Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:00:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hàng không dân dụng Việt Nam - Những chặng đường lịch sử  (Đọc 11708 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #70 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2019, 08:59:16 pm »

I. KẾT QUẢ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA VÀ LÀM NGHĨA VỤ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC



HIỆP ĐỊNH HÀNG KHÔNG ĐÃ KÝ VỚI CÁC NƯỚC

Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #71 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2019, 09:01:51 pm »

LỜI CUỐI SÁCH


Kể từ ngày thành lập 15-1-1956 đến nay, hàng không dân dụng Việt Nam đã trải qua chặng đường lịch sử xây dựng và trưởng thành 40 năm, đó là chặng đường kế tục tiền đề quý báu của Ban nghiên cứu Không quân trong kháng chiến chống Pháp, Ban nghiên cứu sân bay trong những năm đầu sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm từ tay thực dân Pháp. Là một ngành kinh tế kỹ thuật, nhưng trưởng thành từ cái nôi của lực lượng vũ trang nhân dân, hàng không dân dụng Việt Nam luôn luôn thể hiện bản chất cách mạng, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, đã góp phần tích cực có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ quốc tế và từng bước trưởng thành nhanh chóng.


Bốn mươi năm qua, hàng không dân dụng Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tổ chức, cơ cấu để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình đặc điểm của từng thời kỳ cách mạng. Nhưng, dù tổ chức và cơ cấu có thay đổi, dù trong điều kiện nào, hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong ngành nói riêng vẫn phấn đấu vươn lên và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, trong mọi điều kiện; đáp ứng được sự tin cậy của Đảng, Nhà nước; được quân đội, nhân dân tin yêu và tận tình giúp đỡ; được bạn bè quốc tế hỗ trợ.


Truyền thống và bản chất cách mạng của hàng không dân dụng Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất trên các mặt chủ yếu sau đây:


I. VỪA LÀM NHIỆM VỤ VẬN TẢI PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU, VỪA TRỰC TIẾP THAM GIA CHIẾN ĐẤU, HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM GÓP PHẦN TÍCH CỰC, THIẾT THỰC, CÓ HIỆU QUẢ CAO TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VÀ LÀM TRÒN NGHĨA VỤ QUỐC TẾ; LẬP NÊN NHỮNG CHIẾN CÔNG XUẤT SẮC, CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TRUYỀN THỐNG CHUNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN - HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG


a. Vận tải phục vụ chiến đấu

Hàng không dân dụng Việt Nam từ khi thành lập làm hai chức năng dân dụng và quân sự kết hợp thành một đơn vị Không quân vận tải chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã thực hiện trên 56.000 chuyến bay, với trên 224.000 giờ bay, chuyên chở trên 60.000 lượt bộ đội1 (Chủ yếu bộ đội tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pathet Lào), trên 31.000kg vũ khí, khí tài, lương thực, thuốc men, hàng hóa quân sự... chi viện, phục vụ kịp thời cho các đơn vị chiến đấu và các chiến dịch quan trọng; góp phần tích cực cho các đơn vị quân đội giành chiến thắng; góp phần giữ vững huyết mạch giao thông vận tải từ hậu phương lớn miền Bắc đến chiến trường; đã được Đảng, Nhà nước, quân đội nhiều lần biểu dương, khen thưởng.


Đã có nhiều chuyến bay phục vụ mở đường Trường Sơn, phục vụ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bảo đảm yêu cầu vừa khẩn trương, vừa an toàn, bí mật, vừa có hiệu quả trong mọi điều kiện. Nhiều trường hợp, do địa hình phức tạp, phải bay thấp và thả hàng trực tiếp xuống bãi, không có dù, đòi hỏi người lái phải vừa có chuyên môn tốt, vừa phải mưu trí, dũng cảm. Với khẩu hiệu "đi tới nơi, thả hàng trúng đích và an toàn", cán bộ, chiến sĩ của Không quân vận tải và hàng không dân dụng đã nghiên cứu, sáng tạo cách thả hàng trực tiếp đảm bảo kịp thời vận chuyên, phục vụ đúng yêu cầu chi viện cho Đoàn 5591 (Binh đoàn bộ đội làm nhiệm vụ mở đường và vận chuyển cho chiến trường) mở đường Trường Sơn, lập chân hàng vận chuyển hàng hóa, trang bị kỹ thuật, vũ khí cho chiến trường.


Đã cẩu hơn 400 lần chiếc máy bay MIG phân tán để tránh địch oanh tạc vào sân bay, đồng thời phục vụ cho việc cơ động lực lượng, tạo thế bí mật, bất ngờ cho không quân ta chiến đấu; cẩu các đài rađa, pháo mặt đất, pháo cao xạ... đến những vị trí lợi thế cho đơn vị bạn tạo yếu tố bất ngờ đánh địch; tham gia phá thủy lôi của địch phong tỏa cửa biển; tham gia sửa chữa gấp sân bay, đắp ụ, làm bãi để sơ tán máy bay, bảo vệ được máy bay, khí tài và lực lượng để lúc nào cúng sẵn sàng chấp hành nhiệm vụ của trên giao.


Trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh, Không quân vận tải - hàng không dân dụng đã kịp thời vận chuyển vũ khí, khí tài, tài liệu, bản dồ, lương thực, thuốc men và cơ động bộ đội... đáp ứng yêu cầu của mặt trận. Trong chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, hàng không cũng đã góp phần rất có hiệu quả trong việc cơ động bộ đội, tiếp tế vũ khí, lương thực... cho các đơn vị đang chiến đấu, thả dù tiếp tế vũ khí, lương thực, thuốc cấp cứu cho nhân dân trong vùng bị kẻ địch bao vây , phong tỏa.


b. Trực tiếp tham gia chiến đấu, đã lập được những chiến công xuất sắc, có ý nghĩa lịch sử trong truyền thống của Không quân và hàng không dân dụng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước:

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, hàng không dân dụng - Không quân vận tải được trang bị những máy bay vận tải cánh quạt, tốc độ chậm, chủ yếu để chở người và chở hàng, không có thiết bị dùng cho chiến đấu, ném bom ban đêm... Nhưng, quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, với ý chí quyết tâm tận dụng mọi phương tiện có trong tay để vừa phục vụ chiến đấu, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, góp phần cùng với quấn dân cả nước đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, ngành đã động viên, tập trung trí tuệ của cán bộ, chiến sĩ mạnh dạn tự nghiên cứu và cải tiến máy bay, thiết kế, chế tạo, lắp ráp thả bom, bệ phóng rốc két, phóng đạn cối, lắp súng máy, kính ngắm, lắp pháo sáng... lên máy bay vận tải để máy bay vừa vận tải, vừa trực tiếp chiến đấu đánh mục tiêu trên mặt đất, mặt nước. Đồng thời ngành đã tự nghiên cứu, thử nghiệm, huấn luyện và sáng tạo ra các phương án, cách đánh địch thông minh, dũng cảm, mưu trí, táo bạo, bất ngờ... và đã có những trận đánh địch đặc biệt xuất sắc.


- Đã nghiên cứu, phục hồi, sử dụng được máy bay T-281 (Hai phi công của Trung đoàn 919 là Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước sử dụng máy bay của Không quân Lào bay sang hàng ta) tham gia chiến đấu. Với chiếc T-28 này, phi công của Trung đoàn 919, nay là Đoàn bay 919, đã bắn rơi chiếc máy bay C-123 thả biệt kích của Mỹ-ngụy xâm phạm miền Bắc đêm 14, rạng ngày 15-2-1964, góp phần làm thất bại âm mưu thả biệt kích phá hoại miền Bắc của Mỹ-ngụy, lập nên chiến công đầu tiên của Không quân ta trên mặt trận không đối không.


- Đêm 8-3-1966, phi công Đoàn 919 dùng hai máy bay AN-22 (Khi bay chiến đấu gọi là T-12) được cải tiến, lắp hai thùng rốc két, pháo sáng đã đánh chìm tầu chiến địch trên biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), lập nên chiến công đầu tiên của Không quân vận tải đánh chìm tầu biệt kích trên vùng biển nước ta. Tiếp đó, đã xuất kích nhiều lần, đánh chìm 3 tầu biệt kích, 1 tầu đổ bộ và đánh bị thương 3 tầu chiến khác của địch.


- Trưa ngày 12-1-1968, máy bay AN-2 được cải tiến lắp rốc két, đạn cối 120 li, do các tổ bay Phan Như Cẩn, Trần Hữu Quý... đã thực hiện thắng lợi việc oanh tạc căn cứ rađa của Mỹ ở Pa Thí (Lào). Đây là vùng núi cao, hiểm trở, địch đặt trạm rađa lớn để chỉ huy, dẫn đường cho máy bay đánh phá miền Bắc và là căn cứ chỉ huy, tổ chức tiếp dầu trên không cho máy bay của chúng. Trận này, ta tiêu diệt toàn bộ sở chỉ huy, hệ thống rađa, nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, 2 máy bay trực thăng và nhiều tên địch. Đây là chiến công đầu tiên của Không quân vận tải đánh phá căn cứ của địch ở mặt đất, ở nơi thuộc vùng kiểm soát, bảo vệ nghiêm ngặt của chúng. Chiến công này vừa có ý nghĩa góp phần vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta, vừa đánh dấu bước trưởng thành mới của Không quân nhân dân và hàng không dân dụng Việt Nam.


- Tết Mậu Thân 1968, những cánh bay đầu tiên của Khống quản và hàng không dân dụng đã vượt qua vĩ tuyến 17 thực hiện nhiệm vụ chi viện cho quân và dân ở mặt trận Trị Thiên - Huế. Trong điều kiện ban đêm, thời tiết xấu, các tổ bay đã táo bạo, thông minh thực hiện tự đi, tự đánh, tự về1 (Nhiều đêm máy bay của Trung đoàn 919 đã bay đến Quảng Trị thực hiện thả bom, đạn cối xuống căn cứ địch. Một số tổ bay chở vũ khí vào Tây Huế thả dù tiếp tế cho bộ đội chiếm giữ thành cổ Huế). Thực hiện được quyết tâm của trên dùng máy bay vận tải chi viện kịp thời cho mặt trận. Mở ra khả năng nếu giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ, nắm vững thời tiết, thì tuy máy bay vận tải của ta trang bị còn thô sơ vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chi viện cho các mặt trận xa hơn.


c. Làm nhỉệm vụ quốc tế với bạn Lào

Điều kiện chiến trường Lào chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở, các phương tiện vận tải khác rất khó đáp ứng yêu cầu, chiến trường lại xa căn cứ, thiếu thiết bị dẫn đường chỉ huy ở mặt đất..., những điều đó đòi hỏi các tổ bay của ta phải rất dũng cảm, mưu trí, phải nêu cao vai trò tự đi, tự quan sát phát hiện mục tiêu để thả hàng đúng yêu cầu; đồng thời, còn phải tự bảo vệ máy bay, đối phó với cả địch trên không, mặt đất và phải bảo đảm bí mật, an toàn.


Trong các chiến dịch quan trọng của bạn, sự có mặt của Không quân vận tải - hàng không dân dụng đã góp phần nhiều khi như có tác dụng quyết định đối với chiến trường về mặt vận tải... "góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi chung của chiến dịch"1 (Lịch sử Không quân nhân dân, Sđd, tr.66) (đánh giá của Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam). Trong những năm tháng làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào, Không quân vận tải - hàng không dân dụng Việt Nam đã gây được tình cảm tốt đẹp và hữu nghị của nhân dân hai nước nói chung và giữa không quân và hàng không dân dụng hai nước nói riêng. Tình cảm tốt đẹp dó nay được phát huy trong hoàn cảnh mới giữa hai nước.


Chính vì những công hiến to lớn đó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng không dân dụng của ta đã có một tập thể Đoàn bay 919, và 3 cá nhân (trong đó có 1 đồng chí đã hy sinh) được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Và hàng trăm tập thể, cá nhân được thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Lao động các loại và được Đảng, Nhà nước Lào tặng 2 Huân chương Itxara.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #72 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2019, 09:02:44 pm »

II. NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM PHÁT HUY VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CAO NHỮNG TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT, NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC, GÓP PHẦN TÍCH CỰC NHẤT CHO CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC


Ngay từ khi được thành lập, hàng không dân dụng Việt Nam đã làm nhiệm vụ vận chuyển hàng không, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

Từ năm 1956-1979, hàng không Việt Nam với một đội máy bay loại nhẹ, tầm bay ngắn, chủ yếu để chở khách1 (Chưa có máy bay chuyên chở hàng) khai thác trên các tuyến ngắn ở miền Bắc như Hà Nội đi Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, Vinh, Đồng Hới và vài đường bay quốc tế không thường xuyên. Các phương tiện kỹ thuật thiếu thốn, lạc hậu; đội ngũ phi còng, thợ máy, nhân viên kỹ thuật vừa ít, vừa chưa có kinh nghiệm, nhưng hàng không dân dụng Việt Nam đã sát cánh cùng với Không quân vận tải phấn đấu đáp ứng yêu cầu chủ yếu cho nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế của Đảng và Nhà nước góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.


Từ năm 1976 đến nay, hàng không dân dụng Việt Nam từng bước được tổ chức lại, thực sự được giao làm chức năng chủ yếu là kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ của hàng không dân dụng, và đã thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hóa ngày càng lớn trên các đường bay trong nước, quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của hàng không   dân dụng Việt Nam là "chất lượng cao, an toàn tuyệt đối, năng suất và hiệu quả kinh tế cao". Ngành đã cố   gắng nhanh chóng vượt qua những khó khăn ban đầu, từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang các hoạt động theo cơ chế thị trường, trong khi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về làm kinh tế hàng không, trình độ quản lý hoạt động kinh doanh còn yếu kém, trang thiết bị chuyên ngành còn lạc hậu... Song, với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng, Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trước nhu cầu vận tải hàng không trong nước, quốc tế ngày càng tăng..., tiếp tục phát huy truyền thống, bản chất của "Anh bộ đội Cụ Hồ", mọi người trong ngành quyết tâm phấn đấu vươn lên, thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Ngành đã đẩy nhanh việc đổi mới phương tiện vận tải, đó là giải pháp hàng đầu được ưu tiên. Đến nay, đội máy bay của hàng không Việt Nam chiếm đa số là những máy bay hiện đại, có tiện nghi tốt1 (Hiện có 8 máy bay A-320, 4 máy bay B-767 và 4 máy bay ATR-72, đó là những kiểu loại máy bay thông dụng nhất trên thị trường hàng không thế giới) hợp với thị hiếu của khách. Đã lắp đặt đồng bộ những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để quản lý, điều hành bay; quản lý kinh doanh vận tải và các dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay. Công tác tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại các cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng lên một bước đáng kể. Vì vậy, Hàng không dần dụng Việt Nam đã từng bước phát triển vững chắc, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng ngày một tốt hơn với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.


Có thể đánh giá ngành kinh tế hàng không dân dụng của đất nước ta còn rất non trẻ, hình thành và phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước. Song, từ khi có Nghị quyết VI của Đảng đến nay, ngành hàng không dân dụng có những bước đi rất tiêu biểu trên tiến trình đổi mới của mình.


Đến nay, ngành đã có 23 đường bay đến 19 điểm trên thế giới, 25 đường bay đến 18 điểm trong nước; đã ký Hiệp định vận chuyển hàng không với 40 quốc gia; và 22 Hãng hàng không nước ngoài có đường bay đến Việt Nam.


Số lượng vận chuyển của hàng không Việt Nam không ngừng tăng lên, đặc biệt bước vào đầu thập kỷ 90 với nhịp độ bình quân 35-40%/năm. Từ con số 43 vạn hành khách và 3.500 tấn hàng hóa năm 1990, đã lên 2,2 triệu hành khách và 25.000 tấn hàng hóa năm 1995.


Nộp ngân sách của ngành ngày một tăng, từ 9 triệu đồng năm 1978, đến năm 1994 là 504 tỷ đồng Việt Nam.

Bay làm nhiệm vụ kinh tế ngành đã đảm bảo hệ số an toàn cao, nâng cao dần chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; đã có một số trường hợp xử lý thông minh, linh hoạt, trên cơ sở hiệp đồng chặt chẽ trong một số sự cố kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho chuyến bay; đã có những gương rất dũng cảm, mưu trí chống không tặc, bảo đảm an toàn cho hành khách, máy bay, đã được tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) khen ngợi, hoặc các gương dũng cảm, mưu trí, bắt cướp để bảo vệ tài sản của ngành, của Nhà nước...


Đặc biệt, trong đấu tranh giành lại quỳên quản lý FIR Hồ Chí Minh, sau 18 năm vừa kiên trì, khéo léo trong đấu tranh, vừa đầu tư thiết bị hiện đại, vừa tích cực đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hàng không dân dụng Việt Nam đã chính thức nhận lại việc quản lý, điều hành phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh từ ngày 8-12-1994. Từ đó đến nay, hàng ngày đã quản lý, điều hành trung bình 250 chuyến bay quốc tế qua FIR Hồ Chí Minh tuyệt đối an toàn, được các Hãng hàng không nước ngoài, Tố chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) tin cậy.


Để phục vụ nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước, ngành tổ chức dịch vụ bay phục vụ kinh tế quốc dân, thực hiện gần 5.000 chuyến với gần 26.000 giờ bay thăm dò địa chất, chụp ảnh địa hình, góp phần khám phá tài nguyên đất nước, góp phần đắc lực cho ngành bản đồ vẽ được chính xác bản đồ địa hình, phục vụ cho yêu cầu xây dựng kinh tế, cho quốc phòng..., đã bay phun thuốc trừ sâu, bay gây mưa chống hạn, bay cấp cứu, bay ứng cứu đồng bào các vùng bị lũ lụt, bay thả vật liệu hàn khẩu đê, bay báo bão ngoài biển cho ngư dân... Đây là những nhiệm vụ rất khó khăn phức tạp, yêu cầu vừa phải dũng cảm, vừa phải có trình độ kỹ thuật cao, nhưng trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhân đạo của Đảng và Nhà nước, ngành đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #73 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2019, 09:03:37 pm »

III. BAY CHUYÊN CƠ, MỘT NHIỆM VỤ CÓ TẦM QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT, ĐỒNG THỜI CŨNG LÀ VINH DỰ, SONG CŨNG LÀ TRÁCH NHIỆM LỚN LAO CỦA HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

Hàng không dân dụng Việt Nam là ngành được Đảng, Nhà nước giao trọng trách bay chuyên cơ kể từ ngày thành lập đến nay. Trong khi đó, ta không có máy bay dành riêng cho chuyên cơ, mà phải sử dụng các loại máy bay được trang bị để làm nhiệm vụ này.


Xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã hết sức coi trọng giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi người, đồng thời đã xây dựng các chế độ, quy định các quy trình thật chặt chẽ về đảm bảo kỹ thuật, bảo vệ an ninh, an toàn cho từng chuyển bay.


Với lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo đảm cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi công tác, với ý thức trách nhiệm trong từng chuyến bay, suốt 40 năm qua, hàng không dân dụng Việt Nam đã thực hiện hơn 5.000 chuyến bay với hơn 21.000 giờ bay đưa đón Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đi công tác trong nước, ngoài nước trong mọi yêu câu, điều kiện, tuyệt đối an toàn, được Đảng, Nhà nước tin cậy. Ngoài ra, ngành còn thực hiện nhiều chuyến bay chuyên cơ quan trọng cho bạn Lào bảo đảm tuyệt đối an toàn, bí mật cho cống tác của bạn.


Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều chuyến bay chuyên cơ phải đảm bảo hoàn toàn bí mật, với yêu cầu nhất thiết phải hoàn thành  nhiệm vụ, bay trong điều kiện địa hình, thời tiết khó khãn, có thể bị máy bay địch uy hiếp... Nhưng, phi công của ngành đã dũng cảm, thông minh, sáng tạo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa đón các đồng chí lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, các dồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội vào Nam, ra Bắc. Đặc biệt, đầu năm 1975 đã đưa đông chí Lê Đức Thọ, Đại tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ tham mưu vào chiến trường lãnh đạo, chỉ huy cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975 và giành thắng lợi hoàn toàn.


Bốn mươi năm, chặng đường không dài so với lịch sử phát triển ngành hàng không thế giới. Song, đối với ngành hàng không Việt Nam thì đó là chặng đường đã lập nên những chiến công và sự tích rất đáng tự hào! Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân, sự giúp đỡ tận tình của các địa phương và nhân dân trong cả nước, ngành hàng không dân dụng non trẻ, trong chặng đường qua đã xây dựng, phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào của đất nước, dù tình huống khó khăn, gian khổ đến đâu, dù trong vùng địch hoặc trên núi cao hiểm trở, hoặc ngoài đảo, ngoài biển, ban ngày hoặc ban đêm, hễ cần đến máy bay phục vụ, chiến đấu, chuyên cơ hoặc các nhiệm vụ đặc biệt khác thì hàng không Việt Nam đều có mặt, không ngại hy sinh, gian khố quyết tâm hoàn thành và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trong nhiệm vụ làm kinh tế, quy mô của nó ngày càng phát triển, hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm an toàn bay ngày càng vững chắc, trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ngày càng tiến bộ theo đà phát triển của hàng không thế giới. Ngày nay, ngành hàng không dân dụng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tính đặc thù của kinh tế hàng không đã chứng minh rằng nó vừa hoàn thành nghĩa vụ do Nhà nước giao, đồng thời có tác dụng hỗ trợ cho các ngành kinh tế Trung ương, địa phương phát triển và ngược lại, các ngành đó phát triển mạnh là động lực thúc đẩy phát triển hàng không.


Trước ngưỡng cửa của năm 2000, xu thế giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, đó là vận hội to lớn cho ngành hàng không dân dụng phát triển, nhưng đồng thời ngành cũng phải đương đầu với những thách thức trên con đường hiện đại hóa nhằm sánh kịp với hàng không khu vực và quốc tế.


Mục tiêu chiến lược chuẩn bị cho sau năm 2000 là nhanh chóng hiện đại hóa ngành hàng không dần dụng theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển nâng cao năng lực vận tải hàng không, cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay, quản lý bay và dịch vụ đồng bộ, mở rộng các hoạt động bay trong nước và quốc tế nhằm góp phần phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, chính sách đổi mới của Nhà nước.


Để đáp ứng mục tiêu chiến lược trên, từ nay đến năm 2000 tập trung đầu tư chủ yếu vào 4 lĩnh vực sau đây:

- Chiến lược phát triển và hiện đại hóa đội máy bay thương mại, kể cả đội máy bay phục vụ kinh tế quốc dân, vừa đáp ứng yêu cầu vận chuyển vừa có hiệu quả kinh tế cao.

- Quy hoạch và phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay phù hợp với chiến lược quy hoạch vùng kinh tế và du lịch của Nhà nước. Từng bước đầu tư xây dựng và hiện đại hóa các cảng hàng không quốc tế và các dịch vụ đồng bộ tại cảng hàng không, sân bay theo hướng dân tộc, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Chiến lược xây dựng và hiện đại hóa ngành quản lý bay, bảo đảm đồng bộ các phương tiện hiện đại để kiểm soát không lưu theo phương thức hiện đại, cũng như công tác báo động và các phương tiện tìm - cứu.

- Chiến lược nhân lực được xác định là một khâu then chốt nhất của ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, cần tập trung tuyển chọn để đào tạo cơ bản, ra sức đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên hiện có, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý thuộc các lĩnh vực quan trọng và tiến lên tiêu chuẩn hóa toàn ngành. Xây dựng đội ngũ cán bộ hàng không trước hết phải đảm bảo sự trung thành tuyệt đối đối với sự nghiệp cách mạng, với đường lối lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải có trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động. Đó là bài học kinh nghiệm quý báu qua 40 năm xây dựng của ngành hàng không dân dụng.


Để thực hiện có hiệu quả 4 lĩnh vực trên, ngành hàng không dân dụng cần phải có quyết tâm cao và kiên trì đổi mới tư duy kinh tế, tổ chức, phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, phải thường xuyên củng cố các tổ chức đảng, quần chúng, đoàn kết thống nhất trong nội bộ ngành và phải chăm lo đến đời sống của cán bộ, công nhân viên.


Bước vào những năm cuối của thập kỷ 90 và trước thềm của thế kỷ XXI, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam vô cùng to lớn, đòi hỏi ngành cần phải có tốc độ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và vững chắc, kiên định đi theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.  
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM