Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:00:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B  (Đọc 9684 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:33:10 pm »


        BẮC KẠN, tình miền núi Bắc Bộ; bắc giáp Cao Bằng, đông nam giáp Lạng Sơn, tây giáp Tuyên Quang, nam giáp Thái Nguyên. Dt 4.857,21km2: ds 0,29 triệu người (2003); dân tộc: Tày (61%), Dao, Nùng, Kinh. Hoa, Mông... Thành lập 4.1900 do tách từ Thái Nguyên. Từ 7.1956 thuộc Khu tự trị Việt Bắc. 1965 hợp nhất với Thái Nguyên thành t. Bắc Thái. 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Bắc Cạn. Địa hình chủ yếu là núi và núi cao. Các đỉnh cao: Phía Yêng (1.528m), Tao Tao (1.326m), Sam Sao (1.172m), Phía Ngỏm (1.193m)...; nhiều núi đá vôi ở Na Rì, Chợ Đồn, Bạch Thông. Các sông: Sông Cầu, Na Rì, Phó Đáy, Sông Năng...; hồ lớn: Ba Bể. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 21°c, lượng mưa 1.400-1.800mm/năm. Tiềm năng kinh tế: lâm nghiệp, khai khoáng và vật liệu xây dựng.


        Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 106,1 nghìn tấn (lúa 78,6 nghìn tấn); khai thác gỗ 22,7 nghìn m3. Khoáng sản: kẽm, chỉ ở Chợ Đồn; vàng sa khoáng ở Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 57,4 tỉ đồng. Giao thông: QL 3, QL 279. các tỉnh lộ: 256, 257, 258... Di tích và địa danh lịch sử CM và QS: khu căn cứ Chợ Đồn, Phủ Thông, Đèo Giàng, Chợ Rã... 10.2000, LLVTND Bắc Kạn được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        BẮC LỆ, làng nhỏ ven QL 1, trước thuộc h. Lục Nam, t. Bắc Giang, nay thuộc xã Tân Thành, h. Hữu Lũng, t. Lạng Sơn. 29.6.1884 sau thất bại ở cầu Quan Âm, quân Pháp lui về giữ đồn BL bị nghĩa quân do Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) chỉ huy  tập kích, gây nhiều tổn thất, phải rút về Bắc Ninh, tạm ngừng kế hoạch đánh chiếm Lạng Sơn. Cao Bằng. Các sự kiện ở cầu Quan Âm và BL được người Pháp gọi là “vụ Bắc Lệ”. Để ghi nhớ chiến công này, dãy núi từ BL đến Than Muội được đặt tên là núi Cai Kinh.

        BẮC NINH, tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; bắc giáp Bắc Giang, đông và đông nam giáp Hải Dương, tây giáp Hà Nội, nam giáp Hưng Yên. Dt 803,87km2; ds 0,976 triệu người (2003). Nguyên là trấn Kinh Bắc, 1822 đổi thành trấn BN, 1831 đổi thành tỉnh. 10.1895 tách phần phía bắc thành lập t. Bắc Giang. Từ đầu tk 20 đến đầu những năm 60, lần lượt cắt một số vùng để thành lập t. Phù Lỗ (sau đổi thành Phúc Yên) và về các tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, tp Hà Nội. 4.1963 hợp nhất với Bắc Giang thành t. Hà Bắc, 11.1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Bắc Ninh. Địa hình bằng phẳng. Sông Cầu ở phía bắc làm ranh giới với Bắc Giang. Sông Đuống ngăn cách 4 huyện phía bắc với 3 huyện phía nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. nhiệt độ trung bình hàng năm 22°c, lượng mưa 1.300-1.800mm/năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 452,7 nghìn tấn (lúa 446,6 nghìn tấn). Công nghiệp: các nhà máy kính Đáp Cầu, thuốc lá Bắc Sơn, gạch Cầu Ngà, may Việt Thành. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 2.479,2 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn; QL 1, QL 18, QL 38... Nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng: chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, Đền Đô, thành Luy Lâu, thành Bắc Ninh... Quê hương Lí Công Uẩn, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự...; Đội du kích thiếu niên Đình Bảng... Địa danh lịch sử QS: phòng tuyến sông Như Nguyệt (kháng chiến chống Tống thời Lí), làng chiến đấu Yên Giả, Trà Lâm, Bùi Xá... trong KCCP.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:35:00 pm »


        BẮC SƠN, huyện miền núi phía tây t. Lạng Sơn, giáp h. Võ Nhãi, t. Thái Nguyên. Địa hình chủ yếu là rừng rậm và núi thấp. Các cơ sở CM được xây dựng ở đây từ những năm 1930 (chi bộ Đình Cả 1933, chi bộ Vũ Lăng 1937). Ngày 14.2.1941 sau khởi nghĩa Bắc Sơn (27.9-28.10.1940), đội du kích BS. tiền thân của trung đội Cứu quốc quân 1, được thảnh lập tại khu rừng Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ). Khu căn cứ du kích được mở rộng ra các xã Vũ Lễ, Vũ Lăng, Ngư Viền, Hữu Vĩnh (h. Bắc Sơn), Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá (h. Võ Nhãi, t. Thái Nguyên) và phát triển sang các huyện Đồng Hỉ, Đại Từ (t. Thái Nguyên), Sơn Dương (t. Tuyên Quang), Yên Thế (t. Bác Giang), nối liền BS với các khu căn cứ khác ở Việt Bắc.

        BẮC THÁI, tỉnh cũ ở miền núi và trung du Bác Bộ. Tỉnh lị: tp Thái Nguyên. Thành lập 1965 do sáp nhập hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. 11.1996 chia lại thành hai tỉnh.

        BẮC THÀNH, đơn vị hành chính ở phía bắc VN dưới triều Tây Sơn và đầu triều Gia Long (nhà Nguyễn), tương đương với Bắc Bộ ngày nay. Thời Gia Long, BT gồm 11 trấn: Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Bắc Ninh. Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Yên Quảng, Cao Bằng và phủ Hoài Đức. Đứng đầu BT là tổng trấn, trị sở đặt tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay).

        BẮN, 1) quá trình tạo ra phát bắn từ các loại vũ khí (súng, pháo, tên lửa, cung, nỏ...). Đối với hỏa khí, B thường gồm các thao tác: nạp đạn, ngắm, bóp (đạp, giật) cò hay ấn nút phóng, nạp đạn lại. Theo loại hỏa khí, chia ra: B pháo (mặt đất, phòng không, trên tăng, bờ biển, trên tàu...), B tên lửa, B súng bộ binh...; 2) quá trình tạo ra hỏa lực bằng các phát B. Thường có các giai đoạn: chuẩn bị B, thực hành B. Theo mục đích B, có thể chia ra: B chiến đấu, B huấn luyện, B thí nghiệm, B thử nghiệm, B mẫu, B chào, B thể thao...; theo phương pháp B, có: B gấp, B đón, B loạt, B thìa lia, B tốc độ đều... hoặc phân loại theo những dấu hiệu khác; 3) khẩu lệnh chỉ huy để người B bóp (đạp, giật) cò hay ấn nút phóng.

        BẮN CẢN, bắn pháo và súng máy phòng không tạo một màn đạn ở cự li và độ cao nhất định trên đường bay đến của mục tiêu. BC được ứng dụng khi không quan sát được mục tiêu bằng mắt (đêm tối, điều kiện thời tiết xấu...), hoặc không thể bắn bằng khí tài. Có BC theo phần tử rađa, theo tín hiệu đài quan sát phía trước hoặc theo tiếng động cơ máy bay (đối với súng máy phòng không).

        BẮN CẦU VỔNG, bắn pháo mặt đất với góc bắn lớn hơn 45° (đường đạn rất cong), thường áp dụng đối với cối. pháo lựu... để bắn những mục tiêu bố trí ở sườn phía bên kia các điểm cao, ở vực, hẻm núi... hoặc bắn phá hủy các công trình phòng thủ có nắp. Cg bắn xạ giới cao.

        BẮN CHẠM NỔ, bắn pháo có điểm nổ khi đầu đạn chạm mục tiêu bằng đạn lắp ngòi nổ tiếp xúc. Khi gặp mục tiêu bộ phận chạm nổ của ngòi sẽ kích nổ đầu đạn sát thương mục tiêu. Kiểu bắn thông dụng của các loại pháo mặt đất và pháo phòng không đối với mục tiêu lộ trên mặt đất, mặt nước và mục tiêu trên không.

        BẮN CHẶN, bắn pháo dùng đại đội (tiểu đoàn) pháo (trừ pháo phản lực) bắn phân đoạn thành một hay nhiều tuyến hỏa lực ngay trước đội hình công kích (phản kích, rút chạy) của bộ binh, xe tăng địch, nhằm ngăn chặn, sát thương và làm rối loạn đội hình, tạo điều kiện cho các loại hỏa lực khác và bộ binh, xe tăng ta tiêu diệt. Có BC: cố định và di động. Căn cứ vào tình hình cụ thể (uy lực, cỡ pháo đạn, phương pháp bắn, địa hình và các yếu tố khác) để xác định kích thước đoạn BC. BC được tiến hành bằng bắn gấp với một thước tầm, một độ hướng.

        BẮN CHỒNG, bắn tập trung tiến hành bằng cách dùng các phân đội pháo đồng thời bắn vào một mục tiêu với cùng một tọa độ và phương pháp phân phối hỏa lực, tạo nên mật độ hỏa lực cao nhằm sát thương, phá hủy mục tiêu. BC thường áp dụng khi chế áp, tiêu diệt những mục tiêu cụm có kích thước nhất định.

        BẮN ĐIỂM XẠ, phương pháp bắn với số lượng phát bắn hạn chế trong mỗi lần bắn. Tuỳ theo tính chất mục tiêu, loại vũ khí và khả năng thao tác..., có: BĐX ngắn (2-5 viên mỗi loạt) và BĐX dài (6-10 viên mỗi loạt). Đối với súng, pháo phòng không BĐX ngắn được sử dụng khi bắn mục tiêu bay bằng (theo phần tử máy ngắm), mục tiêu bay chậm và mục tiêu mặt đất, mặt nước... BĐX dài (dạng hỏa lực chủ yếu của súng, pháo phòng không cỡ nhỏ) sử dụng khi bắn máy bay bổ nhào, bay thấp hoặc cơ động lượn vòng và mục tiêu bay bằng (theo phần từ máy chỉ huy hoặc phần tử tổng hợp).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:36:40 pm »


        BẮN ĐÓN, bắn có tính đến sự chuyển động tương đối giữa mục tiêu và vũ khí mà điểm diệt mục tiêu ở phía trước hướng chuyển động của nó. BĐ được sử dụng khi bắn mục tiêu di động (máy bay, xe tăng, tàu chiến...). Lượng BĐ phụ thuộc vào các tham số chuyển động (hướng, tốc độ, độ cao...) của mục tiêu và phương tiện mang vũ khí, vào đặc tính của vũ khí (loại đạn, tốc độ đạn...) và được tính toán sẵn để lấy thước ngắm hoặc được tính toán tự động bằng khí tài điều khiển bắn.

        BẮN ĐUỔI, phương pháp bắn của tên lửa phòng không có điều khiển và tên lửa tự dẫn hồng ngoại khi góc gặp giữa đường bay tên lửa và đường bay mục tiêu lớn hơn 90°: trường hợp tiếp tục của bắn đón khi điều kiện xạ kích cho phép (tốc độ mục tiêu không lớn, tham số đường bay nhỏ, tính năng chiến - kĩ thuật của loại tên lửa sử dụng...). BĐ cũng được ứng dụng đối với một số loại tên lửa chống tăng có điều khiển.

        BẮN GẤP, phương pháp bắn pháo dùng một hay nhiều pháo, bắn với tốc độ lớn nhất phù hợp chế độ bắn, nhằm tạo ra hỏa lực mãnh liệt sát thương, tiêu diệt mục tiêu. Trường hợp nhiều pháo BG vào một mục tiêu, mở đầu bắn loạt sau đó từng pháo tự bắn với tốc độ nhanh nhất cho phép. Quá trình BG vẫn tiến hành sửa bắn và kiểm tra phần tử trên pháo. BG thường dùng bắn sinh lực lộ và trong hỏa lực cấp tập (bắn dồn dập).

        BẮN HIỆU LỰC, bắn bằng phần tử có lợi nhất để hoàn thành nhiệm vụ bắn. BHL được tiến hành với quy mô từ một khẩu đội đến cụm pháo. Tùy theo tính chất, tầm quan trọng và điều kiện tình huống, nhiệm vụ BHL có thể là tiêu diệt. chế áp. phá hoại, kiềm chế mục tiêu... bằng các dạng hỏa lực, phương pháp bắn và phân phối hỏa lực khác nhau.

        BẮN KẸP NÒNG, phương pháp bắn sử dụng súng hoặc nòng súng (pháo) cỡ nhỏ (7,62-23mm), gá (kẹp) vào nòng pháo để mô phỏng đường đạn và một số động tác của pháo thủ khi bắn ngắm trực tiếp; kiểm tra kết quả huấn luyện. Để gá súng hoặc nòng súng (pháo) vào nòng pháo phải sử dụng thiết bị BKN (trong hoặc ngoài nòng). BKN được sử dụng để huấn luyện bắn pháo, tiết kiệm đạn pháo cỡ lớn.

        BẮN KIỂM NGHIỆM phán tử bắn của pháo binh, bắn để kiểm tra lại phần tử bắn thử kết quả hoặc phần tử bắn hiệu lực đã tính toán khi điều kiện bắn thay đổi (thời tiết đột ngột thay đổi hay thông báo khí tượng đã quá ba giờ, điều kiện đường đạn thay đổi). Bắn thử (lập) lại điểm bắn thử được thực hiện bằng cách dùng cùng khẩu pháo (cối, xe chiến đấu) ở cùng trận địa cũ, bắn bằng phần tử kết quả trước đó để tìm độ lệch về tầm, hướng và chiều cao điểm nổ so với mục tiêu, rồi sửa vào phần tử bắn hiệu lực (thước tầm, độ tà, độ hướng và vạch ngòi), cho các mục tiêu và sửa trực tiếp cho mục tiêu cần bắn ngay. BKN phần tử bắn hiệu lực đã tính toán được tiến hành bằng cách dùng pháo đầu đàn bắn một phát hoặc đại đội pháo bắn một loạt vào một mục tiêu bất kì, lấy lượng sửa bắn tìm dược làm lượng sửa chung cho các mục tiêu bắn khác.

        BẮN LÀ nh BẮN THẲNG

        BẮN MÁY BAY BỔ NHÀO, phương pháp bắn của pháo phòng không được tiến hành ở giai đoạn máy bay địch bổ nhào theo đường thẳng đứng, nhằm nâng cao hiệu quả tiêu diệt máy bay, bảo vệ an toàn mục tiêu. BMBBN thường bố trí trận địa bao quanh mục tiêu bảo vệ, bắn theo phần tử máy ngắm, máy chỉ huy hoặc ước lượng. Trong KCCM, BMBBN trực tiếp bảo vệ yếu địa, đội hình bộ đội binh chủng hợp thành, giao thông vận tải, đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần bảo vệ nhiều mục tiêu. Vd: trận đánh của Tiểu đoàn 18, Sư đoàn phòng không 365 bảo vệ cầu Đáp Cầu từ 10 giờ 40ph đến 10 giờ 42ph ngày 17.10.1967, đánh trả 24 lần chiếc máy bay Mĩ, bắn rơi 5 chiếc F-105 (4 chiếc rơi tại chỗ) bắt sống 3 giặc lái. bảo vệ cầu an toàn.

        BẮN NGẮM GIÁN TIẾP, bắn mục tiêu không quan sát thấy từ trận địa bắn. bằng cách ngắm gián tiếp vào mục tiêu qua một điểm dấu: ngắm tầm căn cứ vào góc tầm, độ tà với bọt nước dọc; ngắm hướng vào điểm dấu căn cứ độ hướng ngắm mục tiêu của kính ngắm. Phần lớn các nhiệm vụ hỏa lực pháo binh được thực hiện trong BNGT, từ trận địa che khuất và nửa che khuất; chỉ huy từ đài chỉ huy quan sát ở xa trận địa bắn.

        BẮN NGẮM TRỰC TIẾP, bắn mục tiêu nhìn thấy dược từ trận địa bắn, bằng cách ngắm trực tiếp vào mục tiêu. BNTT nhằm sát thương, phá hủy mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả cao và là phương pháp bắn chủ yếu của pháo chống tăng, pháo trên xe tăng... Phần lớn các trận chiến đấu trong KCCP, pháo binh VN sử dụng BNTT ở cự li rất gần (200m trong trận tiến công nhà băng thành phố Nam Định 12.1946; 150m trong trận Khe Lau phục kích trên Sông Gâm; 50m trong trận tiêu diệt đồn Bí Chợ, chiến dịch Hoàng Hoa Thám 27.7.1951; 400m trong trận tiêu diệt đồn chợ Tổng, Thái Bình 8.2.1952) bằng pháo lựu 105mm. Trong KCCM. BNTT vẫn được sử dụng rộng rãi và có bước phát triển mới (bằng nhiều loại pháo xe kéo, đạn hỏa tiễn, súng cối, cự li bắn tùy theo địa hình). Để BNTT bằng pháo xe kéo có hiệu quả thường đưa pháo lên cao, vào gần (bằng kéo, đẩy, tháo rời...). BNTT khi độ cao dường đạn không vượt quá độ cao mục tiêu gọi là bắn thẳng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:38:23 pm »


        BẮN NỔ TRÊN KHÔNG, bắn pháo và tên lửa có điểm nổ trên không bằng đạn, tên lửa lắp ngòi nổ hẹn giờ, ngòi nổ có điều khiển. Đối với pháo mặt đất, pháo trên tàu BNTK nhằm tăng hiệu quả sát thương sinh lực và vũ khí. trang bị lộ trên mặt đất, mặt nước hay trong công sự không nắp của đối phương; lập điểm bắn thử giả trên không; bắn đạn chiếu sáng và đạn truyền đơn. Đối với pháo phòng không cỡ trung, BNTK dùng đạn lắp ngòi nổ cắt ngòi (ngòi hẹn nổ) tới độ cao dã định thì phát nổ để diệt mục tiêu trên không. Đối với tên lửa phòng không, BNTK dùng ngòi nổ vô tuyến kích nổ đầu đạn trên cơ sở năng lượng sóng điện từ phản xạ từ mục tiêu hoặc theo lệnh nổ trực tiếp từ đài điều khiển phát ra.

        BẮN PHÁO, tổng thể các hoạt động của người chỉ huy, cơ quan tham mưu và các phân đội (binh đội) pháo binh chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ bắn. Theo phương pháp ngắm, có: bắn ngắm trực tiếp, bắn ngắm gián tiếp; theo quy mô lực lượng, có: bắn khẩu đội, bắn trung đội, bắn đại đội, bắn tiểu đoàn và bắn cụm pháo; theo kiểu bắn, có: bắn đơn lẻ, bắn tập trung, bắn chặn...; theo phương pháp bắn, có: bắn gấp, bắn loạt, bắn tốc độ đều và bắn phát một; theo dạng đường đạn, có: bắn xạ giới thấp (góc bắn dưới 45°) và bắn xạ giới cao (trên 45°); theo trạng thái đạn nổ, có: bắn chạm nổ, bắn nổ trên không, bắn thìa lia; theo vị trí, tính chất và trạng thái mục tiêu, có: bắn mục tiêu vận động, bắn mục tiêu không vận động, bắn mục tiêu mặt đất, bắn mục tiêu mặt nước; theo điều kiện quan sát và sửa bắn, có: bắn mục tiêu quan sát thấy và bắn mục tiêu không quan sát thấy; theo nhiệm vụ bắn, có: bắn tiêu diệt, bắn chế áp (kiềm chế), bắn phá hoại, bản quấy rối, bắn chiếu sáng, bắn tạo khói, bắn rải truyền đơn...

        BẮN PHÁT MỘT, phương pháp bắn với mỗi lần bắn có một phát bắn được thực hiện. BPM thường được sử dụng đối với các loại súng, pháo, tên lửa... khi bắn mục tiêu mặt đất, mặt nước có kích thước nhỏ, đơn lẻ và bắn thử tìm lượng sửa điều kiện bắn...

        BẮN (PHÓNG) LOẠT, phương pháp bắn (phóng) nhiều dạn, lượng nổ... đồng thời hoặc trong một thời gian ngắn. B(P)L nhằm tạo hỏa lực mạnh, bất ngờ. Thường được dùng bắn mục tiêu diện, tạo hỏa lực chuẩn bị, diệt sinh lực, vũ khí trang bị, bố trí tập trung hoặc để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu. Còn được dùng để bắn pháo hoa hoặc dùng trong nghi lễ QĐ.

        BẮN QUA BIÊN GIỚI, bắn (phóng) đạn, tên từ các loại vũ khí qua biên giới vào lãnh thổ của nước láng giềng. BQBG do vô ý hay cố ý đều vi phạm hiệp định về quy chế biên giới, xâm phạm chủ quyền nước láng giềng. Quy chế biên giới của nước CHXHCN VN quy định: việc đi săn bắn, luyện tập QS trên khu vực biên giới phải báo trước cho nước láng giềng và nghiêm cấm BQBG trong mọi trường hợp.

        BẮN TẠM DỪNG, bắn pháo (súng máy) trên xe (xe tăng, pháo tự hành, xe thiết giáp, xe chiến đấu bộ binh...) trong công kích hoặc phản kích ở tư thế xe tạm ngừng chuyển động nhằm tăng xác suất bắn trúng mục tiêu. BTD thường được tiến hành bằng bắn ngắm trực tiếp. Mỗi lần dừng xe có thể bắn một phát đạn pháo hoặc một vài loạt (điểm xạ) súng máy; việc chuẩn bị bắn và sửa bắn được thực hiện khi xe đang chuyển động. BTD thường áp dụng với các xe không có hệ ổn định vũ khí và khi bắn từ cự li xa.

        BẮN TẬP TRUNG, kiểu bắn pháo dùng một số đại đội, tiểu đoàn đồng thời bắn vào một mục tiêu có kích thước lớn hoặc quan trọng; tạo ra hỏa lực tập trung với mật độ hỏa lực cao để sát thương, phá hủy mục tiêu. Theo yếu lĩnh bắn, có BTT: chồng và phân đoạn; theo quy mô lực lượng, có: BTT, BTT lần lượt và BTT dày đặc.

        BẮN THẲNG, bắn ngắm trực tiếp với độ cao đường đạn không vượt quá độ cao mục tiêu. Trong phạm vi tầm bắn thẳng, có thể bắn trúng mục tiêu mà không cần thay đổi phần từ ngắm theo chiều cao (thước tầm), nên việc ngắm bắn đơn giản và nhanh, rất thuận lợi khi bắn mục tiêu di động. Cg bắn là.

        BẮN THIA LIA, bắn để đạn gặp chướng ngại (mặt đất, mặt nước...) thì nảy lên tiếp tục bay và nổ trên không, nhằm tăng hiệu quả sát thương bằng mảnh. Muốn có đạn thìa ha phải chọn phần tử bắn sao cho góc chạm giữa đầu đạn và mặt đất không quá 20° (với mặt nước - không quá 10°) và ngòi ở thế nổ chậm. Trong pháo binh, BTL được dùng để diệt mục tiêu bố trí lộ hay trong công sự không có nắp. Hiện tượng thia lia còn được dùng trong ném bom của không quân.

        BẮN THỬ của pháo binh, bắn để xác định phần tử bắn hiệu lực. BT được tiến hành trực tiếp vào mục tiêu hoặc điểm bắn thử bằng phương pháp đo độ lệch điểm nổ (dùng máy đo xa, quan sát giao hội, rađa, phân đội trinh sát âm thanh, trực thăng) hoặc quan sát dấu điểm nổ (đạn xa, đạn gần). BT bao gồm: BT về tầm, BT về hướng và BT độ cao nổ (khi bắn đạn nổ trên không). BT được tiến hành trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo mức chính xác cần thiết để kịp thời chuyển sang bắn hiệu lực.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:41:21 pm »

   
        BẮN THỬ NGHIỆM, bắn để xác định hoặc kiểm tra những đặc tính nào đó của hỏa khí và đạn dược. BTN được tiến hành với những mục đích nghiên cứu hoặc thử nghiệm khác nhau. Vd: BTN liều phóng là bắn để xác định áp suất trong nòng và sơ tốc đạn, tương ứng với liều phóng được thử hoặc để xác định khối lượng liều phóng nhằm đạt áp suất trong nòng và sơ tốc đạn đã cho; BTN thành lập bảng bắn là bắn để xác định giá trị các tham số được dùng khi lập bảng bắn (như tầm bắn, hệ số hình dạng đạn, ảnh hưởng của gió...).

        BẮN TỈA, bắn bất ngờ, chuẩn xác do từng người (du kích, chiến sĩ) được huấn luyện đặc biệt, thực hiện bằng súng trường hoặc súng bắn tỉa để sát thương từng tên địch hoặc từng mục tiêu nhằm tiêu hao và quấy rối địch. Trong KCCP và KCCM, BT được vận dụng rộng rãi và có hiệu quả.

        BẮN TỐC ĐỘ ĐỂU, phương pháp bắn pháo từ một hoặc một số pháo của trung (đại) đội với gián cách bắn đều giữa các phát bắn. Dùng trong hỏa lực cấp tập có quy định thời gian, trong hỏa lực giám thị hay khi cần xác định lượng sửa cho từng pháo trong quá trình bắn, bắn chiếu sáng địa hình, bắn pháo lễ... BTĐĐ ở cấp nào do người chỉ huy phân đội hỏa lực cấp đó duy trì nhịp bắn theo thứ tự nhất định.

        BẮN TRONG HÀNH TIẾN, bắn pháo (súng) dược thực hiện khi người hoặc phương tiện mang vũ khí (xe tăng, xe chiến đấu bộ binh...) đang vận động. BTHT được dùng trong công kích và phản kích của bộ binh, bộ binh cơ giới, xe tăng, thiết giáp... hoặc trong hành quân (khi đang vượt sông, khi pháo cao xạ hành quân...). Đối với xe tăng, thiết giáp, BTHT là một phương pháp bắn chủ yếu. Việc chuẩn bị, tiến hành và sửa bắn đều được thực hiện khi xe đang chạy. Để tăng độ chính xác khi BTHT các xe chiến đấu hiện đại thường có hệ ổn định vũ khí.

        BẮN ỨNG DỤNG, bắn không theo thiết kế nguyên mẫu của vũ khí, bằng cách vận dụng các yếu lĩnh thao tác bắn hoặc hay đổi kết cẫu của vũ khí cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện chiến đấu cụ thể, nhằm tận dụng và phát huy tối đa khả năng của vũ khí. Đặc điểm chủ yếu của BƯD là độ chính xác bắn bị giảm, nhưng hiệu quả khai thác vũ khí cao, trong nhiều trường hợp có thể tạo ra yếu tố bất ngờ của hỏa lực. BƯD xuất hiện rất sớm và được thực hiện rộng rãi trong pháo binh VN. Trong KCCP, bắn pháo ngắm qua nòng; trong KCCM, bắn súng cối không có bàn đế ở cự li gần. không chân, không kính ngắm, bắn thẳng, bắn thử về tầm ở vùng rừng rậm với góc bắn cố định; phóng đạn hỏa tiễn trên bệ phóng bằng đất hoặc trên giá ba chạc bằng sắt, tre, gỗ; phóng ngắm trực tiếp, bắn ĐKZ đặt trên vai, trên cây... Kinh nghiệm BƯD của pháo binh VN đã được pháo binh một số nước châu Á, Phi, Mĩ latinh tham khảo, vận dụng.

        BẮN XẠ GIỚI CAO nh BẮN CẦU VỒNG

        BẰNG GIANG (Nguyên Cao Cơ; 1915-90), tư lệnh đầu tiên Quân khu Tây Bắc. Dân tộc Tày, quê xã Đức Long, h. hòa An, t. Cao Bằng; tham gia CM 1932, nhập ngũ 1944, trung tướng (1974); đv ĐCS VN (1935). Nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. 1941-43 tỉnh ủy viên tỉnh Cao Bằng, ủy viên thường vụ liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng, phụ trách binh vận. 1944-45 tỉnh ủy viên tỉnh Cao Bằng phụ trách QS, chỉ huy diệt phỉ và tước khí giới tàn quân Pháp. 1946-47 khu phó, rồi khu trưởng Khu 1, Khu 10. Nãm 1949-54 tư lệnh Liên khu 10, Khu Tây Bắc, tham gia các chiến dịch: Biên Giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ... 1957 tư lệnh Quân khu Tây Bắc. 1965-66 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân. 1966-75 tư lệnh Quân khu Việt Bắc, kiêm chủ tịch ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc. 1976-78 phó tổng thanh tra QĐ. Đại biểu Quốc hội khóa III-VI. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:43:56 pm »


        BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG, hình thức khen thưởng của nhà nước VN DCCH (CHXHCN VN) tặng thưởng các gia đình liệt sĩ để ghi nhớ công lao và tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ, đề cao vinh dự gia đình liệt sĩ. Đặt ra theo nghị định 899/TTg ngày 25.5.1956. Mỗi liệt sĩ được tặng một BTQGC, do thủ tướng chính phủ kí tặng theo đề nghị của bộ trưởng Bộ lao động, thương binh và xã hội.

        BĂNGĐUNG (Bandung), thành phố, thủ phủ t. Tây Giava, Inđônêxia, tây nam Giacacta 120km. Ds khoảng 3,6 triệu người. Công nghiệp: dệt, thực phẩm, hóa chất, cao su, dược phẩm. Thương mại, du lịch phát triển. Nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu: đại học tổng hợp, trường nghệ thuật tạo hình, trường thể thao, học viện QS, Viện Paxtơ, đài thiên văn... Tại B, 18-24.4.1955 diễn ra hội nghị Á - Phi có 29 nước tham gia. Hội nghị lên án chủ nghĩa thực dân, chính sách phân biệt chủng tộc, thông qua mười nguyên tắc Băngđung.

        BĂNGLAĐET (Cộng hòa nhân dân Băngladet; Gana Prajatantri Bangladesh, A. People’s Republic of Bangladesh), quốc gia ở Nam Á. Dt 147.570km2; ds 138,5 triệu người (2003); 98% người Bengan. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bengan. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni (87%), đạo Hindu (12%), đạo Phật (1%). Thủ đô: Đaca. Chính thể cộng hòa, dứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: 90% lãnh thổ thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hằng và sông Bramaputra, ven biển thấp, bị chia cắt bởi các nhánh sông có đê chắn; phía nam và đông nam là rừng ngập mặn (chiếm 16% diện tích lãnh thổ); phía đông và đông bắc là vùng đồi và núi thấp. Khí hậu cận xích đạo, ẩm ướt. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000-3.000mm; nhiều lụt, bão. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (80% lực lượng lao động); sản phẩm chính: lúa, đay (90% sản lượng đay thế giới), mía, bông... Công nghiệp: khai thác khí đốt, luyện kim, chế tạo máy, hóa dầu... GDP 46,706 tỉ USD (2002). bình quân đầu người 350 USD. Thành viên LHQ (17.9.1974), Phong trào không liên kết. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 11.12.1973. LLVT: lực lượng thường trực 137.000 người (lục quân 120.000, hải quân 10.500. không quân 6.500). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 200 xe tăng hạng trung, 40 xe tăng hạng nhẹ, 150 xe thiết giáp chở quân, 140 pháo mặt đất, 236 pháo chống tăng, 100 súng cối, 16 pháo phòng không, 5 tàu frigat, 10 tàu tên lửa, 4 tàu phóng lôi, 4 tàu quét mìn, 8 tàu tuần tiễu, 14 tàu đổ bộ, 8 tàu hộ tống, 83 máy bay chiến đấu... Căn cứ hải quân: Chitagông, Captai, Môngla... Ngân sách quốc phòng 678 triệu USD (2002).


        BÂNCƠ (A. Ellsworth Bunker; 1894-1984), đại sứ Mĩ tại miền Nam VN (1967-73). Sinh tại Niu Ooc. 1916 tốt nghiệp Trường đại học Ialơ, làm chủ công ti kinh doanh đường. 1951-61 chuyển sang làm ngoại giao, đại sứ Mĩ tại Achentina, Italia, Ấn Độ, Nêpan. Đầu những năm 60, làm trung gian hòa giải một số cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế. Khi làm đại sứ Mĩ tại miền Nam VN, đã ủng hộ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh; tán thành chủ trương mở chiến dịch QS, đưa QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn đánh sang đông bắc Campuchia (1970). Sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, làm đại sứ lưu động của Mĩ. Cuối đời nhận ra sai lầm trong quan điểm của mình, B nói: “Tôi là nhà yêu nước lỗi thời, trước đây bao giờ tôi cũng cho rằng nước tôi về cơ bản là đúng trong quan hệ đối xử với các nước khác”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:46:07 pm »


        BẤT NGỜ, hành động tác chiến làm cho đối phương không đoán trước được hoặc phát hiện muộn, không kịp đối phó; một nguyên tắc của nghệ thuật QS. Có BN về chiến thuật, chiến dịch và chiến lược. Để đạt được BN cần giữ bí mật ý định và chuẩn bị tác chiến, (lực lượng, thế trận, thời gian, địa điểm, quy mô tác chiến, phương pháp tác chiến, đồng thời khéo ngụy trang, nghi binh lừa địch). BN bảo đảm đạt hiệu quả tác chiến lớn nhất bằng lực lượng nhỏ và tiêu hao, tổn thất ít nhất.

        BẪY, phương tiện chiến đấu (thường là vũ khí thô sơ tự tạo) được bố trí giấu kín hoặc ngụy trang theo địa hình tự nhiên, nhằm sát thương, tiêu diệt đối phương khi vấp phải. Cấu tạo gồm phương tiện sát thương (mũi chông, đạn đá, vũ khí cháy nổ...) hoặc phương tiện sát thương kết hợp với cạm để điều khiển hoạt động của phương tiện. Thường kết hợp với việc lợi dụng và xử lí các yếu tố địa hình, địa vật để tạo ra những tác động bất ngờ làm cho đối phương sa B. Việc sử dụng B xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, phát triển từ các hoạt động săn bắn đến các hoạt động QS, đã phát huy tác dụng to lớn trong các cuộc chiến tranh từ cổ đại đến đương đại. Bẫy đá, các loại chông... là những dạng B được nhân dân VN sử dụng có hiệu quả trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm.

        BẪY ĐÁ, vũ khí lạnh thô sơ, tạo ra sự rơi (lăn) bất ngờ của nhiều hòn đá từ độ cao nhất định xuống địa hình định trước để sát thương hoặc làm rối loạn đội hình đối phương, tạo điều kiện để tiêu diệt (sa vào bãi chông, mìn hoặc trận địa phục kích). Tuỳ theo điều kiện địa hình, vật liệu, nơi bố trí... BĐ có nhiều kiểu loại khác nhau. Cấu tạo một BĐ điển hình gồm: đá, giàn đựng, dây treo, lẫy, cạm vòng, dây vướng... Khi dây vướng bị kéo căng (do đối phương tự vướng hoặc người điều khiển), lẫy tuột khỏi cạm vòng, đá đựng trên giàn rơi (lãn) xuống. BĐ có thể bố trí đơn chiếc hoặc liên hoàn trên cành cây, vách đá... và được ngụy trang kĩ. BĐ dược dùng rộng rãi ở vùng rừng núi VN, từ thời cổ, trong KCCP và KCCM.

        BẪY ĐẠN, vũ khí tự tạo được làm từ đạn của các loại súng bộ binh và pháo cao xạ (12,7mm, 12,8mm, 14,5mm và 20mm) để sát thương đối phương ở cự li gần trong điều kiện không có súng. BĐ thường gồm: ống chứa viên đạn, chốt đỡ, đế và kim hỏa. Khi bố trí bẫy, ống chứa được đóng xuống đất sao cho đầu đạn nhô cao hơn mặt đất 2-3cm. Khi giẫm phải, viên đạn tụt xuống đột ngột, kim hỏa đâm vào hạt lửa, thuốc phóng cháy, đạn nổ, đầu đạn (hoặc mảnh kim loại) băn thẳng lên, sát thương mục tiêu.

        BẪY RAĐA, phương tiện kĩ thuật tạo ra tín hiệu phản xạ giống như mục tiêu thật (tạo mục tiêu giả) để thu hút rađa bám sát của đối phương, gây hiện tượng mất bám của các hệ thống bám sát tự động của rađa và tên lửa tự dẫn; làm cho rađa cảnh giới khó phân biệt với mục tiêu thật. Theo phương pháp sử dụng, BR chia thành: bẫy có điều khiển (tên lửa có các thiết bị phản xạ, phát xạ); bẫy kéo theo mục tiêu (góc phản xạ, lưới kim loại...); bẫy phóng vào không gian (bó, lưỡng cực phản xạ, góc phản xạ, máy phát nhiễu...).

        BÊ VANH CAT nh B-24 LIBÊRATƠ

        BÊ VANH XIT nh B-26 MARÔĐƠ

        BỂ CHỨA XĂNG DẦU, khí tài chứa đựng và bảo quản xăng dầu có dung tích sử dụng từ lm3 (RPL) trở lên tại các kho xăng dầu. Được sử dụng để tiếp nhận, dự trữ, bảo quản, cấp phát xăng dầu. BCXD được phân loại theo hình dạng và cấu tạo: bể trụ đứng, bể trụ nằm; theo vật liệu làm bể: bể thép, bê bê tông cốt thép, bể cao su; theo phương pháp đặt bể: bể nổi, bể chìm, bể nửa nổi nửa chìm.

        BẾ VĂN ĐÀN (1931-53), Ah LLVTND (truy tặng 1955). Dân tộc Tày, quê xã Triệu Âu, h. Phục hòa (nay thuộc h. Quảng Hoà), t. Cao Bằng; nhập ngũ 1949; đv ĐCS VN (1953); khi hi sinh là tiểu đội phó thuộc Đại đoàn 316. Trận Mường Pồn (Lai Châu, 12.1953), khi quân địch phản kích đợt ba, đại đội chỉ còn 17 người, tình thế rất khẩn trương, một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hi sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng. Không do dự, BVĐ rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: ”kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch, đẩy lùi đợt phản kích. BVĐ mình đầy thương tích, đồng đội kịp thời cứu chữa và được kết nạp Đảng tại trận địa trước lúc hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:47:52 pm »


        BÊLARUT (Cộng hòa Bêlarut; A. Republic of Belarus), quốc gia ở Đông Âu. Dt 207.600km2; ds 10,32 triệu người (2003); 80% người Bêlarut, 13% Nga, 4% Ba Lan, 3% Ucraina. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bêlarut, tiếng Nga được dùng phổ biến. Tôn giáo: Thiên chúa giáo. Thủ đô: Minxcơ. Chính thể cộng hòa. đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ bằng phẳng, phía nam có rừng, đầm lầy, rừng chiếm 1/3 diện tích tự nhiên. Khí hậu lục địa, ôn hòa. Lượng mưa trung bình hàng năm 500-700mm. Sông chính: Đnhep. Nước công - nông nghiệp. Các ngành công nghiệp chính: chế tạo ô tô, máy kéo; khai thác dầu mỏ, than bùn... Nông nghiệp: trồng lúa mì, khoai tây, củ cải đương...; chăn nuôi: bò, cừu, lợn... Giao thông phát triển. GDP 12,219 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.230 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 24.1.1992. LLVT: lực lượng thường trực 79.800 người (lục quân 29.300, phòng không và không quân 22.000,  các đơn vị và cơ quan trực thuộc BQP 28.500), lực lượng bán vũ trang 110.000, lực lượng dự bị 289.500. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 1.608 xe tăng, 1.588 xe chiến đấu bộ binh, 919 xe thiết giáp chở quân, 1.471 pháo mặt đất, 60 tên lửa Scut, 36 tên lửa đạn đạo SS-21, 212 máy bay chiến đấu  (Su-24, Su-25, Su-27, MiG-29), 58 máy bay trực thăng vũ trang, 350 tên lửa phòng không. Ngân sách quốc phòng 176,7 triệu USD (2002).


        BÊLIDƠ (A. Belize), quốc gia trên bán đảo Yucatan ở Trung Mĩ. Dt 22.965km2; ds 266,4 nghìn người (2003); chủ yếu người da đen, da đỏ, người lai. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Benmôpan. Đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diên. Cơ quan lập pháp: quốc hội (hai viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thú tướng đứng đầu. Địa hình: đồng bằng thấp; phía nam là dãy Maia, đỉnh cao nhất 1.122m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rừng nhiệt đới ẩm và đầm lầy chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ. Nước nông nghiệp, chuyên trồng mía, lúa, ngô. Công nghiệp: chế biến gỗ, chế biến nông sản. Tư bản Anh, Mĩ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. cảng biển chính: Bêlidơ; sân bay quốc tế: Schenli-Phind. GDP 805 triệu USD (2002), bình quân đầu người 3.260 USD. Thành viên LHQ (25.9.1981), Phong trào không liên kết,. Tổ chức các nước châu Mĩ, Cộng đồng Caribê, Khối liên hiệp Anh. LLVT: lực lượng thường trực 1.050 người, lực lượng dự bị 700 người. Trang bị: 6 súng cối, 8 súng không giật, 14 tàu tuần tiễu loại nhỏ. Ngân sách quốc phòng 18,5 triệu USD (2002).


        BÊN MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH, chiến lược ngoại giao của Mĩ dưới thời tổng thống Aixenhao (1953-60) khi Mĩ mất độc quyền (nhưng vẫn còn ưu thế vượt trội) về vũ khí hạt nhân và lực lượng không quân chiến lược. Nội dung: dựa trên sức mạnh áp đảo về kinh tế, QS và sự đe dọa chiến tranh hạt nhân để tiến hành các hoạt động đối ngoại, gây sức ép, bao vây, ngăn chặn, phá hoại sự phát triển của LX và các nước XHCH; khống chế các nước đồng minh và phụ thuộc; chống lại phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh cho hòa bình nhằm giành quyền thống trị thế giới. Kết hợp chiến lược ngoại giao BMHCT với chiến lược trả đũa ồ ạt, Mĩ đã tạo ra tình hình căng thẳng, đối đầu giữa các nước lớn, đe dọa nghiêm trọng an ninh thế giới, đẩy loài người vào cuộc chiến tranh lạnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:49:38 pm »


        BẾN CÁT, huyện đồng bằng thuộc t. Bình Dương (2.1975- 11.1996 sáp nhập với Bính Phước thuộc t. Sông Bé), huyện lị: thị trấn Mĩ Phước, bắc tx Thủ Dầu Một 30km theo QL 13. Địa hình thoải dần từ bắc xuống nam. Các sông lớn: sông Sài Gòn, sông Đổng Nai. Giao thông: QL 13, các tỉnh lộ: 30, 741, 744, 745,746 và 747. Trong KCCP, tại BC diễn ra nhiều chiến dịch của các LLVTND Quân khu Sài Gòn - Gia Định tiến công quân Pháp dọc các tuyến giao thông. Trong KCCM, BC là căn cứ kháng chiến, nơi đứng chân của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. 18.6.1965 Mĩ sử dụng 30 máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm xuống khu vực Trảng Lớn, Bờ Cảng thuộc xã Long Nguyên (đây là trận tập kích đẩu tiên bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mĩ trong chiến tranh VN).

        BẾN HẢI, sông ở t. Quảng Trị. Dài 65km, bắt nguồn từ núi Dông Chân, Dông Riang (thuộc h. Hướng Hóa) trên dãy Trường Sơn. chảy giữa các huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, đổ ra Biển Đông tại Cửa Tùng, gần vĩ tuyến 17. Thượng lưu có tên Rào Thanh. Theo hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, BH được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Bắc và miền Nam VN.

        BẾN NGHÉ, bên thuyền trên sông Sài Gòn, nay là khu vực bến Bạch Đằng ở phường Bến Nghé, q. 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tk 18-19, tên BN thường được dùng để chỉ thành Gia Định hoặc cả vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Hiện nay tên BN vẫn được dùng để đặt hoặc gọi nhiều địa danh khác ở tp Hồ Chí Minh như rạch BN (dài khoảng 12km, ranh giới tự nhiên giữa các quận 1, 5 và 4, 8; cg rạch Sài Gòn, rạch Bình Dương, rạch Chợ Lớn, rạch Cầu Ông Lãnh, kênh Tàu Hủ (đoạn giữa), kênh An Thông), phường Bến Nghé (q. 1), sông Bến Nghé (đoạn sông Sài Gòn chảy qua tp Hồ Chí Minh), cảng Bên Nghé ở phường Tân Thuận Đông, q. 1...

        BẾN THỦY, khu vực cảng dọc bờ Sông Lam, đông nam tp Vinh 5km, cách Cửa Hội llkm theo đường bộ, 25km theo đường thủy. Được xây dựng từ thời thuộc Pháp, hiện nay gồm: 3 bến cảng, nhà kho (2.000m2), bãi chứa (15.000m2). Độ sâu bên 4m, độ sâu luồng 2,5m, cập bến được tàu trọng tải trên l.000t. Ngày 1.5.1930 công nhân BT cùng nông dân các xã lân cận biểu tình mở đầu phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Trong KCCM, BT là đầu mối giao thông quan trọng, thường xuyên bị không quân và hải quân Mĩ đánh phá ác liệt song vẫn bảo dảm giao thông thông suốt. Tập thể công nhân bến phà BT được tuyên dương đơn vị Ah LLVTND. Hiện nay BT đang được xây dựng thành khu công nghiệp với nhiều nhà máy: dệt, ép dầu, sửa chữa tàu, vật liệu xây dựng. 1.9.1990 hoàn thành xây dựng cầu BT vượt Sông Lam (trên QL 1) dài 630,5m, 8 nhịp bê tông cốt thép cho hai làn xe ô tô và người đi bộ.

        BẾN TRE, tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; bắc giáp Tiền Giang, đông và đông nam giáp Biển Đông, tây và tây nam giáp Trà Vinh và Vĩnh Long. Dt 2.315,02km2; ds 1,34 triệu người (2003); chủ yếu là người Kinh. Nguyên là tiểu khu BT tách ra từ t. Vĩnh Long; 1891 đổi thành tỉnh. 10.1956 đổi thành t. Kiến Hoà. Sau KCCM vản giữ tên BT. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Bến Tre. Địa hình bằng phẳng, nằm trên các cù lao giữa hai nhánh Cửa Đại và cổ Chiên của sông Tiền Giang; kênh rạch dày đặc, lớn nhất là các sông Cứa Đại, Hàm Luông, cổ Chiên. Bờ biển dài 65km, thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sàn. Tỉnh nông nghiệp, kinh tế vườn phát triển, sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 395,5 nghìn tấn (lúa 392,1 nghìn tấn), thủy sản 134.263t. Công nghiệp: chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, ép dầu dừa,... giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.229,4 tì đồng. Giao thông thủy bộ thuận lợi, các tuyến đường bộ: 881, 882, 884, 885. Quê hương Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Định... Truyền thống lịch sử CM: cuộc nổi dậy chống Pháp của Tấn Kế (Lê Quang Quan) 1875; Nhiêu Đẩu, Nhiêu Gương ở Mỏ Cày 1895; phong trào đồng khỏi (I960)... Ngày 6.11.1978, LLVTND Bến Tre được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 04:51:29 pm »


        BẾN VƯỢT, khu vực chướng ngại nước và địa hình tiếp giáp hai bên bờ, được thiết bị để bảo đảm cho bộ đội và phương tiện KTQS vượt qua. Có các loại: BV bằng cầu nổi (cầu PMP, TPP, LPP, cầu nổi bằng tre, bương hoặc bằng các vật liệu tại chỗ khác), BV bằng phà (phà có ca nô đẩy, dắt, lấy từ bộ cầu nổi PMP, TPP, LPP hay bằng các phương tiện ứng dụng khác), bến lội (nơi nước nông, đất đáy cứng, tốc độ nước chảy nhỏ dùng cho bộ đội vượt qua. Khi đáy sông, suối đất mềm hoặc nước sâu, có thể dùng đá, sỏi, vật liệu khác khắc phục và tôn cao), bến tăng đi ngầm (ở đáy sông được gia cố và có thiết bị bảo đảm an toàn cho tăng vượt qua). Thành phần cơ bản của BV gồm: đường lên xuống bến, trạm điều chỉnh, vọng cảnh giới; khu vực tập kết phương tiện vượt sông, vị trí chỉ huy BV, công sự chiến đấu, công sự phòng tránh... Những công trình trên được làm trong quá trình thiết bị BV, bảo đảm các hoạt động của bến thuận lợi, có hiệu quả.

        BÊNANH (Cộng hòa Bênanh:   République du Benin. A. Republic of Benin), quốc gia ở Tây Phi. Dt 112.622km2; ds 7,04 triệu người (2003); gồm người Phông (47%), Atgia (12%), Bariba (10%), Yôruba (9%). Ngón ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: 70% tôn giáo truyền thống, còn lại theo đạo Cơ Đốc, đạo Hồi... Thủ đô: Pooctô Nôvô. Chính thể cộng hòa. đứng đầu nhà nước và hội đồng hành pháp quốc gia (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan quyền lực cao nhất: hội đồng CM toàn quốc (quốc hội). Địa hình: bắc là cao nguyên (cao 500m), tây bắc lả núi Atacôra (cao 635m), nam là đồng bằng. Khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Các sông chính: Veme và Ôcpara. Rừng xích đạo ở phía nam và dọc theo các sông. Nước nông nghiệp, công nghiệp kém phát triển. GDP 2,37 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 370 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 14.3.1973. LLVT: lực lượng thường trực 4.750 người (lục quân 4.500, không quân 150, hải quân 100). Tuyển quân theo lệnh nhập ngũ. Trang bị: 20 xe tăng, 33 xe thiết giáp, 16 pháo mặt đất, 8 máy bay các loại, 1 tàu tuần tiễu. Ngân sách quốc phòng 61 triệu USD (2003).


        BỆNH BINH, 1) quân nhàn tại ngũ bị bệnh đang điều trị tại bệnh viện hoặc quân nhân đã xuất ngũ mắc bệnh khi còn tại ngũ nay tái phát, được nhận vào điều trị tại bệnh viện QĐ; 2) quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức lao động từ 61% trở lèn do hoạt động ở chiến trường; hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn, gian khổ từ 3 năm trở lên hoặc chưa đủ 3 năm nhưng đã có trên 10 năm công tác trong QĐ, công an nhân dân; đã công tác trong QĐ, công an nhân dân đủ 15 năm. BB được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “giấy chứng nhận bệnh binh”, được hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ mất sức lao động và tính theo mức lương; được hướng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

        BỆNH BỨC XẠ nh BỆNH PHÓNG XẠ

        BỆNH PHÓNG XẠ, bệnh toàn thân do cơ thể bị tác động của bức xạ ion hóa trong chiến tranh hạt nhân hoặc do sự cố phóng xạ, các nguồn phóng xạ trong còng nghiệp và tự nhiên... gây nên. Tuỳ theo liều lượng và cách tác động của bức xạ, có BPX cấp và BPX mạn, bệnh do chiếu ngoài (tương đối đều hoặc cục bộ) và do chiếu trong (khi chất phóng xạ xâm nhập cơ thể). BPX cấp (do bức xạ có liều lượng lớn trong thời gian ngắn) được chia thành bốn mức: nhẹ (liều lượng bức xạ 100-200R), vừa (200-400R), nặng (400-600R) và rất nặng (trên 600R). BPX cấp điển hình là BPX thể tủy xương. Bệnh diễn biến qua bốn thời kì: phản ứng đầu tiên, tiềm tàng, toàn phát và hồi phục. Thể bệnh này có thể cứu chữa được. Bệnh nặng như thể não, thể ruột... thường dẫn tới tử vong trong vòng vài ngày đến một tuần. BPX mạn (do bị bức xạ liều lượng rất lớn trong thời gian ngắn hoặc liều lượng nhỏ trong thời gian dài) diễn biến từ rối loạn chức năng có thể hồi phục đến những tổn thương thực thể gây nên bệnh nặng như suy tủy, ung thư. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị BPX. Có thể hạn chế tác động của bức xạ đến cơ thể bằng cách sử dụng những phương tiện phòng hộ cá nhân, tập thể, sử dụng thuốc bảo vệ phóng xạ và chấp hành nghiêm ngặt các quy chế an toàn phóng xạ và điều trị.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM