Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:12:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9692 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:46:37 pm »


        BTR-152, xe thiết giáp chở quân bánh lốp do LX chế tạo từ 1950 trên cơ sở của ô tô ZiS-151. Khối lượng chiến đấu 8,6t; chờ 19 người (cả kíp xe). Động cơ xăng, công suất 81kW (llOcv). Tốc độ lớn nhất 75km/h; hành trình dự trữ 550km. Trang bị một súng máy 7,62mm. Từ 1955 có BTR-152V trên cơ sở xe ZiL-157 với các mẫu cải tiến BTR-152 VI, V2,V3,khối lượng chiến đấu 8,95t; thân xe dài 6,55m, rộng 2,33m, cao 2,35m, vỏ thép dày 13,5mm; khả năng leo dốc 28°, vượt vách đứng 0,6m và hào rộng 0,96m, lội nước sâu 0,8m; tốc độ lớn nhất 65km/h, hành trình dự trữ 650km. Các biến thể khác: BTR-152A (xe cơ sở ZiS- 151) và BTR-152E (xe cơ sở ZiL-157) là xe phòng không, khối lượng 9,6t, trang bị 1 súng máy phòng không 14,5mm 2 nòng trên giá quay 360°; BTR-152K bọc thép hoàn toàn; BTR-152U - xe chỉ huy, xe thiết giáp kiểu 56 (TQ)... BTR- 152 có trong trang bị của QĐ gần 40 nước, trong đó có QĐND VN. Hiện nay hầu hết được thay thế bằng các kiểu xe hiện đại hơn.



        BỦA LƯỚI PHÓNG LAO, thủ đoạn tác chiến tiến công của QĐ Mĩ và QĐ Sải Gòn trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Nam VN. Được thực hiện bằng cách dùng một lực lượng bao vây, chặn đường rút của đối phương, đồng thời dùng lực lượng cơ động chia thành nhiều mũi tiến công tiêu diệt đối phương bị bao vây.

        BÚA X. RÌU CHIẾN

        BÙI CHÁT (1925-66), Ah LLVTND (1955). Quê xã cẩm Hà, tx Hội An, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1951, chính trị viên phó tiểu đoàn (1966); đv ĐCS VN (1955); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng công binh, Trung đoàn 93, Sư đoàn 324. Năm 1947 tham gia tự vệ, sau chuyển sang biệt động. 1947-51 nhiều lần đột nhập vào tx Hội An diệt ác, trừ gian, bắt sống tỉnh trưởng Quảng Nam, đánh chìm 2 canô. 1952- 54 chỉ huy đơn vị đánh phá giao thông của địch trên đoạn đường sắt qua đèo Hải Vân, lật đổ 20 đoàn tàu QS, diệt hơn 300 sĩ quan và binh lính địch. Trận đánh tàu từ Đà Nẵng đi Huế (12.1953), chờ đoàn tàu mở đường (chở đá) đi qua, đánh vào đoàn tàu chở quân và vũ khí, diệt 100 sĩ quan và binh lính địch, thu 300 súng. 6.7.1954 đánh lật nhào đoàn tàu chờ 1 tiểu đoàn lính Âu - Phi vừa tăng viện từ Pháp sang, diệt hàng tràm địch. Huân chương: Qúân công hạng ba, Chiến công hạng ba.


        BÙI ĐẠI (s. 1924), Ah LLVTND (1989). Quê xã Liêm Chính, tx Phu Lí, t. Hà Nam; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1989); đv DCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là giáo sư, tiến sĩ, giám đốc Viện quân y 108, chuyên viên đầu ngành về truyền nhiễm của QĐ, Thầy thuốc nhân dân. 1960-89 phụ trách 32 đoàn đến các vùng có dịch bệnh hướng dẫn phòng chống các bệnh truyền nhiễm, han chế tử vong cho bộ đội và nhàn dàn (7 lần sang giúp nhân dân Lào và Campuchia). BĐ đóng góp lớn về lí luận và thực tiễn trong xây dựng ngành truyển nhiễm VN, phòng chống dịch bệnh trong QĐ, có 64 công trình và nhiều báo cáo khoa học về phòng chống và điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh truyền nhiễm khác... Tham gia đào tạo nhiều bác sĩ trong và ngoài QĐ, 6 lớp chuyên khoa truyền nhiễm, ủy viên BCH hội truyền nhiễm VN, ủy viên ủy ban phối hợp Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Tác giả 8 tập sách và chủ biên 7 tập khác (2 tập giáo khoa cấp đại học, 13 tập chuyên đề sau và trên đại học) về phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất...

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:49:08 pm »


        BÙI ĐÌNH CƯ (Bùi Văn Mười; 1927-88), Ah LLVTND (1955). Quê xã Tứ Xã, h. Lâm Thao, t. Phú Thọ; nhập ngũ 1949, đại tá (1982); đv ĐCS VN (1952); khi tuyên dương Ah là khẩu đội trưởng pháo binh, Trung đoàn 675, Đại đoàn 351. Trong KCCP, đã tham gia 9 chiến dịch lớn, trong trận Yên Mô Thượng (chiến dịch Quang Trung, 1951), BĐC dũng cảm vào gần lô cốt địch, dùng đèn pin chiếu sáng lỗ châu mai cho pháo ngắm bắn trực tiếp tiêu diệt mục tiêu. Trận Tu Vũ (chiến dịch Hòa Bình, 1952), BĐC vác nòng súng cối nặng 101kg di chuyển tới vị trí mới cách xa hơn 200m dưới hỏa lực của địch. Trận Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, BĐC một mình vác nòng súng cối 120mm đi gần 3km dưới giao thông hào để chiếm lĩnh trận địa đúng giờ quy định; trận đánh đồi Độc Lập, sau khi bộ binh làm chủ trận địa, đã chỉ huy tiểu đội tháo và chuyển được 3 khẩu súng cối 120mm chiến lợi phẩm. Trong KCCM, 1966- 74 chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, giữ các chức vụ: phó chủ nhiệm chính trị các trung đoàn pháo binh 16 và 38; phó chính ủy rồi chính úy Trung đoàn trinh sát pháo binh 97. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhì, hạng ba).


        BÙI ĐÌNH ĐỘT (s. 1942), Ah LLVTND (1973). Qué xã Hiệp Lực. h. Ninh Giang, t. Hái Dương; nhập ngũ 1964, đại tá (1985), chủ nhiệm tăng thiết giáp Quân khu 1; đv DCS VN (1967); khi tuyên dương Ah là trung úy, đại đội trưởng xe tăng, Trung đoàn 201, BTL tăng thiết giáp. 2.1971 tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, tận dụng xe tàng hỏng thu được của địch, nghiên cứu sửa chữa và lái 4 xe tăng, xe bọc thép của địch đưa về tuyến sau. Trận đánh địch rút chạy từ Bản Đông về Huội San (23.3.1971), chỉ huy đại đội xe tăng diệt hàng trăm địch, thu nhiều vũ khí; trận Đắc Tô - Tân Cánh (24.4.1972), BĐĐ bị thương vẫn chỉ huy đại đội đánh căn cứ Tán Cánh, cùng bộ binh tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 22, thiết đoàn xe tăng và 1 đại đội bảo an chiếm giữ, xe BĐĐ diệt 10 khẩu pháo 105mm và nhiều địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).


        BÙI NGỌC DƯƠNG (1943-68), Ah LLVTND (truy tặng 1969). Quê phường Thịnh Liệt, q. Hoàng Mai, tp Hà Nội; nhập ngũ 1967; đv ĐCS VN (1968); khi hi sinh là chuẩn úy, trung đội phó thuộc Trung đoàn 7, BTL công binh. 23.1.1968 trong trận Huội San (Quảng Trị), chỉ huy trung đội hạ độ dốc, làm bến lội để vận chuyển thương binh; phá 4 bãi mìn (mỗi bãi dài gần 400m, rộng 20m), mở đường cho bộ binh tiến công. Khi mở thông đường, dùng súng 12,7mm trên xe tăng diệt một số hỏa điểm địch; bị thương nặng vẫn không rời vị trí chiến đấu. Huân chương: Chiến công hạng nhất.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:51:30 pm »


        BÙI PHÙNG (Bùi Văn Thận; 1920-99), thứ trưởng BQP (1977-88), kiêm chủ nhiệm TCHC QĐND VN (1977-82). Quê xã Đặng Xá, h. Gia Lâm, tp Hà Nội; tham gia CM 1943, nhập ngũ 1950, thượng tướng (1986); đv DCS VN (1946). Tháng 8.1944 bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội). 3.1945 được trả tự do, chủ tịch ủy ban lâm thời huyện Gia Lâm. 2.1948 tỉnh ủy viên tỉnh Bắc Ninh. 5.1950 chuyển vào QĐ điều hành công tác vận tải QS, giữ các chức vụ; trạm trưởng vận tải, trưởng phòng chính trị, trưởng phòng kế hoạch Cục vận tải, Tổng cục cung cấp (TCHC). 11.1955 học tại Học viện hậu cần TQ. 1959 hiệu phó Trường sĩ quan hậu cần. 1960 tham mưu phó Bộ tham mưu TCHC. 1964-75 phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm hậu cần QGPMN. 1976 phó chủ nhiệm TCHC. 1977-88 thứ trưởng BQP, kiêm chủ nhiệm TCHC (1977-82). ủy viên BCHTƯ DCS VN khóa IV, V. Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất, 2 Chiến cõng hạng nhì...


        BÙI QUANG MẠI (s. 1924), Ah LLVTND (1956). Quê xã Đại Mạch, h. Đông Anh, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, trung tá (1978); đv DCS VN (1956); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 79, Trung đoàn 102. Sư đoàn 308. Tham gia nhiều chiến dịch lớn, chỉ huy đơn vị đánh 60 trận, diệt hàng trăm địch. Trận phòng ngự trên đê Sông Đuống (1.1947), BQM dùng trọng liên bắn rơi 1 máy bay khu trục (một trong những người đầu tiên bắn rơi máy bay Pháp trên chiến trường Bắc Bộ). Trận phục kích đoàn xe địch trên đường Phủ Thông - Bắc Kạn (1.1947), dùng súng Badôca diệt 4 xe chờ hàng QS. Trận Non Nước (Ninh Bình, 5.1951), dùng trung liên diệt 15 địch, yểm hộ đắc lực cho lực lượng xung kích, cùng đơn vị đánh lui nhiều đợt phản kích, diệt 37 địch, bảo vệ và đưa thương binh về căn cứ an toàn. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì).



        BÙI QUANG THẬN (s. 1948). người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của QGPMN VN trên nóc dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30ph 30.4.1975. Quê xã Thụy Xuân, h. Thái Thụy. t. Thái Bình; nhập ngũ 1966. đại tá (1995); đv ĐCS VN (1968). Trong KCCM, 1966- 75 trưởng thành từ pháo thủ đến đại đội trưởng Đại đội 8, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn tăng thiết giáp 202. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhận nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập). Trưa 30.4.1975 mũi đột kích tiến vào trung tâm tp Sài Gòn, BQT trực tiếp chỉ huy Xe tăng 843 di đầu đội hình lao vào dinh Độc Lập, khi Xe tăng 390 húc đổ cổng chính, lập tức BQT mang cờ QGPMN VN cắm trên nóc dinh, cũng là lúc các lực lượng của lữ đoàn và quân đoàn tiến vào bắt Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng. 1975-99 phó tiểu đoàn trưởng rồi tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn phó rồi lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 203, chủ nhiệm tăng thiết giáp Quân đoàn 2. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba), Kháng chiê'n hạng ba.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:31:19 am »


        BÙI THANH VÂN (út Liêm; 1927-94), tư lệnh Quân khu 7 (1989-94). Quê xã An Tịnh, h. Trảng Bàng, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1945, trung tướng (1988); đv ĐCS VN (1948). Trong KCCP. trưởng thành từ chiến sĩ đến đại đội phó bộ đội địa phương huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Trong KCCM, 1961- 70 tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, sư đoàn phó Sư đoàn 9. Năm 1971-75 sư đoàn trưởng Sư đoàn 5; phó tư lệnh Đoàn 232. Tham gia các chiến dịch; Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Nguyễn Huệ... và chiến dịch Hồ Chí Minh. 4.1976 phó tư lệnh Quân đoàn 4; chỉ huv trưởng Bộ chỉ huy QS tỉnh Tây Ninh. 3.1979 phó tư lệnh Quân khu 7. Năm 1989-94 tư lệnh Quân khu 7. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VII. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhì...


        BÙI THỊ XUÂN (7-1802), nữ tướng, đô đốc thời Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu. Quê xã Tây Phú, h. Tây Sơn, t. Bình Định. Giỏi võ nghệ, cùng chồng tham gia phong trào khởi nghĩa Tày Sơn. 1789 tham gia trận Ngọc Hồi - Đầm Mực (30.1.1789). Năm 1802 chỉ huy 5.000 quân Tây Sơn. tiến đánh Nguyễn Ánh ở lũy Trấn Ninh (t. Quảng Bình). Do thủy quân Tây Sơn bị thất thù ở Nhật Lệ. BTX buộc phải lui quân. Trong lúc cùng chồng ra sức gây dựng lại cơ nghiệp Tây Sơn đang có nguy cơ sụp đổ, BTX và cả gia đình (chồng và con gái) bị quân Nguyễn bắt tại h. Thanh Chương, t. Nghệ An và bị hành hình tại Phú Xuân (Huế).

        BÙI VĂN BA (s. 1929), Ah LLVTND (1956). Quê phường 22, q. 8, tp Hồ Chí Minh; nhập ngũ 1947, đại tá (1984); đv ĐCS VN (1951); khi tuyên dương Ah là trung đội phó đặc công, Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Trong KCCP. chiến sĩ đặc công, chiến đấu 7 trận ở chiến trường Nam Bộ. 9.1952 chi huy tổ ba người, đột nhập Câu lạc bộ sĩ quan Pháp ở sân bay Tân Sơn Nhất, dùng thủ pháo và súng tiểu liên diệt và làm bị thương 50 sĩ quan lái máy bay. Đêm 31.5.1954 chỉ huy tổ đặc công bí mật đột nhập vào kho Phú Thọ hòa (q. Tân Bình, tp Hồ Chí Minh), cùng tổ bạn phá hủy hơn 9 nghìn tấn bom đạn, 2 triệu lít xăng dầu, diệt và làm bị thương 1 đại đội lính Âu - Phi bảo vệ kho và hàng trăm binh lính đến cứu. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất...


        BÙI VĂN NÊ (1947-72), Ah LLVTND (truy tặng 1973). Dân tộc Mường, quê xã Hưng Thị. h. Lạc Thủy, t. hòa Bình; nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN (1966); khi hi sinh là tiểu đoàn trường thuộc Sư đoàn 5. Trong KCCM, 1965-72 chiến đấu ở miền Nam VN và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, trưởng thành từ chiến sĩ đến tiểu đoàn trưởng, tham gia đánh 45 trận, diệt 105 địch, bắt 15 tên, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, phá hủy 3 xe QS (có 1 xe tăng). Trong trận phục kích đoàn xe địch trên đường 14 (đoạn Bầu Na - Phước Long, 1.1969), chỉ huy một mũi tiến công chia cắt đội hình địch, góp phần tiêu diệt đoàn xe hơn chục chiếc chở đầy lính, BVN diệt 1 xe tăng và 20 địch. Trong trận tập kích tiểu đoàn dù ở bến đò Na Hoa (Long Khánh, nay thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu. 19.5.1969), chỉ huy trung đội đánh thọc sâu vào giữa đội hình địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt gọn tiểu đoàn dù địch, BVN diệt 10 tên. Trong trận đánh chi khu Lộc Ninh (5.4.1972), chi huy tiểu đoàn phối hợp với các dơn vị bạn. diệt gọn Chiến đoàn 9 địch và hi sinh. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng ba), 5 lần Dũng sĩ.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:35:05 am »


        BÙI XUÂN NGUYÊN (1944-70), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Thái Bình. h. Châu Thành, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN; khi hi sinh là trung đội trưởng, Đại đội 3, Tiểu đoàn 14, bộ đội địa phương tỉnh Tây Ninh. Trong KCCM, chiến đấu và chỉ huy đơn vị đánh 160 trận, diệt 500 địch, BXN diệt 125 địch, 11 xe tăng và xe bọc thép. Trận chống càn ở Hiệp Thạnh, Gò Dầu (3.2.1969), diệt 4 xe tăng, 26 địch. Trận Thanh Đức. Châu Thành (15.7.1970), diệt 5 xe tàng, xe bọc thép và nhiều địch, chỉ huy trung đội đánh lui hàng chục đợt phản kích và hi sinh. Huân chương: Chiến còng hạng ba, 16 lần Dũng sĩ diệt Mĩ và xe cơ giới.



        BUNGARI (Cộng hòa Bungari; PenyốJiHKa EuirapHst, A. Republic of Bulgaria), quốc gia ở đóng nam châu Âu, trên bán đảo Bancẳng. Dt 110.994km2; ds 7.54 triệu người (2003); 83% người Bungari. Ngôn ngữ chính thức; tiếng Bungari. Tôn giáo: Giáo hội chính thống (80%), đạo Hồi dòng Sunni (8%)... Thủ đô: Xôphia. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ (1/3 diện tích) là các dãy Xtara - Planina, Xređna-Gora, Rila (đinh Muxala 2.925m, cao nhất B), Pirin, Rôđôpư thuộc hệ thống núi Bancãng, miền bắc là đồng bằng hạ lưu sông Đanuyp, miền trung là vùng lòng chảo Cadanlưc, đông nam là vùng đất thấp thuộc lưu vực sông Marixa. Bờ biển thấp, chia cắt nhẹ. Sông chính: Đunai (Đanuyp) dài 2.850km. Khí hậu lục địa ôn hòa ở phía bắc. chuyển dần sang cận nhiệt đới Địa Trung Hải ở phía nam. Nước công - nông nghiệp. Còng nghiệp: chế tạo máy, luyện kim, năng lượng, khai thác than...; nông nghiệp: lúa mì, đại mạch, ngô...; chân nuôi: đại gia súc, cừu, lợn... Giao thông phát triển; cảng biển: Buagat, Vacna. GDP 13,553 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.690 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), NATO (4.2004). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 8.2.1950. LLVT: lực lượng thường trực 68.450 người (trong đó lục quân 31.050, hải quân 4.370, không quân 17.780), lực lượng dự bị 303.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. rang bị: 1.475 xe tàng, 68 pháo tự hành, 224 xe chiến đấu bộ binh, 1.750 xe thiết giáp chở quân, 1.750 pháo mặt đất, 28 tên lửa hành trình, 36 Scut, 8 SS- 23, 400 pháo phòng không, 232 máy bay chiến đấu, 52 máy bay trực thăng, 1 tàu ngầm, 1 tàu frigat, 23 tàu tuần tiễu, 20 tàu quét mìn, 2 tàu đổ bộ, 16 tàu hộ tống hỗn hợp. Ngân sách quốc phòng 431 triệu USD (2002).


        BUNPƠP (A. Bullpup), họ tên lửa không đối đất, tầm gần, điều khiển vô tuyến, do hãng Mactin Marieta (Mĩ) thiết kế và chế tạo, có kí hiệu AGM-12. Chia làm hai hệ: hệ A gồm các loại AGM-12A, -12B, sau đó được cải tiến thành AGM-12E với đầu nổ kiểu mảnh; các thông số kĩ thuật chính: dài 3,2m, đường kính thân 0,305m, sải cánh 0,94m, khối lượng phóng 258kg, khối lượng đầu nổ 113kg, động cơ nhiên liệu lỏng, tầm phóng 7.000m; hệ B gồm AGM-12C, -12D; các thông số kĩ thuật chính: dài 4,14m, đường kính thân 0,450m, sải cánh l,22m, khối lượng phóng 812kg, khối lượng đầu nổ 454kg, động cơ nhiên liệu lỏng, tầm phóng l0.000m. B có 4 cánh lái nhỏ hình tam giác ở phía đầu và 4 cánh tam giác ở phía đuôi. Trang bị trên các máy bay A-4, -5, -6, -7; F-4, -8, -100,... B dược nghiên cứu từ 1950 theo yêu cầu của hải quân Mĩ, đưa vào sử dụng từ 1959. Mĩ đã sử dụng B trong chiến tranh xâm lược VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:37:07 am »


        BUÔCKINA PHAXÔ (A. Burkina Faso; tên cũ: Thượng Vonta, p. République de Haute - Volta), quốc gia ở Tây Phi. Dt 274.200km2: ds 13,23 triệu người (2003); gồm người Môxi, Gurunxi, Gurơma, Xênuphổ, Phunbê... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: Bái vật giáo, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Uagađugu. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội (một viện). Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên và núi, độ cao 500-750m. Khí hậu cận xích đạo, nóng và khô, chỉ có mưa ở vùng đồng cỏ phía nam. Các sông chính: Vonta đen, Vonta tráng. Một trong những nước nghèo nhất thế giói, kinh tế kém phát triển. GDP 2,486 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 220 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN 16.11.1973. LLVT: quân thường trực 6.000 người (lục quân 5.800, không quân 200), lực lượng bán vũ trang 4.200. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Nguồn động viên 2,1 triệu người. Trang bị: 79 xe thiết giáp trinh sát, 13 xe thiết giáp chở quân, 14 pháo mặt đất, 42 súng máy phòng không, 5 máy bay chiến đấu... Ngân sách quốc phòng 277 triệu USD (2002)


        BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI, hành vi buôn bán trái phép hoặc hàng cấm qua biên giới quốc gia. BLQBG được thế hiện ở các hành vi như: không khai báo hoặc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, không có giấy phép hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền (thương mại, hải quan...), cố tình che giấu hoặc trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng tại cửa khẩu\ được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không hoặc đường bưu điện quốc tế. BLQBG gây tác hại đến nền kinh tế quốc dân và an ninh biên giới. Ở VN, BLQBG bị xét xử theo điều 153, 154, chương XVI, Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN (1999).

        BUÔN MA THUỘT (Ban Mê Thuật), thị xã, nay là thành phố, tỉnh lị t. Đắk Lắk, nằm giữa cao nguyên Buôn Ma Thuật. Địa hình tương đối bằng phẳng (90% không có đồi núi), độ cao trung bình 350-450m, có sông Sêrêpốc chảy qua. Giao thông: QL 14 từ Bình Phước đi Gia Lai, QL 21 nối với QL 1 tại Ninh Hoà. 10-11.3.1975 BMT là nơi diễn ra trận đánh then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), QGPMN VN tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 (Quân khu 2) và một bộ phận lực lượng cơ động chiến lược của QĐ Sài Gòn, giải phóng Tây Nguyên và các tinh Nam Trung Bộ.

        BURAN (N. Bypaư), tàu con thoi không người lái do LX chế tạo. Được phóng lên bằng tên lửa vũ trụ Enaxgia (Năng lượng). B dài 36,37m, cao 16,5m, sải cách 23,9m, thân rộng 5,5m, khoang hàng 18,55x4,7m, khối lượng phóng 105t (với 30t hàng), khối lượng hạ cánh lớn nhất 82t (với 20t hàng), tốc độ hạ cánh 340km/h (sau khi tiếp đất có dù giảm tốc độ). Được phóng lần đầu lên quỹ đạo 15.11.1988 từ sân bay vũ trụ Baicônua. Sau khi bay hai vòng quanh Trái Đất, B đã hạ cánh tại sân bay cách nơi phóng 12km. Do khó khăn về kinh phí (chi phí cho một chuyến bay 80 triệu USD) và kĩ thuật, đến nay B mới thực hiện một chuyến bay.

        BURUNDI (Cộng hòa Burundi; Republika y’u Burundi, p. République du Burundi, A. Republic of Burundi), quốc gia ở Trung Phi. Dt 27.834km2; ds 6,1 triệu người (2003); chủ yếu người Tutxi và Khutu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Kirunđi, tiếng Pháp. Tôn giáo: Bái vật giáo. Thủ đô: Bugiumbura. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội (một viện). Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên và núi, độ cao 1.500- 2.600m. Khí hậu cận xích đạo. Sông ngắn, dốc. Hồ lớn: Tanganica. Kinh tế kém phát triển, 92% lao động nông nghiệp. GDP 689 triệu USD (2002), bình quân đầu người 100 USD. Thành viên LHQ (18.9.1962), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 16.4.1973. LLVT: lực lượng thường trực 45.500 người (lục quân 40.000). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Nguồn động viên 2,3 triệu người. Trang bị: 54 xe thiết giáp, 29 pháo mặt đất, 18 cối 81mm, 150 pháo cao xạ, 8 máy bay. Ngân sách quốc phòng 50 triệu USD (2001).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:38:30 am »


        BUSƠ (A. George Walker Bush; s. 1946), tổng thống Mĩ thứ 43 (2001). Sinh tại Niu Hevơn, bang Connêcticơt; con trai cả tổng thống Mĩ thứ 41 (1988-92) Busơ (A. George Herbert Walker Bush); thuộc Đảng cộng hòa. 1968 tốt nghiệp cử nhân lịch sử Trường đại học lên. 1975 tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh Trường đại học Hayơt, tham gia thành lập Công ti năng lượng số 7 chuyên khai thác dầu và khí đốt ở Mitlen. 1978 tranh cử hạ nghị sĩ nhưng không thành. 1987-92 cố vấn về các vấn đề tổ chức cho phó tổng thống rồi tổng thống Busơ. 1994-2000 thống đốc bang Têchdat hai nhiệm kì liên tục, được dư luận chú ý với các thành tựu giáo dục, phúc lợi xã hội, cải tiến công nghệ và cắt giảm thuế. 1.2001 trở thành tổng thống Mĩ thứ 43. Từ khi nắm quyền,- B đơn phương hủy bỏ hiệp ước Xô - Mĩ về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (cg hiệp ước ABM), đẩy mạnh triển khai “hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia” (NMD); sau sự kiện nước Mĩ bị tiến công (11.9.2001) đã phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố ở Apganixtan (cuối 2001), chiến tranh Irắc (3.2003), phê chuẩn hiệp định thương mại Việt - Mĩ (10.2001).

        BUTAN (Vương quốc Butan: Druk-Yul, A. Kingdom of Bhutan), quốc gia ở Nam Á, đông dãy núi Himalaya, giữa Ấn Độ và TQ. Dt 47.000km2; ds 2,14 triệu người (2003); phần lớn người Bôtia. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Đôngkha. Tôn giáo: đạo Phật dòng Latma. Thú đô: Thimphu. Chính thể quân chủ lập hiến, theo đường lối trung lập không liên kết, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là quốc vương. Cơ quan lập pháp: hội đồng dân tộc. Địa hình núi cao, đỉnh cao nhất 7.554m, trung tâm là các thung lũng rộng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vùng thấp, khí hậu lạnh ở núi cao; lượng mưa 1.000mm ở núi cao, đến 7.500mm/năm ở thung lũng. Rừng rậm nhiệt đới Đuat nằm dọc biên giới với Ấn Độ. Kinh tế kém phát triển, 90% lao động nóng nghiệp. Khai thác quặng sắt, than đá. GDP 533 triệu USD (2002), bình quân đầu người 640 USD. Thành viên LHQ (21.9.1971), Phong trào không liên kết. LLVT: lực lượng thường trực 5.000, lực lượng bán vũ trang 15.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS (nam từ 18-36 tuổi). Vũ khí do Ấn Độ sản xuất.



        BỨC TUỜNG BECLIN, bức tường ngăn cách giữa Đông Beclin và Tây Beclin (từ 8.1961 đến 11.1989), dài gần 170km, cao 3,5-4,2m (tường bê tông 140,5km, lưới thép 55km chủ yếu giăng trên sông). Dọc theo tường có 290 vọng gác, 137 lô cốt và 9 trạm quá cảnh qua lại giữa Đông Beclin và Tây Beclin, các tuyến đường tuần tra, các vật cản xe ô tô và xe tăng, lưới điện, bãi mìn. 8.5.1945 nước Đức phát xít đầu hàng không điều kiện, lãnh thổ Đức bị chia thành các vùng chiếm đóng của LX, Mĩ, Anh, Pháp. 7.9.1949 trên lãnh thổ phía tây do Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng thành lập CHLB Đức. 7.10.1949 trên lãnh thổ phía đông do LX kiểm soát thành lập CHDC Đức. Khi đó ranh giới giữa Đông Beclin và Tây Beclin là đường lượn theo các đường phố, khu dân cư, vườn cây, công viên và sông. Giữa Đông Beclin và Tây Beclin thường xẩy ra xung đột ngày càng sâu sắc. 11.8.1961 chính phủ Đông Đức quyết định phong tỏa biên giới. 0 giờ 13.8.1961 các đội viên chiến đấu công nhân Đông Beclin tập trung tai các điểm đã định sẵn, dưng một hàng rào bằng lưới thép dài 165km, cao 3,6m. Chỉ trong một đêm Đông Beclin và Tây Beclin đã bị ngăn cách. Sau đó lưới thép được thay bằng tường bê tông hoặc gạch xây. Những biến động chính trị ở CHDC Đức (10.1989) dẫn đến việc chính phủ CHDC Đức tuyên bố giải tỏa BTB. 9.11.1989 bức tường bị dỡ bỏ. Hiện còn giữ lại một đoạn ở Anhat Xacxơn (Anhalt - Sachen).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:39:50 am »


        BỨC TƯỜNG ĐẠI TÂY DƯƠNG, tuyến phòng thủ của QĐ phát xít Đức trong CTTG-II dọc bờ Đại Tây Dương, từ Đan Mạch đến Tây Ban Nha để ngăn chặn QĐ Anh - Mĩ tiến công. Bắt đầu xây dựng từ 1942, đến giữa 1944 việc xây dựng vẫn chưa hoàn thành. Do 27 sư đoàn Đức chốt giữ, được cơ quan tuyên truyền phát xít Đức quảng cáo là bất khả xâm phạm, các nước đồng minh phương Tây dựa vào đó để trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai. 6.1944 QĐ Anh, Mĩ đã chọc thùng BTĐTD khi đổ bộ vào Noocnanđi.

        BỨC TƯỜNG PHÍA ĐÔNG, tuyến phòng thủ chiến lược của quân phát xít Đức trên mặt trận Xô - Đức trong CTTG- II, chạy dọc theo tuyến: sông Nacva, Pơxcốp, Vitepxcơ, Oocxa, sông Xogiơ, trung lưu sông Đnhep (tuyến cơ sở), sông Môlôchnaia. Quyết định thiết lập được thông qua từ mùa Xuân, tốc độ được đẩy nhanh vào 8.1943 theo lệnh của Hitle. Theo tính toán của Bộ chỉ huy Đức, cuộc chiến trên tuyến BTPĐ sẽ mang tính chất trận địa; QĐ LX sẽ bị kiệt sức trong các cuộc tiến công không hiệu quả và Đức có thời gian dể mặc cả, thỏa thuận với các nước Mĩ, Anh kí kết hiệp ước riêng rẽ ở phía tây. Cuối 9.1943 BTPĐ bị chọc thủng.

        BỨC XẠ, hiện tượng phát ra các tia (chùm tia) sóng hoặc hạt đẳng hướng (định hướng). Theo bản chất vật lí, có: bức xạ điện từ, tạo ra sóng điện từ; bức xạ phóng xạ, phát ra chùm hạt và lượng tử gamma khi phân rã đồng vị phóng xạ, trong thiết bị gia tốc các hạt mang điện, trong vụ nổ hạt nhân hoặc xẩy ra trên mặt đất do các tia phóng xạ từ vũ trụ; bức xạ âm, phát ra sóng âm do bị kích thích trong môi trường đàn hồi (không khí, nước) bao quanh nguồn âm. Nguồn BX có thể là tự nhiên (các tia vũ trụ và các chất phóng xạ) hoặc nhân tạo (các vụ nổ hạt nhân, các máy gia tốc...). BX được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, trong QS dùng trong thông tin liên lạc, các khí tài trinh sát, các thiết bị điều khiển vũ khí... Nhưng BX sát thương người, động vật và thực vật; phá hủy vũ khí trang bị... là nhân tố sát thương của vũ khí hủy diệt lớn.

        BỨC XẠ CỰC TÍM nh BỨC XẠ TỬ NGOẠI

        BỨC XẠ DIỆN TỪ, bức xạ phát sinh do các hạt mang điện chuyển động có gia tốc hoặc các nguyên tử và các hệ nguyên tử chuyển về các mức năng lượng thấp hơn do được kích thích bởi các phần tử mang điện, phân tử, nguyên tử hay các hệ bức xạ khác. Theo dạng kích thích, có: bức xạ cảm ứng, bức xạ tự phát, bức xạ hãm, bức xạ nhiệt và bức xạ huỳnh quang; theo bước sóng, có: bức xạ sóng vô tuyến (λ>10-4m), bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại và bức xạ nhìn thấy được (gọi chung là bức xạ quang có λ=10-3-10-9m), bức xạ rơnghen (λ=10-7-10-12m), bức xạ gamma (λ<10-10m). BXĐT được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học kĩ thuật, y học, nông nghiệp... Trong QS được dùng trong thông tin liên lạc, quan sát, định vị...

        BỨC XẠ GAMMA, bức xạ điện từ có bước sóng λ<10-I0m do các hạt nhân nguyên tử bị kích thích phát ra trong vụ nổ hạt nhân, phản ứng hạt nhân, quá trình phân rã hạt nhân và các hạt cơ bản, quá trình tương tác giữa các hạt mang điện có tốc độ lớn với mới trường, sự phân hủy cặp (vd: cặp positron - electron); một thành phần của bức xạ xuyên, một nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân. BXG có nàng lượng lớn (đến 5MeV ở các chất phóng xạ tự nhiên và đến 70MeV trong các phản ứng hạt nhân nhân tạo), có thể dễ dàng ion hóa các chất khác nhau, xuyên qua vật có chiều dày đáng kể, tác động mạnh đối với tế bào sống. Được dùng trong y học (khử trùng, trị liệu...), công nghiệp thực phẩm (khử nấm, vô trùng thực phẩm)... Lượng BXG lớn gây bệnh phóng xạ ở người, sinh vật. Để chống tác hại của BXG, cẩn có vật liệu che chắn dày, tận dụng hầm hào, ụ, nhà cửa hoặc địa vật tự nhiên...

        BỨC XẠ HỔNG NGOẠI, bức xạ điện từ, mắt thường không nhìn thấy, có bước sóng λ trong khoảng 10-3-0,77.10-6m. Mọi vật có nhiệt độ cao hơn không độ tuyệt đối (K) đều phát ra BXHN (khoảng 50% năng lượng bức xạ của Mặt Trời và khoảng 95% năng lượng bức xạ của đèn sợi đốt là BXHN). BXHN được sử dụng trong các ngành vật lí thiên văn, quang phổ, địa vật lí, y học, sinh học và là cơ sở của ngành kĩ thuật hồng ngoại (chế tạo các thiết bị hồng ngoại). Trong QS, BXHN dùng trong các thiết bị nhìn đêm, kính nhìn xa, rađa hồng ngoại, chụp ảnh hồng ngoại... để quan sát, định vị, nhận biết mục tiêu; trong thiết bị điều khiển (đầu tự dẫn hồng ngoại, ngòi nổ hồng ngoại...).

        BỨC XẠ ION HÓA, bức xạ gây ra sự ion hóa môi trường. Có hai loại BXIH: bức xạ lượng tử (gồm các bức xạ tử ngoại, rơnghen và gamma), bức xạ hạt cơ bản (gồm các bức xạ anpha, bêta, prôton, positron và nơtrôn). Nguồn BXIH có thể là tự nhiên (các tia vũ trụ và các chất phóng xạ) hoặc nhân tạo (các vụ nổ hạt nhân, các máy gia tốc hạt, các thiết bị phát rơnghen). BXIH hủy hoại tế bào, sát thương người, động vật, thực vật, làm hỏng các thiết bị điện tử, là một trong các nhân tố gây tác hại lớn của vũ khí hạt nhân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 10:41:13 am »

     
       BỨC XẠ MẶT TRỜI, dòng vật chất và nâng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất. Gồm bức xạ điện từ và bức xạ hạt. Bức xạ điện từ khi tới bề mặt Trái Đất có hai dạng: bức xạ trực tiếp và bức xạ khuếch tán; có bước sóng từ bức xạ gamma đến sóng vô tuyến với năng lượng cực đại ở vùng quang phổ nhìn thấy. Khi qua khí quyển Trái Đất, các bức xạ sóng ngắn có hại cho sự sống bị tầng ôdôn hấp thụ. Bức xạ hạt (gió Mặt Trời) chủ yếu gồm các prôton và điện tử. Năng lượng bức xạ hạt của Mặt Trời thường thấp hơn năng lượng bức xạ nhiệt 107 lần và thâm nhập vào tầng khí quyển không quá 90km.

        BỨC XẠ NHIỆT, bức xạ điện từ của vật thể phát ra do sự biến đổi nội năng của nó, được xác định bởi nhiệt độ tuyệt đối và tính chất quang học của bề mặt vật thể. BXN xảy ra ở tất cả các nhiệt độ. Được ứng dụng trong nhiều ngành kĩ thuật và công nghiệp, đặc biệt trong các ngành năng lượng, luyện kim. BXN là cơ sở của thiết bị trinh sát mục tiêu và thiết bị báo sự cố kĩ thuật trong QS. Kiêcsôp, Planxcơ, Vine, Stêphani, Bôndơman là những nhà bác học tìm ra các định luật quan trọng nhất của BXN.

        BỨC XẠ NƠTRÔN, bức xạ dưới dạng dòng nơtrôn (hạt cơ bản của hạt nhân nguyên tử, trung hòa về diện, có khối lượng tĩnh mt= (1,674920 ± 0,0001) X 10-27kg) phát ra từ phản ứng hạt nhân; một thành phần của bức xạ xuyên, một trong những nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân. BXN được phát ra từ các nguồn nơtrôn dạng ống (ampun), từ các máy gia tốc hạt, lò phản ứng hạt nhân và vụ nổ hạt nhân. Tác dụng sát thương của nó được đặc biệt chú ý trong chế tạo vũ khí nơtrôn, loại vũ khí hạt nhân với lượng nổ nhiệt hạch công suất nhỏ; được Mĩ nghiên cứu, thử nghiệm từ những năm 60 của tk 20 và đưa vào trang bị từ 1981.

        BỨC XẠ QUANG của vụ nổ hạt nhân, bức xạ trong dải quang học phát ra từ mặt cầu lửa của vụ nổ hạt nhân do chất khí bị nung nóng ở nhiệt độ rất cao tạo thành. BXQcvnhn có bước sóng khác nhau thuộc các miền hồng ngoại, nhìn thấy, tử ngoại, tia rơnghen... và được truyền thẳng đi mọi phương với vận tốc ánh sáng (3.108m/s) và năng lượng rất lớn (khoảng 35% năng lượng vụ nổ hạt nhân). BXQcvnhn là nhân tố sát thương sinh lực quan trọng của vũ khí hạt nhân. Nó còn thiêu cháy, làm nóng chảy, phá hủy các phương tiện kĩ thuật, vũ khí, nhà cửa, hầm hào, công trình QS, cơ sở vật chất. Thời gian gây tác hại của BXQcvnhn từ 1/10 đến lOs, tùy theo đương lượng nổ. Có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tác hại của BXQcvnhn bằng các vật che chắn, công sự phòng hóa, sương, khói, mây mù, cây cối, nhà cửa...

        BỨC XẠ TRÁI ĐẤT, bức xạ nhiệt do bề mặt Trái Đất phát ra sau khi hấp thụ thành phần bức xạ trực tiếp của bức xạ Mặt Trời, thường ở dải sóng 4-100µm (giới hạn trên của bước sóng ứng với nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất khoảng 300K), thuộc vùng phổ hồng ngoại không nhìn thấy của bức xạ điện từ. Ở nhiệt độ 300K, cường độ bức xạ khoảng 0,6cal/cm2.ph. Do tác dụng của hiệu ứng nhà kính, BXTĐ có xu hướng làm tăng nhiệt độ của khí quyển và bề mật Trái Đất.

        BỨC XẠ TỬ NGOẠI (bức xạ cực tím), bức xạ điện từ có bước sóng λ nằm trong khoảng 10-380nm, mắt người không nhìn thấy được. Có BXTN gần (λ=200-380nm) và BXTN xa hay BXTN chân không (λ=10-200nm). Các nguồn BXTN tự nhiên gồm Mặt Trời, sao và các thiên thể; phần có bước sóng dài của chúng tới được bề mặt Trái Đất, phần có bước sóng ngắn bị bầu khí quyển (ở độ cao 30-200km) hấp thụ. Các nguồn BXTN nhân tạo dựa trên hiện tượng phóng điện qua chất khí, lade, plasma nhiệt độ cao, điện tử được gia tốc... BXTN gây hiệu ứng quang điện trên nhiều chất, làm phát huỳnh quang một số chất, thúc đẩy phản ứng quang hóa, có tác dụng sinh học mạnh (vd: tác dụng sát trùng). Được dùng trong vật lí (quang kĩ thuật), công nghệ hóa học, y học và nhiều lĩnh vực khác. Trong QS, BXTN được dùng để kích thích sự phát huỳnh quang trên các màn hiển thị ở một số thiết bị và nghiên cứu sử dụng như một loại vũ khí hủy diệt lớn với tác dụng phá hoại các tế bào sống bằng sự gây đột biến chúng.

        BỨC XẠ XUYÊN, bức xạ gamma và chùm hạt nơtrôn có khả năng xuyên thấu mạnh mà con người không nhìn thấy và cảm nhận được. Thường được phát ra từ tâm nổ, cầu lửa và đám mây phóng xạ của vụ nổ hạt nhân, từ quá trình phân rã của các đồng vị phóng xạ. BXX truyển thẳng di mọi phương với tốc độ hàng vạn km/s (chùm hạt nơtrôn) và tốc độ ánh sáng (chùm tia gamma). BXX chỉ chiếm 10-15% năng lượng vụ nổ hạt nhân, có tốc độ rất lớn, có tác dụng ion hóa tế bào sống, gây nên bệnh phóng xạ, làm hỏng khí tài quang học, linh kiện điện tử, nhiễm xạ môi trường, vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm... BXX là nhân tố hủy diệt chính của các vụ nổ hạt nhân cỡ nhỏ và rất nhỏ. Thời gian gây tác hại của nó từ 10-15s sau vụ nổ và tùy thuộc vào phương thức nổ. Liều lượng bức xạ của BXX phụ thuộc vào công suất nguồn, khoảng cách đến nguồn và tính chất vật lí của môi trường, vd: với vụ nổ trong không khí có công suất tương đương 20 nghìn tấn TNT, ở khoảng cách 600m tới tâm nổ, liều lượng bức xạ lên đến 10 nghìn rơnghen; ở khoảng cách lkm là 1.000R và l,5km là 100R. Để phòng chống BXX có hiệu quả dùng các lớp bê tông, phương tiện kĩ thuật bọc thép, lớp đất, cát dày hoặc vật cản tự nhiên để che chắn.

        BƯỚC VÀO CHIẾN ĐẤU nh TIẾN VÀO CHIẾN ĐẤU

        BZ (3- Quinuclidinyl bezylat), chất độc tâm thần, công thức cấu tạo:


tinh thể màu vàng nhạt hoặc trắng, nhiệt độ nóng chảy 190°c, nhiệt độ sôi 322°c, ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. BZ được dùng ở thể xon khí. Các triệu chứng trúng độc: mất tiếng, giãn đồng tử, nôn mửa, tăng huyết áp và mạch, mất trí, ảo thị, ảo thính giác... Liều độc mất sức chiến đấu trung bình ICt50=0,llmg.ph/l, liều độc ngưỡng 0,05 mg.ph/1, thời gian ủ bệnh 0,5-2 giờ. Để phòng tránh, dùng mặt nạ phòng độc; để giải độc, dùng các thuốc an thần reserpin. aminazin, meratran... BZ được đưa vào trang bị QĐ Mĩ từ 1962. Trong chiến tranh xâm lược VN quân Mĩ đã sử dụng nhiều lựu đạn BZ ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bồng Sơn, Hậu Nghĩa, Châu Thành... Chỉ riêng chiến dịch Cánh Trắng 3.1966 Sư đoàn kị binh bay 1 của Mĩ đã dùng 3.000 quả lựu đạn BZ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:05:22 pm »

     
HẾT B
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM