Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:05:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trang trại Hoa hồng  (Đọc 10995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2019, 01:59:57 pm »

*
*       *

Đêm nay trăng sáng. Buồn. Em dắt con Bông và Thi ra biển chơi. Ở ngoài phía Hòn Rùa, vầng trăng đang chồi lên to như một cái mâm, ửng hồng rồi chuyển dần sang màu vàng chanh. Mặt biển đang sẫm tối từng lúc hừng sáng. Mỗi lúc vầng trăng lên cao tỏa ánh sáng vàng rượi như rót mật xuống Hòn Chồng. Ngoài xa kia, dãy Hòn Tre xanh đen như một cánh buồm lớn vươn ra giữa đại dương. Nhớ những ngày đầu về Nha Trang ở nhờ nhà bác Đạo, có một đêm em đưa anh ra biển. Vợ chồng mình len lỏi trên con đường mòn giữa những vườn dừa tối om. Lúc ra tới ngoài bờ cát, anh đã chạy nhào ra biển, ngã vật xuống khiến em hoảng hồn, sợ chết khiếp, tưởng có chuyện gì.

Lúc ngồi bên anh, em hỏi.

- Anh sao vậy? Có chuyện chi à?

Anh nhìn về phía Bắc xa xôi một lúc lâu sau nói nhỏ:

- Đã lâu rồi anh mới gặp biển. Được úp mặt vào cát. Và uống ngụm nước biển mặn chát. Em có biết không, quê anh cũng có biển... Anh nghĩ, trong giọt nước mặn mòi của biển Nha Trang có vị muối của quê anh... Anh nhớ cha, nhớ mẹ, em à!

Em khóc. Và hôn anh. Vạt áo anh sũng nước. Mái tóc anh ướt nước.

Anh còn chỉ tay lên trời. Trên nền trời đêm xanh thẳm có những tảng mây đang trườn qua, che khuất ánh trăng. Anh bảo:

- Anh tin những đám mây kia đã bay qua làng anh.

Làng Lôi quê anh xứ mô? Em không biết. Và chưa biết đến chừng nào mới đến được quê chồng. Em chỉ mong có lấy được một lần về quê anh, được nhìn thấy cha mẹ đã sinh ra anh. Em cúi đầu lạy cha ba lạy, lạy mẹ ba lạy. Mong cha mẹ tha tội cho chúng mình.
Đất nước thống nhất hòa bình rồi. Anh lại đi xa. Mong ước nhỏ nhoi ấy của em chừng mô mới có được?

Mỗi lần gặp một người Bắc đi chợ vào quán mua dưa mắm, họ thấy em vui vẻ hay bắt chuyện. Em thường dò hỏi họ quê mô. Người nói quê ở Hà Nội, người ở Hà Nam Ninh, Nghệ Tĩnh. Người bảo quê ở Hà Sơn Bình, Hoàng Liên Sơn, Hải Hưng. Có người nói quê ở gần làng Lôi, chùa Keo, em đã thót tim. Trong người em như có luồng điện giật nhẹ. Họ còn vui vẻ kể cho em, chùa Keo được cụ Nguyễn Minh Không dựng nên từ một bè gỗ trên rừng trôi về. Bè gỗ lim trôi từ mạn ngược đến bờ sông đầu làng, dạt vào. Điềm trời cho làng Bồng Tiên có chùa, có tượng Phật thiêng. Chùa làm bằng toàn gỗ lim. Cả trăm gian chỉ ghép mộng không có một cái đinh. Người khách lạ kể cho em nghe câu chuyện về chùa Keo, đến đấy bật khen. “Các cụ ta xưa giỏi thật! Mà này, sao chị quen biết người quê tôi? Chồng chị à?... Người ấy chỉ vào em rồi nói - À, tôi biết rồi, chị lấy chồng người Bắc di cư. Ở đây có cả một vùng toàn người dân Ba Làng di cư từ Thanh Hóa vào... Hèn gì!”.

Em cười thấy nóng ran cả mặt mũi. Em đáp trí trá cho qua chuyện:

- Ngày trước có một chú bộ đội giải phóng về đánh trận ở làng tôi. Gia đình tôi quen sơ sơ.

- Vậy chú giải phóng ấy bây giờ ở đâu hả chị? Vị khách vồn vã hỏi tiếp.

Em đau đớn mà bịa ra rằng:

- Chú bộ đội giải phóng ấy hi sinh rồi.

Lúc người khách rời khỏi sạp hàng, em phải giấu đi những giọt nước mắt.

Và em nhớ anh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #51 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2019, 02:03:00 pm »

25

Dấu yêu ạ!

Bác Đạo đến chợ mặt buồn so. Đồi mắt thẫn thờ, không còn thần sắc. Nhìn bác, em phát hoảng.

- Có chuyện chi vậy bác? Bác ăn uống chi chưa?

Bác Đạo bỏ chiếc nón xuống một góc sạp, kéo ghế ngồi.

- Cháu cho bác ly nước. Đi từ sáng đến chừ, khát khô cả cổ. Đói quá, bác vừa làm tô bún cá của dì Bẩy ở dưới gốc cây me.

Em rót đưa cho bác Đạo một ly trà đá. Nhìn gương mặt bác thấy lo trong bụng.

- Có chuyện chi vậy bác, kể cho cháu nghe với. Nhìn mặt bác phờ phạc, mệt mỏi, coi chừng kẻo ốm.

Bác Đạo nhìn em, đặt ly trà đá xuống chiếc sạp. Bác thở hắt ra:

- Cháu ơi, bác bán căn nhà rồi! Được một cây hai.

- Ai mua? Sao bảo bác cố giữ căn nhà đợi anh Đào trở về...

Bác Đạo nhìn em lắc đầu:

- Người mua căn nhà là cái ông cán bộ ở trường Thủy sản, bữa rày cháu có gặp một lần đó. Vợ chồng ông ta ra vô mấy lần, cứ nì nèo mãi, bớt lên bớt xuống, rồi kể khổ than phiền với bác. Nào là hai vợ chồng với mấy đứa con từ ngoài Bắc về quê. Nghe bảo họ bán đi hai cái xe đạp Điamăng, một cái đài Sương Mao, một cái giường rẻ quạt, được chưa tới một cây vàng. Chị vợ, người Thái Nguyên theo chồng về quê, nghe nói làm việc ở Nhà máy Gang Thép bán đi hoa tai, vòng nhẫn, đồng hồ Pôn-rốt, thêm mấy sấp vải mua bằng tem phiếu cũng chỉ được chưa tới hai chỉ vàng. Nghe họ than vãn, bác thấy thật tội nghiệp, đành gật đầu. Thôi chuyện nhà cửa của thằng Đào để tính sau. Đây này, bác Đạo nói với em, bác cầm của họ năm chỉ đặt cọc. Còn bẩy chỉ đến ngày giao nhà họ sẽ trả đủ. Bác mang theo đây một chỉ tìm cháu để trả nợ cho mụ Tư Hường, tháng trước túng quá nhờ cháu cầm cố vay trả lãi cho bà ta.

Bác Đạo mở chiếc bao vải lận trong lưng quần, rút ra đưa cho tôi một chỉ vàng bọc trong một miếng ni lông.

- Vàng 98 đó cháu. Bác đã vào tiệm vàng nhờ họ thử rồi. Vàng thiệt đó. Con mẹ chủ tiệm vàng lấy của bác mấy đồng tiền công. Tức thật, tiền vàng là của mình, chỉ nhờ họ thử, trả công hẳn hoi mà cũng phải trốn chui, trốn lủi như người đi ăn cắp.

Em nghĩ tiếc cho căn nhà của bác Đạo ở khe Đá Chẹt. Ngôi nhà to đẹp nằm trong khuôn viên rộng cả ngàn thước vuông nhìn thẳng ra bãi biển Hòn Chồng. Ngôi nhà ấy vợ chồng bác mua từ ngày chuyển từ Huế về Nha Trang sinh sống. Những ngày đầu vợ chồng mình lưu lạc từ Huế vô đây, cũng trú ngụ trong ngôi nhà ấy một thời gian. Sau ngày chạy di tản trở về, gian nhà mình thuê trước đây, chủ cũ đuổi. Từ ngày anh đi, em và con Bông lại quay trở về gian nhà kho ở phía sau vườn. Bây giờ bác Đạo bán nhà, chưa biết mẹ con em tính sao. Nghĩ vậy mà em không dám nói với bác.

Em bảo bác Đạo:

- Bác bán căn nhà rồi bác và các em ở chỗ mô?

Bác Đạo nhìn em nói rin rít trong kẽ răng, cái chất giọng Quảng Bình của bác đanh lại:

- Bác lên rừng sống cháu à... Bác đã nạp đơn lên phường xin với mấy ông cho đi kinh tế mới. Các ông nhận đơn, còn biểu dương gia đình bác thức thời, dám rời bỏ thành phố, bỏ nghề buôn bán để đi lao động...

- Chuyện bán nhà bác đã hỏi ý kiến của Ly, của em Thu, em Thảo chưa?

- Chúng nó không đồng ý cũng phải theo bác. Chín mẹ con bà cháu ở đây lấy chi cho vô miệng. Đi kinh tế mới mỗi ngày một người còn được họ cấp cho 3 lạng gạo. Nhà nước nuôi cơm cho 6 tháng. Các ông ở phường còn động viên bác, có khi thời gian cấp gạo còn được dài hơn, chỉ đến khi nào đồng bào có lúa mới, trồng được khoai mì trên rẫy nhà nước mới thôi cấp gạo. Họ còn bảo mỗi gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới, chính quyền sẽ cấp đất, dựng nhà. Thời buổi này có được miếng ăn, có được mái nhà che nắng, che mưa, chả sướng hơn ngồi ôm căn nhà rỗng, không còn cái gì để bán đem đi mua gạo mắm cho lũ trẻ ăn hả cháu? Chuyện con Ly cháu biết rồi, làm hàng chục cái đơn đi mô cũng không xin được việc. Họ biểu chồng đi lính Ngụy, đang cải tạo, dù có là công chức cũ cũng tạm chờ. Chờ, chờ ư? Biết đến bao giờ hả cháu. Con Thu làm việc ở nhà thương, nghe bảo nhà thương của giáo hội cũng sắp đóng cửa... Còn lại đám trẻ chúng nó đang tuổi ăn, tuổi lớn, hằng ngày không có cái gì cho vô bụng, nhìn con đói, cháu đói, bác không đành lòng. Bác nói thiệt với cháu. Nhiều lúc bác muốn chết mà không chết được. Bác trai bỏ mẹ con bác đi sớm. Chừ bác đi theo ông, đàn con cháu để ai nuôi. Thằng Đào, thằng Hiền chồng con Ly đang đi học tập cải tạo ở xa. Nghe chính sách thì nói vậy, nhưng biết đến chừng mô chúng mới được cho về để gánh vác đỡ đần cho bác... Nhìn ngay gương cháu thì biết. Chồng cháu cũng phải đi xa. Thật là nan giải!

Em hỏi bác Đạo:

- Bác đi kinh tế mới, bác biết chi việc làm ruộng, làm rẫy mà dám liều? Rồi ở trên rừng, còn tật bệnh, sốt rét?

Anh có biết bác Đạo trả lời em ra sao không? Bác giơ tay ra trước mặt em, rồi nói:

- Này cháu, bác còn hai bàn tay, chân bác còn cứng. Lạy trời Phật đừng bắt bác ốm đau bệnh tật. Bác sẽ học cách cuốc đất, lật cỏ, cày ruộng để có được hạt gạo nuôi bọn trẻ. Con Ly cũng bảo bác vậy. Nó nói câu này cháu nghe để bụng. “Má ơi, ở lại đất này nhục lắm. Năm trước mình lên xe xuống ngựa, kẻ rước người đưa, ra xóm vào ngõ người chào hỏi săn đón. Bây giờ gặp họ ngó lơ. Có người nhìn ánh mắt họ, biết họ khinh rẻ, chửi thầm mình trong bụng: “Đồ quen ăn bơ sữa thừa của Mỹ Ngụy, cho tụi bay chết!”. Thực ra mình có tội tình gì hả má? Cha đi làm công. Mẹ hưởng lương tử tuất. Con đi phiên dịch tiếng Anh cho ông bác sĩ chữa bệnh cứu người trước của nhà Chúa. Công chức chi con Thu. Nó đi tiêm thuốc, chăm sóc người bệnh... Chả lẽ những việc ấy đều là xấu cả sao”. Bác chỉ nói với con Ly rằng. Thời cách mạng mọi việc thuốc thang, chữa bệnh, ăn mặc, học hành... đều có nhà nước lo. Người cách mạng làm việc cho chính phủ từ ngoài miền Bắc vô, từ trên núi về, họ thiếu gì người tài giỏi. Thôi con à, trong nhà này giờ chỉ còn có mẹ, có con, con Thu là người lớn trong nhà. Các em con còn nhỏ dại đang tuổi chơi, tuổi học. Mọi việc có mấy mẹ con bàn bạc. Mẹ chỉ sợ sự lười biếng, các con ngày trước quen ăn uống no đủ, giờ ngại khô. Chớ mấy mẹ con ta có lên rừng hay xuống biển cùng đồng lòng, đồng sức thương yêu đùm bọc lấy nhau, chắc sẽ qua khỏi đận khó này.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #52 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2019, 02:08:41 pm »

Lúc em lên dãy hàng thịt trả lại cho bà Tư Hường chỉ vàng, trở về, bác Đạo đã đi rồi. Con Lô chuyên xách nước thuê cho mấy bà hàng cá, buổi trưa trông hộ hàng nằm chúi đầu vào góc sạp ngủ vùi. Vắng chủ, mấy con chuột cống ra nhặt những hạt cơm, hạt bắp rơi vãi. Bầy chuột ở chợ dạn dĩ đến nỗi có con leo lên cả người con Lô để bò qua kiếm mồi. Lũ chuột nhìn thấy em đi tới không hề sợ hãi, có con còn vểnh râu nhìn rồi mới bỏ chạy xuống gầm sạp.

Em nghĩ mà thương cho bác Đạo gái. Bác là người vợ thứ, quê mãi Quảng Bình. Chẳng hiểu duyên số nào đã đưa bác gặp được người bác họ vốn đẹp trai, phong tình ở phía bên mẹ em. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, vùng quê em nhiều người tham gia Vệ quốc đoàn. Ngày kinh thành Huế bị quân Pháp tấn công, bộ đội Cụ Hồ đã từng đốt cháy khách sạn Moranh bằng rơm và ớt bột. Tổ chức nhiều trận đánh tàu địch trên sông Hương. Các đồn bốt của giặc Pháp ở Phú Vàng, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền nhiều đồn bị đốt cháy. Nhưng ngày ấy quân Pháp quá mạnh, bộ đội ta người ít, vũ khí thiếu thốn. Đến lúc mặt trận Huế vỡ, bộ đội phải rút lên chiến khu Hòa Mỹ, rồi rút ra ngoài Quảng Bình. Bác Đạo, người anh họ xa của mẹ em, theo như lời dì Bảy kể cho em nghe những ngày ở Huế thì bác ấy đã có vợ, được ông nội là một thầy đồ Nho cưới cho ở làng từ lúc còn đang di học tú tài. Một đám cưới to ở vùng Dưỡng Mông, Phú Vang. Đám cưới bác Đạo có ăn hỏi, có hôn thú, có rước dâu. Hàng trăm mâm cỗ cưới đãi quan viên hai họ. Nhưng đằng sau đêm tân hôn, động phòng là một cuộc mặc cả giữa ông phú hộ ở ngoại vi thành Huế có cô con gái “chưa chồng mà chửa” với ông đồ già có cậu con trai học giỏi nhưng gia đình nghèo khó. Cậu con trai mới 17 tuổi, nhà độc đinh. Ông đồ già muốn có cháu để nối dõi tông đường và cột chân anh con trai tính hay bay nhảy ở nhà với mấy mẫu ruộng và cô vợ con nhà giàu. Đám cưới của chàng thư sinh xứ Huế chưa được bao lâu, Cách mạng tháng Tám nổ ra. Kinh thành Huế long trời nổ đất trong đêm người dân kéo vào Đại Nội đòi vua Bảo Đại thoái vị. Lá cờ đỏ sao vàng bay trên đỉnh Ngọ Môn.

Chàng trai Lê Văn Đạo phẫn uất vì phải lấy một cô vợ nhiều hơn mình gần chục tuổi, lại đã trót mang bầu với kẻ khác. Nhân lúc giặc Pháp gây hấn, anh đã trốn nhà đi kháng chiến. Những năm Lê Văn Đạo làm anh lính Vệ quốc đoàn, được cách mạng giác ngộ, học tập, đi đó đi đây khắp các xứ, anh mau chóng trưởng thành. Đạo vốn cao to, đẹp trai, nổi tiếng hát hay, đàn giỏi. Người ta vẫn kể rằng thời còn nhỏ đi học ở Huế, Lê Văn Đạo đã từng ngồi cùng bàn với Nguyễn Chánh Thi, một vị tướng tương lai trong chế độ của Ngô Đình Diệm và của chế độ Thiệu -Kỳ sau này. Còn những ngày tham gia kháng chiến ở mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa, Đạo cũng đã từng quen biết, thần phục các ông Thân Trọng Một, Khánh “lửa”,... là bạn cùng tổ trong đội văn nghệ với Phùng Quán, một nhà văn tương lai. Anh bộ đội Đạo đi biểu diễn văn nghệ qua nhiều làng ở Lệ Thủy, Ba Đồn, Cảnh Dương... Sau một đêm biểu diễn văn nghệ, quân dân đoàn kết, anh cũng được các o, các chị vây quanh mời ăn cháo vịt, mời về nhà nghỉ chân... Lửa gần rơm... Một cô gái bên dòng sông Kiến Giang đã trở thành người vợ chính thức của Đạo là vậy. Đám cưới thời chiến của một anh bộ đội vệ quốc đoàn với một cô gái nghèo vùng kháng chiến, nhà chỉ có một mẹ già, cha mất sớm, giản dị mà vui. Những người lính cùng tiểu đội với Đạo đã mua được một con chó. Bà con làng xóm góp gạo, thêm dăm ba con gà, vịt làm đủ mấy mâm để đãi khách. Buổi tối, đám thanh niên mừng đám cưới còn mang kẹo đậu phộng và vài bao thuốc lá sợi quấn tay ra đãi khách.

Những ngày sống trên đất Quảng Bình, Lê Văn Đạo đã có một tình yêu. Vợ chồng anh được sống những ngày trọn vẹn nghĩa vợ chồng. Những cô con gái nối đuôi nhau ra đời trong vòng tay thương mến của cha và mẹ. Cụ đồ ở quê xa, trong vùng tề nghe tin con trai lấy vợ thứ, bỏ mặc chị vợ cả ở nhà, tức nhưng đành chịu. Đã mấy lần cụ đồ gửi tin ra nói rằng mẹ ốm, rồi cha ốm. Đạo cũng sốt ruột muốn xin với cấp trên nhưng không được về thăm nhà. Rồi đến ngày đình chiến cũng là lúc bà cụ đồ ở làng bạo bệnh chết. Đạo được cấp trên cho về chịu tang mẹ. Nhìn cảnh cha già, con mọn, lại toàn là một đàn con gái, hai lần lấy vợ Lê Văn Đạo chưa có nổi một anh con trai chống gậy. Anh quyết định không đi tập kết, ở lại vùng tề.

Vào những năm 1960, sau những đợt tố cộng đẫm máu, Ngô Đình Diệm cũng cố hệ thống chính quyền trong vùng chiếm đóng từ cấp trung ương xuống địa phương. Những người từng tham gia kháng chiến, quy hồi, chịu hối cải đều được chính quyền họ Ngô xem xét cất nhắc cho làm việc. Lê Văn Đạo lại một lần đăng lính, nhưng là lính “quốc gia” với một mong muốn để có tiền nuôi vợ con. Nhưng vốn Đạo từng dính dáng tới những người kháng chiến cũ, nên anh cũng chỉ được cất nhắc tới chức thượng sĩ. Suốt mấy chục năm làm lính quốc gia Đạo không phải ra trận, chuyên giữ kho quân lương, khí cụ ở một đơn vị hậu cần.

Cuộc đời binh nghiệp đã dịch chuyển vợ chồng bác Đạo từ Vùng 1 sang Vùng 2 chiến thuật. Huế gần chiến tuyến, gần sông Bến Hải, vùng đất dữ dội và khốc liệt, cũng gần với bà vợ cả nanh nọc và hay đánh ghen. Gia đình bác Đạo đã chọn Nha Trang làm nơi sinh sống và nuôi dưỡng đàn con thơ dại. Ngoài các chị em gái, trời thương đã cho bác Đạo những cậu con trai để nối nghiệp cha. Đào - viên sĩ quan trẻ tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức là niềm hãnh diện của bác lúc về già.

Năm hạn 49 tuổi, bác Đạo được những người bác sĩ chẩn đoán ung thư.

Quân lực ở quân Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế đã cho bác nghỉ hưu sớm về nhà dưỡng bệnh. Ba năm sau bác Đạo qua đời...


*
*       *

Anh à! Về chuyện bán căn nhà của bác Đạo dưới khu Đá Chẹt nhìn thẳng ra Hòn Chồng. Ngôi nhà ấy hẳn anh còn nhớ. Ngôi nhà đúc lợp tôn nằm giữa khu vườn rộng thênh thang. Đám các em Thi, Thảo, Thu... nghe tin mẹ bán nhà đứa nào cũng khóc. Một cây hai vàng vào lúc này cũng đã là to, đánh đổi lấy một căn nhà cả một đời bác Đạo chắt chiu dành dụm xây cất kiên cố, nghĩ cũng tiếc. Ly là đứa có chồng, biết suy nghĩ, từng trải tâm sự với em:

- Chị Hai à, cụi muốn thay đổi cuộc đời. Ở lại đây nhìn cảnh cũ người xưa, chịu không nổi. Chị coi thử, đêm nào cũng ngồi học tập chính sách của Mặt trận, nghe mấy chú bội đội giảng giải. Họ nói nghe còn được, còn lọt tai. Nhưng đến lúc nghe mấy thằng cha ngày trước bán xăng nhớt, sửa xe cho em ngoài đầu đường nay ngồi lên chiếc ghế chủ tọa, đọc từng câu, từng chữ chưa thông... Em chán thấy mồ.

Em biểu Ly:

- Đi lên rừng thì khổ cực em à.

Ly vốn đẹp gái, nhu mì là vậy. Ấy thế mà nghe em nói nó trợn mắt lên và biểu:

- Nè chị Hai, thà em úp mặt vào núi, uống nước suối, cuốc đất tay chân lấm lem, còn thấy sướng hơn ở lại trong ngôi nhà này.

Mấy ngày sau bác Đạo gái có hỏi em.

- Gia đình bác đi kinh tế mới, về vùng Cổ Chi, mẹ con cháu có đi với bác không?

Em đã thưa với bác.

- Cháu và con Bông biết ơn bác và các em đã cho mẹ con cháu tá túc trong những ngày ở đây. Bây giờ cháu đang bán dưa muối qua ngày kiếm sống. Cháu xin với bác và các em cho cháu ở lại Nha Trang đợi tin tức chồng cháu. Cháu biết anh có tội với cách mạng nhưng cháu cũng tin đến một ngày cách mạng và những người tốt minh oan cho chồng cháu. Anh từng là bộ đội giải phóng, bác Đạo à. Giờ cháu mới dám thưa thiệt với bác. Chồng cháu không có tội. Bây chừ cách mạng chưa biết, đến một lúc họ sẽ biết, cháu tin vậy bác à.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #53 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2019, 02:12:16 pm »

26

Dấu yêu ạ!

Khi em viết cho anh những dòng này, chính em còn chưa tin đó là sự thật.

Em đang bán hàng ở chợ, có người bên xóm Bóng sang nhắn tin qua một chị bạn hàng. Họ biểu em về gấp chùa Hưng Sơn, “có chuyện!”. Chuyện chi em không biết. Em không gặp trực tiếp người đưa tin. Em lo lắm, nghĩ ngay tới con Bông, phải chăng nó gặp tai nạn. Từ ngày mẹ con thím Đạo rời Nha Trang đi vùng kinh tế mới Cổ Chi, hai mẹ con em về tá túc ở chùa Hưng Sơn. Ngôi chùa đó anh cũng biết. Chùa nằm dựa lưng vào núi, cách nhà bác Đạo một đoạn đường, đi sâu vào trong xóm. Ngày rằm, mồng một em hay lên đây thắp hương lễ Phật. Sư cô trụ trì chùa tên Oanh. Cô trạc tuổi em nhưng đã xuống tóc đi tu từ khi mới 8 tuổi. Hơn 20 năm ăn nhờ của Phật, cô Oanh ăn chay tụng kinh trong chùa Bà Đá dưới Chụt hàng chục năm trời. Nhờ đức độ và chịu học hành tu luyện, sư cô Oanh nay đã được sư bà giao cho trông coi chùa Hưng Sơn.

Đứng về mặt họ hàng hên ngoại xa, cô Oanh còn phải gọi em bằng chị. Sư cô Oanh rất yêu quý con Bông. Những ngày em chạy chợ, ở chùa em gửi con Bông nhờ cô Oanh trông giùm. Con Bông tha thẩn chơi quanh chùa, nhặt những bông hoa đại cho vào lá, chơi đồ hàng đem bán cho những ông ngựa đá, nghê đá và bầy kiến đang leo cây.

Có một buổi chiều em mới đi chợ về, đang nhặt những con cá liệt, định nấu nồi canh ngọt cho con ăn, sư cô Oanh dắt con Bông xuống nhà và biểu em.

- Nè chị Hai, con nhỏ đang bảo em cắt tóc cho nó đi tu.

Em tròn mắt ngạc nhiên.

- Chuyện chi lạ vậy con?

Con Bông nói ngay:

- Mẹ ơi, mẹ cho con cắt tóc theo dì Oanh đi tu.

Em nghe mà tá hỏa tam tinh, quát con bé:

- Con điên à... Người đi tu hành có số kiếp Phật định mới được. Con tưởng đi tu dễ sao?

Con Bông nghe em quát, khóc òa ôm lấy sư cô Oanh.

Sư cô ôm con Bông vào lòng một hồi lâu, vỗ về con bé mãi nó mới nín. Một lúc sau sư cô Oanh bảo con Bông:

- Bông à, đi tu cực lắm con. Con có chịu nổi không?

Con Bông nghe nói vậy, quên cả chuyện tu hành, nó hỏi ngay dì Oanh:

- Dì à! Đi tu con có được ăn cá, ăn mực kia không?

Con bé chỉ tay vào những con cá liệt và những con mực em đã làm sạch để trong rổ định xào cho nó ăn cơm chiều.

Nghe nói vậy cả em và sư cô Oanh phì cười. Đúng là chuyện con nít.

Em về đến chùa Hưng Sơn trên chiếc xe đạp thồ của chú Kiền. Mới bước qua khỏi bậc tam cấp leo lên chùa, thoạt nhìn ngay trên chiếc ghế đá dưới gốc cây phượng đang nở những chùm hoa đỏ rực, em thấy một bà già đang ngồi trên ghế đá. Bên cạnh bà là một chiếc bị cói, nón lá để cạnh. Bà cụ đang vỗ về con Bông nằm ngủ say trong chiếc võng bạt treo dưới gốc cây trước cửa chùa.

Bà cụ thoạt nhìn thấy em, vụt đứng dậy. Và hỏi:

- Vậy chị có phải là vợ của thằng Đệ nhà tôi?

- Dạ vâng! Em đáp và như có một luồng điện giật nhẹ khắp cơ thể, linh cảm điều hệ trọng sắp xảy ra - Là con đây, vậy...

Bà cụ nói ngay.

- Mẹ là mẹ của thằng Đệ đây...! Con ơi... Cháu ơi... Bà nội của cháu đây.

Anh có ngạc nhiên không, khi mẹ lặn lội từ làng Lôi vào Huế, tìm thấy cha em ở làng Dương. Cha em đã cho mẹ địa chỉ này để tìm về Nha Trang gặp con, gặp cháu.

Hai mẹ con, mẹ chồng và nàng dâu, bà nội và đứa cháu lằn đầu tiên được gặp mặt nhau trên đất Nha Trang. Trời Phật có mắt anh à.
Sau lúc bình tâm, mẹ chỉ hỏi em một câu.

- Vậy anh Đệ đi đâu để hai mẹ con chị phải ăn nhờ ở đậu trong chùa như thế này?

Em phải thưa thật với mẹ rằng, anh đang bị bắt đi cải tạo ngoài Phú Yên. Mẹ không hề hỏi em lý do vì sao chuyện anh bị bắt. Tự nhiên bà bật lên câu chửi.

- Cha tiên sư bố nó! Đồ ác nhân, ác báo. Chỉ vì lời khai của thằng Ca khốn nạn mà làm khổ con bà. Hỡi ông ơi là ông, ở dưới suối vàng, ông sống khôn chết thiêng chứng giám nỗi oan khuất này của thằng Đệ. Ông hãy về đây mà cứu giúp nó.

Mẹ đã quỳ ngay xuống nền sân chùa lổn nhổn đá sỏi vái Phật.

- Lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, người trên trời cao soi sáng cho lòng con. Phù hộ cho con trai con qua khỏi kiếp nạn này.

Mẹ lui cui giở ra từ trong chiếc bị cói, lần một hồi qua mấy lần túi áo mới lấy ra được lá thư của cha viết gửi cho em, kèm theo lá thư còn có một mẩu giấy chỉ dẫn đường vô Nha Trang... Mẹ lại mở chiếc bao vải dài quấn quanh bụng giấu kín trong cạp quần đen lấy ra năm chục đồng bạc, tiền Cụ Hồ mới đổi, rồi bảo:

- Ông ngoại gửi cho hai mẹ con tiền tiêu. Ông bán đi chiếc xe Honda, đâu được trăm đồng bạc, gửi cho con, cho cháu. Khổ thân ông cụ, lúc mẹ đi còn cố dúi vào tay mẹ hai chục đồng bảo rằng biếu cụ để lấy tiền đi đường. Suốt dọc đường từ ngoài Huế vào đây, mẹ tiêu xẻn, đi đến đâu mẹ xin ăn bộ đội đến đấy. Các chú bộ đội đều thương. Họ hỏi mẹ: “Mẹ già như ri còn đi mô vô Nam, con cháu đâu không có người đi theo”. Con có biết mẹ trả lời các chú bộ đội ra sao không? Mẹ chỉ nói. “Con mẹ đi Bê từ “63”. Thống nhất rồi đến nay chưa về. Người bảo nó chết. Kẻ nói nó đi chiêu hồi theo giặc. Mẹ nhất quyết phải đi tìm con, hỏi cho ra nhẽ.” Các chú bộ đội nghe mẹ nói vậy chả chú nào nỡ lấy tiền. Cho đi nhờ xe, các chú còn cho mẹ ăn cơm, ăn lương khô con à.

Đêm đó, em để mẹ và con Bông ngủ trên chiếc giường, hai bà cháu ôm nhau nằm nói chuyện một lúc rồi con bé lăn ra ngủ. Kỳ lạ thật, con Bông không hề xa lạ với bà. Nó gọi tiếng bà thật dễ thương. Suốt bữa cơm, con bé chất vào bát bà cả một khúc cá thu to tướng, bắt bà ăn.

Ôi cái dòng máu làng Lôi nhà anh, em và sư cô Oanh nhìn hai bà cháu mà không cầm được nước mắt.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #54 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2019, 10:41:22 am »

27

Vừa đúng 35 năm sau, tôi đã có dịp trở lại làng Cổ Chi. Người dân ở đây, nhất là những đám trẻ mới lớn lên đã quên dần cái tên làng cũ mà họ thường gọi bằng tên mới - Diên Tân.

Diên Tân vừa đẹp vừa mang ý nghĩa cho một vùng căn cứ kháng chiến cũ của tỉnh Khánh Hòa nay đã lên xã, thêm nhiều xóm ấp mới trù phú. Ngày trước, vùng cổ Chi chỉ có một xóm nhỏ mười mấy gia đình đồng bào Raglai sinh sống. Thêm một số hộ nông dân nghèo vào đây phát rẫy, tỉa lúa trên các dẻo đất ven suối. Chỉ đến khi vùng kinh tế mới Cổ Chi được xây dựng, dân số Diên Tân mới bùng phát. Người mới đến, chủ yếu dân thị thành, các gia đình có dính dấp tới chính quyền chế độ cũ, một số gia đình nghèo ở thành phố. Lớp người đi khai hoang mang theo vào vùng rừng núi chút văn minh đô thị. Một vài quán tạp hóa mở ra bán dầu đèn, hạt muối, cá khô, rau quả củ mua của đồng bào hái trên rẫy. Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, văn phòng Đảng ủy, các tổ chức quần chúng ra đời. Nhà tranh vách đất của cơ quan công quyền những ngày đầu cũng giống của dân. Trường tiểu học cho sắp trẻ từ lớp một đến lớp năm cũng chỉ là một dãy nhà dài, lợp tranh, thưng vách. Các thầy cô giáo được tăng cường, cơm đùm gạo bới lên bám lớp, vào từng nhà vận động các gia đình cho con em đi học. Trạm xá cũng định hình, chỉ là một ngôi nhà có ba gian, vách lồ ô.

Thuở ban đầu của khu kinh tế mới, bà con lên khai hoang lập ấp, nhà nước cấp gạo, mỗi người được nhận ba lạng gạo ăn cho một ngày. Trẻ con cũng vậy. Chỉ khác, người lớn cứ 6 giờ 30 phút sáng nghe tiếng kẻng khua vang đã mang cuốc, xẻng, dao, quang gánh ra đồng. Đám con nít chưa đến tuổi đi học, ở nhà với cha già, mẹ yếu trông coi. Những đứa trẻ lớn hơn một chút có thể làm việc giúp cha mẹ như: cuốc cỏ quanh nhà trồng rau, ra ngoài khe đá mò tôm cá... Dạo ấy, xóm ấp chưa có điện, chỉ đèn dầu, nhưng cứ dăm bẩy tối lại họp. Họp để nghe thông báo của huyện, xã, ấp phổ biến chính sách của nhà nước. Có buổi còn được nghe đọc báo để bà con hiểu thêm về tình hình thời sự.

Họp nhiều cũng có cái thú. Một ngọn đèn măng-xông thắp sáng cả một vùng. Bà con trong đội sản xuất tất bật đi làm cả ngày, tối về góp mặt trên khoảng sàn rộng vừa uống nước lá sâm núi, hút thuốc rê, rào rào nói chuyện thời tiết nông vụ trước khi vào họp. Đám con nít có cớ quần tụ bầy trò chơi, chí chóe cãi nhau, chửi lộn... Chỉ đến khi mấy anh du kích quát, chúng mới chịu yên để người lớn họp bàn công chuyện.

Tôi ngồi cạnh chị Thi trên chiếc Lacetti của hãng Chevrolet bốn chỗ chỉ có hai người. Chị Thi chăm chú điều khiển chiếc xe qua những khúc cua ngoặt... Tôi thả đầu óc mình về một thời xưa cũ, từng theo mẹ lên đây chào từ biệt gia đình bác Đạo để lên cao nguyên. Bây giờ trở lại vùng đất cũ, đi trên những con đường, nhìn từng chòm làng, mái núi như cuốn phim quay nhanh, đánh thức ký ức xa mờ tưởng đã vùi lấp trong tôi.

Con đường đất đỏ từ ngã ba về đến làng kinh tế mới ngày trước lầy lội vào mùa mưa, nhoe nhoét vết chân người lẫn với phân trâu bò, cỏ dại mọc hai bên đường, nay đã được trải nhựa. Có đoạn đường vào gần đến trung tâm xã còn đổ bê tông.

Chiếc xe của chị Thi chở tôi bon bon trên con đường liên xã, thưa vắng những chiếc xe hơi. Lâu lâu trên đường chỉ có những chiếc xe Honda xuôi ngược hoặc những chiếc xe ôm chở người đi chợ. Chợ của xã ngày nay đặt trên một bãi đất rộng. Trụ sở ủy ban nhân dân xã nay cũng đã xây mới, lợp ngói khang trang. Những tên đất cũ như khe Đá Mài, đập Cây Sung, suối Ông Cọp, hẻm Khe Lau... đã trở thành quá vãng. Khe nước nóng Đảnh Thạnh, một vùng đất ma thiêng nước độc, nơi căn cứ hoạt động của cách mạng nay trở thành một nhà máy, sản xuất nước khoáng nổi tiếng.

Trong kí ức của một đứa trẻ bẩy tuổi là tôi ngày ấy, theo mẹ lên núi đi thăm bác Đạo và các chị, tôi vừa háo hức, vừa sờ sợ. Háo hức vì được gặp lại chị Thi, chị Ly, chị Thu... Được các chị mua kem cho ăn. Tôi đâu có nghĩ được rằng ở cái xứ rừng đồi hẻo lánh, mấy chị lấy đâu ra cà-rem cho tôi ăn. Trong bữa cơm trưa đạm bạc ở nhà bác Đạo, tôi chỉ được ăn sắn luộc chấm muối vừng. Nồi cơm độn khoai chan canh măng rừng. Buổi chiều, tôi được theo mẹ ra ruộng coi bác Đạo xới lúa và chứng kiến cảnh chị Thi hét toáng lên vì thấy mấy con đỉa bám chân. Chị Thi lao vọt lên từ ruộng lúa chạy tới phía mẹ tôi la lên. “Đỉa, đỉa! Chị Hai ơi! Cứu em với.” Tôi nhìn thấy những con đỉa đeo vào cổ chân chị Thi, còn chị mặt xanh mét sợ bỏ chạy lên bờ cao. Nhìn thấy chị Thi bỏ chạy, tôi cũng lao theo chị mà chẳng biết vì sao. Mẹ tôi cũng sợ nhưng bà còn bình tĩnh hơn chúng tôi, lượm lấy cây que gạt từng con đỉa đang bám vào chân chị Thi. Có con đỉa rơi xuống đất đã mọng lên vì hút được máu. Chỗ chân bị cắn của chị Thi máu tuôn không ngớt. Bác Đạo đã quen với loài đỉa hút máu, bình tĩnh bứt một cọng cỏ cho vào miệng nhai, xoa vào vết đỉa cắn. Bác tới bên gốc cây lượm lấy gói vôi tôi giấu ở đấy, quết vào miếng giẻ cầm máu ở chân chị Thi. Lúc ấy, tôi thấy chị thật dũng cảm. Chị sợ đỉa, bị đỉa cắn nhưng chị không khóc. Bác Đạo lâu ngày mới gặp được mẹ con tôi lên chơi vui mừng khôn xiết. Bác và chị Thi xin với ông đội trưởng ở mảnh ruộng gần đó nghỉ về nhà sớm nấu cơm đãi khách. Đất rừng rộng rãi. Gia đình nhà bác Đạo được chia cả ngàn thước vuông. Bác và các chị còn chật cây phát rẫy ở trên sườn đồi để trồng thêm khoai sắn. Trong mảnh vườn trước nhà bác, những cây bầu, bí, mướp đã leo lên giàn nở đầy hoa vàng. Bầy ong rừng, ong đất bay về à à hút nhị hoa. Ngay trước cửa nhà là một thùng phuy xăng chứa nước. Nước ở vùng này sẵn. Giếng chỉ cần đào chưa tới chục sải là đã gặp được mạch nước sạch.

Bác Đạo thông báo cho mẹ tôi nhiều tin vui. Chị Ly lên đây được dân trong ấp tín nhiệm bầu là thôn phó. Thôn trưởng là chú Quyết, vốn là một trung sĩ Ngụy chỉ phải đi học tập cải tạo hơn một tháng là được về. Cũng bởi chú Quyết có người anh ruột nhẩy núi từ những năm 1963. Chú Quyết ở nhà trông coi mẹ già rồi bị đôn vào đơn vị lính nghĩa quân đóng chốt ở trong xã, trong huyện. Suốt mấy năm cầm súng, nhiều phen bị V.C đuổi cho re kèn, chú chưa bị thương lần nào. Những năm làm lính nghĩa quân, chú chả có điều tiếng gì với bà con. Khi vui, chú Quyết hay kể vài lần đụng độ với V.C, nhưng nghe V.C nổ súng, đám lính đã vứt súng bỏ chạy. Thậm chí có người trong đơn vị nghĩa quân còn là tay trong của đội biệt động, cán bộ du kích xã nằm vùng. Sau giải phóng, người anh của chú Quyết trở về, nay công tác ở tỉnh, xin với trên miễn cho chú Quyết phải đi cải tạo. Chú Quyết là dân trong xã, được cử làm trưởng thôn. Chị Ly là dân kinh tế mới có chữ nghĩa, thạo việc công văn giấy tờ, tính tình nhanh nhẹn hoạt bát được cử làm thôn phó. Chỉ sau vài tháng làm việc, chị Ly rất được mấy anh, mấy chú lãnh đạo ở xã tín nhiệm. Hầu như buổi họp thôn, họp đội trong hợp tác xã, chú Quyết cũng nói qua loa, đùn đẩy chị Ly phát biểu, truyền đạt chỉ thị của cấp trên. Chị Ly có giọng nói hay, có sức thuyết phục bà con trong thôn, trong ấp rất giỏi. Có một lần phổ biển chính sách thuế nông nghiệp, vận động nông dân vào hợp tác hóa ở Diên Tân, có một anh cán bộ của Ty nông nghiệp tỉnh về huyện kiểm tra, ngồi dự. Suốt một buổi tối nghe chị Ly báo cáo kết quả phong trào vận động nông dân trong xã xây dựng các tổ đội sản xuất, thông báo việc cày bừa, xuống giống cho vụ Đông Xuân... Anh cán bộ thốt lên.

- Chà! “Đồng chí” nói hay quá. Sau đợt này tôi sẽ về báo cáo với tỉnh mời “đồng chí” đi làm báo cáo viên.

Chị Ly nghe anh cán bộ nói với mình bằng từ “đồng chí” tự nhiên đỏ bừng mặt. Năm ấy chị Ly mới 26 tuổi, nổi tiếng đẹp gái trong vùng. Những ngày sống ở thành phố, chị nói tiếng Anh người Mỹ còn phải khen. Anh cán bộ vốn từ ngoài Bắc chuyển về, đâu có biết chị Ly từng phiên dịch cho bác sĩ người Mỹ. Chồng chị đang đi học tập cải tạo ở xa. Nếu anh ta biết sự thật ấy, sẽ nghĩ gì nhỉ?

Chị Thu con bác Đạo đang thất nghiệp lên đây có chân trong trạm xá xã, làm nhiệm vụ tiêm, chăm sóc bệnh nhân lúc ốm đau. Ngoài xuất gạo ăn hàng tháng mười ba kilôgam chị còn có suất đường, muối, thịt theo chuẩn của xã, tiền lương do huyện cấp. Chị Thảo có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học. Chị Ly với cương vị là người lãnh đạo của thôn sắp xếp cho cô em vào chân bán hàng ở cửa hàng hợp tác xã mua bán. Vào những năm ấy các cô bán hàng ở hợp tác xã còn oách hơn cả kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo... Hàng hóa của nhà nước từ cây kim, sợi chỉ, đến hạt gạo, cân phân, tất thảy đều phân phối qua hợp tác xã mua bán. Về thu nhập kinh tế trong gia đình, chị Thảo tôi là khá nhất. Chị lo việc ăn cho cả nhà. Thêm suất gạo của chị Thu, chị Ly, thêm khoai sắn, tạm ổn. Gia đình bác Đạo lên đây, hộ khẩu chín người tất cả đều ăn chung một mâm, ở chung một nhà. Đất rừng đãi người. Gỗ, tre lồ ô vào rừng chặt. Tranh ra khỏi cửa nhà đã có. Bác Đạo bỏ tiền ra thuê nhân công là đồng bào dân tộc, người trong vùng để cày ruộng, chặt cây, dựng nhà, đốt rẫy. Người nông dân ở đây vốn tốt bụng. Họ sẵn lòng giúp đỡ bà con thành phố lên khai hoang, xây dựng đời sống mới. Bác Đạo thú thật với mẹ tôi, cây hai vàng bán nhà thành phố lên sinh sống ở vùng kinh tế mới bà đã phải bán đi năm chỉ để thuê người khai phá được mấy sào ruộng lúa nước. Một phần tiền còn lại bà mua gỗ, cất nhà. Chị Ly con còn nhỏ ở chung nhà với mẹ. Chị Thi đã bỏ học một năm ở thành phố, lên khu kinh tế mới, năm sau đã vào học lớp cuối của cấp 2. Chị Thi vốn học giỏi lại siêng năng, mới 15 tuổi đã ra dáng một thiếu nữ xinh đẹp. Mấy anh cán bộ đoàn ở xã muốn giúp đỡ chị để ở lại xây dựng phong trào. Ngày có bằng tốt nghiệp cấp 2, chị Thi bỏ ngang thi vào ngành sư phạm.

Suốt dọc đường lên Cổ Chi, chị Thi vừa lái xe, vui chuyện kể lại cho tôi nghe hành trình 35 năm của cuộc đời chị gắn bó với nghề dạy học. Chị chuyển vùng, chuyển trường cả chục lần. Có biết bao chuyện vui buồn trong nghề dạy học và buộc sống riêng tư. Gặp tôi sau nhiều năm, như thể chị trút bớt được nỗi muộn phiền. Bây giờ chị Thị đã nghỉ dạy chuyển sang làm quản lý. Chị nhớ lại từ lúc chị phải đi bộ bẩy cây số tới trường, nhịn ăn vài bữa trong một tuần ở kí túc xá để dành tiền đủ mua một vé tàu hỏa, hoặc mua vé đi xe ôtô từ Tuy Hòa về Nha Trang thăm mẹ và chị. Chị nhớ lại chuyện dắt tôi theo đi bán bánh, đưa tiền cho bác Đạo để mua gạo nấu cơm... Bây giờ chị lái xe ôtô chở tôi đi trên những ngả đường Nha Trang, ngồi quán uống cà phê, nghe khúc nhạc trầm buồn gợi nhớ của Trịnh Công Sơn. Con người kể cũng lạ! Chừng ấy năm có biết bao nhiêu đổi thay.

Chợt chị Thi bảo tôi:

- Chỉ còn hai năm nữa chị về hưu rồi.

Nói câu ấy vẻ mặt chị có vẻ buồn buồn. Tôi chọc chị cho vui:

- Chị nghỉ hưu về làm thơ à?

Hai chị em nhìn nhau cười vang.

Biển Nha Trang vẫn cồn cào những con sóng vỗ về đêm. Trên con đường Trần Phú đã không còn một bóng xe.

Thinh không im lặng.

Chỉ nghe tiếng sóng cần mẫn hôn lên bờ cát.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #55 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2019, 10:43:27 am »

28

Ngày nay những người cán bộ, chiến sĩ từng công tác ở Trại T52. Ngân Điền, làm nhiệm vụ trông coi, giam giữ những sĩ quan, binh lính Ngụy đi học tập cải tạo vào những năm 1976 - 1980 đang nghỉ hưu ở Tuy Hòa, Nha Trang vẫn còn nhớ tới câu chuyện này.

Ấy là một buổi chiều cuối hạ, có hai mẹ con một người đàn bà từ Nha Trang tìm đường lên trại cải tạo Ngân Điền. Đi theo hai người lớn còn có một cô bé quãng 6, 7 tuổi. Thoạt nhìn qua cách ăn mặc, nghe giọng nói người ta dễ nhận ra bà cụ già đã ngoài 60, gầy gò nhưng bước đi còn cứng cỏi. Da mặt bà cụ sạm nắng. Nhìn cách ăn mặc của bà, áo nâu, quần đen, tóc vấn khăn trên đầu, tay cắp theo chiếc nón, giọng nói, người ta biết bà quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn cô con gái và đứa cháu nhỏ ăn mặc theo lối Nam. Người phụ nữ chưa tới 30 tuổi, tóc cắt ngắn ngang vai, chải chuốt gọn gàng. Chị ta mặc chiếc quần jean, ống loe rộng, áo pun, đi giày đế cao. Chiếc áo phông bó chặt lấy thân hình, để lộ ra bộ ngực căng tròn, chắc nẩy. Cô bé con mặc đồ bộ hoa, hẳn là con gái của người phụ nữ. Nhìn kỹ trên đôi má của người mẹ trẻ thấy chị còn thoa cả một chút phấn hồng. Ba người phụ nữ đứng giữa một vùng đồi núi thâm u, nhìn họ khác hẳn với những người dân quê trong vùng. Người phụ nữ trẻ còn xách theo một chiếc sắc du lịch bằng da, thêm một giỏ trái cây. Người ta đoán ngay đây là thân nhân đi thăm tù.

Trại Ngân Điền sau một thời gian xây dựng, nhà cửa dành cho những người đi cải tạo, học tập đã tạm ổn định. Trong một khuôn viên rộng hàng chục hécta đã hình thành khu nhà ở cho cán bộ quản giáo trông coi trại; khu nhà ở dành cho sĩ quan binh lính Ngụy đi học tập cải tạo rộng hơn. Có nhiều dãy nhà dài hàng vài chục mét, chia thành từng ô. Trong mỗi ô nhà có sạp giường bằng tre lồ ô, có giá để đồ đạc, áo quần. Hàng chục dãy nhà đứng lớp trước, lớp sau. Khu nhà ăn, nhà sinh hoạt, sân chơi cũng đã được xây dựng. Ở phía cổng đi vào, ban quản lý trại còn cho xây một dãy nhà khách dành cho gia đình người đi cải tạo đến thăm thân. Các công trình ở trại Ngân Điền đều do những người lính Ngụy đi học tập cải tạo làm ngày làm đêm để tránh gió bão và những cơn gió Tây quét qua vùng này vào mùa khô hanh. Hàng chục cái giếng khơi tự đào cho hàng trăm người ăn, đảm bảo vệ sinh. Còn nước sinh hoạt được những người trại viên dẫn theo một đường máng từ trên núi đổ về.

Ba người khách đến trại Ngân Điền chiều hôm ấy chính là bà cụ Mít - mẹ của Đệ, Hương Giang và con Bông. Nhận được tấm giấy của chính quyền sở tại cho đi thăm chồng, Hương Giang thu xếp mọi việc đưa mẹ chồng và con gái đi ngay ra Tuy Hòa. Đường tàu Thống Nhất đã thông suốt từ Bắc vào Nam đánh thức con đường sắt và những toa tàu đã bị ngủ quên suốt mấy chục năm bởi bom đạn, chiến tranh. Hương Giang có người quen ở ga, chị nhờ mua được hai vé đi chặng ngắn từ Nha Trang ra Tuy Hòa. Con Bông còn nhỏ chịu nửa vé. Suốt chặng đường hơn 120 cây số, hầu như bà nội ôm cháu trong lòng. Lúc tàu mới chuyển bánh rời ga Nha Trang, con bé cứ thò cổ nhìn qua ô cửa sổ có lưới sắt bảo vệ để nhìn người và cảnh vật hai bên đường. Lúc tàu ra tới ga Ninh Hòa, dường như con Bông bị say, nó gục đầu vào lòng bà nội thiếp ngủ.

Chặng đường từ ga Tuy Hòa lên Sơn Hòa, ba mẹ con bà cháu phải bắt xe đò. Chiếc xe khách chạy bằng than cà rịch cà tàng, mất gần ba giờ đồng hồ mới lết nổi quãng đường 60 cây số. Thêm một chặng đi xe ngựa, mọi người mới nhìn thấy cổng trại Ngân Điền.

Anh cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân vui vẻ vồn vã mời bà Mít, Hương Giang và cháu Bông vào phòng khách. Con Bông mệt sau một chặng đường dài, mới đặt lưng lên chiếc giường sạp làm bằng lồ ô liền lăn ra ngủ. Bà Mít và Hương Giang đều hồi hộp và thoáng chút lo sợ. Đang vào quãng hơn hai giờ chiều, những phạm nhân đi cải tạo học tập ở trại đang đi lao động. Một lúc sau, anh cán bộ quản giáo thông báo.

- Anh Đệ và một tổ đang theo xe của trại ra ngoài Diêu Trì bốc gạo và thực phẩm. Các anh có về tới trại cũng 6 giờ tối.

Bà Mít và Hương Giang đành phải ngồi chờ.

Dòng nước mát làm cho bà Mít tỉnh táo. Bà khỏe hẳn lại sau khi được anh bộ đội mời một ca nước vối. Hương Giang chưa quen uống nước vối nhưng vì khát và thấy mẹ chồng uống nên cô cũng uống theo. Bà Mít bảo Hương Giang:

- Ngày ở nhà, thằng Đệ thích uống lá vối. Mỗi sáng nó đi học, mẹ chỉ cho một củ khoai lang. Nó ăn vội vàng, tu cả bát ô tô nước lá vối nguội rồi chạy bộ tới trường đi học. Nào có gần đâu con, từ nhà ta đến trường phải mất hơn 3 cây số.

Nghe mẹ chồng khoe, Hương Giang chỉ cười, nụ cười rạng rỡ trên gương mặt người đàn bà mới một con. Gian truân, vất vả, ngày ngày phơi mặt ngoài chợ nhưng dường như ở cô vẫn không mất đi vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu. Con Bông nằm quay mặt vào bức tường quét vôi trắng ngủ say.

3 giờ 30 phút!

Anh cán bộ phụ trách tiếp dân lại vào phòng khách mang theo một phích nước sôi, một bộ ấm chén pha trà bằng sứ Hải Dương. Anh ta thông báo:

- Thưa bà và chị Hai, lát nữa có thủ trưởng của trại đến thăm.

3 giờ 50 phút!

Ông Hai Tân - Phó ban quản lý trại Ngân Điền bước vào. Đi theo ông còn có 2, 3 người quần áo bộ đội chỉnh tề, có người chân đi giày vải, có người đi dép cao su. Một người trong số họ còn đeo khẩu AK. Tất cả những người lính đều kinh ngạc khi nhìn thấy trên nền đất ẩm giữa phòng khách, bà Mít quỳ phía trước, Hương Giang quỳ phía sau lưng mẹ. Hai tay bà Mít đội lá đơn lên đầu. Trên chiếc sạp con Bông vẫn ngủ say.

Hai Tân nhìn thấy cảnh tượng hai người đàn bà quỳ trước mặt. Nét mặt ông hoảng hốt. Ông bước nhanh lại phía cụ Mít.

- Kìa cụ, kìa chị, xin đừng làm vậy! Chúng tôi đây là bộ đội cách mạng. Có chuyện gì xin bà và chị cứ nói.

Hai Tân đỡ bà cụ Mít ngồi xuống ghế. Hương Giang thấy mẹ ngồi cũng ngồi theo.

Bà Mít đã bình tâm trở lại, nhìn Hai Tân và nói.

- Thưa chú bộ đội lãnh đạo. Tôi tên Mít, người làng Lôi... Tôi lặn lội cả ngàn cây số vào đây, mang theo lá đơn thỉnh cầu với các cấp lãnh đạo để nói rõ chuyện thằng Đệ, con tôi. Cháu nhập ngũ vào Nam từ tháng 6 năm 1963. Từ ngày cháu vào Nam, vợ chồng tôi ở quê không nhận được lá thư nào của cháu. Mỗi tháng chúng tôi được chính phủ cấp cho 12 đồng bạc, chú ạ. Ngần ấy năm tôi không dám tiêu lấy một hào. Cất đi dành giụm chờ tới ngày cháu Đệ trở về để cưới vợ cho cháu. Năm “68”, có người làng đi bộ đội về báo, cháu Đệ đánh nhau hi sinh ở Huế. Vợ chồng tôi nghe thì biết vậy. Tôi chả tin. Mãi đến cuối năm 1973 gia đình nhận được giấy báo tử. Trên huyện cho người mang về tấm bằng Tổ quốc ghi công. Nào ngờ “75” có anh người làng về báo với xã thằng Đệ nhà tôi không chết, đi hàng giặc. Tôi không tin con trai tôi đổ đốn đến vậy, chú à! Tôi đã lặn lội vào Huế, ơn trời tìm được người hỏi ra cho rõ sự tình. Con tôi không chết. Nó chỉ bị thương nặng. May nhờ trời Phật còn thương, cha cháu Giang đây... Bà Mít chỉ vào cô con gái, ông đã mở lòng cứu giúp. Ăn ở trong nhà hai cháu phải lòng nhau. Cha cháu thương, chúng nó nên vợ, nên chồng. Bây giờ cháu bị nhà nước bắt đi tù. Thôi thì trăm sự nhờ các ông cứu xét. Thằng Đệ nhà tôi có tội với cách mạng thật, tôi xin chết ngay tại đây...

Nói xong câu ấy bà Mít quỳ thụp xuống đất. Ba bốn người lính thấy vậy chạy lại đỡ lấy bà.

Hai Tân thực sự bối rối. Nét mặt ông lúc tái lúc đỏ bừng. Ông đã đi qua gần hết hai cuộc chiến tranh. Những năm chống Pháp ông mới chỉ là người lính trong Trung đoàn Trung Dũng, cùng bộ đội đánh giặc ở núi Hiểm. Chiến dịch lớn nhất mà Hai Tân được tham gia là đánh tan một tiểu đoàn quân Pháp ở Suối Cối trong chiến dịch Át Lăng chi viện cho bộ đội ta ngoài Điện Biên Phủ.

Hai Tân đã không đi tập kết. Ông tình nguyện cùng đồng chí, đồng bào giữ đất, cất súng, chờ ngày đồng khởi. Vào những năm đen tối nhất ở vùng đất Tuy Hòa, đã bao lần ông đi theo các ông Sáu Râu, Năm Công, Tư Minh, Chín Cao về với dân xây dựng cơ sở cách mạng ở La Hai, Sông cầu, Sơn Hoà, Sông Hinh... Hàng trăm các bà má, các chị, các cô giống như bà Mít đây đã nhường cho ông từng chén cơm, hạt muối. Địch sát hại cán bộ cách mạng, bộ đội du kích, chúng nhốt vào rọ heo thả trôi sông nhưng đồng bào vẫn một lòng một dạ tin vào cách mạng. Lần đầu tiên trong cuộc đời lính của ông, lại bắt gặp một bà mẹ kêu oan cho con... Ông biết nói với bà Mít sao đây?

Hai Tân rót nước mới bà Mít và Hương Giang. Nét mặt ông sạm lại. Bà Mít chỉ vào cô con dâu:

- Con tôi đây! Nó đang học hành tử tế. Cũng chỉ vì cha cháu, vì chồng cháu mà chịu cay đắng vất vả nuôi con. Chúng nó phải trốn chạy từ Huế vô Nha Trang lánh nạn. Ai ngờ đến ngày hòa bình thống nhất, vợ chồng con cái lại phải xa nhau.

Chờ cho bà Mít nguôi ngoai, xúc động. Hai Tân mới sẽ sàng:

- Thưa bà, từ ngày ra đây anh Đệ nhà ta vẫn khỏe. Học hành chăm chỉ, tích cực. Anh Đệ cũng đã khai báo trung thực. Chúng tôi biết và đã báo cáo trường hợp này lên cấp trên, cấp trên cũng đã hứa cử người ra Huế điều tra. Mong bà và cô thông cảm. Trong số cả vạn tù binh đi cải tạo, hẳn có nhiều trường hợp éo le, uẩn khúc. Tôi kể cho bà và cô nghe chuyện này. Tôi là người ở quê vùng này, mỗi khi có việc cúng kỵ ở làng, là con trai trưởng của dòng họ, tôi phải về thắp hương cho các cụ. Vậy mà mỗi khi rời khỏi con đò bước chân lên đất làng, đã có người đến níu áo tôi và hỏi:

- Này chú Hai... thằng Tư nhỏ nhà tôi ngày trước chú về làng dắt theo lên núi bây giờ nó ở đâu... Nó đâu sao chú không cho nó về đây thăm tôi?

Thằng Tư Nhỏ đi với tôi tham gia cách mạng từ năm 1965. Cậu ta vào bộ đội chủ lực đánh đồn Sơn Hòa rồi hi sinh. Cái người đàn bà hỏi tôi câu nói đó, chính là bà mẹ của Tư Nhỏ. Từ ngày nghe tin con chết, bà cụ phát điên phát khùng. Cứ mỗi lần thấy cán bộ về làng bà cụ lại ra hỏi. Tôi biết trả lời với các mẹ sao đây.

Con Bông đã tỉnh ngủ từ lúc nào. Nó ngồi dậy nghe người lớn nói chuyện. Mọi người đều giật mình khi nghe con bé hỏi:

- Mẹ ơi! Cha ở đâu... Mẹ xin với các chú cho con được gặp cha.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #56 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2019, 10:52:31 am »

29

Trong tập vở Cogido thứ bẩy cũng chỉ có vài trang toàn chữ viết của cha tôi. Ở đây, ông ghi lại hai sự kiện, theo ông đáng nhớ nhất: Ngày mẹ tôi và bà nội mất và ngày ông đưa tôi tới trường đại học.

Sự kiện thứ nhất.

Trại Đầm Vịt 18 tháng 7

Ngày lễ Vu Lan năm này cả nhà thật đầm ấm vui vẻ. Mới chỉ có mấy năm về ở trại Đầm Vịt, y có cảm giác như đổi đời. Tám chỉ vàng Hương Giang chắt chiu được từ sạp dưa cà mắm muối hóa ra lại là một món tiền lớn. Y mua được cả ba công đất, còn có cả một khoảng đồi tha hồ cho mẹ y, vợ con y trồng cây, trồng rau, trồng hoa... “Thời này ai người ta cần hoa hả con?”. Mẹ bảo vợ y như vậy. Nàng nhẹ nhàng thưa với bà. “Mẹ ơi, bây giờ người ta lo đói chưa cần hoa. Nhưng mẹ coi mấy bữa mà không tổ chức hội nghị. Dân nhà nào chả có cúng kỵ, đi chùa... Ta cứ dành ít đất trồng vài luống hoa cúc, hoa hồng, hoa thược dược... bán mẹ à. Kiếm quanh trong vườn đủ tiền mua gạo mắm.”
Mẹ y thấy cô con dâu nói phải, nghe theo.

Mùa hoa năm 1980 vườn nhà y trúng lớn. Hoa ra lứa nào, cánh dân buôn Đà Lạt, Sài Gòn lên mua hết, cắt từng bông, từng cành. Vườn nhà không đủ bán, mẹ và vợ y còn vào trong các nhà dân mua gom hoa về bán cất cho cho bạn hàng. Có tiền, y lại mua được chiếc xe Honda 67, tuy cũ nhưng máy móc còn tốt. Vào mỗi buổi chiều, y thành người lái xe ôm vào vườn, vào rẫy chở hoa về cho mẹ và vợ. Hương Giang cũng sắm được chiếc Honda. Con dâu chở mẹ đi chợ, đi gom hoa. Buổi sáng, hai vợ chồng thay nhau chở con Bông đến trường. Trường học cách nhà cả cây số. Có xe máy chở con đi học, vào lúc trời mưa gió thật tiện.

Y đã có được một chỗ ở, một căn nhà lợp tôn rộng rãi. Không còn những ngày phải lo mưa gió, đói ăn. Xóm ấp ở xa, dân cư thưa thớt, toàn là dân ngụ cư đi khai hoang. Ở trong rừng sâu có một buôn đồng bào người Brâu... Chính quyền có vận động, tuyên truyền nhưng cũng chưa thành lập được hợp tác xã. Vào mỗi buổi tối, trong ánh sáng của ngọn đèn măng xông, vợ chồng y cùng với hai bà cháu ngồi quây quần bên mâm cơm. Cuộc sống của y cảm thấy ấm áp, dễ chịu.

Vậy mà chỉ một tiếng nổ đanh gọn, chát chúa, hai con người thân yêu nhất của cuộc đời y dắt nhau ra đi.

Mẹ y nằm úp mặt xuống lớp đất mới lật lên. Còn Hương Giang máu loang trên ngực áo. Đôi mắt nàng vẫn mở to nhìn lên bầu trời phủ đầy máy xám xịt. Y không khóc được. Càng không tin mẹ y, vợ y đã chết. Chỉ đến khi bác Tài Khóa từ vạt rẫy bên cạnh hớt hải chạy sang lôi y ra khỏi xác Hương Giang, y mới tỉnh và hiểu ra mọi chuyện.

Đã nhiều lần y nâng niu từng trái lựu đạn US lượm được trên bãi Ngụy, bãi Mỹ. Cũng có khi y và những người lính sau một trận đánh lượm được những trái lựu đạn US còn xanh màu sơn từ những chiếc xanh tuyarong của đám lính chết trận. Bất kể anh lính bộ bính nào cũng mong có được trái lựu đạn US để phòng thân. Gặp địch bất thường chỉ cần rút chốt, mỏ vịt bung ra. Chỉ bốn giây sau, trái lựu đạn nổ. Thật an toàn và tiện lợi.

Giờ phút này, ngồi bên hai chiếc quan tài đã đóng kín, sao y lại căm thù những trái lựu đạn US đến vậy. Mẹ và vợ y chết bởi một trái lựu đạn US gài nổ tức thì. Có thể, trái lựu đạn ấy đã ngủ quên trong lòng đất quá lâu, nay phát nổ lúc mẹ y gom những cành cây đốt rẫy. Cả hai mẹ con không một ai kịp trăng trối lấy một lời.

Y ôm con Bông vào lòng trong tiếng gào khóc như điên dại của con bé: “Mẹ ơi! Bà ơi!”.

Sài Gòn, tháng 10 năm 1987.

Đưa con vô ký túc xá của nhà trường xong, y quay lại bến xe Miền Đông. Chẳng còn chiếc xe nào về Đà Lạt. Ngồi trong quán uống ly cà phê nhạt thếch. Y buồn ngơ ngác. Trống vắng.

Con à, vậy là cha đã thực hiện được lời hứa với mẹ con, với bà nội. Nhưng từ nay cha phải xa con. Dù cha biết rằng, nếu muốn, chỉ một ngày xe chạy hai cha con ta lại gặp nhau. Vậy mà cha vẫn cảm thấy hụt hẫng, trống chếnh khi bước vô ngôi nhà thiếu vắng bóng con.

Cha đã chờ đợi từ lâu rồi cái ngày con nhận được tờ giấy báo đỗ vào trường đại học

Cha đã thỏa nguyện ước. Nhưng trường đời mới là trường học lớn đang chờ con!

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2019, 03:07:21 pm »

30

Mùa thu năm 2012, tôi có một chuyến hành hương về Huế.

Muốn có bạn đường, tôi rủ chị Thi đi cùng. Chị Thi bảo, chị cũng có có công chuyện ở đây. Chị muốn nhân chuyến đi này về lại làng Dương thắp hương bà nội.

Tôi nhắn tin cho chú Hoài rủ chú đi cho vui. Tôi muốn nhân dịp này được cùng chú trở lại thăm chiến trường xưa. Chỉ vài phút sau tin nhắn, chú Hoài đã trả lời tôi mấy dòng qua hộp thư điện tử:

“Chú rất muốn có được chuyến đi cùng cô bé Bông của chú về Huế. Rất tiếc, thời gian này chú được cơ quan cho đi thăm Ba Lan. Chú chưa biết Châu Âu. Vả lại nói thiệt với cháu, nghĩ về Huế chú có bao kỷ niệm vui buồn. Nhưng về lại vùng đất này nhiều khi thật ngại. Mỗi khi đi qua những xóm ấp đã hơn một lần chú và những người lính giải phóng đã nghỉ lại... chú luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ, mình chưa phải với người dân đã từng cưu mang cho mình từng bữa ăn, cháu à! Dù chiến tranh đã qua gần bốn chục năm rồi”.

Tôi hiểu và cảm thông với chú Hoài.

Từ Đà Lạt tôi về Nha Trang. Tôi và chị Thi quyết định nằm tàu Thống Nhất ra Huế.

Con đường từ thành phố về làng Dương không xa. Xe chạy chỉ chưa đến nửa giờ đã tới. Rời khỏi con đường lộ vài cây số, người lái taxi đã đưa hai chị em tôi tới ngã ba, nơi có cây cầu xi măng một ngả rẽ về Quảng Điền, một lối rẽ về làng Dương.

Từ xa tôi đã nhận ra ngôi nhà thờ quét vôi màu trắng. Trên cây thánh giá chúa Giêsu với gương mặt hiền từ sáng lên trong ánh mặt trời buổi sớm mai. Khuôn viên nhà thờ vắng bóng người, cỏ dại mọc trên lối đi.

Tôi có cảm giác như thể các con đường kiệt trong ấp đổ ra bờ sông Bồ vẫn giống hệt như cha tôi đã mô tả trong các tập vở của ông mấy mươi năm trước. Ngôi nhà của ông ngoại tôi trở nên thấp bé nhỏ nhoi, điêu tàn bên những ngôi nhà xây mới hai ba tầng, ốp đá, sơn quét lòe loẹt.

Hai mươi năm trước, mẹ tôi đã đưa bài vị ông bà ngoại về trại Đầm Vịt để thờ cúng cho tiện. Khu vườn rộng rãi có nhiều cây trái và ngôi nhà cũ cho vợ chồng cô cháu gái họ xa. Đã lâu, ngôi nhà không được chăm sóc, tu bổ trông càng hoang phế. Cái xưa cũ còn lại là vóc dáng của một ngôi nhà cổ. Cột kèo vách tường được làm bằng gỗ tốt, lâu ngày đen bóng. Cô cháu gái rỉ rả. Mấy lần cánh buôn nhà cổ ở Huế, Đà Nẵng và cả ngoài Hà Nội lên đây xem ngôi nhà, đánh tiếng mua. Họ trả cả tỷ đồng cho một ngôi nhà có gần hai trăm tuổi toàn bằng gỗ lim, táu. Cũng chỉ vì chuyện ngôi nhà, vợ chồng cô cháu gái cãi nhau. Anh chồng thì gạ bán lấy tiền xây nhà mới. Cô cháu gái và anh con trai không chịu, bảo rằng: Của cha ông để lại... cố giữ.

Tôi nghe chuyện cảm thấy buồn. Tôi rủ chị Thi đi ra khu vườn sau nhà, nơi có rặng tre gai và căn hầm tránh pháo ngày trước. Tôi vẫn còn nhớ căn hầm ấy được ngụy trang bằng những bụi dứa dại, bờn bờn. Một thời đây là nơi ông ngoại tôi giấu cha tôi trốn bọn tề điệp, dân vệ lùng sục. Khu đất vườn phía sau giờ cũng không còn nữa. Người chồng cô cháu gái có một thời làm kế toán hợp tác xã bị thâm thủng ngân quỹ, phải bán đất để trả nợ.

Cô cháu gái kể chuyện cho tôi và chị Thi nghe, tự nhiên bật khóc. Chị Thi mủi lòng rút tiền ra cho.

Cô cháu đưa hai chị em tôi ra bờ sông Bồ. Hai bên bờ sông vẫn rợp bóng tre. Nước xanh đen thẳm.

Dòng sông vẫn lặng lờ trôi.

Tôi cố hình dung ra đoạn sông một đêm nào cha tôi đã bò ra đây nhìn về phía núi.

Cô cháu gái vẫn say chuyện, dường như không hiểu lòng tôi. Cô ta chỉ vào dòng sông.

- Cô ôi! Sông chừ bẩn khiếp! Họ nuôi cá bè, nuôi ếch nhái đem bán xuất khẩu. Thức ăn đổ xuống sông tanh tưởi. Dân ở đây chẳng ai dám xuống tắm.

Chị Thi nhìn cô bé mỉm cười thông cảm. Còn tôi lặng im ngóng mặt về dãy núi xa xanh. Vệt núi kéo dài miên man, lô xô khấp khểnh chạy dọc theo hướng Bắc Nam. Trong những hẻm núi có những tảng mây trắng trườn qua.

Tôi tự hỏi: “Đâu là Hòn Vườn? Đâu là Đồi Tranh, Một Mái, Dốc Đu, Dốc Cát... Đâu là đỉnh Chóp Nón, Đồi Chổi...?”.

Núi không trả lời tôi.

Gió thổi dào dạt trên cánh đồng lúa xanh của làng Dương. Thảm lúa kéo dài tới sát chân tre làng Văn Xá, Thanh Lương. Đồng làng trống vắng không một bóng người.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #58 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2019, 03:10:49 pm »

IV
NGÀY VU LAN


1

Ngày lễ Vu Lan năm nay cũng là ngày giỗ của gia đình tôi.

Cha tôi mất vào cuối tháng Sáu âm lịch. Bà nội và mẹ tôi mất chung một ngày, Mười tám tháng Bảy, chỉ sau lễ Vu Lan đúng ba ngày.

Trước lúc cha tôi ra đi, ông gọi tôi vào dặn rằng:

- Mình là dân li tán con ạ. Vùng đất này không phải là quê cha đất tổ của nhà ta. Quê ngoại con ở Huế. Đất Đầm Vịt là nơi đãi người. Sau ngày cha mất, con chọn ngày Rằm tháng Bảy hằng năm làm chung một cái giỗ. Đây là lễ trọng tạ ơn tổ tiên, các bậc tiền nhân, nhân tiện con làm giỗ ông bà nội, ông bà ngoại, giỗ cha, giỗ mẹ... đỡ phải tốn kém, làm giỗ nhiều lần trong năm.

Tôi khóc và nhớ lời cha dặn.

Tôi ở trọn vẹn với cha tôi được 28 năm, mất vài năm tôi không được ở gần ông vì ông sống ở trại cải tạo. Tôi sống với mẹ được 13 năm, gắn bó với bà nội tròn 7 năm. Cuộc đời của cả 3 con người ấy, ôm trọn lấy tuổi thơ tôi cùng với những năm tôi ăn học, trưởng thành. Tôi cũng là chứng nhân cho quãng đời bể dâu của họ.

Hằng năm, ngày lễ Vu Lan, nhà nhà làm lễ vái tạ trời đất, tổ tiên. Ngày này, trong gia đình tôi bận bịu hơn. Nhà cửa sơn, quét thu dọn trước đó cả tháng. Cỗ bàn bày cúng, dọn ăn đãi khách làm trọn trong hai ngày. Ngày Mười bốn tháng Bảy, tôi lên chùa mời thầy về cúng nhà. Ngày Mười lăm, cả gia đình, bạn bè thân thuộc ăn chay. Ngày Mười sáu là tiệc mặn. Vài ngày trước đó, tôi đã kêu thợ tới dựng rạp, trang hoàng lộng lẫy trong ngôi nhà, lau bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên... Thuê sẵn chén đĩa, mâm bát đủ ăn cho hai ba chục mâm. Thực đơn cho ngày lễ Vu Lan, cúng tổ tiên đã lên sẵn từng món và giao cả cho Thoa, người quản gia giúp việc cho tôi trong nhà.

Thoa nay cũng đã lớn tuổi. Chị là đứa con ngoài hôn thú của lão Ca. Nhắc đến tên lão Ca, cha tôi chỉ gọi lão bằng “thằng”. Sau cái ngày cha con tôi gặp lão Ca ở bãi tha ma trong một đêm đông lạnh lẽo, lão van xin cha con tôi tha tội. Cha tôi cũng bỏ qua và không nhắc gì đến lão Ca nữa. Trách chi được những lỗi lầm, uẩn khúc của con người và những điều xảy ra trong thời chiến, dù chẳng ai mong muốn. Xét cho cùng, lão Ca cũng không phải người làm nên tội. Âu cũng là định mệnh của cha tôi.

Riêng tôi, vẫn nhớ đến lão Ca. Sau nhiều năm lão Ca chết. Tôi còn trở lại làng Lôi nhiều lần, đặt mua các mặt hàng thủ công ở vùng này như mây tre đan xuất khẩu sang các nước Nga, Đức, Tiệp... Tôi đã gặp Thoa, con riêng của lão Ca với một người đàn bà nông dân có chồng chết sớm. Ngay từ lúc còn nhỏ, Thoa đã có những dấu hiệu của một đứa trẻ không bình thường. Học dốt, tính tốt, hay giúp đỡ người khác. Chỉ tiếc trong suy nghĩ quá thật thà, nói đâu biết đó. Người làng gọi là Thoa “đơ”, Thoa “mát”. Những người già bảo “Tại thằng Ca đi bộ đội, nhiễm chất độc da cam, ảnh hưởng tới con cái!”.

Tôi đã đón Thoa về trại Đầm Vịt, chỉ vẽ cho mọi việc giúp tôi quán xuyến chuyện nhà. Bây giờ Thoa béo mập, trắng trẻo và kiên quyết chẳng chịu lấy ai, dù có vài người đàn ông mất vợ ngấp nghé. Thoa bảo thẳng tôi:

- Tôi ở với cô Bông. Cô Bông đi đâu, tôi theo đấy. Mai mốt tôi già yếu, cô cho tôi nằm xế chân đồi. Tôi theo hầu hạ ông bà...

Nghe Thoa nói, thật thương. Tôi lo cho Thoa đầy đủ mọi thứ của một người đàn bà chưa một lần biết mùi “chồng, con”, kể cả bảo hiểm y tế và một số vốn đủ để tiêu pha đến trọn đời, dù không có tôi đi chăng nữa.

Việc cúng tế ngày lễ Vu Lan, Thoa đã quen.

Trong ngày giỗ này, tôi còn định mời cả bác Khánh sống ở Tuy Hòa. Đến phút chót, bác báo không lên được vì có anh con trai mới ở Đức về, lại đang xây nhà. Còn bác Hai Tập, người đã truyền cho cha tôi nghề trồng hoa, mất cũng đã lâu.

Tôi vẫn còn nhớ ngày cha tôi rời khỏi trại giam của Tổng cục 5 ở Ngân Điền. Mẹ tôi nhận được tin cha tôi được ra trại đã thu xếp đưa tôi ra tận ngoài Phú Yên đón ông. Cha tôi đã làm một việc không bình thường, ông quyết định không trở lại Nha Trang dù chỉ một ngày. Cha tôi nói với mẹ, xin ở lại Tuy Hòa 10 ngày để mẹ tôi về Nha Trang thu xếp công việc. Trong cái buổi chiều ngày đầu tiên ra trại ấy, cùng về với cha tôi còn có ông Hai Tập. Ông là người bạn trong trại cải tạo học tập đã gắn bó với cha tôi. Gia đình ông ở làng hoa Ngọc Lãng, bên bờ con sông Ba xinh đẹp. Ông Hai Tập hơn cha tôi 8 tuổi, đeo lon thiếu úy. Như cha tôi kể lại, trong suốt mấy chục năm đi lính cho chế độ cũ, ông Hai Tập chỉ làm mỗi một công việc là phục vụ quan trên. Cái lon thiếu úy của ông cũng nhờ ân hưởng của cấp trên chứ chả phải tham gia đánh đấm gì. Công việc của ông Hai Tập trong những ngày đăng lính là đi bảo vệ, làm công vụ chịu sự sai bảo của cấp trên. Vào những năm “70”, khi cuộc chiến tranh sắp kết thúc, một thời gian dài ông Hai Tập sống ở tòa Tỉnh trưởng, ăn lương sĩ quan nhưng công việc chính hằng ngày của ông là chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên của tỉnh trưởng Lý Bá Phẩm, tỉnh Khánh Hòa. Còn chút thời gian rảnh rỗi ông dắt con chó becgiê dạo quanh cho nó đi tè.

Hơn hai năm trời ông Hai Tập phải đi học tập cải tạo ở trại Ngân Điền - Sơn Hoà cùng với cha tôi. Lúc vui ông Hai Tập thường kể với cha tôi rằng, suốt mấy chục năm đi lính, nhờ đồng lương ông mới đủ tiền nuôi một vợ và 8 đứa con. Ông cũng thú thật chưa một lần bắn một phát súng cạcbin hay AR15. Chính trong những ngày ở trại ông đã truyền dạy cho cha tôi ngón nghề trồng hoa của người làng Ngọc Lãng.

Làng Ngọc Lãng quê hương Hai Tập là một vùng làng nằm kẹp giữa những dải cát bồi của dòng sông Ba đổ ra cửa Đà Rằng. Đứng từ làng hoa, nhìn rõ cây cầu Đà Rằng đã có lúc được xem như cây cầu dài nhất ở phía Nam. Cây cầu được hoàn thành vào năm 1971, có 21 nhịp bắc song song với cầu đường sắt. Những người già cả ở Tuy Hòa đến nay vẫn còn nhớ, ngày khánh thành cây cầu Đà Rằng, Nguyễn Văn Thiệu khi ấy là tổng thống đã bay từ Sài Gòn ra sân bay Đông Tác để cắt băng khánh thành nổ pháo chào mừng. Giấy pháo trắng, đỏ, vàng nổ tung như hoa cải bay trắng quanh chân Tháp Nhạn, bay cả xuống mặt sông Ba.

Trong thời gian cha tôi nghỉ lại ở nhà ông Hai Tập, mẹ tôi về Nha Trang nhanh gọn giải quyết mọi việc. Từ việc bà sang nhượng lại sạp hàng dưa mắm ở chợ Đầm, đi thu nợ, trả nợ cho các chủ hàng. Mẹ tôi đưa tôi đến vài nhà quen cảm ơn. Bà tôi mua đồ cúng lên chùa Hưng Sơn cảm ơn sư cô Oanh đã cho mấy mẹ con bà cháu tá túc ở chùa...

Có người đã hỏi mẹ tôi:

- Vậy cô Hai đi đâu? Làm ăn ở đây buôn bán lèo tèo cũng đủ miếng ăn qua ngày. Người ta cải tạo cánh nhà giàu buôn to bán lớn mới sợ, chớ còn chị em tư thương chúng mình ngồi đầu đường cuối chợ ai bắt vô tập thể làm gì.

Mẹ tôi chỉ cười đáp:

- Cảm ơn bác... Em đi theo chồng.

Tôi không biết cha mẹ đã bàn bạc những gì trong cái đêm đầu tiên cha tôi được ra trại và ngủ lại ở nhà bác Hai Tập. Nhưng có một chi tiết này tôi vẫn còn nhớ. Vào buổi chiều sau khi rời khỏi trại Ngân Điền, xuống xe, cả nhà tôi đã cùng với bác Hai Tập chưa về nhà ở làng hoa Ngọc Lãng ngay. Cả nhà tôi và bác Hai Tập đến nhà một người quen để dự một tiệc vui. Gia đình người quen ấy là thầy giáo Khánh. Ấy là tôi nghe cha tôi và bác Hai Tập xưng hô như vậy với người khách lạ lúc họ mới gặp nhau. Bàn tiệc cũng đơn giản. Chỉ một con gà luộc, một nồi canh cá và vài dẻ mực khô các ông ngồi nhậu lai rai. Một cút rượu gạo để cho những người bạn từng đồng cam chịu khổ với nhau ở Ngân Điền nói chuyện, về sau tôi được biết, thầy giáo Khánh được rời trại sớm hơn cha tôi những sáu tháng. Cha tôi kể lại rằng, cuộc đời của bác Khánh cũng lắm gian truân. Vào những năm trai trẻ, bác Khánh đã có bằng tú tài 2. Là người hâm mộ đạo Phật, ham mê nghiên cứu triết học và lịch sử nhưng cuộc đời của bác Khánh đã không được như ý, trọn vẹn theo con đường học hành. Vào năm 1963, gia đình trị Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cánh tướng lĩnh quân sự lên nắm quyền. Chỉ khoảng một thời gian ngắn xảy ra mấy cuộc đảo chính. Lực lượng cách mạng bùng lên khắp nơi. Nhiều làng quê ở đồng bằng trở thành vùng giải phóng. Chính quyền Ngụy phải đôn quân bắt lính kể cả đám học sinh có bằng tú tài 2 và đang học đại học. Bác Khánh là một trong số những sinh viên xuất sắc được vào Trường Sĩ quan Đà Lạt. Sau một thời gian huấn luyện, bác được giữ ở lại trường giảng dạy huấn luyện lính mới không phải ra trận, bác cũng chỉ ở Đà Lạt mấy năm rồi xuất ngũ bởi một tai nạn giao thông, gẫy chân, bác Khánh không đủ sức phục vụ quân đội, được về quê. Bác là người có bằng cấp, có học thức, tâm huyết với những việc đã nhận làm. Bác Khánh cũng từng nổi tiếng trong giới sĩ quan Đà Lạt về tài viết báo... Bác được nhiều người kính nể khi nói chuyện trước đám đông. Một vài người bạn quen biết bác Khánh, sau này tôi có hân hạnh được gặp kể lại rằng, những buổi diễn giảng của bác thường thu hút rất đông trí thức, sinh viên. Bác nói với nhiều chủ đề khác nhau, khi thì về Phật giáo, lúc về triết học cổ đại từ Hypôcráp đến Hêghen và cả Mác - Ăngghen... Nhưng hay nhất vẫn là nghe “thầy” Khánh giảng về những bài học rút ra từ lịch sử qua các chiến tích nổi tiếng của cha ông từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn Huệ, Quang Trung. Bác mô tả những trận đánh nổi tiếng của Lý Thường Kiệt ở sông Như Nguyệt đập tan quân Tống, những trận đánh kinh hồn bạt vía của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, của quân dân nhà Trần chống Nguyên Mông... Trận Xoài Mút của Nguyễn Huệ đánh bại cả vạn quân Xiêm La... Giọng nói của bác da diết, hào hùng, người nghe ai cũng thích. Những buổi thuyết trình của bác Khánh không lọt qua nổi lỗ tai và con mắt của đám CIA, tâm lý chiến, phản gián Ngụy lẩn khuất ở khắp nơi. Chúng chẳng lạ gì tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, khơi gợi lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm, gieo vào lòng binh lính sự chán ghét chiến tranh của bác.

Bác Khánh về quê nhận chân đi dạy học. Bác dạy môn sử ở trường Bồ Đề, một cơ sở học đường của Giáo hội Phật giáo Phú Yên. Vài năm sau, bác Khánh đã có chân trong ban quản trị của nhà trường. “Cái máu” thích tham gia hoạt động chính trị của thầy giáo Khánh vẫn không thuyên giảm. Thầy cùng với một nhóm trí thức hào hứng tham gia vào lực lượng hòa hợp, hòa giải dân tộc ở địa phương khi Hiệp định Paris được ký kết, rồi tham gia thành lập Hội Ái Hữu của các cựu học sinh trung học Phú Yên. Trong nhóm hoạt động của thầy, có người ứng cử vào hạ viện thuộc phe phái của tướng Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu cầm đầu trong kỳ tranh cử 1971, với biểu tượng in trên lá phiếu bầu là “Bông sen”. Họ hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của giới Phật giáo có chân trong quốc hội của chính quyền Thiệu - Kỳ dễ bề hợp pháp đấu tranh với các thế lực không đi theo con đường dân tộc...

Trong một số tài liệu và trí nhớ của các chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật ở thị xã Tuy Hòa thời bấy giờ có những câu chuyện sinh động về việc tổ chức cách mạng truyền tải nhiều truyền đơn, tài liệu của Mặt trận Dân tộc giải phóng, của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho nhân dân, trí thức, tiểu thương, học sinh trong thị xã tuyên truyền chủ trương của Mặt trận. Những thành viên trong Hội Phật giáo Phú Yên cũng đã từng nhận được những tài liệu này.

Nhưng cuộc đời của thầy giáo Khánh cũng gặp nhiều điều không may. Thầy bị gẫy chân tới hai lần. Lần đầu ở quân trường Đà Lạt. Lần thứ hai thầy đi vác gỗ trong trại Ngân Điền. Một cây gỗ nặng đã đè trúng chân thầy, vết thương cũ tái phát. Cũng nhờ vết thương ấy và những đóng góp của thầy hồi hoạt động đấu tranh ở nội đô trong giới Phật tử, thầy Khánh được trở về nhà sớm.

Ngày nhận được tin cha tôi và bác Hai Tập rời trại, thầy ra tận bến xe để đón. Trong bữa cơm chiều, họ ngồi nhâm nhi với nhau chén rượu cuốc lủi, nhắc lại những câu chuyện trong quãng thời gian sống chung ở Ngân Điền. Những buổi đi cắt tranh, vào rừng chặt lồ ô, gỗ dựng nhà. Dường như ba người đàn ông không hề đả động đến chuyện thời cuộc. Cha tôi không biết uống rượu. Thỉnh thoảng ông cầm ly trên tay nhấp môi. Mẹ con tôi là khách, cũng chỉ ăn uống chiếu lệ. Những đứa con của thầy Khánh thấy có khách tới nhà không đứa nào dám ngồi cùng mâm. Một vài đứa lui cui dưới bếp. Nghĩ cảnh nhà của thầy Khánh cũng thật đáng thương. Người vợ của thầy, một phụ nữ đẹp ở vùng núi Hào Sơn đã có bốn mặt con với thầy. Một chiếc xe ôtô nhà binh chạy từ Đông Tác lên Đèo Cả đã vô tình đâm chết hai mẹ con. Mấy năm nay thầy giáo Khánh vừa đi dạy học, vừa làm nhiều nghề để nuôi ba đứa con nhỏ dại.

Lúc cha mẹ tôi và bác Tập chia tay thầy Khánh, trời cũng sắp tối. Thầy Khánh kéo cha tôi ra phía sau nhà, tới bên gốc tre, dúi vào túi áo cha tôi ít tiền. Tôi chỉ nghe thầy nói.

- Cô chú đều nghèo khổ, con lại còn nhỏ dại. Tôi biết chú sắp đi xa, lên Tây Nguyên. Cực lắm đó nghe! Tôi ở vùng ấy 5 năm, dân cũng nghèo. Tôi đưa chú ít tiền tiêu sài, làm lộ phí đi đường.

Cha tôi ngại ngùng không nhận. Thầy Khánh cứ đút tiền vào túi áo của ông. Họ ôm nhau như những người thân.

Buổi tối nghỉ ở nhà bác Hai Tập, cha mẹ bắt tôi phải lên giường ngủ sớm. Hai người dưa nhau ra ngoài bãi cỏ ven sông. Tôi nghe họ nói với bác Hai Tập: “Trời nóng, tụi em ra sân ngồi cho thoáng!”. Tôi nằm trên bộ ngựa rộng rinh rang nhưng không ngủ được. Gió từ ngoài sông Ba thổi vào lồng lộng, mát rượi. Cha mẹ tôi mãi đến khuya mới trở lại nhà. Mẹ tôi chui vào giường nằm cạnh tôi, tóc bà ẩm hơi sương. Cha tôi nằm lắt lẻo trên chiếc võng bạt treo dưới gốc cây xoài ngoài sân. Lâu lâu lại thấy ông quẹt lửa hút thuốc. Ánh lửa nhoáng lên rồi vụt tắt. Chỉ còn lại chấm đỏ trên đầu điếu thuốc lá rê hiện lên trong bóng tối.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2019, 03:12:11 pm »

Những năm sau khi tôi đã trưởng thành, phải giao dịch buôn bán có công chuyện đi qua Phú Yên tôi đều dừng lại vào thăm bác Khánh. Cái thị xã nhỏ nhoi dưới chân Tháp Nhạn giờ đã lên thành phố. Hàng chục con đường ngang dọc to đẹp, trải nhựa san sát nhà cửa. Hai bên dường sáng trưng những ngọn đèn cao áp tỏa bóng xuống dòng sông Ba. Bờ sông đã được xây kè dài hàng cây số. Những khối phố mọc lên giữa những cồn cát hoang khi xưa. Đường mở tới đâu nhà dân vươn ra tới đó, có những ngôi nhà ba bốn tầng. Một vài đại gia, doanh nghiệp đổ tiền của xây những ngôi nhà cao hàng chục tầng cùng với các khách sạn, nhà hàng ở ven sông và ven biển. Những vị khách du lịch châu Âu, châu Á dập dìu đổ về biển Tuy Hòa.... Đông nhất vẫn là người Nga. Họ sang nghỉ dưỡng, một số đoàn khách là kỹ sư lọc hóa dầu, đi khảo sát, thiết kế xây dựng một tổ hợp hóa dầu ở vịnh Vũng Rô.

Chỉ có dòng sông Ba là vẫn vậy. Mùa khô nước trên nguồn cạn để lộ ra hai bên bờ những bãi cát rộng thả sức trâu bò ra ăn cỏ. Những mảnh ruộng ngô, đỗ mọc xanh. Mùa mưa, lũ nguồn đổ về nhấn chìm những gò bãi cát bồi. Dòng nước mênh mang, đục ngầu đổ ra biển. Làng hoa Ngọc Lãng nằm ở một gò đất cao hơn nhưng có năm nước lụt, lút tới lưng nhà. Chỉ vài năm gần đây nhờ có đập thủy điện sông Hình, lụt không về nữa.

Đàn chim én năm nào bay rợp trời, chẳng hiểu sao bây giờ dần vắng bóng.

Mỗi lần về Tuy Hòa, tôi thường ghé thăm bác Khánh, thắp hương cho hai người phụ nữ đã gắn bó với cuộc đời bác. Cả hai người vợ đều có vẻ đẹp riêng, hiền thục và phúc hậu. Cả hai người vợ đều bỏ bác Khánh mà đi sớm. Người vợ thứ hai của bác Khánh, một cô giáo dạy văn ở thị xã Tuy Hòa, quen biết bác từ những năm bác còn đang tại ngũ ở Trường Sĩ quan Đà Lạt. Lúc ấy bác Khánh đã có vợ, gia đình yên ấm. Người con gái ấy vẫn thầm yêu trộm nhớ chàng sĩ quan đồng hương, hay chuyện và tốt nết. Mãi đến khi người vợ cả mất, vài năm sau cô giáo mới nhận lời kết hôn cùng bác Khánh.

Những năm sau giải phóng, bác Khánh không còn đi dạy học mà chuyển sang làm kinh tế để nuôi gia đình. Từ một ông thầy giáo chỉ biết yêu các nhân vật lịch sử, bây giờ bác phải tập làm quen với cung cách làm ăn theo kiểu hợp tác xã thời bao cấp. ít năm sau, lại vật lộn với kinh tế thị trường muôn mặt. Đi đấu thầu xây dựng đường nông thôn, cung ứng đường điện cho các xã, các buôn vùng đồng bào dân tộc. Chán làm kinh tế, bác quay trở lại nghề giáo. Dù làm việc gì bác Khánh cũng cố đem sức lực, vốn tri thức của mình đưa vào cuộc sống, nhưng dường như không mấy thành công.

Bây giờ thì bác Khánh đã già thật rồi, sống vui cùng con cháu. Chiều đến bác cùng với mấy ông bạn già có tiền rủng rỉnh trong túi kéo nhau đi làm cuộc nhậu, nói chuyện xưa.

Đã nhiều lần dừng lại bên sông Đà Rằng, nhìn con tàu Thống Nhất chạy chầm chậm kéo còi rền rĩ qua sông, tôi tự hỏi: Chú Hoài của tôi đã nhảy từ trên tàu xuống đất ở khúc sông nào nhỉ?

Đã có lần chú kể với tôi, ngày Tuy Hòa chỉ mới là một ga xép, tàu Thống Nhất đi qua không dừng lại, một lần chú đi tìm mộ liệt sĩ, đến ngang chân cầu Đà Rằng, tàu chạy chậm, chú đã ôm cả chiếc ba lô nhảy tàu, ngã xuống mép sông.

*
*         *

Chiều ngày Mười bốn âm lịch, vợ chồng thầy Năm Bê từ Phan Rang ra. Tôi mừng hú khi nhìn thấy cô Lan. Cô sẽ thay tôi đón khách và tiếp khách. Bẩy giờ tối, chú Hoài mới đi taxi từ sân bay Liên Khương về tới trại Đầm Vịt. Cả nhà đang chuẩn bị ăn bữa cơm tối. Chú Hoài vất chiếc túi da, không khách khí ngồi vào mâm cơm ăn luôn. Trong bữa ăn tôi còn nhận hàng chục cú điện thoại của người thân báo tin, hẹn tôi sẽ có mặt ở trại Đầm Vịt trong chuyến bay sớm mai. Người ở Hà Nội vào, kẻ ở Sài Gòn ra. Người từ Phan Rang, Nha Trang lên. Hầu hết các vị khách đều là người thân của gia đình tôi, có người là bạn học với tôi trong những năm ở Sài Gòn và Phan Rang. Nhiều năm xa nhau nhưng chúng tôi vẫn giữ mối liên lạc và có dịp vẫn tìm đến nhau tụ hội. Ngày giỗ của cha tôi hàng năm nhiều người đều có mặt. Một vài người đến Đà Lạt vừa để thăm tôi, dự lễ Phật Đản nhân tiện du ngoạn Đà Lạt trong những ngày hè. Tôi mừng nhất là chị Thi cũng đã điện cho tôi. Chị hẹn sẽ có mặt ở trại Đầm Vịt vào chiều Mười lăm cùng với mấy người bạn. Các chị sẽ đi xe con theo con đường Nha Trang - Đà Lạt, qua vùng núi Giăng Ché, Giăng Bay qua xã Khánh Lê, sông Trò, sông Khế của huyện Khánh Vĩnh. Quãng đường đi xe hơi chưa đầy 130 kilômet. Đường mới mở, theo dấu chân của bác sĩ Yersin gần một trăm năm trước đã cùng với những người dân Raglai tìm đường lên dãy Lang Biang. Bây giờ, đường đã được khai thông phải đi qua nhiều đoạn đèo dốc ngoằn ngoèo, hiểm trở nhưng càng đi sâu vào núi, con đường càng thơ mộng. Hai bên đường là rừng tre trúc, lồ ô xen lẫn với cây xanh đại ngàn. Lên cao nữa là những cánh rừng thông của cao nguyên Lang Biang với những đỉnh nũi, thung lũng chìm trong sương...

Tôi chỉ ăn uống qua loa, chiếu lệ rồi nhờ cô Lan và thầy Năm Bê tiếp khách. Mấy vị khách chiều nay từ Phan Rang lên đều là bạn học của tôi, là trò của thầy Năm Bê. Các bạn tôi lại được gặp thầy cũ. Chuyện nổ như ngô rang. Lâu lâu nghe tiếng cười sảng khoái cùng đám khách trẻ làm ấm áp khu trại vốn tĩnh lặng, êm đềm.

Tôi vẫn chưa có một khoảng thời gian riêng nào dành cho chú Hoài. Chú biết tôi nhiều việc, cũng không bận tâm, ngồi rỉ rả chuyện trò cùng thầy Năm Bê.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM