Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:15:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 22977 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #100 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2019, 03:44:52 pm »

Ngày 29 tháng 3 năm 1962, nổ súng tại đường mồi Giếng Cỏ, khoảng giữa Ma Lâm – Mương Mán, chỉ diệt được một chiếc. Trận thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 1962, diệt được chiếc đi đầu, bắn bị thương chiếc thứ hai nhưng cả hai chiếc đều chạy thoát. Ta thu toàn bộ chiến lợi phẩm chiếc xe đầu. Chưa thành công nhưng cũng đã có một số kinh nghiệm. Địch cho ta không đủ sức đánh diệt cả tốp nên không có đối phó gì. Ta quyết diệt gọn cả tốp và chiếm luôn đoàn tàu hàng chạy tiếp sau. Lần này tập trung cả 486, 489, 481, Cao Thắng cùng 500 dân công cơ quan và xã Hàm Thạnh. Tất cả lên đường với khí thế Ấp Bắc và niềm tin thắng lợi.

Ngày 22 tháng 6 năm 1963, đài quan sát báo địch đi đúng kế hoạch. Đồng chí Tự (chính trị viên Cao Thắng) chuẩn bị đánh mìn chiếc đi đầu, khẩu ĐK57 – hỏa lực đánh tăng, bọc thép duy nhất mà chúng tôi có lúc bấy giờ, cũng ngắm vật chuẩn, sẵn sàng nhả đạn. Trận địa trước giờ nổ súng im ắng lạ thường, đó đây tiếng chim rừng thánh thót, phút chờ đợi thường nôn nao khó tả. 8 giờ, một chấm đen xuất hiện; chỉ khoảnh khắc chiếc nồi đồng đã ở ngay trước mặt. Một bựng khói lửa trùm hết chiếc xe cùng một tiếng nổ vang trời; hàng tràng súng máy vang lên giòn dã phá tan bầu không khí vắng lặng buổi ban mai. Chiếc xe tiếp tục lao về phía trước, mìn nổ chệch rồi sao? Không phải, chiếc xe đã bị diệt, nó chỉ chạy theo quán tính một chút rồi dừng lại ngay chỗ chặn đầu. Anh em xung phong chiếm xe, thu ngay khẩu đại liên còn chĩa nòng về trước. Chiếc thứ hai lao lên, các hỏa lực ta đã ghìm đầu nó xuống. ĐK57 bắn hai phát diệt luôn. Chiếc thứ ba không dám tiến lên cũng không lui được vì đường sắt phía sau đã bị cắt rồi, nó dừng tại chỗ bắn trả dữ dội. ĐK vận động đến nện hai phát xuyên hông diệt nốt. Cả tốp xe nồi đồng đã bị hạ, không một tên nào sống sót. Chiếc tàu hàng phía sau đã đứng im tại chỗ. Bộ đội, dân công ùa ra mặt đường thu chiến lợi phẩm. Ta vô sự, thu ba đại liên, ba trung liên, ba tôm-xông, ba súng ngắn, chín súng trường, ba thùng đạn và trên 40.000 viên đạn. ta đi xem từng chiếc nòi đồng, ĐK đã xé toạc một lỗ lớn bên hông; địch thấy chắc cũng khiếp vía! Đoàn tàu hàng chở đầy gạo, nếp, bột mì, nhiều bột sữa, bắp bột, đậu cô ve, dầu xà lách (thùng 3,75 lít), thuốc men, bông băng, v.v. có lẽ đến mấy chục tấn, nhiều nhất là gạo và nếp. Ngoài ra còn có hai toa tràn đầy bia và nước ngọt, tha hồ bồi dưỡng để khuân vác suốt ngày. Hậu cần cho liên lạc hỏa tốc về xã Hàm Thạnh huy động thêm hàng chục xe trâu bò ra trận địa chở chiến lợi phẩm. Thu cả ngày, đêm mà gạo nếp, bia, nước ngọt còn vô số. Sáng hôm sau địch đưa một lực lượng lớn đến lấy lại khá nhiều số nếp, gạo còn lại. Trận đánh thắng lợi lớn cả về quân sự và kinh tế. Số gạo, nếp, bột mỉ chiến lợi phẩm đủ cho bộ đội và các cơ quan tỉnh dùng hơn ba tháng. Địch bỏ chạy, không dám dùng xe nồi đồng Vích-kham đi hộ tống các đoàn tàu nữa.

Cuối cuộc chống Pháp, địch cho ra đời một lại xe lửa bọc thép gọi là xe Ra-pha-nô (tên người đẻ ra nó) làm nhiệm vụ tuần tiễu đường sắt. Xe ngắn, chỉ có bốn toa nên bộ đội ta đặt tên là “xe lửa một”. Ngoài số lính chiến đấu của các toa bọc thép (vagon escorte), trên xe còn có một trung đội bộ binh để đổ quân phục kích các đường mòn qua lại. Chiến thuật này đã gây tổn thất một số cán bộ, bộ đội, du kích, đồng bảo đi lẻ qua lại đường sắt, bà con vừa sợ vừa căm thù, gọi nó là tên hung thần ác quỷ trên đường sắt. Nay xe nổi đồng đã tỏ ra vô hiệu thì địch dùng lại xe lửa một để hộ tống các đoàn tàu hàng. Cũng chưa nghe ở đâu đã đánh xe lửa một. ĐK 57 chưa đủ sức bắn vỡ công sự toa bọc thép, mìn cũng chưa lật đổ nổi đoàn tàu thì xe lửa một là bất khả xâm phạm. Hỏa lực nó rất mạnh, bốn toa bọc thép có tám đại liên, nhiều trung liên, cối 60, cối 81, có lúc còn có cả 12 ly 7 và ca-nông bô-pho 40; có động là nó bắn mù trời mù đất không sao tiếp cận nổi. Quân số là một đại đội giao thông thiết lộ. Mỗi toa bọc thép thực sự là một ổ đề kháng mạnh, có thể độc lập tác chiến, chống trả, ngăn chặn đối phương đến gần, đẩy lùi các đợt xung phong, đồng thời phối hợp chi viện đắc lực cho nhau, hai đầu máy, một trước kéo, một sau đẩy rất mạnh và tiện lợi. Ngoài ra, còn có các toa tàu trần xen kẽ chở đầy tà vẹt, đường ray, đát lát đường, dụng cụ công binh, v.v. để sửa chữa các nơi bị phá hoại, cũng để làm trọng lượng xe siêu nặng, mìn không hất tung nổi. Rõ ràng đọ sức với nó gay go hơn xe nồi đồng. Phải đánh bằng cách nào để hạ gục khối sắt thép khổng lồ này? Sau một thời gian điều nghiên, thấy nó cũng có những nhược điểm. yếu nhất là nóc toa xe, vỏ thép mỏng không co bê tông cốt thép, địch chắc cũng không nghĩ ra là có ai lại đánh từ trên trời xuống. Trên đường sắt nhiều nơi có ta luy cao và dài, xe chạy vào ta luy như chạy trong hầm, không phát huy được hỏa lực cực mạnh của nó nữa. Như vậy, có thể đánh bằng “thiên lôi”, tức đánh mìn từ trên nóc toa xuống; đồng thời phải nhốt xe trong ta luy để vô hiệu hóa hỏa lực địch. Và một phương án “Hoa Đào” độc đáo ra đời. Không biết sao các trợ lý tác chiến đặt tên vậy mà ai cũng mặc nhiên thích thú đồng tình.



Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #101 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2019, 03:46:41 pm »

Chúng tôi lại đi đánh trận này. Lực lượng cũng đủ 486, 489, 481, Cao Thắng. Trước lúc xuất quân, tôi đã động viên đơn vị: “… Lần này ta sẽ diệt xe lửa một như 4 tháng trước ta đã diệt tốp xe nồi đồng, loại nó khỏi vòng chiến đấu ở chiến trường tỉnh nhà, không để xe lửa một gây tội ác. Địch cho là ta không dám đụng đến xe lửa một, nhưng chúng đã lầm, không có gì có thể ngăn được chúng ta làm nên chiến thắng. Với cách đánh sáng tạo, độc đáo và thú vị này, ta đã diệt được xe lửa một, trừ bỏ tại họa qua đường sắt cho mọi người. Ta sẽ là người đầu tiên xóa sổ con quỷ dữ xe lửa một trên mảnh đất Bình Thuận thân yêu của chúng ta…”.

Đêm hành quân trời không gợn mây; trăng vàng gió nhẹ; về khuya cảnh vật tĩnh mịch, hai đường ray song song mút mắt, chúng tôi thong thả bước quan sát kỹ địa thế hai bên đường, nơi ngày mai diễn trận ác chiến quyết định. Để anh em nghỉ ngơi thoải mái trước giờ nổ súng, đơn vị tập kết sâu sau trận địa 500 mét, khi xe lửa một hộ tống tàu hàng ra Mương Mán, lực lượng mới ra phục đánh xe lửa một chạy về Sài Gòn vào buổi chiều, không còn lo đối phó với máy bay hoặc quân viện nào khác.

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, có bốn đoàn tàu hàng và hành khách chạy từ Sài Gòn ra. Sau cùng là đoàn tàu có xe lửa một hộ tống; trên trời còn có một “đầm già” và hai khu trục. Đoàn tàu vừa qua, lập tức các đơn vị ra chiếm lĩnh trận địa. 15 giờ có tiếng xình xịch từ phía bắc vọng lại, xe lửa một đã vào ta luy. Ầm, ầm! Hai tiếng nổ vang lên cắt luôn đường sắt trước, sau và phát lệnh cho toàn trận đánh. Xe lửa một đã đứng vừa vặn trong ta luy cao tới nóc, bị nhốt cứng trong hầm đất đúng như kế hoạch. Vô cùng hoảng hốt, chúng bắn ra loạn xị, khói bụi mịt mù nhưng tất cả đạn găm vào vách đất của ta luy nghe ùng ục như cơm sôi. Mìn vừa nổ, tức thì Minh Hú dẫn một tổ “thiên lôi” với chiếc cần tre dài, đầu buộc một quả badômin lật úp, xông ra sát mép ta luy đặt đúng vào giữa nóc toa bọc thép thứ nhất dí điện. Một tiếng nổ như sét đánh, những mảnh sắt, gỗ vụn bắn tung tóe tứ phía. Các tổ “thiên lôi” 2, 3, 4 đều kịp thời đánh các toa còn lại, khói lửa mịt mù, tiếng nổ đinh tai nhức óc, toa thứ hai bùng cháy dữ dội một chặp khá lâu. Các tổ thang mê xông ra bắc thang mê từ thành ta luy sang nó toa; xung kích ào ào chạy qua thang mê dội thủ pháo, lựu đạn, quét tiểu liên xuống lòng toa, hỏa lực địch câm họng. Chúng chẳng biết vì sao cái chết từ trên trời trút xuống, đành bó tay chịu trận. Kèn xung trận vang lên rộn rã, thúc giục. Tiếp chiến tảo trừ diệt nốt số ít còn chống trả lẻ tẻ, yếu ớt. Một số nhảy đại xuống đường, chui rúc dưới gầm xe cũng bị diệt, bắt không sót một tên. Sau 27 phút chiến đấu dũng mãnh, quyết liệt, ta đã diệt gọn đại đội giao thông thiết lộ, lính lái tàu, lính công binh gồm 80 tên và sáu tù binh.

Mấy trăm dân công, có các em Đoàn Văn công Thống nhất tỉnh tràn lên “tham quan xe lửa một” và ra sức thu chiến lợi phẩm. Chỉ một trận này đã thu được tám đại liên bờ-rốt-nin, ba trung liên bar, một cối 60, một cối 81, một VTĐ 15 oát, nhiều bộ đàm PRC10; cả tiểu liên, súng trường, các-bin, súng ngắn là 80 khẩu; rất nhiều đạn dược, chất nổ, đồ nghề công binh đường sắt, quan trang quân dụng, đặc biệt có đến 200 đạn cối. Tiếc là hôm nay trên xe không có 12 ly 7 và ca-nông bô-pho. Bộ đội, dân công không sao mang hết chiến lợi phẩm, đành phải phá hủy cùng với hai đầu máy. Ta chỉ bị thương ba, đều do bị mảnh vụ sắt, gỗ. Trận đánh kết thúc, chúng tôi lên nóc toa cuối giương cao cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng chụp ảnh kỷ niệm. Tiếc thay, trợ lý tác chiến kiêm phó nháy Bùi Văn Tiêm do sơ suất hay chưa thạo nghề mà khi về rửa cả cuốn phim đều hỏng nên không có ảnh chiến thắng xe lửa một để lưu lại về sau. Có ai đó thốt lên: “Thế là xong đời xe lửa một!”.

Về đến cơ quan, chưa kịp kiểm điểm rút kinh nghiệm trận đánh đặc biệt thú vị này thì được tin anh em Diệm – Nhu bị đảo chánh. Ngay trong đêm, chúng tôi được lệnh xuống chiến trường trong thời cơ mới.

Địch bỏ xe lửa một và bỏ luôn đoạn đường sắt qua Bình Thuận từ Trảng Táo – Long Khánh đến Hòa Trinh – Ninh Thuận. Dân quân du kích, đồng bào đã phá hoại triệt để đường sắt. Cho đến ngày miền Nam giải phóng, ta mới sửa chữa lại để nối thông tàu thống nhất xuyên Việt Bắc – Nam.



Bofors (40mm)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #102 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2019, 03:47:49 pm »

Cuối năm 1963, nhân dân Cà Dòn, miền Đông Tánh Linh, các xã miền núi Hàm Thuận, các cơ quan tỉnh, các huyện Di Linh, Tánh Linh, các đơn vị căn cứ bị lạt muối nặng. Địch bao vây kinh tế gắt gao, không sao bảo đảm được muối ăn. Tình hình đói muối ở căn cứ ngày càng hết sức nghiêm trọng. Các đơn vị hoạt động ở đồng bằng còn xoay xở được nhưng cơ quan, đơn vị và đồng bào căn cứ thì bí. Anh Sáu Tú đi công tác Hàm Tân đến xã giải phóng Văn Mỹ bàn với bà con lấy nước biển nấu thành muối để tiếp tế cho miền núi. Xã Văn Mỹ ở sát biển mà cũng gần rừng, củi đốt không thiếu nhưng mỗi gia đình nấu cật lực cũng chỉ được một lượng muối quá it ỏi, thế là kế hoạch nấu nước biển thành muối phải bỏ.

Hồi năm 1955, tôi đã có dịp đi qua đồng muối ngoại ô Phan Thiết. Tôi nghĩ rằng ta có thể đi lấy muối ở đây thì mơi có số lượng lớn, mới giải quyết được vấn đề quá lớn lao này, tôi đề nghị và được anh Sáu Tú đồng ý, giao cho tôi cùng 486 đặt kế hoạch thực hiện. Đồng chí Mười Lang cho đơn vị đi trinh sát thì quả là ở khu vực cầu Sở Muối có nhiều đồng muối lớn, ban đêm không có người giữ, có thể đến lấy thuận lợi. Tổ chức đi lấy muối rất công phu, 486 lo việc trinh sát, dẫn đường vào bảo vệ khi đi lấy về. Không thể liên hệ bàn trước với chủ muối, lại phải bảo đảm an toàn cho lực lượng đi lấy nên ta cứ bí mật thẳng đến, gặp đống muối nào gần nhất thì lấy thôi. Huy động cả bà con ở căn cứ, các cơ quan đơn vị phía sau, lần đầu đi trên 800 người, chiều qua đường sắt, xuống Tam Giác, qua đường 8, vừa vượt khỏi đường 1 là gặp ngay một đống lớn. Lần lấy thứ nhất thành công tốt đẹp. 486 tiếp tục nắm tình hình, cứ thế cho đến đầu 1964 ta lấy được bốn chuyến, chuyến đông nhất trên 1.000, ít cũng 700 – 800 người, mang cật lực, kết quả mỹ mãn, ước tính được trên 100 tấn muối. Có một lượng lớn đến vậy mới đáp ứng được nạn lạt muối của căn cứ, và còn có dự trữ dùng nhiều năm về sau.

Để giữ uy tín của cách mạng, lại phải tạo điều kiện cho các gia đình chủ muối có cớ đấu tranh với địch, tôi bảo đồng chí Đồng (chính trị viên 486) cứ mỗi lần lấy muối xong, phải cắm bảng tại đồng muối có dán tờ giấy viết dòng chữ “Cách mạng mượn muối này của ông bà. Đến ngày kháng chiến thắng lợi, Mặt trận sẽ trả tiền đầy đủ cho ông bà. Ký tên: Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Bình Thuận”. (Sau ngày giải phóng, mới biết tất cả bốn chuyến ta lấy đó đều là muối của ông bà Đinh Ngọc Quang, diêm dân ở Phan Thiết. Ông cho biết: cứ mỗi lần ta lấy muối thì địch lại bắt bớ khảo tra, hành hạ gia đình khổ sở trăm bề. Năm 1995, tôi đã xác nhận việc lấy số muối này của gia đình ông để ông yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh hoàn trả số tiền muối cho gia đình ông như Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh đã hứa trước đây). Rõ ràng việc lấy muối lúc đó là một sự kiện lớn, rất đặc biệt của tỉnh. Hàng ngàn cán bộ, nhân viên, chiến sĩ các cơ quan tỉnh, huyện và đồng bào căn cứ ở huyện Di Linh, miền Đông Tánh Linh đều tham gia đi lấy (đến nay hầu hết đều còn sống). Nhờ số muối lấy được đã không còn nạn đói muối gay gắt của hàng ngàn gia đình. Khi lấy muối, ta không báo trước nên gia đình không biết nhưng đây cũng là công của gia đình ông Đinh Ngọc Quang đóng góp cho cách mạng giải quyết một khó khăn lớn trong đời sống kháng chiến của đồng bào, cơ quan, đơn vị ở căn cứ thời gian đó. Tỉnh nên có giấy khen thưởng thích đáng cho ông Quang ngoài việc trả lại số tiền muối đã lấy. Bởi vì: nếu không có số muối này thì tỉnh làm sao để đồng bào khỏi bị đói muối?

Huy động cả ngàn người đi lấy bốn chuyến đều có kết quả, an toàn, địch không năn chặn, đối phó được. Đó cũng là công tác to lớn của đơn vị 486. Tiếc là sau thời điểm đó tôi đi học ở Miền cả năm nên sự việc rồi cũng qua đi, không ai chú ý việc khen thưởng thành tích đó cho 486 cả.

Trên đường đi lấy muối khá xa, đồng bào vui vẻ lạ thường, cũng có lắm điều thú vị đi ngang đồng trống Tam Giác, bỗng thây một con thỏ từ đâu đâm bổ vào đoàn người, thế là vòng vây xiết chặt, hò hét vang trời, con thỏ khiếp vía và hết đường chạy đành nạp mạng. Khi về, qua đường sắt ban ngày, một số bà con Cà Dòn, người nào cũng mang đầy xà bố, mỗi xà bố có lẽ cũng phải trên 50 ký, thật là một số nỗ lực kinh khủng, khó tưởng tượng lúc bình thường có thể mang nhiều đến thế. Mệt quá, các vị chống “tó” đứng nghỉ ngay giữa đường sắt, không hề nghĩ là có “xe lửa một” xuất hiện thì làm sao thoát được?

- O mi ơi (anh em ơi), phải chạy mau qua đường sắt, xe lửa tới thì mất mạng đó.

- Không sao đâu, mạng muối lớn hơn mạng mình mà! Nặng lắm, phải nghỉ một lát rồi mới đi nổi mà.

Nói vậy nhưng thấy mọi người đều chạy, các vị cũng nhổ tó ráng chạy theo, vừa qua thoắt một đoạn thì có tiếng xe lửa chạy qua ầm ầm. Thật hú vía!

Mấy chục năm đã qua, mỗi khi nhắc lại chuyện lấy muối năm đó, ai cũng cho là một kỳ công, nó đã giải quyết được một việc vô cùng lớn, đó là việc đói muối của hàng ngàn con người ở một cùng căn cứ cách mạng rộng lớn. Thời buổi này đâu có thể ăn cỏ tranh thế muối như làng “Công Hoa” của anh hùng Núp trong “Đất nước đứng lên” thời chống Pháp!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2019, 03:50:07 pm »

Năm 1964, tôi được Tỉnh ủy cử đi học một Lớp Trung cao Chính trị ở Miền. Đoàn học viên Bình Thuận có bảy người gồm đồng chí Nguyễn Quí Đôn (thường vụ tỉnh ủy), tôi và các đồng chí Nguyễn Đăng Kỳ, Trần Mai Lý, Nguyễn Sô (đều là các bí thư, thường vụ các huyện, thị ủy). Lần thứ hai tôi đi R. Cũng qua đường 20, sông Đồng Nai, Mã Đà, chiến khu Dương Minh Châu, sông Sài Gòn đến Lò Gò, Tây Ninh. Thời gian một năm, học có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lê-nin, triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kinh tế - chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng, tình hình nhiệm vụ, v.v. Trong khóa còn có đồng chí Nguyễn Đức Thuận (thường vụ Xứ ủy Nam Bộ) đến nói chuyện về khí tiết cách mạng của người cộng sản trong nhà tù đế quốc, một lòng trung thành với Đảng, với Bác Hồ, kiên cường, anh dũng đâu tranh trực diện với kẻ địch vô cùng hung ác, dã man, vượt qua mọi cực hình tra tấn, biệt gian, anh hùng đến mức địch cũng phải nể sợ, quỳ gối kính phục. Sau này, các chuyện được nhà văn Lý Văn Sâm viết thành tác phẩm văn học “Bất khuất” rất có giá trị. Nổi bật là năm đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình, Phạm Quốc Sắc, Nguyễn Văn Minh (Nguyễn Văn Minh là xã đội trưởng xã Hàm Phong, Hàm Thuận, Bình Thuận), được đồng chí, đồng bào Côn Đảo tôn vinh là năm ngôi sao sáng trong tù chính trị Côn Đảo.

Tại lớp học này, tôi cũng có một kỷ niệm nhỏ nhưng khá sâu sắc, đó là việc bỏ hút thuốc. Trong chống Pháp, tôi không hút thuốc, uống trà; sang chống Mỹ, đấu tranh chính trị mấy năm đầu, ban ngày ở nơi an toàn, nghỉ ngơi, chơi tu-lơ-khơ, cờ tướng; chiều tối đi đột ấp xây dựng cơ sở hoặc lo tiếp tế, v.v. Anh em thường rủ rê (nhất là anh Hoàng Từ): ở núi rừng xa gia đình, cha mẹ, vợ con, chỉ có chén trà, điếu thuốc làm vui, hút với anh em một điếu có hề gì. Anh Sáu Tú còn bỏ vào túi tôi một bóp vải nhỏ đựng thuốc, giấy và bật lửa, để lúc nào muốn hút có ngay, khỏi hỏi ai! Nhiều ngày rồi cũng xiêu lòng và khi đã hút thì cũng nhanh chóng thành thạo chẳng kém ai từ lúc nào không biết, nhưng tôi chưa đến nỗi lượm tàn. Thế là tôi hút từ năm 1957. Ở tỉnh có nhiều bạn bè, bà con quen thân giúp đỡ nên tôi có thuốc lá hút thường xuyên. Nay đi học, tỉnh cho đoàn 3.500 đồng để bồi dưỡng chút ít dọc đường, lúc mua thêm cá mắm, khi ăn bữa chè, tới Lò Gò là vừa hết. Trường có chế độ phụ cấp tiêu vặt tháng, anh em gọi vui là “lương”. Các khu được cấp 40 đồng/người/tháng. Khu 6 và khu Sài Gòn – Gia Đình gian khổ được ưu tiên 60 đồng/người. Lúc đó, giá một lon sữa 10 đồng, một ký đường, gói thuốc thơm Ara, bút bi cũng 10 đồng, một rê thuốc 5 đồng, 1 xấp giấy quyển 5 hào. Vào đây, tôi không có nguồn tiếp tế nào ngoài “lương”, chỉ hút thuốc rê một tháng cũng mất 150 đồng và 15 đồng tiền giấy, lương không đủ hút nói chi đến uống trà, ăn bánh chút ít, còn kem bót, xà phòng v.v. cũng không thể thiếu. Các bạn học Nam Bộ thường hút thuốc thơm, vui vẻ rộng rãi, mua bao thuốc thơm bỏ ra bàn mời anh em, hết mua bao khác, có người xin một điếu hút, điếu dắt mang tai là chuyện thường ngày. Uống trà, hút thuốc rất thảo lảo thật tình, nhưng không lẽ cứ lấy thuốc của bạn hút mãi, lớp học cả năm, nào phải hội nghị năm mười ngày. Tôi bèn quyến tâm bỏ thuốc. Lãnh phụ cấp, tôi mua lon sữa, ký đường, gói trà, cây kem, bánh xà phòng cho hết tiền luôn. Bỏ hút không dễ dàng, lên môi trường cả trăm người hút thơm phức khêu gợi quá chừng, ngồi thảo luận tổ cả ngày, mọi người hút liên tay, thèm ghê gớm; trước khi ngủ, sau thức dậy làm một điếu thú vị biết bao. Ăn rồi tanh miệng hút một điếu đã thành thói quen, nay từ bỏ cũng gay go. Ngồi học, bạn bỏ gói thuốc trước mặt, cứ ân cần, muốn lấy một điếu vô cùng nhưng đấu tranh giữ tay lại. Khổ sở nhất là ba ngày đầu, một tuần thấy dễ chịu. Lúc đầu không ai chú ý, sau cũng có người hỏi:

- Sao không hút thuốc, Sáu Nam?

- Tôi muốn cảm cúm, hút nóng rát cổ chịu không nổi!

Sau một tháng thì không còn thèm thuốc chút nào. Tôi hút thử một điếu xem thế nào chứ không phải muốn hút lại. Hút vài hơi, tôi vứt ngay, nó đắng nghét, chẳng ngon lành gì cả; không biết trước đây tại sao mình lại hút. Cắt đứt chuyện hút thuốc được rồi. Biết tôi bỏ thuốc, có người khen ủng hộ; có người cười nói trước sau gì nó cũng hút lại thôi, thứ này không bỏ được đâu, nhiều người bỏ mà đâu có bỏ được, mà bỏ làm gì chứ? Tôi chỉ cười, không trả lời bạn. Bụng bảo dạ ta thắng rồi! Năm 1965, khi tôi làm phó chính ủy Trung đoàn Bắc Sơn Quân khu 6, đóng gần cửa khẩu Đắc Uýt, nhu yếu phẩm dồi dào, thỉnh thoảng có liên hoan nhẹ, nhiều người mời hút một điếu với anh em cho vui, có gì mà ngại, nể lời tôi cầm một điếu, rồi thấy cũng hơi thích, tôi vội bảo mình: đã không hút thì không được đụng tới kẻo rồi bị thất bại. Đến nay, tôi đã bỏ thuốc 36 năm rồi. Đến ngày “Quốc tế không hút thuốc lá”, tôi cũng viết một bài tuyên truyền không hút thuốc nhưng xem chừng không kết quả mấy. Có mấy người bạn bỏ rồi hút lại, mà hút luôn miệng, không nói tới việc bỏ hút nữa. Tôi nghĩ là không có gì khó không làm được, chỉ cần có nghị lực thôi.

Hết lớp học viên toàn khóa được dự Hội nghị Trung ương Cục mở rộng; đây là hội nghị quan trọng cuối chiến tranh đặc biệt, Trung ương Cục quyết định giành thắng lợi quyết định, buộc địch phải chịu thua trong chiến tranh đặc biệt hoặc phải chuyển sang chiến tranh cục bộ. Ở hội nghị, tôi được gặp và nghe đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới vào chiến trường, là bí thư Quân ủy và chính ủy Quân Giải phóng miền Nam nói chuyện. Anh phân tích địch – ta, chỉ rõ xu thế phát triển của tình hình sắp đến hay vô kể; nghe cứ như anh đã cầm chắc địch trong tay rồi vậy. Trường còn được đón đồng chí Bớc-sét, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Ố-xtray-lia và nữ đồng chí Ma-đờ-len Ríp-phô đại diện Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đang thăm miền Nam nước ta, đến thăm trường, nói chuyện rất hay, rất tình cảm, các đồng chí đều khâm phục Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta anh dũng chống Mỹ, cứu nước và tin tưởng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi cuối cùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #104 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:43:09 am »

6. Cánh 2 vào Phan Thiết.

Từ khi quân chiến đấu Mỹ đến Phan Thiết ngày 27 tháng 8 năm 1966 đến hết năm 1967 là thời kỳ Bình Thuận đánh Mỹ sôi sục quyết liệt. Quân dân Bình Thuận đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách ban đầu, vươn lên góp phần cùng toàn Miền tích cực chuẩn bị đi vào mùa Xuân 68 lịch sử. Ngày đầu xuân năm ấy, Bác Hồ kính yêu đã chúc Tết đồng bào cả nước:

            Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
            Thắng trận tin vui khắp nước nhà
            Nam – Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
            Tiến lên, toàn thắng ắt về ta!


Đó là hịch truyền, là mệnh lệnh thôi thúc toàn quân toàn dân thi đua đánh giặc Mỹ để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Vừa ra sức đánh Mỹ khắp tỉnh, chúng tôi vừa ra sức xây dựng, phát triển mạnh lực lượng đặc công, tích cực chuẩn bị vật chất, chuẩn bị chiến trường với một qui mô đến choáng ngợp nhưng vô cùng hào hứng. Các đoàn vận tải quân sự ngày đêm vào núi Bể, núi Mây Tào Bà Rịa mang vũ khí, đạn dược của R cấp cho tỉnh, toàn súng đạn xã hội chủ nghĩa. Đến lúc này, tỉnh mới có AK, RPĐ, cối 60, 82 Liên Xô, pháo dù, mìn đánh tăng, B40. Tháng 10 năm 1967, từ một Đại đội 481 đặc công đã thành bốn đại đội đặc công đủ; Đại đội 1/481, Đại đội 2/481, Đại đội 3/481 và Đại đội 5 đặc công; ba đại đội 481 được giao cho Thị đội: Đại đội 2/481 bố trí đứng ở Râm Bàu Heo – Cửa khẩu Tam Giác, các chốt Mỹ Hố Chùa, Nồng Cà Tang, Bà Gò đều đã nằm ở sau lưng; Đại đội 1/481 đóng ở Bưng Cò Ke – tây nam Phan Thiết, khá gần Căng Ê-sê-pít lúc đó là căn cứ hỗn hợp lớn của lữ đoàn 506 Mỹ; Đại đội 3/481 đóng ở Râm Tre Hàm Nhơn – Khu Lê, không xa các chốt Mỹ ở Tà Dôn, Lầu Ông Hoàng bao nhiêu. Đội hình rẻ quạt này ôm lấy Phan Thiết ba phía trừ biển, nói lên hoạt động tập trung vào Phan Thiết không còn xa. Tỉnh còn đưa một số lượng lớn đạn dược, gạo muối chôn giấu sẵn ở Tam Giác. Đại đội 2/481 đứng được ở Tam Giác là một sự cố gắng khắc phục gian khổ, nguy hiểm phi thường vì ba bên bốn bề Mỹ - ngụy nhung nhúc, tiếng súng pháo kề cạnh, ngày ở hầm bí mật, đêm mới lên mặt đất sinh hoạt, nghỉ ngơi; căng thẳng đến mức đại đội trưởng Lê Văn Bảng cũng buột miệng:

- Chà, căng thẳng ghê quá!

Chính trị viên đại đội Hoàng Phương Đông hỏi đùa:

- Anh là anh hùng mà cũng căng thẳng nữa sao?

Cả hai cười xòa thoải mái rồi vội tụt xuống hầm ngụy trang.

Đến cuối tháng 12 năm 1967, toàn tỉnh đã đánh 1.000 trận lớn nhỏ, diệt hơn 6.000 tên địch, bắn rơi, bắn cháy 105 máy bay, diệt hơn 100 tăng, bọc thép. Đặc công đứng chân xong là tập trung chuẩn bị chiến trường, toàn bộ là các mục tiêu trong nội thị. Lần đầu tiên tỉnh với tay vào tận sào huyệt địch với một khối lượng mục tiêu vượt xa sức mình nhưng đây là mệnh lệnh, phải động viên mọi nỗ lực cao nhất, khẩn trương nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Anh Ba Lê (tỉnh đội trưởng) và tôi trực cơ quan, chỉ đạo Đại đội 2/481 chuẩn bị Trinh Tường, Đinh Công Tráng, biệt khu Bình Lâm đều là cứ điểm cấp trên đại đội; Đại đội 3/481 chuẩn bị tiểu khu, tỉnh đoàn bảo an, ty công an cảnh sát. Anh Đảng (tỉnh đội phó) xuống Thị đội trực tiếp phụ trách Đại đội 1/481 chuẩn bị Căng Ê-sê-pít và cổng chữ Y, tranh thủ các đêm tối trời tháng 12 năm 1967 và đầu tháng 1 năm 1968 nhất là dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân. Trước đây, mỗi mục tiêu, 481 chuẩn bị cũng phải 3 tháng, nay thì bỏ lệ thông thường đó rồi.

Có một việc xảy ra ngoài dự kiến, chúng tôi không biết mà có ảnh hưởng không nhỏ đến tổng công kích vào thị xã sau đó. Vào đầu tháng 1 năm 1968, Tư lệnh Quân khu do đồng chí Võ Văn Đẩu, chủ nhiệm đặc công Quân khu xuống thẳng Thị đội truyền lệnh trực tiếp của Tư lệnh cho anh Đảng và Thị đội tập trung cả Đại đội 1, Đại đội 2/481, 480 cùng mọi khả năng của Thị đội chuẩn bị Căng Ê-sê-pít để sau ngừng bắn Tết có thể đánh được Căng ngay. Tư lệnh cũng chỉ định đồng chí Đảng làm chỉ huy trưởng, Vũ Văn Đẩu và Nguyễn Anh Dũng (Thị đội trưởng) làm chỉ huy phó trận đánh này. Ngày N Quân khu có lệnh sau. Việc này Quân khu ra lệnh vượt cấp cho anh Đảng và Thị đội nên chúng tôi chẳng biết gì, cứ nghĩ là Đại đội 2/481 đang chuẩn bị Trinh Tường. Đại đội 3/481 suốt thời gian qui định mới xoi đường vào gần, thấy được mục tiêu tiểu khu chứ chưa vào rào nào. Như vậy, đến Tết chưa có mục tiêu nào trong nội thị được chuẩn bị. Tại sao vậy? Vì tư lệnh Quân khu cho rằng phải sau ngừng bắn Tết một thời gian mới có ngày N của Miền, do đó ý định của ông là vừa hết ngày ngừng bắn Tết, ông sẽ đánh phủ đầu quân Mỹ ở Căng một đòn nặng cho nó quỵ, mất sức chiến đấu, sau đó thong thả vào Phan Thiết. Đối với quân ngụy, ông cũng không đưa Đại đội 5 đặc công của 840 cùng Đại đội 3/481 chuẩn bị khu vực tiểu khu mà lệnh cho đồng chí Lê Du tiểu đoàn trưởng 840 tập trung Đại đội 5 cùng cán bộ của 840 chuẩn bị yếu khu Sông Lũy ở Bắc Bình. Cùng lúc anh Đảng đánh Căng thì Lê Du cũng diệt yếu khu Sông Lũy, rút kinh nghiệm để sau đó cùng 482 vào Phan Thiết. Tất nhiên việc điều 840 ở Râm Tre – Hàm Nhơn ra Bắc Bình chúng tôi cũng không được thông báo. Do vậy, khi Miền ra lệnh vào N, ta đánh tiểu khu, Trinh Tường, cổng chữ Y đều không có chuẩn bị trước, 840 bỏ Sông Lũy, tức tốc hành quân về Râm Tre – Hàm Nhơn tổ chức chiến đấu rồi vào Phan Thiết trễ ba ngày. Đợt 1 tổng tấn công Phan Thiết bị giã gạo cả ở cấp Quân khu, vì ngày N lại là trong dịp Tết nghĩa là còn trong thời gian ngừng bắn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #105 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:44:05 am »

Gần Tết, Tỉnh đội được lệnh Miền cho mở đài canh 24/24 giờ để sẵn sàng nhận lệnh mới. Đoán biết có chuyện lớn, anh Ba Lê và tôi yên tâm với cách bố trí từ trước, chắc chắn mỗi đơn vị cũng chuản bị được một mục tiêu cho nhiệm vụ đến, chúng tôi cho cơ quan và 482 ăn Tết sớm để chủ động trong mọi tình huống. Từ cuối 1967, Quân khu đã cho học tập tình hình nhiệm vụ mới, tự nguyện gác bỏ mọi riêng tư, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, triệt để chấp hành mệnh lệnh, đánh theo yêu cầu không theo khả năng, bàn vô không bàn ra, chỉ tiến không lùi. Có điều là vào giờ phút khẩn trương này, là cấp tỉnh, chúng tôi tất nhiên không được phép biết sớm ngày N. Sau Mậu Thân, tôi băn khoăn mãi một việc là bản thân chúng tôi, những người trực tiếp chiến đấu thực hiện đánh chiếm Phan Thiết mà chỉ biết trước có hai ngày thì có thể làm được bao nhiêu cho nhiệm vụ? Trong khi Quân khu biết trước 21 ngày, dĩ nhiên chỉ yêu cầu biết nhiệm vụ đánh chiếm Phan Thiết thôi chứ không yêu cầu biết trước ngày N. Giá như cấp tỉnh chúng tôi được biết nhiệm vụ trước năm đến bảy ngày thì tốt biết chừng nào! Mọi năm ngừng bắn Tết ba ngày, năm nay bảy ngày, đó là thuận lợi lớn cho đặc công chuẩn bị mục tiêu, trong dịp Tết địch có nhiều chủ quan sơ hở, chúng tôi mừng vô hạn nhưng đâu có ngờ…

Đêm 28 tháng Chạp âm lịch, anh Tám Hiền đang họp ở Khu điện về cơ quan Tỉnh đội triệu tập tất cả các ủy viên Thường vụ, tỉnh ủy viên, Ban Chỉ huy Tỉnh đội, trưởng phó ban ngành Tỉnh ủy có mặt sẵn trong đêm chờ anh về phổ biến mệnh lệnh khẩn cấp. Chờ quá nửa đêm chưa thấy anh về, mọi người đi ngủ với một tâm trạng hồi hộp khó tả. 4 giờ ngày 29 anh vừa về tới là cuộc họp bắt đầu tại cơ quan trên đỉnh núi Nhà Lầu. Dưới ánh sáng lờ mờ của các ngọn đèn dầu ló thụt, tất cả nghiêm trang đón nhận mệnh lệnh. Đây là giờ phút thiêng liêng trong đời chiến đấu của mỗi người từ khi Đảng động viên sẵn sàng cho thời cơ mới. Sau khi phân tích tình hình, thời cơ, nhiệm vụ chung, vô cùng phấn khởi, anh nhấn mạnh:

- Đây là nhiệm vụ lịch sử, thời cơ lịch sử của dân tộc đòi hỏi một quyết tâm vô cùng lớn lao, ý chí thiết tha giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Quyết tâm của Đảng là toàn Miền sẽ nhất tề đồng loạt, trong một ngày một giờ xông thẳng vào sào huyệt địch đánh chiếm, phát động quần chúng nổi dậy làm chủ các thành phố, thị xã, tiếp đó giải phóng cả nông thôn, thành lập Chính phủ Cách mạng miền Nam và chính quyền các cấp, hoàn thành giải phóng miền Nam. Đây là cuộc Tổng công kích, tổng khởi nghĩa lịch sử trong thời cơ lịch sử vô cùng đặc biệt, vô cùng thuận lợi mà chúng ta tự hào, vinh dự được góp phần xứng đáng.

Chúng tôi xúc động lặng đi giây phút rồi chăm chú theo dõi nhiệm vụ cụ thể của địa phương và mỗi người:

- Khu 6 vào Tổng công kích, tổng khởi nghĩa có 2 trọng điểm phải đánh chiếm làm chủ phối hợp toàn Miền: trọng điểm 1 là thị xã Phan Thiết, trọng điểm 2 là thành phố Đà Lạt. Các nơi khác là diện phối hợp, Bộ chỉ huy Mặt trận Phan Thiết do anh Năm Ngà lam Tư lệnh, anh Tám Hiền làm chính ủy. Lực lượng đánh Phan Thiết được tổ chức thành 3 cánh: Cánh 1 chủ yếu, gồm Tiểu đoàn 840, Đại đội 3/481, 405, các đội công tác và lực lượng chính trị tả ngạn do anh Ba Lê làm chỉ huy trưởng, anh Phan Văn Hược (chủ nhiệm chính trị Quân khu) làm chính ủy, sẽ đánh diệt tiểu khu và tòa hành chín Bình Thuận, tỉnh đoàn bảo an, ty cảnh sát và các mục tiêu xung quanh. Cánh 2 thứ yếu, gồm Tiểu đoàn 482, Đại đội 2/481, Đại đội 5 đặc công tỉnh, Đại đội 487, Đại đội trợ chiến Quân khu, Đội công tác và lực lượng chính trị, do anh Sáu Nam làm chỉ huy trưởng, anh Bốn (bí thư Thị) làm chính ủy, anh Đảng chỉ huy phó, đánh diệt Trinh Tường, trại Đinh Công Tráng, biệt khu Bình Lâm, các mục tiêu xung quanh khu vực, cùng cánh 1 làm chủ tả ngạn. Cánh 3 gồm Đại đội 1/481, 480, Đại đội công binh tỉnh, đội công tác, lực lượng chính trị do đồng chí Nguyễn Hội làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Như (phó bí thư Thị) làm chính ủy, dùng một bộ phận đặc công đánh Căng Ê-sê-pít, tiêu hao, kiềm chế quân Mỹ, lực lượng còn lại đánh cổng chữ Y và các mục tiêu xung quanh, làm chủ hữu ngạn, cùng cánh 1, cánh 2 làm chủ thị xã và đánh phản kích Mỹ, trung đoàn 44. Các đồng chí chính ủy còn phải phối hợp Thị ủy phát động quần chúng tổng khởi nghĩa, phá ấp, phá kềm, lập chính quyền cách mạng, quản lý thị xã. Các huyện Hàm Thuận, Thuận Phong ngoài việc đánh chiếm các mục tiêu ở địa phương còn có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho Phan Thiết. Các huyện Hàm Tân, Tánh Linh, Hoài Đức tích cực hoạt động phối hợp trọng điểm. Di Linh giữ căn cứ, sẵn sàng huy động phục vụ phía trước. Anh Sáu Nam có nhiệm vụ truyền đạt nhiệm vụ cho cánh 3 và các đồng chí Hội, Như để kịp thời tổ chức chiến đấu. Sở chỉ huy Mặt trận lúc đầu ở Bàu Tròn Tam Giác, tiếp đó xuống Đại Nẫm rồi vào Phan Thiết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:45:08 am »

Các đồng chí Thường vụ, tỉnh ủy viên, các ban ngành cũng đều có công việc cụ thể cả ở phía trước và phía sau. N là đêm 31 tháng 1 rạng 1 tháng 2 năm 1968 tức đêm mồng một Tết Nguyên đán. G là 24 giờ.

Anh Tám Hiền cũng cho biết ở Đà Lạt Tổng công kích, tổng khởi nghĩa với các Tiểu đoàn 186/Quân khu, 130 trợ chiến quân khu, đặc công, bộ binh tỉnh Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt; Tư lệnh Mặt trận Đà Lạt là Lê Thành Công (phó tư lệnh Quân khu 6), chính ủy là Ba Ưng (bí thư Thuyên Đức). Anh cũng nói một số việc có thể phổ biến được để mọi người phấn khởi. Chiếm xong Sài Gòn, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam sẽ ra tuyên bố với cả nước và thế giới, ra mặt Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam với cờ của Chính phủ Cách mạng, phát hành tiền của Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa miền Nam, công bố quan hệ bình thường Nam – Bắc, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, v.v. Với tư cách người lãnh đạo, chỉ huy cao nhất ở trọng điểm 1, anh cũng dự kiến các mặt thuận lợi, khó khăn ác liệt, đòi hỏi phải xả thân xông lên, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng để giành toàn thắng theo lời kêu kêu gọi của Bác.

Chúng tôi vô cùng phấn chấn, hoàn toàn nhất trí với nhiệm vụ, hứa với Đảng sẽ dốc hết sức mình, dù phải hy sinh để góp phần hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang trọng đại này. Vẫn biết nhiệm vụ là quá sức song trong thời cơ phối hợp toàn Miền, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ, kiên cường chiến đấu, vị quốc vong thận thì nhất định thắng lợi. Với niềm tin tưởng vững chắc, chúng tôi bắt tay ngay vào nhiệm vụ, thời gian sát rồi, anh Ba Lê tập trung sang Khu Lê, thương anh phải đi suốt ngày và đêm nay, qua đường 8, đường 1, để sáng mai làm công tác tổ chức với 840 rồi tối vào thị xã. Chúng tôi xiết tay chúc chiến thắng, hẹn gặp nhau ở Phan Thiết. Với tôi, còn có một kỷ niệm sâu sắc, đồng chí Lê Thị Hoa, vợ tôi là cán bộ phụ nữ tỉnh được phân công đi với cánh 1 cùng địa phương lo việc tổng khởi nghĩa ở tả ngạn; như vậy cả hai chúng tôi đều ra trận, có mặt ở chiến trường trong thời điểm sục sôi nóng bỏng này, đây sự kiện hiếm có trong đời chiến đấu cách mạng của vợ chồng tôi. Cánh 2 có thuận lợi hơn một chút: trưa nay tôi sẽ có mặt ở 482 triển khai nhiệm vụ và truyền đạt cho cánh 3 được rồi. Tụt xuống dốc núi, tới ngã ba, tôi rẽ về Hàm Thạnh, còn anh Ba Lê và vợ tôi sang Khu Lê. Tôi nắm chặt tay Hoa, nhìn nhau âu yếm trong chốc lát, nỗi yêu thương da diết dâng trào… rồi chia tay hối hả lên đường.

Đến 482, Hòa (tiểu đoàn trưởng), Nguyễn (chính trị viên) cùng anh em ban chỉ huy tiểu đoàn nắm tay tôi:

- Có nhiệm vụ mới rồi phải không anh?

Tôi cười gật đầu, vội bảo 482 cho liên lạc hỏa tổc đến Núi Đền mời các anh Bốn, Hội sang gặp tôi ngay để nhận lệnh chiến đấu khẩn cấp, đi tìm Đại đội 2/481 đang chuẩn bị chiến trường, chắc giờ này đang ỏ đâu đó tại Tam Giác về gấp. 1 giờ, vừa triển khai công việc với 482 xong thì các anh thị xã tới. Truyền đạt xong, các anh quay về ngay để đêm nay Hội qua bên Cát, sáng ngày tổ chức cánh 3 kịp đêm mai vào trận. Anh Bốn cũng về lại cơ quan bàn công tác phát động quần chúng nội thành khởi nghĩa, phân công Thị ủy rồi mới quay lại nhận chức. Khổ thay, đến giờ hành quân vẫn không có Đại đội 2/481 trở về, thế là cánh hai thiếu mũi nhọn chiến đấu trong đêm N. Đại đội 2/481 đi đâu? Chắc đang trụ bí mật tại bàn đạp để tranh thủ các đêm ngừng bắn, biết tìm nơi nào? Không khéo khi nổ súng, Đại đội 2/481 đã vào trước 482, quân ta choảng lại quân mình thì khốn!

Ở Phan Thiết, ngoài bảo an, dân vệ như cũ, còn có 2 tiểu đoàn của trung đoàn 433, 1 chi đoàn thiết giáp, 1 trung đội pháo 105, 1 đại đội hải thuyền; quân Mỹ thì có lữ 101, 1 chiến đoàn thiết kỵ, 2 đại đội pháo 105, 155, 1 phi đoàn trực thăng vũ trang, 1 đoàn cố vấn quân sự, tất cả trên 2.000 tên. Địch có ưu thế tuyệt đối về quân số và binh khí kỹ thuật. Song với tinh thần tổng công kích, tổng khởi nghĩa, chủ động bất ngờ, chúng tôi quyết cùng toàn Miền xốc tới giành thắng lợi.

Ngày 30 và sáng mồng một Tết, đất trời yên tĩnh lạ thường, không một tiếng bom, tiếng pháo, địch cũng xả hơi ăn Tết chăng? Các chốt Mỹ ở Hố Chùa, Nổng Cà Tang, Bà Gò cũng im bặt. Trưa mồng một có tiếng L19 quần đảo xa xa. Trinh sát lượm về một số truyền đơn có ảnh trung tá Nguyễn Khắc Tuân, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Bình Thuận, cười có vẻ mời chào, đề nghị cán binh 482 về Phan Thiết ăn Tết ngừng bắn thì rất hoan nghênh và đón tiếp chu đáo. Chà! Bọn này cũng làm địch vận nhưng chúng có ngờ đâu không đợi mời, đêm nay 482 cũng sẽ vào Phan Thiết ăn Tết! Chiều 31 tháng 1 năm 1968, mùng một Tết Mậu Thân, toàn cánh 2 ra quân với khí thế hào hùng tin tưởng. Từ khi Mỹ đến chiến trường này, đây là lần đầu một lực lượng lớn hành quân ban ngày qua đường sắt xuống Tam Giác. Nắng chiều rực rỡ, gió xuân đưa nhẹ những cành mai vàng tươi thắm, bầu trời trong xanh, tiếng chim rừng thánh thót âm điệu “bắt cô trói cột” mà lại rõ thành “khó khăn khắc phục” thật lý thú. Giữa đường gặp bộ phận Sở Chỉ huy mặt trận nhập vào cùng tiến bước. Còn sớm, tôi cho dừng nghỉ giải lao. Bỗng anh Nguyễn cầm chiếc đài bán dẫn vẫy vẫy gọi tôi lại, đã có mấy anh em xúm xít xung quanh nghe chăm chú. Phát thanh viên đài Giải phóng đang sôi nổi báo tin quân ta đánh lớn thắng to đêm qua ở các tỉnh Trị Thiên, Quân khu 5 và Tây Nguyên, làm chủ hoàn toàn thành phố Huế, đang tiếp tục tấn công và thắng dồn dập ở Đà Nẵng, Đắc Tô, Tân Cảnh, v.v. Vô cùng phấn khởi, nhưng tôi cùng rất ngạc nhiên tại sao ngoài ấy đánh trước, không chờ cùng nhau đêm nay đồng loạt nổ súng? Thảo nào sáng nay có máy bay trinh sát quần đảo chắc là thăm dò ở trong này. Tôi và Nguyễn cầm đài lên báo tin chiến thắn sốt dẻo cho anh Năm Nà và Tám Hiền, các anh chưa biết. Tôi hỏi:

- Tại sao lạ vậy anh? Anh Tám phổ biến là đêm nay toàn thể mới nổ súng! Ngoài ấy đánh trước, địch đã đề phòng, đêm nay ta mất yếu tố bất ngờ rồi!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #107 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:49:55 am »

Anh Tám Hiền nói thong thả:

- Không sao, địch không kịp đối phó đâu. Cứ giữ vững quyết tâm giành chiến thắng.

Tất nhiên là trong tình hình này càng phải giữ quyết tâm thật cao. Với cương vị chính ủy, anh phải động viên như vậy, tôi cũng như vậy thôi, phải dốc sức thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là hịch truyền của Tổ quốc của Bác Hồ. Mặt trời đã khuất sau dãy núi Đăng Gia, chốt Mỹ Hố Chùa mờ dần trong hoàng hôn. Tôi cho trinh sát đi nhanh tới Phú Bình, Phú Thọ may ra gặp Đại đội 2/481. Đêm Tam Giác đang yên tĩnh, đột nhiên có tiếng trực thăng ầm ầm từ Căng bay lên. Ngay trên đầu đội hình có ba trực thăng vũ trang rà thật thấp, thả pháo sáng tìm kiếm soi mói. Sợ anh em vội bắn máy bay khi chưa lộ, tôi lệnh tất cả ẩn nấp kỹ, dù địch có bắn vu vơ trúng vào đội hình, mà chưa có lệnh tôi thì không ai được bắn. Địch dò xem đêm nay có lực lượng ta xuống Phan Thiết không? Hơn nửa giờ, không có gì đáng nghi, chúng quay về Căng, trời đêm lại yên lặng. Đang tiếp tục hành quân, thì phía trước có bóng người chạy ngược đến tôi. Chúng tôi ôm nhau vô cùng sung sướng. Đại đội 2/481 đã về với cánh 2 rồi! Đang ở bên chỗ Đại đội 1/481, được Tám Hiền phổ biến, Đại đội 2/481 vội cùng Thành (thị đội phó) vượt đường 1, đường sắt ban ngày, lên Tam Giác vừa gặp đơn vị. tôi phổ biến ngay nhiệm vụ đêm nay của cánh và của Đại đội 2/481 cho Bảng, Đông rồi giao Đại đội 2/481 cho Hòa, Nguyễn. Sở Chỉ huy Mặt trận đã rẽ đi Bàu Tròn, đội hình chúng tôi tiến sâu vào thị xã. Đến nhà ông Giáo Tá ở Xuân Phong, cách Trinh Tường 300 mét, tôi đặt Sở chỉ huy cánh. Đại đội 2/481 và 482 có Trường, Thiện, Tự tiếp cận Trinh Tường. Liên lạc về báo địch đã báo động đề phòng rất cẩn mật. Gần 2 giờ ngày 1 tháng 2 năm 1968 mà vẫn chưa thấy cánh 1, cánh 3 tấn công, nếu hai nơi ấy nổ trước thì ở đây có khó khăn; tuy vậy ưu tiên cho chủ yến là cần thiết. Thời gian trôi qua chậm chạp, chờ đợi G hồi hộp, căng thẳng. 2 giờ 15 phút, quả bộc phá của cánh 2 mở màn tấn công Phan Thiết. Sở chỉ huy mở máy bộ đàm theo dõi, cối 82 của Sơn Cỏ đại đội trưởng 487 dội cấp tập vào tiểu khu, tòa hành chính tỉnh hỗ trợ cho cánh 1 vì chưa thấy nổ súng ở đây. Phía nam có tiếng súng, cánh 3 đán rồi. Nhưng bên cánh 1 sao mãi mà chưa thấy tiếng súng, có lẽ do đường xa chưa đến kịp G, bạn sẽ khó khăn, tôi thấy thương và lo cho bạn quá, nhưng chiến đấu trước mắt thu hút tâm trí tôi, không còn để ý đến nơi nào khác. Nổ súng rồi thì thời gian trôi qua lại rất nhanh, chiến đấu càng lúc càng quyết liệt. Gần sáng mà Đại đội 2/481 chưa vào được tung thâm. Quyết tâm là đánh chiếm Phan Thiết không chỉ đêm nay mà cho đến khi làm chủ toàn thị xã nên dù rất sốt ruột, tôi vẫn chưa đưa Đại đội 5 vào trận mà chỉ động viên Đại đội 2/481, 482 nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ vì 482 vẫn chưa nổ phát súng nào. Hừng sáng, một mũi của 2/481 đã chiếm được đầu cầu, đang phát triển vào trận nội. Trời sáng rõ, súng càng nổ dồn. lần đầu đánh địch ngay trong nội thị, anh em vẫn đĩnh đạc tấn công, không lui ra như trước. 9 giờ chiếm được một phần ba đồn. Địch thấy ban ngày mà đối phương không lui, càng cố giữ kêu tiểu khu chi viện. Hai bên thấy rõ nhau, giành giật quyết liệt từng công sự, từng đoạn hào. Tuy các tiểu đoàn của trung đoàn 44 về Sông Mao ăn Tết chưa vào lại nhưng lực lượng bảo an tại chỗ còn nhiều, địch bắt đầu điều binh khiển tướng, huy động lực lượng đối phó cánh 2 ở Trinh Tường. Thiếu tá tỉnh phó nội an Trần Văn Chà chỉ huy đại đội bảo àn 208 tiến theo đường Nguyễn Hoàng (nay là đường Lê Hồng Phong) đánh tạt sang để giải tỏa cho Trinh Tường, bị 482 chặn đánh phải nằm lại tại chỗ. Cùng lúc, trung úy Tứ Tây Tựu đưa hai xe GMC đầy lính theo đường Lương Ngọc Quyến (nay là đường Nguyễn Hội), lên phản kích, đến trung tâm thẩm vấn bị 482 đánh diệt nhiều tên và đẩy lùi. 12 giờ, 482 vẫn chặn đứng địch, bảo đảm cho Đại đội 2/481 tiếp tục tấn công, lúc ấy đã chiếm được một phần hai đồn. Địch biết tiểu khu có viện nên càng cố gắng chống trả, tốc độ tấn công của ta có chậm do chiến đấu liên tục từ đêm., Bảng bị thương nặng. Đại đội 2/481 đã có một số thương vong. Đồn Trinh Tường rất rộng, bên trong có giao thông hào và rào ngăn cắt từng khu vực nên việc đánh phát triển trong trận nội không dễ dàng. Tuy vậy, Đại đội 2/481 còn sức chiến đấu mạnh; 482 đập gẫy cả hai mũi phản kích của địch, hỗ trợ đắc lực cho Đại đội 2/481. Từ sáng đến trưa bầu trời yên lặng, không có máy bay xuất hiện, chắc Căng bị đòn nặng, máy bay bị tê liệt. Các sân bay Thành Sơn, Biên Hòa cũng bị đánh phá không hoạt động được, pháo địch cũng im tiếng, ta cứ vững vàng đánh diệt bộ binh thôi. Lực lượng dự bị của cánh chỉ có Đại đội 5 đặc công, đang làm nhiệm vụ bảo vệ Chỉ huy sở. Mục tiêu còn rất nhiều, chưa thể sử dụng sớm lực lượng dự bị. Một cánh địch độ một đại đội xuất hiện từ hướng Phú Hội đang tiến về phía Chỉ huy sở, Đại đội 5 sẵn sàng chiến đấu tại chỗ. 14 giờ 30 phút, Đại đội 2/481 đã chiếm được hai phần ba đồn, đang cố gắng dứt điểm. 482 cũng đánh bật cả sáu đợt phản kích của địch. Cánh địch hướng Phú Hội đã tạt sang một nơi nào khác. Lúc này sử dụng lực lượng dự bị được rồi, tôi cho Đại đội 5 vượt cánh đồng trống vào tiếp sức cho Đại đội 2/481 dứt điểm. Là cứ điểm lớn án ngữ cửa ngõ bắc Phan Thiết, Trinh Tường có 1 đại đội bảo an và 1 trung đội pháo 105 đóng giữ nhưng qua 12 giờ chiến đấu vô cùng quyết liệt dữ dội, giờ làm chủ đồn Trinh Tường sắp điểm rồi! Khi Đại đội 5 vừa đến với Đại đội 2 chưa được bao nhiêu thì thình lình có tiếng máy bay vang rền, từng tốp phản lực từ biển lao vào gầm rú, nhào lộn trút bom xuống Trinh Tường. Tiếng bom nổ như sét đánh, đinh tai nhức óc, từng cột khói lửa bốc lên cuồn cuộn mù mịt, nhà cửa, công sự, cây cối sập nát, sắt thép, gạch đá tung tóe ngổn ngang. Chiến sĩ ta mới lần đầu đánh ngày trong nôi thị giữa đồn địch, đội bom đạn chiến đấu. Qua mấy đợt bom, chúng tôi thấy từng tốp chiến sĩ từ trong Trinh tường tràn ra ruộng bất kể oanh tạc đang bổ nhào dội bom bắn phá. Đồng chí Trung Nhẽo Đại đội 5 một tay bị thương treo băng trắng qua cổ, một tay kẹp tiểu liên, mặt mày xạm khói, quần áo tả tơi chạy ra vừa thở vừa nói:

- Địch biết ta sắp dứt điểm nên thả bom hủy diệt, nhiều quả trúng ngay giữa đồn, cả ta và địch đều bị thương vong, số còn lại bung chạy ra hết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #108 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:50:51 am »

Máy bay liên tục bắn phá Trinh Tường. Thế là công sức đánh từ đêm đến giờ không còn gì. Bây giờ thì không thể nào đưa anh em vào lại được nữa, tôi cho Sở chỉ huy ra đầu cầu Xuân Phong đó tập trung anh em, giải quyết thương vong, củng cố lực lượng để tiếp tục nhiệm vụ. Máy bay vẫn gầm rú oanh tạc kho vực Trinh Tường hết đợt này tới đượt khác đến gần 17 giờ mới dứt.

17 giờ 30, các anh Năm Ngà, Tám Hiền đều gặp tôi nắm tình hình rồi chỉ thị tôi phải nhanh chóng tổ chức chiến đấu, đêm nay phải dứt điểm Trinh Tường, vì biết địch đã cho quân chiếm lại Trinh Tường. Các anh quay về Bàu Tròn, chỉ thị cơ quan bổ sung quân số, vũ khí cho cánh 2 tiếp tục chiến đấu, nhưng trước sự hao hụt quân số đặc công và các vũ khí cần cho đánh điểm thì trên không đáp ứng cho tôi được, chỉ cấp một số đạn dược, lựu đạn, thủ pháo còn chiến sĩ thì rút từ các cơ quan phía sau, không có kỹ năng đánh công sự vững chắc trong thành phố dù anh em giác ngộ cao, tinh thần vững vàng. Phải tự lo liệu thôi, tôi cho gom số kềm cộng lực, bộc phá, thủ pháo, chất nổ có bao nhiêu dùng hết cho trận chiến đêm nay, xốc lại Đại đội 2/481 và Đại đội 5 làm mũi nhọn tấn công, lấy 482 làm tiếp chiến, đưa các đồng chí Hòa, Nguyễn vào trận. Qua một đêm ngày tác chiến liên tục, chưa được nghỉ ngơi, lực lượng bị hao một số, sức chiến đấu của Đại đội 2/481 có giảm, nay tiếp tục xông lên vì nhiệm vụ ban đầu chưa đạt, nhưng tất cả đều giữ quyết tâm sắt đá, đánh theo yêu cầu nhiệm vụ lịch sử với toàn bộ ý chí, sức lực để giành thắng lợi.

Sau này, nghĩ lại tôi thấy tuy việc chưa đưa Đại đội 5 vào sớm là đúng nhưng cũng không sao biết đến xế chiều có máy bay từ hạm đội vào oanh kích ta, nhưng khuyết điểm của tôi là không sử dụng một đại đội của 482 làm tiếp chiến tăng sức cho Đại đội 2/481 từ sáng sớm khi Đại đội 2/481 vừa chiếm được đầu cầu, 482 vẫn còn sức mạnh của một tiểu đoàn thiếu, đủ sức đánh phản kích bên ngoài. Như vậy có thể đến trưa là đứt điểm được Trinh Tường, mặc dù sau đó địch oanh tạc hủy diệt ta bật ra và tối phải đánh lại lần hai thì cũng là cánh hai đã dứt điểm Trinh Tường một lần.

Đêm mồng hai Tết, cánh 2 đánh tiếp Trinh Tường trong khi cánh 1 vẫn chưa đến, cánh 3 không dứt điểm cổng chữ Y, từ sáng đã rút vùng ven Phú Khánh đánh Mỹ từ Căng xuống phản kích, diệt nhiều Mỹ, bắn rơi mấy trực thăng nhưng cũng bị tổn thất nặng, đã rút ra Bưng Cò Ke, không vào lại kịp trong đêm.

Hơn 2 giờ sáng ngày 2 tháng 2 năm 1968, các loại súng đã nổ dữ dội và đồn, địch cũng chống trả quyết liệt. 4 giờ rồi 5 giờ vẫn chưa mũi nào mở được cửa vào trận nội. Thiếu bộc phá ống để phá cửa mở, anh Nguyễn cho lấy tăng, võng rải lên rào kẽm gai để tràn vào nhưng không sao vượt qua được. Sáng ngày địch ở tiểu khu phản kích có bộ binh, pháo binh, cơ giới dồn dập. Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 44 do thiếu tá Võ Khâm trung đoàn trưởng đã vào khu vực giải tỏa. 482 chặn đánh dữ dội tại chợ Phường. Áp lực địch rất mạnh, mức độ ác liệt càng lúc càng tăng, thương vong cũng nhiều hơn. Lúc 8 giờ, Hòa và Nguyễn cho Đại đội 2, Đại đội 5 lui về Xuân Phong. Ra đến giữa ruộng, Nguyễn bị một loạt pháo hy sinh, 482 có Trường, Thiện vẫn trụ lại nội thành, liên tục đánh địch từ Trinh Tường đến chợ Phường, đập tan các đợt phản kích, diệt nhiều địch, làm chủ cả ngày một khu vực rộng ở phường Phú Trinh. Việc 482 trụ đánh suốt ngày trong nội thị mở ra một khả năng mới là có thể đứng chân một đơn vị lớn trong nội ô, mở rộng tác chiến, diệt nhiều sinh lực địch, tấn công nhiều mục tiêu, uy hiếp nặng địch ngay trong hang ổ chúng. Tôi đề nghị Bộ Chỉ huy Mặt trận cho cánh 2 đến đêm và Phú Trinh và được đồng ý ngay. Chờ giải quyết thương vong, tiếp tế ăn uống và bổ sung quân số, súng đạn xong thì đã quá muộn, tôi phải để đơn vị đóng lại Xuân Phong trong ngày thứ 3 chờ tối mới vào nội ô tiếp.

Thấy áp lực của ta còn nặng, nguy cơ đối với Phan Thiết chưa giảm, đại tá Trương Quang Ân (sư trưởng sư 23) tự thân đốc chiến. Trung đoàn 44 từ trong đánh ra; quân Mỹ dùng một tiểu đoàn thiết kỵ đổ quân ngoài cánh đồng nam Phú Thọ, vượt vòng đại liên hoàn Phú Hội – Phong Nẫm từ ngoài đánh vào, hòng kẹp 482 vào giữa để tiêu diệt, giải tỏa hoàn toàn sức ép đối với Phan Thiết. Tuy rút ra đóng tạm một hôm ở Xuân Phong, nhưng cánh 2 còn hai mục tiêu lớn ở địa bàn phụ trách là yếu khu Châu Thành (trại Đinh Công Tráng) và biệt khu Bình Lâm chưa đụng tới; địch có cả Trung đoàn 44 tại Phan Thiết, quân Mỹ ở Căng. Tôi biết rõ bọn tiểu khu Bình Thuận, Trương Quang Ân và Mỹ không để tôi ngủ yên dù chỉ một ngày nên đã bố trí ngay trong đêm một trận địa chiến đấu liên hoàn, có công sự đầy đủ, sẵn sàng đánh trả những nơi địch có thể đổ quân tấn công vào đội hình. Cánh 2 có một số tổn thất qua hai ngày tác chiến nhưng cũng vừa được bổ sung một số chiến sĩ cơ quan và một trung đội thiếu sinh quân. Chiến sĩ cơ quan chưa có kỹ năng chiến đấu đồn bót nhưng tinh thần tư tưởng vững vàng cũng tin tưởng trong đánh phản kích. Các thiếu sinh quân 15 – 17 tuổi rất hăng hái, nhiệt tình, được học tập quân sự cơ bản ở trường, có thể yên tâm cho cánh 2, anh Năm Ngà có dặn, cực chẳng đã vì sự nghiệp giải phóng miền Nam mà phải làm như vậy, do đó phải bảo vệ các cháu, đáng ra phải để các cháu tiếp tục học mới phải nhưng vì yêu cầu cách mạng mà phải đưa ra chiến trường. Chà, khó thật, dù sao cũng phải chấp hành mệnh lệnh bảo vệ các cháu. Càng thương các cháu, tôi quyết định chỉ bố trí chiến đấu cho các cháu 16 – 17 tuổi (còn số 14 – 15 tuổi thì giữ lại đưa về sau học tập, công tác như Canh, Nhân, Chính, v.v) đã được chuyển sang Ban Hành lang công tác rất tích cực dũng cảm, một thời gian tỉnh cho ra miền Bắc đào tạo cơ bản. sau này trưởng thành đã làm giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng của các Sở Bưu điện Ninh Thuận, Bình Thuận đầy năng lực, triển vọng. tôi cho trung đội thiếu sinh quân nằm trong Đại đội 1 là đại đội mạnh của tiểu đoàn, qui định phải để ở giữa đơn vị, có hỏa lực bắn chéo yểm hộ không để địch đột phá vào đội hình thiếu sinh quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2019, 10:53:28 am »

Với 482, Đại đội 2/481, Đại đội 5, đại đội trợ chiến Quân khu dày dạn chiến đấu, sức trẻ sung mãn, chỉ một giấc ngủ ngon là đã phục hồi sức lực sẵn sàng chiến đấu tốt ngay. Trời hừng sáng đã có tiếng trực thăng rền rĩ, khi những tốp lính Mỹ chạm đất, lũ lượt tiến vào trận địa thì những nòng AK, RPđ, bờ rốt-nin, M79 đã nhắm thẳng vào chúng, đồng loạt trút sự căm thù, cả một sự sảng khoái của người chủ động bóp cò trước, xả đạn mãnh liệt vào đám lính Mỹ đội mũ nhựa, đồng phục rằn ri, đều răm rắp như những người máy biết đi và tất nhiên phần thẳng phải thuộc về những chiến sĩ cánh 2. Bọn lính chính qui Mỹ nhất hạng này đổ gục hàng loạt. Bọn sau bắn trả giữ xác. Một số mò lên kéo xác về sau, rồi lại tiếp tục vào, tiếp tục ăn đạn đổ gục, cứ thế lặp đi lặp lại. Các thiếu sinh quân nhanh nhẹn, lần đầu đánh trận đụng ngay lính Mỹ nhưng chính các chiến sĩ nhí này, khi có lệnh xung phong lại là những người đầu tiên vọt lên công sự trước các anh, thu ngay 20 trong số 30 súng chiến lợi phẩm của trận này, có đủ đại liên, trung liên, AR15, M79, M72 cùng mây chiếc bộ đàm PRC10. Qua máy thông tin, tôi bảo Văn Minh Trường:

- Cố bắt vài tù binh Mỹ giải về Tam Giác để đồng bào thấy tù binh Mỹ như thế nào.

- Lính Mỹ toàn chết, bị thương nên tôi không bắt tên nào cả.

- Bắt một tên bị thương cũng được, cho dân công khiêng về Tam Giác cho đồng bào hả lòng hả dạ.

- Toàn bọn bị thương nặng cả, còn đánh cả ngày, bắt tù binh giữ khổ lắm anh ạ!

Trường sợ có tù binh Mỹ về vướng, khó khăn nhiều trong tác chiến, nên đề nghị không bắt. Bọn Mỹ cũng giữ xác ghê gớm, cố bắt e bị thêm thương vong. Thôi vậy, nhưng tiếc quá, có được mấy dịp như thế này!

Đánh sát nhau, Mỹ không phân tuyến được nên không bị phi pháo cũng ung dung. Bọn trung đoàn 44 biết quân Mỹ ăn đòn đau, khi vừa ra khỏi Đại Tài, bị Đại đội 2/481 bắn cháy hai thiết giáp, diệt một số bộ binh thì dừng nằm tại chỗ, không dại gì lên cùng ăn đạn với Mỹ. Trận đánh kết thúc lúc 16 giờ. Anh Năm Ngà vừa đến, tôi báo cáo vắn tắt diễn biến và kết quả, diệt trên một trăm tên Mỹ, một số quân ngụy, thu 30 súng, bắn cháy hai bọc thép, bắn bị thương một số trực thăng, các em thiếu sinh quân đánh khá lắm.

- Tôi không cần anh diệt nhiều Mỹ ở đây. Anh đã mắc mưu địch kéo anh ra đánh nhau bên ngoài thị xã rồi. Mục tiêu của anh là trung tâm Phan Thiết kia! Anh báo cáo kế hoạch tác chiến tối nay để tôi thông qua rồi triển khai ngay cho kịp.

Tôi cụt hứng. Trận đầu đơn vị diệt nhiều Mỹ ngay sát bìa thị xã, đánh suốt ngày, thu nhiều súng, thật phấn khởi, ta thương vong rất ít, mừng quá dỗi; đã không được động viên mà bị cự một trận vì không đáp ứng yêu cầu của trên! Mà tôi dừng ở đây, Mỹ đến phản kích, tôi đánh chứ Mỹ có kéo tôi từ nội ô ra đây để đánh nhau đâu! Vừa đánh trong ngày, tôi cũng đã chuẩn bị sẵn kế hoạch tác chiến đêm nay, rồi nên mời ngay tư lệnh xuống hầm, trải sơ đồ, trình bày kế hoạch và nêu một số yêu cầu trên đáp ứng để đánh trại Đinh Công Tráng tối nay. Tư lệnh cho thêm một số ý kiến và phê chuẩn kế hoạch. Có lẽ cũng thông cảm với cấp dưới, anh nói dịu dàng:

- Sáu Nam cho đơn vị nhanh chóng dời lên Đại Nẫm phía trên cầu Chang Chang mà ăn uống và làm công tác tổ chức. Ngày hôm nay các cậu diệt nhiều Mỹ, còn xác ở trận địa, nó sẽ oanh tạc hủy diệt khu vực này dấy! Tôi sẽ bổ sung quân số, vũ khí nhưng chắc không đủ yêu cầu của cậu đâu! Cố gắng nổ súng sớm, chúc thắng lợi.

Rồi anh xiết tay tôi, choàng tấm dù bông, cùng cán bộ cơ quan tiền phương quay về Bàu Tròn. Tôi vội chuyển quân lên Đại Nẫm. Địch thả đèn liên tục, mặt đất không lúc nào tối, bóng cây cối, nhà cửa chao đảo xoay tròn, dù vậy đi lại dưới ánh hỏa châu cũng dễ dàng, thuận tiện hơn. Các má, các chị gánh cơm vắt, thịt cá, bám cốm Tết theo bộ đội dưới làn pháo địch. Anh Hảo trưởng Ban Hậu cần Mặt trận bắt tay mừng cánh 2 đánh một trận thắng lớn, diệt nhiều Mỹ, chuyển đến tôi súng đạn, chất nổ, lính bổ sung. Đánh nhau căng thẳng suốt ngày, bây giờ vừa ăn vừa chuẩn bị trận tiếp, bận rộn tíu tít, không chút thì giờ chợp mắt nhưng niềm vui thắng Mỹ trong ngày và sự hăng say nhiệm vụ đã giúp chúng tôi vượt qua tất cả. Sau này, có lúc nghĩ lại không hiểu sao lúc đó mình và anh em lại có sức chịu đựng đến như vậy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM