Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:41:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 22981 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:55:53 am »

Địch sợ bị tấn công nên thả đèn dù, bắn pháo lung tung suốt đêm. Đơn vị đi vòng qua mương nước Phú Hội, vào Đại Tài đến trước mặt đồn Đinh Công Tráng, khi đến sát đồn thì đã hơn 2 giờ sáng. Nhìn một hàng người kẻ quỳ người ngồi mờ mờ bên vòng tường sân vận động Phan Thiết, không biết sao tôi lại ngỡ là một đám thiên nga sắp sửa vào vũ điệu. Đặt xong Sở Chỉ huy tại một góc ruộng trước mặt yếu khu, tôi bàn anh Đảng, Bốn trực ở Sở Chỉ huy còn tôi đi cùng mũi chủ yếu với Thiện, Đại đội 2/482 và Châu trung đội trưởng Đại đội 2/481; khi đã vào trận nội, tôi sẽ cho đưa Sở Chỉ huy vào đồn. Cùng đi với tôi có Thành thị đội phó, Hồng Minh cán bộ quân báo Quân khu. Gần 3 giờ, Tiến đại đội trưởng Đại đội 2/482 cho nổ bộc phá phá rào. Trở ngại chính vẫn là thiếu kềm cộng lực để bí mật cắt các lớp rào ngoài và bộc phá ống để mở các lớp rào trong, thiếu pháo dù có uy lực mạnh diệt hảo điểm để cưỡng hành vào tung thâm. Chi viện của trên hiếm khi nào đáp ứng yêu cầu chiến đấu của cấp dưới để tạo thuận lợi ban đầu, tiết kiệm xương máu chiến sĩ. Phải dùng B40, B41, trung liên chế áp hỏa lực địch cho bộ binh xông lên vượt rào. Tôi đứng cạnh góc nhà, cách rào đốn độ chục mét, quan sát hỏa điểm địch đang bắn ra, gọi Châu:

- Cho B41 diệt ngay ổ trung liên kia đi!

Một ánh chớp lóe sáng cùng một tiếng nổ lớn; trung liên địch im tiếng, mấy chiến sĩ lao lên vượt rào nhưng sao lại có hỏa lực khác nổ giòn chặn lại. Vài chiến sĩ bị thương, một số dán mình sát chân hàng rào không tiến được. Địch cũng có kinh nghiệm qua mấy ngày chiến đấu, biết ta đánh luôn đêm ngày, đã đào hào ngang dọc bên trong để vận động chi viện cho nơi nào bị sức ép năng nhất. Ba lần B41 nổ, ba lần hỏa điểm địch tắt rồi lại phục hồi. Châu phải chuyển để khỏi lộ mục tiêu. Tôi tiến lên, nép vào một trụ rào bê tông, cố tìm cách để diệt hỏa điểm địch. Bỗng một loạt tôm-xông nổ tóe lửa trước mặt; tôi nghe một cú chạm mạnh vào đầu và có nước nong nóng chảy xuống má; đưa ta sở thấy mảng tóc phía trên trán ướt đẫm. Tôi vội lui vào góc nhà, nhìn qua thấy Thiện đang quỳ, sát bên là Tiến nằm với khẩu trung liên. Thành và Hồng Minh ngồi dựa vách phía trong. Nhìn lên trời, đèn dù sáng vàng rực nhưng rung rung mờ ảo; ngó xuống các bóng dáng đồng đội chao đảo qua lại nhưng tôi còn phân biệt từng người, như thế mình còn tỉnh táo, còn chiến đấu được. Tôi mừng thầm, lấy băng cá nhân bảo Hồng Minh băng giúp. Xong, tôi ngồi dựa vào tưởng nghỉ, lấy lại sức. Thiện gọi y tá đưa tôi ra ngoài.

- Không đâu, mình bị nhẹ thôi, còn chiến đấu tốt!

Y tá ngàn ngại một chút rồi cũng lui. Bên sân vận động trước mặt đồn, tôi nghe ĐK75, cối 82 cùng các loại hỏa lực bắn rất mạnh và được tin các mũi diệt khá nhiều địch, có Nguyễn Hữu Chí đại úy chỉ huy trưởng yếu khu, địch còn gọi tên và bảo lính cố kéo xác y vào trong đồn. Trung đoàn 44 cho xe tăng đến húc đổ tường trào vào sân bóng nhưng bị B40 diệt mấy chiếc cùng một số bộ binh phải tháo lui. Tên trung úy Lâm chi đoàn trưởng thiết xa vận 4/8 bị thương nặng. Các mũi 2, 3 bên Trường, Hòa, Diệm cũng chưa vào được trận nội. Ở hữu ngạn, cánh 3 vượt sông Cà Ty đánh chiếm Cuộc cảnh sát xã Châu Thành, lữ quán Anh Đào ở Đức Nghĩa. Đêm nay tôi đã nghe súng nổ rền vang dữ dội ở phía tiểu khu. Mừng quá, cánh 1 đã vào rồi, có thêm sức mạnh hiệp đồng chiến đấu, cùng đánh chiếm các mục tiêu qui định. Tôi thông báo đông viên anh em cố vượt chướng ngại vật vào tung thâm. Càng gần sáng, địch dựa vào công sự, hỏa lực, quân đông, chi viện mạnh, ngoan cường chống trả quyết liệt, kêu viện binh rối rít. Tôi quan sát hướng Sở Chỉ huy khói lửa mịt mù, do cho các anh Bốn, Đảng quá vì không liên lạc máy được. Kiểu này phải đánh luôn ngày thôi. Một số chiến sĩ thấy trời sáng, sợ phi pháo địch đã bỏ vị trí lui ra ngoài, tính chạy về đại Nẫm, cán bộ không sao giữ lại. T. trợ lý tác chiến 482 đang chạy lướt qua mặt tôi:

- T.! Dừng lại!

Anh ta ngỡ ngàng, ngó qua ngó lại rồi thoát vụt qua đám khói dày đặc. Mất thêm một cán bộ! Tôi vội gọi to để mọi người cùng nghe:

- Thiện, nói với tất cả anh em, ai là đảng viên, đoàn viên thì ở lại, đánh cả ban ngày như chúng ta đã hứa với Đảng.

Mấy anh em đang lui ra nghe được dừng lại, tản ra xung quanh chúng tôi. Thiện nói tiếp:

- Anh em đừng ra, có anh Sáu và tôi, tất cả anh em mình tiếp tục chiến đấu!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:56:32 am »

Lời kêu gọi kịp thời, có kết quả, tất cả đã ở lại. Sáng rõ rồi, khói tan dần, không vào được trận nội, ở mãi đây rất bất lợi. Tôi cho chuyển khu vực bên cạnh vào nhà Bác Xi là một nhà gạch lớn, có tường bao bọc. Ở đây không có rào kẽm gai khu vực và mỗi nhà ở ở phố 30 căn, có thể chiến đấu và cơ động thuận lợi. Tôi cho liên lạc Sở Chỉ huy nhưng các anh đã lui rồi. Cho trung đội Châu án ngữ phía trước, còn tất cả vào nhà, lo cứu thương binh, có Minh Út đại đội phó bị bị thương gãy chân khá nặng. Chủ nhà đã sơ tán nhưng còn rất nhiều thứ: măng hầm, cá thu kho thịt, bánh tráng, bánh tét, cốm kẹo, hoa quả Tết… Tôi cho tất cả ăn no có sức chiến đấu rồi viết giấy để lại cảm ơn gia đình. Địch bắn pháo lung tung, đầm già L19 quần đảo tìm kiếm khắp nơi.

Ngày ngày, cả 3 cánh đều ở trong thị xã cùng đánh, cùng chia lửa với nhau, chuộc chiến dù rất ác liệt vẫn ung dung đĩnh đạc, đánh phản kích diệt nhiều địch. Cánh 2 trụ đánh 1 ngày bên ngoài Đinh Công Tráng có bị một số tổn thất. Đồng chí Tự chính trị viên phó 482 hy sinh anh dũng trước mặt đồn. Đến tối, chúng tôi ra nhà làng Đại Tài nhận tiếp tế, giao thương binh, tử sĩ cho hậu cần, liên lạc Sở Chỉ huy nhận nhiệm vụ mới. Ra đây, tôi biết cánh 1 cũng không chiếm được tiểu khu, ty cảnh sát, sau một ngày đánh phản kích ác liệt đã ra vùng ven. Cánh 3 đánh địch suốt ngày ở hữu ngạn, cũng đã lui về căn cứ bên Cát.

Tôi đinh ninh cánh 2 sẽ vào lại tả ngạn hoặc hữu ngạn, nhưng khi gặp tư lệnh và chính ủy thì được lệnh ra đứng ở Xuân Phong, Đại Nẫm đánh phản kích ở vùng ven, làm suy yếu địch thêm một bước. Tại Phong Nẫm, cánh 2 đánh phản kích Mỹ - ngụy bốn ngày liền, bom đạn tơi bời từ sáng đến chiều. Dù sao thì ở vùng ven, chủ yếu đánh địch bung dùi ở địa thê xóm làng vườn tược cũng dễ chịu hơn nhiều so với mấy ngày nằm trong nội thị. Cánh 2 đã diệt hàng trăm địch, bắn cháy ba xe tăng, bắn rơi một máy bay, bắn bị thương một số chiếc khác, ngày nào cũng đánh bật địch vào lại thị xã. Ngày 10 tháng 2, được lệnh rút lên Phú Thọ, Phú Bình rồi lên Xóm Mía, kết thúc đợt một tổng tiến công.

Nghỉ củng cố, chuẩn bị một tuần ở Tam Giác thì tiếp tục đợt 2 vào Phan Thiết. Mấy ngày nghỉ lấy lại sức khá nhanh. Địch chưa dám nống lên xa nên ở đây yên ổn, không khí hòa bình, không có bom pháo gì cả. Kể cũng lạ, nào phải Mỹ đã hết bom đạn? Bà con cho ăn Tết muộn rất ngon lành. Lúc đánh nhau bom rơi đạn nổ đâu có thiết gì ăn uống. Lần này, các hướng chủ yếu, thứ yếu, ba cánh tấn công cũng như đợt một thôi, có thay đổi chút ít. Cánh 1 được tăng cường Đại đội 3/482. Tôi được phối thuộc Đại đội 1/430 Hàm Thuận. Cánh 3 thêm Đại đội 489 ở Bắc Bình mới điều về. Về chỉ huy, ở cánh 3 Nguyễn Hội sau một ngày đánh ở Phú Khánh bị ôm về sau nghỉ. Nguyễn Anh Dũng thị đội trưởng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Bốn sang làm chính ủy. Ở cánh 2, tôi làm chỉ huy trưởng kiêm chính ủy, Nguyễn Như phó chính ủy, đồng chí Đảng ốm nghỉ, Nguyễn Hòa tiểu đoàn trưởng 482 làm chỉ huy phó. Đợt này cánh 1 vẫn đánh chiếm tiểu khu; cánh 2 thọc thẳng vào biệt khu Bình Lâm; cánh 3 vẫn diệt cổng chữ Y, làm chủ hữu ngạn. Trước lúc lên đường, anh Hược xiết chặt tay tôi hẹn ai làm chủ mục tiêu trước thì cắm cờ lên lầu nước Phan Thiết.

Đêm 17 tháng 2 năm 1968, trăng sáng vằng vặc. Sông Cà Ty nước triều tràn đầy; kiểu này không biết cánh 3 có vượt được sông vào hữu ngạn hiệp đồng 3 cánh nhịp nhàng cho đẹp không? Cánh 1 không phải vắt giò lên cổ chạy từ Núi Lá vào, chắc không trễ khi nỏ súng. Chúng tôi qua Phú Hội, vào Phú Tài, tiến dưới mái hiên các dãy phố rất kín đáo. Nếu gặp các trung đội vệ binh án ngữ đường tiến thì phải khu trục mà vào, G sẽ khó khăn, phức tạp bởi phải đột sâu vào chợ Gò và trường Nữ mới triển khai đội hình. Trên Căng có tiếng động cơ trực thăm ầm ĩ. Nhìn lên thấy rõ ra-đa Căng đang hướng về chúng tôi. Phút chốc một tốp ba trực thăng vũ trang ầm ầm quần đảo trên đầu. Mặc kệ, anh em ta dưới mái hiên nhà làm sao chúng phát hiện được. Trực thăng rà đi đảo lại sát mái nhà định uy hiếp tinh thần chúng tôi chăng? Nửa giờ sau nó lại quay đầu về Căng, đêm lại yên lặng. Phía trước báo có một trung đội dân vệ đang rút vào nội thị. Thì ra bọn này nhác thấy lực lượng lớn, không dám nổ súng, im lặng rút về đồn bót cố thủ là chắc ăn nhất. Đến chợ Gò, Chỉ huy sở đóng trong một nhà cạnh chợ, theo dõi việc tiếp cận của Đại đội 2/481 và 482 triển khai đội hình. Chủ nhà vui vẻ cho mượn cuốc xẻng, cho gỗ ván làm hầm, còn mời trà bánh, cùng hút thuốc lá trò chuyện thời sự. Bà con ta trong chiến tranh cũng tỉnh táo lạ thường.

1 giờ 18 tháng 2, các cánh 1, 2 đồng loạt nổ súng. Đại đội 2/481 mới áp sát chưa cắt được rào, địch đề phòng rất cần mất. Đến G phải dùng sức mạnh cưỡng hành. 487 cấp tập cối 82 vào Trinh Tường và Đinh Công Tráng. Đại đội 2/481 tấn công biệt khu Bình Lâm thì 482 cũng nhanh chóng đánh chiếm ty y tế, ty lao động, trụ sở bọn y tế Đài Loan, làm chủ một khu vực rộng ở Phú Trinh, tạo thế cùng 840 cánh 1 hợp vây địch ở tây tiểu khu. Từ Văn Tư, trung đội trưởng Đại đội 2/481 chỉ huy một mũi áp sát rào. Tổ bộc phá mở xong lớp rào ngoài thì hy sinh bốn, bị thương hai, mũi bị tà. Tư vác B41 xông vào lại bị xe tăng, diệt sáu tên Mỹ. Bị thương gẫy cả hai chân Tư vẫn không lui, tiếp tục chỉ huy chiến đấu, động viên anh em: “Hãy quay đầu về hướng giặc…”. Noi gương trung đội trưởng, toàn mũi đập tan đợt phản kích, địch phải lui vào đồn cố thủ, cuộc chiến tiếp diễn ác liệt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:57:09 am »

Bà con đề nghị cho tản cư. Chúng tôi đồng ý để đồng bào sơ tán ra ngoại ô tránh phi pháo.

Cánh 3 không vượt được sông, đào công sự trụ tại bến đò Văn Thánh; do vậy địch lấy hữu ngạn làm bàn đạp, huy động lực lượng lớn Mỹ - ngụy chi viện cho biệt khu Bình Lâm và tiểu khu. Qua tiếng súng, tôi biết cánh 1 cũng đang đánh phản kích dữ dội. Suốt ngày 18 tháng 2, cuộc chiến vô cùng ác liệt ở Bình Hưng – Hưng Long cánh 1 ở đường Hải Thượng Lãn Ông, khu phố 3 căn, chợ Gò cánh 2. Trưa 18. Tại Sở Chỉ huy cánh 2, vừa nghe tiếng phản lực thì một loạt bom rơi ngay khu vực. Một quả nổ giữa ba lần của tôi, anh Như và Thành. Tôi đang ngồi tại cửa hầm vừa thấy ánh lửa sáng rực thì mắt tôi tối sầm, tuôn nước mắt xối xả không mở ra được một lúc rất lâu. Hầm sập nhưng không ai việc gì. Tôi nhô lên miệng hầm gọi to:

- Anh Như ơi! Thành ơi!

Không ai trả lời. Chắc họ trúng bom hy sinh cả rồi! Xế chiều, hết đợt bom, trận địa im ắng, tôi chui lên hầm sang xem thử hai hầm kia ra sao. Thì ra, sau bom nổ, ai cũng có gọi nhau nhưng vì tai điếc đặc, không ai nghe tiếng gọi, cứ tưởng bạn không còn. Ba hầm đầu sập, không ai chết, bị thương nhưng mặt mày lem luốc, áo quần nám đen mà không hiểu sao chỉ bị rách nhiều chỗ? Quả bom đào một hố lớn, may nhờ đất cát và cũng thật ngộ, nó rơi ngay chính giữa ba hầm; nếu đất thịt cứng thì tiêu đời hết rồi. Tôi và cậu vi liên lạc tinh nghịch đo thử từ miệng hố bom đến hầm nào gần nhất. Hầm tôi và và Vi cách 2 cùi chỏ, tức 0,8 mét, hầm anh Như 1,2 mét, còn hầm của Thành chỉ có 1 cùi chỏ! Nó nhích gần hầm nào một chút thì hầm đó không còn! Một sự may mắn kỳ lạ trong chiến tranh! Đến tối, chị Đặng Thị Hồng cán bộ Phụ nữ Thi đi cùng cánh 2 để phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, lên hầm cùng mấy cô liên lạc hợp pháp cũng mặt mày lem luốc, quần áo tả tơi, hỏi tôi giọng khàn khàn yếu ớt:

- Bây giờ tôi phải làm gì đây, anh Sáu?

- Quần chúng sơ tán hết rồi, giờ chỉ có hai bên đánh nhau, không còn ai để chỉ phát động nổi dậy khởi nghĩa, chặp nữa bên ngoài vào tiếp tế tải thương thì chị và các cô ra luôn, ở đây không có việc gì làm nữa cả, phải không anh Như?

- Đúng, tôi cũng nhất trí như vậy!

Ngày 19, cánh 1, 2 tiếp tục đánh phản kích lớn. Địch huy động cả trung đoàn 44, lữ đoàn 3/506 Mỹ, tiểu đoàn biệt kích Mỹ có xe tăng nặng an-tốt với pháo sáu nòng. Phản lực từ Thành Sơn và hạm đội vào oanh tạc dữ dội vào trận địa ta. Tại cánh 2 có Tiểu đoàn 3/44, tiểu đoàn biệt kích Mỹ, tiểu đoàn thiết kỵ cùng xe tăng, pháo đánh mạnh vào chợ Gò, trường Nữ, đường Hải Thượng Lãn Ông suốt ngày hòng đánh bật lực lượng tấn công biệt khu Bình Lâm ra Phú Tài nhưng đều bị đẩy lùi. Tổ đặc công Hoàng Phương Đông bắn cháy hai xe tăng, diệt nhiều lính Mỹ, chúng phải lùi về vườn bông, án ngữ quanh tiểu khu. Đêm 19, cánh 1 có nhiều thương vong, thiếu tiếp tế, không liên lạc được Sở Chỉ huy Mặt trận đã rút về Râm Tre Hàm Nhơn. Trưa ngày 19, tôi được điện bộ đàm của anh Năm Ngà:

- Có Sáu Nam đó không?

- Có!

- Anh có biết địch ở biệt khu Bình Lâm bị diệt gần hết không? Hiện chúng chỉ còn một tên xạ thủ với một khẩu đại liên thôi!

- Rõ!

- Vậy anh còn đợi gì mà không xung phong dứt điểm đi!

Có tình hình đó thật, nhưng khi nguy ngập, địch đã gọi tiểu khu và Căng bắn pháo cấp tập vào đội hình ta và đưa ngay một đại đội khác từ hữu ngạn qua cầu, trám ngay lỗ hổng ấy liền. Dứt đợt bom pháo, anh em xông lên thì tình hình đã khác, không còn chuyện chỉ có một xạ thủ với một đại liên nữa. Khi xung phong, đại đội trưởng Võ Hữu đã bị hy sinh. có lẽ Mặt trận cũng biết vậy nên từ đó đến cuối ngày không thấy Tư lệnh nhắc việc ấy nữa. Đêm 19, phát hiện quân Mỹ và Nam Triều Tiên đang tập trung đóng tại vườn bông Phan Thiết để sáng tập kích vào chợ Gò, chúng biết cánh 1 đã ra, duy nhất chỉ còn cánh 2 trong nội thị nên kiên quyết tiêu diệt hoặc đẩy chúng tôi ra luôn. Tôi hỏi trợ lý tác chiến:

- Khi hôm được tiếp tế 80 đạn cối 82 phải không?

- Vâng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:57:35 am »

Tôi cho Hai Lãnh, đại đội trưởng 487 lấy phần tử xạ kích rồi dùng hai cối 82 cấp tập vào vườn bông 40 quả, còn lại dành cho đánh phản kích ngày mai, bởi dù có bắn hết cũng không chặn được cuộc phản kích ngày mai. Cối 82 rót chính xác, diệt rất nhiều địch, chúng phải giải quyết hậu quả suốt đêm, 9 giờ ngày 20 mới bắt đầu đánh vào chợ Gò. Có lẽ trong Tổng tấn công Mậu Thân, tôi chỉ được Tư lệnh khen một lần này mà thôi! Đêm 19, Trường và Đại đội 3/482 cũng về đến cánh, lực lượng tôi được tăng cường mạnh hơn, đồng thời tôi biết cánh 2 đơn thương độc mã cũng sẽ quyết liệt hơn nhiều. Tập trung tối đa phi pháo, cả ngày 20 Mỹ - ngụy dồn sức phản kích cánh 2, nhưng 5 đợt tấn công đều bị bẻ gẫy; 16 giờ, địch chia 2 mũi đột phá lần cuối vào Sở Chỉ huy chúng tôi. Anh em kiên cường đánh trả, diệt hết tốp này đến tốp khác. Cả chỉ huy, cảnh vệ, thông tin, Đại đội 5 đều anh dũng đánh bật địch ra khỏi các chốt cuối cùng.

Tối 20, đồng chí Ẩn đội trưởng thông tin liên lạc của Mặt trận vào chợ Gò đưa tôi ra Đại Nẫm gặp chính ủy nhận nhiệm vụ mới. Giao Hòa điều hành tác chiến trong đêm, tôi cùng Ẩn ra vùng ven. Đường đi khá hiểm nguy, vất vả, pháo địch bắn liên tục khắp trận địa, qua trước đồn Đinh Công Tráng thật căng thẳng, khẩu đại liên địch nhằm sẵn vật chuẩn là cái cổng trước đồn, cứ bắn loạt ngắn loạt dài kiểm soát cái cống. Chúng tôi nằm dưới lề đường, chờ đại liên quét dứt một tràng. Ẩn vọt qua cống rồi nằm ép bên lề. Mất mồi, khẩu đại liên xả một loạt dài cay cú. Có lẽ nó dừng để thay băng, tôi cũng vọt qua, nó lại tức tối quét đuổi. Ra khỏi Phú Tài là ổn, chỉ còn các quả pháo vu vơ đây đó và những tràng đại liên của máy bay C47 xã xuống lung tung. Tôi đi thong thả, hít thở không khí không còn ngột ngạt của ngoại ô, thoải mái như vừa ra khỏi cuộc chiến tranh. Anh Tám Hiền đã đợi tôi từ lâu. Tuy biết anh anh đã theo dõi cánh 2 suốt, tôi vẫn phải báo cáo két quả tác chiến trong ngày và kế hoạch đánh đêm nay, ngày mai. Nghe xong, anh ra chỉ thị một cách hết sức nghiêm:

- Từ ngày mai, anh không được nằm im trong công sự ban ngày để hứng bom pháo địch, thụ động đánh phản kích mà phải biết thoát lys công sự, vận động tác chiến trên mặt đất, mở rộng diện làm chủ ở tả ngạn, đồng thời ra sức dứt điểm biệt khu Bình Lâm.

Tôi biết lúc này mà có ý kiến khác với cấp trên là không lợi chút nào vì đây không phải lúc thảo luận quân sự dân chủ, đây là mệnh lệnh phải chấp hành, nếu không sẽ bị kỷ luật, bị cách chức ở chiến trường. Cấp trên rất nóng ruột vì cho đến nay cánh 2 vẫn chưa làm xong cái biệt khu Bình Lâm quỷ quái này. Tôi chỉ yêu cầu Mặt trận cấp thêm kềm cắt rào, bộc phá ống, bộc phá khối, pháo dù và đạn cối loại xuyên phá – đó là những thứ cần thiết để chúng tôi ăn thua với biệt khu Bình Lâm. Từ sau Trinh Tường đến nay rất thiếu các thứ đó. Anh hứa đáp ứng yêu cầu, bắt tay tôi, quay về Bàu Tròn.

Tôi trở về chợ Gò với kiểu cách như lúc ra. Khi bắt tay anh em ở nhà, tôi mới thấy đỡ căng đầu óc một chút. Suy nghĩ về lệnh vận động đánh ngày rộng ra của anh Tám Hiền, tôi biết các chỉ huy sợ tôi chỉ ngồi im trong công sự không dám bung ra hoạt động. Trên Bàu Tròn nhìn xuống bầu trời Phan Thiết rõ như kề bên, địch dội bom bắn pháo từ sáng đến chiều không biết bao nhiêu đợt, khói lửa cuồn cuộn mịt mù. Dường như ở Phan Thiết, ngoài các chốt địch thì không còn sự sống nữa. Các anh sợ chúng tôi thương vong nhiều do ở một chỗ hứng bom pháo. Tuy nhiên, các anh không có ở ban ngày trong nội thị như chúng tôi, từ đầu đợt 2 đến nay, riêng ở Phú Trinh, ngoài các chốt địch thì hầu như không còn nhà cửa nguyên vẹn nữa, các đóng gạch ngói, sắt thép ngổn ngang trống rỗng, L19 vè vè suốt ngày trên đầu để chỉ điểm cho oanh tạc, làm sao đội hình cả cánh vận động trên mặt đất nham nhở gò đống thế này mà không hứng bom pháo hủy diệt của địch nhiều hơn ở trong công sự đánh phản kích? Làm sao chúng tôi vận động vòng qua tiểu khu để sang đánh rộng ra các khu vực Bình Hưng, Hưng Long? Làm sao vượt qua cầu hoặc vượt sông sang hữu ngạn? Chẳng lẽ lại lui ra lò heo, lò tỉn, chợ Phường để làm chủ, vì ở chợ Gò, trường Nữ đã là rất sâu rồi, là ở phía trước rồi, nào có xa tiểu khu bao nhiêu. Vả lại, anh Tám chì chỉ thị ra sức dứt điểm biệt khu Bình Lâm thì lẽ nào chúng tôi lại di chuyển rời xa biệt khu Bình Lâm khi chưa dứt điểm nó. Chịu trách nhiệm với trên phải chiến đấu và giành chiến thắng; đồng thời cũng có trách nhiệm trong sử dụng lực lượng, trách nhiệm đối với sinh mạng cán bộ, chiến sĩ, thuộc quyền sao cho không bị thương vong nhiều do sai lầm hoặc đơn giản trong chỉ huy của mình.

Tôi đang ở đây, ngày đêm đối đầu với địch, phải có cách đánh thích hợp và hiệu quả để tác chiến thắng lợi mà thương vong thấp nhất. Đêm nay đơn vị đánh rộng hơn ở đường Hải Thượng Lãn Ông, chiếm thêm ty thẩm vấn, ngã ba nhà thương và một số chốt khác; nhưng ở biệt khu Bình Lâm thì chưa. Biệt khu Bình Lâm nằm trên điểm cao, ta bên ngoài thấp, xung quanh không còn nhà để lợi dụng sân thượng, nóc nhà đưa ĐK, B41 lên bắn góc độ 90 hoặc bắn góc tà âm vào đồn. Ngày mai còn phải đánh phản kích ác liệt hơn vì nhất định chúng phải giải tỏa cho biệt khu Bình Lâm mà từ ngày 20 chỉ còn một mình cánh 2 nằm trong Phan Thiết. Đầu não địch không bị cánh 1 uy hiếp nữa, hữu ngạn cũng trống, Đại đội 1/481 không còn sức khống chế Căng, chắc chắn địch sẽ tập trung cả trung đoàn 44, các đơn vị Mỹ cùng bom pháo tối đa để sống mái với ta. Qui luật là: đầu tiên dùng bom pháo giã nát trận địa ta rồi bộ binh, cơ giới tiến vào nhiều hướng nhiều mũi, bị đánh bật đợt này lại tấn công đợt khác theo bài bản đó cho đến chiều thì kết thúc chiến đấu trong ngày. Ngày mai lại như thế nếu đối phương vẫn còn trong nội thị. Cánh 2 còn đánh dài ngày trong Phan Thiết, không bám công sự và có thế trận vững chắc thì làm thế nào đập gẫy các đợt công kích liên tục, diệt địch, bảo vệ mình? Dứt khoát là không thể thoát ly công sự để vận động đánh địch ban ngày trên mặt đất, dưới hỏa lực bom pháo của địch rồi. chỉ có di chuyển ban đêm qua khu vực khác thì mới tương đối an toàn nhưng còn nhiệm vụ dứt điểm biệt khu Bình Lâm thì sao? Tôi bèn cho điều chỉnh rộng vị trí, củng cố công sự, hoàn thiện thế trận liên hoàn rồi cho anh em nghỉ ngơi vài tiếng để sáng mai đánh phản kích cái đã.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:58:08 am »

Mới rạng sáng chưa có tia nắng mai nào thì đã có tiếng đầm già trên đầu. Cậu Vi bẻ đưa tôi một miếng cốm:

- Tranh thủ ăn chút đỉnh anh Sáu, một lát nữa không có thì giờ mà ăn đâu!

- Chà! Đâu đến nỗi căng dữ vậy, anh em mình còn phải đi kiểm tra công sự các đại đội một chút rồi về ăn cũng được.

Nói vậy, nhưng tôi cũng lấy miếng cốm và thấy thương Vi quá. Quả nhiên, vừa nghe tiếng oanh tạc thì một tiếng nổ như sét đánh ngang đầu, chiếc hầm rung lên và bép dí, lấp hết cửa. Đã có kinh nghiệm cứu sập, dưới mỗi hầm đều có rựa, cuốc xẻng, thau bạc, phải nhanh chóng moi một lỗ cho khỏi bị chết ngạt, ra sức đào bới rồi cũng khoét được một lỗ đủ chui người lên. Hôm nay dưới hầm có tôi, anh Như, Hòa và Vi. Hòa chui lên trước, Vi sau cùng, em bị thương do một mảnh bom xuyên nắp hầm, may là nhẹ. Con đầm già chết tiệt cứ nghiêng cánh soi mói, đợt nó vòng xa mới men tới hầm bên cạnh, nó quay lại thì nép vào đống gạch đá, trời chưa sáng rõ nó cũng khó phát hiện. Mất 15 phút mới đến được hầm của Thiện chỉ cách hơn chục mét mà khó tìm làm sao; địa hình thay đổi lạ thường. May mắn là cả ngày không bị sập hầm lần nữa. Khu chợ Gò, trường Nữ trống rỗng, còn bức tường nào thì bom lại đánh sập nốt, không tha. Nhô lên ngó qua sông bên Đức Nghĩa, ở dãy nhà sách Vui Vui và nhà thuốc Phạm Tư Tề, thấy rõ bọn ngụy mang các-bin đi qua lại trên sân thượng, chỉ chỏ sang bên này. Những đóng gạch đá giờ lại trở thành chướng ngại vật cản xe tăng địch, trừ được một mối nguy, địa hình lồi lõm cũng làm địch khó phát hiện ta. Cứ sau mỗi đợt bom pháo tơi bời, chúng cho là Việt cộng đã bị nghiền nát, chỉ còn một việc là vào đếm xác, thu súng. Nhưng không, khi địch vào thật gần, AK, RPĐ, M79, lựu đạn, thủ pháo đồng loạt hạ gục nhiều tên địch. Kéo hết xác, lui ra xa, đợt bom pháo khác dữ dội hơn. Lần này thì nhất định Việt cộng không còn, lại vào, lại bị chết hàng loạt. Ngày 21, mới 14 giờ, Mỹ đã ngừng chiến nhưng bom pháo thì không ngừng. Cứ yên trí bắn máy bay vì bộ binh địch không còn vào nữa. Mặt trời khuất dạng, con đầm già vòng xa, Thiện nhô đầu lên thì “chảng - ầm”! Một quả rốc két nổ ngay trên nóc hầm. Tức quá, Thiện chửi đổng:

- Quân chó chết, tới chừng này mà còn chưa chịu thôi!

Oanh tạc tới nữa rồi! Thành nhìn tôi, giọng e ngại:

- Nên chuyển qua chỗ khác đi anh!

- Không được! Bom trúng hầm thì lãnh đủ, nhưng không chắc gì nó ném trúng điểm đâu. Bây giờ lên hầm đông người, gò đống thế này không thể chạy nhanh được, một loạt bom sẽ ăn nhiều người đấy!

Tất cả ngồi bên nhau căng thẳng đợi đợt bom cuối ngày. Bom rơi cách hầm chúng tôi vài chục mét. Hầm bên cạnh, cậu Mai trợ lý tuyên huấn thấy trái mù điểm quá gần, hốt qua vọt lên chạy cho xa, anh em giữ lại không kịp, Mai đã vướng mảnh bom, hy sinh. Tôi kiểm ta lại, hôm nay bị bom sập hai hầm mà tổn thất khá nặng, Hai Lãnh đại đội trưởng 487 hy sinh cùng một y tá. Hầm Đào Công Nhỉ chính trị viên và Trúc liên lạc bị chôn vùi, anh em bới không ra tưởng đã hy sinh; hôm sau bị địch bắt đày đi Côn Đảo, sau Hiệp định Pari cả hai được trao trả ở Lộc Ninh. Chiến đấu hôm nay đúng là vô cùng ác liệt, cả Sở Chỉ huy có lúc phải dùng cả lựu đạn, thủ pháo, súng ngắn đánh địch. Chiều, cậu “Nam điếc” trinh sát thấy địch quá gần hoảng hồn chạy ra sau bảo với Tra thông tin là: “Anh Sáu Nam chết rồi! Sở Chỉ huy không còn ai nữa đâu! Ác liệt đến thế là cùng!”.

Đêm, tôi cho cối 82 bắn áp chế biệt khu Bình Lâm để Đại đội 2/481 tiếp tục tấn công. Đã trụ gần mấy ngày, nắm chắc cự ly nên bắn rất chính xác vào đồn. May sao có một viên đạn khoan, đã xuyên thủng lớp bao cát và ghi sắt chắn trên trần nhà, lọt vào trong nổ làm chết một số địch. Qua bộ đàm nghe chúng kêu la ỏm tỏi, hoang mang dữ. Tiếc là chỉ có 1 trong 20 quả đã bắn là đạn khoan, ức biết chừng nào. Giá có năm đến bảy quả đạn khoan thì đã làm nên chuyện.

Mặt trận điều cánh 2 ra Đại Tài nhận lệnh mới. Chưa biết vào lại tả ngạn hay sang hữu ngạn, đó là việc sau, bây giờ thu quân đưa ra an toàn là quan trọng nhất. Hôm nay, cả bị bom và đánh bộ binh Mỹ có năm hy sinh và bị vùi dập, cùng hai bị thương. Trên đường ra, tôi thấy bên một bức tường có một tấm tôn che, một bà cụ ngồi trong đêm nhìn bộ đội. Cảm động quá, bom đạn ác liệt thế này mà vãn có một cụ già ngồi ở đây. Không dừng lại thăm mẹ được lâu, tôi chỉ nắm tay nói mấy câu an ủi rồi chào tạm biệt mẹ. Mấy trăm con người đi dưới đạn pháo khá nhiều mà không ai bị vướng mảnh, thật mừng và cũng thật lạ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:58:56 am »

Về đứng ở Đại Nẫm đánh phản kích cả tuần, địch thấy ta ra cũng nống theo, cố đẩy ta lên Tam Giác rồi lên núi bởi vì 482 còn ở Phong Nẫm thì Phan Thiết chưa hết bị uy hiếp. Đánh phản kích quyết liệt, lúc ở Xuân Phong, khi ở Đại Nẫm. Quần nhau với giặc, bom pháo dày đặc, không một nhà nào không bị bom sập, không một vườn nào không có hố bom đìa sâu hoắm. Tuy nhiên, ở đây vườn tược xum xuê, bom pháo không sao san bằng hét nhà cửa cây cối như ở Phú Trinh. Đơn vị diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy, đứng vững ở vùng ven này. Cánh 3 đánh Mỹ quyết liệt suốt ngày 18 ở ven sông Cà Ty, diệt rất nhiều Mỹ, bắn rơi máy bay nhưng bị bom, đặc biệt là na-pan, Tân Sửu bị thương nặng. Đại đội công binh gần như bị xóa sổ; đêm phải rút về Bưng Cò Ke để củng cố cho đến khi cánh 2 ra Phong Nẫm thì sáp nhập vào cánh 2. Anh Bốn lại làm chính ủy, anh Như về Thị ủy lo phong trào.

Đêm 27 tháng 2, liên tục Mặt trận mang lệnh của Bộ Chỉ huy chỉ thị cánh 2 đánh các ấp Kim Hải, Đức Long ngay trong đêm. Nhận lệnh lúc hơn 24 giờ, bộ đội chiến đấu cả ngày đang ngủ mê mệt, vũ khí, đạn dược chưa được bổ sung; tính toán thời gian thấy không tài nào tổ chức chiến đấu và hành quân kịp đến địa điểm đánh; bây giờ không trụ đánh ngày như vừa rồi, đánh xong phải về vị trí kịp trước sáng. Tôi gửi thư đề nghị Mặt trận cho lui lại đêm sau, đinh ninh thế nào trên cũng đồng ý Chờ mãi đến 4 giờ 28 tháng 2, không thấy trả lời, biết trên không chuẩn y mà đến lúc đó thì càng không sao đi đánh được nữa. Chúng tôi rất lo âu. Đến 4 giờ 30, Ẩn đến gọi tôi, anh Bốn, Trường, Thiện về Sở Chỉ huy gặp tư lệnh và chính ủy. Dọc đường, Ẩn cho biết khi đêm liên lạc mang thư đề nghị của tôi về đến nơi thấy anh Năm Ngà, Tám Hiền đã ngủ nên không đưa thư. Đến gần 4 giờ, các anh thức thấy hướng tôi không nổ súng bèn gọi về, chắc lần này bị kỷ luật nặng vì không cùng đếm cánh 1 đánh Phú Long, cánh 2 chúng tôi phải chia lửa. đành chịu vậy vì chúng tôi không biết việc phối hợp này và thư đề nghị lui lại của chúng tôi lại không đến chỉ huy; giá biết, có chết cũng làm chứ lẽ nào không?

Đến nơi gặp Trần Dương, bí thư Bộ Tư lệnh, tôi hỏi dò:

- Cánh 1 đánh kết quả ra sao?

- Chưa được báo cáo nhưng không nghe nổ súng, chắc không đánh kịp đã hoãn lại rồi!

Nếu khi đêm cánh 1 đánh, có bề gì, tôi là chỉ huy trưởng cánh 2, chắc phải “đứt đầu”. Những ngày qua, đại úy Tô Hào, trưởng ban quân lực Mặt trận, không bổ sung kịp quân số, vũ khí cho các đơn vị theo chỉ thị đã bị tư lệnh cho đứt đầu nhiều lần! Quả nhiên vừa gặp, anh Năm Ngà dần cho một trận nhừ tử về ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần khắc phục khó khăn hiệp đồng tác chiến, về chấp hành vô điều kiện mệnh lệnh cấp trên, v.v.

Tôi biết thủ trưởng đang giận nên chỉ yên lặng ngồi nghe, không trình bày việc tôi không biết phải hiệp đồng tác chiến với cánh 1, việc tôi đề nghị trên cho lui lại một đêm mà không được trả lời. Hơn một tiếng phê phán gay gắt, anh quay sang chính ủy ngồi võng kề bên:

- Anh Tám có ý kiến gì thêm không?

Có lẽ thấy cạo như vậy cũng khá nhiều rồi nên anh chỉ nói gọn:

- Thôi.

- Các anh đã ăn uống gì chưa? Ra ăn sáng, tắm rửa, nghỉ ngơi, chiều về, tối nay không đánh là chết đó nghe! – Anh hơi mỉm cười, nguôi giận rồi! – Đêm nay Sáu Nam và Thiện đứng ở nam Phú Tài; Hòa, Trường, Bốn vào Kim Hải. Rõ chưa?

- Rõ.

Lui ra ngoài, nhìn nhau cười. Được thủ trưởng chỉnh một trận tới nơi, chính ủy thấy cũng thương nên không bồi thêm. Bây giờ ngủ là tốt nhất, mắt díp lại rồi, không cần ăn, tắm gì cả. Anh Ba Lê vừa đến, đã biết khi đêm anh cũng không đánh, thế thì chỉ bị cạo thôi, không ai chết cả. Khi đêm, anh đánh mà tôi không hoặc ngược lại thì sẽ có một người “chết”. Tôi bắt chặt tay anh cười thông cảm: “Tôi lâm trận rồi, giờ đến anh!” Từ trên này nhìn xuống Phong Nẫm thấy từng cuộn khói bom xông lên cao ngất sau mỗi vòng liệng bổ nhào của oanh tạc cùng tiếng rền văng vẳng xa xa. Ở dưới đó là chiến tranh, còn trên này là hòa bình, được hưởng cả ngày bình yên thông thả càng thấy thương anh em chiến đấu ở nhà. Mỹ không thiếu bom đạn, nhưng nó cũng biết dồn vào nơi cần hủy diệt; rộng ra nó chưa làm. Ở đây cũng giữ bí mật tốt nên yên ổn. Ăn Tết muộn cũng khá. 15 giờ chúng tôi về, vừa chạy vào nép bờ ruộng, mỗi khi con đầm già đảo qua đầu. Đêm đó cánh 2 nổ súng vào Đức Long, Kim Hải, tất nhiên đánh không có chuẩn bị gì thì kết quả không cao như mong muốn. Mờ sáng rút quân, 489 không nhận được lệnh, trụ ngày ở Đức Long, một mình đánh phản kích ba bên bốn bề ác liệt. Đến xế chỉ còn Ba (đại đội phó) cùng sáu chiến sĩ xé được đường về Đại Nẫm. Em trai tôi, Phạm Hoài Châu (trung đội trưởng) hy sinh. Số ở Kim Hải lui quân rất vất vả. Đến cầu 40, anh Bốn lọt ổ phục kích địch, bị bắt. Hòa chém vè ở sông Hưng Nhơn, đêm mới về. Cánh 1 đánh Phú long không dứt điểm. Cùng đêm, 487 pháo kích Căng làm nổ tung một kho đạn pháo trên 300 tấn, cháy một kho xăng 1 triệu lít; đạn dược, xăng dầu cháy nổ cả đêm làm cảnh tượng trận tấn công thật hùng tráng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 11:00:22 am »

Đêm 11 tháng 3 năm 1968, lúc này cánh 1 và cánh 2 đã thành một lực lượng chung do anh Ba Lê làm chỉ huy trưởng, tôi chính ủy, chỉ huy 840 đánh tiêu diệt yếu khu Phó Long, làm chủ, phá sập cầu Phú Long, thu toàn bộ chiến lời phẩm chở về căn cứ bảy xe tải và xe lam; 482 chặn viện Phan Thiết lên tại Kim Ngọc, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn cộng hòa, một đại đội bảo an, một số trung đội dân vệ, một chi đoàn bọc thép, thu một số súng, địch lùi về Phan Thiết, không tái chiếm được Phú Long, ta làm chủ hơn một tuần lễ. Sau hoạt động này, 482 về đóng ở Lò Thổi Tam Giác, Đại đội 3/481 về Râm Tre Hàm Nhơn nghỉ ngơi củng cố. Ta đánh địch nống lên Tam Giác, bắc đường sắt. Cuối tháng 3, tôi và anh Ba Lê về lại Tỉnh đội. Sở Chỉ huy Mặt trận cũng về lại Quân khu, kết thúc 45 ngày đêm tổng tấn công vào Phan Thiết. Khi về núi, ai cũng lưu luyến nhìn tháp nước Phan Thiết, vẫy chào hẹn sẽ còn gặp lại. Trong khi 840, 482, đặc công tấn công Phan Thiết, các huyện Hàm Thuận, Thuận Phong, Hàm Tân, Tánh Linh, Hoài Đức và các thị trấn, chi khu, quận lỵ, phá kềm, giải phóng một số ấp ở nông thôn. Hàm Thuận, Thuận Phong còn huy động nhiều công của phục vụ chiến trường trọng điểm rất đắc lực; nhất là việc tiếp tế, tài đạn, tải thương, nuôi dưỡng thương bệnh binh.

Qua 45 ngày đêm tấn công Phan Thiết phối hợp với toàn Miền, các lực lượng khu, tỉnh, huyện, xã đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, diệt và làm bị thương 4.800 địch, bắt 108; làm tan rã hàng ngàn dân vệ, phòng vệ dân sự; diệt 2 tiểu đoàn cộng hòa, 10 đại đội (có sáu đại đội Mỹ), 22 trung đội, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn, 10 đại đội; thu gần 800 súng các loại, phá hủy 30 xe quân sự có 20 xe tăng, diệt hai chi đoàn bọc thép, bắn rơi 34 máy bay; giải phóng 700 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào bị địch giam giữ ở Lao xá Phan Thiết, phá hủy nhiều cơ sở vật chất khác của địch, gây cho chúng tổn thất nặng nề. Địch phải thú nhận Phan Thiết là 1 trong 11 thành phố, thị xã ở miền Nam mà chúng bị thiệt hại rất nặng về người và vật chất trong Xuân Mậu Thân 68. Về phong trào, ta đã giải phóng thêm 30 ấp với 45.000 dân, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo.

Cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu Thân 68 của quân – dân Bình Thuận mà đỉnh cao là việc đánh thẳng vào Phan Thiết và vùng ven liên tục 45 ngày đêm đã góp phần cùng toàn Miền và cả nước đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, phải chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam, rút dần quân Mỹ về nước, phải ngồi vào bàn đàm phá với ta ở Pari, dẫn đến Hiệp định Pari năm 1973 Mỹ cút để đến tháng 4 năm 1975 ngụy nhào, kết thúc thắng lợi cuộc chống Mỹ 21 năm, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:44:02 am »

Chiến tranh đã lùi xa 25 năm, có đủ điều kiện xem xét khách quan và đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử ấy, rút ra bài học kinh nghiệm cho ngày nay và mai sau.

Là người trực tiếp tham gia suốt cả đợt, tôi cũng thấy rõ những mặt được và chưa được của đợt hoạt động này. Rõ ràng cuộc tổng tấn công vào Phan Thiết chưa thực hiện được quyết tâm đã định là chiếm lĩnh, làm chủ thị xã Phan Thiết. Cán bộ, chiến sĩ và lực lượng chính trị ở cả ba cánh đều chiến đấu anh dũng ngoan cường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, có quyết tâm rất cao, đánh theo yêu cầu không theo khả năng, triệt để chấp hành mệnh lệnh cấp trên. Biết bao gương chiến đấu và phục vụ chiến đấu của chiến sĩ, đồng bào rất hào hùng oanh liệt. Cả ba đợt đều tập trung lực lượng cao độ, rút cơ quan đơn vị phía sau, huy động thiếu sinh quân nhưng những cố gắng hết mình đó không mang lại kết quả mong muốn. Vì sao? Năm 1997, trong cuộc Hội thảo lịch sử Đảng bộ Bình Thuận, tôi có hỏi anh Tám Hiền, lúc đó là Thường vụ Khu ủy, bí thư Bình Thuận, chính ủy trọng điểm 1 Phan Thiết trong Xuân 68:

- Tại sao Quân khu biết trước nhiệm vụ vào Phan Thiết 22 ngày mà chỉ phổ biến cho chúng tôi, những người trực tiếp vào Phan Thiết chiến đấu có hai ngày thì chúng tôi làm được bao nhiêu cho chiến thắng? Tất nhiên ngày N thì khi nào Miền phổ biến mới biết, nhưng với cấp tỉnh sao không được biết nhiệm vụ vào Phan Thiết trước độ 1 tuần? Tại sao Quân khu không triển khai gì cho sự kiện lịch sử đó mà Sở Chỉ huy trọng điểm Phan Thiết cũng chỉ xuống chiến trường cùng lúc với cánh 2. Cũng chẳng thấy Quân khu thông qua phương án tác chiến của các cánh mà chỉ ra lệnh rồi đi đánh mà thôi?

Anh Tám Hiền đã cho biết một số điều mà hồi đó chúng tôi không hề được biết:

- Miền lệnh trực đài 24/24 giờ, khi được mệnh lệnh và ngày N thì anh Trần Lê đi công tác Tuyên Đức chưa về (anh về sau đợt 1), anh Năm Ngà xuống 840 ở Núi Lá Bắc Bình thông qua phương án đánh Sông Lũy vừa mới về cơ quan. Do vậy, anh Năm Ngà chỉ triệu tập anh Tám Hiền lên Quân khu và chỉ có hai người quyết định mọi việc và ra lệnh cho các tỉnh rồi hành quân ngay. Vì thế Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu không có họp để ra Nghị quyết về cuộc Tổng tấn công này. Tất nhiên như thế thì không có sự chỉ đạo cụ thể cho dưới được, kể cả việc thông qua phương ánh đánh Phan Thiết mà chỉ ra lệnh mà thôi. Việc anh Năm Ngà chỉ thị tập trung chuẩn bị đánh Căng và đánh yếu khu Sông Lũy, không chuẩn bị các mục tiêu trong Phan Thiết thì anh Tám Hiền cũng không biết.

Vậy là rõ, Quân khu cũng bị động, cập rập biết chừng nào dù biết trước nhiệm vụ khá lâu. Theo tôi, không đánh chiếm làm chủ được Phan Thiết có nhiều nguyên hân, nhưng phải chăng do các vấn đề cụ thể sau đây:

1. Đánh không có chuẩn bị chiến trường tối thiểu. Dù trong thời cơ lịch sử, địch hoàn toàn bất ngờ nhưng vì Huế có chuẩn bị chiến trường rất kỹ, trước đó nhiều tháng nên đã làm chủ hoàn toàn thành phố đến 26 ngày. Ở Phan Thiết, các mục tiêu then chốt như tiểu khu, tỉnh đoàn bảo an, ty cảnh sát, Trinh Tường, cổng chữ Y đều không được tập trung hoặc không có chuẩn bị. Do vậy, cả 2 đợt đều không dứt điểm là điều dễ hiểu.

2. Đánh không hiệp đồng chặt chẽ giữa các cánh. Tình trạng đánh giã gạo ở Phan Thiết kéo dài suốt cả 2 đợt. Đánh thẳng vào đầu não địch và các vị trí xung yếu nhất, nhưng giữa các cánh lại cũng có sự trục trặc. Vào giờ G, cánh 1 vì ở tận Bắc Bình kéo về không kịp, bị trễ mất 3 hôm; Thế là tiểu khu – đầu não địch không bị đánh, chúng yên ổn điều binh khiển tướng, tập trung đối phó cánh 2. Cánh 3 tuy có nổ súng đúng qui định nhưng khi không dứt điểm cổng chữ Y sợ vào hữu ngạn sẽ bị kẹt nên kéo ra vùng ven, đứng ở Phú Khánh gần Căng, bị quân Mỹ phản kích, đánh suốt ngày 1 tháng 2 rồi lui về căn cứ Bưng Cò Ke.

Tình hình này tất nhiên ảnh hưởng nhiều đến cánh 2 và đợt 1. Cả 3 cánh đều không hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm, làm chủ Phan Thiết. Sang đợt 2 lại cũng bị giã gạo nốt. Đêm 17 tháng 2, cả cánh 1 và 2 đều không chiếm được tiểu khu và biệt khu Bình Lâm. Do cánh 3 không vào được hữu ngạn, nên hữu ngạn bị bỏ trống, địch dùng hữu ngạn làm bàn đạp phản kích quyết liệt cánh 1 và 2. Đêm 19 tháng 2, cánh 1 cũng lui nốt về Râm Tre Hàm Nhơn. Như vậy trong nội ô chỉ còn cánh 2 đánh phản kích cả Mỹ lẫn ngụy, cũng không dứt điểm biệt khu Bình Lâm như yêu cầu đề ra của Mặt trận. Dù không được chuẩn bị, nhưng nếu vào N, cả 3 cánh đều đồng loạt tấn công ngay từ đầu thì có thể kết quả sẽ khác.

3. Về mặt chỉ huy, thật ra Sở Chỉ huy chỉ nắm chặt được cánh 2, còn đối với cánh 1 thì cả 2 đợt đều không nắm được. Không giải quyết được khó khăn cho cánh nên cả 2 đợt, cánh 1 đều phải rút ra ngoài khi chưa có lệnh của Sở Chỉ huy. Với cánh 3 cũng vậy, khi bị khó khăn, tổn thất, cánh 3 cũng phải tự rút về căn cứ mà thôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:44:32 am »

4. Hậu cần Mặt trận không bảo đảm được các yêu cầu chiến đấu của các cánh vốn rất nặng nề. Cánh 1 có đến 700 – 800 quân, trong đợt 1 chiến đấu hai ngày liên tục, bị thương vong nhiều, thiếu thốn vũ khí, đạn dược, tuy có sử dụng một số vũ khí chiến lợi phẩm nhưng cũng chẳng là bao, không thể nào đáp ứng được nhu cầu của cả cánh quân. Đồng bào có ủng hộ lương thực thực phẩm, nhưng việc ăn uống của chừng ấy người thật không dễ dàng. Thương vong tại trận địa nhiều mà hậu cần không đến chuyển về sau được như đã làm ở cánh 2; những điều đó làm cho cánh 1 không thể duy trì chiến đấu được mà phải tự động lui về Râm Tre Hàm Nhơn dù chưa có lệnh của Sở Chỉ huy; trong đợt 2, sự việc cũng không khắc phục được nên lặp lại một lần nữa.

Trong đánh điểm, đặc công rất cần các thứ: kềm cộng lực, bộc phá ống, bộc phá khối để cắt rào, mở cửa, đánh công sự, diệt hỏa điểm, v.v. Việc bảo đảm kịp thời, đầy đủ của hậu cần là rất quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị. Nói chung, suốt cả 2 đợt, hậu cần mặt trận tuy rất cố gắng nhưng đều không đáp ứng được các yêu cầu đó. Ở cánh 2, trong trận đánh biệt khu Bình Lâm, cứ điểm địch ở trên cao, ta ở bên ngoài thấp, nhà cửa xung quanh không còn để chiếm thế cao, dùng hỏa lực bắn vào đồn cho có hiệu quả. Trong tình hình hình như vậy, tất nhiên phải sử dụng hỏa lực cầu vồng với đạn khoan, nhưng khốn nỗi trong tay chỉ có đạn nổ tức thì. Chỉ một viên đạn khoan đã xuyên phá thủng lớp công sự (bao cát và ghi sắt) trên mái nhà, lọt vào trong đồn, sát thương nhiều địch đã làm chúng rối loạn hoang mang. Giá có độ 10 viên đại cối 82 xuyên phá thì có khả năng ăn được cái biệt khu Bình Lâm rồi! Nói chung, các trận đánh điểm của cánh 2 đều thiếu các vũ khí cần thiết, đánh Trinh Tường lần 2, đồng chí Nguyễn đã phải dùng tăng võng vắt qua rào gai cho bộ binh xông vào, nhưng làm sao mở cửa bằng cách ấy được.

5. Tôi vẫn còn một băn khoăn mãi về việc giã gạo ở cấp chiến lược. tại sao Trị Thiên, Khu 5, Tây Nguyên đánh trước các quân khu, tỉnh phía nam một ngày? Tất nhiên việc ấy làm mất yếu tố bất ngờ ban đầu cho phía nam, không có sự thuận lợi như ở phía bắc, khi chúng tôi nổ súng thì rõ ràng địch ở Phan Thiết đã báo động và đề phòng rất cẩn mật. Trừ số binh lính đi phép xa, còn số ở Phan Thiết và xung quanh thì địch đã gọi về sẵ sàng chiến đấu trong đêm 31 tháng 1 năm 1968. Đã không có sự chuẩn bị, bị đánh trong tình hình địch đã đề phòng cẩn mật thì khó khăn rõ ràng là nhiều, lại thêm giã gạo giữa các cánh ở Phan Thiết nên chiến đấu càng vất vả, bầm dập.

Tôi chưa thấy sử sách viết về vấn đề này nhưng đây là điều có thật và đã ảnh hưởng không nhỏ đến N ngày ấy. Không biết sao một vấn đề lịch sử trọng đại như vậy của đất nước, có liên quan trực tiếp đến hàng chục vạn con người chiến đấu mà cấp cao nhất không tính toán kỹ, để đến nỗi chỉ vì một ngày Tết khác nhau giữa hai miền Nam Bắc mà sinh ra tình trạng đó. Nếu toàn Miền đều đánh đồng loạt một ngày thì thuận lợi hơn biết bao nhiêu!

Tóm lại, mấy vấn đề trên đây làm cho chiến đấu càng khó khăn, phức tạp hơn mà chỉ huy trực tiếp các đơn vị không thể khắc phục được, hậu quả là không dứt điểm được các mục tiêu then chốt như tiểu khu, tỉnh đoàn bảo an, ty công an cảnh sát, Trinh Tường, biệt khu Bình Lâm; dĩ nhiên là cũng không làm chủ được Phan Thiết, cho dù các cánh đã chiến đấu vô cùng dũng cảm ngoan cường, xông lên theo yêu cầu, sẵn sàng chịu dựng gian khổ hy sinh và đã diệt rất nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch; tất nhiên ta cũng tổn thất rất nặng nề.

Trong 45 ngày tấn công Phan Thiết, cánh 1 cũng diệt được lao xá, giải phóng 700 tù chính trị. Tuy đây chỉ là một nhà tù với 1 đại đội thiếu canh giữ thôi, nhưng đây là một thắng lợi rất lớn về chính trị, diệt được yếu khu Phú Long ở nông thôn; cánh 3 cũng đánh được cuộc cảnh sát Châu Thành; cánh 2 thì không diệt được mục tiêu nào. Ở Trinh Tường sáng ngày 1 tháng 2 năm 1968 nếu tôi kịp thời cho bộ binh 482 làm tiếp chiến tăng sức cho Đại đội 2/481 khi vừa mới cửa thì cũng có thể giải quyết xong, mặc dù trong tình thế lúc đó thì địch cũng dùng phi pháo hủy diệt và chiếm lại mà thôi.

Trong Hội thảo về “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Quân khu 6” năm 1993 ở Đà Lạt, khi nói về cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968 ở Phan Thiết và Đà Lạt, anh Trần Lê có ý kiến như sau: “Cán bộ, chiến sĩ ta chiến đấu anh dũng ngoan cường như thế, địch bị tổn thất nặng nề như thế, nếu lãnh đạo, chỉ huy của ta tốt hơn thì cũng có thể đã làm nên chuyện lớn”. Tôi cho rằng đánh giá nhận xét như trên quả thật là chí lý! Với tương quan địch – ta năm 1968 thì Huế làm chủ gần một tháng cũng phải ra. Dù sao, nếu chiếm, làm chủ được Phan Thiết một tuần thì cũng thật huy hoàng, oanh liệt. Và dù sao quân dân Bình Thuận, Phan Thiết cũng tự hào đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chiến lược của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 68 với toàn Miền.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:44:57 am »

Hội nghị Tỉnh ủy Bình Thuận mở rộng tháng 4 năm 1968 đã đề ra nhiệm vụ hoạt động hè là: Thường xuyên đánh mạnh vào thị xã, thị trấn, các căn cứ, sân bay và kho tàng của địch, tạo điều kiện tiến tới dứt điểm, nhất là thị xã Phan Thiết và một số thị trấn, giải phóng từ 30.000 đến 35.000 dân, nhất là giải phóng cho được vùng nông thôn trọng điểm như Hàm Thuận, Thuận Phong; triệt phá các đường giao thông, nhất là quốc lộ 1, liên tỉnh lộ 8, làm gián đoạn và tiến tới cắt đứt hoàn toàn; khẩn trương xây dựng lực lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Thật ra, như trên đã nói, tổng tấn công nổi dậy đợt 1 không dứt điểm Phan Thiết mà bị tổn thất nặng nề. Về chiến lược thì đã góp phần cùng toàn Miền đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, nhưng vào đợt hè sức ta chưa hồi phục như trước Xuân 68 nên cũng chỉ hoạt động ở nông thôn chứ không vào lại Phan Thiết như ở Miền vào Sài Gòn tháng 5 năm 1968. Vì thế nhiệm vụ hoạt động hè của Tỉnh ủy Bình Thuận đề ra không thực hiện được bao nhiêu, chẳng những không dứt điểm được Phan Thiết mà cũng không dứt điểm thị trấn nào, cũng không làm gián đoạn hoặc cắt đứt được lộ 1, lộ 8.

Tháng 5 năm 1968 vào đợt hè, Bình Thuận hoạt động ở nông thôn với yêu cầu giành quyền làm chủ một số mảng quan trọng. Ở thị xã và vùng ven dùng đặc công biệt động Phan Thiết tấn công liên tục, đánh phá tiêu hao kiềm chế địch. 840, 482 đánh những trận tập trung thối động ở Tam Giác – Hàm Thuận. Đợt này không còn 3 cánh nữa mà các lực lượng 840, 482 đều do anh Ba Lê và tôi chỉ huy trực tiếp.

Mở màn, ngày 16 tháng 5, 482 đánh ấp Tân An, trụ đánh phản kích; 840 đứng ngoài động nam suối Bà Đình, tây đường 8. Sở chỉ huy chúng tôi đặt tại suối Bà Đình. 8 giờ, một tốp tăng M41, M48 từ Trinh Tường lên khỏi ấp Tân An nã pháo vào phía cầu Bà Nhuần, tiến đến chốt chặn tại cây số 4, bị tổ đánh tăng bắn bị thương chiếc đầu, chúng từ từ lui về Trinh Tường rồi không lên nữa. 9 giờ, 1 đại đội đều bị 82 và 840 diệt gọn thu súng. Hơn 10 giờ, 1 tiểu đoàn cộng hòa chia 2 cánh tiếp tục vào vị trí 482, 840. Vừa bị đánh, chúng đã bỏ chạy tán loạn. Từ đó đến chiều, bộ binh không lên nữa, mà chỉ dùng phi pháo hủy diệt 482 trong ấp Tân An và Gò Cút. 840 yên vì ở ngoài đồng chúng không phát hiện được mục tiêu. Từ suối Bà Đình cách mấy trăm mét nhìn rõ một một bom pháo tàn phá ấp Tân An, khói lửa mịt mù cuồn cuộn không lúc nào tan. Khi đội bom đạn tại chỗ ở Phan Thiết thì cũng không thấy, không hình dung hết mức độ ác liệt mà mình chịu đựng; còn bây giờ ở xa xa một chút, quan sát trực tiếp, tôi lại nghĩ rằng 482 bị tổn thất nặng, trong ấp Tân An và Gò Cút cơ hồ như không còn sự sống nữa! Nhưng anh em ta rất gan ruột, thông minh, không yêu cầu trụ suốt ngày và nhiều ngày như ở Phan Thiết nên ngay giữa trưa, lợi dụng khói lửa che phủ mịt mù, từng tốp, từng tốp ra khỏi ấp, băng qua đường 8, vượt đồng trống theo suối lên Tam Giác an toàn. Thấy Sơn Ánh, đại đội trưởng Đại đội 5 đặc công chạy qua trước mặt, tôi gọi lớn:

- Sơn Ánh, lại đây!

Anh chàng nghe gọi thình hình, dừng lại ngơ ngác một chút rồi vọt chạy nhanh qua khuất mất! Tôi và anh Ba Lê cùng cười, chắc cậu ta bùng tai không nghe rõ. Chiều kiểm tra lại chẳng có ai bị thương lúc đánh trận hồi 9 giờ. Có một điều thú vị là do cháy khắp nơi trong ấp, thỉnh thoảng có tiếng nổ mắt tre hoặc vật gì đó làm máy bay tưởng là bộ đội còn trong ấp nên cứ dội bom bắn pháo liên tục cho đến chiều. Đồng bào thì đã sơ tán hết khi bộ đội đánh ấp và trụ ngày.

Trận đánh kết quả khá nhưng không đạt yêu cầu cao, địch không phản kích nhiều đợt trong ngày như ở Phan Thiết, chủ yếu chỉ dùng phi pháo. 482 chưa bắn diệt được tăng M41 – M48, có chừng nào gờm loại tăng nặng này, cho là B40, B41 chỉ diệt được M113 – M118 thôi!

Ngày 26 tháng 6, tiểu đoàn 4 trung đoàn 44 và chi đoàn tăng 4/8 Mỹ theo đường đất lên Phú Bình; 10 giờ 30 phút, đại đội đi đầu chạm trận địa đại đội 3/840, trung đội trưởng trung đội 3 Nguyễn Trọng Nghĩa dùng B40 diệt tại chỗ hai tăng M41. Tăng Mỹ chết, bộ binh ngụy rối loạn. Đại đội 3 xuất kích đánh thiệt hại nặng cánh quân này. Địch mở đợt đột kích mới nhưng tăng không dám lên, bộ binh cứ thậm thò thậm thụt. 840 xuất kích, tính chung diệt 100 tên, bắn bị thương 50, số còn lại tháo chạy về Trinh Tường. Trận bàu Cây Bông này của 840 thắng lớn, đã gây niềm tin cho 482 là B40 vẫn diệt được tăng nặng M41. Chúng tôi tiếp tục cài thế câu đánh địch ở đồng trống Tam Giác, kiên trì phục 4 ngày, địch không nống ra nữa. Đợt hè này bị sượng.

Trong khi đó đợt 2 Tổng tấn công và nổi dậy của Miền diễn ra hết sức hào hùng quyết liệt, gây phấn khởi cao độ. Các đơn vị chủ lực đánh vào nội ô Sài Gòn, diệt địch lớn ở vùng ven. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam kêu gọi nhân dân thành phố đào hào đắp lũy, phối hợp bộ đội chiến đấu, nổi dậy đánh đổ ngụy quyền, lập chính quyền cách mạng. Bọn đầu não ngụy hoang mang, địch chạy ra Vũng Tàu để dễ bề xuống biển. Tuy vậy, quân Mỹ còn đông, phi pháo dữ dội trùm cả nội thành, sức ta cũng chỉ tới đó. Nhưng đây là thắng lợi chiến lược lịch sử, rất rực rỡ oai hùng. Đợt này ở Bình Thuận không được bao nhiêu, một phần do địch ở địa phương còn co, lo phòng thủ nội thị, sợ ta lại tấn công Phan Thiết. Về ta, chiến thắng ở nông thôn không nhiều, đợt vừa qua bị tổn thất cũng nặng, chưa dễ hồi phục trong thời gian ngắn. Chiến thuật trụ kiềng ba chân ở đồng trống để diệt nhiều địch đã đưa đến đại đội 3/482 gần như bị xóa sổ ở Bình Lâm, chỉ còn 3 người; tiểu đoàn phó Lưu Khứ, chiến sĩ thông tin Trần Bình Sơn và một nữ y tá Yến đều bị thương. Các má ở Tam Giác đã nói: “Các con đánh như vậy các má đẻ không kịp!”. Đó là thực tế trong hè 68, nó ảnh hưởng đến cường độ tấn công, dĩ nhiên không mãnh liệt như lúc vào N hôm Tết. Diệt địch thì không nhiều nhưng cũng mở nông thôn rộng hơn; trên 500 thanh niên thoát ly nhập ngũ bổ sung được một phần hao hụt quân số. địch ra sức củng cố lực lượng, tăng cường công sự, chướng ngại chuẩn bị đối phó ta tấn công lại Phan Thiết. Nguyễn Khắc Tuân bị đổi đi, Hồ Thiện Ngôn đến hò hét, thách thức đối phương tấn công Phan Thiết. Binh lính xì xào, bàn tán về một đường hầm bí mật từ tòa tỉnh trưởng ra bờ sông để phòng khi bất trắc. Thật ra, chúng quá sợ đồn đãi như vậy. Tại dinh tỉnh trưởng chỉ có một hầm bê tông sâu, rộng để trốn pháo kích H12, ĐKB thôi; (Ngày 19 tháng 4 năm 1975 vào Phan Thiết thấy có nhiều vết thủng lỗ chỗ trên nóc và mặt gạch của tỉnh đường, H12, ĐKB có vào tận đây thật).

Tỉnh tổ chức một đoàn vận tải quân sự lên tận Đắc Uýt biên giới Cam-pu-chia chuyển hàng về cho chiến trường. Hàng trăm thanh niên xung phong nam nữ được lập thành đoàn Trung Sơn của tỉnh và góp phần cho Quân khu lập đoàn vận tải quân sự H50, hoạt động liên tục cho đến ngày giải phóng miền Nam. Nam thanh niên phải huy động tối đa bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Tỉnh lập các đơn vị nữ như trung đội nữ thông tin liên lạc, trung đội nữ 483 cối 60, cối 82 của tỉnh đội để đảm đương một số công việc. Chị em công tác, chiến đấu tích cực, dũng cảm; 483 đã phối hợp tốt với 482 trong nhiều trận đánh lớn, có lúc làm dân công hỏa tuyến rất đắc lực. Tỉnh còn cung cấp một số cán bộ, chiến sĩ gái để Quân khu lập đại đội nữ 115. Các huyện cũng tổ chức các đơn vị nữ từ tiểu đội đến trung đội, vừa khắc phục thiếu quân số, vừa phát huy đúng mức khá năng quân sự của chị em. Các đơn vị nữ đã lập được nhiều thành tích xuất sắc. Trung đội 434 nữ công binh của Hoài Đức đánh mìn diệt hàng chục xe tăng Mỹ, phối hợp đội công tác đột ấp, phá kềm liên tục. Huynh Thị Khá, tiểu đội trưởng của trung đội 68 nữ Hòa Đa, 19 tuổi đời, 1 tuổi quân, đánh trên 30 trận lớn nhỏ rất dũng cảm, ngoan cường, hy sinh oanh liệt, được Đảng, Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM