực phòng thủ địa phương, chỉ huy bộ đội tác chiến; củng cố xây dựng lực lượng.

        CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU PHÁO BINH, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy nhằm tập trung nỗ lực của các đơn vị pháo binh hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. Cơ sở để tiến hành CHCĐPB là kế hoạch (quyết tâm) chiến đấu, mệnh lệnh, chỉ lệnh của người chỉ huy cấp trên. Người chỉ huy binh chủng hợp thành trực tiếp hoặc thông qua chủ nhiệm pháo binh để CHCĐPB. CHCĐPB gồm: thường xuyên duy trì trạng thái chính trị, tư tưởng và sẵn sàng chiến đấu cao; nắm chắc tình hình nhiệm vụ; hạ quyết tâm, lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cho cấp dưới; tổ chức chỉ huy và hiệp đồng; theo dõi, giúp đỡ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; tổ chức bảo đảm chiến đấu; chỉ huy thực hành chiến đấu (trong đó chỉ huy hỏa lực và cơ động lực lượng là quan trọng nhất). Để bảo đảm CHCĐPB vững chắc, liên tục, có hiệu quả cần tổ chức hệ thống chỉ huy pháo binh chật chẽ. Phương thức CHCĐPB, có: chỉ huy tập trung và chỉ huy không tập trung. CHCĐPB từng bước được tự động hóa để đáp ứng yêu cẩu tác chiến hiện đại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:19:05 pm »


        CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU PHÒNG KHÔNG, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy nhằm tập trung nỗ lực của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. Quá trình CHCĐPK gồm ba giai đoạn chính. Giai đoạn chuẩn bị chiến đấu gồm: tìm hiểu nhiệm vụ, đánh giá tình hình, hạ quyết tâm, giao nhiệm vụ cho bộ đội, tổ chức hiệp đồng, tổ chức bảo đảm, duy trì sẵn sàng chiến đấu cao. Giai đoạn đánh trả cuộc tập kích gồm: phát hiện kịp thời ý đồ tập kích của địch; xác định và hoàn chinh phương án đánh trả, giao nhiệm vụ cho cấp dưới; liên tục tổ chức hiệp đồng và phối hợp chiến đấu . Giai đoạn khôi phục sức chiến đấu gồm: thu thập, tổng hợp tình hình; rút kinh nghiệm xác định khả năng tập kích tiếp sau của địch; đánh giá kết quả chiến đấu báo cáo lên cấp trên và khác phục hậu quả; hạ quyết tâm điều chỉnh, tổ chức lại đội hình, sử dụng lực lượng dự bị; đề ra biện pháp khôi phục sức chiến đấu; giao nhiệm vụ chiến đấu cho cấp dưới. CHCĐPK có thể là tập trung và không tập trung. Chỉ huy tập trung là phương pháp chỉ huy cơ bản để chỉ huy bộ đội thuộc quyền tập trung thống nhất. Chi huy không tập trung là giao quyền cho cấp dưới tự hạ quyết tâm, trên cơ sở quyết tâm của người chỉ huy đã được phê chuẩn; chỉ huy không tập trung được vận dụng khi địch tập kích bất ngờ, khi mất liên lạc với cấp trên, khi địch chia thành nhiều tốp nhỏ phân tán...

        CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU TĂNG THIẾT GIÁP, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy các cấp nhằm chỉ huy bộ đội tăng thiết giáp hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. CHCĐTTG phải căn cứ vào mệnh lệnh chiến đấu (chiến dịch) và chi lệnh chiến đấu tăng thiết giáp của người chỉ huy và cơ quan tham mưu cấp trên, tình huống chiến đấu... Cơ sở của CHCĐTTG là quyết tâm chiến đấu (chiến dịch) của người chỉ huy (tư lệnh). Người chỉ huy các đơn vị tăng thiết giáp trực tiếp CHCĐTTG hoặc chí huy vượt cấp (đến từng kíp xe). Trong chiến đấu (chiến dịch) hiệp đồng binh chủng, người chỉ huy bộ đội binh chủng hợp thành trực tiếp CHCĐTTG hoặc thông qua chủ nhiệm (đại diện, trợ lí) tăng thiết giáp trong SCH.

        CHỈ HUY ĐỘNG VIÊN, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan tham mưu thực hành động viên quân đội để thông báo lệnh động viên; tập trung, vận chuyển, giao nhận nguồn động viên; ổn định tổ chức biên chế thời chiến các đơn vị dự bị động viên; bảo vệ động viên; bảo đảm vật chất cho động viên; huấn luyện chiến đấu và chuyển đơn vị vào sẵn sàng chiến đấu. CHĐV phải liên tục, kiên quyết, linh hoạt hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn quy định trong kế hoạch động viên.

        CHỈ HUY HỎA LỰC pháo binh, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan tham mưu nhằm chỉ huy các phân đội (binh đội) pháo binh chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ hỏa lực. CHHLpb gồm: nhận nhiệm vụ hỏa lực (chọn mục tiêu và thời điểm sát thương), hạ quyết tâm, giao nhiệm vụ cho các binh đội (phân đội), kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ CHHLpb được tiến hành từ đài quan sát, có thể dùng các phương tiện kĩ thuật tự động hóa một phần hoặc toàn bộ.

        CHỈ HUY HỎA LỰC phòng không, hoạt động của người chỉ huy và cơ quan tham mưu nhằm chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu trên không. CHHLpk gồm: đánh giá tình hình; hạ quyết tâm đánh trả tập kích đường không của địch (thực hành hỏa lực); giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền; tiến hành hiệp đồng chiến đấu với không quân tiêm kích; kiểm tra sự hoạt động của các binh đội, phân đội và đánh giá kết quả hỏa lực. CHHLpk có thể tiến hành tự động hoặc tự động hóa. Tự động CHHLpk bảo đảm hoàn toàn tự động các quá trình chuẩn bị và thực hành hỏa lực dưới sự kiểm soát của người chỉ huy và cơ quan tham mưu. Tự động hóa CHHLpk bảo đảm tự động một phần các quá trình chuẩn bị và thực hành hỏa lực.

        CHỈ HUY TẬP TRUNG 1) nguyên tắc chỉ huy QĐ. theo đó mỗi cấp, mỗi lực lượng đều dưới quyền một người chỉ huy; 2) phương pháp chỉ huy bộ đội, theo đó người chỉ huy cấp trên hạ quyết tâm, giao nhiệm vụ và điều khiển mọi hoạt động của cấp dưới. Để CHTT cần có cơ quan chỉ huy vững mạnh, trang bị phương tiện hiện đại và từng bước tự động hóa chỉ huy.

        CHỈ HUY VƯỢT CẤP. phương pháp chỉ huy đơn vị thuộc quyền không qua người chỉ huy cấp dưới trực tiếp, nhằm rút ngắn thời gian giao, nhận nhiệm vụ; giúp người chỉ huy nắm chắc tình hình thực hiện nhiệm vụ. Có thể chỉ huy vượt một cấp đến vài cấp. CHVC thường vận dụng với các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, trong tình huống khẩn cấp. Sau khi CHVC cần báo cho người chỉ huy cấp trên trực tiếp của đơn vị đó biết; cấp dưới nhận được lệnh CHVC phải báo cáo người chỉ huy trực tiếp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM