Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:09:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đề Yêm chống Pháp  (Đọc 12596 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 04:05:27 pm »

KẾT LUẬN


Từ giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, quá trình xâm chiếm và thống trị của chúng là quá trình nhân dân ta nổi dậy đấu tranh bất khuất.

Nói riêng về tỉnh Hà Nam, bọn chúng phải thú nhận rằng: sau 10 năm mới chiếm cứ được thị xã Phủ Lý, tức là năm 1883 chúng mới bình định được xứ này. Thế mà liền năm 1884, chúng đã phải đương đầu với phong trào nổi dậy của nhân dân Hà Nam (các huyện Thanh Liêm, Bình Lục) do Lãnh Tràng, tức Đinh Công Tráng lãnh đạo 1 và nhiều cuộc khởi nghĩa khác của nhân dân trong tỉnh. Trong số đó có vụ nghĩa quân Tuyết Sơn do Đề Yêm lãnh đạo. Địch phải tập trung lực lượng, đem cả tàu chiến đi đánh dẹp rất vất vả 2. Không những thế, ngoài địa điểm chính là tỉnh lỵ ra chúng còn phải đóng nhiều đồn trại để án ngữ như: Do Lễ, Quang Thừa (huyện Kim Bảng); Như Trác (huyện Lý Nhân); Thành Thị (huyện Bình Lục); Vũ Xá (huyện Thanh Liêm).... Tuy vậy, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục chúng. Với hai bàn tay trắng và chí căm thù, đồng bào đã dũng cảm đứng lên cướp đồn giặc như nhân dân Kim Bảng đánh đồn Quang Thừa, do ông Hàm 3 và Đinh Hữu Tài chỉ huy.

Về thủ lĩnh Đề Yêm và nghĩa quân Tuyết Sơn, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, nghiên cứu, thu được một số kết quả bước đầu như đã trình bày ở trên. Một điều khá rõ là Đề Yêm đã kế tục sự nghiệp của Nguyễn Thiện Thuật, tức Tán Thuật, sau khi ông sang Trung Quốc. Đến đó, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy cũng chưa phải kết thúc. Đề Yêm đã cùng nhiều tướng cũ của Bãi Sậy như Đề Vang, Tú Lý, Tác Vi, Tác Hoắm và nhiều nghĩa quân khác chuyển vùng hoạt động từ Bãi Sậy (Hưng Yên), Bắc Ninh, Hải Dương sang vùng Hà Nam, Hà Đông, Đề Yêm và nghĩa quân đã tìm được nơi hiểm yếu để lập căn cứ và để kéo dài thêm cuộc đấu tranh với thực dân Pháp hơn một năm trường 4, khiến cho chúng phải vất vả lao đao, không rảnh tay bòn rút sức lao động và của cải, tài nguyên phong phú của nước ta.

Vì hạn chế của điều kiện lịch sử nên nghĩa quân và thủ lĩnh Đề Yêm chưa có được chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn để đảm bảo cho chiến thắng cuối cùng, nhưng cuộc khởi nghĩa đã chứng minh rằng, nhân dân ta với truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm thời nào cũng có và địa phương nào cũng có.

Trước khi dừng bút, chúng tôi xin rất hoan nghênh và cảm ơn Đảng ủy, chính quyền các xã Đồng Hóa (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông) đã nhiệt tình tổ chức các cuộc họp để trao đổi về tổ chức và hoạt động của nghĩa quân Tuyết Sơn và lãnh tụ Đề Yêm tại các thôn Đồng Lạc (14/8/1964), Đục Khê (4/9/1964). Trong các cuộc họp này, chúng tôi rất cảm động trước nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo và của nhiều bà con địa phương, nhất là các cụ lão ông, lão bà đã đóng góp, cung cấp cho chúng tôi nhiều mẩu chuyện, tư liệu quý báu về diễn biến và những chiến công quan trọng của nghĩa quân Tuyết Sơn và thủ lĩnh Đề Yêm.

Viết xong tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
                                         Tháng 1 - 1965


                                          TRỌNG VĂN.



Hết





--------------------------------------------------------------
1. Theo tập Dư địa chí tỉnh Phủ Lý của thực dân Pháp viết ngày 27/12/1932 (lưu lại Cục lưu trữ Trung ương số 54.751), thì tháng 12/1873 tên Balny Avrincourt chỉ huy pháo thuyền (Espingole) xâm chiếm Phủ Lý. Kể từ năm 1883, thực dân Pháp mới bình định được vùng Hà Nam. Tuy vậy, năm 1884, Đinh Công Tráng, tức Cai Tràng (tên gọi theo làng là Nham Tràng, thuộc huyện Thanh Liêm)nổi dậy chống Pháp và mưu đồ đánh chiếm Kẻ Sở, nơi trung tâm công giáo.

Nguyên văn tiếng Pháp như sau:
En Décembre 1873, Balny d’ Avrincourt, commandant de “L’Espringole” s’empara de Phủ Lý... Apartir de 1883, le pays est paciíié... e’ est ainsi qu’en 1884, le nommé Đinh Công Tráng dit Cai Tràng (du nom de son village Nham Chàng, distrist de Thanh Liêm) serévolte con tre les Franxais et forme le proet de s’emparer du centre catholique de Kẻ Sở...”.

2. Xem phần Những di vật tài liệu hiện còn của sách này

3.  Cũng theo tài liệu nói trên viết: “Năm 1884, tên tướng giặc Hàm đánh đến Quang Thừa, huyện Kim Bảng. Hắn bị đánh lui, nhưng đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho quân đội đóng ở các đồn nhỏ này”

Nguyên văn tiếng Pháp như sau:
En 1894, le chef pirate Hàm attaque le poste Quang Thừa dans de distrist de Kim Bảng. Il esr repousse’ après avoir cependant infligé des pertes sérieuses aux troupes de ce petit poste.

4. Chúng tôi căn cứ vào:
a) Bài vè dân gian đã dẫn ở trên, tài liệu của Pháp và quan lại Nam Triều (Lính khố xanh Đông Dương), giấy khen của Quản đạo và Phó sứ Mỹ Đức tặng cho Nguyễn Văn Thiều, người giúp chúng đắc lực.

b) Ngày Đề Yêm kéo quân về làng Yên Lạc 16/6 (âm lịch) năm 1889; ngày giỗ của những kẻ ở Đồng Lạc làm tay sai cho giặc Pháp bị nghĩa quân Đề Yêm giết; ngày nghĩa quân tan vào khoảng tháng 3 (âm lịch) năm Canh Dần 1890, lúc đó trên cánh đồng đã có mía bói.
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM