Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:31:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15047 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:39:19 pm »


        CHIỂN DỊCH VIỆT BẮC (7.10-20.12.1947), chiến dịch phản công của LLVTND VN nhằm đánh bại cuộc hành quân lớn của Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ căn cứ địa và cơ quan đầu não kháng chiến. Bộ tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy chiến dịch; lực lượng gồm 7 trung đoàn bộ binh của Bộ và các khu 1, 10, 12 cùng với 30 đại đội độc lập và dân quân du kích năm tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Diễn biến qua hai đợt. Đợt 1 (7.10-20.11), Pháp huy động hơn 10.000 quân (5 trung đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 3 đại đội cơ giới, 2 phi đội với 40 máy bay, 3 thủy đội xung kích với 40 tàu, xuồng) hình thành hai gọng kìm kẹp chặt căn cứ địa Việt Bắc, trọng điểm càn quét là khu tam giác Bắc Kạn - Chợ Đồn - Chợ Mới: trên hướng đông, 7-8.10 lực lượng quân dù do Sôvanhăc chỉ huy bất ngờ nhảy xuống đánh chiếm Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đồng thời cánh quân của Bôphơrê từ Lạng Sơn tiến theo đường 4, phối hợp với một bộ phận quân dù chiếm Cao Bằng (11.10) rồi theo đường 3 xuống Bắc Kạn; hướng tây, cánh quân của Commuynan từ Hà Nội ngược Sông Hồng, theo Sông Lô, đường 2, Sông Gâm lên Tuyên Quang (13.10), Chiêm Hóa (20.10). Do phán đoán chưa đúng hướng tiến công của Pháp, ta bị bất ngờ lúc đầu nhưng Bộ tổng chỉ huy đã đánh giá lại tình hình và qua nghiên cứu tài liệu về cuộc hành quân lấy được của địch, đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến: lập ba mặt trận (Sông Lô, đường 4, đường 3), lấy đánh địch vận động trên bộ, trên sông là chính, tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm của địch; đưa các đại đội độc lập về các địa phương phát động chiến tranh du kích. Thực hiện chủ trương trên, ở hướng đông ta đánh nhiều trận phục kích trên đường 4, nổi lên là trận Bông Lau (30.10); ở Bắc Kạn - đường 3, tập kích Chợ Mới (15.10), Chợ Đồn (21.10); ở hướng tây, đánh nhiều trận phục kích trên bộ, trên sông như trận kilômét 7 đường Tuyên Quang - Hà Giang (22.10), trận Sông Lô (23, 24.10 và 10.11.1947)... Pháp không thực hiện được ý định hội quân ở Đài Thị, lực lượng bị dàn mỏng và tiêu hao nặng, ngày càng gặp khó khăn về vận chuyển, tiếp tế, buộc phải rút lui cục bộ ở một số nơi: Bản Thi. Yên Thịnh (28.10), Chợ Đồn (13.11), Chợ Rã, Ngân Sơn (16.11)... Đợt 2 (21.11-20.12), cuộc hành quân thất bại, từ 21.11 Pháp bắt đầu bí mật rút quân khỏi Việt Bắc, đồng thời điều lực lượng từ Hòa Bình ra càn quét Hưng Hóa, đánh chiếm Việt Trì, cho quân nhảy dù xuống Thái Nguyên, Cù Vân, La Hiên, Tràng Xá để tạo bàn đạp và yểm trợ cho việc rút lui. Ta kịp thời tổ chức lực lượng đánh địch trên nhiều hướng; tập kích đồn Phủ Thông (30.11), phục kích nhiều trận ở Sơn Dương, Bình Ca, Đèo Khế, Phan Lương, Đèo Giàng (15.12)... nhưng do phán đoán không chính xác nên bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch. Là chiến dịch đầu tiên giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của LLVTND VN trong KCCP, loại khỏi chiến đấu hơn 7.000 địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh; đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn và làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ địa của cả nước, đưa cuộc KCCP phát triển sang một thời kì mới.


        CHIẾN DỊCH VIXLA - ÔĐE (12.1-3.2.1945), chiến dịch tiến công của QĐ LX nhằm tiêu diệt Cụm tập đoàn quân A (từ 26.1 mang tên Cụm tập đoàn quân Trung Tâm của phát xít Đức) trên lãnh thổ Ba Lan; một trong những chiến dịch lớn nhất trong CTTG-II. QĐ LX tập trung một lực lượng mạnh (trên 2.000.000 quân với số lượng lớn vũ khí và khí tài) gồm Phương diện quân Bêlôrutxia 1, Phương diện quân Ucraina 1, phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Bêlôrutxia 2, cánh phải của Phương diện quân Ucraina 4 và Tập đoàn quân 1 Ba Lan tổ chức tiến công. Giai đoạn 1 (12-17.1), chọc thủng bảy tuyến phòng ngự có chuẩn bị sẵn của địch trên đất Ba Lan (giữa sông Vixla và sông Ôđe), giải phóng Vacsava 17.1. Giai đoạn 2 (18.1-3.2), chuyển sang truy kích, bao vây các cụm quân lớn của địch ở Brêtxlau và Pôdơnan, diệt lực lượng dự bị chiến dịch của đối phương, giải phóng miền tây Ba Lan,
vượt sông Ôđe tiến vào đất Đức. Kết quả diệt gọn 35 sư đoàn Đức, đánh thiệt hại nặng 25 sư đoàn (bị tổn thất từ 50-70%), bắt 147.000 tù binh, thu 14.000 pháo và súng cối, 1.400 xe tăng và pháo tự hành. CDV-Ô tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Beclin (16.4-8.5.1945) tiếp sau và hỗ trợ cho quân Anh - Mĩ trong chiến dịch Acđen (16.12.1944-25.1.1945) ở mặt trận Tây Âu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:40:26 pm »


        CHIẾN DỊCH VÕ NGUYÊN GIÁP (10.1-31.3.1950), chiến dịch tiến công quân Pháp ở bắc Quảng Nam do BTL Liên khu 5 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt sinh lực, triệt phá giao thông, uy hiếp địch ở thành phố Đà Nẵng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ. Lực lượng gồm 2 trung đoàn bộ binh (210 và 108) bộ đội chủ lực liên khu, 2 đại đội bộ đội địa phương các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định cùng dân quân du kích Quảng Nam, tự vệ thành phố Đà Nẩng. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (10.1-6.2), ta dự định đưa bộ đội chủ lực tiến công trên hướng chính tây bắc Hòa Vang và đánh giao thông lớn trên đèo Hải Vân, nhưng không thực hiện được do bị lộ, trong khi đó bộ đội địa phương và dân quân du kích nổ súng tiến công địch ở nhiều nơi, dùng nội ứng diệt đồn Ngũ Giáp (19.1), chặn đánh đoàn xe địch từ Vĩnh Điện ra tiếp tế. 6.2 Trung đoàn 108 đánh trận phục kích lớn ở Thanh Quýt, diệt đoàn xe 14 chiếc và 1 đại đội lé dương. Đợt 2 (7.2-14.3), đẩy manh các hoạt động phục kích, phá đường, diệt tề, trừ gian, đột nhập tp Đà Nẵng. Đợt 3 (15-31.3), tiến công diệt các đồn Cẩm Lệ (15.3), Hòn Bàng (Duy Xuyên, 20.3), đột nhập tp Đà Nẵng lần thứ hai và đánh phá giao thông. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 700 địch, phá hủy 3 đầu máy và 12 toa xe lửa, 17 xe vận tải, thu hơn 200 súng, giải phóng toàn bộ vùng Duy Xuyên và tây huyện Đại Lộc (khoảng 600km~), mở rộng căn cứ du kích ở Điện Bàn, hòa Vang.


        CHIẾN DỊCH VƯỢT TRƯỜNG GIANG (20.4-2.6.1949), chiến dịch tiến công của QGP nhân dân TQ vượt sông Trường Giang bằng sức mạnh đánh xuống Hoa Nam trong nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III (1946-49). Quân Quốc dân đảng lợi dụng Trường Giang lập tuyến phòng thủ chặn cuộc tiến quân của QGP, tập trung 700.000 quân ven bờ nam: đoạn từ Hồ Khẩu đến Thượng Hải khoảng 450.000 quân, đoạn từ Nghi Dương đến Hồ Khẩu khoảng 250.000 quân; ngoài ra còn có Hạm đội sông số 2 (133 tàu) bố trí dọc trung, hạ lưu Trường Giang, cùng 4 phi đội không quân (300 máy bay) đặt căn cứ ở Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải để yểm hộ cho quân phòng ngự. Các nước Anh, Mĩ cũng có tàu thả neo ở Thượng Hải, Ngô Tùng uy hiếp và tìm cơ hội ngăn trở QGP vượt sông. QGP sử dụng các dã chiến quân 2 và 3, một bộ phận của Dã chiến quân 4, chia làm ba tập đoàn gồm cánh phía đông, cánh giữa và cánh phía tây đột kích trên diện rộng, nhiều hướng và có trọng điểm. Đêm 20.4 cánh giữa dùng thuyền buồm vượt sông, nhanh chóng chiếm đầu cầu và phát triển vào trung tâm; 21.4   chiếm Đồng Lăng, Phồn Xương; 22.4 chiếm Nam Lăng, tiêu diệt lực lượng chủ lực của Quân đoàn 88 Quốc dân đảng. Đêm 21.4 hai cánh phía đông và phía tây vượt sông, chiếm đầu cầu, khống chế pháo đài Giang Âm, phong toả vượt sông; 22.4 chiếm được Bành Trạch, Đông Lưu. An Khánh. Khi QGP vượt sông, 4 tàu chiến Anh tiến vào bắn phá trận địa QGP, bị pháo binh QGP bắn trọng thương 1 tàu, 3 tàu khác chạy về Thượng Hải. Chiều, 22.4 quân Quốc dân đảng rút lui trên toàn tuyến. QGP bám sát truy kích, tối 23.4 giải phóng Đan Đông, Thường Châu, Vô Tích, Trấn Giang, Nam Kinh. Trong khi đó 1 hạm đội 25 tàu của Quốc dân đảng ở Nam Kinh khởi nghĩa, buộc 23 tàu khác đầu hàng. 27.4 QGP chiếm Tô Châu, bao vây tiêu diệt 5 quân đoàn Quốc dân đảng, 3.5 chiếm Hàng Châu, 12-27.5 chiếm Thượng Hải, 17.5 chiếm Vũ Hán, 22.5 chiếm Nam Xương, 2.6 giải phóng Ninh Đảo, kết thúc thắng lợi chiến dịch. Kết quả đã tiêu diệt 11 quân đoàn, 46 sư đoàn quân Quốc dân đảng (430.000 người), giải phóng các thành phố lớn như Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, các khu vực nam Giang Tô, nam An Huy, toàn tỉnh Chiết Giang, một phần các tỉnh Giang Tây, Hồ Bắc, Phúc Kiến, tạo điều kiện thuận lợi giải phóng toàn lục địa Trung Hoa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:41:41 pm »


        CHIỂN DỊCH XIXIN (10.7-17.8.1943), chiến dịch đổ bộ đường biển của LLVT Anh, Mĩ trong CTTG-II nhằm chiếm đảo Xixin, tạo bàn đạp tiến vào phần đất của Y, mở thông đường biển ở Địa Trung Hải. Tập đoàn quân 6 Ý phòng thủ Xixin gồm 9 sư đoàn Ý và 4 sư đoàn Đức (255.000 quân, 1.600 máy bay). Tập đoàn quân 8 Anh và Tập đoàn quân 7 Mĩ thuộc Cụm tập đoàn quân 15 với quân số 478.000 người, 3.180 hạm tàu và nhiều phương tiện đổ bô, trên 4.000 máy bay chiến đấu và 900 máy bay vận tải tiến công lên đảo. Sau một tháng liên tục ném bom, bắn phá có hệ thống vào các mục tiêu QS ở Xixin, Xacđinhi và nam bán đảo Apênin, CDX bắt đầu vào rạng sáng 10.7 bằng đổ bộ đường không, tiếp sau bằng đổ bộ đường biển. Tập đoàn quân 8 Anh ở đông nam, Tập đoàn quân 7 Mĩ ở tây nam bờ biển Xixin, ngày đầu chiếm được căn cứ bàn đạp sâu 5-15km, đến 18.7 chiếm toàn bộ phía nam đảo. Cuộc tiến quân về sau bị chậm bởi quân Đức kháng cự quyết liệt tại các địa điểm Giêla, Licata, nam Catania. Còn quân Ý chống trả không đáng kể. Quân Đức rút được hơn 50.000 người cùng với các trang bị khí tài trước khi quân Mĩ chiếm được Mêtxina, CDX kết thúc (17.Cool. Theo tài liệu của Mĩ, trong CDX Mĩ bị mất 7.319 người, Anh mất 9.353, Đức mất 32.000. Đại bộ phận quân Ý bị bắt làm tù binh. Là chiến dịch đổ bộ lớn bằng đường biển có sử dụng nhiều phương tiện đổ bộ chuyên dụng, chọn đúng khu vực đổ bộ, khéo nghi binh và tổ chức trong điều kiện nhiều mưa bão nên giành được bất ngờ.

        CHIẾN DỊCH XTALINGRAT (17.7.1942-2.2.1943), chiến dịch chiến lược phòng ngự sau chuyển sang phản công - tiến công của QĐ LX nhằm bảo vệ Xtalingrat và tiêu diệt cụm các tập đoàn quân phát xít Đức trong chiến tranh Xô - Đức (1941- 45). Hè 1942 lợi dụng thời cơ phía Anh - Mĩ chưa mở mặt trận thứ hai ở châu Âu, phát xít Đức mở cuộc tiến công lớn ở cánh nam mặt trận Xô - Đức, mưu toan chiếm vùng dầu lứa Capca và những dải đất phì nhiêu của Sông Đông, sông Cuban và hạ Vônga. Lực lượng quân Đức tham gia tiến công lúc đầu là Tập đoàn quân 6, từ 31.7.1942 thêm Tập đoàn quân xe tăng 4 (270.000 quân, 500 xe tăng, 3.000 pháo, 1.200 máy bay) đã mở những mũi tiến công bọc hậu, từ hai bên sườn hợp vây QĐ LX ở Calaxbơ, tiến vào Xtalingrat. Giai đoạn phòng ngự (17.7-18.11.1942), QĐ LX có Phương diện quân Xtalingrat, sau tách thành Phương diện quân Sông Đông và Phương diện quân Xtalingrat (160.000 quân, 400 xe tăng, 2.200 pháo, cối, 454 máy bay) liên tục phản đột kích. Nhiều trận đánh quyết liệt diễn ra trên đường phố, gây tổn thất nặng cho quân Đức. 18.11 chặn được cuộc tiến công của Đức và chuyển sang phản công. Giai đoạn phân công - tiến công (19.11.1942-2.2.1943), QĐ LX được bổ sung thêm lực lượng vào các thời điểm khác nhau cho tất cả 4 phương diện quân Xtalingrat, Tây Nam, Sông Đông, Vôrônêgiơ (1.106.000 quân, 1.463 xe tăng, 15.500 pháo, cối, 1.350 máy bay); phía Đức cũng tăng cường thêm lực lượng, gồm các tập đoàn quân 3 và 4 Rumani, Tập đoàn quân 8 Ý thuộc biên chế cụm các tập đoàn quân B với số quân 1.011.000 người, 10.290 pháo cối, 675 xe tăng, 1.216 máy bay. 19.11 các phương diện quân Tây Nam và Sông Đông, 20.11 Phương diện quân Xtalingrat bắt đầu đột kích vào trận địa phòng ngự của địch, tốc độ tiến quân trong ngày 15- 20km. 23.11 các quân đoàn xe tăng thuộc các phương diện quân Tây Nam và Xtalingrat đánh vu hồi, hợp vây cụm 22 sư đoàn Đức (330.000 quân). Trong tháng 12 Đức cố gắng giải vây, nhưng vô hiệu. 10.1.1943 QĐ LX chuyển sang tiến công, chia cắt cụm quân địch bị hợp vây. 31.1 cánh phía nam của Đức do Paolut, tư lệnh Tập đoàn quân 6 chỉ huy phải đầu hàng; 2.2 cánh phía bắc ngừng kháng cự. Đức bị mất gần 1,5 triệu quân (gồm chết, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích), chiếm 1/4 lực lượng trên toàn mặt trận Xô - Đức. Chiến thắng Xtalingrat góp phần quyết định tạo bước ngoặt cơ bản trong chiến tranh giữ nước của LX và trong CTTG-II, có ý nghĩa QS, chính trị và quốc tế to lớn, gây chấn động toàn nước Đức, góp phần đẩy mạnh phong nào kháng chiến ở những nước bị Đức chiếm đóng; buộc Nhật phải tạm thời từ bỏ kế hoạch chống LX và buộc Thổ Nhĩ Kì chuyển sang trung lập. Trong CDX, nghệ thuật QS LX phát triển thêm một bước mới trong việc tổ chức phòng ngự, chiến đấu trong thành phố, đặc biệt trong phản công và hợp vây, tiêu diệt một cụm lớn quân địch trang bị mạnh (x. minh họa giữa trang 1008 và 1009).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:43:00 pm »


        CHIẾN DỊCH XUÂN LỘC (9-20.4.1975), chiến dịch tiến công của QGPMN VN vào tx Xuân Lộc, khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên hòa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của QĐ Sài Gòn, nhằm tiêu diệt lực lượng địch phòng giữ phía đông Sài Gòn, tạo thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Địch ở Xuân Lộc gồm: Sư đoàn bộ binh 18 (Quân đoàn 3), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 trung đoàn thiết giáp, 9 tiểu đoàn bảo an; được chi viện hỏa lực pháo binh, máy bay; trong quá trình chiến đấu được tăng viện Lữ đoàn dù 1, Trung đoàn bộ binh 8 (Sư đoàn 5), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 trung đoàn thiết giáp. Lực lượng QGPMN VN gồm: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9), Sư đoàn bộ binh 6 (Quân khu 7), 1 trung đoàn tăng, thiết giáp, 1 trung đoàn pháo binh; cuối chiến dịch được tăng cường Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và 1 đại đội xe tăng. 5 giờ 30 phút ngày 9.4 chiến dịch mở màn, ta đồng loạt đột phá Xuân Lộc và tiểu khu Long Khánh nhưng không thành công. Ở ngã ba Dầu Giây, Sư đoàn 6 tập kích chiếm 5 chốt của địch và làm chủ một đoạn QL 1 (Hưng Nghĩa - đèo Mẹ Bồng Con). Sáng 10.4 ta tiếp tục đột phá Xuân Lộc, chiếm sân bay, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 43 (Sư đoàn 18), đánh Lữ đoàn dù 1 vừa đổ xuống Tân Phong. Địch phải điều thêm 1 liên đoàn biệt động quân, Trung đoàn 8 (Sư đoàn bộ binh 5)... tăng viện cho Xuân Lộc. Ta thay đổi cách đánh: bao vây Xuân Lộc, đánh viện. Sáng 15.4 Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B tập kích diệt Trung đoàn 52 (Sư đoàn 18) ở ngã ba Dầu Giây; ngày 16, 17 phản kích đẩy lùi Trung đoàn thiết giáp 3 và Trung đoàn 8 từ phía Biên Hòa đến. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, 18.4 Sư đoàn 18 rút chạy, 20.4 địch ở Xuân Lộc rút chạy, ta truy kích bắt đại tá tỉnh trưởng tỉnh Long Khánh. Kết quả ta đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 18, Lữ đoản dù 1, loại khỏi chiến đấu Trung đoàn 52 (Sư đoàn 18), uy hiếp tuyến Biên hòa - Hố Nai.

        CHIẾN DỊCH YÊN BÌNH XÃ I (1-15.6.1948), chiến dịch tiến công quân Pháp ở khu vục Yên Bình Xã - Võ Lăng - Phố Ràng (tiếp giáp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang) do Bộ chỉ huy Liên khu 10 tổ chức, chỉ huy nhằm diệt một bộ phận sinh lực, phá kế hoạch của Pháp đánh chiếm Lục Yên Châu, Vĩnh Tuy, hỗ trợ chiến tranh du kích trong vùng sau lưng địch. Lực lượng ta gồm 3 tiểu đoàn bộ binh (45, 532 và 534) và 2 đại đội độc lập (700 và Ngô Khê). Lực lượng địch có 1 đại đội, 6 trung đội (hơn 2 tiểu đội lính lê dương) và 300 lính dõng. Thực hiện phương châm “đánh điểm diệt viện”, 5-7.6 ta tiến công các cứ điểm Gò Chè, Võ Lăng Thượng, Phố Ràng, nhưng bao vây không chặt, để địch rút chạy; 7-15.6 ba lần tiến công Yên Bình Xã đều không thành công, chuyển sang bao vây, buộc địch hoang mang rút chạy, một số bị diệt và ra hàng. Cùng thời gian, ta phục kích đánh địch từ Na Khao, Nghĩa Đô đến tiếp viện cho Yên Bình Xã, diệt và bắt nhiều địch (có 1 chỉ huy Pháp). Là một trong những chiến dịch tiến công đầu tiên thời kì đầu KCCP, tuy còn nhiều hạn chế và kết quả không lớn (diệt, bắt và gọi hàng hơn 200 địch, thu 70 súng) nhưng CDYBXI đã thực hiện mục tiêu cơ bản, rút được kinh nghiệm để rèn luyện bộ đội, chuẩn bị cho các chiến dịch sau.

        CHIẾN DỊCH YÊN BÌNH XÃ II (5-7.10.1948), chiến dịch tiến công của LLVT Liên khu 10 nhằm tiêu diệt cứ điểm Yên Bình Xã (h. Bắc Quang, t. Hà Giang), phá thế chiếm đóng và âm mưu mở rộng tiến công của quân Pháp. Lực lượng tham gia chiến dịch có Tiểu đoàn 453, Đại đội xung kích 522 (Trung đoàn 115), 2 đại đội độc lập (671, 672) và 1 đại đội sơn pháo 75mm. Lực lượng địch khoảng 1 đại đội (gồm 18 lính Pháp, 2 trung đội lính khố đỏ, 1 trung đội lính dõng) tổ chức phòng ngự tương đối kiên cố. 17 giờ 35 phút và 22 giờ 5.10, ta hai lần nổ súng tiến công cứ điểm đều không thành công do công tác chuẩn bị và tổ chức hiệp đồng thiếu chặt chẽ, chu đáo. 6.10 phục kích đánh địch trên đường Nghĩa Đô - Yên Bình Xã, diệt và làm bị thương một số địch. Sáng 7.10 ta tiếp tục tiến công cứ điểm lần 3 cũng không dứt điểm. Tuy kết quả chiến dịch còn hạn chế (loại khỏi chiến đấu gần 60 địch) nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho địch; ta rút được bài học kinh nghiệm về tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng đánh cứ điểm và tiến hành chiến dịch trong thời kì đầu KCCP.

        CHIẾN ĐẤU, hành động đánh địch có tổ chức của cá nhân, phân đội (chiếc máy bay, tàu chiến...), binh đội và binh đoàn. Có hai loại CĐ cơ bản: tiến công và phòng ngự. Theo môi trường, có CĐ: trên bộ, trên biển, trên không, trên vũ trụ. Theo thời gian, có CĐ: ban ngày, ban đêm. Theo thành phần tham gia, có CĐ: hiệp đồng và độc lập. Mục đích CĐ là: tiêu diệt hoặc đánh tan quân địch, đánh chiếm hoặc bảo vệ, giữ vững khu vực và mục tiêu. Đặc điểm của CĐ hiện đại: liên tục, ác liệt, khẩn trương, tình huống diễn biến nhanh, phức tạp. Để tiến hành CĐ có hiệu quả phải phát huy sức mạnh tổng hợp, biết tạo lực, tạo thế, tạo thời cơ, dùng mưu kế, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật và các thủ đoạn tác chiến, hiệp đồng chặt chẽ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:44:12 pm »


        CHIẾN ĐẤU BAN ĐÊM, chiến đấu trong điều kiện đêm tối. CĐBĐ có điều kiện giữ kín hành động di chuyển, tiếp cận, chuẩn bị triển khai và thực hành công kích địch, thu dọn chiến trường, rút lui; tạo và phát huy được yếu tố bất ngờ, hạn chế chống trả của đối phương, giảm thương vong; nhưng hạn chế tầm quan sát, phát huy binh khí kĩ thuật; chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm và thông tin liên lạc khó khăn. CĐBĐ có thể diễn ra bằng trận chiến đấu trong một đêm, hoặc tiếp diễn của trận chiến đấu ban ngày. Yêu cầu của CĐBĐ: tinh thần chiến đấu cao, mưu trí, có kĩ năng CĐBĐ và chiến đấu độc lập, hiệp đồng chặt chẽ; chuẩn bị chiến đấu từ ban ngày, bảo đảm chiến đấu chu đáo; sử dụng thành thạo khí tài nhìn đêm và chiếu sáng; tăng cường trinh sát và chống các biện pháp trinh sát đêm của đối phương; phải quy định rõ ám hiệu, tín hiệu, các vật chuẩn ban đêm, đội hình di chuyển, dẫn đường, làm dấu các vị trí tập kết và triển khai trong điều kiện đêm tối; sẵn sàng phương án chuyển sang chiến đấu ban ngày... Trường hợp CĐBĐ là tiếp diễn của chiến đấu ban ngày phải quy định lại mục tiêu, nhiệm vụ, thu hẹp đội hình chiến đấu. xác định các biện pháp hiệp đồng ban đêm, tăng cường trinh sát, bảo vệ cạnh sườn và nơi tiếp giáp, bảo vệ SCH và các cơ sở hậu cần... Sở trường chiến đấu của LLVTND VN. Cg đánh đêm.

        CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ DIÊN AN nh CHIẾN DỊCH DIÊN AN (3.1947)

        CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ LÀNG, hoạt động tác chiến của dân quân du kích, dựa vào thế trận làng, xã chiến đấu được chuẩn bị trước và địa hình địa vật có sẵn tích cực xây dựng trận địa, chú động tiến công địch mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều hình thức chiến thuật và cách đánh phong phú sáng tạo, ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt quân địch bảo vệ dân, bảo vệ xóm, làng giữ vững quyền làm chủ tại địa phương. Hình thức của CĐBVL hết sức linh hoạt, bí mật, bất ngờ, cơ động, bám trụ kiên cường, đánh gần, đánh đêm, đánh địch cả ngoài làng, rìa làng và trong làng. Có thể độc lập CĐBVL hoặc kết hợp với lực lượng của thế trận liên hoàn các làng, xã chiến đấu, đánh địch bằng QS kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận.

        CHIẾN ĐẤU Ở SALAPHUKHUN - MƯỜNG SỦI (18.12.1971-4.2.1972), các trận chiến đấu tiến công của QGP nhân dân Lào (5 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội pháo, 1 đại đội xe tăng) và lực lượng trung lập yêu nước Lào (3 tiểu đoàn bộ binh) vào tuyến phòng thủ của quân Viêng Chăn ở tây bắc Cánh Đồng Chum (Lào) trên hướng phối hợp của chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi (18.12.1971-6.4.1972). Quân Viêng Chăn có 9 tiểu đoàn và 6 đại đội bộ binh phòng ngự trên chiều sâu gần 100km. 18.12.1971 QGP và lực lượng trung lập yêu nước Lào tiến công các cứ điểm Phu Chômthua, Phu Phaday, Loong Pốt, giải phóng Mường Sủi (19.12); từ 2.1.1972 tiến công đánh chiếm 16/32 vị trí địch ở khu vực Salaphukhun, tiếp đó truy kích địch rút chạy khỏi Salaphukhun về hướng Kiu Ca Chăm, Ca Sỉ; chạn đánh các đợt phản kích của nhiều tiểu đoàn quân Viêng Chăn và QĐ Thái Lan. giữ vững vùng giải phóng. Kết quả loại khỏi chiến đấu 1.300 địch (diệt 3 đại đội, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn), bắn cháy 4 máy bay trực thăng, góp phần đánh bại âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng của quân Viêng Chăn.

        CHIẾN ĐẤU TAO NGỘ, chiến đấu của lực lượng hai bên đối địch đang vận động và gặp nhau. Gồm CĐTN có dự kiến và CĐTN không dự kiến. CĐTN có thể xảy ra trong quá trình cơ động trong tiến còng và trong phòng ngự. Đặc điểm chủ yếu của CĐTN là: hai bên tiếp cận và tiến vào chiến đấu trong hành tiến; tình huống ban đầu không rõ ràng và diễn biến nhanh chóng, đấu tranh căng thẳng giữa hai bên đối địch để giành và giữ quyền chủ động, thời gian tổ chức và chuẩn bị tác chiến ngắn. Điều kiện chủ yếu để giành thắng lợi trong CĐTN: trinh sát liên tục, kịp thời hạ quyết tâm và nhanh chóng giao nhiệm vụ cho cấp dưới, tổ chức lực lượng (đội hình chiến đấu) kịp thời, đột kích hỏa lực vào quân địch trước, nhanh chóng chiếm địa hình có lợi, dùng lực lượng chủ yếu tiến công, đánh vào hai bên sườn và phía sau để chia cắt, bao vây và tiêu diệt quân địch. Cg tao ngộ chiến.

        CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG, loại chiến đấu cơ bản, chủ động tiêu diệt quân địch, đánh chiếm khu vực và mục tiêu được giao. Theo tính chất và trạng thái hành động của địch, có CĐTC: địch đang vận động, dịch đang tạm dừng, CĐTC địch đang tiến công, địch phòng ngự; theo trạng thái phòng ngự của dịch, có CĐTC: địch mới chuyển vào phòng ngự, địch phòng ngự trận địa dã chiến, địch phòng ngự trận địa kiên cố...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:45:26 pm »


        CHIẾN ĐẤU TỰ VỆ CỦA PHÁO BINH, hành động chiến đấu của các phân đội, binh đội, binh đoàn pháo binh, nhằm ngăn chặn tiêu diệt quân địch tập kích vào nơi trú quân, đội hình chiến đấu, đội hình hành quân của đơn vị pháo binh; bộ phận của công tác bảo đảm chiến đấu pháo binh. Yêu cầu CĐTVCPB: phải tổ chức các vọng quan sát, cảnh giới suốt ngày đêm kịp thời phát hiện địch tập kích (đột nhập) và báo động cho đơn vị bằng các kí (tín) hiệu quy định, chủ động đánh địch theo phương án kế hoạch đã chuẩn bị. Trên mặt trận Trị Thiên - Huế, 16.4.1968 tổ đài quan sát của Trung đoàn pháo binh 45 (do Lê Hồng Khê phụ trách) trên điểm cao 689 chỉ huy bắn vào căn cứ Tà Cơn, với lực lượng và trang bị sẵn có, kết hợp với các phân đội bạn, sử dụng vũ khí bộ binh chiến đấu và chỉ huy pháo bắn ngay vào điểm cao 689, tiêu diệt nhiều địch và đánh lui một đại đội kị binh bay Mĩ.

        CHIẾN ĐOÀN, đơn vị tổ chức lâm thời trong tác chiến của QĐ Sài Gòn, thường là cấp binh đoàn, để giải quyết nhiệm vụ chiến thuật hoặc chiến dịch trên hướng hoặc khu vực nhất định. Xuất hiện vào những năm đầu Mĩ tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Tổ chức biên chế của CĐ không cố định, thường phụ thuộc vào hình thức tác chiến, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động và lực lượng tham gia. Có thành phần cơ bản (nòng cốt) là đơn vị bộ binh (tới cấp trung đoàn, lữ đoàn hay liên đoàn) hoặc thiết giáp (tới cấp thiết đoàn) và thành phần yểm trợ (cấp tiểu đoàn hoặc đại đội pháo binh, thông tin, công binh...). Đơn vị chiến đấu cơ bản của CĐ là tiểu đoàn hoặc chi đoàn. Phiên hiệu của CĐ thường lấy theo đơn vị làm nòng cốt. Vd: CĐ 48 (Trung đoàn bộ binh 48 làm nòng cốt), CĐ đặc nhiệm 11 (Thiết đoàn kị binh 11 làm nòng cốt).

        CHIẾN KHU, 1) căn cứ địa cách mạng hoặc kháng chiến được vũ trang để tự bảo vệ và làm bàn đạp tiến công của các LLVT, làm chỗ dựa để tích lũy và phát triển lực lượng về mọi mặt nhất là QS, phục vụ cho khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh CM. Ở VN trước CM tháng Tám (1945), trong KCCP và KCCM (ở miền Nam) đã có: Chiến khu Việt Bắc (của Trung ương), Chiến khu Đ, Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Quang Trung... (của vùng, miền), Chiến khu Ngọc Trạo... (của địa phương); 2) tên gọi đơn vị hành chính - QS được tổ chức ở các khu vực tác chiến chiến lược của VN DCCH đầu KCCP, sau này gọi là khu.

        CHIẾN KHU AN PHÚ ĐÔNG, chiến khu do Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương tinh Gia Định thành lập 12.1945, gồm các xã An Phú Đông và Thạnh Lộc (q. Gò Vấp, nay thuộc tp Hồ Chí Minh; dt khoảng 10km2). Là nơi đứng chân của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, LLVT t. Gia Định, tp Sài Gòn Chợ Lớn và q. Gò Vấp; nơi thành lập và bàn đạp hoạt động trong nội thành và các vùng lân cận của Chi đội 6 và Đại đội 5 (Gò Vấp). Đại đội 10 (Thủ Đức), Đại đội 15 (Dĩ An). Mặc dù ở vị trí sát thành phố lớn, quân Pháp lập hệ thống đồn bốt, bao vây và nhiều lần càn quét, đánh phá ác liệt, nhưng LLVT và nhân dân trong chiến khu kiên cường bám trụ, đánh trả thắng lợi, bảo vệ an toàn lực lượng và cơ quan lãnh đạo kháng chiến (đầu 1948 do yêu cầu phát triển CM, các cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở t. Gia Định và q. Gò Vấp chuyển về Tân Thới Hiệp). CKAPĐ góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển phong trào kháng chiến, trở thành biểu tượng của cuộc chiến đấu bất khuất ở ngoại vi tp Sài Gòn trong KCCP.

        CHIẾN KHU BA TƠ, chiến khu do Tỉnh ủy lâm thời ĐCS Đông Dương tỉnh Quảng Ngãi lập ra đầu 1945 ở huyện miền núi Ba Tơ (tây nam t. Quảng Ngãi); nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945) và trở thành trung tâm lãnh đạo CM của t. Quảng Ngãi. Đội du kích Ba Tơ Ta đời trong cuộc khới nghĩa, xây dựng chiến khu chống Nhật ở vùng núi Cao Muôn, Nước Lá, Nước Sung... rồi phát triển xuống trung du, đồng bằng làm nòng cốt cho nhân dân giành chính quyền ở Quảng Ngãi trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Trong KCCM (1954-75), CKBT được xây dựng thành một căn cứ vững chắc trong vùng căn cứ phía tây các tỉnh Trung Trung Bộ.

        CHIẾN KHU BÁC ÁI, chiến khu do Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương tỉnh Ninh Thuận lập ra ở vùng rừng núi tây bắc Ninh Thuận trong KCCP, KCCM; dt khoảng 1.300km2. Thời kì đầu KCCP là Chiến khu 22 thuộc h. An Phước, từ Đông Xuân 1950-51 tách ra thành CKBA gồm 10 xã do tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo; một căn cứ vững chắc của phong trào kháng chiến ở cực Nam Trung Bộ, có đường hành lang nối liền chiến trường Nam Bộ, Bình Thuận với sự chỉ đạo của Liên khu 5 và Trung ương. Trong KCCM là nơi đứng chân của Liên tinh ủy 3 và Tỉnh ủy Ninh Thuận, bàn đạp cho các LLVT tỉnh và liên tỉnh hoạt động, hỗ trợ nhân dân địa phương nổi dậy đấu tranh diệt ác ôn, phá ách kìm kẹp, khủng bố của địch (x. nổi dậy ở Bác Ái, 7.2-4.1959), trở thành căn cứ và trung tâm chỉ đạo kháng chiến của cả Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên. Trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, LLVT và nhân dân CKBA đã hỗ trợ và phục vụ dắc lực cho bộ đội chủ lực đánh chiếm sân bay Thành Sơn, Phan Rang - Tháp Chàm, phát triển vào tham gia giải phóng Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:46:26 pm »


        CHIẾN KHU CAO - BẮC - LẠNG, chiến khu lớn của CM VN thời kì chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, được xây dựng ở vùng rừng núi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Hình thành khoảng cuối 1942 theo chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc (7.1942) về mở rộng căn cứ địa Cao Bằng nối liền với căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhãi và các tỉnh lân cận. Dưới sự lãnh đạo của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, CKC-B- L ngày càng được củng cố, nơi đứng chân vững chắc của các cơ quan lãnh đạo. chỉ đạo CM cả nước, nơi xây dựng, tích luỹ lực lượng CM xuống phía nam, tạo hành lang nối thông tới đồng bằng Bắc Bộ; địa bàn hoạt động của các đội Cứu quốc quân, nơi thành lập và xuất phát tiến công đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Cuối 1944 Pháp nhiều lần dưa quân đến càn quét, khủng bố; quân và dân trong chiến khu đã đánh trả quyết liệt, giữ vững và tiếp tục mở rộng căn cứ địa. 6.1945 cùng với Chiến khu Thái - Hà - Tuyên hợp thành Chiến khu Việt Bắc.

        CHIẾN KHU DƯƠNG MINH CHÂU, chiến khu trong KCCP và KCCM của nhân dân VN, ở vùng rừng núi bắc Tây Ninh; dt khoảng 1.500km2 (đông giáp sông Sài Gòn, tây giáp sông Vàm cỏ Đông, nam giáp tỉnh lộ 13, bắc giáp biên giới VN - Campuchia). Hình thành từ những năm đầu KCCP, là căn cứ của Xứ ủy Nam Bộ, BTL Phân liên khu miền Đông... Trong KCCM. được xây dụng thành một quận căn cứ của Tây Ninh, trong đó chia làm nhiều khu vực chiến đấu (gọi là huyện, xã, ấp), nơi tập trung nhiều cơ quan trọng yếu của CM miền Nam (Trung ương Cục, ủy ban trung ương MTDTGPMN, Quân ủy và BTL Miền, Đài phát thanh Giải Phóng...); đầu mối giao thông chiến lược từ Trung ương vào Nam Bộ, nơi thành lập trung đoàn bộ đội chủ lực đầu tiên của QGPMN (Trung đoàn bộ binh 1, ngày 2.9.1961). Dựa vào địa hình rừng núi và thế trận chiến tranh nhân dân, các LLVT trong chiến khu đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn của Mĩ và QĐ Sài Gòn, như hành quân Attơnborơ (14.9-25.11.1966). hành quân Gianxơn Xiti (22.2-15.4.1967)... góp phần tạo thế vững chắc cho phong trào CM ở Nam Bộ.

        CHIẾN KHU Đ. chiến khu của nhân dân VN ở miền Đông Nam Bộ trong KCCP. KCCM. Hình thành đầu 1946, gồm các xã: Tân Hoà, Mĩ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (q. Tân Uyên, t. Biên Hoà), lúc đầu gọi là Chiến khu Đất Cuốc hay Chiến khu Lạc An; từ 1948 được mở rộng, là nơi đứng chân của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, LLVT của nhiều huyện thuộc các tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một, căn cứ của Khu 7, Phân liên khu miền Đông và Nam Bộ. Trong KCCM trung tâm chiến khu chuyển dần lên phía đông bắc; đầu 1975 sau khi Phước Long được giải phóng, chiến khu được mở rộng, nối liền vùng nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ với Nam Bộ; là đầu mối giao thông chiến lược từ Trung ương vào Nam Bộ; là nơi đứng chân của các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, LLVT từ các huyện, tỉnh, quân khu ở Đông Nam Bộ đến Trung ương cục miền Nam; nơi thành lập và bàn đạp tiến công của các đơn vị chủ lực Đông Nam Bộ và chủ lực QGPMN, hậu phương trực tiếp và căn cứ hậu cần của chiến trường Nam Bộ, Khu 6, nơi tập kết triển khai của các quân đoàn 1 và 4 trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        CHIẾN KHU ĐÔNG TRIỀU nh CHIẾN KHU TRẦN HƯNG ĐẠO

        CHIẾN KHU ĐỔNG THÁP MƯỜI, chiến khu trong KCCP, KCCM của nhân dân VN ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sông Cửu Long; một địa bàn chiến lược quan trọng nằm giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Được xây dựng từ 3.1946, gồm các huyện Mộc Hóa (Tân An), Cao Lãnh (Sa Đéc), Cái Bè, Cai Lậy (Mĩ Tho); là căn cứ của các cơ quan, đoàn thể, LLVT các tỉnh Mĩ Tho. Gò Công, Sa Đéc, Tân An, nơi đứng chân của xứ ủy, ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, bộ chỉ huy Khu 7, Khu 8; bàn đạp tiến công của LLVT miền Trung Nam Bộ trong trận Tầm Vu (19.4.1948). trận Mộc Hóa (16-18.9.1948), chiến dịch Cầu Kè (7- 26.12.1949)...; nơi diễn ra nhiều trận chống càn đánh bại các cuộc hành quân lớn của Pháp như Giông Ki, Vêga (x. trận Đồng Tháp Mười. 14-18.1.1948)... Trong KCCM, CKĐTM được duy trì và phát triển, nơi ra đời các đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ở Trung Nam Bộ, nơi đứng chân và căn cứ hậu cần của các cơ quan, đoàn thể, LLVT Quân khu 8; trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), là bàn đạp tiến công của các đơn vị bộ đội chủ lực QGP MN từ hướng nam vào tham gia giải phóng Sài Gòn và kết hợp với nổi dậy của quần chúng giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

        CHIẾN KHU HÒA - NINH - THANH nh CHIẾN KHU QUANG TRUNG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:47:22 pm »


        CHIẾN KHU NGỌC TRẠO, chiến khu do Tỉnh ủy ĐCS Đông Dương tỉnh Thanh Hóa xây dựng 7.1941 thành trung tâm chỉ đạo phong trào CM của tỉnh, đạt tại Ngọc Trạo (ở đông nam huyện lị Thạch Thành 15km), có địa thế hiểm yếu: tiến có thể đánh, lui có thể giữ; là nơi sớm tổ chức rộng rãi các hội cứu quốc. LLVT trong chiến khu lúc đầu có 11 đội viên tự vệ được lựa chọn từ các huyện, 19.9.1941 phát triển thành Đội du kích Ngọc Trạo trang bị vũ khí thô sơ, có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, vận động quần chúng và bảo vệ cơ quan CM tỉnh. 10.1941 Pháp nhiều lần đưa quân đánh vào chiến khu gây cho ta một số tổn thất. Nhận thấy tập trung lực lượng lúc đó là chưa thích hợp, ban lãnh đạo CKNT quyết định phân tán lực lượng về các địa phương bám sát cơ sở, gây dựng và mở rộng phong trào quần chúng. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng CKNT đã góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng Chiến khu Quang Trung sau này.

        CHIẾN KHU QUANG TRUNG, chiến khu chống Nhật của CM VN, được xây dựng ở vùng rừng núi tiếp giáp giữa miền Bắc và miền Trung, gồm 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, là noi có vị trí chiến lược quan trọng và phong trào CM sớm phát triển. Hình thành từ 3.2.1945 theo chỉ thị của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương, nhằm chuẩn bị lực lượng cho khỏi nghĩa giành chính quyền; lúc đầu gọi là Chiến khu hòa - Ninh - Thanh; 5.1945 chính thức thành lập mang tên CKQT (vùng Quỳnh Lưu, t. Ninh Bình được chọn làm trung tâm). 20.6.1945 trung đội du kích tập trung đầu tiên của CKQT được thành lập, nhanh chóng phát triển và trưởng thành trong chiến đấu (4.7.1945 đánh thiệt hại nặng 1 đại đội quân Nhật càn quét vào Quỳnh Lưu), lực lượng du kích, tự vệ phát triển mạnh. 4.7.1945 Nhật cho 1 đại đội vào càn quét căn cứ Quỳnh Lưu, bị du kích và nhân dân đánh thiệt hại nặng. Trong cao trào CM tháng Tám (1945), CKQT là trung tâm chỉ đạo khởi nghĩa của Xứ ủy Bắc Kì, là bàn đạp cho các LLVT hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành chính quyền tại các châu, phủ, tỉnh lị ở 3 tỉnh trên và có ảnh hưởng lớn tới các tỉnh lân cận, góp phần vào thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 trên cả nước.

        CHIẾN KHU RỪNG SÁC, chiến khu trong KCCP, KCCM của nhân dân VN, ở vùng Rừng Sác (đông nam Sài Gòn) thuộc miền Đông Nam Bộ. Hình thành từ đầu KCCP, gồm các huyện Nhà Bè (Gia Định), Long Thành (Biên Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa). Trong KCCM, được duy trì và phát triển; 4.1966 trở thành Đặc khu Rừng Sác (T 10) gồm mười xã thuộc Biên Hoà, Bà Rịa, Gia Định, dt khoảng 600km2 (đông giáp đường 15, tây giáp sông Soài Rạp, bắc giáp đường 19, nam giáp Biển Đông). Với địa hình hiểm trở của một vùng rừng ngập mặn, CKRS là nơi đứng chân của các cơ quạn đoàn thể và LLVT Sài Gòn - Chợ Lớn, Biên Hoà. Bà Rịa...; địa bàn hoạt động và noi xuất phát tiến công của Trung đoàn 300 (trong KCCP) và Đoàn đặc công 10 (trong KCCM), đánh vào các cơ quan đầu não, căn cứ QS, kho tàng quan trọng của địch ở Sài Gòn, Gia Định, đặc biệt là các trận đánh trên sông Lòng Tàu, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, diệt hàng trăm tàu địch... góp phần thúc đẩy phong trào kháng chiến ở Nam Bọ.

        CHIẾN KHU THÁI - HÀ - TUYÊN, chiến khu lớn của CM VN thời kì chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, được xây dựng ở vùng rừng núi các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Hình thành khoảng đầu 1943 theo chi thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (7.1942) về mở rộng căn cứ địa Cao Bằng, phát triển xuống Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, hình thành một căn cứ địa rộng lớn ở Việt Bắc. Từ 1944 CKT- H-T phát triển nhanh chóng, gồm các huyện: Phú Lương, Đại Từ. Định Hóa, Đồng Hỉ (t. Thái Nguyên); Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa (t. Tuyên Quang); sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), mở rộng lên Bắc Quang (t. Hà Giang)... Nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo CM cả nước, nơi ở và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Tân Trào, h. Sơn Dương, t. Tuyên Quang) từ 5.1945; địa bàn hoạt động của các đơn vị Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nơi chính thức thành lập Việt Nam giải phóng quân (15.5.1945). Tháng 6.1945 cùng với Chiến khu Cao - Bắc - Lạng hợp thành Chiến khu Việt Bắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:48:35 pm »


        CHIẾN KHU TRẦN HƯNG ĐẠO, chiến khu của CM VN ở vùng duyên hải đông bắc Bắc Bộ, thời kì chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chấp hành nghị quyết của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, 8.6.1945 đảng bộ ĐCS Đông Dương hai huyện Đông Triều. Chí Linh (bắc t. Hải Dương) lãnh đạo nhân dân và LLVT CM nổi dậy đánh chiếm các đồn Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch, đập tan chính quyền địch, lập CKTHĐ với các UBND CM và đội du kích chống Nhật. 10-17.6.1945 quân Nhật liên tiếp mở 2 cuộc càn quét vào chiến khu đều bị đánh lui. Tiếp đó, đội du kích và lực lượng CM hạ đồn Uông Bí, Bí Chợ (t. Quảng Yên), giành chính quyền ở các huyện lị Kinh Môn, Thanh Hà (t. Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng); 20.7 đánh chiếm tx Quáng Yên (tỉnh lị đầu tiên được giải phóng thời kì tiền khởi nghĩa) và huyện lị Yên Hưng, buộc toàn bộ chính quyền và binh lính địch phải đầu hàng, thu hơn 500 súng. Địa bàn ngày càng mở rộng, đội du kích từ vài chục người phát triển lên hơn 500 người, tạo cơ sở vững chắc cho các cuộc khởi nghĩa ở vùng đông bắc Bắc Bộ trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Cg Đệ tứ chiến khu hay Chiến khu Đông Triều.

        CHIẾN KHU VIỆT BẮC, chiến khu lớn nhất của CM VN thời kì cao trào kháng Nhật, cứu nước và chuẩn bị tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 (4.6.1945 gọi là Khu giải phóng). Được thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, trên cơ sở hợp nhất và mở rộng Chiến khu Cao - Bắc - Lạng và Chiến khu Thái - Hà - Tuyên, bao gồm vùng giải phóng 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, có dt 40.000km2 và hơn 1 triệu dân, với trung tâm là Tân Trào (h. Sơn Dương, t. Tuyên Quang). CKVB được xây dựng về mọi mặt: chính trị, QS, kinh tế. văn hóa xã hội, là chỗ dựa vững chắc của CM cả nước, nơi làm việc và chỉ đạo CM của lãnh tụ Hồ Chí Minh, BCHTƯ ĐCS VN, Mặt trận Việt Minh...; nơi thành lập và địa bàn hoạt động của Việt Nam giải phóng quân, tại đây diễn ra quốc dân đại hội (16.8.1945), quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Sự ra đời và lớn mạnh của CKVB có vai trò to lớn đối với thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

        CHIẾN LỆ, những dẫn chứng điển hình về một cuộc chiến tranh, chiến dịch hoặc trận chiến đấu được trình bày chân thực, hệ thống, tỉ mỉ, có rút ra bài học kinh nghiệm dùng để giải thích, chứng minh một vấn đề nào đó trong huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu. Theo thời gian, cổ: CL cổ đại, CL trung đại, CL cận đại, CL hiện đại; theo loại tác chiến, có: CL tiến công, CL phản còng. CL phòng ngự; theo hình thức chiến thuật, có: CL phục kích, CL tập kích, CL công kiên, CL vận động tiến công... CL còn được chia ra: CL QĐ ta, CL QĐ nước ngoài; CL thành công, CL thất bại; CL binh chủng hợp thành, CL từng quân chủng, binh chủng, ngành; CL trong các môi trường tác chiến...

        CHIẾN LỢI PHẨM, toàn bộ của cải vật chất, kĩ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và tài liệu thu được của đối phương trong quá trình chiến tranh, hoặc khi kết thúc chiến tranh. Trong lĩnh vực QS, CLP thường gồm: vũ khí, đạn dược, phương tiện KTQS, quân trang, quân lương, thuốc men, dụng cụ quân y, tài liệu QS. Theo quy định của nước CHXHCN VN, CLP thuộc tài sản quốc gia, được sử dụng vào mục đích chung, không ai có quyền chiếm dụng làm của riêng (x. chính sách chiến lợi phẩm).

        CHIẾN LŨY, hệ thống vật cản (thành luỹ, hào, hàng rào...) kết hợp với điều kiện địa hình tự nhiên tạo thành công trình phòng thủ có chính diện rộng, hướng về phía đối phương có thể tiến công. Các CL nổi tiếng: Lũy Thày (VN), Vạn lí trường thành (TQ), CL Maginô (Pháp).

        CHIẾN LŨY LA MÃ, hệ thống các công trình phòng thủ biên giới của đế quốc La Mã tk 1-2. Gồm các lũy đất (ở từng đoạn riêng biệt xây bằng đá), chiến hào, tháp canh, do 15.000-25.000 quân canh giữ. CLLM chính được gọi theo tên các hoàng đế La Mã thời kì xây dựng nó. Một trong những hệ thống cổ nhất là chiến lũy Traianôp xây dựng trên lãnh thổ Mônđôva và Rumani ngày nay.

        CHIẾN LŨY MAGINÔ X. PHÒNG TUYẾN MAGINÔ
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:43:34 am »


        CHIẾN LƯỢC, tổng thể các phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để xác định mục tiêu, sắp xếp, quy tụ lực lượng và đề ra giải pháp nhằm đạt một mục đích nhất định bằng con đường có lợi nhất, tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực (CL chuyên ngành), toàn xã hội (chiến lược quốc gia) hoặc toàn thế giới (chiến lược toàn cầu) trong một thời kì nhất định. Thuật ngữ CL lúc đầu chỉ dùng trong lĩnh vực nghệ thuật quân sự, dần dần được dùng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học... Các yếu tố đặc trưng của CL bao gồm: lựa chọn các mục tiêu CL hiện thực (mục tiêu cơ bản, mục tiêu trung gian, mục tiêu trước mắt), sắp xếp lực lượng CL hợp lí (lực lượng chủ lực, lực lượng hậu bị) và tìm các giải pháp CL khả thi (giải pháp căn bản, giải pháp tình thế, các chính sách liên quan). Hoạch định CL phải căn cứ vảo bối cảnh và thực trạng của tình hình, trong đó phải tính đến trạng thái của đối tượng, lực lượng CL và các tiềm lực có thể huy động vào việc thực hiện mục tiêu CL. Sự đúng đắn của CL chủ yếu phụ thuộc tài nghệ chủ quan của con người trên cơ sở nắm vững quy luật khách quan của từng lĩnh vực hoạt động và của sự phát triển xã hội nói chung. Trong nghệ thuật QS, thuật ngữ CL thường đi với thuật ngữ nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, trong nghệ thuật chỉ đạo CM, thường đi với thuật ngữ sách lược. Ở VN, CL CM là sự cụ thể hóa đường lối CM, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối CM trong một thời kì nhất định (xt chiến lược quân sự và đường lối quân sự của Đảng cộng sán Việt Nam).

        CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1965-68), thay thế chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-65) đã bị thất bại, bằng việc đưa quân viễn chinh Mĩ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược. QĐ Mĩ đảm nhiệm vai trò lực lượng cơ động chủ yếu trong các cuộc hành quân “tìm diệt” bộ đội chủ lực QGPMN và làm chỗ dựa cho chính quyền, QĐ Sài Gòn; “tìm diệt” bộ đội chủ lực QGPMN được nâng lên hàng đầu và trở thành mục tiêu chủ yếu đồng thời tiếp tục đấy mạnh bình định*; tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với CM miền Nam. Khi CLCTCB thất bại, Mĩ đã chuyển sang chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh, rồi chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và cuối cùng phải chịu thất bại hoàn toàn.

        CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1961- 65), thay thế chiến tranh một phía (1954-60) đã bị thất bại nhằm đàn áp phong trào nổi dậy đã phát triển thành chiến tranh du kích ở miền Nam VN. Được tiến hành bằng sử dụng QĐ Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu; Mĩ cung cấp vũ khí, phương tiện KTQS, tài chính và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn QS và dân sự từ trung ương đến các tỉnh và đặc khu, các sư đoàn và tiểu đoàn (lúc đầu mang tên MAAG về sau đổi thành MACV); đồng thời thực hiện ba biện pháp chiến lược cơ bản: tìm diệt bộ đội chủ lực và cơ sở CM, bình định để nắm dân, phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn chi viện của miền Bắc. Trong đó bình định được coi là mục tiêu chủ yếu và là biện pháp chiến lược trung tâm xuyên suốt cuộc chiến tranh, tìm diệt là biện pháp hỗ trợ cho bình định đạt hiệu quả. CLCTĐB bị thất bại vì chỗ dựa chủ yếu là chính quyền và QĐ Sài Gòn với hệ thống ấp chiến lược ngày càng suy yếu, không đương đầu nổi với sức mạnh tiến công của CM miền Nam, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ.

        CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT TĂNG CƯỜNG CÚA MĨ Ở LÀO, chiến lược QS của Mĩ thực hiện học thuyết Nichxơn nhằm tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Lào những năm 1969-73. Nội dung cơ bản: tác chiến bằng QĐ phái hữu Lào, Lực lượng đặc biệt Vàng Pao, QĐ Sài Gòn, QĐ Thái Lan (lấy QĐ Sài Gòn làm nòng cốt) cùng với vũ khí, phương tiện QS của MI, do cố vấn Mĩ chỉ huy và sự chi viện hỏa lực tối đa của không quân Mĩ. CLCTĐBTCCMƠL được triển khai bằng các cuộc hành quân quy mô lớn và các cuộc hành quân chớp nhoáng, thực hiện lấn chiếm hoặc đánh sâu vào vùng giải phóng, nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát, giành các địa bàn chiến lược, phá hoại và chia cắt hậu phương của CM Lào; huy động lực lượng lớn không quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại có tính hủy diệt trên khắp nước Lào, ngân chặn sự chi viện và phối hợp chiến đấu giữa CM ba nước Đông Dương. CLCTĐBTCCMƠL đã bị quân dân Lào phối hợp với quân tình nguyện VN đánh bại, buộc Mĩ và chính quyền Viêng Chăn phải cùng với Mặt trận Lào yêu nước kí hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973), thực hiện hòa giải dân tộc và thành lập chính phủ liên hiệp (lần thứ ba) ở Lào. Cg chiến lược Lào hóa chiến tranh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM