Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:46:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9688 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:49:17 pm »


        BAHAMA (A. Commonwelth of The Bahamas), quốc gia ở quần đảo Bahama, đông nam bán đảo Phloriđa (Mĩ). Dt 13.939km2; ds 297,48 nghìn người (2003); 85% người gốc Phi, 15% da trắng. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Tin Lành. Thủ đô: Nasau. Quốc gia độc lập trong Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: nội các, đứng đầu là thủ tướng do toàn quyền chỉ định. Quốc gia quần đảo với trên 700 đảo, 30 đảo có người ở. Địa hình bằng phẳng, thấp. Khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm. Đầu mối giao thông đường không, đường biển quan trọng. Các cảng biển chính: Naxai, Phripot. Matiu - Tain. Trên quần đảo có các mục tiêu QS, bãi thử nghiệm cấc loại vũ khí tự dẫn, tên lửa đạn đạo của Mĩ. Kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc tư bản nước ngoài. Du lịch mang lại nguồn lợi lớn. GDP 4.82 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 15.800 USD. Thành viên LHQ (18.7.1973), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. LLVT: hải quân 860 người. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 13 tàu tuần tiều, 1 tàu hộ tống, 4 máy bay... Ngân sách quốc phòng 26 triệu USD (2002).


        BÀI GIẢNG, tài liệu học tập, giảng dạy được soạn ra trên cơ sở sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, về một số nội dung cụ thể của vấn đề huấn luyện (môn học) giúp người học hiểu sâu nội dung chủ yếu của vấn đề huấn luyện (môn học). Yêu cầu: nội dung BG phải bảo đảm tính chính xác, bao hàm được kiến thức mới, có tư liệu minh họa, kết cấu BG phải lôgic, có tính hướng dẫn, khêu gợi cho người học.

        BÃI BIỂN HIRÔN (TBN. Playa Giron), bãi biển trên bờ Vịnh Con Lợn, nam t. Matandat, miền Trung Cuba. 17- 19.4.1961 QĐ CM Cuba đã đập tan cuộc đổ bộ của lực lượng phản CM được Mĩ tuyển mộ và trang bị lên BBH (x. trận Hirôn, 17-19.4.1961).

        BÃI CẠN, vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao bị ngập nước. Khi toàn bộ hoặc một phần BC ở cách lục địa hoặc một đảo của quốc gia ven biển một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên BC này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải. Khi các BC hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một hải đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì các BC đó không có lãnh hải riêng. Cg bãi cạn lúc chìm lúc nổi.

        BÃI CẠN LÚC CHÌM LÚC NỔI nh BÃI CẠN

        BÃI CỌC CHỐNG ĐỔ BỘ, dải (khu vực) địa hình, tuyến mép nước ven sông, biển, vùng địa hình ngập nước... được bố trí các lớp, hàng cọc ngầm dưới mặt nước hay trên cạn tạo thành bãi cọc ngăn chặn đổ bộ. Có: bãi cọc chống tàu, xuồng đổ bộ, xe tăng bơi, tăng lội nước; bãi cọc chống máy bay trực thăng đổ bộ, chống nhảy dù. Có thể dùng các cọc chế thức hay ứng dụng bằng gỗ, thép hình chữ u, I, bê tông... được tính toán để bố trí BCCĐB; cọc phải chôn chắc chắn và cao hơn mặt đất l,2-l,5m, tạo thành hình hoa mai, có thể kết hợp bố trí các hố bẫy tăng. Vd: BCCĐB trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938), đời Trần chống quân Nguyên - Móng (1288). Trong KCCP, Thu Đông 1947 ở Việt Bắc đã bố trí bãi cọc chống nhảy dù đạt hiệu quả tốt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:51:37 pm »


        BÃI CỌC CHỐNG TĂNG, dải (khu vực) địa hình bố trí các loại cọc chôn nghiêng về phía đối phương theo hình hoa mai dùng để chống tăng. BCCT thường có 5-6 hàng, khoảng cách giữa các cọc (nhóm cọc) trong hàng l,5-2m, khoảng cách giữa các hàng cọc thường 2,5-3m; có thể dùng các cọc chế thức hay ứng dụng, bằng gỗ, thép hình chữ u, I, bê tông... BCCT thường bố trí kết hợp với các loại vật cản như hố bẫy, vách cản tăng, hào chống tăng và các loại vật cản nổ khác để tăng hiệu quả chiến đấu và gây khó khăn trong việc khắc phục.

        BÃI MÌN, khu vực địa hình có bố trí mìn theo một quy cách nhất định, tạo thành bãi vật cản nổ; bộ phận quan trọng của hệ thống vật cản. Được bố trí trước tiền duyên, cạnh sườn, nơi tiếp giáp và trong chiều sâu phòng ngự. Theo công dụng, có BM: chống tăng, chống bộ binh, chống đổ bộ, hỗn hợp; theo phương thức gây nổ, có BM: điều khiển (vô tuyến điện hoặc hữu tuyến điện) và không điều khiển (nổ dưới tác dụng cơ học trực tiếp). BM có thể được bố trí trước hoặc trong quá trình tác chiến.

        BÃI MÌN CHỐNG ĐỔ BỘ, bãi mìn được bố trí ở khu vực dự kiến địch đổ bộ, nhằm ngăn chặn, tiêu diệt các lực lượng đổ bộ. Tùy thuộc vào ý định và đối tượng tác chiến, BMCĐB được bố trí các loại mìn có điểu khiển hay không có điều khiển nổ. Có BMCĐB: đường không, đường biển và đường sông. BMCĐB đường không thường bố trí mìn định hướng, mìn phóng, mìn chống bộ binh... với nhiều loại ngòi nổ khác nhau và thường là có điều khiển nổ. BMCĐB đường biển, đường sông, thông thường dưới nước bố trí các loại thủy lôi (mìn hải quân) như thủy lôi đáy, thủy lôi neo... với các loại ngòi nổ tiếp xúc (sừng chạm, anten, điện - chạm nổ...) hoặc không tiếp xúc (âm thanh, từ tính, thủy động...); trên cạn bố trí mìn chống tăng, mìn chống bộ binh... Hiệu quả chiến đấu của BMCĐB chủ yếu phụ thuộc vào: vị trí bố trí, yếu tố bí mật bất ngờ, thời cơ bố trí, tính chất bãi mìn (chủng loại mìn, quy mô và mật độ bãi mìn...) kết hợp yếu tố kĩ thuật với ý định tác chiến và hỏa lực cảnh giới bảo vệ... Trong KCCM, công binh QGPMN VN đã bố trí BMCĐB đường biển ở khu vực Vạn Tường.

        BÃI MÌN CHỐNG TĂNG, bãi mìn trong đó chủ yếu bố trí mìn chống tăng nhằm ngăn chặn sức đột kích của xe tăng, cản trở đội hình cơ động, phá hủy xe tăng và xe cơ giới địch; tạo điều kiện cho các phương tiện hỏa lực khác tiêu diệt địch. BMCT thường bố trí ở hướng tiến công của xe tăng, bộ binh cơ giới địch hoặc trên dường hành quân cơ động, khi địch tăng viện, phản kích... Mật độ mìn trong BMCT phụ thuộc vào yêu cầu tác chiến, khả năng trang bị và phương tiện phóng rải. BMCT có thể bố trí bằng tay, xe hoặc moóc rải mìn, pháo, máy bay... các loại mìn có điểu khiển, không có điều khiển nổ. Để tăng khó khăn trong việc khắc phục của đối phương, một số nước thường dùng mìn chống bộ binh có bẫy hoặc có bộ phận tự hủy bố trí xen kẽ trong BMCT. vd: QĐ Mĩ dùng mìn chống bộ binh BLU-92/B GATOR bố trí xen kẽ với BLU-91/B GATOR. Hiệu quả chiên đấu của BMCT chủ yếu phụ thuộc vào: vị trí bố trí (theo ý định tác chiến), yếu tố bí mật bất ngờ, quy mô và mật độ bãi mìn...; ngụy trang, sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống hỏa lực.

        BÃI MÌN ĐIỂU KHIỂN, bãi mìn bố trí các loại mìn được gây nổ do người hoặc mìn tự động điều khiển. Điều khiển nổ có thể bằng vô tuyến hay hữu tuyến. Các loại mìn dùng cho BMĐK phải có ngòi nổ hoạt động theo nguyên lí điều khiến đã chọn. Hiện nay, các nước có KTQS tiên tiến thường dùng các loại mìn tự động điều khiển để thiết lập bãi mìn theo dự kiến. BMĐK bằng vô tuyến thường dùng trong đánh giao thông, đánh địch đổ bộ đường không.

        BÃI MÌN HỖN HỢP, bãi mìn có bố trí xen kẽ các loại mìn khác nhau nhằm làm tăng hiệu quả và đối tượng sát thương; bộ phận của hệ thống vật cản. BMHH thường bố trí để bảo vệ các điểm tựa, chốt, cụm chốt, căn cứ, làng xã chiến đấu, biên giới. Quy mô và mật độ của BMHH tùy thuộc yêu cầu chiến thuật, cách thức bố trí, phương tiện rải và tính năng chiến-kĩ thuật của mìn. Bố trí BMHH có thể bằng tay, xe cơ giới, pháo, tên lửa và máy bay. Khi bố trí bằng tay, xe cơ giới có mìn chống tăng và mìn chống bộ binh thì mìn chống tăng được bố trí trước, mìn bẫy phải bố trí sau cùng.

        BÃI SẬY, vùng đầm lầy thuộc các huyện Văn Giang (phủ Thuận An, t. Bắc Ninh), Đông Yên (phủ Khoái Châu, t. Hưng Yên), Đường Hào (phủ Bình Giang, t. Hải Dương), nay là các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ, Mĩ Hào (t. Hưng Yên); đông nam Hà Nội 20-40km. Hình thành do đê Văn Giang vỡ liên tục 18 năm (1871-89), đồng ruộng ngập lụt, bỏ hoang, lau sậy mọc kín. Lợi dụng địa hình hiểm trở, Đinh Gia Quế (Đổng Quế) sử dụng BS làm căn cứ chống Pháp, sau được Nguyễn Thiện Thuật (Tán Thuật) củng cố trở thành căn cứ chính của khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-92), khống chế các trục giao thông quan trọng và một vùng rộng lớn ở phía đông đồng bằng Bắc Bộ. Ngày nay không còn dấu vết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 08:45:47 pm »


        BÃI TẬP, khu vực địa hình được chuẩn bị trước (có thể được lắp đặt các thiết bị) dùng để luyện tập, hội thao và kiểm tra các môn: kĩ thuật, chiến thuật, điều lệnh, thể dục, thể thao... BT phải phủ hợp với yêu cầu nhiệm vụ, chương trình luyện tập của đơn vị; sát với thực tế chiến đấu. BT được bố trí gần khu vực đóng quân thường xuyên của đơn vị hoặc là bộ phận của trung tâm luyện tập.

        BÃI TIÊU TẨY, khu vục địa hình xác định được bố trí lực lượng tiêu tẩy chuyên môn theo quy tắc nhất định nhằm tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng cho các đối tượng nhiễm. Thường nằm trong trạm tiêu tẩy, gồm: vị trí kiểm tra phân luồng điều chỉnh, vị trí phân loại khí tài nhiêm, vị trí tiêu tẩy vũ khí, trang bị kĩ thuật hoặc trang dụng, vị trí vệ sinh cho người, vị trí kiểm tra tiêu tẩy bổ sung, vị trí cất giữ chất tiêu tẩy; đường ra vào, công sự cho người và phương tiện. BTT do phân đội hóa học đảm nhiệm.

        BAICÔNUA (N. EaíiKOiiyp), sân bay vũ trụ ở bắc tp B (tên cũ: Lêninxcơ). tỉnh Kưdưloocđa (Cadắcxtan) 25km. cách thị trấn Baicônua 300km về phía tây nam. Cg sân bay vũ trụ Tiuratam, theo tên thị trấn cũ ở đông bắc tp B hiện nay. Do LX xây dựng từ 1955. Gồm một số tổ hợp thiết bị phóng, khu kĩ thuật và các trạm đo đạc. Từ B đã thực hiện việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất (4.10.1957), tàu vũ trụ mang theo nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới Gagarin (12.4.1961), các con tàu vũ trụ Phương Đông, Rạng Đông, Liên Hợp (trong đó có chuyến bay của nhà du hành vũ trụ VN Phạm Tuân, 24.7.1980), các trạm vũ trụ Chào Mừng, Hòa Bình, nhiều vệ tinh nhân tạo của Trái Đất và các trạm tự động giữa các hành tinh. Sau khi LX tan rã, B thuộc chủ quyền của Cadăcxtan. Từ 3.1996 Cadăcxtan cho Nga thuê khu vực B, bao gồm cả sân bay vũ trụ và thành phố B với tổng diện tích 6.000km2, trong thời hạn 20 năm, được tiếp tục gia hạn mỗi lần 10 năm, giá thuê 115 triệu USD/năm.

        BÁM MỤC TIÊU, quá trình theo dõi hoặc vừa theo dõi vừa xác định liên tục tọa độ Và các tham số chuyển động của mục tiêu để thông báo, báo động, chọn thời điểm bắn, đảm bảo dẫn phương tiện chiến đấu tới diệt mục tiêu hoặc luôn nắm vững tình hình đối phương. Khi BMT chủ yếu dùng các khí tài (điều khiển bằng tay, tự động hoặc bán tự động), sao cho mục tiêu (ảnh hoặc tín hiệu) luôn nằm trong phạm vi kiểm soát của vũ khí hoặc khí tài trinh sát, điều khiển.

        BÁM TRỤ, 1) kiên trì đứng vững ở vị trí chiến đấu (điểm tựa, trận địa, tuyến, khu vực, địa bàn tác chiến...) đánh địch đến cùng. Yêu cầu của BT là dũng cảm, linh hoạt, mưu trí, vận dụng sáng tạo cách đánh, đạt cho được mục đích của trận chiến đấu (chiến dịch). BT không phải là “giữ vị trí một cách cứng nhắc, không rời vị trí chiến đấu”, mà kết hợp giữ vị trí chiến đấu với cơ động hợp lí trong phạm vi được phép để đánh địch có hiệu quả nhất, giữ vững địa bàn (khu vực) được giao; 2) kiên trì ở lại vùng địch tạm chiếm để hoạt động đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang của cán bộ dân chính đảng, LLVT và nhân dân địa phương nhằm duy trì và phát triển lực lượng CM và kháng chiến giữ vững địa bàn. Nội dung BT thể hiện ở phương châm ba bám. BT có thể hoạt động bí mật hoặc công khai, hợp pháp hoặc nửa hợp pháp. Trong KCCP và KCCM, quân dân ta đã thực hành BT phổ biến.

        BÁM TRỤ BIÊN PHÒNG, bám trụ của Bộ đội biên phòng trong khu vực phòng thủ biên giới để tác chiến và quản lí bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống. Khi xảy ra chiến tranh, bộ đội biên phòng phải dựa vào khu vực phòng thủ phối hợp với LLVT tại chỗ, tổ chức đánh địch, bám địa bàn bảo vệ dân, bảo toàn lực lượng, phối hợp tạo thế cho bộ đội chủ lực và LLVT địa phương tiêu diệt địch, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới. Trong thời bình, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ an ninh với quốc phòng, chuẩn bị chu đáo mọi mặt, giáo dục chính trị tư tưởng quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ biên phòng, xây dựng phương án kế hoạch tác chiến cụ thể, dự trữ lương thực, thực phẩm, có kế hoạch bố trí, cơ động lực lượng và hiệp đồng chặt chẽ vối các LLVT trong khu vực phòng thủ.

        BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ, cơ quan quân sự địa phương ở cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tinh) và cấp xã (phường, thị trấn), có chức năng tham mưu cho cấp ủy đảng và chính quyền quản lí nhà nước về quốc phòng ở địa phương và trực tiếp chỉ huy bộ đội địa phương, dân quân tự vệ thuộc quyền về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, tác chiến và làm các nhiệm vụ khác. BCHQS đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp, sự chỉ huy của cơ quan QS cấp trên và được gọi tên theo cấp tổ chức và tên riêng của đơn vị hành chính, vd: BCHQS huyện Củ Chi, BCHQS thành phố Nam Định, BCHQS xã Kim Liên. BCHQS được tổ chức 3.1947 với tên gọi huyện đội, xã đội dân quân; 4.1949 đổi thành huyện đội, xã đội; 10.1971 gọi là BCHQS huyện (xã), từ 2004 đổi thành huyện đội, xã đội và chỉ tổ chức BCHQS ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị xã hội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 08:47:02 pm »


        BAN CÔNG ĐOÀN QUỐC PHÒNG, cơ quan chuyên trách về công tác công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam; trực thuộc TCCT. Thành lập theo quyết định số 480/QĐ-QP ngày 16.4.1979 của bộ trưởng BQP. Có nhiệm vụ: đề xuất chủ trương công tác vận động công nhân, viên chức quốc phòng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn toàn quân. BCĐQP hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mật của TCCT; chỉ đạo về nghiệp vụ công tác công đoàn của Tổng liên đoàn lao động VN theo luật công đoàn và Điều lệ công đoàn VN. Trưởng ban đầu tiên: Phạm Sĩ Đôn.

        BAN CÔNG TÁC PHỤ NỮ QUÂN ĐỘI, cơ quan chuyên trách công tác phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; trực thuộc TCCT. Thành lập theo quyết định số 102/QĐ-QP ngày 10.3.1993 của bộ trưởng BQP. Có nhiệm vụ: đề xuất chủ trương công tác phụ nữ QĐ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phụ nữ toàn quân. Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của TCCT, chỉ đạo về nghiệp vụ công tác phụ nữ của Trung ương hội liên hiệp phụ nữ VN, theo Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ VN. Trưởng ban đầu tiên: Vũ Thị Hồng.

        BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN QUÂN ĐỘI. cơ quan chuyên trách giúp chủ nhiệm TCCT về công tác thanh niên trong Quân đội nhân dân Việt Nam; trực thuộc TCCT. Thành lập 8.1982 (tổ chức tiền thân là Phòng thanh niên QĐ thành lập 9.1955, trực thuộc Cục tổ chức). Có nhiệm vụ: đề xuất chủ trương công tác thanh niên QĐ; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong toàn quân nhằm tố chức, giáo dục bồi dưỡng thanh niên thành những quân nhân CM ưu tú, lực lượng dự bị tin cậy của ĐCS VN, đội quân xung kích CM trên các lĩnh vực hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, của QĐ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. BCTTNQĐ hoạt động dưới sự chỉ đạo mọi mặt của TCCT và của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về nghiệp vụ công tác thanh niên. Trưởng ban đầu tiên: Nguyễn Văn Thước. (Xt công tác thanh niên trong Quân đội nhân dân Việt Nam).

        BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ (BỐN BÊN, HAI BÊN), tổ chức QS liên hợp bốn bên (VN DCCH, Cộng hòa miền Nam VN, Mĩ, VN cộng hòa); và hai bên (Cộng hòa miền Nam VN, VN cộng hòa), được lập ra theo quy định của hiệp định Pari 1973 về Việt Nam để đảm bảo sự phối hợp của các bên trong việc thực hiện những điều khoản đã được xác định. Nhiệm vụ chính: theo dõi, kiểm tra, ngăn ngừa, điều tra, giải quyết những vi phạm, xung đột của các bên trong việc thi hành những điều khoản thuộc thẩm quyền. Làm việc theo nguyên tắc nhất trí, không có chủ tịch; các cuộc họp được triệu tập theo yêu cầu của bất cứ đại biểu nào, những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát thi hành Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. BLHQS bốn bên được tổ chức ở trung ương, khu vục và các địa phương, hoạt động trong thời hạn 60 ngày. BLHQS hai bên được thành lập và tổ chức hoạt động theo sự thỏa thuận của hai bên miền Nam VN. Do Mĩ và chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định Pari 1973 về VN và liên tục cản phá những cuộc họp của các BLHQS(BB,HB), 22 và 23.6.1974 chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN và chính phủ VN DCCH ra tuyên bố đình chỉ không thời hạn việc tham dự các cuộc họp của các BLHQS.

        BAN MÊ THUẬT nh BUÔN MA THUỘT

        BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ HAI BÊN, tổ chức QS liên hợp lâm thời giữa VN và Pháp, được lập ra theo quy định của hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam để phối hợp hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành những điều khoản về: ngừng bắn đồng thời và toàn diện: tập kết các LLVT; tôn trọng giới tuyến giữa các vùng tập kết và khu phi quân sự. về tổ chức và hoạt động của BLHQSHB: mỗi bên có số đại biểu bằng nhau, do sĩ quan cấp tướng làm trưởng đoàn; lập các nhóm liên hợp gồm một số sĩ quan của hai bên với số lượng bằng nhau; bảo đảm sự liên lạc giữa hai bên để soạn thảo kế hoạch thi hành những điều khoản đã thỏa thuận; cùng nhau giải quyết mâu thuẫn nẩy sinh trong quá trình thực hiện hiệp định. 1955 BLHQSHB chấm dứt hoạt động.

        BAN QUÂN DÂN Y, tổ chức phối hợp liên ngành giữa quân y và dân y ở địa phương, có chức năng chỉ đạo và điều hành các lực lượng quân dân y đóng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ y tế QS địa phương và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Được tổ chức ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thị xã, quận) và xã (phường). BQDY tỉnh được thành lập ở tất cả các tỉnh, do giám đốc sở y tế làm trưởng ban, chủ nhiệm quân y tỉnh đội làm phó ban. Các BQDY huyện và xã chỉ thành lập ở những địa phương cần thiết, trước hết là các dịa phương thuộc vùng biên giới và hải đảo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 08:54:01 pm »

       
        BÀN ĐẠC CHỈ HUY BẮN PHÁO BINH, khí tài chỉ huybắn pháo binh, dùng để cơ khí hóa việc xác định phần tử đo đạc mục tiêu, phần tử bắn và giải các bài toán thường gặp trong xạ kích. Bộ phận chủ yếu: mặt bàn đạc, vành độ hướng, ổ giữa, thước đồ giải, thanh thước tầm, thước tọa độ. BĐCHBPB cho phép bảo đảm mức chính xác và rút ngắn thời gian chuẩn bị phần tử bắn, đáp ứng yêu cầu chiến đấu cấp đại đội, tiểu đoàn và cụm pháo binh. Hiện pháo binh QĐND VN đang sử   dụng các loại BĐCHBPB: PUO-9, PUO-9M (LX)... và trang bị cho các phân đội kế toán pháo binh.


Bàn đạc PUO-9

        BÀN ĐẠP, 1) khu vực địa hình trên bờ của chướng ngại nước do bộ đội tiến công đánh chiếm trước khi thực hành vượt chướng ngại nước bằng sức mạnh; 2) khu vực địa hình trên bờ biển do bộ đội đánh chiếm trong chiến dịch đổ bộ đường biển nhằm đảm bảo cho đổ bộ và triển khai lực lượng chủ yếu của quân đổ bộ; 3) vùng lãnh thổ một nước sử dụng để tập trung và triển khai LLVT chuẩn bị tiến công sang nước khác.

       “BÀN VỂ CHIẾN TRANH”, tác phẩm của Claodơvit, xuất bản 1832. “BVCT” gồm những vấn đề: định nghĩa chiến tranh (hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình); bản chất chiến tranh (sự kế tục của chính trị bằng những biện pháp khác); mục đích chiến tranh (tiêu diệt lực lượng QS địch, chiếm lãnh thổ, đánh bại ý chí kẻ địch, trong đó tiêu diệt lực lượng QS địch là mục đích bao trùm nhất); quy luật tối cao trong chiến tranh (giải quyết bằng sức mạnh của vũ khí); biện pháp đi đến mục tiêu chiến tranh (chiến đấu); tính chất chiến tranh (chỉ đề cập tính chất kĩ thuật - QS của chiến tranh: quy mô, phương thức tác chiến, thời gian và thành phần tham chiến...) và các vấn đề thiên tài QS, mối quan hệ chiến tranh với các hoạt động xã hội, tổ chức lực lượng và nghệ thuật QS... “BVCT” là nền tảng của hệ thống lí luận QS tư sản, góp phần phát triển kho tàng tri thức khoa học QS, nghệ thuật QS thế giới.

       "BÀN VỀ ĐÁNH LÂU DÀI" x. “LUẬN TRÌ CỬU CHIẾN"

        “BÀN VỂ KHẨU HIỆU GIẢI TRỪ QUÂN BỊ”, bài viết của Lênin đăng trong văn tập “Người dân chủ - xã hội” số 2, tháng 12.1916 phê phán lập trường của phái Cauxki đối với giải trừ quân bị, chỉ rõ quan điểm sai lầm của nhiều người thuộc cánh tả ĐXHDC Thụy Sĩ, Hà Lan và các nước vùng Xcanđinavơ về chủ trương thay yêu sách vũ trang nhân dân trong cương lĩnh của các ĐXHDC bằng yêu sách giải trừ quân bị. Với quan điểm lịch sử cụ thể khi đặt vấn đề giải trừ quân bị. Lênin phân tích: mối liên hệ giữa yêu sách giải trừ quân bị với cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội, trong đó khẳng định giải trừ quân bị là mục tiêu của CNXH và trong những điều kiện nhất định cần phải đưa ra yêu sách giải trừ quân bị để bảo vệ hòa bình, giảm bớt nguy cơ chiến tranh, nhưng trong xã hội tư bản, khi giai cấp tư sản vũ trang để chống lại giai cấp vô sản, thì việc đòi giải trừ quân bị là không thực tế, tức là phủ nhận đấu tranh giai cấp và từ bỏ mọi tư tưởng làm CM, trái lại, cần phải vũ trang cho giai cấp vô sản để chiến thắng giai cấp tư sản, đó là sách lược duy nhất mà giai cấp CM có thể tiến hành; mối liên hệ giữa yêu sách giải trừ quân bị và chủ nghĩa cơ hội, khẳng định đấu tranh chống CNĐQ mà không kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì chỉ là lòi nói suông hoặc sự lừa bịp.

        “BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP”, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc {Hổ Chí Minh) viết 1921-25 bằng tiếng Pháp. Được xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp (ở Pari 1925, ở VN 1946). bằng tiếng Việt 1960. Gồm 12 chương và một phụ lục. “BACĐTDP” vạch rõ sự thối nát của bộ máy cai trị thực dân ở thuộc địa, tố cáo và lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân và thực dân Pháp; coi đó là nguồn gốc nảy sinh mâu thuẫn không thể điều hòa giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân. “BACĐTDP” chỉ ra vị trí, vai trò của CM thuộc địa, mối quan hệ của CM thuộc địa với CM chính quốc và CM vô sản thế giới. “BACĐTDP” mở đầu cuộc tiến công mới, quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, trước hết là thực dân Pháp, đồng thời thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình. “BACĐTDP” góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN, chuẩn bị cho việc thành lập ĐCS VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 08:56:21 pm »


        BẢN ĐỒ, hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa của một phần bề mật Trái Đất lên mặt phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Nội dung BĐ được thể hiện bằng các kí hiệu, màu sắc, ghi chú... BĐ được phân loại theo nội dung: BĐ địa lí, BĐ địa hình, BĐ chuyên đề...; theo tỉ lệ: lớn, vừa, nhỏ.

        BẢN ĐỒ ẢNH, bình đồ ảnh trên đó các yếu tố địa hình cơ bản được biểu thị rõ bằng các kí hiệu bản đồ địa hình. BĐA được dùng vào các mục đích tương tự như bản đồ địa hình và được lập ra cho các khu vực cần thiết đối với hoạt động QS mà không có bản đồ địa hình tỉ lệ lớn.

        BẢN ĐỒ BAY, bản đồ hàng không trên đó đã chọn và vạch đường bay, tính toán chuyến bay, ghi việc định hướng bằng mắt và bằng vô tuyến điện, kiểm tra đường bay và các tính toán khác liên quan đến chuyến bay.

        BẢN ĐỔ CHUYÊN DỤNG, bản đồ dùng riêng cho một mục đích nhất định, được thành lập mới hoặc cải biên từ bản đồ thông thường có bổ sung, chi tiết hóa những nội dung cần thiết chưa có hoặc chưa rõ. Những loại BĐCD thường dùng trong QS: bản đồ hàng không dùng cho không quân để chuẩn bị và tiến hành các chuyến bay; bản đồ hàng hải dùng cho hải quân trong công tác bảo đảm hàng hải và dẫn đường; bản đồ giao thông phục vụ cho việc lập kế hoạch và tiến hành các cuộc hành quân, di chuyển lực lượng; bản đồ mạng khống chế QS và bản đồ ảnh có tọa độ các điểm địa hình dùng cho pháo binh và bộ đội tên lửa...

        BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỂ, bản đồ thể hiện các yếu tố phục vụ cho việc nghiên cứu một hoặc tổng hợp một số nội dung chuyên môn nhất định về tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội. Những loại BĐCĐ thường gặp: bản đồ địa chất, bản đồ giao thông, bản đồ địa mạo. bản đồ khí hậu, bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế... BĐCĐ thường được thể hiện trên nền bản đồ địa lí chung và tập trung biểu thị các nội dung thuộc chuyên đề nghiên cứu. Cg bản đồ chuyên môn hay bản đồ chủ đề.

        BẢN ĐỒ CÔNG TÁC, bản đồ của người chỉ huy và cơ quan dùng để thể hiện tình hình và diễn biến tác chiến bằng kí hiệu, bảng biểu, ghi chú; thuộc văn kiện tác chiến. Có BĐCT của người chỉ huy, của cán bộ tham mưu, của các binh chủng, quân chủng, ngành... BĐCT của người chỉ huy có thể bổ sung thành bản đồ quyết tâm tác chiến, thường dùng để quán triệt nhiệm vụ, đánh giá tình hình, hạ quyết tâm, giao nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng, báo cáo thông báo tình hình và làm cơ sở để soạn thảo các văn kiện cần thiết khác. BĐCT của cán bộ trong cơ quan chỉ huy chỉ thể hiện các nội dung có liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, binh chủng, quân chúng, ngành... theo chức trách của người sử dụng.

        BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, bản đồ địa lí có tỉ lệ bằng hoặc lớn hơn 1:1.000.000, được chi tiết hóa và tiêu chuẩn hóa về nội dung và bố cục, thể hiện được các yếu tố cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội (dáng đất, thực vật, dân cư, đường sá, công trình kinh tế...). Được lập ra trên cơ sở mạng đo đạc chính xác và hệ thống kí hiệu tiêu chuẩn. (x. phần bản đồ minh họa ).

        BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ, bản đồ biểu thị trạng thái, sự phân bố và quan hệ của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Theo nội dung, có: chung và chuyên đề; theo lãnh thổ, có: thế giới, châu, khu vực, nước...; theo tác dụng, cổ: tra cứu, giáo khoa, du lịch...; theo tỉ lệ, có: lớn, vừa, nhỏ...

        BẢN ĐỒ GIAO THÔNG, bản đồ chuyên đề thể hiện các yếu tố của mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không). Nội dung thể hiện gồm: các tuyến đường bộ cùng với cấp hạng và các tham số kĩ thuật của đường; các công trình đầu mối giao thông (nhà ga, bến cảng, sân bay...), vị trí và tham số kĩ thuật các công trình vượt chướng ngại (cầu, phà, ngầm, bến vượt...); độ rộng, độ sâu, tốc độ dòng chảy, bãi đá, bãi cát, bãi ngầm, lượng choán nước toàn tải tối đa của tàu lưu thông trên các tuyến đường thủy và neo đậu tại các bến đổ bộ, cảng sông, cảng biển...; vị trí, cấp hạng các sân bay...

        BẢN ĐỐ GỐC, bản đồ nguyên bản dùng để chế bản và nhân bản thành các bản đổ đưa vào sử dụng. Gồm các loại: BĐG tác giả, bản vẽ tay với đầy đủ nội dung theo thiết kế có độ chính xác, tỉ lệ và phù hợp các quy định trong quy phạm đo vẽ hoặc theo hợp đồng đặt hàng; BĐG biên vẽ, bản đồ nét được (khắc) vẽ trên bản nhựa để lập BĐG chế in có tỉ lệ và độ chính xác như quy phạm hoặc hợp đồng; BĐG chế in, bản đồ được in ra theo đúng kĩ thuật chế in (tuân thủ đầy đủ các quy tắc về màu sắc, đường nét, kí hiệu, kiểu và cỡ chữ...) để làm bản sao, bản chế in. BĐG chế in lại được chia ra thành các bản nét, bản chữ, bản nền màu...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 08:58:09 pm »

   
        BẢN ĐỒ HÀNG HẢI, hải đồ chuyên dụng, phục vụ cho việc lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, tác chiến, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học, khai thác và bảo vệ các tài nguyên trên biển, đại dương bằng tàu, thuyền. Bao gồm: tổng đồ các vùng biển, bản đồ dẫn đường, bản đồ cảng vịnh và các bản đồ bổ trợ khác. Các yếu tố được thể hiện trên BĐHH gồm: đường bờ biển, địa mạo đáy biển; các cảng, bến đậu; hệ thống mốc định vị, các yếu tố thủy văn (chế độ dòng chảy, thủy triều), địa từ, các chướng ngại vật và khu vực nguy hiểm... Phần lục địa biểu thị các yếu tố tự nhiên, dân cư, mạng lưới giao thông dải ven biển có quan hệ đến hoạt động tác chiến, huấn luyện; hệ thống vật chuẩn phương vị...

        BẢN ĐỒ HÀNG KHÔNG, bản đồ địa lí hoặc bản đồ địa hình làm nổi bật các yếu tố liên quan đến hàng không: sân bay, đài dẫn đường, các vật chuẩn định hướng, khu vực có dị thường từ tính... BĐHK dùng cho việc dẫn đường khi chuẩn bị và thực hiện chuyến bay.

        BẢN ĐỒ HỌC, khoa học nghiên cứu lí thuyết, phương pháp và kĩ thuật thành lập và sử dụng các loại bản đồ và các sản phẩm đồ bản khác như mô hình, bình đồ, mặt cắt ngang... Gồm các bộ môn: lí thuyết bản đồ, toán bản đồ, thành lập và biên tập bản đổ, trình bày bản đồ, xuất bản bản đồ và đo bản đồ. Cơ sở lí luận của BĐH là quan hệ giữa các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu (vị trí, kích thước, tính chất vật lí, các tham số định lượng và định tính, sự phân bố trong không gian và biến đổi theo thời gian... của các sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội) với các quy tắc, quy ước khái quát hóa và biểu diễn chúng bằng các kí hiệu tượng hình. BĐH có quan hệ chặt chẽ với các khoa học Trái Đất và nhiều ngành khoa học khác.

        BẢN ĐỒ HỔNG ĐỨC, bộ bản đồ nước Đại Việt hoàn thành năm Hồng Đức thứ 21 (1490, triều Lê Thánh Tông). Gồm bản đồ chung cả nước và bản đồ riêng 13 thừa tuyên (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Lạng Sơn, An Bang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam, phủ Trung Đô), gồm 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. Thời Lê - Trịnh có sửa chữa, bổ sung. Hiện chỉ còn bản sao. 1467 Lê Thánh Tống đã ra sắc chỉ cho các thừa tuyên vẽ bản đồ của từng thừa tuyên gửi về Bộ hộ. Tập bản đồ đầu tiên hoàn thành 1469, nay đã thất truyền.


Tờ bản đổ Đại Việt trong bộ bản đổ Hổng Đức

        BẢN ĐỒ KHÍ HẬU, bản đồ phản ánh đặc điểm khí hậu các vùng lãnh thổ theo số liệu nhiều năm, hàng năm, mùa, hàng tháng. Gồm các loại: bản đồ các nhân tố khí hậu (tổng bức xạ Mặt Trời, cân bằng bức xạ, số giờ nắng); bản đồ chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình năm, tháng...); bản đồ chế độ ẩm (lượng mưa trung bình năm, mùa, tháng, số ngày mưa, độ ẩm không khí...); bản đổ chế độ gió (hướng, tần suất, tốc độ gió); bản đồ các hiện tượng khí quyển (số ngày sương muối, bão, gió nóng...); bản đồ khí hậu ứng dụng (khí hậu nông nghiệp, khí hậu kĩ thuật...); bản đồ phân vùng khí hậu. Thường được lập ở tỉ lệ nhỏ. Phương pháp biểu thị chủ yếu là dùng các đường đẳng trị (đẳng áp, đẳng nhiệt...) kết hợp với thang tầng màu và biểu đồ định vị hoặc hướng mũi tên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:00:03 pm »


        BẢN ĐỔ NỔI, bản đồ thể hiện các yếu tố địa hình theo mô hình không gian ba chiều. Thường sử dụng tỉ lệ 1:50.000- 1:1.000.000. Địa vật trên BĐN được thể hiện bằng cách kết hợp các mô hình nổi với các kí hiệu bản đồ thông thường. Được chế tạo bằng cách bồi dán các lớp vật liệu theo độ cao rồi dán bản đồ in trên giấy lên mặt, hoặc in trên vật liệu dẻo và dập nổi bằng khuôn. Để dễ phân biệt sự thay đổi của địa hình, tỉ lệ theo phương thẳng đứng được làm lớn hơn tỉ lệ theo phương nằm ngang. Mức độ khác biệt giữa hai tỉ lệ phụ thuộc vào đặc điểm dáng đất khu vực địa hình; thông thường với địa hình núi cao là 2-5 lần, địa hình đồi 5-10 lần, địa hình bằng phẳng 10-25 lần. BĐN có tính trực quan cao về địa hình, nhưng khó đo, tính tọa độ và khoảng cách. Hiện công nghệ bản đồ số cho phép thay BĐN bằng các mô hình không gian ba chiểu của địa hình, có thể quan sát trên thiết bị chuyên dùng hoặc in ra giấy theo những góc nhìn tùy chọn, với tỉ lệ theo phương thẳng đứng bằng hoặc lớn hơn tỉ lệ theo phương nằm ngang, phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu địa hình, xây dựng kế hoạch tác chiến và nhiều ứng dụng quan trọng khác.

        BẢN ĐỔ QUYẾT TÂM TÁC CHIẾN, bản đồ thể hiện quyết tâm tác chiến của người chỉ huy. Nội dung chính thường gồm: nhiệm vụ trên giao; đánh giá tình hình các mặt (địch, ta, bạn...); ý định tác chiến; nhiệm vụ các đơn vị thuộc quyền; những biện pháp chính về chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm; thời gian. Trên BĐQTTC có phần vẽ và phần thuyết minh (bảng kẻ, văn bản...). Cơ quan tác chiến soạn thảo, người chỉ huy kí, cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

        BẢN ĐỔ SỐ, bản đồ thành lập dưới dạng cơ sở dữ liệu máy tính, trong đó toàn bộ thông tin về các đối tượng được mã hóa thành dữ liệu số và lưu giữ trên các băng, đĩa từ, đĩa quang. Được thành lập trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, các ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hóa các bản đồ đã được chế tác theo phương pháp cổ điển. Thông tin trong BĐS thường được tổ chức quản lí theo các lớp - tập hợp các dữ liệu có cùng thuộc tính (vùng, đường, điểm, chữ) về các đối tượng cùng loại, thể hiện một nội dung (một mục thông tin) của bản đồ tổng thể. Số lượng các lớp tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, nguồn cung cấp dữ liệu (các cơ sở dữ liệu ảnh quét có thể cho hàng trăm lớp) và khả năng quản lí của phần mềm chuyên dùng. Tùy theo yêu cầu sử dụng, các lớp thông tin có thể được hiển thị trên màn hình hoặc in trên giấy với tỉ lệ tùy chọn, riêng biệt hoặc chồng xếp với nhau tạo thành các bản đồ theo chủ đề thích hợp.

        BẢN ĐỒ TÌNH HUỐNG, bản đồ thể hiện diễn biến tình hình tác chiến để theo dõi tình hình, hạ quyết tâm, xứ lí tình huống, sơ kết, tổng kết sau chiến đấu. Trên BĐTH cần ghi đầy đủ mọi diễn biến tình hình về địch, ta. bạn và những tình hình khác có liên quan, đặc biệt thể hiện rõ những tình huống lớn của chiến dịch (trận chiến đấu).

        BẢN ĐỒ TRỰC ẢNH. bản đồ địa hình kết hợp giữa ảnh trực giao và bản đồ chiếu hình, được thành lập từ các bức ảnh được nắn chuyển về mặt phẳng theo các điểm khống chế bằng phương pháp chiếu song song theo phương thẳng đứng, trên đó thể hiện bằng kí hiệu đồ họa các yếu tố của bản đồ địa hình như bình độ, hệ thống giao thông, thủy hệ... Nhờ phương pháp xử lí này, trên BĐTA loại trừ được sai số địa hình và có thể áp dụng cho mọi địa hình, bao gồm núi và núi cao, khác với bản đồ ảnh có sai số do việc thực hiện theo phép chiếu xuyên tâm, chỉ áp dụng cho vùng đồng bằng. BĐTA thành lập dễ dàng nhờ công nghệ bản đồ số.

        BẢN KÉO, địa điểm cách tây bắc trung tâm Điện Biên 4km; 1954 quân Pháp xây dựng thành cụm cứ điểm (gồm BK và đồi Độc Lập) thuộc phân khu Bắc, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cùng với Him Lam và đồi Độc Lập, BK thuộc các cứ điểm vòng ngoài, án ngữ hai trục đường từ Lai Châu và Tuần Giáo vào trung tâm Mường Thanh. 16.3.1954 các lực lượng QĐND VN bao vây, bức hàng địch ở BK, kết thúc đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954).

        BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ. phẩm chất chính trị của một người (một tổ chức) đã phát triển đến mức có thế tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ hành vi chính trị của mình trước những bước ngoặt và tình huống phức tạp về chính trị; không dao động, chùn bước trước gian khổ, khó khăn, kiên quyết đạt đến mục tiêu đã định. BLCT phản ánh trình độ giác ngộ lợi ích giai cấp, dân tộc, lòng tin vào sự tất thắng của sự nghiệp chính nghĩa. Biểu hiện bằng việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, nhạy cảm, giải quyết mau lẹ những vấn đề chính trị - thực tiễn theo quy luật khách quan, phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể. BLCT được hình thành từng bước trong quá trình giáo dục, rèn luyện và hoạt động thực tiễn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:01:41 pm »


        BÁN ĐÁO, phần đất liền nhô ra biển, hồ hay sông, có ba mặt tiếp giáp với nước. Theo nguồn gốc hình thành, BĐ có thể là phần vươn dài tự nhiên của lục địa (phần lớn BĐ thuộc loại nảy) hoặc vốn là các đảo dần dần được nối liền với lục địa qua quá trình biến đổi địa chất. Khái niệm BĐ mang tính tương đối trong phạm vi khu vực địa lí bao quanh nó. BĐ có thể là một vùng rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng, bao gồm toàn bộ lãnh thổ một hoặc nhiều nước như các BĐ Arập (dt khoảng 3.220.000km2). Ấn Độ (2.090.000km2). bán đảo Trung Ấn (2.069.300km2), Triều Tiên, Bancăng...; cũng có thể lả một bộ phận nhỏ lãnh thổ một nước, một đơn vị hành chính như các BĐ Sơn Trà, Cam Ranh (VN), Liêu Đông, Lôi Châu (TQ), Phloriđa, Caliphoocnia (Mĩ), Camchatca (Nga)...

        BÁN ĐẢO LIÊU ĐÔNG, bán đảo ở nam tỉnh Liêu Ninh, đông bắc TQ, ngăn giữa vịnh Liêu Đông của Bột Hải và vịnh Triều Tiên của Hoàng Hải. Dt khoảng 22.400km2, lớn thứ hai TQ (sau bán đảo Sơn Đông). Chỗ rộng nhất ở phía bắc (giữa các cửa sông Liêu Hà và Áp Lục) khoảng 150km: mỏm tây nam tạo thành bán đảo Quan Đông. Địa hình đồi núi, độ cao trung bình 500m, chủ yếu thuộc dãy Thiên Sơn chạy dọc bán đảo theo hướng đông bắc - tây nam, đỉnh cao nhất 1.132m. Bờ biển dài 1.340km, khúc khuỷu; phía đông nam và tây bắc thấp và thoải, phía nam cao, chia cắt mạnh. Dọc bờ biển có các cảng lớn Đơn Đông, Đại Liên, Lữ Thuận (căn cứ hải quân). Doanh Khẩu. Ven bờ có trên 410 đảo. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, lượng mưa 650-1.000 mm/năm. Mật độ dân cư lớn. Sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-95) bị cắt nhượng cho Nhật theo hòa ước Mã Quan (Simonoseki). Từ 1898 được Nga thuê phần phía nam bán đảo (gồm các cảng Đại Liên và Lữ Thuận), trong 25 năm; từ 1900 Nga chiếm BĐLĐ cùng với toàn bộ Mãn Châu. Sau chiến tranh Nga - Nhật (1904-05) Mãn Châu tiếp tục bị Nhật chiếm. 8.1945 được Hồng quân LX giải phóng. 4.1955 QGP nhân dân TQ tiếp quản các vị trí của QĐ LX tại Lữ Thuận, Đại Liên, sau đó thu hồi toàn bộ bán đảo.

        BÁN ĐẢO TRUNG ẤN (A. Indochinese Peninsula), bán đảo ở Đông Nam Á, gồm lãnh thổ các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, phần lãnh thổ Malaixia trên bán đảo Malacca. Dt khoảng 2.000.000km2. Có vị trí chiến lược quan trọng, nằm gần đường hàng hải quốc tế nối liền các nước châu Âu với các nước Đông Á và Đông Nam Á. Địa hình nhiều
núi và cao nguyên, thấp dần từ bắc xuống nam. Các dãy núi lớn: Patcai, Naga, Aracan (Mianma), Tanentaungi, Bilauctaung (giũa Mianma và Thái Lan), Trường Sơn (giữa Lào và VN). Các cao nguyên lớn: Còrạt (Thái Lan), San (Mianma)... Thềm lục địa rộng, có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho tàu thuyền trú đậu. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, lượng mưa 1.000- 2.000mm/năm, ở bờ biển phía tây tới 5.000mm. Hệ thống sông ngòi dày đặc; các sông lớn: Mê Công, Xaluen, Iraoađi, Chao Phraya, Sông Hồng. Rất giàu tài nguyên: nhiều mỏ than, thiếc, vônfram, chì, kẽm, sắt, đồng, niken, bôxít, vàng, dầu mỏ, đá quý, cao su tự nhiên (về sản xuất cao su tự nhiên Malaixia đứng hàng đầu, Mianma đứng hàng thứ 3 thế giới).

        BÁN KÍNH HOẠT ĐỘNG CHIẾN THUẬT của máy bay, khoảng cách bay liên tục xa nhất mà máy bay có thể đạt được, tính từ vị trí cất cánh đến vị trí thực hiện nhiệm vụ được giao, trở về hạ cánh tại vị trí đã cất cánh khi không được tiếp dầu trên không; một tính năng chiến - kĩ thuật quan trọng của máy bay. BKHĐCTcmb phụ thuộc vào yêu cầu và phương pháp bay thực hiện nhiệm vụ được giao, như: lượng vũ khí và nhiên liệu mang trên máy bay, lượng dự trữ nhiên liệu an toàn và nhiên liệu chiến đấu, yếu tố chiến thuật trong sử dụng độ cao, tốc độ bay, số lượng máy bay trong đội hình, khả năng đánh trả của đối phương...

        BÁN KÍNH HOẠT ĐỘNG CHIẾN THUẬT của tàu, khoảng cách trên biển (tính bằng hải lí) lớn nhất mà tàu có nguồn động lực thông thường với lượng dự trữ nhiên liệu đẩy đủ có thể đi xa căn cứ với vận tốc kinh tế, đồng thời đảm bảo có đủ nhiên liệu để chiến đấu, giải quyết những tình huống bất trắc có thể xảy ra và trở về căn cứ xuất phát; một trong những chi tiêu quan trọng đánh giá khả năng hoạt động của tàu. Thông thường BKHĐCTct bằng 0,3-0,4 tầm đi xa của tàu. BKHĐCTct được xác định cho từng tàu, làm cơ sở cho việc xác định bán kính hoạt động chiến dịch của binh đoàn (cụm, nhóm) tàu.

        BÁN KÍNH SÁT THƯƠNG, bán kính hình tròn tính từ tâm nổ (điểm chiếu tâm nổ) của đạn trong đó các đối tượng (mục tiêu) bị diệt với xác suất không nhỏ hơn xác suất đã định (yêu cầu). Có thể dùng BKST kết hợp (do kết quả tác động đồng thời của các yếu tố sát thương tới mục tiêu) hay BKST của từng yếu tố sát thương riêng biệt. BKST được xác định bằng thực nghiệm (bắn thử, nổ thử...) hoặc tính toán. BKST mà trong giới hạn của nó, các mục tiêu đơn bị diệt với xác suất không dưới 90% gọi là BKST dày đặc. BKST mà trong phạm vi đó các mục tiêu đơn bị diệt với xác suất không dưới 50% gọi là BKST hiệu quả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2019, 09:03:20 pm »


        BẢNG BẮN, bảng để xác định phần từ bắn khi bắn vào một mục tiêu nhất định, áp dụng cho các loại đạn của một mẫu (hệ) vũ khí cụ thể. BB thường gồm: các đồ thị và bảng số liệu, những chi dẫn chính khi bắn và tư liệu bổ trợ. Bảng số liệu gồm ba nhóm: số liệu cơ bản (các phần tử của máy ngắm, của ngòi nổ...), số liệu hiệu chỉnh (các lượng sửa bắn khi điều kiện thực tế khác điều kiện BB), số liệu phụ (các phần tử của đường đạn, thời gian bay của đạn, số liệu về tản mát...). Những chỉ dẫn khi bắn gồm các điều cấm hoặc hạn chế khi bắn, thông tin về đồng bộ đạn ngòi, quy tắc chọn liều phóng... Tư liệu bổ trợ gồm các bảng xác định lượng sửa về gió, lượng sửa do pháo... BB được lập bằng phương pháp tính toán lí thuyết kết hợp với bắn thực nghiệm cho các loại vũ khí khác nhau (bộ binh, pháo mặt đất, pháo cao xạ, tên lửa...). BB chia ra: BB đồng bằng (thường gặp nhất), BB miền núi, BB trên biển, BB vạn năng... Ngoài BB đầy đủ, còn có BB rút gọn (chỉ gồm những thông tin thiết yếu nhất) hay BB đồ thị (các bảng số được thay bằng các đồ thị).

        BẢNG CHẮP BẢN ĐỒ. sơ đồ ghép nối các mảnh bản đồ địa hình cùng loại về một khu vực nhất định. Trên sơ đồ chỉ rõ thứ tự các mảnh cùng với danh số, kí hiệu, lưới tọa độ khái lược; đồng thời thể hiện một số yếu tố địa hình đặc trưng như đường mép nước, các sông lớn, điểm cao nổi bật, biên giới quốc gia và địa giới các đơn vị hành chính lớn, vị trí các trung tâm dân cư chủ yếu... Được sử dụng để xác định danh số các mảnh bản đồ khi lập kế hoạch bảo đảm bản đồ các khu vực, cắt dán bản đồ... Trên lề mỗi mảnh bản đồ thường thể hiện bản chắp 9 mảnh gồm chính mảnh đó và 8 mảnh bao quanh.

        BẢNG CHỮ MẬT NGHIỆP VỤ VÔ TUYẾN ĐIỆN, văn kiện quy ước liên lạc vô tuyến điện gồm các nhóm chữ cái, chữ số hoặc hỗn hợp nhằm giữ bí mật khi trao đổi về mặt nghiệp vụ vô tuyến điện. Bao gồm: bảng chữ mật liên lạc điện báo, độ khẩn điện báo, thời gian thay đổi tần số, quy định về mã dịch... Ngoài ra, còn sử dụng một số luật Q, Z, chữ tắt quy ước của quốc tế và một số chữ mật nghiệp vụ khác. BCMNVVTĐ do BTL thông tin liên lạc ban hành và được sử dụng thống nhất trong các đơn vị thông tin toàn quân.

        BẢNG GIA ĐÌNH VẺ VANG, hình thức khen thường của nhà nước VN DCCH (CHXHCN VN) đối với gia đình quân nhân trong KCCPvà KCCM. Sắc lệnh 129-SLngày 16.12.1952 và nghị định 11CP ngày 13.1.1968 quy định: bộ trưởng BQP tặng BGĐVV cho các gia đình có từ một đến hai con (cháu hoặc em còn ở chung) là cán bộ, chiến sĩ trong LLVTND VN (ba thứ quân) đã lập công trong KCCP và KCCM.

        BẢNG THÔNG BÁO KHÍ TƯỢNG TRUNG BÌNH, bản tổng hợp tin tức về điều kiện khí tượng cho các đơn vị pháo binh, tên lửa dưới dạng mã hóa. Có hai loại: BTBKTTB đầy đủ (gọi là BTBKTTB) và BTBKTTB gần đúng (eg BTBKTT B giản đơn). BTBKTTB do trạm khí tượng pháo binh lập dựa trên kết quả thăm dò tổng hợp khí quyển. BTBKTTB gần đúng do các vọng khí tượng lập dựa vào các yếu tố khí tượng đo được ở mặt đất và bảng hệ số khí tượng VN, hoặc căn cứ vào BTBKTTB đã quá thời hạn sử dụng (12 giờ). Giới hạn sử dụng hiệu quả của BTBKTTB gần đúng trong phạm vi bán kính (từ vọng khí tượng đến phân đội sử dụng) 2-3km, thời gian không quá 30ph. BTBKTTB dùng cho các đơn vị pháo binh và tên lửa để xác định lượng sửa điều kiện bắn.

        BẢNG VÀNG DANH DỰ, hình thức khen thưởng của nhà nước VN DCCH (CHXHCN VN) đối với gia đình có nhiều con là quân nhân hoặc con là quân nhân có cống hiến đặc biệt trong KCCP và KCCM. sắc lệnh 129-SL ngày 16.12.1952 quy định tặng BVDD cho các gia đình có ba con (cháu hoặc em còn ở chung) trong LLVTND VN (ba thứ quân) đã lập công trong KCCP Nghị định 11CP ngày 13.1.1968 quy định việc tặng BVDD cho các gia đình có: từ ba con là quân nhân; hai quân nhân nhưng một là liệt sĩ, tử sĩ hoặc thương binh nặng; hai quân nhân đều là thương binh; hai cha con hoặc mẹ con đều là quân nhân; chỉ có hai con nhưng đều là quân nhân; một con đẻ duy nhất là liệt sĩ. BVDD do thủ tướng chính phủ tặng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM