Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:10:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AĂÂ  (Đọc 5914 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 04:12:46 pm »

            
        Al, đồi cao 503m ở khu trung tâm Mường Thanh (nguyên có tên là đồi Phu Lang Chương). Tại Al, QĐ Pháp xây dựng cứ điểm kiên cố, thuộc hệ thống phòng ngự phía đông của phân khu trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cách SCH của tướng Đờ Caxtơri 300m về phía đông, do một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Marốc 4 chốt giữ, kiểm soát hai cầu qua sông Nậm Rốm, khống chế các cứ điểm Cl, C2 ở thấp hơn. Việc đánh chiếm AI là một trong những hoạt động tác chiến kéo dài (x. trận đồi A1, 30.3-7.5.1954) và gay go quyết liệt nhất, góp phần quyết định đưa đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954).

        A-l XCAIRAIĐƠ (A. A-l Skyraider - Giặc nhà trời), máy bay cường kích cánh quạt của Mĩ do hãng Mac Đônen Đuglat chế tạo. Tính năng chiến - kĩ thuật của A-1H (AD-6): sải cánh 15,25m, dài ll,84m; khối lượng cất cánh lớn nhất 11.340kg; tốc độ bay lớn nhất 518km/h; tầm bay 2.116km; trần bay 8.685m; động cơ píttông kiểu R-3.350-26WB có cóng suất 1985kW (2.700cv); kíp bay 1 hoặc 2 người. Vũ khí: 4 pháo 20mm (có thể bắn hơn 2.000 viên đạn/ph), mang tối đa 3.625kg bom, đạn. A-l có thể ném bom với độ chính xác khá cao và bay trên mục tiêu lâu hơn máy bay cường kích phản lực, chuyên dùng để chống du kích và yểm trợ QĐ. Mẫu đầu tiên bay thử 1945. Sau đó có các mẫu A-1D, A-1E, A-1H, A- 1J. Máy bay A-l được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Triều Tiên, được trang bị cho không quân của QĐ Sài Gòn từ 9.1960 (tổng số 329 chiếc A-1E và A-1H), được coi là phương tiện yểm trợ đường không tầm gần chủ yếu. Tổng cộng có 3.180 chiếc A-l đã được xuất xưởng và hoạt động chiến đấu tới năm 1979."


        A-4 XCAIHOOC (A. A-4 Skyhavvk - Chim ưng nhà trời), máy bay cường kích hạng nhẹ của hải quân Mĩ do hãng Mac Đônen Đuglat sản xuất. Sải cánh 8,53m, dài 12,52m, khối lượng cất cánh lớn nhất 11.113kg, tốc độ lớn nhất 1.038km/h, tẩm hoạt động 3.380km; động cơ tuabin phản lực; một chỗ ngồi. Vũ khí: bom thường hoặc hạt nhân (tối đa 3.000kg), tên lửa (không đối đất, không đối không), 2 pháo 20mm nòng dài. A-4 được nghiên cứu thiết kế 9.1953. Mẫu đầu tiên XA401 bay thứ 22.6.1954. Trang bị cho các hạm đội Thái Bình Dương và Đại Tây Dương 26.10.1956. Đã cải tiến thành các mẫu A-4A, B, C, E, G, H, K, L, M, N, P, Q. A-4 được Mĩ sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN. Chiếc A-4 bị bắn rơi đầu tiên ở Hòn Gai - Bãi Cháy (t. Quảng Ninh) 5.8.1964, do trung úy Anvaret lái và bị bắt làm tù binh Mĩ đầu tiên trong cuộc chiến tranh phá hoại Bắc VN.


        A-6 INTRUĐƠ (A. A-6 Intruder - Kẻ xâm nhập), máy bay cường kích do hãng Grumman Aeroxpêt (Mĩ) thiết kế và chế tạo. Có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết và ở độ cao thấp. Bay thử lần đầu 1960. Các biến thể: A-6A (máy bay ném bom, sử dụng từ 1963); KA-6D (máy bay tiếp dầu trên không); EA-6A và EA-6B (máy bay trinh sát và chế áp điện tử); A-6B. A-6C và A-6E (bay thử lần đầu 1970)... Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 16,69m; cao 4,93m; sải cánh 16,15m; khối lượng rỗng 12.090kg; khối lượng cất cánh lớn nhất 26.580kg; kíp bay 2 người; lắp 2 động cơ phản lực; tốc độ bay lớn nhất 1.100km/h (ở độ cao thấp); trần bay 12.925m; tầm bay (mang vũ khí tối đa) 1.627km; có thể mang 8.170kg vũ khí (30 bom loại 227kg hoặc 3 bom loại 908kg và 2-4 tên lửa các loại).

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2019, 11:53:18 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 04:31:13 pm »


        A-12, pháo phản lực mang vác do VN chế tạo để phóng đạn M-14-OF của pháo phản lực BM-14 (LX). Gồm: một ống phóng dài lm, đường kính 140mm, gắn trên giá gỗ dài lm, rộng 0,2m, dày 0,02m; khối lượng khoảng 10kg. Tầm bắn 10.000m, điểm hỏa bằng điện. A-12 do BTL pháo binh, Cục nghiên cứu kĩ thuật BQP, Trường đại học tổng hợp Hà Nội, Nhà máy chế tạo công cụ số 1 Bộ cơ khí luyện kim, Nhà máy Z-119 BQP phối hợp nghiên cứu chế tạo. Loại pháo phản lực mang vác đầu tiên sử dụng trong KCCM.

        A-37, máy bay cường kích hạng nhẹ do hãng Cetxna (Mĩ) chế tạo trên cơ sở máy bay huấn luyện T-37. Có hai biến thể chính: A-37A (39 chiếc đầu tiên), được cải tiến từ máy bay huấn luyện T-37B, lắp 2 động cơ phản lực J85-GE-5, bay thử lần đầu 1963; A-37B, sản xuất hàng loạt từ 1.1967, đến 1977 xuất xưởng 577 chiếc và ngừng sản xuất. Một số tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 8,93m, cao 2,7m, sải cánh 10,93m; khối lượng rỗng 2.650kg, khối lượng cất cánh lớn nhất 6.350kg; kíp bay 2 người; 2 động cơ phản lực J85-GE-17A; tốc độ bay lớn nhất 816km/h, trần bay 12.730m, tầm bay 740km. Trang bị một súng máy 7,62mm 6 nòng (1.500 viên đạn) lắp ờ mũi máy bay; mỗi bên cánh có 4 giá treo, có thê mang bom hoặc rôckét với tổng khối lượng 2.200kg. Ngoài không quân Mĩ, A-37 còn được trang bị cho QĐ nhiều nước như Chile, Braxin, Peru, Colombia, CHLB Đức, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Thái Lan... 1967 có 25 chiếc A-37A đã được đưa sang VN, trang bị cho các đơn vị không quân Mĩ và QĐ Sài Gòn; đến 1968 đã thực hiện 10.000 chuyến bay chiến dấu. 28.4.1975 chỉ sau ít ngày huấn luyện, các phi công không quân nhân dân VN đã sứ dụng 5 máy bay A-37 chiến lợi phẩm đánh bom vào sân bay Tân Sơn Nhất (x. Phi đội Quyết Thắng).


        A-72, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai kiểu 9K32 và 9K32M của LX (tên LX: “Strela-2”, NATO: “Grail”, kí hiệu Mĩ: SA-7, VN: A-72). Các bộ phận chính: tên lửa tự dẫn hồng ngoại 9M32 (9M32M), ống phóng 9P54 (9P54M), cơ cấu phóng 9P53 (9P58), bộ nguồn 9V17. Các tính năng chính: đường kính ống phóng 100mm, chiều dài ống phóng 1.490 (1.500)mm; đường kính tên lửa 72mm, chiều dài tên lửa 1.423 (1.440)mm, khối lượng chiến đấu 14,5 (15)kg, khối lượng tên lửa 9,15 (9,8)kg. Động cơ nhiên liệu rắn, đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động, tốc độ bay trung bình 430 (500)m/s, đầu đạn kiểu nổ mảnh, khối lượng 0,37kg, ngòi chạm nổ. Diệt mục tiêu ờ cự li tà xa nhất 3.400 (4.200)m, độ cao 50- 1.500 (2.300)m. Tốc độ tối đa của mục tiêu khi bắn đuổi là 220 (260)m/s, khi bắn đón là 100 (150)m/s. Thời gian tự hủy 11-14 (14-17)s. Trang bị cho QĐ LX, các nước khối Vacsava trước đây và nhiều nước khác. Đã sử dụng trong cuộc chiến tranh VN và Trung Đông. Tại VN, A-72 đã bắn rơi nhiều máy bay Mĩ.

        A BÁT XÍCH (H. Abachi, Apachi; ?-1288), tướng Nguyên -  Mông tham gia hai cuộc xâm lược Đại Việt (1285 và 1288). Người Ninh Hạ (TQ). Trước 1285 tham gia chinh phục Nam Tống, chiếm Ngạc Châu. 3.1285 đem viện binh sang cứu nguy cho quân Nguyên - Mông ở Đại Việt, song thất bại, cùng Thoát Hoan chạy về nước. 23.11.1286 được cử làm hữu thừa của “Chinh Giao Chỉ hành tỉnh” (cơ quan phụ trách việc xâm lược Giao Chi, tức Đại Việt). 1288 ABX làm tướng tiên phong chỉ huy 10.000 quân. 2.1288 hiến kế cho Thoát Hoan cấp tốc bình định Đại Việt và bắt vua Trần để tránh bị sa lầy trong cuộc chiến tranh kéo dài. Khi bị quân nhà Trần phản còng, ABX lại làm nhiệm vụ tiên phong mở đường cho đại quân Nguyên- Mông rút chạy về nước, đến biên giới ABX bị chết do trúng tên tẩm thuốc dộc.

        A BIA, vùng đồi núi ở thung lũng A Sầu thuộc h. A Lưới, t. Thừa Thiên - Huế, tây nam tp Huế 50km, gần biên giới Việt- Lào. Gồm một dãy các điểm cao: A Lộc, A Bia, Ấp Bia (cao 937m), 748, A Hứa, A Phía kế tiếp nhau và cách đường 14 (đi qua huyện lị A Lưới) khoảng 6km. Tại đây, 10-17.5.1969 các đơn vị QGP và du kích đã đánh bại cuộc hành quân càn quét Apachi Xnâu (Apache Snow) của Mĩ và QĐ Sài Gòn. Trận đánh ác liệt nhất diễn ra gần điểm cao 937 (động Ấp Bia), nơi được mệnh danh là “Đồi thịt băm” (A. “Hamburger Hill”).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 04:36:20 pm »

     
        A DỪA (1936-68), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Dàn tộc Xtiêng, quê xã Đắc Nông, h. Ngọc Hồi, t. Kon Tum; nhập ngũ 1960; đv ĐCS VN; khi hi sinh là chuẩn úy, đại đội phó Đại đội 2, Tiểu đoàn 304 bộ đội địa phương tỉnh Kon Turn. Trong KCCM, 1960-68 chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 102 trận, diệt 120 địch, phá hủy 6 xe QS, đánh sập 14 lô cốt, thu 25 súng. Trận Con Tiêu (bắc Kon Turn, 12.1964). mũi xung kích của tiểu đoàn đang cắt rào bị lộ, địch bắn dữ dội, AD ôm bộc phá dần đầu trung đội tiến vào trung tâm, đánh sập lô cốt chính và diệt nhiều hỏa điểm, tạo điều kiện cho đơn vị tiêu diệt toàn bộ VỊ trí địch, diệt 104, bắt sống 15, thu 50 súng các loại (AD diệt 30 địch, đánh sập 6 lô cốt). Trận Con Co (6.1966), chi huy trung đội tiến công trên hướng chủ yếu diệt 1 đại dội địch (AD diệt 20 địch, phá hủy 8 lô cốt). 30.1.1968 tham gia chỉ huy đánh sân bay Kon Tum, dùng bộc phá phá ba lớp rào, diệt lô cốt đầu cầu, thông cửa mở để tiểu đoàn xung phong, phá hủy 25 mấy bay, 30 xe QS, diệt 200 quân Mĩ; AD hi sinh. Huân chương: 3 Chiến công hạng ba.


A LÍ HẢI NHA (H. Alihaiya, Arikhaya; 7-1286), tướng Nguyên - Mông, phò tá Thoát Hoan trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (x. kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II (1285). Dân tộc Uygual. Trước khi đánh Đại Việt, ALHN đã cùng A Truật chinh phục xong Nam Tống, được Hốt Tất Liệt xếp vào hàng “công thần khai quốc” và cử đứng đầu “Chinh Nam hành tỉnh Kinh Hồ” (cơ quan phụ trách xâm lược các nước phương Nam). 1284 khi đem quân đến biên giới Đại Việt, ALHN gửi thư cho vua Trần đòi cấp lương thực cho quân Nguyên - Mông đi đánh Chămpa và lên biên giới đón Thoát Hoan. 27.1.1285 cùng Thoát Hoan đem 50 vạn quân xâm lược Đại Việt. Bị chăn đánh ở nhiều nơi, song vẫn vào được Thăng Long do quân Trần bỏ trống. Sau các trận phản công của nhà Trần (ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương), quân Nguyên - Mông bị tổn thất nặng, ALHN và Thoát Hoan phải rút chạy về Tư Minh (TQ). Ốm chết (1286).

        A LƯỚI, huyện ở phía tây t. Thừa Thiên - Huế, tây giáp Lào; huyện lị (thị trấn A Lưới trên QL 14) cách Huếkhoảng 40km. Địa hình chủ yếu là rừng núi hiểm trở. Trung tâm là thung lũng AL chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam, kẹp giữa hai dãy núi cao, với các đỉnh Động Ngàn 1.774m, Re Lao 1.487m, Co A Nồng 1.228m... QL 14 chạy dọc thung lũng, QL 49 nối huyện lị AL với QL 1. Trong KCCM có Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua. 1969 Sư đoàn dù 101 Mĩ mở nhiều cuộc hành quân ở AL, bị QGPMN VN đánh bại. Mĩ đã rải nhiều chất độc hóa học xuống rừng núi ở khu vực này.

        A NUN (s. 1945), Ah LLVTND (1969). Dân tộc Pa Cô (Tà Ôi), quê xã A Ngo, h. A Lưới, t. Thừa Thiên - Huế; nhập ngũ 1961; đv ĐCS VN (1963); tuyên dương Ah khi là trung đội trưởng vận tải gùi thồ, Đại đội 2, Tiểu đoàn 224, Trung đoàn 23, Cục hậu cần Quân khu 5. Xuất thân từ gia đình có truyền thống CM (AN là cháu Hồ Vai, em Can Lịch), 11 tuổi làm liên lạc bảo vệ tuyến giao liên cho cán bộ, 14 tuổi tham gia vận chuyển vũ khí, lương thực cho bộ đội giải phóng ở mặt trận A Lưới. 1961-75 vận tải bằng gùi, đạt năng suất kỉ lục về gùi (thường xuyên mỗi lần gùi được 90kg trên đường rừng núi) ở chiến trường Khu 5. Có nhiều sáng kiến buộc, kẹp hàng để gùi những hàng nặng và cồng kềnh, có chuyến AN mang được 4 nòng pháo ĐKB và một quả đạn cối, có chuyến mang một máy nổ nặng và cồng kềnh. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì, 1 hạng ba).


        A SẦU, thung lũng thuộc h. A Lưới, t. Thừa Thiên - Huế, gần biên giới Việt - Lào, tây nam tp Huế 45km. Chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam, giữa có QL 14, hai bên là đồi núi vối nhiều điểm cao như Ap Bia (937m), Re Lao (1.487m). Trong KCCM, một nhánh của Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua AS. Quân Mĩ cho AS là đầu mối giao thông quan trọng, vận chuyển người, vũ khí, hậu cần cho chiến trường miền Nam VN nên đã mở nhiều cuộc hành quân càn quét lớn để phá tuyến đường vận chuyển này, nhưng đều bị các đơn vị QGPMN VN đánh bại. Nổi tiếng nhất trong các trận đánh ác liệt ở AS là trận A Bia.

        ABRAM (A. Creighton Williams Jr Abrams; 1914-74), tư lệnh quân Mĩ ở miền Nam VN (1968-72), đại tướng. Trong CTTG-II chỉ huy đơn vị xe tăng. Đầu những năm 60 chỉ huy sư đoàn, quân đoàn, phó tham mưu trường tác chiến lục quân. Trước khi sang VN, phó tham mưu trưởng thứ nhất lục quân Mĩ. 1967 phó tư lệnh quân Mĩ ở miền Nam VN. Trong thời gian làm tư lệnh, A phải thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh do chính quyển Nichxơn đề ra, mặc dù A nghi ngờ khả năng QĐ Sài Gòn có thể thay thế quân Mĩ. A đã thay đổi chiến thuật của lục quân Mĩ ở miên Nam VN theo hướng tác chiến bằng những đơn vị nhỏ, thay cho tác chiến tìm diệt quy mô lớn dưới thời Oetmolen, nhằm hạn chế thương vong cho quân Mĩ. Để gây sức ép với đối phương, tạo điều kiện rút quân, A đã cho quân Mĩ đánh sang Campuchia (1970) và QĐ Sài Gòn đánh sang Lào (1971), nhưng đều thất bại. 1972 là tham mưu trưởng lục quân Mĩ, A đã có một số điều chỉnh kế hoạch và chiến lược của lục quân Mĩ thời kì sau chiến tranh VN.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2019, 04:43:34 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 04:47:03 pm »

   
        ACĐEN, vùng núi ở phía nam nước Bỉ, một phần ở Pháp và Luyxembua, là phần tiếp phía tây của dãy núi dọc Sông Ranh. Dài 160km. Bề mặt phần lớn là cao nguyên, độ cao khoảng 400m, điểm cao nhất 694m. Địa hình bị chia cắt bời những thung lũng sâu và hẹp. Sườn phía bắc không có rừng, sườn phía nam là rừng cây, vườn, cánh đồng. Mạng đường ô tô phát triển. Tại A trong CTTG-II, quân Đức mở chiến dịch phản công chiến lược (16.12.1944 - 25.1.1945), chiến dịch phản công cuối cùng của Đức tại mặt trận Tây Âu (x. chiến dịch Acđen).

        ACHA XOA (Nặc Ông Bướm; ?-?), thủ lĩnh khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Campuchia (1863-66). Bất bình trước việc triều đình Nôrôđôm kí hiệp ước Pháp - Campuchia (1863), đặt Campuchia dưới ách bảo hộ của Pháp, AX sang VN (1864) và tham gia phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng tây nam VN, nơi có nhiều người Khơme sinh sống, phối hợp hoạt động của nghĩa quân với lực lượng chống Pháp của thủ khoa Huân ở VN. 1864-65 AX về nước chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm tỉnh Cam Pốt, uy hiếp Phnôm Pênh. 8.1866 AX bị phản bội và bị bắt đày ra Côn Đảo (VN). Nghĩa quân của AX tiếp tục chiến đấu và gia nhập nghĩa quân Pucom Bô (xt khởi nghĩa Acha Xoa).        

        ACHENTINA (Cộng hòa Achentina; TBN. República Argentina, A. Argentine Republic), quốc gia ở đông nam lục địa Nam Mĩ. Dt 2.780.400km2; ds 38,74 triệu người (2003); 85% người gốc Tây Ban Nha và châu Âu, 15% người lai và da đỏ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa 93%. Thủ đô: Buẽnôt Airet. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (Thượng nghị viện và Viện dân biểu). Địa hình đa dạng. Miền bắc là vùng đồng cỏ xen lẫn rừng, miền trung là vùng đồng bằng Pampa, miền nam là cao nguyên Patagôna giá lạnh. Dãy núi Anđet ở phía tây, chạy dọc từ bắc đến nam, là biên giới tự nhiên với Chilê, đỉnh cao nhất Acôncagua 6.960m. Nước nông - công nghiệp, một trong những nước sản xuất lúa mì, thịt bò, thịt cừu, rượu nho, len hàng đầu thế giới. Công nghiệp: khai khoáng, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, lọc dầu... GDP 268,638 ti USD (2002), bình quân đầu người 7.170 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 25.10.1973. LLVT: lực lượng thường trực 69.900 người (lục quân 41.400, không quân 12.500, hải quân 16.000). Tuyển quân theo lệnh động viên. Trang bị: 350 xe tăng, 160 xe chiến đấu bộ binh, 450 xe thiết giáp chở quân, 200 pháo mặt đất, 20 pháo tự hành. 1.460 súng cối, 600 bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển, 490 pháo phòng không, 155 máy bay chiến đấu, 121 máy bay trực thăng, 3 tàu ngầm, 6 tàu khu trục, 8 tàu frigat, 14 tàu tuần tiễu, 2 tàu đổ bộ, 10 tàu hộ tống. Căn cứ hải quân: Buênôt Airet, Ma đen Plata... Ngân sách quốc phòng 940 triệu USD (2002). 


        ACMÊNIA (Cộng hòa Acmênia; Ayastan, Ayastani Anrapêtutiun, A. Republic of Armenia), quốc gia ở vùng Nam Capcadơ, bắc giáp Grudia, tây và tây nam giáp Thổ Nhĩ Kì và Iran, nam và đông nam giáp Adecbaigian. Dt 29.800km2; ds 3,33 triệu người (2003); 90% là người Acmêni, 10% các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Acmêni. Tôn giáo: chính giáo Acmênia. Thủ đô: Erevan. Đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Toàn bộ lãnh thổ là núi và cao nguyên, 90% diện tích ở độ cao trên 1.000m, đỉnh cao nhất: Aragat (4.090m). Khí hậu cận nhiệt đới khô, lượng mưa không đáng kể. Sông Arac, hồ Xavan. Nước công - nông nghiệp; công nghiệp: luyện kim mầu, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng...; nông nghiệp: trồng lúa mì, khoai tây... GDP 2,118 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 560 USD. Thành viên LHQ 2.3.1992), Cộng đổng các quốc gia độc lặp (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN 14.7.1992. LLVT: lực lượng thường trực 44.610 người (trong đó lục quân 38.900, phòng không không quàn 3.160), lực lượng dự bị 210.000. Tuyến quản theo luật nghĩa vụ QS. Trang bị 120 xe tăng, 110 xe chiến đấu bộ binh, 36 xe thiết giáp chở quân, 229 pháo mặt đất. 8 máy bay chiến đấu, 13 máy bay trực thăng, 87 tên lửa phòng không... Ngân sách quốc phòng 62 triệu USD (2002).


« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2019, 11:08:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 04:58:09 pm »

   
        ADECBAIGIAN (Cộng hòa Adecbaidan; Azarbayjan Republikasi; A. Azerbaijan, Azerbaijani Republic), quốc gia ở phía đông Dacapcadie, tây bờ biển Caxpi. Dt 86.600km2; ds 7,83 triệu người (2003); 80% người Adecbaigian, 9% người Acmêni, 10% người Nga. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Adec. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Siai. Thú đô: Bacu. 28.4.1920 thành lập CHXHCN Xô viết A. 5.12.1936 gia nhập Liên Xô. 1991 tuyên bố là quốc gia độc lập. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Quyền lập pháp thuộc quốc hội. Có hại vùng tự trị: Nakhichevan và Nagomưi Carabăc. Núi chiếm 1/2 dt lãnh thổ. Đông bắc và tây nam là các nhánh cùa dãy núi Capcadơ, đồng bằng Cura - Arac ở trung tâm, đông nam là núi Talưsơ và đồng bằng Lencôran, phía đông giáp biển Caxpi. Khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa phân bố không đều 200-1.700mm/năm. Các sông chính: Cura, Arac. Cảng biển: Bacu. Là nước công nông nghiệp. Công nghiệp: điện, khai thác dầu khí, lọc dầu, luyện thép, nhôm, hóa dầu, cơ khí, điện tử... Nông nghiệp: trồng bông, ngũ cốc, khoai tây. GDP 5,58 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.068 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN 23.9.1992. LLVT: lực lượng thường trực 72.100 (lục quân 62.000, phòng không và không quân 7.900, hải quân 2.200), lực lượng dự bị 300.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS, thời gian phục vụ 17 tháng. Trang bị: 220 xe tăng, 135 xe chiến dấu bộ binh, 381 xe thiết giáp chở quân, 282 pháo mặt đất. 40 tên lửa phòng không, 48 máy bay chiến đấu, 15 máy bay trực thăng, 6 tàu tuần tiễu, 5 tàu quét mìn, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu hộ tống. Ngân sách quốc phòng 118 triệu USD (2002).


       AĐAMXIT (diphenylamincloasin, DM), chất độc kích thích và gây nôn. Công thức hóa học (C6H5)2AsClNH. Công thức cấu tạo:


        A nguyên chất có cấu trúc tinh thể màu vàng hoặc lục nhạt. Sản phẩm công nghiệp màu xanh đen. Nhiệt độ nóng chảy 194°C, nhiệt độ sôi 410°C; không hòa tan trong nước, ít tan trong các dung môi hữu cơ, trừ axêton. Thường sử dụng dưới dạng khói độc, gây tác hại chủ yếu qua đường hô hấp: kích thích mũi, hầu, đau tức ngực, nôn. Nồng độ ngưỡng 1.10-4 mg/1, nồng độ tử vong 3mg/l (trong l0ph). Có thể sử dụng riêng rẽ hay hỗn hợp với cloaxetophenon (CN). Từ 1964, QĐ Mĩ đã sử dụng lựu đạn CN-DM trong chiến tranh VN. Khí tài phòng độc: mặt nạ. Thuốc cấp cứu: ống chống khói.

        AGANA, thành phố, thủ phủ đảo Guam (Mĩ). Nằm trên bờ tây đảo Guam, gần cảng Apra. Bị phá hủy hoàn toàn trong CTTG-II, khi quân Mĩ chiếm lại Guam từ tay Nhật (1944). Được xây dựng lại từ 1946. Căn cứ không quân của hải quân Mĩ ở kinh độ 144°47’ đông, vĩ độ 13°29’ bắc, đông nam thành phố 4,5km. Hai đường băng dài 3.000m và 2.400m.

        AGIENĐÊ (TBN. Salvador Allende Gossens; 1908-73), tổng thống Chilé; người đứng đầu chính phủ Liên minh đoàn kết nhân dân Chilê (1970-73). Sinh tại Vanparaiso. 1932 tốt nghiệp đại học y khoa, phó chủ tịch Liên đoàn sinh viên Chilê; tham gia sáng lập ĐXH Chilê (1933) và Liên minh đoàn kết nhân dân (gồm ĐXH, ĐCS, Đảng cấp tiến, ĐXHDC và một số tổ chức tiến bộ khác). 1938-42 phó tổng thư kí rồi tổng thư kí ĐXH; bộ trưởng Bộ y tế trong chính phủ mặt trận nhân dân. 1945-70 thượng nghị sĩ, phó chủ tịch rồi chủ tịch thượng viện. 1970-73 tổng thống Chile, chủ trương đưa đất nước theo con đường XHCN bằng phương pháp hòa bình, nghị viện. A đã thực hiện quốc hữu hóa ngân hàng và các mỏ đồng lớn, cải cách ruộng đất, cải thiện đời sống cho nhân dân lao động và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. 11.9.1973 hi sinh trong chiến đấu chống lại cuộc đảo chính QS do Pinôchê cầm đầu được CIA hậu thuẫn. Huân chương Lênin “Vì sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc” (1973).

        AH-64 APACHI (A. AH-64 Apache), máy bay trực thăng vũ trang do hãng Mac Đônen Đuglat của Mĩ thiết kế và chế tạo. Tính năng chiến - kĩ thuật của AH-64A: khối lượng cất cánh lớn nhất 9.525kg (tải chiến đấu 771kg), tốc độ lớn nhất 365 km/h, trần bay 6.400m, bán kính chiến đấu 482km, mang 4 tên lửa chống tăng và 320 đạn pháo 30mm. Kíp bay 2 người: lái chính và lái phụ kiêm xạ thủ. Vũ khí trên AH-64D có: pháo tự động M230 (cỡ nòng 30mm) với 1.200 viên đạn, 4 giá treo (dưói hai cánh) lắp 16 tên lửa chống tăng hoặc tên lửa không đối không (như Xaiuvnđơ, Xtingơ Henphit, Mitrôn), không đối đất (như Xaiđơam, Mevơrich). Hai chiếc mẫu YAH-64 bay thử đầu tiên 30.9 và 22.11.1975. Từ cuối 1981 mang tên Apachi và trang bị cho QĐ Mĩ từ 26.1.1984. Đến nay đã có gần 1.000chiếc AH-64 các kiểu A, B, c, D, E. F, H. AH-64B, AH-64C, AH-64D đều được cải tiến từ mẫu AH-64A mà chú yếu là thay thế và hiện đại hóa thiết bị động lực, thiết bị điện, hệ thòng tin liên lạc, hệ dẫn đường bằng vệ tinh, hệ vũ khí... để tăng hiệu quả chiến đấu. 12.1989 AH-64A lần đầu được sử dụng trong cuộc can thiệp vũ trang cùa Mĩ vào Panama 1989- 90 và đặc biệt được dùng rộng rãi trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91) và 2003. Đã được xuất khẩu sang Ai Cập. Hi Lạp, Ixraen, Arập Xêut...

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2019, 11:08:43 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 05:15:07 pm »

  
        AI CẬP (Cộng hòa Arập Ai Cập; Arập: Misr, Jumhouriyaht Misr al-Arabiyah, A. Arab Republic of Egypt), quốc gia ờ đông bắc châu Phi. Dt 1.001.449km2; ds 74,7 triệu người (2003); 98% người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni (90%), đạo Thiên Chúa (8%). Thủ đô: Cairô. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình: 90% lãnh thổ là cao nguyên và hoang mạc, cao 300m-1.000m, núi ở phía đông từ Biển Đỏ đến Sông Nin, đỉnh Catêrina cao nhất 2.637m, sườn phía biển dốc đứng. Giữa cao nguyên là thung lũng Arin và thung lũng Sông Nin. Đồng bằng phía tây bắc thấp hơn mặt nước biển. Nông nghiệp: ngô, lúa, lúa mì, rau quả... chiếm 1/3 lực lượng lao động. Xuất khẩu: bông, chà là... Công nghiệp: dệt, hóa chất, hóa dầu... Trữ lượng dầu mỏ không nhiều. Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu từ lệ phí qua kênh đào Xuyê và du lịch. GDP 98,476 tỉ USD (2000), bình quân đầu người 1.510 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Phong trào không liên kết, Liên đoàn các nước Arập, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 3.5.1965. LLVT: lực lượng thường trực 443.000 người (lục quân 320.000, không quân 29.000, hải quân 19.000, phòng không 75.000), lực lượng dự bị 254.000. Trang bị: 3.860 xe tăng, 412 xe trinh sát chiến đấu, 795 xe chiến đấu bộ binh, 4.075 xe thiết giáp chờ quân, 839 pháo mặt đất, 2.400 súng cối, 21 tên lửa chiến thuật, 608 máy bay chiến đấu, 128 máy bay trực thăng vũ trang, 4 tàu ngầm, 1 tàu khu trục, 10 tàu frigat, 25 tàu tên lửa, 14 tàu tuần tiễu, 12 tàu quét mìn, 3 tàu đổ bộ, 20 tàu hộ tống... Tuyển quân theo lệnh động viên. Ngân sách quốc phòng 3 tỉ USD (2002).
 

        ÁI TỬ 1) lị sở đầu tiên của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nơi Nguyễn Hoàng cho lập kho tàng, xây căn cứ khi làm trấn thủ Thuận Hóa 1558 (nay thuộc xã Triệu Ái, h. Triệu Phong, t. Quảng Trị). Cuối tk 17 chúa Nguyễn chia Thuận Hóa làm hai dinh: Chính Dinh và Cát Dinh (Dinh Ái). Đầu tkl8, lị sở chuyển vào Trà Bát, sau đó vào Phước Yên, rồi Kim Long, AT chỉ còn là nơi để kho tàng dự trữ lương thực của chúa Nguyễn; 2) căn cứ lớn của QĐ Sài Gòn ở bắc sông Thạch Hãn, t. Quảng Trị. 28.4-1.5.1972 tại dây đã diễn ra trận đánh công sự vững chắc cùa Trung đoàn bộ binh 24 (Sư đoàn 304) và Tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 48. Sư đoàn 320B) vào Sư đoàn bộ binh 3, các lữ đoàn 147 và 258 của QĐ Sài Gòn. 30.4.1972 quân Sài Gòn ở AT tháo chạy, bỏ lại nhiều vũ khí trang bị.

        AILEN (Cộng hòa Ailen, Éứe, A. Republic of Ireland), quốc gia ở Tây Âu, chiếm phần lớn diện tích đảo Alien. Dt 70.273km2; ds 3,92 triệu người (2003); chú yếu là người Alien. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Alien, Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Dublin. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phú do thủ tướng đứng đầu. Đồng bằng miền Trung chiếm trên 1/2 diện tích lãnh thổ. phía nam là vùng núi, đỉnh cao nhất Carantui 1.041m, bờ biển bị chia cắt. Nhiều sông, hồ. Khí hậu ôn đới, đại dương. Nước công nông nghiệp, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư của các công ti độc quyền Anh, Mĩ. GDP 103,298 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 26.910 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Liên minh châu Âu (EU). LLVT: lực lượng thường trực 10.460 người (lục quân 8.500, không quân 860, hải quân 1.100), lực lượng dự bị 14.800. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 14 xe tăng, 33 xe thiết giáp trinh sát, 39 xe thiết giáp chở quân, 66 pháo mặt đất, 471 súng cối, 26 pháo phòng không, 8 tàu tuần tiễu... Ngàn sách quốc phòng 724 triệu USD (2002).


        AIXENHAO (A. Dwight David Eisenhower; 1890-1969), tổng thống Mĩ thứ 34 (1953-61), đại tướng (1944); người đầu tiên đưa nước Mĩ can thiệp vào Đông Dương. Sinh tại tp Denisơn, bang Têchdat. 1933 trợ lí cho tham mưu trưởng lục quân Mac Actơ, sau sang Philippin làm tham mưu trưởng BTL quân Mĩ ở Thái Bình Dương. 1940 cục trưởng Cục tác chiến QĐ Mĩ. 1942-44 chỉ huy quân đồng minh (Anh - Mĩ - Pháp) đổ bộ lên Bắc Phi và Nam Italia; tổng tư lệnh quân đồng minh ờ Tây Âu, chỉ huy cuộc đổ bộ lớn nhất cùa quân đồng minh lên Bắc Pháp và giải phóng Tây Âu. 1945 thay mặt nước Mĩ kí hiệp ước đầu hàng của phát xít Đức; tham mưu trướng lục quân Mĩ. 1949 cố vấn QS cho tổng thống Truman. 1950-52 tổng tư lệnh đầu tiên LLVT NATO. Khi làm tổng thống, A chủ trương thực hiện chiến lược trả đũa ồ ạt, đề ra học thuyết Aixenhao đối với VN và Trung Cận Đông, tăng cường viện trợ QS cho Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương; Pháp thất bại, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam VN (1955), tăng cường viện trợ QS và gửi cố vấn Mĩ sang giúp chính phú Diệm, chống lại việc tổ chức tổng tuyên cử thống nhất VN.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2019, 11:09:19 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2019, 05:20:31 pm »


        AIXLEN (Cộng hòa Aixlen; Lýdveldid Island, A. Republic of Iceland), quốc gia ở Bắc Âu, trên đảo A trong Đại Tây Dương. Dt 103.000km2; ds 280,8 nghìn người (2003); 99% là người Aixlen. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Aixlen. Tôn giáo: đạo Tin Lành. Thủ đô: Râykiavich. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn diện tích lãnh thổ là cao nguyên núi lửa cao 1.000-1.500m, xen kẽ núi, đỉnh cao nhất Hvannađansnucua 2.119m. Vùng đất thấp ven biển chiếm 7% diện tích, khoảng 11% diện tích lãnh thổ luôn bị đóng băng. Bờ biển phía nam thấp, còn lại bị chia cắt mạnh, tạo thành nhiều vịnh. Khí hậu đại dương. Hệ thống sông ngòi dày đặc, ngắn; nhiều hồ. 2/3 diện tích lãnh thổ có đá sa khoáng. Đánh bắt và chế biến hải sản là ngành kinh tế chủ chốt. Cảng biển chính: Râykiavich. Sân bay quốc tế: Keplavich. GDP 7,7 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 24.512 USD. Thành viên LHQ (19.11.1946), NATO. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 10.1.1973. Không có LLVT. Trên lãnh thổ A có lực lượng QĐ Mĩ, căn cứ không quân ở Keplavich.


        AK (vt từ N. ABTOMAT KajiauiHHKOBa - súng tiểu liên Calasnicôp), súng tiểu liên của LX do M. T. Calasnicôp thiết kế (1943). Đưa vào trang bị 1949. Tự động theo nguyên lí trích khí qua thành nòng, có thể bắn phát một hoặc liên thanh. Mẫu phổ biến là AK-47 (chế tạo 1948) có cỡ nòng 7,62mm, dài 870mm, khối lượng 3,8kg (cả đạn 4,3kg), sơ tốc đạn 715m/s, hộp đạn 30 viên, tầm bắn trên thước ngắm 800m, tầm bắn hiệu quả 400m, tốc độ bắn lí thuyết 600 phát/ph, tốc độ bắn thực tế 40 phát/ph (khi bắn phát một), 100 phát/ph (khi bắn liên thanh); dùng đạn 7,62mm kiểu 1943 (chung với súng trường CKC, trung liên RPĐ). Từ mẫu này phát triển thành AKM, AKMN, AKMS. AK-74 (cỡ nòng 5,45mm). Được sản xuất ờ TQ 1956 (gọi là tiểu liên K56) và nhiều nước khác. Đưa vào VN những năm 60 tk 20 và là tiểu liên cơ bản của LLVTND VN. Được sử dụng có hiệu quả trong KCCM.
 

1. AK-47; 2. AK Rumani; 3. AKM báng gập; 4. ARMS;5. AKM có phóng lựu

        ALAXCA, bang của Mĩ trên bán đảo cùng tên ở tây bắc lục địa Bắc Mĩ. Dt 1.593.440km2; ds 607 nghìn người; trung tâm hành chính: Giuynô. Cư dân gốc là người da đỏ, người Exkimô, Alênt. Được các nhà thám hiểm Nga phát hiện từ tk 17 và lập ra nhiều làng mạc ở đó. 1867 Nga bán A cho Mĩ. Trước 1884, A nằm dưới quyền điều hành của Bộ chiến tranh. 1884-1912 là khu, sau là vùng lãnh thổ. Từ 3.1959 là một bang. Có vị trí chiến lược quan trọng. Mĩ hiện duy trì ở A một số lượng quân lớn, xây dựng hệ thống các căn cứ QS (Emenđoocphơ, Âyensôn, Cađiăc...) và nhiều công trình QS khác.

        ALÊCHXANĐƠ MAKÊĐÔNIA (Alêchxăng Maxèđoan. Aléchxang đại đế; 356-323tcn), danh tướng và nhà lãnh đạo quốc gia nổi tiếng trong thế giới cổ đại, hoàng đế Makêđônia và Hi Lạp 336tcn. Năm 16 tuổi, AM đã nhiếp chính để vua cha (Philip II) đi chinh phục Bidăngtin. 338tcn chỉ huy kị binh đánh bại quân Hi Lạp trong trận Hêrôn, tạo điều kiện chiếm toàn bộ Hi Lạp và được cử làm tổng chỉ huy QĐ Hi Lạp. 334tcn chỉ huy QĐ Makêđônia và Hi Lạp hành quân qua Tiểu Á đánh bại quân Ba Tư trong các trận Granich (334tcn), trận Ixơt (333tcn), trận Tirơ (332tcn), trận Gôgamen (331 ten) và chiếm vương quốc Ba Tư. 326tcn tiếp tục chỉ huy chinh phục Ấn Độ (vùng Sông An, Pungiap), lập ra đế quốc rộng lớn nhất thời cổ đại, từ Makêđônia đến Ba Tư và tây bắc Ấn Độ, bao gồm vùng Tiểu Á và Trung Á. AM đã đặt nên móng cho chiến thuật của kị binh, dùng kị binh làm lực lượng chủ yếu đánh vào sườn và sau lưng đối phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2019, 03:19:06 pm »


        ALÊCHXANĐRIA, thành phố cảng, căn cứ hải quân của Ai Cập trên bờ Địa Trung Hài, tây châu thổ Sông Nin. Ds khoảng 3,3 triệu người. Do Alêchxanđơ Makêđónia tạo lập 332- 331tcn, kinh đô vương quốc Makêđônia cổ đại. 305-30tcn trở thành kinh đô Ai Cập dưới triều Ptôlêmê. Nổi tiếng với ngọn hải đăng cao 130m xây dựng năm 280tcn, một trong những kì quan của thế giới cổ đại. Công nghiệp hóa dầu, chế tạo máy, hóa chất, xi măng, dệt. Có trường đại học tổng hợp. Đầu mối giao thông quan trọng, có kênh đào nối với Sông Nin. Chiều dài cầu cảng 13km, sâu 12m. Lượng vận chuyển hàng hóa 31 triệu tấn/năm.

        ALÊCHXĂNG ĐẠI ĐẾ nh ALÊCHXANĐƠ MAKÊĐÔNIA

        ALÊCHXĂNG MAXÊĐOAN nh ALÊCHXANĐƠ MAKÊĐÔNIA

        ALÊCHXĂNGĐRI (P. Aimé Alessandri; 1895-1965), chi huy quân viễn chinh Pháp ở Bắc Đông Dương (9.1949-50). Thiếu tướng. 1939 đến Đông Dương, từng chỉ huy binh đoàn. 3.1945 khi Nhật đảo chính Pháp. A cùng Sabachiê (tướng chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc VN) dẫn hơn 5.000 quân chạy trốn sang TQ. 3.1946 đưa quàn trở lại Đông Dương. Chỉ huy lục quân Pháp tại Đông Dương (1948-9.1949) A chủ trương mở rộng phạm vi chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ, chốt giữ vùng rừng núi. kiên quyết chống lệnh rút quân khỏi Cao Bằng. 1950 bị kết tội chống lệnh cấp trên, bị triệu về nước và không được giao giữ chức vụ chỉ huy.

        AMADÔN, sông ở Nam Mĩ, phần lớn trên lãnh thổ Braxin, đổ ra Đại Tây Dương. Lớn nhất thế giới về lưu lượng nước (220.000m3/s) và diện tích lưu vực (7.189.000km2). Chiều dài tính từ nhánh chính Maranhông (Pêru) 6.448km, từ nhánh Ucaiali (Peru) 7.000km. ở trung lưu rộng 5km, sâu 70m, ở hạ lưu 15-20km, sâu 15-45m. Vùng châu thổ rộng l00.000km2. Sông quanh năm đầy nước, mực nước lớn nhất vào tháng 5- 7, thấp nhất vào tháng 8-9, tốc độ nước 0,7m/s. Thủy triều thay đổi mực nước đến tận Xataren. Tàu có thể đi từ cửa sông ngược dòng 4.300km. Có hơn 500 sông nhánh, các nhánh chính bên hữu ngạn: Giurua, Purut, Manđâyra, Maranhông, Tapahôt, Xingu; bên tả ngạn: Negrô, Napô, Napara. Các cảng chính: Bêlem, Macapa, Xantarem, Manauxơ, Ôbiđòt (Braxin), Ikitôt (Pêru).

        AMAN (Ixraen: Agaf Modiin), cơ quan tình báo QS của BTTM QĐ Ixraen (trước 1993 là một bộ phận của ngành tác chiến BTTM). Thành lập 30.6.1948, có khoảng 7.000 nhân viên. Cơ cấu gồm: giám đốc, sĩ quan trưởng tình báo (giúp giám đốc công việc hành chính, quản trị), khối tình báo, khối xử lí tin tình báo, khối quan hệ đối ngoại, ban kiến thức về địch, tiểu ban kiểm tra và trường tình báo. Khối tình báo là cơ quan thu thập tình báo, có nhiệm vụ: điều phối hoạt động các cơ quan tình báo lục quân, không quân, hải quân; thu thập tin tức bí mật ở các vùng biên giới bằng các phương tiện kĩ thuật, các đội biệt kích trinh sát hoặc lực lượng đặc biệt; nghiên cứu, đánh giá các thiết bị QS nước ngoài; các trạm thu tin. Khối xứ lí tin tình báo gồm: ban nghiên cứu theo địa lí (chủ yếu hướng vào các nước Arập), ban kĩ thuật (chủ yếu đánh giá các thiết bị QS ở quy mô chiến lược), ban tư liệu, bộ phận  an ninh và kiểm duyệt QS. Khối quan hệ đối ngoại có nhiệm vụ đào tạo, quản lí hoạt động của các tùy viên QS... Giám đốc đầu tiên: trung tá Birai (1948-49).

        AMÉT ARABI (Ahméd Arabi; 1839-1911), lãnh tụ cuộc kháng chiến của nhân dân Ai Cập chống thực dân Anh cuối tk 19 (1882). Xuất thân từ nông dân. gia nhập QĐ lúc còn trẻ, sau đó được bầu làm thủ lĩnh Đảng dân tộc (đảng của các sĩ quan và trí thức yêu nước tiến bộ Ai Cập, có xu hướng đòi độc lập dân tộc chống sự nô dịch của thực dân Anh). 9.1881 lãnh đạo binh sĩ bao vây hoàng cung, yêu cầu quốc vương triệu tập quốc hội mới và thay đổi chính phủ. 12.1881 giữ chức bộ trưởng  Bộ chiến tranh trong chính phủ của Đảng dân tộc. AA đã lãnh đạo nhân dân Ai Cập chiến đấu chống quân xâm lược Anh và nhiều lần cự tuyệt sự mua chuộc, dụ dỗ của thực dân Anh. Cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức nên đã thất bại. 9.1882 bị bắt, đày ra đảo Xây Lan (Xri Lanca).

        AMUA (Hắc Long Giang), sông ở Đông Á, hợp lưu của hai sông Sinca và Acgun, đổ ra vịnh Xakhalin, biển Ôkhôt. Dài 2.824km (tính từ đầu nhánh nguồn Acgun: 4.440km), từ đầu nhánh Acgun đến Khabarôpxcơ là biên giới giữa Nga và TQ, đoạn cuối chảy trên lãnh thổ Liên bang Nga. Diện tích lưu vực 1.855.000km, phần lớn thuộc lãnh thổ Nga. Lưu lượng nước trung bình 10.900m3/s, thường gây ra lụt. Tháng 11 sông bắt đầu đóng băng, tháng 4-5 băng tan. Tàu chạy được trên toàn tuyến. Các nhánh sông chính bên hữu ngạn: Deia, Burcia, Amgun; bên tả ngạn: Xungari, Uxuri. Các thành phố lớn trên A: Blagôvesenxcơ, Khabarôpxcơ, Cômxômônxcơ- na-Amua, Nicôlaiepxcơ-na-Amua.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2019, 03:25:46 pm »

     
        AMX-30, xe tăng chủ lực do hãng Atơliơ đờ Contrucxiông Roan (Pháp) chế tạo từ đầu những năm 60 tk 20. Khối lượng chiến đấu 36t, kíp xe 4 người. Thân xe 6,59m, dài cả pháo 9,48m, rộng 3,lm, cao 2,86m. Động cơ điêzen đa nhiên liệu, công suất 537kW (720cv). Tốc độ lớn nhất 65km/h, hành trình dự trữ 500-600km. vỏ giáp dày 15-79mm (thân xe), 20- 81mm (tháp pháo). Vũ khí: 1 pháo rãnh xoắn 105mm (đạn 47 viên), 1 pháo song song 20mm (đạn 1.050 viên) hoặc 1 súng máy song song 12,7mm, 1 súng máy phòng không 7,62mm (4.120 viên đạn). Mẫu cải tiến AMX-30B2 có khối lượng chiến đấu 37t. Trên cơ sở AMX-30 đã chế tạo nhiều loại xe chiến đấu khác như pháo tự hành BCT 155mm, các hệ thống tên lửa đất đối không và pháo phòng không tự hành, xe sửa chữa AMX-30D, xe tăng công binh EBG, xe bắc cầu... Được trang bị cho QĐ Pháp và xuất khẩu sang một số nước châu Âu, Arập và Mĩ Latinh. AMX-30 được sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91).


        An, họ máy bay vận tải của LX do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không mang tên tổng công trình sư hàng không O. C. Antônôp (1906-84) thiết kế và chế tạo. Hơn 22.000 An các loại đã được sản xuất (trên 1.500 chiếc được xuất khẩu sang 42 nước). An đã lập nhiều kỉ lục thế giới (vd: An-22 lập 15 kỉ lục 26.10.1967). Các thế hệ An: Art-2 (bay thử 1947), An-10 (bay thử 3.1957), An-12 (bay thử 1958), An-24 (bay thử 4.1960), An-22 (chuyến bay đầu tiên 2.1965). An-14M (chuyến bay đầu tiên 1969), An-26 (1969), An-3 (công bố đầu 1972), An-28 (bay thử 1972), An-30 (chuyến bay đầu tiên 1974), An-32 (trưng bày lần đầu tại hội chợ hàng không 1977), An-72, An-74 (bay thử lần đầu 12.1977), An-124 (bay chuyến đầu tiên 12.1982), An-70, 77 (đưa vào sử dụng 12.1988), An-125 (bay chuyến đầu tiên 12.1988). Trong những năm tới, dự kiến sẽ nghiên cứu thiết kế các kiểu An- 38, An-180, An-218. VN đã và đang sử dụng An-2, An-24, An-26, An-30 cho hàng không dân dụng và QS.

        An-2, máv bay vận tải cánh quạt hạng nhẹ thuộc họ máy bay An do LX thiết kế và chế tạo. Bay thử lần đầu 1947, sàn xuất hàng loạt từ 1949. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 12,73m, cao 4,13m; có hai tầng cánh, sải cánh 18,2m; càng không thu; khối lượng rỗng 3.400kg; khối lượng cất cánh 5.500kg; sức chở 1.500kg (12 hành khách); kíp bay 2 người; lắp một động cơ píttông AS-62IR; tốc độ bay lớn nhất 256km/h; trần bay 4.500m; tẩm bay với tải trọng lớn nhất: 420km. Có nhiều biến thể, chủ yếu dùng để chờ hàng, chờ khách, cứu thương, cứu hỏa, thăm dò địa chất, thăm dò khí quyển và phục vụ nông nghiệp. Đến nay, LX đã sản xuất trên 15.000 máy bay An-2 và xuất khẩu sang 17 nước trên thế giới, trong đó có VN.


        An-26, máy bay vận tải cánh quạt tầm trung, biến thể của An-24, do LX thiết kế và chế tạo để chở người, phương tiện kĩ thuật và các hàng hóa QS khác. Có thể được trang bị thành máy bay cứu thương để chuyên chở thương binh, bệnh binh... Bay thứ lần đầu 1969. Sản xuất hàng loạt từ 1970. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 23,8m; cao 8,6m; sải cánh 29,2m; khối lượng cất cánh lớn nhất 24.000kg; kích thước khoang hàng: dài 11,5m; rộng 2,78m; cao l,91m; thể tích 60m3; sức chở lớn nhất 5.500kg. Tốc độ bay đường dài 410-440 km/h: trần bay 6.000m; tầm bay với tải trọng lớn nhất 760km. Kíp bay 5 người. Trang bị hai động cơ tuabin cánh quạt AI-24VT, một động cơ tuabin phản lực RU19-300. Được xuất khẩu sang 26 nước, trong đó có VN.


        AN DƯƠNG VƯƠNG x. THỤC PHÁN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2019, 03:30:12 pm »


        AN GIANG*, tỉnh ở tây Nam Bộ: đơn vị Ah LLVTND (10.2000). Bắc và tây bắc giáp Campuchia (biên giới dài 100km), đông và đông bắc giáp Đồng Tháp, nam và tây nam giáp Cần Thơ và Kiên Giang. Dt 3.406,23km2; ds 2,14 triệu người (2003); 97% người Kinh. Tỉnh AG do chính quyền Sài Gòn lập 1956 gồm phần lớn đất hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũ. 2.1976 Chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN thành lập tỉnh AG mới gồm toàn bộ tỉnh AG cũ và một số huyện thuộc các tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Tiền, Sa Đéc. Tổ chức hành chính: 9 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Long Xuyên. Đồng bằng chiếm 3/4 diện tích tự nhiên; đồi núi có ở các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Hệ thống sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho tưới tiêu và giao thông. Sông Mê Công chảy qua AG theo hai nhánh: sông Hậu và sông Tiền. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm 27°c, lượng mưa 1.500mm/ năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 2,64 triệu tấn (lúa 2,59 triệu tấn); thủy sản 190 nghìn tấn. khai thác gỗ 44,2 nghìn m3. Công nghiệp: cơ khí, chế biến nông sản xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.697 tỉ đồng. Giao thông thủy bộ phát triển. Sự kiện và địa danh lịch sử QS: hoạt động của nghĩa quân Acha Xoa, khởi nghĩa Trần Văn Thành và căn cứ chống Pháp ở Láng Linh (Châu Phú, 1866-67), các chiến dịch Long Châu Hà I (1950), Long Châu Hà II (1951) trong KCCP; căn cứ Bẩy Núi trong KCCM...


        AN GIANG**, tinh cũ ở tây Nam Bộ. Thành lập 1832. Năm 1867 bị Pháp chiếm làm thuộc địa cùng với Vĩnh Long, Hà Tiên. 12.1899 chia thành các tỉnh Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng.

        AN NAM, tên do các vương triều TQ gọi nước VN thời xưa. Do Đường Cao Tông đặt năm 679 khi đổi Giao Châu đô hộ phủ thành An Nam đô hộ phủ và tồn tại đến đầu tk 10, sau đổi thành quận Giao Chí. Từ 1174 các vương triều TQ dùng tên “An Nam quốc” để chỉ nước Đại Việt (nước VN sau này). Thời Pháp thuộc, người Pháp dùng tên AN để chỉ riêng Trung Kì hoặc cũng có thể theo nghĩa rộng chỉ toàn nước VN.

        AN NINH, trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội. Có: an ninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh kinh tế... Duy trì AN toàn diện là điều kiện để phát triển xã hội.

        AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA, trạng thái yên ổn và vững chắc của biên giới quốc gia, được thể hiện trên các mặt: biên giới quốc gia không bị xâm phạm, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới được giữ vững, hoạt động xã hội và đời sống dân cư biên giới ổn định. Nội dung của nhiệm vụ giữ gìn ANBGQG: đảm bảo tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia (mọi hoạt động làm thay đổi, xê dịch đường biên giới quốc gia và mốc quốc giới đều phải do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước quyết định; không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong nước có quyền này); đảm bảo sự tuân thủ và tôn trọng pháp luật và quy chế về biên giới, quy chê biên phòng (chống xâm nhập, vượt biên trái phép, phá hoại đường biên giới, lẫn chiếm lãnh thổ, xâm canh, xâm cư, cách thức đi đến, cư trú, qua lại biên giới, các hoạt động trong khu biên phòng...); đảm bảo việc tuân thủ các điều ước quốc tế về biên giới. Giữ vững ANBGQG, trách nhiệm chủ yếu của các LLVTND (lực lượng an ninh, bộ đội biên phòng, bộ đội phòng không, không quân, hải quân...), các cơ quan quản lí nhà nước và của mọi công dân, trực tiếp là chính quyền và công dân khu vực biên giới.

        AN NINH CHÍNH TRỊ. nội dung trọng yếu của an ninh quốc gia, chì trạng thái phát triển ổn định, vững chắc của chế độ chính trị - xã hội. ANCT biểu hiện ở sự thống nhất về chính trị - tinh thần trong nhân dân, sự tin tưởng của nhân dân đối với Đảng cầm quyền, nhà nước, chế độ, tạo thành sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước, đập tan mọi hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Giữ vững ANCT, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội là điều kiện tiên quyết để xây dựng kinh tế và phát triển đất nước.

        AN NINH KINH TẾ. nội dung của an ninh quốc gia, chỉ trạng thái phát triển ổn định của nền kinh tế và sự an toàn của tài nguyên quốc gia, không có biến động xấu ảnh hường lớn đến đời sống của nhân dân, không có sự phá hoại, xâm phạm hoặc đe dọa xâm hại của các thế lực thù địch. Nội dung chủ yếu của ANKT: các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối, tài chính, tín dụng, ngân hàng... phát triển nhịp nhàng và cân đối, giữ được ổn định trước những biến động lớn của thiên nhiên và môi trường sản xuất kinh doanh trên thế giới; pháp luật nhà nước về kinh tế được thực hiện nghiêm minh, trật tự quản lí kinh tế được bảo đảm. Ở VN giữ gìn ANKT là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và mọi công dân, trong đó lực lượng ANKT làm nòng cốt.
Logged

Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM