Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:17:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9782 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:20:16 pm »


        BẢO QUẢN trang bị kĩ thuật, một nội dung của bảo đảm kĩ thuật, gồm tổng thể các hoạt động nhằm duy trì trang bị KTQS ở trang thái tốt và sẵn sàng đưa vào sử dụng được ngay (đối với trang bị kĩ thuật trong kế hoạch sử dụng) hoặc sau một thời gian quy định (đối với trang bị kĩ thuật chưa có kế hoạch sử dụng hoặc để dự trữ). Các biện pháp BQtbkt chủ yếu gồm: cất giữ (đối với trang bị kĩ thuật chưa có kế hoạch sử dụng), làm sạch, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung vật liệu bảo quản, khắc phục hư hỏng nhỏ (đối với trang bị kĩ thuật trong kế hoạch sử dụng).

        BẢO QUẢN XĂNG DẦU, một nội dung bảo đảm xăng dầu, gồm tổng thể các biện pháp tổ chức và kĩ thuật nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất sự hao hụt về số lượng và biến đổi về chất lượng của xăng dầu. Được thực hiện cả trong điều kiên cất giữ tại kho và trong quá trình vận chuyển. Bảo quản tại kho là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các kho xăng dầu QS. Theo tính chất nhiệm vụ của kho, có: bảo quản tiêu thụ thường xuyên (hàng tháng có xuất, nhập từ vật chứa) và bảo quản lâu dài (hàng tháng không có xuất nhập). Thông thường các loại nhiên liệu được bảo quản trong các bể chứa xăng dầu, các loại dầu mỡ được bảo quản chủ yếu trong các khí tài chứa đựng nhỏ (phuy, can...). Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra chất lượng xăng dầu bằng cách định kì (hoặc đột xuất) lấy mẫu xăng dầu và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy định. Khi vận chuyển, nhiên liệu được bảo quản trong các phương tiện vận chuyển chuyên dùng (tàu chở dầu, xà lan, xe xitéc...).

        BẢO TÀNG, cơ quan bảo quản và trưng bày những sưu tập có giá trị tiêu biểu về lịch sử tự nhiên và xã hội của quốc gia (hoặc địa phương, ngành), nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. BT có nhiệm vụ: sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập; nghiên cứu khoa học và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; quản lí cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật; tiến hành hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật. Hệ thống BT ở VN gồm: BT quốc gia, BT chuyên ngành, BT cấp tỉnh, BT tư nhân. Thủ tướng chính phú quyết định thành lập BT quốc gia và BT chuyên ngành; chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập BT cấp tỉnh và BT tư nhân. Hệ thống BT trong QĐND VN thuộc loại hình BT lịch sử QS tổng hợp và chuyên ngành gồm: Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam và các BT quân khu, quân chủng, binh chủng và tương đương; do BQP quản lí nhà nước; TCCT chỉ đạo và quản lí trực tiếp; Bộ văn hóa - thông tin chỉ đạo nghiệp vụ.

        BẢO TÀNG BIÊN PHÒNG, bảo tàng của Bộ đội biên phòng QĐND VN, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị BTL biên phòng trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 15.10.1968. Có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa. khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Trụ sở: số 2 Trần Hưng Đạo, q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Người phụ trách đầu tiên: Phạm Quang.

        BẢO TÀNG CHIẾN THẮNG B-52, bảo tàng của LLVT Quân khu thủ đô Hà Nội, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu thủ đô Hà Nội trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 10.1.1986. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND Hà Nội (và một số địa phương liên quan) trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thủ đô, đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ trên không. Trụ sở: 157 phố Đội Cấn, q. Ba Đình, tp Hà Nội. Giám đốc đầu tiên: Ninh Cử Trực. Cg Bảo tàng Quân khu Thủ Đô.

        BẢO TÀNG ĐIỆN BIÊN PHỦ. bảo tàng về lịch sử và xã hội t. Điện Biên, về địa danh và chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), về chiến trường Tây Bắc. Thành lập 7.5.1959, trực thuộc Bộ văn hóa: từ 7.5.1984 là phân viện của Viện bảo tàng quân đội; 3.8.1996 trực thuộc sở văn hóa thông tin t. Lai Châu. Từ 2004 trực thuộc Sở văn hóa thông tin t. Điện Biên. BTĐBP hiện đang quản lí 6 di tích lịch sử -  văn hóa, trong đó có di tích Điện Biên Phủ với 13 cụm và điểm di tích. Trụ sở: tp Điện Biên Phủ. Cg Bảo tàng miền Tây.

        BẢO TÀNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH, bảo tàng của Binh đoàn Trường Sơn, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do cơ quan chính trị Tổng công ti xây dựng Trương Sơn trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 1.10.1997. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của các LLVT Đường mòn Hồ Chí Minh và tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương trong KCCM; phản ánh hoạt động của Tổng công ti xây dựng Trường Sơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trụ sở: xã Yên Nghĩa, h. Hoài Đức, t. Hà Tây (km 15, QL 6). Giám đốc đầu tiên: Trần Văn Huyên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:22:00 pm »


        BẢO TÀNG HẢI QUÂN, bảo tàng của lực lượng hải quân QĐND VN, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân chủng hải quân trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 4.1.1975. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu trưởng thành của Hải quân nhân dân VN và các vấn đề liên quan đến hải quân, vai trò của thủy quân VN trong lịch sử dân tộc. Xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Trụ sở: 38 Điện Biên Phú, tp Hải Phòng. Người phụ trách đầu tiên: Vũ Hữu Phùng.

        BÁO TÀNG KHÔNG QUÂN, bảo tàng của lực lượng không quân QĐND VN, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân chủng phòng không - không quân trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 3.4.1985. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của không quân nhân dân VN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Trụ sở: 86 đường Trường Chinh, q. Thanh Xuân, tp Hà Nội. Người phụ trách đầu tiên: Nguyễn Kim Dương.

        BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM, bảo tàng quốc gia do TCCT QĐND VN trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, giới thiệu những tài liệu, hiện vật lịch sử về đấu tranh vũ trang trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là quá trình xây dựng, chiến đấu, truyền thống và phẩm chất CM của LLVTND VN mà nòng cốt là QĐND VN; giúp TCCT chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác bảo tồn, bảo tàng trong toàn quân. Thành lập 22.12.1959 (Phòng bảo tàng QĐ thuộc Cục tuyên huấn); trưởng phòng: Phạm Đức Phỉ (1959-64). Năm 1964 tổ chức thành Viện bảo tàng quân đội; viện trưởng đầu tiên: Nguyễn Văn Từ (1964-80). Tháng 12.2002 đổi tên thành BTLSQS VN; giám đốc: Lê Mã Lương. Đến 2002 đã thu thập được hơn 11.000 hiện vật hình khối, hơn 90.000 phim, ảnh gốc lịch sử, sắp xếp thành hơn 40 bộ sưu tập, phục vụ gần 10 triệu lượt khách trong nước và quốc tế (1999-2002 có 850.000 khách quốc tế) đến tham quan, nghiên cứu. Huân chương: Quân công hạng nhất. Trụ sở: 28 Điện Biên Phủ, tp Hà Nội.

        BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MIỂN ĐÔNG NAM BỘ, bảo tàng của LLVT miền Đông Nam Bộ, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu 7 trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 27.2.1986. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND miền Đông Nam Bộ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Xếp hạng 2 trong hệ thống  bảo tàng quốc gia. Trụ sở: 247 Hoàng Văn Thụ, q. Tân Bình, tp Hồ Chí Minh. Bảo tàng chiến dịch Hổ Chí Minh: số 2 đường Lê Duẩn, q. 1, tp Hồ Chí Minh. Giám đốc đầu tiên: Đoàn Thành. Cg Bảo tàng Quân khu 7.

        BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, bảo tàng của LLVTND đồng bằng sông Cửu Long, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu 9 trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 21.12.1979. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND đồng bằng sông Cửu Long trong sự nghiệp đấu tranh  giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giới thiệu thân thế, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, tình cảm gắn bó giữa bộ đội và nhân dân Khu 9 với chủ tịch Hồ Chí Minh. Xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Trụ sở: số 6 đường Hòa Bình, tp Cần Thơ. Người phụ trách đầu tiên: Lưu Ngọc Ấn. Cg Bảo tàng Quân khu 9.

        BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TẦY BẮC nh BẢO TÀNG QUÂN KHU 2

        BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VIỆT BẮC -  QUÂN KHU I, bảo tàng của LLVT Việt Bắc, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu 1 trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 20.8.1984. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND các dân tộc Việt Bắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trụ sở: phường Tân Thịnh, tp Thái Nguyên. Người phụ trách đầu tiên: Nguyễn Văn Kế. Cg Bảo tàng Quân khu 1.

        BẢO TÀNG MIỀN TÂY nh BẢO TÀNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

        BẢO TÀNG PHÒNG KHÔNG, bảo tàng của lực lượng phòng không QĐND VN, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân chủng phòng không - không quân trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 25.12.1959. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dụng, chiến đấu. trưởng thành của lực lượng phòng không VN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trụ sở: 176 đường Trường Chinh, q. Thanh Xuân, tp Hà Nội. Người phụ trách đầu tiên: Nguyễn Quang Thuận.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:28:08 pm »


        BÁO TÀNG QUÂN KHU 1 nh BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VIỆT BẮC - QUÂN KHU 1

        BẢO TÀNG QUÂN KHU 2, bảo tàng của LLVT Quân khu 2, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu 2 trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 4.10.1979. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND các dân tộc Tây Bắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trụ sở: xã Văn Phú, tp Việt Trì. Người phụ trách đầu tiên: Cù Trần Đô. Cg Bảo tàng lực lượng vũ trang Tây Bắc.

        BẢO TÀNG QUÂN KHU 3, bảo tàng của LLVT Quân khu 3, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu 3 trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 10.10.1969. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND đồng bằng Bắc Bộ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Trụ sở: đường Lê Duẩn, q. Kiến An, tp Hải Phòng. Người phụ trách đầu tiên: Kiều Kim Trùy.

        BÀO TÀNG QUÂN KHU 4. bảo tàng của LLVT Quân khu 4, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu 4 trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 22.12.1966. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND Bắc Trung Bộ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Trụ sở: 189 đường Lê Duẩn, tp Vinh, t. Nghệ An. Người phụ trách đầu tiên: Trần Thanh Tâm.

        BẢO TÀNG QUÂN KHU 5, bảo tàng của LLVT Quân khu 5, thuộc hệ thống bảo tàng QĐ, do Cục chính trị Quân khu 5 trực tiếp chỉ đạo, quản lí. Thành lập 4.1.1977. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của LLVTND các dân tộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giới thiệu thân thế sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chi Minh, tình cảm gắn bó giữa bộ đội và nhân dân Khu 5 với chủ tịch Hồ Chí Minh. Xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia. Trụ sở: số 1 đường Duy Tân, tp Đà Nẵng. Người phụ trách đầu tiên: Phan Thành Đạt.

        BẢO TÀNG QUÂN KHU 7 nh BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

        BÀO TÀNG QUÂN KHU 9 nh BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN ĐỔNG BANG SÔNG CỬU LONG

        BẢO TÀNG QUÂN KHU THỦ ĐÔ nh BẢO TÀNG CHIẾN THẮNG B-52

        BẢO VỆ BIÊN GIỚI KHI CÓ CHIẾN TRANH, hoạt động tác chiến chống xâm lược, kết hợp với bảo vệ an ninh biên giới, biển, đảo khi biên giới có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang; hình thức tổ chức bảo vệ biên giới đặc biệt. Các đơn vị biên phòng chuyển toàn bộ hoạt động sang thời chiến, 100% quân số triển khai ở địa bàn chiến đấu; thực hiện tác chiến phân đội nhỏ, làm nòng cốt trong các làng bản chiến đấu trên khu vực biên giới, phối hợp chặt chẽ với các LLVT khác, dưới sự chỉ huy thống nhất của chỉ huy khu vực phòng thủ tỉnh (thành) huyện biên giới. Ở những đoạn hoặc tuyến biên giới không xảy ra chiến tranh vẫn phải duy trì chặt chẽ các biện pháp công tác biên phòng, công tác quản lí biên giới. Kế hoạch BVBGKCCT phải được chuẩn bị trong thời bình.

        BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, toàn bộ các biện pháp giữ gìn biên giới quốc gia nhằm bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Có BVBGQG: thường xuyên, tăng cường và cao (khi có xung đột, chiến tranh). Bộ đội biên phòng là lực lượng chuyên trách và làm nòng cốt, phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp công tác biên phòng, công tác phòng thủ, xây dựng thế trận an ninh, phát triển kinh tế xã hội và công tác đối ngoại. BVBGQG nằm trong chiến lược bảo vệ tổ quốc và phải tuân thủ các điều ước quốc tế, hiệp định về quy chế biên giới, pháp luật của nhà nước, quy chế về khu vực biên giới và đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Đáng, nhà nước trong từng thời kì trên từng tuyến biên giới, biển, đảo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:29:41 pm »


        BẢO VỆ BIÊN GIỚI TĂNG CƯỜNG, hình thức bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội biên phòng để đối phó với tình huống đột xuất, căng thẳng, dược tiến hành trong thời gian và không gian nhất định. Để thực hiện quyết tâm và kế hoạch BVBGTC phải chuẩn bị bổ sung lực lượng chiến đấu; tăng cường tổ chức chỉ huy và sẵn sàng chiến đấu, áp dụng các biện pháp kiên quyết, tập trung 60-70% quân số, phương tiện để làm nhiệm vụ. Căn cứ tình hình cụ thể BTL bộ đội biên phòng ra lệnh BVBGTC trên tất cả các tuyến hay trên từng tuyến, từng khu vực. Chỉ huy bộ đội biên phòng các cấp tùy tình hình cụ thể mà quyết định phạm vi và các biện pháp bảo vệ cho thích hợp và báo cáo lên cấp trên. BVBGTC được thực hiện khi: có lệnh của cấp trên, có hoạt động vũ trang của đối phương; hai bên biên giới đang xảy ra bạo loạn, có thiên tai, dịch bệnh, diễn tập QS...; trong khu vực quản lí đang tiến hành bao vây, truy lùng, phá án. Kết thúc BVBGTC phải nhanh chóng đưa các hoạt động bảo vệ biên giới trở về hình thức bảo vệ biên giới thường xuyên.

        BẢO VỆ BIÊN GIỚI THƯỜNG XUYÊN, hình thức bảo vệ biên giới quốc gia cơ bản của Bộ đội biên phòng được tiến hành trong tình hình biên giới, vùng biển, đảo ở mức độ bình thường và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới ổn định không có diễn biến đột xuất, phức tạp. Các đơn vị biên phòng tổ chức bảo vệ biên giới liên tục theo quyết tâm và kế hoạch đã đề ra; các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến vẫn duy trì chặt chẽ với 50% quân số làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ biên giới, vùng biển, và 50% thực hành huấn luyện, lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.

        BẢO VỆ ĐIỆN TỬ, bộ phận của tác chiến điện tử, gồm toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện từ làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, chống tự nhiễu lần nhau của các phương tiện điện tử. Gồm: chống trinh sát điện tử, chống chế áp điện tử, kiểm soát điện từ và dung hòa trường điện từ. Đối tượng BVĐT: các hệ thống, các phương tiện điện tử dùng để trinh sát, chỉ huy bộ đội, điều khiển vũ khí, thông tin, thông báo. BVĐT phải kết hợp với chế áp điện tử.

        BẢO VỆ ĐỘNG VIÊN, thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho các đơn vị dự bị động viên và lực lượng dự bị động viên trong giai đoạn thực hành động viên, như phòng chống đối phương tập kích bằng không quân, pháo binh, biệt kích, thám báo, chất độc hóa học... vào khu vực động viên, tuyến đường vận chuyển, kho dự trữ vật chất và sở chỉ huy động viên. Căn cứ nhiệm vụ được giao, người chỉ huy xác định vị trí, mục tiêu cần bảo vệ, thủ đoạn đối phương có thể sử dụng, đề ra các biện pháp tổ chức, bố trí lực lượng để phòng, tránh, đánh trả phù hợp. Phương án BVĐV được luyện tập từ thời bình.

        BẢO VỆ LÃNH THỔ QUỐC GIA, sử dụng tổng hợp các lực lượng và các biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ vững toàn vẹn chủ quyền nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia.

        BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, tổng thể các biện pháp nhằm giữ gìn, sử dụng hợp lí và phục hồi sinh giới (thế giới thực vật, động vật) và môi sinh (đất, nước, khí quyển, lòng đất, khí hậu...). Từ giữa tk 20, sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa cao, sự tăng nhanh dân số và nhiều yếu tố khác đã làm tăng tác động tiêu cực của con người với thiên nhiên. Tải nguyên có nguy cơ cạn kiệt, sinh thái môi trường ngày càng xấu đi không phục hồi được. BVMT trở thành vấn đề cấp bách và lâu dài mà toàn thể các cộng đồng phải giải quyết ở quy mô toàn cầu, nhằm sử dụng hợp lí thiên nhiên, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng và nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hiến pháp nước CHXHCN VN quy định các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị vũ trang và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, cải tạo môi trường sống. Nhà nước VN đã ban hành luật BVMT (Quốc hội khóa IX, kì họp thứ tư thông qua 27.12.1993, có hiệu lực theo lệnh công bố của chủ tịch nước 10.1.1994) và các pháp lệnh cụ thể (pháp lệnh bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước...).

        BẢO VỆ QUÂN, LLVT của chính quyền thân Pháp ở Trung Kì. Thành lập đầu 1947. Đổi tên thành Việt binh đoàn (sau hiệp định Hạ Long 5.6.1948); trở thành bộ phận của Vệ binh quốc gia (13.4.1949) với tên gọi Vệ binh Trung Việt. Tổ chức cao nhất tới trung đoàn (1951 có 4 trung đoàn); cải tổ lại (1953) thành 8 tiểu đoàn, gồm 30 đại đội chiến đấu và 8 đại đội chỉ huy, với quân số khoảng 5.700 người. Từ 8.4.1955 thuộc bảo an đoàn (x. địa phương quân). Không có tác dụng đáng kể trong chiến tranh xâm lược của Pháp ở VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:31:18 pm »


        BÃO, vùng khí xoáy có sức gió ở gần trung tâm từ cấp 8 (60- 75km/h) trở lên. Thường phát sinh trong vành đai nhiệt đới giữa các vĩ tuyến khoảng 5-20° ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B kèm theo mưa lớn, gió mạnh, biển động dữ đội, có sức tàn phá lớn và thường gây lụt lội. Đường kính vùng gió bão có thể lên tới hàng trăm kilômét. Các cơn B đổ bộ vảo VN thường từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm (nhiều nhất khoảng tháng 7, tháng 8, giảm dần vào cuối năm), được hình thành ngoài khơi Thái Bình Dương hoặc trong khu vực Biển Đông, chủ yếu di chuyển theo hướng giữa tây và tây bắc với tốc độ 10-20km/h.

        BÃO TỪ, hiện tượng nhiễu loạn mạnh từ trường Trái Đất do tác động của dòng plasma Mặt Trời (gió Mặt Trời) lên từ quyển Trái Đất. BT có thể kéo dài vài ngày và diễn ra thành từng đợt liên tiếp, ảnh hưởng rõ rệt đến trạng thái tầng điện li và tác động đến chất lượng truyền sóng vô tuyến điện, gây nhiễu loạn, thậm chí làm gián đoạn hoạt động của các thiết bị đo từ trường, thiết bị thông tin liên lạc, hệ thống truyền tải điện năng... và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

        BÁO CÁO, văn kiện quân sự trình lên cấp trên về tình hình thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh, nhiệm vụ phản ánh tình hình tác chiến, huấn luyện và công tác; trả lời những vấn đề cấp trên yêu cầu... Theo thời gian và tính chất, có BC: định kì, không định kì, chuyên đề, tổng hợp. Theo nội dung, có: BC tác chiến (bổ sung, tóm tắt, tỉ mỉ, tổng hợp); BC tình hình chuẩn bị tác chiến, huấn luyện, tình hình công tác và chấp hành nhiệm vụ khác. BC cũng có thể bằng miệng.

        BÁO CÁO TÁC CHIẾN, báo cáo về tình hình và việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến được giao. Nội dung BCTC gồm: kết quả tiến hành tác chiến; vị trí, tình trạng và tính chất hoạt động của bộ đội, đơn vị bạn đến then điểm nhất định; thành phần, vị trí và tính chất hoạt động của quân địch; quyết tâm tiếp tục tiến hành tác chiến và yêu cầu chi viện của cấp trên (khi cần thiết) để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. Theo thời hạn, có: báo cáo định kì và báo cáo bất thường. BCTC có thể bằng văn bản, sơ đồ, biểu đồ, băng từ... hay bằng miệng. BCTC do người chỉ huy hoặc phó chỉ huy được ủy quyền chịu trách nhiệm.

        “BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ CHÍNH TRỊ ĐẶC BIỆT”, văn kiện có ý nghĩa lịch sử do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trước hội nghị chính trị đặc biệt (3.1964). “BCTHNCTĐB” nêu rõ thắng lợi của 10 năm xây đựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ xâm lược ở miền Nam VN; thất bại và âm mưu mới của Mĩ: đường lối đối nội, đối ngoại và chủ trương giải quyết vấn đề miền Nam VN của ĐLĐ VN và chính phủ VN DCCH. “BCTHNCTĐB” có sức cổ vũ to lớn toàn dân, toàn quân đoàn kết nhất trí thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng và chính phủ trước âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh của Mĩ. Phong trào “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” ở miền Bắc (1964-75) là sự hường ứng tích cực lời kêu gọi được nêu trong báo cáo.

        BÁO “CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM”, cơ quan thông tin - tuyên truyển của Hội cựu chiến binh Việt Nam, thành viên của hệ thống báo chí nước CHXHCN VN. Có chức năng: góp phần quán triệt, động viên cựu chiến binh và nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước; phản ánh và trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các cấp hội; cổ vũ phong trào thi đua của Hội cựu chiến binh VN. Phát hành hai loại ấn phẩm: tuần báo (xuất bản thứ năm hàng tuần, mỗi số 13.000-15.000 bản, ra số đầu tiên 7.1992); và nguyệt san (xuất bản ngày 5 hàng tháng, mỗi số 25.000-30.000 bản, ra số đấu tiên 1.1991). Trụ sở: 34 Lí Nam Đế, tp Hà Nội. Tổng biên tập đầu tiên: Trần Minh Bắc.

        BÁO ĐỘNG, 1) toàn bộ những biện pháp khẩn cấp chuyển bộ đội vào trạng thái sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến hoặc các nhiệm vụ khác. Có: BĐ chiến đấu, BĐ vũ khí hủy diệt lớn (BĐ hạt nhân, BĐ hóa học...), BĐ phòng không, BĐ ứng cứu (thiên tai, hỏa hoạn và những sự cố khác), BĐ luyện tập. Theo quy mô, có: BĐ chung (toàn đơn vị), BĐ bộ phận; 2) hiệu lệnh (mệnh lệnh) chuyển bộ đội vào trạng thái sẵn sàng hành động, phát ra bằng lời, bằng các phương tiện thô sơ và phương tiện kĩ thuật do người chỉ huy có thẩm quyền quyết định.

        BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG, biện pháp phòng không nhằm khẩn cấp chuyển các lực lượng phòng không vào trạng thái sẵn sàng đánh trả cuộc tập kích đường không của địch, đồng thời thực hiện phòng tránh cho lực lượng không trực tiếp chiến đấu (bộ đội và nhân dân). BĐPK bằng các phương tiện thông tin (vô tuyến điện, hữu tuyến điện...) hoặc bằng kẻng, còi và bằng miệng khi có hiện tượng hoặc bắt đầu cuộc tập kích đường không của địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:33:00 pm »


        BẢO ĐỘNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, truyền đạt cấp tốc về nguy cơ và hành động tập kích vũ khí hủy diệt lớn của đối phương để các LLVT và nhân dân trong khu vực bị uy hiếp nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng chống. BĐVKHDL gồm các báo động: hạt nhân, hóa học, sinh học. Các tín hiệu báo động do cơ quan tham mưu binh đoàn, binh đội quy ước thống nhất cho từng loại và thông báo bằng các phương tiện thông tin liên lạc (vô tuyến điện, hữu tuyến điện, các tín hiệu nghe, nhìn được) cho các LLVT và nhân dân trong khu vực bị uy hiếp. Nhận được lệnh báo động, các lực lượng phải căn cứ vào nhiệm vụ và tình huống cụ thế để sử dụng các biện pháp phòng chống phù hợp và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.

        BÁO “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN”, cơ quan thông tin ngôn luận của Đảng ủy quân sự trung ương và BQP nước CHXHCN VN, do TCCT quản lí; đơn vị Ah LLVTND (2000). Ra đời theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở sáp nhập báo “Vệ quốc quân” và báo “Quân du kích”. Ra số đầu tiên 20.10.1950. Thời kì đầu phát hành trong QĐ; từ 23.1.1957 ra tuần ba kì, phát hành rộng rãi trong cả nước; từ 19.5.1965 ra hàng ngày; từ 7.7.1990 ra thêm báo tuần “Quân đội nhân dân thứ bảy” (từ 1.1996 đổi thành “Quân đội nhân dân cuối tuần”); từ 3.1994 ra đặc san “Sự kiện và nhân chứng” (mỗi tháng một số). B“QĐND”đượe phát hành ở nhiều nước. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất. Toà soạn: số 7 Phan Đình Phùng, tp Hà Nội; Ban đại diện tại tp Hồ Chí Minh (161-163 Trần Quốc Thảo); cơ quan thường trực tại tp Đà Nẵng (số 3 Duy Tân), tp Cần Thơ (số 207 đường 30.4), tp Vinh (số 224 đường Lê Duẩn). Tổng biên tập (chủ nhiệm) đầu tiên: Lê Liêm.

        BÁO VỤ, nhân viên thu và phát điện báo hoặc thu tình báo rađa bằng tín hiệu moóc. Có BV: thu, phát, thu phát, thu tin đánh dấu (báo vụ tiêu đồ). BV trong QĐ là chiến sĩ thuộc biên chế của đài điện báo, do trưởng đài điện báo trực tiếp chỉ huy. Được đào tạo ngắn hạn (thường là 3-6 tháng) tại các trường (lớp) chuyên môn của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng hoặc sư đoàn.

        BÁO VỤ THU TIN ĐÁNH DẤU, báo vụ thu tình báo rađa bằng tín hiệu moóc trên mạng vô tuyến điện thông báo từ trạm rađa hoặc từ SCH sư đoàn phòng không và SCH Quân chùng phòng không - không quân; thể hiện các tín hiệu thu được lên bảng tiêu đồ tình báo xa (tiêu đồ 9x9) dưới dạng các quy ước về tọa độ và các phần từ của mục tiêu trên không. BVTTĐD được đào tạo trong các lớp chuyên môn ở các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng hoặc sư đoàn phòng không. Cg báo vụ - tiêu đồ.

        BÁO VỤ - TIÊU ĐỔ nh BÁO vụ THU TIN ĐÁNH DẤU

        BẠO ĐỘNG, hành động bạo lực có tính tự phát, cục bộ của một tổ chức hoặc một nhóm người chống lại chính quyền ở từng địa phương, từng khu vực nhằm những mục đích nhất định. Tính chất của BĐ (tiến bộ, CM, phân CM...) phụ thuộc vào mục tiêu chính trị của BĐ.

        BẠO ĐỘNG GIÁP TÍ nh BẠO ĐỘNG Ở HUẾ (3.8.1864)

        BẠO ĐỘNG Ở HUẾ (3.8.1864), cuộc bạo động chống Pháp ở kinh thành Huế do Nguyễn Văn Viện (quê Bình Định) khởi xướng, có sự tham gia của một số người trong dòng họ Tôn Thất (tri huyện Tôn Thất Thanh, hộ vệ thân binh Tôn Thất Thừa...) nhằm giết khâm sứ Pháp và một số quan lại theo phái chủ hòa (Phan Thanh Giản, Trần Tiến Thành...), phản đối việc triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862), hiệp ước Giáp Tí (15.7.1864). Đầu 7.1864 Nguyễn Văn Viện bí mật đến Huế vận động, tổ chức lực lượng, vạch kế hoạch hành động, bầu Hồng Tập làm minh chủ. Theo kế hoạch, đêm 3.8.1864 lực lượng bạo động chia làm 4 đạo đột nhập kinh thành, nhưng do phối hợp giữa lực lượng bên ngoài với nội ứng bên trong không chặt chẽ nên chưa kịp hành động dã thất bại; những người lãnh đạo cuộc bạo động bị bắt và xử chém. Cg bạo động Giáp Tí.

        BẠO LOẠN, hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rổi loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung ương). Có: BL chính trị, BL vũ trang, BL chính trị kết hợp với vũ trang. BL lật đổ là một thủ đoạn của CNĐQ và các thế lực phản động trong chiến lược diễn biến hòa bình để xóa bỏ CNXH ở VN.

        BẠO LỰC, sức mạnh của một giai cấp, nhà nước (liên minh nhà nước) hoặc tập đoàn xã hội được sử dụng để cưỡng đoạt, trấn áp hoặc chống lại sự cưỡng đoạt, trấn áp. QĐ, công an, toà án, nhà tù... là những công cụ BL của nhà nước. Tính chất của BL (tiến bộ hay phản động, CM hay phản CM...) phụ thuộc vào mục đích chính trị của BL và bản chất chính trị - xã hội của lực lượng xã hội sử dụng BL. Chủ nghĩa Mác - Lênin không tuyệt đối hóa vai trò của BL, không coi BL là mục đích mà chỉ là phương tiện, là “bà đỡ cho xã hội mới ra đời từ xã hội cũ”, kiên quyết sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, ở VN, nhận rõ bản chất tàn bạo của kẻ thù, ĐCS VN đã xác định BL CM là con đường đúng đắn để đánh đổ kẻ thù của giai cấp và dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, bảo vệ chính quyền CM, đưa CM đến thắng lợi. BL CM VN dựa vào lực lượng chính trị và LLVT; bao gồm hình thức đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị cùng sự kết hợp giữa các lực lượng và các hình thức đấu tranh đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:34:40 pm »

     
        BẠO LỰC CÁCH MẠNG, bạo lực của các giai cấp và lực lượng CM sử dụng để chống lại các giai cấp và lực lượng phản CM nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. BLCM mang tính chất chính nghĩa, tiến bộ. BLCM dựa vào sức mạnh tổng hợp của lực lượng chính trị quần chúng và LLVTND, tiến hành các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị cùng sự kết hợp giữa các lực lượng và các hình thức đấu tranh đó.

        BẠO LỰC CHÍNH TRỊ, bạo lực chủ yếu dựa vào sức mạnh của quần chúng được tổ chức, có sự hỗ trợ của LLVT và đấu tranh vũ trang, tiến hành đấu tranh chính trị ngoài khuôn khổ pháp luật nhà nước, nhằm giành quyền lực chính trị. Bản chất của BLCT phụ thuộc vào lực lượng tổ chức bạo lực và mục đích của bạo lực. Có BLCT CM và BLCT phản CM. BLCT CM là một bộ phận của bạo lực cách mạng. Ở VN, CM tháng Tám 1945 thành công do lực lượng chính trị CM của toàn dân có sự hỗ trợ của LLVTND đã nắm vững thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước trong thời gian ngắn; phong trào đồng khởi ở miền Nam (1959-60) đã sử dụng BLCT CM, kết hợp với vũ trang tự vệ thích hợp giành chính quyền ở địa phương. BLCT phản CM là bộ phận của bạo lực phản cách mạng do CNĐQ và các thế lực phản động tiến hành bằng thủ đoạn lừa bịp, kích động, lôi kéo quần chúng đứng về phía lực lượng đối lập chống lại chính quyền nhân dân, kết hợp với răn đe QS làm áp lực gây bạo loạn.

        BẠO LỰC PHẢN CÁCH MẠNG, bạo lực của các giai cấp và lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu chống lại các giai cấp và lực lượng tiến bộ, CM. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các giai cấp thống trị phản động đã từng sử dụng BLPCM chống lại cuộc đấu tranh của các lực lượng tiến bộ và CM nhằm duy trì hoặc chiếm lại địa vị thống trị. Ngày nay, CNĐQ và các thế lực phản động sử dụng BLPCM để chống lại các nước XHCN và phong trào CM của nhân dân thế giới.

        BẠO LỰC PHI VŨ TRANG, bạo lực không sử dụng lực lượng vũ trang và hình thức đấu tranh vũ trang. Các hình thức cơ bản của BLPVT: đấu tranh tư tưởng văn hóa, đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế. BLPVT được sử dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh không cần thiết hoặc không cho phép sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.

        BẠO LỰC VŨ TRANG, bạo lực sử dụng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang, lấy QĐ và cảnh sát làm công cụ chủ yếu để giải quyết mâu thuần đối kháng. Tính chất của BLVT tùy thuộc mục đích chính trị, bản chất giai cấp của nhà nước, tập đoàn chính trị - xã hội sử dụng nó. BLVT của các nhà nước XHCN nhằm chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dân tộc, tổ quốc và chế độ XHCN.

        BAREN (Vương quốc Baren; Mamlakat al-Bahrayn, A. Kingdom of Bahrain), quốc gia trên quần đảo Baren. trong vịnh Pecxich. Dt 694km2; ds 667 nghìn người (2003); phần lớn người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi . Thủ đô: Manama. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Gồm 33 đảo nhỏ. Đảo Baren lớn nhất, độ cao 134m. Khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới; nhiệt độ tháng 1: 16°c, tháng 7: 37°C; lượng mưa 90 mm/năm. Kinh tế lạc hậu, phụ thuộc Mĩ, Anh, Đức... Khai khoáng và chế biến dầu mỏ là ngành kinh tế chính. Trên đảo Mukharăc có sân bay quốc tế và trung tâm thông tin vũ trụ của Mĩ GDP 7,935 ti USD (2002), bình quân đầu người 12.190 USD. Thành viên LHQ (21.9.1971), Phong trào không liên kết, Liên đoàn các nước Arập. LLVT: lực lượng thường trực 10.700 người (lục quân 8.500, hải quân 1.000, không quân 1.200). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 140 xe tăng, 46 xe thiết giáp trinh sát, 25 xe chiến đấu bộ binh, 235 xe thiết giáp chở quân, 93 pháo mặt đất các loại, 21 súng cối, 15 tên lửa chống tăng, 27 pháo phòng không, 93 tên lửa phòng không, 34 máy bay chiến đấu, 40 máy bay trực thăng vũ ưang, 1 tàu frigat, 10 tàu tuần tiễu, 5 tàu đổ bộ... Ngân sách quốc phòng 315 triệu USD (2001).


« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:43:41 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:46:54 pm »


        BAT-M (N. BAT-M), xe mở đường do LX chế tạo trên cơ sở xe kéo pháo hạng nặng AT-T (405 MU), dùng để cơ giới hóa công việc làm đất khi mở đường dã chiến, đường cơ động phục vụ chiến đấu. Khối lượng 27,5t. Kích thước khi hành quân: dài 7,05m; rộng 4,5m; cao 3,9m; khoảng sáng gầm xe 0,415m. Kíp xe 2 người. Có năng suất lớn, khả năng thông qua cao. Có thể sử dụng trong việc san đất, làm mặt bằng, lấp hào hố, mương rãnh, dọn đường hành quân, tự làm hầm trú ẩn, bốc dỡ trong thi công cầu đường, công trình QS. Hoạt động được trên các loại đất đến cấp 4. Tốc độ làm đường QS dã chiến ở địa hình bằng phẳng 4,5-10km/h; ở địa hình rừng núi, bụi cây 4- 8km/h; tốc độ dọn đường hành quân 5-16km/h; năng suất ủi đất 150-450m3/h; tốc độ hành quân lớn nhất 35km/h.

        BÁT KÌ BINH, hình thức tổ chức xã hội - QS của dân tộc Mãn dưới triều Thanh (TQ) từ 1601. BKB lấy 8 loại kì làm tiêu chí: Chính Hoàng, Chính Bạch, Chính Hồng, Chính Lam, Tương Hoàng, Tương Bạch, Tương Hồng, Tương Lam. Biên chế BKB 7.500 người. Có: Bát kì quân Hán, Bát kì quân Nguyên - Mông và Bát kì quân Mãn Châu. Sau khi triều Thanh thống nhất, BKB chia thành: 3 kì thượng (Tương Hoàng, Chính Hoàng, Chính Bạch) và 5 kì hạ (Tương Hổng, Tương Bạch, Tương Lam, Chính Hồng, Chính Lam). 3 kì thượng lạp thành Tân quân, sau thành Thân quân bảo vệ hoàng đế và cung đình. 5 kì hạ đóng giữ kinh thành và các nơi. BKB có chức năng: QS, hành chính và sản xuất (về sau BKB chỉ còn chức năng QS...). BKB thực hiện thế binh chế, chọn trong con em bát kì 16 tuổi trở lên, dưới 16 tuổi có thể dược nuôi dạy làm dự bị binh. Khi triều Thanh suy vong, BKB tan rã.

        BÁT LỘ QUÂN x. HỒNG QUÂN CÔNG NÔNG TRUNG QUỐC

        BÁT TRẬN (cổ), đội hình chiến đấu trong đó lực lượng tác chiến chia thành tám khối bố trí xung quanh trung quân (bộ phận chỉ huy và lực lượng dự bị ở giữa) và được gọi tên theo tám quẻ (bát quái): càn, khôn, tốn, khảm, chấn, đoài, li, cấn, hoặc là: thiên, địa, phong, vân, long, hổ, điểu, xà (trời, đất, gió, mây, rồng, hổ, chim, rắn). Thiên, địa, phong, vân là bốn khối chính binh; long, hổ, điểu, xà là bốn khối kì binh. BT là một loại phương trận. Hình BT (bát trận đổ) hiện còn di tích ở h. Miến, t. Thiểm Tây; h. Phụng Tiết và h. Tân Đô, t. Tứ Xuyên (TQ).


        BÀU BÀNG, ấp thuộc xã Lai Uyên, h. Bến Cát, t. Bình Dương (từ 1975 đến 1996 thuộc t. Sông Bé), trên QL 13 từ tp Hổ Chí Minh đi Lộc Ninh, bắc Thủ Dầu Một 25km. 12.11.1965 Sư đoàn bộ binh 9 QGPMN VN tập kích vào Lữ đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn bộ binh số 1 Mĩ) đóng tại BB. đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn, phá hủy 39 xe tăng, xe thiết giáp, 6 pháo 105mm (xt trận Bàu Bàng, 12.11.1965).

        BAV (N. BAB), xe vận tải bơi bánh lốp do LX chế tạo, dùng cho các phân đội cơ giới vượt chướng ngại nước. Kích thước: dài 9,54m, rộng 2,485m, cao (cả mui bạt) 2,66m; khoảng sáng gầm xe 0,280m. Cơ cấu bơi kiểu chân vịt. Khối lượng khi đủ tải: 9,56t; tải trọng trên bộ: 2,5t; dưới nước: 3,5t; sức chở: 28 người, hoặc một pháo nòng dài 85mm, hoặc một pháo nòng ngắn 122mm, hoặc một ô tô (GAZ-69, UAZ-469, GAZ-63...). Tốc độ lớn nhất trên đường: 60km/h; dưới nước: 10km/h.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:49:07 pm »

       
        BAXTI (P Bastille), pháo đài cổ ở Pari (Pháp), xây dựng khoảng 1370-82 tại khu vực tường thành phía đông thành phố. Từ 1643 trở thành nhà tù, giam giữ nhiều nhà hoạt động nổi tiếng chống chế độ quân chủ chuyên chế Pháp. 14.7.1789 nhân dân Pari tiến công B, giải phóng tù nhân, mở đầu cuộc CM tư sản Pháp (1789). Năm 1790, B bị san bằng; nay là quảng trường B. Từ 1880, ngày 14.7 được chọn làm ngày quốc khánh Pháp.

        BAY CHIẾN ĐẤU, hoạt động của các phương tiện bay để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. BCĐ thường gồm các bước: cất cánh, tập hợp đội hình, bay đến khu vực quy định, nhận biết mục tiêu và công kích (tiến hành trinh sát, gây nhiễu, đổ quân hay thả hàng), rời khỏi chiến đấu, bay về sân bay và hạ cánh. BCĐ có thể bay chiếc lẻ hoặc bay đội hình. Bay phục vụ chiến đấu hoặc bay với mục đích khác nhưng kết thúc bằng hành động chiến đấu cũng được gọi là BCĐ.

        BAY ĐỘI HÌNH, bay theo đội hình bay nhất định.

        BAY THẲNG, VỌT CAO, CÔNG KÍCH BẤT NGỜ, thủ đoạn tác chiến của không quân tiêm kích, dùng lực lượng nhỏ (1-2 biên đội) bí mật bay theo hướng nhất định với tốc độ không đổi, bất ngờ vọt cao công kích tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu. BT,VC,CKBN có thể được vận dụng đánh độc lập hoặc hiệp đồng với pháo phòng không và tên lửa phòng không trong khu vực. Khi thực hành BT,VC,CKBN phi công phải thành thạo kĩ thuật dẫn dường, phát hiện địch, bay biên đội, cơ động và bắn.

        BAY TRÁI PHÉP QUA BIÊN GIỚI, hoạt động của phương tiện bay vượt qua biên giới quốc gia trên không, khi chưa (hoặc không) được phép của nhà nước hữu quan hoặc ở những vùng cấm bay, hành vi vi phạm luật pháp quốc tế. BTPQBG có thể do vô ý hoặc cố ý, bằng phương tiện bay dân sự hay QS, có động cơ hoặc không có động cơ, có người điều khiển hoặc không có người điều khiển, gây nguy hiểm hoặc đe dọa an ninh cho nhà nước hữu quan (phá hoại, xâm nhập lãnh thổ, chạy trốn khỏi quốc gia sở tại).

        BAY TRONG ĐIỂU KIỆN KHÍ TƯỢNG GIẢN ĐƠN, bay trong điều kiện khí tượng cho phép phi công, kíp bay căn cứ hoàn toàn vào đường chân trời và địa tiêu trên mặt đất để xác định trạng thái và vị trí của máy bay trong không gian.

        BAY TRONG ĐIỂU KIỆN KHÍ TƯỢNG PHỨC TẠP, bay trong điều kiện phi công, kíp bay không nhận biết rõ đường chân trời và địa hình, địa tiêu; việc giữ trạng thái và xác định vị trí máy bay trong không gian phần lớn hoặc hoàn toàn dựa vào các hệ thống, thiết bị lái, dẫn đường và các loại đồng hồ trên máy bay. Gồm: bay trong mây, giữa các tầng mây, trên mây; bay trong điểu kiện tầm nhìn hạn chế; bay trên biển không nhìn thấy bờ; bay trên sa mạc và các vùng không có địa tiêu rõ rệt; bay đêm; bay trên tầng bình lưu; bay khi buồng lái được che kín (bay tập). Việc tự động hóa hệ thống, thiết bị lái - dẫn đường trực tiếp nâng cao khả năng bay của phi công, kíp bay BTĐKKTPT.

        BẢY VIỄN (Lê Văn Viễn; 1904-70), thủ lĩnh lực lượng Bình Xuyên ở Nam Bộ. Quê làng Phong Đước, h. Cần Giuộc, t. Chợ Lớn (nay thuộc tp Hồ Chí Minh). Trước 1945 hoạt dộng trong giới giang hồ, nổi tiếng trong các băng đàng tội phạm khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, nhiều lần bị chính quyền thuộc địa bắt giam, đày ra Côn Đảo. Sau cách mạng tháng Tám (1945), được Xứ ủy Nam Bộ vận động tham gia KCCP tại Nam Bộ, được cử vào Ban chỉ huy Bộ đội Bình Xuyên, giữ chức khu bộ phó Khu 7. Tháng 6.1948 ra hàng địch, thành lập “lực lượng Bình Xuyên li khai” cộng tác với Pháp chống phá CM, được Pháp phong hàm thiếu tướng. 1954-55 khi chính quyền Ngô Đình Diệm thanh toán các lực lượng giáo phái, BV giữ vai trò chủ chốt chống Diệm nhưng bị thất bại. 1956 sang Pháp sống lưu vong tới khi chết.

        BẮC BĂNG DƯƠNG, đại dương nằm giữa lục địa Á - Âu và Bắc Mĩ. Dt 14,75 triệu km2, sâu trung bình 1.225m, sâu nhất 5.527m. Bờ biển chia cắt nhiều, địa hình đáy BBD phức tạp, có những dãy núi ngầm. Nhiều đảo với tổng dt khoảng 4 triệu km2, các đảo lớn: Grinlen, Xpitbecgân, Đất Mới, Đất Bắc, Êlèxmia, Alêchaibe... Khí hậu Bắc Cực, lượng mưa 75- 300mm/năm. Mặt nước bị phủ băng 11,5 triệu km2 vào tháng 3 và 7 triệu km2 vào tháng 9, vùng gần bờ lớp băng một năm dày tới 35m và trôi từ đông sang tây với tốc độ 2,5- 3,5km/ngày đêm, nhiệt độ nước mùa đông dưới 1°c, độ mặn 32-35%0. Có những dòng hải lưu lạnh và nóng. Nhũng đường hàng hải phía bắc với những cảng quan trọng: Muôcmanxcơ, Ackhanghenxcơ, Tichxi, Đichxơn (Nga), Trômxơ, Trônhem (Na Uy), Socsin (Canada). Thềm lục địa BBD có nhiều mỏ dầu khí lớn, bắt đầu được khai thác.

        BẮC BỘ, phần lãnh thổ phía bắc VN, từ Ninh Bình trở ra. Thời Tây Sơn và đầu triều Nguyễn là khu vực hành chính với tên gọi Bắc Thành. 1831 nhà Nguyễn bỏ quy chế khu vực hành chính đối với Bắc Thành; từ 1834 gọi khu vực này là Bắc Kì. Theo hiệp ước Quý Mùi (1883), Bắc Kì có thêm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và bị đặt dưới sự cai trị của Pháp theo chế độ bảo hộ. Hiệp ước Giáp Thân (6.6.1884) trả ba tỉnh nói trên về Trung Kì. Từ 1887 trở thành một xứ thuộc địa trong Liên hiệp Đông Dương. 3.1945 thống sứ Nhật Nisimura đổi Bắc Kì thành BB.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:30:55 pm »


        BẮC BỘ PHỦ, tòa dinh thự ở phố Ngô Quyền, Hà Nội, thời thuộc Pháp là Phú thống sứ Bắc Kì, sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945) đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kì. Là mục tiêu tiến công đánh chiếm đầu tiên của các lực lượng CM trong ngày tổng khởi nghĩa 19.8.1945. Sau CM tháng Tám (1945), chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phú lâm thời về làm việc tại đây trong một thời gian ngắn và đổi tên Phủ khâm sai Bắc Kì thành BBP. Trong trận Bắc Bộ Phủ (19- 20.12.1946), Đại đội 1 Tiểu đoàn 101 Vệ quốc đoàn Liên khu 1 phòng ngự đánh lui cuộc tiến công của khoảng 300 quân Pháp có xe tăng, xe thiết giáp yểm trợ. Sau ngày giải phóng Hà Nội (1954), BBP được tu sửa lại và trở thành Nhà khách chính phủ.

        BẮC CẠN nh BẮC KẠN

        BẮC CỰC, vùng cực Bắc của Trái Đất, giới hạn bởi đường đẳng nhiệt 10°c về mùa hè. Bao gồm Bắc Băng Dương, vùng ven phía bắc của các lục địa Á - Âu, Bắc Mĩ và các đảo phụ cận (trừ các đảo gần Na Uy). Dt khoảng 25 triệu km2. trong đó 3/5 là biển và đại dương, thường xuyên bị băng bao phủ với độ dày 2-4m, có nhiều núi băng trôi, hầu hết theo hướng từ đông sang tây. Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, gió mạnh, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) ở vùng trung tâm khoảng -40°c, rìa phía nam khoảng -20°c, trên đảo Grinlen khoảng -60 đến -70°c, cao nhất (tháng 7, Cool 0-6°C. Lượng mưa dao động từ 100mm ở trung tâm đến 400mm ở rìa phía nam. Độ bốc hơi yếu, không khí thường xuyên bão hòa hơi nước. Đêm cực trong khu vực kéo dài từ vài ngày ở 66°33’ bắc đến 179 ngày ở ngay điểm cực Bắc. Cảnh quan chủ yếu là đới băng tuyết vĩnh cửu và đài nguyên. Luật pháp quốc tế hiện nay chia BC thành 5 vùng theo hình quạt có đáy là biên giới phía bắc của các nước Nga, Mĩ, Canada, Đan Mạch (đảo Grinlen) và Na Uy. Việc nghiên cứu BC hiện nay rất được chú trọng, đặc biệt là nghiên cứu phục vụ mục đích QS: ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đối với hoạt động QS, khả năng sử dụng vũ khí và các phương tiện kĩ thuật, lập bản đồ hàng hải, xây dựng các công trình QS (kể cả xây dựng sân bay trên mặt băng trôi...).

        BẮC GIANG, tỉnh trung du đồng bằng Bắc Bộ; bắc và đông bắc giáp Lạng Sơn, nam và đông nam giáp Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh, tây giáp Hà Nội. Thái Nguyên. Dt 3.822km2; ds 1,54 triệu người (2003); dân tộc: Kinh, Nùng, Tày, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chỉ... Thành lập 10.1895, tách từ Bắc Ninh. 4.1963 hợp nhất với Bắc Ninh thành t. Hà Bắc. 11.1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 9 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Bắc Giang. Địa hình chia ba vùng: phía bắc và đông bắc là rừng núi, giữa là trung du. phía nam đồng bằng. Các đỉnh cao: Yên Tử (1.068m), Đá Bạc (902m), Mô Inh (581m). Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 22°c, lượng mưa trung bình 1.300-1.800mm/năm. Các sông: Sông Cầu, Lục Nam, Sông Thương; hồ: Cấm Sơn, Khuôn Thần. Tỉnh nông nghiệp, kinh tế vườn đồi phát triển. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 539,7 nghìn tấn (lúa 520,4 nghìn tấn). Công nghiệp: phân đạm, nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây dựng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 669 tỉ đồng; khai thác gỗ 35,4 nghìn m2. Giao thông: đường sắt Hà Nội -  Lạng Sơn, hai nhánh: Kép - Yên Thế, Kép - Cái Lân; sân bay Kép; đường bộ: QL 1, các đường 13B, 16A, 17A, 19, 34, 35, 279, 379... Địa danh lịch sử QS: Yên Thế (căn cứ chống Pháp của Hoàng Hoa Thám); thành Xương Giang (nghĩa quân Lam Sơn chống Minh tk 15); ATK Hoàng Vân (h. Hiệp Hoà)...


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM