Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:59:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15025 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:37:41 pm »


        CĂN CỨ CHIẾN ĐẤU, khu vực địa hình được thiết bị công trình quân sự bảo đảm cho lực lượng tác chiến đóng quân và hoạt động tác chiến. Có CCCĐ của bộ đội biên phòng, bộ đội binh chủng hợp thành, không quân, hải quân, LLVT địa phương và CCCĐ sau lưng địch. CCCĐ thường xây dựng và thiết bị các trận địa vật cản, công trình chiến đấu bảo vệ căn cứ, hầm ẩn nấp. hào giao thông, có thể cả hầm bí mật từ thời bình.

        CĂN CỨ CHIẾN ĐẤU của đồn biên phòng. căn cứ chiến đấu để sẵn sàng bảo vệ biên giới khi có chiến tranh; được xây dựng trong thời bình, thường ở bên sườn, phía sau trận địa chiến đấu trong khu vực biên giới hoặc nơi có lợi thế QS và nằm trong khu vực phòng thủ biên giới. CCCĐ gồm trận địa vật cản, đài quan sát, trận địa chiến đấu bảo vệ căn cứ, hệ thống hầm ẩn nấp...

        CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC, 1) vùng lãnh thổ có đủ điều kiện làm chỗ dựa cho lực lượng chiến lược giải quyết nhiệm vụ chiến lược; nơi đứng chân và bàn đạp để phản công, tiến công của các binh đoàn chủ lực, các lực lượng dự bị chiến lược... Thường là nơi có địa hình thuận lợi cho phòng thủ, có cơ sở chính trị vững mạnh, có khả năng bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho chiến tranh (hoặc một hướng chiến lược). Trong KCCP và KCCM, ta có các CCCL ở Việt Bắc, Khu 4, Khu 5, miền Đông Nam Bộ...; 2) Căn cứ QS (tên lửa, tàu ngầm hạt nhân, không quân) chiến lược.

        CĂN CỨ DU KÍCH, vùng lãnh thổ và dân cư được giải phóng nằm trong vùng địch tạm chiếm được xây dựng thành căn cứ của chiến tranh du kích, ở VN trong KCCP và KCCM, CCDK có các đặc trưng: chính quyền và LLVT của đối phương đã bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã tan rã; chính quyền CM được thành lập để quản lí mọi sinh hoạt xã hội, các đoàn thể CM, hoạt động công khai; LLVT CM được tổ chức và phát triển mạnh mẽ để bảo vệ chính quyền CM và tiến công địch; còn trong vòng vây của địch, tình hình chưa thật ổn định, thường xuyên bị địch uy hiếp. Nếu CCDK được củng cố vững chắc sẽ phát triển thành vùng giải phóng.

        CĂN CỨ ĐẶC CÔNG, khu vực được chuẩn bị trước làm nơi tập kết lực lượng để học tập và huấn luyện bổ sung, chuẩn bị tác chiến và xuất phát hành quân tác chiến của bộ đội đặc công. CCĐC thường nằm trong hệ thống căn cứ, hành lang trên một hướng (khu vực) tác chiến chiến lược. Tùy thuộc vào ý định và khả năng để xây dựng CCĐC có cấu trúc công trình, phạm vi phù hợp. CCĐC thường bố trí ở địa hình hiểm trở, có thể che giấu lực lượng, dự trữ phương tiện vật chất, bám trụ lâu dài, an toàn.

        CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG, vùng lãnh thổ và dân cư do lực lượng CM làm chủ, tương đối an toàn (có thể là vùng tự do hoặc căn cứ du kích đã được xây dựng, củng cố vững chắc); nơi đứng chân và làm chỗ dựa để lực lượng CM chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa hoặc chiến tranh CM. Theo đơn vị hành chính, có CCĐCM: trung ương, địa phương, cơ sở; theo địa hình và vùng lãnh thổ, có CCĐCM: ở đồng bằng, rừng núi, đô thị, sông rạch; ngoài ra còn có CCĐCM vùng sau lưng địch (căn cứ lõm)... Điều kiện xây dụng CCĐCM: có cơ sở chính trị và chính quyền CM vững chắc; vũ trang toàn dân và xây dựng LLVT CM; kinh tế đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển lực lượng CM và nuôi quân đánh giặc; địa thế thuận lợi cho cả tiến công và phòng ngự.

        CĂN CỨ ĐỔ BỘ, 1) khu vực bàn đạp do quân đổ bộ chiếm được cùng với vùng nước tiếp giáp được thiết bị các cầu cảng dã chiến, công trình phòng ngự, kho, trạm hậu cần, quân y... CCĐB được sử dụng để bảo đảm đổ bộ các lực lượng chủ yếu; bảo đảm hậu cần, quân y cho các lực lượng đã lên bờ; tổ chức phòng ngự khu vực đổ bộ; 2) tổ chức lâm thời gồm các đơn vị hải quân và lục quân được hình thành trong giai đoạn chiến đấu  đổ quân lên bờ. Lực lượng của CCĐB gồm: các phân đội quân cảnh, hậu cần, kĩ thuật, công binh; các tổ quan sát, thông tin, khí tượng - thủy văn và bảo đảm chuyên môn khác; đội điều trị; các lực lượng phòng ngự trên bờ và các tàu bảo vệ vùng nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:38:50 pm »


        CĂN CỨ ĐÔNG BẮC VÀ TÂY BẮC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ, căn cứ địa cách mạng của Trung ương cục miền Nam trong KCCM; hình thành đầu 1957, trên cơ sở các căn cứ đã có thời KCCP, gồm hai khu: Khu A (Đông Bắc) là Chiến khu Đ cũ được mở rộng lên Bình Long, Phước Long, Quảng Đức giáp biên giới VN - Campuchia; Khu B (Tây Bắc) là Chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh) mở rộng lên sát biên giới VN - Campuchia. Nằm ở vị trí đầu mối giao thông chiến lược từ miền Bắc vào Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tiện liên lạc với các quân khu 7, 8, 9 và Sài Gòn - Gia Định, là nơi đứng chân của nhiều cơ quan trọng yếu của CM miền Nam: Xứ ủy Nam Bộ (Trung ương cục miền Nam), BTL Miền (B2), ủy ban trung ương MTDT- GPMN, Đài phát thanh Giải Phóng...; nơi thành lập và bàn đạp xuất phát tiến công của các đơn vị vũ trang chủ lực đầu tiên trên chiến trường miền Nam, đánh những trận gây tiếng vang lớn, như trận Dầu Tiếng (11.10.1958), trận Tua Hai (26.1.1960), trận Phước Thành (17.9.1961)... Để tạo thế chiến tranh nhân dân ở một địa bàn hầu như không có dân, ta tổ chức các đội tự vệ, du kích của các cơ quan trong căn cứ, hình thành lực lượng tại chỗ phối hợp với lực lượng chủ lực cơ động ở ngoài căn cứ, đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn (hành quân Attơnborơ, 14.9-25.11.1966, hành quân Gianxơn Xiti, 22.2-15.4.1967...). Từ 1973 CCĐBVTBMĐNB được củng cố, mở rộng, trở thành căn cứ hậu cần chiến lược, nơi đặt SCH chiến dịch và tập kết, triển khai của các quân đoàn 1, 3 và 4 trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        CĂN CỨ HẢI QUÂN, căn cứ quân sự ở khu vực bờ biển và vùng biển kế cận có thiết bị, công trình cần thiết để làm nơi trú đậu và bảo đảm hoạt động cho các lực lượng hải quân. Thường do đơn vị trong biên chế của hải quân (tương đương cấp binh đoàn) quản lí và bảo đảm mọi mặt cho tàu thuyền hải quân trú đậu tại căn cứ và duy trì trang thái sẵn sàng chiến đấu trong khu vực đảm nhiệm. CCHQ thường có các cảng, bến có thiết bị và một số vũng đậu cho tàu thuyền; các kho nhiên liệu, vũ khí trang bị và phương tiện vật chất, xưởng sửa chữa tàu; nhà ở, bệnh viện, trạm thông tin liên lạc...

        CĂN CỨ HẬU CẦN, khu vực bố trí lực lượng hậu cần lâm thời để bảo đảm hậu cần cấp chiến dịch và chiến lược. Gồm: cơ quan chỉ huy căn cứ và các đơn vị phục vụ chỉ huy (thông tin, công binh, cảnh vệ...); các đơn vị quân y (bệnh viện, đội điều trị, đội chuyển thương binh, bệnh binh, đội vệ sinh phòng dịch...); đơn vị vận tải; các đơn vị đường ống xăng dầu; các đơn vị (kho, trạm) quân nhu, các cơ sở khai thác chế biến, tiếp nhận các lực lượng, phương tiện từ hậu cần địa phương. Tuỳ theo quy mô, tính chất nhiệm vụ của chiến dịch, đặc điểm của chiến trường tác chiến, mỗi chiến dịch có thể có một hoặc một số CCHC: phía sau (cơ bản), phía trước, hướng; tĩnh tại (cố định), cơ động.

        CẢN CỨ KHÔNG QUÂN, căn cứ quân sự có hệ thống sân bay, công trình QS, xưởng sửa chữa, kho tàng, doanh trại và các phương tiện, thiết bị kĩ thuật cần thiết bảo đảm cho một lực lượng không quân nhất định đóng quân và hoạt động.

        CĂN CỨ LÕM, căn cứ của lực lượng kháng chiến nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm trong KCCP và KCCM; xuất hiện trong chiến tranh nhân dân VN để đấu tranh chống địch có hiệu quả. Thường có quy mô không lớn nhưng chiếm giữ vị trí xung yếu mà lực lượng kháng chiến dựa vào đó để xây dựng và phát triển lực lượng phục vụ cho đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang trong vùng địch hậu.

        CĂN CỨ QUÂN SỰ, khu vực ở thế có lợi về QS, được cấu trúc các công trình QS và bố trí LLVT, các phương tiện KTQS, dự trữ cần thiết về đạn dược, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và các phương tiện vật chất khác nhằm đảm bảo an ninh quân sự cho một khu vực nhất định ở trong hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia. CCQS được phân thành: căn cứ hỗn hợp, căn cứ hải quân, căn cứ không quân, căn cứ tên lửa..., được thiết lập từ thời bình hoặc thời chiến; có thể biến động theo nhiệm vụ tác chiến hoặc mục đích chính trị, QS, kinh tế, đối ngoại...

        CĂN CỨ QUÂN SỰ NỔI, tàu mặt nước chuyên dụng của lực lượng hải quân để neo đậu, bảo dưỡng và sửa chữa tàu chiến, tàu ngầm... CCQSN có nơi ăn nghỉ, vui chơi giải trí, điều trị y tế cho thủy thủ; các kho vũ khí, đạn dược, thực phẩm và vật chất khác; các bể chứa nhiên liệu, dầu mỡ, nước; các loại thợ sửa chữa vũ khí, trang bị và kĩ thuật; các trang thiết bị để sửa chữa và cung cấp vật tư cho các tàu khác. Có: CCQSN tàu ngầm, CCQSN tàu mặt nước. Hiện QĐ Mĩ đang nghiên cứu phát triển CCQSN di động có chiều dài tới 1.525m, chiều rộng 152m; có thể chứa vũ khí, trang bị nặng tới 300.000t cùng 10.000 binh lính, 50 máy bay chiến đấu các loại và khoảng 3.000 xe vận tải, xe tăng, xe bọc thép; tốc độ cơ động 15km/h.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:39:51 pm »


        CĂN CỨ SAU LƯNG ĐỊCH, khu vực địa lí được lựa chọn để xây dựng, chuẩn bị về mọi mặt, tạo chỗ đứng chân, trụ bám vững chắc, làm chỗ dựa để chỉ đạo, điều hành chỉ huy các hoạt động đấu tranh và làm bàn đạp trong chiến đấu (tác chiến) ở phía sau quân địch. CCSLĐ là một thành phần cơ bản hợp thành thế trận phòng thủ của mỗi cấp.

        CĂN CỨ TÂY NGUYÊN VÀ TÂY TRUNG BỘ, căn cứ địa cách mạng của lực lượng kháng chiến Liên khu 5 (từ 1961 là Khu 5, Khu 6; từ 1964 là Khu 5, Khu 6 và Mặt trận Tây Nguyên) thời kì KCCM. Bắt đầu xây dựng từ giữa 1958, đến cuối năm đã hình thành nhiều khu căn cứ quy mô xã, huyện ở các tỉnh Kon Turn, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắc, Đắk Nông, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng; cuối 1960 được mở rộng từ bắc Kon Turn đến đường 21, nối với các căn cứ của các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Với địa hình rừng núi hiểm trở ở địa bàn chiến lược quan trọng, CCTNVTTB là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo. chỉ đạo phong trào kháng chiến của các khu, tỉnh Trung Trung Bộ và Tây Nguyên; nơi ra đời các đội vũ trang đầu tiên làm nòng cốt cho các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của nhân dân ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi)...; nơi xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực trong các chiến dịch Plây Me (1965), Sa Thầy (1966), bắc Tây Nguyên (1972), Tây Nguyên (1975),... góp phần đánh bại âm mưu, thủ đoạn của địch, từng bước đưa KCCM đến thắng lợi.

        CĂN CỨ TÊN LỬA, căn cứ quân sự bố trí các trận địa phóng tên lửa, SCH, phương tiện bảo đảm vật chất, kĩ thuật tên lửa để duy trì sẵn sàng chiến đấu của tên lửa và tiến hành các đòn đột kích hỏa lực. Nhiệm vụ chủ yếu: dự trữ, bảo quản trang bị kĩ thuật tên lửa, duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tên lứa, bắn tên lửa huấn luyện, tiến hành thực nghiệm phóng tên lửa, kiểm tra nguyên lí thiết kế và tính năng chiến kĩ thuật tên lửa. Bố trí CCTL phải căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến, tính năng chiến - kĩ thuật tên lửa, tình hình địa hình... thường trong chiều sâu chiến lược, nơi có địa hình che khuất, điện nước đầy đủ, giao thông thuận tiện. Diện tích CCTL thường từ 1 đến 6 vạn km2, khoảng cách giữa các trận địa phóng tên lửa thường vài chục kilômét. Số lượng CCTL phụ thuộc vào nhiệm vụ và loại tên lửa, trình độ tự động hóa điều khiển tên lửa. Thời bình thường đặt dưới giếng sâu kiên cố, tiến hành trực ban chiến đấu suốt ngày đêm.

        CĂN CỨ THỐ LỒ. căn cứ địa cách mạng của lực lượng kháng chiến tỉnh Phú Yên trong KCCP và KCCM, thành lập 1952 tại xã vùng cao Thồ Lồ (nay thuộc xã Phú Mỡ, h. Đồng Xuân, t. Phú Yên; dt khoảng 400km2). Nhân dân Thồ Lồ (phần lớn là người dân tộc Bana) thực hiện bất hợp tác với địch, vào rừng lập làng chiến đấu, xây dựng lực lượng, tiến hành đấu tranh chống lại âm mưu mua chuộc, càn quét, đánh phá của địch, tạo cơ sở cho phong trào kháng chiến ở phía tây các tỉnh Phú Yên, Bình Định đứng vững và phát triển thắng lợi trong suốt hai cuộc KCCP và KCCM.

        CĂN CỨ U MINH, căn cứ địa cách mạng ở Tây Nam Bộ trong KCCP và KCCM, được xây dựng tại vùng rừng ngập mận U Minh (nay thuộc địa bàn các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau). Hình thành cuối 1945, khi thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Nam Bộ, là hậu cứ của phong trào kháng chiến Tây Nam Bộ, nơi đứng chân của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và LLVT Khu 9 trong suốt thời kì KCCP. Những năm 1958-59, trước sự khủng bố ác liệt của chính qể2n Ngô Đình Diệm, hàng trăm nghìn dân ở các nơi nổi dậy chống lại, vào rừng U Minh sinh sống, được tổ chức thành các làng rừng, xây dựng chính quyền nhân dân, phát triển sản xuất, tổ chức lực lượng chiến đấu và lập căn cứ chống địch, tạo cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của nhiều đơn vị chủ lực QGP. Dựa vào địa hình sông nước hiểm trở, quân và dân U Minh đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn và âm mưu lấn chiếm, đánh phá hủy diệt của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn trong những năm 1969-71, tạo thế tiến công, mở rộng vùng giải phóng, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Tây Nam Bộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:41:02 pm »


        CĂN CỨ VÙNG BUNG SÁU XÃ, căn cứ địa cách mạng do tỉnh ủy và ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định thành lập cuối 1946 gồm các xã Long Trường, Long Phước, Phú Hữu. Tam Đa, Ích Thạnh, Trường Lưu (h. Thủ Đức, nay là q. Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh), diện tích hơn 6.000ha. Được xây dựng thành căn cứ kháng chiến h. Thủ Đức, là nơi tổ chức lực lượng và tạo thế tiến công địch ở hướng đông bắc tp Sài Gòn. Dựa vào địa hình đầm lầy hiểm trở, có nhiều kênh rạch bao bọc, nhân dân và LLVT ta dùng cách đánh du kích đẩy lui nhiều cuộc càn quét của quân Pháp, giữ vững và phát triển căn cứ, nối liền với Chiến khu An Phú Đông và các căn cứ Long Tân, Bà Bông, Phước An, Phước Thọ (t. Bà Rịa), góp phần thúc đẩy phong trào kháng chiến ở Nam Bộ trong những năm đầu KCCP. Trong KCCM, CCVBSX tiếp tục đứng vững, là nơi xuất phát tiến công của nhiều đơn vị QGP và lực lượng biệt động đánh địch trong nội thành Sài Gòn - Gia Định.

        CĂN CỨ VƯỜN THƠM, căn cứ địa cách mạng do ủy ban kháng chiến tỉnh Chợ Lớn thành lập 6.1946, gồm 6 xã trung tâm (Tân Tạo. Tân Nhật, Tân Bửu. Lương Hoà, Hậu Thạnh Hạ, Đức Hòa Hạ) và 9 xã ngoại vi (Bình Trị Đông, Tân Kiên, An Lạc, Tân Túc, Mĩ Yên, Thanh Hoà, Long Hiệp, Long Phú, An Thạnh), thuộc đất Trung Quận (nay là q. Bình Tân và h. Bình Chánh, tp Hồ Chí Minh) và quận Đức hòa (nay thuộc các huyện Đức Hoà, Bến Lức, t. Long An), dt gần 20km2. Với địa thế nhiều kênh rạch, vườn cây rậm rạp, trong KCCP là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn và Khu 7, nơi các đơn vị vũ trang (Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Trung đoàn Nguyễn An Ninh...) bám trụ. xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, với nhiều trận đánh nổi tiếng (trận Láng Le, 15.4.1948). Trong KCCM là một trong những căn cứ của lực lượng kháng chiến Sài Gòn - Gia Định, bàn đạp tiến công của ta vào tp Sài Gòn.

        CĂNG THẲNG TÂM LÍ quân nhân, trạng thái tâm lí của quân nhân ở thời điểm mà sự biểu lộ và diễn biến của các quá trình tâm lí hoặc thuộc tính tâm lí vượt quá giới hạn hoạt động tâm lí bình thường trước tác động của môi trường, đặc biệt trong hoạt động quân sự. Nguyên nhân chủ yếu: tính không ổn định của cảm xúc; sự nguy hiểm đe dọa tính mạng; trách nhiệm cao với nhiệm vụ; thông tin thiếu hoặc mơ hồ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp; chuẩn bị tâm lí chưa đầy đủ; thiếu niềm tin... CTTL tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi của quân nhân tuỳ thuộc vào cường độ căng thẳng và mức độ rèn luyện của quân nhân. Để khắc phục tình trạng CTTL quá mức trong hoạt động QS, phải thường xuyên giáo dục nhiệm vụ, nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu, chuẩn bị tốt tâm lí khi thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.

        CẦM BÁ THƯỚC (1858-95), thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương chống Pháp ở vùng núi Thanh Hóa. Dân tộc Thái, quê Lùn Nưa, tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân (nay lả xã Vạn Xuân, h. Thường Xuân. t. Thanh Hóa), xuất thân trong gia đình nhiều đời làm lang đạo. 1885 khi Phan Đình Phùng dấy binh khởi nghĩa theo lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, CBT là tù trưởng có thế lực ở địa phương đã tích cực chiêu mộ lực lượng, mua sắm vũ khí, quân lương, xây dựng căn cứ và tổ chức hoạt động chống Pháp. Từ căn cứ Trịnh Vạn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân dần dần phát triển khắp các châu: Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lạc, tiếp đó khống chế các vùng cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hà Trung... nhờ liên kết với các lực lượng nghĩa quân của Tống Duy Tân, Cao Điền, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, khiến quân Pháp phải dồn sức đối phó. Sau khi các lực lượng khởi nghĩa ở Ba Đình, Hùng Lĩnh lần lượt bị dập tắt (1887 và 1892), trước sự truy lùng ráo riết của quân Pháp, 1893 CBT bức thế phải tạm ra hàng, 1894 tiếp tục hoạt động, bị bắt và hi sinh (5.1895), đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương (1885-95) tại Thanh Hóa. 1945 chính quyền CM lập huyện mới mang tên Bá Thước.

        CẦM CỰ CHIẾN LƯỢC, trạng thái chiến tranh đang cân bằng chiến lược, hai bên chưa đủ sức đánh bại nhau, nhưng đang tìm cách làm suy yếu đối phương, tích luỹ lực lượng để tạo thế, tạo lực chuyển sang phản công, tiến công. Thời gian CCCL phụ thuộc vào tốc độ thay đổi so sánh lực lượng, tình hình thế giới. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân VN thường phải trải qua giai đoạn CCCL.

        CẨM Y VỆ (cổ), tổ chức QĐ bảo vệ cung vua thời phong kiến VN, TQ; một trong những vệ trong kinh đô (Kim ngó vệ, CYV, Thẩn vũ vệ, Hiệu lực vệ, Điện tiền vệ, Mã nham vệ, Tuấn tượng vệ, Thủy binh vệ.„), có nhiệm vụ đưa đón vua ra vào thành và thực hiện một số việc khác. Do chưởng vệ sứ chỉ huy. Có một quan văn giúp việc giấy tờ gọi là chỉ huy sứ. Những đơn vị trong vệ có: cơ đội, cai đội, chánh đội, do các chức đô chỉ huy, hiệu úy, kiểm hiệu chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:42:24 pm »


        CẤM KHÊ, căn cứ kháng chiến chống Đông Hán trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40). Nằm trong thung lũng Suối Vàng dưới chân núi Vua Bà (đoạn cuối của núi Viên Nam thuộc dãy Tản Viên), dọc QL 6, phía tây Sông Đáy khoảng 20km, thuộc h. Lương Sơn, t. hòa Bình, cách Hà Nội 35-45km về phía tây nam. Tại đây, sau khi bị thua trận ở Lãng Bạc, Hai Bà đã cầm cự hơn hai năm và hi sinh trong trán cuối cùng chống quân Mã Viện.

        CẤM QUÂN (cổ) nh QUÂN CẤM VỆ

        CẤM VẬN. quy định của một nước (liên minh các nước) hoặc cộng đồng quốc tế cấm một nước (liên minh các nước) thực hiện (từng phần hoặc toàn bộ) những quan hệ về kinh tế, thương mại, tài chính, vận chuyển, QS... với một hoặc nhiều nước khác. Lúc đầu CV chỉ là lệnh của chính quyền nhà nước cấm tàu bè trong nước hoặc nước ngoài rời khỏi cảng của nước mình. Ngày nay CV có phạm vi rộng hơn: cấm xuất khẩu, nhập khẩu một hay nhiều loại hàng hóa, tiền; chuyển giao công nghệ, thông tin khoa học - kĩ thuật, văn hóa phẩm, phương tiện vận chuyển... kể cả vũ khí và phương tiện QS (cấm vận quân sự). Hiến chương LHQ quy định khả năng thi hành CV, coi đó là biện pháp trừng phạt tập thể đối với quốc gia có hoạt động đe dọa đến an ninh quốc tế. Các nước đế quốc thường dùng CV gây sức ép hay trả đũa đối với các nước XHCN, phong trào giải phóng dân tộc. Sau thất bại trong chiến tranh xâm lược, Mĩ đã tiến hành CV đối với VN từ 1975 đến 2.1994.

        CẤM VẬN QUÂN SỰ, hình thức cấm vận mà loại hàng hóa, vật phẩm và hoạt động bị cấm là tất cả các nguồn lực dùng cho mục đích QS như: vũ khí, phương tiện KTQS, công nghệ QS, sản phẩm lưỡng dụng, tài chính cho hoạt động QS, cử chuyên gia QS... CVQS được áp dụng trong cả thời chiến và thời bình. Từ 1951 quốc hội Mĩ đã thông qua luật “kiểm soát phòng thủ chung”, quy định cấm cung cấp và xuất khẩu từ Mĩ các “vật liệu QS” sang các nước XHCN; ngừng viện trợ quân sự, kinh tế và tài chính cho các nước cung cấp hoặc vận chuyển các vật liệu chiến lược sang các nước XHCN. Liên hợp quốc sử dụng CVQS như một biện pháp để hạn chế xung đột khu vực; CNĐQ và các thế lực phản động tiến hành CVQS nhằm mục đích xâm lược và lật đổ.

        CÂN BẰNG CHIẾN LƯỢC, trạng thái ngang bằng về sức mạnh của các bên đối địch, thể hiện sự bằng nhau tương đối trong so sánh tổng hợp các yếu tố chính trị, QS, kinh tế, ngoại giao... Về QS gồm: số lượng và chất lượng LLVT, điều kiện địa lí tự nhiên, thế chiến lược... Với các cường quốc hạt nhân, cơ sở của CBCL là sự ngang bằng về số lượng và chất lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của các bên đối địch.

        CÂN BẰNG SINH THÁI, trạng thái của hệ sinh thái, trong đó số lượng và quan hệ giữa các thành phần ở thế cân bằng và tương đối ổn định. Cùng với sự phát triển dán số và bằng những can thiệp có ý thức hoặc vô ý thức của con người vào tự nhiên như gây ô nhiễm môi trường, phá hủy nơi cư trú và sinh trưởng của các loài động vật và thực vật; tiêu diệt hoặc tạo ra các loài động vật và thực vật mới, có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với trạng thái cân bằng và làm thay đổi hệ sinh thái với những hậu quả nghiêm trọng.

        CẦN GIỜ, cửa sông Ngã Bảy, thuộc h. Cần Giờ, Thành phố Hồ Chi Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 60km về phía đông nam, cách Vũng Tàu khoảng 25km về phía tây bắc. Cửa sông rộng gần 5,5km, nước sâu 27-31m, giao thông thuận tiện. Những năm 1782-83, cửa CG là nơi diễn ra nhiều trận thủy chiến của quân Tây Sơn đánh thắng quân Nguyễn Ánh. 11.2.1859 sau khi đánh chiếm Vũng Tàu, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dùng tàu chiến tiến công hệ thống phòng thủ của triều Nguyễn tại CG, vượt sông Lòng Tàu tiến đánh thành Gia Định lần thứ nhất, mở đầu cuộc xâm lược Nam Kì.

        CẨN GIUỘC, huyện đồng bằng ở phía đông t. Long An, có sông Cần Giuộc (đổ ra cửa Xoài Rạp) chảy qua. Xưa là h. Phúc Lộc, phủ Tân An. t. Gia Định, sau đó là một quận thuộc t. Chợ Lớn. 14.12.1861 nghĩa quân Trương Định tiến công quân Pháp ở đồn Cần Giuộc nhằm phá kế hoạch mở rộng đánh chiếm vùng Tân An - CG của Pháp. Bằng các loại vũ khí thô sơ, nghĩa quân chiến đấu dũng cảm diệt được tên tri huyện và một số lính Pháp nhưng bị tổn thất lớn. Sự kiện này đã được nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu phản ánh trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

        CẦN PHÓNG TÊN, vũ khí tự tạo dạng bẫy, dùng để phóng các mũi tên bằng lực dàn hồi của cần phóng. Được làm bàng thân cây tre già, dẻo, có sức đàn hồi mạnh, đầu gốc cố định trên mặt đất nhờ các cọc ghìm, đầu ngọn có các giá đặt mũi tên. ở tư thế gài bẫy, đầu cần được uốn cong về phía ngược với chiều phóng tên và kéo căng bằng dây nối với cạm dây vướng đặt trên một cọc cố định. Dây vướng được căng ngang qua đường nơi dự kiến đối phương sẽ đi qua về hướng phóng tới của các mũi tên. Một cọc cản được chôn đón ngang khoảng giữa cần phóng. Khi đối phương vướng phải dây, chốt cạm được giải phóng, đầu cần bật manh mang theo các mũi tên. Khi vấp phải cọc cản, cần bị chặn lại, các mũi tên theo quân tính phóng về phía trước. CPT được đồng bào Tây Nguyên sử dụng nhiều cả trong KCCP và KCCM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:44:28 pm »


        CẦN THƠ*, tỉnh cũ ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long; đơn vị Ah LLVTND (12.1994). Nguyên thuộc t. An Giang. 1876 tách thành tiểu khu CT, 1899 đổi thành tỉnh. 10.1956 chính quyền Sài Gòn đổi tên thành t. Phong Dinh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN vẫn giữ tên CT. 2.1976 sáp nhập với Sóc Trăng thành t. Hậu Giang. 12.1991 tái lập. 1.2004 tách thành tp Cần Thơ** trực thuộc trung ương và t. Hậu Giang**.

        CẦN THO**, thành phố trực thuộc trung ương ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trên hữu ngạn sông Hậu Giang, tây bắc giáp An Giang*, đông bắc giáp Đồng Tháp, Vĩnh Long, nam giáp Hậu Giang**, tây nam giáp Kiên Giang. Dt 1.389,6km2, ds 1,11 triệu người (1.2004); phần lớn là người Kinh, còn lại là người Khơme. Hoa... Thành lập 1.2004, tách từ t. Cần Thơ cũ. Tổ chức hành chính: 4 quận, 4 huyện. Địa hình bằng phảng; hệ thống sông, kênh rạch dày đặc thuận lợi cho giao thông đường thủy. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm 27°c, lượng mưa 1.600- 2.500mm/năm. Công nghiệp: điện năng, đóng tàu, xi măng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, đông lạnh, giày da, dệt. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. có thế mạnh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Giao thông đường bộ: các quốc lộ 1, 81, 91, 91B. Sông Hậu Giang chạy dọc phía đóng bắc, là ranh giới tự nhiên giữa CT với Đồng Tháp, Vĩnh Long. Cảng Ninh Kiều có thể tiếp nhận tàu 5.000t. Sân bay Cần Thơ đang được nâng cấp.


        CẬN ĐÔNG X. TRUNG ĐÔNG

        CẤP BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG, mức báo động chiến đấu phòng không phù hợp vói độ khẩn cấp cùa tình huống địch trên không, nhằm bảo đảm cho bộ đội, khí tài, vũ khí phòng không đủ thời gian chuyển vào tư thế sẵn sàng đánh trả và phòng tránh tiến công đường không của địch. Có ba CBĐPK: cấp 1, cao nhất, thực hiện khi tình huống khẩn trương SCH có kíp chiến đấu, đơn vị hỏa lực vào vị trí chiến đấu, sẵn sàng bắn (phóng), các đơn vị còn lại triển khai chiến đấu và phục vụ chiến đấu; cấp 2 được thực hiện khi cần triển khai lực lượng phòng không, đổng thời để rút ngắn thời gian khi chuyển lên cấp 1, giữ được sức chiến đấu lâu dài, ở SCH kíp chiến đấu rút gọn được tăng cường; đơn vị hỏa lực phòng không triển khai chiến đấu; các phân đội trực ban bảo đảm sẵn sàng đạn dược, các đơn vị còn lại sẵn sàng làm nhiệm vụ; cấp 3 thực hiện khi có dấu hiệu không quân địch tập kích nhưng trên không còn yên tĩnh, ở SCH có kíp chiến đấu rút gọn, vũ khí, khí tài chưa triển khai chiến đấu, kíp chiến đấu của phân đội nghỉ ngơi, học tập, công tác ở khu vực trận địa, sẵn sàng chuyển lên cấp 2 hoặc cấp 1.

        CẤP BẬC QUÂN HÀM X. QUÂN HÀM

        CẤP CỨU ĐẦU TIÊN, biện pháp cấp cứu tại chỗ ngay sau khi bị thương nhằm ngăn chặn tức thời những triệu chứng đe dọa đến tính mạng thương binh, tránh để bị thương lại, tạo điều kiện cho việc cứu chữa kịp thời ở tuyến sau. Do bản thân thương binh, đồng đội hoặc quân y đại đội thực hiện. Gồm: cứu sập, tìm bới (khi bị vùi lấp), dập lửa; chống ngạt thở, cầm máu, băng vết thương; chuyển thương binh đến nơi an toàn; đeo mặt nạ, cho thuốc giải độc, kháng sinh nếu địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Khi cần, phải tiến hành bổ sung cấp cứu trước khi đưa về tuyến sau.

        CẤP DƯỠNG, 1) bảo đảm vật chất cho đời sống (chú yếu là ăn uống) theo tiêu chuẩn quy định cho các đối tượng được hường; một mặt công tác của ngành quân nhu; 2) người nấu ăn phục vụ bộ đội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:46:08 pm »


        CẤP HIỆU, dấu hiệu chỉ bậc quân hàm mang ở vai áo quân phục, được phân biệt chủ yếu bằng vạch, sao và màu nền. Trong QĐND VN, CH của sĩ quan lục quân, hải quân, phòng không-không quân nền vàng tươi, bộ đội biên phòng nền xanh lá cây, cảnh sát biển nền tím than, có viền theo màu quy định cho từng quân chủng, lực lượng, trên nền có sao, vạch và cúc bằng kim loại (vạch CH hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan bằng vải). Sao của cấp tướng màu vàng, cúc có hình quốc huy màu vàng; sao cấp tá, cấp úy màu bạc, cúc có hình sao giữa hai bông lúa màu bạc (thiếu úy, thiếu tá, thiếu tướng, chuẩn đô đốc hải quân: 1 sao; trung úy, trang tá, trung tướng, phó đò đốc hải quân: 2 sao; thượng úy, thượng tá, thượng tướng, đô đốc hải quân: 3 sao; đại úy, đại tá, đại tướng: 4 sao). CH cấp tướng có 3 vạch dọc dệt trên nền màu vàng, CH cấp tá có hai vạch ngang, cấp úy một vạch ngang (quân nhân chuyên nghiệp hình chữ V) màu bạc, CH của chuẩn úy như CH cấp úy nhưng không có sao (CH đại lễ. tiểu lễ: sao, vạch, cúc màu vàng). CH của hạ sĩ quan, binh sĩ lục quân, hải quân, phòng không-không quân nền xanh hòa bình, bộ đội biên phòng nền xanh lá cây, cảnh sát biển nền tím than, có viền theo màu quy định cho từng quân chủng, lực lượng, trên CH có cúc hình sao giữa hai bông lúa màu bạc, có vạch ngang hoặc chữ V bằng vải màu đỏ, để phân biệt cấp bậc: binh nhì: một chữ V; binh nhất: hai chữ V; hạ sĩ: một vạch ngang; trung sĩ: hai vạch ngang; thượng sĩ: ba vạch ngang. CH của học viên chưa phải là sĩ quan: lục quân nền đỏ, hải quân, cảnh sát biển nền tím than, phòng không-không quân nền xanh hòa bình, bộ đội biên phòng nền xanh lá cây, viền màu vàng (học viên các trường đào tạo sĩ quan sơ cấp), hoặc không có viền (học viên các trường đào tạo hạ sĩ quan), cúc màu bạc có hình sao giữa hai bông lúa màu bạc. CH được quy định lần đầu trong sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH (x. minh họa).







Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:48:27 pm »

     









         
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:39:15 pm »


        CẤP NƯỚC DÃ CHIẾN, tổ chức khai thác và bảo đảm nước cho bộ đội trong điều kiện dã ngoại, gồm nước dùng cho sinh hoạt, xe mấy, binh khí kĩ thuật, tiêu tẩy. CNDC phải thực hiện các biện pháp đồng bộ như: trinh sát nguồn nước, lập kế hoạch khai thác và phân phối nước, lập các trạm cấp nước, làm sạch nước có vi trùng, vi khuẩn, nước bị nhiễm độc, nhiễm xạ... Các biện pháp chủ yếu được xác định trong kế hoạch bảo đảm công trình và kế hoạch bảo đảm hậu cần, kế hoạch bảo đảm phòng hóa. Tìm nguồn nước và khai thác nước do công binh đảm nhiệm; làm sạch nước, phân phối và đưa nước đến nơi sứ dụng do bộ đội hóa học và bộ đội hậu cần thực hiện.

        CẤP PHÁT XĂNG DẨU, hoạt động chuyển giao vật liệu xăng dầu từ các kho chứa cho các đơn vị sử dụng, theo mộnh lệnh thể hiện bằng các phiếu, lệnh xuất kho. Xăng dầu có thể được cấp phát trực tiếp đến các thiết bị sử dụng (chủ yếu là nhiên liệu cho các phương tiện vận tải) hoặc qua các phương tiện vận chuyển (tàu thủy, xà lan, ôtô xitéc...). CPXD được thực hiện bằng phương pháp bơm hoặc phương pháp tự chảy nhờ các thiết bị chuyên dùng (dàn cấp phát, đường ống công nghệ, máy bơm, cột tra...). Khi cấp phát phải bảo đảm đúng số lượng, chất lượng, xác định rõ tỉ lệ hao hụt và bảo đảm an toàn bằng các phương pháp, biện pháp, quy định và các phương tiện thiết bị chuyên dùng.

        CẤP SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, mức độ yêu cầu về sẵn sàng chiến đấu (người, vũ khí trang bị, các mặt bảo đảm) đối với SCH và phân đội trực ban chiến đấu theo quy định. Căn cứ vào nhiệm vụ và tình huống chiến đấu các phân đội trực ban từ SCH có thể chuyển lệnh lên hoặc xuống CSSCĐ. Quân chủng phòng không - không quân quy định CSSCĐ: 1, 2, 3 (cg cấp trực ban chiến đấu hoặc cấp báo động chiến đấu). Nội dung và thời gian chuyển cấp của từng loại SCH, từng loại phân đội trực ban được quy định cụ thể và thống nhất. CSSCĐ được áp dụng cho mọi trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

        CẤP TRỰC BAN CHIẾN ĐẤU KHÔNG QUẢN, mức độ sẵn sàng chiến đấu được quy định trực ban trên sân bay và SCH. Tại sân bay có ba cấp: cấp 1 - phi công, kíp bay ở trong buồng lái chờ lệnh mở máy, cất cánh chiến đấu; cấp 2 - phi công, kíp bay, máy bay ở trạng thái sẵn sàng nhận lệnh vào cấp 1, công tác chuẩn bị đã hoàn tất và được kiểm tra lần cuối; cấp 3 - phi công, tổ bay. máy bay ở trạng thái sẵn sàng nhận lệnh vào cấp 2, công tác chuẩn bị chiến đấu đã được kiểm tra theo từng bước quy định. Trực ban chiến đấu SCH có hai cấp: cấp 1 - kíp trực làm việc, các phương tiện bảo đảm hoạt động trong trạng thái bám sát những hoạt động bất thường của địch, sẵn sàng ra lệnh cho phi công, kíp bay vào cấp 1 hoặc đang trong trạng thái cấp 1 và trong trạng thái chỉ huy  chiến đấu; cấp 2 - kíp trực làm việc, các phương tiện bảo đảm hoạt động trong trạng thái sẵn sàng nhận lệnh vào cấp 1, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình địch, ta, điều kiện chiến đấu, nắm vững nhiệm vụ được giao và sẵn sàng đưa máy bay vào chiến đấu.

        CẤT CÁNH CHIẾN ĐẤU, hành động của phi công (tổ lái) đưa máy bay lên không trung để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu theo mệnh lệnh hoặc phương án chiến đấu quy định; giai đoạn dầu của hành động chiến đấu của không quân (cất cánh, lấy độ cao, tập hợp đội hình, cơ động đến vị trí (không vực) chiến đấu). CCCĐ phụ thuộc vào tính năng của máy bay và nhiệm vụ chiến đấu được giao.

        CẤT CÁNH KHẨN CẤP, quá trình đưa máy bay rời mặt đất (mặt nước) một cách nhanh chóng và kiên quyết theo mệnh lệnh của người chỉ huy, kịp thời đối phó với mọi tình huống xảy ra. Sau khi CCKC, phải báo cáo ngay lên SCH cấp trên và các đơn vị hiệp đồng. Khi CCKC có thể: sử dụng nhiều đường cất cánh cùng một lúc, cất cánh liên tục, tập hợp đội hình trên hướng bay tới mục tiêu, cất cánh với khoảng thời gian ngắn nhất cho phép.

        CẤT GIỮ DÀI HẠN, chế độ cất giữ trang bị kĩ thuật quân íựkhi chưa có nhu cầu sử dụng trên một năm. Thông thường được tiến hành với trang bị kĩ thuật của binh đội, binh đoàn, tại khu kĩ thuật, phân kho, kho. tổng kho, căn cứ... Nội dung, quy trình CGDH đối với từng loại trang bị KTQS được nêu trong điều lệ, hướng dẫn của ngành chủ quản; gắn với các nội dung niêm cất dài hạn. Khi đưa trang bị KTQS vào CGDH và đem ra sử dụng phải có lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền.

        CẤT GIỮ NGẮN HẠN, chế độ cất giữ trang bị kĩ thuật quân sự khi chưa có nhu cầu sử dụng dưới một năm. Thường được tiến hành với trang bị kĩ thuật của các phân đội, binh đội, tại khu kĩ thuật của đơn vị. Nội dung, quy trình CGNH đối với từng trang bị KTQS được nêu trong điều lệ, hướng dẫn của ngành kĩ thuật chủ quản; gắn với các nội dung niêm cất ngắn hạn. Khi đưa trang bị KTQS vào CGNH và đem ra sử dụng phải có lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 09:41:07 pm »


        CẤT GIỮ TRANG BỊ KĨ THUẬT QUÂN SỰ, tập hợp những hoạt động về tổ chức và kĩ thuật nhằm duy trì trạng thái tốt cho trang bị KTQS chưa có nhu cầu sử dụng, có thể đưa vào sử dụng sau những thời hạn quy định. Gồm: ngăn ngừa hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác động có hại của môi trường; phòng chống cháy nổ và phá hoại; bảo dưỡng kĩ thuật định kì... Có: cất giữ ngắn hạn và cất giữ dài hạn. Trang bị KTQS đưa vào cất giữ phải tốt, đồng bộ và đã qua bảo dưỡng kĩ thuật. Nơi CGTBKTQS phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi tối đa về môi trường (che chắn mưa, nắng; thông thoáng...), an toàn và đảm bảo yêu cầu chiến thuật. Quy định về CGTBKTQS đối với từng loại trang bị KTQS được nêu trong điều lệ, hướng dẫn của các ngành kĩ thuật chú quản.

        CÂU LẠC BỘ THỂ THAO KĨ THUẬT QUỐC PHÒNG, loại hình hoạt động mang tính chất thể thao quốc phòng, vui chơi lành mạnh, để bồi dưỡng tri thức và kĩ năng QS cho thanh niên, học sinh, sinh viên, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. CLBTTKTQP gồm các câu lạc bộ: hàng không, hàng hải, thông tin vô tuyến điện, ô tô - mô tô, bắn súng...

        CÂU LIÊM (cổ), vũ khí lạnh có cán dài (bằng tre hoặc gỗ), một đầu gắn lưỡi thép sắc cong hình lưỡi liềm (có thể có mũi nhọn), dùng để kéo ngã và đâm nhằm sát thương người, ngựa đối phương (khi đánh bộ) hoặc kéo móc thuyền đối phương (khi đánh thủy).


Câu liêm

        CẦU CẢNG QUÂN SỰ, cầu tàu dùng để cập, neo đậu tàu thuyền trong cảng quân sự (quân cảng), nhằm bảo đảm an toàn và thuận tiện cho việc vận chuyển lực lượng, phương tiện, hàng hóa QS và bảo đảm chiến đấu trên sông, biển. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu sử dụng, CCQS được xây dựng theo hình thức dã chiến hoặc lâu bền.

        CẨU CẢNG TRUỜNG SA, cầu cảng xây dựng trên đảo Trường Sa lớn, trong hệ thống công trình bảo đảm hậu cần kĩ thuật cho bộ đội trên quần đảo Trường Sa và các tàu hải quân hoạt động tại đây. Được xây dựng theo quyết định 114/QĐ-QP ngày 14.4.1990 của BQP; Khoa công trình Học viện kĩ thuật quân sự tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lập luận chứng kinh tế - chiến kĩ thuật, thiết kế và tổ chức xây dựng với sự tham gia của 16 cơ quan khoa học, đơn vị sản xuất trong và ngoài QĐ. Hoàn thành và tiếp nhận tàu vận tải 1.000t TS-04 cập cảng an toàn 12.6.1994. CCTS cùng với toàn bộ hệ thống công trình bảo đảm kĩ thuật (hoàn thành 27.5.1995), được nghiệm thu và chính thức đưa vào sử dụng 21.10.1995.

        CẦU CÔNG LÍ, cầu bác qua rạch Thị Nghè, trên đường Công Lí (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi), chỗ nối với đường Nam Kì Khởi Nghĩa, thuộc q. Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tên cũ là: cầu Mac Mahon, 1955 mang tên CCL. 1972 xây dựng lại bằng bê tông cốt thép, dài 46m, rộng 16m. Ngày 9.5.1964 Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn tại đây nhằm ám sát bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mac Namara.

        CẦU ĐÁP CẦU, cầu đường sắt, đường bộ trên QL 1, dài 184m, bắc qua Sông Cầu, bắc tx Bắc Ninh (t. Bắc Ninh). Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN, CĐC là mục tiêu đánh phá ác liệt cúa không quân Mĩ. 17.10.1967 Tiểu đoàn pháo phòng không 18, Sư đoàn phòng không 365, trong một trận đánh đã bắn rơi 5 máy bay F-105, có 4 chiếc rơi tại chỗ.

        CẦU ĐI CÙNG, cầu quân sự cứng chế sẵn đặt trên các xe cơ sở bánh lốp hoặc xe xích, có các thiết bị tự động bắc và dỡ cầu để thực hiện bắc cầu nhanh qua các chướng ngại, báo đảm cơ động cho người và vũ khí, trang bị kĩ thuật. Được trang bị trực tiếp cho các đơn vị công binh trực thuộc binh đoàn, binh đội binh chùng hợp thành hoặc đơn vị cơ giới, thường cơ động theo đội hình chiến đấu. QĐND VN hiện đang sử dụng các CĐC đặt trên các xe bắc cầu do LX sản xuất như TMM, MTU-20...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM