Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:36:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9687 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:04:35 pm »


        BÀNH ĐỨC HOÀI (Peng Dehuai; 1898-1974), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc; Ah CHDC nhân dân Triều Tiên (1953). Người h. Tương Đàm, t. Hồ Nam (TQ); đv ĐCS TQ (1928). Năm 1930 chỉ huy quân đoàn đánh bại quân Tưởng ở Bình Gia, phó chủ tịch ủy ban QS CM nước Cộng hòa Xô viết. Tham gia chỉ huy Vạn lí trường chinh (1934-36), tư lệnh QGP ở tiền tuyến (1936). Trong kháng chiến chống Nhật, ủy viên Quân ủy trung ương, phó tổng tư lệnh Bát lộ quân, chỉ huy phong trào du kích ở Hoa Bắc, phát động đánh đường giao thông. Trong chiến tranh giải phóng chỉ huy hơn 20 nghìn bộ đội địa phương và cán bộ hậu cần đánh lui hơn 200 nghìn quân Tưởng do Hồ Tôn Nam chỉ huy (3.1947); vừa đánh vừa đàm phán, giải phóng 5 tỉnh ở Tây Bắc và làm tư lệnh Quân khu Tây Bắc (1949). Khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) làm phó chủ tịch Hội đồng QS CM. Trong chiến tranh Triều Tiên, tư lệnh kiêm chính ủy quân tình nguyện TQ ở Triều Tiên (1950-52). Năm 1954-59 phó thủ tướng kiêm bộ trưởng BQPTQ. Ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS TQ (1934), ủy viên BCT (1936-59).

        BÀNH HỒ, quần đảo ở eo biển Đài Loan, nằm giữa bờ biển t. Phúc Kiến và đảo Đài Loan. Gồm 64 đảo, trong đó 21 đảo có người ở. Dt 127km2 (đảo lớn nhất là BH - 64km2); ds khoảng 114.000 người. Bờ biển bị chia cắt mạnh, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ cuối tk 6 thuộc TQ. 1604 và 1624, hạm đội Hà Lan hai lần xâm nhập BH đều bị quân nhà Minh đánh đuổi. 1895 BH bị Nhật chiếm, 10.1945 TQ khôi phục chủ quyền. Từ 1949 do chính quyền Đài Loan quản lí.

        BÀNH VĂN KHÌU (Bành Khiu; s. 1941), Thầy thuốc nhân dân (1999), phó giáo sư (1993), giám đốc Viện y học cổ truyền quân đội (1990). Dân tộc Nùng, quê thị trấn Trùng Khánh, t. Cao Bằng; nhập ngũ 1971, đại tá (1996); đv ĐCS VN (1964). Năm 1959 cán bộ huyện đoàn, tham gia lãnh đạo phong trào hợp tác xã huyện Trùng Khánh. 1965-71 học tại Học viện trung y Bắc Kinh (TQ). 12.1971 bác sĩ Bệnh viện trung ương quân đội 108. Tháng 9.1981 chủ nhiệm khoa khám bệnh Viện y học cổ truyền QĐ. 12.1985 phó viện trưởng; 10.1990 viện trưởng Viện y học cổ truyền QĐ. Hơn 30 năm hoạt động nghiên cứu kết họp y học hiện đại với y học cổ truyền, có nhiều công trình khoa học được ứng dụng đạt hiệu quả cao như: "Điều trị trĩ và rò hậu môn bằng phương pháp kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền”, "Phòng chống sứa lửa trên biển bằng DAP", "Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng MD", "Điều trị viêm loét hành tá tràng của KG". Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước "Bảo vệ nguồn gien cây, con thuốc" (có 6 đề tài nhánh phục vụ cho y học cổ truyền và bảo vệ môi trường sinh thái)... Tham gia đào tạo 60 thạc sĩ, 354 bác sĩ, 302 y sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, hướng dẫn luận án 3 tiến sĩ và một số thạc sĩ... ủy viên Hội đồng khoa học Bộ y tế, phó chủ  tịch: Hội châm cứu VN, Hội hậu môn - trực tràng VN; thường trực Hội đồng y học QS BQP, trướng ban y học cổ truyền BQP. ủy viên thường vụ thường trực Hội đông y VN... Huân chương: Chiến công hạng ba.


        BÁNH ÉP, lương khô ép thành bánh theo trọng lượng và kích thước nhất định, dùng để dự trữ. bảo đảm cho bộ đội trong hoạt động tác chiến và các hoạt động khác. Thuật ngữ BE xuất hiện trong QĐND VN vào những năm 80 tk 20. Trước đó loại BE gọi là lương khô (lương khô 701...).

        BANTICH. biển kín thuộc Đại Tây Dương, ăn sâu vào lục địa Bắc Âu giữa Thụy Điển, Phần Lan ở phía bắc, Đức, Ba Lan ở phía nam, Litva, Latvia, Extônia và Nga ở phía đông, thông với Biển Bắc bằng các eo biển giữa Đan Mạch và Phần Lan. Dt 419.000km2, sâu 40-100m. Các đảo lớn: Bon Hõm, Gôt Lan, Xaarêma, Hiiuma, Alan... Các vịnh chính: Bôtni, Phần Lan, Riga... Các sông chảy vào B: Neva, Daugava, Ode, Vixla, Neman. Nhiệt độ nước mùa đông l-3°c, trong các vịnh và ven bờ đóng băng, mùa hè 18-20°C. Độ mặn 6-11%0. Các thành phố và cảng chính: Xanh Pêtecbua (Nga), Talin (Extônia), Riga, Liepaia (Latvia), Claipeđa, Caliningrat (Nga), Gđanxcơ (Ba Lan), Rôxtôc, Kilơ, Luybêc (Đức), Côpenhaghen (Đan Mạch), Manmơ, Xtôckhôm (Thụy Điên), Henxinki, Turơcu (Phần Lan).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:05:57 pm »


        BAO (HỘP) TIÊU ĐỘC CÁ NHÂN, phương tiện trang bị cho cá nhàn dùng để tiêu tẩy, khử sơ bộ những phần da người hoặc quân trang, vũ khí cá nhân bị nhiễm độc. Theo công dụng, có: B(H)TĐCN để tiêu độc đường hô hấp khi bị nhiễm chất độc kích thích, B(H)TĐCN để tiêu độc khi bị nhiễm chất độc thần kinh và loét da... Thông thường trong B(H)TĐCN có: ống đựng dung dịch rượu natri crezolat 15% (tiêu độc, khử nhiễm chất độc thần kinh); ống đụng dung dịch tiêu độc chất độc loét da; ống thuốc chống khói độc, giấy thấm và bản hướng dẫn sử dụng. Khi sử dụng B(H)TĐCN phải tuân thủ hướng dẫn.

        BAO VÂY, thủ đoạn tác chiến dùng lực lượng cô lập một bộ phận quân đối phương với các lực lượng khác của chúng nhằm không cho địch cơ động, tháo chạy và nhận sự chi viện từ mặt đất, mặt biển tạo điều kiện tiêu diệt hoặc tạo thế uy hiếp, khống chế để tiêu diệt lực lượng ứng cứu, giải vây hoặc tạo thuận lợi phát triển tiến công và hoàn thành các nhiệm vụ khác. BV có thể thực hiện ngay từ đầu hoặc trong quá trình tác chiến với các quy mô chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Để BV chặt quân địch thường phải tổ chức lực lượng trực tiếp BV, lực lượng tiêu diệt địch trong vòng vây, lực lượng chặn hoặc tiêu diệt quân ứng cứu, giải vây; lực lượng cắt đường bộ, đường thủy, đường không. Ở VN có các cuộc BV điển hình như: BV thành Đông Quan (Hà Nội), thành Xương Giang (phủ Lạng Thương, Bắc Giang 1426-27) và Điện Biên Phủ (1954). BV chiến lược được thực hiện bàng các liên binh đoàn chiến dịch, có thể kết hợp tác chiến trên bộ, trên không và trên biển cô lập cả một nước, chiến khu hoặc tập đoàn lực lượng chiến lược của địch nhằm hình thành thế chiến lược tiến công có lợi, làm địch suy yếu, tạo thuận lợi tiêu diệt tập đoàn lực lượng chiến lược của chúng, giành thắng lợi cho tác chiến chiến lược hoặc chiến tranh. Khi thực hiện BV chiến lược cần phối hợp chặt chẽ các mặt trận QS, chính trị, kinh tế, ngoại giao... BV chiến dịch được tiến hành bằng lực lượng chiến dịch, thực hiện cơ động, công kích bên sườn và phía sau liên binh đoàn chiến dịch của địch; phối hợp với các lực lượng khác cô lập chúng. BV chiến dịch thường phải sử dụng lực lượng đủ sức để BV chặt và chặn được lực lượng địch đến giải vây, có lực lượng cắt tăng viện, tiếp tế bằng đường bộ, đường thủy, đường không của địch. BV chiến thuật, do các phân đội, binh đội, binh đoàn tiến hành với mục tiêu hoặc địa bàn phòng ngự chiến thuật của địch. Trong BV chiến thuật thường dùng lực lượng ưu thế, vận dụng phương pháp cơ động và đột kích bên sườn, phía sau mục tiêu, để tiêu diệt lực lượng địch bị BV và lực lượng ứng cứu giải vây.

        BAO VÂY CHIA CẮT, thủ đoạn tác chiến dùng lực lượng bao vây và thực hành công kích từng phần, để chia nhỏ cụm quân địch, cô lập từng bộ phận của chúng, tạo điều kiện lần lượt tiến công tiêu diệt. Lực lượng BVCC thường tổ chức các bộ phận: bao vây, công kích, ngăn chặn quân tăng viện.

        BẢO AN BINH. LLVT của chính phủ Trần Trọng Kim; do Nhật xây dựng sau khi đảo chính Pháp (9.3.1945); gồm khoảng 6.000 lính khố xanh và lính dõng ở Bắc Kì, gần 5.000 lính khố xanh và hàng nghìn lính khố vàng ở Trung Kì, trên 2.000 lính thủ bộ ở Nam Kì trước đây do Pháp tổ chức nhưng đã đầu hàng Nhật trong đảo chính. Trong CM tháng Tám 1945, BAB không có hành động chống đối đáng kể, phần lớn đi theo CM.

        BẢO AN ĐOÀN, LLVT làm nhiệm vụ cảnh sát hành chính, bình định và bảo đảm an ninh lãnh thổ của chính quyền Sài Gòn. Thành lập 8.4.1955 trên cơ sở thống nhất các lực lượng bán QS (Bảo chính đoàn, Nghĩa dũng đoàn, Bảo chính quân Trung Việt, Địa phương quân Bắc Việt, vệ binh tinh, cảnh sát hương thôn Nam Việt) do Pháp bàn giao lại. Khi mới thành lập, BAĐ trực thuộc Bộ nội vụ, từ 19.11.1955 trực thuộc tổng thống và đến 3.12.1960 trực thuộc BQP như một binh chủng chiến đấu. Quân số 45.000 người (1955), 53.000 người (1958), biên chế thành 198 đại đội địa phương, 54 đại đội lưu động và 17 đại đội biên giới. Từ 10.4.1961 BAĐ có đơn vị tổ chức cao nhất là tiểu đoàn (có 46 tiểu đoàn, tính đến 12.1963). Đến 7.5.1964, đổi thành địa phương quân và trở thành một bộ phận của Quân lực Việt Nam cộng hòa.

        BẢO CHÍNH ĐOÀN, LLVT của chính quyền thân Pháp ở Bắc Kì, làm hậu thuẫn cho đảng Đại Việt. Thành lập 1948 (sau hiệp định Hạ Long 5.6.1948), chủ yếu làm nhiệm vụ an ninh, hành chính ở tỉnh; do Pháp tổ chức, trang bị và trả lương. Quân số (đông nhất) 1949 khoảng 5.000 người. 13.4.1949 trở thành vệ binh Bắc Việt (bộ phận của vệ binh quốc gia), gồm khoảng 2.000 người (còn 3.000 người hoạt động như dân vệ), tổ chức thành 4 liên đội (có 15 đại đội); cải tổ lại thành 3 tiểu đoàn (1953), gồm 15 đại đội chiến đấu và 3 đại đội chỉ huy, với quân số khoảng 2.700 người. Tan rã sau 7.1954; một bộ phận di cư vào miền Nam và trở thành lực lượng thuộc Bảo an đoàn 4.1955 (xt địa phương quân).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:07:16 pm »


        BẢO DƯÕNG KĨ THUẬT, bộ phận của bảo đảm kĩ thuật, gồm toàn bộ các công việc và biện pháp tổ chức, kĩ thuật nhằm duy trì tính năng chiến - kĩ thuật của vũ khí, trang bị kĩ thuật và phòng ngừa hư hỏng. Được tiến hành ở mọi trạng thái (làm việc, vận chuyển, cất giữ...) và được chia ra; BDKT định kì và BDKT không định kì. BDKT định kì tính theo thời gian làm việc, số lần làm việc, số kilômét chạy...; được tiến hành theo kế hoạch  và tạo thành chu kì bảo dưỡng của trang bị kĩ thuật. BDKT định kì được phân thành: BDKT-1, BDKT-2. BDKT không định kì gồm: BDKT rà trơn (đối với các trang bị mới hoặc sau sửa chữa lớn), BDKT thường xuyên (hằng ngày), BDKT bất thường (sau đợt làm việc liên tục hoặc quá tải)... Các nguyên công chính của BDKT: kiểm tra, làm sạch, siết chặt các mối lắp ghép, điều chỉnh, bổ sung hoặc thay dầu mỡ bôi trơn và nhiên liệu, khắc phục, thay thế những chi tiết phụ tùng bị hỏng hoặc hết tuổi thọ (BDKT-2). Quy trình BDKT được nêu trong tài liệu kĩ thuật kèm theo phương tiện, trang bị. Chất lượng và hiệu quả BDKT phụ thuộc vào điều kiện bảo đảm (dụng cụ, khí tài, vật liệu) và kĩ năng của người tiến hành.

        BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT - 1, bảo dưỡng kĩ thuật định kì, tiến hành sau khi đã tiêu hao hết lượng dự trữ kĩ thuật hoặc hết thời gian hoạt động theo tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng kĩ thuật quy định hoặc ít nhất một lần trong một năm. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng kĩ thuật từng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật, yêu cầu thực tế các chuyên ngành kĩ thuật quy định thời gian, nội dung, định mức tiêu hao vật tư, phụ tùng, giờ công... đối với BDKT-1. Được tiến hành tại đơn vị hoặc trạm bảo dưỡng cấp trên, do lực lượng sử dụng hoặc có sự tham gia của phân đội sửa chữa thực hiện. Trước chiến đấu, trong điều kiện và thời gian cho phép có thể tiến hành BDKT-1 trước thời hạn. Trong chiến đấu, BDKT-1 thường tiến hành sau một ngày hoặc giữa các đợt chiến đấu, được phép làm phân đoạn, từng phần, rút gọn, bảo đảm không làm ảnh hưởng tới chiến đấu.

        BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT - 2, bảo dưỡng kĩ thuật định kì, tiến hành sau một số lần bảo dưỡng kĩ thuật-1 hoặc sau một khoảng thời gian, điều kiện khai thác nhất định theo tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng kĩ thuật quy định. Quy trình BDKT-2 được nêu trong tài liệu kĩ thuật từng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật. Tiến hành tại trạm bảo dưỡng sửa chữa (trung, lữ đoàn); do lực lượng sửa chữa thực hiện, có sự tham gia của lực lượng sử dụng. Trước chiến đấu, điều kiện và thời gian cho phép, có thể tiến hành BDKT-2 trước thời hạn. Sau chiến đấu, lập và thực hiện kế hoạch BDKT-2 theo phân cấp, được phép làm rút gọn, từng phần, phân đoạn, bảo đảm vũ khí, trang bị kĩ thuật sẵn sàng làm nhiệm vụ tiếp theo.

        BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT ĐỊNH KÌ, bảo dưỡng kĩ thuật thực hiện theo kế hoạch và lặp lại theo một chu kì quy định cho từng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật. Được tiến hành sau một khoảng thời gian và điều kiện khai thác nhất định (số kilômét sử dụng, giờ máy hoạt động, số lần làm việc...). BDKTĐK phân cấp thành: bảo dưỡng kĩ thuật-1 và bảo dưỡng kĩ thuật-2. Quy trình BDKTĐK được nêu trong tài liệu kĩ thuật từng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật. Khi bảo dưỡng phải thực hiện hết nội dung, đúng quy trình công nghệ, bảo đảm chất lượng và thoi gian quy định. Trường hợp chiến đấu khẩn cấp, được phép tiếp tục sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật đã đến hạn hoặc quá thời hạn bảo dưỡng theo quy định, sau chiến đấu phải tổ chức bảo dưỡng kĩ thuật ngay.

        BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT PHÂN ĐOẠN, bảo dưỡng kĩ thuật, thực hiện một số nhóm công việc kĩ thuật nhưng không thực hiện hết các nội dung của cấp bảo dưỡng định kì. Được tiến hành trong điều kiện chiến đấu, thường giữa các đợt chiến đấu hoặc sau một ngày chiến đấu, do người sử dụng và lực lượng sửa chữa đơn vị thực hiện.

        BẢO DƯÕNG KĨ THUẬT SỚM, bảo dưỡng kĩ thuật tiến hành trước thời hạn quy định của cấp bảo dưỡng tiếp theo, thực hiện các công việc được quy định của cấp bảo dưỡng đó. Thường BDKTS được tiến hành trước khi sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật vào chiến đấu, hành quân, diễn tập... nhằm bảo đảm tính năng chiến - kĩ thuật, độ tin cậy và hệ số kĩ thuật quy định.

        BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT THƯỜNG XUYÊN, bảo dưỡng kĩ thuật thực hiện hàng ngày trước, trong và sau quá trình sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật. Nội dung gồm: làm sạch; kiểm tra tình trạng kĩ thuật, điều chỉnh; bổ sung đồng bộ; tra nạp nhiên liệu, dầu mỡ và chất lỏng chuyên dụng... Trong chiến đấu, BDKTTX được tiến hành giữa các đợt chiến đấu, sau một ngày đêm chiến đấu hoặc sau chiến đấu. BDKTTX chủ yếu tiến hành ở nơi sử dụng, do người sử dụng và lực lượng kĩ thuật tại chỗ thực hiện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:08:27 pm »


        BÁO DƯỠNG KĨ THUẬT TRONG CẤT GIỮ, bảo dưỡng kĩ thuật định kì tiến hành đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật đang trong thời gian cất giữ, nhằm hạn chế tác động xấu của môi trường. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng kĩ thuật, kết hợp với yêu cầu thực tế để quy định cấp bảo dưỡng, chu kì của từng cấp bảo dưỡng, nội dung công việc, định mức tiêu hao vật tư... của mỗi cấp bảo dưỡng cho từng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật. Được tiến hành tại khu kĩ thuật hoặc trạm bảo dưỡng do lực lượng sử dụng và lực lượng sửa chữa thực hiện.

        BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VƯỢT CẤP, bảo dưỡng kĩ thuật thực hiện không theo đúng trình tự phân cấp bảo dưỡng quy định, có thể bỏ qua một cấp hoặc một số cấp bảo dưỡng nhất định để thực hiện nội dung công việc của cấp bảo dưỡng cao hơn. Được tiến hành trong điều kiện dự phòng đặc biệt; chuẩn bị sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật cường độ cao (cơ động hành quân dường dài, diễn tập, bắn đạn thật, chiến đấu...), địa hình phức tạp, trước khi vượt sông... và sau khi kết thúc các công việc đó.

        BẢO ĐẠI (Nguyễn Vĩnh Thụy; 1913-97), vua cuối cùng triều Nguyễn. Niên hiệu Bảo Đại (1926-45), quốc trưởng VN do Pháp dựng lên (1949-55). Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi, BĐ tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện chính phủ CM lâm thời, chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm ở VN. 9.1945 được chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn chính phủ nước VN DCCH. 3.1946 được cử sang Trùng Khánh (TQ), thực hiện chính sách giao hảo với chính phủ Trung hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch. BĐ đã đi Hồng Công, không về nước. Cuối 1946 chính phủ VN DCCH mời BĐ trở về tham gia kháng chiến với dân tộc, BĐ từ chối. Cuối 1948 đã đàm phán riêng với Pháp, đầu 1949 được Pháp đưa về VN làm quốc trưởng, phục vụ chính sách xâm lược của Pháp. Sau hiệp định Giơnevơ (1954), Mĩ thay Pháp xâm lược miền Nam VN, phế truất BĐ (10.1955), đưa Ngô Đình Diệm lên thay, từ đó BĐ sống lưu vong và chết tại Pháp.

        BẢO ĐẢM BẢN ĐỒ VÀ ĐO ĐẠC, loại bảo đảm tác chiến, cung cấp cho người chỉ huy và cơ quan tham mưu bản đồ và cứ liệu đo đạc cần thiết cho việc nghiên cứu và đánh giá địa hình khi chuẩn bị và thực hành tác chiến, sử dụng vũ khí và phương tiện kĩ thuật. Nội dung cơ bản của BĐBĐVĐĐ là: chỉnh lí và làm mới các loại bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề và ảnh hàng không; lập mạng lưới đo đạc và cung cấp kịp thời bằng tọa độ, điểm mốc và số liệu trọng trường; tiến hành đo nối trận địa pháo, trận địa tên lửa với các vọng và đài quan sát.

        BẢO ĐẢM BAY, tổng thể các hoạt động nhằm bảo đảm cho mọi chuyến bay được hoàn thành với chất lượng, hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối. BĐB gồm: bảo đảm dẫn đường bay, bảo đảm quản lí điều hành (thông báo) bay, bảo đảm khí tượng, bảo đảm thông tin - rađa, bảo đảm kĩ thuật hàng không, bảo đảm hậu cần - kĩ thuật, bảo đảm tìm kiếm - cấp cứu.

        BẢO ĐẢM CẠNH SƯỜN VÀ NỐI TIẾP GIÁP, loại bảo đảm tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của bộ đội nhằm loại trừ các đòn dột kích bất ngờ và sự thâm nhập của đối phương vào bên sườn và nơi tiếp giáp giữa các liên binh đoàn, binh đoàn, binh đội và phân đội, đánh lui các đòn đột kích và sự thâm nhập của chúng. Đê thực hiện BĐCSVNTG cần xác định rõ giới tuyến chiến đấu, chỉ định lực lượng bảo đảm, tổ chức hiệp đồng chật chẽ giữa các đơn vị tiếp giáp, trinh sát liên tục, chỉ định các lực lượng sẵn sàng cơ động đến cạnh sườn và nơi tiếp giáp, có kế hoạch sử dụng hỏa lực của pháo binh và bộ binh, các đòn đột kích của bộ đội tên lửa, máy bay và các phương tiện khác, đặt các loại vật cản. Nội dung của BĐCSVNTG được dự kiến trong quyết tâm và thể hiện cụ thể trong mệnh lệnh và chỉ thị của người chỉ huy.

        BẢO ĐẢM CHIẾN ĐẤU PHÁO BINH, tổng thể các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các phân đội (binh đội, binh đoàn) pháo binh chiến đấu đạt hiệu suất cao. BĐCĐPB gồm: trinh sát, đo đạc, thông tin, chuẩn bị khí tượng, chuẩn bị đường đạn và kĩ thuật; phòng chống tác chiến điện tử, phòng tránh vũ khí hủy diệt lớn, phòng chống biệt kích thám báo; cơ động, công sự, ngụy trang, nghi binh... Yêu cầu: phải tiến hành chủ động, liên tục trong mọi tình huống; kết hợp với công tác chuẩn bị chiến đấu của người chỉ huy binh chủng hợp thành và tranh thủ sự giúp đỡ của LLVT và nhân dân địa phương trong khu vực tác chiến.

        BẢO ĐẢM CHIẾU SÁNG, loại bảo đảm tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động nhằm tăng thêm tầm nhìn và tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội tác chiến ban dèm. Gồm: soi sáng địa hình và mục tiêu, làm lóa mắt đối phương và chống phá những phương tiện chiếu sáng của chúng, đặt vật chuẩn bằng đèn sáng, quy định tín hiệu ánh sáng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:11:01 pm »


        BẢO ĐẢM CÔNG BINH, loại bảo đảm tác chiến, gồm tổng thể các biện pháp công trình nhằm tạo điều kiện cho bộ đội kịp thời cơ động, triển khai, ẩn nấp, che giấu lực lượng... tránh và hạn chế vũ khí địch sát thương; bảo vệ và duy trì hệ thống chỉ huy; khai thác và sử dụng hiệu quả vũ khí, phương tiện kĩ thuật; làm trở ngại việc cơ động, chiến đấu và gây tổn thất cho địch. ĐBCB có các nhiệm vụ chủ yếu: trinh sát công trình (địa hình, địch); bảo đảm đường cơ động tác chiến, vận chuyển; bảo đảm giao thông, xây dựng công sự, trận địa, SCH, bố trí hệ thống vật cản, khắc phục vật cản; phá hoại công trình; bảo đảm nguồn nước (tìm và khai thác nguồn nước); ngụy trang công trình. BĐCB là nhiệm vụ của tất cả các lực lượng tham gia tác chiến, lấy công binh làm nòng cốt.

        BẢO ĐẢM CÔNG BINH CHO TÁC CHIẾN KHU VỰC PHÒNG THÚ. một nhiệm vụ bảo đảm công binh cho các lực lượng của khu vực phòng thủ phát huy được sức mạnh tổng hợp của sinh lực và binh khí kĩ thuật, gây trở ngại, tổn thất, hạn chế cơ động của địch, góp phần tiêu hao, tiêu diệt địch. Nội dung gồm: xây dựng công sự trận địa, bố trí vật cản, khắc phục vật cản và phá hoại công trình; bằng vũ khí công binh chống địch đánh phá giao thông, bảo đảm đường sá cho bộ đội chủ lực, LLVT địa phương tác chiến và sơ tán dân; tham gia khắc phục hậu quả sau khi địch tập kích đường không... hoặc rút chạy khỏi địa phương; tham gia chống bạo loạn. Công binh chủ lực và bộ đội địa phương làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện.

        BẢO ĐẢM CÔNG BINH ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, một nhiệm vụ bảo đảm công binh trong tác chiến, nhằm bảo đảm cho lực lượng bộ binh, hải quân đánh bộ và binh khí kĩ thuật đổ bộ bằng đường biển lên đất liền, đảo. Nội dung gồm: trinh sát khu vực đổ bộ, chuẩn bị và giữ đường cho bộ đội tiến vào vị trí, bảo đảm cho các lực lượng xuống tàu, mở cửa qua vật cản chống đổ bộ ở dưới nước và trên bờ, thiết bị đường lên bờ ở khu vực đổ bộ cho hành động chiến đấu đổ bộ ở bờ biển, ven đảo và trong chiều sâu tác chiến.

        BẢO ĐẢM CÔNG BINH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC, một nhiệm vụ bảo đảm công binh nhằm chuyển LLVT vào trạng thái thời chiến; tạo điều kiện triển khai lực lượng quốc phòng, cơ sở kinh tế (cấp chiến lược) và hoàn thành việc chuẩn bị trực tiếp cho chiến tranh; thường được chuẩn bị và thực hiện một phần trong thời bình theo kế hoạch quốc phòng và được tiếp tục hoàn chỉnh khi có nguy cơ chiến tranh. BĐCBTKCL gồm: chuẩn bị và bảo đảm đường sá, bảo đảm vượt sông, cơ động, vận chuyển giữa hậu phương với các chiến trường, bảo đảm triển khai lực lượng dự bị chiến lược, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và thực hành động viên; xây dựng công trình quốc phòng, SCH để triển khai bố trí các tập đoàn LLVT trên các chiến trường, hướng chiến lược, chiến dịch, khắc phục và bố trí vật cản, ngụy trang và nghi binh.

        BÀO ĐẢM CÔNG BINH TRONG PHẢN CÔNG, một nhiệm vụ bảo đảm công binh trong tác chiến nhằm bảo đảm cho bộ đội binh chủng hợp thành điều chỉnh bố trí lực lượng đội hình chiến đấu và thực hành tác chiến phản công; hạn chế địch cơ động và triển khai lực lượng đánh trả. Nhiệm vụ BĐCBTPC gồm: trinh sát công binh, bảo đảm cơ động, bảo đảm  vượt sông, bố trí và khắc phục vật cản, thiết bị công sự trận địa, SCH ở khu vực (tuyến) xuất phát, các khu vực tập kết và triển khai lực lượng, bảo đảm ngụy trang... Được tiến hành liên tục trong giai đoạn chuẩn bị, thực hành và kết thúc phản công.

        BẢO ĐẢM CÔNG BINH TRONG TIẾN CÔNG, một nhiệm vụ bào đảm công binh trong tác chiến nhằm bảo đảm cho cơ động lực lượng, triển khai đội hình chiến đấu an toàn, kịp thời, hạn chế địch triển khai cơ động và đánh trả. Nhiệm vụ BĐCBTTC gồm: trinh sát công binh, bảo đảm cơ động, vượt sông (chuẩn bị đường sá, bến vượt), thiết bị công sự trận địa, SCH, khắc phục vật cản, mở cửa mở ở tiền duyên và trong chiều sâu phòng ngự của địch; cơ động bố trí vật cản, phá hoại, chặn đánh địch phản kích hoặc rút chạy, bảo vệ bên sườn đội hình tiến công.

        BẢO ĐẢM DẪN ĐƯỜNG BAY, bộ phận của bảo đảm bay, gồm tổng thể các hoạt động chuyên ngành dẫn đường trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hành bay nhằm bảo đảm cho chuyến bay được thực hiện, theo đúng đường bay, đến đúng địa điểm, khu vực, mục tiêu với thời gian quy định; bảo đảm dẫn máy bay vào thế có lợi để bắn súng (pháo), phóng tên lửa, ném bom, trinh sát ảnh - điện tử, đổ bộ, vận chuyển đường không đạt hiệu quả cao và an toàn.

        BẢO ĐẢM DOANH TRẠI, một mặt của bảo đảm sinh hoạt, gồm tổng thể các hoạt động bảo đảm nhà ở và các công trình khác: doanh cụ, nước sinh hoạt, ánh sáng, các trang bị dụng cụ dùng chung cho bộ đội trong sinh hoạt, học tập, huấn luyện và chiến đấu, theo tiêu chuẩn chế độ, chính sách của nhà nước và QĐ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:12:19 pm »


        BẢO ĐẢM ĐỊA HÌNH, tổng thể các biện pháp nhằm bảo đảm các thông tin cần thiết về địa hình và trắc địa cho việc lập kế hoạch, tổ chức và tiến hành thắng lợi các hoạt động tác chiến. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác BĐĐH: thành lập mới hoặc chỉnh lí và kịp thời cung cấp cho bộ đội các loại bản đồ địa hình hay chuyên dụng; phát triển (tăng dày) lưới trắc địa, cung cấp đầy đủ và chính xác tọa độ các điểm khống chế, kể cả các số liệu đo thiên văn và đo trọng lực khi cần thiết, và tiến hành các hoạt động trinh sát địa hình.

        BẢO ĐẢM ĐƯỜNG SÁ, một nhiệm vụ của bảo đảm công binh, gồm tổng thể các biện pháp thực hiện chuẩn bị mạng đường theo yêu cầu tác chiến trên từng khu vực để cơ động lực lượng, vận chuyển... BĐĐS gồm: mở đường mới, tu sửa đường cũ, thường xuyên duy tu và tăng cường sức sống và tính ổn định của đường, tổ chức chỉ dẫn đường, điều chỉnh và giúp đỡ lực lượng cơ động trên đường, khắc phục hư hỏng do địch đánh hoặc do thời tiết. BĐĐS do công binh các cấp cùng các lực lượng khác như giao thông, địa phương... thực hiện.

        BẢO ĐẢM GIAO THÔNG, một nhiệm vụ bảo đảm công binh, gồm toàn bộ các hoạt động nhằm bảo đảm mạng đường sá  và bến vượt thông suốt trên các tuyến đường giao thông ra mặt trận. BĐGT bao gồm: bảo đảm đường, bảo đảm vượt sông, cơ động tác chiến, vận chuyển, đánh địch lấn chiếm, phá hoại... BĐGT do công binh các cấp cùng các lực lượng khác như giao thông, thanh niên xung phong, nhân dân địa phương... thực hiện.

        BẢO ĐẢM GIAO THÔNG TRỌNG ĐIỂM, bảo đảm giao thông cho bộ đội hành quân, cơ động, vận chuyển qua trọng điểm an toàn, thông suốt. BĐGTTĐ gồm: tu sửa đường, bến vượt, khai thác, dự trữ vật liệu, dự kiến làm các đường vòng tránh, thường xuyên duy tu nhằm tăng cường sức sống và tính ổn định của đường, bến vượt, điều chỉnh và giúp các lực lượng vượt qua trọng điểm; phát hiện đánh dấu làm mất hiệu lực bom đạn chưa nổ, mìn nổ chậm; khắc phục hư hỏng do địch đánh hoặc do thời tiết. Thường do trung đội hoặc đại đội công binh được tăng cường trang bị kĩ thuật công binh kết hợp với các lực lượng khác thực hiện.

        BẢO ĐẢM HÀNG HẢI, loại bảo đảm tác chiến của hải quân, gồm tổng thể các hoạt động chuyên ngành nhằm bảo đảm tàu thuyền hoạt động và chiến đấu: bảo đảm cho tàu thuyền cơ động, trú đậu, sử dụng vũ khí và phương tiện kĩ thuật an toàn, chính xác; bố trí và bổ sung thiết bị hàng hải ở các khu vực hoạt động, bảo đảm tàu thuyền hoạt động liên tục và tin cậy, khảo sát thủy văn, xây dựng và cung cấp các tài liệu hàng hải và hải đồ cần thiết cho các cơ quan tham mưu tàu thuyền, đơn vị; bảo đảm trang bị, sửa chữa, hiệu chỉnh các máy móc hàng hải, trinh sát khí tượng - thủy văn, làm rõ và thông báo kịp thời tình hình hàng hải, khí tượng -  thủy văn trong khu vực hoạt động cho các lực lượng, hoa tiêu dẫn đường cho tàu thuyền trong các khu biển có địa hình phức tạp... Do ngành BĐHH của hải quân đảm nhiệm.

        BẢO ĐẢM HẬU CẦN, bộ phận của bảo đảm hoạt động tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động; bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y (thú y), công tác vận tải và một số mặt bảo đảm khác (bảo đảm công trình sân bay, quân cảng, cầu cảng, bảo đảm bay của không quân...) cho LLVT nhằm duy trì khả năng hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Để bảo đảm các mặt đó, hậu cần QĐ có các chuyên ngành: quân nhu, xây dựng và quản lí nhà đất (doanh trại), quân y, xăng dầu, vận tải...

        BẢO ĐẢM HẬU CẦN - KĨ THUẬT KHÔNG QUÂN, tổng thể các hoạt động chuyên ngành hậu cần - kĩ thuật nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động và chiến đấu của không quân. Gồm các mặt bảo đảm: xăng dầu mỡ, công trình sân bay, xe máy điện khí, kĩ thuật sân bay, vận chuyển, doanh trại, đời sống sinh hoạt của bộ đội không quân.

        BẢO ĐẢM HÓA HỌC, loại bảo đảm tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động chuyên môn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của vũ khí hủy diệt lớn, duy trì sức chiến đấu của bộ đội và bảo đảm an toàn cho nhân dân. Do bộ đội hóa học và các lực lượng khác tiến hành. Nội dung BĐHH gồm: dự đoán và dự toán khả năng tập kích vũ khí hủy diệt lớn của địch; tổ chức quan sát, trinh sát, thông báo, báo động hóa học - phóng xạ và kiểm tra nhiễm độc, nhiễm xạ; bảo đảm trang bị, phương tiện phòng hóa; khắc phục hậu quả; sử dụng màn khói ngụy trang, nghi binh, vũ khí và phương tiện đặc chủng tham gia đánh địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:13:23 pm »


        BÁO ĐẢM HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN, tổng thể các hoạt động nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, giữ vững sức chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội bước vào tác chiến kịp thời và hiệu quả, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cuộc đột kích bất ngờ của quân địch. Theo tính chất nhiệm vụ phải hoàn thành và các biện pháp tiến hành, BĐHĐTC có: bảo đảm tác chiến, bảo đảm hậu cần, bảo đảm kĩ thuật và bảo đảm chuyên môn. BĐHĐTC được tiến hành trên cơ sở chỉ thị của cấp trên, quyết tâm và chỉ thị của người chỉ huy. Khi ra chi thị bảo đảm, người chỉ huy xác định lực lượng và phương tiện thi hành, thời hạn hoàn thành. BĐHĐTC được tiến hành liên tục trước và trong quá trình tác chiến.

        BẢO ĐẢM HUẤN LUYỆN, tổng thể các hoạt động nhằm đáp ứng cho nhu cầu huấn luyện. Gồm: lập dự toán, lập kế hoạch bảo đảm; tổ chức tiếp nhận và phân phối ngân sách, văn phòng phẩm, đồ dùng, thiết bị, mô hình học cụ, vũ khí, khí tài; chuẩn bị trường bắn (thao trường), bãi tập, xăng, dầu, các dụng cụ rèn luyện thể lực...

        BẢO ĐẢM KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN, loại bảo đảm tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động thu thập, xử lí và cung cấp thông tin về tình hình khí tượng - thủy văn thực tế và dự kiến tại các khu vực tác chiến cho các đơn vị để tính toán xác định ảnh hưởng của tình hình khí tượng - thủy văn đối với việc tiến hành các hoạt động chiến đấu, sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật và đối với an toàn hàng hải, hàng không, do các phân đội BĐKT-TV thực hiện.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT, 1) bộ phận của bảo đảm hoạt động tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động nhằm bảo đảm kịp thời nhu cầu số lượng, chất lượng và hiệu quả khai thác sử dụng trang bị KTQS của các đơn vị LLVT khi thực hiện nhiệm vụ. Bao gồm: bảo đảm trang bị mà trọng tâm là bảo đảm đồng bộ. vật tư và phụ tùng thay thế; chuẩn bị sử dụng (kiểm tra và thực hiện các bước chuẩn bị để đưa trang bị kĩ thuật vào sử dụng); huấn luyện kĩ thuật; bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất, tăng hạn sử dụng, sửa chữa; nghiên cứu và thông tin khoa học kĩ thuật; quản lí kĩ thuật; tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn động viên kĩ thuật; chỉ huy kĩ thuật trong các hoạt động tác chiến. Nội dung, trình tự và phương pháp tiến hành BĐKT phụ thuộc vào quy mô, tính chất và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đơn vị (thời bình, thời chiến; huấn luyện, chuấn bị, thực hành chiến đấu; trong tiến công, phòng ngự...; ở cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật...). Theo chủng loại trang bị, phân biệt các chuyên ngành BĐKT: quân khí, tăng thiết giáp, xe - máy, pháo binh, công binh, hóa học, thông tin liên lạc, rađa, vô tuyến điện tử, tàu thuyền, hàng không, tên lửa... Trong QĐND VN hiện nay, cơ quan chỉ đạo chung về BĐKT là Tổng cục kĩ thuật, chi đạo các hoạt động BĐKT chuyên ngành là các cục kĩ thuật chuyên ngành của TCKT và các quân chủng, binh chủng chuyên môn. Hoạt động BĐKT do các lực lượng chuyên trách (cơ quan, cơ sở, phân đội...) thực hiện với sự tham gia của lực lượng sử dụng; 2) tổng hợp các hoạt động kĩ thuật nhằm duy trì và khôi phục tính năng chiến - kĩ thuật, độ tin cậy, tuổi thọ của trang bị kĩ thuật, bảo đảm sẵn sàng sử dụng theo đúng chức năng với hiệu quả cao, an toàn, tiết kiệm trong mọi hoạt động của LLVT; 3)bộ môn khoa học quân sự nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức BĐKT trong chuẩn bị và thực hiện các hoạt động QS. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu: các yếu tố (đặc biệt là yếu tố về hoạt động QS) và quy luật tác động của chúng đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ BĐKT; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế và phương pháp hoạt động của hệ thống BĐKT; nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng, phương tiện BĐKT.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT CÔNG BINH, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị kĩ thuật công binh và những hoạt động có sử dụng chúng của các đơn vị LLVT. Có quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật xe - máy và bảo đảm kĩ thuật quân khí.

        BÁO ĐẢM KĨ THUẬT GIAO THÔNG, gọi chung các hoạt động tổ chức và kĩ thuật nhằm bảo đảm hệ thống giao thống vận tải cả thời bình và thời chiến, đáp ứng yêu cầu vận tải của từng cấp trong mọi tình huống. Gồm: bảo đảm mạng đường vận tải: duy tu sửa chữa đường bộ, bảo đảm luồng lạch đường thủy, dự kiến mức độ hư hỏng (do địch hoặc thiên tai gây nên), căn cứ vào chất lượng đường và lưu lượng xe hoạt động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư duy tu bảo dưỡng đường; bảo đảm cơ động ứng cứu: bố trí lực lượng có chuyên môn kĩ thuật và được trang bị phương tiện để cứu kéo xe và xử lí các loại bom mìn, chướng ngại vật của đối phương, chi viện nơi xung yếu và khu vực trọng điểm; bảo đảm vượt sông, suối: bố trí lực lượng được trang bị phương tiện khí tài và được huấn luyện thành thạo bảo đảm tổ chức các biện pháp vượt sông an toàn; bảo đảm chỉ huy giao thông: tổ chức thảnh các trạm ở các đầu mối giao thông quan trọng, có hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy kịp thời quá trình vận chuyển. BĐKTGT lấy lực lượng công binh làm nòng cốt; khi cần được tăng cường lực lượng thanh niên xung phong, dân công, nhân dân địa phương và bộ đội tham gia chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:16:38 pm »


        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT HÀNG KHÔNG quân sự, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị hàng không QS (chiến đấu, vận tải...) và hoạt động của chúng trong tác chiến, công tác, huấn luyện... Yêu cầu hàng đầu đối với BĐKTHKqs là đảm bảo độ tin cậy cao và an toàn tuyệt đối cho trang bị và kíp bay. Việc huấn luyện kĩ thuật cho phi công và nhân viên kĩ thuật (cả trên không và trên mặt đất) phải được tiến hành theo những chương trình đặc biệt. BĐKTHKqs có quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật vô tuyến  điện tử, thông tin liên lạc, rađa, quân khí...

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT PHÁO BINH, chuyên ngành bảo đảm  kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị kĩ thuật (vũ khí, tổ hợp vũ khí và khí tài) pháo binh (mặt đất, phòng không và hạm tàu) và những hoạt động có sử dụng các trang bị đó của các đơn vị LLVT. Bao gồm: bảo đảm lã thuật quân khí pháo binh, bảo đảm kĩ thuật rađa, bảo đảm kĩ thuật xe máy... Được tổ chức thực hiện theo chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan kĩ thuật quân chủng, binh chủng, ngành nghiệp vụ.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT PHÒNG HÓA, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là những trang bị khí tài hóa học và các hoạt động có sử dụng các trang bị đó của các đơn vị LLVT. Bao gồm: bảo đảm kĩ thuật khí tài đặc chúng hóa học, bảo đảm kĩ thuật khí tài phòng hóa ứng dụng, bảo đảm kĩ thuật xe - máy... Được tổ chức thực hiện theo chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan kĩ thuật binh chủng, ngành nghiệp vụ.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT QUÂN KHÍ, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các loại hỏa khí cùng với khí tài, đạn dược đi kèm và những hoạt động có sử dụng chúng của các đơn vị LLVT. Có phạm vi hoạt động rộng rãi nhất trong các chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật. Cg bảo đảm kĩ thuật vũ khí - đạn, bảo đảm kĩ thuật vũ khí - khí tài - đạn dược.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT RAĐA, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị kĩ thuật rada và những hoạt động có sử dụng chúng của các đơn vị LLVT. Bộ phận hợp thành của bảo đảm kĩ thuật phòng không - không quân, tàu (thuyền) hải quân... đồng thời liên quan tới các chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật vô tuyến điện tử, bảo đảm kĩ thuật xe - máy...

        BÀO ĐẢM KĨ THUẬT TÀU (THUYỂN) HẢI QUÂN, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị kĩ thuật hải quân và những hoạt động có sử dụng chúng của các đơn vị LLVT. Bao gồm: bảo đảm kĩ thuật thân tàu, thiết bị chạy tàu và bảo đảm kĩ thuật trang bị vũ khí trên tàu (pháo, tên lửa, ngư lôi, thủy lôi, bom chìm...; phương tiện kĩ thuật bảo đảm các tổ hợp vô tuyến điện tử, thủy âm, dẫn đường, thông tin liên lạc...). BĐKTT(T)HQ chủ yếu do các lực lượng của ngành kĩ thuật hải quân tiến hành, có quan hệ nghiệp vụ và bảo đảm với các cơ quan kĩ thuật chuyên ngành theo chủng loại trang bị.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT TĂNG THIẾT GIÁP, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị kĩ thuật tăng thiết giáp và những hoạt động có sử dụng chúng của các đơn vị LLVT. Bao gồm: bảo đảm kĩ thuật xc cơ sở và bảo đảm kĩ thuật các hệ thống trang bị trên xe (vũ khí, thông tin liên lạc...).

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT TÊN LỬA, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị (tổ hợp, hệ thống) vũ khí tên lửa và những hoạt động có sử dụng chúng của các đơn vị LLVT. Bộ phận hợp thành trong bảo đảm kĩ thuật của các đơn vị phòng không - không quân lục quân, hải quân... và có liên quan chặt chẽ với các chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật vô tuyến điện tử, xe - máy, thông tin liên lạc...

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT THÔNG TIN LIÊN LẠC, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị kĩ thuật thông tin liên lạc (kể cả trên các phương tiện kĩ thuật quân sự khác) và những hoạt động có sử dụng chúng của các đơn vị LLVT; một mặt hoạt động của bảo đảm thông tin liên lạc và có quan hệ với nhiều chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật khác.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT VÔ TUYÊN ĐIỆN TỬ, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang thiết bị vô tuyến điện tử và những hoạt động có sử dụng các trang thiết bị đó của các đơn vị LLVT. Có liên quan đến nhiều chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật khác như bảo đảm kĩ thuật rađa, bảo đảm kĩ thuật thông tin liên lạc, bảo đảm kĩ thuật hệ thống chỉ huy tự động hóa... và có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến điện tử.

        BẢO ĐẢM KĨ THUẬT XE - MÁY, chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật mà đối tượng bảo đảm là các trang bị xe - máy (kể cả phần xe cơ sở của các trang bị chuyên ngành) và những hoạt động có sử dụng các trang bị đó của các đơn vị LLVT. Là bộ phận hợp thành hoặc có quan hệ chặt chẽ với nhiều chuyên ngành bảo đảm kĩ thuật khác như tăng thiết giáp, pháo binh, công binh...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:17:49 pm »


        BẢO ĐẢM NHU YẾU PHẨM, một mặt của bảo đảm quân nhu, gồm tổng thể các hoạt động nhằm cung ứng các vật phẩm tiêu dùng cần thiết cho bộ đội như: xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, kim, chi, bật lửa (diêm), giấy viết thư. phong bì thư, chè, thuốc...

        BẢO ĐẢM QUÂN LƯƠNG, một mặt của bảo đảm quân nhu, gồm tổng thể các hoạt động nuôi dưỡng và nâng cao sức khỏe của hộ đội, góp phần giữ vững quân số lao động, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của LLVT trong mọi tình huống. Gồm: xây dựng kế hoạch, tạo nguồn, tổ chức sản xuất, gia công, mua sắm, tăng gia, chê biến, tiếp nhận, dự trữ, bảo quản; bảo đảm kịp thời đầy đủ lương thực, thực phẩm. dụng cụ cấp dưỡng, chất đốt và các trang thiết bị quân lương cho bộ đội; chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng theo chế độ tiêu chuẩn quy định của Bộ cho các đối tượng; quản lí chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả kinh phí, vật chất trang bị quân lương, thường xuyên hoặc định kì kiểm tra việc sử dụng, bảo quản vật chất, trang thiết bị quân lương.

        BẢO ĐẢM QUÂN NHU, bộ phận của bảo đảm vật chất, gồm tổng thể các hoạt động nhằm nuôi dưỡng, giữ gìn sức khỏe của bộ đội, góp phần xây dụng tư thế, tác phong chính quy của QĐ. Gồm: bảo đảm quân lương, đáp ứng nhu cầu vật chất cần thiết cho QĐ trong thời bình và thời chiến (lương thực, thực phẩm, lương khô, đường sữa, chất đốt, trang bị dụng cụ cấp dưỡng, quân trang, quân dụng, nhu yếu phẩm), trong thời bình bảo đảm vật chất có thể bảo đảm bằng tiền, hiện vật và kết hợp tiền với hiện vật; bảo đảm quân trang, đáp ứng nhu cầu quân trang, quân dụng cho QĐ trong lao động, công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; bảo đảm nhu yếu phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt và đời sống bộ đội. Có ba phương thức BĐQN: tại chỗ, cơ động (cơ động từ nơi khác đến) và kết hợp tại chỗ với cơ động từ nơi khác đến.

        BẢO ĐẢM QUÂN TRANG, một mặt của bảo đảm quân nhu, gồm tổng thể các hoạt động sản xuất, gia công, mua sắm các loại vật chất quân trang nhằm bảo đảm kịp thời, đúng, đủ theo chế độ tiêu chuẩn, cỡ số quân trang cho các đối tượng; quản lí chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mọi kinh phí, vật chất trang bị quân trang; thường xuyên hoặc định kì kiểm tra việc sử dụng và bảo quản quân trang.

        BẢO ĐẢM QUÂN Y, loại bảo đảm hậu cần, gồm tổng thể các hoạt động bảo vệ, củng cố sức khỏe cho bộ đội, cứu chữa, phục hồi khả năng chiến đấu, lao động cho thương binh, bệnh binh. BĐQY thời bình gồm: điều trị dự phòng, vệ sinh phòng dịch, tiếp tế quân y, huấn luyện nghiên cứu khoa học kĩ thuật quân y; thời chiến gồm: tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh; vệ sinh phòng dịch, tiếp tế quân y. Nội dung công tác BĐQ Y được thể hiện trong kế hoạch tổ chức BĐQY của chủ nhiệm quân y các cấp.

        BẢO ĐẢM SINH HOẠT, loại bảo đảm hậu cần, gồm tổng thể các hoạt động nhằm giữ vững sức khỏe, sức bền bỉ, dẻo dai của bộ đội trong chiến đấu, huấn luyện và lao động. Bao gồm các biện pháp: bảo đảm ăn uống, vệ sinh phòng dịch phòng bệnh tật, bào đám doanh trại đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt khác; tổ chức tăng gia sản xuất đẽ’ duy trì ổn định và cải thiện bữa ăn của bộ đội. Ngoài ra, từng đơn vị còn có thể tổ chức lao động, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh trong khu vực (có thể phối họp với các ngành khác, hoặc với địa phương để cùng làm như trồng cây gây rừng, cải tạo cơ sở hạ tầng nơi đóng quân như đường sá, cầu cống, hoặc phối hợp dập tắt dịch bệnh ở địa phương...).

        BÁO ĐẢM TÁC CHIẾN, bộ phận của bảo đảm hoạt động tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho bộ đội bước vào chiến đấu kịp thời, có tổ chức và tiến hành tác chiến tháng lợi. BĐTC được tổ chức cả trong tác chiến và trong hành quân, trú quân được tiến hành liên tục trong suốt quá trình chiến đấu, chiến dịch (tác chiến chiến lược). BĐTC gồm: trinh sát, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, tác chiến điện từ, cảnh giới, ngụy trang, bảo đảm công binh, bảo đảm hóa học, bảo đảm khí tượng - thủy văn, bảo đảm bản đồ và đo đạc, bảo đảm cạnh sườn và nơi tiếp giáp, bảo đảm chiếu sáng... Mỗi quân chủng còn có BĐTC riêng (như bộ đội phòng không-không quân, hải quân có bảo đảm dẫn đường, tìm cứu, kĩ thuật vô tuyến điện tử...). Hải quân còn có bảo đảm chống tàu mặt nước, tàu ngầm, ngư lôi, bảo đảm hàng hải...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:18:58 pm »


        BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH, tổng thể các biện pháp tổ chức và nghiệp vụ nhằm bảo đảm kịp thời nhu cầu tài chính cho các nhiệm vụ của QĐ. một mật hoạt động cơ bản của công tác tài chính QĐ. Nội dung và quy mô BĐTC phụ thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ của QĐ trong từng giai đoạn, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Phương thức tiến hành BĐTC phụ thuộc vào quy mô, tính chất và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của QĐ nói chung và từng đơn vị nói riêng (thời bình, thời chiến; ở cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật...). Trình tự BĐTC: lập kế hoạch (dự toán) và phân bổ chỉ tiêu tài chính; tổ chức tiếp nhận, cấp phát, chi tiêu và thanh toán, quyết toán tài chính. Trong QĐND VN hiện nay, cơ quan chỉ đạo chung về BĐTC là Cục tài chính BQP, có sự phối hợp của các ngành tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật... về từng mặt BĐTC chuyên ngành. Mỗi tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm về BĐTC cho các đơn vị trực thuộc. Việc tiếp nhận, cấp phát, thanh toán tài chính của các đơn vị được thực hiện thông qua hệ thống kho bạc nhà nước.

        BẢO ĐẢM TRANG BỊ, một nhiệm vụ bảo đảm kĩ thuật, gồm tổng thể các hoạt động nhằm bảo đảm số lượng, chủng loại, chất lượng vũ khí, trang bị kĩ thuật (gồm trang bị chính, trang bị bổ trợ và trang bị bảo đảm) theo lệnh của người chỉ huy , bảo đảm yêu cầu đúng, đủ, đồng bộ, kịp thời, vững chắc cho mọi hoạt động chiến đấu, huấn luyện, công tác của LLVT. Nội dung BĐTB gồm: thực hiện mệnh lệnh BĐTB của chỉ huy; đề xuất việc mua sắm, cải tiến, sản xuất và tổ chức sản xuất khi có lệnh; tổ chức tiếp nhận, cất giữ, dự trữ; duy trì số lượng, chất lượng và sự đồng bộ của vũ khí, trang bị kĩ thuật; đề xuất việc đưa vũ khí, trang bị kĩ thuât ra khỏi biên chế và dự trữ quốc phòng, phương thức giải quyết khi có quyết đinh xử lí.

        BẢO ĐẢM TRINH SÁT, bảo đấm tác chiến nhằm thu thập, xử lí và cung cấp tin trinh sát cho người chỉ huy và cơ quan tham mưu trong tác chiến. Các tin tức thu được phải chính xác, kịp thời theo yêu cầu tác chiến của từng chiến dịch, từng trận chiến đấu, từng quân chủng, binh chủng. BĐTS do cơ quan quân báo (trinh sát) tổ chức thực hiện. Nội dung BĐTS gồm: thu thập và cung cấp tình hình địch, địa hình thời tiết, khí tượng - thủy văn và tình hình địa phương. Trinh sát nắm địch phải toàn diện, tập trung (các trọng điểm, hướng, khu vực, mục tiêu chủ yếu); nắm vững âm mưu, ý đồ, đối tượng, lực lượng, phiên hiệu, hình thái bố trí, thủ đoạn tác chiến, mặt mạnh, mặt yếu của đối phương, về địa hình cần nắm: tính chất, đặc điểm chung của địa hình có ảnh hưởng đến hoạt động tác chiến của ta và địch, giá trị, khả năng ngụy trang báo vệ, khả năng lợi dụng, về khí tượng thủy văn cần nắm: tính chất, đặc điểm chung (nắng, mưa, máy mù, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ và hướng gió, mực nước sông, thủy triều...), rút ra giá trị về mặt chiến thuật, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục. Về tình hình địa phương cần nắm những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động tác chiến của ta và địch.

        BẢO ĐẢM VẬT CHẤT, loại bảo đảm hậu cần, gồm tổng thể các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất cho LLVT trong thời bình và thời chiến. Bao gồm: các loại phương tiện vật chất do hậu cần đảm bảo, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, chất đốt, quân trang, doanh cụ, vật liệu xây dựng, dụng cụ sản xuất, thuốc men và dụng cụ phương tiện y tế, nhiên liệu và phương tiện trang bị ngành xăng dầu...; các loại phương tiện vật chất thuộc các ngành khác quản lí mà hậu cần có trách nhiệm vận chuyển tới đơn vị được bảo đảm như đạn dược, máy móc, vũ khí, trang bị và phương tiện của các binh chủng, phương tiện công tác tham mưu và công tác chính trị. Các biện pháp BĐVC gồm: xác định nhu cầu, xác định nguồn, tiếp nhận, khai thác, sản xuất, vận chuyển, bổ sung, dự trữ, bảo quản, quản lí, hướng sử dụng phương tiện vật chất, thu hồi và sử dụng chiến lợi phẩm.

        BÁO ĐẢM XĂNG DẦU, một mặt của bảo đảm vật chất, gồm tổng thể các hoạt động nhằm đáp ứng xăng dầu cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ. BĐXD thời bình bao gồm: tạo nguồn, dự trữ, xây dựng hạn mức, thanh quyết toán, tiếp nhận, cấp phát, vận chuyển và bảo quản, kiểm tra chất lượng xăng dầu. Trong thời chiến, nhiệm vụ chính của BĐXD là tạo lượng dự trữ xăng dầu đáp ứng yêu cầu hoạt động của bộ đội, có lực lượng và phương tiện dự bị cơ động; bố trí và di chuyển cơ sở vật chất xăng dầu phù hợp với nhiệm vụ tác chiến; tập trung bảo đảm cho nhiệm vụ, hướng và khu vực tác chiến chủ yếu; thu hồi và tận dụng chiến lợi phẩm xăng dầu...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM