Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:08:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường chiến đấu  (Đọc 22979 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 09:51:55 am »

Miền tổ chức Bộ Chỉ huy chiến dịch Hoài Đức – Tánh Linh gồm Đặng Văn Sĩ (sư trưởng Sư đoàn 6), làm chỉ huy trưởng; Bùi Văn Mỳ làm chỉ huy phó; Lê Văn Hiền chính ủy; Nguyễn Hữu Mai (chính ủy sư 6) làm phó chính ủy. Đảng ủy chiến dịch có Lê Văn Hiền bí thư, các ủy viên là Hai Sĩ, Ba Mỳ, Bảy Mai, Nguyễn Chước (tham mưu trưởng sư 6) và Lê Khắc bí thư, Nguyễn Thanh Đức tỉnh đội trưởng Bình Tuy. Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Tham gia lãnh đạo còn có thiếu tướng Dương Cự Tẩm (Năm Thanh) chính ủy Quân khu 7, theo dõi lực lượng Quân khu 7. Tôi là phái viên chiến dịch theo dõi lực lượng Quân khu 6. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn 6 (thiếu)/Quân khu 7 với hai trung đoàn bộ binh 4 và 33, ba tiểu đoàn đặc công (18, 19, 20/Quân khu 7), Tiểu đoàn 24 cao xạ, Tiểu đoàn 22 pháo mặt đất (ĐK 75, cối 120, H12, ĐKB) và một đại đội pháo 85 nòng dài, đủ công binh, thông tin, trinh sát, quân y, vận tải và cơ quan trực thuộc sư đoàn. Quân khu 6 có Trung đoàn 812 bộ binh, Tiểu đoàn 200C đặc công, Tiểu đoàn pháo 130/Quân khu cùng các lực lượng hậu cần Quân khu 6 phục vụ chiến dịch, các lực lượng quân sự, chính trị của tỉnh Bình Tuy và hai huyện Hoài Đức – Tánh Linh nhưng không bao nhiêu.

Nhiệm vụ chiến địch là diệt hai chi khu, giải phóng hai huyện, phối hợp với chiến dịch đường 14 – Phước Long của Miền, căng kềm một lực lượng chủ lực địch ở đây. Thời gian chiến dịch là 1 tháng, sau đó địa phương đảm nhiệm xây dựng củng cố vùng mới giải phóng. Sư đoàn 6 chuyển hoạt động vào Xuân Lộc – Long Khánh, 812 lên mở đường 20. Miền qui đinh N là đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12 năm 1974 Hoài Đức là hướng chủ yếu, Tánh Linh thứ yếu, lộ 3 là hướng phối hợp, diệt viện căng kềm địch.

Anh Tám Hiền, Ba Mỳ và tôi lại vào Long Khánh gặp anh Năm Ngà và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 bàn kế hoạch đưa Sư đoàn 6 ra Bình Tuy cùng các yêu cầu bảo đảm cho Sư đoàn 6 hoạt động. Lúc này, đặc công Sư đoàn 6 và 200C đã hoàn thành chuẩn bị các mục tiêu cả ở chủ yếu và thứ yếu. Kế hoạch chiến dịch là đêm N, Sư đoàn 6 tấn công tiêu diệt chi khu Hoài Đức, các cao điểm núi Bảo Đại, núi Dinh, đồi Su, làm chủ quận lỵ, tiếp đó giải phóng toàn bộ nông thôn Hoài Đức, chốt chặn lộ 3, đánh viện, tiêu diệt lớn sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch, kềm sư 18 chủ lực ngụy tại đây, chia lửa với Phước Long. Đêm N 812, 200C cũng tiêu diệt chi khu Tánh Linh, các cao điểm Lồ Ồ, Đồi Giang, tiếp đó mở nông thôn Tánh Linh.

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch đang tích cực triển khai vào N thì xảy ra hai việc: đồng chí Thuyết tiểu đoàn trưởng của Trung đoàn 33/Sư đoàn 6 đi thực địa mang theo số công tác cho ghi kế hoạch chiến dịch bị địch bắn bị thương nặng và bắt tên M tiểu đội phó 200C dao động chạy đầu hàng địch, khai báo. Địch biết kế hoạch chiến dịch cả ở hai hướng, chỉ chưa biết ngày N. Chúng tăng cường phòng thủ đối phó, điều hai tiểu đoàn bảo an 334 và 335 ở Nam Bộ ra tăng viện cho hai chi khu, bố trí liên đoàn 7 biệt động quân, chi đoàn tăng ba phần năm, hai trung đội phó 105 trên lộ 3 nam cầu Gia Huynh sẵn sàng ứng cứu khi hai chi khu bị tấn công; chiến đoàn 46/sư đoàn 18 đứng ở ngã ba Ông Đồn để chi viện khi cần. Chúng ráo riết tung biệt kích vào các địa bàn ngăn chặn hành lang ta, bắn pháo và ném bom vào các nơi nghi có lực lượng ta đứng chân, v.v… Đề phòng tích cực như vậy, địch hy vọng ngăn chặn không cho chiến dịch mở màn.

Trước tình hình đó Miền đồng ý cho lui N vào đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm 1974. Phương án cơ bản vẫn giữ, có điều chỉnh chút ít, ở Hoài Đức nếu N không dứt điểm chi khu thì vây ép, chuyển cả Trung đoàn 4 và Trung đoàn 33 gài thế đánh viện lớn ở lộ 3, diệt nhiều tiểu đoàn, đánh quỵ chiến đoàn, mở nông thôn; sau đó quay lại diệt chi khu, hoàn thành nhiệm vụ. Ở Tánh Linh, trong N, 200C có tăng cường một đại đội bộ binh của 812 diệt cao điểm Lồ Ồ; Đại đội 5 đặc công 812 diệt Đồi Giang, chốt giữ vây ép để tiến tới đứt điểm chi khu; 812 mở nông thôn, sau đó tập trung cùng 200C diệt chi khu Tánh Linh, kết thúc chiến dịch.

Do địch đối phó ráo riết như vậy, đến N, cả hai hướng đều chủ động tấn công rất các mục tiêu qui định. Nhưng một số trục trặc đã làm lỡ kế hoạch.

Ở hướng chủ yếu có anh Hai Sỹ, Bảy Mai trực tiếp chỉ huy và anh Năm Ngà, Năm Thạnh. Ở thứ yếu có anh Ba Mỳ, Tám Hiền. Tôi cũng có tại Sở chỉ huy, đang theo dõi 200C tiềm nhập cao điểm Lồ Ồ. Đêm mùa khô trời trong, sao sáng. Nơi chiến trận sắp xảy ra thì đồi dựng đứng, dốc cao vời vợi, rừng cây gai góc rậm rạp, khe sâu, đá nhọn, dốc đứng cheo leo, phải chui vào chân núi rồi mới ngược dốc lần lên cao điểm. rừng tối mịt mùng rất khó định hướng chính xác. Gần G rồi mà chưa mũi nào báo cáo đã đến rào. Lúc này mà chủ yếu nổ thì khó khăn rất lớn. Liệu có bị lạc lối không? Tuy là đặc công dày dạn nhưng chiến trường xa lạ, rủi may biết đâu? Đó là băn khoăn lo lắng lớn của người chỉ huy. Máy thông tin vang lên tiếng anh Hai Sỹ:

- Anh Ba Mỳ đâu?

- Có, tôi đây!

- Bên anh xong chưa?

- Đang tiến vào.

- Gần G rồi, bên này xong cả, tôi cho chờ thêm 15 phút nữa đấy!

- Chúng tôi cố gắng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 09:53:08 am »

Anh Ba Mỳ quệt trán, mồ hôi lấm tấm trên vầng trán kiên nghị. Tôi biết anh lo lắm, tâm trạng tôi cũng vậy thôi. Mong sao anh em đừng lạ, đến kịp để hợp đồng tốt. Anh Hai Sỹ kéo thêm thời gian dù rất ít cũng quý biết bao nhiêu. Các mũi báo cáo đã đến nơi. Trong Lồ Ồ yên tĩnh. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Máy thông tin lại gọi gấp:

- Anh Ba đâu?

- Có!

- Anh nghe bên này nổ không? Đánh rồi, giòn lắm.

- Có nghe

- Bên anh thế nào?

- Sắp nổ, các mũi đến nơi rồi.

- Tốt lắm, nhớ báo cáo thường xuyên.

200C báo cáo là khi bên Hoài Đức nổ, địch ở Lồ Ồ nhảy lên bờ thành đứng xem, gọi nhau í ới: “Việt cộng đánh Hoài Đức rồi!”. Nó không biết ở đây ta cũng sắp cho nó ăn đòn.

- Chúng tôi sắp nổ, các thủ trưởng yên tâm. – Phước, tiểu đoàn trưởng 200C báo cáo thế.

Bây giờ đến lúc anh Ba Mỳ, Tám Hiền cũng nói:

- Tốt lắm!

Cao điểm Lồ Ồ nổ rồi. Bộc phá, thủ pháo, lựu đạn, các loại súng nổ liên hồi, dồn dập. Ở Đồi Giang, Đại đội 5 cũng đã nổ, 186, 88 đánh ấp cũng có tiếng súng, toàn hướng thứ yếu đã phối hợp tốt. Sở chỉ huy cuốn hút vào trận đánh, chuông điện thoại đổ liên hồi. PRC25 gọi liên tục, không khí thật sôi động. Công phu chuẩn bị hơn nửa năm, bây giờ mới thực sự vào giờ phút quyết định. Các mũi đã vào tung thâm, đang phát triển tấn công.

- A lô, Phước đâu, chiếm được pháo chưa?

- Đang giải quyết, địch rất ngoan cố, chống cự quyết liệt.

- Cố gắng chiếm cho kỳ được. Anh Ba Mỳ sốt ruột.

- Rõ!

Phước đang tổ chức thọc sâu, đánh thẳng vào trận địa pháo 105.

Cối 82 bắn mạnh kiềm chế chi khu Tánh Linh. Phước báo cáo chiếm xong hai pháo 105 còn nguyên vẹn, làm chủ toàn bộ Lồ Ồ rồi, cả 2 đại úy chỉ huy đồn Lồ Ồ và chỉ huy pháo đều chết trong hầm bê tông. Đồi Giang báo cáo về cũng đã chiếm xong, trận mở màn ở thứ yếu, cả hai cao điểm cấp đại đội và đại đội tăng cường đều dứt điểm. Sở Chỉ huy chỉ thị 812 đưa gấp Đại đội 2/Tiểu đoàn 15 lên nhận trận địa thay 200C giữ chốt, 200C lui về vị trí tập kết. Trận này đặc công Quân khu 6 đã thành công trong tư tưởng đánh chiếm, giữ nhiều giờ, chờ bộ binh lên bàn giao xong mới ra, không đánh lướt, đánh bỏ như trước. Hỏa lực của tiểu đoàn 130 đã hợp đồng chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực cho 200C dứt điểm nhanh gọn chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực cho 200C dứt điểm nhanh gọn một cao điểm khá cứng, đạt yêu cầu. Cùng lúc với Lồ Ồ, Đồi Giang, 186, 88 bộ binh tỉnh, 432 bộ đội huyện tấn công Xã Dú, Huy Lễ, Hiếu Tín, Lạc Tánh, Đồng Kho. Đến sáng, nhiều nơi đã chiếm xong, trụ lại truy bắt tề điệp, phá ấp, giữ dân giữ đất, vây ép các đồn bót còn lại. Đồng bào tưởng bộ đội chỉ đánh đêm, sáng rút, ban ngày địch kềm lại cũng đâu vào đấy thôi. Nay thấy khác, bộ đội, cán bộ ở lại ngày, bảo đảm chiến đấu, bộ tính ở lại lâu dài chắc? Được giải thích, bà con mừng rỡ, tích cực giúp bộ đội mọi mặt, và cũng tính chuyện đào công sự để ẩn nấp tránh phi pháo. Có điều đáng tiếc là Đại đội 5 đặc công diệt xong đại đội 37 bảo an và đài tiếp vận chi khu, thu nhiều chiến lợi phẩm nhưng vì không có bộ binh giữ chốt như ở Lồ Ồ nên gần sáng Đại đội 5 cũng lui, địch cho đại đội khác lên chiếm lại dễ dàng. Giá có chốt giữ thì Đồi Giang, Lồ Ồ cùng bắn phá uy hiếp chi khu tốt biết chừng nào, lại còn chia lửa cho nhau. Đây là khuyết điểm của chiến dịch không có kế hoạch trước. Tại sao hồi ấy chỉ huy không ai nghĩ ra điều này nhỉ? Về phần Đại đội 5, anh em tự rút không có lệnh cấp trên tất nhiên cũng không đúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 09:54:09 am »

Anh Ba Mỳ báo cáo diệt xong Lồ Ồ, Đồi Giang rồi hỏi tình hình Hoài Đức:

- Không rõ vì sao anh em đánh rất giòn dã, dữ dội trong 20 phút rồi im lặng đến giờ vẫn chưa thấy các d18, 20 báo cáo. Đợi có tin rõ sẽ cho các anh biết sau.

Không lẽ lấy chi khu Hoài Đức chỉ trong 20 phút quá dễ dàng như vậy nhưng lại im ắng cả đêm. Sở Chỉ huy không được báo cáo của các Tiểu đoàn đặc công và cả Trung đoàn 4 là thế nào? Khó hiểu quá nhưng biết sao mà đoán được. Thì ra, tình hình đêm N ở Võ Đắc rất tốt, địch chẳng biết gì cả, mỗi tiểu đoàn 18, 20 có hai mũi đều bí mật cắt rào ém sẵn chỉ chờ G là xông vào trận nội, nhưng… chỉ vì cái nhưng không lường trước mà hỏng cả trận đánh. Vì chiến dịch không bố trí bộ binh Trung đoàn 4 làm tiếp chiến, nối theo đặc công đánh vào tung thâm mà chỉ lệnh cho họ diệt xong chi khu phải chiếm giữ chờ Tiểu đoàn 4/Trung đoàn 5 vào nhận bàn giao xong mới được ra. Đặc công Nam Bộ chuẩn bị chiến trường rất cừ, mục tiêu hóc búa mấy cũng vào được, hơn hẳn đặc công Khu 6. Nhưng anh em chỉ đánh lướt, đánh bỏ; việc tiếp theo, phát triển trong trận nội, tảo trừ, chiếm giữ, làm chủ, v.v. là của bộ binh. Việc đánh chiếm, giữ trận địa chờ bộ binh vào bàn giao xong mới ra, chưa được xây dựng trong tư tưởng cho họ thông suốt, nhất trí. Do vậy, họ không chịu đánh, đơn giản vậy thôi; cũng gan thật, bất chấp yêu cầu chính trị, bất chấp kỷ luật chiến trường. Có điều là việc đó Đảng ủy Bộ Chỉ huy chiến dịch không biết.

Đưa các mũi vào chiếm lĩnh hoàn toàn bí mật, cắt rào mở cửa xong, tiểu đoàn trưởng 20 đến gặp tiểu đoàn trưởng 18:

- Đến G ông có đánh không? Chẳng có bộ binh theo biết làm sao đây?

- Không, mình không đánh. Không có bộ binh theo, đánh xong biết bao giờ họ mới vào nhận mà chờ! Đặc công không có chuyện đánh chiếm, đánh giữ.

- Ông không sợ kỷ luật à?

- Chẳng sợ, không đánh thì không đánh!

- Tùy ông, mình phải đánh, nhưng đánh lướt rồi ra thôi.

Thực tế đã diễn ra như vậy. Đến G, Tiểu đoàn 18 kéo về, Tiểu đoàn 20 đánh 20 phút rất giòn giã, địch tê liệt hoàn toàn nhưng rồi Tiểu đoàn 20 cũng ra, tất cả về vị trí tập kết trong căn cứ, đến sáng mới báo cáo. Vì vậy trong đêm chiến dịch, Sở Chỉ huy không nắm được tình hình. Địch không bị thiệt hại mấy, chỉ nằm im trong công sự. Tiểu đoàn 19 đặc công diệt xong trung đội bảo an đóng giữ núi Bảo Đại, thu vũ khí, chiến lợi phẩm rồi cũng rút. Sáng địch đưa một đại đội lên chốt lại dễ dàng; đồi Bảo Đại là một cao điểm khống chế một khu vực rộng xung quanh rất lợi hại mà ta cũng bỏ luôn! Đại đội 21 trinh sát Sư đoàn diệt tiểu đội bảo an trên đỉnh núi Dinh xong cũng bỏ về. Núi Dinh cách Chi khu Hoài Đức năm cây số, địch không kịp lên chiếm lại, Sở Chỉ huy lệnh Đại đội 21 lên chiếm lại được, giữ đến ngày Sư đoàn 6 về lại miền Đông Nam Bộ mới giao lại cho đại đội trinh sát Trung đoàn 812. Chi khu Hoài Đức, đồi Bảo Đại, thị trấn Võ Đắc không bị uy hiếp gì, thế trận không khác trước tấn công, vậy là xóa bàn làm lại.

Sau đó Đại đội 18 đặc công chỉ vài đêm chuẩn bị đã tập kích đánh thiệt hại nặng trung đoàn 5 thiết giáp ngụy ở núi Chứa Chan (cũng đánh bỏ) buộc trung đoàn 5 thiết giáp phải kéo về Nước Trong bỏ nhiệm vụ phối hợp với liên đoàn 7 biệt động quân và chiến đoàn 1B/sư đoàn 18 giải tỏa lộ 3. Đặc công Nam Bộ chuẩn bị chiến trường thì giỏi tuyệt nhưng thói quen vẫn là đánh lướt, đánh bỏ.

Năm 1993, Đức Linh viết lịch sử về trận đánh chi khu Hoài Đức có mời các anh Hai Sỹ, Thành trung đoàn trưởng Trung đoàn 4, Thảng trung đoàn phó Trung đoàn 33, Tám Đậm, trưởng Ban Trinh sát Sư đoàn 6… Anh Ba Mỳ, tôi và Được (trưởng Ban Khoa học quân sự Bình Thuận) có dự. Gặp anh Hai Sỹ, tôi hỏi vui:

- Anh là một Tư lệnh đặc công kỳ cựu của Miền, đánh dư trăm trận, kinh nghiệm đầy mình, sao hồi đó anh không bố trí bộ binh Trung đoàn 4 tiếp chiến nên anh em không đánh, mất ăn chi khu Hoài Đức trong đêm N, sinh rắc rối kéo dài thật đáng tiếc!

Anh Hai Sỹ cười:

- Mình có lạ gì cách đánh kết hợp bộ binh với đặc công, nhưng lúc đó các anh trên không có ý kiến gì về việc đó, đành chịu thôi!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 09:55:19 am »

Thật ra lúc đó chỉ tính đến trường hợp đêm N không ăn chi khu thì quay ra ăn viện lớn và gỡ nông thôn rồi trở lại ăn chi khu sau cũng được. Nặng viện, nhẹ điểm, hội nghị Đảng ủy sơ kết 10 ngày đầu chiến dịch đã công nhận như vậy rồi. Trước tình hình kế hoạch bị lộ, địch đối phó gắt gao, chỉ huy, lãnh đạo chiến dịch cũng nghĩ là không dễ ăn Hoài Đức trong đêm N. Thì ra cũng có lý do của nó.

Ở Tánh Linh ta chốt chặt Lồ Ồ, đập tan tất cả các cuộc phản kích tái chiếm ngày đêm của địch (địch mà cũng biết đánh đêm là ở đây); liên tục bắn phá chi khu Tánh Linh, sát thương nhiều địch, bắn cháy một máy bay A37, một trực thăng HU1A, bắn cháy tiếp một trực thăng tải thương tiếp tế tại sân bay Tánh Linh. Địch không dám dùng trực thăng tả thương, bổ sung quân cho chi khu nữa, binh lính thương vong ngày càng nhiều, địch trong chi khu vô cùng khốn đốn, bị ĐK75, cối 82, 12 ly 7 của ta trên Lồ Ồ nã xuống ngày đêm. Thiếu tá Tiễn (quận trưởng kiêm chi khu trưởng Tánh Linh) xin tiểu khu Bình Tuy nếu không chi viện được thì cho tùy nghi di tản. Kêu cho thảm thiết vậy thôi, chứ cả trong, ngoài y còn cả ngàn quân, đâu đến nỗi phải rút chạy. Lồ Ồ ở trên cao, cách chi khu Tánh Linh 800 mét đường chim bay, nhìn rõ lồng lộng. Rất tiếc là sau khi chiếm Lồ Ồ, tôi đề nghị anh Ba Mỳ cho dùng hai pháo 105 trên Lồ Ồ bắn xuống chi khu vài chục phát để diệt và bức hàng địch thì anh Ba Mỳ đã lệnh 200C phá hủy hai pháo rồi. Tôi sửng sốt hỏi:

- Ta chốt giữ Lồ Ồ, tại sao không giữ pháo để sử dụng và sau này thu chiếm lợi phẩm mà lại phải phá pháo?

- Cứ phá cho chắc chuyện, địch phản kích lấy lại thì khó khăn lắm!

Sau diệt chi khu Tánh Linh, tôi lên Lồ Ồ xem, rõ ràng là từ đây bắn 105 thẳng xuống chi khu thì chỉ chục phát Tánh Linh sẽ kéo cờ trắng nếu không muốn bị tiêu diệt sạch. Ở Lồ Ồ, ta cũng có thể bắn pháo sát thương tiểu đoàn bảo an 335 đóng dã ngoại ngoài ruộng cách đông Chi khu 1 cây số, có thể bắn Đồi Giang, Xá Dú, v.v. tác dụng càng to lớn. Hồi “chồm lên”, 186 trụ ở Hiếu Tín, chính hai khẩu pháo này đã làm anh em ta chịu không nổi phải bật ra ngoài ấp, dù lúc đó ta ở trong xóm ấp, địch khó phát hiện mục tiêu cụ thể. Còn lúc này, địch ở trong chi khu trống trải, thấy rõ ràng. Trong chống Pháp, đánh yếu khu Múi Né (1953) chiếm xong đồn Thạch Long, ta đã kéo khẩu pháo 94 vừa lấy trong đồn Thạch Long, bắn thẳng trực tiếp vào đồn Bang Tá. Chỉ một phát, sạt một góc đồn thì cờ trắng xuất hiện tức khắc. Đại bác mà bắn gần, bắn thẳng thì không công sự nào chịu nổi. Thực tế anh em giữ vững Lồ Ồ 14 ngày, cho đến đánh diệt chi khu Tánh Linh mà chỉ huy vẫn tính tới tình huống địch có thể phản kích chiếm lại Lồ Ồ cho nên phá pháo cho chắc ăn. Sau này nghĩ lại tiếc vô kể. Giá như – mà giá như tức là đã không xảy ra – giá như đêm N 9 tháng 12 năm 1974, ở Võ Đắc có bộ binh đi cùng đặc công, Tiểu đoàn 18, Tiểu đoàn 20 chịu đánh thì ăn chi khu Hoài Đức là cái chắc. Ở Lồ Ồ sáng 10 tháng 12, đừng phá pháo mà sử dụng pháo bắn chi khu thì cũng có thể ăn luôn chi khu Tánh Linh, hoàn thành chiếm hai chi khu trong một đêm, một ngày, oanh liệt và xuất sắc biết bao, việc giải phóng nông thôn không khó. Tiếp đó chỉ là tập trung cả Sư đoàn 6 và 812 để ăn viện lớn, diệt nhiều tiểu đoàn, đánh quị chiến đoàn như ý định chiến dịch cũng trong tầm tay. Nhưng sự việc không diễn ra như vậy. Đó là hai điều không tốt trong ngày đầu chiến dịch, dẫn đến chiến dịch kéo dài đến ba tháng rưỡi, tốn nhiều công sức và xương máu.

Ở mặt trận phối hợp lộ 3 (cầu Gia Huynh – Võ Đắc), đêm N, Trung đoàn 33 diệt ngay bót cầu Gia Huynh 1 trung đội, bố trí xong trận địa đánh viện. Ngày 10 tháng 12 sư trưởng sư đoàn 18 ngụy cùng tiểu khu trưởng Bình Tuy chỉ dùng máy bay khảo sát toàn khu vực Hoài Đức – Tánh Linh. Chi khu Hoài Đức không bị thiệt hại mấy, chưa bị uy hiếp bao nhiêu. Tánh Linh chỉ mất Lồ Ồ, đang phản kích tái chiếm, thế trận địch chưa đáng ngại. Ngày 11 tháng 12, địch mới khởi động bộ máy viện phản kích giải tỏa Võ Đắc vì Sư đoàn 6 còn trong khu vực. Không lấy được chi khu Hoài Đức, Chiến dịch chỉ để lại Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 4 vây lỏng chi khu mà cũng không bắn ĐK75, cối 120, pháo 85, H12, ĐKB vào chi khu để sát thương địch, gây sứ ép nặng để buộc địch viện lớn, mà ăn to. Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 4 lại chỉ nằm trong công sự cách chi khu 400 mét thì thực tế cũng chẳng vây ép gì, chính địch cũng không biết có một tiểu đoàn đối phương ở bên ngoài đồn, nên cũng không làm gì nó cả.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 09:56:41 am »

Đưa Trung đoàn 4 (thiếu Tiểu đoàn 2) xuống lộ 3 nhưng cũng không tập trung cùng Trung đoàn 33 đánh viện mà đi gỡ đồn bót lẻ (đánh bót cầu Nín Thở đến 3 lần mới diệt được) và phá các ấp Trà Tân 1, 2, 3 cũng bầm dập, tốn nhiều thời gian. Trung đoàn 33 đánh viện rất ngoan cường, chặn đứng tất cả các lực lượng phản kích của liên đoàn 7 biệt động quân, chiến đoàn 48/sư đoàn 18, trung đoàn 5 thiết giáp trên trận địa nam cầu Gia Huynh, diệt nhiều địch, phá hủy nhiều xe, pháo (105). Chiều ngày 23 tháng 12, trong điện đàm với liên đoàn trưởng biệt động quân, chiến đoàn trưởng 48 nói: “Phần mày mày lo, phần tao tao lo” rồi tắt máy. Tuy nhiên, Trung đoàn 33 cũng chỉ đánh tiêu hao nặng chứ không diệt gọn được tiểu đoàn nào, và với sức chừng đó làm sao đánh quỵ chiến đoàn địch như phương án của chiến địch. Trung đoàn 4 (thiếu) cũng chỉ tiêu hao địch, gỡ nông thôn một cách chậm chạp. Cuối tháng 12 năm 1974, khi địch chuyển viện giải tỏa cho Hoài Đức lên đường 20, từ Trà Cổ, Phương Lâm đánh qua thì Trung đoàn 33 mới tập trung về cùng Trung đoàn 4 và 812, 200C tấn công chi khu Hoài Đức. Trung đoàn 33 cũng đã để lỡ một số cơ hội diệt địch, như để sở chỉ huy nhẹ liên đoàn 7 biệt động quân lên bắc cầu Gia Huynh; để lực lượng biệt động quân này rút về chi khu An Lộc lưu vong (nam cầu Gia Huynh) mà không bị đánh, tuy lúc đó Trung đoàn 33 cũng có lệnh và bắt đầu rút lên Võ Đắc. Dù vậy, Trung đoàn 33 đã thực hiện có kết quả nhiệm vụ cắt lộ 3, chặn viện, địch không giải tỏa được Võ Đắc, kềm chân một lực lượng lớn chủ lực địch tại đây, đúng theo yêu cầu R đề ra cho mặt trận này. Song, một mình Trung đoàn 33 tất nhiên không thể tạo nên trận then chốt và then chốt quyết định của chiến dịch tại lộ 3 được.

Lý luận cũng như thực tiễn, các chiến dịch trước nay đều không bao giờ bố trí trận tiêu diệt then chốt và then chốt quyết định ở mặt trận viện khi chưa diệt điểm lớn, chưa nện địch một đòn đau thì chúng đâu có viện lớn để ta làm trận then chốt quyết định trước ở ngoài công sự? Chiến dịch Biên giới 1950 phải diệt xong Đông Khê mới có tình huống tiêu diệt hai binh đoàn Lơ Pa và Sạt Tông giải phóng lộ 4, mở thông biên giới. Ở Buôn Ma Thuột tháng 3 năm 1975 cũng diệt tiêu khu Buôn Ma Thuột xong mới đánh trận phản đột kích then chốt Thanh An dẫn đến địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, mở ra thế chiến lược mới. Ở Bù Prăng năm 1966, không diệt được cứ điểm Bù Prăng thì trung đoàn Bắc Sơn Quân khu 6 kiên trì phục kích nửa tháng cũng không có viện để đánh. Điều đó quá rõ.

Ở đây, địch chi viện thăm dò từ nhỏ đến lớn. Điều đáng tiếc là đã không ăn chi khu Hoài Đức, chiến dịch cũng không uy hiếp nặng chi khu, cũng không tập trung cả Trung đoàn 4, Trung đoàn 33 để có sức diệt tiểu đoàn và chiến đoàn địch. Sau khi mất chi khu Tánh Linh, địch sợ mất luôn chi khu Hoài Đức nên đã đưa lực lượng viện lên đến 1 liên đoàn 7 biệt động quân, một chiến đoàn 48/sư đoàn 18, một trung đoàn 5 thiết giáp mà ta cũng chỉ có một mình Trung đoàn 33 đương đầu; dù rất giỏi, oanh liệt, Trung đoàn 33 cũng không tạo được trận tiêu diệt lớn, vang dội được, chỉ diệt đại đội, đánh thiệt hại đại đội, tiểu đoàn địch mà thôi. Đợt 1 chiến dịch ở hướng chủ yếu và lộ 3 bị sượng nặng, lực lượng sử dụng phân tán, dù có gỡ gần hết nông thôn Hoài Đức thì sau khi Sư đoàn 6 rút về miền Đông, 812 cũng chỉ giữ được Tánh Linh, địch lại nối thông lộ 3 và khôi phục toàn bộ nông thôn Hoài Đức.

Trong Hội nghị Đảng ủy chiến địch kiểm điểm 10 ngày thực hiện nhiệm vụ có nói đến việc đánh giá địch cao, khi bị lộ kế hoạch, địch tăng cường lực lượng đối phó gắt gao thì chuyển sang nhẹ đánh điểm, nặng đánh viện; tất nhiên hồi ấy cũng có đề ra nhiệm vụ quyết tâm tiêu diệt chi khu Tánh Linh rồi tập trung lực lượng diệt luôn chi khu Hoài Đức để kết thúc chiến dịch nhưng cũng không có làm gì có thể gọi là nặng đánh viện.



Hội nghị tổng kết chiến dịch Hoài Đức – Tánh Linh đợt 1, tháng 1 năm 1975
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 09:58:19 am »

Ở Tánh Linh, do không chốt giữ Đồi Giang, địch chiếm lại, Đại đội 5 đánh lần hai không dứt điểm. Tuy vậy, nhờ giữ chốt Lồ Ồ, ta cũng bắn phá sát thương uy hiếp nặng chi khu. Nhưng ở đây, 812 cũng lại quay sang phá ấp mở nông thôn một thời gian dài gần nửa tháng. Đến 23 tháng 12 mới tập trung toàn lực 812 và 200C đánh dứt điểm chi khu. Ngày 24, diệt và làm tan rã hoàn toàn tiểu đoàn 335 bảo an và các chốt còn lại. Ngày 25, giải phóng toàn huyện với hơn 3 vạn dân. Tiểu đoàn 15 ở lại giữ vùng giải phóng Tánh Linh, Trung đoàn 812 thiếu và 200C tập trung sang Hoài Đức. Chỉ sau mất Tánh Linh một ngày, thấy nguy cơ mất Hoài Đức, từ 26 tháng 12, địch bỏ lộ 3, chuyển hướng giải tỏa, chi viện Hoài Đức lên đường 20, thay chiến đoàn 43/sư đoàn 18, tăng thêm cho Hoài Đức một tiểu đoàn bảo an 336, một đại đội trinh sát tiểu khu Bình Tuy, đổ quân xung quanh chi khu đông đặc, nâng số quân trong khu vực thị trấn lên trên 3.000 tên. Do vậy, khi 812 và 200C sang Hoài Đức, cả Sư đoàn 6 gồm Trung đoàn 4, Trung đoàn 33 cũng tập trung quyết dứt điểm chi khu Hoài Đức thì lực lượng hai bên xen kẽ nhau rất đông và phức tạp. Việc đánh hỏa lực vào chi khu cũng không hiệu quả. Cho đến lúc này, chiến dịch mới dùng pháo 85 nòng dài bắn trực tiếp vào chi khu, nhưng việc bố trí bắn không thích hợp lại thiếu bảo vệ, đại đội pháo 85 bị địch phản pháo thương vong nặng, đại đội trưởng hy sinh phải rút ra. Nói chung hỏa lực ta, cả ĐK75, cối 120 đều không áp chế được tiền duyên địch nên không hỗ trợ được cho đặc công và bộ binh mở cửa chiếm đầu cầu. Ngày 1 tháng 1 năm 1975 mới triển khai tấn công, các lực lượng ta vẫn còn cách rào đồn 400 đến 500 mét, phải bóc vỏ nhiều địch bên ngoài mới đột phá vào chi khu được. Do địch xen kẽ ta với lực lượng lớn, thường bắn chéo lướt sườn ngăn chặn nên sau hai lần đột phá không thành công, thương vong nhiều, bộ đội mỏi mệt, tiếp tế khó khăn, Miền kết thúc chiến dịch Hoài Đức – Tánh Linh, rút Sư đoàn 6 và miền Đông làm nhiệm vụ mới, giao Quân khu 6 đảm nhận tiếp tục giải quyết phần còn lại của chiến dịch là tiêu diệt chi khu và giải phóng toàn huyện Hoài Đức. Từ đây bắt đầu đợt 2 chiến dịch. Địch biết ta ngừng tấn công Hoài Đức, bung ra phản kích chiếm lại toàn bộ nông thôn Hoài Đức, giải tỏa lộ 3, củng cố lực lượng, tăng cường bố phòng giữ chi khu.

Kết quả, từ 10 tháng 12 năm 1974 đến 10 tháng 1 năm 1975: tác chiến 609 trận lớn nhỏ, diệt làm bị thương 1.489 tên, bắt 295, làm tan rã 380, thu 1.032 súng các loại có năm pháo 105 (nhưng đều phá hủy) thu một trọng liên 12 ly 7, một cối 81, 17 đại liên, 36 máy thông tin, 12 xe quân sự, rất nhiều chiến lợi phẩm khác, bắn rơi 13 máy bay, bắn bị thương 10 chiếc, phá hủy 37 xe quân sự có bốn xe tăng, phá hủy nhiều nhà cửa kho tàng, đạn dược, xăng dầu; diệt một chi khu; giải phóng toàn huyện Tánh Linh. Riêng 812, 200C và các lực lượng địa phương diệt 1.113 địch, bắt 280, thu 1.000 súng, 12 xe quân sự, bắn rơi tám máy bay, bắn bị thương bốn chiếc, phá hủy ba xe bọc thép, hai pháo 105. Đợt 1 chiến dịch đạt 50 phần trăm yêu cầu nhưng đã căng kềm được một bộ phận lớn chủ lực địch, phối hợp tốt với chiến dịch đường 14 – Phước Long của Miền.

Từ 1 tháng 1 năm 1975 đến 16 tháng 3 năm 1975, Quân khu 6 chuẩn bị đợt hai để hoàn thành chiến dịch. Đến giữa tháng 3, địch chiếm lại hết nông thôn Hoài Đức, có nơi giành đi giật lại mấy lần nhưng rồi địch cũng chiếm được như xã Võ Xu, cuối tháng 2 nối thông lộ 3. Nhưng sức địch cũng chỉ mức đó, chỉ giữ từ tây cầu Lăng Quăng đến cầu Gia Huy lộ 3 nối thông với Gia Ray – ngã ba Ông Đồn lộ 1. Đến tháng 3 năm 1975, lực lượng địch ở Hoài Đức gồm chiến đoàn 43/sư đoàn 18, tiểu đoàn 334 và 336 bảo an, các đại đội trinh sát của chiến đoàn 43 và tiểu khu Bình Tuy cùng các lực lượng bảo an dân vệ mới khôi phục lại, tất cả trên 2.500 tên (trừ phòng vệ dân sự). Sau khi Sư đoàn 6 rời địa bàn, cuộc chiến đấu giữ lộ 3 và chống tái chiếm nông thôn Hoài Đức của 812 và địa phương diễn ra rất quyết liệt. Đại đội 3 trinh sát 812 giữ núi Dinh hơn 2 tháng, ngoan cường đánh bại các đợt phản kích của địch quyết chiếm lại cao điểm. Mỗi mét vuông của đỉnh núi Dinh hứng chịu một quả bom, nhiều quả pháo; cây cối đất đá nát vụng tơi xốp đến cả mét nhưng thương vong của ta rất ít. Đại đội 5 cùng Đại đội 431 Hoài Đức hoàn thành xuất sắc việc giữ núi Dinh cho đến ngày 19 tháng 3 kết thúc thắng lợi chiến dịch.

Cuối tháng 1 năm 1975, 812 rút hết về căn cứ tây bắc Biển Lạc nghỉ ngơi, củng cố, chỉ để Tiểu đoàn 15 và một bộ phận hỏa lực của Tiểu đoàn 130 đứng ở Hiếu Tín, Xá Dú bảo vệ vùng giải phóng Tánh Linh. Cùng thời gian, khu 6 và tỉnh đã đưa hơn một vạn dân bị dồn trước đây về lại bắc sông khôi phục xóm làng, sản xuất bố phòng, ổn định cuộc sống.

Anh Tám Hiền đã về lại Bộ Tư lệnh Quân khu, anh Ba Mỳ và tôi ở lại chiến trường. Địch đã mất cả tỉnh Phước Long, chắc chắn không có khả năng tái chiếm. Núi Bà Đen Tây Ninh gần Miền địch cũng khó lòng giành lại. Tánh Linh tuy xa xôi nhưng có thể là nơi địch có thể gỡ gạc bằng đổ bộ đường không lớn cỡ lữ đoàn, bất ngờ nhảy xuống chiếm chi khu rồi nống ra tái chiếm toàn huyện, điều này rất có thể xảy ra. Nhận định như vậy, chúng tôi có kế hoạch chống tái chiếm Tánh Linh, nhanh chóng triển khai thế chiến đấu hiệp đồng hỏa lực giữa Tiểu đoàn 15 và 130 sẵn sàng đánh địch khi chúng đổ quân. Gần Tết Nguyên Đán, Quân khu gọi tôi về báo cáo tình hình và giao nhiệm vụ đợt chiến đấu mới. Ở Tánh Linh, ngày giáp Tết 29 âm lịch tức ngày 9 tháng 2 năm 1975, lúc 10 giờ, địch không oanh tạc trước như thường lệ, chỉ dùng L19 quần bắn rốc két bình thường rồi đột ngột có mấy tốp trực thăng đổ một đại đội biệt kích xuống gần chi khu Tánh Linh, tên đại đội trưởng dẫn một tiểu đội xông vào đồn, định kéo lá cờ ba que lên, đánh đòn tâm lý, báo hiệu đã chiếm được chi khu, gây hứng khởi cho bọn đổ tiếp sau. Nhưng tên đại đội trưởng bị bắn gục trên rào, cả tiểu đội biệt kích bị diệt sạch; hỏa lực ta trùm lên đại đội vừa đổ quân; bộ binh từ nhiều hướng đến đánh mạnh; cả đại đội địch bị xóa sổ, bốn trực thăng bị bắn rơi, mấy chiếc khác bị thương. Qua máy bộ đàm, ta nghe có tiếng một tên địch nào đó gọi hốt hoảng:

- Dừng lại ngay, không được đổ quân tiếp, số mới đổ bị diệt hết rồi!

Địch chịu mất một đại đội. Cuộc đổ bộ đường không lớn bất ngờ tái chiếm Tánh Linh thất bại. Vùng giải phóng được giữ vững, bà con ăn một cái Tết chiến thắng tự do đầy hân hoan, phấn khởi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 10:00:11 am »

Tôi trở lại 812 với quyết định mới của Quân khu về đợt 2. Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch bây giờ gồm: Anh Ba Mỳ chỉ huy trưởng; anh Ba Thành chính ủy, bí thư Đảng ủy; tôi phó chính ủy; các anh Tư Thanh, Võ Như Loan chỉ huy phó. Anh Sáu Phúc trực tiếp chỉ đạo đợt hoạt động. Đồng chí Văn Minh Trường (tỉnh đội phó Bình Thuận) thay Phạm Ty làm trung đoàn trưởng 812; Phạm Văn Tí chính ủy. Phương pháp tác chiến là vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt. Bắt đầu 16 tháng 3 đánh bóc vỏ, 19 tháng 3 đột phá dứt điểm chi khu, quét sạch địch bên ngoài, giải phóng xã ấp. Tất cả 1 tuần lễ. Với khí thế mới hào hứng, 812, 200C cùng địa phương quyết tâm hoàn thành thắng lợi đợt 2 chiến dịch đúng kế hoạch. Trong khi anh Ba Mỳ và các trợ lý xây dựng kế hoạch tác chiến thì anh Sáu Phúc và tôi xuống các tiểu đoàn quán triệt phương châm, thảo luận quân sự dân chủ. Anh Sáu Phúc còn đi quan sát thực địa xung quanh chi khu.

Bóc vỏ hai ngày khá tốt. Chiều 17 tháng 3, anh Ba Mỳ cử tôi cùng Văn Minh Trường sang phía tây Võ Đắc, không xa đồi Bảo Đại mấy và chỉ cách đồi Su mấy trăm mét để quan sát và điều khiển tiếp việc bóc vỏ mở phía này. Lúc ấy chúng tôi không biết ở đồi Su có tiểu đoàn 3/chiến đoàn 43 đóng dã ngoại, có hai pháo 105. Nếu biết, chắc không lý gì nằm ở vùng rẫy trống bất ngờ nhưng rất nguy hiểm đó. Giữa trưa, một trung đội địch xuất hiện, đang tiến về phía chúng tôi chỉ còn hơn trăm mét, các nòng AK, M79 sẵn sàng nhả đạn. Còn độ 50 mét, chúng lại quay về đồi Su. Thế là ổn. Nếu chỉ một trung đội địch đó thì chúng tôi cũng dư sức diệt, nhưng nào biết ở đồi Su có cả tiểu đoàn, súng nổ, một đại đội khác đến cũng thật nguy hiểm. Chiều có điện anh Ba Mỳ gọi tôi với Trường về để chuẩn bị công kích chi khu. Qua lộ 3, đi ngang trận địa chặn viện Trà Tân tại bắc cầu Nính Thở; lộ 3 lúc ấy im ắng chứ không súng nổ đạn bay như hồi đợt 1. Anh em cười vui nắm tay chúng tôi nói đầy khí thế:

- Khi nổ súng, nếu có 336 từ Trà Tân kéo về viện cho chi khu, các em sẽ lượm ngon thôi!

Anh Ba Mỳ và tôi sẽ trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công này. Các anh Ba Thành, Tư Thanh, Võ Như Loan bận việc phong trào túi bụi. Anh Sáu Phúc thì 20 giờ ngày 19 tháng 3 lên Lâm Đồng để họp Khu ủy. Hết ngày 18, cơ bản bóc vỏ xong, đã áp sát chi khu đúng dự kiến. Thời gian này từ ngã ba Ông Đồn vào phía nam, Sư đoàn 6 và Quân đoàn 4 đánh địch dồn dập. Sư đoàn 7 đã chiếm Định Quán, đang tiến lên Blao, lực lượng ứng cứu lớn bên ngoài không còn, việc tấn công của chúng tôi rất thuận lợi. Trưa ngày 19, cối ta bắn trúng một kho đạn 105 trong chi khu phát nổ dữ dội đến 15 giờ, địch hoảng lợn, một số chui rúc dưới hầm, một số bung chạy ra thị trấn đến chiều tối mới lục tục kéo về. Có vụ nổ ban ngày, ta cũng không thể đột kích chi khu ngay sau dứt nổ, song nó cũng làm đội ngũ địch xộc xệch, ta càng trông mau đến tối đến giờ hành động. 20 giờ, trong Sở Chỉ huy có anh Ba Mỳ, tôi, đồng chí Bổng trung đoàn phó 812, trinh sát, thông tin liên lạc. Mọi người uống trà để thức suốt đêm nay. 24 giờ, pháo hỏa chuẩn bị trùm lên chi khu Hoài Đức. Nhà tên chi khu phó bị sập, một xe bọc thép cháy. Tiểu đoàn 15 đã chiếm phân khu cảnh sát và chợ Võ Đắc, đang phát triển mạnh. Bỗng có pháo bắn dữ dội quanh chi khu, sau lưng đội hình tấn công của 812, một số đạn pháo rơi gần cửa mở 200C và Tiểu đoàn 840/812. Có tiếng Văn Minh Trường trong máy:

- Cho gặp anh Ba Mỳ gấp.

- Tôi đây, có việc gì thế?

- Tại sao pháo ta bắn nhiều vào các cửa mở gây sát thương anh em. Đứt hết dây điện thoại từ các mũi trung đoàn rồi. Đề nghị chỉnh pháo lại, cứ “nhằm lưng ông mà nện” thì chết luôn đó anh Ba!

- Pháo đã dừng bắn lâu rồi, quan sát kỹ xem pháo từ đâu đến. Đồng chí Trường đi kiểm tra các mũi và báo cáo ngay!

Trường im nhưng chắc còn thắc mắc vì sao có việc bắn pháo này. Thì ra, pháo 105 của tiểu đoàn 3/43 địch ở đồi Su bắn chặn ta đột phá. Tuy vậy, bộ đội ta ở sát rào rồi nên bị căng thẳng chứ không có ai bị sát thương cả; hồi ấy cũng oan cho 130 “góc độ không không”, trong chiến đấu thường có những bất ngờ như vậy, cũng do không nắm chắc địch mà thôi.

Hơn 2 giờ ngày 20 tháng 3 mà chưa mũi nào mở xong đột phá khẩu, chưa ai vào được trận nội. Súng vẫn nổ liên hồi quyết liệt, địch chống cự khá mạnh. Trong Sở chỉ huy ngột ngạt căng thẳng quá, anh Ba Mỳ giao tôi trực, ra ngoài thư giãn một chút. Chuông điện thoại đổ từng hồi dài, đồng chí Bổng vội cầm máy. Đài trinh sát pháo trên núi Dinh báo cáo:

- Có một mũi đã vào trận nội, đang phát triển trong tung thâm; thấy rõ ánh lửa bộc phá, B40, thủ pháo lựu đạn, nghe cả tiếng AK nổ giòn trong đồn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 10:02:21 am »

Cả Sở chỉ huy nhộn nhịp hẳn lên. Tôi bảo Bổng hỏi lại và được khẳng định đúng như vậy. Sau đó 812 cũng báo cáo mũi 200C đã vào trận nội rồi, 840 mở cửa xong, đang phát triển. Địch còn đông (chúng không biết gì về Buôn Ma Thuột và việc địch chạy khỏi Tây Nguyên, chúng tôi cũng chỉ mới biết tin sốt dẻo đó từ điện của Quân Khu gửi đến khi trưa), ngoan cố bám công sự, lô cốt, hầm ngầm, cơ giới chống trả quyết liệt. Ta đã chiếm được khu thông tin, khu cảnh sát dã chiến, tiếp tục tấn công chi đội bọc thép 909 và trận địa pháo 105. Anh Ba Mỳ cho lực lượng dự bị vào chiến đấu, được tăng sức mạnh, các mũi nhanh chóng chia cắt địch, tảo trừ, diệt, bắt nốt số còn cố thủ trong các hầm ngầm, ụ súng. 6 giờ 40 ngày 20 tháng 3, 812 đã làm chủ chi khu, cờ Mặt trận phấp phới trên nóc nhà thông tin chi khu Hoài Đức. Khai thác tù binh biết tiểu đoàn 3/43 cùng bọn tàn binh 334, 336, bảo an dân vệ các nơi tập trung cụm tại trận địa dã chiến đồi Su, ta cho hai pháo 105 trong chi khu bắn gần trăm quả vào đồi Su, sát thương một số địch, chúng rất hoảng sợ nằm im trong công sự. hai ngày 20 và 21 tháng 3, địch oanh tạc 10 phi vụ vào chi khu và thị trấn Võ Đắc nhưng không gây thiệt hại gì về người. Các lực lượng địa phương tấn công giải phóng các xã Sùng Nhơn, Nghị Đức, Chính Đức. trong ngày 20 và 21 giải phóng nốt các xã Võ Xu, Trà Tân 1, 2, 3. 3 giờ ngày 22 tháng 3, 812 đánh diệt đồi Su, sau đợt pháo cấp tập, bộ binh xung phong vào đội hình địch, chúng chống trả yếu ớt, lớp chết, lớp hàng, tháo chạy tán loạn. 6 giờ ngày 22 chiếm xong đồi Su; tuy đóng dã chiến nhưng đã ở cả tháng, mùa khô đất cứng nên công sự xây đắp công phu mà tinh thần địch bạc nhược, 812 mới đánh chiếm nhanh chóng dễ dàng như vậy, ta chẳng thương vong gì. Trong ngày tổng truy quét tàn quân, bắt thêm 200 tù binh, thu thêm 200 súng có cả cối 81, đại liên. Số cắt rừng nhắm đường 1 tẩu thoát về Bình Tuy cũng bị các cơ quan trong căn cứ, cả nhân viên hộ lý, cấp dưỡng cũng bắt được tù binh, tất cả trên trăm tên, lấy được đại liên, cối, máy thông tin. Chiều 22 tháng 3, toàn huyện Hoài Đức không còn bóng địch. Cùng ngày, đại đội 3/840 phát triển xuống nam cầu Gia Huynh liên lạc được một đơn vị của Sư đoàn 6/Quân khu 7 cũng mới giải phóng thị trấn Gia Ray và chi khu An Lộc lưu vong trên lộ 3.

Đồng bào các xã cùng cán bộ, du kích nhất tề phá ấp, thiêu hủy đồn bót, treo băng cờ, khẩu hiệu cách mạng, truy bắt tàn quân, tề điệp, thu nhiều vũ khí, phương tiện của địch; riêng xã Võ Xu thu 300 súng và nhiều chiến lợi phẩm khác; các xã còn lại thu trên 500 súng. Tàn quân tại chỗ ra hàng nạp 600 súng cùng nhiều đạn dược quân trang quân dụng. Bộ máy kềm kẹp đồ sợ, tinh vi được Mỹ - ngụy ra sức xây dựng hàng chục năm đã sụp đổ hoàn toàn. Nhân dân thực sự làm chủ thôn xóm quê hương, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới và tích cực đóng góp sức người sức của phục vụ chiến đấu tiếp theo. Trong tháng 4 năm 1975, huyện đã rút được 418 thanh niên thoát ly phục vụ cách mạng.

Kết quả đợt 2, trong thời điểm thuận lợi chung, với lực lượng ít hơn nhiều so với đợt 1, dù địch vẫn còn ngoan cố chống trả quyết liệt nhưng các đơn vị Quân khu và địa phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng huyện Hoài Đức trong 7 ngày, diệt, bắt, làm tan rã 2.500 địch, có tiểu đoàn 3/3/sư đoàn 18, các tiểu đoàn 334, 336 và đại đội 720 bảo an, hai trung đội pháo 105, hơn chục xe cơ giới thiết giáp, trên 1.000 súng các loại, chưa kể 1.400 súng thu thêm sau đó và tàn quân ra nạp. Mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, kể cả Tánh Linh là hơn 6 vạn dân, đạt yêu cầu diệt địch, bồi dưỡng ta, giải phóng và giữ dân, giữ đất, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hoài Đức – Tánh Linh. Góp phần xứng đáng vào cục diện mới, chia cắt Quân khu 2 và Quân khu 3 địch, tạo điều kiện cho các hướng áp sát tấn công Sài Gòn, huy động nhiều nhân tài vật lực phục vụ phía trước. Bộ đội Quân khu 6 nâng cao một bước trình độ tác chiến lớn trong thời cơ chiến lược mới.

Anh Ba Thanh triệu tập ngay một Hội nghị Cán bộ tỉnh, huyện và 812 tại xã Võ Xu sơ bộ đánh giá kết quả các mặt để báo cáo Quân khu và đề ra nhiệm vụ tiếp theo cho địa phương. Lần đầu tiên đồng bào Vũ Xu nhìn thấy một đoàn xe com-măng-ca, uoát, xe Jéep chiến lợi phẩm, xe máy chở đông đảo cán bộ vào xóm họp hội nghị ban ngày thật phấn khởi. Các má, các chị Hội phụ nữ Giải phóng lo lắng phục vụ hội nghị thật chu đáo, đầy đủ. Tình hình mới biến chuyển nhanh chóng khác xưa rồi.

Quân khu điều anh Ba Mỳ và 812 (thiếu) lên gấp đường 20 đánh chiếm Di Linh, Đức Trọng, tiến lên giải phóng Đà Lạt – Tuyên Đức vì Sư đoàn 7 giải phóng xong Lâm Đồng đã quy về Nam Bộ rồi. 200C về Bình Thuận. Tôi và Tiểu đoàn 15 được lệnh ở lại Hoài Đức cùng địa phương bảo vệ và giữ vùng mới giải phóng. Tin thắng lợi các nơi bay về dồn dập, càng thấy rõ ngày thắng lợi hoàn toàn không còn xa nữa.

Tôi biết sắp đến sẽ còn đánh đồn bót lớn nhỏ nhiều để vào các thị trấn, thị xã nên tranh thủ tổ chức cho cán bộ Tiểu đoàn 15 đi nghiên cứu kỹ lại cấu trúc công sự phòng thủ các đồn bót cấp trung đội, đại đội và hai chi khu Hoài Đức – Tánh Linh. Đó là việc cần thiết rất quan trọng để giành thắng lợi mà tiết kiệm xương máu bộ đội. Anh em rất hoan nghênh, thích thú và tiến hành khẩn trương, nghiêm túc. Mấy ngày ở thị trấn Võ Đắc giải phóng yên ổn thanh bình làm sao, không có một bóng dáng máy bay, một phi vụ oanh tạc nào, chiến đấu ác liệt đã vào nam và đi xa lên phía bắc rồi.

Tôi nghĩ rằng Tiểu đoàn 15 không cần nằm giữ vùng giải phóng này làm gì nữa, rõ ràng phía tây và bắc đường 20 từ Định Quán lên Blao đã giải phóng, 812 đang tiến lên Di Linh, Đức Trọng, Đà Lạt. Phía tây nam Sư đoàn 6/Quân khu 7 đã làm chủ từ Gia Ray đến ngã ba Ông Đồn, đang phát triển vào nam. Phía đông là một vùng căn cứ mênh mông nối liền đến tận Bắc Bình. Chỉ còn phía nam đường 1 là còn địch như ở đó chúng cũng đang bê bối, nơm nớp lo sợ, cố giữ chưa xong, còn địch ở đâu tới phản kích tái chiếm Hoài Đức nữa. Trong khi đó ở đường 1, tỉnh chỉ có một Đại đội 88 thiếu cùng các đội công tác Hàm Tân và thị xã La Gi. Nếu tỉnh được chi viện Tiểu đoàn 15 hùng mạnh để cắt đường 1, ở xuống lộ 2 thì tốt biết mấy. Tôi điện đề nghị anh Tám Hiền cho tôi và Tiểu đoàn 15 giúp Bình Tuy mở lộ 1, lộ 2. Anh Tám Hiền trả lời rất đồng ý và bảo thêm là phía đường 1 phong trào Bình Tuy còn yếu, nhiều khó khăn, tôi cần chuẩn bị chu đáo cho Tiểu đoàn 15 cả về nắm địch và lương thực thực phẩm để hoạt động được liên tục nhiều ngày, vài hôm nữa anh sẽ có chỉ thị cụ thể để hành quân. Nhưng, mấy hôm sau tôi lại được lệnh tổ chức Tiểu đoàn 15 lên gấp Đà Lạt tăng cường cho lực lượng tiếp quản thành phố Đà Lạt – Tuyên Đức sẽ được giải phóng, còn tôi thì về ngay Quân khu nhận nhiệm vụ mới. Tình hình phát triển nhanh quá, tôi chưa biết đầy đủ việc phải có thêm Tiểu đoàn 15 lên Đà Lạt, nhưng riêng ý tôi thì Tuyên Đức đã hết địch, ngoài địa phương còn có 812 rồi, đông – tây – nam – bắc Tuyên Đức đều đã giải phóng, tại sao phải đưa Tiểu đoàn 15 lên thêm mà không để Tiểu đoàn 15 hoạt động mở phong trào Hàm Tân cần hơn. Nhưng đây là mệnh lệnh nên tuy tiếc không được đưa Tiểu đoàn 15 đi hoạt động ở đường 1 giúp Bình Tuy, tôi cũng không đề nghị gì mà chỉ lo mọi thứ đầy đủ cho Tiểu đoàn 15 nhanh chóng hành quân mà thôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 09:45:36 am »

10. Toàn thắng.

Tôi về Quân khu ngay sau khi Tiểu đoàn 15 lên đường. Anh Lê Cật, chủ nhiệm Hậu cần Quân khu cấp cho tôi một xe Đốt máy mạnh “để đi cho nhanh”. Mới đến Lạc Tánh thị xe hỏng, sửa suốt buổi chiều chưa được, giá nó hư ở Võ Xu thì còn có xe khác, ở đây phải chờ bác tài chọc quậy mà thôi. Mãi nửa buổi sáng hôm sau xe mới chạy được nhưng chỉ một quãng lại hỏng tiếp. Vậy là chậm không khác gì đi bộ. Chiều tối mới đến trạm sửa chữa quân giới Quân khu, trạm trưởng Quách Toàn Minh bảo ngủ lại chờ sửa. Ì ạch cả đêm không được, Minh lấy một xe Jéep máy tốt giao cho tôi. Đến Hàm Thạnh xe lại hư nốt. Hết kiên trì nổi, tôi và Cảnh liên lạc đi bộ, vài tiếng sau xe bắt kịp. Chiều 9 tháng 4, tôi bặp anh Tám Hiền báo cáo việc đi trục trặc, anh cười bảo:

- Anh về trễ rồi, tôi định gọi anh về đi tham gia giải phóng chi khu Thiện Giáo nhưng anh em mới báo về đã chiếm xong. Thế là đã nhổ một cái chốt quan trọng án ngữ bắc Phan Thiết, giờ phải nhanh chóng bóc gỡ đường 8, đường 1. Tiểu đoàn 15 vừa đến Đà Lạt thì Khu ủy cho 812 quay về Bình Thuận, chỉ để lại Tiểu đoàn 186. 812 về chiều 6 tháng 4 thì đêm 7 tháng 4 đánh Thiện Giáo. Ở Bình Thuận vừa qua, khi nghe Cam Ranh và Đà Lạt mất, Ngô Tuấn Nghĩa tỉnh trưởng hoang mang dẫn hết bộ hạ chạy ra Núi Cố để nếu đại quân ta đến thì xuống tàu chạy cho nhanh. Đến chiều 5 tháng 4 chưa thấy gì, chúng kéo nhau về lại Phan Thiết thì vừa bị ta đánh Thiện Giáo.

Quân khu lập ngay Bộ Chỉ huy giải phóng Bình Thuận do Đỗ Phú Đáp (tham mưu trưởng Quân khu) làm chỉ huy trưởng, Ba Đồn (bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận) chính ủy, tôi phó chính ủy, Lê Văn Nhật tỉnh đội trưởng, Võ Ngọc Đài chính trị viên Tỉnh đội làm chỉ huy phó. Tôi xuống ngay Bình Thuận truyền đạt việc này và ý kiến chỉ đạo của Quân khu là nhanh chóng đánh chiếm đường 8, đường 1, ép địch dồn vào Phan Thiết, chuẩn bị tích cực cho việc tấn công thị xã, giải phóng Bình Thuận. Cục diện chung diễn biến rất nhanh chóng, nếu cứ hoạt động theo lối thông thường sẽ mất thời cơ quý báu. 812 bỏ địch, từ Gộp ra phía bắc, thọc thẳng qua đường 1, chiếm từ Xa Ra đến Phú Long và cầu Xóm Lụa; 200C và 482 quét đường 8, Tầm Hưng, Văn Giáo, An Phú dồn chúng xuống tân An, Trinh Tường, tạo bàn đạp vào Phan Thiết.

Tối 10 tháng 4, tôi gặp các anh Ba Đôn, Đỗ Phú Đáp ở suối Cá Trê, truyền đạt chỉ thị, mọi người rất nhất trí với sự chỉ đạo sáng suốt táo bạo này, quyết ra sức giải phóng đường 1, đường 8. Các tiểu đoàn 840, 15, Đại đội 35 đặc công tỉnh, 450 Thuận Phong cùng các đội công tác chỉ trong 3 ngày (từ 11 đến 13 tháng 4) đã làm chủ từ Gộp đến Phú Long, chiếm cầu Xóm Lụa, đuổi địch chạy sang Kim Ngọc. tại đây, cuộc chiến vô cùng ác liệt vì địch biết rằng nếu không đẩy lùi ta ra xa thì số phận tiểu khu Bình Thuận sẽ bị giải quyết trong ngày một ngày hai mà thôi, nên có ngày chúng tập trung sáu tiểu đoàn bảo an, hai tiểu đoàn biệt động quân, có phi pháo yểm trợ tối đa, phản kích quyết liệt; có lúc chúng cũng đánh bật 840 khỏi Phú Long, nhưng rồi 840 và 15 lại trục địch về bên kia Kim Ngọc, giữ vững cầu. Bên đường 8, 482, 200C cùng địa phương cũng nhanh chóng đánh chiếm Tầm Hưng, Văn giáo, An Phú, Bình Lâm, Bình An, Tân Điền. Địch chạy về Tân An đầy nhóc lính và xe pháo nhưng không sao lên lại được Tân Điền; 200C chốt chặn ở Cầu Đối cây số 4. Rủi thay đồng chí Phước, người chỉ huy đánh chiếm Lồ Ồ, bị trúng đạn hy sinh tại đây. Chiến sự ở vùng ven bắc Phan Thiết sôi động ngày đêm. Ta đã mở được một địa bàn rộng lớn, tạo ra một đầu cầu rất thuận lợi để mở cửa đánh vào Phan Thiết bằng nhiều mũi, cả ở đường 1, đường 8.

Chúng tôi cũng có đôi chút băn khoăn, không hiểu sao đại quân ta đánh như chẻ tre tới Cam Ranh bỗng dừng lại khá lâu, chưa tiến vào Phan Rang? Địch có thời gian tổ chức tuyến phòng ngự từ xa Phan Rang – Phan Thiết, đưa lực lượng lớn đến Ninh Thuận – Thành Sơn lập trận địa chống đỡ. Bọn trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn tướng Ngô Tấn Nghĩa hò hét tử thù, lên dây cót tinh thần binh lính, rêu rao giữ đến mùa mưa thì Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn, v.v. Tất nhiên, bọn chỉ huy la lối là một chuyện, binh lính còn đông, cơ giới phi pháo còn nhiều nhưng hàng ngày từng đám tàn binh địch ở Quân khu 1, Quân khu 2 lũ lượt kéo về nam cũng gây tâm trạng lo âu, hốt hoảng của quân ngụy tại địa phương Bình Thuận. Cao điểm Tà Dôn bắc thị xã ta chưa nhổ được, còn là cái gai gây khó khăn cho việc di chuyển hoạt động ban ngày của ta. Sáng 18 tháng 4, cao điểm Tà Dôn nhổ xong, đường vào Phan Thiết càng thuận lợi. Thương tiếc cho anh Đảng (phòng Quân huấn Quân khu) đã hy sinh khi tấn công cao điểm Tà Dôn; anh ngã xuống chỉ trước giải phóng Phan Thiết 1 ngày.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 09:46:35 am »

Tin đại quân đánh chiếm Thành Sơn – Phan Rang đập tan lá chắn phòng ngự từ xa, niềm tin của Mỹ - ngụy sụp đổ, Phan Rang – Ninh Thuận giải phóng ngày 17 tháng 4, đại quân đang tiến vào Bình Thuận làm không khí tưng bừng, rộn rịp lạ thường. Thời cơ giải phóng Phan Thiết đã đến! Tất nhiên không có lực lượng trên thì sớm muộn gì Bình Thuận cũng tự giải phóng được, nhưng có đại quân thì nhanh hơn nhiều. Tiền phương chúng tôi đóng ở Tam Giác, nhưng các anh Ba Đôn, Nhật, Đài vẫn ở cơ quan tỉnh chỉ đạo trực tiếp các cơ sở. Anh Đáp được lệnh Quân khu ra Gộp cùng anh Ba Mỳ đón đại quân. Trước khi đi, anh Đáp dặn tôi:

- Anh cho 130 bắn mạnh 105, H12, ĐKB vào các mục tiêu quân sự địch ở Phan Thiết và xung quanh liên tục cho đến 16 giờ thì dừng để khỏi ảnh hưởng việc triển khai chiến đấu của lực lượng trên.

Tôi gọi Ruyến tiểu đoàn trưởng và Cù Thanh Sơn chính trị viên 130 bàn việc pháo kích trong ngày 18. Tôi biết đây là lần pháo kích cuối cùng của Phan Thiết nhưng rất quan trọng, cần bắn thật mạnh, tập trung, chính xác, sát thương thật nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, gây náo động, rối loạn lớn, uy hiếp nặng đầu não địch, hỗ trợ đắc lực và tạo thuận lợi cho trên đột phá vào thị xã. Lúc đó ở Phan Thiết đang có rất nhiều lực lượng hỗn hợp rất phức tạp, lộn xộn; tuy vậy cũng cũng còn nhiều cụm pháo, nhiều cơ giới; cần đánh cho địch tê liệt; 130 phải củng cố công sự thật vững chắc để hạn chế thương vong do địch phản pháo. Tôi cho rằng địa quân vào từ xa đến, dù tổ chức chiến đấu nhanh mấy cũng phải đến 19 giờ mới pháo hỏa chuẩn bị được, không thể đột phá Phan Thiết lúc 18 giờ được, vậy ta phải bắn liên tục không để địch có thời gian củng cố lực lượng đối phó ta. Anh em rất nhất trí. Tôi cho lệnh bắn đến 18 giờ thì ngừng. Ngày pháo kích này của 130 có hiệu quả rất lớn, nhiều đám cháy, nổ kéo dài ở Căng, ở Lầu Ông Hoàng, pháo nổ ở các mục tiêu trong Phan Thiết rất dữ dội, chính xác, gây cho địch thiệt hại nặng, càng làm chúng hoang mang rối loạn dữ. Sáng 19, khi vào tòa hành chính tỉnh, tôi thấy dấu vết mảnh pháo, H12 bắn trúng hội trường của tỉnh đường, lỗ chỗ dưới gạch rất nhiều. địch phản pháo khá ác liệt nhưng nhờ có công sự đầy đủ, chắc chắn, có nhiều trận địa pháo dự bị nên thương vong không đáng kể. Đúng 20 giờ, Quân đoàn 2 mới đột phá vào Phan Thiết.

Quân đoàn 2 của Bộ tấn công Thành Sơn, Phan Rang, giải phóng Ninh Thuận thì ở miền Đông Nam Bộ, Quân đoàn 4 của Miền cũng tấn công Xuân Lộc, cửa ngõ đông Sài Gòn. Cuộc đại tấn công giải phóng hoàn toàn miền Nam sau 15 ngày tạm dừng đã bắt đầu. Chúng tôi, những chiến sĩ Bình Thuận vô cùng hân hoan phấn khởi, điều đó cũng dễ hiểu thôi. Bộ Chỉ huy giải phóng Bình Thuận từ đầu đã lệnh cho 812 bằng mọi giá phải làm chủ và giữ bằng được thị trấn và cầu Phú Long, đảm bảo cho lực lượng trên có thể đột phá xe tăng qua cầu Phú Long, xông thẳng vào thị xã nhanh chóng, thuận lợi. 812 đã hoàn thành được nhiệm vụ này để phối hợp đắc lực với đại quân, cửa ngõ bắc Phan Thiết đã rộng mở.

Trên đường vào Phan Thiết, đêm 17 và sáng ngày 18 tháng 4, khi đại quân vừa đến, địch ở Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý tan rã tức khắc. Các ban khởi nghĩa địa phương chớp thời cơ huy động quần chúng truy quét tàn binh, tề điệp, tiếp quản xóm ấp ngay. Trưa 18, Quân đoàn 2 đã liên lạc được với các anh Ba Mỳ và Đỗ Phú Đáp tại Gộp. Biết địa phương đã áp sát vùng ven, dồn địch vào Phan Thiết, giữ được cầu Phú Long, binh đoàn khỏi mở cửa đánh chiếm đầu cầu rồi mới phát triển như thường lên, Quân đoàn quyết định tấn công Phan Thiết ngay chiều tối 18 tháng 4.

20 giờ, không cần pháo hỏa chuẩn bị, một mũi xe tăng của lữ đoàn xe tăng 203/Quân đoàn 2 có cán bộ 812 và tỉnh ngồi trên xe dẫn đường xuất kích, ầm ầm vượt cầu Phú long, sang Kim Ngọc, đột phá thẳng xuống cầu Bến Lội, cầu Sở Muối. Một mũi tăng khác đi trên đường bên trái Phú Long xuống ngã ba Phú Hải đánh diệt địch ở Lầu Ông Hoàng, chặn không cho chúng chạy dồn vào trung tâm thị xã. Địch ở Kim Ngọc tan vỡ ngay từ đầu khi thấy bóng xe tăng ta qua cầu. Pháo từ trong Phan Thiết bắn dữ dội hòng ngăn chặn đội hình ta đang tiến vào thị xã như vũ bão; chúng cũng đưa xe tăng, bộ binh ra phản kích nhưng bị diệt ngay mấy chiếc, chúng liền bỏ xe chạy thục mạng. Quân ta xông thẳng vào nội ô. Hai bên đường địch vứt bỏ súng ống, trang bị ngổn ngang, chạy trốn vào các ngõ ngách, hẻm phố. Hai chiếc trực thăng đã nổ máy sẵn sàng cất cánh ở trước cổng tỉnh đường nhưng Ngô Tấn Nghĩa vừa nghe tiếng xe tăng Quân giải phóng ầm ầm sát cạnh, không còn hồn vía nào để lên máy bay mà vội lủi nhanh ra bờ sông xuống chiếc thuyền con, lặng lẽ trốn ra biển, bỏ mặc đồng bọn tùy nghi di tản.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM