Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:41:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức miền Đông  (Đọc 16624 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 03:38:28 pm »

Để dối phó với hành động của địch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn chuyển Chỉ huy sở về phía Nước Trong và tiến hành củng cố lại tổ chức, lực lượng, sẵn sàng chặn đánh địch. Chúng tôi chủ trương cho Trung đoàn 174 về Bàu Cỏ tổ chức huấn luyện và tiếp nhận tân binh. Trung đoàn 16 chốt giữ phía tây bắc Kà Tum. Trung đoàn 4 án ngữ vị trí Suối Mây. Trung đoàn 5 chuyển sang làm nhiệm vụ mới. Các trung đoàn tích cực chặn đánh địch xâm lấn biên giới.

Trong thời gian này, Đại đội 6 Trung đoàn 16 diệt gọn một trung đội địch ngay trong đêm giao thừa (ngày 6 tháng 2 năm 1978).

Tại bắc cầu Bổ Tức, ngày 10 tháng 2, một bộ phận địch luồn sâu vào khu vực nam Suối Mây chúng chặn đánh đoàn xe vận tải của Trung đoàn 4, bắn hỏng 1 xe ô tô.

Kiên quyết trừng trị bọn lấn chiếm, Tiểu đoàn 3 do Tiểu đoàn trưởng Trần Đức Minh chỉ huy khẩn trương cơ động bao vây tiến công tiêu diệt gọn trung đội thám báo địch, diệt tại chỗ 7 tên, bắt sống 2 tên, thu 1 trung liên, 2 súng B40…

Từ sau ngày 26 tháng 3 năm 1978, Quân khu triển khai xây dựng tuyến phòng thủ biên giới. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 chúng tôi tổ chức các đơn vị luân phiên tác chiến và xây dựng lực lượng, thường xuyên cơ động, thực hành phản công và tiến công địch, giành được nhiều thắng lợi. Hoạt động của Sư đoàn cùng với toàn bộ hoạt động của lực lượng vũ trang Quân khu trong thời gian này đã góp phần giữ vững biên giới, ổn định tình hình nội địa của quân khu, mở ra thời kỳ mới cho ta phát triển tiến công tiêu diệt địch, mở rộng địa bàn, từng bước giành lại thế chủ động chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Campuchia phát triển.

Âm mưu của Pônpốt ngày một lộ rõ, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta xác định rõ đối tượng kẻ thù, chủ trương chủ động tiến công địch để bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện chủ trương trên, Quân khu 7 quyết định mở chiến dịch tiến công đánh chiếm lại đường 7 nhằm hỗ trợ tuyến phòng thủ biên giới, hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy của bạn. Sư đoàn 5 được giao nhiệm vụ tiến công địch trên hướng chủ yếu. Tôi thống nhất với anh Doãn – Chính ủy Sư đoàn sử dụng Trung đoàn 174 đánh vu hồi từ Lộc Ninh qua Chiêu Riêu về ấp sát mục tiêu Cà Chay. Trung đoàn 4 đánh chiếm Phum Cầu, Phum Nghiêm.

Ngày 10 tháng 6, toàn Sư đoàn chúng tôi bước vào chiến đấu. Hướng thọc sâu vu hồi Trung đoàn 174 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Phúc chỉ huy ngay trong đêm đã tiêu diệt cụm địch thuộc trung đoàn 102 tại mũi Chiêu Riêu và tiếp tục phát triển về Cà Chay. Do phải hành quân xa, thiếu nước uống, nhiều cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn lả đi vì đói, mệt và khát. Trước tình hình đó, Ban chỉ huy Trung đoàn hội ý vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu, động viên đảng viên, cán bộ khắc phục khó khăn, nhường nước cho thương binh, tiếp tục giữ vững đội hình hành quân, tiến công theo kế hoạch đã định.



Cùng cán bộ Sư đoàn 5 trên đất Campuchia
Trong ảnh: từ trái qua thứ năm Trương Văn Đàng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 03:39:36 pm »

Ngày 13 tháng 6, Trung đoàn 174 tiến công mục tiêu Cà Chay. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, nên một số bị tiêu diệt, số còn lại bỏ trang bị vũ khí, chạy dạt về tây đường 7.

Cùng ngày 13 tháng 6, tôi lệnh cho Trung đoàn 4 đánh mở thông đường Chà Ri – Phum Nghiêm, bảo đảm đưa cơ giới vào tiến công mục tiêu Lăng Cà Bơ.

Ngày 14 tháng 6, lực lượng vu hồi thọc sâu đã bắt liên lạc được với cánh quân đột phá chính diện.

Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 chúng tôi tiếp tục tổ chức tiến công sân bay Lăng Cà Bơ. Đến ngày 15 tháng 6, sư đoàn đã hoàn thành đánh địch mở rộng bàn đạp, tạo hành lang, bảo đảm cho chơ giới vào tham gia hiệp đồng với bộ binh để đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu.

Bước vào đợt hai của chiến dịch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 ra lệnh trong quá trình hành tiến lần lượt đánh chiếm Lăng Cà Bơ, Mê Mốt và truy quét mở rộng bàn đạp, mở đường Đắc Bộ - Vạt Xa. Trung đoàn 4 cùng lực lượng thiết giáp di chuyển xuống truy quét địch ở nam Mê Mốt.

Từ 19 tháng 6 đến 14 tháng 7 năm 1978, Sư đoàn 5 đã phối hợp cùng các đơn vị bạn liên tục đánh phản kích và truy quét ở đông nam Tô Kê, bắc và đông bắc Sa La, Kra Bao, Cây Me, làm chủ Sa La, Cây Me, Kô Ki, bắt liên lạc với lực lượng Quân đoàn 3 ở tây Mê Mốt, đẩy địch ra xa biên giới từ 15 đến 20km, tạo điều kiện cho Quân đoàn 3 cùng tiến công hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ lực lượng địa phương, xây dựng tuyến phòng thủ biên giới.



Giao nhiệm vụ cho các đơn vị truy quét tàn quân địch

Chỉ trong hơn một tháng đảm nhiệm tiến công trên một hướng rộng, trong điều kiện chưa nắm chắc địch, địa hình phức tạp, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 5 chúng tôi đã thể hiện quyết tâm chiến đấu cao, hành động chiến đấu cơ động và linh hoạt, lập được nhiều thành tích xuất sắc.

Đó là chiến thắng của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 4 phối hợp đập tan cuộc phản kích của 3 tiểu đoàn địch vào bắc Mê Mốt, diệt gọn 1 đại đội, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, diệt 120 tên, thu 30 súng các loại.

Đó là chiến thắng của Trung đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 174 vận động bao vây 5 tiểu đoàn địch tại đông nam Tô Kê, diệt 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 103 vùng 21 và tiểu đoàn 155 sư đoàn 4 Pônpốt, diệt và làm bị thương 300 tên, thu 50 súng các loại.

Đó là chiến thắng của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 4 vừa tiến hành đánh địch trên đoạn đường hơn 100km trong điều kiện địa hình phức tạp, nhiều chướng ngại, địch chống trả quyết liệt, đã mở thông được hai tuyến đường quan trọng cho chiến dịch đúng thời gian quy định.

Tiêu biểu là gương chiến đấu của Trung đội trưởng Nguyễn Đình Thơm trong trận ngày 21 tháng 6 ở đông nam Tô Kê một mình sử dụng 4 loại súng, cùng đồng đội chiến đấu trong nhiều giờ liền, bảo vệ thương binh, bảo vệ xe, tạo điều kiện cho đơn vị tổ chức lực lượng tiến công tiêu diệt địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 03:41:29 pm »

Từ ngày 19 tháng 7 năm 1978, Sư đoàn 5 nhận mệnh lệnh bàn giao địa bàn hoạt động cho Sư đoàn 10 Quân đoàn 3, rồi cùng với các lực lượng được tăng cường pháo 130 ly, thiết giáp lật cánh sang hướng bắc Lộc Ninh.

Sau một tháng liên tục chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, quân số, trang bị, vũ khí tổn thất, sức khỏe bộ đội giảm cần phải có thời gian để củng cố. Thấy rõ những khó khăn của đơn vị, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn chúng tôi chỉ thị cho các đơn vị tiến hành một đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong đơn vị nhằm xây dựng lập trường, ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội, phát động phong trào thi đua lập công rộng rãi trong lực lượng đoàn viên thanh niên. Với khí thế thi đua lập công mới, sau 4 ngày hành quân, toàn bộ lực lượng của sư đoàn đã vượt hàng trăm cây số về vị trí chiến đấu mới tại khu vực tây bắc Lộc Ninh an toàn.

Với quyết tâm đánh thắng trận đầu tiên trên địa bàn mới, ngày 28 tháng 8, Sư đoàn 5 chúng tôi đã tiến công đội hình phòng ngự thuộc sư đoàn 260 của địch ở tây nam Snun.

Trận chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, địch lợi dụng công sự phòng ngự, hỏa lực B40, B41 chống trả.

Chúng tôi chỉ thị cho các đơn vị: Khắc phục khó khăn do địa hình thời tiết mưa lầy trờ ngại cho việc cơ động của xe tăng và pháo binh. Các đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh, xe tăng của sư đoàn đã liên tục chiến đấu, tiến công địch trong suốt 2 ngày 2 đêm.

Ngày 29 tháng 7, mũi đột kích của Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 174 do tiểu đoàn phó Lê Huy Trạch chỉ huy cùng xe tăng đột phá cụm chốt ngã ba đường 13B – đường 7. Bị đòn bất ngờ của quân ta đánh thọc sườn phía đông nam, quân địch hốt hoảng tháo chạy.

Chiều 29 tháng 7, Sư đoàn 5 làm chủ Snun.

Suốt hai mươi ngày liên tục đánh từ cấp đại đội đến cấp sư đoàn thiếu, bằng nhiều cách đánh linh hoạt như thọc sâu, bao vây vu hồi, hiệp đồng binh chủng đột phá, sư đoàn đã làm chủ hoàn toàn thị trấn Snun và các mục tiêu khác, khai thông tuyến đường 7 từ Mê Mốt lên Snun, đồng thời mở thông hai tuyến đường khác trên đường 13B, mở rông vùng giải phóng đông bắc Campuchia, thiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, phá hủy các kho tàng dọc biên giới từ Mê Mốt về tây bắc Snun.

Sau thắng lợi chiến dịch đường 7 của ta, địch củng cố lại lực lượng, tăng quân số, dùng thủ đoạn vây lấn, bu bám, đánh nhỏ hòng tiêu hao lực lương ta, đánh bật ta ra khỏi địa bàn Snun… Quân khu 7 chuyển hướng từ tấn công sang phòng ngự mùa mưa, quyết tâm giữ vững địa bàn Snun. Sư đoàn 5 được phân công phối hợp với Trung đoàn 205, các binh chủng tăng cường và lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Sông Bé thực hiện chiến dịch phòng ngự. Chúng tôi phân công Trung đoàn 4 bố trí các hướng bắc và đông bắc Snun. Trung đoàn 174 ở hương tây bắc Snun. Trung đoàn 16 ở hương tây và tây nam Snun.

Từ vị trí chốt giữ, Sư đoàn 5 chúng tôi liên tục đánh địch bu bám và xuất kích đánh chiếm các khu vực bàn đạp xuất phát, hậu phương của địch. Ngày 5 tháng 8 năm 1978, chúng tôi lệnh cho Trung đoàn 174 được tăng cường 10 xe M113 tiến công các bàn đạp xuất phát bu bám của 4 tiểu đoàn địch ở bắc cao điểm 142, làm chủ các mục tiêu.

Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 8 năm 1978, Sư đoàn 5 đã tiến công địch ở dọc tây và đông đường 13, lần lượt đánh chiếm các mục tiêu như trận địa pháo, hệ thống kho tàng ở Phum Sre Sát, ở Phum Thoong, Kà Nông, Sở 2, Sở 3, ngã tư bắc cao điểm 142, cao điểm 106 và sau đó tổ chức chốt giữ các khu vực đã đánh chiếm.

Tháng 9 năm 1978, sư đoàn nhận được chỉ thị của quân khu xây dựng công sự vững chắc cho các trận địa chốt, rút bớt lực lượng để củng cố huấn luyện, cơ động tiến công địch. Trên tăng cường Trung đoàn 205 (tỉnh Sông Bé) về đứng chân chiến đấu trong đội hình sư đoàn. Ngày 10 tháng 9, Sư đoàn mở đợt tiến công đẩy lùi địch lên phía bắc để tiến hành xây dựng các chốt trọng điểm. Vừa đánh địch bu bám và xây dựng hệ thống chốt phòng ngự xung quanh Snun được cơ bản hoàn thành. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 chúng tôi phân công:

Trung đoàn 16 và Tiểu đoàn 25 công binh phụ trách các chốt 1 (điểm cao 142), chốt 2 (điểm cao 191), chốt 3 (điểm cao 159). Trung đoàn 4 phụ trách chốt 4 (điểm cao 570). Trung đoàn 205 phụ trách chốt 5 (điểm cao 152). Trung đoàn 174 làm nhiệm vụ cơ động cho sư đoàn.

Các trung đoàn bố trí một phần ba lực lượng giữ chốt, hai phần ba lực lượng luân phiên củng cố huấn luyện và cơ động chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 03:42:19 pm »

Tổ chức phòng ngự trên một địa bàn rộng, đợt đầu không có công sự vững chắc, bị địch bu bám đánh phá liên tục bằng bộ binh và hỏa lực, sư đoàn đã chiến đấu trong điều kiện cực kỳ gian khổ. Trên tất cả các chốt, không ngày nào im tiếng súng tập kích, phản kích của địch. Địch phản kích lấn chốt, các phân đội lại tổ chức lực lượng đánh chiếm lại chốt. Thế trận quyết liệt kéo dài hàng tháng ròng. Đặc biệt tại điểm cao 142 “cái yết hầu” của trận địa, đã diễn ra cuộc giằng co quyết liệt nhất giữa ta và địch. Các Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 25 công binh ngày đêm kiên cường bám trụ, ăn cơm vắt, ngủ hầm trong điều kiện chiến hào ngập nước, quần nhau với giặc hàng tháng trời.

Ngày 2 tháng 10, sư đoàn 260 của địch tập trung 5 tiểu đoàn, có pháo cối chi viện, tổ chức phản kích vào chốt 142 đến 18 lần; nhưng Tiểu đoàn 7 vẫn kiên cường chiến đấu, giành và giữ từng mét chiến hào. Chiến sĩ mới Bùi Khánh Thiện một mình táo bạo xuất kích, diệt 6 tên địch, đẩy lùi đợt tiến công của chúng.

Suốt 3 tháng phòng ngự (từ ngày 10 tháng 8 đến 22 tháng 11 năm 1978), Sư đoàn 5 chúng tôi đã chiến đấu 216 trận bằng bộ binh và 780 lần đánh bằng hỏa lực, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 3.000 tên địch, bắt 11 tên, thu 51 súng, giữ vững địa bàn Snun. Hơn 100 ngày đêm chiến đấu giữ chốt là giai đoạn thử thách quyết liệt nhất, trong đó mỗi tấc đất Snun đêu thấm máu của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 5 chúng tôi, chốt giữ khu vực Snun là giai đoạn lịch sử tuy ngắn ngủi nhưng mỗi cán bộ chiến sĩ của sư đoàn được tôi luyện và lớn lên. Hơn 100 ngày đêm chiến đấu ấy, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử truyên thống của sư đoàn.

Giữa tháng 11 năm 1978, lực lượng ly khai chống Pônpốt của Hunxen và Hêngxomrin đã liên kết với các bộ phận ly khai của các tỉnh đông bắc Campuchia nhằm tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của tập đoàn Pônpốt. Phong trào đấu tranh chống Pônpốt – Iêng Xary nhanh chóng lan rộng khắp địa bàn, quân khu miền Đông và Đông Bắc Campuchia. Trước điều kiện thuận lợi mới, Bộ Tư lệnh Quân khu chủ trương mở rộng chiến dịch đánh chiếm các bàn đạp tiến công của địch xung quanh Snun, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, mở ộng địa bàn, giải phóng một bộ phận nhân dân Campuchia, giúp lực lượng cách mạng Campuchia xây dựng căn cứ. Một lần nữa, Sư đoàn 5 lại cùng các đơn vị bạn bước vào chiến dịch. Mục tiêu của sư đoàn lần này là Sở chỉ huy của sư đoàn 200 Pônpốt đóng tại điểm cao 107, và các đơn vị đặc nhiệm của vùng 5005 đóng ở ngoại vi phía bắc và tây bắc thị trấn Snun.

Theo kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh Sư đoàn chủ trương hình thành ba mũi tiến công.

Cánh vu hồi hướng tây gồm Trung đoàn 4 Tiểu đoàn 13 đặc công do Trung đoàn trưởng Huỳnh Văn Bê chỉ huy bí mật luồn rừng áp sát phía tây Snun chặn đường rút của địch; cánh vu hồi hướng đông gồm Trung đoàn 175 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Phúc chỉ huy và Trung đoàn 316 của Sư đoàn 303 bí mật tiếp cận đường 13 tập kích tiêu diệt lực lượng địch tại cầu Cát Dai, phối hợp cùng Trung đoàn 16 hành tiến theo trục lộ tiêu diệt các cụm phòng ngự địch từ Cái Dai – ngã ba Snun.

Ngày 15 tháng 11 năm 1978, tôi ra lệnh cho Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 mở màn chiến dịch tập kích trung đoàn 12 Pônpốt tại khu vực bắc đường 7, diệt 30 tên.

Ngày 17 tháng 11, Trung đoàn 16, Trung đoàn 174 tiến công tiêu diệt cụm phòng ngự tại cầu Cát Dai, diệt 1 đại đội địch.

Ngày 16 tháng 11, tôi ra lệnh cho Trung đoàn 174 và Trung đoàn 4 (trong đội hình vu hồi hướng đông) xuất kích. Rạng sáng ngày 18 tháng 11 năm 1978, các cánh vu hồi đồng loạt nổ súng vào các mục tiêu từ cầu Cát Dai đến bắc ngã ba An Sanh kết hợp với mũi tiến công chính diện theo đường 13 đánh chiếm sở 4.

Ngày 19 tháng 11, Trung đoàn 174 trên đường hành tiến lần lượt đánh chiếm cầu Ba Rát, ngã ba Sàm Rông và Soài Chịa.

Sư đoàn 5 chúng tôi đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch tiến công mở rộng địa bàn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 260 địch, mở rộng vùng giải phóng trên 800 km2, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 03:43:49 pm »

Ngay sau khi thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giai đoạn một chiến dịch, sư đoàn được giao nhiệm vụ tuyên truyền vận động số nhân dân bị o ép chạy vào rừng tở về vùng giải phóng. Trong một tuần, các tổ công tác đã vận động được hơn 3.000 dân trở về phum sóc trên địa bàn Snun.

Chính trên địa bàn Snun, ngày 5 tháng 12 năm 1978, hàng vạn nhân dân Campuchia đổ về dự lễ mít tinh chào mừng Mặt trận đoàn kết dân tộc của nước Campuchia do Chủ tịch Hêngxomrin đứng đầu ra mắt quốc dân. Cách mạng Campuchia bước sang một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn phát triển nhảy vọt, tiến hành tổng tiến công và nổi dậy giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia, lật đổ ách thống trị của tập đoàn diệt chủng Pônpốt – Iêng Xari.

Cuối năm 1978, tôi được cử đi học tại Học viện Nguyễn Ái Quốc phân viện II ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tôi bàn giao chức Tư lệnh Sư đoàn 5 cho anh Nguyễn Thanh Tùng.



Bế mạc lớp học bổ túc trường Nguyễn Ái Quốc, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong ảnh từ trái qua phải hàng sau thứ ba Trương Văn Đàng

Đến tháng 6 năm 1979, tôi về Quân khu 7, được bổ nhiệm Tham mưu phó Quân khu.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Chính phủ hai nước Việt Nam – Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác toàn diện, cam kết ủng hộ và giúp đỡ lấn nhau về mọi mặt và bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động hòa bình của nhân dân mỗi nước. Trên cơ sở Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác đã ký kết, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, với tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung, một bộ phận lực lượng vũ trang Quân khu 7 cùng chuyên gia các ngành triển khai nhiệm vụ của đội quân tình nguyện giúp bạn toàn diện, vừa sắp xếp, bố trí lại lực lượng cũng như xác định phương thức hoạt động.

Từ đầu năm 1979, Quân tình nguyện Quân khu 7 tổ chức bố trí lại lực lượng trên từng địa bàn, làm nhiệm vụ tiếp tục tiến công đánh phá căn cứ, kho tàng còn lại của địch, giải phóng dân, phát động quần chúng xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng cách mạng cho bạn,đồng thời cứu đói, cứu đau, giúp nhân dân Campuchia khắc phục hậu quả của chế độ diệt chủng, xây dựng cuộc sống mới.

Từ ngày 1 tháng 2 đến trung tuần tháng 3 năm 1979, Quân đoàn 3 lên thay thế cho Quân nguyện Quân khu 7 ở địa bàn Xiêm Riệp, Bat Tam Bang. Quân khu 7 về giữ địa bàn 4 tỉnh phía đông Phnôm Pênh là Svay Riêng, Kông Pông Chàm, Kông Pông Thom, Krachiê. Từ trung tuần tháng 3 đến tháng 6 năm 1979, Quân tình nguyện Quân khu 7 lên phía bắc thay thế cho Quân đoàn 3. Sư đoàn 5 được tăng cường cho Quân đoàn, tiến công căn cứ U Đông (bắc Phnôm Pênh 30km). Đến giữa tháng 4 năm 1979, Sư đoàn 5 được tăng cường thêm Trung đoàn 160 Long An, chuyển về truy quét và giúp bạn ở vùng Thơ Ma Puốc, Poi Pét, Cao Mê Ai. Tháng 3 năm 1979, Sư đoàn 302 được tăng cường Trung đoàn 201 và Trung đoàn 10 biên phòng của Tây Ninh lên chiếm lĩnh địa bàn bắc Xiêm Riệp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 04:05:45 pm »

Nhằm bảo đảm chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và giúp bạn mọi mặt, tháng 3 năm 1979, Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 7 tách thành hai bộ phận chỉ đạo trên hai hướng:

- Mặt trận 479, gồm các tỉnh phía bắc Campuchia là Xiêm Riệp, Ốt Đô Miên Chay, Bát Tam Bang.

- Mặt trận 779, gồm các tỉnh phía đông Phnôm Pênh là Kông Pông Chàm, Kông Pông Thơm, Krachiê, Svay Riêng, Prâyveng và thủ đô Phnôm Pênh.

Mặt trận 479 được thành lập ngày 14 tháng 4 năm 1979 tại thị xã Xiêm Riệp, với nồng cốt là lực lượng thuộc Tiền phương Quân khu 7 (được bổ sung thêm một số đơn vị của Quân khu 5).

Một nửa lực lượng quân tình nguyện được tách ra làm nhiệm vụ giúp bạn trên địa bàn hai tỉnh Xiêm Riệp, Bát Tam Bang thuộc Mặt trận 479. Nửa còn lại được củng cố và hoạt động tại các tỉnh phía đông Campuchia.



Cùng cán bộ Mặt trận 779.
Trong ảnh hàng sau bên trái Trương Văn Đàng

Đến 18 tháng 7 năm 1981, Sở chỉ huy tiền phương Quân khu chuyển thành Bộ Tư lệnh mặt trận 779 do anh Bùi Thanh Vân (Út Liêm) làm tư lệnh, anh Đặng Văn Long phụ trách công tác đảng, công tác chính trị. Tôi được Quân khu điều sang Mặt trận 779 giữ chức Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng. Lực lượng Mặt trận 779 gồm:

Sư đoàn 317 (mới thành lập) được phối thuộc một tiểu đoàn và 5 đại đội của Đồng Nai, đảm nhiệm địa bàn tỉnh Kông Pông Thom.

Sư đoàn 303, được phối thuộc hai trung đoàn và 5 đại đội của Tây Ninh đảm nhiệm địa bàn tỉnh Kông Pông Chàm.

Trung đoàn 159 và 5 tiểu đoàn của Long An đảm nhiệm địa bàn tỉnh Svay Riêng.

Trung đoàn 4, Trung đoàn 205 và Tiểu đoàn Phú Lợi (sông Bé) đảm trách địa bàn tỉnh Krachiê.

Tháng 10 năm 1979, địa bàn tỉnh Krachie được bàn giao lại cho Mặt trận 579 (Quân khu 5), Quân khu 9 bàn giao địa bàn tỉnh Svay Riêng cho Quân khu 7 (có cả Trung đoàn 320 Đồng Tháp). Tháng 4 năm 1979, Sư đoàn 310 (thành lập từ năm 1979) được Bộ điều tăng cường cho Quân khu 9. Sau đó Sư đoàn 343 được thành lập, làm nhiệm vụ phòng thủ ở địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sư đoàn 310 sau khi tham gia chiến dịch truy quét địch ở Kô Kông, tháng 9 năm 1979, trở về đảm trách địa bàn tỉnh Kông Pông Chàm, đến đầu năm 1981 thì rút về nước.

Tháng 11 năm 1979, Sư đoàn 303 được Bộ điều đi làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc. Tháng 5 năm 1970, Quân khu điều Sư đoàn 317 từ Kông Pông Thơm lên Xiêm Riệp, trong đội hình Mặt trận 479. Đến tháng 5 năm 1982, thì rút về nước. Thay thế cho Sư đoàn 317, Bộ tăng cường Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4) cho Mặt trận 479, đứng chân ở Chi Kreng. Tháng 6 năm 1980, Quân khu 7 nhận lại địa bàn Krachiê.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 04:08:26 pm »

Từ giữa năm 1981, lực lượng quân tình nguyện Quân khu 7 dần dần được rút gọn Mặt trận 479 chỉ còn 7 trung đoàn bộ binh, 32 tiểu đoàn bộ binh cơ động trên địa bàn, 1 trung đoàn và 3 tiểu đoàn binh chủng., Đến cuối tháng 12 năm 1983, còn 5 trung đoàn bộ binh và 46 tiểu đoàn cơ động địa bàn, các đơn vị binh chủng và cơ quan không thay đổi. Riêng Mặt trận 479 từ cuối năm 1981 về trực thuộc Bộ, tới giữa năm 1984, lại trở về trực thuộc Quân khu 7.

Trong vòng ba tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1980) Quân khu 7 thành lập 8 đoàn quân sự để chỉ đạo thống nhất quân tình nguyện và lực lượng bạn đánh địch, vừa làm chuyên gia giúp Campuchia trên địa bàn 8 tỉnh thành của Campuchia, đó là: Đoàn 7701 (Kông Pông Thơm), Đoàn 772 (Kông Pông Chàm), Đoàn 7703 (Svay Riêng), Đoàn 7704 (Bát Tam Bang), Đoàn 7705 (Pray Veng), Đoàn 7708 (Xiêm Riệp), Đoàn 7707 (Krachiê), Đoàn 7708 (thủ đô Phnôm Pênh).

Sau khi điều chỉnh, bố trí lại lực lượng quân tình nguyện và các chuyên gia, địa bàn hoạt động của quân tình nguyện và các đoàn chuyên gia, địa bàn hoạt động của quân tình nguyện Quân khu 7 bao gồm hai mặt trận: biên giới và nội địa.

Mặt trận biên giới gồm 11 điểm tựa (năm 1979), 20 điểm tựa (năm 1980 – 1982), 18 điểm tựa (năm 1983) do 9 trung đoàn trực thuộc Mặt trận 479 và 2 sư đoàn chủ lực của bạn (Sư đoàn 196, Sư đoàn 286) đảm nhiệm. Quân tình nguyện và lực lượng vũ trang Campuchia đã liên tục mở các chiến dịch và điểm truy quét địch, tiến công các căn cứ kho tàng còn lại trong nội địa hoặc mới thiết lập trên biên giới của địch, triệt phá các hành lang vận chuyển từ ngoài vào, đánh bóc địch ngầm, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí cùng các phương tiện chiến tranh.

Từ mùa khô 1981 – 1982, quân tình nguyện Quân khu 7 và lực lượng bạn đã phối hợp, phá âm mưu của địch là tập hợp lực lượng, thiết lập căn cứ lâu dài, cài cắm cơ sở ngầm trong nội địa Campuchia. Nổi bật là các đợt hoạt động tiến công căn cứ quân khu trung âm của địch ở vùng sông Xen, sông Chi Nich ở đông tây quốc lộ 7, nơi địch tập hợp 5.000 quân kìm kẹp 7 vạn dân Campuchia (vào tháng 3-197). Sau đó tiếp tục đánh rã cơ bản trên. 1000 tên thuộc nhóm “ly khai Pônpốt” cùng các nhóm phản động trong nội địa (vào mùa khô năm 1979 – 1980).

Mùa khô 1982 – 1983, quân tình nguyện Quân khu và bạn mở chiến dịch A80 ở biên giới Bát Tam Bang, Xiêm Riệp và chiến dịch B80 ở biên giới Bat Tam Bang, phá hủy toàn bộ căn cứ ở Phnom Chát, căn cứ trung đoàn 16 (sư đoàn 415 Pônpốt) ở Com Riêng, buộc địch phải lùi sâu vào đất Thái Lan.



Phát biểu tổng kết phong trào thi đua quyết thắng mặt trận 779

Trong quá trình liên minh chiến đấu, quân tình nguyện Quân khu 7 đã thực hiện nhiệm vụ giúp bạn toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh tế. Thông qua các đội công tác vũ trang, ta cùng bạn thực hiện phát động quần chúng, tập trung vào việc cứu đói, cứu đau, giúp dân trở về quê cũ làm ăn, ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất, xây dựng chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng và lực lượng vũ trang cách mạng. Từ năm 1980, sau khi thành lập các đoàn chuyên gia, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng ba phong trào cách mạng quần chúng: “Toàn dân đánh giặc”, “Toàn dân tham gia xây dựng đời sống, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội”, “Toàn dân tham gia xây dựng thực lực cách mạng, củng cố chính quyền, xây dựng xã, ấp vững mạnh”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 04:09:52 pm »

Trong chiến đấu, Quân tình nguyên Quân khu 7 và lực lượng vũ trang Campuchia chỉ huy thống nhất để huy động dân và giúp đỡ các đơn vị chủ lực của bạn, từ cấp sư đoàn cho tới cấp tiểu đoàn bộ đội địa phương.

Qua thực tiễn chiến đấu và công tác lực lượng vũ trang Campuchia đã lớn lên, trưởng thành nhiều mặt. Đến cuối năm 1983, thực tế ba tỉnh Svay Riêng, Pray Veng và Kông Pông Chàm thuộc Mặt trận 779 bạn đã tự đảm đương được mọi mặt.

Tại địa bàn Quân khu 7, các lực lượng vũ trang vừa thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, xây dựng pháo đài quân sự huyện, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chống kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, và thực hiện công tác phục vụ chiến đấu ở Campuchia. Ngành hậu cần Quân khu 7 vừa phải bảo đảm cho Quân tình nguyện Việt Nam ở hai Mặt trận 479, 779, vừa phục vụ lực lượng của Bộ phối thuộc (Quân đoàn 4, Không quân, Đặc công) và lực lượng bạn trên địa bàn quân khu phụ trách, gồm 3 binh đoàn (Binh đoàn 2, Binh đoàn 3, Binh đoàn 4) và bộ đội địa phương. Ngoài ra, ngành Hậu cần Quân khu 7 còn phải đảm nhiệm việc cứu đói, cứu đau, vận chuyển 3 vạn dân Campuchia chạy sang Việt Nam lánh nạn hồi hương về Tổ quốc, vừa cứu đói, cứu đau cho nhân dân 8 tỉnh miền Đông Bắc suốt hai năm 1979 – 1980, góp phần phục hồi sản xuất, thúc đẩy nhanh bước hồi sinh đất nước Campuchia.



Dự hội nghị Tổng kết Mặt trận 779
Trong ảnh từ phải qua trái thứ hai Trương Văn Đàng

Đầu năm 1983, quân Pônpốt dồn nỗ lực chuyển sang “tiến công chiến lược”. Lực lượng vũ trang Quân khu 7 trong đội hình Quân tình nguyện vũ trang Campuchia tập trung thực hiện ba mục tiêu chiến lược. Đặc biệt mùa khô 1984 – 1985, Quân tình nguyện và lực lượng vũ trang Campuchia đã sử dụng 9 sư đoàn bộ binh (gồ 4 sư đoàn của bạn là 196, 179, 286, 8 và 5 sư đoàn bộ đội tình nguyện Việt Nam là: 5, 302, 309, 9, 7) mở chiến dịch tiến công các căn cứ toàn biên giới với 14 trận cấp sư đoàn, 20 trận cấp trung đoàn, 90 trận cấp tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng tổng hành dinh Môlinnika, đánh trúng trụ sở trung ương địch và căn cứ của ba sư đoàn bộ binh 320, 474, 519 của Pônpốt.

Qua thực tiễn chiến đấu, lực lượng vũ trang Campuchia có bước trưởng thành vượt bậc. Các đội vũ trang công tác của bạn đều trở thành các đại đội làm hai chức năng: chiến đấu và công tác. Lực lượng vũ trang Campuchia kiện toàn tổ chức biên chế, giải thể Binh đoàn 4 để lập Sư đoàn bộ binh 179, lập Bộ Tư lệnh khu vực 2 và khu vực 4, từng bước đảm nhiệm địa bàn thay thế cho quân tình nguyện Việt Nam. Theo đó, từ tháng 6 năm 1984, quân tình nguyện Quân khu 7 dần rút các Đoàn quân sự 7703, 7706, một số đơn vị lẻ và sau đó là Đoàn quân sự 7702.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 04:10:47 pm »

Từ năm 1985, địch chuyển hướng chiến lược, tăng số đầu đơn vị lấy nội địa làm mục tiêu chủ yếu. Pônpốt và các lực lượng vũ trang chống cách mạng tập trung xây dựng lực lượng tại các căn cứ trên đất Thái Lan, từ đây tổ chức xâm lược vào nội địa hoạt động chống phá cách mạng, cưỡng ép bắt lính. Chúng tập trung đánh vào các khu vực dân cự, thị xã, thị trấn, kho tàng, đường giao thông cùng một số vị trí đứng chân của các lực lượng vũ trang bạn cũng như các đơn vị quân tình nguyện. Địa bàn Mặt trận 779 gồm: tỉnh Kông Pông Thơm và bắc, tây nam tỉnh Kông Pông Chàm (giáp với thủ đô Phnôm Pênh), trở thành trọng điểm đánh phá của các lực lượng phản động.

Để ngăn chặn hành động xây dựng căn cứ ở nước ngoài, lấy đó làm bàn đạp tiến công vào nội địa của quân Pônpốt. Các lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng của Campuchia với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam xây dựng công trình phòng thủ biên giới chạy dọc theo biên giới giữa Campuchia – Thái Lan. Tuyến phòng thủ dài 604km, bao gồm các công trình chiến đấu, vật cản và cụm điểm tựa, hình thành từng khu vực phòng thủ, vừa có chính diện, vừa có chiều sâu, có đủ công sự, hầm hào, bể nước… Trên 42.000 dân công, 26.000 dân quân du kích, 2 sư đoàn bộ binh, 2 trung đoàn công binh Việt Nam, 2 đội cầu đường Campuchia đã góp công sức hoàn thành công trình nói trên. Mặt trận 479 đưa 10 trung đoàn (của 4 sư đoàn) vừa tham gia xây dựng các cụm điểm tựa, vừa chốt giữ bảo vệ biên giới. Trong những năm 1985-1986, Mặt trận 479 đã cử Đoàn chuyên gia Sư đoàn 6 (Sư đoàn 8 chuyển thành) cùng chuyên gia hai trung đoàn pháo binh, chuẩn bị moi mặt bàn giao cho bạn tự đảm đương chốt giữ tuyến phòng thủ biên giới Campuchia – Thái Lan.

Ở nội địa, Mặt trận 779 tăng cường việc phòng thủ thị xã, thị trấn, bảo vệ giao thông, kết hợp đánh phá các căn cứ lõm, căn cứ vùng sâu và các hành lang của địch. Nhằm giúp bạn thiết thực và có hiệu quả hơn, Mặt trận 779 tập trung vào công tác củng cố cơ sở, thông qua việc tổ chức 426 đội công tác, xuống tận xã, ấp, củng cố địa bàn một cách ổn định.



Phát phần thưởng cho các chỉ huy các đơn vị lập được thành tích
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2019, 04:13:36 pm »

*

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Xămđéc Hunxen, từ ngày 15 tháng 1 năm 2005 đến ngày 19 tháng 1 năm 2005, Đoàn sĩ quan cao cấp của Quân khu 7, nguyên là cán bộ trong đoàn Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam sang giúp cách mạng và nhân dân Campuchia đánh đuổi bọn diệt chủng Pônpốt ở hai Mặt trận 479 và 779, địa bàn do Quân khu 7 đảm trách từ biên giới Việt Nam đến biên giới Thái Lan, gồm các tỉnh Xiêm Riệp, Bát Đom Boong, Bần Tia Miên Chây, Kông Pông Chàm, Kông Pông Thơm, Krachiê, Svay Riêng, Svay Veng, thủ đô Phnôm Pênh trở lại thăm chiến trường xưa.

Đoàn gồm đại diện nguyên là Bộ tư lệnh của hai Mặt trận 479 và Mặt trận 779, thủ trưởng các cục thuộc hai Bộ tư lệnh, Ban chỉ huy các sư đoàn, đoàn chuyên gia quân sự Khu vực 4 và hai đoàn quân sự giúp bạn ở hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát Đom Boong. Trung tướng Đỗ Quang Hưng, Trung tướng Nguyễn Xuân Hòa, các anh Đặng Quang Long, Võ Minh Như, Mai Văn Phúc, Trần Đối, Hà Mẫn, Võ Thược, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Doanh, Nguyễn Răng, Đoàn Thanh Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Bạch, Nguyễn Thành Út, Nguyễn Duy Tôn, Hồ Đình Quý, Phạm Kinh, Lưu Quang Thiện, Nguyễn Văn Hồng, Phùng Kim Chính, Đinh Văn Huệ, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Giao, Lê Cội, Trần Tấn Quang, Huỳnh Văn Sang và tôi (Trương Văn Đàng).

Ngoài ra còn có các đồng chí từng giúp Thủ tướng Hunxen xây dựng lực lượng từ những ngày đầu, gồm có trung tá Lê Châu Ba, Nguyễn Văn Phiên, Xích Hồng và một bộ phận phục vụ đoàn gồm thượng tá Phan Công Liêm (đối ngoại), Nguyễn Huy Đính (phiên dịch), trung tá Trịnh Văn Hòa (quay phim điện ảnh) và thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Điền.

Theo dự kiến lúc đầu Thủ tướng Hunxen đưa trực thăng đến Tân Sơn Nhất để đón đoàn sang Phnôm Pênh, nhưng sau đó vì lý do khách quan nên bạn thống nhất với Tư lệnh Quân khu 7 là Quân khu 7 dùng xe ô tô đưa đoàn lên cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Bạn sẽ đón đoàn từ đó cũng bằng xe ô tô. Chúng tôi ai nấy đều phấn khởi vì được thăm lại chiến trường xưa, gặp lại những người bạn chiến đấu thân thiết sau bao nhiêu năm xa cách.

Sáng thứ bảy, tại khách sạn Tân Sơn Nhất, Trung tướng Lê Mạnh, Tư lệnh Quân khu 7 và Tổng lãnh sự quán Vương quốc Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiễn đoàn lên đường. Bốn chiếc xe Huyndai 15 chỗ đưa đoàn lên cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, biên giới Việt Nam – Campuchia. Tại cửa khẩu Mộc Bài, Đại tướng Kun Kim, phó Tổng tư lệnh quân đội Hoàng gia Campuchia và ông Chia Xô Pha Ra, cố vấn Thủ tướng Hunxen đón đoàn và cùng đi trên ba chiếc xe ca và hai xe hộ tống bảo vệ, đi theo lộ trình Svay Riêng, Niếc Lương, Prây Veng, Kông Pông Chàm, Kông Pông Thơm, Xiêm Riệp.

Đoàn chúng tôi về tỉnh Kông Pông Chàm. Tỉnh Kông Pông Chàm tổ chức đón chúng tôi cách mấy chục cây số, có xe cảnh sát dẫn đường. Tại bến phà Kông Pông Chàm, tháng 1-1979, chúng tôi phải vượt sông bằng sức mạnh thì nay một cây cầu hiện đại đã bắc qua. Tỉnh có hai thành phố là Kông Pông Chàm và thành phố Suông (Suông ngày trước chỉ là thị trấn nay sầm uất đông vui). Kông Pông Chàm trước đây là nơi đặt Sở chỉ huy Mặt trận 779 chúng tôi.

Đại tướng Kun Kim và ông Chia Xô Pha Ra hướng dẫn đoàn đến thăm Tỉnh trưởng tình Kông Pông Chàm. Trong không khí thân mật, Tỉnh trưởng chậm rãi: “Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy uống nước nhớ nguồn, ăn trái cây phải nhớ người trồng. Vì vậy, chúng tôi luôn ghi nhớ các bà mẹ Việt Nam, chị gái Việt Nam đã gửi con em, chồng sang giúp chúng tôi thoát khỏi họa diệt chủng. Nếu không có quân tình nguyện Việt Nam thì không có ngày 7-1. Mà không có ngày 7-1 thì không có chúng tôi. Tỉnh Kông Pông Chàm là tỉnh đầu tiên được đón đoàn đến thăm, cũng là tỉnh đầu tiên được quân tình nguyện Việt Nam giải phóng. Chúng tôi luôn biết ơn các đồng chí”.

Đoàn tiếp tục cuộc hành tình đến thành phố Xiêm Riệp, nghỉ tại khách sạn Angkor. Khách sạn lớn nhất của tỉnh Xiêm Riệp. Tỉnh trưởng Xiêm Riệp chiêu đãi đoàn một chương trình múa Ápsara đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc Khơme.

Sáng chủ nhật ngày 16 tháng 1 năm 2005, đoàn đến thăm Ăngcothơm và Ăngcovát – một kỳ quan kiến trúc độc đáo, một nền văn minh huy hoàng được xây dựng cách đây 10 thế kỷ. Cũng ở nơi này cách đây 26 năm quân tình nguyện Việt Nam đã đặt Sở chỉ huy mặt trận 479. Ở đây có nghĩa trang và Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên chiến trường trọng điểm này.



Cùng cán bộ Mặt trận 779 chụp ảnh kỷ niệm trước Ăngcovát



Bên tượng đài Ăngco
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM