Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:44:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 23005 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:06:02 pm »

7. Trước giờ tập kết

Tôi được đề bạt tiểu đoàn trưởng thì cũng vừa nhận một thơ riêng của anh Phan Bình (anh Phan Bình là ủy viên Ban Cán sự Cực Nam, sang làm chính trị viên thay anh Lịnh). Anh mới bổ nhiệm tôi về Tiểu đoàn 86, nay có việc gì mà gửi thư riêng cho tôi? Tôi không đề đoán biết việc gì trong lúc mọi sự đang tất bật thế này. Đọc xong thư, lòng tôi rộn lên một tình cảm riêng chung thật đặc biệt, khó tả, vừa ngạc nhiên đến sửng sốt, vừa buồn vui lẫn lộn. Thư cũng ngắn thôi mà tôi đọc đi đọc lại nhiều lần:

Chương thân mến,

Tôi báo để Chương biết: Tỉnh ủy đã chọn và giao nhiệm vụ Chương ở lại miền Nam cũng đồng bào đấu tranh chính trị cho Hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Tất nhiên, Chương là bộ đội, trước nay trực tiếp chiến đấu giết giặc ở chiến trường nay làm nhiệm vụ mới không khỏi bỡ ngỡ, khó khăn, song bỏ xuống nước khắc biết bơi. Cứ yên tâm tin tưởng, có Đảng, có đồng bào cùng chung vai sát cánh, chắc chắn chúng ta sẽ giành thắng lợi cuối cùng.


Thân mến,
Phan Bình.

Tôi biết đây là anh giao nhiệm vụ không theo kiểu mệnh lệnh mà chỉ tâm tình động viên, cho tôi được suy nghĩ rồi tự giác hạ quyết tâm với Đảng. Anh đặt niềm tinh với tôi, bảo tôi suy nghĩ kỹ rồi trả lời cho anh. Tuy vậy, đây cũng là một mệnh lệnh mà tôi cho là bước ngoặt trong đời mình. Như vậy là tôi không đi tập kết với đơn vị, tôi sẽ ở lại miền Nam cùng đồng bào đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định và Hiệp thương Tổng tuyển cử. Tôi sẽ không được ở trên miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cùng toàn quân tiến lên chính qui, hiện đại, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội; và tôi cũng chưa có điều kiện gặp Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại muôn vàn kính yếu của dân tộc, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Được gặp Bác Hồ là nguyện ước sâu xa lớn nhất trong đời chiến đấu của mỗi người chiến sĩ cách mạng, mỗi anh Bộ đội Cụ Hồ. Tôi cũng thấy tiếc, cũng muốn đi tập kết để được gặp Bác Hồ. Đọc đi đọc lại, suy nghĩ kỹ, tôi thấy bức thư nói lên biết bao ý nghĩ lớn lao, nhiệm vụ trọng đại, sự tin tưởng thẳng thắng lợi và sự tin cậy của Đảng đối với tôi. Còn nửa nước chưa được giải phóng thì tất nhiên còn phải chiến đấu cho cả nước được giải phóng, như thế phải có người ở lại miền Nam làm nhiệm vụ, chắc chắn là không chỉ có mình tôi. Đảng đã có quyết sách rồi. Điều chủ yếu là tôi phải suy nghĩ kỹ rồi về tỉnh đội trả lời anh. Tôi chắc là việc này phải bí mật, không công khai rộng rãi nên anh mới viết thư riêng và bảo tôi trả lời. Bảo trả lời là để suy nghĩ và hạ quyết tâm chấp hành, là đòi hỏi sự tự giác, không gượng ép nhưng không phải muốn sao cũng được vì đây cũng là một mệnh lệnh. Suy nghĩ kỹ, tôi cũng xác định đây là một nhiệm vụ cách mạng rất rõ ràng và cần thiết. Gần đây tin tức dồn dập cho thấy địch rất ngoan cố, quyết phá hoại Hiệp định, chúng đã khủng bố nhân dân, đánh phá phong trào ngay từ những ngày đầu hòa bình. Một số đồng bào, đồng chí đã bị bắt bớ, hy sinh. Vậy thì nhiệm vụ rất nặng nề, có cả gian khổ, hy sinh nhưng cũng vô cùng vẻ vang, vinh dự. Sắp đến, tôi sẽ phải đối mặt với kẻ thù hung bạo sau khi chính quyền quân đội ta đã đi tập kết. Đảng chọn một số đảng viên, quân đội chọn một số chiến sĩ ở lại là vô cùng đúng đắn và sáng suốt. Tôi cũng không hình dung cuộc đấu tranh cụ thể sắp tới ra sao nhưng “Quân lệnh như sơn” như Bác Hồ đã dạy, việc chấp hành là tuyệt đối, không có tính toán gì hết. Đảng đã “chọn mặt gửi vàng”, đã tin tưởng chọn mình ở lại, vinh dự tự hào biết bao! Ý thức được như vậy, lòng tôi thanh thản, sung sướng. Tôi nguyện một lòng một dạ vâng theo lời kêu gọi của Bác Hồ gửi đồng bào miền Nam, dù khó khăn gian khổ đến mấy cũng chẳng từ nan, dù hy sinh tính mạng cũng không sởn chí, xứng đáng là đảng viên trung kiên, là anh Bộ đội Cụ Hồ. sau này vào giữa năm 1957, lúc phong trào tỉnh nhà hết sức khó khăn, tỉnh ủy bố trí một số đồng chí ra Bắc, khi tổ chức hỏi tôi có muốn ra miền Bắc công tác, học tập không? Tôi đã dứt khoát trả lời là trước đây tôi đã tự nguyện ở lại miền Nam đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà, nay dù khó khăn, nguy hiểm đến mấy tôi cũng quyết ở lại cùng đồng bào, đồng chí chiến đấu đến cùng. Và tôi vẫn ở lại cho đến Nghị quyết 15, về lại lực lượng vũ trang cầm súng cho đến ngày giải phóng miền Nam.

Tôi nói cấp trên muốn số ở lại phải tự giác chứ không gượng ép vì trong số đặc công ở lại với tôi có trường hợp đồng chí Triều, gần đến lúc hành quân tập kết đã xin đi để về thăm gia đình ở miền Bắc thì tỉnh đã đồng ý để Triều đi. Sau Nghị quyết 15, Triệu lại cùng bao đồng đội xẻ dọc Trường Sơn vào Nam. Tôi đã gặp Triều và một thời gian sau, Triều anh dũng hy sinh trong một chuyến công tác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:06:30 pm »

Hôm sau, tôi về tỉnh đội bao cáo quyết tân, anh Phan Bình hơi ngạc nhiên.

- Chương đã suy nghĩ thật kỹ chưa? Thôi cứ về suy nghĩ thêm ba ngày nữa rồi trả lời cũng được.

- Tôi đã suy nghĩ kỹ rồi, tôi đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không băn khoăn, do dự gì dâu.

- Tốt lắm, chắc cậu cũng có nhiều điều muốn biết như rồi đây ăn ở, sinh hoạt ra sao, công tác cụ thể thế nào… Tôi cũng không biết rõ những điều đó nên không nói gì thêm với cậu được. Tình hình còn diễn biến nhiều, cậu đã học Hiệp định, dần dần sẽ rõ hơn. Trước mắt phải tuyệt đối giữ bí mật, không để đơn vị, gia đình biết, cậu sẽ hành quân với 86 vào Hàm Tân bình thường. Vào đấy, ta sẽ tổ chức lại Trung đoàn 812 để đi tập kết. Lúc ấy sẽ có công việc và có cả cách giữ bí mật cho cậu nữa. Bây giờ cậu về thăm gia đình ba hôm rồi trở lại 86; tôi sẽ báo 86 về việc đi vắng của câu.

Tạm chia tay, anh tặng tôi huy hiệu Bác Hồ và một súng ngắn Et-tan-ben-gich rồi ôm chặt tôi trong tình thương yêu tràn ngập. Tôi biết anh đi tập kết.

Tôi nghỉ chơi ở nhà người em tôi tại Bàu Thiêu. Cha mẹ tôi đang ở Hàm Tân vào đó có dịp thì thăm, không thì thôi, cũng có nhiều người đi tập kết, đâu có được về thăm chia tay cha mẹ vợ con. Bàu Thiêu hòa bình thực sự đông vui nhộn nhịp khác thường. Ban ngày không có trinh sát oanh tạc, tha hồ đi lại làm ăn. Cuộc sống khác hẳn ngày còn kháng chiến. Ban đêm, đèn đuốc sáng sủa, lời ca, tiếng hát vang lên rộn rã. Biết tin địch đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình mừng hòa bình của đồng bào Hàm Thuận, bà con bắt đầu lo ngại; khi chính quyền, bộ đội đi tập kết hết, sẽ ăn ở dưới sự quản lý của địch như thế nào? Tuy vậy, đồng bào đi dự lễ mừng hào bình do tỉnh tổ chức ở Triền rất đông vui. Biết đoàn đại diện Liên khu 5 do Pháp chở máy bay từ ngoài khu vào Phan Thiết, bộ đội ta đón phái đoàn ở Phú Long rất trọng thể, đồng bào Khu Lê rất hả lòng hả dạ. Học Hiệp định, các gia đình có người đi tập kết đều vinh dự, tự hào, lo chuẩn bị chút đỉnh cho người thân lên đường và nhắc nhủ, hẹn họ ngày tái ngộ.

Mấy ngày còn ở Khu Lê, anh Nguyễn Gia Tú (phó bí thư tỉnh ủy) gọi tôi đến làm một việc mà tôi rất ngạc nhiên nhưng vô cùng thích thú là cùng anh đem chôn giấu trong rừng Ô Rô một thùng vũ khí gồm 30 súng ngắn, 20 tiểu liên tuyn và PM. Chỉ hiểu ngầm, anh không nói, tôi cũng không hỏi, chỉ cười cười là đủ. Qua đó tôi biết anh cũng ở lại. Còn những ai nữa, có bộ đội không? Nguyên tắc bí mật không cho phép tôi tò mò tìm hiểu thêm làm gì nhưng chắc là không phải chỉ có anh Sáu Tú và tôi.

86 tập trung ở Giếng Xô với đầy đủ trang bị, lên xe GMC của Pháp chở ra cầu Bằng Lăng, dừng bên ga Long Thạnh, chờ chuyên tàu lửa chở quân ta từ Phan Rang vào để cùng đi Hàm Tân. Xe lửa kia rồi, ai cũng thấy hay hay, trước đây đánh nhau chí chết, nay chính họ lại phải đem xe đến chở ta. Vẫn biết là họ cũng muốn yên bình để ta tập kết ra Bắc, sau đó họ quản lý miền Nam, thực hiện mưu đồ. Dù sao cũng đỡ vất vả hơn là đi bộ hoặc đi thuyền vào Hàm Tân, nếu thế thì không sao đem được các khẩu đại bác chiến lợi phẩm ra Bắc; không đem đi được tất phải hủy, công lao xương máu mới có chứ dễ dàng gì. Sau này tôi biết hai khẩu đại bác 94 lấy ở Mũi Né và Gia Bát đã ra miền Bắc cùng Trung đoàn 812 và một khẩu đã được trưng bày ở Viện Bảo tàng Quân đội. Đoàn tàu dừng, Ban Liên hợp đình chiến lên kiểm tra rồi cho tất cả lên tàu. Trên xe đã có cả ngàn cán bộ, bộ đội Khánh Hòa, Ninh Thuận. Lúc đầu không phải không có người ngại đi xe địch. Khi tôi đến truyền đạt ý kiến của Ban Cán sự Cực Nam và tỉnh mời gia đình bác sĩ Chí đi tập kết thì bác sĩ chỉ muốn đi thuyền hoặc đi ngựa vào Hàm Tân. Nay chắc bác sĩ hết lo ngại rồi.

Xe chuyển bánh, khi đi qua đồn bót nào – mà các ga đều có đồn – lực lượng Pháp, ngụy phải rút ra xa một khoảng cách để tránh va chạm. Xe chạy chậm để đồng bào và cán bộ, bộ đội tập kết chào tạm biết nhau. Xe qua Ma Lâm, Mương Mán, đồng bào hai bên phố và ruộng chạy ra sát bên đường sắt vẫy nón, vẫy tay chào thật nồng nhiệt. Có ai đó đưa hai ngón tay ra hiệu hẹn hai năm sau gặp lại, thế là cả rừng hai ngón tay trên xe và dưới đường vẫy mãi không thôi. Cảnh quân dân cá nước chia tay nhau thật cảm động dù chỉ trong phút chốc. Đồng bào hầu hết ở vùng tạm chiếm nhưng thật gần gũi thân thương và tình cảm biết bao! Tôi biết mình không xa đồng bào, nay mai rồi sẽ cùng chung lưng đấu cật trong cuộc tranh đấu mới, cùng chia sẻ buồn vui, gian khổ; nhưng trước cảnh tượng xúc động này, tôi cũng rưng rưng hai hàng lệ.

Qua khỏi Mương Mán, vào các cánh rừng, xe lao vun vút, chẳng mấy chốc đã đến sông Phan, tất cả xuống tàu ra đường 1, từ cây số 46 đi bộ ngược ra cây số 30, rẽ xuống Phong Điền Hiệp Nghĩa chờ ngày xuống tàu tại cửa biển Hòn Bà – La Gi. Do tàu Ki-lanh-ki Ba Lan chưa đến kịp, phía Pháp làm khó dễ nên sau đó tất cả phải hành quân bộ vào Vũng Tàu rất vất vả.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:07:56 pm »

Khi tổ chức lại Trung đoàn 812, bạn bè không thấy tôi ở vị trí nào nên cũng có người hỏi. Trên trả lời: tôi là bí thư của Ban Chỉ huy trung đoàn, còn bận công tác ở Ban Liên hợp đình chiến, sẽ tập kết chuyến cuối. Thế là ổn. tại Hàm Tân, lực lượng tập kết được học tập kỹ Hiệp định một lần nữa. tôi có dự và còn nhớ anh Thái trong Ban Đại diện Bộ Tư lệnh Liên khu 5 phụ trách việc học Hiệp định cho trung đoàn 812 đã giải đáp: Nhất định ta sẽ buộc địch phải thực hiện Hiệp thương Tổng tuyển cử. Sau hai năm, ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lên cao bằng trời. Miền Bắc có 17 triệu dân, miền Nam có 15 triệu mà hầu hết đồng bào miền Nam đều tin tưởng Chính phủ Bác Hồ, bỏ phiếu cho Bác Hồ thì không thắng sao được! Đồng bào miền Nam kính yêu tin tưởng Bác Hồ là rất đúng! Nghe một cán bộ quân sự cao cấp giải thích chắc như đinh đóng cột, lớp học ai cũng phấn khởi vỗ tay vang dội.

Thời gian ở Hàm Tân, tôi làm hai việc. Một là cùng với anh Sáu Tú và một số bộ đội bí mật đưa vào rừng Râm Kiểng chôn giấu vũ khí đủ trang bị cho một đại đội tăng cường; làm vào đêm khuya, chôn thật sâu đề phòng địch rà mìn. Gặp trời mưa to dầm dề nên rất vất vả; dù vậy cũng hoàn thành êm đẹp. Thật ra, việc này không phải giữa các đồng chí lãnh đạo đều nhất trí cao. Có người nói: bộ đội chỉ đi hai năm rồi về, nước nhà hòa bình, thống nhất chứ có chiến tranh đâu, cần gì phải để lại súng đạn, không sợ lộ thì vi phạm Hiệp định sao? Tôi cũng phụ trách đưa một số vũ khí nữa, đủ cho một đại đội, lên Tánh Linh cùng anh Lê Văn Triều (bí thư huyện ủy Tánh Linh) cất giấu trên núi Ông. Có điều vui là có lẽ do quá gấp, binh công xưởng đóng thùng tôn hàn không kỹ, anh em công khiêng thấy quá nặng, đoán già đoán non, cho là súng đạn mới nặng như vậy. Rủi có một thùng bị gãy làm đôi, thấy rõ súng trường, súng máy, anh em cười vang. Vậy là lộ bí mật, nhưng số này đi tập kết hết, đặc công thuộc loại tin tưởng, anh em cũng biết phải giữ bí mật cho Đảng, cho cấp trên. Nói thêm một chút về số vũ khí này: Năm 1957, tôi và anh Sáu Tú đã đem thùng chôn ở Khu Lê về trang bị cho lãnh đạo tỉnh, huyện và các cơ quan huyện. Số súng ở Râm Kiểng thì bị mất, do vài năm sau địch ủi sạch hết khu rừng Râm Kiểng xây dựng khu tập trung Hiệp Nghĩa trên đó. Địch cũng không biết gì về số vũ khí này. Số súng ở núi Ông, nằm 1959 đã lấy hết về trang bị cho đơn vị 2-9 tỉnh. Súng và chất nổ còn tốt, nhưng đạn, lựu đạn kíp nổ, dây cháy chậm thì 10 phần lép hết 9.

Hai là khi tôi đến trình diện với anh Trần Lê (bí thư liên tỉnh ba kiêm bí thư Bình Thuận), anh hỏi tôi:

- Cậu có yên tâm không? – Rồi như để tôi thêm tin tưởng, anh nói tiếp: - Mình cũng ở lại. Làm sao Đảng đi hết, không lãnh đạo đồng bào đấu tranh với Mỹ - Diệm được? Cậu đến gặp anh Điềm (trung đoàn trưởng 812) chọn rút 30 đặc công cùng ở lại. Cậu quen biết, hiểu anh em, chọn người cụ thể. Thấy tôi ngạc nhiên, anh lại cười:

- Đó là tay thước để khi tình huống bắt buộc, ta mới chủ động được.

Tôi đến gặp anh Điềm đưa danh sách số chọn ở lại; tất nhiên tôi chọn toàn lại “số dách”. Anh xem qua nhíu mày có vẻ không hài lòng lắm nhưng vẫn tươi cười xiết tay tôi:

- Thế này thì số đặc công tập kết hết nòng cốt, làm sao xây dựng phát triển binh chủng được. Cậu chờ tôi bàn thêm với anh Trần Lê đã!

Sau đó tôi được 14 nhưng đồng chí Triều đi nên còn 13. Đây là số anh em quyết cùng nhau hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao, không ai tính toán riêng tư vướng mắc gì, đã đoàn kết một khối từ đấy cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Dù sau này kẻ còn người mất, sự phát triển của mỗi người cũng khác nhau, nhưng tất cả đều giữ tròn lời hứa với Đảng như từ lúc ban đầu. 14 đồng chí đó là:

1. Phạm Hoài Chương, tiểu đoàn trưởng

2. Nguyễn Ánh (Hội), đại đội phó

3. Trần Nhật Thanh, trung đội trưởng

4. Nguyễn Lơ, trung đội trưởng

5. Trần Tấn Lộc, trung đội trưởng

6. Phan An, trung đội trưởng

7. Nguyễn Công Đức, trung đội phó

8. Lê Văn Bảng, trung đội phó

9. Nguyễn Công, trung đội phó

10. Ngô Lợi, trung đội phó

11. Vũ Điểu, tiểu đội trưởng

12. Đào Ngọc Trác, tiểu đội trưởng

13. Nguyễn Trung, tiểu đội trưởng

14. Nguyễn Chính, tiểu đội trưởng

Tôi biết trong cơ quan tỉnh ủy cũng còn một số bộ đội như Nguyễn Lương (y tá trưởng đại đội), Hảo, Liễu (công vụ). Điện đài có Súy, Chuyên, Táng, Lưu, Sơn, Thông. Cơ yếu có Đông, Chanh, Bưởi đều là cán bộ từ tiểu đoàn phó trở xuống. Một số cán bộ tiểu đoàn hoạt động hợp pháp trong thị xã, thành phố như Minh Quốc, Tô Văn, Mai, Trường. Như vậy, số tôi mới biết chừng đó cũng đã không ít.

Bây giờ chúng tôi sẽ đi tiếp cuộc chiến đấu mới, tất cả đều còn ở phía trước nhưng trong tôi đã có một niềm tin vững chắc là có Đảng, có Bác Hồ, có dân, cùng đồng chí, đồng đội hết lòng đoàn kết đấu tranh thì nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:11:08 pm »

PHẦN HAI

ĐỤNG ĐẦU LỊCH SỬ
Chống Mỹ, cứu nước

1. Đấu tranh chính trị.

Các lực lượng tập kết rời khỏi Hàm Tân thì chúng tôi cùng cơ quan tỉnh ủy cũng bí mật hành quân lên núi Ông miền Đông Tánh Linh, một căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh trong kháng chiến chống Pháp. Tôi bị sốt khá nặng do vất vả quá sức trong công việc vừa qua, phải nằm lại giữa rừng với đồng chí Lương y tá. Mấy ngày sau có người khiêng về ở tạm tại chiến khu cũ của huyện Tánh Linh. Cùng nằm bệnh với tôi có đồng chí Trần Tích, chánh văn phòng Huyện ủy Tánh Linh cũng là cán bộ ở lại. Thời gian nằm ở đây thật yên tĩnh, nhàn hạ. Rừng vắng, xa dân, chỉ có gió thổi rì rào, suối chảy róc rách, từng đàn cá nhởn nhơ bơi lội giữa dòng, tiếng chim rừng thánh thót giữa trưa… Chúng tôi trò chuyện về cuộc chiến đấu vừa qua, luận bàn thời cuộc đến. Đêm căng màn tuyn trắng tinh, trải giường tấm võng xi-mi-li mới lãnh, đắp dù hoa vừa mát mẻ vừa ấm áp; chưa biết sau này khó khăn gian khổ đến thế nào, còn bây giờ thật là yên ổn, có phần sang trọng hơn lúc chiến tranh.

Một tuần sau, Nguyễn Hội đi liên lạc thôn Định ghé đón tôi về cơ quan ở rừng Thôn Lập. Đồng bào mới làm giúp cơ quan những căn nhà tranh thoáng mát, kín đáo, có địa thế bảo vệ thuận lợi. Ở thôn Quang kế bên là lớp chính trị của tỉnh đang nghiên cứu thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ, tỉnh hình, nhiệm vụ cách mạng, phương châm, phương thức hoạt động, đấu tranh thời kỳ mới, đạo đức, khí tiết cách mạng… Học viên là các bí thư thường vụ huyện ủy toàn tỉnh, những người lãnh đạo chủ chốt đấu tranh chính trị sắp đến. Không khí học tập thật khẩn trương, sôi nổi nhưng rất nguyên tắc, bí mật, khác nhiều hồi kháng chiến. Tỉnh đang chuẩn bị hành trang cho các chiến sĩ của cuộc chiến đấu mới.

Số đặc công được chia thành hai bộ phận: bảy người gồm Hội, Thanh, Trung, Điểu, Đức, An do tôi là đội trưởng làm cảnh vệ cơ quan; bảy còn lại được rải làm giao liên chuyên trách ở các trạm huyện. Lương làm y tá cơ quan. Chúng tôi còn lo tìm thêm các căn cứ dự bị. Anh Sáu Mi, dân tộc Rai, phó chủ tịch huyện Tánh Linh, nay là huyện ủy viên ở lại, rất thông thạo rừng núi, đã giúp chúng tôi nên công việc khá thuận lợi. Những ngày dạo sâu trong núi, anh bắn gà lôi, cheo, bắn dọc bằng tên rất giỏi, nên bữa ăn được cải thiện. Lần đầu tôi được biết ăn thịt dọc ướp nướng hoặc hầm có lá bép ngon cực kỳ. Ngoài việc tuần tra canh gác bảo vệ an toàn cho cơ quan, cảnh vệ còn kiêm nhiệm vụ giao liên, hàng ngày chuyển công văn tài liệu, đưa đón cán bộ từ văn phòng cơ quan ra trạm đầu mối của tỉnh ra thôn Định và ngược lại. Cảnh vệ còn trực tiếp đưa cán bộ lãnh đạo đi thẳng đến nơi công tác không cần theo chuyến, qua trạm; có khi còn đưa lãnh đạo đi công tác xa, dài ngày ra tỉnh ngoài, v.v…. Vì cảnh vệ là đặc công, đủ khả năng và tin tưởng để làm nhiệm vụ đó.

Các anh Trần Lê và Sáu Tú thường đi công tác các địa phương. Thời gian đầu địch còn lo củng cố nội bộ, sắp xếp bộ máy cai trị vùng mới tiếp quản nên việc qua lại các nơi còn dễ dàng, có thể đi ngày, ăn ở trong nhà cơ sở. Bà con thấy cán bộ xuất hiện rất mừng, chăm sóc ân cần, bảo vệ chu đáo, tin tưởng hơn trong đấu tranh. Tỉnh ủy ra từ báo “Hòa bình – Thống nhất – Độc lập – Dân chủ” để tuyên truyền, giáo dục nội bộ và quần chúng. Báo in rô-nê-ô mỗi tháng một kỳ; ngoài tin thế giới, trong nước, trong tỉnh còn hướng dẫn công tác xây dựng lực lượng, phương pháp đấu tranh chính trị theo pháp lý Hiệp định Giơ-ne-vơ và Báo phát hành đến chi bộ, phổ biến đến cơ sở và quần chúng tốt, đây là tiếng nói đầu tiên của Đảng bô Bình Thuận trong đấu tranh chính trị.

Tất cả phải thay tên để giữ bí mật với địch và cả với những người quen thuộc cũ. Mỗi người có thể tự tìm đặt cho mình một cái tên theo kỷ niệm riêng. Tôi lấy tên là Hương; Ánh cười nói: anh tên Hương thì tôi là Hội vậy! Thế là mỗi chúng tôi đều có một tên mới: Thanh là Thu, Lơ là Nghị, Lộc là Cao Ly, An Đức, Trung, Điểu là Bảo, Vệ, Hòa, Bình, v.v. Các đồng chí Súy, Lưu, Tăng, Chuyên, Trân, Thông ở điện đài là Gia, Đình, Chiến, Sĩ, Sơn, Lâm. Bên cơ yếu là Cam, Chanh, Bưởi, mấy đồng chí văn phòng là Ngọc, Ngân, Nga. Anh Trần Lê là Năm A, anh Nguyễn Gia Tú là Tánh, nhưng anh em thường gọi là anh Sáu Già vì anh lớn tuổi nhất trong cơ quan. Anh em bên Hành lang lại lấy tên các nhân vật trong cải lương Nam Bộ (Máu Thấm Đồng Nọc Nạn): Tư Tại, Năm Nhẫn, Tám Luông, Ba Nhỏ… Các đồng chí Phan Thiết thì lấy tên theo các loại cây: Lê, Mấu, Sầm, Thằn Lằn, Song Mã nghe cũng ngộ nghĩnh. Thấy anh em vui vẻ, tôi hỏi đùa:

- Gia Đình Chiến Sĩ nghe thật ấm tình đồng đội cũng là kỷ niệm đẹp nhưng chẳng lẽ các vị tính ở rừng núi mãi hay sao mà còn thêm Sơn Lâm?

- Chúng tôi không nghĩ như vậy nhưng trước mắt rõ ràng chẳng phải ta đang ở núi rừng Tánh Linh này sao?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:13:01 pm »

Tất cả cùng cười vang và những cái tên này đã đi cùng chúng tôi suốt những năm dài chống Mỹ. Năm 1957, sau khi tên Võ Xuân V. đào ngũ đầu hàng địch, tôi cùng một số đồng chí lại phải đổi tên lần nữa và tên Sáu Nam đã đi cùng tôi đến ngày nay. Để phù hợp với công việc, anh em còn phải cải trang thay đổi một số nếp sống thời kháng chiến như bỏ dép đi chân không, đi đường thường bịt khăn đầu, quấn khăn cổ, đội nón lá, mang kính râm, vạc rựa, xách túi, gánh gồng v.v. Thấy bóng người quen từ xa phải nhanh chóng lách tránh. Cán bộ cơ sở ở thôn xóm, giao liên hàng ngày đi hợp pháp phải lấy thẻ kiểm tra của địch. Còn phải tập nói vài thứ giọng, giọng Nam Bộ, giọng Quảng, tập cắt tóc, may máy, đan lát, nhiều người rất khéo tay và điều đó cũng khá thuận lợi, được việc. Thời gian đầu đi lại công khai tuy dễ cũng phải chuẩn bị tình huống đối phó. Một lần anh Bảy Tâm (trưởng ban giao liên huyện Hàm Thuận) cùng tôi sang miền A ban ngày; anh gánh một gánh báo Hòa bình – Thống nhất và công văn, trên xếp kín thuốc lá, chuối nải; tôi đi kế như người phụ gánh; qua chợ Cây Trôm đường 8 lúc 3 giờ chiều; chợ đang họp đông đúc, ồn ào, chẳng ai để ý đến mình, tôi cười thầm: Mỹ - Diệm cố tìm bắt Việt cộng mà Việt cộng đi trước mặt, tài liệu quan trọng lù lù, chúng chẳng hề hay biết! Chưa đi thì sợ, sợ gặp người quen gọi tên mình bất chợ, sợ địch nghi ngờ xét hỏi phức tạp. Đi rồi thì quen thấy cũng bình thường lại nhanh chóng thuận lợi hơn đi đêm. Tuy vậy, đi nhiều lần có lúc cũng gặp rắc rối. Một hôm, Nghị đi ngày từ thị xã về tỉnh, gánh hai bao lác to thuốc tây, tài liệu và một triệu bạc. Đến xóm Ruộng Vỡ, vừa qua một khúc cua thì đụng hai tên lính, một tên nắm đầu gánh giật giật:

- Đi đâu?

- Đi cho quà nhà sui gia.

- Cái gì trong này kêu rột rột vậy?

- Đường tây.

Tên kia lại hỏi xen vào: “Đường tây là đường gì?”. Bực mình vì bạn dốt quá, tên khác tự trả lời: “Đường tây là đường cát viên bỏ trong hộp chớ gì mà cũng hỏi”. Rồi chúng bỏ đi. Nếu nó kiểm tra cũng lôi thôi; nhưng Nghị đã sẵn sàng, chỉ có hai tên thì đánh gục chúng để thoát cũng không khó.

Đồng chí Báo đưa anh Võ Dân, Liên tỉnh ủy viên ra Ninh Thuận, đến vùng Xê-ca-xết (CK7) lọt vào khu vực đóng quân dã ngoại của một tiểu đoàn bảo an của đại úy Hoàng Phúc Hải. Vốn quê Ninh Thuận – Phương Cựu, thông thạo địa hình, Bảo đã bình tĩnh cắt đường tránh hết địch, đưa anh Dân đến cơ quan tỉnh ủy Ninh Thuận an toàn. Một lần, tôi đưa anh Sáu Tú và anh Mười Kiên (Nguyễn Đình Huề) trưởng ban tuyên huấn liên tỉnh đi Hàm Thuận, vừa xuống chân núi thấy dấu giày độ một trung đội địch mới đi qua, chỗ đất in còn nổi ngấn nước; tôi vội trao gùi công văn cho anh Sáu Tú, tôi đi trước một khoảng khi phát hiện địch sẽ ra hiệu, nếu bị rượt bắt hoặc đuổi bắn, lúc đố tôi chưa được trang bị vũ khí, tôi sẽ chạy hướng khác nghi binh cho các anh ở sau rút an toàn. Rủi tôi bị bắt hoặc hy sinh thì cũng bảo vệ được cán bộ và tài liệu của Đảng và tôi đã cắt đường đưa các anh đến Hàm Thuận yên ổn. Lần khác, Nghị đưa anh Tế Nhị bí thư Phan Thiết về tỉnh họp, đến mé rừng Thôn Định vừa tối thì gặp một toán địch, chúng hô dừng lại để bắt, Nghị nói lớn:

- Tôi đi thăm bà con về, có giấy tờ đàng hoàng, xét thì tôi trình, làm gì dữ vậy?

Nghị cố kéo dài để anh Năm Nhị lui. Tên đi đầu xông tới chụp Nghị; nhanh như cắt Nghị giáng một cú móc từ dưới lên chấn thủy, nó hự một tiếng bật ngửa, bọn phía sau bắn vang rừng. Cả hai thoát hiểm.

Ngày tháng qua, anh em đã quen phương thức hoạt động lúc công khai, khi bí mật, tác phong quần chúng. Nhờ công tác dân vận tốt, là anh Bộ đội Cụ Hồ nên ở đâu, làm gì anh em cũng được dân mến dân thương, hết lòng giúp đỡ bảo vệ nên công tác đều trôi chảy, kết quả, chưa hề bị sai sót, tổn hại. Tình hình ngày một khó khăn, địch đánh phá, truy lùng gắt gao; dù đi ban đêm ở đồng bằng hoặc đi ngày trong rừng sâu đều phải đi cắt, không được đi đường mòn để khỏi đụng địch hoặc bị phục kích. Sinh hoạt rất cẩn thận, chặt chẽ, giữ gì dấu vết, tiếng động, nói năng thì thầm; từ đó ra đời việc “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, mới có chuyện đi một mình, ở một mình, ngủ một mình trong rừng sâu núi thẳm. Ở Khu Lê Hồng Phong còn có chuyện “hy sinh vì nước” do những nơi có nước địch thường phục kích, có lúc cũng bị thương vong vì đi mang nước tắm giặt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:13:35 pm »

Để chỉ đạo phong trào thuận lợi hơn, anh Năm A quyết đình dời cơ quan sang Di Linh. Tôi đi gặp anh Tám Cảnh (bí thư huyện ủy Di Linh) để chuẩn bị chỗ ở mới. Tôi và anh Tám Cảnh quen nhau từ hồi đánh La Giày tháng 4 năm 1954, cùng đi vũ trang tuyên truyền phát động du kích chiến tranh các vùng Cà Dòn, Tố La, Nộp. Anh đã giúp tôi tìm được địa điểm đóng cơ quan tốt. Tháng 12 năm 1954, cơ quan tỉnh hủy chuyển sang đóng trong khu vực rừng núi Ara. Trong chống Pháp, các xóm Ara, Xa Lôn, Quao, Prang, Con Hai, Đạch, Tân Bưởi là hai xã căn cứ cách mạng. Chỉ Lai, Măng Yệu, đồng bào rất trung thành với Đảng và Bác Hồ, tin tưởng yêu thương hết lòng ủng hộ bảo vệ cán bộ. Ở đây, nhân dân đại thể đều tốt như bên miền Đông Tánh Linh, xuống đồng bằng Hàm Thuận, Khu Lê, ra Bắc Bình, vào thị xã nhanh và dễ dàng hơn. Từ Ra Pú, Da Diu mở phong trào lên đường 20, Nam Tây Nguyên cũng thuận lợi. Lúc đầu Bình Thuận chịu trách nhiệm cả Lâm Đồng nên còn có tên gọi là tỉnh Bình Đồng. Đường đi từ miền Đông Tánh Linh sang Di Linh đều trên rừng núi, cũng thoái mái, an toàn; ngày đi đêm nghỉ; chiều đóng bên bờ suối mắc võng xung quanh chiếc máy thu thanh Philip 90 vôn, nghe Đài tiếng nói Việt Nam, đài Mạc Tư Khoa, đài Bắc Kinh càng thêm phấn khởi rạo rực. Một sáng đi bên bờ sông Do, nhìn đoàn người mang gùi chống gậy vượt các gộp đá ngược theo dòng suối, hai bên núi rừng trùng điệp một màu xanh thẫm ngút ngàn, phong cảnh đẹp đẽ nên thơ, gợi lên trong tôi một cảm xúc dào dạt: quê hương đất nước ta thật đẹp, yêu mến biết bao, nhưng miền Nam giờ đây còn tạm thời nằm trong quản lý của giặc; chỉ mới mấy tháng thi hành hiệp định đã thấy rõ dã tâm của quân cướp nước và bán nước Mỹ-Diệm; sắp đến cuộc đấu tranh chắc chắn ngày càng gay go, quyết liệt hơn nhiều. Song ta có miền Bắc giải phóng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo sáng suốt tài tỉnh; đồng bào miền Nam kiên cường bất khuất, cán bộ đảng viên một lòng một dạ trung thành vô hạn, đoàn kết keo sơn sẵn sàng phấn đấu hy sinh thì nhất định miền Nam sẽ được hoàn toàn giải phóng, Nam-Bắc sum họp một nhà. Với cảm xúc mãnh liệt và niềm tin sắt đá ấy, tôi sáng tác bài hát “Chiến đấu cho hòa bình thống nhất” sau này đổi lại là “Cho ngày thống nhất” gọn hơn. Lời bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng tình cảnh thắm thiệt chân thành, xác định ý chí vững chắc, gửi gắm niềm tin vững vàng. Anh em cũng thường hát trong các buổi sinh hoạt, động viên nhau chiến đấu hăng say. Sau ngày giải phóng, xem lại lời bài hát, tất nhiên “vững một niềm tin rồi đây Nam Bắc chung một nhà, rồi đây non nước ca khải hoàn” là đúng quá rồi; nhưng không hiểu sao lúc đó mới là cuối 1954 mà tôi đã có lời “giải phóng quê nhà, giành lại cơm áo tự do” – “Giải phóng quê nhà” tức là giải phóng miền Nam, quả thật lúc đó dùng từ “giải phóng” có lẽ là hơi sớm.

Đã gần Tết Ất Mũi 1955, Tết hòa bình đầu tiên sau 9 năm chống Pháp thắng lợi, chắc là miền Bắc ăn Tết lớn và vui lắm. Miền Nam chưa có niềm vui lớn đó; dù sao tỉnh ủy cũng tổ chức một cái Tết hòa bình tuy còn bí mật trong rừng những cũng cần làm cho anh em vui vẻ, phấn khởi, nghỉ ngơi thong thả thoải mái ba ngày xuân, thêm thắm tình đồng chí, đồng đội, càng xác định trách nhiệm, quyết tâm đấu tranh cho một ngày xuân thắng lợi của toàn dân tộc. Anh Năm A chỉ thị tìm một địa điểm ăn Tết gần đồng bằng, bí mật, có thể nghe đài, ca hát, vui chơi, nghỉ ngơi trong một tuần. Tôi và anh Tám Cảnh chọn được một khe suối khô ở sườn núi Ba Cụm còn một vũng nước trong lớn đủ dùng mười ngày, kín đáo an toàn. Ở đây đi Phú Sơn, Hàm Tân liên lạc cơ sở mua sắm Tết cũng gần. Đồng bào Cà Dòn ủng hộ gạo mẹ, nếp than, gà vịt, heo khá đầy đủ. Các bộ phận giao liên, tiếp tế, điện đài, nhà in ngày thường ở riêng, chỉ liên lạc theo chuyến tại điểm hẹn, nay tập trung hết về đây ăn Tết. Ban tổ chức Tết đã lo chu đáo cả vật chất, tinh thần. Tết ấy chúng tôi mừng Xuân hòa bình thật đầy đủ, ngon lành, đầm ấm, cùng đón giao thừa với miền Bắc, được nghe tiếng chúc Tết thiêng liêng, ấm áp, đầy tình thương yêu của Bác Hồ, nghe lời ca, tiếng hát cách mạng trong sáng, tự do sôi nổi của miền Bắc hòa bình, độc lập. Tôi vô cùng thích thú bài hát “Tết năm nay là Tết trong hòa bình” phát nhiều lần trên Đài Tiếng nói Việt Nam mấy ngày Xuân ấy. Khi miền Nam đồng khởi thắng lợi, tỉnh nhà đưa phong trào lên một bước mạnh mẽ, chúng tôi lại ăn một cái Tết 1961 có nhiều thắng lợi mới đầy phấn khởi. Tôi sáng tác bài hát “Tết thắng lợi” câu đầu tôi phỏng theo lời bài hát này: “Tết năm nay là Tết trong tưng bừng, ta đón mừng Xuân mới đầy chiến thắng…”. Nhiều năm sau, chỗ này vẫn là nơi nghỉ chân trên đường công tác, làm điểm hẹn liên lạc của nhiều đơn vị, cơ quan; anh em đặt tên là “Căn cứ Ba Cụm” để ghi nhớ một kỷ niệm sâu sắc trong đợt hoạt động cách mạng chống Mỹ.

Ngoài nhiệm vụ chính là cảnh vệ và giao liên, chúng tôi còn làm nhiều việc cần thiết khác của cơ quan, không kém phần gian nan, vất vả như tiếp tế, cấp dưỡng… Việc gì cũng làm hết sức mình, có hiệu quả. Cơ quan ở trên núi cao, tiếp tế tại chỗ không đủ, phải đi xuống đồng bằng. Thường phải đi đêm cắt rừng, qua ruộng rẫy xóm làng, đường 1, đường 8, không xa trụ sở, điểm đóng quân của địch mấy, phải lách, đánh bọn tuần tiễu, phục kích. Đường xa mang nặng đi thẳng, không theo trạm giao liên, chẳng có vũ khí phòng thân, có sự cố phải tự xoay xở giải quyết, nếu bị bắt thì đã khắc ghi chữ khí tiết, bền gan, trung thành, cùng lắm là “hy sinh” cũng yên lòng vì cách mạng. Việc cấp dưỡng khá nặng nhọc, thức khuya, dậy sớm, cần mẫn, chu đáo; lo sao có com ngon canh ngọt theo hoàn cảnh điều kiện bất hợp pháp mà phải đúng quy định bảo mật rất chặt chẽ. Thời “nấu không khói”, sáng sớm phải nấu nước xong, ăn rồi còn phần trưa, của ai nấy giữ, người làm bếp cất giấu nồi niêu soong chảo, thực phẩm. Đồ đạc cá nhân gọn ghẽ trong gùi, bồng, sẵn sàng di chuyển khi có động. Xế chiều chuẩn bị trước, vừa tắt mặt trời là nhóm lửa nấu ăn, lại nấu ăn, lại trồ tài phục vụ, không được quá chậm, anh em đói lỡ dỡ nghe đài. Ở rừng lồ ô thì nấu củi tre, nhưng đâu phải như câu người đời thường nói: “Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ sai”; củi tre cháy đượm nhưng không có than, chỉ tro là tro, nấu ăn cho cả cơ quan cả ba chục người bằng củi tre, phải nấu thế nào cho cơm chín đều, dẻo ngon, không nhão, không khét là cả một nghệ thuật. Hữu y tá có lắm tài đàn giỏi, hát hay, thổi ác-mô-ni-ca, đánh bát ục ục thật điệu, viết tốc ký 150 chữ/phút, nhưng nấu cơm củi tre thì “chịu”. Hữu phải nhờ tôi đổ lượng nước sao cho vừa mức, ghế sao cho chín đều. Ở núi thiếu me, canh, khế, nhưng có trái gùi, xoài mút, khéo chế biến thì canh chua cũng ngon. Hội, Nga và tôi làm bếp không tồi, chẳng kém anh nuôi chuyên nghiệp mấy. Anh em nói vui: mai ngày thống nhất, làm nghề này cũng kiếm ăn được. Cho hay hoàn cảnh cũng tạo cho con người đảm đương được nhiều việc, khó khổ đến đâu cũng làm tốt, miễn là có ích cho cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:14:12 pm »

Sau Tết, tôi phụ trách một tổ gồm Bảo, Bình, Quý, Diễn, Sanh đi xây dựng căn cứ cho cơ quan, đồng thời góp phần xây dựng phong trào xã Nhơn Thiện. Qua Tam Giác ban đêm, ngang xóm Đồng thấy có một rạp lớn, đèn măng sông sáng rực, người đông, chắc đám giỗ, đám cưới gì đó. Bỗng có tiếng đồng ca Trung đoàn 812 quân hành khúc vang lên rộn rã, lanh lảnh trong đêm thanh làm chúng tôi vô cùng xúc động, càng nhớ da diết những cuộc hành quân chiến đấu, những tối lửa trại đoàn kết quân dân. Đến Khu Lê gặp anh Lê Thanh Hải (Mười Râu) bí thư huyện ủy giới thiệu một số cơ sở ở Hố Đất làm chỗ dựa. Chúng tôi đứng trên địa bàn, độc lập với huyện về công tác của mình nhưng huyện có trách nhiệm thông báo tình hình, giúp đỡ chúng tôi các mặt để công tác có kết quả nhanh.

Hố Đất là một thôn của xã Nhơn Thiện (trong giấy tờ viết là thôn Nhơn Đức) nối liền rừng Chai thông qua Gò Cà Bình Thiện sát mé biển, sau lưng là rừng già tiếp với Ô Rô, Đá Bàn, Điểu, có thể xoay trở tiến lui, thuận tiện cho việc xây dựng căn cứ của cơ quan lãnh đạo tỉnh. Xóm ở tập trung tại rẫy cạnh bìa rừng, nhà cửa mơi cất sau đình chiến, bằng tranh lá, nhưng rộng rãi, mát mẻ. Nhân dân một lòng hướng theo cách mạng. Cả xóm đều là bà con dòng họ nên việc cưu mang, đùm bọc che chở nhau là lẽ tất nhiên. Nếu không có người lạ thì chúng tôi có thể ăn ở trong xóm bình thường. Hố Đất có thôn ủy và ba chi bộ. Ông Bảy Chuyện bí thư thôn ủy là tổ trưởng cơ sở của tôi. Ở các thôn Bình Nhơn (Nhơn Hòa – Bàu Trắng), Bình Thiện chúng tôi cũng có một số cơ sở như anh Mai, ông già Tà Bo, gia đình anh Hai Biền Xiềng… Tất cả đều là “cơ sở ruột” chí cốt, sống chết với cách mạng. Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tục cắt máu ăn thề một lòng một dạ với nhau; còn ở đây chúng tôi và cơ sở cũng có giao ước là quyết trung thành với Đảng với Bác Hồ, tích cực công tác, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà, một lòng bảo vệ cán bộ, bảo vệ tổ chức, dù khó khăn nguy hiểm mấy cũng không dao động bỏ việc; rủi bị địch bắt thì không đầu hàng khai báo, không phản bội cách mạng. Nếu chúng tôi đụng địch trong nhà cơ sở thì tìm cách thoát thân, cơ sở tự nguyện chịu đựng hậu quả. Chúng tôi bị địch bắt bên ngoài, nơi khác cũng nhất quyết không khai báo làm vỡ cơ sở, nếu bị địch bắt trong nhà thì cùng chịu với nhau. Và nói chung cả hai bên đều giữ vững cam kết đó. Đối với chúng tôi, chưa lần nào xảy ra trường hợp đáng tiếc, năm 1959, đồng chí Sanh bị địch bắt ở Lương Sơn lúc đang đi công tác, bị khảo tra tù đầy, mất tích mà không cơ sở nào ở Nhơn Thiện bị bể vỡ.

Các cơ sở và gia đình giúp đỡ, phục vụ rất tận tình nên chỉ một thời gian ngắn chúng tôi đã đem được nhiều phương tiện vào rừng chôn giấu, chứa đầy nước, gạo, thực phẩm, thuốc men, văn phòng phẩm đủ cho cơ quan dùng khi xuống đây làm việc. Chúng tôi còn mang vào rừng rất nhiều gạch, dự tính sẽ xây các hầm xi-téc lớn để hứng nước mưa dự trữ số lượng đủ dùng cho cả mùa khô. Nước ở Khu Lê là một vấn đề rất lớn, đặc biệt là khi địch càn quét phong tỏa khắp nơi thì cần có nước dài ngày. Lao động cật lực, hai tháng sau cơ quan có thể dời xuống được. Từ đó chúng tôi chuyển sang xây dựng, phát triển cơ sở và góp phần củng cố địa phương. Các thôn Hố Đất, Bình Nhơn, Bình Thiện phong trào khá vững, đã đấu tranh mạnh, tích cực trong đợt đòi Mỹ-Diệm hiệp thương với miền Bắc cuối năm 1955. Hệ thống cơ sở chúng tôi mở ộng cả ở Bình Nhơn, Bình Thiện, rừng Ngang Cốc Chua, Đá Bàn, Điểu. Cơ sở chúng tôi rất vững, các đợt địch bao vây thôn xóm, truy quét cơ sở cách mạng, lùng sục rẫy bái, tìm bắt cán bộ, anh chị em vẫn tìm cách ra rẫy báo tin cho chúng tôi đề phòng, gia đình vẫn mua hàng hóa tiếp tế cho cơ quan dù việc đó rất nguy hiểm. Năm 1956, thôn Hố Đất bị dồn hết về đầu Bàu Trắng (Bình Nhơn) nên nhiều lúc phải đột vào xóm bàn công việc, nhận tiếp tế. một lần, tôi hẹn với gia đình ông Bảy là sẽ đột vào bàn việc đào hầm bí mật. Lúc ấy địch đang tố cộng gắt gao, thôn xóm rất căng thẳng, bảo an, dân vệ lùng sục, phục kích khắp nơi; người người nơm nớp lo sợ, gia đình cho là tôi nói vậy để thử thách tinh thần thôi, chứ gan trời mà dám về! Đường vào xóm cát trắng trống trải, nhà ông ở sâu gần cây số, xóm cất thành nhiều dãy nhà ở triền bàu từ thấp lên cao, đường đi là bìa bàu nước, vào đây là tử lộ, gặp địch không đường thoát. Đúng hẹn, vừa tối, thấy chiếc nón lá úp trên mái nhà bếp, tức tín hiệu an toàn tốt, liền đột vào nhà, thẳng vô buồng trong luôn. Cả nhà sửng sốt nhưng rất mừng, các em thiếu niên Chuyển, Ngư tỏa ra hai đầu đường chơi để gác. Bỗng có tên ấp trưởng đến nhà, chúng tôi ngồi im trong buồng. Để cho tự nhiên, cô Mịch con gái ông Bảy ra, vào buồng làm việc này việc nọ, khua động bình thường. Ông Bảy vồn vã mời trà, tiếp chuyện thân mật; y nói linh tinh cả giờ mà ông Bảy chưa đuổi khéo y được. Ngoài đường, lính đi tuần, đi chơi qua lại. Ngồi mãi cũng chán, y ra về. Trao đổi công chuyện xong, bồng đã xếp đầy hàng, tôi và Quý, Bảo lưu luyến tạm biệt gia đình, nhẹ nhàng, nhanh chóng biến vào bóng đêm. Địch tố cộng ở Nhơn Thiện rất dữ, buộc nhân dân học tập khai báo. Ông Bảy và các cơ sở đều là cán bộ đảng viên, gia đình cách mạng, có người thân tập kết… nên bị o ép, khống chế, tra khảo quyết liệt, nhưng tất cả đều vượt qua, phong trào địa phương vẫn giữ vững.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:14:49 pm »

Tháng 7 năm 1955, cơ quan chuyển xuống đóng sâu trong rừng Ô Rô, ở trong một khu vực hẹp, thực hiện nghiêm ngặt “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Đường qua lại hàng ngày trong cơ quan phải ngụy trang, không để có lối mòn. Một hôm, anh Tiên (tỉnh ủy viên, chánh văn phòng) buổi trưa nghe xong Đài Tiếng nói Việt Nam, trở về chỗ nghỉ nhưng đi mãi không tới, anh cắt ngang cắt dọ đến tối, không gặp ai đành ngủ rừng, đi cả ngày hôm sau cũng không gặp cơ quan tối dọn chỗ ngủ thì lại chính là chỗ ngủ đêm qua. Đi ngày này, sang ngày khác, đụng đường lớn thì thụt vào đi tiếp; anh chỉ mang theo một hộp thuốc lá và một tiểu liên PM nhưng không dám bắn, cũng chẳng có hú, gõ cây, đói thì ăn trái cam đường, khát thì cởi áo hứng nước mưa để uống. Cơ quan cho người đi tìm, bí mật báo cho cơ sở quanh vùng để đón nhưng đều biệt vô tín. Chắc anh đã chết đói trong rừng rồi. Ngày thứ 8, anh đã kiệt sức bò lê. May thay, chiều đó Hội và Hỏa đi qua, anh vừa gọi thì ngã gục. Gặp được anh, cả hai mừng quá, vội đưa về, phải mất mươi ngày sau anh mới bình phục. Bộ đội chúng tôi không đến nỗi thế nhưng không ít người cũng bị lạc, phải chui vào bụi rậm hoặc leo lên cảnh cao mắc võng ngủ đói qua đêm. Để giữ bí mật, anh em đặt ám hiệu gọi nhau bằng tiếng cọp gầm, khoét lỗ dưới cát, úp miệng “à um” giả tiếng cọp cũng khá giống. Anh em nói đùa: dạo này rừng Khu Lê nhiều cọp quá! Gặp rắn lớn nhỏ thì nhiều không kể xiết. Rắn Khu Lê rất độc, thường đi lại một mình nên mỗi người đều có một túi đậu nọc, hái ở rừng Ara Hàm Cầu, phòng khi rắn cắn thì có chữa kịp thời. Một hôm, tôi đến liên lạc nhà ông bà Tà Bo, người xóm Tà Bo – Nha Mé – Bắc Bình vào ở Bình Thiện từ thời chống Pháp. Chị Hai (dâu của ba) trái rẫy bị rắn cắn, cả mình sưng vù đau nhức, cả nhà buồn bã sợ không sống nổi. Tôi vội lấy bột đậu nọc ấn vào miệng rắn cắn, nó bít cứng. Tôi an ủi gia đình:

- Thuốc này hay lắm, cứ giữ im, khi nó hút hết nọc rắn và rớt ra thì chi Hai khỏi thôi.

Tôi biếu gia đình mươi hột đậu học để bà con xung quanh có ai bị rắn độc cắn thì chữa giúp. Một tháng sau tôi đến, chị Hai vui mừng cho biết, bột đậu hít cứng cả ngày đêm, khi nó rớt ra thì cũng hết sưng nhức. Chị đá thoát khỏi tử thần, lại đi làm rẫy bình thường. Bà con rất phấn khởi vì có thuốc trị rắn cắn rất hay, đúng là vật khinh hình trọng.

Một chiều, tôi mang một bồng hàng nặng đi từ láng dầu Gò Cà về Hố Đất. Bỗng nghe tiếng giò ào ào nhưng nhìn ngọn cây lại im phăng phắc. Chợt nhìn xuống, một sống lưng rắn đen láng to như cột đình làng lướt qua trước mặt, đầu rắn đã khuất mà đuôi rắn chưa hết; chân phải tôi suýt đạp xuống lưng nó, rủi dẫm trúng, nó lại mổ một phát thì chắc chết ngay giữa rừng vắng! Theo bản năng, tôi giật mạnh chân lại, mang nặng quá đà tôi té ngửa ra sau, tim đập như muốn vỡ tung lồng ngực. Thật hú vía. Đi trong rừng gặp rắn to bằng bắp tay bắp chân, dài vài mét là thường nhưng chưa bao giờ gặp con rắn ghê gớm như vậy, nó đi mà phát ra tiếng ào ào như một trận gió to.

Một lần, tôi về đến trạm đầu mỗi giữa trưa, nhận công văn xong, Chín Quý bẫy được con gà lôi, xé đưa tôi nửa con về cơ quan cải thiện. Cắt rừng hơn một giờ không gặp cơ quan, mệt quá tôi quay lại khu vực chôn hàng bí mật, khui mái nước uống một bụng, lấy đầy bình toong, cầm chiếc gậy phong thần cùng nửa con gà, lại nhắm hướng vừa đi vừa canh đồng hồ. Quá xa rồi mà vẫn không gặp lối quen, dáng đất càng lạ, tôi đâm lo vì trời đã về chiều, không khéo ngủ đói giữa rừng. Làm cọp gầm cũng không ai trả lời, tôi bèn leo cây cao để quan sát tìm đích, vẫn không phân định được nơi nào. Đoán cơ quan cũng gần đâu đây thôi, giờ này người làm rừng về hết rồi, tôi bèn gõ cây ba tiếng một lần. Ô kia, Hội đang lom khom dáo dác nhìn quanh quật. Lúc leo lên tới ngọn cũng dễ thôi, bây giờ xuống thì gai trắc dây bít, cào xước da và rách cả áo quần, chiếc gậy và con gà đã bỏ quên nơi nào đó mất rồi!

Sau đợt đấu tranh đòi hiệp thương tháng 10 năm 1955, địch càng đánh phá mạnh gây cho ta nhiều tổn thất, hoạt động của chúng tôi hoàn toàn bất hợp pháp, cơ sở của tôi ở Nhơn Thiện vẫn giữ vững và duy trì hoạt động tốt. Trước cuộc sống rất căng thẳng, cơ quan, tỉnh ủy về lại vùng núi Di Linh, ở một quả núi có tên ngộ nghĩnh: núi “Con cọp ba trăm” nói theo kiểu đồng bào Thượng. Tôi vẫn ở lại Khu Lê giữ căn cứ, xây dựng phong trào. Một hôm, tôi và Bảo từ Ô Rô đến chỗ đứng tại Gò Cà gần cạnh đường đi lại của dân, chỉ cách xóm non nửa cây số. Sanh ở cùng Tư Ngư có nhiều cơ sở, theo đường đi lối lại, thường đi đêm một mình. Đêm đó, Sanh đi cơ sở về, đợi mãi không thấy Tư Ngư về. Cảnh giác, Sanh chôn giấu hàng hóa, ngụy trang chỗ. Sáng sớm nghe động, Sanh thoát êm ra xa. Một toán địch ập vào chỗ ở, lục soát, lấy hết của cải chôn giấu của chúng tôi. Tư Ngư đêm đó vào nhà cơ sở tên Lê Thị Quý; thị phản biến, biết Tư Ngư là thương binh sức yếu, thị chụp la to cho bọn dân vệ bên cạnh đến bắt Tư Ngư. Qua đòn tra phủ đầu, Ngư đã dẫn bọn địch đến nơi ở, chúng thấy chỗ ngụy trang, biết người đã thoát nên chỉ sục lấy hàng hóa rồi về. Đồng bào lè lưỡi phục sự táo bạo của cán bộ. Nếu Tư Ngư không khai thì địch không tài nào phát hiện một chỗ ở bất ngờ đến thế. Chúng tôi đến hộp thư không thấy dấu báo động nên cứ vào, vì đã trưa, địch không còn. Đến địa điểm khác thấy Sanh nằm vắt vẻo trên sông. Tư Ngư chưa khai nhiều; địch còn dụ dỗ nên chưa lùng rộng. Vội thông tin ngừng liên lạc cho cơ sở Bình Thiện, chúng tôi về Ô Rô. Nhờ thực hiện nghiêm túc chế độ ngăn cắt nên hoạt động lâu trên một địa bàn, Ngư không biết cơ sở của tôi. Trái lại, vì là bạn bầu, cùng ăn ở, chúng tôi biết khá nhiều cơ sở của Ngư. Sau đó tôi móc nối lại một số, xây dựng sử dụng tốt. Không biết Ngư có khai báo về tôi không, nếu có cũng chỉ biết tôi tên là Sáu Nam chứ cũng chẳng biết lý lịch của tôi được.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:15:42 pm »

Quý, Diễn, Bình đã chuyển hàng về núi mươi ngày nữa mới về. Sanh bám lại Gò Cà. Bảo cùng đã đi ơ sở ba bốn hôm. Tôi bỗng bị sốt nặng, nóng hầm hập suốt ngày đầu đau như búa bổ, khổ nhất là nôn, nôn tới mật xanh mật vàng. Nằm dưới miếng nilông trưa nắng oi bức càng bực bội, khó chịu. Tôi thấy ngày dài dằng dặc, xung quanh chỉ tiếng chim rằng, tiếng gió xào xạ, lại sợ dân đi làm rừng, địch đi lùng sục, ngày nào cũng nghe tiếng hú, tiếng súng xa xa. Đành phó mặc! Cơn sốt kéo dài liên miên, không có một viên thuốc, không ăn uống, không ngủ được. Tôi suy nghĩ miên man, nhớ cơ quan, gia đình, nghĩ đến đồng đội ở miền Bắc, đến việc chưa được gặp Bác Hồ, có lúc cũng nghĩ đến có thể chết bệnh tại góc rừng này, cũng thấy sợ chết, chết thế này thì vô vị quá, thà đi đột ấp có bị hy sinh còn hơn. Rồi cũng tự an ủi, dù có chết bệnh cũng là vì cách mạng, đã xác định sẵn sàng chiến đấu hy sinh thì hoàn cảnh nào cũng phải vững vàng kiên định. Tôi lấy gương anh Núp, gương các chiến sĩ vượt Côn Đảo, gương Chu Văn Mùi một mình vượt hiểm nguy ở Điện Biên Phủ, v.v… để động viên mình. Dù tôi bị bệnh nặng thì cũng đâu phải là cuộc chiến đấu sinh tử như các anh hùng chiến sĩ ấy. Các cuốn sách Thép đã tôi, Đất nước đứng lên, vượt Côn Đảo tự tay tôi ngày đêm chép lại để anh em cùng học tập nay càng có tác dụng đối với đối với mình. Tôi thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Kể cũng lạ, không thuốc men, ăn uống mà rồi cũng đến vượt qua. Tôi thấy thêm một miếng nước, cố bò tới bồng múc một ao nhấp từng ngụm, mát mà không nôn nữa, mừng vô hạn. Về đêm, nằm dưới cát mát, tôi ngủ thiếp được một giấc. Sáng thức dậy tỉnh táo hơn một chút. Trưa ngày thứ tư Bảo về săn sóc, tôi dần khỏe lại, ăn uống được chút đỉnh. Khu Lê có con dông, nấu chua với lá me non, ăn cơm nóng với canh dông hoặc dông nướng trộn đọt bành ngạnh thật ngon lành. Qua cơn bệnh cũng có thể gọi là nhớ đời.

Ở trong rừng sâu vẫn hết sức đề phòng địch tập kích. Chỗ ở một tổ chỉ rộng độ chục mét vuông, đủ mắc võng và nhóm bếp, cứ sáng sớm chôn giấu đồ đạc, ngụy trang, sẵn sàng dời ngay khi có động, ổn thì về lại sinh hoạt bình thường. Nhờ vậy khi hẹn gặp, cơ sở tưởng chúng tôi ở hầm bí mật đâu đó nên mới đúng hẹn như vậy. Kỹ đến thế vẫn có sơ xuất, xen lẫn trong lá ủ vẫn có một vài miếng bông dính thuốc đó, một dấu dây võng siết vào thân cây, một dấu khó đèn ám vào cành lá; có một điều, thức ăn thừa đào hố chôn kỹ nhưng chồn, sóc moi lên, thế là địch phát hiện, lùng sục cả thời gian dài. Tất nhiên chúng tôi đã dời xa, khi nào yên mới quay trở lại. Đi đêm cắt qua láng trống, tránh sao khỏi lột một vài dấu dép. Ban ngày bọn chỉ điểm gặp, về báo kéo nhau đến xem, khu vực đó bị khoanh vùng, càn đi quét lại, phục kích cả tháng, đi lại vô cùng căng thẳng, nguy hiểm. Có lúc cũng bị tổn thất. Mùa mưa năm 1956, có một nhóm cán bộ xã Hồng Sơn trụ ở trại Mấu, đêm mưa hứng được nhiều bồ ni-lô- nước; sáng rửa mặt vô ý khua ca nhôm, địch đi lùng gần đó nghe, mò vào nổ súng, hy sinh mấy người (có đồng chí Mười Lò bí thư xã). Cũng ở Khu Lê, đầu năm 1957, địch theo dấu, tập kích cơ quan huyện ủy miền A, các đồng chí Hà bí thư, Hậu phó bí thư huyện hy sinh. Đó là tổn thất nặng của Đảng bộ Bình Thuận trong đấu tranh chính trị. Địch lùng sục, đánh phá, truy bắt liên miên, cán bộ hợp pháp trong thôn xóm chạy dạt ra rừng nhiều, cuộc sống và hoạt động càng phức tạp, căng thẳng, không lối thoát. Theo chủ trương trên, tỉnh bố trí một số đông cán bộ, đảng viên đổi vùng, ra công khai, bước đầu tìm cách làm ăn sinh sống tạo vỏ bọc hợp pháp lâu dài trong vùng địch, tổ chức sẽ liên lạc sau. Song vì ra ồ ạt, địch biết theo dõi gắt gao. Cán bộ ta xa tổ chức vẫn mong mỏi được liên lạc với Đảng để công tác, gặp nhau ở đất khách quê người thì hân hoan chi xiết, tùy tiện móc nối rộng rãi, sinh hoạt, hội họp có nhiều sơ hở; địch dò lần ra đầu mối, bắt bớ tra tấn. Nhiều người kiên cường, nhưng cũng có số ít khai báo mình bể vỡ dây chuyền, mất nhiều cán bộ. Đó là tổn thất không nhỏ về việc đưa cán bộ ra hợp pháp của tỉnh.

Cơ quan đóng trong rừng lô ô. Trưa nắng lồ ô nổ mắt, phát tiếng động khá to. Anh Năm A bảo cảnh vệ đi xem tiếng động gì. Anh Tám Triều, bí thư Tánh Linh có mặt lúc đó, là người sống lâu ở núi rừng, nhiều kinh nghiệm, nhanh nhảu lên tiếng:

- Lồ ô nổ anh ạ!

Anh Năm A không nói gì nhưng có vẻ không bằng lòng. Bộp! Anh Năm A lại gọi:

- Sáu Nam, ra xem cái gì?

- Khỉ chuyền gẫy cây! – Lại anh Tám Triều trả lời.

- Khỉ chuyền gẫy cây hay Mỹ-Diệm đi đạp gẫy cây? – Anh Năm thực sự nổi nóng, gắt hơi lớn. Anh Tám nín thinh. Tôi im lặng mang súng đi xung quanh một chặp rồi vào báo cáo không có gì. Anh Tám Triều còn kể nhiều chuyện vui ở núi rừng, rắn mà biết móc đầu và quấn đuôi vào hai gốc cây đưa võng tát nước để bắt cá ăn; trăn ăn no xong thì nằm ì lâu một chỗ đến nỗi măng mọc xuyên qua bụng! Hồi chống Pháp ở chiến khu huyện, anh em móc khẩu tiểu liên xit-ten lên một chạc cây; sắp mưa, trời gầm một tiếng lớn gây chấn động mạnh, chạc cây đã mục nên gẫy rớt xuống, khẩu tiểu liên nổ một loạt dài, cả cơ quan được một phen hoảng vía. Trưa nắng nóng, lồ ô nổ chát chúa, khỉ chuyền làm rơi nhành khô lộp bộp là chuyện bình thường. Từ đó anh em có câu:

Rắn khôn tát nước bắt cá
Trăn dại nằm đó măng xuyên
Trời gầm mà nổ tiểu liên
Nắng trưa tre nổ, khi chuyền gẫy cây.

Vậy mà việc tre nổ, khỉ chuyền cùng với tính mau miệng đã làm anh Tám Triều một phen bị cạo, sau anh em thường đọc câu đó để đùa anh Tám.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2019, 07:16:25 pm »

Cơ quan ở trên núi cao Di Linh, cách đồng bằng bao dãy núi trùng điệp nhưng lãnh đạo vẫn giáo dục mọi người luôn cảnh giác để tránh tổn thất. Khuya nấu ăn xong, dọn dẹp gọn gàng trước sáng. Chiều, sau mặt trời lặn mới nổi lửa. Một chiều còn hơi sớm nhưng mây mù, cấp dưỡng cho là không dai còn thấy khói nữa nhen nhóm bếp. Nghe mùi khét, anh Dư đi kiểm tra thấy lửa đã nhen bèn quở trách và bắt dập tắt. Lại cũng có anh Tám Triều lúc ấy, thấy có vẻ quá đáng, anh nói một câu:

- Chẳng lẽ giờ nay mà Ai-xen-hao bên Hoa-thịnh-đốn cũng thấy luồng khói này sao?

- Anh Tám ăn nói vậy hả? – Anh gắt lớn, anh Tám nín thinh vuốt mạt. Chúng tôi chả ai dám bùng cười. sau cứ thỉnh thoảng nhắc vui, coi chừng Ai-xen-hao bên Mỹ thấy khói nấu ăn của cơ quan trên núi Di Linh đấy!

Trong cuộc chiến đấu một mất một còn này đã xuất hiện những gương sáng chói về khí tiết cách mạng. Đồng chí Lẽo, đảng viên ở Nhơn Thiện, bị địch tra tấn dã man, tha chết nhất định không khai. Anh Châu, cán bộ ở Tuy Hòa, trong tổ cộng kiên quyết chống ly khai, không xé cờ Đảng, còn vạch tội bọn bán nước trước quần chúng nhân dân. Anh Săng, một đoàn viên người Thượng ở thôn Định – Tánh Linh bị địch tra tấn, đánh đập tàn nhẫn, anh cầm lưỡi mác tự rạch bụng mình và bảo kẻ thù: Cộng sản ở trong trái tim tao đây! Rồi hy sinh vô cùng anh dũng. Đồng bào hết sức thương tiếc, địch rất nể sợ. Nguyễn Thị Thanh, đoàn viên 15 tuổi ở Bình Lâm – Hàm Thuận bị đốt cháy hai gan bàn chân vẫn không một lời khai báo. Trong anh em chúng tôi cũng có gương khí tiết như Sanh, dù bị bắt bớ, tù đày vẫn giữ vững niềm tin cách mạng, bảo vệ cơ sở và hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.

Bộ phận công tác của tôi tiếp tục góp phần xây dựng phong trào Nhơn Thiện, giữ căn cứ ÔRô của tỉnh cho đến năm 1959 mới rút hết về núi. Thời gian các năm này có thể nói là cuộc sống gian khổ nhất, đi xa mang nặng, đề phòng địch đuổi bắt phải vứt đồ nặng thoát thân; nhưng phải giữ những thứ tối cần thiết: túi đựng võng, túi thuốc cá nhân, đèn pin có bao vải bọc, đèn ló thụt, chiếc dao găm mang đầy bên thắt lưng. Quần áo đi cắt rừng bị cây móc, gai cào rách tả tơi. Đi ngang qua rẫy đồng bào, thấy số quần áo treo làm nộm đuổi chim, có cái còn chắc, tôi bèn lấy một số mảnh còn lành lặn, vuông vức, giặt sạch, vá lại dùng cũng khá lâu. Nhìn thấy tấm áo quần có hàng chục mảnh vá lớn nhỏ, chi chít từ trên vai xuống lưng, từ vế xuống ống quyển, đủ màu, dù vá khéo cũng không ai nhịn được cười. Anh Hồ Phú Diên ở Ban Tuyên giáo tỉnh khi mới về Bình Thuận, gặp tôi mặc quàn áo vá chằng vá đụp như vậy, anh đã không cầm được nước mắt. Đồng chí Ngân, trưởng nhà in tỉnh là người rất khéo tay, với một cái bao bột, Ngân đã may tay cho tội một bộ bà ba, may đột từng mũi đều và thẳng tắp. Nhờ cơ sở giặt hộ, tôi nói đây là anh em may tay, chị em không tin, may tay không thể khéo đến mức như vậy. Ngân khéo tay nhiều việc, từ cất nhà ở, làm bàn ghế, giường sạp đều đẹp không chê vào đâu được. Trong chống Pháp, Ngân viết chữ trái lên bảng đá in li tô vừa đẹp vừa đều, báo in li tô của Bình Thuận nổi tiếng khắp toàn quốc.

Giữa năm 1955, anh Năm A gọi tôi về cơ quan phụ trách công tác binh địch vận của tỉnh ủy. Cần có một bản đánh giá tổng hợp tình hình sĩ quan, binh lính ngụy trong tỉnh giúp tỉnh ủy chỉ đạo công tác này mà theo anh Năm là rất quan trọng. Ở Nam Bộ, các đồng chí bám nắm được các đơn vị lớn của quân chủ lực ngụy, hình thành một hệ thống nội tuyến để sử dụng khi có thời cơ mới. Trong chống Pháp, tôi chủ yếu chiến đấu ở các đơn vị tập trung, cũng có làm chút ít công tác địch vận trong tác chiến nhưng chưa với tới tầm có chỉ đạo cấp tỉnh. Được sự chỉ đạo trực tiếp của anh Năm, tôi cũng thấy thích thú với công việc mới mẻ này. Tôi nghiên cứu báo cáo của huyện, của các ngành công tác mật từ trong vùng địch gửi ra, đi các huyện truyền đạt chỉ thị công tác binh vận thời kỳ mới kết hợp nắm tình hình cụ thể. Đối với Hàm Thuận, tôi xây dựng thí điểm để rút kinh nghiệm, hiểu biết sâu hơn. Tôi cũng đã đến tận rẫy Tiến Lợi sát Căng Ê-xê-pít gặp các đồng chí Mai Mấu (thường vụ thị ủy) và đồng chí Phấn (thị ủy viên binh vận) bàn công tác; nhưng ở đây tôi không gặp một nội tuyến nào của thị vì địa phương thường chỉ đạo theo kiểu cần câu qua cơ sở mối bên ngoài. Tôi quay về Xuân Phong, Đại Nẫm, đến Đại Tài sát bến đò Văn Thánh, ở cả ngày đêm tại nhà cơ sở, tiếp xúc đầu mối nhưng cũng chưa được bao nhiêu. Tôi trở lại Hàm Thắng – Lại An Hạ cả tuần, ban ngày ẩn trong buồng nhà cơ sở. Đây là vùng sâu, cơ sở thật vững vàng tin cậy lắm mới dám bảo bọc cán bộ, lộ thì không có đường thoát. Đêm đến, tôi cùng đồng chí Hưng Nhơn (huyện ủy viên binh vận của Hàm Thuận), thọc sâu vào bìa nội thị, trú trong một nhà cơ sở tại Cầu Ké (nay thuộc phường Thanh Hải) gặp một nội tuyến là hạn sĩ đồn Kim Ngọc. Chỉ gặp được mấy giờ nhưng khá thú vị, khai thác được nhiều điều. Tuy vậy cũng còn hạn chế vì nội tuyến chỉ là một hạ sĩ quan, lại ở bên ngoài thị xã. Muốn hiểu sâu địch ở Bình Thuận, tốt nhất là phải vào trong Phan Thiết một thời gian. Trước lúc tập kết, tôi có gặp Trường là bạn cũng được bố trí ở lại, làm công tác nắm địch trong thị xã có bí danh là năm bới tóc, phải nhờ Trường giúp thôi! Tôi liên lạc nhờ bạn giúp tôi về Phan Thiết. Tôi biết lúc ấy các đồng chí lãnh đạo thị như Nguyễn Tế Nhị, Nguyễn Quý Đôn vào ra nội thị cũng dễ dàng. Trường chuẩn bị cho tôi chu đáo, bố trí cơ ở đạp xích lô, ra cầu số năm đón tôi đưa vào nội thị. Tôi hăm hở chờ ngày hẹn để vào Phan Thiết một chuyến, tin chắc sẽ làm được nhiều việc. Nhưng nghĩ kỹ về nguyên tắc, càn phải có sự duyệt y của tổ chức thì mới yên tâm làm nhiệm vụ, tôi bèn về căn cứ báo cáo với anh Năm, tin tưởng anh sẽ đồng ý thôi.

- Sao cậu biết Năm hớt tóc?
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2019, 09:41:59 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM