Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:41:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15036 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


C
« vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:50:17 am »


        C3I (vt từ A. Command, Control, Communication and Intelligence - chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo), hệ thống chỉ huy tự động hóa đa chức năng, kết hợp các hoạt động chỉ huy, điều khiển, thông tin, tình báo thành một hệ thống chung nhằm thực hiện thống nhất việc chỉ huy chiến trường và quản lí toàn bộ quá trình tác chiến, đặc biệt là trong chiến tranh công nghệ cao và các hoạt động tác chiến trên không. Theo quy mô nhiệm vụ tác chiến, có: C3I chiến lược, C3I chiến thuật; theo hệ thống quản lí, có: C3I quốc gia, C3I quân khu và C3I chiến trường; theo quân chủng, có: C3I lục quân, C3I hải quân, C3I không quân và C3I phòng không. Mỗi hệ thống C3I có hai phân hệ: thông tin liên lạc - tình báo và chỉ huy - điều khiển. Phân hệ thông tin liên lạc - tình báo có thể chia thành hai phần: thu thập tin tức và thông tin liên lạc. Ưu điểm của C3I: phản ứng nhanh; tốc độ và độ tin cậy xử lí, truyền dẫn thông tin cao; sử dụng các loại máy tính siêu cấp; đường truyền thông tin cao tốc quy mô lớn; có khả năng bào vệ và chống các loại vũ khí xung điện từ, các phương tiện trinh sát và thông tin liên lạc vũ trụ, các phương tiện tác chiến diện tử; có thể tự động hóa một phần chức năng chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo. Được sử dụng có hiệu quá trong các cuộc chiến tranh cục bộ, vd: chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001), chiến tranh Irăc (2003)... C3I hiện có trong trang bị của QĐ các nước phát triển và được hoàn thiện thành các hệ thống C4I, C4ISR.

        C-40, mìn định hướng do VN sản xuất dùng để sát thương sinh lực đối phương bằng các viên bi kim loại, vỏ mìn bằng thép mòng 0,3mm, dài 22,5cm, rộng 8cm, cao 3,6cm. Mặt trước cong lồi, góc cong 57°, phía trong xếp một lớp viên bi hình trụ bằng thép có đường kính 6mm, dài 6-7mm; mặt sau lõm. Mìn chứa 0,7kg thuốc nổ TNT đúc, ở giữa và cạnh khối thuốc nổ chính có 2 khối thuốc nổ mồi TNT, ép hình trụ đường kính l,6cm, dài 3cm; giữa các khối thuốc nổ mồi có lỗ tra kíp. Mìn có giá đỡ ba chân bằng thép. Sử dụng 2 kíp điện số 10. Ngoài ra còn trang bị thêm máy gây nổ, một cuộn dây dẫn điện dài 50m. Toàn bộ mìn C-40 nặng l,75-2kg. Khi sử dụng đặt mặt cong lồi, mũi tên ngắm hướng (ở cạnh trên của mìn) quay về phía mục tiêu.

        C-47 ĐACÔTA (A. Dacota), máy bay vận tải QS do hãng Mac Đônen Đuglat (Mĩ) chế tạo trên cơ sở máy bay chở khách dân dụng DC-3. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 19,67m; cao 5,15m; sải cánh 29m; khối lượng rỗng 7.734kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 13.860kg; kíp bay 3 người; lắp 2 động cơ píttông R-1830-90C; tốc độ bay lớn nhất 370km/h; trần bay 7.300m; bán kính hoạt động 1.400km; sức chở: 27-30 người hoặc 24 cáng thương binh hoặc 3.400kg hàng. Các biến thể: AC-47 (kiểu vũ trang, được sử dụng nhiều trong chiến tranh VN), EC-47 (trinh sát điện tử), RC-47 (trinh sát chụp ảnh). Mĩ đã sản xuất trên 10.000 chiếc C-47, trang bị cho QĐ Mĩ và trên 50 nước khác như Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Inđônêxia, QĐ Sài Gòn (trước 1975)... 2.7.1961, C-47 chở biệt kích xâm phạm vùng trời miền Bắc VN, đã bị lực lượng phòng không QĐND VN bắn rơi tại chỗ ở Ninh Bình.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:52:01 am »


        C-130 HECQUYN (A. Herculles), máy bay vận tải QS đa năng hạng trung, tầm xa, do hãng Lôchit (MI) chế tạo. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 29,8m, cao 11,6m, sải cánh 40,4m, khối lượng rỗng 34.850kg, khối lượng cất cánh lớn nhất 79.380kg, tốc độ bay lớn nhất 618km/h, tầm bay (chở 9.070kg hàng hóa) 7.560km, trần bay thực tế 7.010m. Kích thước khoang hàng: dài 12,6m, rộng 3,13m, cao 2,8m, thể tích 121,7m3; có thể chở 92 người hoặc 20,4t hàng hóa. Kíp bay 4 người. Thiết bị động lực gồm 4 động cơ T56A-7A. Trang bị cho QĐ Mĩ từ 1967. Được xuất khẩu sang Canada, Iran, Libi, Italia, Thụy Điển, Arập Xêut, Thổ Nhĩ Kì... Một số biến thể: EC-130H, máy bay tác chiến điện tử chuyên gây nhiễu thông tin và làm nhiệm vụ chiến tranh tâm lí, sử dụng nhiều trong chiến tranh VN và chiến tranh Vùng Vịnh; MC-130E, máy bay tác chiến điện tử sử dụng trong lực lượng đặc biệt của không quân Mĩ, trang bị rađa cảnh giới ALR-69, máy gây nhiễu ALQ-172, hệ thống rải nhiễu tiêu cực, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại; AC-130 (kiểu mới nhất AC-130U), máy bay yểm trợ hỏa lực trực tiếp, dùng đánh phá các mục tiêu mặt đất và ngăn chặn các tuyến giao thông vận tải, trang bị 1 pháo lựu 105mm, 1 pháo 40mm, 1 pháo 20mm, 1 súng máy 7,62mm; KC-130T, máy bay tiếp nhiên liệu trên không...


        CABIN TẬP LÁI, thiết bị mô phỏng dùng trong huấn luyện điểu khiển phương tiện cơ giới (ô tô, xe tăng, xe thiết giáp, máy bay, tàu chiến...), giúp người học nắm vững các thao tác điều khiển và xử lí tình huống trước khi thực hành trên xe, máy thực. CTL mô phỏng các đặc tính tĩnh và động của các phương tiện cơ giới, các tình huống nhìn được bằng mắt thường cũng như các yếu tố vật lí khác nhau xuất hiện đồng thời với quá trình điểu khiển phương tiện cơ giới. Cấu tạo của một CTL thường gồm: mô hình cabin với các cơ cấu điều khiển và dụng cụ đo, kiểm tra giống như trên xe máy thực, trạm điều khiển của giáo viên, bảng tín hiệu. Những CTL hiện đại sử dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ tin học và tự động hóa giúp cho người tập có đầy đủ cảm giác như ở trong phương tiện thực và xử lí các tình huống sát với thực tế nhất. Sử dụng CTL cho phép giảm được thời gian, chi phí huấn luyện, nâng cao kĩ năng chiến đấu của bộ đội, tiết kiệm giờ máy dự trữ, nhiên liệu và các loại vật liệu khác.

        CA CHIẾN ĐẤU TRÊN TÀU, nhóm sĩ quan và thủy thủ được phân công trực tại các vị trí chỉ huy và chiến đấu theo bảng bố trí sẵn sàng chiến đấu cấp 2. Trên tàu thường có 3 ca chiến đấu để bảo đảm tàu hoạt động dài ngày trên biển và duy trì được định mức sẵn sàng chiến đấu của tàu.

        CÀ MAU, tỉnh miền tây Nam Bộ, cực nam VN; bắc giáp Kiên Giang, đông bắc giáp Bạc Liêu, nam và đông nam giáp Biển Đông, tây giáp vịnh Thái Lan. Dt 5.195.07km2; ds 1,18 triệu người (2003); dân tộc: Kinh, Khơme, Hoa. Trước thuộc t. Rạch Giá; 3.1956 tách một phần thành lập t. CM, 10.1956 đổi tên thành t. An Xuyên. 1975 đổi thành CM. 1976 hợp nhất với Bạc Liêu thành t. Minh Hải. 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 8 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Cà Mau. Địa hình bằng phẳng, ruộng trũng, thấp, lầy. Phía bắc, nam và đông nam là rừng ngập mặn, tây bắc là rừng u Minh. Các sông: Cừa Lớn, Ông Đốc, Bảy Háp, Gành Hào... và mạng lưới kênh mương chàng chịt, thuận lợi cho tưới tiêu và giao thông thủy. Bờ biển: 255km. Khí hậu cận xích đạo, nắng nóng mưa nhiều, chia hai mùa: mùa mưa tháng 5-11, mùa khô tháng 12-4. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26°c, lượng mưa 1.600- 2.400mm/năm. Thế mạnh: nông, lâm, ngư nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 422,4 nghìn tấn (lúa 420,5 nghìn tấn); thủy sản 209,627 nghìn tấn, khai thác gỗ 51,2 nghìn m3. Công nghiệp: chế biến hải sản, cơ khí sửa chữa đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ, xay xát, chế biến thực phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 2.678,7 tỉ đồng. Giao thông đường bộ kém phát triển, đoạn QL 1 từ CM đi Bạc Liêu, một số tỉnh lộ đi Năm Căn, Đầm Dơi, Thói Bình. Sự kiện lịch sứ CM và QS: trận đánh Pháp ở cửa Bồ Đề (1861), khởi nghĩa Hòn Khoai (1940), phong trào làng rừng chiến đấu (1958), trận Trí Phải, Chà Là, Vĩnh Thuận, Vàm Cái Tàu... trong KCCM. 6.11.1978. LLVTND Cà Mau được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:53:53 am »


        CÀ VĂN KHUM (Hà Văn Khum; 1942-69), Ah LLVTND (truy tặng 1969). Dân tộc Thái, quê xã Chiềng Cơi, tx Sơn La, t. Sơn La; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN (1968); khi hi sinh là trung úy, phân đội phó đặc công, Đoàn 31 bộ đội tình nguyện VN tại Lảo. 1964-69 chiến đấu tại Lào. 4.1964 làm nhiệm vụ trinh sát Mường Ngàn, Tha Viêng, Tha Thơm, giúp BTL chiến dịch hạ quyết tâm chính xác. Trận đánh sân bay Luôngphabăng (2.2.1967), bốn lần đóng giả lính địch vào sân bay điều tra, chỉ huy tổ chiến đấu phá hủy các mục tiêu được phân công và diệt 30 địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt 65 địch, phá hủy 9 máy bay T28, 2 máy bay trực thặng, 150t bom đạn, 1 trạm phát điện. Trận đánh sân bay Luôngphabãng lần 2 (16.7.1967), toàn đơn vị phá hủy 17 máy bay (CVK phá hủy 3), 2 ô tô, 2 máy húc, 1 trạm phát điện, 100t bom đạn, diệt hơn 40 địch. 2.1969 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trinh sát, góp phần vào thăng lợi của quân tình nguyện VN tại Sảm Thông - Long Chẹng. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).


        CABÔT LỐT (A. Henry Cabot Lodge; 1902-85), đại sứ Mĩ tại miền Nam VN (1963-67). Năm 1924 tốt nghiệp Trường đại học Hayơt ra làm phóng viên, đã sang VN viết về chủ nghĩa thực dân Pháp. 1932 được bầu vào cơ quan lập pháp bang Maxachuxet. 1936-53 thượng nghị sĩ. 1953-60 đại sứ Mĩ tại LHQ. 1960 liên danh với Nichxơn trong cuộc tranh cử tổng thống Mĩ nhưng thất bại. 1963 thực hiện chỉ thị của Kennơđi, CL móc nối và ùng hộ nhóm tướng lĩnh QĐ Sài Gòn làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (x. đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, 1.11.1963). Năm 1966 cung cấp máy bay Mĩ cho Nguyễn Cao Kì chở quân đi đàn áp Phật giáo. 1967- 68 đại sứ Mĩ tại CHLB Đức. 1969-70 trưởng đoàn đàm phán của Mĩ tại hội nghị Pari (1968-73) về VN. 1970-75 đại diện Mĩ tại Vaticăng.

        CÁC BƯỚC HẠ QUYẾT TÂM, trình tự các công việc mà người' chỉ huy và cơ quan phải tiến hành để xác định quyết tâm tác chiến. CBHQT thường gồm: quán triệt nhiệm vụ; nghiên cứu, đánh giá, kết luận tình hình (địch, ta, địa hình, khí tượng - thủy văn); dự kiến quyết tâm (xác định và công bố ý định); trinh sát thực địa, hoàn chỉnh quyết tâm; báo cáo quyết tâm trước cấp ủy Đảng và cấp trên; cổng bố quyết tâm. Tuỳ tình hình cụ thể để vận dụng CBHQT cho phù hợp.

        CÁC MÁC nh MÁC*

        CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC ARẬP THỐNG NHẤT (Dawlat Al-Imarat Al-Arabiyah Al-Muttahidah; A. The United Arab Emừates), quốc gia ở Tây Á, đông bắc bán đảo Arập, bên bờ vịnh Pecxich và vịnh Ôman. Dt 83.600km2; ds 2,48 triệu người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Abu Đabi. Nhà nước liên bang, gồm 7 tiểu vương quốc: Abu-Đabi, Aiman, Đubai, En-Phugiaira, Rat-en-Khaima. At Sarica và Um-En- Caioen. Đứng đầu nhà nước và cơ quan lập pháp tối cao (hội đồng dân tộc liên bang) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là sa mạc. Phía đông là các nhánh núi thuộc dãy núi Oman, đỉnh cao nhất 1.127m. Bờ biển thấp, bị chia cắt, ven bờ vịnh có nhiều đảo và đá ngầm. Khí hậu nhiệt đới, nóng; lượng mưa ít. Khoáng sản: dầu lửa chiếm khoảng 13% tổng trữ lượng dầu lửa trên thế giới. Khai thác, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt là ngành kinh tế chủ đạo. Công nghiệp hóa dầu, ngân hàng, thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. GDP 46.481 tỉ USD (2002), bình quân dầu người 17.060 USD. Thành viên LHQ (9.12.1971), Liên đoàn các nước Arập, OPEC. Lập quan hệ ngoại giao với VN 1.8.1993. LLVT: lực lượng thường trực 41.500 (lục quân 35.000, hải quân 2.500,  không quân 4.000). Trang bị: 381 xe tăng chủ lực, 76 xe tăng hạng nhẹ, 80 xe thiết giáp trinh sát, 430 xe chiến dấu bộ binh, 750 xe thiết giáp chở quân, 90 pháo mặt đất xe kéo, 181 pháo tự hành, 74 pháo phản lực, 155 súng cối, 6 tên lửa Scut, 305 tên lửa chống tăng, 40 tên lửa phòng không, 62 súng máy và pháo phòng không, 2 tàu frigat, 2 tàu khu trục, 8 tàu tên lứa, 6 tàu tuần tiễu, 5 tàu đổ bộ, 101 máy bay chiến đấu, 49 máy bay trực thăng vũ trang... Căn cứ hải quân: Abu Đabi, Đubai... Ngân sách quốc phòng 3,9 tỉ USD (2001).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:55:52 am »


        CÁC YẾU TỐ CỦA ĐƯỜNG ĐẠN, các tham số đặc trưng cho dạng hình học của đường đạn. Đối với đường đạn của hỏa khí mặt đất, phân biệt các yếu tố sau (x. hình vẽ): đường phóng (tiếp tuyến với quỹ đạo đạn ở điểm phóng), đường bắn (đường thẳng trùng với trục nòng khi chuẩn bị bắn xong), dường ngắm (đường nối giữa kính ngắm và mục tiêu), đường tà mục tiêu (đường thẳng nối điểm phóng và mục tiêu), mặt phẳng ngang miệng nòng (mặt phẳng ngang đi qua điểm phóng), góc phóng (góc giữa đường phóng và mạt phẳng ngang), góc bắn (góc giữa đường bắn và mặt phẳng ngang), góc chạm (góc giữa tiếp tuyến với quỹ đạo ở điểm chạm của đạn với tiếp diện của mục tiêu ở cùng điểm đó), góc nảy (góc giữa đường phóng và đường bắn), góc tà mục tiêu (góc giữa đường tà mục tiêu và mặt phẳng ngang), điểm rơi (giao điểm của đường đạn với mặt phẳng ngang miệng nòng), góc rơi (góc giữa tiếp tuyến quỹ đạo đạn ở điểm rơi với mặt phẳng ngang), góc cao (góc trong mặt phảng đứng giữa đường tà mục tiêu và đường bắn)...


        CACBIN, súng trường thu gọn (ngắn và nhẹ hơn), thường trang bị cho quân đổ bộ đường không, pháo binh, kị binh. 05 loại C nòng trơn và C nòng có rãnh xoắn, có thể bắn phát một hoặc liên thanh, C hiện đại là súng tự động, hộp đạn chứa 10- 30 viên, tốc độ bắn thực tế 35-40 phát/ph, tầm bắn hiệu quả khoảng 400m. C xuất hiện từ tk 15. QĐND VN đã sử dụng các loại C cỡ 7,62mm như CKC (LX), MlAI (Mĩ).


        CÁCH CHỨC, hình thức xử phạt người giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí, chuyên môn nghiệp vụ vi phạm pháp luật hoặc kỉ luật QĐ, không cho giữ chức vụ đang đảm nhiệm; trên “giáng chức”, dưới “giáng cấp bậc quân hàm” (đối với quân nhân), trên “hạ ngạch”, dưới “buộc thôi việc” (đối với cán bộ, công nhân, viên chức quốc phòng), trên “cảnh cáo”, dưới khai trừ (đối với đảng viên chính thức). Thẩm quyền cc thực hiện theo Luật sĩ quan QĐND VN, Điều lệnh quản lí bộ đội. quy định của pháp luật, pháp lệnh... của nhà nước và điều lệ của Đảng, đoàn thể.

        CÁCH ĐÁNH nh PHƯƠNG PHÁP TÁC CHIẾN

        “CÁCH ĐÁNH DU KÍCH” nh CHIÊN THUẬT DU KÍCH”

        CÁCH LI, biện pháp ngăn chặn không để mầm bệnh từ bệnh nhân hoặc từ người mang khuẩn án lan ra xung quanh; một trong những biện pháp phòng chống dịch bệnh chủ yếu. Bao gồm; thanh toán nguồn bệnh ở bệnh nhân, người mang khuẩn và môi trường (phân, nước, thực phẩm ôi thiu, côn trùng...); ngăn chặn không để nguồn bệnh lan rộng ra xung quanh và thực hiện các biện pháp đối với cộng đồng như vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, cải thiện sức khoẻ, gây miễn dịch... đế tránh tiếp xúc với mầm bệnh và nếu có tiếp xúc cũng không nhiễm bệnh. Biện pháp CL tuỳ thuộc vào đường lây truyền của bệnh. Có 4 đường lây truyền bệnh chủ yếu: đường tiêu hóa (đường ăn uống, còn gọi là đường phân - miệng), đường hô hấp (đường họng, mũi), đường máu (do côn trùng đốt, dùng chung kim tiêm chích...) và qua tiếp xúc với da, niêm mạc.

        CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN, cách mạng xã hội diễn ra ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến giành độc lập dân tộc, xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và quá độ tiến lên CNXH. Lực lượng tiến hành CMDTDCND bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp tiến bộ CM dược tập hợp trong một mặt trận dân tộc thống nhất. CM tháng Tám (1945) ở VN là cuộc CMDTDCND điển hình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:56:59 am »


        CÁCH MẠNG KĨ THUẬT QUÂN SỰ, bước nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển phương tiện đấu tranh vũ trang nhờ ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, dẫn tới những thay đổi sâu sắc về hiệu quả chiến đấu và cả về nghệ thuật QS. Trong lịch sử QS đã có một số cuộc CMKTQS với quy mô khác nhau: chuyển từ vũ khí lạnh sang hỏa khí (do phát minh ra thuốc phóng), xuất hiện và ứng dụng vũ khí hạt nhân (do phát minh ra phản ứng hạt nhân)... Cuộc CMKTQS hiện đại dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, hóa học, vật liệu học, điều khiển, sinh học, năng lượng, điên tử, công nghệ thông tin, du hành vũ trụ...; có đặc điểm quan trọng nhất là điện toán hóa phương tiện KTQS nhờ sử dụng rộng rãi các thế hệ máy tính điện tử. CMKTQS diễn ra với quy mô rất lớn, thể hiện ở những nét đặc trưng: tạo ra các hệ vũ khí và trang bị mới có chất lượng và hiệu quả cao hơn trước nhiều lần (tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân, máy bay chiến đấu tàng hình, vũ khí công nghệ cao...); thiết kế và thử nghiệm nhiều loại vũ khí dựa trên những nguyên lí mới (năng lượng định hướng, lade, chùm hạt, địa vật lí, hạ âm, di truyền, pháo điện từ...); tạo ra các hệ tự động hóa chỉ huy bộ đội và điều khiển phương tiện KTQS, kết hợp các mặt chỉ huy, điều khiển, thông tin, tình báo... (hệ C3l), rôbôt QS, kết hợp các phương tiện KTQS trên mặt đất, trên và dưới mặt nước, trên không (kể cả trên vũ trụ) tạo thành những hệ thống quy mô toàn cầu; thời gian hoàn thiện và chế tạo vũ khí, trang bị mới rất ngắn.

        CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911-13), cuộc CM tư sản do tổ chức “TQ đồng minh hội” của Tôn Trung Sơn (thành lập 8.1905) lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến nhà Thanh, thiết lập chế độ dân chủ tư sản ở TQ. Bắt đầu nổ ra ở Vũ Xương (x. khỏi nghĩa Vũ Xương, 10.1911), đến 12.1911 lực lượng CM làm chủ Nam Kinh và các tỉnh phía nam, lập nên chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung Sơn làm tổng thống (1.1.1912). Tuy nhiên, giai cấp tư sản và đa số thành viên chính phủ muốn duy trì chế độ quân chủ lập hiến và lo sợ trước phong trào quần chúng, đã thoả hiệp với các thế lực phong kiến, dựa vào Viên Thế Khải (đại thần nhà Thanh, người được các nước đế quốc ủng hộ) ép vua Thanh thoái vị (12.2.1912), buộc Tôn Trung Sơn từ chức. Viên Thế Khải lên làm tổng thống, âm mưu thiết lập trở lại chế độ quân chủ chuyên chế. Trước tình hình đó, trên cơ sở “TQ đồng minh hội”, Tôn Trung Sơn thành lập Quốc dân đảng (8.1912), lãnh đạo nhân dân tiếp tục đẩy manh CM, chống lại Viên Thế Khải, nhưng thất bại (8.1913). Là cuộc CM tư sản đầu tiên ở TQ, tuy chưa đạt mục đích đề ra, song đã góp phần lật đổ chế độ phong kiến và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của CM TQ cũng như phong trào yêu nước một số nước Đông Nam Á, trong đó có VN.

        CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945. cuộc đấu tranh giái phóng dân tộc của nhân dân VN do ĐCS Đông Dương lãnh đạo, đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12.3.1945), phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước. Cùng với phong trào phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh ở nhiều địa'phương đã kết hợp với đấu tranh vữ trang và khởi nghĩa từng phần thắng lợi, thành lập chính quyền CM. 5.1945 theo quyết định của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15-20.4.1945), LLVT CM được thống nhất, củng cố và phát triển với sự ra đời của Việt Nam giải phóng quân (hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác); các căn cứ kháng Nhật của cả nước và từng địa phương được xây dựng. Trên cơ sở vùng giải phóng ngày càng mở rộng, 6.1945 Khu giải phóng được thành lập gồm phần lớn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Giang. Trước tình thế CM trực tiếp đã chín muồi, đặc biệt được tin Nhật đã tuyên bố đầu hàng Đồng minh, hội nghị toàn quốc ĐCS Đông Dương (13-15.8.1945) quyết định phát động tổng khới nghĩa giành chính quyền trên cả nước, tiếp đó Quốc dân đại hội (16.8.1945) thông qua lệnh tổng khởi nghĩa và cử ra ủy ban giải phóng dân tộc (tức chính phủ lâm thời) do lãnh tụ Hổ Chí Minh làm chủ tịch. Chi trong một thời gian ngắn (14-28.8.1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân VN đã nổi dậy đập tan ách thống trị của phát xít Nhật và phong kiến tay sai, giành chính quyền trên cả nước, lập nên nước VN DCCH (x. tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945). Thành công của ơnTT1945 là kết quả 15 năm đấu tranh của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương; đưa VN từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập và dân chủ nhân dân, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:58:05 am »


        CÁCH MẠNG TƯ SẢN, cuộc cách mạng xã hội do giai cấp tư sàn lãnh đạo nhằm xóa bỏ nền chuyên chế phong kiến, thiết lập nền thống trị tư sản. CMTS bắt đầu từ tk 16, kéo dài tới tk 20. CMTS Anh (tk 17), CMTS Pháp (tk 18) là những cuộc CMTS điển hình. CMTS đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có của lực lượng sản xuất, đó là nền đại công nghiệp cơ khí, một bước tiến quan trọng của xã hội loài người. CMTS không xóa bỏ chế độ bóc lột, chỉ thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột TBCN. Cuộc CMTS do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo với sự tham gia tích cực của giai cấp vô sản và đông đảo nông dân được gọi là CM dân chủ tư sản. Khi CNTB chuyển thành CNĐQ và giai cấp tư sản trở thành phản CM, ở nhiều nước CM dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo được gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xuất hiện khả năng chuyển thành CM XHCN dưới những hình thức đặc thù (CM tháng Mười Nga). Sau CTTG-II ở một số nước thuộc địa và nửa thuộc địa, CM dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo được gọi là CM dân tộc dân chủ nhân dân.

        CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH (1640-88), cuộc CM do giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa) lãnh dạo nhân dân lật đổ chế độ phong kiến (triều đại Xtiuơt), thiết lập chế độ TBCN ở Anh. Bắt nguồn trực tiếp từ mâu thuẫn giữa nghị viện (quốc hội, đại diện cho giai cấp tư sản và quý tộc mới) với nhà vua về tài chính và việc nghị viện đề nghị hạn chế quyền lực của vua Saclơ I, dẫn đến hai cuộc nội chiến (1642-46 và 1648), trong đó lực lượng QĐ nghị viện do Crômoen chỉ huy, được nhân dân ủng hộ đã giành thắng lợi, xứ tử vua Saclơ I, thành lập chế độ cộng hòa (5.1649). Crômoen lên nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản và quý tộc mới, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động, dùng vũ lực thôn tính Xcôtlen và Ailen, đàn áp các lực lượng chống đối, thiết lập chế độ độc tài QS (1653). Sau khi Crômoen chết (1658), chính quyền tư sản trở lại thỏa hiệp với thế lực phong kiến, dẫn đến cuộc chính biến 1688 hình thành chế độ quân chủ lập hiến, trong đó ngôi vua được phục hồi, song quyền lực thực tế thuộc về nghị viện do đại tư sản và đại địa chủ chi phối. CMTSA thắng lợi, mặc dù còn hạn chế, nhung đã mở đường cho CNTB ở Anh phát triển, mở đầu thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN trên phạm vi toàn thế giới.

        CÁCH MẠNG TƯ SẢN NHẬT (1867-68), cuộc CM tư sản do thiên hoàng Minh Trị (Mutsuhito) được tầng lớp quý tộc mới (võ sĩ tư sản hóa) và giai cấp tư sản ủng hộ, nhằm thủ tiêu chế độ cát cứ phong kiến, đưa Nhật Bản theo con đường TBCN. Từ giữa tk 19, Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị tư bản nước ngoài xâm nhập, khởi nghĩa nông dân bùng nổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. 9.11.1867 thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, nhưng quyền lực lại do tập đoàn phong kiến Mạc Phù nắm giữ. Trước tình hình đó, những người ùng hộ Minh Trị dã tiến hành đấu tranh, đầu 1868 đánh tan QĐ của Mạc Phủ. xóa bỏ tình trạng cát cứ, tập trung quyền lực về tay thiên hoàng. Sau khi thắng lợi, chính phủ thiên hoàng dựa vào giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới, thực hiện một số cải cách tiến bộ: bãi bỏ chế độ đảng cấp, phường hội. hàng rào thuế quan và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thống nhất tiền tệ và ngân hàng, cho tự do buôn bán, xây dựng xí nghiệp công nghiệp, phát triển giáo dục và khoa học kĩ thuật, chú trọng xây dựng lực lượng QS, tăng cường sản xuất vũ khí trang bị và huấn luyện QĐ theo kiểu phương Tây... Cuộc CM tư sản đầu tiên và duy nhất thắng lợi ở châu Á, tuy còn nhiều hạn chế và không triệt để, song đã góp phần mở đường cho Nhật Bản phát triển CNTB, không bị biến thành nước thuộc địa. Cg cải cách Minh Trị.

        CÁCH MẠNG XÃ HỘI, bước chuyển căn bản về chính trị - xã hội, đưa tới sự thay thế chế độ xã hội đã lỗi thời bằng chế độ xã hội mới, mở đường cho sự phát triển tiến bộ của xã hội; đỉnh cao của đấu tranh giai cấp. CMXH nổ ra khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, khi mâu thuẫn giữa giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất mới tiến bộ với giai cấp thống trị, đại diện cho quan hệ sản xuất cũ lỗi thời không thể điều hòa, khi có tình thế cách mạng, do giai cấp CM nhất, tiến bộ nhất đại diện cho phương thức sản xuất mới lãnh đạo. Chính quyền là vấn đề cơ bản của CMXH. Tính chất, lực lượng và động lực của CMXH do đối tượng và nhiệm vụ của cuộc CM ấy quyết định. Phương pháp tiến hành CMXH tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, trước hết là so sánh lực lượng giữa CM và phản CM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:59:16 am »


        CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, cuộc cách mạng xã hội toàn diện, sâu sắc và triệt để, đánh dấu bước chuyển từ hình thái kinh tế- xã hội TBCN sang hình thái kinh tế - xã hội CSCN. Đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước khởi đầu của những cải biến xã hội của CMXHCN để xây dựng một chế độ xã hội không có áp bức, bóc lột, có nền kinh tế phát triển cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có nền văn hóa tiên tiến mang bản sắc dân tộc. Phương thức giành chính quyền có thể bằng bạo lực hoặc hòa bình. Liên minh chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo là lực lượng cơ bản quyết định thắng lợi của CMXHCN. CMXHCN có thể nổ ra và thắng lợi không cùng một lúc ở các nước khác nhau, thậm chí ở một nước riêng biệt. CMXHCN thường diễn ra phức tạp, quanh co, đa dạng và trải qua một thời kì quá độ lâu dài. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) - cuộc CMXHCN đầu tiên trong lịch sử, mở ra thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

        CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA (1917), cuộc CM vô sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga do Lênin đứng đầu, nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ, thiết lập nhà nước XHCN ở nước Nga. Đầu 1917 những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc cùng hậu quả nặng nề của CTTG-I đã đưa nước Nga - khâu yếu nhất trong hệ thống ĐQCN đến tình thế CM trực tiếp. Cuộc CM dân chủ tư sản tháng 2.1917 làm sụp đổ chế độ Nga hoàng, nhưng đồng thời cũng hình thành hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết của công nhân, nông dân, binh lính CM. 4.1917 Lênin đề ra “Luận cương Tháng Tư”, chủ trương chuyển CM dân chủ tư sản thành CM XHCN, thực hiện giành chính quyền về tay các xô viết bằng con đường đấu tranh hòa bình. 7.1917 trước tình hình chính phủ lâm thời tư sản tiếp tục theo đuổi chiến tranh, công khai đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và khủng bố các xô viết, Đại hội VI của Đảng Bônsêvích Nga quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, chấm dứt thời kì đấu tranh hòa bình. Tối 24.10 (tức 6.11, theo lịch Nga cũ) lệnh khởi nghĩa được ban bố. Trong ngày 25.10 (7.11) đến rạng sáng 26.10 (8.11) lực lượng khởi nghĩa làm chủ thủ đô Pêtrôgrat (Lêningrat, Xanh Pètecbua), đánh chiếm cung điện Mùa Đông, bắt giữ chính phủ lâm thời tư sản, đồng thời tiến hành đại hội các xô viết toàn Nga (lần 2) thông qua các sắc lệnh về hòa bình và ruộng đất, bầu Hội đồng ủy viên nhân dân (chính phủ Xô viết) do Lênin đứng đầu, sau đó chính quyền Xô viết được thành lập trong cả nước. Cuộc CM vô sản đầu tiên giành thắng lợi, dẫn đến sự ra đời nhà nước XHCN đầu tiên ở nước Nga và trên thế giới, mở ra con đường đấu tranh giải phóng cho các giai cấp, dân tộc bị áp bức, bóc lột, mở đầu thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thể giới, góp phần biến lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin thành hiện thực với nhiều bài học lớn về CM vô sản, khởi nghĩa vũ trang, thời cơ giành chính quyền...

        CACHIUSA X. BM-13

        CACPAT, hệ thống núi ở Trung Âu. Dài 1.500km, rộng 250- 430km, cao 800-1.200m (đỉnh cao nhất 2.650m), chạy theo một vòng cung lồi về phía đông bắc trên lãnh thổ các nước Xlôvakia, Ba Lan, Rumani, Crôatia, Ucraina... Theo tính chất địa hình c chia ra thành: C tây, C đông, C nam. C tây cắt ngang 5 tuyến đường sắt, 15 tuyến đường ô tô; C đông cắt ngang 2 tuyến đường sắt, 6 đường ô tô; C nam cắt ngang 4 tuyến đường sắt, 8 đường ô tò. Khí hậu C ôn hòa, lượng mưa 600-2.000mm/năm. Nhiều sông. Có các mỏ dầu khí, kim loại màu. Nơi du lịch, nghỉ mát và tổ chức các loại hình thể thao mùa đông.

        CACPĂNGCHIÊ (P. Marcel Carpentier; 1895-?), tổng chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương (9.1949-12.1950). Đại tướng. Tham gia CTTG-I và CTTG-II. Tháng 9.1949 C chủ trương rút quân về các căn cứ Hạ Long, Cam Ranh, Vũng Tàu vì nhận định không thể giải quyết được vấn đề VN bằng QS. Bị triệu về Pháp do thất bại trong chiến dịch Biên Giới (16.9- 14.10.1950). Chỉ huy lục quân NATO ở Trung Âu (1953-56).

        CACTAGIƠ (Kart-Hadasht, p. Carthage; cổ), quốc gia thành bang ở Bắc Phi (gần tp Tuynit, Tuynidi ngày nay), do người Phơnixi xây dựng 825tcn. C có hạm đội và bộ binh hùng mạnh, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh. Tk 6tcn, C tranh quyền bá chủ phía tây Địa Trung Hải với Hi Lạp sau đó với La Mã. Trong cuộc chiến tranh Punich giữa La Mã và C từ 264tcn đến 146tcn, La Mã chiến thắng, giành quyền bá chủ Địa Trung Hải. Tk 1-6, C phục hồi và phát triển trở thành thủ phủ Bắc Phi của chính quyền La Mã. Năm 698 người Arập chiếm Bác Phi, C bị tàn phá. Đến tk 13, C chỉ còn là một thị trấn nhỏ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 11:01:05 am »


        CADẮCXTAN (Cộng hòa Cadăcxtan; A. Republic of Kazakstan), quốc gia ở Trung Á. Dt 2.717.300km2; ds 16,7 triệu người (2003); 51% người Cadăc, 32% người Nga, 17% các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Cadăc, tiếng Nga được sử dụng rộng rãi. Tôn giáo: đạo Hồi, đạo Cơ Đốc. Thủ đô Axtana. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phía tây là đồng bằng ven biển Caxpi và Turan. trung tâm là cao nguyên, bắc là đồng bằng Tây Xibia, đông và đông nam là các dãy núi Antai, Tacbagiatai, Antai và Thiên Sơn, nam và đông nam giáp biển Caxpi, Aran. Khí hậu lục địa, lượng mưa 300mm, ở vùng sa mạc 100mm, vùng núi 1.600mm/năm. Các sòng chính: Irtưt, Uran, Chu,  Xưrđaria. Hồ Bankha. Nước nông công nghiệp, sản xuất thép, hàng công nghiệp, dầu khí, lúa mì... GDP 22,389 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.500 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN 29.6.1992. LLVT: lực lượng thường trực 60.000 người (lục quân 41.000, không quân 19.000), lực lượng dự bị 237.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS. Trang bị: 930 xe tăng, 140 xe thiết giáp trinh sát, 573 xe chiến đấu bộ binh, 1.770 xe thiết giáp chở quân, 936 pháo mặt đất xe kéo, 326 pháo tự hành, 147 súng cối, 164 máy bay chiến đấu, 12 tên lửa SS-21, 147 tên lửa phòng không... Sân bay vũ trụ Baicônua cho Nga thuê dài hạn. Ngân sách quốc phòng 226 triệu USD (2002).


        CAĐƠ (A. Card), tàu sân bay trực thăng Mĩ, số hiệu T- AKV40, bị đánh chìm tại cảng Sài Gòn trong trận đánh tàu Cađơ (2.5.1964). Là tàu chở máy bay hộ tống thuộc lớp Bôgơ (Bogue), hạ thủy 21.2.1942, đưa vào trang bị 8.11.1942, chuyển thành tàu chở máy bay trực thăng hộ tống 12.6.1955. Lượng choán nước tiêu chuẩn 9.800t (chở đầy 15.700t). Kích thước 152,1 x 21,2 x7,9m (đường băng dài 137,2m). Động cơ công suất 6.375kW (8.500cv), 1 tuabin, 1 chân vịt. Tốc độ 18 hải lí/h (33km/h). Quân số 875 (75 của tàu, 800 của phi đoàn). Chở khoảng 30 máy bay (HU-1A, L-19...). Trang bị 1-2 pháo 127mm, 16 pháo phòng không 40mm, 20 pháo phòng không 20mm.

        CÀI CẮM LỰC LƯỢNG, bí mật bố trí lực lượng vào hoạt động hợp pháp hoặc không hợp pháp ở thành phố, thị xã hoặc quanh mục tiêu cố ý nghĩa chiến dịch, chiến lược trong hậu phương của đối phương, nhằm thu thập, cung cấp tình hình theo yêu cầu của cấp trên, xây dựng cơ sở và sẵn sàng đánh mục tiêu khi có thời cơ. Có CCLL: một người, nhiều người, có khi cả đơn vị nội tuyến và không nội tuyến. Các đơn vị đặc công luồn sâu thường được cài cắm ở khu vực mục tiêu chiến lược.

        CẢI CÁCH MINH TRỊ X. CÁCH MẠNG TƯ SẢN NHẬT (1867-68)

        CẢI TRANG, đóng giả người của đối phương hoặc dân thường bằng cách sử dụng trang phục, phương tiện, kết hợp với dáng điệu, cử chỉ, ngôn ngữ phù hợp để dễ hoạt động trong vùng đối phương kiểm soát. Có thể CT một người hoặc nhiều người. Khi CT, khả năng diễn xuất của người đóng vai có ý nghĩa lớn. CT thường được đặc công biệt động áp dụng trong hoạt động và chiến đấu.

        CÁI BẦU, đảo thuộc huyện đảo Vân Đồn, t. Quảng Ninh. Nằm gần đất liền, đông bắc cảng cửa Ông 2km. Dt I72,12km2, hầu hết là rừng núi, đỉnh cao nhất (Vạn Hoa) 397m. Có 6 xã: Hạ Long, Bình Dân, Đài Xuyên, Đoàn Kết, Vạn Yên, Đông Xá và thị trân Cái Rồng. Đường ô tô từ cảng Vạn Hoa (đông bắc đảo) đến cực nam đảo dài 35km.

        CALASNICÔP (s. 1919), công trình sư LX chế tạo súng bộ binh. Sinh tại Igiepxcơ; nhập ngũ 1938, thiếu tướng; đv ĐCS LX (1953); tiến sĩ khoa học kĩ thuật (1971), viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga, hai lần Ah lao động XHCN (1958 và 1976). Năm 1941 trưởng xe tăng, chiến đấu chống quân phát xít Đức, bị thương. 1942 chuyển sang nhiệm vụ thiết kế súng tự động cho bộ binh. 1946 thiết kế mẫu súng làm cơ sở để sản xuất hàng loạt tiểu liên AK 7,62mm (1947), sau cải tiến thành AKM và cải tiến các loại súng tự động khác để thống nhất bắn loại đạn 7,62mm như: trung liên RPK, tiểu liên và trung liên báng gập AKMS và RPKS, đại liên PK và PKS, đại liên PKT trên xe tăng và PKB trên xe bọc thép. Các loại súng tự động do C thiết kế nổi tiếng vế độ tin cậy cao, tính hiệu quả và đơn giản trong sử dụng. Đại biểu Xô viết tối cao LX các khóa III, VII-XI. 3 huân chương Lênin, giải thưởng Lênin (1964), giải thưởng nhà nước LX (1949).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 11:02:51 am »


        CALIMANTAN, đảo lớn nhất của nhóm đảo Đại Xôngđơ, thuộc quần đảo Mã Lai. Dt 735.700km2, trong đó gần 540.000km’ thuộc Inđônêxia, phần còn lại ở phía bắc và tây bắc thuộc Malaixia và Brunây. Ở trung tâm và tây bắc đảo là các dãy núi (núi Kinabalu cao 4.101m) và cao nguyên. Phía nam và tây là trung du và đồng bằng. 3/4 đảo là rừng nhiệt đới, ẩm thấp, quanh năm xanh tốt, thực vật và động vật rất phong phú. Khí hậu xích đạo, nhiệt độ trung bình trong năm 25°-27°C. Lượng mưa 2.000-3.500mm/năm, vùng núi 5.000mm/năm. Các mỏ: dầu, khí đốt, than, sắt, đồng, mănggan, crôm... Các thành phô và cảng lớn: Pontianac, Bangiamaxin, Camarinđa (Inđônêxia), Cuxinh (Malaixia), Banđa Xêri Bêgaoan (Brunây).

        CẢM BIẾN, phần tử hoặc bộ phận có khả năng nhậy cảm và biến đổi các đại lượng vật lí cần đo lường, quan sát (áp lực, nhiệt độ, tần số, tốc độ, cường độ sáng, điện áp...) thành tín hiệu (thường là tín hiệu điện) thuận tiện cho việc đo đạc, truyền, ghi, xử lí, lưu trữ hoặc tác động lên những quá trình được điều khiển. Theo đối tượng đo, có: CB áp suất, CB nhiệt độ, CB tốc độ...; theo nguyên tắc làm việc, có: CB điện trở, CB điện dung, CB điện cảm, CB quang điện, CB âm điện, CB cơ điện... CB thường gồm phần tử cảm thụ (vd: cặp nhiệt ngẫu, nhiệt điện trở...) và bộ biến đổi trung gian. CB được dùng rộng rãi trong kĩ thuật đo lường hiện đại, kĩ thuật điểu khiển nói chung, trong các thiết bị đo đạc, kiểm tra, điều khiển của trang bị KTQS. Cg xenxơ.

        CẢM TỬ QUÂN, chiến sĩ vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu tình nguyện sẵn sàng hi sinh thân mình để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ác liệt, nguy hiểm với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” trong thời kì đầu KCCP. Cg quyết tử quân.

        CẠM, cơ cấu thô sơ, tự tạo, để tác động cho bẫy (nổ hoặc không nổ) làm việc nhằm bắt sống hoặc sát thương đối phương, C thường có dạng khóa (công tắc) cơ khí đơn giản, duy trì trạng thái thường mở của bẫy. Khi có tác động (vô tình) của đối phương vào C, bẫy sẽ từ trạng thái mở chuyên sang trạng thái đóng và làm việc: sập (đối với bẫy không nổ), kín mạch điện và gây nổ lượng nổ như bom, mìn, đạn (với bẫy nổ), C xuất hiện từ thời cổ. Trong KCCP và KCCM, dân quân và du kích VN đã sử dụng nhiều C có hiệu quả, vd: C dây vướng, C kiểu kẹp áo, C ống nứa, C chữ T...

        CẠM BẪY vũ khí thô sơ sử dụng kết hợp với địa hình địa vật và các loại vũ khí khác... để sát thương quân địch bằng cách lừa cho chúng chạm vào gây nổ, đập, sập, phóng... Theo hình dạng, có: bẫy hòm, bẫy ấm; theo chuyển động, cổ: mang cung, bẫy chông phóng, bẫy chông lao; theo cách sử dụng, có: hầm chông, bẫy đá, bẫy sập, bẫy củ ấu, bẫy đạp đạn, cạm hổ... Trong KCCP và KCCM, CB được sử dụng rộng rãi, có tác dụng lớn trong tác chiến du kích.

        CAMƠRUN (Cộng hòa Camơrun, République du Cameroun, A. Republic of Cameroon), quốc gia ở Tây Phi. Dt 475.442km2; ds 15,7 triệu người (2003); gồm người Bamilêkê, Phunbê, Batxa, Bulu, Phông... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Anh. Tôn giáo: 50% theo tôn giáo địa phương, 1/3 theo đạo Cơ Đốc... Thủ đô: Yaunde. Chính thể cộng hòa, dứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh QĐ. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên. Trung tâm là cao nguyên Ađamaba, cao 2.740m; tây nam là dãy núi Camơrun, cao 4.070m. Khí hậu xích đạo ở phía nam, xích đạo gió mùa ở tây nam; lượng mưa 500mm ở phía bẳc đến l0.000mm/năm ở khu vực sườn núi Camơrun. Sông chính: Xanaga; rừng nhiệt đới ở phía nam. Cơ sở của nền kinh tế là nông nghiệp và chế biến gỗ. Công nghiệp dầu mỏ là ngành thu ngoại tệ chủ yếu. GDP 8,501 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 560 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 31.8.1972. LLVT: lực lượng thường trực 22.100 người (lục quân 11.500, không quân 300, hải quân 1.300, hiến binh 9.000). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 14 xe chiến đấu bộ binh, 33 xe thiết giáp chở quân, 31 xe thiết giáp trinh sát, 54 pháo mặt đất, 20 pháo phản lực BM-21, 54 pháo phòng không, 15 máy bay, 4 máy bay trực thăng vũ trang, 3 tàu tuần tiễu... Căn cứ hải quân: Đuala, Cribi, Limbê. Ngân sách quốc phòng 132 triệu USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 11:04:29 am »


        CAMPUCHIA (Vương quốc Campuchia; Preah Reach Ana Pak Kampuchea, A. Kingdom of Cambodia), quốc giá ở Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương. Dt 181.035km2; ds 13,1 triệu người (2003); dân tộc: Khơme (90%), Việt (5%), Hoa (1 %)... Ngôn ngữ chính thức; tiếng Khơme. Tôn giáo: đạo Phật (95%). Thủ đô: Phnôm Pênh. Chính thể quân chủ lập hiến, dứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: đồng bằng xen kẽ các vùng đồi núi; dãy núi Đăngrêch ở phía bắc, giáp Thái Lan và Lào; phía đông giáp VN là đoạn cuối của dãy Trường Sơn; đông nam là đồng bằng sông Mê Công rộng lớn; tây nam là dãy núi Crayanh (Cacđamôm) dài 300km, rộng 50km, đỉnh Oran cao 1.813m, Tapo 1.563m. Sông chính: Mê Công. Hồ lớn: Tônglê Xáp. Ven biển có rừng ngập mặn. Khí hậu: phía bắc khô, phía nam ẩm, nhiệt độ hàng năm 25°-27°, lượng mưa hảng năm 700-1.500mm ở thung lũng, 2.000mm ở miền núi, 4.500mm ở khu vực Côngpông Xom. Nước nông nghiệp; trồng lúa, cao su, bông, hồ tiêu...; chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm. Công nghiệp chậm phát triển. Cảng biển: Côngpông Xom; sàn bay quốc tế: Pôchentông. GDP 3,4 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 280 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), ASEAN, Phong trào không liên kết. Lập quan hệ ngoại giao với VN 9.1.1979. LLVT: lực lượng thường trực 125.000 người (lục quân 75.000, hải quân 3.000, không quân 2.000), LLVT địa phương 45.000. Trang bị: 170 xe tăng, 190 xe thiết giáp chở quân, 400 pháo mặt đất, 28 pháo phản lực (BM-21, BM-14-16), 24 máy bay MiG-21, 7 máy bay vận tải, 15 máy bay trực thăng, 4 tàu tuần tiễu nhỏ. Ngân sách quốc phòng 248 triệu USD (2002).


        CAN, làng ở Puglia, Tarantô, đông nam Italia. 2.8.216tcn tại C đã diễn ra trận đánh của quân Cactagiơ (40.000 bộ binh, 1.000 kị binh) do Haniban chỉ huy tiêu diệt gần 70.000 quân La Mã (63.000 bộ binh, 6.000 kị binh) trong chiến tranh Punich (264-146tcn). Đây là trận đánh điển hình, nổi tiếng thời cổ về bao vây đối phương có lực lượng mạnh hơn (xt trận Can, 2.8.216tcn).

        CAN DỰ VÀ MỞ RỘNG, chiến lược an ninh quốc gia của Mĩ sau chiến tranh lạnh do tổng thống Mĩ Clintơn soạn thảo, công bố 7.1994. Nội dung chính: xác định nguy cơ đối với an ninh của nước Mĩ và nguyên tắc đối phó, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ. Thực hiện vai trò này, Mĩ phải “can dự” một cách có lựa chọn vào các vấn đề xảy ra trên toàn cầu liên quan đến lợi ích quốc gia (cả trực tiếp và gián tiếp). Mục tiêu chủ yếu: tăng cường an ninh bằng sức mạnh QS đủ để Mĩ đơn phương hoặc cùng các nước đồng minh đối phó với các đe dọa QS ở những mức độ khác nhau (kể cả trường hợp đồng thời với hai cuộc xung đột khu vực lớn); đảm bảo sự thịnh vượng của Mĩ bằng đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định tự do buôn bán và mở rộng thị trường ra nước ngoài; bảo vệ, củng cố và mở rộng cộng đồng các nước đã chuyển sang chế độ dân chủ theo kiểu phương Tây, trước hết là các nước ở Trung Âu và Đông Âu (bao gồm cả Nga, Ucraina và một số nước khác).

        CAN LỊCH (s. 1943), Ah LLVTND (1967). Dãn tộc Pa Cô (Tà Ôi), quê xã A Ngo, h. A Lưới, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia du kích 1961, nhập ngũ 1965, thiếu tá (1988); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó huyện đội Vùng B, t. Thừa Thiên - Huế. 1961-67 xây dựng và chỉ huy đội du kích xã A Ngo làm chông mìn, cạm bẫy đánh giặc giữ làng, diệt nhiều địch; CL chiến đấu nhiều trận, diệt 49 địch (có 1 Mĩ), bắn rơi 1 máy bay vận tải, phá sập 2 nhà lính. 1965 chỉ huy du kích ba xã Hồng Bắc, Hồng Nam, Hồng Trung và 1 trung đội bộ đội địa phương bao vây đồn A Lưới trong 4 tháng, tiêu hao, làm tê liệt hoạt động của địch; hai lần chỉ huy du kích đánh lô cốt Tà Rê, diệt hơn 1 trung đội, buộc địch phải rút chạy. Huân chương: Quân công hạng ba, 2 Chiến công hạng nhì.

Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM