Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:19:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:03:59 pm »


        BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH (THÀNH PHỐ), cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), có chức năng tham mưu cho tỉnh ủy (thành ủy) và UBND tinh (thành phố) lãnh đạo và quản lí nhà nước về quốc phòng ở địa phương, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy LLVTND địa phương về các mặt xây dựng, hoạt động và tác chiến, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy (thành ủy), UBND tỉnh (thành phố) và chỉ huy của BTL quân khu. Tổ chức gồm Chỉ huy trướng (tinh đội trường), các phó chỉ huy trường (phó tình đội trưởng), các cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật, tài chinh) và bộ phận phục vụ. BCHQST qua các thời kì với các tên gọi: tỉnh đội dân quân (3.1947), tỉnh đội (4.1949), BCHQST (10.1971), tỉnh đội từ 2004.

        BỘ ĐỘI, 1) gọi chung một tổ chức QĐ như: quân chủng (BĐ phòng không - không quân, BĐ hải quân), binh chủng (BĐ pháo binh, BĐ tăng thiết giáp. BĐ công binh...), các ngành chuyên môn (BĐ xăng dầu, BĐ quân khí...) và quân khu; một hình thức tổ chức như: BĐ chủ lực, BĐ địa phương; 2) từ thông dụng để chỉ QĐ và quân nhân nói chung; 3) (cũ) gọi cấp binh đội (như trung đoàn).

        BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, lực lượng vũ trang nhân dân của nước VN, bộ phận của QĐND VN có chức năng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia (trên đất liền, hải đảo, vùng biển. cửa khẩu). Thành lập 3.3.1959 theo nghị định 100/TTg của thú tướng chính phủ VN DCCH, thuộc Bộ nội vụ (nay là Bộ công an), với tên gọi Công an nhân dân vũ trang. 19.12.1979 trực thuộc BQP theo nghị quyết 22/NQ-TƯ, chính thức mang tên BĐBP; gồm: cơ quan chỉ huy các cấp, đơn vị biên phòng cơ động (đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, hải đội, hải đoàn độc lập...), đồn biên phòng và hệ thống nhà trường. 8.8.1988 trục thuộc Bộ nội vụ theo nghị quyết 07/NQ-TƯ và quyết định 104/HĐBT của HĐBT nước CHXHCN VN. Từ 124995 trực thuộc BQP theo nghị quyết 11/NQ-TƯ. Đơn vị Ah LLVTND (1979). Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Phan Trọng Tuệ.

        BỘ ĐỘI BINH CHỦNG HỢP THÀNH, gọi chung các binh đội, binh đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới, hải quân đánh bộ, thiết giáp và liên binh đoàn lục quân. Trong biên chế thường có đơn vị binh chủng (bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh, phòng không, thiết giáp...), bộ đội chuyên môn (thông tin, công binh, hóa học...) và ngành nghiệp vụ để tác chiến hiệp đồng quân binh chùng. Được gọi tên theo cấp tổ chức và binh chủng chủ yếu. Vd: sư đoàn bộ binh, trung đoàn bộ binh cơ giới, lữ đoàn hải quân đánh bộ...

        BỘ ĐÔI BÌNH XUYÊN, LLVT hợp nhất các nhóm vũ trang của giới giang hồ và các lực lượng khác của h. Nhà Bè (Sài Gòn), do Xứ ủy và Lâm ủy hành chính Nam Bộ tổ chức và chỉ đạo sau CM tháng Tám (1945). Lúc đầu lấy tên LLVT thống nhất Nhà Bè, sau đổi thành BĐBX gồm 9 nhóm vũ trang, quân số khoảng 2.000, tổ chức thành 24 trung đội chiến đấu, có 1.300 súng các loại, từ hạt nhân chi đội 2 và 3 thuộc Vệ quốc đoàn Khu 7. Chỉ huy trưởng: Dương Văn Dương, ủy vièn chính trị: Đinh Văn Nhị, tham mưu trưởng: Từ Vãn Ri. Hoạt động chiến đấu chủ yếu ở rnặt trận đông nam Sài Gòn, Chiến khu Rừng Sác và Nam Trung Bộ. Sau khi Dương Văn Dương hi sinh (16.2.1946), BĐBX có sự phân hóa: một bộ phận đầu hàng địch; lực lượng còn lại sáp nhập vào các trung đoàn, các cơ quan QS địa phương ở chiến trường miền Đông Nam Bộ (cuối 1948).

        BỘ ĐỘI CHỦ LỰC, thành phần của ba thứ quân, lực lượng nòng cốt của QĐND VN, trực thuộc BQP hoặc quân khu, gồm các quân chủng, binh chủng và bộ đội chuyên môn, cơ động trên các chiến trường, tác chiến tập trung, thường phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. BĐCL được quy định rõ về tổ chức theo sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Tiền thân của BĐCL (và của QĐND VN) là Đội VN tuyên truyền giải phóng quân, thành lập 22.12.1944.

        BỘ ĐỘI CHUYÊN MÔN, lực lượng chuyên làm nhiệm vụ bảo đảm hoạt động tác chiến và hoạt động thường ngày của các đơn vị trong QĐ (như: bảo đảm công binh, thông tin liên lạc, phòng hóa, xăng dầu, vận tải...). Một số BĐCM có thể trực tiếp chiến đấu (đánh phá giao thông, phá vật cản, tiêu diệt sinh lực...) bằng vũ khí trong biên chế. Trong QĐND VN, BĐCM được tổ chức trong bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và được biên chế trong các quân khu, quản đoàn, binh chủng, quân chủng...; có lực lượng trực thuộc BQP (công binh, thông tin, hóa học), có lực lượng thuộc ngành (xăng dầu, vận tải, quân khí...). BĐCM thuộc cấp nào, dưới sự lãnh đạo chỉ huy của cấp đó và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ của binh chủng, ngành chuyên môn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:05:20 pm »


        BỔ ĐỘI CỤ HỒ, tên gọi mà nhân dân VN dành cho cán bộ, chiến sĩ QĐND VN từ KCCP đến nay. Tên gọi BĐCH biểu hiện tập trung những truyền thống tốt đẹp của QĐND VN, nói lèn niềm tin yêu sâu sắc của nhân dân với QĐ, một QĐ CM “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. BĐCH trở thành biểu tượng cao đẹp trong lòng nhân dân VN về một mẫu người, một nhân cách người chiến sĩ của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

        BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG, thành phần của ba thứ quân, được tổ chức ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), quận, huyện, thị xã; lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương trong tác chiến; phối hợp cùng dân quân tự vệ, công an nhân dân trong tác chiến và bảo đảm an ninh chính trị địa phương trong thời bình. BĐĐP do cơ quan QS địa phương trực tiếp chỉ huy, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo. BĐĐP thành lập 7.4.1949 theo sắc lệnh 103-SL của chủ tịch nước VN DCCH, có nhiệm vụ ban đầu: thay thế các đại đội độc lập chiến đấu bảo vệ địa phương, diệt tề, trừ gian, vũ trang tuyên truyền phát triển chiến tranh du kích... Tổ chức BĐĐP ở các cấp thường là; cấp tỉnh (tỉnh đội, các phân đội bảo đảm, phục vụ, các đơn vị trực thuộc); cấp huyện (huyện đội, bộ phận bảo đảm, phục vụ, các đơn vị trực thuộc).

        BỘ ĐỘI ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG, binh chủng của lục quân trong QĐ nhiều nước, thường đổ bộ bằng dù hoặc đổ bộ hạ cánh (x. đổ bộ đường không) để tác chiến trong hậu phương của đối phương và làm những nhiệm vụ khác. Được tổ chức thành đơn vị cấp lữ đoàn, sư đoàn hoặc quân đoàn. BĐĐBĐK có khả năng cơ động nhanh, xa, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến đạt hiệu quả cao. Trong QĐ Mĩ và một số nước có không quân phát triển, BĐĐBĐK được trang bị máy bay trực thăng các loại, trở thành lực lượng tác chiến cơ động dường không. Cg lực lượng tác chiến không - bộ.

        BÔ ĐỘI HÓA HỌC, lực lượng chuyên môn của QĐ (LLVT) nhiều nước, được trang bị các phương tiện kĩ thuật chuyên ngành; có chức năng bảo đảm hóa học cho các hoạt động tác chiến, làm nòng cốt trong phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, có thể trực tiếp chiến đấu bằng các vũ khí đặc chủng (súng phun lửa, chất độc, khói...). Ở một số nước, BĐHH được tổ chức thành binh chủng (xt Binh chủng hóa học).

        BỘ ĐỘI NAM TIẾN, gọi chung các đơn vị Việt Nam giải phóng quân (Vệ quốc đoàn) tình nguyện vào miền Nam chiến đấu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945). Hưởng ứng lời kêu gọi cả nước dốc sức chi viện cho miên Nam của chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời nước VN DCCH, từ thủ đô Hà Nội, căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, các tỉnh duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, nhiều đại đội, chi đội VN giải phóng quân được gấp rút thành lập và lên đường vào Nam. 26.9.1945 chi đội đầu tiên xuất phát bằng tàu hóa từ Thanh Hóa, do chi đội trưởng Mông Phúc Thơ và chính trị viên Nam Long chỉ huy, đầu 10.1945 vào đến Sài Gòn, đảm nhiệm mặt trận đông bắc thành phố. Đến 3.1946 có 12 chi đội và 6 đại đội BĐNT chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các đơn vị BĐNT giữ vai trò nòng cốt trong chiến đấu, xây dựng, phát triển bộ đội chủ lực tập trung ở Đông Nam Bộ, nhất là ở Nam Trung Bộ. Các trận đánh tiêu biểu: Thị Nghè (Sài Gòn, 18.10.1945), Nha Trang. Buôn Ma Thuật, Di Linh, Đà Lạt, Ma Đrắc (19.10.1945-2.1946). Thắng lợi của BĐNT đã góp phần làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc KCCP.

        BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG, bộ phận của QĐ (LLVT) được trang bị vũ khí phòng không để bảo vệ vùng trời quốc gia, đánh trả các phương tiện tiến công đường không của đối phương, bảo vệ các mục tiêu được giao hoặc tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước, chi viện cho các lực lượng tác chiến trên bộ, trên biển; có thể chiến đấu độc lập hoặc phối hợp với không quân và các lực lượng phòng không khác. Ở một số nước, BĐPK được tổ chức thành quân chủng hoặc một thành phần của quân chủng phòng không - không quân (xt Quân chủng phòng không - không quân Quân đội nhân dân Việt Nam).

        BÔ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP, binh chủng chiến đấu của QĐ (LLVT) nhiều nước; được trang bị xe tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành (có hỏa lực manh, khả năng cơ động cao, sức đột kích mạnh, khả năng tự bảo vệ tốt); lực lượng đột kích quan trọng của lục quân và hải quân đánh bộ. Thường sử dụng để đột phá phòng ngự hoặc thọc sâu, vu hồi đánh chiếm những mục tiêu quan trọng trong chiều sâu đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch) của đối phương, phát triển tiến công, chiếm giữ tuyến (mục tiêu) quan trọng và làm những nhiệm vụ khác. Có khả năng độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với bộ binh và các lực lượng khác (xt Binh chủng tăng thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:06:43 pm »


        BỘ ĐỘI TÂY TIẾN, gọi chung các đơn vị Vệ quốc đoàn (QĐND VN) tham gia nhiệm vụ “tiến quân lên Tây Bắc” sau 2.9.1945 và “mở mặt trận miển Tây” trong thời kì đầu KCCP. Gồm các đại đội, tiểu đoàn chiến đấu của Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Yên, Sơn Tây. Thanh Hóa, Nghệ An và một số đội vũ trang tuyên truyền, đội xung phong công tác của chiến khu 2,10... Đại đội Anh Đệ - Tuấn Sơn của Hà Nội là đơn vị BĐTT đầu tiên. BĐTT dã cùng với nhân dân các dân tộc Tây Bắc vừa xây dựng, củng cố chính quyền CM vừa chặn đánh quân Pháp từ TQ sang Điện Biên Phú, Tuần Giáo, Quỳnh Nhãi, Mường Sài; tiến quân sang Sầm Nưa cùng lực lượng CM Lào lập căn cứ, xây dựng chính quyền và LLVT CM; tiêu diệt căn cứ hậu cần quân Pháp ở Mường Láp (Thượng Lào); phá thế bao vây uy hiếp của quân Pháp đối với miền Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ VN. Trong điều kiện hoạt động gian khổ, khó khăn, BĐTT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, công tác và nhiệm vụ quốc tế, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc KCCP của nhân dân VN và nhân dân Lào.
       
        BỘ ĐỘI THÔNG TIN LIÊN LẠC. lực lượng chuyên môn của QĐ (LLVT) nhiều nước, được trang bị các phương tiện kĩ thuật chuyên ngành để bảo đảm thông tin liên lạc quân sự. ở một số nước, BĐTTLL được tổ chức thành binh chủng (xt Binh chủng thông tin - liên lạc Quân đội nhân dân Việt Nam).

        BỘ ĐỘI TRINH SÁT, gọi chung các phân đội, binh đội trinh sát độc lập hoặc trong thành phần của binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn thuộc quân chủng, binh chủng và bộ đội chuyên môn, được trang bị phương tiện, khí tài tương ứng để thu thập tin tức cần thiết về đối phương, địa hình, thời tiết... BĐTS hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của người chỉ huy và cơ quan tham mưu.

        BỘ ĐỘI VẬN TẢI, bộ đội chuyên môn của ngành hậu cần QĐ, làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất, kĩ thuật và người bàng các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không phục vụ yêu cẩu chiến đấu và sinh hoạt của bộ đội. Bao gồm các phân đội, binh đội, binh doàn vận tải được biên chế ở các đơn vị (tiểu đoàn bộ binh, các trung đoàn và tương đương trở lên) và hệ thống cơ quan các cấp (ban, phòng, cục) giúp người chỉ huy quản lí, điều hành công tác vận tải QS.

        BỘ ĐỘI VIỆT - MĨ, đơn vị của Việt Nam giải phóng quân. thành lập 7.1945 tại Việt Bắc theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Gồm khoảng 200 cán bộ chiến sĩ VN được chọn trong các đơn vị giải phóng quân và một số quân nhân Mĩ, được tổ chức theo thỏa thuận giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với tướng Sennôn - tổng tư lệnh không quân Mĩ ở TQ với mục đích cứu giúp phi công Đồng minh bị rơi ở Đông Dương. Do Đàm Quang Trung chỉ huy. Thiếu tá Tômat tự coi mình là tham mưu trưởng. Tham gia giải phóng Thái Nguyên (16- 20.8.1945). Ngày 20.8.1945, được bổ sung quân số, vũ khí, tổ chức thành Chi đội 4. Đến 9.9.1945 BĐV-M mặc nhiên không tổn tại do các quân nhân Mĩ chấm dứt nhiệm vụ.

        BỘ ĐỘI XĂNG DẨU, bộ đội chuyên môn của ngành hậu cần QĐ, làm nhiệm vụ bảo đảm xăng dầu, phương tiện kĩ thuật và vật tư chuyên dùng cho hoạt động của QĐ. Gồm cơ quan chuyên ngành (ban, phòng, cục) biên chế từ cấp sư đoàn (tương đương) trở lên và đơn vị (binh đội, phân đội, kho, trạm...) trực thuộc.

        BỘ ĐƯỜNG ỐNG DÃ CHIẾN, tổ hợp các phương tiện kĩ thuật, thiết bị dùng dể chuyển nhiên liệu lỏng bằng cách bơm, đưa nhiên liệu đi xa trong hệ thống ống đặt trên địa hình. Gồm: các ống, phụ kiện đường ống, máy bơm đẩy, máy nén khí, thiết bị, dụng cụ lắp ráp, đo lường, kiểm tra và các phương tiện khác kèm theo như xe ô tô các loại, máy thông tin, bể chứa xăng dầu, máy ủi, cần cẩu... BĐÔDC loại PMT- 150 và PMTA-150 (chiều dài mỗi bộ 150km, đường kính của ống là 100 hoặc 150mm) sản xuất tại LX đã được QĐND VN sử dụng có hiệu quả trong KCCM.

        BỘ LUẬT HÌNH SỰ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, bộ luật quy định các tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội; được Quốc hội nước CHXHCN VN thông qua 21.12.1999, chủ tịch nước kí lệnh công bố 4.1.2000, co hiệu lực từ 1.7.2000. BLHSNCHXHCNVN kế thừa và phát triển Bộ luật hình sự 1985 (sửa đổi, bổ sung 1989, 1991,1992 và 1997) và khoa học hình sự thế giới. Gồm lời nói đầu, phần chung và phần các tội phạm. Phần chung (10 chương, 77 điều) quy định: các điểu khoản cơ bản; hiệu lực của bộ luật; tội phạm (khái niệm và những vấn đề về tội phạm); thời hiệu truy cứu và miễn trách nhiệm hình sự; hình phạt (khái niệm) và các loại hình phạt (khái niệm); các biện pháp tư pháp; về quyết định hình phạt; thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành và giảm thời gian chấp hành hình phạt; xóa án tích; quy định đối với người chưa thành niên phạm tội. Phần các tội phạm (14 chương, 267 điều) quy định các tội về: xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm các quyền của công dân; xâm phạm sở hữu; xám phạm chế độ hôn nhân và gia đình; xàm phạm trật tự quản lí kinh tế; các tội phạm về môi trường; các tội phạm về ma tuý; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; xâm phạm trật tự quản lí hành chính; các tội phạm về chức vụ; xâm phạm hoạt động tư pháp; xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. BLH- SNCHXHCNVN góp phần quan trọng vào việc bảo vệ những thành quả của CM, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:07:42 pm »


        BỘ PHÁ RÀO x. TÊN LỬA PHÁ RÀO

        BỘ PHẬN (ĐỘI) MỞ CỬA ĐÁNH CHIẾM ĐẦU CẦU, thành phần của đội hình chiến đấu tiến công địch phòng ngự có chuẩn bị, dùng để mở cửa, đánh chiếm, giữ vững và mở rộng đầu cầu, tạo bàn đạp cho các phân đội đột kích đánh vào bên trong trận địa phòng ngự của địch. Lực lượng BP(Đ)MCĐCĐC gồm một trung đội hoặc một đại đội bộ binh được trang bị thuốc nổ, phương tiện mở cửa, vũ khí bộ binh và có thể được tăng cường hỏa khí, thường tổ chức thành tổ hỏa lực, tổ mở cửa. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ mở cửa chiếm đầu cầu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khác trong phát triển tiến công.

        BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, bộ thuộc chính phủ nước CHXHCN VN (VN DCCH), do bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu, có chức năng quản lí nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, QĐ và dân quân tự vệ, đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy QĐ và dân quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN nhằm ngăn chận, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Tổ chức hiện nay gồm: Văn phòng BQP, BTTM, TCCT, TCHC, TCKT, TCCNQP, Tổng cục II và một số cơ quan trực thuộc khác. Thành lập 27.8.1945 (ngày chính phủ lâm thời VN DCCH thành lập và ra tuyên cáo). Tên gọi: BQP (8.1945-10.1946); BQP - tổng chỉ huy (11.1946-7.1947, sau khi thống nhất BQP với QS ủy viên hội); BQP (7.1947-10.1948, khi chia BQP - tổng chỉ huy thành BQP và Bộ tổng chỉ huy); BQP- tổng chỉ huy (10.1948- 3.1949, sau khi hợp nhất BQP và Bộ tổng chỉ huy); BQP -  tổng tư lệnh (3.1949 -75, sau khi đổi tên Bộ tổng chỉ huy QĐ quốc gia và dân quân VN thành Bộ tổng tư lệnh QĐ quốc gia và dân quân VN); BQP (từ 1976).

        BỘ THAM MƯU, cơ quan chỉ huy cấp chiến dịch và tương đương trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, BTM là cơ quan tham mưu, dược tổ chức ở các quân khu từ 1957, sau đó tổ chức ở quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương. BTM có chức năng giúp đảng ủy và BTL hoặc thủ trưởng cấp mình quản lí, chỉ huy tác chiến, tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đáu; là trung tâm hiệp đồng các cơ quan, các đơn vị có liên quan trong các hoạt động QS đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của phòng (ban) tham mưu đơn vị trực thuộc. Tổ chức BTM thường có các phòng, ban: tác chiến, trinh sát, quân lực, quân huấn, thông tin, cơ yếu, tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh, hóa học, chính trị và một số ban, đơn vị trực thuộc; ở quân khu, Quân chủng hải quân còn có phòng đặc công, phòng dân quân tự vệ.

        BÔ TỔNG THAM MƯU, cơ quan chỉ huy LLVT quốc gia, có chức năng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của LLVT và điều hành các hoạt động QS trong thời bình, thời chiến. Ở một số nước (Mĩ, Anh), tương đương với BTTM là bộ tham mưu liên quân (cơ quan làm việc của hội đồng các tham mưu trưởng). Trong QĐND VN, BTTM được thành lập 7.9.1945 theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ: tổ chức nắm tình hình địch, ta; nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; tổ chức lực lượng, chỉ huy QĐ và dân quân tự vệ trong huấn luyện, tác chiến; điều hành các hoạt động QS phòng thủ đất nước... Tổ chức biên chế BTTM phát triển theo từng giai đoạn CM của đất nước và nhiệm vụ chính trị của LLVT. Tổ chức hiện nay gồm có: Văn phòng BTTM, Cục tác chiến, Cục tác chiến điện tử, Cục quân lực, Cục quân huấn, Cục nhà trường, Cục cơ yếu, Cục bản đồ, Cục dân quân tự vệ, Cục chính trị, Cục quản lí hành chính và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc khác. Tổng tham mưu trưởng qua các thctì kì: Hoàng Văn Thái* (1945- 53), Văn Tiến Dũng (1953-78), Lê Trọng Tấn (1978-86), Lê Đức Anh (1986-87), Đoàn Khuê (1987-91), Đào Đình Luyện (1991-95), Phạm Văn Trà (1996-97), Đào Trọng Lịch (1997- 98), Lê Văn Dũng (1998-2001), Phùng Quang Thanh (từ 5.2001).

        BỘ TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, cơ quan chỉ huy cao nhất của LLVTND VN trong thời gian 1946-75. Tiền thân là ủy ban kháng chiến toàn quốc thành lập 2.3.1946, đổi thành Quân sự ủy viên hội (6.5.1946) theo sắc lệnh 60-SL của chủ tịch nước VN DCCH. Từ 11.1946 là Bộ tổng chỉ huy QĐ quốc gia VN, sau đổi là Bộ tổng chỉ huy QĐ quốc gia và dân quân tự vệ VN (3.1947), Bộ tổng chỉ huy QĐ quốc gia và dân quân VN (sắc lệnh 165-SL ngày 14.4.1948), Bộ tổng tư lệnh QĐ quốc gia và dân quân VN (sắc lệnh 14-SL ngày 12.3.1949), BTTLQĐND VN (từ 9.1954). Tổng tư lệnh (trước đó là chủ tịch QS ủy viên hội, tổng chỉ huy); Võ Nguyên Giáp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:09:05 pm »


        BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG, chức vụ đứng đầu BQP, thành viên của chính phủ, có nhiệm vụ, quyển hạn do hiến pháp và pháp luật quy định, ở một số nước, BTBQP có thể là quan chức dân sự. Ở VN, BTBQP chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và Quốc hội về lĩnh vực phụ trách. 1945-48 BTBQP phụ trách công tác hành chính QS (không trực tiếp chỉ huy QĐ). Từ cuối 1948, BTBQP quản lí nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, trực tiếp chỉ huy QĐ và dân quân tự vệ về xây dụng, huấn luyện và tác chiến. BTBQP qua các thời kì: Chu Văn Tấn (1945-46), Phan Anh (1946), Võ Nguyên Giáp (1946-47), Tạ Quang Bửu (1947-48), Võ Nguyên Giáp (1948-79), Văn Tiến Dũng (1980-86), Lê Đức Anh (1987-91), Đoàn Khuê (1991-96), Phạm Văn Trà (từ 1997).

        BỘ TƯ LỆNH, cơ quan chỉ huy cao nhất của một đơn vị (lực lượng) cấp chiến dịch, chiến lược hoặc tương đương trong LLVT nhiều nước, gồm tư lệnh, các phó tư lệnh và các bộ phận giúp việc. Trong QĐND VN, BTL được quy định lần dầu theo sắc lệnh 14-SL ngày 12.3.1949 của chủ tịch nước VN DCCH, có BTL quân chủng, quân đoàn, quân khu và tương đương. Chức năng nhiệm vụ: quản lí, chỉ huy tác chiến, tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, thực hiện các chế độ chính sách... đối với lực lượng thuộc quyền theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, nghị quyết của đảng ủy cấp mình, chỉ thị, mệnh lệnh và nghị quyết của cấp trên. Đối với BTL quân chủng, binh chủng còn có chức năng tham mưu cho BQP về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân chủng, binh chủng dự bị chiến lược và lực lượng quân chúng, binh chúng toàn quân; lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp các đơn vị quân chủng, binh chủng dự bị chiến lược thuộc quyền. BTL thường có các bộ phận giúp việc: tham mưu, chính tri, hậu cần, kĩ thuật, tài chính... mà tổ chức biên chế cụ thể do BQP quy định.

        BỘ TƯ LỆNH HÀNH QUÂN, cơ quan chỉ huy tác chiến cao nhất trực tiếp dưới quyền của BTTM QĐ Sài Gòn. BTLHQ có những quyền hạn và trách nhiệm: chỉ huy các quân đoàn, các lực lượng trực thuộc và phối thuộc cho quân đoàn về mặt tác chiến; soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược theo lệnh BTTM và kế hoạch sử dụng lực lượng; điều hành các cuộc hành binh theo kế hoạch và chỉ huy lực lượng tổng dự bị nếu được BTTM giao quyền; nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của QĐ về mặt chiến thuật và kĩ thuật. Thành lập lần đầu 20.5.1961. Được thay thế bằng Trung tâm hành quân thuộc BTTM (từ 1965).

        BỘ TƯ LỆNH THÁI BÌNH DƯƠNG, liên binh đoàn chiến lược của QĐ Mĩ phụ trách chiến trường tác chiến Thái Bình Dương; một trong những BTL hợp nhất trực thuộc BQP thông qua Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. SCH: Honolulu (Haoai). Tổ chức tiền thân: BTL Viễn Đông của Mac Actơ (đặt ở Tôkiô) trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Dưới quyền chỉ huy của tư lệnh BTLTBD có các lực lượng: Tập đoàn quân Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương (x. Hạm đội 7) và lực lượng không quân Thái Bình Dương. Có nhiệm vụ tiến hành các cuộc hành binh liên quân chúng trong các cuộc chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương và các hoạt động QS khác. Trong chiến tranh xâm lược VN, BTLTBD đóng một vai trò trung gian không rõ ràng giữa Lầu Năm Góc và MACV trên nhiều vấn đề về tổ chức, chí huy, sử dụng lực lượng QĐ Mĩ trong tác chiến, đặc biệt trong các bước ngoặt quan trọng của chiến tranh. Các tư lệnh BTLTBD trong chiến tranh VN: đô đốc Hari Đ. Phentơ (đến 6.1964), đô đốc Iulixit s. Sap (đến 7.1968); đô đốc Giôn s. Măcken (đến 9.1972); đô đốc Noen Gailơ (đến cuối chiến tranh VN).
     
        BỘC PHÁ, 1) lượng nổ dùng để phá vật cản (hàng rào thép gai, tường chắn...), công trình QS (lô cốt, hầm ngầm...), công trình dân sự (cầu, cống, đường bộ, đường sắt...) và vào các mục đích khác; 2) dùng lượng nổ để chiến đấu hoặc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm công trình.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:10:43 pm »


        BỒI THƯỜNG CHIẾN TRANH, việc nước bại trận trong chiến tranh phải trả cho nước thắng trận một khoản tiền hoặc hiện vật. BTCT dựa trên “quyền kẻ thắng”, không kể chính nghĩa hay phi nghĩa. Hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) quy định triều đình Huế phải bồi thường cho Pháp 4 triệu USD (tương đương 2.880.000 lạng bạc), nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đỏng Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn... Công ước quốc tế La Hay (1907) đã đưa ra một số điều khoản hạn chế việc BTCT. Sau CTTG-I (1914- 18), theo hòa ước Vecxây (28.6.1919), BTCT được thay thế bằng chế định đền bù thiệt hại chiến tranh.

        BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC, tổng thể các nhân tố và điều kiện chi phối việc hình thành và phát triển chiến lược của các bên tham chiến. Các nhân tố chủ yếu là: tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, thành phần và trạng thái LLVT của các bên tham chiến. BCCL do cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi bên dánh giá, làm cơ sở để hoạch định chiến lược cho toàn bộ cuộc chiến tranh, hoặc từng giai đoạn chiến tranh.

        BÔLA (P. Emile Bollaert; 1890-?), cao ủy Pháp ở Đông Dương (3.1947-9.1948). Sinh tại Dunkêque. 1934-40 tỉnh trưởng vùng Rônơ, sau đó bị chính phủ Pêtanh cách chức. CTTG-II tham gia kháng chiến chống phát xít Đức. 1946 được bầu làm ủy viên Cộng hòa Pháp. 3.1947 được cử làm cao ủy Pháp tại Đông Dương, muốn tìm kiếm giải pháp chính trị cho quan hệ Pháp - VN, lúc đầu định đàm phán với chính phủ VN DCCH. Sau do sức ép của phái hữu trong chính phủ Pháp và của các phần tử thực dân muốn duy trì quyền lợi ở Đông Dương, đã quay sang đàm phán với Bảo Đại, nhằm thực hiện sự cai trị của Pháp ở VN thông qua chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng lên. 5.6.1948 trên tàu chiến Pháp Đugoay Truin (Duguay Trouin), đã cùng Bảo Đại kí hiệp định Hạ Long xác định VN nằm trong Khối liên hiệp Pháp.

        BOLIVIA (Cộng hòa Bolivia; República de Bolivia, A. Republic of Bolivia), quốc gia ở Nam Mĩ. Dt 1.098.58 lkm2; ds 8,59 triệu người (2003); 60% người da đỏ, còn lại người lai và người da trắng. Ngôn ngữ chính thức; tiếng Tây Ban Nha: ngôn ngữ thông dụng: tiếng Kèchoa, tiếng Aymara. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: La Pat. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Phía tây là dãy Anđet, đỉnh cao nhất: Nêvađô Xahama 6.542m; phía đông là đồng bằng. Khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. Ở vùng núi cao dao động nhiệt độ trong ngày 40-50°C; lượng mưa 1.300-1,600mm/năm. Sông sâu, đầy nước. Rừng chiếm 40% diện tích. Kinh tế phụ thuộc nhiều vào tư bản Mĩ, Nhật, Anh. Công nghiệp khai khoáng chiếm 93% giá trị xuất khẩu. GDP 7,969 ti USD (2002), bình quân đầu người 940 USD. Thành viên LHQ (14.11.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với VN 12.2.1987. LLVT: lực lượng thường trực 31.500 người (lục quân 25.000, không quân 3.000, hải quân 3.500). Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 12 tháng. Trang bị: 36 xe tăng hạng nhẹ, 16 xe thiết giáp trinh sát, 72 xe thiết giáp chở quân, 128 pháo mặt đất, 50 súng cối, 37 máy bay chiến đấu, 16 máy bay trực thăng, 80 tàu tuần tiễu đường sông, 18 tàu hộ tống... Ngân sách quốc phòng 118 triệu USD (2003).


        BÔN TẬP X. TẬP KÍCH
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:12:22 pm »


        BÔNG VÃN DĨA (1905-83), Ah LLVTND.(1967). Quê xã Tân An, h. Ngọc Hiển, t. Cà Mau; tham gia CM 1934, nhập ngũ 1945, đại tá (1981); đv ĐCS VN (1940); khi tuyên dương Ah là đoàn phó Đoàn vận tải biển 962 thuộc Quân khu 9. Trong khởi nghĩa Nam Kì (1940), tham gia đánh chiếm Hòn Khoai. Sau khởi nghĩa bị địch bắt, đày ra Côn Đảo 5 năm, địch tra tấn cực hình vẫn kiên trung, bất khuất; tham gia chuẩn bị nhiều cuộc vượt biển về đất liền của các chiến sĩ CM. Trong KCCP, mua và tổ chức vận chuyển 16t vũ khí từ nước ngoài về cung cấp cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong KCCM, 4.1962 chỉ huy tàu trinh sát mở tuyến vận tải trên biển từ miền Bắc vào miền Nam. 10.1962 cùng Lê Văn Một chỉ huy chuyến tàu đầu tiên chở 30t vũ khí từ miền Bắc cập bến Vàm Lũng (Nam Bộ), mở đường vận tải chiến lược trên biển chi viện cho chiến trường miền Nam. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba.


        BÔRÔĐINÔ (N. EopognHO), làng thuộc h. Môgiaixki, t. Maxcơva, tây tp Maxợơva 124km. Tại đây 7.9.1812 đã diễn ra trận quyết chiến giữa quân Nga (Cutudôp chỉ huy) và quân Pháp (Napôlêông chỉ huy) (x. trận Bôrôđinô, 1812). Tháng 10.1941 diễn ra các trận chiến đấu ác liệt chống quân phát xít Đức, bảo vệ Maxcơva. Phía nam B có khu bảo tàng lịch sử QS. 

        BỘT HẢI, vịnh ở tây bắc Hoàng Hải. Dài 280km, sâu 40m. thông với Hoàng Hải qua các eo biển Bột Hải và Lão Thiết Sơn. Gần bờ vịnh băng phủ từ tháng 11 đến tháng 3, biên độ bán nhật triều 3,4m. Các cảng chính: Đường Cô, Tần Hoàng Đảo. Thềm lục địa có mỏ dầu.

        BÔTXOANA (Cộng hòa Bôtxoana; A. Republic of Botswana), quốc gia ở nam châu Phi. Dt 581.730km2; ds 1,57 triệu người (2003); 99% người Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Txoana. Tôn giáo: 70% theo tín ngưỡng địa phương, 30% đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Gabôrơn. Chính thể cộng hòa trong Khối liên hiệp Anh, theo dường lối không liên kết, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng quốc gia (quốc hội). Địa hình tương đối bằng phẳng, trung tâm là lòng chảo Calahari và vùng đầm lầy Ôcayangô. Xung quanh là cao nguyên. Khí hậu cận nhiệt đới lục địa; phía bắc khí hậu nhiệt đới; lượng mưa 250-600 mm/năm. Các sông lớn: Limpôpô, Ôcayangô; nhiều hồ nước mặn. Khoáng sản: kim cương, vàng, măng gan... Kinh tế kém phát triển, phụ thuộc vào Nam Phi, Anh. Công nghiệp khai khoáng phát triển. GDP 5,196 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.070 USD. Thành viên LHQ (17.10.1966), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. LLVT: lực lượng thường trực 9.000 người (lục quân 8.500, không quân 500), lực lượng bán vũ trang 1.500. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 86 xe tăng hạng nhẹ, 12 xe thiết giáp trinh sát, 44 xe thiết giáp chở quân, 18 pháo mặt đất, 18 súng cối, 6 tên lửa chống tăng, 28 tên lửa phòng không, 7 pháo phòng không, 30 máy bay chiến đấu... Ngân sách quốc phòng 277 triệu USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:13:48 pm »


        BÔXNIA VÀ HECXÊGÔVINA (Cộng hòa Bôxnia và Hecxêgôvina; Bosna i Hercegovina, A. Republic of Bosnia and Herzegovina), quốc gia trên bán đảo Bancăng. Dt 51.129km2; ds 3,99 triệu người (2003); 44% người Bôxnia, còn lại Croatia và Xecbi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xecbi, Crôatia. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni, chính giáo Đông Xlayơ, đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Xaraêvô. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là chủ tịch hội đồng tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: hội đồng bộ trường do hội đồng tổng thống bổ nhiệm. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi thuộc dãy Anpơ Đinarich. Ở phía bắc, dọc sông Xaya là đồng bằng hẹp. Chiều dài bờ biển khoảng 20km. Rừng nhiệt đới bao phủ vùng trung tâm và phía đông. Nước nông - công nghiệp. Công nghiệp: khai khoáng, chế biến gỗ, luyện kim... GDP 4,769 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.170 USD Thành viên LHQ (22.5.1992). Theo hiệp định hòa bình Đaitơn, LLVT gồm 13.200 người (Bôxnia 9.200. Hecxêgôvina 4.000), lực lượng dự bị 150.000. Trang bị: 203 xe tăng. 35 xe chiến đấu bộ binh, 118 xe thiết giáp chở quân, 880 pháo mặt đất, 353 tên lửa chống tăng, 25 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 130 triệu USD (2002).


        BÔXPHO, eo biển ở tây bắc Thổ Nhĩ Kì, nối Biển Đen với biển Maơnara. Dài 30km, rộng 0,7-3,8km, sâu 20-102m. Bờ biển dốc, cao 20-25m. Khu vực cảng Ixtambun có cầu dài 1.560m, cao trên mặt nước 64m, bắc qua eo biển B. Mỗi năm hơn 20.000 tàu đi qua eo biển B.

        BÔXTƠN (A. Boston), thành phố cảng, hung tâm công nghiệp ở tây bắc nước Mĩ, trên bờ Đại Tây Dương. Ds 590 nghìn người (2000, cả khu vực phụ cận 5,8 triệu). Công nghiệp: chế tạo máy, hóa chất, cao su, in... Đường tàu điện ngầm, Trường đại học tổng hợp Hayơt. Cảng sâu 12m. Chiều dài toàn bộ các cầu cảng gân 40km, có xưởng sửa chữa tàu lớn. Được sử dụng làm nơi trú đậu cho các tàu chiến của hải quân Mĩ.

        BƠM TRINH ĐỘC NỬA TỰ ĐỘNG, khí tài trinh sát hóa học dùng để phát hiện, xác định một số loại chất độc (thần kinh, loét da, toàn thân, ngạt thờ) nhiễm trong không khí, bám dính trên địa hình, bề mặt vật thể... Gồm 3 bộ phận chính: đầu góp dùng để cắm ống trinh độc sấy nóng; bơm hút không khí lưu tốc 1,8-2,2 1/ph dùng điện áp một chiều 12V; cán bơm điểu khiển. Nhờ có bộ phận sấy nhiệt ở đầu góp nên BTĐNTĐ có thể làm việc trong khoảng nhiệt độ -40 đến +40°c. Nguyên lí trinh (kiểm) độc dựa trên sự đổi màu của chất chỉ thị trong các ống trinh độc. Hiện có các loại BTĐNTĐ: PPKhR (Nga); XM-21, M43AL AKATA (Mĩ); M93-DC-9V (VN)... Thường được trang bị cho các phương tiện trinh sát hóa học cơ động như xe UAZ-469, xe bọc thép...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:15:33 pm »


        BRAXIN (Cộng hòa liên bang Braxin; República Federativa do Brasil, A. Federative Republic of Brasil), quốc gia ở đông bắc Nam Mĩ. Dt 8.547.403km2; ds 182 triệu người (2003); 90% người lai và người châu Âu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bổ Đào Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (90%). Thủ dô Braxilia. Chính thể cộng hòa liên bang, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội gồm hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Phía bắc là lưu vực sông Amadôn, đất thấp, rừng rậm; ở trung tâm, phía nam và đông nam chủ yếu là cao nguyên và  núi; mật độ dân số cao. Khí hậu: xích đạo ẩm (ở tây bắc) và á nhiệt đới ẩm (ở đông nam). Nhiệt độ trung bình tháng 1: 23°- 29°, tháng 7:16°-24°. Lượng mưa trung bình hàng năm ở lưu vực sông Amadôn 3.000mm, giảm xuống còn 500mm ở cao nguyên đông bắc. Sông chính: Amadôn (6.448km), Parana (4.380km). Kinh tế phát triển nhất Mĩ Latinh. Công nghiệp: khai khoáng, năng lượng, chế tạo máy, ô tô...; nông nghiệp: cà phê, ca cao, bông, mía, ngô, lúa...; chăn nuôi: bò, cừu... GDP 502,5 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.920 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 8.5.1989. LLVT: lực lượng thường trực 287.600 người (lục quân 189.000, hải quân 48.600, không quân 50.000), lực lượng dự bị 1.115.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 464 xe tăng, 803 xe thiết giáp chở quân, 409 xe thiết giáp trinh sát, 601 pháo mặt đất, 1.024 súng cối, 200 pháo phòng không, 44 tên lứa phòng không, 4 tàu ngầm, 1 tàu sàn bay, 14 tàu frigat, 50 tàu tuần tiễu, 6 tàu quét mìn, 4 tàu đổ bộ, 25 tàu hộ tống, 288 máy bay chiến đấu, 83 máy bay trực thăng. Căn cứ hải quân: Riô đè Gianêrỏ, Xanvađo, Rexiphê, Belem, Phloriansôlit, Lađariô. Ngân sách quốc phòng 9,1 tỉ USD (2002).


        BRÊGIƠNHEP (1906-82), tổng bí thư ĐCS LX (1966-82), nguyên soái LX (1976). Sinh tại tp Đnheprôdecginxcơ, thuộc Ucraina; đv ĐCS LX (1931). Năm 1937-41 làm công tác đảng và chính quyền ở Ucraina. Trong chiến tranh giữ nước (1941-45), công tác trong QĐ LX, cục trưởng Cục chính trị Phương diện quân. 1945-46 cục trưởng Cục chính trị Quân khu Pricacpat, sau đó trở lại làm công tác đảng ở Ucraina và Mônđayi. 1950-52 bí thư thứ nhất ĐCS Mônđayi. 1953 phó chủ nhiệm TCCT QĐ và hải quân LX. 1954-56 bí thư thứ hai rồi bí thư thứ nhất ĐCS Cadăcxtan. 1956-60 và 1963-64 bí thư ĐCS LX. 1964-66 bí thư thứ nhất ĐCS LX, chủ tịch: Đoàn chủ tịch xô viết tối cao LX, Hội đồng quốc phòng LX (1977-82). B tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và cuộc kháng chiến của nhân dân VN chống Mĩ xâm lược.

        BRUCXEN (Bruxelles), thủ đô nước Bỉ; nơi đặt trụ sở bộ tham mưu khối NATO và các cơ quan đầu não của EU. Ds 973,5 nghìn người (2000). Công nghiệp: chế tạo máy, hóa chất, in, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng thêu ren, thảm len, kim hoàn lâu đời. Trường đại học tổng hợp, Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật.

        BRUNÂY (Vương quốc hồi giáo Brunây; Negara Brunei Darussalam, A. State of Brunei), quốc gia ở Đông Nam Á. phần tây bắc đảo Calimantan. Dt 5.765km2; ds 358,1 nghìn người (2003); 67% người Mã Lai, 16% TQ, còn lại là Ấn Độ và người bản địa. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Mã Lai. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni (60%), đạo Phật (30%), đạo Thiên Chúa (8%)... Thủ đô: Banđa Xêri Bẽgaoan. Chính thể quân chủ, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là quốc vương, có hội đồng lập pháp và hội đồng cơ mật giúp việc. Lãnh thổ gồm hai miền riêng biệt trên bờ biển phía bắc đảo Xaraoăc: miền tây chủ yếu là đồi, miền đông nhiều núi và rừng nhiệt đói. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500mm. Công nghiệp: khai thác và chê biến dầu khí chiếm 95% GDP; nông nghiệp kém phát triển, nhập khẩu lương thực. GDP 4,846 tì USD (2002), bình quân đầu người 15.060 USD. Thành viên LHQ (21.9.1984), ASEAN. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 29.2.1992. LLVT: lực lượng thường trực 5.900 người (lục quân 3.900, hải quân 900, không quân 1.100), lực lượng dự bị 700. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 20 xe tăng hạng nhẹ, 39 xe thiết giáp chở quân, 24 súng cối, 26 máy bay trực thăng, 3 tàu tên lửa, 3 tàu tuần tiễu, 5 tàu đổ bộ... Căn cứ hải quân: Muara. Ngân sách quốc phòng 267 triệu USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 12:17:27 pm »


        BTM-3 (N. ETM-3), máy đào hào do LX chế tạo trên cơ sở xe kéo pháo hạng nặng AT-T (động cơ 409-U). Kíp xe 2 người. Kích thước chủ yếu khi di chuyển: dài 7,6m, rộng 3,164m, cao 4,32m; khi làm việc: dài 11,2m, rộng 3,164m, cao 2,885m. Khoảng cách tâm xích 2,64m; chiều dài xích tiếp xúc với nền đất 3,836m; áp suất trung bình trên nền 0,71kG/cm2. Khoảng sáng gầm xe 0,425m. Thiết bị công tác gồm: bộ truyền lực, rôto đào, hệ thống nâng hạ rôto. Có thể đào hào giao thông ở những khu đất từ cấp 1 đến cấp 4. Kích thước hào: sâu l,l-l,5m; chiều rộng mép trên: 0,9-1,lm; chiều rộng đáy: 0,5m; tốc độ đào: 286-856m/h. Tốc độ di chuyển: 18-24km/h.

        BTR-40, xe thiết giáp chở quân bánh lốp do LX chế tạo trên cơ sở ô tô GAZ-63. Chế thử 1948, sản xuất hàng loạt từ 1950. Khối lượng 5,3t, kíp xe 2 người, chở 8 bộ binh. Xe dài 5m, rộng l,90m, cao l,75m. Bọc giáp hở phía trên, loại vỏ giáp chống đạn súng, các tấm giáp đều bố trí nghiêng để tăng khả năng chống đạn. Công thức bánh xe 4 X 4, khoảng cách giữa hai cầu 2,70m, khoảng sáng gầm xe 0,275m. Động cơ xăng 4 kì, 6 xilanh GAZ-40, làm mát bằng nước, công suất 58,4kW (80cv), dung tích hệ thống nhiên liệu 120 1. Tốc độ lớn nhất 80km/h, hành trình dự trữ 285km, tiêu hao nhiên liệu 0,42 1/km. Bán kính quay vòng (tính theo bánh xe ngoài) 7m. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 17°, vách đứng cao 0,47m, hào rộng 0,7m; lội nước sâu 0,8m. Trang bị 1 súng máy SGMB 7,62mm. Các biến thể: BTR-40A (1950), trang bị súng máy phòng không KPV 14,5mm hai nòng, bắn cả mục tiêu trên không và mục tiêu mặt đất, kíp xe 4 người; BTR-40B (1958), bọc giáp kín, biên chế 8 người cả kíp xe và bộ binh. Có trong trang bị của QĐ nhiều nước, trong đó có QĐND VN.



        BTR-60PB, xe thiết giáp chở quân bánh lốp do LX chế tạo từ cuối thập ki 50 tk 20; biến thể của xe BTR-60. Khối lượng chiến đấu 9,98t. Kíp xe 3 người và 7 bộ binh. Thân dài 7,56m, rộng 2,825m, cao 2,31 (2,05)m. Bọc giáp toàn phần, loại vỏ giáp chống đạn súng. Công thức bánh xe 8x8, khoảng cách giữa các cầu 1,35 +1,525 + l,35m, khoảng sáng gầm xe 0,475m. Lắp 2 động cơ xăng 4 kì, 6 xilanh GAZ-49B, làm mát bằng nước, tổng công suất 131,4kW (180cv). Hệ thống lái có trợ lực thủy lực. Tốc độ lớn nhất 80km/h, hành trình dự trữ 500km, tiêu hao nhiên liệu 0,58 1/km. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 22°, vách đứng cao 0,4m, hào rộng 2m. Cơ cấu bơi kiểu chân vịt, tốc độ bơi lớn nhất 10km/h. Trang bị 1 súng máy phòng không 14,5mm và 1 súng máy 7,62mm song song. Tháp súng điều khiển bằng cơ khí và điện, góc quay 360°, góc tầm súng +23,5°/-6°. Có trong trang bị của QĐ nhiều nước, trong đó có QĐND VN.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM