Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:01:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9689 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:14:43 pm »


        BINH CHẾ TRIỀU TỐNG (960-1279), binh chế thực hiện chế độ tuyển mộ. Triều Tống tập trung quyền lực vào hoàng đế, giảm binh quyền của đại tướng quân. Khu mật viện là cơ quan QS tối cao, điều hành QĐ toàn quốc; bộ binh* nắm các việc nghi lẽ, cờ quạt tán lọng, vũ khí, tuyển mộ lính, chọn võ quan. Thời Bắc Tống (960-1127) chủ yếu có cấm binh, sương binh, hương binh, ở vùng biên giới còn có phan binh. Cấm binh là chủ lực của QĐ. Sương binh là quân lao dịch (xây dựng công trình, tu sửa đường sá, vận chuyển). Hương binh (cg dân binh) là LLVT quần chúng, khi cần có thể chuyển thành cấm binh. Phan binh là quân của dân tộc vùng biên giới phía Bắc, Tây Bắc; ở biên giới Tây Nam có trại binh, động binh. Bắc Tống rất chú trọng việc phát triển nuôi, dạy và quản lí ngựa phục vụ QĐ. Thời kì Nam Tống (1127-1279), chế độ QS có nhiều thay đổi. Khu mật viện bị thu nhỏ, giảm quyền lực, cấm binh không giữ địa vị chủ lực; sương binh, hương binh phát triển, phan binh bị giải tán; các quân Tam nha và đại binh đồn trú trở thành chủ lực của QĐ. về sau triều Tống tăng cường khống chế đại binh đồn trú, đổi thành Ngự doanh quân. Cấm binh, sương binh và đại binh đồn trú thời Tống đều thực hiện chế độ tuyển mộ. QĐ Tống có các binh chủng: bộ binh, kị binh, thủy binh; coi trọng chế tạo vũ khí, mở trường dạy võ, bồi dưỡng và tuyển dụng tướng.

        BINH CHẾ TÙY - ĐƯỜNG (Tùy 581-618, Đường 618-907), thực hiện phủ binh chế, tập trung quyền QS tối cao vào hoàng đế. Triều Tùy xây dựng 12 vệ phủ, mỗi vệ phủ có 1 đại tướng quân chỉ huy; thời bình bảo vệ kinh thành và yếu địa. Vãn Đế đã tiến hành cải cách đối với phủ quan; quân nhân thuộc châu, quận đều biên chế thành hệ thống nhất, nhận ruộng cày, mỗi năm có một thời gian nhất định luân phiên di canh giữ, thời chiến đi đánh giặc, tự lo tư trang. Đây là đặc điểm phủ binh chế của triều Tùy và đầu triều Đường. Thời Tùy quân thường trực khoảng 60-70 vạn người, thời chiến có thể đến 130 vạn người. Thời kì đầu triều Đường khôi phục phủ binh chế, phủ binh trở thành quân thường trực cơ bản. Đời Thái Tông chỉnh đốn phủ binh chế: 12 vệ chia ra phụ trách 40-60 phủ. Tổ chức phủ có: thượng, trung, hạ. Phủ thượng có 1.200 người, phủ trung có 1.000 người, phủ hạ có 800 người. Cả nước có 634 phủ, khoảng 60 vạn người. Vũ khí trang bị. lương thực do phủ quân tự lo liệu. Quyền điều hành, chỉ huy phú binh thuộc triều đình, hàng năm đóng luân phiên ở kinh thành, mỗi phiên 1 tháng, mỗi năm khoảng 3 tháng. Nguồn phủ binh chủ yếu là trong dân, cứ 3 năm tuyển một lần; thanh niên nam 20 tuổi đăng lính, 21 tuổi nhập ngũ đến 61 tuổi xuất ngũ. Đến đời Huyền Tông hạn phục vụ 15 năm (từ 25-40 tuổi), 6 năm tuyển 1 lần. Đầu triều Đường, quân đóng giữ kinh thành và cung đình gọi chung là cấm binh, cha con nối tiếp nhau. Ở biên giới, tổ chức QS gọi là trấn, thú (đều có: thượng, trung, hạ). Đời Võ Tắc Thiên, biên giới phía bắc còn có LLVT quần chúng gọi là đoàn kết binh.

        BINH CHỦNG, bộ phận hợp thành quân chủng, có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù. Trong LLVT của nhiều nước, lục quân có BC: bộ binh (bộ binh cơ giới), pháo binh, thiết giáp, phòng không lục quân...; quân chủng không quân có BC: tiêm kích, tiêm kích - bom, ném bom, trinh sát...; quân chủng phòng không có BC: pháo phòng không, tên lửa phòng không, rađa phòng không...; quân chủng hải quân có BC: tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa - pháo bờ biển, hải quân đánh bộ... Ở VN, thuật ngữ BC còn được dùng để gọi một số bộ đội chuyên môn, vd : binh chủng công binh, binh chủng hóa học, binh chủng thông tin liên lạc...

        BINH CHỦNG CÔNG BINH x. CÔNG BINH

        BINH CHỦNG CÔNG BINH Quân đội nhân dan Việt Nam, binh chủng chuyên môn; đơn vị Ah LLVTND (1976). Hình thành 9.1945; từ các tổ, đội công binh phát triển nhanh chóng thành nhiều đại đội, tiểu đoàn và một trung đoàn công binh (trong KCCP), nhiều trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn công binh (trong KCCM). Tổ chức tiền thân là Công chính giao thông cục thuộc BQP (thành lập theo sắc lệnh 34-SL ngày 25.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH): đổi thành Giao thông công binh cục (2.12.1946), Cục công binh (5.2.1949). Tới 1.1.1951 trên cơ sở Cục công binh và một số đơn vị công binh trực thuộc Bộ, thành lập Trung đoàn công binh 151 thuộc Đại đoàn 351. Sau KCCP, Phòng công binh BTTM được thành lập (17.8.1951) và phát triển thành: Cục công binh (3.11.1955), BTL công binh (quyết định 102/QP ngày 28.6.1965 của BQP). Hệ thống tổ chức gồm: BTL binh chủng, cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật) các phân đội bảo đảm, phục vụ; Trường sĩ quan công binh; các binh đoàn, binh đội, phân đội công binh trực thuộc. Theo chức năng nhiệm vụ có: đơn vị công binh công trình, đơn vị công binh cầu đường, đơn vị công binh vượt sông, đơn vị công binh xây dựng... BCCB hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong KCCP, được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Mở đường thắng lợi” (1952). Trong KCCM được Quân ủy trung ương và BQP trao cờ “Mở đườmg thống nhất” (1964). Ngày truyền thống 25.3.1946. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên (1965): Phạm Hoàng, Chu Thanh Hương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:16:21 pm »


        BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG X. ĐẶC CÔNG

        BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG Quân đội nhân dân Việt Nam, binh chúng chiến đấu; đơn vị Ah LLVTND (1976). Hình thành từ các đội vũ trang quyết tử, biệt động trong những năm đầu KCCP và tiếp tục phát triển trong KCCM. 19.3.1967 thành lập BTL đặc công gồm các thành phần: đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động. Hệ thống tổ chức gồm: BTL binh chủng, cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật), các phân đội bảo đảm, phục vụ; Trường sĩ quan đặc công và các binh đội, phân đội đặc công trực thuộc. Ngày truyền thống 19.3.1967, với lá cờ thêu 16 chữ vàng “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”. Tư lệnh và chính ủy đầu tiên: Nguyễn Chí Điềm, Vũ Chí Đạo.

        BINH CHỦNG HÓA HỌC X. BỘ ĐỘI HÓA HỌC

        BINH CHỦNG HÓA HỌC Quân đội nhân dân Việt Nam, binh chủng chuyên môn, hình thành 19.4.1958 trên cơ sở Phòng hóa học nguyên tử, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội hóa học; sau phát triển thành nhiều tiểu đoàn, trung đoàn hóa học trong KCCM. Cục hóa học (1967), BTL hóa học (1976). Hệ thống tổ chức gồm: BTL binh chủng, cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật), các phân đội bảo đảm, phục vụ, Trường sĩ quan phòng hóa, các binh đội, phân đội hóa học trực thuộc. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Độc lập (hạng nhất). Ngày truyền thống 19.4.1958. Tư lệnh đầu tiên: Đặng Quân Thụy.

        BINH CHỦNG PHÁO BINH X. PHÁO BINH

        BINH CHỦNG PHÁO BINH Quân đội nhân dân Việt Nam, binh chủng chiến đấu; đơn vị Ah LLVTND (1976). Hình thành 29.6.1946 với việc thành lập Đoàn pháo binh Thủ Đô gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng (4 pháo phòng không 75mm). Pháo đài Xuân Tảo (2 pháo phòng không 75mm), Pháo đài Xuân Canh (1 pháo phòng không 75mm). Qua quá trình chiến đấu, lực lượng phát triển nhanh: tổ chức tới cấp tiểu đoàn pháo binh (1948), trung đoàn pháo binh (1950), đại đoàn công binh - pháo binh (1951). Sau KCCP, BQP quyết định  thành lập bộ chỉ huy pháo binh (7.9.1954), sau đổi thành BTL pháo binh và Binh chủng pháo binh (28.5.1956). Từ giữa 1958 Sư đoàn 367 tách khỏi BTL pháo binh để thành lập BTL phòng không quốc gia. Hệ thống tổ chức gồm: BTL binh chủng, cơ quan (tham mưu. chính trị, hậu cần, kĩ thuật), các phân đội bảo đảm, phục vụ; Trường sĩ quan pháo binh; các binh đoàn, binh đội, phân đội pháo binh trực thuộc. BCPB tham gia các chiến dịch trong KCCP, KCCM và thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Lào, Campuchia. Được chủ tịch Hồ Chi Minh tặng tám chữ vàng “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” (13.4.1967). Ngày truyền thống 29.6.1946. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Thiết Hùng, Lê Hiến Mai.

        BINH CHỦNG PHÁO PHÒNG KHÔNG Quân đội nhân dân  Việt Nam, binh chủng chiến đấu thuộc Quân chủng phòng không - không quân QĐND VN,- đơn vị Ah LLVTND (1976). Được trang bị pháo phòng không, súng máy phòng không, khí tài trinh sát, chỉ huy phòng không để tiêu diệt các phương tiện tiến công đường không, đổ bộ đường không của đối phương ở tầng thấp và tầng trung, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng phòng không khác chống các cuộc tập kích đường không hoặc đổ bộ đường không của địch; bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, cụm LLVT và mục tiêu quan trọng khác của quốc gia. Có thể sử dụng để diệt mục tiêu đối phương trên mặt đất, mặt nước. Ngày truyền thống 1.4.1953 (ngày thành lập Trung đoàn 367 - trung đoàn pháo phòng không đầu tiên).

        BINH CHỦNG RAĐA PHÒNG KHÔNG Quân đội nhàn dàn Việt Nam, binh chủng bảo đảm thuộc Quân chủng phòng không - không quân QĐND VN; lực lượng nòng cốt của hệ thống quản lí vùng trời, thông báo báo động phòng không quốc gia; đơn vị Ah LLVTND (1976); được trang bị đài rađa các loại để trinh sát và thông báo tin tức về tình hình trên không; bảo đảm rađa cho tác chiến của lực lượng phòng không - không quân, các quân chủng và lực lượng phòng không địa phương; dẫn đường cho máy bay ta chiến đấu, huấn luyện và làm các nhiệm vụ khác. BCRPK được xây dựng từ 1956. Ngày truyền thống 1.3.1959 (ngày các đài rađa lần đầu tiên phát sóng cảnh giới vùng trời quốc gia).

        BINH CHỦNG TÀU MẶT NƯỚC, binh chủng chiến đấu của hái quân, được trang bị các loại tàu cơ động trên mặt nước, dùng để tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác của hải quân và các quân chủng khác; tiến hành các hoạt động bảo đảm tác chiến trên chiến trường biển và vùng ven biển. Trong QĐND VN chưa tổ chức thành BTL BCTMN. Lực lượng tàu mặt nước của Hải quân nhân dân VN hình thành 1946, chính thức xây dựng 1955 và trưởng thành trong những năm KCCM. Ngày truyền thống 5.8.1964 (ngày đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân VN).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:18:08 pm »


        BINH CHỦNG TÀU NGẨM, binh chủng chiến đấu của hải quân, được trang bị các loại tàu, có khả năng cơ động ngầm dưới mặt biển, bất ngờ tiến công mục tiêu trên biển (kể cả chống ngầm), trên đất liền; có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác của hải quân, không quân và tên lửa chiến lược. Trong hải quân hiện đại, BCTN được coi là lực lượng đột kích chủ yếu.

        BINH CHỦNG TĂNG THIẾT GIÁP X. BỘ ĐỘI TĂNG THIẾT GIÁP

        BINH CHỦNG TẢNG THIẾT GIÁP Quân đội nhân dân Việt Nam, binh chủng chiến đấu; đơn vị Ah LLVTND (1976). Thành lập 22.6.1965 (quyền tư lệnh Đào Huy Vũ). Hình thành 1959 với việc thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên (Trung đoàn 202), phát triển thành nhiều trung đoàn, tiểu đoàn xe tăng trong KCCM. Tham gia nhiều chiến dịch, trận đánh trên chiến trường miền Nam, chiến trường Lào như: trận Tà Mây - Làng Vây (1968), Đông Hà, Đắc Tô - Tân Cảnh, Lộc Ninh (1972), Cửa Việt (1973), Phước Long, Buôn Ma Thuột và giải phóng Sài Gòn (1975)... Hệ thống tổ chức gồm: BTL binh chủng, cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật), các phân đội bảo đảm, phục vụ; Trường sĩ quan tăng thiết giáp; các binh đoàn, binh đội, phân đội tăng trực thuộc. Ngày truyền thống 5.10.1959 (ngày thành lập Trung đoàn 202 - trung đoàn xe tăng đầu tiên). Tư lệnh và chính ủy đầu tiên: Nguyễn Thế Lâm (1970), Lê Ngọc Quang.

        BINH CHỦNG TÊN LỬA - PHÁO BỜ BIỂN, binh chủng chiến đấu của hải quản, gồm các binh đoàn, binh đội tên lửa đất đối biển, binh đoàn, binh đội, phân đội pháo bố trí ven biển dùng để tiêu diệt tàu mặt nước, quân đổ bộ đường biển của đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, các đảo, tuyến giao thông ven biển, chi viện cho bộ đội binh chủng hợp thành tác chiến trên hướng ven biển; bộ phận hợp thành của hệ thống phòng thủ bờ biển. BCTL-PBB có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với lực lượng khác của hải quân, của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng khác.

        BINH CHỦNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG Quân đội nhân dân Việt Nam, binh chủng chiến đấu thuộc Quân chủng phòng không - không quân QĐND VN; đơn vị Ah LLVTND (1973), thành lập 24.3.1967. Được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không và khí tài chuyên dùng thích ứng, để tiêu diệt khí cụ bay của đối phương ở tẩm cho phép của từng loại tên lửa; độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng phòng không khác chống các cuộc tập kích đường không của địch, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của quốc gia, các cụm LLVT và các mục tiêu khác. Ngày truyền thống 24.7.1965. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên; Đoàn Huyên, Trương Công Cẩn.

        BINH CHỦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC X. BỘ ĐỘI THÔNG TIN LIÊN LẠC

        BINH CHỦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC Quân đội nhân dân  Việt Nam, binh chủng chuyên môn, đơn vị Ah LLVTND (1976). Hình thành 9.1945 từ những tổ, đội liên lạc phát triển thành nhiều đại đội, tiểu đoàn (trong KCCP), nhiều trung đoàn (trong KCCM). Tổ chức tiền thân là Phòng thông tin liên lạc QS, thành lập 9.9.1945 (trưởng phòng Hoàng Đạo Thúy), phát triển thành Cục thông tin liên lạc 31.7.1949 (cục trưởng Hoàng Đạo Thúy) và chuyển thành BTL thông tin liên lạc 31.1.1968. Hệ thống tổ chức gồm: BTL binh chủng, cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật), các phân đội bảo đảm, phục vụ; Trường sĩ quan chỉ huy kĩ thuật thông tin; các binh đoàn, binh đội, phân đội thông tin trực thuộc. Ngày truyển thống 9.9.1945. Tư lệnh và chính ủy đầu tiên (1968): Tạ Đình Hiểu, Lê Cư.

        BINH CÔNG XƯỞNG, gọi chung các trạm, xưởng quân giới quy mô nhỏ tổ chức tại các chiến khu để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu thô sơ... trong KCCP (1945-54); tiền thân của các cơ sở công nghiệp quốc phòng và bảo đảm kĩ thuật của QĐ ta hiện nay. Trong chiến tranh. BCX đã có nhiều sáng tạo trong việc chế tạo ra các vũ khí, trang bị độc đáo, gây bất ngờ cho địch, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của quân và dàn ta. Cùng với sự phát triển của ngành quân giới, sau này là ngành công nghiệp quốc phòng, một số BCX được đầu tư xây dựng thành những nhà máy nòng cốt của ngành công nghiệp quốc phòng. Một số khác tiếp tục thuộc biên chế của các lực lượng thường trực chiến đấu, phát triển thành các cơ sở sửa chữa thuộc ngành bảo đảm kĩ thuật. Cg công binh xưởng.

        BINH DỊCH nh PHỤC VỤ QUÂN SỰ

        BINH ĐOÀN, gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang cỡ sư đoàn, lữ đoàn và tương đương, thường gồm một số binh đội thuộc các binh chủng khác nhau trong cùng một quân chủng, các phân đội chuyên môn, bảo đảm, phục vụ và cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật. Tổ chức - biên chế của BĐ thay đổi theo nhiệm vụ và tính chất chiến trường, nhưng về mặt tổ chức lớn thường là ổn định. Trong QĐND VN, BĐ thường được phân loại theo chức năng thành các loại: BĐ chiến đấu, bảo đảm, phục vụ và xây dựng kinh tế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:23:29 pm »


        BINH ĐOÀN 15 (Tổng công ti 15), binh đoàn xây dựng kinh tế Tây Nguyên. Thành lập 20.2.1985 (quyết định số 68/CT- HĐBT) tại xã Biển Hồ, tx Plây Cu (t. Gia Lai), trực thuộc BQP; 4.1996 thuộc Quân khu 5, từ 1998 trực thuộc BQP. Nhiệm vụ: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kết hợp kinh doanh tổng hợp các ngành xây dựng, dịch vụ thương mại (ưu tiên phát triển cây cao su và cà phê); cùng địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa xã hội cho đồng bào các dân tộc, bảo vệ trật tự an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn; kết hợp chạt chẽ giữa xây dựng, phát triển kinh tế với quốc phòng. Lực lượng ban đầu gồm: đoàn Đức Cơ (Đoàn 385), Nông trường 732, Nông trường 712, Lâm trường 714, Lâm trường 715, Trung đoàn xây dựng, Trung đoàn cầu đường; cơ quan và đơn vị phục vụ. 4.1996 tổ chức thành 8 công ti: 72, 74, 75, 715, 732, 711, 15, Bình Dương và cơ quan, đơn vị phục vụ. BĐ15 đã hoàn thành mọi nhiệm vụ trên giao, góp phần cùng quân và dân Tây Nguyên xây dựng và phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tư lệnh và phó tư lệnh chính trị đầu tiên: Nguyễn Hải và Dương Đình Chính.

        BINH ĐOÀN 70, liên binh đoàn chiến dịch - chiến lược của QĐND VN, trục thuộc BQP. Thành lập 10.10.1970 (quyết định số 200-QĐ/QP) nhằm sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công quy mô lớn của địch trên hướng đường 9 và sự đe dọa tiến công của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn ra bắc vĩ tuyến 17. Lực lượng gồm: 3 sư đoàn bộ binh (308, 304 và 320), một số trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng, cơ quan và đơn vị trực thuộc. Có nhiệm vụ làm nòng cốt cùng các đơn vị tại chỗ của B4. B5, Đoàn 559 tác chiến trong các chiến dịch lớn, sẵn sàng phối hợp với LLVT Quân khu 4, chuẩn bị chiến trường theo kế hoạch của BQP. Từ 2.1971 thuộc quyền BTL Mặt trận Đường 9 (Mặt trận 702). Đám nhiệm hướng tiến công chủ yếu (hướng bắc) trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971). Giải thể (1972). Tư lệnh và chính ủy; Cao Văn Khánh, Hoàng Phương.

        BINH ĐOÀN 678, liên binh đoàn quân tình nguyện VN làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào. Thành lập 28.6.1978, gồm 3 sư đoàn bộ binh: 324, 968 và 337, cùng một số binh đội, phân đội binh chủng và bộ đội chuyên môn. Đến 1979 có thêm Mặt trận 379, Sư đoàn 348 (thay thế Sư đoàn 337). Đã phối hợp cùng Quân đội nhân dàn Lào chiến đấu, truy quét phỉ, góp phần xây dựng, củng cố chính quyền CM và LLVT CM Lào trong giai đoạn 1978-83. Cuối 1983 giải thể cơ quan binh đoàn và các đơn vị trực thuộc, chuyển sư đoàn 348, 324 và 968 về Quân khu 4, Mặt trận 379 độc lập. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Trần Văn Quang, Lê Tiến Phục.

        BINH ĐOÀN CƠ ĐỘNG (ngoại), binh đoàn chiến thuật gồm một số binh đội thuộc các binh chủng trong cùng một quân chủng và các phân đội bộ đội chuyên môn, ngành nghiệp vụ; có nhiệm vụ cơ động tác chiến trên các chiến trường. 1951-54 trong cuộc chiến tranh xâm lược VN, Pháp tổ chức hai loại: BĐCĐ thường và BĐCĐ nhẹ. BĐCĐ thường: gồm 3-4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 đại đội pháo 155mm (khi cần, có thể được tăng cường một số đơn vị tăng thiết giáp). BĐCĐ nhẹ: như BĐCĐ thường nhưng không được biên chế các đơn vị pháo binh. Quân số mỗi BĐCĐ khoảng 4.000-4.500 người. Các BĐCĐ của Pháp được tổ chức lần đầu (cuối 1950) theo kế hoạch của tướng Tatxinhi, nhằm tăng cường lực lượng cơ động chiến lược để đối phó với các đại đoàn chủ lực QĐND VN. Tướng Nava thay tướng Salăng (1953), đã để ra kế hoạch thành lập 48 BĐCĐ, trong đó có 15 BĐCĐ cho QĐ Bảo Đại (10 BĐCĐ bộ binh, 4 BĐCĐ sơn cước, 1 BĐCĐ nhảy dù) (xt kế hoạch Nava). Trên thực tế, đến 4.1954 Pháp chỉ mới thành lập được 18 BĐCĐ (có 6 BĐCĐ cho QĐ Bảo Đại). Cg GM, liên đoàn lưu động.

        BINH ĐOÀN CỬU LONG nh QUÂN ĐOÀN 4

        BINH ĐOÀN HƯƠNG GIANG nh QUÂN ĐOÀN 2

        BINH ĐOÀN QUYẾT THẮNG nh QUÂN ĐOÀN 1

        BINH ĐOÀN TÂY NGUYÊN nh QUÂN ĐOÀN 3

        BINH ĐOÀN TRƯỜNG SƠN nh ĐOÀN 559

        BINH ĐỘI, gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang cỡ trung đoàn, tiểu đoàn độc lập và tương đương. BĐ có hệ thống quản lí kinh tế, tài chính, hành chính độc lập. Trong biên chế có các phân đội, cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật. BĐ được phân loại theo chức năng nhiệm vụ: BĐ chiến đấu, BĐ bảo đảm và phục vụ...

        “BINH GIA DIỆU LÍ YÊU LƯỢC” nh “BINH THƯ YÊU LƯỢC”

        “BINH GIA YÊU LƯỢC” nh “BINH THƯ YÊU LƯỢC”

        BINH KHÍ, gọi chung vũ khí và phương tiện chiến đấu khác của LLVT. Trước dây BK được dùng để chỉ vũ khí.

        BINH LỰC nh LỰC LƯỢNG (nghĩa 2)

        BINH MÃ SỨ (cổ), chức vụ chỉ huy Binh mã hộ thành ti (đơn vị QĐ thời cổ có xe, ngựa, binh khí để bảo vệ kinh thành), hàm tòng tam phẩm võ ban; thường lấy người trong Tôn nhân phủ (cơ quan nhân sự hoàng tộc) để bổ nhiệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:25:10 pm »


        BINH NHẤT, bậc quân hàm của binh sĩ liền trên binh nhì. Trong QĐND VN, BN được quy định lần đầu theo sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Được trao cho quân nhân có quân hàm binh nhì hoàn thành nhiệm vụ, sau một thời gian phục vụ trong QĐ.

        BINH NHÌ, bậc quân hàm khởi đầu của binh sĩ. Trong QĐND VN, BN được quy định lần dầu theo sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Được trao cho chiến sĩ* mới nhập ngũ.

        BINH PHÁP (cổ), phép dùng binh, bao gồm hệ thống tri thức về lí luận và thực tiễn QS, về phương pháp điều hành chiến tranh và tác chiến. Trên thế giới, “Binh pháp Tôn Tử” được coi là loại BP cổ nhất. Ở VN, sách về BP (binh thư) cổ tiêu biểu là “Binh thư yếu lược”.

        “BINH PHÁP NGÔ KHỞI”, binh thư nổi tiếng thời cổ TQ, một trong “Vũ kinh thất thư" do Ngô Khởi thời Tây Hán soạn. Hiện còn sáu thiên: đỗ quốc, liệu địch, trị binh, luận tướng, ứng biến, lệ sĩ. Nội dung chủ yếu: chủ trương kết hợp chặt chẽ chính trị với QS, không cần nhiều quân, mà cần quản lí, huấn luyện, chỉ huy tốt; trong tác chiến, cần căn cứ tình hình và đặc điểm của địch để áp dụng phương châm và phương pháp phủ họp; miêu tả kĩ cách nuôi ngựa và phương pháp sử dụng kị binh; chú trọng việc chọn tướng và giáo dục, cổ vũ sĩ khí; nêu cách ứng phó trong nhiều trường hợp cụ thể. “BPNK” có một số điểm phát triển tư tưởng của Tôn Vũ, nhưng về tính triết học và khái quát không bằng “Binh pháp Tôn Tử”.

        “BINH PHÁP TÔN TỬ”, binh thư nổi tiếng thời cổ TQ. xếp đầu bộ “Vũ kinh thất thu”, do Tôn Vũ soạn khoảng 496- 453tcn (cuối thời Xuân Thu); gồm 13 thiên (khoảng 6.000 chữ); thủy kế, tác chiến, mưu công, quân hình, binh thế, hư thực, quân tranh, cửu biến, hành quân, địa hình, cửu địa, hỏa công, dụng gián. Nội dung chủ yếu: quan điểm về chiến tranh là việc lớn của quốc gia, có quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của đất nước, cần suy xét thận trọng; xác định năm yếu tố cơ bản quyết định thắng bại của chiến tranh là: đạo, trời, đất, tướng, pháp, trong đó đạo (sự ủng hộ của nhân dân) giữ vai trò quan trọng nhất; làm rõ sự phụ thuộc của chiến tranh vào điều kiện kinh tế. về tư tưởng chỉ đạo chiến lược, chiến thuật phải xuất phát từ mục đích bảo toàn mình, tiêu diệt địch; chủ trương cách tốt nhất giành thắng lợi là dùng mưu lược chính trị, sau đó là thủ đoạn ngoại giao, sau nữa mới dùng vũ lực (“không đánh mà khuất phục được quân người mới thực là giỏi”), về chỉ đạo tác chiến phải biết địch, biết ta, chắc thắng mới đánh; chủ động, linh hoạt điều động địch mà không để địch điều động mình, đánh vào nơi địch không phòng bị, ra quân lúc địch không ngờ, tránh thực đánh hư, kết hợp kì và chính, khéo dùng hỏa công, chú trọng dùng gián điệp... Toàn bộ tác phẩm toát lên tư tưởng triết học duy vật và phương pháp biện chứng (dưới dạng chưa thật hoàn bị), thể hiện ở việc xem xét, đánh giá đã bám chắc vào điều kiện vật chất hiện thực, làm rõ sự liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố. nguyên tắc trong một chỉnh thể. bài bác việc bói toán, chiêm tinh, trông đợi ở quỷ thần để mong giành thắng lợi trong chiến tranh. Là một trong những cuốn binh thư cổ nhất thế giới, có giá ưị lớn, được coi là “binh kinh” và “thủy tổ binh học”; đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và lưu hành ở nhiều nước.

        BINH SĨ, 1) gọi chung quân nhân có quân hàm binh nhất, binh nhì phục vụ trong QĐND VN theo Luật nghĩa vụ QS; 2) thành phần quân số của QĐ.

        BINH THỊ HẬU (cổ), bộ phận quân đội Hậu Lê, chuyên phục dịch và bảo vệ các chúa Trịnh, để phân biệt với binh nội hậu chuyên phục dịch và bảo vệ vua Lê. Gồm; bộ binh thị hậu và thủy binh thị hậu. Đơn vị tổ chức của bộ binh thị hậu là cơ, đội và của thủy binh thị hậu là cơ, đội, thuyên. Thành phần binh sĩ của BTH phần lớn là ưu binh (chiếm khoảng 2/3-4/5), còn lại là nhất binh. Binh sĩ thủy binh thị hậu từ 53 tuổi trở lên, bộ binh thị hậu từ 57 tuổi trở lên, nếu yếu sức được về nghỉ nhưng không được xếp là quan viên lão; nếu phục vụ đến 58 tuổi (đối với bộ binh thị hậu) thì được về nghi và được xếp ở hàng quan viên lão.

        “BINH THƯ YẾU LƯỢC”, binh thư nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn (tk 13). Nguyên bản đã thất truyền. Bản hiện lưu hành do người đời sau viết dựa theo tư tưởng của Trần Quốc Tuấn. Gồm bốn quyển. Quyển 1 gồm chín phần: thiên tượng, kén mộ, chọn tướng, đạo làm tướng, kén luyện, quân lễ (phụ: thưởng phạt), tuyển người làm việc dưới trướng, đồ dùng của binh, hiệu lệnh. Quyển 2 gồm mười phần: hành quân, hướng đạo, đồn trú, tuần canh, quân tư, hình thế, phòng bị, điểm về việc binh, phép dùng gián điệp, dùng cách lừa dối. Quyển 3 gồm bảy phần: liệu thế giặc, quyết chiến, đạt kì, dã chiến, sơn chiến, thủy chiến, lâm chiến. Quyển 4 gồm bảy phần: đánh thành, giữ thành, xông vây, ứng cứu, lui tránh, thắng và đặt phục, phép nhận hàng. “BTYL” là một đóng góp lớn vào kho tàng lí luận QS VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:34:53 pm »


        BINH TRẠM, đơn vị vận tải QS thời chiến, làm nhiệm vụ vận chuyển hàng QS và bảo đảm cho bộ đội hành quân trên một cung, đoạn thuộc một tuyến vận tải hoặc khu vực nhất định. Hình thành trong KCCP (sau chiến dịch Biên Giới 1950). Trong KCCM, BT được tổ chức trên tuyến vận tải QS chiến lược Bắc - Nam và ở hậu phương với quy mô lớn hơn (xt Đoàn 559). BT tương đương cấp trung đoàn, thường được biên chế: 1-3 tiểu đoàn công binh, 1-2 tiểu đoàn vận tải ô tô (80- 108 xe), từ 2 đại đội đến 2 tiểu đoàn pháo phòng không, 1-2 đại đội bộ binh, 2-3 đại đội kho, 1 tiểu đoàn giao liên (quản lí 5-7 trạm giao liên), 1-2 đại đội sửa chữa xe máy, 1-2 đại đội thông tin, đội điều trị và 2-3 đội phẫu thuật. Giải thể 1974.

        BINH TRỰC XỨ (cổ), một trong năm ti (cơ quan) của bộ binh* (Ti võ tuyển, Ti kinh kì, Ti trực tỉnh, Ti khảo công và BTX); gồm nhân viên các ti trong bộ binh được cử đến lo việc liên quan đến ti mình, do viên ngoại lang hoặc chủ sự điều hành. Nhiệm vụ chủ yếu viết, dâng phiếu bài, đóng dấu bài (như văn phòng trực ban của bộ binh).

        BINH YẾU ĐỊA CHÍ, tài liệu QS về tình hình hiện tại và lịch sử của một khu vực nào đó về các lĩnh vực QS, chính trị, kinh tế, địa hình, giao thòng, khí tượng - thủy văn. BYĐC là một trong những nguồn tham khảo quan trọng để chuẩn bị chiến trường, huấn luyện QS, lập các kế hoạch QS; một phần của địa lí QS.

        BÌNH CA, bến phà qua Sông Lô, tại km 62 QL 13A từ tp Thái Nguyên di tx Tuyên Quang, nay là đoạn nối QL 37 với km 130 QL 2; thuộc địa phận xã Bình Ca, nay là xã Tiến Bộ, h. Yên Sơn, t. Tuyên Quang, đông nam tx Tuyên Quang l0km. Trong chiến dịch Việt Bắc (7.10-22.12.1947) tại bến BC, 30.11.1947 bộ đội pháo binh đã phục kích các tàu QS Pháp trên Sông Lô, gây thiệt hại nặng nề cho quân Pháp. Thời kì cuối cuộc KCCP, BC là bến phà quan trọng trên tuyến vận tải chiến lược phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

        BÌNH DƯƠNG, tỉnh miền Đông Nam Bộ; bắc giáp Bình Phước, đông giáp Đồng Nai, tây giáp Tây Ninh, nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Dt 2.695,54km2; ds 0,85 triệu người (2003). Nguyên thuộc t. Thủ Dầu Một. 1956 tách thành t. BD cùng với các tỉnh Bình Long và Phước Long. 1976 hợp nhất với Bình Phước (Bình Long và Phước Long hợp nhất 1975) thành t. Sông Bé. 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 6 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Thủ Dầu Một. Địa hình phần lớn gò đồi, đất đỏ badan, đất xám phủ sa. Các sông: Sài Gòn, Đồng Nai; hồ Dầu Tiếng. Khí hậu hai mùa, lượng mưa trung bình 2.000mm/năm, nhiệt độ trung bình trong năm 27°c. Công nghiệp chiếm 50% cơ cấu kinh tế và 60% nguồn thu ngân sách từ: chế biến cao su, gốm (Lái Thiêu, Thủ Dầu Một). Khu công nghiệp: Sóng Thần, Tân Định, VN - Xingapo, Việt Hương, Đồng An... với diện tích hơn 6.000ha. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 11.163 tỉ đồng. Ba thế mạnh: tiểu thủ công nghiệp (sơn mài, gốm, sứ), dịch vụ và du lịch. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 69,2 nghìn tấn (lúa 66,9 nghìn tấn). Giao thông đường bộ: QL 1, QL 3, các tỉnh lộ: 741, 746, 762; cảng sông: Thuận An. Địa danh lịch sử CM: căn cứ Đất Cuốc (Tân Uyên), trung tâm Chiến khu Đ trong KCCP...


        BÌNH ĐỊNH*, chính sách của các nhà nước và các thế lực nắm quyền thống trị dùng để loại trừ những tổ chức, lực lượng đối lập, lực lượng li khai nhằm giữ vững an ninh chinh trị, củng cố chế độ và địa vị thống trị. Có thể diễn ra trong nội bộ một quốc gia dân tộc hoặc giữa thể lực xâm lược với lực lượng kháng chiến. BĐ được tiến hành bằng việc sử dụng tổng hợp các biện pháp: chính trị, QS, kinh tế, văn hóa... trong đó chính trị vừa là mục tiêu chiến lược vừa là biện pháp được coi trọng và sử dụng thường xuyên. Trong quá trình xâm lược và thống trị VN, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ đều thực hiện BĐ. Đặc biệt, đế quốc Mĩ ngay từ khi thay chân Pháp thống trị miền Nam VN bằng chủ nghĩa thực dân mới, đã coi BĐ như một chiến lược hàng đầu (x. chính sách bình định của Mĩ ở miền Nam Việt Nam).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 11:31:19 am »


        BÌNH ĐỊNH**, tỉnh duyên hải Trung Trung Bộ; bắc giáp Quảng Ngãi, nam giáp Phú Yên, tây giáp Gia Lai, đông giáp Biển Đông. Dt 6.075,9km2; ds 1,53 triệu người (2003); các dân tộc : Kinh (chiếm đa số), Chàm, Bana, Cơdong, Hrê... Thành lập 1832 (nám 1853 sáp nhập thèm t. Phú Yên, 1876 tách trả lại). 2.1976 sáp nhập với Quảng Ngãi thành t. Nghĩa Bình; 6.1989 tái lập. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Quy Nhơn. Địa hình chia bốn vùng: rừng núi, trung du, đồng bằng và bãi cát ven biển. Phía tây có nhiều núi cao trên l.000m, rừng có nhiều lâm sản quý như: gỗ cẩm lai, lim, trắc, kiền kiền...; các loài cây dược liệu: quế, sa nhân, hà thủ ô... Bờ biển dài 134km với các cửa sông, vụng, vịnh, đầm (vụng Quy Nhơn, đầm Nước Ngọt, đầm Trà ô), nhiều cảng tốt, nhiều bán đảo và đảo (bán đảo Phước Mai, đảo Hòn Trân, Hòn Rùa...). Khí hậu nhiệt đới hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình trong năm 26°-27°C; lượng mưa trung bình hàng năm 1.700mm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 538,0 nghìn tấn (lúa 517,1 nghìn tấn); khai thác gỗ 102,2 nghìn m3, thủy sản 88.812t. Công nghiệp: cơ khí sửa chữa và chế tạo các loại máy cho giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, máy công cụ; khai thác và chế biến gỗ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.433 tỉ đồng. Giao thông: QL 1, dường sắt Bắc - Nam nối BĐ với Hà Nội. tp Hồ Chí Minh. Đường 19 đi Plây Cu. Cảng Quy Nhơn có thể cho tàu l0.000t cặp bến, khả năng bốc dỡ 1,75 triệu tấn/năm. Hai sân bay: Phù Cát, Quy Nhơn. Nhiều di tích văn hóa cổ: Tháp Chàm xây dựng từ tk 13 về trước (hiện còn 13 tháp cao 10-13m ở các huyện An Nhơn, Tuy Phước và Tây Sơn). Quê hương phong trào Tây Sơn (hiện ở h. Tây Sơn có Nhà bảo tàng Quang Trung, h. An Nhơn còn di tích thành Hoàng Đế, nơi đóng đô của Nguyễn Nhạc). 6.11.1978, LLVT- ND Bình Định dược phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


        BÌNH ĐỐ ẢNH. tài liệu ảnh được ghép từ các tấm ảnh hàng không đã được nắn về cùng một tỉ lệ ở mật phẳng ngang. BĐA có lưới tọa độ và ghi chú các địa vật có thể dùng để đo đạc với độ chính xác tương đương với bản đồ địa hình cùng tỉ lệ.

        BÌNH GIÃ, xã thuộc h. Châu Đức, t. Bà Rịa - Vũng Tàu, đông bắc tx Bà Rịa 18km, trên đường 2 từ Bà Rịa đi Xuân Lộc. 2.12.1964-3.1.1965, tại khu vực Bình Giã - Đức Thạnh diễn ra chiến dịch Bình Giã, mở ra khả năng của QGPMN VN đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận. đánh dấu sự kết thúc của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở VN.

        BÌNH LỆ NGUYÊN (cổ), tên vùng đất thời Trần (khoảng giữa tx Vĩnh Yên và tx Phúc Yên, nay thuộc h. Bình Xuyên, t. Vĩnh Phúc). 17.1.1258 tại BLN diễn ra trận đánh lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần I, do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

        BÌNH LÔ, thành do Lê Hoàn xây dựng trong kháng chiến chống Tống lần I (981). Vị trí thành chưa được xác định. Có thuyết cho BL ở khu vực giữa Sông Cầu và sông Cà Lồ, thuộc h. Sóc Sơn, tp Hà Nội ngày nay; có thuyết cho là ở vùng Duy Tiên, Lí Nhân. t. Hà Nam.

        “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”, tác phẩm của Nguyễn Trãi viết theo chỉ dụ của Lê Lợi công bố rộng rãi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Nguyên bản bằng chữ Hán. Tác phẩm vạch trần tội ác trời không dung, đất không tha của quân Minh; nêu lên quá trình chiến đấu gian khổ, vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và cách đối xử đầy lòng nhân đạo của nghĩa quân đối với tù binh, hàng binh Minh. “BNĐC” thực chất là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, thể hiện tinh thần tự hào dân tộc được coi là “thiên cổ hùng văn” (áng văn hùng tráng của ngàn đời) trong lịch sử VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 11:33:10 am »


        “BÌNH NGÔ SÁCH”( tác phẩm của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán, dâng lên Lê Lợi khoảng những năm 1419-20, trình bày kế sách đánh đuổi quân xâm lược Minh (TQ), giành độc lập dân tộc. Tư tưởng cốt lõi trong “BNS” được Nguyên Trãi nêu lên là “đánh vào lòng người”, đó là việc nêu cao chính nghĩa, thu phục lòng người, dựa vào sức mạnh nhân dân, làm tan rã tinh thần kẻ dịch. Được Lê Lợi tiếp nhận và tiến hành thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Văn bản bị thất lạc, nay chỉ được biết qua bài tựa của Ngô Thế Vinh trong tác phẩm “Ức Trai di tập”.

        BÌNH PHƯỚC, tỉnh miền núi ở Đông Nam Bộ; đơn vị Ah LLVTND. Bắc và tây bắc giáp Campuchia, đông giáp Đắk Nông. Lâm Đồng, tây giáp Tây Ninh và Campuchia, nam giáp Bình Dương. Đồng Nai. Dt 6.855,99km2; ds 0,76 triệu người (2003); dân tộc: Kinh, Xtiêng, Mơ Nông, Khơme, Mạ, Hoa. Thành lập 1975 do hợp nhất hai tỉnh Bình Long và Phước Long (chính quyền Sài Gòn tách từ t. Thủ Dầu Một 10.1956). Năm 1976 hợp nhất với Bình Dương (Thù Dầu Một) thành t. Sông Bé. 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Đồng Xoài. Địa hình núi cao, rừng già nhiệt đới ở phía bắc (núi Bà Rá 723m). Đường biên giới với Campuchia 150km, cửa khẩu: Hoa Lư. Các sông: Đồng Nai, Đắc Quýt, Đắc Láp, Nước Trong, Mã Đà... Khí hậu hai mùa, lượng mưa trung bình 2.000mm/năm, nhiệt độ trung bình 26,2°c. Thế mạnh: lâm nghiệp, cây công nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp 187.600ha. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 54,1 nghìn tấn (lúa 35,2 nghìn tấn). Công nghiệp: thủy điện Thác Mơ, Suối Giai. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 437,7 tỉ đồng. Giao thông: QL13 đi Campuchia, QL 14 và một số tỉnh lộ. Truyền thống lịch sử CM: khởi nghĩa Trương Công Định (1864). phong trào đấu tranh của còng nhân Phú Riềng (1927-29), khởi nghĩa của đồng bào Xtiêng (1933-34). Căn cứ kháng chiến: Bình Long, Phước Long, Chiến khu Đ; thủ phủ của Chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN, căn cứ Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.


        BÌNH THAN, bến sông thuộc khu vực ngã ba Sông Đuống và sông Thái Bình (ngã ba Đại Than), nay thuộc xã Cao Đức, h. Gia Bình, t. Bắc Ninh; đông Hà Nội khoảng 50km. 10.1282 tại đây vua Trần Nhân Tông đã tổ chức hội nghị Bình Than bàn kế sách chống quân Nguyên - Mông xâm lược trong kháng chiến chống Nguyên - Mỏng lẩn II (1285). Nay ở khu vực này còn thôn Đại Than thuộc xã Cao Đức.

        BÌNH THUẬN, tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; bắc giáp Lâm Đồng, đông bắc giáp Ninh Thuận, đông và đông nam giáp Biển Đông, tây giáp Đồng Nai. Dt 7.992km2; ds 1,120 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh (chiếm đa số), Chăm, Nùng, Cơ Ho, Khơme, Chơ Ro... Thành lập 1832. Tháng 5.1901 tách một phần thành lập t. Phan Rang (9.1913 Phan Rang sáp nhập vào BT và Khánh Hoà), 7.1922 lại tách riêng và đổi là t. Ninh Thuận). 10.1956 cắt một phần BT và một phần Lâm Đồng thành lập t. Bình Tuy. 2.1976 sáp nhập BT với Bình Tuy và Ninh Thuận thành t. Thuận Hải. 4.1992 tái lập t. BT. Tổ chức hành chính: 8 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Phan Thiết. Địa hình thấp dần từ phía tây ra biển. Núi, rừng và đồi trọc chiếm trên 70% diện tích tự nhiên; các đỉnh cao: Ca Nong (1.279m), Núi Ông (1.307m), Núi Bà (756m). Nhiều sông ngắn và hẹp. Ven biển là dải đồng bằng. Bờ biển dài 192km, ba cửa sông: Phan Rí, Cà Tí, Hàm Tân; 4 cảng cá. Khí hậu nhiệt đới nóng, nhiệt độ trung bình trong năm 27°- 28°c, lượng mưa 800-1.150mm/năm. Tỉnh nông nghiệp, có tiềm năng phát triển lâm, ngư nghiệp và du lịch. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 393 nghìn tấn (lúa 330,3 nghìn tấn); thủy sản 135.176t; khai thác gỗ 31,7 nghìn m2. Có cảng cá Cồn Chà, nhiều cơ sở chế biến thủy hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.064 tỉ đồng: Giao thông: đường sắt Bắc - Nam, QL 1, đường 705 Phan Thiết đi Di Linh, cảng biển Phan Thiết. 20.12.1979, LLVTND Bình Thuận được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 11:35:11 am »


        BÌNH TIÊU ĐỘC ĐEO LƯNG, khí tài tiêu tẩy cỡ vừa, trang bị cho các phân đội hóa học để tiêu độc, tẩy xạ và diệt trùng cho vũ khí, khí tài, xe máy, hầm hào công sự. Gồm: bình chứa dung dịch (9,5 lít), bơm không khí, cán phun cùng bàn chải. Khi lắc cần bơm theo phương thẳng đứng với tốc độ 25-30 lần/ph, dung dịch trong bình chứa qua cán phun - bàn chải phun đều lên be mặt cần xử lí. Lượng tiêu hao dung dịch 0,7 lít/ph; thời gian phun hết dung dịch trong bình chứa khoảng 12ph. Trọng lượng toàn bộ bình 18kg. QĐND VN có trang bị BTĐĐL RPO-4V do Nga, VN sản xuất.

        BÌNH TRỊ THIÊN, tỉnh cũ ở Trung Trung Bộ, tỉnh lị: tp Huế. Thành lập 2.1976 do sáp nhập ba tỉnh Quảng Bình. Quảng Trị và Thừa Thiên. 6.1989 chia lại thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

        BỊT CỬA ĐỘT PHÁ, hành động chiến đấu nhằm ngăn chặn dối phương mở rộng và vượt qua cửa đột phá. đồng thời khôi phục khu vực phòng ngự. Biện pháp thực hiện BCĐP: tập trung hỏa lực sát thương quân địch trước tiền duyên, khống chế cửa đột phá bằng mật độ hỏa lực dày đặc, chia cắt bộ binh với xe tăng, xe thiết giáp, ngăn chặn đội hình phía sau của địch cơ động lên; lực lượng phòng ngự gần lợi dụng địa hình và trận địa hiện có giữ vững phòng ngự, kiên quyết không cho địch củng cố và mở rộng; kịp thời cơ động binh lực, hỏa lực, vật cản, ngăn chặn và thực hành đánh địch đột nhập, khôi phục lại trạng thái phòng ngự.

        BỊT CỬA MỞ, hành động chiến đấu nhằm ngăn chặn đối phương vượt qua cửa mở và khôi phục hệ thống vật cản. Được thục hiện bằng hỏa lực, xe tăng và đặt lại vật cản... BCM bằng đặt lại vật cản thường do đơn vị phòng ngự gần cửa mở hoặc lực lượng dự bị công binh thực hiện, dưới sự chi viện của hỏa lực. Các trường hợp cần BCM là: khi phát hiện bên tiến công khắc phục vật cản tạo cửa mở hoặc đang qua cửa mở. Phải căn cứ tình hình cụ thể để chọn hành động thích hợp để BCM được kịp thời và hiệu quả.

        BLEDÔ (P. Roger c. Blaizot; ?-?), tổng tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương (5.1948-9.1949). Đại tướng. 1936-37 thiếu tá tham mưu trưởng quân Pháp ở Bắc Đông Dương. 9.1943 tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương chuẩn bị cho quân Pháp tham gia hoạt động cùng với QĐ Anh trên chiến trường châu Á (thực chất là chuẩn bị cho Pháp trở lại Đông Dương). 4.1944 dẫn đầu phái bộ QS Pháp tới Căngđi (Xri Lanca), đặt trụ sở bên cạnh BTL Đông Nam Á của Maobettơn. 1946 thành lập một binh đoàn Pháp tại Ấn Độ để chuẩn bị can thiệp vào Đông Dương. 1948-49 bênh vực quan điểm chiến lược của Rơve (tham mưu trưởng lục quân Pháp, người đỡ đầu B), kiên quyết rút bỏ Cao Bằng, tăng cường nỗ lực QS trên chiến trường phía Bắc. B đã mở một số cuộc hành quân để củng cố thế đứng của quân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, sau đánh lên Tuyên Quang, Việt Trì, Phú Thọ, bị tổn thất, không diệt được lực lượng chủ lực của đối phương. Sau thất bại ở biên giới phía bắc và do kế hoạch Rơve bị lộ, B bị triệu hồi về Pháp (1949).

        BM-13, pháo phản lực bắn loạt đầu tiên của LX dùng trong CTTG-II. BM-13 gồm 16 thanh dẫn hướng lắp thành giàn phóng trên khung bệ xe tải, đạn cỡ 132mm; khối lượng đạn 42,5kg, tầm bắn 8.500m, thời gian bắn một loạt 7-10s. Được trang bị từ 6.1941, pháo kích trận đầu tiên vào đầu mối đường xe lửa ở tp Oocsa 14.7.1941. Cg Cachiusa.


        BM-14, pháo phán lực bắn loạt gồm giàn phóng 16 (hoặc 17) ống và cơ cấu tầm, hướng lắp trên xe ô tô do LX thiết kế, chế tạo và đưa vào trang bị từ 1953. Có các loại: BM-14-16 (16 ống phóng), BM-14-17 (17 ống phóng), BM-14M. Tính năng chính: cỡ ống phóng 140mm, bắn đạn phản lực tuabin không điều khiển kiểu mảnh - phá (M-14-OF) và đạn khói (M- 14Đ); khối lượng đạn 39,6kg, tầm bắn 9.810m, thời gian bắn một loạt 7-10s; khối lượng toàn xe 8,2t; hành trình dự trữ 600km. BM-14 có trong trang bị QĐND VN từ giữa những năm 60 tk 20.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2019, 11:37:43 am »


        BM-21, pháo phản lực bắn loạt gồm giàn phóng 40 ống và cơ cấu tầm, hướng lắp trên xe ô tô Ural-375E, do LX thiết kế, chế tạo và đưa vào trang bị từ 1964. BM-21 bắn đạn phản lực không điều khiển kiểu mảnh - phá (M-21-0F), cỡ 122mm; khối lượng đạn 66kg, tầm bắn 20.400m, thời gian bắn một loạt 20s; khối lượng toàn xe 13,7t; hành trình dự trữ 700km. Ngoài QĐ LX, BM- 21 còn được trang bị rộng rãi trong QĐ các nước thuộc khối Vacsava và các nước đang phát triển (TQ chế tạo phỏng theo, gọi là kiểu 81). BM-21 có trong trang bị của QĐND VN.


        BMEO (vt từ p. Brigade mobile d’Extreme Orient - Lữ đoàn cơ động Viễn Đông), thành lập 1943 ở Mađagaxca cùng lúc với việc thành lập Trung đoàn bộ binh thuộc địa 5 ở Cancutta (Ấn Độ) theo lệnh của Đờ Gôn để chuẩn bị tái chiếm Đông Dương. Nhưng đến 8.1945, BMEO chưa sẵn sàng nên ủy ban quốc phòng Pháp quyết định thành lập CEFEO.

        BMP-1 , xe chiến đấu bộ binh chạy xích do LX chế tạo từ đầu những năm 60 tk 20. Khối lượng chiến đấu 13-13,3t. Kíp xe 3 người và chở 8 lính bộ binh. Dài 6,735m, rộng 2,94m, cao 2,068m, động cơ điêzen công suất 220kW (300cv), tốc độ lớn nhất 65km/h, bơi bằng xích với tốc độ lớn nhất 7km/h, hành trình dự trữ 400-570km (đường đất) và 5 5 0-600km (đường nhựa); trang bị: pháo nòng trơn 73mm, (đạn 40 viên); súng máy song song 7,62mm (đạn 2.000 viên); 4 tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14M. Trang bị của bộ binh gồm 2 trung liên RPK, 7 tiểu liên AKM, 1 súng phóng lựu chống tăng RPG-7 hoặc tên lửa phòng không vác vai 9K32. Có khí tài nhìn đêm cho trưởng xe, pháo thủ, lái xe và có hệ thống chống vũ khí NBC. Trên cơ sở BMP-1, LX đã chế tạo các kiểu xe trinh sát BMP-R, BRM-1, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 (chế tạo từ cuối những năm 70 tk 20); TQ chế tạo xe chiến đấu bộ binh WZ-501; Tiệp Khắc chế tạo xe thiết giáp chở quân OT-90, xe trinh sát BPzV, xe phá mìn svo... BMP-1 được trang bị cho QĐ hơn 20 nước, trong đó có QĐND VN.

       
        “BO BO” x. TÀU (XUỒNG) ĐỆM KHÍ

        BO BO TỚI (s. 1945), Ah LLVTND (1976). Dân tộc Ra Giai, quê xã Sơn Trung, h. Khánh Sơn, t. Khánh Hoà; đv DCS VN; khi tuyên dương Ah là xã đội trưởng xã Sơn Trung. Trong KCCM, 1962 xây dựng phong trào chiến tranh du kích ở xã, tự tạo nhiều vũ khí thô sơ (chông, cung tên, bẫy đá...) đánh địch, lấy nhiều vũ khí của địch trang bị cho du kích. BBT chiến đấu 25 trận, diệt 60 địch (40 Mĩ, 7 Nam Triều Tiên), bắn cháy 1 xe QS, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. 6.1971 BBT gỡ mìn của địch, bí mật đặt ở điểm cao 924 (nơi địch dổ quân đi càn) và bô' trí hầm chông ở xung quanh, phá hủy 1 máy bay trực thăng, diệt và làm bị thương hơn 30 lính Mĩ, buộc địch bỏ dở cuộc càn. Huân chương: Chiến công hạng ba...


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM