Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:37:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 23009 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:47:03 am »

7. Duy trì chiến cuộc.

Quân khu chủ trương đẩy mạnh tiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh địch, đưa phong trào Bình Thuận lên mạnh, vững chác, tổ chức Sỏ Chỉ huy tiền phương để chỉ huy các lực lượng Khu, tỉnh chiến đấu. Anh Năm Ngà về Miền làm tham mưu trưởng; anh Tám Hiền làm phó chính ủy một của quân khu; anh Ba Lê tham mưu trưởng Quân khu; anh Mười Trung phó chính ủy Quân khu; anh Nguyễn Trọng Xuyên (Sáu Phúc) tư lệnh Quân khu kiêm chỉ huy trưởng tiền phương; anh Lê Thứ (Mười Bắc) khu ủy viên, bí thư Bình Thuận, chính ủy; Trần Thọ tỉnh đội trưởng Bình Thuận chỉ huy phó và tôi chính trị viên viên tỉnh đội là phó chính ủy. Lúc này, Lê Văn Nhặt tỉnh đội phó tham mưu trưởng; Văn Minh Trường tỉnh đội phó kiêm tiểu đoàn trưởng 482; Vũ Ngọc Đài chính trị viên phó tỉnh đội; Nguyễn Hội chính trị viên phó tỉnh đội, trưởng ban chính trị. Lực lượng Quân khu tại đây có các Tiểu đoàn 840, 186, 240 và Tiểu đoàn 200C đặc công. Bình Thuận lập thêm Tiểu đoàn 490 đặc công (thiếu).

Từ đây trên chiến trường Bình Thuận có các trận đánh lớn như trận diệt chi khu Hòa Đa của 200C và 440, các trận hậu cứ như ở Sông Mao, các trận đánh hậu cứ lữ đoàn 506 Mỹ ở Căng Ê-xê-pít, đánh căn cứ thiết giáp Mỹ Tà Dôn, nhiều trận phục kích giao thông với lực lượng tiểu đoàn, nhiều tiểu đoàn trên đường quốc lộ 1A. Về tổ chức chính trị, từ tháng 8 năm 1968, Khu rút K67 (tương đương huyện) về lại Tuyên Đức, giải thể tỉnh Bắc Bình, giao các huyện Hòa Đa, Phan Lý, Tuy Phong về lại Bình Thuận, nhưng cắt Tánh Linh, Hoài Đức, Hàm Tân thành lập tỉnh Bình Tuy.

Từ cuối 1968, địch triển khai chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Vào hoạt động Đông Xuân 1968 – 1969 ở Bình Thuận có trận đánh Sông Mao ngày 24 tháng 11 nam 1968; cả khu hậu cứ địch chìm trong ánh chớp, tiếng nổ và các đám cháy rực sáng một góc trời; địch hoàn toàn bị tê liệt. Kết quả cả đánh điểm và đánh viện thật lớn, trên 1.000 địch có nhiều cố vấn Mỹ chết và bị thương, tân binh tan rã, một chi đoàn thiết vận xa, một trận địa pháo 105 bị bắn phá hủy hoàn toàn. Trận đánh kỳ diệu này được nhà văn Nam Hà miêu tả rất sống động cho là trận thắng 1.000/0 vì ta không hy sinh một ai cả.

Trước đó, ngày 25 tháng 9 năm 1968, tiểu đoàn đặc công 200C của Bộ tăng cường cho Khu 6, vừa ở miền Bắc vào chiến trường Bình Thuận do đồng chí Nguyễn Văn Bổng tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Lạng chính trị viên chỉ huy đã tiêu diệt chi khu Hòa Đa, diệt 130 địch, bắt 12, thu nhiều vũ khí. Đây là trận đánh đặc công thắng lớn sau Mậu Thân 68 vì được chuẩn bị bài bàn theo cách đánh của binh chủng; có tác động lớn đến phong trào các huyện phía bắc tỉnh. Sau trận Sông Mao, ta lại đánh Căng Ê-xê-pít, diệt 600 tên, buộc quân Mỹ đang phản ứng trận Sông Mao phải lập tức quay về giữ Căng. Các tiểu đoàn 186, 240 diệt gọn 1 tiểu đoàn của trung đoàn 44 và 1 chi đoàn thiết xa vận trên quốc lộ 1A. Cùng thời gian này, d130 pháo kích H12, ĐKB vào các đồn Mỹ ở Tân Nông, Bà Gò, Nổng Cà Tang gây cho địch thiệt hại nặng nề. Đông Xuân 68 – 69, ta không vào Phan Thiết như hồi Tết Mậu Thân nhưng nhờ có lực lượng lớn của Quân khu tăng viện nên hoạt động sôi nổi, giòn giã, đánh lớn thắng to, diệt nhiều sinh lực, phương tiện địch, hỗ trợ tốt cho địa phương đánh phá bình định, đưa phong trào lên một bước mới.

Một sáng tháng 8 năm 1969, tôi đang ở cơ quan trên núi Ba Cụm, khoảng 7 giờ, nghe hàng loạt tiếng nổ lớn kéo dài như sấm rền, tiếp theo có tiếng máy bay, biết là B52 rải thảm, tuy chưa trúng cơ quan nhưng không xa lắm, chắc còn nhiều tốp nữa. Vừa báo động xuống hầm thì sấm giăng chớp giật trời long đất lở ở ngay trên đầu, bên mình. Hai tốp rải tiếp, có một tốp rải trùm lên cơ quan Tỉnh ủy, chỉ chệch Tỉnh đội một chút. Sau đợt B52, tôi đề nghị Tỉnh ủy cho dời ngay về Ara-Xalôn tránh bị đánh tiếp. Cơ quan Tỉnh đội cũng lập tức di chuyển. Đi khỏi một lúc thì địch rải thảm tiếp ở Ba Cụm làm chết một nữ nhân viên công an tỉnh, bị thương một thiếu niên liên lạc cơ quan Tỉnh ủy. Đêm chúng cắt bom B57 trúng ngay hầm tôi nấp ban sáng.

Tại đây, chúng tôi được tin vô cùng đau đớn: Bác Hồ muôn vàn kính yếu qua đời; hồi ấy Trung ương báo tin Bác mất ngày 3 tháng 9 năm 1969. Tất cả khóc nức nở, đau xót,tiếc thương người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam lãnh tụ vĩ đại, tối cao của Đảng và dân tộc. Cơ quan Tỉnh đội làm lễ để tang Bác vô cùng trang nghiêm, xúc động; phát động học tập Di chúc Bác, biến đau thương thành hành động cách mạng, lập công đền ơn Bác. Ngay sau lễ để tang, Tiểu đoàn 490 đặc công Tỉnh lập công xuất sắc, tiêu diệt đồn bảo an tại cây số 18 quốc lộ 1A nam Phan Thiết, gần núi Đất mà trên đỉnh núi có một đồn mang tên “Gió ngàn phương”. Tiểu đoàn trưởng 490 Lê Thanh Sởi mưu trí dùng tên tù binh sử dụng máy thông tin lừa địch trên đồn núi Đất, gọi chúng bắn pháo vào hướng không người, thử pháo sáng cho ta rút qua đường sắt về căn cứ an toàn. Trận này, diệt và bắt hết đại đội bảo an giữ đồn (có thiếu úy Tịnh đồn trưởng), thu 30 súng các loại có (một đại liên, ba trung liên), một cối 60, một cối 81, nhiều M79 và máy bộ đàm PRC25. Tiếc là trong lúc nhiều việc, có phần lúng túng, tôi không huy động nhiều dân công giúp cho tiểu đoàn, nên đánh xong đơn vị vừa phải tự giải quyết thương vong (hy sinh ba, bị thương ba) vừa thu vũ khí; được vậy cũng đã là một cố gắng rất lớn. Không sao thu hết chiến lợi phẩm của cả một đồn địch, đành phải phá hủy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:48:09 am »

Tiếp đó các đơn vị đẩy mạnh hoạt động liên tục đều khắp, diệt 12 đồn bót, phá nhiều ấp chiến lược, tập kích, pháo kích dồn dập vào Căng, tiểu khu và nhiều chi khu, yếu khu khác. Từ khi Bác ra đi đến cuối năm 1969, nỗ lực lập công đền ơn Bác, các lực lượng vũ trang Bình Thuận đã đánh 1.180 trận, diệt 6.000 địch có 415 tên Mỹ, bắt 59 tù binh, làm rã 960; vậy là đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 7.000 địch, bắn rơi 98 máy bay, bắn cháy, phá hủy 216 xe tăng, bọc thép, thu hàng trăm súng các loại. Bọn Mỹ cũng dùng biệt kích đột sâu vào vùng giáp ranh và căn cứ ta, phục kích đánh mìn gây một số tổn thất. Đồng chí Qui cán bộ tác chiến Tỉnh đội đi công tác về cách cơ quan non buổi đường bị biệt kích Mỹ bắn chết. Y sĩ Nghĩa, chính trị viên Bệnh xã 1 đi họp tỉnh về bị thiệt hại Mỹ đánh mìn hy sinh. Một hôm, tôi và anh Năm Nhẫn (bí thư Hàm Thuận) từ xã Hàm Trí về núi; đoàn có sáu người, hai bộ đội địa phương 430 bảo vệ đi cuối. Qua một trảng trống đến láng dầu sắp lên núi, đang từng bước lên dốc thì thấy ánh lửa lóe sáng, khói đen mù mịt trước mắt cùng tiếng nổ chát chúa của mìn cờ-laymo, tiếng AR15, đại liên rít liên hồi, một loạt mìn nổi tiếp. Bị Mỹ phục kích rồi, tôi thoáng nghĩ vậy thì thấy Sửu chạy ngược lại, một bên tay còn thòng lòng chiếc bồng, tay kia buông xuôi máu đỏ thẫm. Chúng tôi chạy lùi lại non trăm mét, tạt xuống suối khô, băng tạm cho Sửu rồi cùng trở lại Hàm Trí. Ta hy sinh đồng chí đi đầu, đồng chí thứ hai bắn AK gây cho địch một số thương vong rồi cũng bị thương và bị bắt. Một lúc, có trực thăng hồng thập tự lên chở số thương vong Mỹ và đồng chí bị thương của ta về Phan Thiết. Lần khác, một tiểu đội biệt kích Mỹ thọc trúng cơ quan tiền phương chúng tôi ở “công sự hai giếng” chân núi; chúng nổ một loạt AR15; cảnh vệ bắn trả, rất may làm trúng chết tên Mỹ mang bộ đàm; nhờ vậy chúng tôi di chuyển yên ổn, không bị phi pháo, đổ cóc quấy rầy.

Nhằm đánh phá căn cứ hậu phương Mỹ, diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh, hạn chế kế hoạch đánh phá vòng ngoài của quân Mỹ, Tiền phương quyết định tập kích Căng Ê-xê-pít lần hai. Lúc này, Căng là hậu cứ hỗn hợp của lữ đoàn 506 Mỹ với quân số khoảng 3..000 tên; hơn 50 máy bay trực thăng; hàng trăm xe tăng, bọc thép và xe quân sự; hai trận địa pháo 105, 155 và cối 106,7 ở Căng, Giồng Tào; gồm tiểu đoàn bộ binh 5/27, tiểu đoàn pháo 5/30, tiểu đoàn cơ giới 5/22, tiểu đoàn công binh 19, tiểu đoàn trực thăng 19, tiểu đoàn thiết kỵ 315, tiểu đoàn bảo dưỡng sửa chữa, các đơn vị thông tin, hậu cần, quân y, sở chỉ huy hậu cứ, nhiều kho tàng nhiên liệu, đạn dược, v.v… Căn cứ được bố phòng hết sức cẩn mật, có nhiều phương tiện hỗ trợ hiện đại, tuần tra canh gác dày đặc, có chó béc-giê, hơn chục lớp rào kẽm gai, bùng nhùng, xen kẽ đủ loại mìn nổ, mìn cờ-laymo, mìn sáng, mìn cóc, mìn gíp. Bên trong bờ tường bao bọc là 13 lô cốt lớn, nhiều lô cốt nhỏ, giao thông hào, ụ chiến đấu chi chít, nhà cửa, kho tàng san sát. Đang mùa nắng, cỏ rác đốt cháy trụi, đất cát chỉ còn trơ lại một màu xám. Địch cho là một con kỳ nhông cũng không lọt qua hệ thống phòng thủ của chúng được.

Chuẩn bị chiến trường 3 tháng rồi. Với một số đặc công kỳ cựu so hai đồng chí Sởi (lúc này là tiểu đoàn phó 840) và Hùng (chính trị viên Đại đội 5 đặc công tỉnh) phụ trách, anh em đã vào gần bờ thành, có nghĩa là đánh cưỡng hành được, nhưng thật kỳ cục là Sởi chỉ xin đánh với một tổ, Hùng thì chỉ xin đi đánh một mình! Đồng chí Trần Thọ hỏi:

- Chuẩn bị chiến trường được như vậy mà chỉ đi đánh mấy người thì kết quả được bao nhiêu?

- Địa thế vô cùng trống trải, địch tuần tra hết sức nghiêm ngặt, đi nhiều sẽ lộ, bị thương vong, hỏng kế hoạch nên không đi nhiều hơn được.

Tôi lựa lời động viên:

- Các đồng chí đã chuẩn bị rất tốt, khi đánh kềm cặp, hướng dẫn nhau thì chắc anh em cũng vào được thôi. Còn phải hỗ trợ nhau lúc tác chiến, khi ra, cả khi rủi ro bị thương vong nữa. Đêm mai Sởi đưa một mũi, Hùng đưa một mũi xem sao rồi ta tính thêm cho chu đáo.

Cả hai ngẫm nghĩ hồi lâu rồi đồng ý. Đêm sau về, nhìn nét mặt tươi tắn của hai cậu, tôi biết kết quả tốt rồi. Phía Sởi đã bám được bờ thành, bên Hùng cả mũi vào sâu đến sân trực thăng, sờ từng chiếc rất thích thú. Kế hoạch sử dụng đặc công của 840, 240, 490, Đại đội 5, một số hỏa lực cối 60 đi cùng, cối 82, thượng liên phòng không của 482, 840, trung đội nữ 483 phụ trách tải thương hỏa tuyến, đại đội 1/481 và 480 Thị đánh diệt lô cốt Phú Khánh, án ngữ bảo đảm đường ra cho đơn vị đánh Căng. Lực lượng trực tiếp đánh Căng gồm 5 mũi 122 đặc công, phục vụ chiến đấu, phòng không và chỉ huy có 82, tất cả là 204; với lực lượng chừng đó cũng chỉ đánh non một nửa căn cứ Mỹ mà thôi. Đồng chí Trần Thọ ốm nên tôi cùng Tư Quyết tham mưu trưởng tiền phương đi chỉ huy trận đánh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:49:12 am »

0 giờ 15 phút ngày 3 tháng 5 năm 1970, các mũi 5, 2, 1 đã lọt vào hậu cứ địch, từng giây căng thẳng trôi qua; 0 giờ 40 phút, mũi 5 của Hùng ém trong sân trực thăng chờ hết G ưu tiên (0 giờ 45 phút) quá lâu, sợ lộ nên nổ súng mở màn. Mũi 3 mới cắt được ba rào nên lui, mũi 4 qua được năm rào, nghe nổ súng mũi trưởng ra lệnh đánh, mũi phó sợ vượt rào không nổi ngăn lại, dùng dằng, giảm quyết tâm rồi cũng lui. Đột nhập cứ điểm Mỹ vô cùng khó khăn nguy hiểm; mũi 3 kỹ thuật không cao thì không vào nổi, ngược lại không có quyết tâm như mũi 4 thì cũng bỏ nhiệm vụ; đó là bài học kinh nghiệm về chn bố trí cán bộ chỉ huy. Mũi 5 vào sớm, đặt được thủ pháo vào từng máy bay, khi đánh giật nụ xòe nổ tung từng chiếc, lửa bốc cháy ngùn ngụt, sáng rực cả khu vực. Cả mũi đánh sang khu vực bảo dưỡng sửa chữa, giết nhiều giặc lái, nhân viên kỹ thuật, treo một cờ Mặt trận. Các mũi 1, 2 vượt thành vào trong nhanh chóng thọc sâu, phát triển rộng trong tung thâm, diệt nhiều cơ giới, lô cốt, nhà lính, bắn cháy một L19 đang nằm trên đường băng, treo một cờ Mặt trận tại đầu san bay. Cối 60 đi cùng, cối 82 bên ngoài cấp tập vào khu trung tâm chỉ huy, thông tin, hậu cần, phá hủy nhiều nhà cửa, kho tàng đạn dược, xăng dầu cháy nổ dữ dội. Các khu Giồng Táo, ngã Hai, cầu số 5 cũng bị pháo ta chế áp mãnh liệt nằm im đến sáng. Những phút đầu địch hoảng loạn, tê liệt; chiến sĩ ta tung hoành trong lòng căn cứ địch. Nhưng căn cứ rất rộng lớn, quân đông mà ta chỉ đánh được ba khu vực nhỏ nên sau vài chục phút hồi phục chúng huy động bộ binh, xe tăng phản kích, đánh bịt cửa mở để diệt ta trong trận nội. Đã có kế hoạch giữ cửa mở nên sau hơn 30 phút chiến đấu quyết liệt, đánh rất nhiều mục tiêu, diệt nhiều sinh lực phương tiện địch, cả ba mũi đều ra hết, diệt thêm hai xe tăng và một số lính Mỹ tại cửa mở. Trong trận nội không thương vong bao nhiêu nhưng ra cửa mở hy sinh một, bị thương năm. Trực thăng trong căn cứ một số lớn bị diệt, số còn lại cũng tê liệt không cất cánh được. Hơn 45 phút sau mới có trực thăng phóng pháo từ biển vào bắn cách rào một cây số trở ra nên phòng không bố trí gần không bắn được. Một khuyết điểm của trận này là Đại đội 1/481 và 480 chỉ diệt lô cốt Phú Khánh rồi lui, không án ngữ kềm chế địch theo qui định nên khi anh em ra bị địch ở Phú Khánh bắn; hy sinh thêm một, bị thương bốn.

Đánh trận rất dũng mãnh, quyết liệt nhưng quân số ta quá ít 204/3000, trong hạ đạt mệnh lệnh, tôi có trao cờ và dây dù, động viên các mũi treo cờ Mặt trận trong căn cứ Mỹ và bắt tù binh Mỹ đem về để giải lên Miền theo qui định thi đua của R nhưng chỉ có hai mũi 5 và 2 treo cờ, còn không mũi nào bắt tù binh, làm việc đó không dễ, có thể gây thêm thương vong. Chỉ có ba mũi đánh nên kết quả không nhiều. Tuy vậy, cũng gây tổn thất nặng cho địch; diệt trên 400 tên Mỹ thuộc loại sinh lực cao cấp, giặc lái, sĩ quan chỉ huy, lính kỹ thuật, lính chiến đấu cùng nhiều phương tiện chiến tranh: 25 trực thăng, một L19, 37 xe tăng, bọc thép và xe quân sự, hai trận địa pháo 105, 155, một trận địa cối 106,7 ba kho đạn, năm kho xăng dầu, hai nhà lính, bảy lô cốt lớn, nhiều ụ chiến đấu, máy móc phương tiện khác. Ta hy sinh năm, bị thương 14. Khi ra ngoài do mạnh ai nấy chạy, thiếu kiểm tra, bảo vệ nhau nên bỏ sót lại một. Đây là một trận thắng to, đánh một hậu cứ lớn của Mỹ được phòng bị kiên cố, cẩn mật, gây thối động lớn đối với Mỹ - ngụy tại địa phương; rút được kinh nghiệm về đánh giá địch, về kỹ thuật đặc công, cách đánh phối hợp đặc công và hỏa lực đi cùng, hỏa lực bên ngoài khi đánh một căn cứ lớn mà riêng đặc công không đủ sức đánh hết các mục tiêu, các khu vực sâu; nâng thêm một bước trình độ chỉ huy tác chiến.

Giữa năm 1970, Bình Thuận tiến hành Đại hội Đảng bộ Tỉnh. Đoàn đại biểu Quân sự tham dự với tinh thần hào hứng, phấn khởi cao. Đại hội họp ở rừng Xa-lôn lúc quân Mỹ đang càn lớn vào căn cứ, có lúc khá gần địa điểm Đại hội, bộ đội chống càn bảo vệ an toàn Đại hội. Nhiệm kỳ này tôi được bầu lại vào Tỉnh ủy và Thường vụ. Sau đó cơ quan Tỉnh ủy, Tỉnh đội dời ra đóng vùng giáp ranh Bắc Bình, yên ổn khá lâu, mọi việc chỉ đạo hoạt động xây dựng đều thuận lợi.

Năm 1971, tình hình trong tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, lực lượng bị tiêu hao không được bổ sung phải thu gọn, ba đại đội đặc công Thị chỉ còn hai đại đội thiếu gọi là đội 1, đội 2; tiểu đoàn 490 tỉnh và tiểu đoàn 240 Khu không còn. Các tiểu đoàn Khu và 482 quân số giảm nhiều. Địch ráo riết bắt lính đôn quân, lập các tiểu đoàn bảo an đảm nhiệm bình định. Trung đoàn 44 bung ra hoạt động mạnh hơn, thường dũi lên tận núi Ga-lăng, bắc Sông Mao cả chục cây số. Sở Chỉ huy Tiền phương chúng tôi đóng trên núi Ga-lăng vẫn bị huy hiếp, lúc này anh Sáu Phúc đã về lại Quân khu, anh Ba Lê thay chỉ huy trưởng Tiền phương. Quân Mỹ trước mỗi đợt rút về nước đều càn quét, đánh phá dữ dội dài ngày, căn cứ luôn căng thẳng. Thực hiện chỉ thị 01 của Trung ương Cục miền Nam, tỉnh tập trung xây dựng cơ sở xã ấp và chống phá bình định. Trung đội nữ thông tin bổ sung tăng cường cho Ban Hành lang tỉnh để giữ vững mạch máu giao thông liên lạc. Trung đội nữ 483 cũng phân tán bổ sung cho các đội công tác, làm cán bộ dân vận, trực tiếp móc nối xây dựng cơ sở, phát triển phong trào. Chị em làm nhiệm vụ rất tích cực, nhiệt tình, một số đã hy sinh rất anh dũng. Hoạt động quân sự phần lớn nhằm vào đánh diệt các đối tượng kềm kẹp, làm lỏng rã chân rết của địch ở xã ấp, tạo thêm thuận lội cho việc củng cố cơ sở, phát triển lực lượng tại chỗ một cách vững chắc. Hoạt động quân sự lớn có bị hạn chế, một số trận đánh bị sượng, tổn thất. nhưng tình hình chung toàn miền Nam thì lại rất phấn khởi. Tin chiến thắng lớn, dồn dập ở đường 9 Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, tiêu diệt rất nhiều sinh lực địch, thu một số lượng rất lớn vũ khí, phương tiện; đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 19 của Hoàng Xuân Lãm; bắn rơi máy bay diệt tên Đỗ Cao Trí, đánh bại các cuộc hành quân Chenla 1, Chenla 2 của Lon Non; giúp bạn giải phóng một loạt tỉnh Đông Bắc; tạo thế cho cách mạng Cam-pu-chia tiến lên nhanh chóng, vững chắc. Một buổi sáng nghe đài Hà Nội phát bài “Tiến quân vào bản Đông” hùng tráng thúc giục lạ thường, khác nào bài “Tiến về về Sài Gòn” hồi Mậu Thân 68. Tình hình chung đó ảnh hưởng rất lớn đến phong trào Bình Thuận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:50:31 am »

Giữa 1971, Thường vụ Tỉnh ủy định phân công tôi đi làm bí thư Huyện ủy Hòa Đa Nam, mãng Khu Lê một thời gian, chưa biết mấy tháng nhưng chắc phải khá dài. Tổ chức giao nhiệm vụ thì phải làm, đó là ý thức chấp hành của tôi trước nay, nhưng suy nghĩ kỹ, tôi trao đổi thẳng thắn với các anh Mười Bắc bí thư và Ba Đôn phó bí thư việc tôi đi làm bí thư huyện, phụ trách toàn diện cả chính trị, quân sự, hoạt động, xây dựng phong trào, khôi phục phát triển cơ sở trong địch hậu để đưa phong trào lên thì tôi cũng cố gắng được thôi, nhưng tôi là Chính trị viên Tỉnh đội, trực tiếp phụ trách công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang; cùng Tỉnh đội trưởng chịu trách nhiệm với Miền, Quân khu và tỉnh về quân sự; nếu là đi công tác thời gian dài, chắc có ảnh hưởng đến chức trách của tôi. Bản thân tôi không thể cùng lúc chịu trách nhiệm cả hai việc quân sự của tỉnh và phong trào của huyện. Có thể tôi đi giúp chỉ đạo Hòa Đa Nam một thời gian thì hợp hơn. Các anh đã đồng ý tôi chỉ đi công tác với tư cách là một Thường vụ phụ trách, giúp Hòa Đa Nam nhanh chóng đưa phong trào các mặt lên. Sau khi Nguyễn Thị H, ủy viên Tỉnh Đoàn thanh niên Bình Thuận vào công tác hợp pháp ở Phan Rí Cửa bị địch bắt, đã đầu hàng khai báo làm bể vỡ nhiều cơ sở, tình hình rất khó khăn, Hòa Đa Nam rất cần sự giúp đỡ trực tiếp của tỉnh. Phía bắc tỉnh là quê hương của tôi, sẽ gặp lại bạn bè, người quen nhiều, cùng ra sức xây dựng, củng cố khôi phục phong trào cũng thuận lợi.

Thời gian này địch đang tiến hành một chiến dịch qui mô lớn, ủi phá rừng Khu Lê. Hàng ngày có đến 200 xe tăng, xe ủi, dàn hàng ngang ủi phá hàng mảng rừng, truy tróc các nơi bám trụ của huyện, xã; đi đôi dùng gáo xoáy đánh phá liên tục. Hầm nấp máy bay bây giờ không đắp nắp dày cao như trước mà phải âm bằng mặt đất, ngụy trang thật kí đáo. Đứng trên núi từ Hòa Đa Bắc nhìn xuống rừng Khu Lê thấy rõ từng thớt, từng thớt rừng xám đen, úa vàng, nhiều mảng không còn màu xanh. Tất nhiên, địch không thể ủi phá hết rừng Khu Lê được, nhưng quả thật chúng chia ô ủi phá rất rộng đã gây khó khăn không nhỏ cho việc bám trụ địa bàn liên tục vào thôn ấp của ta. Tôi đã nhiều lần vượt qua các mảng rừng bị ủi dẹp này, phải tập trung lắng nghe tiếng máy bay, nhất là tàu gáo để kịp thời chui ẩn dưới các lùm cây khô, tránh tàu báo và cả chi đoàn tăng M113 kéo qua; nếu lộ thì không sao chạy đâu cho kịp.

Tôi ở cơ quan Huyện ủy, không xa bàn đạp vào địch hậu nên khá căng thẳng trong sinh hoạt hàng ngày, luôn đề phòng tàu gáo và M113, thường từ 15 giờ đến đêm mới thong thả yên ổn hơn. Ban đêm, đội công tác đi đột ấp nắm địch, làm công tác quần chúng và lo tiếp tế. Nói là cơ quan Huyện ủy, thật ra chỉ có một khu vực nhỏ dưới mấy lùm tâm lang kín, có bốn hầm: một của tôi và cậu Dũng liên lạc; một của Bảy Bá phụ trách Hòa Đa Nam và liên lạc; một của thư ký văn phòng và bảo vệ; một của quản lý, cấp dưỡng. Cách mấy trăm mét là Đội công tác Chợ Lầu, đội trưởng là Túc, Huyện ủy viên, cũng chỉ có năm người. Xa hơn một chút là cơ quan Huyện đội và Đội công tác Liêm Bình. Sáng sớm đã gọn gàng, sẵn sàng đối phó địch càn, xe tăng, tàu gáo. Chiều tối nào không đi đột ấp thì thăm nhau, nghe đài, chuyện trò vui vẻ. Ở đội Chợ Lâu, tôi có hai cháu gái là Công gọi tôi bằng Cậu, và Liên gọi ông. Ở đội Liêm Bình có Mô đội phó, chính trị viên xã đội, đã về tỉnh dự hội nghị Du kích chiến tranh và Đại hội thi đua nên tôi có quen thân, xem như em gái. Mô dịu dàng, hiền hậu, có kỹ thuật tiềm hành giỏi, dũng cảm, đột ấp thường đi đầu, rà gỡ, vô hiệu hóa mìn rất cừ, trinh sát đặc công của 840 cũng nể thực sự cô gái này. Một lần đi đột ấp bị phục kích, ông Bảy Cặn đội trưởng hy sinh, Mô bị thương nặng về bị bắt, bị đày đi Côn Đảo; sau Hiệp định Pari, Mô được trao trả ở Lộc Ninh. Sau giải phóng là Huyện ủy viên, phó chủ tịch kiêm trưởng Phòng Thương nghiệp Bắc Bình. Hơn chục năm sau, rủi thay Mô bị ung thư, từ trần khi tuổi còn khá trẻ.

Cứ vài tháng, tôi sang Cà Lon bên núi họp với Tiền phương hoặc về bàn việc với Ban Chỉ huy Tỉnh đội rồi trở lại Hòa Đa Nam. Gần cuối năm, phong trào phát triển khá hơn rõ rệt. Anh Mười Bắc điện gọi tôi về gấp. Đêm qua Sông Lũy tại bến Thanh Tu, cắt ngang quốc lộ 1 đoạn giữa ấp Liêm Công và Thanh Hiếu, mỗi đầu chỉ cách ấp vài trăm mét. Cả đoàn đông đi trên bờ ruộng một quãng dài an toàn, nhưng tôi rất lo lắng hôm sau địch phát hiện dấu vết thì khó khăn cho giao liên vì đây là con đường duy nhất, mỗi tuần có hai chuyến qua lại, nối giữa Hòa Đa Nam và Hòa Đa Bắc về tỉnh. Thương anh em quá, nếu phải bỏ đường này, vòng lên qua đường gần ấp cầu Quẹo xa gấp đôi mà nguy hiểm hơn nhiều. Sáng lên núi Ga lăng, ghé cơ quan huyện ủy Hòa Đa Bắc nghỉ một hôm chờ chuyến; Bí thư Hòa Đa Bắc là Tám Luông, bạn thân từ chống Pháp, cùng ở lại đấu tranh chính trị, công tác tại Ban Hành lang tỉnh, tên cúng cơm là Đặng Bá Sang; còn Tám Luông, Tư Tại, Năm Nhẫn, Ba Nhỏ là tên đặt theo vở cải lương “Máu thắm đồng Nọc Nạn”. Về cơ quan Tỉnh ủy, anh Mười Bắc cười nói một câu xanh rờn:

- May không chút nữa thì ông có vợ mới rồi!

Tôi chưng hững chưa kịp nói gì thì anh tiếp:

- Nhưng không được đâu, nói vậy chớ bà Hòa còn nguyên đó thôi! Về thăm một chút đi!

Biết anh nói đùa, khi sang Ban Dân vận tôi mới vỡ lẽ: cách đây mấy hôm vợ tôi bị sốt rét ác tính, nguy kịch tới mức y sĩ tiêm thuộc mà tay run bần bật. Anh Bảy Khanh trưởng cơ quan, luống cuống hỏi:

- Có chuyện gì báo tin cho ai?

- Báo cho anh Sáu Nam chớ còn ai!

Tỉnh vẫn ra sức củng cố cơ sở, đánh bình định, đẩy mạnh du kích chiến tranh, kể cả ảnh hưởng từ Mậu Thân đến nay cũng còn nặng. Chiến đấu liên tục, hao hụt khó bổ sung, nòng cốt ngày càng hao mòn, đại đội có lúc chỉ còn tám đến mười người, không thành tiểu đội, trung đội nữa; bộ đội huyện còn năm đến bảy người phải rút cơ quan bổ sung. Đánh lớn chỉ còn các tiểu đoàn Khu tăng cường và đặc công. Nguyễn Thanh Hùng đánh Căng oanh liệt thế, nhưng khi đánh đồn dân vệ Kim Bình – Hàm Thắng chỉ cấp trung đội mà rủi ro hy sinh. Lê Thành Yên đại đội trưởng Đại đội 2/481 vào ra Phan Thiết như thảo giới, đánh mấy trận xuất quả nhập thần, lính địch run sợ không biết bị đồn lúc nào; một chiều hành quân bị địch phục, hy sinh tại bàn đạp, có cả Đặng Văn Lãnh, Thị ủy viên, đội trưởng đội công tác tả ngạn. Bộ đội tỉnh, huyện bị teo; 482 rút gọn còn một đại đội gọi là Đại đội 70. Đánh lớn có giảm nhưng dân quân, du kích vẫn hoạt động đều, mạnh, tiêu hao nhiều địch; chống càn, đánh cơ giới, bắn máy bay rất tốt; tàu gão bây giờ không phải là cái gì đánh sợ nữa. Địch cũng co hẳn lại không hung hăng như trước. Đúng là hoạt động đúng cách theo chỉ thị 01 và nhờ phong trào chung mạnh mà địa phương cũng dễ chịu hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:52:28 am »

8. Đi học quân sự Miền.

Cuối năm 1971, tôi được chỉ thị của Quân khu đi học một lớp quân sự trung cấp tại Học viện H14 của Miền. Chuyến đi học này chắc là lâu, phải sang tận Cam-pu-chia; học xong có về lại tỉnh hay không chưa biết được. Chia tay anh, chị em cơ quan đã gắn bó từ Đồng Khởi đến giờ trải qua biết bao gian khổ hy sinh, đặc biệt trong Mậu Thân 68 tưởng không còn vì xông lên ác liệt chưa từng có. Với tôi dù là nhiệm vụ và học tập cũng là trên hết, tôi ghé lại Bệnh xá 1 thăm ít ngày. Vợ tôi cũng buồn đôi chút, nếu có tôi ở gần, một chừng nào cũng có sự săn sóc an ủi; nhưng là cán bộ đảng viên, vợ tôi cũng yên tâm chúc tôi lên đường bình an, thường gởi thư về. Đến Quân khu, biết địa điểm liên lạc qua sông Mê Kông là Bến Kết hoặc bến Bưng Dồn. Hơn tháng đi đường, kỳ này gian khổ, hiểm nguy hơn dạo 64-65 nhiều nhưng cũng có nhiều mới lạ, thú vị. Từ vùng giải phóng Tây Ninh tôi được đi nhờ xe ô tô, vận tải quân sự của Miền, chỉ một đêm đã qua biên giới yên ổn, nhanh chóng ở trên đường 7 thuộc đất bạn rồi. Quá nửa đêm đến thị xã Cra-chi-ê bờ đông sông Mê Kông, ở trong nhà là Việt kiều. Bà con rất niềm nở nhưng ban ngày không được đi dạo phố xa; đi quanh khu vực cũng biết được sinh hoạt vùng mới giải phóng của bạn khá vui vẻ nhộn nhịp. Bà con Việt kiều rõ rà rất sung sường vì trước khi Cra-chi-ê giải phóng, Việt kiều bị hoạnh họe đủ điều, nay bọn Lon Non bị đuổi đi xa rồi, bà con làm ăn sinh sống yên ổn hơn, phần lớn làm nghề đánh cá trên sông Mê Kông và buôn bán nhỏ. Bà con luôn hướng về đất Mẹ, mong muốn ta sớm giành thắng lợi như Cam-pu-chia để có thể trở về cố hương. Lúc đó ở ta chưa có tỉnh nào hoàn toàn giải phóng, còn ở đây giải phóng một loạt bốn, năm tỉnh. Chiều tối, xuống thuyền máy của Hậu cần Miền xuôi dòng Mê Kông đến tỉnh Công-pông-Chàm. Thuyền trưởng cho biết ở Công-pông-Chàm bạn đối với ta không được như ở Cra-chi-ê. Khi đến bến giáp ranh tỉnh Công-pông-Chàm phải lên trình giấy cho một đồn kiểm soát của bạn, người chỉ huy ở đồn này rất thích súng AK và súng ngắn K59, vì muốn lấy thứ súng này mà thường bắt giữ người lại làm khó khăn, có khi thủ tiêu luôn! Tôi có K59, cậu Sơn liên lạ tôi có AK nằm trong ham thích của họ rồi, đành phó mặc cho may rủi vậy. Đêm trên sông vùng giải phóng Cra-chi-ê nhân dân đánh cá thuyền qua lại đông đúc vui vẻ, đến gần Công-pông-Chầm thì thưa dần. Nghe có lần thuyền ta vô ý xuôi luôn đến gần vùng tạm chiếm, bị địch bắn mới vội tháo lui. Đi rất lâu, xem cảnh đêm chán rồi nằm nghỉ, nhưng cũng không sao ngủ được, còn lo qua trạm gác “số phận”, anh em đi, về gọi đùa như thế. Đến rồi, thuyền dừng bên bờ, thuyền trưởng cầm giấy chạy lên đồn, lát sau anh trở xuống mừng rỡ:

- Đồn trưởng ngủ, lính xem giấy rồi cho đi. Đi mau kẻo họ gọi lại thì lôi thôi.

Thuyền nổ máy, mừng hết lớn. Hơn một giờ sau tới bến dừng, cũng được gởi vào một nhà Việt kiều. Ở huyện Cốt-sơ-ma này cũng khó hơn, chỉ ở yên trong nhà, đề phòng lính bạn đến kiểm tra gây sự mà ta thì không có ai bảo vệ cả.

Chiều ra bờ sông, bến Bưng Dồn là đây, thì ra bờ tây bên kia là bến Kết. Ở đây chiều và đêm máy bay Mỹ thường rà dọc theo sông, bắn các thuyền sang ngang. Sông thật lớn, rộng mút tầm mắt, không thấy bờ bên kia. Giữa dòng sông nhấp nhô, người đông nếu không bình tĩnh, ca nô dễ bị lật chìm thì đi đời vì không có ai cứu hộ. Ca nô có trang bị trung liên để bắn máy bay cũng hay hay, có gì thì khẩu AK cậu Sơn cũng góp phần được. Ra giữa sông sóng bềnh bồng, đi ngang cũng nguy hiểm, hơn nửa tiếng hồi hộp, lo lắng rồi cũng yên ổn qua được sông. Chuyến mình đi vậy là yên, cũng thấy lo cho các đoàn đi chuyến khác. Lên bờ vào xóm nghỉ một chặp, tôi bỗng thấy có một chị trung niên đang đổ bột bán bánh căn. Lạ nhỉ! Ở đất nước này cũng có bánh căn như bên mình. Chị này là người Bình Thuận chăng? Hỏi thì biết chị quê ở Hàm Tân, cả gia đình sang đây lâu rồi, thảo nào, dân Hàm Tân nên bán bánh căn.

- Bán có khá không?

- Cũng đủ ăn thôi, ổng và xấp nhỏ đi đánh cá khá hơn.

Cá sông Mê Kông thì khỏi nói, nhưng ở đây hối lộ kinh khủng. Lính nói: ông quan lớn hối lộ thì bọn tui cũng phải hối lộ mới sống được chớ! Khiếp thật, mới được giải phóng nên chưa xóa được cái tệ nạn của chế độ Lon Non. Đi sâu thêm vào nội địa phía tây sông, đến đóng tại một xóm trong đồn điền cao su Suông Chúp, (đồn điền cao su này còn lớn hơn đồn điều Dầu Tiếng bên ta); tên xóm là Phum Cà-nhang, cũng ở trong một nhà Việt kiều, người Bắc, sang đây làm phu cao su từ trước Cách mạng tháng Tám; hai vợ chồng đã lớn tuổi, nhiều con, mấy chục năm trên đất khách quê người rồi còn gì. Mùa khô, cao su rụng hết lá, mặt đất khô ráo sạch sẽ, chẳng có máy bay nên sinh hoạt cũng thong thả tự do. Tôi còn ở đây ăn Tết với bà con cả tuần mới đến chuyến liên lạc. Gia đình rất vui vẻ, đối với người cùng nước thật tử tế. Chuối, thơm, mãng cầu…, nhiều vô kể mà rất rẻ, dường như bên mình có cây quả gì thì bên này cũng đều có cây quả đó nhưng rất nhiều. Ngon và thích nhất là thứ rượu nếp dưỡng tửu bằng trái cây tổng hợp, cứ một lớp cơm lên men, thì một lớp mứt men, lại một lớp xôi men, một lớp chuối men, muốn thứ gì làm thứ ấy. Cơm rượu và nước dưỡng tửu ngọt thơm, đủ mùi vị, ngon hết ý nhưng uống quá chén thì say đậm, chủ nhà nói nó ngon nhưng khi say thì cả ngày đêm mới tỉnh. Khi về bên mình làm cơm rượu kiểu này thì tuyệt, thú vị biết bao! Nghĩ vậy mà giải phóng quá lâu rồi cũng chưa làm lần nào để thưởng thức, không biết vì sao?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:54:47 am »

Công-pông-Thơm cũng là tỉnh giải phóng, còn đi mấy ngày nữa mới đến trường, cạnh một suối nước lớn, trong xanh, tắm giặt thoải mái, đôi đoạn nước chảy lờ đờ, cát có bùn nên có con trai; rảnh mò bắt nấu canh, nấu cháo khá ngon; nơi nước trong, cát mịn thì hến cũng nhiều. Không biết vì sao suối nước quanh quanh năm, trong lành mà lại có tên là suối Chết. Hồi đó chỉ là tỉnh Công-pông-Thơm, sau này chia hai tỉnh, khu vực trường ở giáp ranh Công-pông-Thơm và Prết-vi-hia. Tiếc là nếu tôi đến học trước đây mấy tháng thì được đi xem Ăngco Thơm, Ăngco Vát (Đế Thiên, Đế Thích), nay thì cấm vì tình hình chiến sự không ổn. Tôi đến trường muộn nửa khóa nên học phần hai, đi ngay vào nội dung quân sự là trung đoàn phòng ngự và tấn công, chính trị là nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính trị. Phần đầu tôi sẽ ở lại học với lớp tiếp sau. Học viên có cả thiếu tá và đại úy. Giáo việc là thầy dạy ở Học viện Quân sự cấp cao Hà Nội điều vào, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Hiệu trưởng là Đại tá Lê Xuân Lựu, một nhà lý luận có tên tuổi của Quân đội, lên lớp các bài chính và giải đáp toàn bộ cả quân sự - chính trị; đồng chí được anh em rất kính mến vì trí thức uyên bác, tác phong giản dị, gần gũi mọi người. Đồng chí hay nói: “Vô cùng quan trọng” nên anh em thường gọi là “ông vô cùng quan trọng!” Trong số thầy dạy quân sự có trung tá Lê Hòa, quê Khánh Hòa, sau giải phóng là chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, đại biểu Quốc hội khóa 8, tôi cũng thường gặp; tiếc thay anh bị tan nạn giao thông, chết lúc đang làm Chủ tịch Khánh Hòa, tài năng đang ở độ phát triển rất sung mãn.

Lớp tôi học vừa bế mạc thì học viên lớp tiến đã đông đủ nên khỏi phải chờ đợi. Gặp số anh em mới sang, tôi rất phấn khởi được biết tình hình Quân khu và Bình Thuận phát triển khá, bè bạn, gia đình đều bình thường. Tôi lại học phần chính trị cơ bản: triết học, chính rị, kinh tế - chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng và xây dựng Đảng. Các môn này tôi đã được học một lần ở lớp chính trị trung cao R năm 1964 nên tiếp thu cũng thuận lợi, được nâng cao. Cả hai phần đều có kiểm tra, tôi đều đạt loại A. Lúc này chưa chấm điểm 5 hoặc 10 như sau này, trường chỉ chấm và đánh giá xếp loại: A là giỏi, B khá, C đạt yêu cầu. Ai không đạt yêu cầu sẽ được bồi dưỡng và phải thi lại. Lính chiến đấu nhưng khi về trường cũng có nhiều cố gắng và học tốt, không ai phải thi lại.

Giữa khóa học có thiếu tướng Đồng Văn Cống, Phó tư lệnh Miền đến thăm nói chuyện tình hình nhiệm vụ, quan hệ bạn (Cam-pu-chia) và ta (cả mấy sư đoàn bộ binh, pháo, phòng không, đặc công, tăng thiết giáp, cơ quan Miền… đều ở bên đất bạn) và nói về chiến dịch Nguyễn Huệ 1972. Chúng tôi vừa học vừa theo dõi diễn biến chiến dịch, thắng rất lớn ở Trị Thiên, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Trong này đã giải phóng huyện Lộc Ninh, căn cứ của Miền rộng thêm và càng vững chắc. Một hôm, nghe tin đài Hà Nội thông báo quân ta đã chiếm làm chủ thị xã An Lộc, giải phóng toàn tỉnh Bình Long, thật là mừng vui cao độ; nhưng sau đó nghe lại là chưa phải, địch vẫn giữ được thị xã, thành ra tin đưa bị sịa, không chính xác. Nhưng chiến công chốt chặn đường 13 của Sư đoàn 7 chủ lực Miền thì thật oanh liệt, oai hùng.

Học xong tưởng sẽ lên đường về nước như mọi người, nhưng tôi lại được lệnh đến nhận công tác ở Cục Chính trị Miền, làm trợ lý ở Phòng Tuyên Huấn. Trưởng phòng là trung tá Ngô Thế Kỷ. Ở Phòng Tuyên huấn còn có một số cán bộ cấp tá ở Quân khu 7, Quân khu Sài Gòn – Gia Định mới điều về. Là cán bộ nghiên cứu, chúng tôi được dự giao ban Cục hàng ngày, nắm được nhiều tình hình cả Miền, nâng thêm trình độ một bước. Cũng có lúc đi công tác các sư đoàn, binh chủng. Thủ trưởng Cục lúc đó là Đại tá Trần Văn Phác (Tám Trần). Thời gian ở trên đất Cam-pu-chia, tôi cũng gặp một số trận B52 nhưng chỉ xa xa, đến gần chứ không sát bên đầu như lúc ở trung đoàn Bắc Sơn hành quân về Sư đoàn 7.

Ở Sơ-lông gần biên giới Tây Ninh, cơ quan, đơn vị đông đảo, đi lại nườm nượp, xe đạp, Hon-đa 50, 90, xe gíp, xe com-măng-ca, xe vận tải quân sự chạy qua lại tới lui như mắc cửi, nhưng không thấy oanh tạc, cũng không có B52 thăm. Cơ quan có nhiều xe, tôi bèn tập đi xe đạp. Từ nhỏ tới giờ chưa biết đi xe đạp. Đi xe đạp khá thú vị và cũng chỉ ở đây mới có chuyện đi xe đạp chứ ở khu 6 và Bình Thuận thì không thể có.

Hiệp định Pari được ký kết, lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu Xuân Kỷ Dậu 1969 đã thành sự thật: Mỹ cút. Tất cả vô cùng hân hoan bàn bạc đủ điều về công chuyện sắp đến để làm cho ngụy nhào. Tất nhiên, đó cũng chỉ mới là thời sự sốt dẻo bên lề. Tôi được cùng cơ quan Cục Chính trị học về Hiệp định Pari và nhiệm vụ trước mắt do Trung ương Cục và Quân ủy Miền tổ chức cho cán bộ trung, sư đoàn trở lên ở cơ quan Bộ Chỉ huy Miền và các đơn vị chủ lực. Anh Hoàng Văn Thái giải đáp về Hiệp định và nhiệm vụ tới rất có lý lẽ, thỏa mãn nhiều đối với vô vàn thắc mắc của học viên cán bộ lúc bấy giờ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:58:26 am »

Trước ngừng bắn có hiệu lực mấy ngày, một trợ lý tá chiến của Bộ Tham mưu Miền đào ngũ (tôi không nhớ tên) mang theo bản đồ tác nghiệp đầy đủ địa điểm đóng quân của các đơn vị, cơ quan của Miền. Gay go quá, lực lượng đứng dày đặc không thể di chuyển đi đâu nên chỉ bám công sự chịu trận vì ở miền Nam ta chưa có khả năng bắn hạ B52. Đúng như vậy, còn hai hôm tới thời điểm ngừng bắn có hiệu lực, vừa tối, một loạt B52 rải thảm trong khu vực, còn khá xa Cục Chính trị, nhưng trước sau gì nó cũng đến thăm thôi. Hơn tiếng sau, đợt B52 tiếp rất gần và đợt 3 thì trùm lên khu vực Cục Chính trị. Anh lửa chớp sáng xuống cả hầm nấp, tiếng bom nổ thật kinh khủng nhưng ở trong hầm kèo chắc chắn cũng yên tâm. Đồng bào Nam Bộ gọi B52 là “bê quăng sai”, là “B52 cỏ ỉa miệng chai”, nói thế có nghĩa là bê quăng sai, cò ỉa miệng chai thì dễ gì đã trúng hầm! Nó rải thảm cũng ghê quá, chụp đi chụp lại, bừa tới bừa lui suốt đêm không ngớt, biết đâu rủi ro? Bom rơi, tiếng nổ thật thần sầu quỷ khóc. Giữa hai đợt bom, các cây to bị chém gần đứt, cứ thi nhau ngả đổ rầm rầm làm cho không khí thêm ngột ngạt, căng thẳng. Mặc kệ chúng bay buốn làm gì thì làm, ta cứ ở yên trong hầm, chả sợ. Nhờ rừng dày, lại ở dưới hầm nên sức ép của bom bầy cũng không nặng lắm.

Suốt đêm căng mắt không ngủ được, sáng ngày ai cũng đờ đẫn phờ phạc. Nhưng nào có yên, từ 8 giờ đến chiều lại liên tục rải thảm, hàng chục đợt tới tấp lúc xa lúc gần. Tiếp cả đêm thứ hai căng thẳng, mệt đừ, muốn kiệt sức, đến gần sáng đợt bom cuối cùng lại rơi ngay Cục Chính trị đinh tai nhức óc, tôi cứ tưởng mình theo ông bà ông vải thôi. Đến sáng, thời điểm ngừng bắn có hiệu lực đến thì cũng dứt B52. Cảnh vật thật hoang tàn, địa hình thay đổi lạ hẳn, đường sá bị xóa lấp, cây cối chồng chất ngổn ngang. Ở Cục Chính trị, một quả bom đìa làm sập một góc kèo hầm của anh Sáu Tòng Cục phó nhưng không sao, bới đầu hầm bị lấp cứu được đồng chí công vụ. Một tổ bom đìa khác sát cạnh hầm đồng chí Dương Hiển Ký, trợ lý phòng địch vận, thế cũng thoát hiểm. Đúng là bê quăng sai, cò ỉa miệng chai, ai cũng nói vậy; thật ra hầm kèo đã bảo vệ sinh mạng mọi người, nếu hầm thường chắc sập hết, thương vong sẽ không ít. Trong khu vực có đến mấy vạn người, thế nhưng chỉ có một chị nuôi ở Bộ Tham mưu tên Thúy hy sinh và một cô văn công, lúc B52 thả còn tắm giặt dưới suối. Nhìn chung, cũng có thể gọi là đại phúc vậy.

Cơ quan Bộ Tư lệnh Miền tất bật lo việc hình thành Ban Liên hiệp Quân sự của Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam để vào Tân Sơn Nhất. Lúc đầu, trưởng đoàn là đại tá Trần Văn Danh (tức Ba Trần), phó tham mưu trưởng Miền; Chính ủy là đại tá Ba Thành, phó chính ủy hậu cần Miền; phó trưởng đoàn là đại tá Hoàng Anh Tuấn, thứ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cộng hòa miền Nam. Sau đó mơi thay Thượng tướng Trần Văn Trà làm trưởng đoàn kiêm Chính ủy. Đoàn có nhiều bộ phận, trong đó có bộ phận thông tấn báo chí do trung tá Ngô Thế Kỷ phụ trách, tôi là một trong số các trợ lý thông tấn báo chí. Thấy nhiệm vụ quá mới mẻ và nặng nề, e khó làm tốt nhiệm vụ, tôi đề nghị với trưởng phòng cán bộ Cục Chính trị:

- Đề nghị anh có thể bố trí cho tôi làm công tác chính trị nội bộ Đoàn thì hợp hơn, làm thông tấn báo chi tôi không có khả năng, khó hoàn thành nhiệm vụ.

- Có sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Chỉ huy Đoàn, có anh em giúp nhau, cứ yên tâm công tác đi!

Nói vậy, nhưng sau đó tôi lại nhận được quyết định của Miền bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu 6, trước mắt làm phó trưởng đoàn Liên hiệp Quân sự của bên Cộng hòa miền Nam Việt Nam khu vực 4, công tác tại Căng Ê-sê-pít, Phan Thiết, Bình Thuận. Trưởng đoàn là thượng tá Nguyễn Trọng Xuyên (Sáu Phúc), Tư lệnh Quân khu 6. Thế là tôi lại về chiến trường quê hương nhưng vẫn làm công tác đấu tranh ngoại giao, không vào Tân Sơn Nhất thì vào Căng Ê-xê-pít vậy. Tôi lại có ý kiến lần nữa với trưởng phòng cán bộ:

- Anh bố trí cho tôi về khu 6 bằng đường hợp pháp thì tôi mới kịp vô Căng Ê-xê-pít.

- Ồ không được đâu, chưa biết thế nào, nếu lỡ mất đồng chí thì tiếc lắm, chịu khó đi đường giao liên bất hợp pháp thôi, chắc vẫn kịp, bọn Mỹ thủ tục lề mề, rinh rang lắm.

Tôi muốn đi đường hợp pháp cho mau, thấy Miền có cho một số cán bộ đi công tác bằng đường hợp pháp, tất nhiên Miền có biện pháp bảo đảm an toàn thôi. Trưởng Phòng Cán bộ vẫn giữ ý định, bảo đó là lệnh của Miền, đành vậy. Tôi đi chẳng đầu đến Sơnun bằng hon đa rồi chuyển sang đi ô tô quân sự, đến Cát Tiên – Lâm Đồng, đi thuyền máy trên sông Đồng Nai, đến bắc đường 20 thì đi bộ theo đường vận tải H50. Về đến cơ quan Quân khu đúng là đã trễ. Đồng chí trung tá Đinh Sĩ Uẩn, Chủ nhiệm chính trị Quân khu thay làm phó đoàn, đã vào Căng trước đó một tuần. Tôi ở lại Cục Chính trị Quân khu làm nhiệm vụ mới. Tiếp đó được đề bạt trung tá và bổ sung vào Quân khu ủy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:59:40 am »

Gặp anh Mười Bắc, anh kền rền:

- Không cho cán bộ đi học thì mang tiếng cục bộ bản vị địa phương, không cho cán bộ tiến bộ; cho đi học thì đi luôn không về, mất cán bộ; lần sau tôi đếch cho đi!

Tôi cười thân thiện:

- Cho đi rồi lại kền rền thì cũng bản vị cục bộ địa phương chứ không à?

Anh cười xòa.

Từ Hiệp định Pari, toàn Miền thực hiện đợt “Chồm lên” để giành thắng lợi to lớn. Trước giờ ngừng bắn có hiệu lực, lực lượng ta xông vào các ấp, mở rộng vùng tranh chấp, làm chủ, áp sát cứ điểm địch, uy hiếp nặng vùng địch. Nguyễn Văn Thiệu hò hét tiếp tục chiến tranh, tràn ngập lãnh thổ, hòng đẩy bật tra các vùng mới chiếm lĩnh. Việc giành dân, giữ đất diễn ra quyết liệt trên khắp miền Nam cũng như ở chiến trường Bình Thuận. Một số nơi giữ được vị trí nhưng cũng không ít địa phương bị địch lấn chiếm trở lại sau đợt chồm lên vô cùng ác liệt. Lực lượng ta phải lui ra khỏi ấp, giữ vững vùng ven, giáp ranh. Căng thẳng và quyết liệt nhất cũng vẫn là chiến trường Tam Giác, đường 8, đường 1. Các Tiểu đoàn 840, 15 Quân khu, 482, Đại đội 5 đặc công Bình Thuận, Đại đội 3/430 Hàm Thuận cùng lực lượng các huyện ngày đêm trụ giữ địa bàn, đánh lui địch bung ra gỡ cờ, lấn đất.

Cơ quan Quân khu đóng ở Núi Nhọn chỉ cách Hàm Thạnh vài giờ đi bộ. Các cơ quan tỉnh Bình Thuận xuống Hàm Trí, sát chiến trường. Địch ra sức tràn ngập lãnh thổ, phá hoại Hiệp định trắng trợn, cố bung dũi lấn chiếm vùng ta. Bộ đội lúc đầu có chập chững nhưng trên kịp thời chỉ đạo, đã kiên quyết trừng trị bọn vi phạm Hiệp định, đẩy mạnh hoạt động quân sự, củng cố, phát triển thắng lợi đã giành được trong đợt chồm lên, lấy thắng lợi ở chiến trường phối hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao của Phái đoàn Liên hiệp Quân sự khu vực 4.

Nguyễn Thanh Phong, người thiếu sinh quân hồi Mậu Thân 86 cùng đánh Mỹ với tôi ở Xuân Phong ngày mùng bốn Tết ấy, nay là đại đội trưởng Đại đội 5 đặc công tỉnh, đã đánh lui tất cả các đợt bung dũi lấn chiếm của địch ở đường 1, đoạn Tà Nung, Gộp; địch rất nể người đại đội trưởng trẻ măng này, thường gọi là đại úy Phong rất trân trọng. Tại Tam Giác, vùng giải phóng của ta, ngày 10 tháng 3 năm 1973, 840 đã diệt gọn một đại đội, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội khác của tiểu đoàn bảo an 202 xâm phạm vùng giải phóng Xóm Bàu, đuổi địch chạy về Phan Thiết. Trên bàn hội nghị 4 bên ở Căng Ê-xê-pít, anh Sáu Phúc nắm lấy thắng lợi này đập tan luận điệu vu khống ta vi phạm Hiệp định và nghiêm khắc cảnh cáo chúng. Trong giờ giải lao cùng ngồi uống nước, viên đại tá trưởng đoàn ngụy giả lả nói với anh:

- Đại tá hiếu chiến quá (thượng tá của ta cũng như đại tá của chúng), mình đàm phán để hòa hợp dân tộc mà đại tá cứ đòi tiêu diệt chúng tôi mãi!

- Tôi phải nghiêm khắc cảnh cáo để các vị dẹp những trò nguy hiểm đó đi, để đàm phán đạt được kết quả.

Viên đại tá ngụy im lặng.

Tôi cùng Trần Thọ nay là Trưởng phòng Quân huấn Quân khu đi công tác các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận, truyền đạt tinh thần chung, giúp các tỉnh đẩy mạnh hoạt động. Đến Lâm Đồng, cơ quan tỉnh ở bắc đường 20 không xa, chỉ non buổi đường mà sinh hoạt rất thoải mái, tuy vẫn cảnh giác cao, tổ chức bố phòng chu đáo, đường đi lối lại trong cơ phát rộng, thẳng tắp, các đầu đường có đặt hầm súng máy và công sự chiến đấu, đôi lần địch vào, bị đánh hoặc chưa bị đánh nhưng thấy đường sá như vậy cũng lạnh xương sống, vội tháo lui. Khi lên Tuyên Đức thì khác hẳn, việc ăn ở đi lại sinh hoạt hết sức bí mật, chặt chẽ mà cũng rất căng thẳng. Tỉnh ủy, Tỉnh đội ở trong núi Tà Đùng cách Tiền phương và các Đội công tác bảy ngày đường, vẫn bố phòng rất kỹ, ban ngày làm việc đồ đạc gọn gàng, ba lô bên cạnh, có động sẵn sàng di chuyển. Tỉnh đội cách Tỉnh ủy độ mươi lăm phút mà khi sang làm việc vẫn phải mang theo ba lô như đi công tác xa. Trong rừng sâu núi thẳm mà chỉ đi cắt, không để nhánh, lá bị gẫy, bị dẫm, trước khi liên lạc nhau phải có thông báo ám tín hiệu bằng bộ đàm thật hiện đại nhưng kiểu cách không khác thời đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng là bao. Thấy anh em căng thẳng, kham khổ quá như vậy mà thương. Bấy giờ đã là sau Hiệp định Pari, Mỹ rút rồi, đâu phải thời kỳ đấu tranh chính trị bằng phương pháp hòa bình! Anh em Tuyên Đức nói, ở đâu giải phóng thì cứ giải phóng trước, còn Tuyên Đức xin nhận sau cùng. Thật ra thì sau này chính Tuyên Đức lại là một trong hai tỉnh giải phóng đầu tiên của khu 6, có lẽ đó là hết còn bỉ cực tới hồi thái lai vậy. Địch cũng có càn đột đến khu vực sản xuất cách cơ quan vài chục phút nhưng không phải thường xuyên ngày nào cũng có. Tôi và Trần Thọ ở cơ quan Tỉnh đội, sáng ngày không cuốn võng, cứ để vậy nằm ngồi thoải mái; khi sang Tỉnh ủy làm việc chỉ mang xắc cốt và súng ngắn; anh em rất ngạc nhiên hỏi:

- Không sợ có địch mất ba lô sao?

- Không sao, anh em cứ tin là ngày nay không có địch! Không mất ba lô đâu!

Mấy hôm liền như vậy anh em quen dần, không còn “sẵn sàng chiến đấu cao” liên tục nữa. Chúng tôi ra Tiền phương gặp đồng chí Thanh, tỉnh đội trưởng; phải đi năm ngày, đó là đi nhanh, giảm bớt động tác liên lạc bộ đàm. Đồng chí Tựu, chính trị viên Tỉnh đội phải chuẩn bị cho mỗi chúng tôi một ruột tượng gạo và lương khô đủ ăn đến nơi vì dọc đường không vào xóm ấp, chỉ ngủ rừng. Ở đây không có vùng giải phóng như các nơi, căn cứ chỉ là cơ quan ở trong núi cao. Qua đường Phi Liêng, đường đất trong rừng to xe chạy được, rất vắng vẻ mà phải gác hai đầu thật đảm bảo mới qua, đề phòng cảnh giác không khác qua đường 1, đường 20 ở Bình Thuận, Lâm Đồng. Ở Tiền phương đến bàn đạp vào thành phố Đà Lạt thì lại rất gần, chỉ hơn buổi, sáng đi trưa tới Đội công tác, tối đột nhập thành phố, khuya ra, cũng như các địa phương khác thôi, thế mà ở tỉnh rất xa thì lại luôn căng thẳng. Chúng tôi muốn đến Đội công tác, vào Đà Lạt một lần nhưng địa phương không cho vì không cần thiết. Tôi biết các đồng chí sợ lỡ chúng tôi bị rủi ro tội nghiệp thôi! Sau này có một chuyện vui, thật mà như bịa: khi địch đã rút chạy bỏ Đà Lạt, bộ đội vào tiếp quản rồi, mãi mấy ngày sau, cán bộ cơ quan Tỉnh đội mới ra đến đường cái lớn tráng nhựa mà vẫn còn cảnh giác cao, choàng dù ngụy trang thật là ngộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 10:02:39 am »

Về Bình Thuận, tôi rất vui mừng vì phong trào tỉnh nhà đã có chuyển biến mạnh. Cơ quan Tỉnh ủy, Tỉnh đội đã chuyển về gần ki-lô-mét 34 đông đường 8; ở đây đi Bắc Bình đều thuận tiện; cuộc sống chiến khu khá ung dung, thong thả. Ở Ninh Thuận tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã có bước tiến mới. Đến các huyện Thuận Nam, Ninh Phước thấy anh em đều bám sát địa bàn, có một điều ngộ nghĩnh là ở đây có nhiều chiến sĩ miền Bắc (tân binh A) vào trước hoặc sau Mậu Thân, nay lại đang là du kích của Đội công tác, rất thông thạo chiến trường, dẫn đường đột ấp thật tích cực, nhanh nhẹn, rất là hay; anh em đã địa phương hóa thực sự rồi. Bộ đội tỉnh đã hạ sơn, xuống đứng ở chân núi Xê-ca-xết (CK7) cũng có đánh địch càn, nhưng vẫn đứng vững tại đó; sinh hoạt tuy chưa tự do thoải mái như trên núi cao, nhưng đi ấp xây dựng phong trào, lấy tiếp tế gần và dễ dàng hơn trước, Tỉnh ủy, Tỉnh đội thì còn ở trên núi Thiên Thai; tôi đề nghị anh Tấn bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí Tỉnh đội nên dời xuống thấp hơn, các đồng chí đều nhất trí.

Đánh địch vi phạm Hiệp định ở Tam Giác không những giữ vững vùng giải phóng mà còn tạo thế vào vùng sâu, phát huy thắng lợi. 482, Tiểu đoàn 15 khu đứng vững ở Tam Giác Hàm Thuận; 840, 186 chuyển hoạt động vào mảng đường 1 Bình Tuy. Địch di dân hàng chục ngàn đến nam Căng Ê-xê-pít lấn chiếm lập khu tập trung mới, bị ta trừng trị đích đáng, hỗ trợ tích cực cho số đồng bào này đấu tranh phá khu tập trung, kéo hết về nơi cũ thắng lợi. Các đơn vị liên tục chống càn, đánh địch ở Sông Dinh, Sông Phan, Suối Kiết, Trà Tân; trận phục kích ở đường 1 gần ngã ba 46 ngày 4 tháng 7 năm 1973, 186 diệt 100 địch, tiếp tục ép căn cứ 6; thấy có nguy cơ bị tiêu diệt, đồn Hột Xoài gần ngã ba 46 vội rút chạy. Đợt hoạt động Hè Thu 73 kết quả rất tốt, được Bộ Tư lệnh Miền điện biểu dương. Chiến trường Khu 6 thực sự sôi động, Tuyên Đức cũng đã tấn công mạnh hơn, đang đánh phá dữ dội khu di dân mới Nam Ban của địch (nay là vùng kinh tế mới Lâm Hà), buộc địch phải bỏ dở chương trình ủi phá địa hình, không đưa được dân đến.

Xuân 1974, tôi làm trưởng Đoàn đại biểu Anh hùng, chiến sĩ thi đua Quân khu 6 đi dự Đại hội liên hoan Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn Miền. Đường đi lúc ấy đã khá thuận lợi, nhanh, hầu hết là đi thuyền máy trên sông, đi ô tô trên bộ. Khu 6 cũng đã có ô tô chạy từ bến sông Đồng Nai đến Bù Gia Mập. Gần đến khu vực đại hội thì đi commăngca. Ở đại đội, chúng tôi gặp gỡ, quen biết các đoàn Trị Thiên Huế, Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ, đoàn Quân khu Sài Gòn – Gia Định, học tập được nhiều kinh nghiệm phong phú. Tôi đã quen đồng chí Lê Ba trưởng đoàn Trị Thiên, (sau ngày giải phóng gặp lại nhau khi tỉnh Thuận Hải trực thuộc Quân khu 5 mà đồng chí là chủ nhiệm chính trị Quân khu), quen nữ anh hùng Nguyễn Thị Phúc quê Bình Định…



Đồng chí Phạm Hoài Chương – thứ nhất, bên phải, hàng trên, Trường đoàn Đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua Nam Trung Bộ
tại Đại hội năm 1974

Những ngày liên hoan trao đổi học tập trong đại hội thật bổ ích, các đoàn được Bộ Tư lệnh Miền thăm hỉ, động viên rất cảm động. Đoàn Khu 6 có các chiến sĩ thi đua người dân tộc thiểu số Chamlalé Châu, sau này cũng là Anh hùng lực lượng vũ trang, có chiến sĩ thi đua nữ Nguyễn Thị Hương dũng sĩ quyết thắng của Đoàn vận tải quân sự H50, chiến sĩ thi đua Quân khu (Đoàn H50 sau này cũng được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam), v.v. tiếc là các Anh hùng Pinăng Tắc, Pinăng Thạnh không đi dự đại hội. Đoàn Khu 6 cũng rất được trân trọng, mến mộ. Ở Khu 6, Bình Thuận cũng có phim, văn công nhưng ở đây được xem rất nhiều phim mới từ miền Bắc đưa vào, được thưởng thức nghệ thuật của đoàn Văn công Giải phóng miền Nam của Miền, thật hay, đẹp, hấp dẫn. Đại biểu Khu 6 thật hài lòng, mãn nguyện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 09:50:44 am »

9. Chiến dịch Hoài Đức – Tánh Linh.

Về chiến trường, tôi tham gia ngay việc chuẩn bị Thu Đông 1974 – 1975 với một quyết tâm rất lớn. Học Nghị quyết Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương về tình hình nhiệm vụ mới càng hăng hái phấn khởi, tích cực sẵn sàng bước vào thời cơ lớn sắp đến. Quân khu tập trung chuẩn bị chiến trường mảng Hoài Đức – Tánh Linh, khu vực có tầm quan trọng đặc biệt nhưng phong trào còn yếu và nhiều khó khăn, lực lượng chính trị, quân sự của địa phương rất mỏng. Miền đã cho bộ phận đặc công ra kèm cặp, giúp đỡ đặc công Khu 6 điều nghiên mấy tháng đạt kết quả rất tốt. Những mục tiêu quan trọng mà đặc công 200C của Quân khu 6 không xoi nổi thì anh em đều vào được và đã bàn giao lại cho 200C các mục tiêu Chi khu Tánh Linh, cao điểm Lồ Ồ, Đồi Giang.

Mọi công tác chuẩn bị đang khẩn trương sôi nổi thì tôi được quân khu cử đi cùng anh Bùi Văn Mỳ, phó Tư lệnh Quân khu 6 vào Bộ Tư lệnh Miền báo cáo tình hình chuẩn bị và nhận nhiệm vụ mới. Sau những ngày hối hả hành quân, chúng tôi đã đến nơi, làm việc với Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền. Đồng thời Trần Văn Trà, Tư lệnh cùng các đồng chí Hoàng Cầm (phó Tư lệnh), Lê Chân (phó Chính ủy), Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà – tham mưu trưởng Miền) trực tiếp nghe anh Mỳ báo cáo vắn tắt mọi mặt. Thật ra thì các anh cũng đã nắm khá chặt tình hình địa phương, rồi chỉ thị nhiệm vụ đến cho Quân khu 6. Chúng tôi vô cùng phấn khởi được biết Miền sẽ tăng viện lực lượng Sư đoàn 6/Quân khu 7 cho khu 6 mở chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh, giải phóng 6 vạn dân, phối hợp với hoạt động lớn của Miền. Khu 6 còn được Miền bổ sung 800 tân binh A, hơi ít so với khu khác (tôi biết Khu 7 được 7.000, khu 8 được 8.000, khu 9 được 10.0000); dù sao đây cũng là lần đầu tiên Khu 6 nhận hàng trăm tân binh A để bổ sung lực lượng rất thiếu thốn của mình. Miền cũng cấp nhiều vũ khí, đạn dược, chất nổ, thuốc men, một số xe vận tải quân sự, commăngca, u oát. Đây là lần chi viện lớn nhất trước nay đối với Quân khu 6. Vận chuyển cơ giới mới bắt đầu đã bớt nhiều sức lao động mang vác nặng nhọc từ biên giới về đến chiến trường rừng núi xa xôi này.

Ngày 19 tháng 5 năm 1974, Trung đoàn 812 được thành lập, là nắm đấm của chủ lực Quân khu, đáp ứng yêu cầu chính trị địa phương. Cơ quan Quân khu quán triệt tình hình nhiệm vụ cho cán bộ trung, cao cấp và tập huấn quân sự cho cán bộ tiểu đoàn, Trung đoàn 812 về tác chiến hiệp đồng binh chủng qui mô cấp trung đoàn,. Trần Thọ và tôi phụ trách lớp tập huấn. Tôi đem những học hỏi được ở H14 về tổ chức chiến đấu trung đoàn ta tập kích tiểu đoàn, chiến đoàn địch, tấn công chi khu quân sự địch. Học viên tiếp thu tốt các vấn đề cơ bản, cần thiết cho chiến đấu đến. Điều thú vị là dù có thay đổi tên gọi trong các giả định của tập bài, nhưng ai mà không đoán được “chi khu Suối Vàng” là chi khu Tánh Linh, một trong hai chi khu ở địa bàn trọng điểm. Bảo đảm kỷ luật bảo mật, tất cả cứ coi chi khu Suối Vàng là một chi khu nào đó trong hay ngoài Quân khu là được!

Ở Miền về, anh Ba Mỳ báo cáo cho Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 6, cán bộ đầu ngành của Khu ủy và Quân khu chỉ thị của Miền đối với khu 6 trong hoạt động Đông Xuân đến, có sư đoàn 6/Quân khu 7 tăng viện mở chiến dịch đánh diệt hai chi khu Hoài Đức, Tánh Linh, diệt khoảng 1.000 địch, giải phóng hoàn toàn hai huyện với 6 vạn dân trong một tháng. Ai cũng phấn khởi lần đầu ở Khu 6 đề ra nhiệm vụ diệt hai chi khu, giải phóng làm chủ 2 huyện, giữ đất, giữ dân. Tuy vậy, không phải ai cũng thông suốt vì khu 6 là chiến trường du kích, phong trào yếu, gian khổ nhất thì toàn Miền; với thực tế hiện nay, dù Miền có chi viện lực lượng lớn trong một thời gian thì diệt địch thu súng chắc chắn làm được, còn việc giải phóng làm chủ giữ đất, giữ dân e khó đạt. Từ Mậu Thân đến “chồm lên” có bao giờ làm được việc giữ đất, giữ dân đâu, nay đề yêu cầu giải phóng làm chủ hai huyện, sáu vạn dân thì quả là rất lớn. Các cán bộ chính trị của Khu ủy nghiên cứu sâu, còn vướng mắc nhiều chỗ này. Các đồng chí bên quân sự thì đơn giản hơn, tin tưởng trong tương quan ta – địch và thời cơ mới, giải phóng thì giữ được, dù trong toàn Miền còn ít nhưng cũng có ở Thượng Đức, Minh Long, Giá Vụt, Lộc Ninh. Ai cũng có lý của mình nhưng tóm lại là nhận thức thường không theo kịp với thực tế khách quan, tại sao không có đột biến quan trọng trong thời cơ mới?

Để đánh lạc hướng địch, trong khi vẫn khẩn trương chuẩn bị ở trọng điểm, Quân khu bố trí trung đoàn trưởng 812 Phạm Ty làm tỉnh đội phó tỉnh đội Bình Thuận; chính ủy 812 Võ Đức Nhi làm phó chính trị viên Tỉnh đội và bổ sung vào Tỉnh đội Bình Thuận. Cụ thể trong hoạt động tháng 9 năm 1974, 812 sẽ đánh khu lấn chiếm mới của địch ở Nghĩa Thuận Sông Lũy, đưa hết 5.000 dân về vùng giải phóng Hàm Trí, diệt một số đồn bót cấp trung đội, đại đội, đánh viện trên đường 1. Sắp nổ súng thì tên Huỳnh Văn Ba, tiểu đoàn trưởng 200C đặc công là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sa sút ý chí và đạo đức phẩm chất, bị gái lôi kéo, đã đào ngũ đầu hàng địch ở Mương Mán, khai báo kế hoạch hoạt động. Địch ra sức đối phó ngăn chặn; song ta vẫn nổ súng đúng N. Từ 10 đến 20 tháng 9 năm 1974, 812 tấn công khu định cư Thuận Nghĩa, diệt cao điểm 131 cấp trung đội, vây ép yếu khu sông Lũy, đánh viện diệt 3 đại đội bảo an, một đoàn bình định, bức rút một số chốt tập trung đội, diệt và làm bị thương 250 địch. Kết quả rất thấp so với yêu cầu diệt địch bồi dưỡng ta, về chính trị cũng không đạt, chỉ đưa ra Hàm Trí có 10 người dân. Có lẽ kết quả nghèo nàn này cũng làm địch yên tâm, thấy sức ta không mạnh, chưa có khả năng uy hiếp nặng Bình Thuận, Thiện Giáo; do đó ta vẫn giữ được bí mật hướng trọng điểm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM