Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15028 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 11:06:27 am »


        CAN THIỆP, việc một nước hoặc một số nước dùng áp lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ cùa một nước khác; hành động vi phạm Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Có CT công khai hoặc bí mật; CT kinh tế, chính trị, QS... Ngày nay, CT trở thành hành động phổ biến của các nước đế quốc và thế lực phản động quốc tế dùng để chống lại phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội hoặc do những tham vọng về kinh tế, chính trị... Khóa họp lần thứ 20 (1965) Đại hội đồng LHQ đã thông qua tuyên bố về việc cấm một nước hoặc một nhóm nước CT vào công việc nội bộ của nước khác với bất cứ lí do gì. CT có sử dụng LLVT gọi là can thiệp vũ trang.

        CAN THIỆP VŨ TRANG, can thiệp có sử dụng lực lượng vũ trang; thường do các nước đế quốc tiến hành nhằm chống lại quyền tự quyết của các dân tộc. Có CTVT công khai (bằng tiến công QS hoặc tiến hành chiến tranh) và CTVT bí mật (nuôi dưỡng, huấn luyện, cung cấp vũ khí... cho các lực lượng đối lập). Quy mô và cường độ của CTVT tuỳ thuộc vào mục đích chính trị của bên tiến hành can thiệp.

        CÀN QUÉT, tác chiến tiến công của địch trong vùng chúng kiểm soát nhằm tiêu diệt, đánh bật LLVT và cán bộ ta, di dân, đóng thêm đồn bốt, bình định, lập hoặc củng cô' chính quyền tay sai, cướp phá. CQ có thể nhằm một hoặc nhiều mục đích nói trên. Trong chiến tranh xâm lược VN, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc CQ với quy mô lớn.

        CÁN BỘ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN X. CÁN BỘ XÂY DỤNG NÔNG THÔN

        CÁN BỘ QUÂN ĐỘI, gọi chung người đứợc giao các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí trong lĩnh vực QS hoặc nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành QS. CBQĐ gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng. Thành phần chủ yếu là đội ngũ sĩ quan QĐ. Theo ngành chuyên môn, có cán bộ; QS, chính trị, hậu cần, quân y, hành chính, kĩ thuật, quân pháp...; theo quân hàm, có cán bộ: cấp tướng, cấp tá, cấp úy, cao cấp, trung cấp, sơ cấp; theo chức vụ, có cán bộ: tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn...

        CÁN BỘ SƠN THÔN X. CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

        CẢN BỘ TRƯỜNG SƠN X CÁN BỘ XÂY DỤNG NÔNG THÔN

        CÁN BỘ XÂY DỤNG NÔNG THÔN, lực lượng bán QS, chuyên thực hiện chính sách bình định nông thôn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Thành lập 1965 để thay thế cho cán bộ ấp chiến lược, cán bộ hành chính lưu động, cán bộ chính trị nông thôn... Trực thuộc Bộ xây dựng nông thôn, là công cụ bình định, chống phá cơ sở CM và khủng bố, kìm kẹp nhân dân nông thôn, do Mĩ tổ chức, chỉ huy và tài trợ. Hệ thống chỉ huy: ở trung ương là nha cán bộ (bốn sở, ba phòng), do hội đồng xây dựng nông thôn chỉ đạo; ở tỉnh là tỉnh đoàn xây dựng nông thôn, do hội đồng xây dựng nông thôn tỉnh chỉ dạo. CBXDNT được tổ chức thành đoàn hỗn hợp (59 người), hoạt động trong chiến dịch xây dựng nông thôn, cứ 3 đoàn trở lên tiến hành một chiến dịch trong phạm vi tỉnh, do bộ chỉ huy chiến dịch (gồm đại diện lực lượng QS tăng phái, bán QS, dân sự) chỉ huy. Phát triển từ 640 đoàn (38.000 người, đầu 1968) lên tới 1.600 đoàn (53.000 người, 1972) nhưng hoạt động kém hiệu quả. Có trường CBXDNT trung ương ở Vũng Tàu. Tan rã hoàn toàn (1975). Cg cán bộ phát triển nông thôn (ở đồng bằng), cán bộ sơn thôn hay cán bộ Trường Sơn (ở miền núi).

        CANADA (A. Canada, p. Canada), quốc gia ở Bác Mĩ. Dt 9.970.6 lOkm2; ds 32,2 triệu người (2003); 98% người gốc châu Âu (chủ yếu là Anh, Pháp). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, Pháp. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (48%), đạo Tin Lành (47%). Thủ đô: Ôttaoa. Nhà nước liên bang thuộc Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: gần 3/4 lãnh thổ là đồng bằng và cao nguyên, cao 200-300m; đông nam là cao nguyên, cao 1.200m; phía tây là hệ thống núi Coocđiliera, đỉnh cao nhất 6.050m; bờ biển phía đông và phía tây cao, hiểm trở, phía bắc bờ biển thấp, nhiều đá ngầm. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Sông lớn: Mackendi 4.241km, Laprentia 3.130km. Khí hậu: miền nam thuộc vùng ôn đới lạnh, miền bắc thuộc vùng cận Bắc Cực. Các hổ: Hổ Lớn. Hổ Gấu. Nước công - nông nghiệp phát triển, giàu khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, sắt, uran... Công nghiệp: diện năng, ô tô, hóa dầu, điện tử, luyện kim...; nòng nghiệp: lúa mì, khoai tây, hoa quả... Một trong những nước đứng đầu thế giới về sản lượng lương thực tính theo đầu người. GDP 964.475 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 22.340 USD. Thành viên LHQ (9.11.1945), NATO (1949), Khối tự do thương mại Bắc Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 21.8.1973. LLVT: lực lượng thường trực 52.300 người (lục quân 19.300, hải quân 9.000, không quân 13.500, cảnh sát biển 4.700, các lực lượng khác 5.800), dự bị 35.400. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 114 xe tăng, 403 xe thiết giáp trinh sát, 1.275 xe thiết giáp chở quân, 241 pháo mặt đất, 2 tàu ngầm, 4 tàu khu trục, 12 tàu frigat, 14 tàu tuần tiễu, 2 tàu quét mìn, 7 tàu hộ tống, 140 máy bay chiến đấu, 131 máy bay trực thăng. Căn cứ hải quân: Ôttaoa, Haliphăc. Ngân sách quốc phòng 7,6 tỉ USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:23:04 pm »


        CANCUTTA X. CÔNCATA

        CẢNG BẾN NGHÉ, cảng côngtenơ ở hữu ngạn sông Sài Gòn: thuộc phường Tân Thuận Đông, q. 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Gồm 4 cầu cảng với tổng chiều dài 816m, 6 phao neo tàu. mớn nước tại bến 8,5m, chiều rộng đáy luồng 150m, tàu trọng tải đến 30.000t ra vào dễ dàng. Diện tích vùng đất cảng 320.000m2, bãi hàng côngtenơ 51.000m2. Khối lượng bốc dỡ 2.800.000t/năm (1999). Hoạt động từ 1988, được công nhận là cảng quốc tế 9.1989.

        CẢNG CỬA ÔNG, cảng than ở t. Quảng Ninh, đông tx Cẩm Phả l0krn, trên đường mỏ Cọc 6 - Mông Dương. Diện tích vùng nước trước cầu cảng 7.920m2 (dài 240m, rộng 33m), độ sâu đáy luồng 7,4-9,4m, tàu 65.000t ra vào an toàn. Diện tích kho bãi 100.354m2. Khối lượng bốc dỡ 2.500.000- 3.037.916t/năm (1999).

        CẢNG ĐÀ NẴNG, cảng biển ở tp Đà Nẵng. Nằm dọc Sông Hàn (từ cửa sông đến cầu Nguyễn Văn Trỗi), phía tây bán đảo Sơn Trà. Luồng vào cảng dài 8.000m, sâu 12m, có 8 bến cảng với tổng chiều dài 1.476m, độ sâu bến 10,5m. Tàu 25.000t cập bến an toàn. Năng lực bốc dỡ hàng 1.500.000t/năm (1999), diện tích kho 137.809m2. Các đội quân xâm lược Pháp, Tây Ban Nha (1858), Mĩ (1965) đổ bộ vào VN lần đầu tiên đều qua CĐN.

        CẢNG ĐỒ SƠN, cảng QS bí mật trong KCCM, gần Hòn Dấu, tx Đồ Sơn, tp Hải Phòng\ biệt hiệu “K. 20”, “bến không tên”, nơi xuất phát của các tàu vận tải QS thuộc Đoàn tàu không số theo Đường Hồ Chi Minh trên biển vận chuyển vũ khí, thiết bị cho chiến trường miền Nam. Những chuyến vận chuyển đầu tiên do các tàu vỏ gỗ trọng tải 28t Phương Đông 1 (xuất phát đêm 14.9.1962) và Phương Đông 2 (đêm 16.10.1962) thực hiện, đưa hàng vào đến Cà Mau.

        CẢNG HẢI PHÒNG, cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc VN, ở bờ nam sông Cửa Cấm. tp Hải Phòng. Được xây dựng từ 1870. Năm 1955 khi rút khỏi Hải Phòng, Pháp tháo gỡ hầu hết thiết bị. Sau khi tiếp quản, chính phủ VN khôi phục và mở rộng cảng. Trong KCCM, CHP là nơi tiếp nhận chủ yếu hàng viện trợ của các nước cho VN bằng đường biển, bị không quân Mĩ liên tục đánh phá ác liệt và rải thủy lôi phong tỏa. Các LLVTND bảo vệ cảng đã đánh bại cuộc phong tỏa bằng thủy lôi và bắn rơi nhiều máy bay, trong đó có máy bay B-52 của Mĩ, được tuyên dương Đơn vị Ah LLVTND. Hiện nay cảng tiếp tục được mở rộng. Cảng chính dài 1.720m, gồm 11 cầu tàu (có đường sắt đến bốn cầu tàu), độ sâu đáy bến 4m; tàu l0.000t ra vào dễ dàng; diện tích kho và bãi 173.372m2; khả năng bốc dỡ 2.700.000t/năm (1999). Ngoài ra còn có các cảng Vật Cách (ở thượng lưu), Chùa Vẽ, Đoạn Xá (ở hạ lưu).

        CẢNG HÒN GAI. cảng than ở bờ đông Cửa Lục, tp Hạ Long, t. Quảng Ninh. Chiều dài bến 200m, độ sâu 6,4m, có thể tiếp nhận tàu 12.500t Có hệ thống đường goòng nối với các mỏ, nhà sàng tuyển chọn than và thiết bị rót than xuống tàu. Khả năng bốc xếp thiết kế 2 triệu tấn/năm.

        CẢNG LỮ THUẬN THẤT THỦ nh HẢI CẢNG LỮ THUẬN THẤT THỦ

        CẢNG NHA TRANG, cảng biển ở tp Nha Trang, t. Khánh Hoà, đông nam trung tâm thành phố 5km. Tổng dt 76.514m2, diện tích kho 5.567m2. Chiều dài bến 171m, độ sâu 3,5m, tàu 3.000t ra vào dễ dàng. Khả năng bốc dỡ thiết kế 350.000t/năm; khối lượng bốc dỡ 1999 khoảng 537.303t.

        CẢNG NHÀ BÈ, cảng dầu ở hữu ngạn sông Nhà Bè, đông nam trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 10km. Chiều dài bến cảng 95m, có 5 cầu cảng với tổng chiều dài 740m, sâu 8,5m, chiều rộng đáy luồng 150m, diện tích kho bãi 440.000m2. Trong KCCM, QGPMN VN nhiều lần tập kích, pháo kích CNB, đánh chìm nhiều tàu, đốt cháy hàng triệu lít xăng dầu. Đặc biệt trong trận Nhà Bè (3.12.1973), Đội 5, Đoàn 10 bộ đội đặc công tập kích kho xăng dầu tại cảng, thiêu hủy hơn 200 triệu lít xăng dầu.

        CẢNG NHÀ RỒNG, cảng tổng hợp trên sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh: thương cảng lớn nhất khu vực phía nam. Gồm 10 bến cảng với tổng chiều dài 1.744m, độ sâu đáy bến 8,2-10m; bến lớn nhất cho phép tàu tải trọng đến 30.000t cập bến. Diện tích kho trên 17.000m2, bãi để hàng 2.400m2, khả năng bốc xếp 7 triệu tấn/năm (80% cơ giới hóa). Hình thành từ giữa tk 19, từ 1860 đã có tàu buôn ra vào. Từ CNR, 5.6.1911 Nguyễn Tất Thành (chủ tịch Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước. Tại đây hiện có nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh.

        CẢNG QUẢN SỰ, khu vực bờ biển, sông hồ được, xây dựng công trình và có thiết bị cần thiết phục vụ cho tàu, thuyền trú đậu, xếp dỡ hàng hóa, sửa chữa, bảo đảm hậu cần và vận tải sông, biển do QĐ quản lí. Bao gồm: cẩu cảng, bến nghiêng, thiết bị bốc xếp, bãi tập kết, nhà kho, đường giao thông, nhà làm việc, nhà ở... Theo chức năng và tính chất nhiệm vụ, có: cảng hải quân, cảng vận tải; theo công dụng và đặc điểm công trình, có: cảng cố định, cảng dã chiến. CQS có thể là một bộ phận của căn cứ hdi quân. Cg quân cảng

        CẢNG QUY NHƠN, cảng tổng hợp ở tp Quy Nhơn, t. Bình Định. Gồm 4 bến cảng với tổng chiều dài hơn 660m, độ sâu đáy bến 4,2m, độ sâu của luồng 7m. Diện tích kho, bãi 232.157m2, tàu 7.000t ra vào dễ dàng. Khả nâng bốc dỡ hàng 1,1 triệu tán/năm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:24:48 pm »


        CẢNG VŨNG TÀU, thương cảng quốc tế ở tp Vũng Tàu, t. Bà Rịa - Vũng Tàu, dài 250m, rộng 10m. Bốn cầu dẫn, mỗi cầu dài 42m, mớn nước 9-10m, có 17 kho chứa hàng với tổng dt 2.500m2, tiếp nhận được tàu l0.000t. Chính thức hoạt động từ 12.1987.

        CANH PHÒNG, hoạt động của đơn vị LLVT nhằm duy trì kỉ luật, trật tự, bảo vệ an toàn nơi đóng quân và những mục tiêu được giao. CP được thực hiện tại các đơn vị QĐ đóng quân trong doanh trại, dã ngoại hay ở nhà dân. Do lực lượng cánh vệ hoặc lực lượng khác luân phiên đảm nhiệm, bao gồm: canh gác và tuần ưa. Việc phân chia phạm vi (mục tiêu) CP, tổ chức bố trí lực lượng và kiểm tra CP được quy định tại Điều lệnh quản lí bộ đội và căn cứ vào tình hình thực tế.

        CÁNH BÁO PHÓNG XẠ, toàn bộ các biện pháp phát hiện, thông báo và báo động về sự nhiễm xạ hoặc chiếu xạ không chủ định trong môi trường sinh thái, nhằm phát hiện sự thay đổi độ phóng xạ, phát hiện các chất đồng vị Sr-90,1-131, Cs- 137, Pu-239, chủ động đề phòng hiểm họa do phóng xạ gây ra, bảo vệ sức khoẻ con người, hạn chế phạm vi ô nhiễm môi trường và những thiệt hại vật chất khác. Hệ thống CBPX do bộ đội hóa học đảm nhiệm.

        CẢNH BỊ, toàn bộ các biện pháp gìn giữ, phòng ngừa trước của đơn vị LLVT nhằm bảo vệ an ninh, duy trì trật tự, kỉ luật ở khu vực đóng quân, trú quân, trục đường hành quân, khu vực tác chiến (bến vượt, khu vực địch phong toả...). CB gồm: tuần tra, canh phòng, điều chỉnh sự di chuyển của đon vị, thu dung người và phương tiện... Để tiến hành CB các đơn vị lâm thời phái ra các phân đội vệ binh, phân đội điều chỉnh hành quân, phân đội thu dung... Tổ chức, biên chế các phân đội do người chỉ huy đơn vị quyết định, căn cứ tình hình cụ thể về địch, ta, địa hình, thời tiết...

        CẢNH CÁO, hình thức xử phạt cá nhân (quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên...) hoặc tổ chức QĐ (chi bộ, chi đoàn...) vi phạm kỉ luật trên mức “giữ tại trại trong ngày nghỉ”, dưới mức “phạt tạm giam” với hạ sĩ quan, binh sĩ; trên mức “khiển trách”, dưới mức “giáng chức” với sĩ quan; trên mức “khiển trách”, dưới mức “hạ bậc lương” với cán bộ, công nhân, viên chức quốc phòng; trên mức “khiển trách”, dưới mức “giải tán” với các tổ chức; trên mức “khiển trách”, dưới mức “cách chức” với đảng viên. Thẩm quyền CC thực hiện theo điều lệnh QĐ, quy định của luật, pháp lệnh... của Nhà nước và điều lệ của Đảng, đoàn thể.

        CẢNH ĐỒ, hình vẽ địa hình và địa vật theo dạng phối cảnh, thế hiện các yếu tố cần thiết để nhận dạng địa hình và mục tiêu, có ghi chú tính chất và đặc điểm các mục tiêu và địa vật quan trọng. CĐ thường được vẽ từ dài quan sát.

        CẢNH ĐỒ PHÁO BINH, bản vẽ phối cảnh địa hình, cảnh vật, khu vực mục tiêu quan sát được từ đài (vị trí) quan sát pháo binh; trên đó ghi vật chuẩn, mục tiêu cùng độ hướng (phương vị), độ tà, cự li tương ứng đo được từ dài (vị trí) quan sát. Dùng để chỉ, nhận mục tiêu và theo dõi diễn biến tình hình tác chiến (địch, ta) ở thực địa nhanh, chính xác.

        CẢNH GIÁC CÁCH MẠNG, ý thức đề phòng của cá nhân và tổ chức CM trước kẻ thù, dựa trên sự giác ngộ CM và ý thức chính trị. Biểu hiện của CGCM: thường xuyên theo dõi, phân tích các động thái của kẻ thù; nhạy bén phát hiện và kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù; giữ gìn nghiêm ngặt bí mật quốc gia và bí mật quân sự. tránh mọi sơ hở để kẻ thù lợi dụng gây tổn thất cho CM.

        CẢNH GIỚI. loại bảo đảm tác chiến do phân đội, binh đội, binh đoàn tổ chức và tiến hành trong chiến đấu, hành quân, trú quân để phát hiện, thông báo, theo dõi và kịp thời ngăn chặn đối phương trinh sát và tập kích bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội triển khai chiến đấu. Có CG chiến đấu, CG hành quân và CG trú quân. Theo môi trường tác chiến và lực lượng tiến hành, có: CG trên mặt đất, CG trên không và CG trên biển.

        CẢNH GIỚI CHIẾN ĐẤU, loại cảnh giới của các đơn vị LLVT nhằm không cho trinh sát địch lọt vào đội hình chiến đấu hay đội hình trước chiến đấu; đề phòng địch tiến công bất ngờ, bảo đảm cho lực lượng chủ yếu có thời gian và điều kiện thuận lợi để triển khai và bước vào chiến đấu. CGCĐ trong phòng ngự do lực lượng tác chiến vòng ngoài đảm nhiệm. Trong chiến đấu tiến công, CGCĐ có thể được tổ chức trong quá trình chiếm lĩnh (triển khai) đội hình tiến công hoặc khi củng cố tuyến (khu vực) đã đánh chiếm.

        CẢNH GIỚI HÀNH QUÂN, cảnh giới nhằm đề phòng quân địch trinh sát, tập kích, phục kích, bảo đảm an toàn cho đội hình hành quân. Tùy tình hình cụ thể mà tổ chức cảnh giới phía trước, bên sườn, phía sau, trên không.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:26:01 pm »


        CẢNH GIỚI TRÊN BIỂN, cảnh giới được tổ chức ở các vùng (khu vực) duyên hải (ven bờ biển) để nắm tình hình biển, phát hiện các mục tiêu (trên mặt biển, trên không, ngầm dưới biển) bằng các phương tiện kĩ thuật (rađa, sôna, ống nhòm...) và bằng mắt thường; được tiến hành liên tục suốt ngày đêm. Các phần tử quan sát được chuyển tới các vị trí chiến đấu, SCH liên binh đoàn (binh đoàn...) để nghiên cứu phân tích, đánh giá, xử lí tình hình biển.

        CẢNH GIỚI TRÚ QUÂN, cảnh giới nhàm đề phòng quân địch trinh sát, tập kích, phá hoại và bảo đảm an toàn cho bộ đội trú quân. Lực lượng cảnh giới thường chia thành: lực lượng bảo vệ, tuần tiễu và quan sát do các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn phái ra. Đơn vị làm nhiệm vụ CGTQ được xác định: phạm vi (dải, khu vực) cảnh giới, tuyến chiến đấu, khu vực tuần tra, vị trí quan sát.

        CẢNH SÁT QUỐC GIA, lực lượng bán vũ trang trong thành phần lực lượng an ninh địa phương của chính quyền Sài Gòn, thực hiện chức năng đánh phá cơ sở CM, kìm kẹp nhân dân miền Nam VN. Trực thuộc Bộ nội vụ; có hệ thống chỉ huy từ trung ương tới địa phương; cơ quan chỉ huy cao nhất là Nha tổng giám đốc CSQG (Tổng nha cảnh sát); 1971 đổi thành BTL CSQG, trực thuộc Phủ tổng thống. Có: cảnh sát thường (đăng kí, kiểm soát hộ khẩu, phát thẻ căn cước, điều hành giao thông, giữ trật tự công cộng...), cảnh sát đặc biệt (hoạt động tình báo), cảnh sát dã chiến (tiến hành các cuộc hành quân cảnh sát), cảnh sát tuần giang (kiểm soát đường sông). Thường phối hợp hoạt động với các lực lượng bán QS khác và Quân lực Việt Nam cộng hòa. Quân số từ 52.000 người (1965) lên tới 112.000 người (1973). Tan rã hoàn toàn 4.1975.

        CÁNH ĐỔNG CHUM, cao nguyên lớn thuộc t. Xiêng Khoảng (Lào), đông bắc Viêng Chăn 200km. nằm cạnh đường 7. Độ cao trung bình l.000m. Xung quanh là rừng rậm xen núi cao, ở giữa là vùng lòng chảo rộng, bằng phẳng, trống trải. Địa bàn quan trọng về QS, chính trị, kinh tế. Hai sân bay là CĐC và Phônxavẳn. Là nơi đã diễn ra nhiều trận chiến đấu, chiến dịch của QGP nhân dân Lào. Tại đây còn nhiều khối đá hình chum, di tích cổ.
 
        CÁNH SÓNG RAĐA, biểu đồ diễn tả sự định hướng phát xạ (hoặc thu) năng lượng sóng điện từ của thiết bị anten trong không gian quanh đài rađa. CSR đặc trưng cho cường độ bức xạ năng lượng của anten trong mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang. Thông thường lượng bức xạ của anten trong 2 mặt phẳng là không giống nhau, nên người ta phân chia CSR trong mặt phẳng đứng (mặt phẳng tà) và trong mặt phẳng ngang (mặt phẳng phương vị). Tham số đặc trưng cơ bản của CSR là độ rộng cánh sóng (góc giới hạn bởi 2 tia từ tâm bức xạ đến 2 điểm mà ở đó năng lượng bức xạ bởi anten bằng 0,5 lần năng lượng bức xạ ở hướng cực đại). Độ rộng cánh sóng càng hẹp thì tính phát xạ định hướng của anten càng cao. Các anten ngoài hướng bức xạ chính còn hướng bức xạ phụ. Hướng bức xạ chính ứng với CSR chính, hướng bức xạ phụ ứng với CSR phụ (bao gồm CSR biên và CSR đuôi). Có CSR một tia, nhiều tia, hình kim. hình quạt và dạng côsecan. Đối với anten thu - phát kết hợp thì CSR trùng nhau. Cg biểu đồ định hướng của anten.

        CẠNH SƯỜN, hai bên cạnh trận địa hoặc đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch, đội hình hành quân của lực lượng tác chiến. Lấy hướng địch làm chuẩn, có: CS trái (cạnh trái), CS phải (cạnh phải). So với chính diện, CS thường là nơi tương đối yếu, vị trí dễ công kích. Trong tác chiến, thường chọn CS để thực hiện đột kích, đồng thời phải tăng cường bảo đảm CS của mình. Cg bên sườn.

        CAO BÁ QUÁT (Cao Chu Thần, tự Cúc Đường; 1809-55), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thời Nguyễn. Quê làng Phú Thị, h. Gia Lâm, t. Bắc Ninh (nay là xã Phú Thụy, h. Gia Lâm, tp Hà Nội). 1831 thi hương đỗ á nguyên (cử nhân), hai lần thi hội nhưng đều bị đánh hỏng. 1841 giữ chức hành tẩu bộ lễ tại kinh đô Huế. Đương thời CBQ nổi tiếng về thơ ca, có tài nhưng làm quan có nhiều lận đận, bị bãi chức, rồi phục chức, cuối cùng chuyển làm giáo thụ ở Quốc Oai (t. Hà Tây). 1854 bỏ quan về vùng Mĩ Lương (Chương Mĩ, t. Hà Tây), suy tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Triều đình điều quân đến đàn áp. Do lực lượng yếu, đầu 1855 cuộc khởi nghĩa thất bại, CBQ chết trận tại An Sơn, Hà Tây (xt khởi nghĩa Cao Bá Quát, 1854-55).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:28:19 pm »


        CAO BẰNG, tỉnh miền núi đông bắc Bắc Bộ. Bắc và đông giáp TQ (biên giới 311km, cửa khẩu quốc tế Tà Lùng), nam giáp Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, tây giáp Hà Giang. Dt 6.691km2; ds 0,5 triệu người (2003); các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh... Nguyên là trấn CB, 1831 đổi thành tỉnh. 7.1956-12.1975 thuộc Khu tự trị Việt Bác. 12.1975 hợp nhất với Lạng Sơn thành t. Cao Lạng. 12.1978 tái lập. Tổ chức hành chính: 12 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Cao Bằng. Địa hình: trên 90% diện tích tự nhiên là rừng núi. Phía bắc là cao nguyên đá vôi, độ cao trung bình l.000m; phía nam lả vùng núi: vòng cung Sông Gâm, với các đỉnh cao Phía Đa 1.980m, Phía Biooc 1.575m; vòng cung Ngân Sơn với đỉnh Phía Oac 1.931m. Rừng có nhiều gỗ và dược liệu quý. Các sông chính: Bằng Giang, Sông Gâm, Sông Năng... nhiều thác ghềnh: thác Bản Giốc, Na Hang, Na Peo... có tiềm năng thủy điện lớn. Hồ lớn: Thang Hen. Khí hậu ôn hòa mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm 21°C, lượng mưa 1.200-1.700mm/năm. Tỉnh có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâm nghiệp, khai khoáng. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 179,1 nghìn tấn (lúa 98,6 nghìn tấn); khai thác gỗ 25 nghìn m3. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 197,7 tỉ đồng. Giao thông: QL 3, QL 4, đường liên tỉnh: 203, 204, 206, 207; sân bay Cao Bằng. 1941 CB trở thành căn cứ địa CM, 1944 thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ở khu rừng Trần Hưng Đạo; di tích lịch sử: Pắc Bó, thành Nhà Mạc... 10.2000 LLVTND Cao Bằng được phong tặng danh hiệu đơn vị Ah LLVTND.


        CAO DUY THUẦN (s. 1948), Ah LLVTND2l2S). Quê xã Thanh Xá, h. Thanh Hà, t. Hải Dương; nhập ngũ 1965, trung tá (1990); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là thượng sĩ tiểu đội trưởng lái xe, Đại đội 10, Tiểu đoàn 53, Binh trạm 31, Đoàn 559. Trong KCCM, lái xe ô tô vận tải QS trên đường Trường Sơn, hàng trăm lần xông vào nơi bom đạn dập lửa, cứu người, cứu xe, hàng. Có lần ô tô bị máy bay địch đánh trúng và bốc cháy, CDT bình tĩnh cho xe chạy sang hướng khác làm mục tiêu thu hút máy bay địch, để đoàn xe được an toàn. 1967-73 CDT đã lái xe 160.000km an toàn, nhiều năm liền vượt mức kế hoạch. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhì, 2 hạng ba).


        CAO LẠNG, tỉnh cũ ở đông bắc Bắc Bộ. Tình lị: tx Lạng Sơn. Thành lập 12.1975 do hợp nhất hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. 12.1978 chia lại thành hai tỉnh.

        CAO LỖ (Cao Thông; ?-180tcn), danh tướng thời An Dương Vương. Què Vũ Ninh (nay là h. Quế Võ, t. Bắc Ninh). Có công sáng chế cung nỏ và tên đồng, giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân xâm lược Triệu Đà. Bị Thục Phán đuổi về quê do can ngăn việc cho Triệu Đà lập thông gia. CL mất tại quê trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Hiện có đền thờ tại xã Đại Lai, h. Gia Bình, t. Bắc Ninh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:29:30 pm »


        CAO LƯƠNG BẰNG (s. 1945), Ah LLVTND (1969). Quê xã Thanh Hóa, h. Tuyên Hóa, t. Quảng Bình; nhập ngũ 1965, thiếu tướng (1994), chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy QS tỉnh Quảng Bình (1994-2000); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là thiếu úy, đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 47, Trung đoàn 270, Quân khu 4. Tháng 2.1966- 12.1969 CLB chiến đấu ở chiến trường bắc đường 9, đánh 23 trận, diệt 57 địch, bắn rơi 1 máy bay UH-1A, thu 4 súng và chỉ huy trung đội, đại đội đánh nhiều trận, lập công xuất sắc. 28.4.1966 trong trận chống càn ở Xuân Hải, Gio Linh, CLB cùng trung đội đánh lui 2 tiểu đoàn địch có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm trợ; khi dịch đổ quân tăng viện, tổ chiến dấu của CLB bị địch bao vây, mất liên lạc vói đơn vị, CLB cùng đồng đội kiên quyết chiến đấu giữ vững trận địa, diệt 53 địch (riêng CLB diệt 14). Ngày 12.7.1966, 2 tiểu đoàn địch có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm trợ càn vào Lai An, Gio Linh, đơn vị còn 20 người chốt trong làng, CLB vác trung liên vượt qua bãi trống dưới hỏa lực địch, đặt súng ở vị trí có lợi bắn tạt sườn đội hình địch, làm tê liệt một cánh quân và đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, diệt 22 địch, góp phần cùng đơn vị diệt 123 địch, giữ vũng trận địa. 23.2.1968 trên đường đi nghiên cứu địch trở về, bị 3 máy bay trực thăng vũ trang đuổi theo bắn, CLB cùng đồng đội lợi dụng địa hình đánh trả, CLB bắn 6 viên đạn AK rơi 1 UH-1A, diệt 2 phi công, sau đó cõng dồng đội hi sinh về đơn vị. 7.6.1969 trong trận phục kích đánh địch ở Hà Thượng Rú, khi một đại đội địch lọt vào trận địa, CLB kịp thời cho bắn súng cối vào giữa đội hình địch, rồi chỉ huy các mũi bao vây, chia cắt tiêu diệt đại đội địch, diệt 94, bắt nhiều tù binh, thu 15 súng AR-15, 3 máy vô tuyến điện PRC-10. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba), 3 lần Dũng sĩ.



        CAO NGUYÊN, vùng đất rộng, tương đối bằng phẳng hoặc có độ nghiêng nhỏ, độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên, thường tiếp giáp với các vùng khác bằng các sườn dốc, có khi là vách đứng. Được hình thành do quá trình phong hóa lâu dài và bóc mòn đất đá (CN Mộc Châu, Sơn La) hoặc được bao phủ bời các lớp nham thạch do kết quả hoạt động của núi lửa (CN Bảo Lộc, Lâm Đổng). CN lớn nhất thế giới là CN Braxin (Nam Mĩ), dt khoảng 5 triệu km2; cao nhất là CN Tây Tạng (TQ), có độ cao trung bình 4.000m. Theo hình thái bề mặt, có: CN phẳng, CN bậc thang, CN gò đồi và CN núi sót (có các khối đá rắn chắc trên bể mặt). Vị tri địa lí của CN có thể ở giữa các khối núi, chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng hoặc nằm sâu trong lục địa (cao nguyên đại lục). Bề mặt CN có thể bị xói mòn, chia cắt bời các khe rãnh sâu. Đặc điểm địa hình và hình thế cao của CN là nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển môi trường tự nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn và hệ sinh thái. Tùy theo vị trí, độ cao và đặc trưng bề mặt, CN có ảnh hưởng khác nhau đến các hoạt động QS. Các CN có độ chia cắt lớn ảnh hưởng đến giao thông, hạn chế khả năng cơ động bộ đội và phát huy tác dụng của binh khí kĩ thuật, gây trở ngại cho thông tin liên lạc và các hoạt động bảo đảm hậu cần; các CN cao thường có khí hậu khô lạnh, gió mạnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bộ đội và tuổi thọ của vũ khí, trang bị. Địa hình CN có tính chất bảo vệ thấp, nhất lả đối với vũ khí hủy diệt lớn.

        CAO NGUYÊN TÂY TẠNG (cao nguyên Thanh Tạng; A. Tibetan plateau), cao nguyên ở phía tây và tây nam Trung Quốc. Dt khoảng 2.300.000km2, chiếm 24% diện tích toàn lục địa TQ, bao gồm toàn bộ khu tự trị Tây Tạng, phần phía nam khu tự trị Uygual Tân Cương, toàn bộ t. Thanh Hải, phần tây nam t. Cam Túc, tây t. Tứ Xuyên, tây t. Vân Nam. Cao nguyên trẻ nhất (hình thành cách đây khoảng 50 triệu năm) và cao nhất thế giới, nơi bắt nguồn của hầu hết các hệ thống sông lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á (Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Chao Phraia, Hằng Hà, Ân Hà). Địa hình phức tạp, độ cao trung bình 5.000m, có biệt danh “nóc nhà thế giới”. Xung quanh có nhiều dãy núi lớn (Côn Luân, A Nhĩ Kim, Bổ Liên ở phía bắc, Hoành Đoạn Sơn ờ phía đông, Himalaya ở phía nam và tây nam), nhiều đỉnh cao trên 6.000m, tuyết phủ quanh năm; đỉnh cao nhất: Chomolungma (Evơret) trẽn dãy Himalaya (8.864,27m). Nhiều sóng băng. Giữa cao nguyên có nhiều hồ lớn. Phía bắc khí hậu khô ráo, lượng mưa trung bình hàng năm dưới 200mm. Phía nam và đông nam khí hậu cận nhiệt đới, mưa nhiều, lượng mưa hàng năm 900-2.000mrn, nhiều nhất đến 3.000mm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:31:19 pm »


        CAO TẤT ĐẮC (s. 1944). Ah LLVTND (1969). Quê xã Hoàng Đông. h. Hoằng Hóa, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1963, đại tá (1988); đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là chuẩn úy, đội phó Đội công binh 89 Quân khu 4. Năm 1965-68 tham gia phá gỡ bom, thủy lôi do máy bay MI thả ở đảo Cồn Cỏ và nhiều nơi khác trên đất Quảng Bình. Hà Tĩnh, Nghệ An; nghiên cứu tìm ra cách tháo gỡ được nhiều loại bom (từ trường, nổ chậm, chấn dộng, thủy lôi...), phổ biến kịp thời cho đơn vị. 2-11.1965 quan sát theo dõi các khu vực địch thả bom, nghiên cứu phá được 5 quả bom tạ, 80 quà bom bi, hàng tràm quả rốckét, bảo đảm an toàn cho đảo Cồn cỏ. 12.1967 có sáng kiến dùng dây buộc nam châm căng qua Sông Gianh (Quảng Bình), cùng dồng đội rà phá 87 quả bom, thủy lôi các loại, bảo đảm giao thông thông suốt. 12.1968 tham gia phá được nhiều bom nổ chậm ở khu vực sân bay Vinh, tạo điều kiện cho máy bay lên xuống an toàn. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).


        CAO THẮNG (1864-93), danh tướng, nhà chế tạo súng của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Quê Sơn Lễ, h. Hương Sơn, t. Hà Tĩnh. Xuất thân nông dân nghèo. 1874 gia nhập nghĩa quân Trần Quang Cán. 1885 cùng em là Cao Nữu và bạn là Nguyễn Đình Kiêu mộ quân khởi nghĩa tại quê. 1886 đưa lực lượng gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng, giữ chức quản cơ (phụ trách việc tổ chức, xây dựng lực lượng nghĩa quân). 1887-89 khi Phan Đình Phùng ra Bắc Hà, CT dã khôi phục lại phong trào gần như tan rã sau lần thất thủ đại đồn Đông Thái (1885), nghĩa quân trên 1.000 người, trang bị 500 súng (có 350 súng do CT tổ chức chế tạo theo kiểu “súng 1874” của Pháp). 1890-92 chỉ huy đánh bại hai cuộc càn lớn của quân Pháp vào căn cứ nghĩa quân. Trong cuộc càn lần 2 của địch (8.1892), CT đã tập trung nghĩa quân tập kích vào sào huyệt của địch tại tx Hà Tĩnh, gây cho địch nhiều tổn thất, buộc phải ngừng càn quét và phải rút quân. 1893 nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, CT cùng Cao Nữu chỉ huy hơn 1.000 quân đánh rộng ra Nghệ An. CT hi sinh trong trận tiến công Đồn Nu (Thanh Xuân, Thanh Chương). Hiện còn đền thờ tại làng Khê Thương, h. Hương Khê, t. Hà Tĩnh.

        CAO THÔNG nh CAO LỖ

        CAO VĂN KHÁNH (1917-80), phó tổng tham mưu trướng QĐND VN (1974-80). Quê tp Huế, t. Thừa Thiên - Huế; nhập ngũ 1945, trung tưóng (1980); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP, 8.1945-46 trung đội trưởng, đại đội trưởng QGP ở Huế, ủy viên QS tỉnh Bình Định; khu trưởng Khu 5; chỉ huy phó phân sở ủy ban kháng chiến miền Nam phụ trách các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; đại đoàn phó, rồi đại đoàn trưởng Đại đoàn 27. Tháng 12.1946-48 khu trưởng Khu 5. Tháng 4.1949-54 đại đoàn phó Đại đoàn 308; cục trưởng Cục quân huấn. 4.1958 cục trưởng Cục tổ chức kế hoạch, kiêm cục trưỏng Cục nhà trường Tổng cục quân huấn. 10.1960 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân. 3.1964 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân khu 3. Năm 1966-69 phó tư lệnh: Mặt trận B3. Quân khu Trị - Thiên, Quân khu 4. Tháng 5.1970 tư lệnh Mặt trận 968 (Hạ Lào); phó tư lệnh thứ nhất BTL B70. Tháng 2.1971 phó tư lệnh Mặt trận Đường 9; tư lệnh Mặt trận B5, kiêm phó tư lệnh Quân khu 4. Tháng 12.1972-74 tư lệnh Quân khu Trị - Thiên. 1974- 80 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất.


        CAO VĂN VIÊN (s. 1921), tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam cộng hòa (1966-75); đại tướng. Sinh ở Lào, về VN gia nhập QĐ của chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng lên, được Pháp đào tạo thành lính nhảy dù, tốt nghiệp khóa tiểu đoàn trưởng và khóa liên đoàn lưu động. 1953 trung úy, trưởng phòng nhì (tình báo) Mặt trận Hưng Yên. Sau hiệp định Giơnevơ (1954) theo Ngô Đình Diệm vào miền Nam VN. 1958 Diệm đưa về dinh Độc Lập giữ chức tham mưu trưởng Biệt bộ. Cuối 1960 đại tá, chỉ huy lữ đoàn dù. 1964 thiếu tướng. Từ 28.4.1975 sống lưu vong ở bang Vơginia (Mĩ).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:32:46 pm »


        CAP VE (Cộng hòa Cap Ve; República de Cabo Verde, A. Republic of Cape Verde), quốc gia ở phía tây châu Phi, ở Đại Tây Dương (cách bờ biển Xênêgan 500km). Dt 4.033km2; ds 412 nghìn người (2003); gồm người lai (62%), người Phunbe, Bantu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bồ Đào Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Praia. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp tối cao là quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ, do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm 10 đảo núi lửa, núi cao nhất 2.829m ở đảo Phôgô. Khí hậu nhiệt đới, mát mẻ; lượng mưa không đáng kể. Nước
nông nghiệp. GDP 588 triệu USD (2002), bình quân đầu người 1.320 USD. Thành viên LHQ (16.9.1975), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 8.7.1975. LLVT: lực lượng thường trực 1.200 người. Tuyển quân theo lệnh nhập ngũ. Trang bị: 10 xe thiết giáp trinh sát, 18 súng cối, 24 pháo mặt đất, 30 pháo phòng không, 50 tổ hợp tên lửa phòng không SA-7... Ngân sách quốc phòng 5 triệu USD (2002).


        CÁP QUANG (cáp sợi dẫn quang), cáp thông tin liên lạc truyền tín hiệu dưới dạng quang học (ánh sáng) theo nguyên lí phản xạ liên tục các tia sáng bên trong ống dẫn. Cấu tạo gồm: lõi chịu lực, các sợi dẫn quang (một hoặc nhiều sợi đặt cách nhau trong vỏ kín), lớp đệm, vỏ bọc trong và vỏ bọc ngoài (lớp bảo vệ). Lõi chịu lực làm bằng hợp chất lưỡng kim (thép và đồng). Sợi dẫn quang (sợi thủy tinh) được chế tạo từ ôxit silic (SiO2) bên ngoài phủ một chất có chỉ số phản xạ thấp để không cho ánh sáng thoát ra ngoài (hạn chế sự tổn hao). Lớp đệm được làm bằng Silicon để lấp đầy khoảng trống giữa các sợi dẫn quang. Vỏ bọc trong hình ống để giữ chất silicon. Vỏ bọc ngoài bằng pôliêtilen, PVC... Ưu điểm của CQ là truyền được dung lượng thông tin lớn, chất lượng tín hiệu cao (không bị can nhiễu của bức xạ điện từ trường), cự li liên lạc lớn (do tổn hao nhỏ), kích thước và khối lượng gọn nhẹ, độ an toàn và bảo mật cao, tuổi thọ lớn. Được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thông tin liên lạc để truyền tín hiệu thoại, truyền ảnh, truyền hình... CQ chia thành hai loại: đơn mốt (mode) và đa mốt. CQ đơn mốt có: đơn mốt thường và đơn mốt tán sắc dịch chuyển... CQ đa mốt có: đa mốt chỉ số lớp và đa mốt chỉ số bước.

        CÁP THÔNG TIN LIÊN LẠC, vật truyền dẫn tín hiệu thông tin liên lạc gồm một hoặc nhiều lõi (dây dẫn) đặt cách li nhau trong vỏ kín, ngoài cùng có lớp bảo vệ. Theo cấu tạo và phương thức truyền dẫn, có: CTTLL kim loại (cáp diện) và cáp quang. Theo tần số tín hiệu, có: CTTLL âm tần, CTTLL cao tần, CTTLL siêu cao tần. Theo phương thức lắp đặt, có: cáp treo và cáp chôn. Cấu tạo gồm các phần tử: sợi dây dẫn (điện hoặc quang), lớp cách điện hoặc lớp đệm và vỏ bọc (trong cáp quang còn có lõi chịu lực). Dây dẫn trong cáp điện thường được chế tạo bằng đồng, trong cáp quang bàng ồxit silic (SiO2). Lớp cách điện bằng chất điện môi để phân cách các sợi dây dẫn điện với nhau (lớp đệm trong cáp quang bằng chất silicon), vỏ bọc sợi dây dẫn hình ống để giữ chất điện môi, chất Silicon chống ẩm và chống tác dụng của hóa chất, vỏ thường làm bằng cao su, pôliêtilen, PVC... Để chống các hư hỏng cơ học, thường bọc thêm một lớp bảo vệ bằng lưới thép.

        CAPCA, vùng lãnh thổ nằm giữa Biển Đen, biển Adôp (phía tây) và biển Caxpi (phía đông), dt 440.000km2. Là hệ thống núi, cao nguyên và bình nguyên, thuộc lãnh thổ của các nước: Nga, Adecbaigian, Grudia, Acmênia. Hơn 50 dân tộc. C chia thành ba vùng tự nhiên: Tiền C ở phía bắc, Đại C ở giữa và Ngoại C ở phía nam. Tiền C là vùng đất đen Cuban và vùng bán hoang mạc. Đại C là hệ thống núi cao trên 5.000m, gồm hai dãy núi song song dài 1.300km từ bờ Biển Đen đến biển Caxpi, là đường ranh giới giữa hai đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; có nhiều sông băng (diện tích đóng băng 2.000km2). Ngoại C gồm các dãy núi Xuram, Tiểu C và cao nguyên Acmênia. Thực vật ở C rất đa dạng, tài nguyên phong phú, có nhiều mỏ dầu khí, sắt, đồng chì, than, kẽm, mănggan. Có các tuyến đường sắt, đường ô tô. Các cảng ở Biển Đen, biển Caxpi và nhiều sân bay lớn. Trong CTTG-II, tại C đã diễn ra những trận đánh lớn giữa các đơn vị QĐ LX và QĐ phát xít Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:35:01 pm »


        CARACÔRUM, hệ thống núi ở Trung Á, nằm ở biên giới TQ - Ấn Độ. Bắc giáp các dãy núi Pamia, Côn Luân; nam giáp dãy Himalaya. Dài 800km, rộng 150-250km, phần lớn có độ cao 5.500-6.500m, một số ngọn cao 8.000m, ngọn Chôgari cao tới 8.611m. Khí hậu lục địa núi cao, lượng mưa từ l00mm/năm ở chân núi, đến 500mm/năm ở độ cao 5.000m (dạng tuyết rơi). Đường ranh giới tuyết ở độ cao 4.800- 6.000m. Nhiều sông băng, diện tích đóng băng: 16.300km2. Đèo C vượt qua dãy núi chính ở độ cao 5.575m (biên giới TQ - Ấn Độ). Qua đèo này là đường ngựa thồ, đi lại được từ tháng 6 đến tháng 9. C cắt ngang tuyến đường ô tô C.

        CARĂNGTIN (P. quarantine - thời hạn bốn mươi ngày), biện pháp cách li đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của các bệnh tối nguy hiểm. Gồm: khoanh vùng, cách li, bao vây ổ dịch, không cho tiếp xúc giữa bên ngoài với bên trong ổ dịch hoặc đơn vị có dịch; bệnh nhân phải được cách li hoàn toàn với người xung quanh; ngăn cấm người trong ổ dịch đi ra ngoài tiếp xúc với xã hội; chỉ cho phép người từ bên ngoài vào trong ổ dịch vì công vụ (y tế, nuôi quân...) với những biện pháp bảo vệ đặc biệt. Khi dịch đã lan rộng khó xác định ranh giới ổ dịch thì không thể thực hiện C một cách triệt để, chỉ áp dụng một số biện pháp hạn chế như: tổ chức các trạm kiểm dịch trên các trục giao thông, giám sát những người từ trong ổ dịch đi ra ngoài, giám sát sự vận chuyển một số thực phẩm từ vùng có dịch ra ngoài nếu là dịch bệnh đường tiêu hóa... Thuật ngữ C ban đầu được sử dụng để chỉ biện pháp ngăn chặn sự lây lan theo giao thông vận tải đường biển của các bệnh tối nguy hiểm như dịch hạch, dịch tả, đậu mùa, sốt vàng, có thòi gian ủ bệnh tối đa được xác định là 40 ngày. Trong thời hạn đó, các tàu có bệnh nhân bắt buộc phải dừng ngoài khơi để cách li, điều trị và khi hành khách và thủy thủ xác định là không nhiêm bệnh mới được giải phóng lên bờ. Sau đó C được áp dụng mở rộng cho việc ngăn chặn một số bệnh khác lây nhanh theo đường hô hấp như viêm màng não do mô não cầu, cúm, quai bị, bạch hầu... Hiện nay diễn biến các bệnh đã khác, nhiều biện pháp phòng chống dịch đã có hiệu lực cao, nên C ít được áp dụng và cần được quy định lại.

        CARIBÊ. biển thuộc Đại Táy Dương, bắc giáp quần đảo Ăngti Lớn, đông giáp quần đảo Ăngti Nhỏ, tây giáp Trung Mĩ, nam giáp Nam Mĩ; thông với vịnh Mêhicô qua eo biển lucatan. với Đại Tây Dương qua các eo biển của hai quần đảo Ăngti, với Thái Bình Dương qua kênh đào Panama. Dt 2.777.000km2, sâu trung bình 2.429m, sâu nhất 7.090m. Những vịnh chính: Hônđurat, Haiti, Puectô Ricô. Khí hậu nhiệt đới, á xích đạo. Bờ biển nhiều núi. Thường có bão lớn. Nhiệt độ nước 25°-28°C, độ mặn 36-38%0. Các cảng và căn cứ hải quân: Maracaibô (Vênêxuêla), Catagiêna (Colombia), Côlôn (Panama), Limôn (Côxta Rica), Xantiagô đê Cuba (Cuba), Xantô Đômingô (Đôminicana), Goantanamô (Mĩ chiếm của Cuba), Côcôxôlô (vùng kênh đào Panama thuộc Mĩ).


        CÁT BÀ X. CÁT HẢI

        CÁT HẢI, huyện đảo thuộc tp Hải Phòng. Nằm trong Vịnh Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố 22km về phía đông. Thành lập 1977 do sáp nhập hai huyện Cát Hải và Cát Bà. Dt 323,lkm2; ds 27.300 người (2001). Gồm 10 xã, 2 thị trấn (Cát Bà, Cát Hải), phân bố thành hai vùng địa hình. Vùng Đôn Lương (đảo CH) dt 30km2, bằng phảng, độ cao 2-2,5m, dân cư đông đúc. Vùng Hà Sen (Cát Bà) là quẩn đảo vôi gổm 367 đảo lớn nhỏ, tổng dt gần 300km2; đảo Cát Bà dt 144km2. có nhiều hang động, núi Cao Vọng cao 332m, rừng nguyên sinh rộng 570ha, động vật, thực vật đa dạng phong phú. Có vị trí địa lí quan trọng, khống chế đường biển ra vào cảng Hải Phòng và khu mỏ Quảng Ninh. Tk 19 là căn cứ chống Pháp của Quận He (Nguyễn Hữu Cầu). Trong KCCM, quân và dân CH bắn rơi 20 máy bay Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:36:23 pm »


        CATA (Nhà nước Cata; Dawlat Qatar, A. State of Qatar), quốc gia ở đông bán đảo Arập, bờ tây vịnh Pecxich, thuộc Tây Á. Dt 11.427kifi2; ds 817 nghìn người (2003); chủ yếu người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Đôha. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương (kế nhiệm theo chế độ cha truyền con nối) kiêm bộ trưởng quốc phòng và tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: hội đồng tư vấn do quốc vương bổ nhiệm. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ chủ yếu là hoang mạc cát và đá, địa hình thấp, bờ biển bị chia cắt mạnh, ven bờ nhiều đá ngầm, lượng mưa không đáng kể. Cơ sở của nền kinh tế là khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên (dầu mỏ chiếm 74% giá trị xuất khẩu). GDP 16,454 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 28.130 USD. Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991), là căn cứ QS của 28 nước đồng minh và Mĩ. Thành viên LHQ (21.9.1971), Liên minh các nước Arập. Lập quan hệ ngoại giao với VN 8.2.1993. LLVT: 12.330 người (lục quân 8.500, hải quân 1.730, không quân 2.100). Ngân sách quốc phòng 1,5 ti USD (2001).


        CATƠ (A. Jimmy Carter; s. 1924), tổng thống Mĩ thứ 39 (1977-81). Sinh tại Plên, bang Gioocgia; thuộc ĐDC Mĩ. 1946-53 tốt nghiệp Học viện hải quân Annapolit, phục vụ trong hải quân Mĩ, sau chuyển sang hoạt động chính trị. 1970-76 thống đốc bang Gioocgia, ủng hộ chính sách của tổng thống Nichxơn đối với VN, phê phán báo chí Mĩ đưa tin về vụ thảm sát Sơn Mĩ (16.3.1968). Từ 1976 thay đổi lập trường, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. 1977 khi làm tổng thống, đã công bô lệnh ân xá những người trốn quân dịch trong chiến tranh VN, coi hành động đó của họ là đúng đắn về đạo lí. 1980 thành lập lực lượng phản ứng nhanh của Mĩ.

        CAVAXAKI, thành phố cảng, trung tâm đóng tàu lớn nhất của Nhật Bản trên đảo Hônsu. Nằm trên bờ tây vịnh Tôkiô, giữa Tôkiô và Yokohama. Ds 1,28 triệu người (2003). Công nghiệp: chế tạo máy, hóa dầu, thiết bị điện tử, luyện kim, hàng không, dóng tàu, dệt... Lượng vận chuyển hàng 83,29 triệu t/năm. Trong CTTG-II, C bị phá hủy gần như hoàn toàn.

        CAVIT (Kawit, A. Cayite), thành phố cảng thuộc t. Cayit, Philippin; trên bờ đông nam vịnh Manila, tây nam bán đảo Ludông, tây nam Manila 13km. Vị trí trung tâm thành phố: 14°26’ bắc, 12°53’ đông. Căn cứ chính và trung tâm huấn luyện hải quân Philippin đạt trên bán đảo Xănglây (Sangley) trong vụng Canhacao, bắc thành phố 5km. Chiều dài chính diện căn cứ 2km, độ sâu 4-6m. Có âu sửa chữa tàu. Trước 1898 là căn cứ hải quân của Tây Ban Nha. Bị Mĩ chiếm trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mĩ và trở thành căn cứ chính của Hạm đội châu Á. Trong CTTG-II (12.1941-1945) bị Nhật chiếm.

        CAYXỎN PHÔMVIHẢN (1920-92), Ah dân tộc Lào, người tham gia sáng lập và lãnh đạo Đảng nhân dân CM Lào, Quân đội nhân dân Lào và nhà nước CHDC nhân dân Lào. Sinh tại bản Na Xiêng, h. Khãmthabuli, t. Xayannakhẹt (Lào); đv ĐCS Đông Dương (1949). Năm 1943-45 học tại Trường đại học luật Hà Nội; gia nhập Hội thanh niên cứu quốc; tham gia giành chính quyền CM tại t. Xayannakhẹt, chỉ huy đơn vị bộ đội tỉnh. 1946-47 làm việc tại Ban liên lạc Lào - VN. 1948 lãnh đạo KCCP vùng đông bắc Lào, thành lập và chỉ huy đại đội Latxayông ở Sầm Nưa (lực lượng nòng cốt của QĐ Lào Itxala). 1.1949 tư lệnh QĐ Lào Itxala (QĐND Lào). 1950-54 ủy viên trung ương Mặt trận Lào Itxala, bộ trưởng BQP chính phủ kháng chiến Lào. 1955 tham gia Đại hội thành lập Đảng nhân dân Lào (nay là Đảng nhân dân CM Lào), bí thư thứ nhất Ban lãnh đạo Đảng, bí thư Quân ủy trung ương, kiêm tư lệnh tối cao QĐND Lào. 1956-72 phó chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hắcxạt). 1972-92 tổng bí thư BCHTƯ (khóa II-IV); chủ tịch Đảng nhân dân CM Lào (khóa V); chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (thủ tướng chính phủ); chủ tịch nước CHDC nhân dân Lào. Được nhà nước CHXHCN VN tặng huân chương Sao vàng (1980), huân chương Hồ Chí Minh (1990).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM