Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:56:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15042 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:42:38 pm »


        CẦU GIẤY, cầu bắc qua sông Tô Lịch, trên QL 32 đi Sơn Tây, thuộc địa phận làng Yên Quyết (Yên Hoà, thường gọi Làng Giấy), h. Từ Liêm; nay thuộc phường Quan Hoa, q. Cầu Giấy, tp Hà Nội. Thời Lí gọi là cầu Tây Dương do đối diện với cửa Tây Dương của vòng thành ngoài kinh thành Thăng Long. 21.12.1873 tại khu vực CG diễn ra trận phục kích của quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, giết thiếu tá Gacniê và nhiều quân Pháp. Cũng tại đây, 19.5.1883 quân triều Nguyễn do Hoàng Tá Viêm chỉ huy phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc chặn đánh cuộc hành quân lớn về phía tây của 500 quân Pháp do đại tá Hăngri Rivie chỉ huy, diệt 33 (trong đó có Rivie), làm bị thương 61 quân Pháp. X. trận Cầu Giấy 21.12.1873 và trận Cẩu Giấy 19.5.1883.

        CẦU HÀM RỒNG, cầu đường bộ, đường sắt bắc qua Sông Mã, bắc tp Thanh Hóa 4km. CHR cũ do Pháp xây dựng 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy 1946, Năm 1962 CHR mới được khởi công xây dựng, 19.5.1964    khánh thành, cầu gồm hai nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Trong chiến tranh phá hoại của Mĩ, CHR liên tục bị đánh phá. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân VN bắn rơi 4 máy bay Mĩ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ CHR đã bắn rơi 90 máy bay. được phong danh hiệu đơn vị Ah LLVT- ND và mang tên “Đoàn Hàm Rồng”. 1973 CHR được khôi phục lại; trụ giữa vẫn dùng lại móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng hai nhịp 80m đơn giản.

        CẨU HIỂN LƯƠNG, cẩu bắc qua sông Bến Hải tại Hiền Lương, h. Vĩnh Linh, t. Quảng Trị, km 735 QL 1, nơi vĩ tuyến 17 đi qua. Theo hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, VN tạm thời bị chia làm hai miển Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, điểm giữa cầu nằm trên ranh giới này. 1972, CHL bị bom Mĩ phá hủy hoàn toàn. 1976, CHL mới được xây cách cầu cũ 35m về phía hạ lưu. 2003, CHL cũ cùng với cụm di tích cột cờ và đồn biên phòng đã được khôi phục tại đúng vị trí cũ.

        CẦU LAI VU, cầu đường sắt, đường bộ trên QL 5, bắc qua sông Kinh Thày, thuộc địa phận xã Lai Vu, h. Kim Thành, t. Hải Dương, đông tp Hải Dương 7km, cách cầu Phú Lương 5km về phía Hải Phòng. Trong KCCM, CLV là trọng điểm giao thông trên tuyến đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng, thường xuyên bị không quân Mĩ đánh phá, có đợt liên tục 31 ngày (19.6-20.7.1967), hai lần bị đánh sập (5.1.1966 và 10.5.1972). Lực lượng bảo vệ cầu gồm Trung đoàn pháo phòng không 213 (Sư đoàn 363) phối hợp với lực lượng phòng không nhân dân địa phương đánh trả quyết liệt, bắn rơi 16 máy bay Mĩ. Trung đoàn 213 được tuyên dương Ah LLVTND (1985). Năm 1998 cầu đương bộ được xây dựng mới, dài 172m, rộng 23,lm, dầm bê tông dự ứng lực, tải trọng H 30.

        CẦU LONG BIÊN, cầu đầu tiên bắc qua Sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1889-1902) và đặt tên là cầu Đume (Paul Doumer). Chiều dài toàn cầu 1.861m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường ô tô và đường đi bộ. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN của không quân Mĩ, 1965- 72 CLB bị ném bom 14 lần. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không xây dựng 2 trận địa pháo phòng không cao 11,5m trên bãi cát nổi giữa Sòng Hồng, có thể bắn máy bay địch khi có lũ cao nhất. Bộ đội phòng không dùng máy bay trục thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Có lúc còn có lực lượng phòng không hải quân gồm các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cẩu. Các nhịp của CLB bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới. Hiện cầu chỉ dành cho đường sắt, đương xe thô sơ và đường đi bộ.

        CẦU MĨ THUẬN, cầu trên QL 1, bắc qua sông Tiền Giang, nối liển 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, thay cho phà Mĩ Thuận cũ. Dài 1.535m. phần cầu chính là cầu treo dây văng dài 650m, nhịp giữa thông thuyền 350m, chiều cao thông thuyền 37,5m, phần cẩu phụ mỏi bên gồm 11 nhịp, dài 437,6m. Rộng mặt cầu 23,6m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 lề cho người đi bộ. Khánh thành 21.5.2000. nổi liền mạch giao thông giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ, có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị và QS.

        CẨU NHÂN MỤC, cầu bắc qua sông Tô Lịch (chỗ Cống Mọc hiện nay) trên đường từ Đông Quan đi Ninh Kiều, thuộc địa phận làng Nhân Mục (Làng Mọc), h. Thanh Đàm (thời Lẽ đổi thành Thanh Trì), nay thuộc phường Nhân Chính, q. Thanh Xuân, tp Hà Nội. 10-11.1426 CNM là nơi kết thúc hai trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn do Lí Triện (Lê Triện), Đổ Bí (Lê Bí) chỉ huy chiến thắng quân Minh, diệt hàng nghìn quân địch, bắt sống tướng Viên Lượng và hơn 500 quân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:44:12 pm »


        CẦU NỔI, cẩu quân sự gồm các khoang phao nối ghép liên tiếp với nhau trên mặt nước, hai đầu có phần cầu dẫn được tựa trên bờ, đáy hoặc các chân đỡ cứng. Các bộ phận của CN thường được đặt trên các phương tiện vận chuyển cơ giới, bảo đảm thuận tiện cho việc cơ động và hạ thủy nhanh chóng. Các khoang phao cũng có thể được ghép thành phà. Công binh QĐND VN sử dụng một số loại CN do LX chế tạo như các bộ CN PMP, bộ cầu phao TPP, LPP...


        CẦU PHÚ LƯƠNG, cầu đường sắt, đường bộ trên QL 5. bắc qua sông Thái Bình, đông tp Hải Dương 2km, cách cầu Lai Vu 5km. Trong KCCM, CPL là trọng điểm giao thông trên tuyến vận chuyển chiến lược Hà Nội - Hải Phòng, thường xuyên bị không quân Mĩ đánh phá, có đợt liên tục 31 ngày, sử dụng 1.200 lần chiếc máy bay. Hai lần cầu bị đánh sập (26.6.1967 và 10.5.1972). Lực lượng bảo vệ cầu gồm Trung đoàn pháo phòng không 213 (Sư đoàn phòng không 363) phối hợp với lực lượng phòng không nhân dân địa phương đánh trả quyết liệt, bắn rơi 16 máy bay Mĩ. 22.6.1967 tại trận địa CPL đã bắn rơi 2 máy bay A-4. Trung đoàn 213 được tuyên dương Ah LLVTND (1985). Năm 1998 cầu đường bộ được xây dựng mới gồm 10 nhịp, dài 509,5m, rộng 23,lm, kết cấu dầm bê tông dự ứng lực, tải trọng H 30.

        CẨU QUÂN SỰ, gọi chung các loại cầu (chủ yếu do công binh bảo đảm) để lực lượng vận tải QS, bộ binh và các phương tiện KTQS cơ động qua sông, suối, rạch, khe... trong hành quân hoặc tác chiến. Theo vị trí mặt cầu so với mặt nước, có: cầu cao, cầu thấp, cầu nổi, cầu ngầm. Theo kết cấu, có: cầu chân cứng, cầu phà, cầu hỗn hợp, cầu treo... Theo tác dụng chiến thuật, có: cầu đi cùng (cầu dùng để đảm bảo cơ động cho lực lượng tác chiến chủ yếu), cầu xung kích (cầu dùng để đảm bảo cho lực lượng tác chiến phía trước, vd cầu TMM của LX ).

        CẦU THĂNG LONG, cầu đường sắt, đường bộ bắc qua Sông Hồng, nối đường vành đai 3 tp Hà Nội với QL Thăng Long - Nội Bài, cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu. Khởi công xây dựng 1974, hoàn thành 1985. Gồm hai tầng: tầng dưới ở giữa là hai tuyến đường sắt (khổ l,435m), hai bên là đường xe thô sơ (rộng mỗi bên 3,5m); tầng trên ở giữa là đường ô tô rộng 15m cho 4 làn xe, tải trọng H 30. hai bên là đường cho người đi bộ (rộng mỗi bên l,5m). Chiều dài cầu theo đường sắt 5.503m, theo đường ô tô 3.115m. Phần cầu chính (vượt sông) gồm 15 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp 112m. Cầu lớn nhất VN hiện nay, nối liền thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và các tỉnh bắc Sông Hồng.

        CẦU TRÀNG TIỂN, cầu trên Sông Hương, nằm giữa tp Huế, dài 403m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, do Pháp xây dựng 1905 tại vị trí cầu Thành Thái cũ (cầu gỗ xây dựng 1897-99, bị đổ 1904), lúc đầu mang rên Clêmenxô (Clemenceau). 1945 chính phú Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Nhưng nhân dân vẫn gọi là CTT, do cầu nằm cạnh xưởng đúc tiền cũ sát bờ Sông Hương. Trong KCCM 1968, trụ 3 và nhịp 7 bị phá hủy, sau đã được chữa lại.

        CẦU VỆT, cầu quân sự có kết cấu dầm đồng thời là mặt cầu và được cấu tạo thành hai vệt bánh xe. Được sử dựng để bắc qua các chướng ngại hẹp: hào, rãnh, mương, máng, hố bom... hoặc để tăng cường các nhịp cầu cũ chưa đủ sức chịu tải, các nhịp cầu bị phá hoại, CV thường được trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới, tăng...

        CẤU TRÚC MẠNG MÁY TÍNH (network topology - cấu trúc liên kết mạng), hình trạng liên kết hoạt động của các máy tính, nút và cáp nối trong mạng máy tính cục bộ. Cấu trúc mạng máy tính cục bộ chia hai loại: tập trung và phân tán. Cấu trúc mạng tập trung: các máy được nối trực tiếp với một máy dịch vụ trung tâm (chủ) (như mạng hình sao...), máy tính ở trung tâm điều khiển việc thâm nhập mạng; kiểu cấu trúc này đảm bảo an toàn dữ liệu và sự quản lí trung tâm đối với các nội dung và các hoạt động của toàn mạng. Cấu trúc mạng phân tán: các máy được nối với một dây cáp xương sống duy nhất (như mạng buýt, mạng vòng tròn...), không có máy trung tâm, mà từng trạm công tác (máy tính) thâm nhập vào mạng một cách độc lập và tự thiết lập các ghép nối riêng của mình với các trạm công tác khác. Mỗi cấu trúc mạng đều có phương pháp điều hòa sự thâm nhập của các trạm công tác vào mạng máy tính (giao thức mạng) riêng để tránh các xung đột, tranh chấp dữ liệu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:45:31 pm »


        CÂY GẬY VÀ CỦ CÀ RỐT, chính sách đối ngoại của đế quốc Mĩ vừa đe dọa bằng sức mạnh QS vừa mua chuộc bằng lợi ích kinh tế nhằm khuất phục các nước khác, nhất là các nước chậm phát triển; do Rudơven (A. Theodore Roosevelt) tổng thống thứ 26 của Mĩ đề xuất đầu tk 20. Trong chiến tranh xâm lược VN, tổng thống Mĩ Giônxơn (1963-69) đã sử dụng chính sách CGVCCR, một mặt hứa sẽ viện trợ kinh tế -  kĩ thuật để xây dựng lại VN, mặt khác tiến hành leo thang chiến tranh bắn phá, tàn sát nhân dân VN ở cả hai miền Nam - Bắc. Nhưng nhân dân VN không khuất phục, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

        CÂY NHIỆT ĐỚI, thiết bị trinh sát của Mĩ dùng để phát hiện người, vũ khí, xe cơ giới... qua chấn động, âm thanh phát sinh khi các đối tượng trên chuyển động, đồng thời tự động truyền tin tức về trung tâm tác chiến điện tử. CNĐ là tên do VN đặt. CNĐ được thả từ máy bay hoặc do bộ binh thả đặt. Các bộ phận chính: máy thu tiếng động, bộ xử lí tín hiệu, máy phát, nguồn điện và anten cần (dạng cành cây không lá, một cành đứng, bốn cành ngang đối xứng). CNĐ mà Mĩ sử dụng trong chiến tranh VN có nhiều loại, với tính năng: cự li phát hiện với người 15- 35m, với ô tô 300-400m; thời gian hoạt động 15-65 ngày, công suất phát 150-300mW, khối lượng 5-17kg. Một số CNĐ còn có dù và bộ phận tự hủy.


        CÂYTEN (Đ. Wilhelm Keitel; 1882-1946), tội phạm chiến tranh chủ yếu trong CTTG-II. Thống chế QĐ phát xít Đức (1940). Trong CTTG-I là sĩ quan tham mưu. Khi Hit le lên nắm quyền ở Đức, C hợp tác chặt chẽ, trở thành đv Đảng quốc xã, được thăng cấp nhanh: 1935 từ sư đoàn trưởng lên cục trường; 1938-45 tổng tham mưu trưởng QĐ phát xít Đức; cố vấn QS gần gũi nhất của Hitle; trực tiếp tham gia soạn thào các kế hoạch xâm lược nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Hitle. 1940 kí hòa ước với Pháp có lợi cho nước Đức thắng trận. Trước khi Đức tấn công LX, C ban hành một số mệnh lệnh và chỉ lệnh cho phép khùng bố, thủ tiêu tù binh và dân thường ở vùng Đức sẽ chiếm đóng. 1944 tham gia phiên toà xét xử những người mưu sát Hitle. 8.5.1945 kí hiệp ước đầu hàng Đồng minh. Bị phiên toà Nurembe kết án tử hình bằng treo cổ.

        CBU-24, bom chùm dạng catxét rải bom bi dạng “quả ổi” (BLU-26) để sát thương vũ khí, trang bị KTQS và sinh lực đối phương. Bom mẹ CBU-24 chứa 200 bom con, nổ ở trên không bằng ngòi nổ hẹn giờ hoặc không tiếp xúc, tách đôi vỏ, rải các bom con xuống khu vực mục tiêu. Bom con BLU-26 có thể nổ ngay hoặc nổ chậm tùy theo loại ngòi được sử dụng, khi nổ ở mặt đất tạo thành hố hình phễu, đường kính 0,2- 0,3m, sâu 0,2m, bán kính sát thương dày đặc 10m.

        CBU-55, bom chùm hàng không dạng catxét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mĩ. Dài 2,3m, đường kính 0,36m, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235kg, chứa ba bom con BLU-73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy có đặt một dây nổ, đảm bảo mở catxét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg ôxit êtylen lỏng, có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá võ vỏ bom làm văng ôxit êtylen thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu -  không khí) có đường kính 15-17m, cao 2,5-3m. Đám mây này được một trạm nổ kích nổ ở độ cao 1 m sau khi hình thành 0,125s. Bán kính sát thương của một bom con là 50m. CBU-55 được thiết kế cho máy bay tốc độ dưới âm (như A-37, OV-10 và máy bay trực thăng UH-1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120 km/h). Được trang bị cho không quân của hài quản đánh bộ và không quân chiến thuật Mĩ (1969-71). Được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh xâm lược VN ở Quảng Trị (1972) với mục đích diệt sinh lực, dọn bãi cho máy bay trực thăng đổ bộ... (xt bom chán không, bom nổ khối, bom nhiên liệu - không khí, bom phát quang).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:46:50 pm »


        CEFEO (vt từ p. Corps Expéditionnaire Franẹaise d’Extreme Orient - Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông), lực lượng viền chinh thành lập 16.8.1945 trên cơ sở các đơn vị đã có của FEFEO, để gửi gấp sang Đông Dương, nhằm thiết lập lại quyền cai trị của Pháp ở đây sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Tổng chỉ huy đầu tiên (1945-46) là tướng Lơcỉec*. Gồm có: Sư đoàn bộ binh thuộc địa 9 (đang chiếm đóng Đức) và một phần Sư đoàn thiết giáp 2. Các đơn vị đầu tiên của CEFEO đến Sài Gòn 12.9.1945 (10 ngày sau khi VN tuyên bố độc lập). 2.1946 được tăng thêm Sư đoàn bộ binh thuộc địa 3, Lữ đoàn Mađagaxca. Tham gia chiến tranh xâm lược VN 1945-54, bị thương vong hàng trăm nghìn và phải rút khỏi VN sau thất bại của Pháp ở Đông Dương (1954).

        CENTO (vt từ A. Central Treaty Organization - Tổ chức hiệp ước trung tâm), liên minh QS - chính trị khu vực Trung Cận Đông. Gồm các nước: Anh, Thổ Nhĩ Kì, Iran, Irắc, Pakixtan. Thành lập 24.2.1955 trên cơ sở hiệp ước liên minh phòng thủ chung được kí tại Batđa giữa Irắc và Thổ Nhĩ Kì (gọi là hiệp ước Bátđa). Mục đích ban đầu là tăng cường hợp tác “an ninh và phòng thủ” giữa các nước thành viên và tìm cách phát triển kinh tế khu vực một cách hòa bình, nhưng sau đó Mĩ đã từng bước biến CENTO thành một liên minh QS khu vực phục vụ lợi ích của Mĩ. Trụ sở lúc đầu đặt ở Bátđa (Irắc), 1958 chuyển về Ancara (Thổ Nhĩ Kì). 3.1959 Irắc rút khỏi liên minh (sau khi Mĩ kí các hiệp định QS riêng rẽ với Iran, Pakixtan, Thổ Nhĩ Kì). 8.1959 đổi tên thành Tổ chức hiệp ước trung tâm (CENTO). Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng CENTO với 2 cấp: hội nghị bộ trưởng hàng năm (thủ tướng, bộ trường Bộ ngoại giao hay quan chức cao cấp tham dự) và hội nghị thứ trưởng nửa tháng một lần. Cơ quan của hội đồng là: các ủy ban (QS, kinh tế, khoa học, chống nổi dậy, liên lạc); ban tham mưu QS hỗn hợp; viện nghiên cứu và phát triển; ban thư kí. 1979 sau khi Iran và Pakixtan rút khỏi liên minh, CENTO trên thực tế tan rã.

        CH-47, họ máy bay trực thăng vận tải hạng nặng của Mĩ do hãng Bôing Vecton thiết kế và chế tạo. Bắt đầu được nghiên cứu thiết kế 1956. Đến nay đã có bốn kiểu: CH-47A, CH- 47B, CH-47C và CH-47D. Kíp bay 2 người. Bay thử chuyến đầu tiên 21.9.1961. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 15,54m, cao 5,68m, khối lượng cất cánh lớn nhất 22.679kg, tốc độ bay lớn nhất 298km/h, trần bay 3.215m, tầm bay 2.267km, sức chở: 44 quân hoặc 10.528kg hàng (treo thêm bên ngoài có thể tới 12.700kg). CH-47 có trong trang bị của QĐ các nước Anh, Canada, Tây Ban Nha... Tính đến 12.1972, QĐ Mĩ đã dùng tới 1,2 triệu giờ bay với CH-47, trong đó 3/4 là hoạt động ở Đông Nam Á. Đến cuối 1972 đã có hơn 550 chiếc CH-47 được Mĩ đưa vào sử dụng ở VN. Từ 1988 loại CH-47D được cải tiến có khả năng tiếp dầu trên không cả ngày lẫn đêm.
       

        CHÀ BÀN (Đồ Bàn, Phật Thệ, Vijaya), kinh thành Chămpa tk 11-tk 15. Nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, h. An Nhơn, t. Bình Định, tây bắc tp Quy Nhơn 27km. Được xây dựng vào cuối tk 10, dưới triều vua Yangpuku Vijaya. Tk 11 - đầu tk 15, Chămpa nhiều lần đem quân đánh các nước láng giềng trong đó có Đại. Việt. 1471 vua Lê Thánh Tông đem quân đánh lại, chiếm được CB, mở rộng biên giới Đại Việt đến đèo Cù Mông. 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng Trung ương hoàng đế, đóng đô ở đây, đổi tên là thành Hoàng Đế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:47:55 pm »


        CHACRI NARUBET (A. Chakri Naruebet), tàu sân bay trực thăng của Thái Lan, số hiệu 911, do hãng Badaneron (Tây Ban Nha) đóng. Hạ thủy 1.1996; chính thức sử dụng từ 8.1997. Tính năng chiến - kĩ thuật: lượng giãn nước chớ đầy 11.480t; kích thước: dài 182,6m (tại mớn nước: 164,lm), rộng 30,5m, mớn nước 6,2m. Sân bay dài 174,6m; rộng 27,5m (cho phép 5 máy bay trực thăng đồng thời cất, hạ cánh). Thiết bị động lực: 2 động cơ tuabin khí. công suất 32.5MW (44.250cv); 2 động cơ điêzen, công suất 8.64MW (11.750cv); 2 trục chân vịt. Tốc độ lớn nhất: 26 hải lí/h; tốc độ hành trình: 16 hải lí/h; tầm đi xa 10.000 hải lí ở vận tốc 12 hải lí/h. Vũ khí trang bị: 1 bệ tên lửa phòng không phóng thẳng đứng MK41 LCHR, tên lửa tầm gần Xi Xperâu (do Mĩ chế tạo), 3 ống phóng tên lửa Mixtran tự dẫn hồng ngoại, 4 pháo 6 nòng 20mm Vuncan Phalanxơ, 2 pháo 30mm, 4 ống phóng nhiễu Traco MK-137, bẫy ngư lôi SLQ-32, rada cảnh giới đối không Hughet SPS-52C, rađa sục sạo đối hải SPS-64, sôna gắn vào thân tàu (trạm cố định), rađa điều khiển hỏa lực bước sóng I/J/K, rađa dẫn đường cho máy bay, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Ngoài ra, còn được trang bị hệ thống C3I tiên tiến. Máy bay: 6 máy bay cánh cố định cất cánh trên đường băng ngắn AV-8S (Hariơ), 9 máy bay trực thăng S-70B (Xi Hôc) trang bị ngư lôi MK-46, bom chìm. Quân số: 455 (62 sĩ quan), 146 nhân viên hàng không. Với CN, Thái Lan trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á và thứ 2 ở châu Á (sau Ấn Độ) có tàu sân bay.

 
   

        CHAI CHÁY, vũ khí tự tạo dùng chất cháy để diệt các phương tiện KTQS, sinh lực đối phương. Cấu tạo chính: chai thủy tinh (dung tích 0,5; 0,65; 1 lít...) chứa chất cháy (napan hoặc OP-2); chất mồi cháy (phôtpho đỏ và kaliclorat). Có 2 loại: CC điểm hỏa tự tạo, chất mồi cháy (chứa trong túi pôlyêtilen riêng biệt) quấn cố định xung quanh vỏ chai 2-3 vòng; khi ném CC vào mục tiêu, túi pôlyêtilen rách, chai vỡ, phản ứng ôxi hóa xảy ra ở chất mồi cháy, tạo lửa làm cháy chất cháy, tiêu diệt mục tiêu, CC điểm hỏa kíp nổ, nút chai có lỗ để luồn dây cháy chậm đã liên kết với kíp nổ, túi mồi cháy quấn cố định vào kíp nổ; khi sử dụng, giật nụ xoè, ném CC vào mục tiêu (như thao tác ném lựu dạn), kíp nổ làm cháy chất mồi cháy và chất cháy. Được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II, ở VN thời kì đầu KCCP

        CHALENGIƠ* (A. Challenger), tàu con thoi thứ hai của Mĩ. Phóng lần đầu 4.1983, tới 11.1985 đã thực hiện 9 chuyến bay, với 45 nhà du hành vũ trụ và phóng 5 vệ tinh thương mại. Từ C, các nhà du hành vũ trụ đã ra hoạt động ngoài khoảng không vũ trụ (có lần không dùng dây giữ đầu tiên trong lịch sử), đã thu hồi, sửa chữa và cho hoạt động trở lại một vệ tinh. 28.1.1986 C bị nổ tung sau khi được phóng từ mũi Canayeran trên tên lửa đẩy kiểu Miniteman, toàn bộ tổ bay 7 người bị thiệt mạng. Giá trung bình mỗi lần phóng tàu C khoảng 290 triệu USD.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:49:20 pm »


        CHALENGIƠ** (A. Challenger), xe tăng chủ lực do hãng Roian Otnânxơ Litdơ (Anh) sản xuất từ 1982. Khối lượng chiến đấu 62t, kíp xe 4 người. Xe dài 8,327m (cả pháo ll,56m), rộng 3,518m (theo mép xích 3,42m), cao 2,5m (đến nóc tháp pháo). Động cơ điêzen Con Dơi V12, công suất 895kW (1.200cv), hệ thống truyền lực tự động TN37 (4 số tiến, 1 số lùi). Tốc độ lớn nhất 56km/h, vượt vách đứng 0,9m, hào rộng 2,34m; khả năng leo dốc 31°, đi dốc nghiêng 21°. Vỏ giáp CHOBHAM. Vũ khí: pháo rãnh xoắn 120mm, súng máy song song và súng máy phòng không 7,62mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực IFCS sử dụng máy tính đường đạn, thiết bị nhìn đêm tĩnh nhiệt IDGS. Trang bị cho lục quân Anh từ 1983, đã xuất khẩu sang Iran và được lực lượng thiết giáp Anh sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh. Từ 1986 tổ hợp Vicke Điphenxơ Xixtem đã nghiên cứu chế tạo xe tăng mới C-2 với các tham số chính tương tự như xe cũ (cả về kích thước, cỡ pháo, khả năng cơ động), nhưng có khối lượng lớn hơn (62,5t) và có những đổi mới quan trọng trong hệ thống điều khiển hỏa lực. Để phân biệt, hiện nay xe tăng C thế hệ trước thường được gọi là C-l.


        CHÁNH ÁN TOÀ ÁN QUÂN SỰ, chức danh pháp lí trong ngành toà án quân sự, do chủ tịch nước CHXHCN VN bổ nhiệm trong số thẩm phán toà án QS. CATAQS được tổ chức thành ba cấp: CATAQS trung ương, đồng thời là phó chánh án toà án nhân dân tối cao; CATAQS quân khu và tương đương; CATAQS khu vực. CATAQS trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn: chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác của Toà án QS trung ương; chủ tọa các phiên họp của ủy ban  thẩm phán Toà án QS trung ương; kháng nghị theo thủ tục  giám đốc thẩm bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án QS cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng; chỉ đạo công tác xét xử và thi hành án hình sự của các tòa án QS; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm quân nhân và cán bộ tòa án QS các cấp; báo cáo công tác xét xử của các tòa án QS với chánh án Toà án nhân dân tối cao, bộ trường BQP và bộ trưởng Bộ tư pháp.

        CHÁNH NGUYÊN SOÁI, bậc quân hàm cao nhất trong không quân và một số binh chủng của QĐ LX. Được quy định 9.10.1943 đối với bộ đội không quân, pháo binh, tăng thiết giáp, công binh, thông tin; từ 1984 chỉ còn CNS không quân và pháo binh. CNS có bằng chứng nhận của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao LX và phù hiệu “Sao nguyên soái”. Trong QĐ Hoàng gia Anh cũng có CNS không quân.

        CHÁNH QUẢN CƠ nh QUẢN CƠ

        CHÁNH THANH TRA BỘ QUỐC PHÒNG X. TỔNG THANH TRA QUÂN ĐỘI

        CHÀO MỪNG , 1) loạt trạm vũ trụ của LX bay dài ngày trên quỹ đạo gần Trái Đất. Gồm 5 khoang: chuyển tiếp, làm việc, thiết bị khoa học, trung gian và máy móc động cơ hiệu chỉnh quỹ đạo; có thể ghép nối với nhiều tàu vũ trụ cùng một lúc tạo thành tổ hợp quỹ đạo lớn; có thể thay thế các khối riêng biệt. Dài 15m, đường kính lớn nhất 4,5m, khối lượng 18,9t, thể tích khoang sinh hoạt l00m3. Có thể bay ở chế độ có hoặc không người lái. Không dùng để quay trở về Trái Đất. Các tổ bay được đưa lên và thay thế ở CM bằng tàu vũ trụ Liên Hợp và Liên Hợp T, còn nhiên liệu, thiết bị... thì bằng tàu vũ trụ chở hàng Tiến Bộ. Từ 1971 tới nay đã phóng 7 trạm CM lên quỹ đạo: CM-1 (19.4.1971); CM-2 (3.4.1973); CM-3 (25.6.1974); CM;M26.12.1974); CM-5 (22.6.1976); CM-6 (29.9.1977, hoạt động 44 tháng, ghép nối với 35 lượt tàu vũ trụ, trong đó 16 tàu có người lái, đưa lên trạm 33 thành viên tổ bay, có 9 nhà du hành vũ trụ của các nước thuộc tổ chức Intercosmos, thực hiện 11 chuyến bay ngắn ngày và 5 chuyến bay dài ngày: 18, 75, 96, 140, 185 ngày); CM-7 (19.4.1982, hoạt động tới 7.2.1991, 10 tổ bay với 22 người đã hoạt động tổng cộng 861 ngày trên trạm); 2) chương trình chế tạo các trạm vũ trụ CM của LX.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:51:26 pm »


        CHẠY ĐUA VŨ TRANG, quá trình các quốc gia đua tranh nhau tăng nhanh việc tích lũy và hiện đại hóa nguồn dự trữ, số lượng, chất lượng vũ khí, trang bị KTQS và LLVT nhằm giành ưu thế chiến lược trong chuẩn bị và tiến hành chiến tranh. Trong tk 20, CĐVT trở thành một quá trình đặc trưng và một chính sách cơ bản của CNĐQ, mà thời kì sôi động và căng thẳng nhất với quy mô toàn cầu là từ đầu thập ki 50 đến hết thập ki 80. CĐVT của CNĐQ nhằm giành ưu thế chiến lược về QS đối với các nước XHCN, chống lại các quốc gia đòi độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, cản phá công cuộc xây dựng và phát triển hòa bình của các nước, tạo sức ép buộc các nước này phải đối phó với CĐVT của CNĐQ không tập trung vào xây dựng kinh tế - xã hội, đồng thời còn nhằm thu siêu lợi nhuận cho các tổ hợp công nghiệp - quân sự. Trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh, CNĐQ và các thế lực hiếu chiến vẫn tiếp tục CĐVT dưới những hình thái mới; hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bồ xã hội vẫn còn bị đe dọa, vì vậy cuộc đấu tranh của nhãn dân tiến bộ trên toàn thế giới đòi chấm dứt CĐVT vẫn chưa thể kết thúc.

        CHĂMPA (Chiêm Thành), quốc gia cổ ở miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay. Nguyên là tiểu vương quốc Lâm Ấp do Khu Liên thành lập cuối thời Đông Hán (đầu tk 2). Giữa tk 8 đổi thành nước Hoàn Vương, tk 9 thành C, sử TQ và VN gọi là Chiêm Thành. Lãnh thổ khoảng từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay; kinh đô nhiều lần thay đổi: Trà Kiệu (Simhapura), Kauthara, Đồng Dương (Inđrapura), Chà Bàn (Vijaya), Panđuranga. Trong lịch sử, quan hệ giữa C với các nước láng giềng diễn ra phức tạp, lãnh thổ bị thu hẹp dần. Cuối tk 17 sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn.

        CHÂN LẠP (cổ), quốc gia cổ hình thành từ cuối tk 5 ở hạ lưu sông Sê Mun (Nậm Mun, một nhánh của sông Mê Công), thuộc vùng Nam Lào và đông cao nguyên Còrạt, Thái Lan ngày nay. Cư dân thuộc tộc người Môn cổ, tự coi mình là con cháu của hai vị thần Campu - Mera và tự gọi Khơme theo cách ghép đôi tên tổ tiên. Lúc đầu lệ thuộc Phù Nam, một vương quốc cổ ở vùng hạ lưu sông Mê Công. Giữa tk 7 đánh thắng và chiếm đoạt Phù Nam. Từ tk 7 đến đầu tk 8, mở rộng địa bàn cư trú ra vùng Biển Hồ và những thềm cao của hạ lưu sông Mê Công. Khoảng những năm 710-716, xảy ra cuộc tranh giành quyền lực đưa tới việc chia tách thành hai triều Bắc, Nam là Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Giai đoạn sơ kì (tk 5-tk Cool của vương quốc CL chấm dứt. Song người TQ, VN vẫn dùng tên gọi CL để chỉ nước Campuchia nhiều thế kỉ về sau.

        CHÂN MỘNG, xã thuộc h. Đoan Hùng, t. Phú Thọ, bắc tx Phú Thọ 15km, trên QL 2 từ Phủ Lỗ đi Hà Giang. 17.11.1952 trên đoạn đường CM - Nàng Yên, Trạm Thản diễn ra trận Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) phục kích đoàn xe QS Pháp, phá hủy 44 xe, diệt hàng trăm địch, góp phần đánh bại cuộc hành quân Loren của Pháp (x. trận Chân Mộng - Trạm Thản, 17.11.1952). Tại ngã ba CM (km 95, QL 2) có đài kỉ niệm chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản

        CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT, 1) hoạt động kĩ thuật để xác định tình trạng kĩ thuật của thiết bị (tổ hợp thiết bị), trang bị KTQS cụ thể và các bộ phận cấu thành chúng. CĐKT thường dùng phương pháp đưa đối tượng (thiết bị hoặc bộ phận cấu
thành) vào vận hành ở những chế độ quy định, thu thập và phân tích kết quả thu được, kết luận tình trạng và đưa ra biện pháp xử lí. Được tiến hành trong sản xuất (hoàn chinh, nghiệm thu), khai thác (sử dụng, bảo dưỡng, cất giữ, sửa chữa). CĐKT là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo độ tin cậy của trang bị KTQS; 2) bộ môn khoa học nghiên cứu quy luật biến đổi tình trạng kĩ thuật của thiết bị (tổ hợp thiết bị) hoặc trang bị KTQS cũng như các bộ phận cấu thành; những dấu hiệu, phương tiện và phương pháp phát hiện, xác định sai lệch thông số kĩ thuật so với giới hạn cho phép; đề xuất biện pháp xử lí thích hợp.

        CHẤN TÂM của vụ nổ hạt nhân, tâm nổ hoặc điểm chiếu tâm nổ của vụ nổ hạt nhân trên bề mặt Trái Đất. Khi vụ nổ ở mặt đất (nước) vị trí CT và tâm nổ trùng nhau, vụ nổ trong không gian thì CT là điểm chiếu của tâm nổ lên bề mặt Trái Đất. Từ CT xác định bán kính sát thương mục tiêu trên mặt đất (nước) khi đánh giá hậu quả của vụ nổ hạt nhân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:52:31 pm »


        CHẤT CHÁY, chất (hợp chất, hỗn hợp) cùng với chất ôxi hóa tạo ra phản ứng ôxi hóa khử manh, nhanh, tỏa nhiệt lượng lớn, có nhiệt độ cao và thường phát sáng. Có: CC thể rắn (nhiệt nhôm, các muối chứa ôxi...), CC thể lỏng (xăng, dầu hỏa, dầu điêzen...), CC thể khí (khí đốt...). Theo thành phần hóa học, có: CC cần ôxi của không khí (dầu hỏa, napan, xăng, phôtpho trăng...), CC không cần ôxi (nhiệt nhôm, các muối chứa ôxi...) vì trong thành phần của nó đã có chất ôxi hóa. Có CC tự nhiên (khí đốt, than đá, gỗ...) và CC nhân tạo (sản phẩm của dầu mỏ, các dung môi hữu cơ dễ cháy...). Trong QS, một số CC được dùng làm nguồn năng lượng cho động cơ máy bay, tàu chiến, xe tăng, ô tô, tên lửa... (x. nhiên liệu); một số CC khác được nạp vào đạn cháy, bom cháy, mìn cháy, súng phun lửa nhằm gây cháy, sát thương sinh lực, phá hủy cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, công trình QS và môi sinh của đối phương.

        CHẤT CHÁY KIM LOẠI nh NHIÊN LIỆU KIM LOẠI

        CHẤT DIỆT TRÙNG, gọi chung những hóa chất dùng để tiêu diệt vi trùng, côn trùng hoặc sinh vật gây (mang) bệnh truyền nhiễm. Theo công dụng, có: chất diệt vi trùng, chất diệt côn trùng và chất diệt loài gặm nhấm. Có thể sử dụng chất tiêu độc và CDT đặc hiệu (vd: phormalin, phênol...) dùng để diệt trùng cho quân trang, quân dụng... Khi sử dụng CDT cần đúng loại, đúng đối tượng có trùng, pha chế chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Ở VN, vôi bột, nước lá xoan... có thể được dùng làm CDT.

        CHẤT ĐẦU ĐỘC, chất độc hóa học dùng để gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm, nguồn nước nhằm sát hại sinh lực của đối phương và gây ô nhiêm môi trường. Đặc tính chung: độc tính cao; tốc độ thấm qua niêm mạc đường tiêu hóa nhanh; không màu, không mùi, không vị để khó phát hiện; dễ hòa tan trong nước, trong mỡ; tổn tại lâu trong nước; tác dụng từ từ để khó biết và khó tiêu độc cấp cứu. Một số CĐĐ điển hình: các hợp chất của flo như metylfloaxetat, etylflohydrin, b-floetyleste của axit floaxetic; các hợp chất vô cơ như asen ôxit, muối thủy ngân, muối chỉ; một số ancaloit rihư nicotin, stricnin, atropin; các độc tố: picrotoxin, teữođotoxin, norotoxin... Triệu chứng trúng độc: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, mất trí, mê man, co giật, dẫn đến bại liệt hoặc tử vong. Để tránh tác hại của CĐĐ phải tổ chức phòng độc, kiểm tra (có lưu mẫu) lương thực, thực phẩm, nước (khi thấy cần thiết) và sẵn sàng có chất giải độc (x. antiđôt) cũng như các biện pháp giải độc của y học hiện đại hoặc cổ truyền.

        CHẤT ĐỘC DA CAM. chất độc diệt cây, hỗn hợp các dẫn xuất của 2,4-D (axít 2,4-điclo phenoxyaxetic) và 2,4,5-T (axít 2, 4, 5-triclo phenoxyaxetic), tên được gọi theo màu da cam của thùng chứa. CĐDC là chất lỏng sánh như dầu, màu nâu thảm, không tan trong nước, tan trong điêzen và mỡ; dễ xâm nhập vào màng tế bào của lá, dặc biệt là loài cây lá kép. CĐDC tương tác với hệ men của cây, ức chế quá trình quang hợp, làm ngừng sự hình thành chất diệp lục, làm rối loạn điều tiết sinh trưởng, gây xoắn lá, xoắn cành, rễ, nứt vỏ thân (cành); úa (đỏ, vàng, khô) lá, khô quả, cây ngừng lớn và chết. Thường có ba loại CĐDC có tỉ lệ thành phần như sau: da cam I: n-butyleste 2,4-D (49,49%), n-butileste 2,4,5-T (48,47%), 2,4,5-T tự do (0,13%) và chất trơ (0,62%); da cam II: n-butyleste 2,4-D (50%) và isooctyleste 2,4,5-T (50%); siêu da cam: hỗn hợp của hai chất da cam II và chất trắng. CĐDC rất nguy hiểm với người do tạp chất điôxin có trong 2,4,5-T, gây nhiễm độc qua đường hô hấp, tiêu hóa với các triệu chúng: da và niêm mạc mắt bị kích thích, nhức đầu, nôn mửa, tổn thương gan, phổi, hệ tim mạch, cơ thể suy nhược; trên những người bị nhiễm độc phát hiện thấy các biến loạn thể nhiễm sắc, tăng tỉ lệ ung thư gan nguyên phát và dị tật ở con cái, đẻ non, sẩy thai. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu, khi mới bị trúng độc nên tắm rửa ngay, thụt rửa dạ dày, ruột, dùng các loại thuốc tim mạch, glucôda, vitamin C, Bl, B6, BI2. Các CĐDC chiếm tới 60% tổng khối lượng chất độc diệt cây mà Mĩ sử dụng ở VN chủ yếu đê diệt cây lấy gỗ, phát quang rừng nhiệt đới hoặc phá hoại mùa màng (lúa, ngô, khoai, sắn...).

        CHẤT ĐỘC DIỆT CÂY, chất độc hóa học thường sử dụng dưới dạng bột, keo, dung dịch và được phun rải bằng các phương tiện trên không và trên bộ... để phá hoại mùa màng hoặc tiêu diệt thực vật. Gồm: chất làm héo và rụng lá, chất diệt cỏ, chất làm khô rễ, chất phá hoại độ màu mỡ của đất... Nhiều loại CĐDC có thể gây tổn thương cả cho người và động vật. CĐDC được Mĩ nghiên cứu sử dụng vảo mục đích chiến tranh từ 1940 (đã khảo nghiệm hơn 1.000 chất phá hoại hoa màu và hơn 12.000 chất làm rụng lá). 1952-54, lần đầu tiên quân Anh sử dụng CĐDC vào mục đích QS ở Malaixia; 1967-69, quân Mĩ phun rải CĐDC ở khu phi QS Nam - Bắc Triều Tiên. Từ 1961, Mĩ tiến hành chiến tranh hóa học ở Đông Dương, phá hủy môi trường thiên nhiên với quy mô lớn nhất. 1961-75 quân Mĩ và QĐ Sài Gòn đã sử dụng trên chiến trường VN 17 loại CĐDC, chủ yếu là chất độc da cam, chất trắng và xanh (theo màu của vệt sơn quanh các thùng chứa) với số lượng hơn 100 triệu lít, phun rải trên diện tích 3 triệu hécta, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho dân cư và môi trường sinh thái của VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:54:10 pm »


        CHẤT ĐỘC HẠI DA, nhóm chất độc quân sự lâu tan, gây tổn thương cho người và động vật, chủ yếu ở da khi sử dụng ở trạng thái giọt lỏng, tổn thương đường hô hấp ở dạng hơi và xon khí, có thể gây chết người. Thuộc chất độc mạnh, khi xâm nhập vào tế bào, làm biến dạng prôtit, giết chết tế bào, gây hoại từ da và niêm mạc (trúng độc tại chỗ). Dễ thấm qua da vào máu truyền đi khắp cơ thể (trúng độc toàn thân), gây tổn thương cho hệ thần kinh, hệ tim mạch và làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Liều độc tử vong tương đối lớn (qua da - 70 mg/kg thể trọng) nhưng tổn thương cơ quan hô hấp và da có thể làm mất sức chiến đấu lâu dài. Thời kì ủ bệnh có thế kéo dài từ 2 đến 12 giờ tùy thuộc vào nồng độ và mật độ nhiễm độc. CĐHD điển hình là ypérit, ypêrit nitơ, Urvizit. Được sử dụng lần đầu trong CTTG-I, sau đó ở Êtiôpia, đông bắc TQ và trong chiến tranh Irắc-Iran. Hiện nay, CĐHD chủ yếu là ypêrit có trong trang bị của QĐ Mĩ và nhiều nước khác. Cg chất độc loét da.

        CHẮT ĐỘC HẠI PHỔI nh CHẤT ĐỘC NGẠT THỞ

        CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, hợp chất hóa học khi xâm nhập vào cơ thể sống (người, động vật, thực vật) sẽ phá hủy các quá trình sinh hóa cơ bản bảo đảm cho hoạt động sống bình thường của các cơ thể đó. CĐHH có thể xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa, da, máu... Những đặc trưng cơ bản của CĐHH: độ độc (dược biểu thị bằng liều độc)-, độ bền vững (biểu thị bời thời gian bị phân hủy thành chất không hoặc ít độc); thời gian tác động (kể từ lúc xâm nhập tới lúc xuất hiện triệu chứng trúng độc); các đặc tính lí - hóa quyết định trạng thái sử dụng chúng dưới dạng hơi, xon khí, giọt (gồm nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc, độ bay hơi, độ nhớt...). Theo nguồn gốc tạo thành, có: CĐHH tự nhiên (nọc rắn, nấm độc, mủ cóc, lá ngón...), CĐHH tổng hợp (điều chế bang phương pháp hóa học). Theo mục đích sử dụng, có: chất độc quân sự, chất độc diệt cây, chất đầu độc... Để phòng chống CĐHH phải tiến hành các biện pháp: phát hiện, tiêu độc, giải độc và sử dụng phương tiện phòng tránh (mặt nạ phòng độc, khí tài phòng da, phương tiện đề phòng tập thể...).

        CHẤT ĐỘC HÓA - SINH, chất độc mang bản chất hóa học nhưng có nguồn gốc sinh học và được điều chế bằng công nghệ sinh học. Ngày nay, bằng công nghệ protein, enzim và công nghệ gen, con người có thể tạo ra các tác nhân hóa -  sinh đa dạng, có độc tính lớn gấp nhiều lần độc tính của chất độc thần kinh có phôtpho, và có thể đưa vào trang bị của QĐ một số nước vào đầu tk 21. Vũ khí diệt chủng là một dạng vũ khí sử dụng CĐH-S.

        CHẤT ĐỘC KÍCH THÍCH, nhóm chất độc quân sự, tác dụng lên đầu dây thần kinh thụ cảm của niêm mạc mắt và đường hô hấp, gây hắt hơi, chảy nước mắt, sổ mũi, ho... làm mất sức chiến đấu tạm thời (với nồng độ nhỏ) hoặc chết người (với nồng độ cao). CĐKT gồm cs, CR, ađamxit, cloaxêtôphênôn... trong đó hiệu quả nhất là hỗn hợp CS và CR. Được sử dụng ở dạng khói độc (xon khí). Phương tiện sử dụng CĐKT rất đa dạng: lựu đạn, đạn pháo (cối), đạn lựu phóng M79; can nhựa, túi chất dẻo, thùng phuy... và máy phun kiểu Miti Mite của Mĩ. Mĩ sử dụng CĐKT rộng rãi trong chiến tranh xâm lược VN (1963-71 đã sử dụng 9.052t CS).

        CHẤT ĐỘC LOẠI G (G-agents), nhóm chất độc thần kinh gồm tabun (GA), sarin (GB), và soman (GD) - các dẫn xuất halogen hoặc xianphôtphorat, có tâm hoạt động là nguyên tử phôtpho trong cấu trúc phân tử. Sản phẩm tinh khiết không màu, không mùi; sản phẩm công nghiệp có màu vàng nâu; ít tan trong nước (trừ sarin), tan trong dung môi hữu cơ. Được nạp trong bom, mìn, đạn pháo, cối, tên lửa, thiết bị phun; sử dụng ở thể hơi, xon khí hay dạng lỏng (soman) nhằm gáy (trúng) độc qua đường hô hấp và qua da. Đặc điểm chung của CĐLG là ức chế men axetyl cholin esteraza dẫn đến từ vong khi bị trúng độc nặng. Triệu chứng trúng độc điển hình: co nhanh đồng tử, nôn mửa, không điều tiết được các quá trình bài tiết; tác dụng nhanh, không có thời kì ủ bệnh. Khí tài phòng độc: mặt nạ và quần áo bảo vệ. Thuốc giải độc: atôpin, 2-PAM, TMB-4. Để tiêu độc có thể dùng các dung dịch kiềm, hipoclorit amoniac, xôđa...

        CHÂT ĐỘC LOẠI V (V-agents), nhóm chất độc thần kinh gồm VE, VG, VM, VN, VR-55, vs, vx... Công thức cấu tao:


        Là những chất lỏng sánh như dầu, không màu, không mùi, nhiệt độ sôi cao, ít bay hơi, có độ bền hóa học và độ bền thủy phân cao, lâu tan trên địa hình. Được nhồi nạp trong bom, đạn pháo hoặc thùng chứa của thiết bị phun. Trạng thái chiến đấu chủ yếu: xon khí và giọt lỏng. Nguyên nhân và triệu chứng trúng độc tương tự như chất độc loại G, độc tính cao gấp 10- 100 lần sarin. Khác với chất độc loại G, CĐLV có tính tích lũy và thời gian ủ bệnh. Triệu chứng trúng độc qua da xuất hiện chậm hơn so với trúng độc qua đường hô hấp. Khí tài phòng độc: mặt nạ và quần áo bảo vệ. Thuốc giải độc: atropin. 2-PAM, LUH-40, TMB-4. Tiêu độc bằng các chất clo hóa và ôxi hóa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:55:02 pm »


        CHẤT ĐỘC LOÉT DA nh CHẤT ĐỘC HẠI DA

        CHẤT ĐÔC NGẠT THỞ, nhóm chất độc quân sự, xâm nhập qua đường hô hấp, gây tác hại chủ yếu đối với đường hô hấp và phổi, có thể dẫn tới tử vong. CĐNT gồm: khí clo, cloropicrin, phôtgen, điphôtgen, một sô dần xuất của nhóm halôgen (có chứa flo...). CĐNT được sử dụng từ CTTG-I. Hiện nay thuộc nhóm chất độc này chỉ còn phôtgen và điphôtgen; không dùng khí clo vì độc tính thấp, cloropicrin dùng để huấn luyện và kiểm tra chất lượng mặt nạ phòng độc. Cg chất độc hại phổi.

        CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ, chất độc hóa học có độc tính cao dùng trong QS để sát thương sinh lực hoặc làm nhiễm độc môi trường, trang bị và vật chất của dối phương; là cơ sở của vũ khí hóa học. Theo đối tượng tác dụng, có: chất độc thần kinh (VX, sarin, sôman, tabun...), chất độc loét da (ypêrit, lơvizit...), chất độc toàn thân (axit xyanhyđric, xyan clorua...), chất độc ngạt thở (phótgen, điphôtgen...), chất độc tâm thẩn (BZ, LSD...), chất độc kích thích (cs, ađamsit, cloaxêtôphênol...), độc tố hướng thần kinh (độc tố bôtunilus, độc tố tụ cầu khuẩn, độc tổ thần kinh rắn hổ mang...), chất độc diệt cây (chất độc da cam...). Theo thời gian duy trì khả năng sát thương sau khi sử dụng, có: chất độc bền vững (vài giờ đến vài ngày, như ypêrit, vx...) và chất độc không bển vững (vài phút đến vài chục phút như axit xyanhyđric, phôtgen...). Theo thời gian lưu lại khu vực bị nhiễm, có: chất độc mau tan và chất độc lâu tan. Theo trạng thái, có: thể khí (như phôtgen...), thể lỏng (ypêrit, sarin, sôman...), thể rắn (ađamsit, cloaxêtôphênol...). Trong QS còn phân loại: theo hiệu quả tác dụng, có: chất độc gây tử vong (chất độc thần kinh, độc tố hướng thần kinh...) và chất độc tạm thời làm mất sức chiến đấu (chất độc kích thích, chất độc tâm thần...): theo mục đích, có: chất độc chiến đấu, chất độc khủng bố, chất đầu độc; theo thời gian tác dụng, có: chất độc tác dụng ngắn, chất độc tác dụng lâu dài... Những đặc tính chung của CĐQS là: độc tính cao, tác hại nhiều mặt (tác hại trên nhiều bộ phận của cơ thể, sự nhiễm độc là quá trình tác dụng tổng hợp), có tác dụng nhanh, khó phát hiện (thường là chất không màu, không mùi, không vị), có khả năng lan tỏa, dễ thâm nhập qua các vật liệu bảo vệ, bền vững trước tác dụng của môi trường, khó tiêu tẩy... Hiệu quả sát thương của CĐQS phụ thuộc không những vào chất lượng và số lượng của chúng mà còn vào điều kiện địa hình, khí tượng và khả năng phòng chống của đối phương. Để hạn chế và loại trừ tác hại của CĐQS, thường dùng các phương tiện đề phòng tập thể, khí tài phòng hóa cá nhân, các khí tài trinh sát hóa học và phương tiện tiêu tẩy... CĐQS được quân Đức dùng đầu tiên 22.4.1915 tại Ypơrơ (Bỉ) gây tử vong 5.000 người. Đã làm chết nhiều người trong CTTG-I và còn được sử dụng trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Triều Tiên và VN, cuộc chiến tranh Iran - Irắc. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã dùng hàng vạn tấn chất độc da cam gây tác hại rất lớn và lâu dài cho con người lẫn môi sinh. Cộng đồng quốc tế đã có nghị định thư Giơnevơ (1925), hiệp ước Pari (1993) cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và yêu cầu tiêu hủy chúng. VN tham gia các công ước và nghị định trên.

        CHẤT ĐỘC TÂM THẦN, nhóm chất độc quân sự gây rối loạn hệ thần kinh và dị thường về tâm sinh lí (mù, điếc tạm thời, ảo thị, ảo giác, ảo ảnh, sợ hãi hoặc hưng phấn thái quá), làm đối phương mất sức chiến đấu tạm thời hay vĩnh viễn, dễ bị bắt làm tù binh. Các CĐTT thường gặp là: BZ, LSD, mescalin, psyloxin...; có thể dùng trong chiến đấu dưới dạng bột, khói độc gây nhiễm độc không khí, nguồn nước, lương thực, thực phẩm. Đặc điểm của CĐTT là liều tử vong (LD) gấp hàng ngàn lần liều mất sức chiến đấu (ID). CĐTT có nguồn gốc thực vật đã được các thổ dân ở Goatêmala, Haiti, Niu Ghinê... phát hiện từ xa xưa và sử dụng trong nghi lễ tốn giáo để tạo ra trạng thái ngây ngất. CĐTT có trong trang bị của QĐ Mĩ từ 1962 và đã sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN (Mĩ thú nhận đã dùng BZ trong thời gian 1965-66).

        CHẤT ĐỘC THẦN KINH, nhóm chất độc quân sự gây ức chế các men hidrolaza, làm đình trệ quá trình thủy phân chất truyền kích thích axetycholin, dẫn tới tổn thương nghiêm trọng chức năng truyền tín hiệu của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Triệu chứng trúng độc: thể nhẹ (thu nhỏ con ngươi mắt, giảm thị lực, co bóp tim, tức ngực, khó thở, đau đầu... kéo dài 1-2 ngày); thể trung bình (chóng mặt, đau đầu dữ đội, chảy dãi, khó thở, huyết áp và mạch nhanh, đi đứng xiêu vẹo, kéo dài 4-5 ngày); thể nặng (rối loạn hô hấp, co giật, liệt cơ tim, mất trí và chết sau 5ph). Hiện chưa có loại thuốc và biện pháp giải độc đặc hiệu. CĐTK thường là những dẫn xuất của axít phôtphoric như: chất độc loại G (tabun, sarin, sôman), chất độc loại V (VA, VM, VE...) và các este của axit phôtphoric vòng kép. CĐTK có đặc tính: độc tính cao, tương đối bền vững, dùng được ở các trạng thái khác nhau, xâm nhập nhanh vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, da. CĐTK được nghiên cứu ở Mĩ (từ 1932), Đức (1934), Anh (1939)... CĐTK có thể sản xuất từ công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu chứa phôtpho (vd: vôphatôc, thiôphôt...).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM