B

<< < (19/20) > >>

Giangtvx:

        BTR-152, xe thiết giáp chở quân bánh lốp do LX chế tạo từ 1950 trên cơ sở của ô tô ZiS-151. Khối lượng chiến đấu 8,6t; chờ 19 người (cả kíp xe). Động cơ xăng, công suất 81kW (llOcv). Tốc độ lớn nhất 75km/h; hành trình dự trữ 550km. Trang bị một súng máy 7,62mm. Từ 1955 có BTR-152V trên cơ sở xe ZiL-157 với các mẫu cải tiến BTR-152 VI, V2,V3,khối lượng chiến đấu 8,95t; thân xe dài 6,55m, rộng 2,33m, cao 2,35m, vỏ thép dày 13,5mm; khả năng leo dốc 28°, vượt vách đứng 0,6m và hào rộng 0,96m, lội nước sâu 0,8m; tốc độ lớn nhất 65km/h, hành trình dự trữ 650km. Các biến thể khác: BTR-152A (xe cơ sở ZiS- 151) và BTR-152E (xe cơ sở ZiL-157) là xe phòng không, khối lượng 9,6t, trang bị 1 súng máy phòng không 14,5mm 2 nòng trên giá quay 360°; BTR-152K bọc thép hoàn toàn; BTR-152U - xe chỉ huy, xe thiết giáp kiểu 56 (TQ)... BTR- 152 có trong trang bị của QĐ gần 40 nước, trong đó có QĐND VN. Hiện nay hầu hết được thay thế bằng các kiểu xe hiện đại hơn.




        BỦA LƯỚI PHÓNG LAO, thủ đoạn tác chiến tiến công của QĐ Mĩ và QĐ Sải Gòn trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Nam VN. Được thực hiện bằng cách dùng một lực lượng bao vây, chặn đường rút của đối phương, đồng thời dùng lực lượng cơ động chia thành nhiều mũi tiến công tiêu diệt đối phương bị bao vây.

        BÚA X. RÌU CHIẾN

        BÙI CHÁT (1925-66), Ah LLVTND (1955). Quê xã cẩm Hà, tx Hội An, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1951, chính trị viên phó tiểu đoàn (1966); đv ĐCS VN (1955); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng công binh, Trung đoàn 93, Sư đoàn 324. Năm 1947 tham gia tự vệ, sau chuyển sang biệt động. 1947-51 nhiều lần đột nhập vào tx Hội An diệt ác, trừ gian, bắt sống tỉnh trưởng Quảng Nam, đánh chìm 2 canô. 1952- 54 chỉ huy đơn vị đánh phá giao thông của địch trên đoạn đường sắt qua đèo Hải Vân, lật đổ 20 đoàn tàu QS, diệt hơn 300 sĩ quan và binh lính địch. Trận đánh tàu từ Đà Nẵng đi Huế (12.1953), chờ đoàn tàu mở đường (chở đá) đi qua, đánh vào đoàn tàu chở quân và vũ khí, diệt 100 sĩ quan và binh lính địch, thu 300 súng. 6.7.1954 đánh lật nhào đoàn tàu chờ 1 tiểu đoàn lính Âu - Phi vừa tăng viện từ Pháp sang, diệt hàng tràm địch. Huân chương: Qúân công hạng ba, Chiến công hạng ba.



        BÙI ĐẠI (s. 1924), Ah LLVTND (1989). Quê xã Liêm Chính, tx Phu Lí, t. Hà Nam; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1989); đv DCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là giáo sư, tiến sĩ, giám đốc Viện quân y 108, chuyên viên đầu ngành về truyền nhiễm của QĐ, Thầy thuốc nhân dân. 1960-89 phụ trách 32 đoàn đến các vùng có dịch bệnh hướng dẫn phòng chống các bệnh truyền nhiễm, han chế tử vong cho bộ đội và nhàn dàn (7 lần sang giúp nhân dân Lào và Campuchia). BĐ đóng góp lớn về lí luận và thực tiễn trong xây dựng ngành truyển nhiễm VN, phòng chống dịch bệnh trong QĐ, có 64 công trình và nhiều báo cáo khoa học về phòng chống và điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh truyền nhiễm khác... Tham gia đào tạo nhiều bác sĩ trong và ngoài QĐ, 6 lớp chuyên khoa truyền nhiễm, ủy viên BCH hội truyền nhiễm VN, ủy viên ủy ban phối hợp Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Tác giả 8 tập sách và chủ biên 7 tập khác (2 tập giáo khoa cấp đại học, 13 tập chuyên đề sau và trên đại học) về phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất...


Giangtvx:

        BÙI ĐÌNH CƯ (Bùi Văn Mười; 1927-88), Ah LLVTND (1955). Quê xã Tứ Xã, h. Lâm Thao, t. Phú Thọ; nhập ngũ 1949, đại tá (1982); đv ĐCS VN (1952); khi tuyên dương Ah là khẩu đội trưởng pháo binh, Trung đoàn 675, Đại đoàn 351. Trong KCCP, đã tham gia 9 chiến dịch lớn, trong trận Yên Mô Thượng (chiến dịch Quang Trung, 1951), BĐC dũng cảm vào gần lô cốt địch, dùng đèn pin chiếu sáng lỗ châu mai cho pháo ngắm bắn trực tiếp tiêu diệt mục tiêu. Trận Tu Vũ (chiến dịch Hòa Bình, 1952), BĐC vác nòng súng cối nặng 101kg di chuyển tới vị trí mới cách xa hơn 200m dưới hỏa lực của địch. Trận Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, BĐC một mình vác nòng súng cối 120mm đi gần 3km dưới giao thông hào để chiếm lĩnh trận địa đúng giờ quy định; trận đánh đồi Độc Lập, sau khi bộ binh làm chủ trận địa, đã chỉ huy tiểu đội tháo và chuyển được 3 khẩu súng cối 120mm chiến lợi phẩm. Trong KCCM, 1966- 74 chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, giữ các chức vụ: phó chủ nhiệm chính trị các trung đoàn pháo binh 16 và 38; phó chính ủy rồi chính úy Trung đoàn trinh sát pháo binh 97. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        BÙI ĐÌNH ĐỘT (s. 1942), Ah LLVTND (1973). Qué xã Hiệp Lực. h. Ninh Giang, t. Hái Dương; nhập ngũ 1964, đại tá (1985), chủ nhiệm tăng thiết giáp Quân khu 1; đv DCS VN (1967); khi tuyên dương Ah là trung úy, đại đội trưởng xe tăng, Trung đoàn 201, BTL tăng thiết giáp. 2.1971 tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, tận dụng xe tàng hỏng thu được của địch, nghiên cứu sửa chữa và lái 4 xe tăng, xe bọc thép của địch đưa về tuyến sau. Trận đánh địch rút chạy từ Bản Đông về Huội San (23.3.1971), chỉ huy đại đội xe tăng diệt hàng trăm địch, thu nhiều vũ khí; trận Đắc Tô - Tân Cánh (24.4.1972), BĐĐ bị thương vẫn chỉ huy đại đội đánh căn cứ Tán Cánh, cùng bộ binh tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 22, thiết đoàn xe tăng và 1 đại đội bảo an chiếm giữ, xe BĐĐ diệt 10 khẩu pháo 105mm và nhiều địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        BÙI NGỌC DƯƠNG (1943-68), Ah LLVTND (truy tặng 1969). Quê phường Thịnh Liệt, q. Hoàng Mai, tp Hà Nội; nhập ngũ 1967; đv ĐCS VN (1968); khi hi sinh là chuẩn úy, trung đội phó thuộc Trung đoàn 7, BTL công binh. 23.1.1968 trong trận Huội San (Quảng Trị), chỉ huy trung đội hạ độ dốc, làm bến lội để vận chuyển thương binh; phá 4 bãi mìn (mỗi bãi dài gần 400m, rộng 20m), mở đường cho bộ binh tiến công. Khi mở thông đường, dùng súng 12,7mm trên xe tăng diệt một số hỏa điểm địch; bị thương nặng vẫn không rời vị trí chiến đấu. Huân chương: Chiến công hạng nhất.


Giangtvx:

        BÙI PHÙNG (Bùi Văn Thận; 1920-99), thứ trưởng BQP (1977-88), kiêm chủ nhiệm TCHC QĐND VN (1977-82). Quê xã Đặng Xá, h. Gia Lâm, tp Hà Nội; tham gia CM 1943, nhập ngũ 1950, thượng tướng (1986); đv DCS VN (1946). Tháng 8.1944 bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội). 3.1945 được trả tự do, chủ tịch ủy ban lâm thời huyện Gia Lâm. 2.1948 tỉnh ủy viên tỉnh Bắc Ninh. 5.1950 chuyển vào QĐ điều hành công tác vận tải QS, giữ các chức vụ; trạm trưởng vận tải, trưởng phòng chính trị, trưởng phòng kế hoạch Cục vận tải, Tổng cục cung cấp (TCHC). 11.1955 học tại Học viện hậu cần TQ. 1959 hiệu phó Trường sĩ quan hậu cần. 1960 tham mưu phó Bộ tham mưu TCHC. 1964-75 phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm hậu cần QGPMN. 1976 phó chủ nhiệm TCHC. 1977-88 thứ trưởng BQP, kiêm chủ nhiệm TCHC (1977-82). ủy viên BCHTƯ DCS VN khóa IV, V. Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất, 2 Chiến cõng hạng nhì...



        BÙI QUANG MẠI (s. 1924), Ah LLVTND (1956). Quê xã Đại Mạch, h. Đông Anh, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, trung tá (1978); đv DCS VN (1956); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 79, Trung đoàn 102. Sư đoàn 308. Tham gia nhiều chiến dịch lớn, chỉ huy đơn vị đánh 60 trận, diệt hàng trăm địch. Trận phòng ngự trên đê Sông Đuống (1.1947), BQM dùng trọng liên bắn rơi 1 máy bay khu trục (một trong những người đầu tiên bắn rơi máy bay Pháp trên chiến trường Bắc Bộ). Trận phục kích đoàn xe địch trên đường Phủ Thông - Bắc Kạn (1.1947), dùng súng Badôca diệt 4 xe chờ hàng QS. Trận Non Nước (Ninh Bình, 5.1951), dùng trung liên diệt 15 địch, yểm hộ đắc lực cho lực lượng xung kích, cùng đơn vị đánh lui nhiều đợt phản kích, diệt 37 địch, bảo vệ và đưa thương binh về căn cứ an toàn. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì).




        BÙI QUANG THẬN (s. 1948). người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của QGPMN VN trên nóc dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30ph 30.4.1975. Quê xã Thụy Xuân, h. Thái Thụy. t. Thái Bình; nhập ngũ 1966. đại tá (1995); đv ĐCS VN (1968). Trong KCCM, 1966- 75 trưởng thành từ pháo thủ đến đại đội trưởng Đại đội 8, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn tăng thiết giáp 202. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhận nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập). Trưa 30.4.1975 mũi đột kích tiến vào trung tâm tp Sài Gòn, BQT trực tiếp chỉ huy Xe tăng 843 di đầu đội hình lao vào dinh Độc Lập, khi Xe tăng 390 húc đổ cổng chính, lập tức BQT mang cờ QGPMN VN cắm trên nóc dinh, cũng là lúc các lực lượng của lữ đoàn và quân đoàn tiến vào bắt Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng. 1975-99 phó tiểu đoàn trưởng rồi tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn phó rồi lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 203, chủ nhiệm tăng thiết giáp Quân đoàn 2. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba), Kháng chiê'n hạng ba.


Giangtvx:

        BÙI THANH VÂN (út Liêm; 1927-94), tư lệnh Quân khu 7 (1989-94). Quê xã An Tịnh, h. Trảng Bàng, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1945, trung tướng (1988); đv ĐCS VN (1948). Trong KCCP. trưởng thành từ chiến sĩ đến đại đội phó bộ đội địa phương huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Trong KCCM, 1961- 70 tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, sư đoàn phó Sư đoàn 9. Năm 1971-75 sư đoàn trưởng Sư đoàn 5; phó tư lệnh Đoàn 232. Tham gia các chiến dịch; Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Nguyễn Huệ... và chiến dịch Hồ Chí Minh. 4.1976 phó tư lệnh Quân đoàn 4; chỉ huv trưởng Bộ chỉ huy QS tỉnh Tây Ninh. 3.1979 phó tư lệnh Quân khu 7. Năm 1989-94 tư lệnh Quân khu 7. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VII. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhì...



        BÙI THỊ XUÂN (7-1802), nữ tướng, đô đốc thời Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu. Quê xã Tây Phú, h. Tây Sơn, t. Bình Định. Giỏi võ nghệ, cùng chồng tham gia phong trào khởi nghĩa Tày Sơn. 1789 tham gia trận Ngọc Hồi - Đầm Mực (30.1.1789). Năm 1802 chỉ huy 5.000 quân Tây Sơn. tiến đánh Nguyễn Ánh ở lũy Trấn Ninh (t. Quảng Bình). Do thủy quân Tây Sơn bị thất thù ở Nhật Lệ. BTX buộc phải lui quân. Trong lúc cùng chồng ra sức gây dựng lại cơ nghiệp Tây Sơn đang có nguy cơ sụp đổ, BTX và cả gia đình (chồng và con gái) bị quân Nguyễn bắt tại h. Thanh Chương, t. Nghệ An và bị hành hình tại Phú Xuân (Huế).

        BÙI VĂN BA (s. 1929), Ah LLVTND (1956). Quê phường 22, q. 8, tp Hồ Chí Minh; nhập ngũ 1947, đại tá (1984); đv ĐCS VN (1951); khi tuyên dương Ah là trung đội phó đặc công, Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Trong KCCP. chiến sĩ đặc công, chiến đấu 7 trận ở chiến trường Nam Bộ. 9.1952 chi huy tổ ba người, đột nhập Câu lạc bộ sĩ quan Pháp ở sân bay Tân Sơn Nhất, dùng thủ pháo và súng tiểu liên diệt và làm bị thương 50 sĩ quan lái máy bay. Đêm 31.5.1954 chỉ huy tổ đặc công bí mật đột nhập vào kho Phú Thọ hòa (q. Tân Bình, tp Hồ Chí Minh), cùng tổ bạn phá hủy hơn 9 nghìn tấn bom đạn, 2 triệu lít xăng dầu, diệt và làm bị thương 1 đại đội lính Âu - Phi bảo vệ kho và hàng trăm binh lính đến cứu. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất...



        BÙI VĂN NÊ (1947-72), Ah LLVTND (truy tặng 1973). Dân tộc Mường, quê xã Hưng Thị. h. Lạc Thủy, t. hòa Bình; nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN (1966); khi hi sinh là tiểu đoàn trường thuộc Sư đoàn 5. Trong KCCM, 1965-72 chiến đấu ở miền Nam VN và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, trưởng thành từ chiến sĩ đến tiểu đoàn trưởng, tham gia đánh 45 trận, diệt 105 địch, bắt 15 tên, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, phá hủy 3 xe QS (có 1 xe tăng). Trong trận phục kích đoàn xe địch trên đường 14 (đoạn Bầu Na - Phước Long, 1.1969), chỉ huy một mũi tiến công chia cắt đội hình địch, góp phần tiêu diệt đoàn xe hơn chục chiếc chở đầy lính, BVN diệt 1 xe tăng và 20 địch. Trong trận tập kích tiểu đoàn dù ở bến đò Na Hoa (Long Khánh, nay thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu. 19.5.1969), chỉ huy trung đội đánh thọc sâu vào giữa đội hình địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt gọn tiểu đoàn dù địch, BVN diệt 10 tên. Trong trận đánh chi khu Lộc Ninh (5.4.1972), chi huy tiểu đoàn phối hợp với các dơn vị bạn. diệt gọn Chiến đoàn 9 địch và hi sinh. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng ba), 5 lần Dũng sĩ.


Giangtvx:

        BÙI XUÂN NGUYÊN (1944-70), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Thái Bình. h. Châu Thành, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN; khi hi sinh là trung đội trưởng, Đại đội 3, Tiểu đoàn 14, bộ đội địa phương tỉnh Tây Ninh. Trong KCCM, chiến đấu và chỉ huy đơn vị đánh 160 trận, diệt 500 địch, BXN diệt 125 địch, 11 xe tăng và xe bọc thép. Trận chống càn ở Hiệp Thạnh, Gò Dầu (3.2.1969), diệt 4 xe tăng, 26 địch. Trận Thanh Đức. Châu Thành (15.7.1970), diệt 5 xe tàng, xe bọc thép và nhiều địch, chỉ huy trung đội đánh lui hàng chục đợt phản kích và hi sinh. Huân chương: Chiến còng hạng ba, 16 lần Dũng sĩ diệt Mĩ và xe cơ giới.




        BUNGARI (Cộng hòa Bungari; PenyốJiHKa EuirapHst, A. Republic of Bulgaria), quốc gia ở đóng nam châu Âu, trên bán đảo Bancẳng. Dt 110.994km2; ds 7.54 triệu người (2003); 83% người Bungari. Ngôn ngữ chính thức; tiếng Bungari. Tôn giáo: Giáo hội chính thống (80%), đạo Hồi dòng Sunni (8%)... Thủ đô: Xôphia. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ (1/3 diện tích) là các dãy Xtara - Planina, Xređna-Gora, Rila (đinh Muxala 2.925m, cao nhất B), Pirin, Rôđôpư thuộc hệ thống núi Bancãng, miền bắc là đồng bằng hạ lưu sông Đanuyp, miền trung là vùng lòng chảo Cadanlưc, đông nam là vùng đất thấp thuộc lưu vực sông Marixa. Bờ biển thấp, chia cắt nhẹ. Sông chính: Đunai (Đanuyp) dài 2.850km. Khí hậu lục địa ôn hòa ở phía bắc. chuyển dần sang cận nhiệt đới Địa Trung Hải ở phía nam. Nước công - nông nghiệp. Còng nghiệp: chế tạo máy, luyện kim, năng lượng, khai thác than...; nông nghiệp: lúa mì, đại mạch, ngô...; chân nuôi: đại gia súc, cừu, lợn... Giao thông phát triển; cảng biển: Buagat, Vacna. GDP 13,553 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.690 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), NATO (4.2004). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 8.2.1950. LLVT: lực lượng thường trực 68.450 người (trong đó lục quân 31.050, hải quân 4.370, không quân 17.780), lực lượng dự bị 303.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. rang bị: 1.475 xe tàng, 68 pháo tự hành, 224 xe chiến đấu bộ binh, 1.750 xe thiết giáp chở quân, 1.750 pháo mặt đất, 28 tên lửa hành trình, 36 Scut, 8 SS- 23, 400 pháo phòng không, 232 máy bay chiến đấu, 52 máy bay trực thăng, 1 tàu ngầm, 1 tàu frigat, 23 tàu tuần tiễu, 20 tàu quét mìn, 2 tàu đổ bộ, 16 tàu hộ tống hỗn hợp. Ngân sách quốc phòng 431 triệu USD (2002).



        BUNPƠP (A. Bullpup), họ tên lửa không đối đất, tầm gần, điều khiển vô tuyến, do hãng Mactin Marieta (Mĩ) thiết kế và chế tạo, có kí hiệu AGM-12. Chia làm hai hệ: hệ A gồm các loại AGM-12A, -12B, sau đó được cải tiến thành AGM-12E với đầu nổ kiểu mảnh; các thông số kĩ thuật chính: dài 3,2m, đường kính thân 0,305m, sải cánh 0,94m, khối lượng phóng 258kg, khối lượng đầu nổ 113kg, động cơ nhiên liệu lỏng, tầm phóng 7.000m; hệ B gồm AGM-12C, -12D; các thông số kĩ thuật chính: dài 4,14m, đường kính thân 0,450m, sải cánh l,22m, khối lượng phóng 812kg, khối lượng đầu nổ 454kg, động cơ nhiên liệu lỏng, tầm phóng l0.000m. B có 4 cánh lái nhỏ hình tam giác ở phía đầu và 4 cánh tam giác ở phía đuôi. Trang bị trên các máy bay A-4, -5, -6, -7; F-4, -8, -100,... B dược nghiên cứu từ 1950 theo yêu cầu của hải quân Mĩ, đưa vào sử dụng từ 1959. Mĩ đã sử dụng B trong chiến tranh xâm lược VN.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page