Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:14:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9797 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


B
« vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:22:45 pm »


        B1 x. CHIẾN TRƯỜNG B

        B-l, máy bay ném bom chiến lược đa năng tầm xa, có góc cánh thay đổi; do hãng Rocoen Intơnesânơ (Mĩ) thiết kế và chế tạo từ 1965. Bay thử lần đầu 18.6.1984, đưa vào trang bị 1985. Có hai loại chính: B-1A và B-1B (96/100 chiếc trong trang bị). Tính năng chiến - kĩ thuật chính của B-1B: kíp bay 4 người; 4 động cơ phản lực F-101-GE-102; dài 44,81m; cao 10,36m, sải cánh khi cụp: 23,8m. khi xòe: 41,67m; khối lượng rỗng 87.090kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 216.400kg; tốc độ bay lớn nhất 2.300km/h; tốc độ bay đường dài 1.020km/h; trần bay thực tế 15.240m; tầm bay 12.000km (không tiếp dầu); sức chở lớn nhất 60.781kg (bên trong máy bay 34.019kg, treo bên ngoài 26.762kg). B-1B có khả năng tàng hình, mang 12 bom hạt nhân, bom thông thường (45t) hoặc 8 tên lửa hành trình, 24 tên lửa SRAM; lúc đầu được trang bị cho lực lượng không quân chiến lược Mĩ làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân, sau chiến tranh lạnh được chuyển sang sử dụng vũ khí thông thường. Được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Nam Tư (1999), mang bom CBU-97 (dẫn quân tính và điều khiển bằng rađa).
 

        B2 X. CHIẾN TRƯỜNG B

        B-2, máy bay ném bom chiến lược tàng hình của không quân M7 do hãng Nothrop chế tạo. Mẫu đầu tiên hoàn thành 1988, bay thử lần đầu 17.7.1989. Dài 21,03m, cao 5,18m, sải cánh 52,43m; khối lượng cất cánh bình thường 168,4t (tối đa 18lt); trần bay thực tế 15.240m; kíp bay 2 người; có thể mang các loại vũ khí: tên lửa không dối đất SRAM kiểu AGM-69, AGM-129, hoặc AGM-137, bom hạt nhân B61 hoặc B83, thủy lôi MK36, bom MK-82 (500 bảng, khoảng 227kg), MH7 (750 bảng, khoảng 340kg) hoặc bom có điều khiển cỡ 500 hoặc 2.000 bảng (khoảng 908kg), với khối lượng vũ khí tối đa là 22,68t; tầm bay với khối lượng cất cánh tối đa 8.154-11.675km (tùy theo chế độ bay); tầm bay với một lần tiếp dầu trên không 18.532km. B-2 được chế tạo theo kĩ thuật tàng hình, có hình dáng, cấu trúc, vật liệu đặc biệt cho phép giảm bức xạ và phản xạ sóng rađa, bức xạ hồng ngoại, bức xạ nhiệt, vệt khói phía sau... nên rất khó phát hiện bằng phương tiện trinh sát điện tử. Không quân Mĩ đã sử dụng B-2 trong chiến tranh Nam Tư (1999) và tới 2001 đã được trang bị 20 chiếc.



        B3 x. CHIÊN TRƯỜNG B

        B4 x. CHIÊN TRƯỜNG B

        B5 x. CHIẾN TRƯỜNG B

        B-24 LIBÊRATƠ (A. B-24 Liberator - Người giải phóng), máy bay ném bom 4 động cơ cánh quạt, do công ti Consoliđat Mĩ chế tạo từ 1939. Đến cuối CTTG-II đã sản xuất 18.188 chiếc với một số biến thể. Tính năng chiến - kĩ thuật chủ yếu (B-24M, bay lần đầu 1945): dài 20,47m; cao 5,49m; sải cánh 33,53m; khối lượng rỗng 17,01t; khối lượng cất cánh bình thường 25,4t, lớn nhất 29,26t; tải trọng chiến đấu 5,8t; vận tốc lớn nhất (khi mang 2.265kg bom) 480km/h; tầm bay 5.310km. trần bay 8.500m, kíp bay 8- 10 người. Trang bị 10 súng máy 12,7mm; lượng bom mang nhiều nhất 5.800kg. Có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như ném bom chiến thuật, trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm, vận chuyển người và hàng hóa QS. Sử dụng hiệu quả trong CTTG-II và các cuộc chiến tranh khu vực. QĐ Pháp (được Mĩ viện trợ) đã sử dụng trong chiến tranh VN (1945- 54), thường gọi “Bê Vanh Cát” (Bê 24).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:25:25 pm »

        B-26 MARÔĐƠ (A. B-26 Marauder - Kẻ hủy diệt), máy bay cường kích hai động cơ cánh quạt, do hãng Mactin (Mĩ) chế tạo từ 1940, bay lần đầu 1941. Dài 17,75m; cao 6,55m; sải cánh 21,64m; khối lượng rỗng ll,47t. Khối lượng cất cánh bình thường 16,87t; lớn nhất 17,33t. Tải trọng chiến đấu bình thường l,82t; lớn nhất 2,36t Công suất động cơ 1.490kW. Vận tốc lớn nhất 460km/h, tầm bay 1.930km, trần bay 6.100m. Kíp bay 5 người. Trang bị 12 súng máy 12,7mm. Lượng bom mang nhiều nhất 2.360kg. Được sản xuất trong suốt CTTG-II (tổng số 5.150 chiếc), trang bị cho không quân một số nước Đồng minh và sử dụng trên nhiều chiến trường khác nhau. Được Mĩ viện trợ cho Pháp và sử dụng trong chiến tranh VN (1945-54), thường gọi “Bê Vanh Xít” (Bê 26). Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3- 7.5.1954), các lực lượng phòng không VN đã bắn rơi 6 chiếc B-26


        B-40, súng phóng lựu chống tăng xách tay cỡ 40mm kiểu RPG-2 của LX và những súng sản xuất theo mẫu này. B-40 là tên do VN đặt. Bắn đạn lõm cỡ 80mm. Súng dài 1.194mm, khối lượng 2,75-2,83kg. Đạn dài 670mm (không kể liều phóng - 500mm), khối lượng l,82kg (không kể liều phóng - 1,62kg). Tốc độ bắn 4-6 phát/ph, sơ tốc đạn 80m/s. Tẩm bắn hiệu quả 150m, khả năng xuyên giáp 200mm. Súng do TQ sản xuất gọi là kiểu 56 (đạn kiểu 50 có khả năng xuyên giáp đến 265mm). B-40 được sử dụng rộng rãi trong KCCM. Ngoài đạn lõm, VN còn chế tạo đạn B-40 nổ mảnh để diệt sinh lực.
 

        B-41, súng phóng lựu chống tăng kiểu RPG-7 của LX. B-41 là tên do VN đặt. Mẫu đầu tiên RPG-7 (1962), các mẫu cải tiến: RPG-7V, RPG-7Đ. Là loại súng không giật hoạt động theo nguyên lí động học phản lực (có loa phụt và buồng đốt mở rộng), dài 910mm, cỡ nòng 40mm, khối lượng (cả kính ngắm) 6,4kg. Đạn B-41 là loại đạn lõm, phản lực - tích cực, cỡ 85mm, khối lượng đạn 2,2kg, ngòi nổ áp điện, có cơ cấu tự hủy (loại của LX) sau 4-6s, sơ tốc đạn 120 ± 2m/s (tốc độ lớn nhất ở cuối đoạn tích cực của quỹ đạo 300m/s), tầm bắn 500m, tầm bắn hiệu quả 330m; khả năng xuyên giáp: 280mm (phễu đồng), 202mm (phễu sắt); xuyên bê tông 900mm; tốc độ bắn 4-6 phát/ph, khoảng cách nguy hiểm sau súng 30m. B-41 là một trong những vũ khí chống tăng cá nhân chủ yếu của QĐND VN. Trong chiến tranh, VN đã dùng các kiểu B-41 do LX. TQ sản xuất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:29:07 pm »


        B-52 XTRATƠPHOTRI (A. B-52 Stratofortress - Pháo đài tầng bình lưu), máy bay ném bom chiến lược của không quân Mĩ do hãng Bôing (Mĩ) sản xuất. Sải cánh 56,39m; dài 49,05m; cao 12,4m; khối lượng cất cánh tối đa 221,35t; tầm bay B-52G: 12.000km, B-52H: 16.000km; kíp bay 6 người. Được trang bị súng máy, tên lửa, các phương tiện dẫn đường, ném bom rải thảm và tác chiến điện tử; có thể mang tới 30t bom (thường hoặc hạt nhân). Mẫu thử nghiệm đầu tiên 28.11.1951. Trang bị cho không quân chiến lược Mĩ 1955. Từ 1955 đến 1961 đã cải tiến 8 lần: B-52A, B, C, D, E, F, G, H. Dùng ném bom lần đầu tiên trên chiến trường Nam VN 18.6.1965 (Bến Cát, tây bắc Sài Gòn), Bắc VN 12.4.1966 (đèo Mụ Giạ, t. Quảng Bình). Từ 6.1965 đến 8.1973, đã dùng ở VN trên 120.000 lần chiếc. Là phương tiện chủ yếu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược của không quân Mĩ vào Hà Nội, Hái Phòng (18-29.12.1972). Theo tài liệu của Mĩ, 31 máy bay B-52 đã bị bắn rơi trong chiến tranh VN. Sau chiến tranh VN, tiếp tục được cải tiến. Được sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999), Apganixtan (2001). Ở VN, thường gọi Pháo đài bay.


        B72, tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây kiểu 9K- 11 của LX (biệt danh “Maliutca”, Mĩ kí hiệu AT-3, NATO gọi là “Sagger”, B72 là tên do VN đặt). B72 gồm: bàn điều khiến 9C-415, hòm đạn kiêm bệ phóng 9H-110 và tên lửa 9M-14M. Chế tạo và trang bị từ giữa những năm 60 tk 20 (kí hiệu ban đầu: PUR-64). Đặc tính: khối lượng phóng ll,3kg, đường kính thân đạn 120mm, dài 880mm; đầu đạn lõm, ngòi áp điện; động cơ tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn; cự li phóng 500-3.000m; khả năng xuyên giáp 400mm. Điều khiển bằng tay, truyền lệnh qua dây dẫn theo phương pháp ba điểm: máy ngắm - đạn - mục tiêu. Có thể: mang vác, đặt trên xe thiết giáp (xe cơ sở BRĐM-I hoặc BRĐM-2), xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và xe chiến đấu đổ bộ đường không BMĐ-1. Tên lửa 9M-14M hoặc các tên lửa có kết cấu phỏng theo cũng được chế tạo và lắp đặt trên các xe thuộc họ BMP ở TQ (WZ 501), Nam Tư (M-980). Sec- Xlôvakia (xe trinh sát BPzV),... B72 được đưa vào trang bị của QĐND VN sử dụng đạt hiệu quả cao trong KCCM (xt tên lửa chống tăng).


        BA BÁM, phương châm hành động của quân và dân miền Nam VN trong KCCM với nội dung: Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch; trên cơ sở kế thừa và phát triển kinh nghiệm bám dân, bám đất, nắm bộ đội trong KCCP. Mục đích của BB: để cho Đảng nắm chắc tình hình cuộc kháng chiến; tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa QĐ và nhân dân, giữa cán bộ và chiến sĩ; giành thế chủ động và quyền làm chủ để tiến công, tiến công để làm chủ. BB đã góp phần đánh bại âm mưu và kế hoạch càn quét, bình định, “tát nước bắt cá” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:30:57 pm »


        BA DÂN CHỦ LỚN trong Quân đội nhan dân Việt Nam, nội dung cơ bản của quyền làm chủ của quân nhân; một truyền thống của QĐND VN. Gồm: dân chủ về chính trị, dân chủ về QS và dân chủ về kinh tế. Dân chủ về chính trị: phát huy trí tuệ của quân nhân tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, QĐ, các tổ chức quần chúng và đơn vị; quán triệt và chấp hành đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, kỉ luật của QĐ, mệnh lệnh của người chỉ huy; giám sát và kiểm tra các hoạt động của đơn vị; thực hiện tự phê bình và phê bình... Dân chủ về QS: phát huy trí tuệ của quân nhân trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu (tìm cách đánh hay, rút kinh nghiệm trân đánh, bình xét khen thưởng, thương vong...). Dân chủ về kinh tế: phát huy trí tuệ của quân nhân trong lao động sản xuất, cải thiện đời sống, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô (công khai các chế độ, tiêu chuẩn, giám sát chi tiêu, sử dụng tài chính, tài sản của đơn vị...). Để thực hiện có hiệu quả BDCL phải thực hiện tốt dân chủ trong Đảng; xây dựng đầy đủ quy chế dân chủ; kết hợp chặt chẽ giữa mở rộng dân chủ với tăng cường kỉ luật; nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng quân nhân.

        BA ĐẢM ĐANG, phong trào hành động CM của phụ nữ miền Bắc VN trong KCCM, do BCHTƯ Hội liên hiệp phụ nữ VN phát động nhân dịp kỉ niệm lần thứ 15 ngày toàn quốc chống Mĩ (19.3.1950-19.3.1965), với ba nội dung: đảm đang nhiệm vụ sản xuất, công tác thay cho nam giới đi chiến đấu; đảm đang công việc gia đình để chồng con, anh em đi chiến đấu; đảm đang việc phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu: Phong trào BĐĐ đã phát triển sâu rộng, lôi cuốn hàng triệu phụ nữ VN tham gia (đến cuối 5.1965 đã có 1,7 triệu người), góp phần to lớn vào thắng lợi của KCCM.

        BA ĐÌNH, căn cứ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-87) do Đinh Công Tráng. Phạm Bành, Tống Duy Tân... lập 1886 để chống Pháp, hưởng ứng phong trào Cần Vương. Gồm ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh (mỗi làng có một ngôi đình lớn, từ đó có tên gọi BĐ), nay là xã BĐ, h. Nga Sơn (Thanh Hóa). Nằm giữa vùng đồng lầy, xung quanh có lũy tre bao bọc, ba mặt có sông và đê án ngữ. Mỗi làng được xây dựng thành một cứ điểm vững chắc, trong làng và ngoài đồng đều được đào đắp thêm hào luỹ, công sự. Ngoài cùng là một vành đai các đồn bốt bao bọc cả khu vực, hình thành một căn cứ án ngữ đường 1 giữa Ninh Bình và Thanh Hóa. Từ BĐ nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của Pháp. 1.1887 bị thiệt hại nặng trước cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp, nghĩa quân phải rút khỏi BĐ về căn cứ Mã Cao. Địa danh BĐ được lấy đặt tên cho một quận và quảng trường ở thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra lễ tuyên bố độc lập 2.9.1945 của nước VN DCCH, nay là CHXHCN VN.

        BA GIA, ấp thuộc xã Tịnh Minh, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; ở phía bắc sông Trà Khúc, tây bắc tx Quảng Ngãi 18km. Trong chiến dịch Ba Gia (28.5-20.7.1965), LLVT Quân khu 5 đã tiến công QĐ Sài Gòn ở các khu vực BG, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Trà Bồng, tiêu diệt gọn một chiến đoàn, hai tiểu đoàn, phá hủy 15 xe QS, bắn rơi 18 máy bay, hỗ trợ nhân dân  29 xã thuộc 6 huyện của t. Quảng Ngãi nổi dậy giành quyền làm chủ. góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

        BA GIỎI, phong trào hành động CM của phụ lão VN trong KCCM với ba nội dung: sản xuất, tiết kiệm giỏi; phục vụ chiến đấu giỏi; vận động chấp hành chính sách giỏi. Do Hội phụ lão VN đề xướng (6.1966). Trong phong trào BG đã xuất hiện nhiều điển hình tốt, lập nhiều chiến công (như Trung đội lão dân quân Hoằng Trường), nêu gương cho đồng bào và tuổi trẻ cả nước học tập, được chủ tịch Hồ Chí Minh khen “tuổi cao chí càng cao”.

        BA KHÔNG, 1) phương châm giữ bí mật chống lại các hoạt động tình báo, gián điệp của đối phương, được nhân dân VN thực hiện có hiệu quả trong KCCP và KCCM. Nội dung: không nghe, không thấy, không biết; 2) phương châm giữ bí mật trong hành quân, trú quân của lực lượng mở Đường mòn Hồ Chí Minh và các lực lượng khác (LLVTND VN, các đoàn công tác) khi đi trên tuyến đường đó trong KCCM: đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:33:34 pm »


        BA LAN (Cộng hòa Ba Lan; Rzeczpospolita Polska, A. Republic of Poland), quốc gia ở Trung Âu. Dt 312.684km2; ds 38,62 triệu người (2003); 97,6% người Ba Lan, còn lại là Đức, Ucraina, Bêlarut. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Ba Lan. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (95%). Thủ đô: Vacsava. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. 2/3 lãnh thổ ở miền Bắc và miền Trung là các vùng đất trũng ven biển Bantich, có nhiều đầm, hồ. Phía nam và đông nam là các cao nguyên Tiểu Ba Lan và Lublin, dọc biên giới phía nam là hai dãy núi Cacpat, đỉnh cao nhất 2.499m và dãy Xuđet. Khí hậu ôn đới. Hệ thống giao thông phát triển. Mạng sông suối dày đặc. Sông chính: Vixla, Ôđe. Cảng biển: Gđanxcơ, Sêxin; sân bay quốc tế: Vacsava. Rừng chiếm 28% diện tích lãnh thổ. Nước công -  nông nghiệp. Công nghiệp: đóng tàu, chế tạo máy, luyện kim, khai thác than...; nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch, khoai tây...; chăn nuôi: bò, cừu, lợn, ngựa... GDP 176,256 tỉ USD (2002), bình quân đẩu người 4.560 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Liên minh châu Âu (EU, 2004), NATO (1999). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 4.2.1950. LLVT: lực lượng thường trực 206.000 người (trong đó lục quân 120.000, hải quân 16.760, không quân 43.700), lực lượng dự bị 234.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 1.677 xe tăng, 1.404 xe chiến đấu bộ binh, 726 xe thiết giáp chở quân, 500 xe thiết giáp trinh sát, 652 pháo tự hành, 440 pháo mặt đất xe kéo, 403 tổ hợp tên lửa chống tăng, 723 pháo chống tăng, 686 pháo phòng không, 1.012 tổ hợp tên lửa phòng không; 3 tàu ngầm, 1 tàu khu trục, 2 tàu frigat, 22 tàu tuần tiễu, 22 tàu quét mìn, 5 tàu đổ bộ, 18 tàu hộ tống; 238 máy bay chiến đấu (không quân 212, hải quân 26), 12 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 3,5 tỉ USD (2002).


        BA LÀNG AN, gọi chung ba làng An Vĩnh, An Kì thuộc xã Tịnh Kì, h. Sơn Tịnh và An Hải thuộc xã Bình Châu, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi. 1.1969 tại BLA quân Mĩ tàn sát 300 dân thường bằng đạn rôckét và mìn định hướng, 4.1969 lại tàn sát 1.200 người, vứt xác xuống biển.

        BA LÒNG, xã thuộc h. Triệu Phong, t. Quảng Trị; nằm ở thung lũng trung lưu sông Thạch Hãn, căn cứ kháng chiến của tỉnh Quảng Trị trong KCCP. 16.9.1948 quân dãn BL chiến đấu chống lại cuộc càn quét lớn của quân Pháp, diệt 400 địch, bảo vệ an toàn khu căn cứ. 9.1981 chia thành hai xã BL và Triệu Nguyên. Từ 12.1996 thuộc h. Đa Krông.

        BA MŨI GIÁP CÔNG, phương châm tiến công địch bàng sự kết hợp cả QS, chính trị và binh vận ở miền Nam VN trong KCCM, thể hiện bước phát triển cao của chiến tranh nhân dân Việt Nam, kế thừa và phát triển kinh nghiệm đấu tranh giành chính quyền trong CM tháng Tám (1945) và KCCP. BMGC xuất hiện đầu tiên trong đồng khởi Bến Tre (17.1- 20.4.1960), sau đó được thực hiện trên các chiến trường trong các nhiệm vụ chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. BMGC đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh địch: kết hợp mọi lực lượng, mọi biện pháp, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh CM, kết hợp tấn công QS với nổi dậy của quần chúng...

        BA NHẤT, phong ưào thi đua của QĐND VN và dân quân tự vệ (1960-63) với ba nội dung: lập thành tích nhiều nhất; thành tích các mật đều nhất; dạt chất lượng cao nhất trên các mặt rèn luyện kĩ thuật, chiến thuật, chấp hành điều lệnh, sản xuất, tiết kiệm... Một trong ba phong ưào thi đua yêu nước tiêu biểu ở miền Bác XHCN trong những năm 1960-63 (cờ BN của LLVTND, sóng Duyên Hải của công nhân, gió Đại Phong của nông dân). Khởi đầu từ Đại đội 2 (sơn pháo 75mm), Trung đoàn pháo binh 68, Sư đoàn 304 (nay thuộc Quân đoàn 2), BN đã trở thành phong trào thi đua yêu nước trong toàn quân, góp phần xây dựng LLVTND vững manh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:35:57 pm »


        BA QUYẾT TÂM, phong trào hành động CM của giới trí thức VN trong KCCM với ba nội dung: quyết tâm phục vụ sản xuất, chiến đấu, đòi sống; quyết tâm đẩy manh CM kĩ thuật, tư tưởng và văn hóa; quyết tâm đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ trí thức XHCN. Do ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN phát động từ 4.6.1966 (tại hội nghị trí thức VN chống Mĩ cứu nước họp tại Hà Nội). Đông đảo trí thức đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến quan trọng trong lĩnh vực CM kĩ thuật, tư tưởng và văn hóa, thiết thực phục vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, chiến đấu.

        BA SẴN SÀNG, phong trào hành động CM của thanh niên miền Bắc VN trong KCCM, với ba nội dung: sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và gia nhập LLVTND; sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập, công tác; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà tổ quốc cần. Khởi đầu từ phong trào BSS của thanh niên thủ đô Hà Nội, do BCH thành đoàn phát động 9.8.1964 (ngay sau khi đế quốc Mĩ cho máy bay ném bom, bắn phá miền Bắc 5.8.1964), sau đó trở thành cao trào CM của tuổi trẻ. Hàng triệu thanh niên miền Bắc đã hăng hái tham gia BSS, cùng với năm xung phong, BSS đã góp phần to lớn vào thắng lợi của KCCM.

        BA THỨ QUÂN, ba thành phần thuộc LLVTND VN, gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dán quân tự vệ, được xây dựng theo nguyên tắc và phương châm do lãnh tụ Hồ Chí Minh xác định trong chỉ thị thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân (12.1944), kế thừa và phát huy truyền thống tổ chức QS lâu đời của dân tộc (với các thành phần hương binh, thổ binh làng xã, quân các lộ và quân triều đình). Trong KCCP và KCCM, BTQ dược hình thành và phát triển cả về quy mô tổ chức và trình độ tác chiến tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn trong chiến tranh.

        BA TƠ, huyện miền núi phía nam t. Quảng Ngãi, trên thượng nguồn Sông Vệ. Địa hình chủ yếu là đồi núi. Đất lâm nghiệp chiếm trên 70% diện tích tự nhiên. Dân cư tập trung chủ yếu trên dải đồng bằng hẹp dọc theo các nhánh của Sông Vệ (Sông Nẽ, sông Trà Nô, Sông Liên) và Sông Re. Giao thông: QL 24 (đường 5A cũ) nối QL 1 với tx Kon Turn. Đầu tk 19 Pháp xây dựng tạị BT đồn binh và trại an trí tù chính trị. 11.3.1945 nổ ra khởi nghĩa Ba Tơ, thành lập chính quyền CM (12.3.1945) và Đội du kích Ba Tơ (14.3.1945). Núi Cao Muôn là căn cứ địa du kích BT.

        BA VÌ, dãy núi ở h. Ba Vì, t. Hà Tây (tây Hà Nội 50km), đình cao nhất (Ngọc Tản) 1.296m. Dưới chân núi có hồ Suối Hai, thác Ao Vua, sông Tích Giang. Pháp xây dựng trên các triền núi và khu vực phụ cận một hệ thống đồn bốt để kiểm soát vùng đồng bằng rộng lớn và tuyến đường thủy theo Sông Đà lên vùng Tây Bắc. 29-30.12.1951 Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 cùng LLVT địa phương tiến công quân Pháp ở hai cao điểm 500 và 564 (thuộc địa bàn xã Minh Quang), diệt 2 đại đội (bắt 87), thu 5 khẩu pháo 105mm trong đợt 2 chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951-25.2.1952).

        BA VÙNG CHIẾN LƯỢC, ba vùng lãnh thổ và dân cư giữ vai trò, vị trí chiến lược ở miền Nam VN trong KCCM, gồm: vùng rừng núi (tây Trị Thiên, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ); vùng nông thôn đồng bằng (Trung Bộ và Nam Bộ); vùng thành thị, được phân định theo đặc điểm địa lí, QS, chính trị, kinh tế, xã hội và so sánh lực lượng địch, ta. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những kinh nghiệm chỉ đạo cuộc vận động CM và khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 và trong KCCP, ĐLĐ VN đề ra phương châm “đánh địch trên cả ba vùng chiến lược với những hình thức thích hợp”. Trong từng thời kì, tuỳ theo tình hình và điều kiện cụ thể mỗi vùng mà có cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo việc kết hợp các hình thức đấu tranh: vùng rừng núi, lấy đấu tranh vũ trang làm chính; vùng nông thôn đồng bằng, đấu tranh chính trị đi đôi với đấu tranh vũ trang; vùng thành thị, lấy đấu tranh chính trị làm chính; kết hợp chặt chẽ việc đánh địch ở mỗi vùng với việc đánh địch trên toàn chiến trường. BVCL và phương châm đánh địch trên cả BVCL là một sáng tạo quan trọng trong phương thức tiến hành chiến tranh của ĐLĐ VN trong KCCM

        BÀ ĐEN (Bà Đinh), núi đá hoa cương cao 986m, đông bắc tx Tây Ninh 15km. Trên núi có chùa Linh Sơn, nhiều hang động, suối nước. Có nhiều loài động vật, thực vật. BĐ nổi bật giữa vùng đồng bằng rộng, thuận tiện cho quan sát từ xa. Trưóc 1975, tại đây Mĩ đạt một trạm liên lạc viễn thông và tình báo QS, bị QGPMN đánh chiếm 7.1.1975. BĐ là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh được xếp hạng của Tây Ninh.

        BÀ ĐINH nh BÀ ĐEN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:38:31 pm »


        BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG, danh hiệu vinh dự nhà nước CHXHCN VN tặng hoặc truy tặng những bà mẹ VN có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đặt ra theo pháp lệnh 29.8.1994 của ủy ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN VN. Tiêu chuẩn đạt danh hiệu BMVNAH (kể cả là Ah LLVTND VN): có hai con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; có hai con mà cả hai là liệt sĩ hoặc chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ; có ba con trở lên là liệt sĩ; có một con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ. Do chủ tịch nước kí tặng hoặc truy tặng theo đề nghị của chính phủ. Người được tặng (truy tặng) được cấp bằng và huy chương BMVNAH. Đến 6.2000 đã có 42.531 người được tặng (truy tặng) danh hiệu BMVNAH.

        BÀ RỊA - LONG KHÁNH, đơn vị hành chính kháng chiến ở Đông Nam Bộ trong KCCM, gồm phần lớn t. Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần t. Đồng Nai ngày nay. 6.11.1978, LLVTND Bà Rịa - Long Khánh được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        BÀ RỊA - VŨNG TÀU, tỉnh ở Đông Nam Bộ; bắc giáp Đồng Nai, đông bắc giáp Bình Thuận, nam và đông nam giáp Biển Đông, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Dt 1.975,15km2; ds 0,88 triệu người (2003); chủ yếu là người Kinh. Nguyên là t. Bà Rịa, thành lập 12.1889 do tách phủ Phước Tuy từ t. Biên Hoà. 10.1956 chính quyền Sài Gòn lập t. Phước Tuy gồm BR- VT và quần đảo Hoàng Sa. 3.1963-12.1963 và 11.1966- 10.1967, Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN sáp nhập Bà Rịa với Biên Hòa và Long Khánh thành t. Bà Biên. 2.1976 đổi thành t. Đồng Nai. 8.1991 tách phần Bà Rịa cũ (gồm cả đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo), thành lập BR-VT. Tổ chức hành chính: 6 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Vũng Tàu. Địa hình chủ yếu là đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp; riêng huyện đảo Côn Đảo chủ yếu là núi, đỉnh cao nhất 690m. Bờ biển dài 70km, phần lớn là bãi cát, sỏi đá. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 27°-28°C, lượng mưa 1.500mm/năm. BR-VT nằm trong tam giác phát triển kinh tế của các tỉnh phía nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 139 nghìn tấn (lúa 71,5 nghìn tấn). Công nghiệp: dầu khí, hóa dầu, năng lượng, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, dịch vụ du lịch, cảng biển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 27.301 tỉ đồng, sản lượng thủy sản 163.881t. Hệ thống giao thông: QL 51, QL 55, QL 56; cảng biển Vũng Tàu, Thị Vải, Phú Mĩ, Cát Lở; cảng cá: Lộc An, Bến Đầm. Sân bay: Long Đất, Châu Thành, Vũng Tàu, Cỏ Ống. Di tích lịch sử: nhà tù Côn Đảo (Pháp lập 1862), các chiến khu Minh Đạm, Xuyên Mộc...


        BÀ TRIỆU (Triệu Thị Trinh; 225-248), Ah dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa chống nhà Đông Ngô (TQ). Quê q. cửu Chân (nay thuộc h. Triệu Sơn, t. Thanh Hóa); em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở vùng núi Quan Yên. Từ nhỏ đã giỏi võ nghệ, nuôi chí đánh đuổi quân Đông Ngô: “tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Đông Ngô, cởi ách nô lệ...”. 19 tuổi cùng anh tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh Núi Nưa (Triệu Sơn, t. Thanh Hóa), phát động khởi nghĩa (x. khởi nghĩa Bà Triệu, 248). Năm 248 thất bại trong cuộc tiến công của 8.000 quân Đông Ngô do tướng Lục Dận chỉ huy. BT tuẫn tiết trên đỉnh Núi Tùng (núi Bồ Điền, t. Thanh Hóa), tại đây còn lăng mộ và đền thờ Bà.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:41:04 pm »


        BÁ ĐA LỘC (P. Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine; 1741-99), giám mục Pháp, người giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn và đặt cơ sở cho sự xâm lược sau này của thực dân Pháp đối với VN. 1777 làm quen và giúp Nguyễn Ánh tại Hà Tiên khi Nguyễn Ánh lẩn trốn quân Tây Sơn. Sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định, quan hệ giữa hai người gán bó hơn. BĐL đã khai thác mối quan hệ đó với mưu đồ có lợi cho đạo Kitô và nước Pháp, tham gia bàn tính mọi việc cơ mật với Nguyễn Ánh. 1784 được sự ủy nhiệm toàn quyền của Nguyễn Ánh, BĐL đi cầu cứu nước Pháp. 28.11.1787 kí với Pháp hiệp ước Vecxây gồm nhiều khoản có lợi cho Pháp. Khi triều đình Pháp còn do dự trong việc thực hiện hiệp ước trên, 1788 BĐL và Nguyễn Ánh đã bỏ tiền riêng mua vũ khí, tàu chiến và thuê thủy thủ đánh Tây Sơn. Chết sau khi chiếm được Quy Nhơn.

        BÁ ĐỎ X. K-44

        BABILON. quốc gia cổ ở nam Mêdôpôtamia (vùng lãnh thổ Irắc ngày nay), tồn tại từ đầu thiên niên kỉ thứ 2tcn đến 539tcn. Thủ đô là tp Babilon trên bờ đông sông ơphrat, cách Batđa ngày nay 90km về phía nam. Thời kì hưng thịnh (dưới triều vua Hammurabi, tk 18tcn) là quốc gia chiếm hữu nô lệ tập quyền, có QĐ thường trực mạnh, khi có chiến tranh được bổ sung thêm lực lượng dân binh. Hoạt động tác chiến chủ yếu của QĐ B là đánh chiếm thành của đối phương. 539tcn bị người Ba Tư chiếm; 331 ten bị Alêchxanđơ Makêđônia sáp nhập cùng với vương quốc Ba Tư vào đế quốc Makêđônia.


        BÁC CỬ (cổ), bậc thi cao nhất trong võ cử. Được chuẩn định từ 1724 dưới triều vua Lê Dụ Tông. Đối tượng được dự thi là học sinh và biển sinh hợp thức (x. sở cử) và những người không đỗ trong kì thi sở cử năm trước. Nội dung thi gồm: trường nhất thi binh thư trong “Vũ kinh thất thư’’; trường nhì thi thực hành đấu võ từng hiệp; trường ba thi về văn sách. Người nào đỗ tam trường, được dự thi đình và nếu đỗ được công nhận là tạo sĩ. Đến 1731 (đời vua Lê Duy Phường dưới niên hiệu Vĩnh Khánh), nội dung thi BC được sửa đổi: trường nhất thi giương cung và múa đao để kiểm tra sức khỏe (với các loại cung có sức kéo 45, 55 cân và các loại đao có trọng lượng 24, 27 và 30 cân; mỗi cân bằng 0.605kg); trường nhì thi đấu đao, gươm, đấu giáo trên ngựa, bắn cung dưới đất và trên ngựa để kiểm tra trình độ võ nghệ; trường ba thi “Vũ Kinh thất thư” để kiểm tra kiến thức và trình độ QS. Người nào đỗ tam trường, được công nhận là tạo sĩ; người nào chỉ đỗ hai trường, cũng được bổ dụng; riêng những người có kĩ thuật và sức khỏe hạng ưu thì mỗi khoa thi chọn 10 người để bổ dụng như tạo sĩ.

        BÁC SĨ QUÂN Y, người thầy thuốc có trình độ đại học y khoa, phục vụ tại ngũ trong QĐ. Theo trình độ học vấn có bác sĩ; chung, chuyên khoa sơ bộ, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2. Theo chuyên khoa, có bác sĩ: nội, ngoại, nhi, sản phụ, mắt, X - quang, thần kinh, tâm thần, da liễu, răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, lao, thú y... BSQY được đào tạo ở học viện quân y hoặc trường đại học y khoa của nhà nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:43:19 pm »

   
        BẠC LIÊU, tỉnh duyên hải miền Tây Nam Bộ; đơn vị Ah LLVTND. Bắc và đông bắc giáp Hậu Giang, Sóc Trăng, nam và đông nam giáp Cà Mau và Biển Đông, tây giáp Cà Mau, Kiên Giang. Dt 2.520,63km2; ds 0,77 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Khơme, Hoa... Thành lập 12.1889 trên cơ sở tiểu khu BL (thành lập cuối 1882 tách một phần đất từ các tiểu khu Sóc Trăng và Rạch Giá). 1956 BL chia thành hai tỉnh: Ba Xuyên và An Xuyên, 1964 sáp nhập lại. 1976 sáp nhập BL với Cà Mau thành t. Minh Hải, 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 5 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Bạc Liêu. Địa hình bằng phẳng, nhiều ruộng trũng, lầy. Bờ biển: 52km, thuận lợi cho nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản và sản xuất muối. Khí hậu cận xích đạo, nắng nóng, mưa nhiều, chia 2 mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°c, lượng mưa 1.600- 2.500mm/ năm. Thế mạnh kinh tế: nông nghiệp, chế biến, nuôi trồng thủy sản. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 695,3 nghìn tấn (lúa 694,1 nghìn tấn), thủy sản 116.911t. Công nghiệp: chế biến hải sản, cơ khí sửa chữa, xay xát, chế biến thực phẩm... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 998,5 tỉ đồng. Giao thông: QL 1; sông Gành Hào, các kênh Quản Lộ, Ngan Dừa, Phước Long, Vĩnh Mĩ, kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, Cà Mau - Bạc Liêu (phục vụ thủy lợi và dùng cho giao thông thủy). Truyền thống lịch sử QS: phong trào Chủ Chọt nổi dậy (1927), Mười Chức đánh Pháp ở Đổng Nọc Nạn; các căn cứ Cạnh Đền, An Trạch, Ba Tổng...


        BACBAĐÔT (A. Barbados), quốc gia trên đảo Bacbađôt, trong quần đảo Ăngti Nhỏ thuộc vùng biển Caribê. Dt 430km2; ds 277 nghìn người (2003); 91% người da đen và người lai. 5% người da trắng. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Cơ Đốc. Thủ đô Brigiơtao. Quốc gia độc lập trong Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do toàn quyền chỉ định. Địa hình bằng phẳng. Khí hậu nhiệt đới ẩm. Nước nông nghiệp, đường là sản phẩm xuất khẩu chính. Công nghiệp: khai thác kim loại màu, khí đốt. Du lịch phát triển. Cảng biển: Brigiơtao; sân bay quốc tế: Xêrơ - Grantli - Adam. GDP 2,76 tỉ USD (2003), bình quân đầu người 10.280 USD. Thành viên LHQ (9.12.1966), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ, Cộng đồng Caribê. LLVT: lực lượng thường trực 610 người (lục quân 500 người, hải quân 110 người), lực lượng dự bị 430 người. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị 5 tàu tuần tiễu. Ngân sách quốc phòng 13 triệu USD (2003). Có căn cứ QS của Mĩ ở Kharixôn - Pôit.


       
        “BACBAROXA” (Đ. Barbarossa Fall), kế hoạch tiến công xâm lược LX của phát xít Đức do Hitle chỉ thị cho Bộ tổng tư lệnh lục quân Đức soạn thảo từ 21.7.1940. Phương án cuối cùng được chấp nhận đưa vào mệnh lệnh số 21 ngày 18.12.1940 của Bộ tổng tư lệnh tối cao Đức và được triển khai bằng mệnh lệnh 31.1.1941, quy định tập trung và triển khai chiến lược các đơn vị của Bộ tổng tư lệnh lục quân Đức. Kế hoạch dự kiến bắt đầu tiến công LX 5.1941. nhưng đến 4.1941 mới có quyết định cuối cùng là 22.6.1941. Dự tính với lực lượng 5,5 triệu quân (gồm 190 sư đoàn quân Đức và chư hầu), 4.300 xe tăng thiết giáp, 47.000 pháo và gần 5.000 máy bay chiến đấu sẽ đánh bại LX bằng một chiến cục chớp nhoáng trong vòng 2-3 tháng, bằng những mũi đột kích thọc sâu nhanh của các cụm quân cơ động manh, sau đó tiêu diệt các cụm quân bị chia cắt của đối phương. Giai đoạn đầu sẽ đập tan chủ lực QĐ LX ở phía tây tuyến Đnhep, tây Đvina, không cho rút về phía sau. Tiếp theo chiếm Maxcơva, Lêningrat, Kiep, Đônbat và tiến tới tuyến Axtrakhan - Vônga - Ackhanghen. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân và LLVT LX đã phá vỡ kế hoạch B (x. chiến tranh Xô - Đức, 1941-45).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:46:01 pm »


        BÁCH HỘ (cổ), chức quan võ cấp thấp dưới chế độ phong kiến ở một số nước phương Đông và VN. Thời Nguyên, Minh (TQ) thực hiện thế binh chế, đặt ra BH sở, thiên hộ sở và vạn hộ sở. Người chỉ huy BH sở (100 người) gọi là BH. Ở VN, BH thường gọi là “bá hộ”.

        BÁCH KHOA TOÀN THƯ QUÂN SỰ, sách tra cứu cung cấp một cách hệ thống các tri thức QS, tri thức của các ngành khoa học liên quan và có ý nghĩa QS. Ở nhiều nước, BKTTQS thường xuất bản thành bộ gồm nhiều tập. Còn được xuất bản dưới dạng phim, băng từ, đĩa... Đã có các sách BKTTQS như: “Bách khoa toàn thư quân sự Xô viết” 8 tập (LX, 1976-1980), “Bách khoa toàn thư quân sự Mĩ 1 tập (1990), “Bách khoa toàn thư quân sự và phòng thủ quốc tế” 6 tập (Mĩ, 1993, với sụ tham gia của các tác giả từ 17 nước), “Bách khoa toàn thư quân sự Trung Quốc” 11 tập (1997), “Bách khoa toàn thư quân sự Nga” 8 tập (1994)... Ở VN bắt đầu biên soạn “Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam” từ 2004.

        BẠCH ĐẰNG, đoạn hạ lưu sông Đá Bạc (Phà Rừng - cửa Nam Triệu) đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Dài 19km, rộng khoảng 2.000m (lúc thủy triều lên), sâu 6-10m. Tàu thuyền lớn ra vào dễ dàng. Trong lịch sử chống ngoại xâm, trên đoạn sông này đã diễn ra nhiều trận thủy chiến lớn: Ngô Quyền thắng Nam Hán (938), Lê Hoàn đẩy lùi quân Tống (981), Trần Quốc Tuấn đại thắng quân Nguyên - Mông (1288).

        BẠCH LONG VĨ, huyện đảo thuộc tp Hải Phòng; nằm trong Vịnh Bắc Bộ, đông nam Hải Phòng 136km. Dt 4,5km2; ds trên 200 người (2001). Đảo lớn nhất: BLV, dt 3km2, có núi nằm dọc đảo, đỉnh cao nhất 61,28m, bờ biển thấp, có đường cho xe cơ giới, xung quanh đảo là vành đai san hô, khí hậu biển, mưa nhiều vào tháng 6-7, sương mù tháng 3-4, có nước ngọt. 1805 Quận He, Quận Hẻo cho xây thành đắp lũy trên đảo. Từ 1920 dân tỉnh Quảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh) ra lập nghiệp. 1937 Bảo Đại đưa QĐ ra lập chính quyền trên đảo. Trong KCCP, TQ quản lí đảo theo hiệp định giải giáp quân Nhặt, 1959 trao trả cho VN. Sau KCCM là xã thuộc h. Cát Bà. 11.1992 thành lập huyện đảo BLV. Trong KCCM, bắn rơi 23 máy bay Mĩ. 1973 BLV dược phong tặng danh hiệu đơn vị Ah LLVTND.

        BẠCH MÃ, dãy núi thuộc hai huyện Phú Lộc, Nam Đông, t. Thừa Thiên - Huế, nam tp Huế 60km; một nhánh của dãy Trường Sơn. Đỉnh cao nhất 1.450m. Khí hậu mát mẻ, là ranh giới giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam VN. Động vật, thực vật phong phú, có 500 loài thực vật, trong đó nhiều loại gỗ quý (tùng, bách, thông, cẩm lai, trầm hương, dẻ hương...), 150 loài chim, 45 loài thú. Vườn quốc gia BM dt 22.000ha, trong đó 8.600ha rừng nguyên sinh. Là nơi nghỉ mát tốt, 1932 Pháp xây dựng ở đây 139 nhà nghỉ mát, hiện nay bị đổ nát. QL 1 qua BM theo đèo Hải Vân.

        BẠCH VÂN nh YÊN TỬ

        BADÔCA (A. bazooka), súng phóng lựu phản lực chống tăng. Mẫu dầu tiên của B là loại súng xách tay cỡ 60mm (bắn đạn lõm trên cỡ) của Mĩ (1942). Trong KCCP, ngành quân giới VN đã sản xuất nhiều súng và đạn B cỡ 60, 75 và 90mm. B đầu tiên của VN do Hoàng Phúc và xưởng vũ khí Giang Tiên chế tạo phỏng theo mẫu của nước ngoài (giữa 1946) và cùng Trần Đại Nghĩa thiết kế, hoàn chỉnh (cuối 1946), tổ chức chế thử xong 2.1947. B của VN được sử dụng lần đầu diệt xe tăng Pháp ở gần Chùa Trầm (hướng Hà Nội đi Hà Tây) đầu 1947.


Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM