Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:03:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 23239 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 10:30:59 am »

Giữa tháng 7 năm 1950, trung đoàn và chiến dịch làm lễ xuất quân tại sân banh Quang Trung cũ. Sau lễ chào cờ và lệnh động viên của chính ủy 812, các đơn vị tham gia chiến dịch diễu hành quanh sân lễ trước hàng ngàn đồng bào căn cứ đến tiễn đưa chiến sĩ, con em mình lên đường giết giặc, lập công. Hôm ấy tôi chưa ra viện nhưng cũng hăm hở cùng anh chị em bệnh xá đến dự lễ, tôi ngắm cảnh ra quân uy nghiêm đầy xúc động, xiết chặt tay các bạn chiến đấu, mong đợi đơn vị mang chiến công về.



Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 812 tại Chiến khu Lê Hồng Phong - năm 1950. Đồng chí Phạm Hoài Chương là người có dấu X.

Tin chiến thắng đã về nhanh căn cứ; sáng 25 tháng 7 năm 1950, 13 xung kích do trung đội trưởng Trần Bích Cam chỉ huy, cải trang thành phụ nữ kỳ tập diệt gọn đồn quận vụ duồng (cấp trung đội), thu toàn bộ vũ khí, chiến lợi phẩm. ta hoàn toàn vô sự. Tiếp đó, đại đội A diệt luôn đồn bang tá duồng (cấp đại đội) bằng cường tập. Chỉ mấy ngày, hai chiến thắng liên tiếp làm nức lòng quân dân cả tỉnh. Ta còn đánh một trận giao thông trên đường Long Hương – Sông Lòng Sông, diệt và thiêu hủy hai xe quân sự, thu toàn bộ vũ khí, bắt một tù binh Pháp. Bức ảnh tên tù binh đưa cao hai tay đầu hàng được trưng bày ở Nhà Truyền thống các lực lượng vũ trang Bình Thuận, nhà Bảo tàng Quân khu 5 và Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội. Chiến dịch kết thúc, 86 về lại Hàm Thuận, địa phương khuếch trương chiến quả phát triển phong trào. Chiến dịch BTN thắng lợi gấp đôi chỉ tiêu đề ra (theo đánh giác lúc đó). Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì chiến dịch chuẩn bị thời gian dài, huy động lực lượng và của cải vật chất lớn mà chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, kết thúc vì không còn mục tiêu, thì rõ ràng kết quả không tương ứng với công sức bỏ ra và cũng chưa hỗ trợ được nhiều cho phong trào chính trị Bắc Bình.

Tỉnh chủ trương mở tiếp đợt hoạt động thu ngắn ở khu vực thị trấn Phú Long. Lúc này, địch đã thực hiện chiến thuật Đờ-la-tua, xây dựng hệ thống tháp canh cao dọc các trục lộ và xung quanh các chi khu, yếu khu, thị trấn. Ở đường 8, cứ 1 ki-lô-mét có một tháp canh, quan sát khống chế việc qua lại đường ban ngày của ta; đêm chúng dùng đèn pha cũng gây khó khăn. Nam Bộ có cách đánh tháp canh bằng Ép-tê-on (FT1 tức là phá tôn kiểu số 1) gồm một cần tre cao bằng tháp canh, đầu buộc một ba-dô-min, hai chiến sĩ khiêng cần tre bí mật đến sát tháp canh, đặt ép vào vách, ngang tầng trên, nơi lính ngồi gác, bấm điện phá sập tôn gác, diệt gọn địch, chúng rất sợ. Ở ta mới được phổ biến cũng đã có FT1 cho hoạt động Thu. Mở màn, tiêu đoàn đánh đồn Phú Long, cấp trung đội bằng sức mạnh và diệt tháp canh xung quanh thị trấn bằng FT1. Trận đánh khá ác liệt nhưng diệt gọn đồn, thu vũ khí, bắt tù binh, san bằng hết tháp canh ở Phú Long. Thắng lợi Thu giòn giã, có tiếng vang lớn; 86 về chiến trường là địch ăn đòn đau ngay. Hoạt động Thu cũng chỉ chừng ấy. Địch rút kinh nghiệm đối phó FT1 ngay, chúng rào kẽm gai chung quanh chân tháp canh, FT1 nặng, cồng kềnh, không thể từ xa đặt áp vao được, không phát huy được tác dụng nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 10:33:45 am »

Tôi cũng không tham gia hoạt động Thu, nay về tiểu đoàn làm chính trị viên trợ chiến, có một trung đội súng máy (hai tiểu đội, một súng máy cao xạ 12 ly 7 và hai đại liên bờ-rốt-nin vừa bắn máy bay vừa bắn bộ binh, một trung đội 2 khẩu cối 81 kiểm Nam Bộ sản xuất, đế nhẹ có một hình sao năm cánh và một trung đội ba dô ca, ở Tam Giác chống càn một tháng, chúng tôi đi dự Hội nghị Tập huấn cán bộ của trung đoàn tại rừng Bình Thiện. Đã nghe khu vực hội nghị được xây cất lớn, công phu, đẹp nhưng đến nơi mới thấy hết qui mô đồ sộ cả nó. Cổng vào to lớn, sừng sửng, kiểu cách đặc biệt, dáng vẻ uy ghi là cho đoàn cán bộ 86, những người thường gối đất nằm sương phải ngạc nhiên trầm trồ khen ngợi. Đây là những đường ngang dọc, rộng rãi, thẳng tắp với bản ghi tên như ở thành phố, đại lộ Trần Hưng Đạo, đại lộ Hồng Bàng, đường Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, tên các đại đội đầu tiên của trung đoàn, đường Láng Chai, đường Bình Thiện, v.v…. tỏa ngang dọc các khu hội trường, chỉ huy, văn phòng, cảnh vệ, khu đại biểu, nhà ăn v.v…. Nhiều khẩu hiệu đẹp kiểu chữ hoa, chữ rông, chữ gô tích, nổi bật là khẩu hiệu “chuẩn bị Chiến dịch Đông Xuân 1950, năm chuyển mạnh sang tổng phản công. Lúc đó đã quá thu, sang đông nhưng khẩu hiệu này vẫn thúc giục lòng người lạ thường. Tranh, biểu đồ thể hiện các thành tích diệt địch, thu súng, giành dân, xây dựng lực lượng, tranh phong cảnh, sinh hoạt, chiến đấu của các họa sỹ có tiếng của trung đoàn như Nghĩa “Cá mòi”, Võ Nguyên… rực rỡ uy nghi nhất là hội trường với bức ảnh Bác Hồ thêu lớn. Ảnh các lãnh tụ quốc tế, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, thêu, vẽ đều rất đẹp, nhìn mê luôn. Trong nhà ăn, một tranh vui vẽ một khâu mặt anh bộ đội tròn như trăng rằm đang cười thích thú với hai chữ “Bèn ăn!; nơi phòng ở, một ảnh bộ đội đang ngáp dài với hai chữ: Bèn ngủ! làm ai cũng bật cười sảng khoái. Có đủ sân bóng chuyền, bóng bàn, xà đơn, xà kép, tạ cho các đại biểu trẻ thích thể dục, thể thảo. Một hệ thống hầm nấp máy bay vừa đủ bảo đảm an toàn cho đại biểu. Ban đêm đèn điện sáng trưng, trong chiến khu như thế thật tuyệt vời. Những đầu bếp giỏi nhất tỉnh nấu các món ăn mà người khó tính đến mấy cũng không chê vào đâu được. Tỉnh đã chi một khoản tiền lớn, cấp nhiều trâu bò trong quỹ tổng phản công cho hội nghị. Trong các đêm trình diễn văn nghệ, mọi người được thưởng thức các tài hoa nổi bật của trung đoàn. Nghe anh Ngô Quang Tham (người Hải Phòng) với các bài hát vui: Buồn cười cho thằng Tây, đi qua mũi giặc, Mẹ tôi sai tôi đi chợ mua đầu ăn… thì ai cũng cười bò ra, chảy cả nước mắt, cười muốn bể bung. Các anh Vương Gia Khương, Dương Minh Đẩu, cán bộ lãnh đạo của trung đoàn vừa là nhạc sĩ, ca sĩ tài năng, đàn hay, hát giỏi, sáng tác cừ, cả bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn đều tài ra phết. Những bài hát của các nhạc sĩ trẻ Minh quốc, Huy Sô, Vi Bình trình diễn rất thành công, mỗi người một vẻ. Bài “Đồng chí của Minh Quốc xúc động lòng người. Bài “Nhắn anh trong đồn” được giải sáng tác về địch vận. Huy Sô còn được chính ủy 812 tặng một chiếc măngđôlin. Bài “Vó ngựa phi” của Vị Bình như trùng trùng đàn ngựa chiến diễu qua trước mắt. Văn nghệ có sức hấp dẫn lạ thường.

Hội nghị dài cả tháng với nhiều nội dung rất quan trọng: Lý luận chiến dịch, Tổng kết chiến dịch hè, Nhiệm vụ quân sự và chiến dịch Đông – Xuân 1950, 1951, Công tác Đảng, công tác chính trị… Ban cán sự Cực Nam, Tỉnh ủy Bình Thuận cũng đến trình bày nhiều vấn đề địa phương. Cán bộ trưởng thành một bước rõ.

Sau hội nghị, trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Giáo, tham mưu trưởng Đoàn Tứ Bảy, quyền chính ủy Vương Gia Khương, quyền chính ủy Trần Quốc Thái ra Khu 5 công tác. Chúng tôi ráo riết chuẩn bị chiến dịch Đông – Xuân với một tinh thần mới, phấn chấn lạ thường. Địch ở Bình Thuận co về phòng thủ, giữ vùng tạm chiếm, đề phòng ta mở tiếp chiến dịch tiến công. Tôi được biết chiến dịch sẽ mở ở Ninh Thuận, nơi phong trào khó khăn hơn Bình Thuận nhiều, địch kiểm soát chặt hầu hết đồng bằng, dồn dân vào các khu tập trung; hoạt động của ta rất khó khăn hạn chế, cần được hỗ trợ tích cực để mở phong trào. Phải đấm mạnh cho địch bung ra; trách nhiệm này không ai khác hơn là Tiểu đoàn 86 đảm nhiệm. Hậu cần tại chỗ không bảo đảm nổi cho lực lượng lớn hoạt động. Bình Thuận phải chi viện cả vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men cho chiến dịch. Cả ngàn dân công Hàm Thuận, Tam Giác, Khu Lê phục vụ tiền tuyến dài ngày. Đường xa tít tắp, dốc núi trập trùng, người người lớp lớp. Quyết tâm lãnh đạo rất lớn, tinh thần nhân dân rất ca; tất cả vì “chuyển mạnh sang tổng phản công” mà tập trung sức người sức của cho tiền tuyến Ninh Thuận, cần gì có nấy, cần mấy có nấy. Nam nữ thanh niên nô nức lên đường phục vụ và luôn được bổ sung nhiều đợt. Địch có nống ra thăm dò hòng phát hiện chiến dịch để phá chuẩn bị của ta, nhưng ta chấp nhận khó khăn gian khổ, dân công chuyển hàng đi trên núi cao, tốn thời gian, công sức nhưng an toàn. Đường chiến dịch nhộn nhịp, sôi nổi. Bộ đội và dân công, những lúc dừng chân tạm nghỉ, ngủ cạnh bờ sông, bờ suối thật vô cùng vui vẻ. gặp dân công địa phương thì hỏi thăm gia đình hàng xóm, mặc sức hàn huyên. Có vợ bộ đội gặp chồng, những cặp tình yêu gặp nhau trên đường chiến dịch thật bất ngờ, thú vị và hạnh phúc biết bao! Cũng có cặp mới gặp quen nhau rồi thành vợ thành chồng nhờ cùng đi một đường chiến dịch. Núi rừng hùng vĩ, non xanh nước biếc, cảnh dẹp nên thơ, rau rừng trái núi, ở đồng bằng không sao có được, mà số lượng không ít, có thể cải thiện bữa ăn ngon lành. Chuẩn bị lưỡi câu, lưới bén, chiều chiều, đêm đêm, dưới sông, suối, kiên trì chịu khó, nhiều anh có tài ra phết, bắt được cả xâu, cả mớ nướng, kho, nấy canh, nấu chua, càng thêm ngon miệng, tăng sức hành quân đường dài. Đôi khi gặp cả đàn voi, có con to như cái nhà, có lệnh cấm bắn nhưng thấy người đông cũng nể phần ai nấy đi; có lúc voi cũng dọa người, rống vang rừng, chạy đùng đùng phát khiếp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 10:35:16 am »

Dù giữ kỹ đến mấy, dần dần địch cũng đánh hơi, vài lần đụng độ, ta cũng có ít thương vong, mất ít gạo, muối, nhưng địch cũng không dủ sức, làm sao ngăn nổi dòng chảy cuồn cuộn ra tiền tuyến được. Rồi đến ngày, chiến dịch cũng nổ ra. Đại đội trợ chiến hành quân với tiểu đoàn bộ và các cơ quan chiến dịch đã đến trú quân ở vùng núi cao Xê-ka-xết Nam Ninh Thuận. Chỉ huy trưởng chiến dịch là Nguyễn Minh Châu, chính ủy Nguyễn Chí Điềm; tham gia lãnh đạo còn có một số cán bộ Ninh Thuận. Chiến dịch này quyết thắng to gấp mấy chiến dịch Hè vì đã được chuẩn bị công phu với biết bao công sức, vì phải mở được phong trào Ninh Thuận. Dù Ninh Thuận hết sức gian khổ thì sắp vào chiến dịch, bộ đội càng được tăng cường tiêu chuẩn ăn uống. Ở núi cao xa địch, nước non đầy đủ, khí hậu trong lành, sinh hoạt ca hát thoải mái, được đánh cá, bắn thịt, vật chất khá, sức khỏe tăng, ai cũng phơi phới tươi tắn.

Hôm ấy, toàn tiểu đoàn và một bộ phận dân công Bình Thuận tập họp đón lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đến thăm. Tôi còn nhớ anh Võ Dân, bí thư tỉnh ủy người cao lớn, mặc âu phục đen, mũ rộng vành bốn múi kiểu hướng đạo nói chuyện tâm tình rất cảm động. Đến nay tôi vẫn không quên câu: “Các đồng chí ra đây đánh địch phá kèm, mở phong trào, cứu Ninh Thuận đau thương. Ninh Thuận rất tin tưởng và chờ đợi chiến công của các đồng chí!”. Mở màn, đánh yếu khu Phú Quý, một đồn đại đội tăng cường kiên cố. Đại đội B chủ công. Đại đội A dự bị. Xung Kích chưa ra quân trận đầu. Trợ chiến phối hợp hỏa lực 12 ly 7 và ba dô ca. Chỉ huy B là đại đội trưởng Võ Khắc Kế, chính trị viên là Trương Văn Tung. Tôi xiết chặt tay hai bạn, chúc chiến thắng. Tình đồng chí đồng đội trước khi ra trận thật xúc động. Chiến sĩ liên lạc Nguyễn Hồi, khi tôi ở B thường đi với tôi, tôi thương như em ruột, cậu ta lùn, mập, lanh lợi, băng qua làn đạn nhanh như sóc. Nhìn cái nơ đỏ ở ngực, tôi biết Hồi đã đăng ký cảm tử cho chiến thắng.

Nơi trú quân rất xa địa điểm tác chiến nên không nghe tiếng súng. Nói chuyện mãi cũng mệt, tôi chợp mắt lúc nào không biết. Khoảng 8 giờ anh em về.

- Trận đánh ra sao? – Tôi hồi hộp hỏi, mong sao B dứt điểm gọn gàng như Xung Kích ở trận Duồng. Trận này thắng thì mở một mảng lớn ở Nam Ninh Thuận.

- Không gọn!

Tôi sửng sốt, không gọn là không ăn rồi. Nhìn dáng mệt mỏi của Lợi, Ích, hai trung đội trưởng 12 ly 7 và ba-dô-ca, tôi và anh Nguyên biết có điều gì chưa ổn. Cả hai ngồi bệt cạnh võng. Tôi đưa hai ca trà nóng, hai người kể:

- Đường quá xa nên nổ súng chậm. dường như địch có biết và đề phòng, khi ta nổ súng, chúng chống trả rất quyết liệt, trận đánh kéo dài lắm.

- A có vào không?

- Có A vào tăng sức, ta chiếm hơn nửa đồn, thu một trung liên, một số súng trường, bắt cả chục tù binh, nhưng địch vẫn trụ giữ, gần sáng phải rút.

- Trợ chiến mình đánh thế nào?

- 12 ly 7 và ba-dô-ca nổ giòn lắm; nhưng đồn nhiều ngõ ngách phức tạp, cũng chỉ đánh được vậy thôi.

- Thương vong ta thế nào?

- Ít thôi, đem về hết rồi. Ban chỉ huy B không việc gì. Trợ chiến mình không sao.

Trận đánh đạt một số kết quả nhưng không thắng, địa phương chắc không phấn khởi lắm.

Hai hôm sau đánh đồn Mông Đức, cấp trung đội. A là chủ công. Vì A thiếu đại đội trưởng nên anh Kế sang cùng chính trị viên Nguyễn Vinh Quang chỉ huy.

- Một mình làm hai đồn sướng quá nhỉ, chúc thắng lợi!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 10:38:14 am »

Kế xiết chặt tay tôi, mắt nhấp nháy gợi chút suy tư:

- Sướng thì sướng thật nhưng cũng lo nhiều, còn nhiều vấn đề, không dễ ăn đâu.

Được trên tín nhiệm, anh mừng mà cũng lo. Tôi rất thông cảm với bạn, mong trận này gọn để chiến dịch rôm rả lên. Thật tình, đối với cán bộ quân sự chúng tôi, trận mở màn ở “Ninh Thuận đau thương” như vậy là sượng. Và lần này cũng chỉ đánh “thiệt hại nặng”, sượng nữa rồi! Chiến dịch đâm khó khăn, có lẽ phải dùng cách đánh sở trường mới ăn. Địch báo động đề phòng gắt gao. Đúng như anh Kế nói, không dễ ăn đâu!

Vào buổi trưa, tiểu đội đánh kỳ tập đang chuẩn bị đi đánh đồn Ma Ram, bỗng một tiếng nổ vang trời, khói trùm mờ mịt. Một cảnh tượng thật đau lòng, cả tiểu đội tương vong chẳng còn ai. Đồng chí Cang công binh đặt quả mình trong gùi, ém độn rau xung quanh, kíp bị cấn phát nổ. Gải quyết hậu quả xong, chiến dịch vẫn thực hiện. Trận đánh thành công, diệt gọn đồn. Bộ đội, cơ quan, nhân dân phấn khởi. tuy nhiên, mới là chiến thắng đầu và cũng nhỏ thôi. Cần nhiều quả đấm mạnh mới mở được phong trào. Mấy hôm sau đánh tôn Lý Nhã, cấp trung đội, toàn lính ác ôn, từng thách thức bộ đội ta có giỏi “xin mời” chúng sẵn sàng tiếp đón và “ăn thịt”. Lý Nhã là lý trưởng thời Pháp thuộc, nay làm tay sai đắc lực cho Pháp đánh phá phong trào, có nhiều nợ máu với nhân dân. Ở Ninh Thuận có hai tên việt gian khét tiếng là Tổng Chồn nay là tỉnh trưởng Ninh Thuận và tên Lý Nhã này. Tập trung hết cả đạn ba-dô-ca và 12 ly 7 của trợ chiến mà cũng không bắn sập tôn Lý Nhã, chúng càng khoác lác, củng cố tinh thần sau thất bại Ma Ram.

Chiến dịch tạm ngừng trong thời gian ngắn, thay cách đánh, gài thế phục kích, vũ trang diệt ác, phá ấp, gây cơ sở; khi chuẩn bị tốt sẽ đánh vài trận thối động. Đại đội trợ chiến được lệnh trở về Bình Thuận. Chúng tôi từ giã Ninh thuận khi chiến dịch còn tiếp tục. Đành vậy! Trên đường về, ghé các địa phương phải tuyên truyền chiến thắng Đông – Xuân. Ở Lệ Nghi, Lương Sơn, Dân Thạnh, đơn vị làm mít tinh báo cáo kết quả chiến đấu. Theo chỉ đạo: tôi phải nói cả ba trận Phú Quý, Mông Đức, Ma Ram đều thắng lợi hết, chiến dịch còn tiếp tục sẽ có nhiều thắng lợi mới. Ai cũng nhiệt liệt hoan nghênh. Riêng thâm tâm tôi vẫn thấy gượng gạo làm sao, giá cứ nói hai trận đầu chỉ đánh thiệt hại, trận thứ ba thắng hoàn toàn, ta sẽ còn nhiều trận thắng tiếp thì tâm trạng nhẹ nhõm hơn, dù nói như thế thì hưng phấn của bà con không cao nhưng đó là sự thật. về Tam Giác mấy hôm, được tin Đại đội A phục kích táo bạo ở vùng sau An Xuân, cũng chỉ diệt, thu súng một trung đội. Dù sao tin chiến dịch cũng có phần sôi động hơn.

Lãnh đạo sáng suốt cho đơn vị tôi về Tam Giác kịp thời. Thời gian 86 vắng, địch đánh mạnh Tam Giác, gây thiệt hại nặng tài sản của đồng bào; xóm làng nào cũng bị đánh, nhà nào cũng bị đốt vài ba lần; bị đốt cái này cất lại cái khác, chỉ che tạm một mái tránh nắng sương. Nhìn cuộc sống vất vả của đồng bào mà thương không xiết. Nhưng nhân dân Tam Giác vẫn kiên cường bám trụ vừa sản xuất, vừa đánh giặc. Có bộ đội về, bà con rất vui mừng, tình đoàn kết của quân dân càng khăng khít đậm đà hơn. Sức ít, vũ khí nặng, anh em phân tán nhiều tổ kèm cặp du kích quần bám tiêu hao địch. Cứ mỗi tổ diệt vài ba tên, mỗi trận càn địch mất vài ba chục, nhiều trận thì số lượng không thể xem thường. Không có đánh lớn như khi có cả tiểu đoàn nhưng tiếng súng bụp xẹt khắp nơi, địch rất căng thẳng, thương vong không ít. Dân thích thú, yên tâm. Có trợ chiến về, tình hình thay đổi khác ngay; địch thưa càn hẳn; nhân dân tin tưởng giữ được vùng giải phóng. Tam Giác lại vui vẻ như trước, không còn lo âu như khi vắng bộ đội. Lúc địch đánh liên tục cũng có một ít bà con bung chạy lên bắc đường sắt, tạm lánh trên sườn núi Bành, núi Kinh, mới đẻ ra tên xã Hàm Sườn, nay đều đã về lại thôn xóm cùng nhau đánh giặc, giữ làng. Vậy mà có một chàng y tá tên Khuê làm bài nhạc “Tam Giác điêu tàn” nói lên cảnh giặc Pháp gây đau thương, điêu tàn cho dân Tam Giác; tuy anh ta không phải loại chạy dài, nhưng cũng bị phê phán là phi chính trị.

Chiến dịch kết thúc, 86 về để đại đội A ở lại một thời gian. Chiến dịch Đông – Xuân huy động rất nhiều công sức, của cải nhưng kết quả không bao nhiêu, đòn quân sự chưa làm bung được địch. Sau chiến dịch, tình hình Ninh Thuận chưa cải thiện được mấy. Ta bị tiêu hao vũ khí đạn dược, nhưng cái chính là không phục vụ được phong trào địa phương như mong muốn. Về Bình Thuận, trang bị của tiểu đoàn sút hẳn, mỗi khẩu súng trường chỉ còn năm đến sáu viên đạn, mỗi trung liên, tiểu liên vài ba băng, lựu đạn gần hết; bộ đội lại xuất hiện tầm vông vạt nhọn. Chỉ huy phải có lệnh: khi đánh trận, súng trường chỉ bắn một đến hai viên, trung tiểu liên bắn một đến hai loạt ngắn, còn phải để giữ súng, phải nhặt vỏ đạn gửi về binh công xưởng rờ sạt như các năm 1946, 1947. Đây là thời kỳ khó khăn nhất về súng đạn của 86.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2019, 04:16:17 pm »

6. Trưởng thành.

Phát huy cách đánh phân tán hiệu quả của trợ chiến, xung kích cũng tiêu hao khá nhiều địch trong chống càn. Tiểu đội biệt kích ngựa của tên “Tây cặt bò”, trước đó thường rượt bắn, bắt du kích, cán bộ. Bộ đội cứ vào ngựa, lính sa xuống đất bị diệt tiếp, bắn chết luôn tên Tây cặt bò; tiểu đội biệt kích ngựa bị xóa sổ.

Suốt mùa mưa 1951, 86 chủ yếu là chống càn giữ Tam Giác giải phóng. Tình hình đông vui như trước, du kích chiến tranh phát triển mạnh, dân quân du kích kề vai sát cánh với bộ đội bố phòng, hoạt động kết quả hơn xưa. Vấn đề bức xúc là phải có những trận diệt gọn, thu nhiều súng để tăng cường trang bị.

Địch ở Căng Ê-xê-pít thường đưa tân binh đi bắn đạn thật tại trường bắn cách Căng vài ki-lô-mét. Tiểu đoàn dùng một đại đội tăng cường có hỏa lực mạnh phục kích độn thổ gần trường bắn. Yêu cầu là phải thu gọn súng đạn, rút nhanh vì đồn Căng lồng lộng, có cả đại bác 75 ly. Chỉ huy trận đánh là tiểu đoàn phó Quách Tự Hấp và tôi. Địa hình quá trống trải, toàn cát trắng nên tuy độn thổ cũng phải ở mé chồi thưa cách hơn 200 mét. 7 giờ ngày 10 tháng 12 năm 1951, một tiểu đội địch tuần tra đến gần nhưng không phát hiện ta. Nửa giờ sau, một xe Jeep chở mấy tên chỉ huy Pháp và một trung đội tân binh ra sân, giá súng rồi tập hợp, tên chỉ huy bắn hạ khoa mục. Toàn bộ hỏa lực của ta đồng loạt nhả đạn, địch hoảng hồn bung chạy thục mạng về Căng. Chỉ mấy loạt đạn, ta xung phong. Khi đến sân bắn, địch chạy cũng đã xa. Thu ngay ba trung liên bờ-ren, 30 súng trường Anh, một thùng lựu đạn, một thùng đạn mới. Mừng hết lớn, bởi trong trận này vẫn còn một số xung phong với gậy tầm vông! Lúc bắn trông địch rõ mồn một, vậy mà một đại liên, sáu trung liên nhả đạn như bắp rang lại không có một tên địch nào bỏ xác tại chỗ cả. Bắn dở hay ước lượng cự ly sai? Có lẽ cả hai. Bây giờ là nhanh chóng lui đến rừng kín mới an toàn. Một ngẫu nhiên lý thú là hôm ấy ở Căng địch đang học bài binh khí pháo 75, cả hai khẩu đều tháo rời để lên lớp. Bọn chỉ huy Pháp lên lầu dùng ống nhòm xem ta di chuyển cho đến khuất dạng, lắc đầu ngao ngán. Trận đánh không lớn nhưng thật đúng lúc, giải quyết kịp thời bức xúc về trang bị cho tiểu đoàn, tuy chưa nhiều. Sau trận này, hết cảnh dùng tầm vông và cũng không còn lệnh bắn khắt khe nữa, dù vẫn phải hết sức tiết kiệm đạn.

Chưa đầy nửa tháng sau, trung đoàn phó Nguyễn Minh Châu phổ biến kế hoạch đánh Căng Ê-xê-pít, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên. Chúng tôi chưa biết gì về Căng. Tiểu đoàn đánh đồn một đại đội còn khó, huống hồ đối với Căng to lớn, gần Phan Thiết như vậy. Nhưng vốn có lòng tin mạnh mẽ về tài quân sự của người chỉ huy từng lập nhiều chiến công oanh liệt, chúng tôi chăm chú nghe và suy nghĩ về khả năng đánh trận này. Quả thật, quyết tâm của anh rất sắc sảo, khoa học và sáng tạo, anh nắm thời cơ rất nhanh, kịp thời, có một khả năng nào đó mới lóe ra, anh đã phát hiện và không bao giờ để tuột tầm tay. Tiểu đội trưởng 214 tên là Ngô Lợi bị địch bắt giam ở Phan Thiết, hàng ngày lên làm lao công ở Căng, biết rõ địa hình, những nơi địch sơ hở, biết lực lượng, quy luật tuần tra canh gác, v.v. Gặp may, Lợi trốn thoát, được đưa đến gặp anh Năm Châu. Biết khá đầy đủ tình hình, anh kết luận có thể đánh diệt được Căng dù địch có lực lượng tổng hợp hơn cả tiểu đoàn, trong đó có một đại đội Âu Phi. Nghe anh phân tích tình hình mọi mặt, khả năng diệt được Căng, ai cũng rõ, nhất trí hoàn toàn. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh, tất cả lao vào chuẩn bị cho trận đánh. Chỉ huy quân sự đi thực địa, nghiên cứu mục tiêu; cán bộ chính trị tiến hành động viên tư tưởng quyết tâm cho đơn vị. Kế hoạch thật táo bạo mà đầy hấp dẫn. Sáng hôm sau, tôi đến Xung Kích gặp Võ Tương, đội trưởng Quyết Tử vừa đi chuẩn bị chiến trường về. Thấy bộ tịch anh buồn xo, tôi không khỏi lo âu.

- Kết quả tốt chứ?

Im một lúc, Tương mới nói cụt ngủn.

- Được rồi.

Chúng tôi nắm chặt tay nhau, lòng phấn khởi. Hội nghị quân chính tiểu đoàn nhất trí hoàn toàn kết hoạch; chỉ đề nghị khắc phục thiếu tiểu liên, đạn, lựu đạn bằng dùng mã tấu, dao găm, búa tạ. Cán bộ, chiến sĩ nhiệt tình, nhất trí cao, dù ai cũng biết đây là trận lớn nhất, quan trọng nhất. Kế hoạch thật độc đáo, mới lạ, ít ai nghĩ tới: dự kiến dùng hai pháo 75 bắn diệt đại đội Âu Phi ở khu GI; xong sẽ bắn vài trăm viên ô-buýt không ngòi nổ lên Tam Giác để lấy đầu đạn làm mìn đánh cơ giới; tiếp đó kéo ra đầu đường bắn trực xạ vào đoàn xe viện từ Cổng Chữ Y lên; sau cùng là năm cặp trâu sẽ kéo hai “con voi” này về căn cứ. Mới nghe đã sướng mê rồi. Chiến thắng Căng sẽ đến trong vài hôm nữa thôi. Địch không thể nào lường được cách đánh của ta và chúng cũng không bao giờ cho là bộ đội Bình Thuận dám đánh Căng trong lúc ấy. Bộ phận tác chiến anh Tư Nhe làm một mô hình Căng Ê-xê-pít bằng bìa các tông thật đẹp để phóng hỏa trước hàng quân sau mệnh lệnh xuất phát gây thêm khí thế hào hùng, cũng là một công tác chính trị chiến đấu đầy ấn tượng. Hồi ấy, đơn vị thường hát bài “Mùa nổ súng”; tôi bỗng nảy ra ý viết một khẩu hiệu trên tấm băng rôn dài, treo dọc đường hành quân, đó là câu: “Ra đi xung phong diệt đồn, diệt quân thù”. Tuy tự mình đề ra nhưng khi hành quân qua, đọc câu khẩu hiệu, trong tôi cũng tưng bừng sục sôi chiến đấu, phấn chấn xúc động vô cùng. Sau trận, nhiều anh em cũng nói có cảm tưởng như vậy, nhìn khẩu hiệu bỗng nhiên rơm rớm nước mắt, nó cứ theo mãi anh em cho tới giờ nổ súng vào Căng.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2019, 07:12:26 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2019, 04:17:55 pm »

Tôi đi với tiếp chiến cùng anh Quách Tử Hấp. Hai chúng tôi vừa chỉ huy vừa là người thay thế cho tiểu đoàn trưởng và chính trị viên. Quyết định cao nhất là anh Năm Châu. Tiếp chiến đi đường ruộng, đến hàng rào Căng phía bắc, khi Xung Kích nổ súng vào nhà lầu Căng thì đạp rào rào vào trận nội. Đại đội A và bộ đội thị xã chặn viện Phan Thiết tại Bia Đài. Xung Kích đi dọc theo mé biển đến khu vực dốc đứng, vượt năm sườn đồi đầy gai ma dương đến đỉnh là vào sân Căng; nơi đây không có hàng rào vì địch cho là không ai đột nhập vào chỗ đó được, hàng ngày chúng vất vỏ đồ hộp, chai ngổn ngang, động vào là lăn xuống lông lốc, phát hiện động. Cũng là một cách bố phòng lợi dụng chướng ngại vật tự nhiên rất lợi hai. Ta lại chọn lối này để vào Căng nhưng có cách khắc phục hiệu quả là dùng thang mê đè lên đầu gai mà lên, hết sườn này lên sườn khác và khéo léo gạt chai lon ra hai bên. Đội trưởng Quyết Tử là Võ Tương, tiếp theo là Xung Kích 1 do trần Hữu Điệp và Nguyễn Ngọc Châu chỉ huy. Toàn bộ Xung Kích còn lại do Đại đội trưởng Trương Văn Ly và chính trị viên Đức Hữu đảm nhận chặn đại đội lê dương ở khu GI, đảm bảo cho đội Quyết Tử, tiếp chiên diệt toàn bộ Căng. Khi có lệnh, xung kích đánh diệt luôn đại đội lê dương Âu Phi.

(Sơ đồ trận tập kích bí mật Căng E-sê-píc của Tiểu đoàn 86 Bình Thuận và lực lượng thị xã Phan Thiết, ngày 28-12-1951).

Đã gần G, chúng tôi ngồi sát rào, căng mắt nhìn ngôi nhà lầu trắng mờ mờ trong đêm, toàn bộ khu vực im phăng phắc. Bỗng từ nhà lầu đỏ rực ánh lửa chớp sáng liên tục cùng tiếng nổ giòn giã không ngớt. Mặc rào tre, rào kẽm gai rất chắc, tất cả chúng tôi ra sức lắc, nhổ, đạp bất kể có mìn, lựu đạn gài.

- Anh Hấp, anh Chương cố nhanh lên, Xung Kích đánh rồi thấy không? – Anh Năm Châu luôn miệng giục.

Rào bẹp dí, bộ đội tràn vào như nước.

- Đồng, vào chiếm pháo sử dụng nhanh lên!

Anh Hấp và tôi không quên việc quan trọng này. Mai Hữu Đồng là trung đội trưởng hỏa lực, biết bắn pháo 75. Tôi cùng anh Hấp lao vào mục tiêu, thoáng thấy bóng anh Sơn Diệp cùng một số băng tới nhà lầu. Tiếng lựu đạn của ta, của địch nổ chát chúa, bóng người lố nhố, lộn xộn. Một số địch từ lan can lầu ném lựu đạn dọn đường và mền gối rồi nhảy đại xuống sân, chạy tán loạn. Tiếp chiến ùa vào các nhà trệt xung quanh, tống lựu đạn rồi xông vào quét tiểu liên. Tôi thấy trên bàn có một vỏ đạn 75 cắm hoa, biết là nhà tên chỉ huy pháo, từ bên trong chúng ném ra một loạt lựu đạn. Bỗng dưới chân phải như bị cháy nóng bỏng, tôi trờ xuống thấy quần rách và một dòng nước nóng ướt dẫm. Bị thương rồi nhưng còn đi được, vậy là không nặng, còn chiến đấu tốt. Nhiều tên địch chết gục trên vũng máu. Đánh một chặp, vết thương bắt đầu ê ẩm, chân nặng trĩu, tôi phải đi cà nhắc, chậm chạp. Anh Hấp nói:

- Anh Chương bị thương à?

- Bị nhẹ thôi.

- Ở đâu?

- Ở khuỷu trong, dưới đầu gối thì phải.

- Lựu đạn rồi, lúc mình xông vào nhà, từ trong nó tống ra nhiều lựu đạn.

- Tôi bị mảnh lúc đó.

- Ở đây xong rồi, đã có tôi; anh ráng đi ra chỗ pháo 75, bảo y tá băng ngay, đừng để lâu nguy hiểm. Anh nhắc Đồng sử dụng pháo đúng theo kế hoạch nhé!

Tôi đến trận địa pháo thì không đi được nữa, ngồi dựa vào vách hầm pháo sâu gần một mét. Đã thấy anh Sơn Diệp bị thương khá nặng nằm gần đó, chắc bị lựu đạn bọn trên lầu ném xuống. Thấy Đồng hí hoáy mãi, tôi hỏi:

- Sao chưa bắt, Đồng? Bắn được không?

- Bắn được nhưng ô buýt không có ngòi nổ.

- Cho người vào nhà tên chỉ huy pháo kia mà lấy. Không bao giờ nó để ngòi nổ tại trận địa pháo. Bây giờ cứ bắn đi, bọn lê dương bên GI cũng khiếp đảm thôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2019, 04:18:50 pm »

Trong khi còn tìm ngòi nổ, Đồng đã bắn hai phát đạn không ngòi nổ sang khu GI. Pháo bây giờ là của ta, nó gầm lên sao mà sung sướng đến thế! Tuy nó không có sức phá hoại như có ngòi nổ nhưng bọn Âu Phi cũng kinh hồn, nằm im tại chỗ, không nhúc nhích.

Bỗng có Đức Hữu đến lệnh cho Đồng đừng bắn nữa. Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Pháo ta bắn theo kế hoạch tại sao lại đừng?

- Pháo nổ gần dữ dội quá, sợ anh em mình cũng bị mảnh.

Anh em vừa bưng ra một thùng ngòi nổ, cùng đi có anh Hấp, nghe đề nghị của ban chỉ huy Xung Kích, anh Hấp cũng đồng ý cho thôi bắn. Xung Kích đang nằm phục chặn bọn Âu Phi để dân công vào thu chiến lợi phẩm. Xung Kích chẳng có ai bị mảnh pháo. Tôi im lặng vì anh Hấp là người thay thế anh Diệp, anh Hấp mới dặn tôi nhắc Đồng bây giờ lại thay đổi ý kiến. Như vậy pháo đã có ngòi nổ nhưng không bắn tiếp vào khu GI, cũng không bắn ô buýt không ngòi lên Tam Giác. Kế hoạch thì rất hay, khi thực hiện thì không được gì, đành vậy sao? Tôi bị thương nên không đi tìm anh Năm Châu để xin ý kiến được. Việc đưa pháo ra đầu đường bắn bọn viện lên không được vì tưởng pháo đặt trên mặt đất, bây giờ pháo ở dưới hầm, ta không có máy nâng nên không nhắc nổi hai khẩu pháo nặng hàng tấn lên được; giá biết trước, tập trung 500 dân công cũng khiêng lên được nhưng dân công đã lo thu chiến lợi phẩm rồi. Do vậy cũng không có việc dùng trâu kéo pháo về căn cứ như trận Tầm Vu, Nam Bộ, dù trâu, xe đã có sẵn. Rút quân phải phá hủy pháo thôi. Sau này mới biết đại đội Âu Phi vô cùng sợ hãi nằm im chờ đầu hàng; còn Xung Kích cũng cứ nằm chờ cho đến khi có lệnh lui. Thắng lớn quá nên chỉ huy cũng không nhớ việc tiêu diệt nốt đại đội Âu Phi. Dân công vào ra khuân vác nườm nượp, chiến lợi phẩm nhiều vô kể; nhưng còn biết bao thứ mà bộ đội, dân công, xe trân không mang xuể; địch lại viện lớn gần tới rồi, phải phá hủy thôi. Còn hầm đạn pháo thì đành “cho” lại giặc Pháp vì làm sao dám phá nổ.

Tiếng mìn, tiếng súng không ngớt ở Bia Đài, chặn viện đã đánh trả, trung đoàn phó cho lui. Tải thương khiêng tôi qua đường đã thấy đèn pha xe rọi lên sáng chói. Lúc này mà có pháo ta lên tiếng thì tuyệt vời. Rút theo đường ruộng trời còn tối, lại đâm hay vì địch lên tới nơi tưởng ta theo đường rừng nên nã pháo theo dồn dập.

Sáng rõ, mặt trời lên dần. Tới Ba Hòn tưởng đã an toàn, tải thương để tôi nằm nghỉ tạm tại một chòi rẫy. Khiêng tôi có bốn dân công, cùng đi có Thành liên lạc, Đãi thư ký đại đội trợ chiến và một y tá. Đãi vừa đưa ca sữa, tôi hớp vài ngụm thì một quả pháo nổ cạnh chòi, tiếp theo hàng loạt pháo cấp tập, đạn nổ xung quanh khói bụi mù mịt. Rất cảm động là anh em không rơi tôi, ghé võng đến giường kéo tôi xuống khiêng chạy, pháo nổ thì quỳ xuống tránh, nổ xong lại khiêng chạy. Mảnh đạn vù vù. Tôi nằm co trong võng, vừa sợ vừa thương anh em. Đến chỗ tạm nghỉ, xem lại quần áo ai cũng bị xám xịt khói đạn, lủng rách lỗ chỗ và rất lạ là không có mảnh nào ghim vào da thịt. Đã nghe tiếng xe tăng rất rõ nhưng nhờ cỏ tranh cao, địch không thấy chúng tôi, chỉ bắn lung tung loạn xạ. Đãi nói:

- Em bị thương rồi!

- Ở đâu?

- Ở đùi. – Đãi đưa chân lên, một dòng máu nhỏ ri ri.

- Đi được không?

- Được.

- Ráng qua khỏi bưng Cò Ke mới yên. Thật trớ trêu, một mảnh nhỏ như hạt gạo, xuyên qua dương vật, theo đường tiểu ra ngoài, khi rửa vết thương ai cũng cười ngặt nghẽo vì vết thương quái ác, lạ đời. Qua tiếp bưng Giồng Xây, đến bệnh xá trung đoàn, thế là tôi cũng thoát được nguy hiểm. Hú vía, đúng là không bao giờ bị thương lần thứ hai trong một trận. Đêm sau, tôi được khiêng về Giếng Chanh – Dân Thạnh. Vết thương không nặng lắm, tôi được y tá tiểu đoàn cho điều trị ở nhà dân. Rất may là lựu đạn nổ gần, thấp nhưng không trúng khuỷu, nên khỏi liệt chân; nếu lên cao một chút thì bể gối cũng hết xài, hoặc thấp một chút đứt bắp chân, rứt bứt động mạch, chắc gì tôi chịu nổi cả đêm đánh và thời gian khiêng về bệnh xá. Anh em nói vui: rủi bị thương, nhưng may không nguy hiểm, mạng anh to đấy! Dù sao, hai lần thoát chết trong gang tấc, bây giờ nhớ lại cũng còn ớn! Ai biết được ra sao trong chiến tranh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2019, 04:21:19 pm »

Trong trận này khi lên gần đỉnh dốc thứ hai, ai đó đụng làm rơi một chiếc vỏ đồ hộp, kéo một số vỏ rơi theo. Địch trên Căng bắn xuống như vãi, đạn chíu chíu quanh người. Anh em nằm ép xuống gai chịu trận. Một chặp, có lẽ chúng nó cho là thú chạy động nên thôi bắn. Nhiều người lo lắng hướng đột nhập đã lộ, hết bất ngờ, một số ngập ngừng do dự. Anh Trương Văn Ly nói; “Đêm nay chỉ có đánh chứ không lui – Tiến lên!”

Như được sức mạnh mới, đội hình lại nhích lên tới đỉnh bằng, lọt vào sân. Cột cờ kia rồi. Một tên địch ở đâu đó hỏi: “Ai? đi đâu?”, “Ba Trui” – Võ Tương nhanh trí trả lời, cả đôi đi thẳng vào mục tiêu. Trận đánh toàn thắng, làm chủ chiến trường, thu chiến lợi phẩm, lui an toàn. Chặn viện diệt ba xe nhưng chúng trên 30 xe nên cùng đến Căng, một số truy theo đến bưng Cò Ke mới quay lại. Có điều là ta không sử dụng pháo theo kế hoạch, bỏ đại đội Âu Phi đang nằm chờ đầu hàng, không thu được hai pháo 75. Thật là tiếc! Dù vậy, chiến thắng Căng Ê-xê-pít đêm 20 tháng 12 năm 1951 là lớn nhất từ trước đến lúc đó, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, cả ta và địch. Chỉ có một tiểu đoàn bộ binh 86, hỏa lực không mạnh, đã đánh diệt một căn cứ lớn, quân đông, pháo to, rất gần Phan Thiết. Một vinh dự rất lớn là sau đó trung đoàn thông báo: Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi điện khen. Tỉnh ủy Bình Thuận đã in một tấm thiếp đẹp có dòng chữ; “kỷ niệm chiến thắng Căng Ê-xê-pít đêm 28 tháng 12 năm 1951 – Thành tích vĩ đại – Kính dâng Hồ Chủ tịch – Chào mừng Đảng Lao Động Việt Nam”. Góc trái trên có ảnh Bác Hồ và Tổng bí thư Trường Chinh. Bên dưới có câu: “Mến tặng đồng chí… đã có công diệt địch”. Đến nay, nhiều đồng chí còn giữ được tấm thiếp này. Bốn người được tặng Huân chương Chiến công là Trương Văn Ly, Võ Tương, Nguyễn Hữu Phương và tôi. Tôi nghĩ là các đồng chí Trần Hữu Điệp, Nguyễn Ngọc Châu, Mai Hữu Đồng, Quách Tử Hấp, Sơn Diệp, Phan Văn Hược đều xứng đáng được huân chương, còn một số nữa như các đồng chí trong đội quyết tử. Còn một đồng chí rất đáng khen thưởng cao hơn như đồng chí Nguyễn Minh Châu, có công đầu lớn nhất. Lúc tiểu đoàn xét khen thưởng trận này, tôi còn nghỉ chữa vết thương, vắng mặt. Hơn tháng sau, tôi lại về tiểu đoàn.



DIỄN BIẾN TRẬN TẬP KÍCH BÍ MẬT CĂNG ÉSÉPIC
CỦA D.86 BÌNH THUẬN VÀ LỰC LƯỢNG THỊ XÃ PHAN THIẾT
(ngày 28 tháng 12 năm 1951)

Đầu 1952, anh Ưu Đạo, chủ nhiệm chính trị trung đoàn, xuống 86 phổ biến quyết định của trên giải thể Trung đoàn 812; một số cán bộ tăng cường cho tỉnh đội, huyện đội. Anh Nguyễn Nguyễn Minh Châu tỉnh đội phó, Nguyễn Lịnh chính trị viên và Đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ở Cực Nam; anh Hược, huyện đội trưởng Hàm Thuận; anh Kế, huyện đội trưởng Bắc Bình, v.v… Tiểu đoàn 86 chỉ còn một đại đội tăng cường, là chủ lực của tỉnh, lấy tên Bộ đội Xung Kích, thực chất gần như như một tiểu đoàn thiếu, có ba trung đội bộ binh, ba trung đội hỏa lực (đại liên, cối 81, SKZ), một trung đội công binh, một trung đội trinh sát, một trung đội thông tin liên lạc và đại đội bộ. Anh Quách Tử Hấp, đại đội trưởng, Nguyễn Phương đại đội phó, tôi chính trị viên, Đức Hữu chính trị viên phó, sau thay Nguyễn Ngọc Châu. Ổn định tổ chức xong, đại đội học tập chính trị và huấn luyện quân sự. Thời gian này tiếp thu tư tưởng quân sự Trung Quốc: tam đại chiến thuật, ngũ đại kỹ thuật, chiến thuật tam tam chế, v.v….
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2019, 04:22:57 pm »

Trận đầu ra quân của “Bộ đội Xung Kích” là trận phục kích độn thổ trên đường 8, nam Bình Lâm, đánh bọn đi rà mìn, mở đường. Mùa khô đồng trống, phục nhiều ngày, và phải giữ bí mật cả ngày ở nơi trống trải, bót giặc hai đầu lồng lộng, trên đường nhân dân đi lại thường xuyên. Phục khá xa đường, khi có địch, vận động nhanh ra bao vây diệt. Xung Kích hoàn toàn có thể tiêu diệt một trung đội hoặc một đại đội địch, miễn là giữ được bí mật. Anh Điềm đến thông qua phương án chỉ nói một câu: “Vườn rộng rào thưa khó bắt gà!”, rồi anh cười bắt tay chúng tôi chúc chiến thắng.

Ngày đầu địch không đi. Đến quá trưa, các em chăn bò đốt ra cháy luôn rạ ngụy trang hầm, nóng quá anh em nhô lên bị các em thấy. Giáo dục, các em hứa không nói lộ. Nêu phục tiếp hay rút? Thiếu niên Tam Giác rất tốt, phải cảnh giác nhưng phục tiếp được.

Hôm sau, 15 tháng 3 năm 1952, địch đi sớm, trận đánh nhanh gọn, diệt và bắn bị thương 45, bắt sáu có tên Đuy-phua (Dufour) đồn phó Bình Lâm, thu 21 súng, có một trung liên, hai máy rà mìn mới trang bị cho đồn. Công binh đánh viện diệt hai xe và nhiều tên địch, nhưng ta cũng bị bắt hai vì chạy ngoài đồng trống xa mà thiếu yểm hộ. Trong trận, ta hy sinh bốn, bị thương tám do các bót trên đường 8 bắn. Chiến thắng tuy không lớn nhưng ta thử nghiệm cách đánh mới có kết quả. Lấy được máy rà mìn mới, mọi người rất thích thú. Bà con Tam Giác càng khen Xung Kích ở đâu cũng thắng, đánh kiểu gì, ngày đêm cũng thắng.

Địch càn lớn, dài ngày vào căn cứ Hàm Trí. Địa hình ở đây rất phức tạp: tây đường 8 là các thớt ruộng trống, có mương, cây to, bụi rậm che khuất; đông đường rất gần là sông Quao vực thẳm, bưng sâu chạy cặp theo đường một đoạn dài, ép được địch ra bờ sông là chúng lâm vào tử địa; hai lề đường là hai hàng me lớn và con đường cao cũng là địa thế phòng ngự có lợi cho địch. Với đội hình bậc thang, địch chống được phục kích gần, lực lượng đông triển khai rộng, kiểm soát cả khu vực lớn thì du kích khó bám đánh lẻ, bộ đội cấp đại đội cũng không gói gọn nổi. đơn vị vận dụng lối đánh vận động phục kích, từ xa bôn tập nhanh, dồn gói địch, quyết diệt một đại đội, đánh thiệt hại một số khác là có khả năng thực tế. Đội hình ta sẽ giấu quân tây đường, trong ba thớt ruộng. Đài quan sát đặt trên một cây cao, sẽ phát hiện địch xa, đủ thời gian vận động chặn đầu. Phương án được anh Năm Châu phê chuẩn và Xung Kích từ Tam Giác lên Hàm Trí thực hiện trận đánh ở ki-lô-mét 21 đường 8 – An Lâm – Hàm Trí.

Ngày 20 tháng 5 năm 1952, vừa triển khai xong đội hình, lúc gần 7 giờ, do sáng sớm có nhiều sương mù nên khi đài quan sát thấy thì địch đã đến gần trận địa. Anh Phương dẫn bộ phận chận đầu có hỏa lực đại trung liên chạy một mạch chiếm được đường. Để hỗ trợ cho chặn đầu, cối 81 rót liên tục vào đội hình địch, buộc chúng phải dừng tản khai dọc lộ 9. Chặn đầu nã đại liên xả vào địch, một tiểu đội có trung liên vượt sang đông đường hình thành rào chắn ngang chắc chắn. Đại đội lê dương Bắc phi thấy ta tràn ra bèn dừng lại dàn đội hình nghênh chiến, bắn mãnh liệt, ỉ đông không lui. Toàn bộ bộ phận khóa đuôi vận động ra đánh bật một đại đội ngụy đang đi nấc thang bảo vệ sườn trái cho bọn Bắc Phi trên đường. Địch không qua nổi chốt, chỉ bám đường 8 chống trả, nhưng chưa bị uy hiếp nặng vì ta cũng chỉ mới dồn đại đội ngụy ra đường, chúng cụm lại thành hình con nhím khá mạnh. Địch có lao công chiến trường khuân theo nhiều đạn nên bắn như mưa nhưng không hiệu quả vì ta có địa hình che khuất, che đỡ. Hơn 2 giờ chiến đấu, chủ yếu chỉ còn cách địch một thớt ruộng trống trên trăm mét. Bây giờ là lúc cần phát dương mạnh hỏa lực hỏa lực tập trung đột phá chính diện và thọc sườn để giải quyết trận chiến. Tuy địch con đông nhưng chúng chỉ lo chống dỡ, còn ta thì đã hình thành thế bao vây. Khóa đuôi sang nốt đông đường là đã vây chặt không cho địch tháo lui được nữa. Tôi bàn với anh Hấp:

- Thế ta rất lợi, anh cho hỏa lực bắn mạnh để chủ yếu đột phá diệt cụm địch. Nhưng anh Hấp lại bảo:

- Trưa rồi, đạn dược tiêu hao nhiều, tôi đề nghị kết thúc chiến đấu, cho lui được rồi.

- Phải tổ chức đột phá dứt điểm chứ sao lui?

- Anh em đã mệt, thương vong một số, địch còn bắn mạnh lắm, xung phong qua thớt ruộng trống sẽ thương vong nhiều nữa. bây giờ nên lui và vừa.

- Ý anh Phương sao? - Tôi hơi ngỡ ngàng quay sang hỏi đại đội phó.

- Ta chưa khóa được đuôi nên địch chưa rối đội hình, còn chống cự mạnh, ý tôi thấy cũng nên lui.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2019, 04:23:30 pm »

Địch còn bắn loạn xạ thật, băng qua ruộng trống cũng khó khăn, tất nhiên phải tổ chức chu đáo. Tôi thấy ta thương vong chưa nhiều nhưng đại đội trưởng, đại đội phó đề nghị lui thì đành bỏ dở chiến đấu, dù ta đang ở thế thượng phong, biết làm sao được! Thế là anh Hấp lệnh cho các bộ phận mở vây lui dần. Vừa ra hơn trăm mét thì trung đội trưởng Đào chỉ huy khóa đuôi chạy vội đến:

- Trời ơi! Sao các anh không cho xung phong mà lại lui? Chúng tôi đã qua đông đường chiếm chùm mã vôi nhốt chặt địch rồi và xung phong lấy được một trung liên vanh cách, bảy súng trường. Đồng loạt xung phong là ăn thôi!

Ngó xuống chân Đào, tôi thấy anh đã mang một đội giày bát-két chân chó mới tinh. Đào bị cụt một ngón chân út nên đánh trận thường cố gắng lấy giầy chiến lợi phẩm để dự trữ; lúc nào Đào cũng mang giày.

- Thế là mất thời cơ dứt điểm, mất ăn rồi! – Tôi thở dài.

Thấy tôi có vẻ buồn, anh Hấp nói nhẹ nhàng:

- Ta đã ra một đoạn đường rồi, không vào lại được đâu.

Về vị trí tập kết, ta chỉ bị thương sáu, toàn là trung và khinh tương. Tiếc hết biết!

Chiều tối về Tam Giác. Vừa gặp, anh Năm Châu hỏi ngay:

- Nghe súng nổ cả buổi, đánh kéo dài chắc nướng quân nhiều lắm hả?

- Báo cáo anh, không hy sinh ai, chỉ bị thương sáu mà không có ca nào nặng. Địch có một đại đội Bắc Phi và một đại đội ngụy. Ta diệt nhiều lính Bắc Phi, thu một trung liên, bảy súng trường, giải phóng mấy chục lao công chiến trường. Số tù đều là cán bộ và dân vùng giải phóng, vui mừng trở về với gia đình và cuộc sống kháng chiến.

- Tốt, thôi về nghỉ. Sinh hoạt kiểm điểm kỹ, sút kinh nghiệm, báo cáo đầy đủ sau.

Thấy anh vui, chúng tôi cũng mừng. Anh cho 5.000 đồng để bồi dưỡng. Tôi bàn để 2.000 đồng mua cuốc rựa sản xuất, 1.000 làm quỹ, bồi dưỡng 2.000 đồng là vừa. Kiểm tra trận đị thấy đạn ta ghim và các gốc me như tổ ong, địch phần lớn bị bể đầu, bể ngực. Quân báo cho biết: một đại đội Bắc Phi bị xóa sổ, hai đại đội ngụy bị thiệt hại. Lính Arập ở Phan Thiết đi đưa tang bạn khóc như ri, náo động cả thị xã. Đồng bào bàn tán xôn xao: chưa thấy lần nào địch đưa xác lính Âu Phi về nhiều và lính Tây khóc lóc ầm ĩ như vậy. Có điều thú vị là: một số lính hoảng hồn đâm bổ xuống sông Quao chết đuối. Bà con lặn vớt được một tiểu liên, năm súng trưởng ủng hộ du kích. Trận đánh có ảnh hưởng lớn ở đô thị, địch càng nể Xung Kích thiện chiến.

Ở Tam Giác gần tháng được mệnh lệnh hành quân lên Hàm Thạnh; cùng đi có anh Năm Châu. Các tham mưu con lại dự đoán: có xuất tướng chắc đánh lớn. Không đánh điểm cũng giao thông, đánh gì cũng dính đến đường sắt; nếu đánh đòn, nhất định là ga Mương Mán thôi. Các tham mưu con cũng có kinh nghiệm nên đoán trúng phóc. Đúng là đánh lớn. Mương Mán là một yếu khu quân sự mạnh, có đồn GVF và đồn Bang Tá với hai đại đội đóng giữ, nhiều công an cảnh sát và tề điệp. Mỗi đồn có bốn lô cốt và còn thêm mười lô cốt lẻ bao quanh khu vực; công sự kiên cố, trang bị mạnh, có cả một pháo 75. Lợi dụng quy luật tuần tra của địch và lúc chập tối ga rất lộn xộn, lính tráng đông đúc phức tạp, ta cải trang lính địch đi tuần về, tiến thẳng vào hai đồn, bất ngờ đánh chiếm đầu cầu, tiếp chiếm xông vào cửa mở đánh trận nội. Chỉ còn một vấn đề là khi đánh xe lửa một (raphanô) tại ga thì phức tạp. Tình huống đó chúng tôi không lo vì có anh Năm quyết định. Cải trang đi đầu gồm hai tiểu đội vào hai đồn, có anh Phương đi đánh đồn GVF. Chỉ huy tiếp chiến và chỉ huy chung là anh Hấp và tôi. Đi đầu là ba chiến sĩ quốc tế (Xít Bếch người Đức đóng quan ba, Lê cũng người Đức quan hai và Ca Ri Dông người Tây Ban Nha thượng sĩ). 17 giờ ngày 23 tháng 6 năm 1952, toàn đội hình đã ém quân tại sông Cái cách 300 mét. Tình hình bình thường, tại ga binh lính lộn xộn, có xe lửa một bọc thép đứng trước ga. Anh Năm cho lệnh xuất phát. Trong ga điện vừa bật sáng. Nhìn bóng dáng Xít Bếch, Lê, Ca Ri Dông cùng anh em ta vào chiến trận, lòng tôi rộn lên một tình cảm thương mến: tinh thần quốc tế, sự hy sinh chiến đấu của họ cho Tổ quốc ta quý giá biết chừng nào! Mong sao họ bình an trở về. Bên cạnh anh Phương cũng cao to, đĩnh đạc. Chỉ có những “lính ngụy” khác thì thấp bé, nhất là Ngư, Thước; các trung đội trưởng trẻ đẹp trai, nhỏ con nhưng gọn gàng, nhanh nhẹn. Tôi và anh Hấp vừa đi tiếp thì có tiếng anh Năm nho nhỏ:

- Các anh chiếm trận nội là có tôi vào ngay.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM