Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:38:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận mạc và giảng đường  (Đọc 14447 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:18:16 pm »

Tôi trả lời:

- Nhất định sẽ được, cứ nói nhạc sĩ An Thuyên đưa câu đó vào.

Bản báo cáo thành tích của Học viện gửi ra Bộ đã được Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương nhất trí đề nghị sang Chính phủ và Chính phủ cũng đồng tình đề nghị Chủ tịch nước. Sáng ngày 1-6-2001, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương ký quyết định tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện Lục quân. Điều đặc biệt là trong đợt phong tặng danh hiệu Anh hùng lần này, chỉ có duy nhất một tập thể là Học viện Lục quân. Khi nhận được thông tin này, tôi thông báo cho tất cả toàn Học viện biết, anh em từ cán bộ cho tới chiến sĩ, công nhân viên rất phấn khởi.

Vào thời điểm năm 2000, cơ sở hạ tầng, đường sá, sân bãi của Học viện đã xuống cấp có ít nhiều ảnh hưởng tới học tập, công tác và sinh hoạt của cán bộ, giảng viên, học viên. Trục đường chính từ Lữ Gia đi qua cổng Học viện đến khu làm việc của Ban Giám đốc do lâu ngày không được bảo dưỡng, bị hư hỏng rất nhiều kể cả đoạn sang khu B. Sân vận động ở khu B là nơi chào cờ cho khối học viên và bốn hệ chưa được tu sửa, cỏ rất rậm. Tôi ra Hà Nội đề nghị với Bộ trưởng xin được ứng một số tiền để làm con đường từ cổng chính vào khu làm việc của Ban Giám đốc. Riêng sân chào cờ bên khu B tôi kiến nghị Bộ trưởng cho xây dựng một sân trực thăng để làm bãi đáp khi cần thiết vận chuyển cấp cứu bệnh nhân, cán bộ cấp cao của Học viện về các bệnh viện tuyến tên cũng như phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh quốc phòng tại thành phố Đà Lạt. Những kiến nghị đó được đồng chí Bộ trưởng đồng tình. Tôi khẩn trương về tổ chức làm đường bê tông từ cổng chính vào khu làm việc và đổ bê tông khu sân chào cờ ở khu B. Trước mắt phục vụ lễ kỷ niệm 55 năm, lâu dài đây là sân chào cờ đầu tháng của toàn Học viện.

Học viện ở trên một diện tích rất rộng nhưng vẫn còn rất nhiều đất trống. Với chủ trương Học viện dưới bóng cây xanh và cây xanh phủ kín Học viện, ngày 20-4-2001, tôi chỉ thị cho toàn Học viện trồng cây xanh trong tất cả các khuôn viên đóng quân và những nơi đang bỏ trống từ khu A, hội trường C sang khu B. Chủ trương này được cán bộ, giáo viên, học viên Học viện ủng hộ. Phòng Hậu cần tổ chức mua cây giống, chia khu vực diện tích trồng. Các đơn vị tổ chức trồng cây và hoàn thành trước khi mùa mưa tới.

Ngày 7-7-2001, lễ kỷ niệm truyền thống 55 năm thành lập Học viện Lục quân và đón nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tiến hành long trọng, hoành tráng. Trung tướng Phùng Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thay mặt Đảng, Quân đội về dự và gắn huy chương anh hùng lực lượng vũ trang lên quân kỳ quyết thắng của Học viện. Cán bộ của Học viện qua nhiều thời kỳ, cán bộ lãnh đạo chỉ huy các đơn vị trong toàn quân, bạn bè, học viên cũ của Học viện về dự đông đủ, các đại biểu đảng bộ, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang các tỉnh trên địa bàn Quân khu 5, 7, 9 cũng như thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng đều đến chung vui và chúc mừng. Đó thực sự là một ngày hội lớn.

Sống giữa thành phố du lịch Đà Lạt, có lẽ chưa hợp với khí hậu độ cao trên 1.500m, nơi có nhiều rừng cây lá nhọn nên sức khỏe của tôi không được khỏe lắm, cộng với áp lực công việc có lúc quá căng thẳng, có đêm không ngủ được, tôi chợt nẩy ra mấy câu thơ:

      Đà Lạt ơi lạnh quá
      Rét buốt nhức hết đầu
      Trằn trọc suốt đêm thâu
      Sao không hề chợp mắt
      Mở cửa ngắm trời sao
      Nhìn ánh đèn vàng nhạt
      Giọt gianh hè tí tách
      Đọng lại cơn mưa chiều
      Lá thông reo ào ào
      Cái rét cứ xoáy… xoáy mãi vào…


Việc lo giữ gìn sức khỏe để đảm đương công việc đặt ra một yêu cầu bức thiết. Những lúc không ngủ được, bên tai tôi văng vẳng lời phát biểu trong Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ 9. Tôi tự nhủ phải cố gắng vượt qua tất cả để hoàn thành chức trách được giao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:20:07 pm »

*
*   *

Học viện Lục quân là đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ chỉ huy chiến thuật cấp trung, sư đoàn, chỉ huy trưởng các huyện, quận và tỉnh thành trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vấn đề đặt ra là nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cần phù hợp đối tượng đầu vào (thường thấp hơn đào tạo từ một đến hai bậc), với điều kiện chiến tranh trong tương lại và hoàn thành được nhiệm vụ trước mắt. Phương pháp huấn luyện, giảng dạy ở Học viện cần có một bước cải cách mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu trong nhiệm vụ đào tạo huấn luyện.

Được rút kinh nghiệm đào tạo bậc đại học ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hơn ba năm và một học kỳ cuối năm học 2000-2001 ở Học viện, tôi đã tìm hiểu, nắm bắt được phương pháp, nội dung đang đào tạo ở đây. Trên cơ sở tiếp tục phát huy những mặt tích cực đang có, đồng thời chủ trương điều chỉnh những gì chưa phù hợp với hiện tại và tương lai tới. Trước mắt phát hiện những nội dung trùng lặp ở các bộ môn kiên quyết điều chỉnh lại.

Với kinh nghiệm đã qua chỉ huy chiến đấu ở các cấp và đã là học viên được hai lần nghiên cứu học tập chiến thuật, chiến dịch, chiến lược ở các học viện, tôi chỉ đạo Khoa Chiến thuật – Chiến dịch xây dựng các tưởng định tập bài không sử dụng tưởng định đã huấn luyện ba năm trước. Làm như vậy tránh được sự sao chép, nhắc nhở của lớp trước cho lớp sau. Buộc mọi học viện phải tích cực nghiên cứu vận dụng lý luận đã học vào tưởng định đã cho.

Địa hình huấn luyện không nhất thiết chỉ rừng núi hoặc ven biển, mà cần được phân bổ tỷ lệ cân đối giữa rừng núi, đồng bằng, trung du. Đồng bằng cũng phân biệt đồng bằng Bắc Bộ với đồng bằng sông nước Nam Bộ. Địa hình ven biển cũng có những đặc điểm khác nhau, ven biển Quân khu 9 khác với ven biển Quân khu 5. Các khoa xây dựng các tưởng định huấn luyện với nhiều loại địa hình để đảm bảo tính toàn diện cho người học. Các tưởng định tập bài huấn luyện luôn đổi mới, một lần tập bài là một lần học viên tiếp nhận cái mới, từ nội dung để có tư duy tự chủ vận dụng lý luận đã được nghiên cứu học tập ở giảng đường đưa vào bài tập thực tế.

Diễn tập cuối khóa cũng vậy, không diễn tập một hình thức chiến thuật mà diễn tập mang tính tổng hợp. Thường từ 2 đến 3 hình thức chiến thuật diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định. Có thể từ phòng ngự chuyển qua đánh lại địch đổ bộ đường không, sau đó tổ chức tập kích (hoặc tiến công khi có điều kiện). Kinh nghiệm này vận dụng từ Tàu Ô năm 1972 của Sư đoàn 7. Hoặc qua diễn tập năm sau lại chỉ đạo nội dung khác nhau từ tiến công chuyển vào phòng ngự trực tiếp tiếp xúc… như chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Trong diễn tập thường không có đáp án cho các đồng chí đạo diễn. Từ đầu bài tưởng định đã cho học viên và đạo diễn cùng nghiên cứu lý luận để vận dụng. Trên cơ sở lấy phương án, quyết tâm của học viên là chính (đạo theo diễn), từ đó đối chiếu với một phương án cơ bản có thể của Ban chỉ đạo đưa ra để các khung học viên và đạo diễn cùng thảo luận, tự kết luận, tự đánh giá kết quả diễn tập. Phương pháp này đã tạo ra tính năng động từ Ban chỉ đạo diễn tập, tới tất cả các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, ban. Phải đầu tư làm sao khi huấn luyện, học viên vận dụng được tốt nhất.

Trong diễn tập, nội dung đối kháng là vấn đề không mới nhưng đã lâu Học viện chưa thực hiện. Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Học viện quyết tâm đưa nội dung diễn tập đối kháng vào chương trình cuối khóa. Đây là một việc làm rất phức tạp. Qua tìm hiểu lý luận từ Cục Quân huấn và bản thân đã được tham gia luyện tập, học viên đã viết bổ sung thêm phần lý luận và thứ tự các bước thực hành, tổ chức bồi dưỡng cho các đạo diễn. Kết quả của hai lần diễn tập, học viên rất hào hứng với phương pháp này và hứa về đơn vị sẽ vận dụng vào huấn luyện. Để diễn tập đạt kết quả, yêu cầu Ban chỉ đạo phải tập trung bám sát các khung tập từ dưới mới cung cấp tình huống nội dung tập, người chỉ huy bám sát tình hình và xử trí tình huống tác chiến diễn ra gần sát với chiến trường.

Khi được Bộ đầu tư xây đựng sở chỉ huy diễn tập xong cuối năm 2002, mua sắm trang thiết bị tương đối hiện đại vào phục vụ cho huấn luyện tác chiến binh chủng hợp thành. Trong luyện tập thường xuyên cũng như diễn tập cuối khóa, từ giảng viên đến học viện đều sử dụng thành thạo công nghệ trong sở chỉ huy, từ đó góp một phần không nhỏ vào kết quả diễn tập. Trong diễn tập, chú trọng hành động thực tế ở ngoài địa hình hoặc những nơi cấu trúc sẵn công sự để cho cán bộ chỉ huy các bộ phận trong từng khung tập từ trung đoàn trưởng, sư đoàn trưởng cho đến các cơ quan hình dung được thứ tự công việc khi trận chiến đấu xảy ra.

Sau mỗi cuộc diễn tập cuối khóa kết thúc, trong nhận xét ngoài việc đánh giá kết quả vận dụng lý luận vào tưởng định, tôi dành thời gian nói về nghệ thuật, cách tạo thế, chọn mục tiêu và cách đánh. Cũng như phân tích nghệ thuật chọn hướng, sử dụng lực lượng, nêu lên ưu, nhược điểm của từng khủng, đối chiếu với lý luận đã học và kinh nghiệm những trận chiến đấu đã qua để củng cố thêm nhận thức cho người học và đó cũng là bài học tốt cho đội ngũ giảng viên khi điều hành các cuộc diễn tập khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:22:16 pm »

Với chủ trương chuyển dần trọng tâm đào tạo từ người dạy sang người học, phù hợp với chương tình đạo tạo sau đại học. Chương trình giảng bài được rút từ 60% còn 45% (học viên tự học, tự nghiên cứu từ 40 đến 55%). Tạo cho người học có thời gian tiếp cận tài liệu, tìm hiểu trước nội dung mình sắp học. Khi nghe giảng viên truyền đạt, học viên hiểu sâu sắc và lắng đọng hơn.

Song song với việc xây dựng các tưởng định huấn luyện, tập trung đổi mới, nâng cao tài liệu huấn luyện phù hợp với chương trình giảng dạy, với yêu cầu đào tạo. Có rất nhiều tài liệu ban hành đã lâu cần được điểu chỉnh lại. Tôi giao cho từng khoa, từng cơ quan tổng hợp biên soạn một khối lượng tài liệu lớn để phục vụ cho huấn luyện và trực tiếp là tổng chủ biên biên soạn 5 sách giáo trình huấn luyện cấp trung đoàn (đổ bộ đường không, phòng ngự đô thị, vận động tiến công, tiến công địch phòng ngự, vận động phục kích) đưa vào đào tạo. Giáo trình được cập nhật tình hình chiến sự mới, nghiên cứu vũ khí sử dụng ở Irắc năm 2001 để chỉ đạo lực lượng phòng không có phương án phù hợp được tốt. Khoa Quân chủng Phòng không tìm tư liệu viết thành tài liệu huấn luyện cho các đối tượng trong Học viện và gửi về cho các địa phương cấp huyện, tỉnh nghiên cứu, vận dụng. Trong tài liệu chiến thuật, một hình thức (tiến công) ở mỗi địa hình (rừng núi, trung du…) có một tài liệu riêng, song nội dung thứ tự các phần, mục cơ bản giống nhau. Từ đó tôi quy định viết tài liệu theo cụm địa hình. Cùng hình thức chiến thuật đó, lấy một địa hình viết cơ bản, các địa hình còn lại chỉ nêu những điểm khác nhau về đặc điểm; cách đánh của đối phương, rút ra cách đánh, sử dụng lực lượng, chọn hướng của ta ở từng địa hình cho phù hợp. Ý tưởng này năm 2005 được cơ quan Bộ chỉ đạo biên soạn thành tài liệu huấn luyện chung cho toàn quân.

Các tài liệu về công tác đảng, công tác chính trị cũng được biên chỉnh lại cho phù hợp với cơ chế lãnh đạo của Đảng khi Quân đội thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên. Học viện chủ động đầu tư nghiên cứu biên soạn đưa vào giảng dạy, vận dụng trong diễn tập. Qua các cuộc diễn tập của quân khu, quân đoàn, các trung đoàn, chúng tôi đúc kết xây dựng tài liệu thống nhất đưa vào sử dụng trong Học viện và được gửi về các đơn vị trong toàn quân để vận dụng huấn luyện và tiếp tục lấy ý kiến bổ sung ngày một hoàn thiện hơn.

Kinh nghiệm chiến đấu rất cần cho người chỉ huy. Học viện chọn các cán bộ đã qua chiến đấu hoặc mời cán bộ ở các đơn vị bạn, cán bộ nghỉ hưu đã qua chiến đấu chống Mỹ, đánh Pôn Pốt, về kể chuyện chiến đấu, những trận đánh điển hình. Những đồng chí chỉ huy trưởng tỉnh, thành nói về phòng thủ khu vực ở mỗi địa phương, kết hợp kinh tế với quốc phòng… Chúng tôi đã biên soạn, xuất bản được 5 cuốn sách ghi lại trên 50 trận đánh với bài học kinh nghiệm rút ra của từng trận đánh cụ thể. Đây là cơ sở rất tốt để giảng viên, học viên nghiên cứu học tập vận dụng khi luyện tập.

Trong diễn tập, để tránh tình trạng chỉ một, hai đồng chí học khá giỏi đóng vai chỉ huy và một đồng chí trong khung tập đảm nhiệm một chức vụ từ đầu đến cuối. Tôi chỉ đạo tổ chức bốc thăm phân vai để đồng chí nào cũng phải chuẩn bị có thể làm chỉ huy trên cương vị trung đoàn trưởng, sư đoàn trưởng hoặc chỉ huy trưởng huyện, tỉnh và cũng có thể làm các cương vị như trợ lý cơ quan, chủ nhiệm hậu cần, kỹ thuật… Học viện ai cũng phải học tập toàn diện những nội dung đã được nghiên cứu, không học tủ, không ỷ lại người khác.

Những nội dung đổi mới nêu trên đều được các cơ quan, các khoa trong Học viện ủng hộ và chấp hành nghiêm túc. Phòng Đào tạo là cơ quan tham mưu đắc lực nhất, không quản ngày nghỉ, giờ nghỉ đi khảo sát thực tế, tổng hợp, đề xuất nội dung và triển khai tổ chức thực tập. Đại tá Tiến sĩ Hà Văn Cuông – Trưởng phòng Đào tạo là người có nhiều đóng góp trong nhiệm vụ này. Các khoa Giáo viên cũng có nhiều sáng kiến đổi mới nội dung giảng dạy. Khoa Chiến thuật luôn hoạt thành vai trò trung tâm trong các cuộc tập luyện, diễn tập. Đại tá Tiến sĩ Vũ Đức Hinh – Chủ nhiệm khoa là người rất say mê thực hiện các chủ trương đổi mới nội dung đào tạo của Ban Giám đốc.

Năm 2004, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành quyết định giao cho thủ trưởng cơ sở đào tạo sau đại học được ký bằng tốt nghiệp cao học cho học viên. Thực hiện quyết định này, Đảng ủy và Ban Giám đốc chủ trương xây dựng chương trình nội dung đào tạo sau đại học ở Học viện Lục quân. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng. Cơ quan và các khoa đầu tư đổi mới, địa hình làm luận án, luận văn cũng như các hình thức tác chiến sao cho phù hợp với chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra trong tương lai. Các đề tài của nghiên cứu sinh cũng như học viên cao học tránh lặp lại hình thức chiến thuật thời kỳ chiến tranh giải phóng. Học viện ra nhiều ngân hàng đề tài ở từng hình thức chiến thuật để cho học viên lựa chọn, cũng là điều kiện để cho giáo viên, các đồng chí có học hàm, học vị nghiên cứu giúp đỡ học viên thực hiện luận án, luận văn của mình. Đó là các đề tài liên quan đến tác chiến phòng thủ ở từng khu vực trên từng địa bàn, tác chiến phản công, tác chiến tiến công, những hình thức diễn ra rất nhiều trong thời kỳ đầu chiến tranh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:27:29 pm »

Từ năm 2002, Bộ giao nhiệm vụ bổ sung cho Học viện: đào tạo sau đại học cho Quân đội Hoàng gia Campuchia. Học viện nhanh chóng lập chương trình, nội dung, thời gian về đào tạo cao học, nghiên cứu sinh cho cán bộ cao cấp của bạn Lớp học đầu tiên có Trung tướng KunKin. Tôi trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ Trung tướng từ lúc học cho tới lúc bảo vệ thành công luận án. Những năm tiếp theo (đến 2008), Học viện mở các lớp đào tạo vào thời gian tập trung cho 4 đại tướng và 20 thiếu tướng, trung tướng của Quân đội Hoàng gia Campuchia, trong đó có nhiều người đảm nhiệm cương vị cao (Đại tướng KunKin – Phó Tổng tư lệnh quân đội Hoàng gia, cố vấn trực tiếp cho Thủ tướng HunXen, Đại tướng Sô Phia – Tổng Tham mưu trưởng liên quân Quân đội Hoàng gia…). Ngoài chỉ đạo chung, bản thân tôi cũng hướng dẫn 5 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Kết quả đào tạo đã góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết quân đội hai nước. Ngoài ra, hàng năm Học viện Lục quân vẫn đi lại thăm hỏi, trao đổi công tác với quân đội bạn. Từ 10 đến 18-7-2007, đoàn cán bộ của Học viện sang Campuchia, tới thăm các quân khu ở Xiêm Riệp, ở Bát Tam Băng; tới thăm và cắt băng và khánh thành nhà ăn Trường Quân chính Quân khu 5 trị giá 35.000 USD do Học viện xây dựng. Đi đến đâu, chúng tôi đều được bạn đón tiếp rất chân tình. Sau 24 năm mới có dịp trở lại Phnôm Pênh, tôi không khỏi bàng hoàng trước sự thay đổi quá nhanh chóng của đất nước bạn. Đường phố rộng rãi, dân tình đông đúc sầm uất, các khách sạn, công sở, nhà ở của dân khang trang. Trở lại Tun Cốc, nơi đặt Sở chỉ huy Quân đoàn 4 ngày nào, ngỡ ngàng mãi tôi mới nhận ra được. Tôi bồi hồi nhớ lại bao đồng chí, đồng đội quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh để có ngày hôm nay, một Campuchia đang ngày phát triển.

Trong quá trình đào tạo, chất lượng giảng viên là yếu tố then chốt. Một lần giao nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện năm học 2002-2003, tôi nhấn mạnh tiêu chí để tồn tại và phát triển của cán bộ học viện Lục quân là “phải đào tạo các bậc học theo đúng quy định va đi thực tế để hiểu biết rõ cơ sở về vận dụng vào nhiệm vụ huấn luyện”. Hàng năm, Học viện đều cử một khối lượng cán bộ rất lớn đi nghiên cứu học tập, đào tạo ở các trường học viện ngoài Quân đội để nâng cao trình độ chuyên môn. Đội ngũ cán bộ đi thực tế từ cấp trung, sư đoàn và cơ quan các quân khu, quân đoàn, các cơ quan quận, huyện, tỉnh, thành trên địa bàn các Quân khu 5, 7, 9 và Quân đoàn 1, 2, 3, 4. Hiệp đồng với Học viện Khoa học Quân sự của Tổng cục 2 mở một lớp đại học ngoại ngữ tại học viện cho một số cán bộ vừa học vừa làm trong thời gian gần 3 năm. Đối tượng học là cán bộ trong Ban Giám đốc, trưởng, phó phòng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa và các cơ quan sau này có thể phát triển thành tiến sĩ hoặc phó giáo sư. Đây là việc làm rất kiên quyết của Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc, chống tư tưởng tự ti ngại đi học tập, nặng vào chủ nghĩa kinh nghiệm, hoặc không dám cử cán bộ đi nghiên cứu,…

Hội thảo khoa học là một trong những nội dung quan trọng nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học cho đội ngũ giáo viên và cán bộ. Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Học viện đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức hội thảo khoa học “Chiến dịch Điện Biên Phủ với chiến trường Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ”. Đây là một chiến thắng nổi tiếng cả thế giới, nhưng mối liên hệ với chiến trường phái Nam thì đang là vấn đề cần được tìm hiểu, làm tài liệu phục vụ huấn luyện. Hội thảo đã thu được 68 bài tham luận của các nhân chứng lịch sử, tướng lĩnh, nhà khoa học trong và ngoài quân đội trên địa bàn của Quân khu 7 và nam Tây Nguyên, trong đó có 18 bài của cán bộ, giảng viên Học viện Lục quân. Tới dự hội thảo có Thượng tướng Lê Văn Dũng – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Võ Văn Kiệt – nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí Võ Văn Kiệt phát biểu nhấn mạnh về vai trò, vị trí, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và nêu bật được sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam phối hợp tác chiến ở chiến trường miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ để tạo điều kiện giành chiến thắng quan trọng trên chiến trường trọng điểm.

Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Học viện Lục quân tổ chức hội thảo khoa học “Đại thắng mùa xuân năm 1975 và sự phát triển của chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam”. Hội thảo có 22 bài tham luận của các cán bộ chiến đấu ở các chiến trường và các đồng chí giảng viên trong Học viện. Thượng tướng Lê Văn Dũng tới dự và đọc tham luận. Anh em tham gia rất đông đủ và các bài viết đều có chất lượng tốt. Qua hai lần tổ hức hội thảo, cán bộ giảng viên bổ sung hiểu biết về nghệ thuật chỉ đạo chiến thuật, chiến dịch các cấp, những kiến thức được mô tả lại rất xúc động, vận dụng bổ ích trong giảng bài, luyện tập ở Học viện; đồng thời mở ra mối quan hệ, giao lưu trao đổi khoa học giữa Học viện với các cơ quan, đơn vị, nhà khoa học, nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ. Ngoài việc chỉ đạo chung, tôi viết các bài báo về khoa học quân sự (gần 20 bài) đăng tải trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân cũng như Tạp chí Nghiên cứu chiến thuật, chiến dịch. Nội dung các bài viết đi sâu phản ánh thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, địa bàn nơi đang công tác trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng; phân tích tính khách quan, phát triển sự việc trong tương lai tới, đề cập tới giải giáp trước mắt cũng như lâu dài nhằm nâng cao chất lượng trong giáo dục, đào tạo, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu ở nhà trường và các đơn vị.

Nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ giảng viên. Hàng năm Học viện giao cho 3-4 khoa, mỗi khoa thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, thời gian trong một năm với kinh phí tự có của Học viện là chính. Cách làm này đã phát huy được chất xám của từng giảng viên, phục vụ ngay cho công tác giảng dậy. Tôi cũng trực tiếp làm chủ nhiệm 4 đề tài cấp Bộ (Trung đoàn bộ binh chuyên trách chống bạo loạn lật đổ (1997-1998); Tổng kết chiến thuật đại đội, tiểu đoàn bộ binh trong hai cuộc kháng chiến cống Pháp, chống Mỹ trên chiến trường miền Nam (1998-1999); Nghiên cứu về phòng ngự trực tiếp tiếp xúc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (2004-2006); Nghệ thuật chia cắt giao thông trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (2005-2007)). Cả 4 đề tài nghiệm thu đều đạt kết quả tốt (có 2 đề tài được tặng bằng khen) và được biên soạn thành tài liệu huấn luyện ở các học viện nhà trường, các đơn vị trong toàn quân.

Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, tôi tiếp tục xin được học tập và làm các công trình để đăng ký ứng viên xét chức danh danh Phó giáo sự. Việc học tập rất vất vả, căng thẳng vì vừa chỉ huy lãnh đạo rồi phải giành thời gian cho nghiên cứu học tập. Thế nhưng, trước yêu cầu về nâng cao học lực và làm tấm gương cho cán bộ, giảng viên noi theo, tôi quyết tâm học. Các công trình cấp Bộ thường tôi làm chủ nhiệm đề tài nên thực hiện rất thuận lợi. Đề tài “Sư đoàn bộ binh chuyển vào phòng ngự từ trực tiếp tiếp xúc”, đề tài “Nghệ thuật chia cắt giao thông trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”… đề tài nào nghiệm thu cũng được đánh giá loại khá hoặc xuất sắc. Khó nhất là ngoại ngữ, tôi phải giành rất nhiêu thời gian đầu tư vào học tập, mỗi tuần 2 tối, hè dành 3 tuần học liên tục tạo thói quen trong đọc, viết để tránh quên. Hôm bảo vệ trước hội đồng cấp ngành, tôi nghe và trả lời tốt các câu hỏi của các thành viên trong hội đồng. Điểm các công trình khoa học, các bài báo của tôi cũng có số điểm trên mức quy định. Ngày 20-11-2004, tôi và 7 đồng chí khác của Học viện Lục quân được Hội đồng chứng danh giáo sư Nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học quân sự.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:31:38 pm »

*
*   *

Tôi cùng Đảng ủy – Ban Giám đốc luôn chú trọng xây dựng Học viện vững mạnh về mọi mặt. Qua tìm hiểu tình hình quân hàm của giảng viên và cán bộ, thấy có rất nhiều đồng chí đã quá niên hạn nhiều năm nhưng chưa được bố trí đề bạt. Trong phiên họp Thường vụ Đảng ủy đầu năm 2001, tôi kiến nghị nên xoay vòng điều chỉnh bổ nhiệm cán bộ theo phạm vi quyền hạn của Học viện được Bộ Quốc phòng cho phép để tạo điều kiện cho cán bộ có trần được phong quân hàm. Thường vụ đồng tình, các cấp ủy từ cơ sở trở lên hưởng ứng. Từ đó, chúng tôi thực hiện điều động bổ nhiệm thay đổi các vị trí theo chức danh (hoặc chuyển qua bộ phận khác). Năm 2001, học viện được Bộ quốc phòng đề bạt 44 đại tá; năm 2002 được 30 đại tá. Đây là những con số nói lên chất lượng đội ngũ giảng viên Học viện rất cao. Phong quân hàm thể hiện việc đánh giá kết quả công tác cũng như quá trình cống kiến của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt nam. Riêng bản thân tôi, ngày 10-7-2003 được thăng quân hàm Trung tướng. Đây là một vinh dự rất to lớn cho Học viện Lục quân cũng như cho bản thân tôi và gia đình cũng như dòng họ nói riêng.

Chăm lo đời sống, hậu phương của giảng viên, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng là một vấn đề rất cần. Khi tôi về nhận công tác, có trên 100 cán bộ, giảng viên đưa vợ con gia đình vào nhưng đang ở nhà thuê tại các phòng trọ của dân hoặc một số nhà của Học viện xây dựng. Chúng tôi đề nghị Bộ quốc phòng chuyên giao hơn 7 héc-ta đất do Quân đoàn 4 đang quản lý tại Biên Hòa – Đồng Nai để làm khu gia đình lâu dài. Học viện tiếp tục làm việc với các cơ quan ban ngành của tỉnh Lâm Đồng để chuyển khu Thái Phiên, khu 92 thành khu gia đình quân nhân. Những chủ trương này đã được triển khai và được thực hiện một cách nghiêm túc của các cơ quan chức năng trong Học viện. Ủy ban nhân dân và cơ quan các cấp của tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng nhiệt tình giúp đỡ. Quá trình xét cấp đất cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng được tiến hành theo một quy trình rất chặt chẽ, thống nhất từ cơ sở tới Thường vụ Đảng ủy Học viện, đồng thời được cơ quan của Bộ kiểm tra, hướng dẫn và phê duyệt. Ba khu vực quy hoạch làm nhà quân nhân nói trên đã có 422 đồng chí được cấp đất, chiếm 44% số cán bộ sĩ quan, công nhân viên của Học viện (nhượng 138 suất đất để lấy kinh phí tái đầu tư các khu gia đình quân nhân). Chủ trương này được thủ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý và Học viện tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Yêu cầu về xây dựng nhà ở, giảng đường, đường sá đi lại, thao trường của Học viện rất lớn,… Bản thân Học viện là cơ sở đào tạo hoàn toàn phụ thuộc vào kinh phí của Bộ.

Cuối năm 2001, trong hội nghị Quân chính toàn quân, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới dự, tôi được Bộ trưởng chỉ định phát biểu. Bức xúc nhất của Học viện lúc này là nơi ăn ở, đồ dùng sinh hoạt xuống cấp… Phát thế nào? Suy nghĩ một lát, tôi thẳng thắn:

- Báo cáo Tổng Bí thư và Bộ trưởng, Học viện Lục quân tiếp quản trường võ bị quốc gia của ngụy tại Đà Lạt từ năm 1976. Đây là cơ sở cũ của địch bỏ lại rất khang trang so với cách đây 25 năm. Nhưng đến nay đã xuống cấp ghê gớm, đường sá hư hỏng nặng. Nếu ai đã có dịp đến thăm hoặc được học tập ở Học viện cách đây 20 năm nay quay lại thì phong cảnh vẫn còn nguyên như cũ. Nếu như có nhà đạo diễn làm phim nếu cần có cảnh quay hình ảnh, đồ dùng của chế độ cũ xin mời tới Học viện Lục quân cho quay toàn bộ từ cổng tới nhà ăn, giảng đường, phòng học, giường nằm, bàn ghế ngồi học,… học viện sẽ giúp đỡ tận tình không lấy thù lao…

Tôi phát biểu xong, toàn bộ hội trường cười ầm. Nhà báo Duy Phục chuyên đưa tin hoạt động của lực lượng vũ trang trên báo Nhân Dân tới bắt tay tôi biểu thị thán phục. Không ngờ sau bài phát biểu ấy, Trung tướng Nguyễn Văn Rinh thay mặt thủ trưởng Bộ vào kiểm tra và yêu cầu Học viện làm gấp kế hoạch giai đoạn 2 để Bộ đầu tư, đồng thời nhanh chóng giải ngân các công trình giai đoạn 1 (giai đoạn 1 được đầu tư 40 tỷ đồng).

Tới năm 2005, toàn bộ mạng đường sá nội bộ trong Học viện được làm lại, cảnh quan trước nhà làm việc của Ban Giám đốc, sở chỉ huy, sân trước nhà ăn, khu học viên… được quy hoạch thống nhất. Những vườn thôn 3 đến 6 tuổi mơn mởn hướng thẳng búp non lên trời tỏa bóng mát. Những hàng cây hoa phượng tím, hoa anh đào mùa xuân đến lại nở hoa khoe sắc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:33:41 pm »

Năm 2005, Đảng bộ Học viện tiến hành Đại hội lần thứ 10. Trong toàn Học viện đang tích cực hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày Đại hội Đảng bộ thì ngày 25-6-2005, vụ án Nguyễn Đức Hi ở Khánh Hòa nổ ra có liên quan tài chính đến Công ty Lâm Viên của Học viện Lục quân. Tất cả trên các mặt báo đều đưa tin Công ty Lâm Viên bị lừa. Nhiều tờ báo thêu dệt những nội dung khác nhau gây một tâm lý hoang mang trong toàn Đảng bộ Học viện. Chính bản thân tôi cũng rất lo lắng. Đúng lúc này, Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh – Phó Giám đốc về chính trị, Bí thư Đảng ủy Được Bộ Quốc phòng thông báo nghỉ hưu, trên bổ nhiệm Đại tá Lê Văn Bảy – Chủ nhiệm chính trị lên thay. Tôi trao đổi với đồng chí Bí thư Đảng ủy Học viện tổng hợp thống nhất sự việc từ quá trình diễn biến cho tới khi báo chí đưa tin để có một cái nhìn khách quan, từ đó lãnh đạo toàn Đảng bộ yên tâm tập trung làm nhiệm vụ đào tạo huấn luyện, tránh tình trạng lo lắng, hoài nghi. Đồng chí Bí thư rất đồng tình với quan điểm của tôi và tổ chức quán triệt trong Đảng ủy và toàn Đảng bộ; thống nhất các nội dung báo cáo Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng, pháp luật của Nhà nước để có hướng giải quyết.

Đây là một tình huống rất phức tạp và diễn biến một cách rất khó lường, từ chỗ chủ động đầu tư kinh doanh thành bị động trong các công việc hợp đồng kinh tế. Nhưng rất may toàn bộ số vốn mà Học viện cho phép Công ty Lâm Viên vay ở các ngân hàng (gần 200 tỷ đồng) đầu tư vào làm ăn chung với Nguyễn Đức Chi vẫn được bảo lưu ở công ty, được rải đều trên 11 dự án đang triển khai thực hiện. Lúc này cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau, phương pháp giải quyết tốt nhất là đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ đánh giá kết luận. Tôi kiến nghị Bộ trưởng tổ chức phái đoàn thanh tra của bộ gồm đại diện Cục Điều tra hình sự, Cục Kinh tế, Cục Tài chính để xác minh tất cả nguồn vốn vay của công ty Lâm Viên đầu tư vào 11 dự án cũng như xác định số tiền mà Lâm Viên đã chuyển sang lương thực Trà Vinh. Sau hai tuần, đoàn kiểm tra kết luận: số tiền 192 tỷ công ty Lâm Viên đang vay của các ngân hàng đã được giải trình đầy đủ ở các đối tác mà công ty đang đầu tư. Đó là cơ sở để thủ trưởng Bộ Quốc phòng, cơ quan Bộ đánh giá xử lý Công ty Lâm Viên.

Năm 2007, Bộ Quốc phòng cho tiến hành cổ phần hóa, Công ty Lâm Viên cũng tìm được đối tác mới để nhượng lại toàn bộ số vốn đầu tư và các dự án của công ty. Như vậy hoàn toàn không gây tổn thất, mất mát hoặc ảnh hưởng tài chính của Học viện. Đó là một quãng thời gian ít nhiều ảnh hưởng đến Học viện nói chung và trách nhiệm bản thân của người chỉ huy cao nhất. Đây là một bài học đối với tôi và Học viện về lựa chọn, sử dụng con người trong lĩnh vực làm kinh tế, về tư duy hiểu biết pháp luật liên quan đến kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Khi chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng bộ Học viện, đồng chí Bộ trưởng hỏi tôi;

- Tình hình tổ chức đại hội về nhân sự có gì phức tạp không?

Tôi báo cáo Bộ trưởng:

- Thủ trưởng yên tâm, mọi vấn đề anh đều nhận thức tốt và có trình độ hiểu biết, nhìn nhận đúng đắn không có gì phức tạp.

Từ ngày 22 đến 25-11-2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Lục quân lần thứ 10 được tổ chức với 149 đại biểu. Trung tướng Bùi Văn Huấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cùng các đồng chí cơ quan Bộ đến dự và theo dõi đại hội. Đại hội diễn ra đúng kế hoạch và thành công tốt đẹp, 15 đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ, 5 đồng chí trong Ban Thường vụ và 7 đồng chí đi dự Đại hội Đảng toàn quân. Nhìn chung các nhân sự dự kiến đều được đại hội bầu tín nhiệm với tỷ lệ số phiếu cao. Tôi được bầu lại làm Phó Bí thư Đảng ủy Học viện. Kết quả của đại hội thể hiện sự tin cậy của toàn Đảng bộ đối với bản thân tôi, tôi càng nhận rõ trách nhiệm nặng nề hơn nữa trong nhiệm kỳ tới. Tôi thầm cám ơn các đại biểu, cán bộ của Học viện, những người có năng lực, có trình độ, biết việc đúng, việc sai, biết việc gì mình cần làm để xây dựng Học viện ngày càng phát triển. Đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị báo cáo kết quả đại hội về cho Bộ trưởng và Bộ trưởng đã gọi điện chúc mừng.

Năm 2006 là năm Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Học viện Lục quân. Ngoài nhiệm vụ tiếp tục đổi mới chương trình nâng cao chất lượng đào tạo như những năm trước, Thường vụ Đảng ủy lãnh đạo tổ chức kỷ niệm được trọng thể và có tính giáo dục cao. Chuẩn bị cho buổi lễ kỷ niệm này, ngoài việc tổ chức lễ, Học viện khẩn trương xây dựng nhà truyền thống, lưu giữ trưng bày những hiện vật, hình ảnh trong 60 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:35:45 pm »

Lễ kỷ niệm 60 năm, Học viện được đón đồng chí Thượng tướng Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thay mặt Đảng, Nhà nước, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, thay mặt Đảng, Nhà nước, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, tới dự và nói chuyện trong ngày truyền thống. Trong lúc ngồi trò chuyện, đồng chí thân mật nói:

- Đây là lần đầu đi đơn vị đầu tiên của tôi khi đảm nhiệm chức Bộ trưởng. Các đồng chí bố trí để tôi nghỉ một, hai ngày không mắc điện thoại và cũng không thông báo cho ai biết, tạo điều kiện để tôi đi thăm một số địa điểm trong thành phố Đà Lạt, thăm một số gia đình cán bộ, bạn học, bạn chiến đấu cùng đơn vị với tôi từ những năm trước.

Sáng ngày 7-7-2006, buổi lễ kỷ niệm diễn ra đúng kế hoạch, ban đầu bầu trời Đà Lạt đầy mây và u ám. Chúng tôi vẫn quyết tâm tổ chức lễ ở ngoài trời, đến giờ quy định tiến hành các nghi thức. Ông trời dường như cũng thấu hiểu quyết tâm của Học viện, bầu trời đã trở nên quang đãng, hừng sáng. Lễ điều duyệt và lễ cắt băng khánh thành nhà truyền thống vừa xong cũng là lúc trời bắt đầu đổ mưa. Đó là một kỷ niệm không bao giờ quên của tôi: hai lầm tham dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ của Học viện (lần thứ 9 và lần thứ 10), năm 2001 tôi được Đại hội Đại biểu toàn quân lần thứ 7 bầu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Ĩ, đây là một vinh dự rất lớn trong đời quân ngũ; cũng như hai lần đọc diễn văn nhân kỷ niệm 55 năm, đón nhận danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 60 năm ngày thành lập Học viện Lục quân.

Ngày 25-8-2007, tôi ra Hà Nội gặp Đảng ủy Quân sự Trung ương và thủ trưởng Bộ Quốc phòng nhận thông báo nghỉ hưu. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tất cả cá đồng chí quân hàm cấp tướng nếu không phải ủy viên Trung ương Đảng hoặc đại biểu Quốc hội đều nghỉ hưu ở tuổi 60. Lần đầu tiên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương thông báo số lượng tướng lĩnh nghỉ hưu rất đông: 43 đồng chí.

Tôi về thông báo lại tình hình cho Học viện và chuẩn bị, chờ đồng chí giám đốc mới lên nhận nhiệm vụ sẽ tiến hành bàn giao vài cuối tháng 12-2007. Do Giám đốc mới, Trung tướng Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Xê bận công việc bàn giao ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 và tôi mới đi điều trị ở bệnh viện về cho nên đến ngày 19-1-2008 mới tiến hành bàn giao. Công việc bàn giao được tổ chức chu đáo. Các nội dung bàn giao đã được thống nhất trong Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc Học viện, dưới sự chứng kiến của đông đảo các đồng chí trong Ban Giám đốc, Đảng ủy Học viện và chỉ huy các phòng, khoa, ban.

Ngày 3-8-2009, tôi lên Học viện nhận sổ hưu. Trước khi về làm người công dân Thành phố Hồ Chí Minh, tôi làm bữa cơm chia tay với lãnh đạo, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của tỉnh Lâm Đồng, các đồng chí trong Ban Giám đốc, các cơ quan, các hệ, các khoa và bạn bè thân thiết. Sự có mặt của đồng chí Huỳnh Phong Tranh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng; đồng chí Huỳnh Đức Hòa – Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Thịnh – Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; đồng chí Hoàng Thị Thu Hồng – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cùng các đồng chí ở các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang của tỉnh và đã dành cho tôi một tình cảm thực sự gia đình. Tình cảm đó đã được vun đắp, gắn bó ngay từ lúc tôi mới về Học viện, từ thời anh Nguyễn Hoài Bão, anh Nguyễn Văn Đảng làm Bí thư, anh Phan Thiên làm Chủ tịch tỉnh. Quan hệ giữa Học viện với lãnh đạo, chính quyền của tỉnh càng được thắt chặt nhiều ơn và tỉnh luôn tạo điều kiện giúp đỡ Học viện về nhiều mặt.

Sau 7 năm công tác gắn bó với Học viện Lục quân, đơn vị cuối cùng tôi từ giã đời binh nghiệp, bàn thân tôi thấy rất thoải mái, phấn khởi. Tôi tự hào đã đóng góp sức mình trong đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo ở Học viện, đồng thời mạnh dạn đưa những kinh nghiệm chiến đấu của bàn thân vận dụng vào lý luận giảng dạy, thực tế chỉ huy trên sa bàn, ngoài thực địa cũng như trên bản đồ, bằng nhiều hình thức khác nhau cho đội ngũ giảng viên và học viên, cũng như xây dựng Học viện khang trang sạch đẹp hơn, thực hiện tốt công tác chính sách mang lại nhiều quyền lợi cho cán bộ công nhân viên toàn Học viện. Mặc nhiên, thành quả ấy có sự ủng hộ, đóng góp to lớn của các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy – Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên, chiến sĩ, từng người đã sát cánh cùng với tôi trong suốt 7 năm xây dựng Học viện Lục quân, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:39:04 pm »

Thay lời kết

Gần 43 năm phục vụ quân đội, trải qua năm tháng chiến đấu chống Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, từ chiến sĩ trở thành sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn, sư đoàn, rồi quân đoàn; từ trình độ văn hóa cấp 2 nơi làng quê thành cán bộ nghiên cứu khoa học có học hàm học vị, phụ trách một trong những học viện lớn của quân đội; nhìn lại thấy mình đã đi những bước thật dài. Những bước ấy, giờ đây tôi không thể nào nhớ hết để kể đầy đủ trong cuốn hồi ức này, có chăng chỉ là đọng lại đôi điều suy ngẫm.

Đó là, tôi đã dám chấp nhận thử thách, kiên quyết thực hiện hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Thử thách thì lúc nào cũng có, miễn là chúng ta có niềm tin. Tin Đảng, tin đồng chí, đồng đội, tin vào sự thắng lợi tất yếu của cách mạng, từ đó xây dựng quyết tâm dám dấn thân, chấp nhận gian khổ hy sinh, đặt mình trong những hoàn cảnh khó khăn và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để thực hiện bằng được nhiệm vụ. Bản thân tôi đã trải quả rất nhiều cương vị, lúc bộ binh, lúc trinh sát, lúc trợ lý… Trước mõi công việc, tôi luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc, khi bắt tay thực hiện thì cố gắng hết sức mình, tìm nhiều biện pháp để vượt qua với tinh thần, thái độ trách nhiệm cao nhất. Có bài hát của thanh niên dẫn lời Bác Hồ dạy: “… Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên…”. Quyết chí để làm nên là điều tôi hằng tâm niệm.

Đó là sự quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước mọi quyết định và hành động của mình. Mỗi khi tin là mình suy nghĩ đúng thì dám quyết, dám làm. Quyết đoán trên cơ sở khoa học. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, xuôi chèo mát mái, có khi gặp không ít những rào cản, những ý trái chiều, thậm chí có người đứng ngoài xem mình làm kết quả ra sao. Quyết đoán cả trong chiến đấu, trong huấn luyện đào tạo, trong lãnh đạo chỉ huy, trong tổ chức nhân sự, lựa chọn con người bồi dưỡng cho tương lai,… Quyết đoán và dám chịu trách nhiệm với quyết đoán của mình, miễn là chúng ta trong sáng, đặt lợi ích chung của tập thể, của đơn vị, của Tổ quốc lên trên lợi ích của cá nhân hoặc một nhóm người. Tôi cũng ý thức rằng, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm hoàn toàn khác với gia trưởng, độc đoán, vị kỷ cá nhân. Quyết đoán nhưng phải dân chủ. Tôi hạnh phúc được làm chỉ huy ở 5 đơn vị (Tiểu đoàn 1, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Trường sĩ quan Lục quân 2, Học viện Lục quân) với hơn 18 năm công tác trong cơ chế một người chỉ huy (chỉ có một năm thực hiện chế độ chính ủy). Cương vị công tác rèn luyện tới khả năng quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhưng cũng dạy cho tôi cách tôn trọng nguyên tác tập thể lãnh đạo, đảm bảo dân chủ quân sự trong mọi toàn cảnh.

Đó là, dù thực hiện bất cứ điều gì cũng lấy tình người để đối xử. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Từ xưa, các cụ đã có câu “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Chẳng nhà ai, đơn vị nào giống nhau cả. Con người càng không thể cầu toàn, ai cũng có lúc va vấp nhưng phải biết đứng dậy. Người nào làm việc gì cũng là làm tiếp tục của người trước để lại, làm cùng mọi người và để lại cho người sau tiếp tục. Sau mỗi lần nhận bàn giao, có vấn đề này hay vấn đề khác thì đó cũng là tài sản, để từ đó mình tiếp tục đi lên. Tôn trọng quá khứ, biết ơn những người đi trước là lẽ sống của tôi. Đồng đội, đồng chí kể cả cấp dưới khi có khuyết điểm thì thẳng thắn phê bình, nhưng khi xem xét đánh giá thì nhân hậu, vị tha. Mình tiến bộ cũng mong muốn mọi người tiến bộ, không soi mói ganh tị. Có lẽ nhờ điều đó mà tôi được đồng đội, bạn bè ủng hộ, khuyến khích vượt qua những khó khăn, có lúc cam go tưởng chừng không thể qua. Đời người ai cũng vậy, tất cả đều phải trở về với cuộc sống đời thường gia đình. Người xưa có câu “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Mọi việc đối nhân xử thế cuối cùng phải dựa trên cái tình, dựa vào sự yêu thương, kính trọng người trên, thương đồng đội, bạn bè, thương yêu gia đình, điều mà tôi mãi răn mình.

*
*   *

Nhớ ngày mang ba lô chào bố mẹ lên đường nhập ngũ, tôi không nghĩ sẽ trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi ghi mãi trong lòng sự biết ơn tới Đảng, tới Bác Hồ, tới Quân đội đã giáo dục, rèn luyện, tạo mọi diều kiện để tôi phấn đấu, phát triển, hoàn thành tốt đẹp con đường binh nghiệp. Biết ơn tổ chức, đặc biệt là Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 và nhiều đơn vị khác cùng các thủ trưởng đã dìu dắt, bồi dưỡng tôi trên từng cương vị.

Biết ơn Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, nơi tôi sinh ra lớn lên và gắn bó suốt đời binh nghiệp của mình, cái nôi để tôi sinh sống, rèn luyện, trưởng thành. Biết ơn bạn bè, đồng chí đã cùng đồng cam cộng khổ với tôi trên từng chặng đường công tác. Biết ơn gia đình tôi, bố mẹ đã hết lòng tận tụy, tần tảo nuôi con tới lúc trưởng thành. Biết ơn người vợ đã thay tôi nuôi dưỡng bố mẹ già, nuôi dạy các con. Các con luôn ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. Cũng như những người đã gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, là chỗ dựa tinh thần của tôi những lúc hanh phúc cũng như đau khổ…

Xin cảm ơn tất cả. Nếu như tôi đã làm được một điều gì đó, thì công lao trước hết thuộc về họ. Tôi chỉ là một giọt nước nhỏ trong đại dương mênh mông của gia đình, quê hương, quân đội và Tổ quốc Việt Nam!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:42:33 pm »





Những ngày đầu trong quân ngũ



Ban Chỉ huy Trung đoàn 141 tổng ekets trận đánh Bù Gia Mập (5-1966)
Từ trái qua: Nguyễn Đức Bảo – Chính ủy Tiểu đoàn; Đỗ Thôn – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3; Trần Độ - Phó Chính ủy Miền; Trần Văn Phác – Chánh văn phòng Quân ủy Miền; Đoàn Khiết – Trung đoàn phó; Vũ Chát – Trung đoàn




Đồng chí Đào Văn Lợi cùng Thiếu tướng Hoàng Cầm – Tư lệnh Quân đoàn 4



Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm và nói chuyện thân mật với cán bộ lãnh đạo Sư đoàn 9 qua các thời kỳ (Từ trái qua phải: Đại tá Nguyễn Văn Quảng; Đào Văn Lợi; Đại tá, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Quang Tỷ; Trung ướng Lê Hai; Thướng Trần Văn Trà (22.12.1989))
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2019, 02:47:56 pm »



Tổng Bí thư Đảng nhân dân Cách mạng Campuchia gắn Huân chương Độc Lập lên Quân kỳ Quyết thắng của Quân đoàn 4 vì đã hoàn tốt nhiệm vụ quốc tế vẻ vang (đồng chí Đào Văn Lợi cùng Tư lệnh Quân đoàn trong tổ Quân kỳ



phải: Đại úy Đinh Xuân Viện; Đại tá Võ Văn Dần (Tư lệnh); Thiếu tá Lê Minh Hiệu; Thiếu tá Đào Văn Lợi



Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Sư đoàn 9 (22-12-1989)



Ban Chỉ huy Sư đoàn 9 trồng cây đầu trước Sở Chỉ huy (Từ trái qua phải: đồng chí Nguyễn Đức Xê – Phó Sư đoàn trưởng, TMT; đồng chí Đào Văn Lợi – Sư đoàn trưởng; đồng chí Mai Văn Hào – Phó Sư đoàn trưởng; đồng chí Phùng Hữu Dinh – Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM