Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:17:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9683 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:54:08 pm »


        BỆNH TỐI NGUY HIỂM, gọi chung những bệnh lây lan nhanh chóng, dễ bùng phát thành dịch lớn, có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao, thuộc diện kiểm dịch và khai báo quốc tế. Thuật ngữ BTNH được sử dụng từ tk 19 để chỉ những bệnh như dịch hạch, dịch tả, đậu mùa và sốt vàng, phát triển thành đại dịch lan tới nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, do có vacxin hiệu lực cao, bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên phạm vi toàn cẩu, bệnh dịch hạch và dịch tả đang có xu hướng thu hẹp dần vào một số vùng nhất định và mức độ đe doạ đối với toàn cầu không còn nhiều. Trong 20-30 năm gần đây, mới xuất hiện một số BTNH gây tử vong với tì lệ rất cao đang lan rộng toàn cầu như AIDS (SIDA), hoặc mới chi khu trú ở một số địa bàn như bệnh nhiễm virut EBOLA, SARS... Hiện nay đang cần xác định và sắp xếp lại danh mục các BTNH.

        BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA QUÂN ĐỘI, bệnh viện quân y được tổ chức theo từng chuyên khoa: ngoại chung, chấn thương, thần kinh - sọ não, bụng - ngực, bỏng, truyền nhiễm... Trong QĐ nhiều nước, BVCKQĐ được tổ chức trong cụm bệnh viện chiến dịch hoặc cụm bệnh viện hậu phương. Ở VN, trong KCCP và KCCM đã hình thành các đội điểu trị cứu chữa chuyên khoa (Đội điều trị 1: cứu chữa vết thương sọ não, cột sống; các đội điều trị 2, 3, 5: điều trị vết thương gãy xương tứ chi...). Hình thức BVCKQĐ đã thực hiện trong KCCM tại Bệnh viện 109 (bênh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình), được nghiên cứu áp dụng trong trường hợp tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

        BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN, bệnh viện quân y cơ động trực thuộc BQP hoặc quân khu, quân đoàn khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), làm nhiệm vụ cứu chữa cơ bản và giữ lại điều trị một tỉ lệ thương binh, bệnh binh nhất định. BVDC có thể cứu chữa chuyên khoa khi được tăng cường các tổ chuyên khoa. Khả năng thu dung của BVDC khoảng 150 giường; khi cần thiết, có thể nâng lên gấp rưỡi, gấp đôi. BVDC đứng sau tuyến quân y sư đoàn, độc lập đảm nhận việc thu dung thương binh, bệnh binh của một hướng chiến dịch, hoặc nằm trong đội hình của cụm bệnh viện chiến dịch.

        BỆNH VIỆN DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN, bệnh viện được tổ chức, xây dựng trong thời bình để sẵn sàng chuẩn bị phục vụ cho nhiệm vụ thời chiến và các tình huống đột xùất. Có 2 loại: BVDBĐV khu vực và BVDBĐV dã chiến. Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lí. Khi có lệnh động viên, bàn giao cho QĐ quản lí và triển khai thực hiện nhiệm vụ điều trị cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và các đối tượng khác theo quy định của BQR

        BỆNH VIỆN KHU VỰC. bệnh viện đa khoa QĐ có nhiệm vụ điều trị cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và các đối tượng khác do BQP quy định trong một địa bàn nhất đinh theo phân tuyến của Cục quân y. Gồm hai loại: BVKV tuyến chiến lược như Bệnh viện 105, Bệnh viện 354, Bệnh viện 87; BVKV tuyến quân khu như Bệnh viện 91, Bệnh viện 6, Bệnh viện 5, Bệnh viện 7B, Bệnh viện 109. Bệnh viện 120...

        BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI nh BỆNH VIỆN QUÂN Y

        BỆNH VIỆN QUÂN Y, bệnh viện của QĐ, có nhiệm vụ điều trị quân nhân và công nhân, viên chức quốc phòng cùng các đối tượng khác theo quy định. Trong QĐND VN, có BVQY: đa khoa, chuyên khoa. BVQY đa khoa được phân thành ba loại: loại A, gồm các BVQY đa khoa tổng hợp chuyên khoa sâu (thường là BVQY tuyến cuối của toàn quân); loại B, gồm các BVQY đa khoa khu vực (trực thuộc Cục quân y) và BVQY tuyến cuối của quân khu, quân chủng; loại c, gồm các BVQY quân đoàn và BVQY khác của quân khu. Theo khả năng và phân công điều trị, có BVQY: dã chiến, hậu phương, phân loại, khu vực... Cg quân y viện. Có trong QĐND VN từ 1946.

        BỆNH VIỆN QUÂN Y 103, bệnh viện quân y đa khoa của QĐND VN; cơ sở thực hành của Học viện quân y. Thuộc loại viện quân y tuyến cuối của toàn quân (viện quân y loại A) về chuyên khoa: bỏng, tâm thần, bệnh nghề nghiệp. Tiền thân là Đội điều trị 3 thuộc Cục quân y, thành lập 22.12.1950 tại xã Anh Dũng, h. Phù Ninh, t. Phú Thọ (nay thuộc địa phận h. Phong Cháu, t. Phú Thọ); chuyển thành BVQY 103 (1958), đóng tại tx Hà Đông, t. Hà Tây. Viện trưởng đầu tiên (1958): Lê Khắc Thiển.

        BỆNH VIỆN QUÂN Y 175, bệnh viện quân y đa khoa của QĐND VN, trung tâm nghiên cứu y học chung và y học QS; đơn vị Ah LLVTND (9.1989). Thuộc loại viện quân y tuyến cuối của toàn quân (viện quân y loại A) ở phía Nam, do BQP trực tiếp quản lí từ 2002. Thành lập 5.1975 tại tp Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất một số bệnh viện dã chiến của Miền (B2) và đội điều trị thuộc Cục quân y. Viện trưởng đầu tiên: Trần Nam Hưng.

        BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108. bệnh viện quân y đa khoa trung ương của QĐND VN; trung tâm nghiên cứu y học chung và y học QS; đơn vị Ah LLVTND (1985). Thuộc loại viện quân y tuyến cuối của toàn quân (viện quân y loại A), do BQP trực tiếp quản lí từ 2002; có khả năng chẩn đoán và điều trị chuyên khoa sâu. Thành lập 1.4.1951 tại Việt Bắc. Từ 1954 chuyển về Hà Nội. Ngày truyền thống: 1.4.1951. Viện trưởng đầu tiên: Vũ Văn cẩn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:55:51 pm »


        BỆNH XÁ, phân đội quân y được tổ chức ở cấp trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn (hoặc tương đương), có nhiệm vụ thu dung, điều trị thương binh, bệnh binh nhẹ có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn hoặc không cần những biện pháp điểu trị chuyên khoa phức tạp. Được chia thành: BX loại 1 (từ 20 giường bệnh trở lên), BX loại 2 (dưới 20 giường bệnh).

        BẾP HOÀNG CẨM, bếp dã chiến đào dưới đất, đun bằng củi không bị lộ khói và lửa, tránh địch phát hiện, do tiểu đội trưởng nuôi quân Hoàng Cầm thuộc đội điều trị Sư đoàn 308 sáng tạo ra. Bếp gồm: hố đặt nồi (chảo), hố ngồi nấu, hệ thống dường dẫn khói và tản khói; rãnh thoát nước và mái che. BHC được sử dụng từ trong chiến dịch Hòa Bình (1951- 52) và nhanh chóng phổ biến trong toàn quân. Được cải tiến, hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trong KCCM.


        BÊRINH, eo biển giữa lục địa châu Á và Bắc Mĩ, nối Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương; dài 96km, rộng 86- 198km, sâu 36-80m. Biên giới quốc gia giữa Nga và Mĩ, tuyến đổi ngày nằm giữa eo biển B. Đường hàng hải lên phía bắc qua eo biển B, tàu qua lại bình thường vào tháng 8-9, các tháng còn lại có băng trôi.

        BỈ (Vương quốc Bỉ; tiếng Hà Lan: Koninkrijk Belgiể, p. Royaume de Belgique, A. Kingdom of Belgium), quốc gia ở Tây Âu. Dt 30.528km2; ds 10,26 triệu người (2003); 56% người Phlaman, 42% Valon. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hà Lan, tiếng Pháp. Tôn giáo: dạo Thiên Chúa (86%). Thủ đô: Brucxen. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là đồng bằng, đông nam là bình nguyên, dãy núi Acđen ở phía nam, rừng chiếm 18% diện tích lãnh thổ. Khí hậu ôn đới. Các sông chính: Sơchen, Mêusê. Nước công nghiệp phát triển; các tập đoàn độc quyền: Xôxiêtê, Generan, Brucxen Lampet, Trăccheben nám vai trò chủ chốt trong nền kinh tế. Công nghiệp: khai thác mỏ, luyện kim, chế tạo máy, ô tô, hóa chất...; chăn nuôi: bò, lợn, gia cầm; sản xuất sữa và sản phẩm sữa nhiều nhất châu Âu. GDP 229,61 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 22.320 USD. Thành viên LHQ (27.12.1945), Liên minh châu Âu (EU), NATO. Nơi đặt trung tâm hành chính của EU, Bộ chỉ huy  các LLVT thống nhất NATO. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 22.3.1973. LLVT: lực lượng thường trực 39.260 người (lục quân 26.400, hải quân 2.400, không quân 8.600, lực lượng quân y 1.860), lực lượng dự bị 100.500. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 132 xe tăng, 218 xe chiến đấu bộ binh, 332 xe thiết giáp chở quân, 119 xe thiết giáp trinh sát, 272 pháo mặt đất, 3 tàu frigat, 11 tàu quét mìn, 12 tàu hộ tống, 90 máy bay chiến đấu, 79 máy bay trực thăng. Cân cứ hải quân: Ôxten, Debruc. Ngân sách quốc phòng 2,6 tỉ USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:57:25 pm »


        BÍ MẬT CHỈ HUY, tổng hợp các biện pháp làm cho đối phương không nắm được những tin tức trong chỉ đạo, chỉ huy bộ đội trong thời bình và thời chiến. Để bảo đảm BMCH phải: thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cho bộ đội; khi chuẩn bị tác chiến và trong quá trình tác chiến phải hạn chế số người được biết ý định và kế hoạch tác chiến; bí mật bố trí và di chuyển SCH: quy định các quy tắc gửi công văn, đàm thoại truyền tin qua các phương tiện thông tin, sử dụng mật mã. mã bản đồ, tên mật, tiếng mật, tín hiệu và các thiết bị chuyên món để bảo đảm cho nội dung các vãn kiện không bị lộ khi truyền qua các phương tiện thông tin và các biện pháp khác. Tham mưu trưởng chịu trách nhiệm chính về tổ chức bảo đảm BMCH bộ đội.

        BÍ MẬT QUÂN SỰ, những thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực QS, quốc phòng, an ninh quốc gia,... không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ sẽ gây nguy hại cho việc thực hiện nhiệm vụ QS. Có ba mức độ BMQS: tuyệt mật, tối mật, mật. Nội dung cụ thể được quy định trong pháp lệnh nhà nước, điều lệnh, điều lệ, quy định,... của LLVT và các ngành liên quan.

        BÍ MẬT THÔNG TIN LIÊN LẠC, tổng hợp các biện pháp về tổ chức, kĩ thuật để bảo đảm bí mật thông tin (mệnh lệnh, chỉ thị, báo cáo...) trong quá trình truyền tin bằng các phương tiện thông tin (vô tuyến điện, hữu tuyến điện, vận động, tín hiệu) và vị trí triển khai tổng trạm thông tin, trạm thông tin... Để bảo đảm BMTTLL, thông tin phải mã hóa hoặc sử dụng bảng chữ mật nghiệp vụ, thời gian liên lạc nhanh,... và chấp hành nghiêm kỉ luật thông tin liên lạc. BMTTLL trong tác chiến còn được thực hiện bằng cách ngụy trang, bảo vệ, nghi binh vô tuyến điện.

        BIA, 1) mục tiêu giả dùng trong huấn luyện, nghiên cứu và thi đấu. Tùy theo mục đích và yêu cầu sử dụng, B mô phỏng một vài hoặc toàn bộ các dấu hiệu đặc trưng của mục tiêu thực (hình dạng, kích thước, màu sắc, tính chất cơ lí, đặc điếm và vận tốc chuyển động...). Có thể dùng mô hình trang bị, trang bị đã loại bỏ hoặc trang bị chiến đấu thực để làm B. Theo công dụng, có: B huấn luyện, B thử nghiệm và B thi đấu thể thao. Theo đặc điểm hoạt động, có: B cố định, B ẩn hiện và B di động. Theo phương thức điều khiển, có: B không điều khiển, B điều khiển và B tự hành. Theo nơi bố trí, có: B trên không, B trên mặt đất, B trên mặt nước và theo những dấu hiệu khác. B có thể dùng độc lập hoặc phối hợp với nhau tạo thành tổ hợp B hay tình huống B (khi diễn tập bắn chiến đấu); 2) B thuật phóng, thiết bị chuyên dùng trong nghiên cứu thuật phóng để ghi lại tư thể đầu đạn và thời gian đầu đạn bay qua những đoạn định trước trên đường bay. Tư thế đầu đạn được xác định theo vết thủng trên một loạt B bằng vật liệu đặc biệt đặt liên tiếp trên đường đạn, còn thời gian bay được đánh dấu nhờ các xung điện phát ra do tác động cơ học của đầu đạn với B (B tiếp xúc) hoặc nhờ các khóa liên động kiểu âm thanh, rađa, quang điện, tĩnh điện... (B không tiếp xúc).

        BIDĂNGTIN, quốc gia cổ, hình thành vào tk 4 ở phía đông đế quốc La Mã khi đế quốc này đang tan rã, tồn tại đến giữa tk 15 (thường gọi là đế quốc Đông La Mã hay đế quốc B). Thủ đô: Cônxtantinôpôn (tên của hoàng đếLa Mã Côngxtan- tin. nay là tp Ixtambun của Thổ Nhĩ Kì). Dân cư: người Hi Lạp, Xiri, Aơnẽnia... trong đó người Hi Lạp giữ vai trò chủ yếu trong đời sống của B. B trờ thành một cường quốc ở Địa Trung Hải vào tk 6 dưới thời hoàng đế Iuxtinian I, lãnh thổ bao gồm bán đảo Bancăng, bán đảo Tiểu Á, Xiri, Thượng Mêdôpôtami, Palextin, Ai Cập, Bắc Phi, Italia, đông nam Tây  Ban Nha. B có QĐ lớn (100.000-500.000) và hạm đội mạnh, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh. 1204. B bị thất bại trong cuộc Thập tự chinh lần 4. Năm 1261, B được Mikhain VIII khôi phục. Trong các thế kỉ tiếp theo, B bị chia cắt dần do các cuộc xâm lăng của người Thổ Nhĩ Kì và bị tàn phá sau các cuộc Thập tự chinh. 1453 đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kì) xâm chiếm Côngxtantinôpôn, chấm dứt sự tồn tại của đế quốc B.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:00:00 pm »


        BIÊN CHẾ, cơ cấu bố trí nhân lực và trang bị vũ khí, phương tiện kĩ thuật QS hợp lí trong một tổ chức QĐ nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Có: biên chế chiến đấu, biên chế huấn luyện, biên chế rút gọn, biên chế thời bình, biên chế thời chiến. Trong QĐND VN, BC được thực hiện theo biểu biên chế do tổng tham mưu trường ban hành; một số cấp chỉ huy nhất định được ủy quyền thay đổi BC của đơn vị thuộc quyền.

        BIÊN CHẾ CHIẾN ĐẤU, biên chế của các đơn vị QĐ theo biên chế thời chiến, có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu và đặc điểm hoạt động của đơn vị.

        BIÊN CHẾ HUẤN LUYỆN, biên chế của các đơn vị huấn luyện trong QĐ. BCHL phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất, đặc điểm, yêu cầu của từng loại hình tổ chức huấn luyện ở nhà trường và đơn vị.

        BIÊN CHẾ RÚT GỌN, biên chế của các phân đội, binh đội, binh đoàn trên cơ sở biểu biên chế thời bình có giảm về quân số, nhưng đủ cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật và trang bị chủ yếu, đồng thời sẵn sàng khôi phục biên chế thời chiến khi có lệnh.

        BIÊN CHẾ THỜI BÌNH, biên chế của các đơn vị QĐ theo biểu biên chế thời bình. BCTB phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tính chất, đặc điểm của từng loại hình tổ chức trong thời bình; thường gọn về tổ chức, ít về quân số, trang bị so với biên chế thời chiến.

        BIÊN CHẾ THỜI CHIẾN, biên chế của các đơn vị QĐ theo biểu biên chế thời chiến. BCTC phải phù hợp với yêu cầu tác chiến, khả năng nhân lực, vật lực, phải bảo đảm tăng cường và duy trì sức chiến đấu của bộ đội ở mức cao nhất.

        BIÊN ĐỘ THỦY TRIỂU, mức độ chênh lệch giữa mực nước cường hay mực nước ròng (x. thủy triều) so với mực nước biển trung bình. BĐTT của mực nước cường gọi là BĐTT lớn, của nước ròng là BĐTT nhỏ. Độ lớn của BĐTT thay đổi theo vị trí tương đối của Mặt Trời và Mặt Trăng với Trái Đất, đạt giá trị lớn nhất khi hai thiên thể này nằm trong cùng một mặt phẳng kinh tuyến Trái Đất (vào các ngày không trăng và trăng tròn, tức mồng một và ngày rằm Âm lịch), nhỏ nhất khi chúng nằm trong hai mặt phẳng kinh tuyến vuông góc với nhau.

        BIÊN ĐỘI, phân đội chiến thuật nhỏ nhất của không quân, hải quân dùng để thực hiện từng nhiệm vụ chiến thuật riêng. Có BĐ trên không và BĐ trên biển hoạt động độc lập hoặc trong đội hình chiến đấu của phi đội, hải đội.

        BIÊN ĐỘI QUYẾT THẮNG x. PHI ĐỘI QUYẾT THẮNG

        BIÊN ĐỘI TRÊN BIỂN, 1) tổ chức lực lượng lâm thời của hải quân gồm, 2 tàu mặt nước (tàu ngầm, máy bay) trở lên, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất để giải quyết một nhiệm vụ nhất định. Theo quy mô, có: biên đội chiến thuật, biên đội chiến dịch (hoặc chiến thuật - chiến dịch); theo nhiệm vụ, có: biên đội đột kích, biên đội chống ngầm, biên đội đổ bộ. biên đội vận tải, biên đội bố trí (rà quét) thủy lôi...; theo thành phần có: biên đội cùng loại (một loại tàu hoặc máy bay), biên đội nhiều loại tàu hoặc máy bay khác nhau, biên đội đa chủng (tàu mặt nước và máy bay hoặc tàu mặt nước và tàu ngầm...); 2) tổ chức lực lượng tương đương cấp binh đoàn của hải quân một số nước phương Tây, gồm một số phân đội tàu cùng loại và có thể có một số tàu phục vụ.

        BIÊN ĐỘI TRÊN KHÔNG, phân đội nhỏ nhất của không quân, hoạt động độc lập hoặc trong đội hình của phi đội, thực hiện từng nhiệm vụ chiến thuật riêng. BĐTK có 2-4 máy bay cùng loại. Có biên đội: không quân tiêm kích, không quân tiêm kích - bom, không quân ném bom và không quân cường kích...

        BIÊN GIỚI ĐỐI ĐỊCH, biên giới quốc gia giữa hai nhà nước đang trong tình trạng thù địch, có đường lối chính trị hay chính sách đối ngoại đối lập nhau, đang hoặc có thể xảy ra xung đột vũ trang hay chiến tranh. Trẽn BGĐĐ, nước đối phương thường sừ dụng lực lượng QS gây căng thẳng, lấn chiếm lãnh thổ, tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lí nhằm phá hoại an ninh, kinh tế, kích động bạo loạn, gây chia rẽ và hàn thù dân tộc giữa nhân dân hai bên biên giới.

        BIÊN GIỚI HỮU NGHỊ, biên giới quốc gia giữa các nước đang có quan hệ hữu nghị, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau; mọi quan hệ biên giới được thực hiện theo hiệp ước biên giới, hiệp định về quy chế biên giới quốc gia đã kí giữa các nước và đảm bảo tôn trọng luật pháp quốc tế; các vấn đề tồn tại hay mọi phát sinh trong quan hệ biên giới được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. CHXHCN VN luôn mong muốn xây dựng BGHN với các nước láng giềng.

        BIÊN GIỚI LỊCH SỬ, biên giới quốc gia hình thành từ lâu đời, do các yếu tố lịch sử tự nhiên đã được hai nước công nhận để quản lí theo các điều ước đã kí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:01:24 pm »


        BIÊN GIỚI NHÂN TẠO, biên giới quốc gia hình thành dựa trên các nguyên tắc và phương pháp về định và vạch BGNT được luật pháp quốc tế thừa nhận; được xác định rõ ràng trên bản đồ và cố định chắc chắn ngoài thực địa bằng mốc biên giới; được bảo đảm bằng pháp lí và chủ quyền nhà nước. Khi hoạch định BGNT phải căn cứ bối cảnh cụ thể trên cơ sở tôn trọng các yếu tố về lịch sử và dân tộc. Ngày nay đa số biên giới quốc gia giữa các nước có chung biên giới là BGNT.

        BIÊN GIỚI QUỐC GIA. đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định phạm vi chủ quyền quốc gia của một nước đối với lãnh thổ quốc gia (vùng đất và lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không trên vùng đất và vùng biển đó). BGQG bao gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trong lòng đất. Quyền bất khá xâm phạm của BGQG được quy định trong công pháp quốc tế và thể hiện trong các điều ước quốc tế. Mỗi nước đều có quy chế pháp lí về BGQG nhằm bảo vệ chủ quyền đối với BGQG trên cơ sở luật pháp quốc gia và điều ước quốc tế, phù hợp với lợi ích của mỗi nước. Luật biên giới quốc gia của nước CHXHCN VN quy định: BGQG của nước CHXHCN VN là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biến, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN VN.

        BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN, biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. BGQGTB của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia với biến cả. BGQGTB do quốc gia ven biển hoặc quốc gia quần đảo xác lập phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. BGQGTB được thể hiện trên các hải đổ có tỉ lệ thích hợp hoặc bằng bản kê tọa độ địa lí các điểm và ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng.

        BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỂN. biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia trên bể mặt đất liền của vùng đất quốc gia. Được xác lập trên cơ sở các điều ước quốc tế, được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới. Trong thực tế, BGQGTĐL được xác lập dựa vào các yếu tố: địa hình (núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng...); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đường nối liền những điểm quy ước).

        BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN KHÔNG, biên giới quốc gia phân định vùng trời quốc gia giữa các quốc gia liền kề hoặc với vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. Khi khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập BGQGTK càng có ý nghĩa thực tiễn trong việc thực hiện chủ quyền quốc gia đối với vùng trời quốc gia. Đến nay, chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể của BGQGTK.

        BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LÒNG ĐẤT, biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thủy và lãnh hải, được xác định bởi mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán. Độ sâu cụ thể của BGQGTLĐ được xác định bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chưa có quốc gia nào quy định độ sâu cụ thể của BGQGTLĐ.

        BIÊN GIỚI TRÊN SÔNG (SUỐI), biên giới quốc gia phân định vùng nước sông (suối) biên giới giữa các quốc gia với nhau. BGTS(S) gồm: biên giới quốc gia ngang sông (suối) và biên giới quốc gia dọc sông (suối). Biên giới quốc gia ngang sông (suối) được xác định bằng cách nối liền hai điểm của đường biên giới quốc gia trên đất liền tiếp xúc với hai bờ sông (suối). Biên giới quốc gia dọc sông (suối) được xác định bằng cách lấy lạch sâu nhất vào thời điểm mực nước thấp nhất (nếu là sông (suối) tàu thuyền đi lại được) hoặc lấy giữa dòng sông (suối) vào thời điểm mực nước sông (suối) ở mức trung bình (nếu là sông (suối) tàu thuyền không đi lại dược). Điểm rẽ của BGTS(S) khi từ ngang sông (suối) sang dọc sông (suối) và ngược lại, được xác định là nơi gặp nhau giữa biên giới quốc gia dọc sông (suối) với biên giới quốc gia trên đất liền kéo dài tự nhiên hoặc vuông góc với đường theo chiều tự nhiên của bờ sông (suối). BGTS(S) khi gặp cầu bắc qua sông thì biên giới trên cầu ở chính giữa cầu; những bãi bồi, cồn cát nổi trên sông sẽ căn cứ vào lạch sâu nhất (dòng chảy) để phân chia. Các nước có chung BGTS(S) phải cùng nhau kí các hiệp ước để thống nhất quy định việc giao thông, đánh bắt cá, xây dụng các công trình thủy lợi.... trên sông (suối) biên giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:07:14 pm »


        BIÊN GIỚI TỰ NHIÊN, biên giới quốc gia được xác định ước lệ, giới hạn bằng các địa hình, địa vật tự nhiên như núi, sông, hồ, suối... BGTN không được đánh dấu, cắm mốc rõ ràng, cụ thể, chính xác trên thực địa, việc xác định phạm vi chủ quyền quốc gia chỉ là tương đối. BGTN không cố định mà chỉ ổn định trong điều kiện nhất định. Khi có sự biến đổi của tự nhiên hoặc tương quan lực lượng, mối quan hệ giữa các nước có chung biên giới thay đổi, thường xảy ra tranh chấp, đôi khi dẫn đến xung đột.

        BIÊN HOÀ, tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). Theo hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862), BH bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Gia Định và Định Tường. 12.1889 chia thành 3 tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa. Thú Dầu Một. Trong KCCP và KCCM, địa giới t. BH nhiều lần thay đổi, chia tách và sáp nhập với các tỉnh khác (t. Thủ Biên 5.1951-4.1955 và 9.1960-7.1961; t. Bà Biên 3-12.1963 và 11.1966-10.1967...). Tháng 2.1976 sáp nhập với Bà Rịa - Long Khánh thành t. Đồng Nai.

        BIÊN PHÒNG, tổng thể các biện pháp được tiến hành để bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và an ninh biên giới quốc gia. Gồm: đánh trả kẻ địch xâm phạm lãnh thổ quốc gia; phòng ngừa, ngăn chặn mọi sự xâm phạm biên giới quốc gia hoặc vi phạm quy chế biên giới quốc gia (vượt biên, xâm canh, xâm cư, xê dịch mốc quốc giới...); giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới và phòng thủ biên giới quốc gia. Bộ đội biên phòng là lực lượng chuyên trách và nòng cốt trong công tác biên phòng.

        BIỂN, phần đại dương bị ngăn cách bởi lục địa, các đảo hoặc vùng cao của đáy, có những đặc điểm riêng về chế độ thủy văn, khí tượng, khí hậu. Tùy theo mức độ ngăn cách với đại dương và đặc điểm chế độ thủy văn, B được phân chia thành ba loại: B nội địa (cg biển kín), B ven bờ đại dương và B được bao quanh bởi các đảo. B nội địa có chế độ thủy văn khác nhiều so với đại dương; B ven bờ có chế độ thủy văn khác ít so với đại dương. Đôi khi B nội địa lại phân thành B nội lục (Biển Đen, Biển Trắng, Bantich) và B giữa các lục địa (Địa Trung Hải). Một số hồ lớn cũng được gọi là B (Biển Chết, Aran).

        BIỂN ARẬP, biển thuộc Ấn Độ Dương, giữa bán đảo Arập ở phía tây và bán đảo Ấn Độ ở phía đông. Dt 4.832.000km2. sâu 5.803m. Bờ biển phần lớn cao, nhiều núi, ở cửa sông thấp, tạo thành châu thổ và các vũng, vịnh. Các vịnh chính: Aden, Pecxich. Oman. Cambay. Nhiệt độ nước mùa hè 26-30°C. mùa đông 22-28°C. độ mặn 35-36,5%0, thủy triều nửa ngày đêm 5,lm. Các cảng và căn cứ hải quân: Mumbai (Bombay), Côchi (Ấn Độ). Carachi (Pakixtan), Benđơ Abat, Benđơ Khômêini (Iran), Côoet (Côoet), Manama (Baren), Aden (Yêmen).

        BIỂN BAREN, biển thuộc Bắc Băng Dương, giữa bờ biển bắc châu Âu, các quần đảo Xvanbađơ, Phranxalôxipha và đảo Đất Mới. Dt 1.424.000km2 (tính cả các đảo), sâu trung bình 220m, sâu nhất 600m. Bờ biển phía đông bán đảo Canin thấp, phía tây Canin cao nhiều núi. ít đảo. Nhiệt độ nước mùa đông từ -1,8 đến 4°c, mùa hè từ 0 đến 10°c, từ tháng 11 đến tháng 3 mặt nước phần lớn đóng băng, độ mặn 32-35%0. Biên độ bán nhật triều 0,6-4.8m. Thường có bão biển. Các cảng và căn cứ hải quân chính: Muôcmanxcơ (không đóng băng), Inđiga, Narianma (Nga), Kiơkenexơ, Vađiô, Hammơ Phextơ (Na Uy).

        BIỂN CẢ, vùng biển nằm ngoài quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Mọi quốc gia (có biển hoặc không có biển) đều có quyền tự do: hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, xây dựng đảo nhân tạo và các công trình khác, đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học trên BC. Tàu thuyền của mọi quốc gia đi trên BC có quyền treo cờ nước mình và chỉ áp dụng luật quốc gia mà mình mang cờ. Các tàu chiến trên BC chỉ thực hiện quyền cảnh sát trên biển đối với tàu thuyền mang cờ của quốc gia mình; được quyền khám xét tàu thuyền nước ngoài, nếu không phải là tàu thuyền được hưởng quyền miễn trừ (tàu QS, tàu của nhà nước không dùng vào mục đích thương mại) nếu có đủ lí do để nghi ngờ (như tiến hành cướp biển, chuyên chở nô lệ, buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích, phát sóng trái phép từ BC). Quốc gia ven biển được quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm luật biển trong vùng biển của quốc gia mình. Cg biển công.

        BIỂN CÔNG nh BIỂN CẢ

        BIỂN ĐEN (Hắc Hải), biển kín thuộc vùng Địa Trung Hải, nằm giữa các nước Ucraina, Nga, Grudia, Rumani, Bungari, Thổ Nhĩ Kĩ; thông với Địa Trung Hải qua eo biển Bôxpho, biển Maơnara, eo biển Đacđanen và biển Êgiê; nối với biển Adôp bởi eo biển Kecchơ. Dt 422.000km2, sâu trung bình 1.315m, sâu nhất 2.210m. Các vịnh chính: Vacna, Burơgac, Calamit, Xinôp, Xamxun... Bờ biển phía tây và đông bắc thấp, phía đông nam và nam Crưm cao, nhiều núi. Nhiệt độ nước mùa hè 24-26°C, ven bờ 29°c, mùa đông tới 0,5°c ở tây bắc (các vịnh đóng băng), 9-ll°C ở đông nam, độ mặn 17-18%0. Các cảng chính: Ôđetxa, Khecxôn, Xêvaxtôpôn (Ưcraina), Nôvôrôxixcơ, Tuapxê (Nga), Batumi (Grudia) Vacna, Burơgac (Bungari), Trapdông, Xamxun (Thổ Nhĩ Kì). Thềm lục địa phía tây có những mỏ dầu lớn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:08:56 pm »


        BIỂN ĐỎ (Hồng Hải), biển thuộc Ấn Độ Dương, giữa bán đảo Arập và châu Phi; thông với Địa Trung Hải qua kênh Xuyê, với biển Arập qua eo biển Baren Manđep. Dt 460.000km2; dài 1.932km, rộng 250-305km, sâu 3.039m. Bờ biển thấp, ít chia cắt. ở phía bắc, bán đảo Xinai ngăn cách vịnh Xuyê với vịnh Acaba. Biên độ bán nhật triều 0,6-l,6m. Là một trong những biển ấm nhất (32°C) và có độ mặn cao nhất (38-42%o). Các cảng và căn cứ hải quân chính: Xuyê (Ai Cập), Pot Xuđăng (Xuđăng), Mixioa (Êtiôpia), Gitđa (Arập Xêut), Anhuđaiđa (Yemen).

        BIỂN ĐÔNG, biển ở tây Thái Bình Dương, giữa TQ, bán đảo Trung Ấn và các đảo Calimantan, Palaoan, Ludông, Đài Loan. Dt khoảng 3.537.000km2. sâu trung bình 1.140m, sâu nhất 5.560m. Các vịnh lớn: Bắc Bộ, Thái Lan. Nhiều đảo nhỏ, đảo lớn nhất là Hải Nam. Nhiệt độ nước tháng 8 là 28-29°C, tháng 2 là 20-27°C, độ mặn 31-34%0. Thường có bão lớn. Biên độ nhật triều 5,9m. Có các mỏ dầu. Các cảng chính: Manila (Philippin), Băng Cốc, Xattahip (Thái Lan), Côngpông Xom (Campuchia), Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cam Ranh (VN), Trạm Giang. Du Lâm, Quảng Châu. Sán Đầu (TQ), Hương Cảng (Hồng Công), Áo Môn (Ma Cao).

        BIỂN KÍN, biển ăn sâu vào lục địa và thông với đại dương hay biển kế cận bởi eo biển, hoặc hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành. Theo chế độ thủy văn, BK được chia thành hai loại: biển nội lục (Biển Đen, Bantich, Biển Trắng) và biển giữa các lục địa (Địa Trung Hải, Biển Đổ). Các quốc gia ven BK hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình theo công ước quốc tế về luật biển.

        BIẾN THỂ, các thiết bị kĩ thuật đã được biến đổi về kết cấu so với mẫu cơ sở để cải tiến nâng cao tinh năng chiến - kĩ thuật hoặc sử dụng trong những điều kiện khác với điều kiện sử dụng mẫu cơ sở. BT có thể làm thay đổi tính chất, chất lượng của mẫu cơ sở và một số tính năng chiến - kĩ thuật khác. Kí hiệu BT là kí hiệu của mẫu cơ sở có thêm các chữ, số... hoặc dùng kí hiệu mới. BT được nghiên cứu phổ biến trong các ngành KTQS nhằm tạo ra các thiết bị hoàn thiện hơn hoặc phục vụ cho mục đích huấn luyện, tác chiến ban đêm, trinh sát, hoạt động đặc biệt... từ một mẫu cơ sở.

        BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNH CHÍNH biên phòng, biện pháp công tác biên phòng được tiến hành công khai dựa trên cơ sở pháp luật và các quy định tại các trạm kiểm soát qua lại biên giới, cửa sông, cửa cảng biển, cảng hàng không... nhằm quản lí, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, phát hiện, ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, quy chế biên giới, duy trì việc lưu thông biên giới, vùng biển và trật tự xã hội ở khu vực biên giới. BPKSHC gồm: công tác kiểm tra giấy tờ đối với người, phương tiện và hàng hóa; khám xét theo quy định của pháp luật: thực hiện giám sát, giám hộ và hộ tống. BPKSHC phối hợp cùng các biện pháp nghiệp vụ khác góp phần hoàn thành nhiệm vụ quản lí bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

        BIỆN PHÁP TÁC CHIẾN, cách thức thực hiện phương pháp tác chiến, gồm các hoạt động QS, phi QS, kết hợp chặt chẽ với nhau theo một kế hoạch thống nhất nhằm đánh bại từng thủ đoạn tác chiến, hình thức chiến thuật của địch tạo ra tình huống, thế và thời cơ có lợi hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. BPTC phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ tác chiến; tình hình địch - ta, địa hình, thời tiết... Có BPTC của bộ đội binh chủng hợp thành, các quân chủng, binh chúng, ngành chuyên môn và của LLVTND địa phương; có BPTC chiến lược, chiến dịch và biện pháp chiến đấu.

        BIỆN PHÁP TRINH SÁT. cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ trinh sát. BPTS gồm: tổ chức sử dụng lực lượng, bảo đảm thông tin liên lạc, vận dụng các thủ đoạn trinh sát... phù hợp với nhiệm vụ trinh sát.

        BIỆN PHÁP VŨ TRANG BIÊN PHÒNG, biện pháp công tác biên phòng được thực hiện bằng các hoạt động QS để quản lí, bảo vệ biên giới, chống lại các hành động tiến công, xâm phạm biên giới, trấn áp các hoạt động gây rối, bạo loạn của bọn cầm đầu quá khích, nổi phỉ, làm áp lực hỗ trợ các biện pháp công tác nghiệp vụ, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. BPVTBP được tiến hành thường xuyên ở các đồn biên phòng, áp dụng trong tất cả các hình thức bảo vệ biên giới. Trong thời bình, BPVTBP thể hiện qua các hoạt động: tuần tra, quan sát, canh gác, phục kích, tập kích, truy lùng, thường trực sẵn sàng chiến đấu, trấn áp các hoạt động vũ trang phá hoại của địch và bọn tội phạm. Khi xảy ra xung đột QS hoặc chiến tranh xâm lược, BPVTBP được thể hiện bằng các hoạt động chiến đấu phối hợp tác chiến với các lực lượng trong khu vực phòng thú nhằm tiêu hao. tiêu diệt, ngăn chặn tiến công của dịch, bảo vệ biên giới, bảo vệ đồn, trạm và địa bàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:10:14 pm »


        BIỆT ĐỘNG QUÂN, binh chủng bộ binh của QĐ Sài Gòn, chuyên tác chiến ở vùng rừng núi, biên giới và vùng giáp ranh. Thành lập 1960 trên cơ sở cải tổ một bộ phận biệt kích theo nhu cầu biên phòng và ngăn chặn sự phát triển của LLVT CM ở vùng rừng núi. Hệ thống chỉ huy BĐQ gồm: bộ chỉ huy BĐQ ở BTTM và ba bộ chỉ huy ở ba quân đoàn - quân khu (1,2, 3). Đơn vị tổ chức cao nhất là liên đoàn (có 16 liên đoàn, 1975), thường gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 pháo đội (tương đương đại đội) và một số phân đội trực thuộc, quân số khoảng 2.000 người; được trang bị nhẹ, phù hợp với tác chiến cơ động trên địa hình rừng núi. BĐQ gồm hai bộ phận lực lượng (tới đầu 1975): lực lượng tổng dự bị (4 liên đoàn: 4, 6, 7 và Cool và lực lượng cơ động thuộc quân đoàn - quân khu (Quân đoàn 1 - Quân khu 1 có 4 liên đoàn: 11, 12, 14 và 15; Quàn đoàn 2 - Quân khu 2 có 5 liên đoàn: 21, 22. 23, 24 và 25; Quân đoàn 3 - Quân khu 3 có 3 liên đoàn: 31, 32 và 33). Quân số trên 30.000 người (1975).

        BIỆT KÍCH, lực lượng đặc biệt có vũ trang của QĐ địch được tổ chức thành từng toán, bí mật xâm nhập vào khu vực do ta kiểm soát để hành động chớp nhoáng rồi rút lui, hoặc cài lại một thời gian ngắn để điều tra, thu thập tình báo, xây dựng căn cứ ngầm, phá hoại các công trình QS, kinh tế, bắt cóc, gây bạo loạn lật đổ... Trong chiến tranh ở VN, QĐ Sài Gòn đã tổ chức lực lượng BK (xt biệt kích quân đội Sài Gòn) thành các đội BK hỗn hợp, BK hành lang, BK thám báo,... đưa ra miền Bắc và vùng giải phóng miền Nam VN hoạt động.

        BIỆT KÍCH quân đội Sài Gòn, biệt kích chuyên hoạt động ở miền Bắc VN và vùng giải phóng ở miền Nam VN trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. Tổ chức thành toán 10-15 người, được huấn luyện, trang bị đặc biệt theo nhiệm vụ và môi trường hoạt động. Theo môi trường hoạt động, có: BK rừng núi. BK nông thôn đồng bằng, BK đô thị; theo phương thức thâm nhập, có: BK đường không, BK đường bộ, BK đường biển. BK do Sở liên lạc (thuộc Phủ tổng thống chính quyền Sài Gòn, thành lập 1957) và CIA tổ chức, chỉ huy; đến 1974 có: Sở liên lạc (155 người), 3 đoàn liên lạc (thuộc sở, 474 người) và Sở công tác (941 người) chia thành 5 đoàn công tác (190 người), 45 toán công tác (555 người). Loại BK phái ra hoạt động ở miền Bắc VN thường được tuyển chọn kĩ trong số dân di cư từ miền Bắc vào, được huấn luyện ở nước ngoài. 1961-64 nhiều toán BK ra miền Bắc VN hoạt động bị bắt (có 59 toán với 427 người). Tan rã hoàn toàn 1975.

        BIỂU BIÊN CHẾ. văn bản pháp quy quy định mẫu biên chế thống nhất cho các tổ chức QĐ. Bao gồm: cơ cấu tổ chức, số lượng các chức danh và vũ khí trang bị kèm theo. Có BBC: thời bình, thời chiến, huấn luyện, chiến đấu... Xây dựng BBC phải căn cứ vào: ý định của cấp trên; đặc điểm tính chất trang bị của từng quân chủng, binh chủng và đơn vị chuyên môn; yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng.

        BIỂU ĐỒ HỎA LỰC pháo binh, bảng vẽ (kẻ) biểu hiện tiến trình thực hiện một giai đoạn hỏa lực; thường gồm: thời gian và phương pháp thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực của các phân đội, binh đội pháo binh. Có BĐHL pháo chuẩn bị tiến công, BĐHL pháo phản chuẩn bị... BĐHLpb được trình bày trên kế hoạch tác chiến pháo binh để chỉ huy hỏa lực.

        BIỂU THỊ DÁNG ĐẤT, thể hiện trạng thái không bằng phẳng (độ lồi lõm) của bề mặt Trái Đất lên bản đồ. Các phương pháp BTDĐ thường dùng: chải nét, vờn bóng, phân tầng độ cao bằng màu sắc và bằng đường bình độ. Phương pháp chải nét (dùng gạch nét đậm nhạt, dài ngắn và khoảng cách khác nhau, để thể hiện hình thái) và vờn bóng (dùng màu sắc đậm nhạt thể hiện độ cao) cho cảm nhận trực quan về độ lồi lõm, nhưng không cho phép xác định được độ cao và độ dốc địa hình. Phương pháp phán tầng độ cao bằng màu sắc chỉ phân biệt độ cao trong các khoảng giới hạn lớn (thường là hàng trăm mét), không thể hiện sự sai khác độ cao trong khu vực nhỏ. Ba phương pháp trên chi dùng cho các bản đồ địa li. Phương pháp đường bình độ được dùng chủ yếu cho bản đồ địa hình, cho phép xác định chi tiết hình thái và làm rõ các yếu tố cấu thành dáng đất như các đường phân thủy và tụ thủy, đỉnh núi, yên ngựa... xác định chính xác độ dốc địa hình và độ cao tuyệt đối của các điểm. Khi cần thiết, trên một bản đồ có thể dùng kết hợp hai hay nhiều phương pháp.

        BINH BỊ ĐẠO (cổ), chức quan chuyên lo việc quân nhu, hoặc việc chuẩn bị QS ở tỉnh trọng yếu. Ở VN, triều Nguyễn đời Minh Mệnh, Thiệu Trị cử BBĐ trực tiếp giúp việc cho khâm sai thống chế trấn giữ biên giới phía tây nam. Năm Thiệu Trị thứ 2 bỏ chức quan này. BBĐ còn có ở triều Minh, triều Thanh (TQ).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:11:39 pm »


        BINH BIẾN, nổi dậy của tập thể quân nhân chống lại chính quyền hoặc cấp chỉ huy nhằm mục đích nhất định. Có thể diễn ra ở quy mô nhỏ (một đơn vị) hoặc lớn (nhiều đơn vị); độc lập hoặc là một bộ phận cấu thành của một cuộc đảo chính hoặc khởi nghĩa. BB có ý nghĩa tiến bộ hay phản động tuỳ thuộc vào mục tiêu chính trị của lực lượng tiến hành BB.

        BINH BIẾN ĐÔ LƯƠNG (13.1.1941), binh biến chống Pháp của binh lính VN yêu nước ở đồn Chợ Rạng (Đô Lương, Nghệ An), do Đội Cung chỉ huy. Sau 5 ngày về làm quyền trưởng đồn Chợ Rạng, Đội Cung đã vận động được 10 lính khố xanh trong đồn làm binh biến, đêm 13.1 kéo về chiếm đồn Đô Lương, giết đồn trưởng, vận động 25 lính ở đó theo về đánh thành Vinh, nhưng trận đánh chưa kịp nổ ra đã bị lộ và thất bại. Toàn bộ lực lượng làm binh biến bị bắt; Đội Cung và 10 người khác bị xử tử (25.4.1941). Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn (27.9-28.10.1940), khởi nghĩa Nam Kì (11.1940), BBĐL thể hiện tinh thần đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân, báo hiệu một thời kì mới của CM VN.

        BINH BIẾN Ở BIỂN ĐEN (4.1919), binh biến của binh lính trên các tàu chiến Pháp ở Biển Đen phản đối hành động can thiệp của các nước đế quốc chống nước Nga xô viết, thời kì nội chiến và chống can thiệp ở Nga (1918-20). Ngày 16.4 phân hạm đội Pháp do phó đô đốc Amê chỉ huy được lệnh tiến vào cảng Xêvaxtôpôn. 16 giờ ngày 17.4 Amê lệnh cho tàu Phrăngxơ bắn phá bến cảng nhưng hầu hết binh sĩ trên tàu phản đối. 8 giờ 20.4 trong lễ chào cờ hàng ngày, binh lính trên tàu chỉ huy Giăng Ba và tàu bọc thép Phrăngxơ đã kéo cở đỏ (cờ trên tàu Phrăngxơ do thợ máy người VN là Tôn Đức Thắng kéo) và hát Quốc tế ca thay cho cờ Pháp và quốc ca Pháp, đưa yêu sách đòi rút tàu chiến về nước, chấm dứt sự can thiệp chống nước Nga... Phong trào phản chiến lan rộng sang cả hạm đội Pháp ở Biển Đen, buộc chính phủ Pháp phải rút hạm đội về nước.

        BINH BIẾN Ở TRUNG ĐOÀN THIẾT GIÁP 1 (23.3.1966), binh biến của một bộ phận sĩ quan và binh sĩ thuộc Trung đoàn thiết giáp 1 QĐ Sài Gòn đóng tại Gò Đậu (tx Thủ Dầu Một, t. Bình Dương). Lực lượng làm binh biến gồm 23 người là cơ sở nội tuyến của CM được cài cắm và móc nối từ trước, có sự phối hợp của chủ lực QGP ở bên ngoài (BI6, đặc công Sư đoàn 9...). Nổ ra lúc 19 giờ, sau 20ph chiến đấu làm chủ căn cứ; sau đó lực lượng binh biến cùng với Trung đoàn bộ binh 2 (Sư đoàn 9) tiến công các vị trí địch trong khu vực (Đại đội bảo an 261, căn cứ Trung đoàn 8, sư đoàn bộ và trường huấn luyện Sư đoàn 5...). Kết quả diệt hơn 100 địch, phá hủy 42 xe QS (có 22 xe tăng, xe bọc thép). BBƠTĐTG1 thăng lợi tạo điều kiện cho ta đẩy manh công tác binh vận, làm tan rã tinh thần binh lính địch trên địa bàn.

        BINH BỘ THƯỢNG THƯ nh THƯỢNG THƯ BỘ BINH

        BINH CHẾ (cổ), thể chế tổ chức và phục vụ QS. BC quy định người chỉ huy QS tối cao, biên chế tổ chức, chức năng nhiệm vụ các cơ quan QS tối cao, các quân chủng, binh chủng, tổ chức LLVT quần chúng và các lực lượng QS khác. Dưới chế độ phong kiến VN và một số nước khác, tổng tư lệnh tối cao thuộc vua, dưới vua có cơ quan QS tối cao giúp việc (bộ binh đặt dưới quyền một thượng thư). Các quân chủng, binh chủng thời kì phong kiến thường có: bộ binh, kị binh, thủy binh. Do sự phát triển khoa học kĩ thuật, vũ khí trang bị ngày càng nhiều chủng loại và hiện đại, xuất hiện nhiều quân chúng, binh chủng mới, dẫn tới thay đổi biên chế tổ chức QĐ. Chế độ phục vụ QĐ cũng thay đổi trong quá trình lịch sử của mỗi nước, như từ chế độ cha truyền con nối đến chế độ nghĩa vụ QS, tuyển quân, thay quân có thời hạn.

        BINH CHẾ TAM QUỐC (220-280), binh chế của ba nước Thục, Ngô và Ngụy, về cơ bản theo binh chế Tần - Hán, có thay đối chủ yếu trong xây dựng chế độ ngoại quân và thực hiện thế binh chế. QĐ Ngụy tổ chức: trung quân, ngoại quân và quân của các châu, quận; quyền QS tập trung vào trung ương. Trung quân là quân do cha con họ Tào và sau này là Tư Mã trực tiếp quản lí, chủ yếu bảo vệ kinh thành. Ngoại quân là quân phái đi trấn xa, vừa đóng giữ vừa cày cấy, làm đồn điền. Quân châu và quận lấy việc phòng giữ châu, quận làm chính. Việc bổ sung QĐ Tào Ngụy do nhà nước thống nhất tổ chức. Quân lương, kinh phí QĐ dựa vào thu nhập đồn điền và thuế. QĐ Tào Ngụy có phân chia khu vực cho bộ binh, kị binh và thủy quân. Thời kì đầu thực hiện chế độ mộ binh, trưng binh, về sau thực hiện thế binh chế. Chế độ QS Ngô, Thục giống Ngụy. Có chỗ khác là trung ương Ngô, Thục có ngũ quân: trung, tiền, hậu, tả, hữu đặt ngang nhau. Quân Ngô lấy thủy binh làm chủ, kị binh làm thứ; quân Ngụy lấy bộ binh làm chủ, kị binh làm thứ. Ngô thực hiện chế độ cầm quân cha truyền con nối, binh sĩ là thuộc riêng của tướng lĩnh. Ngô, Thục còn tổ chức cả quân dân tộc thiểu số. Thục có: tống binh, tẩu binh, thanh khương binh; Ngô có: sơn việt binh, man binh, di binh. Về trang bị vũ khí, phát triển hơn so với binh chế Tần - Hán.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 05:13:37 pm »


        BINH CHẾ TẨN - HÁN (Tần 221-200tcn, Hán 206tcn- 220scn), binh chế theo đó QĐ được xây dựng thống nhất trong toàn quốc, đặt dưới quyền thống lĩnh của hoàng đế. Triều Tần lấy quốc úy, triều Hán lấy thái úy, đến đời Hán Vũ Đế đổi tên là đại tư mã để cai quản hành chính QS toàn quốc. Tướng lĩnh chỉ huy thời chiến, nhà Tần có: thượng tướng quân và các tướng quân tả, hữu, tiền, hậu; nhà Hán có: đại tướng quân, phiêu kị tướng quân, xa kị tướng quân, vệ tướng quân và các tướng quân tả, hữu, tiền, hậu. Quận úy, huyện úy cai quản QS ở quận, huyện. QĐ có ba bộ phận: kinh sư binh, địa phương binh và biên binh. Quân binh chủng có: bộ binh, kị binh, xa binh và thủy binh. Còn có cả thủy quân lục chiến. Thực hiện chế độ trung binh. Triều Tần, nam 17 tuổi đăng lính, tùy theo yêu cầu chiến tranh từng thời kì có thể gọi nhập ngũ, 60 tuổi hết hạn gọi nhập ngũ. Triều Hán, nam 20 tuổi nhập ngũ, phục vụ tại ngũ 2 năm, 56 tuổi hết hạn gọi nhập ngũ. Thời Tây Hán ngoài việc thực hiện chế độ trưng binh còn thực hiện chế độ tuyển mộ và huấn luyện rất nghiêm ngặt, có kiểm duyệt, thưởng phạt. Dưới triều Tần, Hán nhà nước cung cấp vũ khí, áo giáp, lương thực, ngựa cho binh lính và có quy định chế độ nuôi, dạy, quản lí ngựa chặt chẽ. Thời kì Tần - Hán, QĐ thống nhất chỉ huy tập trung, thể chế chỉ huy và quản lí chặt chẽ, chế độ binh dịch dược hoàn thiện.

        BINH CHẾ TRIỀU MINH (1368-1644), binh chế dược xây dựng trên cơ sở cải cách binh chế triều Nguyên, lập chế độ vệ sờ. Hoàng đế nắm toàn quyền QS ở trung ương xây dựng phủ đại đô đốc. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), đổi thành phủ đô đốc ngũ quân (trung, tả, hữu. tiền, hậu quân) làm cơ quan QS tối cao. Ở địa phương đặt đô chỉ huy sứ ti (gọi tắt là dô ti), lập ra chỉ huy sứ. Dưới đô ti, ở nơi xung yếu có phủ (thuộc châu quản lí), huyện (châu) đặt vệ hoặc sở. Vệ do vệ chỉ huy sứ đứng đầu. Hạt có 5 thiên hộ sở với 5.600 người. Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393) đặt ra đô ti toàn quốc, vệ sở gồm 17 thiết đô ti, 3 hành đô ti, 1 lưu thủ ti, 329 nội ngoại vệ, 65 thủ ngự thiên hộ sở. Quân số lớn nhất 270 vạn người. QĐ Minh tổ chức: kinh quân và địa phương quân. Những năm đầu niên hiệu Hồng Vũ, kinh quân có 48 vệ, có lúc 72 vệ và thành lập ngũ quân gồm 3.000 doanh và 3 thần cơ doanh. Ngoài ra, còn có thân quân bảo vệ hoàng đế. Địa phương quân gồm vệ quân biền binh và dân binh. Vệ binh phòng thủ kị binh Mông cổ phía Bắc. Dân binh là người ngoài quân tịch do quan phủ dùng để duy trì trị an địa phương. Vệ quân thực hiện chế độ đồn điền. Theo quy định quân đinh biên giới 3 phần giữ thành, 7 phần làm đồn điền; quân đinh nội địa 2 phần giữ thành, 8 phần làm đồn điền. Từ giữa triều Minh, đời sống quân lính khó khăn, bỏ trốn nhiều, do đó chế độ vệ sở bị xóa bỏ. Đến năm Chính Thống thứ 40 (1449), không còn kinh quân. Để bảo vệ kinh thành, triều Minh đã thực hiện chế độ tuyển mộ. Cuối triều Minh sức chiến đấu của QĐ suy yếu, triều Minh bị diệt vong.

        BINH CHẾ TRIỀU NGUYÊN (1206-1368), binh chế thực hiện theo thế binh chế, hoàng đế là thống soái tối cao; Khu mật viện là tổ chức QS tối cao, quản lí và chỉ huy QS toàn quốc. QĐ triều Nguyên gồm 4 loại: quân Mông cổ, quân Thám mã xích, quân Hán và quân Tân phụ. Quân Nguyên - Mông và quân Thám mã xích chủ yếu là kị binh, phòng giữ khu vực phía bắc. Quân Hán và quân Tân phụ chủ yếu là bộ binh, cùng với một bộ phận quân Nguyên - Mông và quân Thám mã xích đóng giữ ở nam Sông Hoài. Khu vực biên giới do thân tộc hoàng đế Mông cổ và quân bộ tộc địa phương phối hợp trấn giữ. QĐ triều Nguyên - Mông chia làm hai hệ thống: túc vệ và trấn thù. Túc vệ bao gồm cấm binh (gọi là khiết tiết) trực thuộc hoàng đế và thị vệ thân quân do Khu mật viện thống lĩnh; thời bình bảo vệ cung đình, kinh đô, nơi xung yếu, thời chiến cũng ra trận. Người chỉ huy và quân hộ (người đang tại ngũ) thực hiện chế độ cha truyền con nối.

        BINH CHẾ TRIỀU THANH (1644-1911), binh chế kết hợp các binh chế truyền thống dân tộc TQ với binh chế phương Tây. Hoàng đế nắm toàn bộ binh quyền, Bộ binh trên danh nghĩa là cơ quan QS tối cao. Năm Quang Tự thứ 32 (1906), đổi Bộ binh thành Bộ lục quân và có thực quyền điều hành QĐ cả nước, sau xây dựng thêm Bộ hải quân. Triều Thanh thực hiện chế độ bát kì, ban đầu là một tổ chức xã hội có ba chức năng: QS, hành chính, sản xuất; về sau chỉ còn chức năng QS. Bát kì binh và lục doanh binh trở thành công cụ của giai cấp thống trị. Bát kì binh thực hiện thế binh chế tuyển chọn con em bát kì từ 16 tuổi trở lên, dưới 16 tuổi có thể chọn nuôi dạy làm dự bị binh. Lục doanh binh là Hán binh thực hiện chế độ vệ sở của triều Minh có cải biên và đổi mới. Có mã binh (cg kị binh), bộ binh, thủy binh. Mã binh và bộ binh gọi là chiến binh. Lục doanh binh lấy trấn làm đơn vị cơ bản để trấn giữ các khu vực lớn trong cả nước, đặt một tổng binh làm chủ tướng, trên tổng binh có đề đốc bát kì binh. Lục doanh binh thực hiện chế độ tiền lương. Trang bị chủ yếu là vũ khí lạnh (cung, tiễn, đao, mâu...) và hỏa khí (pháo, súng hơi, súng kíp, súng hỏa mai, hỏa tiễn, hỏa cầu...). 1840 sau chiến tranh nha phiến, bát kì binh và lục doanh binh hủ bại, không được dùng nữa. Tăng Quốc Phiên đã tổ chức ra dũng doanh. Chế độ tướng quân thịnh hành trở thành một biến đổi lớn trong BCTT, binh quyền trung ương chuyển giao cho tướng soái. Bắt đầu trang bị vũ khí phương Tây, mở trường võ bị, xây dựng hải quân nhưng vẫn duy trì dũng doanh chế và các hình thức tổ chức cũ. Năm 1894 triều Thanh thất bại trong chiến tranh Giáp Ngọ, có tân kiến lục quân và tự cường quân thay thế dũng doanh. Do trang bị vũ khí nước ngoài, biên chế. huấn luyện theo phương Tây nên gọi là Tân quân. Qua cải cách chế độ QS chính phủ Thanh nắm binh quyền toàn quốc, nhưng việc mộ quân, phát lương nằm trong tay tướng soái. Đến năm cuối Tuyên Thống (Phổ Nghi), CM Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều Thanh diệt vong.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM