Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:37:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 22982 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2019, 02:50:15 pm »

Tôi khẳng định: nếu chuẩn bị chiến trường tốt thì chắc chắn đánh được; có đánh diệt được chi khu quận lỵ thì mới phá được dinh điền, đưa dân về; nếu không, bọn bảo an và công an cảnh sát không để cho ta đưa hàng ngàn dân ra khỏi dinh điền. Chủ động, bất ngờ tấn công thì 2-9 diệt được chi khu quận lỵ nhưng một tiểu đồi 2-9 thì dứt khoát không vây được đồn bảo an một đại đội, chưa nói đến vây cả quận lỵ và chi công an. Càng không thể nào diệt được bốn tên ác ôn đầu sỏ cùng lúc để huyện đưa dân về. Tóm lại, các phương án này đều không thực tế và đều không làm được. Chỉ có anh Tám Triều và anh Tiên đồng ý phương án của tôi đề nghị. Anh Sáu Tú và Hoàng Từ thì sợ đánh lớn sai phương châm, phải chịu trách nhiệm với Đảng, với cấp trên; hơn nữa ta chưa có phong trào mạnh như Nam Bộ, địch phản ứng mạnh càng khó khăn hơn. Thảo luận kéo dài đến giữa tháng 7, anh Bảy Thành nêu một ý kiến: “Theo kinh nghiệm Nam Bộ muốn bắt chủ nhà phải giết chó, không diệt được bọn bảo an, cảnh sát thì không đưa dân về được đâu!”. Cuối cùng, anh Sáu Tú đồng ý và tỉnh ủy nhất trí phải đánh diệt chi khu để đưa dân về. Hồi đó nguyên tắc cứng lắm. còn hai tỉnh ủy viên là Ba Đôn bí thư thị xã và Mười Râu bí thư Khu Lê không về bàn được vì phải lo phong trào, không thể vắng địa phương lâu. Các đồng chí bí thư Di Linh, Tánh Linh chưa phải tỉnh ủy viên, cả các chỉ huy 2-9 cũng đều không tham gia bàn bạc quyết định đại sự này.

Anh Sáu Tú vẫn hỏi tôi lần cuối:

- Anh Sáu Nam có bảo đảm chắc chắn là đánh diệt được chi khu quận lỵ và đưa được dân về không?

Xem như phải làm cam đoan miệng với bí thư, tôi kiên quyết trả lời:

- Chắc chắn được, nhưng phải cho tôi trực tiếp đi chuẩn bị chiến trường.

Thế là đại sự đã được giải quyết. Anh Sáu Tú xiết chặt tay tôi chúc thắng lợi. Tôi cũng cần nói thêm là tuy có sự chần chừ do dự rất lâu, suýt mất thời cơ, nhưng dù có chậm, tỉnh ủy cũng đã có quyết tâm, có chủ trương đánh, nếu không thì không có trận Hoài Đức – Bắc Ruộng, dù đây cũng là trận đánh chui vì tỉnh không dám báo cáo xin ý kiến Liên tỉnh. Khi đã chuẩn y thì tỉnh cũng tạo mọi thuận lợi cho tôi thực hiện. Đã là giữa tháng 7 năm 1960; tính thời gian thì cố gắng chuẩn bị chiến trường xong, tôi về cơ quan báo cáo phương án cho tỉnh ủy thông qua rồi mới đưa quân đi chiến đấu thì không thể nào kịp cuối tháng được, mà để sang tháng 8 thì lũ lụt lớn không sao đánh được nữa. Anh Sáu Tú bèn cử ngay một Đảng ủy và Ban Chỉ huy trận đánh do tôi làm chỉ huy trưởng, anh Tám Triều chính ủy bí thư Đảng ủy, các chỉ huy phó là Bảy Thành, Tư Thanh, đảng ủy viên thêm anh Bái, Ba Thành ở Tánh Linh lo việc đưa dân về, anh Tám Cảnh phụ trách dân công tải thương, chiến lợi phẩm và đưa dân Cà Dòn về. Tôi sẽ truyền đạt cho Tánh Linh. Khi tôi đi chuẩn bị chiến trường, tỉnh lo huy động dân công, 2-9 huấn luyện theo yêu cầu tác chiến. Để nghi binh lừa địch, cùng với việc cho anh em tập nói giọng Nam Bộ, tỉnh in truyền đơn rô-nê-ô với danh xưng “Lực lượng vũ trang tự vệ của nhân dân miền Đông Nam Bộ” như trận Tua Hai. Nếu 26 tháng 7, tôi không về tức chuẩn bị chiến trường có kết quả, toàn lực lượng hành quân đến Đội công tác Bắc Ruộng, Đảng ủy, Ban chỉ huy sẽ thông qua phương án tại đó. Tôi biết trách nhiệm mình rất nặng vì chính tôi đề xuất, nay được giao nhiệm vụ trực tiếp đi đánh trận này, nhưng tôi rất phấn khởi, yên tâm và tin tưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

Được lời như cởi tấm lòng, tôi gọi Tư Thanh cùng ba đặc công giỏi là Linh Giang, Sơn và Phi cùng tôi đi công tác gấp. Tiếc là Hội bị xốc chông bắp chân sưng vù, chưa chắc sắp đến đi đánh được. Bảo thì anh Sáu Tú đã bố trí đi miền Đông Nam Bộ nhận một số vũ khí không biết có về kịp không. Bảo và Hội là hai đặc công kỳ cựu và loại giỏi nhất mà vắng khi chuẩn bị và đánh cũng là một thiệt thòi; đành vậy thôi.


Đảng ủy và Ban Chỉ huy trận đánh Bắc Ruộng. Trong ảnh - từ trái sang, các đồng chí:
Nguyễn Thanh Đức, Nguyễn Xuân Du, Nguyễn Gia Tú, Phạm Hoài Chương, Lê Khắc Thành.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2019, 02:51:18 pm »

“Chuẩn bị chiến trường” là một thuật ngữ quân sự vắng bặt từ lâu, nay xuất hiện trở lại, khởi dậy một niềm rạo rực hăng say khó tả. Đã bắt đầu chiến đấu vũ trang thực sự rồi. Trận này phải thắng lớn để phục vụ đắc lực yêu cầu của chính trị - mục đích chính trận này là đưa dân về, trước lúc đi, anh Sáu Tú còn căn dặn tôi như thế - đồng thời xây dựng truyền thống đánh thắng lớn trận đầu cho 2-9, đơn vị kế thừa truyền thống vẻ vang của Trung đoàn 812.

Qua sông La Ngà nước ngấp nghé trên bờ, dòng xoáy cuồn cuộn bằng một thuyền con độc đáo, một khung sườn tre nhận chìm dưới nước, dưới chân một bụi tre lớn, kéo lên bọc ni lon nhanh gọn. Thuyền chở được ba người, một lái và hai khách. Anh Sáu Ốm trưởng Ban hành lang Tánh Linh điều khiển thật khéo léo điệu nghệ. Dòng sông rộng mênh mông, rều rác rất nhiều, không giỏi lách tránh, chỉ một nhành gai vướng vào làm lủng ni lon thì cả chủ và khách đều về hạ lưu tắp đâu đó làm mồi cho cá! Đặt chiếc ba lô ở mũi ghe, chông tiểu liên sẵn sàng nhả đạn nếu bờ bên kia có địch, nhưng ba chuyến đều an toàn. Bắt tay cảm ơn anh Sáu, anh nhìn theo đầy tình cảm, rất ngạc nhiên bởi đây là lần đầu tiên trong đấu tranh chính trị có một đoàn chiến sỹ đầy đủ súng ống, đi công tác đặc biệt. Trên đường ra trận, phong cảnh núi rừng hùng vĩ, cây lá xanh tươi, nắng vàng rực rỡ, thiên nhiên cảnh vật như cùng vui mừng chào đón người chiến sĩ ra chiến trường.

Các anh huyện ủy Tánh Linh hoàn toàn bất ngờ, mừng vui đến trào nước mắt, không ai có thể nghĩ là có một chủ trương lớn, táo bạo, vượt ngoài trí tưởng tượng như thế trong khi ở đây còn âm thầm móc nối cơ sở, ăn ở sinh hoạt chưa qua thời “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.

Bắc Ruộng được Ngô Đình Diệm xây dựng thành một dinh điền kiểu mẫu, đích thân Diệm – Nhu và Trần Lệ Xuân đến đây trực tiếp đôn đốc nhiều lần, đưa quan thầy Mỹ và các đồng minh Anh, Úc, Phi, Mã Lai, Thái Lan đến tham quan, khoe khoang thắng lợi chính sách thượng du vận của Diệm. Dân số lên đến trên 5000, cuộc sống người dân dinh điền không khác một trại tập trung, một nhà tù lớn như mọi nơi khắc miền Nam. Bà con luôn hướng về cách mạng, nghe tin bộ đội đánh ở La Hon, họ rất mong bộ đội về giải phóng mình; đánh thắng thì dân sẽ về núi hết, việc đưa dân về là thuận lợi.

Rõ ràng địch có nhiều sơ hở. Trong hai đêm, cả ba mũi đều chọn được hướng đột nhập, vào đến bờ thành đồn bảo an chi khu. Thắng lợi bước đầu này rất quan trọng, tôi mừng vô hạn. Trước đó, một cơ sở bảo an gửi ra cho anh Bái một sơ đồ chi khu, tuy đơn sơ nguệch ngoạc nhưng cũng hình dung được đồn, hỗ trợ thêm cho đặc công (có điều là cả sơ đồ cơ sở vẽ và xác định ban đầu của đặc công (ban đêm) đều là đồn bốn góc, bốn lô cốt, nhưng khi đánh lại là đồn ba góc, ba lô cốt thôi). Đêm sau, tôi và Tư Thanh đi kiểm tra, tiếp cận các đồn ở hướng chủ yếu. Cách đồn hơn trăm mét, tư Thanh bị ho nhiều, là bộ binh, đêm khuya ở trần vào sát địch, tâm sinh lý thường bị vậy, tôi phải để Tư Thanh ở ngoài, tôi và Giang vào gần lô cốt cạnh cửa sau đồn mà trong phương án tôi đặt tên là lô cốt 1. Đêm ấy, lính trong đồn đóng dày đặc, các khu vực quận lỵ cũng phải đến cả tiểu đoàn, chắc là lính cộng hòa tiểu khu Bình Tuy đến để đi càn căn cứ. Tôi quan sát rõ rào, bờ thành lô cốt, cạnh cửa sau có một lính gác. Lô cốt vuông cao hai tầng, đầy lính. Giang đến bờ thành phía trái tôi để vào bên trong. Phía trái tôi giữa hai lớp rào có một nhà, có đèn và lính gác, chắt là một chốt gì đó mà kế hoạch tác chiến phải tính đến, sau đánh biết đó là trại tù. Mấy tiếng sau, Giang quay lại cùng tôi ra gặp Tư Thanh rồi quay lại ngụy trang cỏ lối ra vào vì Giang cho tôi chưa phải đặc công nòi, chắc còn để lại dấu vết e mai địch phát hiện. Đặc công là chu đáo, tỉ mỉ như vậy. Nước suối Đạ Cọp sau đồn chỉ tới ống quyển.

Khi đêm Giang và Sơn đều nằm trên mặt bờ thành bằng gỗ đất rộng 0,6 mét nhưng vì sấm chớp liên tục, trong đồn lại quá nhiều lính nên cả hai đều không dám vào. Nhưng đạt được mức đó thì cũng bảo đảm đánh được để tôi hạ quyết tâm. Đồn bảo an xem như xong. Ở quận lỵ, Phi vào đến nhà quận trưởng và chi công an (sau đánh biết là quận lỵ còn có trụ sở dân vệ quận cả trung đội). Vì quá ít người và thời gian nên không đi điều nghiên dinh điền; ở đây chỉ có một trung dân vệ và một số thanh niên cộng hòa, khi đánh có đội công tác dẫn đường là được. (Và cũng sau đánh mới rõ là đồn 3 góc và 3 lô cốt thế mà cả cơ sở trong đồn đặc công đều nắm sai! Cơ sở tên là Kờ Nghĩa, hôm đánh không liên lạc được, sau trận mấy ngày, mới thoát về căn cứ, gia nhập bộ đội địa phương Tánh Linh, hy sinh năm 1967 lúc đó là trung đội trưởng. Tôi không có dịp gặp Kờ Nghĩa nên không hỏi được vì sao anh ta ở trong đồn mà cũng vẽ sai).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2019, 02:52:24 pm »

Chiều 28 tháng 7 năm 1960, 2-9 và 170 dân công đã đến. Đêm 29 tháng 7, cho dẫn các mũi đánh nhà quận trưởng, chi công an đi trinh sát thực địa, đã tiếp cận được mục tiêu. 2-9 đi tác chiến 21, Tánh Linh tham gia bốn,  tỉnh đội có tôi, Bảy Thành và Bảo, tất cả 28 tay súng trực tiếp chiến đấu. Tôi sử dụng bảy đặc công đánh đồn bảo an và lô cốt độc lập. Hội tuy chân còn sưng cũng có mặt vì cho là không thể thiếu trong trận đánh lịch sử này. Bảo vừa về kịp nên tôi có thêm một trung liên, một tôm-xông, một súng trường, một thùng đạn và một thùng lựu đạn Tua Hai còn mới nguyên rất quý vì đạn và lựu đạn của chúng tôi lép nhiều quá. Nếu đêm đánh, địch có cả tiểu đoàn như hôm tôi đi kiểm tra thì cũng quyết đánh; càng nhiều địch, ta diệt sinh lực chúng càng nhiều, chiến thắng càng lớn. Vì lực lượng quá ít nên tôi vừa chỉ huy chung vừa trực tiếp đảm nhiệm một mũi, cùng Vinh đánh lô cốt 1 để đặt Sở Chỉ huy tại đây. Chiếm xong đồn, tôi sẽ dời Sở Chỉ huy đến cột cờ giữa đồn (Nói là Sở Chỉ huy thật ra chỉ có tôi, không trợ lý, y tá, liên lạc gì cả). Diệt lô cốt 1 rồi thì Vinh là bảo vệ cho Sở Chỉ huy. Phương án được nhất trí hoàn toàn; tính tỷ lệ: ta một địch hơn 10 nhưng không ai lo lắng gì cả, phấn khởi, quyết tâm cao.

Mới trưa 30 mà trời đất tối sầm, mây giăng đen nghịt, gió giật ào ào, sấm chớp đinh tai, mưa tuôn xối xả, các khe rãnh nước cuồn cuộn chảy, các láng trống ngập đầy ắp nước. Bộ đội, dân công đội mưa tập hợp giương cao một lá cờ đỏ sao vàng. Chính ủy Tám Triều vừa đọc động viên lệnh vừa vuốt mặt. Tôi hạ đạt mệnh lệnh hành quân và tất cả lên đường dưới trời mưa tầm tã, đoàn quân bì bõm trong nước. Trời đã tối mà vẫn còn trong rừng sâu, mỗi người lấy một mảnh vỏ cây mục có lân tinh dắt vào lưng bám nhau. 21 giờ mới ra khỏi bìa rừng, tạnh mưa nên đi khá nhanh. Đã thấy ánh đèn pin của các lô cốt, của bọn lính tuần, vài tiếng chó sủa xa xa. Nước suối Đạ Cọp lên quá ngực, chảy xiết, bước xuống bị xô tróc ngay, phải đội quần áo, súng đạn, bíu chặt thành một hàng nhích từng bước, nước réo ào ào nghe đến khiếp, có địch đi gần chắc lộ ngay, hồi hộp, nín thở, căng thẳng quên cả lạnh.

Tôi và Vinh đi sau mũi Hội, chui qua hai lớp rào thì có ánh đèn pin sáng lóa lướt qua đầu tôi rồi dừng lại, tên lính gác cửa sau nghi gì đó, một lúc không thấy gì, nó tắt đèn. Tôi vượt nhanh qua rào cuối, bóng tổ Hội đang tiến đến bờ thành. Lô cốt 1 đêm nay không có địch. Nằm sát đồn trống trải chờ G, xung quanh lặng lẽ, các mũi khác vào mục tiêu cả rồi. O giờ, một ánh chớp sáng lòa bừng lên trong đêm cùng một tiếng nổ như sét đánh phát ra từ trong chi khu, tiếp theo lựu đạn nổ dồn dập. Vinh áp sát tên lính, tôi vọt ngay vào lô cốt, lên nóc nhà thổi còi liên tục và quay tròn đèn pin các hướng báo hiệu tiến công. Phía nhà quận trưởng, lô cốt độc lập, chi khu đều có tiếng súng. Khẩu trung liên ba của Anh nã vang rền giòn giã đĩnh đạc. Hướng dinh điền cũng có tiếng nổ. Toàn mặt trận đều đã tấn công.

- Anh Sáu, anh Sáu! – Có tiếng Vinh gọi gấp gáp, tôi tụt ngay xuống. Vinh và tên lính đang giằng co nhau. Vinh dí súng vào bụng tên lính bóp cò nhưng đạn lép, nguy hiểm quá. Lập tức tôi dí khẩu côn-đu vào chấn thủy tên lính nổ một phát, tên lính đổ gục. Tôi nhặt khẩu trường mát 36 sung sướng khoác vào vai, đây là khẩu súng chiến lợi phẩm đầu tiên của trận đánh. Mới 5 phút, Hội đến báo cáo:

- Xung trận nội rồi anh!

Tôi xiết tay Hội, mừng khấp khởi:

- Tốt lắm, tảo trừ thật kỹ, tìm và chiếm ngay kho vũ khí.

Hội quay đi, ánh đèn pin loang loáng trong đồn cùng tiếng nói giọng Nam Bộ: “Rọi đèn binh vô đây lẹ lên, tụi nó núp kia cà!”. Vài chục phút sau, Hội trở lại: Tảo trừ hết rồi, tù hàng binh rất đông. Mở được kho vũ khí rồi, súng đạn nhiều lắm.

Cùng lúc Bảy Thành bên quận lỵ sang, giải theo lúc nhúc tù binh.

- Anh Bảy cho dồn hết tù binh vào góc đồn, giáo dục cho tới khi nào đánh xong mới tha. Còn Hội ra đưa anh Tám vào cột cờ và cho dân công vào thu chiến lợi phẩm ngay.

Hội vừa ra đến cửa trước, bỗng ngồi thụp xuống quát to:

- Nằm xuống, bỏ súng, đưa 2 tay lên!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2019, 02:53:31 pm »

Bọn lính nằm răm rắp, cố đưa tay lên trông thật buồn cười. Một tiểu đội địch đi tuần về, thấy trong đồn im tiếng súng bèn kéo vào. Hội đã nhanh trí bắt gọn. Dân công vào ra mang vác chiến lợi phẩm nườm nượp. Tư Thanh cũng đến cho biết khi diệt tên lính gác, anh em trong nhà kêu lên cho biết đây là trại tù, mở cửa ùa ra, ôm nhau mừng rỡ, hơn 40 cán bộ và cơ sở người Thượng các xã trong dinh điền bị bắt nay được giải phóng mừng quá, nhập ngay vào đoàn dân công thu chiến lợi phẩm. Anh em nói là Y Tài, thiếu úy chi khu trưởng, đêm nào cũng về trại gái với vợ. Tôi lấy mấy người biết mặt Y Tài cùng tôi sang trại gái, gặp Y Tài đang ở trần, lẫn lộn trong số vợ con lính, thu một súng ngắn đạn đã lên nòng. Nhà tên quận trưởng trung úy Vương Văn Hòa là một nhà sàn cao, có bao cát xung quanh, chúng cố thủ bắn trung liên chống trả dữ dội, ném lựu đạn liên tục xuống xung quanh nhà. Là bộ binh, phải ưu tiên cho chi khu nên không tiếp cận được. Tôi cử Tư Thanh và Tám Hội sang giúp Mười Lang giải quyết. Đã hơn 3 giờ sáng mà vẫn chưa xong. Phải đánh hỏa công thôi, anh Tám Triều lấy một thùng dầu lửa để anh em đốt nhà quận tưởng. Thấy dân công đã thu hết chiến lợi phẩm trong đồn, tôi bèn qua đốt trại gái và nhà tù để hỗ trợ cho Mười Lang và Việt ở dinh điền nhanh chóng dứt điểm. Tôi dặn anh em phải cho vợ con lính đem hết tài sản họ ra sân rồi mới đốt nhà. Ngọn lửa bốc cao sáng rực một góc trời. Biết đã mất chi khu, bọn ở nhà quận trưởng hoảng hồn nhảy đại xuống đất lủi trốn. Ở dinh điền, từ khi nổ súng, Việt gọi hàng nhưng dân vệ cộng hòa đầy đủ súng nên chúng bắn trả, không hàng. Thấy quá lâu ở hướng đồn vẫn có tiếng trung liên lựu đạn kéo dài, Việt và anh Bái tưởng ta không dứt điểm đã lui rồi, cũng tính muốn rút, sợ đến sáng mà vẫn còn giữa đồng nước mênh mông thì khó thoát. Vừa thấy ở đồn cháy sáng rực, mừng vô kể, Phi cũng kịp đến báo tin, Việt kêu gọi, tất cả dân vệ, thanh niên cộng hòa đều nộp súng. Anh Bái kêu gọi bà con trong dinh điền:

- “Cách mạng về giải phóng rồi (cụm từ này không có tiếng Thượng phải dùng tiếng Kinh). O mi me pạp lọt hơi hơl ri tờ bol ri pờ nom” (đồng bào mau đi về xóm làng núi rừng).

Bà con đã théo dõi trận đánh, thấy lửa cháy lại nghe tiếng anh Bái kêu gọi tức thì mọi người bung ra, mang đồ đạc của cải, dắt theo chó, ngựa, heo, dê theo đội công tác về núi. Có người đốt nhà cháy lên, vậy là tất cả đểu châm lửa, khu dinh điền bốc cháy ngùn ngụt.

Đánh xong, giờ phải lo chặn viện, bảo vệ cho dân về đến căn cứ an toàn, đường còn rất xa lại qua nhiều núi cao, sông sâu trong mùa mưa lũ. Giáo dục tù hàng binh và phóng thích xong, tán phát truyền đơn, thiêu hủy toàn bộ đồn bót, doanh trại địch rồi lui quân, 2-9 cử một bộ phận bám khu vực đồn, còn lại đi bảo vệ đoạn hậu. Hàng người ùa ra khỏi dinh điền ồn ào náo nhiệt như ong vỡ tổ. Tôi cùng anh Tám Triều, Bảy Thành đến chỗ đoàn người qua suối Đạ Cọp, nước rất lớn, bà con mang nặng, cả người già, người bệnh, trẻ em qua suối rất vất vả, chậm chạp. Chúng tôi tìm một sợi thừng to buộc giăng ngang suối; từ đó tất cả bám dây qua vững và nhanh hơn nhiều. Mặt trời càng lên cao, chúng tôi càng lo lắng, địch viện lớn đến nổ súng thì dân tan tác, làm sao bảo vệ? Kế hoạch tước đó là đánh trận xong, huyện và đội công tác đưa dân vệ, 2-9 chia hai bộ phận, lấy xe của quận phát triển hai đầu, đánh Huy Khiêm, Tề Lễ để phân tán đối phó của địch; nhưng đánh rồi, mấy ngàn người đông và phức tạp không tưởng tượng nổi, chúng tôi không phát triển tấn công nữa, chỉ tập trung bảo vệ dân. Đánh vừa rồi không thương vong ai là rất quý, đi đánh nữa có thương vong thì khó khăn nhiều; vấn đề cấp bách hiện nay là đưa hết dân vào núi càng xa càng tốt. Mãi quá trưa, tốp dân cuối cùng qua hết suối. Địch chưa viện đến, 2-9 đi sau dân một quãng. Dân Cà Dòn, đoàn chiến lợi phẩm, anh Tám Cảnh đi đầu; Tư Thanh nắm một tổ có trung liên làm tiền vệ. Anh Bái, Ba Thành đi với dân các xã La Dạ, La Ngân, Măng Tố, Bắc Ruộng, Tố La. Tôi cùng anh Tám Triều, Bảy Thành vượt nhanh lên đoạn giữa để điều khiển chung. Đã xế chiều mà dân vào núi mới mấy cây số. Bà con đi chậm kinh khủng, gặp rau, mưng, đọt mây là hái, bẻ, chặt, nhóm bếp nấu ăn dọc đường, họ tin tưởng đã có bộ đội thì không sợ gì nữa, còn chúng tôi đánh xong bây giờ mới là bắt đầu công việc đưa dân nặng nề. 17 giờ, có nhiều tiếng súng nổ phía sau xa xa, quân viện đã đến.

Dừng giữa rừng ngủ qua đêm, trời vẫn mưa, bà con làm thum, ướt át thật thương cảm. Sơn về, cho biết địch đến khoảng 16 giờ, xét hỏi tù binh, kiểm tra trận địa, xem truyền đơn rồi đuổi theo độ một đại đội; tổ Sơn đánh một số lần, diệt mấy tên, tối nên chúng lui ra đồn. Vậy địch còn tại quận, chắc chắn ngày mai còn đuổi theo. Biết có địch ở sau, hôm sau đi nhanh một chút, nhưng đường núi, các trận mưa lớn cùng hàng ngàn người xéo dẫm làm đường nhão nhoẹt, to như đường voi đi, dù có mù cũng không lạc lối. Mong sao hôm nay qua khỏi sông Đạ Là Ngào để Măng Tố, Tố La tách về căn cứ; tiếp đó là La Dạ, La Ngâu cũng rẽ nốt; chỉ còn Cà Dòn qua Tạ Mỹ và Là Ngà nữa là xong. Nhưng từ trưa, 2-9 đã đánh địch liên tục cho tới chiều. Rõ là đêm đó địch và ta đều ở trong rừng sâu, phải là lực lực lượng lớn mới truy đuổi ráo riết như vậy. Trăm phần nguy hiểm, dân chưa về đến nơi, nhiệm vụ chưa tròn; nỗi lo còn nặng hai vai. Về chiều, dân từ trên đầu núi đổ xuống bờ sông Đạ Là Ngào đông đặc, nước sông tràn đầy, sóng xô cuộn réo, không sao qua được, phải dừng ngủ chờ nước rút và bắc cầu. Lúc này mà địch từ trên đầu núi đánh xuống thì thật là thảm họa, chiến thắng quân sự không còn mà tổn thất chính trị thì không sao lường hết, trách nhiệm với dân với Đảng biết tính sao đây? Những người Cà Dòn nhiều kinh nghiệm ra sức đốn cây to đổ ngang làm cầu qua sông trong đêm mới yên lòng. Nhưng vừa ngã xuống là dòng nước cuốn phăng đi mất. Đã gần sáng, hạ nhiều cây rồi mà chưa có cầu, nước vẫn to. Đầu óc thật căng thẳng, lòng như lửa đốt, niềm vui chiến thắng đã nhường cho nỗi lo âu tràn ngập. Tôi bèn cho Mười Lang đưa cả 2-9 quay lại bên kia núi vài cây số phục, tập trung hỏa lực đánh một trận cho ra trò, đuổi địch lui thì dân đi mới yên, chỉ đánh du kích như vừa rồi nó không sợ. Sáng rõ, đồng bào càng dồn xuống đông nghịt, thật nguy hiểm nhưng nõ nào ngăn lòng ham muốn được qua sông của bà con! May mắn làm sao, một cây to vừa đổ xuống mắc vào một tảng đá lớn thành một chiếc cầu nhưng còn một đoạn hơn 5 mét chìm dưới nước. Một đường mây to được buộc nối vào bờ, lập tức đoàn người qua sông cuồn cuộn, gần trưa thì qua hết Đạ Là ngào. Có tiếng súng nổ dữ dội, cả cối, đại liên vang rền. 2-9 đánh lớn rồi. Mấy tiếng sau, 2-9 về đến bờ, sang sông rồi chặt cầu cho trôi theo dòng nước. địch không theo nữa. Hai ngày bị đánh du kích nhỏ, chúng xem thường, hôm nay cậy đông đi ồ ạt không đề phòng, sáu trung liên ta đồng loạt quét mãnh liệt, lựu đạn từ trên cao dội xuống dồn dập; bất ngờ bị quá nặng, địch đổ gục hàng loạt, chạy tan tác; đêm đó phải bắn pháo sáng cả đêm để gom nhau. Sáng sau giải quyết hậu quả rồi quay về, bỏ cuộc. Qua khỏi Đạ Là Ngào, đêm nay chúng tôi ngủ yên lành bên kia sông Tà Mỹ. Còn một số lớn dân Cà Dòn, dân công tải chiến lợi phẩm, 2-9, hơn ngàn người phải qua sông Là Ngà lớn nhất, hung dữ nhất thì mới hoàn thành việc đưa quân về.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2019, 02:54:09 pm »

Tinh thần thư thới hơn nhưng nỗ lo chưa dứt vì lúc 9 giờ qua đường La Dạ thấy dấu độ một tiểu đoàn địch lên trước rồi. Dừng bên bờ sông La Ngà cách đường không xa lắm, sông đầy ắp, nước xoáy cuồn cuộn, qua bằng cách nào? Đóng vài trăm bè cũng mất cả ngày, nước lũ hung dữ, bè đi ngang vô cùng nguy hiểm, dễ bị lật, không thể liều lĩnh được, chỉ có cách làm cầu treo thôi. Giữa trưa, cả ngàn người nấu nướng lửa khói xông lên ngùn ngụt một vùng trời, thời đó chưa có máy bay, mấy năm sau mà như vậy thì có mà chết! Các cụ già Cà Dòn đầy kinh nghiệm đã đưa được một đường trục bện sáu đường mây to bằng bắp tay qua sông, chúng tôi đu dây qua được để cảnh giới và liên lạc nhà. Làm cật lực suốt đêm, đến 8 giờ sáng đã có một chiếc cầu treo vững chắc qua được dòng nước đang ngấp nghé tràn bờ. Xóm nào qua cầu là có sẵn cán bộ xóm ấy đón ngay về căn cứ. Đến đây mới thực sự hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi ngủ bên bờ sông La Ngà một đêm thoải mái, yên lành, trút bỏ bao nỗi lo âu căng thẳng từ lúc đội mưa xuất quân chiều 30 tháng 7, đến chiều 4 tháng 8 này mới nhẹ nhàng khoan khoái với niềm vui trọn vẹn.

Về cơ quan thấy có anh Lê Tự Nhiên, Liên tỉnh ủy viên đi công tác Nam Bộ, biết Bình Thuận đánh Hoài Đức bèn chờ xem kết quả. Anh rất ngạc nhiên với chủ trương táo bạo, bất ngờ này của Bình Thuận, vì Liên tỉnh nào có biết gì. Thời đó nguyên tắc ghê gớm, anh hỏi có vẻ khiển trách:

- Một chủ trương lớn như vậy, sao tỉnh không xin ý kiến trước?

Anh Sáu Tú cũng trình bày là Cà Dòn, Tố La bị dồn từ đầu tháng 5 đến nay chưa thây chỉ thị của Liên tỉnh, nay không làm thì mưa lũ sẽ không làm được nữa. Vừa có tin dân về, ai cũng mừng vui. Tôi báo cáo vắn tắt diễn biến trận đánh, cùng năm ngày đưa dân về, vừa đánh viện vừa vượt mưa gió, sông suối lũ lụt. Anh Tám Triều, Bảy Thành bổ sung các chi tiết lý thú và nghẹt thở suốt 5 ngày qua, những lo âu phiền muộn, mất ăn ngủ, mưa to gió lớn, phía trước sông nước tràn đầy, phía sau địch truy sát gót, tình trạng hàng ngàn người trong cảnh nguy ngập khôn lường, chỉ sợ dân tổn thất thì chiến thắng không còn mà không biết chúng tôi còn để về chịu tội với Đảng và cấp trên không? Nhờ bộ đội chiến đấu ngoan cường, cán bộ, đồng bào nỗ lực vô biên, mọi việc đều trót lọt yên lành, đạt yêu cầu cả quân sự chính trị, 2-9 xây dựng được truyền thống “đánh thắng trận đầu”. Anh Lê Tự Nhiên, các anh ở nhà đều thông cảm những điều đó và rất vui mừng về kết quả đạt được. Về mặt diệt địch, bồi dưỡng ta, trận đánh đã diệt, bắt trên 300 bảo an, dân vệ, công an cảnh sát, thanh niên cộng hòa có vũ trang (30 súng/180 thanh niên cộng hòa) toàn bộ bộ máy cai trị quận Hoài Đức và Bắc Ruộng, gồm đại đội bảo an 513 chi khu, một đại đội dân vệ quận, một trung đội công an chiến đấu có thiếu úy chi khu trưởng Y Tài, địa điểm trưởng dinh điền Phan Văn Khôi, chi trưởng công an Trung úy quận trưởng Vương Văn Hòa bị thương nặng. Thu trên 250 súng các loại (có 12 trung liên, 10 tiểu liên, chín súng ngắn), nhiều đạn dược, quân trang quân dụng, thiêu hủy toàn bộ đồn bót, doanh trại và nhiều cơ sở vật chất của địch. Chưa tính số ta diệt trong đánh viện từ 1 đến 3 tháng 8, ta không hy sinh ai, chỉ bị thương ba (một trong đánh đồn, hai trong đánh viện). Số dân đưa về lúc đầu, chúng tôi báo cáo cho Liên tỉnh là hơn 4.000. Sau khi căn cứ ổn định, kiểm tra đầy đủ, huyện báo cáo cho tỉnh là hơn 5.000 (Trước Hội thảo Hoài Đức – Bắc Ruộng tháng 7 năm 1993, chúng tôi đi Tánh Linh và các xã Đông Giang, La Ngâu, Măng Tố, Bắc Ruộng cũng xác định lúc phá đồn đưa về là 5.200 (Tố La 1.800, La Dạ 1.200, Cà Dòn 900, Măng Tố 800, La Ngâu 400 và Bắc Ruộng 100).

Tiểu đoàn địch mà chúng tôi thấy dấu ở đường La Dạ đã đến Cà Dòn trước chúng tôi, nhằm đánh bắt lại số dân đã thoát về và số dân còn lại; nhưng vì bố phòng dày, có đánh du kích bụp xẹt tiêu hao chút đỉnh, rất sợ vũ khí thô sơ, chúng không dám bung rộng, có 2-9 về đánh sát thương thêm, ấy ngày sau chúng rút luôn.

Anh Lê Tự Nhiên đã nhận xét như sau:

- “Chiến thắng Bắc Ruộng mở ra nhiều vấn đề mới, lần đầu tiên lực lượng vũ trang còn nhỏ của tỉnh đã diệt gọn một chi khu quận lỵ, phá tan một dinh điền, gây cho địch tổn thất nặng nề về quân sự, chính trị, lực lượng và của cải vật chất, ngụy quân – ngụy quyền bị một đòn đau choáng váng. Chiến thắng đã bồi dưỡng lớn vũ khí trang bị, tạo thuận lợi xây dựng phát triển lực lượng vũ trang tỉnh nhà, gây niềm tin tưởng phấn khởi trong nội bộ. Ý nghĩa quan trọng lớn là đã đưa tất cả số dân Thượng bị dồn từ trước và gần đây về lại xóm làng có sản xuất, bố phòng, phát triển du kích chiến tranh, mở rộng căn cứ miền núi cả ngàn ki-lô-mét vuông (bắc tới Đinh trang Hạ đường 20, đông đến Bao Tuân đường 8, tây giáp Bắc Ruộng, nam nối Hàm Thuận), có một khối nhân vật lực lớn để xây dựng căn cứ vững mạnh, thực hiện xuất sắc chỉ thị của Liên tỉnh và phá đồn, đưa dân về núi. Chiến thắng cũng tạo khí thế cho quần chúng đấu tranh, làm cho đấu tranh vũ trang phát triển và hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị…”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2019, 02:56:07 pm »

Sau này, ta biết khi nghe báo cáo chi khu Hoài Đức bị diệt, 5.000 dân Thượng phá dinh điền Bắc Ruộng kéo hết về núi, Ngô Đình Diệm nổi khùng lệnh cho tướng Thái Quang Hoàng đem cả sư đoàn 5 đuổi theo với chỉ thị là “mất súng không cần nhưng mất dân Thượng là không được, phải bắt lại hết”. Hoàng xem xét trận địa, xem truyền đơn, khai thác số tù binh ta thả, cho là lực lượng Nam Bộ ra đánh nhưng cũng chỉ một đại đội, bèn cho hai trung đoàn truy kích hướng Võ Đắc Nam Bộ, một trung đoàn đuổi theo bắt dân lại. Thế là Hoàng đuổi theo bóng ma, còn số truy bắt lại dân cũng không thực hiện được cái mệnh lệnh kỳ quặc đó của Ngô Đình Diệm.

Đánh Hoài Đức – Bắc Ruộng đưa dân về là đúng, anh Lê Tự Nhiên đã nhận xét tốt nhưng tỉnh cũng chưa hết nỗi lo, còn chờ ý kiến của bí thư Liên tỉnh nữa. Mấy hôm sau được báo cáo, anh Năm A điện trả lời, không quở trách, không khen mà có chỉ thị: “Phải kiên quyết chống càn, giữ cho được số dân mới giành về, không để địch tái dồn; gấp rút phát triển, củng cố lực lượng chính trị và du kích, giải quyết đời sống cho dân. Nhanh chóng mở lên Nam Tây Nguyên và xuống đồng bằng. Lãnh đạo phải có quyết tâm cao, chỉ đạo kịp thời”. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Vậy là đánh đúng. Không khen cũng được, nhưng có chỉ đạo cụ thể là chỗ dựa vững chắc để yên tâm thực hiện. Cũng còn một chuyện lạ lùng, đánh Hoài Đức – Bắc Ruộng xong, năm ngày sau dân mới về đến nơi, tỉnh ủy mới biết, địch truy kích lên căn cứ một tuần. Tin tức Hoài Đức – Bắc Ruộng đã bay xa khắp nơi, dân ở đồng bằng trong tỉnh cũng biết, cơ sở đã báo cho cán bộ Hàm Thuận trước khi tỉnh thông báo xuống. Tôn Thất Đính – tư lệnh quân khu 3 ngụy thú nhận: “Sau Tua Hai – Tây Ninh thì Bắc Ruộng – Bình Tuy là thất bại chua cay của quân lực Việt Nam cộng hòa…”. Tỉnh cấp cho mỗi huyện vài chục súng trang bị cho bộ đội huyện, nhưng lại bảo các huyện là có ai nói về trận Hoài Đức – Bắc Ruộng thì nói là Nam Bộ ra đánh để địch khỏi phản ứng gây khó khăn phong trào, còn căn dặn ở đồng bằng chưa nên nổ súng đánh địch mà chỉ tự vệ khi cần thiết… (tham luận của đồng chí Nguyễn Văn Bổn, nguyên bí thư Hàm Thuận trong Hội thảo chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng). Địch bị ta nghi binh chỉ mắc lừa lúc đầu thôi, nó đâu có dại chỉ cho là Nam Bộ ra đánh mà không phản ứng gì đối với Bình Thuận. Đồng bào cũng biết, đã thông tin cho nhau; rất mừng là tỉnh ta cũng có bộ đội đánh giặc, còn tỉnh thì im lặng không tuyên truyền phát huy gi, vì sợ địch phản ứng. Biết làm sao được!

Phải 33 năm sau, trong hội thảo khoa học về chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng do tỉnh tổ chức vào các ngày 28-29 tháng 7 năm 1993 tại Phan Thiết và lễ kỷ niệm dúng ngày 31 tháng 7 tại địa điểm dinh điền Bắc Ruộng ngày xưa thì mới có sự đánh giá đầy đủ và đúng tầm vóc của chiến thắng lịch sử nỳ. 40 bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học, giáo sư ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quân khu 5, Quân khu 7, Bình Thuần đã phân tích ý nghĩa sâu sắc và giá trị to lớn của chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho ngày nay và mai sau. (Xem phần phụ lục: Một số ý kiến trong hội thảo khoa học về chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng).

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2019, 02:57:03 pm »

Sau trận Hoài Đức – Bắc Ruộng mấy năm, tôi có hỏi anh Trần Lê:

- Đi đánh về, báo cáo Liên tỉnh, được điện trả lời, thấy anh không quở trách thì rất mừng, nhất là được sự chỉ đạo cụ thể của anh về những việc phải làm ngay sau trận đánh để xây dựng căn cứ và mở phong trào, nhưng hồi ấy ý kiến của anh về trận Hoài Đức – Bắc Ruộng như thế nào?

- Thật ra mình cũng lo vì chưa thấy trên chỉ đạo gì mới thêm. Khi Liên tỉnh đánh Tà Lú – Ma Ty giải phóng 5000 dân Bác Ái, bao cáo lên Liên khu, các ảnh điện xuống biểu dương Liên tỉnh 3 và chỉ thị các Liên tỉnh khác đẩy mạnh hoạt động vũ trang hỗ trợ mở phong trào thì mình mới mừng.

Thì ra, cả Liên tỉnh cũng còn sợ đánh không đúng phương châm nữa là!

Địch không cam chịu mất dân cay đắng như thế bèn tổ chức càn quét lớn liên tục vào căn cứ như Tố La, La Dạ, Con Sỏ, Bô Cao, v.v. để tái dồn dân. Ngoài việc bố phòng vũ khí thô sơ và đánh du kích của từng thôn xóm, 2-9 cũng phải đánh cho được địch, bẻ gẫy càn để bảo vệ dân. Tại Con Sỏ, địch dùng cả tiểu đoàn lính và bọn học sinh hạ sĩ quan ở Lâm Đồng xuống càn quét cả tháng, đến đâu cũng đốt xóm, đốt kho, bắn hết trâu, heo. Lúa đang trổ đòng, đỏ đuôi sắp thu hoạch mà lính dàn hàng ngang cả trăm tên quất phá, cốt cho dân đói phải chạy về vùng địch. Phải bảo vệ mùa màng, có giữ được lúa mới giữ được dân. Cũng vẫn còn một điều ràng buộc, anh Sáu Tú hỏi tôi và anh Tám Cảnh:

- Có đúng địch phá lúa không? Nếu địch không phá lúa thì không đánh vì bây giờ vẫn chưa phải là chiến tranh.

- Nếu địch không phá lúa thì tôi xin chịu chặt đầu! – Anh Tám Cảnh lại phải “cam đoan miệng” với bí thư tỉnh ủy.

Lúc này, Mười Lang, Tám Hội đã cùng một bộ phận 2-9 đi hoạt động mở phong trào đồng bằng ở Hàm Thuận. Huy động thêm một tiểu đội bộ đội địa phương Di Linh thì tôi cũng có một trung đội. Sáng 20 tháng 10 năm 1960, địch không vào trận địa phục kích mà đi dưới thủng lũng, dàn hàng ngang quất phá lúa. 2-9 vận động ra chặn đầu từ trên sườn đồi cao đánh mạnh xuống, dồn địch vào ruộng lúa lầy lội mà diệt. Tuy bị đánh áp đảo nhưng chúng ỷ đông, dùng đại liên, cối kiềm chế ta. Sau 30 phút chiến đấu quyết liệt, ta diệt và làm bị thương trên 60 địch, thu ba các-bin và rút lui an toàn. Tôi bắn hơn một băng đạn các-bin diệt sáu tên. Hồi ấy chưa có chỉ tiêu thi đua, diệt năm tên lính ngụy thì được danh hiệu “Dũng sĩ quyết thắng” như sau này. Ta hy sinh hai là Nghê Hùng Dũng và Trần Văn Chuyển. Địch giải quyết hậu quả, hôm sau lui quân, chấm dứt càn. Bà con Cà Dòn rất phấn khởi vì bộ đội đã đánh lui cả tiểu đoàn địch, giữ được nương rẫy thôn xóm nhưng ai cũng tiếc thương hai đồng chí bộ đội đã nằm lại trên vùng núi cao Con Sỏ này.

Cùng lúc 2-9 đánh địch ở Con Sỏ thì ở La Dạ cách khá xa cũng có một cánh địch lớn đang càn, nghe tiếng súng vang rền dữ dội ở hướng Con Sỏ, sợ không khỏi bị đòn trừng phạt, chúng vội rút quân về Hoài Đức. Suốt 2 năm địch không bén mảng vào căn cứ nữa, đồng bào yên vui sản xuất, bố phòng. Vừa chống càn, ta cũng chống địch tái dồn có kết quả. Địch vẫn dùng mọi thủ đoạn lôi kéo dân về lại khu tập trung, đã bố trí hai tốp dân vệ lẻn vào căn cứ hù dọa, mua chuộc kéo dân về lại Hoài Đức. Trong lúc đói cơm, lạt muối, ốm đau, cũng có một số ít đao động nghe lời địch. Ở La Dạ có 60 người dự tính bồng bế theo chúng về khu tập trung; cốt cán đã kịp thời báo cho tiểu đội 2-9 đang ở đây, anh em bắn chết tên Đêm, bắn bị thương một tên, giữ lại số dân này. Ở Tố La cũng bắn được một tên, thế là trừ được thủ đoạn bí mật lôi kéo dân của địch.

Đang trong mùa mưa không đốt được rẫy thì kéo bổi dồn lại lòi ra các khoảng trống trỉa bắp, trồng mì, trồng lang. Tiểu đội 37 bộ đội địa phương Tánh Linh dùng cách đó đã trồng được 5000 gốc mì, hàng trăm gốc lang ở vàm sông Tà Mỹ. Mấy tháng sau có ăn còn giúp cứu đói được đồng bào La Ngâu. Một số lớn đi nưng ở Nộp, Con Rum, Đinh Trang Hạ vay mượn đổi chác gạo, lúa, muối. Bà con ở đó hết lòng giúp nhau khi hoạn nạn. Một số lên núi cao Bà Xa chặt cây xà bu làm bột chống đói. Hái rau rừng, đào củ chụp, đánh cá, bẫy thú…. Cứ một khoảng mì lên xanh, một vồng khoai trải ngọn, một vạt bắp trổ cờ là cái no bụng càng đến gần. Sự trung thành với Đảng, với Bác Hồ, tin tưởng cách mạng, nghe lời cán bộ, tinh thần cần cù, nhẫn nại đã giúp đồng bào vượt qua đói khát hiểm nghèo, chiến thắng mưu ma chước quỷ của kẻ thù. Sau đó Tố La Thuộc Lâm Đồng còn Cà Dòn vẫn thuộc Tánh Linh, Bình Thuận. Từ Com Rum, đội công tác Miền do anh Tám Cảnh làm đội trưởng phát triển mở vùng lên sát đường 20 lập hai huyện K3 và K4 nam đường 20, vượt lên bắc đường tới tận Kìn Đạ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2019, 03:11:41 pm »

3. Mở phong trào.

Sau trận Con Sỏ, anh Bảy Thành chia tay chúng tôi ra Liên tỉnh; Tư Thanh và Năm Hưng nắm một tổ của 2-9 ra Bắc Bình phối hợp với đội công tác anh Sáu Định, bí thư Ban Cán sự Bắc Sơn đánh địch ở Xuân Quang, Bá Ghe, Cà Lon, Vĩnh Hảo, diệt ác phá kềm, phát triển cơ sở, thu 30 súng, mở phong trào, đưa đường hành lang từ trên núi cao xuống gần đồng bằng hơn.

Mười Lang, Tám Hội đưa một bộ phận 2-9 xuống Tam Giác vũ trang tuyên truyền diệt ác phá kềm các xã Bình Mỹ Thuận, Tân Phú Xuân, phối hợp Hàm Thuận diệt tên Chấn ác ôn khét tiếng. Hội 1959, anh Bảy Tâm và Năm Nhẫn diệt hụt tên Cửu Xe, nay 2-9 nện một loạt tôm-xông trừ tên này, bà con rất phấn khởi, càng đấu tranh mạnh với địch. Anh Năm Nhẫn đã tranh thủ thời cơ dùng lực lượng nhỏ của mình, táo bạo phá kềm các ấp Bàu Muống, Ruộng Vỡ, Cà Gằng, Suối Thị, có 2-9 hỗ trợ, đã đưa lên thành xã Hàm Thạnh giải phóng đầu tiên của tỉnh. Tiếp tục phát triển vào phía nam, 2-9 phối hợp với thị xã giải phóng xã Tiến Lợi rồi giải phóng tiếp xã Kim Bình nam Hàm Thuận. Vào Hàm Tân vũ trang tuyên truyền các xã Vân Mỹ, Tân Thuận. Các hoạt động sâu rộng liên tục đó làm cho các xã Hàm Thạnh, Tiến Lợi, Kim Bình có thế liên hoàn, có điều kiện xay dựng bảo vệ vùng mới giải phóng.

Tôi và Tư Quyết đưa toàn bộ 2-9 còn lại xuống Khu Lê hỗ trợ các xã Nhơn Thiện, Thiện Nghiệp phá kềm. Khu Lê Hồng Phong, nơi đã in sâu trong tâm trí tôi và chiến sĩ 2-9 nhiều kỷ nhiệm không bao giờ phai nhạt. Khu Lê là “đất đứng chân” của lãnh đạo Bình Thuận và Cực Nam trong chống Pháp, sang chống Mỹ, trong đấu tranh chính trị có phong trào đòi Hiệp thương tổng tuyển cử mạnh nhất tỉnh cuối 1955, đã có biết bao cán bộ đã hy sinh vô cùng anh dũng; đặc biệt năm 1959, lúc Mỹ - Diệm rêu rao luật 10/59, chỉ một xã Nhơn Thiện đã cung cấp cho tỉnh gần một trung đội.

Đến Hố Đất, gặp anh Mười Râu và Sáu Ninh bàn kế hoạch hoạt động. Các anh rất tin tưởng hoạt động sắp đến ở địa phương sẽ tạo chuyển biến địa bàn còn khó khăn này. Mục tiêu được chọn là đồn bảo an Nha Thiện Phú một trung đội, kềm kẹp một khu vực rộng lớn gồm ba xã Nhơn Thiện, Thiện Nghiệp, Long Phú, và trụ sở Hội Đồng Hương Chính xã Nhơn Thiện. 2-9 sẽ đánh một trận kỳ tập để gây tác động lớn tới phong trào.

Ngày 9 tháng 12 năm 1960, chúng tôi cùng cán bộ, nhân viên cơ quan hai huyện Hòa Đa – Thuận Phong ém ở bằng Xe Lương, cách Nhơn Thiện hơn chục cây số về phía bắc. 14 giờ chặn hai xe hành khách từ Lương Sơn xuống, đưa hành khách vào mé rừng làm mít tinh rồi giữ lại, bộ đội cải trang lính bảo an lên xe chạy thẳng xuống Bàu. Xe đi trước đánh đồn có tôi, Hồ Hồng; xe đi sau đánh trụ sở có Tư Quyết, Mười Râu, Sáu Ninh. Dọc đường gặp một tên bảo an đi săn, bắt lên xe khai thác biết hom ấy bọn đồn Thiện Phú đi càn ngoài rừng một tiểu đội, bọn tề xã ấp đang họp đầy đủ tại trụ sở xã. Một chặp, có một tiểu đội bảo an đặt súng máy ngồi nghỉ cạnh đường. Đánh, bắt thì không gọn và lộ, tôi cho xe chạy qua, chúng cũng chẳng biết gì. Đến vọng gác đầu xóm, đồng chí Trần Kim Tuyến nhảy xuống dỡ cây ba-rie, xe chạy thẳng vào xóm. Đến vọng gác gần trụ sở, Đồng nhảy xuống dỡ cổng, xe qua nhanh. Còn cách đồn hơn trăm mét, tôi nghe tiếng súng phía sau nổ giòn, quay lại thấy Tư Quyết đang quét trung liên vào trụ sở xã. Chà, Tư Quyết không chờ xe đầu đến đồn nổ súng, lại bắn trước thì phức tạp đấy! Hồng nhanh chóng nổ trung liên mãnh liệt vào hướng đồn bảo an. Mấy tên lính trong đồn nghe súng nổ rền ở phía trụ sở xã, chạy ra quan sát thì bị trung liên ta bắn đến vội tháo chạy vào đồn. Xe đến trước cửa đồn, toàn bộ xông vào, trận đánh diễn ra rất nhanh, kết thúc gọn ghẽ. Cờ đỏ sao vàng được kéo ngay lên đỉnh cột cờ báo tin chiến thắng cho nhân dân quanh vùng. Tại trụ sở, ta bắn chết tên thiếu úy Tơ trưởng Nha Thiện Phú, bắn bị thương nặng tên trung sĩ Cán an ninh nha; bắt toàn bộ 30 tề xã ấp, làm chủ, thu chiến lợi phẩm đầy hai xe ô tô rồi phóng hỏa đốt đồn. Tiểu đội đi càn nghe súng nổ, thấy lửa khói rực trời, biết đồn bị đánh vội cắt rừng chạy về Phan Rí Cửa ngay trong đêm.

19 giờ, hàng ngàn đồng bào tập trung tại một đám cát rộng dự mít tinh mừng chiến thắng. Anh Mười Râu nói chuyện về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, kêu gọi đồng bào đoàn kết đấu tranh bảo vệ xóm làng. Dưới ánh đèn măng sông sáng rực, bà con nhận rõ những chiến sĩ Trung đoàn 812 năm trước và con em họ. Mọi người xúc động phấn khởi lạ thường. Xong mít tinh mà chẳng ai muốn về, họ xúm xít chuyện trò rôm rả mời bộ đội vào nhà chơi. Nhiều người vui vẻ nói:

- Bây giờ khác rồi, bộ đội cách mạng đã đánh giặc, nhất định sẽ giành được thống nhất thôi!

- Hôm nay chiến thắng sướng quá, sắp tới chắc càng thắng to hơn!

Hơn 30 thanh niên Nhơn Thiệu hăng hái nhập ngũ vào 2-9 để cùng lớp đàn anh chiến đấu giải phóng quê hương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2019, 03:12:21 pm »

2 giờ khuya, từ giã đồng bào, đem hai xe chiến lợi phẩm vào rừng Hố Đất rồi cho xe lên bằng Xe Lương trả cho chủ đưa đồng bào về Lương Sơn. Rất phấn khởi, bà con ủng hộ bộ đội mấy tấn gạo. Lòng dân ở đâu, lúc nào cũng yêu thương bộ đội, hết lòng giúp đỡ cách mạng.

Địch rút ngay Nha Thiện Phú vào ở Bàu Thiêu. Các xã Nhơn Thiện, Thiện Nghiệp không còn địch kềm kẹp nữa.

Mấy ngày sau, 2-9 về lại căn cứ miền núi, đã có bộ phận Mười Lang và đồng chí Tâm huyện đội trưởng cùng một tiểu đội bộ đội địa phương Di Linh đón. 2-9 diệt tiếp đồn Cỏ Mồm, đưa đồng bào khu tập trung về xóm làng cũ, xã Hàm Cần giải phóng ra đời. Tiếp theo, 2-9 vũ trang tuyên truyền phá lỏng, rã hai xã Hàm Phú, Hàm Trí, sau đó đưa lên cùng Hàm Thạnh thành vùng giải phóng liên hoàn ba xã ở miền Tây Hàm Thuận. Chỉ một thời gian ngắn hoạt động vũ trang đã hỗ trợ đắc lực đấu tranh chính trị, dấy lên đồng khởi liên tục phá ấp, phá kềm tỏa nên các căn cứ lõm ở đồng bằng, nối liền, hỗ trợ nhau giữa miền núi và đồng bằng, mở rộng ảnh hưởng khắp nông thôn, đến cả thị trấn thị xã; các huyện rút được thanh niên bổ sung cơ quan và xây dựng bộ đội địa phương huyện, mỗi nơi từ hai tổ đến 1 tiểu đội; Hàm Thuận được một trung đội; 2-9 phát triển thành một đại đội thiếu; đặc công một trung đội thiếu.

Tết năm 1961, chúng tôi đã ăn một cái Tết chiến khu khá khá. Vui với anh em, tôi sáng tác một ca khúc ngắn “Tết thắng lợi” nói lên sự phấn khởi, hào hứng của lực lượng vũ trang tỉnh đã lớn lên nhiều, phục vụ tốt phong trào, khẳng định niềm tin tất thắn của cách mạng miền Nam. Anh em thường hát mỗi khi sinh hoạt tập thể. Năm 1962, đoàn văn công tỉnh lấy bài này xây dựng một tiết mục múa cũng lấy tên là “Tết thắng lợi”, đã biểu diễn nhiều nơi, đến nay nhiều người còn nhớ.

Sau tết, tôi và Tư Thanh đi dự Hội nghị Quân sự Liên tỉnh 3 gồm các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tuyên Đức và chủ lực Liên tỉnh. Hội nghị tiến hành ở hội trường Xóm Cỏ, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa. Tôi vui mừng gặp lại anh Hược, người thủ trưởng hồi ở Tiểu đoàn 86, nay là trưởng Ban Quân sự Liên tỉnh với tên mới là Mười Trung. Tại Hội nghị, tôi đã báo cáo điển hình hai trận đánh của Bình Thuận là trận đánh điểm Hoài Đức – Bắc Ruộng và trận đánh càn Con Sỏ. Liên tỉnh đã công bố thành lập Ban Quân sự các tỉnh, ở khu 5 không gọi Ban Chỉ huy tỉnh đội, huyện đội như ở Nam Bộ. Đồng chí Võ Cứ là trưởng Ban Quân sự Khánh Hòa; Lê Bình trưởng Ban Quân sự Ninh Thuận; tôi là trưởng Ban Quân sự Bình Thuận. Các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức chỉ có một chỉ huy quân sự tỉnh vì phong trào mới bắt đầu. Trên đường về, tôi tham quan bố phòng vũ khí thô sơ ở Mai Nai – Đầu Suối của huyện Bác Ái, Ninh Thuận. Ngoài các loại chông cỏ, chông hầm, băng cung, còn có chông treo và bẫy đá vô cùng lợi hại, là sự khủng khiếp của địch khi lọt vào trận địa bố phòng này; đúng là có đi không về.

Chúng tôi về đến cơ quan thì đã có điện Liên tỉnh gửi về tỉnh ủy bổ nhiệm tội làm trưởng Ban Quân sự Bình Thuận kiêm chính trị; Nguyễn Thanh Đức ủy viên tham mưu; Nguyễn Hữu Ích ủy viên hậu cần. Đồng thời Liên tỉnh bổ sung tôi vào Tỉnh ủy Bình Thuận. Lúc này là tháng 3 năm 1961. Phiên hiệu của cơ quan Quân sự Bình Thuận là 500. Do vậy 2-9 là 529; đặc công là 531. Ban Quân sự chúng tôi vẫn ở chung trong cơ quan tỉnh ủy. Tỉnh triển khai ngay khung trường tiểu đội để đào tạo cán bộ tiểu đội cho các đơn vị tỉnh, huyện, cán bộ xã, thôn đội cho các huyện căn cứ miền núi Di Linh, Tánh Linh, Hoài Đức và cho các xã giải phóng ở đồng bằng. Tổ sửa chữa vũ khí cũng được thành lập với nhiệm vụ sửa chữa vũ khí bộ binh cho các đơn vị, rờ sạc đạn, đạp lôi, thủ pháo, mìn mũi, rồi tiến lên sản xuất các loại ba-dô-min, ĐH5, ĐH10; không lâu, tổ này đã trở thành Binh Công xưởng Cao Thắng của tỉnh.

Để mở rộng căn cứ lên hướng Tây Bắc, hỗ trợ mạnh hơn cho đội công tác miền Tây, lần đầu hoạt động quân sự phối hợp chiến trường toàn liên tỉnh, mừng sinh nhật Bác Hồ ngày 19 tháng 5 đến, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban quân sự quyết định mở một loạt hoạt động trên đường 20. Mở màn sẽ đánh chi khu quận lỵ Di Linh vào ngày 15 tháng 5 năm 1961. Chỉ hơn một tháng chuẩn bị chiến trường cho hoạt động ở một vùng hoàn toàn xa lạ với bộ đội Bình Thuận là một khó khăn tưởng chừng không thể nào khắc phục nổi. Tôi lại phái các đặc công kỳ cựu Bảo, Hội, Giang, Sơn, Phi thêm mấy anh em mới về Bình, Bảng, Cao Ly. Như vậy cũng đã gấp ba lần hồi chuẩn bị Hoài Đức – Bắc Ruộng. Di Linh trước đây là tiểu khu, tỉnh lỵ Lâm Đồng, nay địch dời tỉnh lỵ về Bảo Lộc, Di Linh thành chi khu quân sự nhưng dân cư đông đúc, nhà cửa san sát, nhiều công sở, bệnh viện lớn, đất đai màu mỡ, cây trái sum suê. Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay còn là vùng trắng. Đánh chiếm làm chủ thị trấn Di Linh một đêm là một yêu cầu chính trị quan trọng để gây tiếng vang lớn khắp Nam Tây Nguyên, tạo thuận lợi cho Đội công tác anh Tám Cảnh xây dựng, phát triển phong trào. Đặc công Bình Thuận quyết tâm tự mình xoi vào vùng trắng đó mà nắm địch. Đánh một chi khu quận lỵ tất nhiên mục tiêu nhiều. Ở đây còn phải tiêu diệt lô cốt ngã ba Di Linh đường 20 và đường 8 để có đường ra dễ dàng khi đánh xong. Anh Tám Cảnh phái một cán bộ người Thượng trà trộn với bà con đi chợ, vào thị trấn ban ngày nắm các mục tiêu giúp đặc công đối chiếu thực địa. Anh em đặc công lên núi Prang, trèo lên một cây cao, dùng ống nhòm quan sát toàn cảnh và định hướng các nơi rồi đêm đến tự xoi đường đột nhập thị trấn, tìm mục tiêu. Để kịp thời gian, lần nào cũng cập rập. Thường vụ Tỉnh ủy lại chỉ định một Đảng ủy và Ban Chỉ huy trận đánh có quyền quyết định phương án, xử lý mọi tình huống tại chiến trường. Tôi lại được vinh dự làm chỉ huy trưởng; chính trị viên là Hoàng Từ tỉnh ủy viên; các phó là Tư Thành, Mười Lang. Đảng ủy thì anh Hoàng Từ là bí thư; các ủy viên có tôi, Tư Thanh, Mười Lang và Tám Cảnh. Phụ trách trên 200 dân công căn cứ lo tiếp tế, tải thương, chiến lợi phẩm là anh Năm Lương trưởng Ban Hành lang tỉnh. Dù rất lạ chiến trường, không được như ở Tánh Linh, anh em đội công tác Bắc Ruộng dẫn đến từng mục tiêu, ở đây đội công tác chỉ dẫn đến gần thị trấn rồi đặc công tự mình tìm tòi xoi vào. May mắn tiếp tục đến với anh em, chỉ trong ba đêm đột nhập đã vào đến mức đánh được các mục tiêu quan trọng để làm chủ thị trấn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2019, 03:12:52 pm »

Chiều 15 tháng 5, toàn lực lượng tập kết tại rầy Xê Rê Pô, chỗ đứng của Đội công tác, cách đường 20 3 giờ đi bộ. Hành quân lên Tây Nguyên lần này, lực lượng ta lớn mạnh hơn nhiều so với đánh Hoài Đức – Bắc Ruộng: quân số bộ binh gấp ba lần, đặc công gấp hai, sở chỉ huy còn có trợ lý quân báo, tác chiến, liên lạc, đội phẫu. Vì thế, tuy đi đánh giặc xa, vào sâu địch hậu nhưng bộ đội yên tâm. Dù vậy, đánh vào thị trấn Di Linh thì lực lượng ta cũng chẳng thấm vào đâu. Điều phấn chấn nhất là đêm nay tiếng súng cách mạng sẽ vang rền trên thị trấn cao nguyên xa xôi lâu nay yên ắng này. Cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tung bay, truyền đơn cách mạng đến tay người dân, tin chiến thắng sẽ nhanh chóng truyền lên Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, xuống Bảo Lộc, Nha Trang, vào tận Sài Gòn… Ôi, sung sướng biết chừng nào, những chiến sĩ Bình Thuận, từ chiến trường cao nguyên này sẽ ghi thêm một chiến công vào sổ vàng dân tộc. Sau bao năm đấu tranh chính trị đầy gian khổ hy sinh, lần đầu tiên chúng tôi được dâng lên sinh nhật Bác Hồ một chiến công đầy ý nghĩa; nhiều người chưa một lần được gặp Bác đều muốn thể hiện tình cảm kính yêu của mình đối với Bác bằng hành động cụ thể trong chiến đấu đêm nay.

Phi, một đặc công trẻ, là liên lạc của tôi hồi ở Đại đội B, Tiểu đoàn 86, tập kết ra Bắc học tập, rèn luyện trưởng thành, nay trở về Nam là một sĩ quan đặc công, trận này là mũi trưởng đánh chi cảnh sát quận. Trước giờ xuất phát, Phi đưa chiếc nhẫn vàng và đồng hồ đeo tay gửi tôi, giọng đầy xúc động:

- Anh cất giúp em, nếu em có bề gì thì anh giữ làm kỷ niệm nhớ mãi đứa em thân yêu của anh.

- Em cứ để dùng vì nó rất cần cho việc hiệp đồng chiến đấu đêm nay.

Nói vậy mà tôi thấy thương Phi khôn xiết, nào ai biết sẽ ra sao, chiến tranh mà! Trận này Phi không việc gì.

Đồng chí Bảo mũi trưởng đặc công trận nội đồn bảo an chi khu dẫn chúng tôi xuyên qua một đám bưng dài hơn 200 mét, đội hình bám nhau chui rúc trong gai góc sình lầy. Tôi có cảm giác đêm đen kéo dài vô tận. Thầm khen tài năng mở đường của Bảo, chỉ mấy đêm chuẩn bị đã thuộc, nếu lỡ đi lạc đường thì bao giờ trận đánh mới bắt đầu. Tôi càng yêu mến các đặc công đã lặn lội gian nan để làm nên chiến thắng, không có họ sẽ khó khăn biết chừng nào. Rút chân ra khỏi đám bưng sình, ngửa mặt nhìn bầu trời đầy sao lấp lánh, tôi thở phào khoan khoái như trút được gánh nặng ngàn cân. Bước vào một nương chè đã bị chặt trụi, còn trơ lại những gốc nhọn bén như mũi mác, phải len chân từng bước thật căng thẳng. Đêm cao nguyên về khuya mát lạnh mà lưng tôi vẫn ướt dẫm mồ hôi. Đang dò lần từng bước thì Hội quay lại ghé tôi thì thầm:

- Đồn bảo an chi khu trước mắt anh chừng 50 mét đó!

Định thần nhìn kỹ, quả đã thấy bóng dáng những mái nhà lờ mờ trong bóng đêm. Bộ binh và Chỉ huy sở đến rào kẽm gai thì đặc công đã khai thông cửa mở. Tô lặng lẽ nắm tay, tiễn từng anh em vào trận nội. Tất cả âm thầm nhẹ nhàng lướt qua. 15 phút sau liên lạc của Hội quay ra gặp tôi:

- Báo cáo, các mũi đã áp sát mục tiêu.

- Vào báo Tám Hội: G là 1 giờ 30 phút, ưu tiên 15 phút cho bên thị trấn. Trận nội phát lệnh bằng bộc phá.

Kim đồng hồ dạ quang trên tay tôi nhích dần, vừa chỉ đến giờ quy định thì một chi khu vọt lên một ánh chớp sáng lòa, tiếp theo một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả không gian yên tĩnh. Tiếng trung liên, tiểu liên, thủ pháo, lựu đạn dồn dập. Bên thị trấn cũng vang lên hàng loạt tiếng súng, lửa cháy sáng một góc trời. Qua ánh lửa, nhân dân thị trấn nhìn thấy bộ đội giải phóng tung hoành khắp nơi, truy đánh địch tan tác. Tôi hỏi Bùi Văn Tiêm, trợ lí tác chiến bên cạnh:

- Có nghe tiếng bộc phá ở lô cốt ngã ba Di Linh không?

- Có, nghe rất rõ bộc phá và tiểu liên nổ giòn, bây giờ ở đó đã im, chắc Linh Giang đã chiếm xong rồi.

- Tốt, Linh Giang có chiếm được thì đánh xong ta mới có đường ra dễ dàng, nhanh chóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM