Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:43:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AĂÂ  (Đọc 5865 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 02:53:06 pm »


        AR-15, tiểu liên Mĩ thuộc họ súng trường tự động M16, đưa vào trang bị 1963. Cỡ nòng 5,56mm, khối lượng 3,68kg, dài 990mm, sơ tốc đạn 1.000m/s, tầm bắn trên thước ngắm 500m, tốc độ bắn lí thuyết 700-950 phát/ph (tốc độ bắn thực tế phát một 45-65 phát/ph, liên thanh 150-200 phát/ph), băng đạn chứa 20 hoặc 30 viên, tự động theo nguyên lí trích khí tác động trực tiếp lên khóa nòng không có píttông. Dưới nòng có thể kẹp ống phóng lựu cỡ 40mm kiểu M79 với tầm bắn 400m tạo thành súng kết hợp M203. AR-15 là trang bị cơ bản của bộ binh Mĩ và QĐ Sài Gòn trong chiến tranh xâm lược VN; là loại súng tiêu chuẩn, hiện được trang bị rộng rãi trong QĐ NATO và nhiều nước khác. Cg M16A1, tiểu liên cực nhanh.
 

        ARAPHAT (A. Yasir Arafat; s. 1929), chủ tịch Tố chức giải phóng Palextin (PLO) kiêm tổng tư lệnh các LLVT Palextin (từ 1969); tổng thống Nhà nước Palextin (từ 1989). Sinh tại Giêruxalem, theo đạo Hồi. 1944 gia nhập Liên đoàn sinh viên Palextin. 1948 tham gia cuộc chiến tranh chống Ixraen do Apđen Cade Hutxênni lãnh đạo. Sau đó học khoa cơ khí, Trường đại học Cairô (Ai Cập). 1952 chủ tịch Hội liên hiệp sinh viên Palextin. 1968 thành lập Phong trào giải phóng dân tộc Palextin An Phata. 1969 chủ tịch Tổ chức giải phóng Palextin (PLO). 1988 tuyên bố thành lập Nhà nước Palextin độc lập. 1989 tổng thống Nhà nước Palextin. 1994 trở về Gada trực tiếp lãnh đạo chính quyền dân tộc, được bầu chủ tịch chính quyền dân tộc Palextin trong cuộc tuyển cử đầu tiên được tổ chức tại Gada và bờ tây sông Gioocđan (1996). Hội đồng hòa bình thế giới tặng huân chương Giôliô Quyri (1979), giải thưởng Nôben về hòa bình (1993).

        ARẬP XÊUT (Vương quốc Arập Xêut; al-Mamlakah al- ’Arabiyah as-Sa’udiyah, A. Kingdom of Saudi Arabia), quốc gia ở Tây Á. Dt 2.240.000km2; ds 24,29 triệu người (2003); hơn 90% người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni (85%), dòng Siai (15%). Thủ đô: Riat. Chính thể quân chủ, đứng đầu nhà nước là quốc vương; thủ tướng nắm quyển lập pháp, hành pháp, kiêm tổng tư lệnh QĐ và chánh án toà án tối cao. Địa hình chủ yếu là sa mạc (95% lãnh thổ), cao dần về phía tây tới 2.000-3.000m, ven Biển Đỏ là vùng đồng bằng pha cát, sát vịnh Pecxich là vùng đồng bằng dài gần 500km. Khí hậu khô nóng, nhiệt độ cao nhất tới 54°c. Sông ngòi ít khi có nước. Lượng mưa trung bình khoảng l00mm/năm. Công nghiệp: khai thác dầu mỏ và khí đốt (chiếm 92% thu nhập quốc dân, 98% giá trị xuất khẩu) đứng thứ 3 thế giới, điện năng, hóa dầu, luyện kim, lắp máy... Sản phẩm nông nghiệp chính: lúa mì, chà là, đại mạch... Chăn nuôi: cừu, dê, lạc đà. GDP 186,489 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 8.710 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Liên đoàn các nước Arập, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. LLVT: lực lượng thường trực 124.500 người (lục quân 75.000, hải quân 15.500, không quân 18.000, phòng không 16.000). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 1.055 xe tăng, 970 xe chiến đấu bộ binh, 1.940 xe thiết giáp chở quân, 238 pháo mặt đất xe kéo, 170 pháo tự hành, 400 súng cối, 4 tàu frigat, 4 tàu khu trục, 26 tàu tuần tiễu chiến đấu, 7 tàu quét mìn, 7 tàu hộ tống hỗn hợp, 294 máy bay chiến đấu, 21 máy bay trực thăng. Ngân sách quốc phòng 21,3 tỉ USD (2002).


        ARICHKHAYA nh A LÍ HẢI NHA

        ARÔMẢNGSƠ (P. Araumanche), tàu sân bay trực thăng lớp Colotsut, do xưởng đóng tàu Vichcơ - Amxtrong (Anh) đóng 1.6.1942, hạ thủy 1943; Anh bán cho hải quân Pháp 1946; được nâng cấp 1950-51 và 1957-58. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 211,7m, rộng 24,5m, cao 36,0m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 14.000t, lượng giãn nước chở đầy 18.500t, mớn nước 7m; chở được 24 máy bay trực thăng; trang bị 4 nồi hơi kiểu 3 trống; động cơ tuabin khí Paon, công suất 2.94MW (4.000cv), 2 trục chân vịt; tốc độ 23,5 hải lí/h; lượng dự trữ nhiên liệu 3.200t, bán kính hoạt động 12.000 hải lí ở tốc độ 14 hải lí/h. Quân số 1.019 người (42 sĩ quan, 777 nhân viên trên tàu và 200 nhân viên không quân).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 02:54:28 pm »


        ASEAN (vt từ A. Association of Southeast Asian Nations -  Hiệp hội các nước Đông Nam Á), tổ chức của các nước Đông Nam Á nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua các chương trình hợp tác, bảo vệ sự ổn định chính trị và kinh tế, diễn đàn giải quyết các khác biệt trong nội bộ ASEAN. Thành lập 8.8.1967 tại Băng Cốc (Thái Lan); gồm 10 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan (5 thành viên sáng lập), Brunây (1984), VN (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999), Papua Niu Ghinè (quan sát viên). Trụ sở: Giacacta (Inđônêxia). Cơ quan hoạch định chính sách cao nhất: hội nghị cấp cao (họp chính thức một lần và họp không chính thức ít nhất một lần trong nhiệm kì 3 năm), sau đó là hội nghị bộ trưởng ngoại giao; ngoài ra còn có các hội nghị cấp bộ trưởng hay các quan chức cao cấp về kinh tế, tài chính, thương mại... Cơ quan tư vấn gồm: ủy ban thường trực (ASC), Ban thư kí, Hội đồng tư vấn chung (JCM) và các ủy ban chuyên môn về thương mại, tài chính, thông tin, giao thông vận tải, nông nghiệp, khoa học, văn hóa... Các tổ chức phối hợp với các nước ngoài ASEAN gồm: hội nghị sau Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN, Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM), Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), các ủy ban ASEAN ở nước thứ ba, các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại. 12.1998 VN đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 họp tại Hà Nội và từ 8.2000 VN đảm nhận chủ tịch: ủy ban thường trực ASEAN (ASC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) va Ban điều phối hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANAWFZ); nhiệm kì 1 năm.

        AT-L, xe xích kéo pháo hạng nhẹ do LX sản xuất. Khối lượng không tải 6,3t, khối lượng đủ tải 8,3t, trọng tải 2t, khối lượng kéo theo lớn nhất 6,3t. Xe dài 5,313m, rộng 2,214m. cao 2,2m, khoảng sáng gầm xe 0,35m, áp suất trên nền 0,45 kG/cm2. Số chỗ ngồi trong cabin: 2 (trên thùng xe 10). Động cơ điêzen YaMZ-204VKr, 4 xilanh, làm mát bằng nước, công suất 99,3 kW (135cv); dung tích hệ thống nhiên liệu 300 lít. Tốc độ lớn nhất 42km/h, hành trình dự trữ 300km. Khả năng vượt vách đứng 0,6m, vượt hào rộng lm, lội ngầm sâu 0,6m (một số xe có thể lội sâu lm). Lúc đầu được dùng chủ yếu để kéo pháo và cối (pháo lựu 122 và 152mm, cối 160 và 240mm, pháo phòng không 57mm). Sau này việc kéo pháo được chuyển cho các xe bánh lốp 6x6, và AT-L được dùng vào những mục đích khác. Được sử dụng trong QĐ nhiều nước, trong đó có VN.

        AT-T, xe xích kéo pháo hạng nặng do LX sản xuất, Khối lượng không tải 20t, khối lượng đủ tải 25t, trọng tải 5t, khối lượng kéo theo lớn nhất 25t. Xe dài 7,043m, rộng 3,154m, cao 2,845m, khoảng sáng gầm xe 0,425m, áp suất trên nền khi không tải 0,52kG/cm2, khi đủ tải 0,68kG/cm2. Được trang bị tời kéo, cơ cấu moóc - kéo và thùng xe để chở hàng. Số chỗ ngồi trong cabin: 4 (thùng xe có thể bố trí đến 16 chỗ). Động cơ diezen A-401 hình chữ V, 12 xilanh, làm mát bằng nước, công suất 305,2kW (415cv), dung tích hệ thống nhiên liệu 1.415 lít. Tốc độ lớn nhất 38km/h, hành trình dự trữ khi kéo pháo l.l00km. Khả năng leo dốc lớn nhất 35°. vượt vách đứng lm, vượt hào rộng 2,lm, lội ngầm sâu 0,75m (một số xe có thể lội sâu lm). Được sử dụng trong QĐ nhiều nước, trong đó có VN. Lúc đầu chuyên dùng để kéo pháo lựu nòng dài 180mm S-23, pháo phòng không 130mm KS-30 và pháo bờ biển 130mm SM-4-1. Hiện nay AT-T là xe kéo công dụng chung dùng để kéo các hệ thống trang bị khác nhau (kể cả trong việc cứu kéo xe tăng, thiết giáp). Được dùng làm xe cơ sở cho nhiều loại trang bị khác, đặc biệt là các xe máy công trình.

        ATEN (cổ), thành bang phát triển nhất trong các thành bang Hi Lạp cổ đại. A đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh. QĐ giữ vai trò chủ yếu ở A. Trong chiến tranh Pêlôpônedơ QĐ còn là dân binh, sau đó đã trở thành QĐ đánh thuê. Lực lượng chiến đấu chủ yếu là bộ binh nặng, chiến thuật chủ yếu là đánh bằng đội hình phalăng. Khi hãm thành có sử dụng phương tiện KTQS: xe phá thành, tháp di động, máy bắn đá và máy phóng tên. Phương pháp cơ bản tiến hành trận chiến đấu trên biển là đâm bằng mũi ngầm và áp mạn. Hạm đội Aten tác chiến trên đường giao thông biển và bằng cách này đã chiếm được lãnh thổ đối phương từ đường biển. A phát triển thương mại nhờ cảng Piré - nơi hội tụ của cư dân trên bờ sông Ilisô nên nhanh chóng trờ thành một thành bang lớn nổi tiếng với các tượng đài vĩ đại. Tk 5tcn, A là kinh đô sầm uất nhất thời cổ đại, trung tâm đại học và văn hóa của thế giới và vùng Địa Trung Hải; nơi hội tụ các danh nhân cổ đại Hi Lạp như Talet, Pitago, Xôcrat, Platôn... Là xứ sở đền Pactênông và quần thể kiến trúc Acrôpôn, nơi mở đầu môn chạy Maratông, khởi xướng nhiều cuộc đua Ôlimpic.

        ATK nh AN TOÀN KHU
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 02:59:25 pm »


        ATLANTIC (A. Atlantic), tàu con thoi thứ tư củạ Mĩ. Bay lần đầu 3.10.1985 (chuyến bay 51J). Khối lượng rỗng 77.658 kg, sức mang tải 24.990kg lên quỹ đạo 204km, 28,5°. Có lớp bảo vệ với 21.801 miếng lợp cách nhiệt chịu nhiệt độ cao, sử dụng nhiều lần và 1.977 tấm lót bảo vệ nhiệt. Sau chuyến bay 61B (27.11.1985) và tai nạn của tàu Chalengiơ (1.1986), đã bị ngừng bay để hoàn thiện. Bay trở lại 2.12.1988 (chuyến bay STS-27). Từ chuyến STS-37 (5.4.1991), kết cấu tàu được nâng cấp. Đến cuối 3.1996 đã thực hiện 17 chuyến bay.

        ATLAT, hệ thống núi ở tây bắc châu Phi. Dài trên 2.000km, rộng 400km, nằm trên lãnh thổ ba nước: Marốc, Angiêri, Tuynidi. Gồm các dãy núi: A Ten, A cao, A giữa, A Xahara. A nằm trong phạm vi của đới khí hậu cận nhiệt đới Địa Trung Hải. Mùa hè nóng và khô, nhiệt độ trung bình 26°-28°C, lượng mưa trung bình 700-800mm/năm. Trên các sườn núi (tới độ cao 500m) là các rừng cây bụi, cao hơn (500-1.200m) là rừng cây cận nhiệt, 1.200-1.500m rùng cây hỗn hợp, cao hơn nữa là rừng lá nhọn, trên cùng là vùng băng tuyết vĩnh cửu. Có các mỏ: sắt, chì, kẽm, côban, phôtpho... Dọc các sườn phía bắc có tuyến đường sắt Gabe (Tuynidi) - Xaphi (Marốc). A cắt ngang 10 tuyến đường ô tô.

        ATS-59, xe xích kéo pháo hạng trung do LX sản xuất (thay cho xe AT-S), có sử dụng một số kết cấu của xe tăng T-54. Khối lượng không tải: 13t, khối lượng đủ tải lót, trọng tải 3t, khối lượng kéo theo lớn nhất 14t. Kíp xe 2 người. Xe dài 6,28m, rộng 2,78m, cao 2,3m (kể cả khung bạt thùng xe 2,5m), khoảng sáng gầm xe 0,425m, áp suất trên nền 0,52kG/cm2. Xe có tời kéo, cơ cấu móc - kéo và thùng xe để chờ hàng. Động cơ điêzen A-650, 12 xilanh bố trí hình chữ V, làm mát bằng nước, công suất 220,6kW (300cv). Tốc độ lớn nhất 39km/h, hành trình dự trữ 350km. Khả năng leo dốc 30°, vượt vách đúng l,lm, vượt hào rộng 2,5m, lội ngầm sâu l,5m. Chủ yếu dùng để kéo các loại pháo như M-46 (cỡ nòng 130mm). Có thể dùng để kéo xe tăng hạng nhẹ và cứu kéo xe tăng bị sa lầy. Được dùng làm xe cơ sở cho một số trang bị chuyên dùng như xe máy công trình, lắp đặt các hệ thống vũ khí... Được sử dụng trong QĐ nhiều nước, trong đó có VN.

        ATTILA (406-453), thủ lĩnh các bộ lạc Hun (434). Năm 445 giết anh trai để độc quyền làm thủ lĩnh. Tiến hành các cuộc hành quân tàn bạo, gây tai họa cho nhiều nước, mở rộng lãnh thổ Hung Nô từ lưu vực sông Vonga đến Sông Ranh, tập trung khai phá vùng Pannônia (Hunggari ngày nay). 447 tàn phá các nước nằm giữa Biển Đen và Địa Trung Hải, đánh bại hoàng đếTêôđôxiut. 451 đánh sang vùng Gôlơ, bị liên minh lực lượng La Mã và các bộ lạc Tây Gôt đánh bại ở đồng bằng Catalao (gần sông Macnơ), buộc phải rút về Pannônia. 452 đánh sang Italia, tàn phá nhiều thành phố. trừ Rôma vì giáo hoàng đã cống nộp cho A số tiền lớn. A đã thành công trong phương pháp tác chiến sử dụng kị binh ồ ạt và chớp nhoáng. Dưới thời A liên minh các bộ lạc Hun đạt tới giai đoạn cực thịnh. A chết, đế chế Hun suy vong.

        AXIT XIANHIDRIC (AC), chất độc toàn thân, công thức hóa học H-ON. Dạng tinh khiết là chất lỏng không màu, mùi hạnh nhân. Nhiệt độ đông đặc -15°c, nhiệt độ sôi 26,5°C; rất dễ bay hơi, tan trong nưóc (bị thủy phân ngay ở nhiệt độ thường), các dung môi hữu cơ (rượu, ête. xăng, cacbua hiđrô lỏng) và một số chất độc khác (cloxian, bromxian, phôtgen). Sử dụng ở thể hơi, gây trúng độc qua đường hô hấp. Triệu chứng trúng độc: giãn đồng tử, rát họng, cảm nhận có vị tanh kim loại trong miệng, buồn nôn, đau đầu, khó thở, co giật. Cơ chế trúng độc: làm rối loạn quá trình hô hấp của tế bào và mô, gây ra hiện tượng đói ôxi, dẫn đến tử vong. Liều tử vong 2-5mg.ph/l. Nồng độ thấp chủ yếu gây chảy nước mắt. Thường sử dụng dưới dạng hỗn hợp với các chất độc khác, nhồi trong bom, đạn hóa học hoặc trong các thùng thả từ máy bay. QĐ Pháp đã sử dụng trong CTTG-I. Trong chiến tranh Iran - Irắc (1980-88), QĐ Irắc sử dụng bom chứa AC trong trận tập kích hóa học vào tp Halagia. Khí tài phòng độc: mặt nạ. Thuốc giải độc: amilnitrit, propilnitrit.

        ĂN MÒN ĐIỆN HÓA kim loại, quá trình phá hủy kim loại do tác động của môi trường xung quanh theo quy luật động học điện hóa. Kim loại tiếp xúc với chất điện li môi trường (nước, muối, dung dịch axit, kiềm và các chất khí) xảy ra quá trình điện hóa, các nguyên tử kim loại chuyển dịch trong chất điện môi dưới dạng ion. Kết quả là các vật phẩm kim loại bị mất dần tính chất cho tới khi bị phá hủy hoàn toàn.

        ĂN MÒN HÓA HỌC kim loại, quá trình phá hủy kim loại do tác động của môi trường theo quy luật phản ứng hóa học. Trong phản úng này nguyên tử kim loại tương tác trực tiếp với phần tử của môi trường (nước, ôxi, axit...) và chuyên thành trạng thái ion. Do bị ăn mòn, kim loại bị mất dần tính chất cho tới khi bị phá hủy hoàn toàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:01:28 pm »


        ĂN MÒN kim loại, sự phá húy kim loại, hợp kim do các tương tác hóa học hoặc điện hóa với môi trường. Theo đặc điểm hình học, có các loại ĂMkl: liền khối, bề mặt, dưới bề mặt, giữa các tinh thể... Theo đặc điểm tương tác, có: ĂMkl hóa học (trong môi trường không dẫn điện như khí, dầu mỏ.„), ĂMkl điện hóa. Theo môi trường ăn mòn, có các loại ĂMkl: trong axít (ĂM axit), trong kiềm, trong muối... Theo tác động phụ, có: dưới ứng suất, khi ma sát, tiếp xúc... Chống ĂMkl để giữ gìn, bảo quản trang bị vũ khí, khí tài, kéo dài tuổi thọ phục vụ của chúng là vấn đề rất quan trọng trong QS.

        ĂNGGHEN (Đ. Friedrich Engels; 1820-95), lãnh tụ và người thầy vĩ đại, nhà lí luận CM và QS thiên tài của giai cấp công nhân thế giới, cùng Mác* sáng lập CNXH khoa học. Sinh trong một gia đình tư bản công nghiệp tại Vuppơtan (Đức). 1839 viết báo và nghiên cứu triết học. 1841 phục vụ trong QĐ và học đại học tổng hợp Beclin. 11.1842 sang làm việc trong văn phòng nhà máy của cha tại Manchextơ (Anh). 8.1844 sang Pari (Pháp) và gặp Mác*, khởi đầu tình bạn chiến đấu bền chật giữa hai người. 1.1847 gia nhập Liên minh những người cộng sản, được ủy nhiệm viết dự thảo cương lĩnh của liên minh “Nguyên lí của CNCS”. Trên cơ sở đó cùng Mác* viết “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (2.1848). Tháng 5.1849 tham gia cuộc khởi nghĩa vũ trang CM tại Tây và Nam nước Đức. 11.1850 trở lại làm việc trong hãng buôn tại Manchextơ (Anh) để có tiền giúp Mác* hoàn thành bộ “Tư bản”. 9.1864 tham gia sáng lập Hội liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất). 1864-76 cùng Mác* soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng của Quốc tế thứ nhất, đấu tranh chống những khuynh hướng CNXH phi vô sản của Latxan, Pruđông, Bacunin..., đưa chủ nghĩa Mác thành hệ tư tưởng CM chủ đạo trong phong trào công nhân quốc tế. Sau khi Mác* qua đời (1883), Ă dồn công sức sưu tập, chỉnh lí có hệ thống và xuất bản quyển II (1885), quyển III (1894) bộ Tư bản của Mác*. Cả cuộc đời hoạt động CM của Ă gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức, bị bóc lột. Ả là nhà lí luận QS đầu tiên của giai cấp vô sản, được Lênin đánh giá là nhà QS vĩ đại. Những tác phẩm: “chống Đuyrinh”, “Quân đội”, “Nội chiến ở MT\ “Chiến tranh nông dân ở Đức”... là những đóng góp to lớn vào lí luận QS, học thuyết chiến tranh và QĐ của chủ nghĩa Mác; luận giải một cách khoa học về nguồn gốc, bản chất giai cấp của chiến tranh và QĐ. Luận điểm của Ă: “một dân tộc muốn giành độc lập thì không thể hạn chế ở những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường. Khởi nghĩa của quần chúng, chiến tranh CM, các đội du kích ở khắp nơi, đó là phương thức duy nhất mà nhờ chúng, một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng một dân tộc lớn, một QĐ yếu hơn có thể đối chọi được với QĐ mạnh hơn, được tổ chức tốt hơn” đã được thực tiễn CM ở VN chứng minh. Toàn bộ di sản lí luận của Ă được in trong “C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập”.


        ĂNGGÔLA (Cộng hòa Ănggôla; República de Angola. A. Republic of Angola), quốc gia ở tây nam châu Phi. Dt 1.246.700km2; ds 10,766 triệu người (2003), phần lớn là người Bantu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bồ Đào Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa, đạo Vạn vật hữu linh. Thủ đô: Luanda. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, kiêm tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. 90% lãnh thổ là cao nguyên cao trên l.000m, đỉnh Môcô cao 2.610m. Phía tây là đồng bằng hẹp ven biển, tây nam là sa mạc. Giàu khoáng sản: dầu mỏ, quặng sắt, đặc biệt là kim cương. 80% dân số làm nông nghiệp, sản phẩm xuất khẩu chính: cà phê. GDP 9,471 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 700 USD. Thành viên LHQ (1.12.1976), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 12.11.1975. LLVT: lực lượng thường trực 100.000 người (lục quân 90.000, hải quân 4.000, không quân và phòng không 6.000). Trang bị: 660 xe tăng, 400 xe chiến đấu bộ binh, 170 xe thiết giáp chở  quân, 450 pháo mặt đất, 300 súng cối, 450 pháo phòng không, 104 máy bay chiến đấu, 40 máy bay trực thăng, 7 tàu tuần tiễu... Ngân sách quốc phòng 250 triệu USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:04:41 pm »

   
       ĂNGTIGOA VÀ BACBUĐA (A. Antigua and Barbuda), quốc gia thuộc quần đảo Ăngti Nhỏ trong vùng biển Caribê. Dt 442km2; ds 67.897 người (2003); chủ yếu là người da đen và người lai. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Tin Lành. Thủ đô: Xanh Giôn. Chính thể quân chủ nghị viện, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm 3 đảo Ăngtigoa (đảo đá vôi thấp, độ cao đến 402m), Bacbuđa (đảo san hô, có rừng) và Ređonđa (mũi đá). Nước nông nghiệp; trồng mía, bông, ngô, cam, quít. Xuất khẩu đường, bông, hoa quả. Du lịch là ngành kinh tế chủ đạo, mỗi năm thu khoảng 250 triệu USD. GDP 682 triệu USD (2002), bình quân đầu người 9.960 USD. Thành viên LHQ (11.11.1981), Tổ chức các nước châu Mĩ, Khối liên hiệp Anh. LLVT: lực lượng thường trực 170 người (lục quân 125 người, hải quân 45 người), lực lượng dự bị 75 người. Trang bị 3 tàu tuần tiễu. Ngân sách quốc phòng 4 triệu USD (2002). Trên đảo Ăngtigoa có các căn QS của Anh và Mĩ.


        ÂM HỌC, 1) phần vật lí học nghiên cứu các dao động đàn hồi ở tất cả các dải tần số và sự tương tác của chúng với môi trường; 2) (nghĩa hẹp) phần vật lí học nghiên cứu về các dao động đàn hồi trong chất khí, chất lỏng, chất rắn mả thính giác con người cảm nhận được (có tần số 16.000-20.000 Hz). Các bộ phận của ÂH được nghiên cứu sâu và ứng dụng rộng rãi: thủy ÂH, ÂH phân tử, ÂH phi tuyến... Trong QS, ÂH (đặc biệt là thủy ÂH) được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, như: trinh sát, thông tin liên lạc, định vị... ÂH là một trong những lĩnh vực cổ nhất của vật lí học (tk 4tcn). Các nhà bác học có công đóng góp phát triển ÂH là: Galilê, Niutơn, Laplat, ơle, Becnuli...

        ẤN ĐỘ (Cộng hòa Ấn Độ; Bharat, Bharatavarsha, A. Republic of India), quốc gia ở Nam Á. Dt 3.165.596km2 (bao gồm cả phần lãnh thổ các bang Giamu và Casmia do ÂĐ quản lí); ds 1.049 triệu người (2003); phần lớn là người Hindu, Anđra, Maratha... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hindu, tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Hindu (83%), đạo Hồi dòng Sunni (11%), đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Xích. Thủ đô: Niu Đêli. Chính thể cộng hòa liên bang, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (Viện dân biểu và Viện liên bang). Cơ quan hành pháp: tổng thống và chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình thấp dần từ tây sang đông. Cao nguyên Đêcan cao 400-800m chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Phía bắc và đông bắc là dãy Himalaya có nhiều đỉnh cao trên 7.000m, nam Himalaya là đồng bằng Ấn -  Hằng. Các sông lớn: Sông Hằng, Bramaputra, Sông Ấn... Hệ thống giao thông phát triển. Có 95 cảng hàng không; cảng biển: Côncata (Cancutta), Mumbai (Bombay), Sennai (Mađrat), Côchi... Khí hậu xích đạo (ở miền nam) và nhiệt đới gió mùa (ở miền bắc). Nước nông - công nghiệp, 70% dân số làm nông nghiệp. Đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì, chè, bông sợi, cao lương; hàng thứ hai về quặng sắt, thép, nhôm. Xuất khẩu: chè, vải, bông, đay, máy móc, thiết bị... Một trong ba cường quốc hạt nhân ở châu Á. GDP 477,324 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 460 USD. Thành viên LHQ (30.10.1945), Khối liên hiệp Anh, Phong trào không liên kết... Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp tổng lãnh sự 2.1956, cấp đại sứ 7.1.1972. LLVT: lực lượng thường trực 1.298.000 người (lục quân 1.100.000, hải quân 53.000, không quân 145.000), lực lượng dự bị 535.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 3.988 xe tăng, 1.500 xe chiến đấu bộ binh, 317 xe thiết giáp chở quân, 4.175 pháo mặt đất, 5.000 súng cối, 2.424 pháo phòng không, 701 máy bay chiến đấu các loại, 16 tàu ngầm, 1 tàu sân bay, 8 tàu khu trục, 11 tàu frigat, 39 tàu tuần tiễu, 18 tàu quét mìn, 7 tàu đổ bộ, 32 tàu hộ tống, 35 máy bay chiến đấu hải quân, 50 máy bay trực thăng vũ trang hải quân. Các cản cứ hải quân: Mumbai, Côncata, Côchi, Niu Đêli...; căn cứ không quân: Niu Đêli, Tiruvettipuram, Ganđinaga... Ngân sách quốc phòng 15,6 tỉ USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:08:07 pm »


        ẤN ĐỘ DƯƠNG, đại dương lớn thứ ba của Trái Đất, phần lớn nằm ở Nam Bán Cầu, bắc giáp châu Á, đông giáp Ôxtrâylia, nam giáp châu Nam Cực, tây giáp châu Phi; dt 76.174.000km2, sâu trung bình 3.710m. Các biển và vịnh chính: Biển Đỏ, biển Arập, vịnh Pecxich, vịnh Bengan... Các đảo lớn: Mađagaxca, Xri Lanca, Xucutra... Các quần đảo chính: Maxcarên, Cômo; Andaman, Nicôba, Xãysen... có nguồn gốc núi lửa và các quần đảo san hô: Manđivơ, Chagôt... Có nhiều dãy núi ngầm dưới nước. Vịnh Pecxich có nhiều mỏ dầu khí. Khu vực ADD có 30 căn cứ QS của Mĩ: Becbera, Môgađisu, Hacgâyxa (Xômali), Môngbaxa (Kênia), Maxcầt (Oman), Manama (Baren), Điêgô Gacxia... Các cảng chính: Aden, Mumbai, Côncata, Carachi, Chitagông, Côlômbô, Rănggun...

        ẤN HÀ nh SÔNG ẤN

        ẤP BẮC, ấp nhỏ thuộc xã Tân Phú, h. Cai Lậy, t. Tiền Giang, đông tp Mĩ Tho 20km, tây nam tp Hồ Chí Minh 60km. Tại đây 1963, các đơn vị QGPMN VN đã đánh bại hoàn toàn cuộc càn quét lớn của QĐ Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy (x. trận Ấp Bắc, 2.1.1963). ÂB trở thành biểu tượng cho tinh thần quật khởi của cuộc KCCM, mở ra phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” trong KCCM.

        ẤP BIA, cao điểm cao 937m ở vùng thung lũng A Sầu thuộc h. A Lưới, t. Thừa Thiên - Huế, tây nam tp Huế 50km, sát biên giới Việt - Lào. 10-17.5.1969 diễn ra trận A Bia, trận đánh diễn ra rất ác liệt, riêng ở ÂB gần 300 lính Mĩ bị chết và bị thương. Lính Mĩ sống sót trong trận này kinh hoảng gọi ÂB là “Đồi thịt băm” (A. “Hamburger Hill”).

        ẤP CHIẾN LƯỢC, khu dồn dân ở nông thôn miền Nam VN do Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm lập ra từ 1961 nhằm thực hiện chính sách bình định của Mĩ ở miền Nam Việt Nam theo phương châm “tát nước bắt cá”, tách dân khỏi CM. ÂCL mang tính chất cứ điểm phòng vệ của chính quyền Sài Gòn trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, chống phong trào nổi dậy và chiến tranh du kích của nhân dân miền Nam. Được xây dựng theo những tiêu chuẩn thống nhất: xếp các hộ thành từng nhóm có trách nhiệm kiểm soát và bảo vệ lẫn nhau (ngũ gia liên bảo); tổ chức thanh niên vũ trang bảo vệ; mọi sinh hoạt đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt; bên ngoài có hàng rào bao quanh, cổng ra vào được canh gác ngày đêm, có hầm hào chiến đấu để chống các cuộc tiến công của du kích. Quản lí bằng biện pháp tổng hợp chính trị, QS, kinh tế, văn hóa, trong đó QS là biện pháp chính. Chương trình xây dựng ÂCL được Mĩ và Ngô Đình Diệm coi là quốc sách, là xương sống của chiến tranh đặc biệt. Lúc đầu ÂCL đã gây cho CM miền Nam những khó khăn và tổn thất nhưng về sau hiệu lực yếu kém dần. Sau cuộc đảo chính 1.11.1963 Ngô Đình Diệm bị giết chết, chương trình xây dựng ÂCL bị bỏ dở.

        ẤP ĐỜI MỚI x. ẤP TÂN SINH

        ẤP TÂN SINH, khu dồn dân ở nông thôn miền Nam VN do chính quyền Nguyễn Khánh tổ chức từ 1965 thay cho ấp chiến lược, với mục đích vẫn như ấp chiến lược, nhưng thủ đoạn xảo quyệt hơn; bộ phận ưu tiên hàng đầu trong chính sách bình định của Mĩ ở miên Nam Việt Nam thời kì này. Hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt kiểu ấp chiến lược được thay thế bằng tổ chức tuần tra bên ngoài của LLVT. Căn cứ tình trạng an ninh, hệ thống các ÂTS được phân thành 4 loại: A (hoàn toàn an ninh), B (an ninh tương đối), c (kém an ninh). D (an ninh bị uy hiếp) để có đối sách phù hợp tránh gây căng thẳng. Đội ngũ cán bộ quản lí ấp được lựa chọn và huấn luyện kĩ; thi hành một số biện pháp mị dân như: xây dựng câu lạc bộ, nhà hộ sinh, trạm xá, trường học, trạm truyền tin, làm đường sá, giúp đỡ kĩ thuật và hướng dẫn sản xuất. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã làm phá sản một bước chương trình ÂTS, nhiều ÂTS từ loại A, B xuống loại c và hàng loạt ấp tan rã. Cg ấp đời mới.

        ÂU LẠC, quốc gia của người Việt cổ, do Thục Phán thành lập cuối tk 3tcn sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt (Tây Âu), Lạc Việt (nước Văn Lang) và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tần (214-208tcn). Lãnh thổ bao gồm phần lớn Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ VN và một phần t. Quảng Tây TQ ngày nay; kinh đô: cổ Loa (hiện còn di tích tại xã cổ Loa, h. Đông Anh, Hà Nội). Sau thất bại của An Dương Vương trong kháng chiến chống Triệu (181-179tcn), bị sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà.

        ÂU VĂN HÙNG (s. 1945), Ah LLVTND (1979). Dân tộc Cao Lan, quê xã Phú Sơn, h. Định Hóa, t. Thái Nguyên; nhập ngũ 1965, thượng tá (1993); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là thượng úy phi công thuộc Phi đội 4. Trung đoàn 937, Sư đoàn 372, BTL không quân. Là phi công lái MiG- 17, được huấn luyện chuyển sang lái máy bay A-37 thu được của địch. 2.1978-79 chiến đấu ở biên giới Tây Nam 55 trận, cùng biên đội bắn chìm 11 tàu chiến, 1 phà, phá hủy 6 trận địa pháo, 15 xe QS, 7 SCH (2 SCH chiến dịch, 2 SCH sư đoàn, 3 SCH trung đoàn), 3 kho hậu cần, 1 trung tâm thông tin, tạo thời cơ cho bộ binh và hải quân QĐND VN chiến đấu thắng lợi. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:05:58 pm »

     
HẾT A Ă Â
Logged

Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM