Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:09:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận mạc và giảng đường  (Đọc 14454 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 04:42:37 pm »

Tên sách: Trận mạc và giảng đường
Tác giả: Trung tướng Đào Văn Lợi
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 2010
Số hóa: macbupda


Lời thưa trước

Tôi nhập ngũ ngày 15-4-1965, đến 15-4-2010, vừa tròn 45 năm, trong đó có gần 43 năm liên tục phục vụ trong quân đội., 43 năm so với quá trình hình thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam thì chẳng đáng gì, chỉ như hạt cát giữa biển cả mênh mông.

Được Nhà nước, Quân đội cho nghỉ hưu đến nay đã được hơn hai năm. Thời gian nhàn rỗi hơn, lại được sự khuyến khích, động viên, giúp đỡ của đồng chí, đồng đội, những cán bộ làm công tác nghiên cứu lịch sử quân sự, tôi mạnh dạn ghi lại những dòng hồi ức về quãng đời chiến đấu, học tập và công tác, ngõ hầu lưu lại chút gì đó cho con, cháu sau này.

Tôi viết lại từ thuở nhỏ đến lúc bước vào quân ngũ, từ người chiến sĩ đến cán bộ cao cấp trong quân đội, từ khi ở đơn vị chiến đấu cũng như khi về cơ quan, tham mưu tác chiến, hay làm nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường; từ lúc vượt đường Trường Sơn, tham gia chiến đấu chống Mỹ giải phóng dân tộc tới cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia, rồi bước vào giai đoạn xây dựng quân đội trong thời kỳ đổi mới. Tôi nhớ và ghi lại những kỷ niệm vui buồn không bao giờ quên trong những ngày cùng chung sống, chiến đấu và công tác với đồng chí đồng đội; đặc biệt ghi lại những chiến công của các đơn vị mà tôi vinh dự được góp phần nhỏ bé của mình trong suốt 43 năm làm lính Cụ Hồ.

Thời gian đã lùi xa, trí nhớ có hạn, với nhiều sự kiện và nhân chứng đan xen, việc thể hiện khó tránh được những thiếu sót, khiếm khuyết… Rất mong nhận được sự thông cảm, độ lượng cùng những ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Nhân cuốn sách được ra mắt bạn đọc, tôi xin chân thành cảm ơn các thủ trưởng cũ, các đồng chí, đồng đội đã động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Cảm ơn Đại tá PGS-TS. Hồ Sơn Đài cùng các cộng sự đã góp nhiều công sức giúp tôi hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng bản thảo. Cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện để cuốn sách được ra mắt bạn đọc vào đúng dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, cũng là dịp kỷ niệm 45 năm ngày nhập ngũ của tôi.


                                                                                                                                                                           
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4-2010
Trung tướng ĐÀO VĂN LỢI

Lời giới thiệu

Đào Văn Lợi nhập ngũ năm 1965, là một chiến sĩ xuất thân từ nông dân, trải qua chiến đấu, công tác, học tập mà trưởng thành, trở thành một vị tướng, một nhà giáo có nhiều đóng góp cho quân đội, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Tôi giới thiệu cuốn Trận mạc và giảng đường của Trung tướng PGS-TS. Đào Văn Lợi cùng bạn đọc.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5-5-2010
Đại tướng LÊ ĐỨC ANH
                                                                                                                                                   
Nguyên Chủ tịch nước CNXHCN Việt Nam
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 12:06:18 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:13:28 pm »

Chương một

TUỔI TRẺ VẢ TRƯỜNG SƠN

Những năm sáu mươi (thế kỷ XX), cũng như tất cả miền miền quê khác của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cuộc sống từng ngày thay da đổi thịt. Phong trào hợp tác xã phát triển rất nhanh và mạnh, ban đầu thí điểm ở một thôn rồi nhanh chóng lan rộng trong toàn xã. Quang cảnh làm ăn đi vào nền nếp. Mọi người đều phấn khởi. Cả xã là một công trường lớn. Buổi sáng sau một hối kẻng thì tất cả xă viên rời khỏi mái nhà của mình để ra cánh đồng làm việc, mỗi người một việc theo kế hoạch đã sắp xếp sẵn. Đến mùa thu hoạch, lúa gặt ngoài đồng về tập trung ở sân kho hợp tác xã. Mọi người cùng tập trung đập lúa, phơi khô. Người làm được nhiều công thì được nhiều lúa, người làm được ít công thì được ít lúa; điều đó thể hiện rất rõ mô hình chủ nghĩa xã hội “làm theo năng lực, hưởng theo thành quả lao động của mình”. Phong trào hợp tác xã đã thực sự tạo ra một không khí vui tươi phấn khởi trong quần chúng nhân dân. Đúng như Tố Hữu đã khái quát trong bài thơ “Ba mười năm đời ta có Đảng”:

“Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”


Đến năm 1964-1965 tôi bước vào tuổi thanh niên. Tôi được các chú, các anh trong Bаn cán sự xã đội phân công làm thư ký, công việc chính là thống kê thanh niên đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự, những người đã đi nghĩa vụ quân sự trở về. Việc làm này thường váo buổi tối. Ban ngày tôi làm các công việc của nhà nông: cày cấy, gặt hái, chăm bón mùa vụ... Ngoài việc đồng áng, trong gia đình, tôi còn thay mẹ khâu vá quần áo cho cả nhà vì mẹ tôi vốn mắt kém.

Tôi làm xã viên hợp tác xã, thư ký xã đội được hai năm. Đây cũng là thời gian tôi chịu sức ép của gia đình phải lấy vợ sớm vì tôi là con trai một. Mẹ tôi và ông bác họ đặc biệt sốt sắng trong việc này. Với lại tôi cũng đến tuổi đã bắt đẩu hẹn hò với cô gái trong làng. Người con gái tôi để ỷ là có Bùi Thị Chỉnh. Sau một thời gian tìm hiểu, gia dinh tỏi làm lễ dạm ngõ và tôi sẽ chờ cô khoảng 2 năm sau khi cả hai đủ 18, 20 tuổi thì cưới (sau dó tói đi B, cỏ ấy cũng tham gia thanh niên xung phong và lấy chồng người Thanh Hóa. họ sống hạnh phúc vói con cái ngoan ngoãn trưởng thành).

Đó cũng là những năm tháng mà cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đang diễn ra ngày càng quyết liệt trên chiến trường miền Nam. Mỹ dựng ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5-8-1964” tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Không quân Mỹ đánh phá một số thành phố. thị xã, thậm chí đánh vào thủ đô Hà Nội. Lúc này miền Bắc vừa làm nhiệm vụ lao động sản xuất với phong trào cánh đồng năm tấn để lấy thóc lúa cung cấp cho chiến trường, cho tiền tuyến đánh giặc. Nhiệm vụ thứ hai là phải đánh trả và giành thắng lợi trước cuộc chiến tranh phá hoại tấn công bằng không quân. pháo hạm của Mỹ. Như vậy từ năm 1965, chiến tranh đã lan ra cả miền Bắc.

Một lần vào khoảng đầu năm 1965, Mỹ cho máy hay ném hom cầu Lai Vu, cầu Phú Lương ở phía đông thành phố Hài Dương (hiện nay hai cầu này nằm trên con đường huyết mạch số 5 từ Hải Phòng đi Hà Nội). Tôi nghe rõ tiếng gầm rú xé trời của những chiếc máy bay F5, F4 cúa Mỹ. Chiến tranh mà Mỹ đã mở rộng đến quê hương tôi, sẽ không còn những ngày tháng thanh bình. không khí vui nhộn của trẻ thơ tới trường cũng như lao động trên cánh đồng hợp tác. Thay vào đó là toàn một màu xanh phòng không, quần áo không được dùng đồ trắng, mũ rơm thay mũ vải khi tới trường, công sự ẩn nấp, hố chiến đấu được đào đắp ở nơi công cộng để tránh bom Mỹ.

Chiến tranh đã về đến ngõ cửa từng gia đình. Cả nước cùng đánh Mỹ. Lúc này, phong trào thanh niên “ba sẵn sàng” xung phong cứu nước được phát động rất rầm rộ. Mở đầu là Thành đoàn thanh niên Hà Nội (Hà Nội phát động phong trào này từ năm 1963), tháng 3 năm 1964. Trung ương Đoàn mới phát động rộng ra cả miền Bắc. Chúng tôi là lớp thanh niên Vũ Quang (đồng chi Bí thư Bаn chấp hành Trung ương Đoàn). Ai ai cũng hớn hở lên đường ra chiến trường làm nhiệm vụ cứu nước. Tôi cũng trong tư thế sẵn sàng - lên đường nhập ngũ.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2019, 10:19:12 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:16:57 pm »

Vào một ngày tháng 2 năm 1965, xã đội trưởng Nguyễn Văn Chọn hỏi tôi:

- Tới đây có đợt nghĩa vụ quân sự, em có đi không?

- Đợt này anh cho em đi. Tôi trả lời dứt khoát

Sau đó tói làm đơn xin nhập ngũ. Hôm đi khám sức khỏe, mẹ nấu cho tôi một bữa cơm ăn thật no nhưng tôi vẫn chưa yên tâm về số cân của mình. Dọc đường di, tôi mua mấy củ khoai ăn thêm, sợ mình không đủ cân để đi nghĩa vụ. Nhưng cuối cùng thì tôi trúng tuyển. Cùng trúng tuyển với tôi đợt đó có anh Nguyễn Văn Úy thôn Đan Cầu, Bùi Văn Quy thôn Đông Tân, Hà Văn Tùng thôn La Khê...

Tói được đoàn cán hộ của Tiểu đoàn 3 (đơn vị nhận quân) trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu và được trò chuyện với anh Nguyễn Văn Nhung, cán bộ miền Nam tập kết, đeo quân hàm thiếu úy. Từ lúc đó, hình ảnh người sĩ quan của anh Nhung như một biểu tượng cao cả để tôi phấn đấu và vươn tới. Anh như người bạn, người thù trưởng đầu tiên của tôi. Và chúng tôi cứ giữ mãi mối quan hệ đó cho đến những ngày giải phóng miền Nam 1975, vào Phnôm Pênh năm 1979 cho tới lúc anh nghi hưu (anh mất năm 2001). Được đoàn cán bộ về tận địa phương tuyển chọn điều đó làm tôi phấn khởi và tự hào. Tôi chạy về nhà báo tin mừng cho bố mẹ và em gái. Cà nhà rất mừng, bố tôi hết lòng động viên tôi và nói “đi nghĩa vụ quân sự chì có ba năm thôi, con cố phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về quẻ hương, gia đình, làng xóm”. Những lời của bố đã thấm vào tâm trí tôi. Tôi cũng tin rằng mình sẽ chỉ đi ba năm, sau đó trở về làm một anh nông dân như bô mẹ tôi và bao người trong làng.

Tôi được gọi nhập ngũ vào ngày 15-4-1965. Hồi ấy, Nhà nước còn gọi cả những người tái ngũ từng là bộ đội đánh Pháp nhưng còn đủ sức khỏe để tiếp tục chiến đấu (Xã tôi có anh Long, anh Đờn, anh Mông) và những anh đã đi nghĩa vụ quân sự trong giai đoạn 1960-1963 trở lại quân ngủ (như anh Vũ Văn Súy ở Phú Mỹ).

Trước ngày tôi lên đường, bố mẹ có làm mâm cơm mời họ hàng thân thích và bà con lối xóm đến để chia tay. Tối đó ông bác ruột của mẹ là Hà Văn Ơn và cô bạn gái đã dạm hỏi cùng tới dự. Ở địa phương cũng tổ chức văn nghệ, liên hoan tặng quà để động viên thanh niên lên đường. Không khí đó tạo được rất nhiều niềm tin cho mỗi chúng tôi. Sau khi chia tay với chính quyền địa phương tôi trở về nhà khoảng 21 giờ. Bố mẹ tôi vẫn ngồi chờ tôi ở sân. Dường như chỉ còn có buổi tối hôm nay để gia đình tôi đoàn tụ nên bố tôi đã dặn dò tôi rất nhiều, còn mẹ chỉ ngồi lặng lẽ thỉnh thoảng nhắc câu con đi gắng hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về với mẹ. Tôi nghĩ đó cũng là mong ước chung của tất cả những ông bố, bà mẹ tiễn con lên đường nhập ngũ. Một mong ước giản dị: con mình sẽ trở về như lúc ban đầu nó ra đi mà không mong ước con mình sẽ thành ông này bà kia. Lúc đó bố mẹ tôi cũng không biết được nhập ngũ tức là phải vào chiến trường đánh nhau như thời kỳ kháng chiến chống Pháp trước kia. Cô em gái của tôi lúc thì ôm chặt lấy anh, lúc chạy ra đứng khóc mà không dặn dò gì anh, có lẽ cô còn quá nhỏ chưa hiểu hết được vấn đề. Tôi hứa với bố mẹ và em gái 3 năm nữa sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ trở về, lúc đó trong tôi cũng có niềm tin như vậy. Đêm hôm đó cả nhà tôi không ai ngủ được.

Sáng hôm sau, bố dậy thật sớm nấu cơm cho cả nhà, hai anh em tôi cũng dậy phụ bố. Tôi ăn xong đi ra bãi tập trung quân ở ngoài xã. Mẹ và em gái chỉ đưa tiễn đến bờ ao thì quay về. Có lẽ đây là lần đầu tiên họ phải đưa tiễn người thân của mình đi xa và lâu như thế. Lúc này nhà tôi chỉ có tôi và bố là không khóc. Tôi biết sau khi đưa tôi ra đến bờ ao mẹ và em gái đã khóc rất nhiều. Ngược lại bố tôi vẫn giữ vẻ rắn rỏi, hết sức động viên tôi. Hôm đó, tôi được mặc bộ quần áo đẹp nhất từ trước đến giờ, cái quần xanh công nhân và một chiếc áo sơ mi màu mỡ gà. Có lẽ bộ quần áo này là của để dành mà bố mẹ cho tôi khi lên đường. Trong những năm làm xã viên hợp tác xã nông nghiệp tôi chỉ được mặc quần áo theo dạng “diềm bâu” cắt theo kiểu nhà quê. Bây giờ khi được mặc bộ quần áo mới tươi tắn nên tình thương gia đình, thương mẹ, thương bố và thương em cứ dâng trong lòng… Thế nhưng niềm vui, niềm phấn khởi được đi làm nghĩa vụ, được gặp bạn bè, được gặp các anh, các chú đi trước đang chờ đón mình đã nhanh chóng xóa tan cái ủy mị của tình cảm gia đình, giúp tôi dứt khoát bước vào đội hình của đoàn quân phía trước.

Chín anh em trong xã chúng tôi tập trung ở sân kho thôn Đan Bối sau đó di chuyển xuống xã Hồng Dụ nơi tập trung của huyện Ninh Giang. Đi theo xuống huyện, ngoài thân nhân vợ con gia đình có có đại diện xã, các đoàn thể. Lúc này bố vẫn đi theo tôi, cho đến khi chúng tôi đến ban chỉ huy quân sự huyện, bố còn dúi vào tay tôi chiếc áo mưa và nói con ơi cầm lấy để đêm nay hành quân có mưa khoác cho đỡ lạnh, đỡ ướt. Tôi bùi ngùi cầm lấy áo mưa, bỏ sâu vào túi quần, rồi nói con cảm ơn bố.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:20:04 pm »

Khi đơn vị tập hợp xong cũng là lúc phải nói lời chia tay với người thân. Tôi giơ tay vẫy chào bố vá mấy người ở xã đi cùng. Bố cũng giơ tay vẫy lại, nói câu gì đó tôi nghe không rõ. Đi cùng đội hình tôi cứ ngoái lại nhìn bố và vẫy tay cho tới lúc khuất dần vào sau lũy tre làng Hồng Dụ.

Toàn huyện của tôi đi đợt này có khoảng hơn 200 đồng chí được chia làm ba sắc lính: một phần là các chú tái ngũ từ cuộc kháng chiến chống Pháp; thứ hai là dạng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước năm 1964; phần nửa còn lại là thanh niên như trường hợp của tôi. Tại buổi tập trung, đồng chí Đào Đình Hoan, ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tuyên giáo (sau này làm bí thư Huyện ủy) đại diện cho lãnh đạo huyện Ninh Giang lên phát biển căn dặn. Đảng bộ và chính quyền Ninh Giang trao cho chúng tôi một lá cờ có thêu dòng chữ “Đại phú giang giữ truyền thống”.

Lá cờ này được chúng tôi mang trong suốt chặng đường hành quân, ở đơn vị mới và sau này được đưa vào chiến trường rồi không biết lá cờ thất lạc ở đâu. Trong một lần về thăm quê, tới Huyện ủy, Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy quân sự huyện, tôi nói:

- Các đồng chí nên thêu lại lá cờ đó lưu giữ vào nhà truyền thống của huyện để cho các thế hệ sau này thấy được đợt đó, năm đó đi như thế nào và có nhiều đồng chí không trở lại cũng như nhiều đồng chí đã trưởng thành từ đó.

Khi mọi thủ tục đã xong ở sân kho xã Hồng Dụ, tất cả anh em tái ngũ, nhập ngũ ngày hôm đó được biên chế chung vào đại đội 31, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 141 của Sư đoàn 312. Đại đội trưởng là Trung úy Nguyễn Quốc Huy, chính trị viên đại đội là Trung úy Hồ Huyền. Trung đội trưởng do các đồng chí sĩ quan mới ra trường cấp thiếu ủy đảm nhiệm (nhưng khi về đến đơn vị là do các chú tái ngũ đánh Pháp giữ chức vụ này).

Sau khi đơn vị được ổn định, trong đội hình đại đội 11, chúng tôi hành quân bộ trong thời tiết rất nóng bức (cuối mùa xuân sang đầu mùa hạ), đi trên đường liên xã tắt qua Cầu Ràm, qua Tứ Kỳ. Buổi tối khoảng 20-21 giờ, khi tới xã Ngọc Lạc huyện Tứ Kỳ, đơn vị được nghỉ giải lao gần hai tiếng đồng hồ để chờ Đại đội 12 của Tiểu đoàn 3 (hầu hết là anh em Tứ Kỳ tái ngũ và nhập ngũ). Hai đơn vị hội quân đủ tại đó để chuẩn bị hành quân lên ga Hải Dương. Có lẽ chưa có đợt đi bộ nào đi xa và mệt như vậy nên khi được nghỉ giải lao hầu hết anh em đều lăn ra ngủ. Tôi rất thấm mệt và đang ngủ ngon giấc nhưng khi nghe cán bộ báo dậy để hành quân thì tôi vội vàng vùng đi đi cùng với anh em. Và trong sự vội vàng đó, đã vô tình để quên mất cái áo mưa của bố đưa. Nhớ lại lời nói của bố “đưa cho con cái áo mưa này để con mang đi, có mưa gió thì con mặc, con khoác cho đỡ rét và đỡ ướt”, vậy mà tôi không giữ được. Càng nghĩ tôi càng ân hận, luyến tiếc và thầm thương bố đã hết lòng lo cho tôi. Cái tâm trạng buồn, day dứt ấy cứ luôn tái hiện trong đầu. Khi đơn vị lên đến ga Hải Dương rồi mà lúc nào tôi cũng nhớ đến cái áo mưa. Lên tới Hải Dương khoảng nửa đêm, có tàu hỏa đã chờ sẵn ở đó.

Chúng tôi được Ban chỉ huy đại đội đứa lên tàu, đúng một giờ sáng đoàn tàu xuất phát đưa chúng tôi về ga Trung Giã (từ Hải Dương lên Gia Lâm rồi quẹo ngả Đông Anh). Đến ga Trung Giã thì chúng tôi xuống tàu. Cán bộ cho xếp hàng tập hợp để đi bộ về nơi đóng quân. Chúng tôi lại phải ngược đường tàu đi bộ khoảng 2-3 cây số về hướng Núi Đôi, rồi rẽ vào làng Đan Tảo thuộc huyện Sóc Sơn. Lúc đi ngang qua Núi Đôi, có anh sĩ quan chỉ huy trung đội hỏi:

- Có đồng chí nào thuộc bài thơ Núi Đôi?

Có lẽ do quá mệt nỏi nên không có đồng chí nào lên tiếng cả. Tôi cũng vậy, mặc dù óc thuộc bài thơ này nhưng không nói ra… Tất cả đều in lặng hành quân mong sao nhanh chóng đến nơi để nghỉ ngơi.

Bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao là câu chuyện tình đầy súc động của đôi trai gái trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược:

Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang.
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
… Mới đến đầu ao, tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa,
Em sống trung thành, chết thủy chung!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:23:41 pm »

Tại Đan Tảo, sau việc biên chế, tổ chức, nhận quân tư trang, chúng tôi chuẩn bị bước vào huấn luyện. Tiểu đoàn 3 vừa làm nhiệm vụ huấn luyện xong một khóa tân binh, nay tiếp nhận chúng tôi để tổ chức thành đơn vị chiến đấu. Đây là một trong ba tiểu đoàn hoàn chỉnh của Trung đoàn 141. Trung đoàn được thành lập ngày 11-12-1950. Trung đoàn có ba cơ quan, các đại đội trực thuộc và ba tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 11, Tiểu đoàn 428 và Tiểu đoàn 16), thường gọi là Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 3. Trong trận chiến đấu ở Ba Vì (chiến dịch Hòa Bình năm 1951), Trung đoàn đã tiêu diệt gọn một tiểu đoàn quân Pháp trên đỉnh núi Ba Vì, được tặng danh hiệu “Trung đoàn Ba Vì anh dũng”. Năm 1954, Trung đoàn đã chiến đấu tiêu diệt được cứ điểm Him Lam và cùng Đại đoàn 312 góp phần tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Lúc này, Trung đoàn 141 gồm trung đoàn bộ, các đơn vị trực thuộc và các tiểu đoàn 1, 2 đóng trong doanh trại gần Trung Giã. Doanh trại này rất khang trao và đẹp đẽ, đến nay vẫn được tu sửa, bảo quản và sử dụng tốt.

Khi chúng tôi vào đơn vị, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 là Đại úy Đỗ Thôn, nguyên Trưởng an Quân lực Sư đoàn về. Đại úy Nguyễn Văn Phòng làm Chính trị viên Tiểu đoàn (hiện nay hai bác tuổi ngoài tám mươi, nhưng vẫn còn rất minh mẫn). Hầu hết cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn đều là người Hải Dương. Đại đội 11 là của Ninh Giang; Đại đội 12 của Tứ Kỳ; Đại đội 13 là của Thanh Hà; Đại đội 15 hỏa lực và các phân đội trực thuộc tiểu đoàn: thông tin trinh sát… hầu hết là anh em Thanh Miện, Bình Giang, Cẩm Giàng, các huyện lân cận cùng đi đợt 15-4-1965.

Chúng tôi được thay quân trang, cấp quần áo để huấn luyện học tập. Ngày đầu được mặc quần áo quân phục, được mang những đôi giày vải mới cứng, tuy nóng bức nhưng lại thấy rất tự hào vì mình đã là người lính của Sư đoàn 312. Có một kỷ niệm chắc hẳn tôi sẽ không quên. Đó là trong một lần đi huấn luyện về gặp trời mưa, đôi giày bị ướt và tôi đem hơn trên bếp than để cho mau khô. Do đế giày làm bằng cao su, vải chưa không nhưng đế đã xì, phòng lên không đi được. Lúc đó tôi rất sợ và lo lắng những cuối cùng cũng được đơn vị đổi cho đôi giày khác.

Chiến sĩ bộ binh huấn luyện theo một chương trình giáo án thống nhất về kỹ thuật, chiến thuật, theo trình tự từ thấp đến cao, động tác từ cá nhân đến tiểu đội, trung đội… Trên thao trường huấn luyện cũng theo một lịch trình. Nhiều buổi tối, chúng tôi được học tập, hiểu biết thêm tình hình nhiệm vụ, tình hình chiến trường. Lúc ấy trong tôi đã xuất hiện suy nghĩ: mình về đây huấn luyện và công tác ở đơn vị này không phải là ba năm làm nghĩa vụ như bố đã dặn. Tình hình chiến sự, cuộc leo thang chiến tranh do đế quốc Mỹ tiến hành đang chờ anh em nhập ngũ chúng tôi ra chiến trường chiến đấu giải phóng dân tộc. Nhận thức được tình hình, trên thao trường huấn luyện mọi người rất chăm chỉ. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của các đồng chí sĩ quan mới ra trường, hoặc các anh tình nguyện tái ngũ, chúng tôi tiếp thu rất nhanh các nội dung huấn luyện. Tất cả các động tác từ nhỏ nhất như lăn lê, bò toài, cho đến các động tác đào công sự - của một người chiến sĩ bộ binh, chúng tôi làm rất thuần thục. Mọi lần kiểm tra sát hạch, tôi và cả tiểu đội đều hoàn thành được nhiệm vụ của cấp trên đề ra. Khi huấn luyện kỹ thuật bắn súng, động tác yếu lĩnh cơ bản từ lấy đường ngắm… đều được các đồng chí cán bộ hướng dẫn rất tỉ mỉ trong đợt bắn đạn thật, tôi chỉ đạt kết quả loại khá nhưng rất phấn khởi vì được bắn những viên đạn đầu tiên. Mặc dù phía trước chỉ là những tấm bia nhưng chúng tôi ai cũng hình dung đó là kẻ thù, là đối phương sẽ đối mặt trong tương lai và khi đó đồng chí nào cũng đều bắn trúng đích cả.

Trong một lần học tập đào công sự, tiểu đội trưởng quy định để súng mép trái theo hướng xuôi theo chiều gió. Tôi đề nghị để súng ngược chiều gió. Vừa đặt xong khẩu súng thì đồng chí Danh quê Nghệ An, Trung đội trưởng đến và nói:

- Tại sao lại có khẩu súng để ngược thế này? Của ai?

- Báo cáo trung đội trưởng của tôi ạ! Tôi trả lời.

- Tại sao đồng chí lại để súng sang bên này?

- Báo cáo, khi đào ta hất đất lên, nếu để súng xuôi chiều gió thì cát bụi, đất sẽ bay vào các bộ phận khóa nòng, nòng súng… Vì vậy tôi để súng ngược chiều gió thì súng đỡ bẩn và không bị kẹt nữa.

Sau khi nghe tôi trình bày, đồng chí đến xoa đầu, biểu dương tôi và nói: “Các đồng chí trong đơn vị nên phát huy tính sáng tạo trong học tập”. Đó là một kỷ niệm rất nhỏ nhưng trên chiến trường tôi luôn phải nhớ để thực hiện cho tốt.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2019, 10:42:04 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:31:26 pm »

Một lần làm nhiệm vụ trực chiến phòng không ở đường 5 (đoạn từ chợ Đường Cái tới chợ Bần Yên Nhân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), tôi được phân công giữ khẩu trung liên. Với tính hay tỉ mẩn, nghịch ngơm, tôi chợt có ý nghĩ tìm hiểu xem khẩu súng đó như thế nào. Không ngờ tôi làm cướp cò một loạt. Lúc đó khoảng 8-9 giờ sáng vào ngày giữa tháng 9-1965, cả phiên chợ Bần Yên Nhân dân tình nhốn nháo, lầm tưởng rằng máy bay Mỹ đến ném bom và bộ đội ta đã bắn súng báo động. Ngay lúc đó, Đại đội phó Trần Văn Linh đến tận ụ súng phê bình, nhắc nhở. Tôi cũng thấy việc của mình không tôn trọng ý thức kỷ luật của đơn vị và đã làm cho dân tình hoang mang.

Tháng 10-1965, đơn vị tôi được lệnh hành quân về đóng quân ở một vùng rừng miền Trung du (giáp ranh giữa Vĩnh Phúc và Thái Nguyên), đó là khu vực Đa Phúc và Phổ yên. Một số ở tạm trong nhà dân và vùng lân cận, còn đa số thì dựng lán trại ở tại mép rừng. Tại đây, Tiểu đoàn có thành lập một tiểu đội trinh sát. Làm trinh sát phải có một tiêu chuẩn gì đó, tôi cũng không biết. Anh Quỳnh – văn thư quân lực (là người Hà Nội, sau này anh đi B và hy sinh năm 1966) lựa một số chiến sĩ để thành lập tiểu đội này. Tôi là một trong những người có mặt ở tiểu đội cùng các đồng chí tái ngũ như anh Hối, anh Nha và một số anh nữa. Nhiệm vụ huấn luyện của người lính trinh sát khác hẳn với nhiệm vụ của các chiến sĩ bộ binh. Bởi phải chọn những khu vực nào có cây cao, điểm cao mới quan sát được mọi hành động của đối phương. Để huấn luyện thành một chiến sĩ trinh sát giỏi, ngoài việc biết leo trèo cây cao, các đồng chí cán bộ còn làm ra những hàng rào cũi lợn, mái nhà, bùng nhùng. Huấn luyện nội dung này chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Trên thao trường, anh em bố trí có đèn pha tạo ánh lừa lập lòe tượng trưng như trong lô cốt của địch bắn ra. Chính nhờ sự chỉ bảo tận tinh cùng với những kinh nghiệm quý báu của các đồng chí trinh sát từ sư đoàn, trung đoàn trong việc hướng dẫn cách đột nhập trận địa, cách luồn, chui hàng rào vào trung tâm của địch để nắm địch. Đó là những yếu tốt rất cơ bản mà người chiến sĩ trinh sát bộ binh phải thực hiện được, làm sao nắm được tình hình bên trong của địch phục vụ giúp cho người chỉ huy có thể vào kiểm tra, đánh giá tình hình một cách chính xác. Từ đó tổ chức sử dụng lực lượng chiến đấu.

Môn học tiếp theo là cắt góc phương vị, sử dụng bản đồ địa bàn, xác định tọa độ điểm đứng chân, mục tiêu đến, xác định góc phương vị và hướng đi đến đúng mục tiêu. Có lúc tiểu đội chia thành hai, ba tốp, mỗi tốp một bản đồ, một địa bàn và khi đi thì xuất phát ở những vị trí khác nhau nhưng tập trung lại ở một điểm nào đó do cán bộ chủ trì đặt ra. Chúng tôi tập luyện cắt rừng cả ban đêm, ban ngày, có lần huấn luyện một đêm có khi đi hai đêm một ngày hoặc dài hơn nữa, anh em chúng tôi đều cố gắng phấn đấu thực hiện. Chính từ những nội dung huấn luyện rất cơ bản đó đã có ý nghĩa rất lớn khi tôi vào chiến trường rừng rậm bạt ngàn của miền Đông Nam Bộ.

Một yêu cầu nữa không thể thiếu của người lính trinh sát đó là có trí nhớ tốt. Khi đi đường nào, phòng tránh ra sao để khi quay trở lại chỉ dẫn người chỉ huy đi điều nghiên, nắm tình hình ở phía trước, trong đồn bốt, hoặc đưa đại quân vào chiếm lĩnh trận để chuẩn bị tiến công. Nếu như trí nhớ không tốt thì rất dễ bị lạc đường mà lạc đường thì hậu quả thật khó lường. Những điều học tập trong thời gian ở đèo Nhe đều được vận dụng hiệu quả vào tình hình cụ thể ở chiến trường. Điều đó rất có ích với tôi không chỉ khi là người chiến sĩ mà ngay cả khi tôi là một người chỉ huy.

Từ giữa năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” phá sản, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam, Đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Trước tình hình như vậy, Đảng ta đề ra nhiệm vụ chung cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là kiên quyết kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào. Với quyết tâm chiến lược như thế, từ cuối năm 1964, đầu năm 1965 đã có nhiều đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn, thậm chí đã có một số đơn vị tương đương trung đoàn hành quân vào chiến trường, không chỉ ở Quảng Trị, Thừa Thiên mà còn vào cả chiến trường B2 (miền Đông Nam Bộ).

Quý 4 năm 1965, Trung đoàn 141 tập trung làm nhiệm vụ huấn luyện theo yêu cầu phù hợp với việc hành quân mang vác nặng và chiến đấu ở chiến trường. Bộ Quốc Phòng lấy Trung đoàn 141 làm thí điểm là đơn vị hành quân thực binh đầu tiên, với đầy đủ vũ khí trang bị hành quân bộ dài ngày vào chiến trường B2 để nghiên cứu sức chịu đựng của bộ đội. Ở đèo Nhe, cứ sáng thì hành quân. Mỗi đồng chí lúc đầu đeo 20kg bằng gạch, đá (anh em tự cân cho nhau), thế rồi tăng lên 25kg, 30kg, 45kg. Lúc đầu còn hành quân ban ngày đi trên địa hình thuận lợi. Sau hành quân ban đêm, địa hình phức tạp có đồi, dốc, đá lởm chởm, gần với thực tế đường Trường Sơn. Mặc dù mang vác nặng nhưng anh em chiến sĩ chúng tôi rất hồ hởi tham gia tập luyện.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:39:20 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:34:30 pm »

Đi đôi với việc rèn luyện là phải ăn để bồi bổ sức khỏe. Lúc này tiêu chuẩn ăn bồi dưỡng rất đầy đủ, ba bữa cơm, thịt, rau, cá có khi ăn không hết. Có một hôm ăn xong, anh em rửa bát, cái thau nước rửa váng mỡ trắng lên mặt thau. Đúng lúc ấy, đồng chí Chính ủy Nguyễn Đức Bao đi qua nói:

- Các đồng chí phải cố gắng ăn để có sức khỏe, nay mai chúng ta đi suốt chặng đường dài vượt Trường Sơn, khi đó không thể có được thực phẩm có mỡ như thế này mà ăn đâu các đồng chí ạ.

Câu nói đó cho chúng tôi hiểu ở phía trước là con đường rất gian khổ, khó khăn, không những chỉ là đường dài, là đèo cao dốc đứng mà còn cả vấn đề về thực phẩm đồ ăn thức uống.

Mỗi đồng chí được nhận một ba lô con cóc, ba hộp ruốc, ba bộ quần áo ka ki, một võng, một màn, một áo mưa (vừa làm tăng che khi căng võng che sương, lúc mưa gió vừa để gói đồ đạc khi vượt sông, suối). Được nhận súng, đạn (ba cơ số), lựu đạn, xẻng, cuốc… mới. Trong thời gian huấn luyện, chúng tôi được huấn luyện đào bếp Hoàng Cầm nấu dã ngoại. Bếp Hoàng Cầm là loại bếp nấu ban ngày không khói, ban đêm không thấy ánh lửa. Đây cũng là một môn học được huấn luyện rất kỹ.

Một lần chúng tôi đi lấy súng đạn về đến doanh trại cũng là lúc đoàn đại biểu Anh hùng lực lượng vũ trang miền Nam trong thời gian ra thăm miền Bắc tới thăm trung đoàn. Đoàn do chị Tạ Thị Kiều dẫn đầu cùng với các đồng chí Anh hùng ghé thăm, động viên chúng tôi trước khi đi vào chiến trường. Tôi chạy lên để được nhìn rõ các anh, các chị ở chiến trường miền Nam ra, thấy anh chị nào cũng rất khỏe mạnh, mặc quần áo rất đẹp với huân huy chương đeo đầy ngực, đầu đội mũ tai bèo y như quân trang tôi mới được phát để chuẩn bị mang vào chiến trường.Tôi nhớ mãi câu nói của chị Tạ Thị Kiều:

- Hôm nay đoàn anh đón đoàn em, mai mốt đoàn em sẽ đón đoàn anh.

Câu nói đó ngụ ý sau một thời gian nữa, đồng bào chiến sĩ Miền Nam sẽ đón những người con quê hương từ miền Bắc vào chiến trường để chung vai chiến đâu giải phóng dân tộc.

Trước khi lên đường đi B, thực hiện chính sách của trên, đơn vị cho anh em chúng tôi kể cả đơn vị và chiến sĩ, mỗi người được nghỉ phép về thăm gia đình 10 ngày. Do biết đơn vị sắp làm nhiệm vụ đi B nên nhà khách của Tiểu đoàn, Trung đoàn lúc này gia đình cán bộ lên thăm rất đông. Có người mang cả vợ, con lên thăm. Xúc động nhất là cảnh vợ chồng, cha con chia tay người thân trong nghẹn ngào nước mắt. Những người chưa có vợ con như tôi khi về địa phương với 10 ngày được thả sức đi chơi, thăm bố mẹ, họ hàng bà con, bạn bè thân thích để nói những lời chia tay, dặn dò trước khi đi chiến đấu. Tôi chỉ nói với bố mẹ:

- Nhiệm vụ của con không phải là đi nghĩa vụ ba năm như bố dặn mà con là một người thanh niên ba sẵn sàng, một chiến sĩ tình nguyện vào chiến trường chiến đấu, có lẽ thời gian sẽ kéo dài sau cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Với cuộc chiến đấu lâu dài như vậy, hy sinh mất mát sẽ không tránh khỏi. Vì vậy bố mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe, lo cho em gái học hành để khi đất nước hòa bình con còn sống, con về được gặp lại là điều con sung sướng nhất.

Mẹ tôi chỉ ngồi im. Em gái tôi thì nước mắt ngắn nước mắt dài. Bố tôi vẫn giữ vẻ bình thản, dặn dò:

- Tuổi thanh niên có giặc đến nhà, con phải đi cứu nước, nhiệm vụ con phải cố gắng hoàn thành, còn chiến tranh thì không biết thế nào nhưng bố tin rằng con sẽ làm được.

Lời nói cứng rắn của bố tôi như vậy, nhưng ngay sau đó bố tôi cũng quay đi giấu sự xúc động. Tôi biết bố rất thương tôi vì tôi là con trai độc nhất. Ngày lên đường đi chiến trường sắp đến, ngày về chưa biết đâu mà hẹn. Đó là điều trăn trở nhất, nỗi lòng canh cánh của người ở lại. Trong lúc về nghỉ phép, bố mẹ cũng đặt vấn đề xây dựng gia đinh với cô bạn gái đã dạm ngõ. Nhưng tôi xin không, quyết làm một thanh niên độc thân đi cho thanh thản, không bận bịu vợ con để yên tâm làm nhiệm vụ chiến đấu. Nếu chưa có vợ có con, trong chiến đấu chẳng may bị thương hoặc hy sinh thì không làm khổ thêm người khác. Hết 10 ngày phép tôi lên đường trở về đơn vị đúng theo thời gian quy định.

Về đến doanh trại, tôi thấy tất cả anh em cán bộ chiến sĩ đều trả phép đúng quy định. Gặp nhau ai cũng phấn khởi, kể cho nhau nghe chuyện của riêng mình. Có nhiều bạn bè, thanh niên cùng nhập ngũ với tôi, anh em đều đã xây dựng gia đình. Các bác, các anh có vợ con thì lo chuyện học hành và mua sắm. Trong các lán trại quy định đến 21 giờ đêm phải đi ngủ nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng bàn tán rì rầm về chuyện 10 ngày ở địa phương. Ai cũng muốn có một câu chuyện để góp vui cho tiểu đội trước lúc lên đường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 05:35:41 pm »

Sau khi tập trung đầy đủ, đơn vị tổ chức huấn luyện ít bữa, sau đó nhận mệnh lệnh lên đường vào chiên trường. Chúng tôi được phổ biến: đường hành quân đi tàu hỏa từ ga Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên qua Hà Nội vào ga Đò Lèn, Thanh Hóa. Chuẩn bị cho buổi lên đường, ngoài trang bị, quân tư trang, mỗi người được cấp thêm một bao gạo, ruốc mắm, mì chính. Mỗi một tiểu đội được trang bị một xoong, nồi nấu cơm đủ cho 10 người ăn. Trung đoàn tổ chức hành quân thành bốn đoàn (từ đây dùng phiên hiệu đi B là Đoàn 304). Đoàn đầu là Đoàn 304A đi ngày 6-1-1966. Đoàn thứ hai là đoàn của chúng tôi, Đoàn 304B đi ngày 8-1. Đoàn thứ ba đi ngày 10-1. Đoàn thứ tư đi ngày 12-1-1966.

Theo kế hoạch, ngày 8-1-1966, đơn vị chúng tôi hành quân vào Nam chiến đấu. Chính quyền, nhân dân, địa phương tổ chức đưa tiễn trang trọng. Cả dòng người cùng chúng tôi ra tận ga Phổ Yên. Khi đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh, không ngớt những tiếng reo hò, vẫy chào lưu luyến ở sân ga. Trên tàu có rất nhiều anh em trầm ngâm suy nghĩ. Sau khi trả phép trong mỗi chúng tôi đều biết cái ngày lên đường sắp đến, cho nên ai cũng viết những lá thư báo về cho gia đình biết tin ngày mình chính thức hành quân. Song ngặt một nỗi, đã lên tàu rồi thì không biết gửi bưu điện nào được. Chúng tôi bàn nhau gom những lá thư gói lại thành từng bó và khi tào vào tới đất Hà Nội, qua những ngã tư đường đi từ ga Long Biên đến ga Hàng Cỏ, chúng tôi thả những bó thư (có anh không kịp dán tem) xuống đường nhờ bà con gửi hộ về gia đình. Có anh em nghĩ rằng, những lá thư về tới gia đình chỉ là chút hy vọng mong manh. Song đại đa số chúng tôi luôn có niềm tin nhân dân Hà Nội rất thông cảm, rất thương, rất yêu, rất quý mến những người con của quê hương miền Bắc đang lên đường đi làm nhiệm vụ và trong đoàn quân ấy cũng co biết bao người con của Hà Nội cùng hành quân. Những lá thư này đều được nhân dân cầm đến bưu điện, mua tem dán vào, rồi gửi. Trong đó tôi cũng có hai lá thư, đến lúc tôi về nhà (năm 1975), bố và em gái tôi đưa cho tôi đọc lại.

Đoàn tàu cứ xình xịch chuyển bánh về phương Nam. Càng ngày bóng đêm càng bao phủ dần lên nóc tàu, những tiếng cười, những cái vẫy tay chào hỏi không còn giòn giã như ban đầu vì anh em đã mệt. Từ ga Nam Định trở vào thì trời tối hẳn. Khi qua ga Bỉm Sơn, trên tàu có một giọng nữ phát thanh viên thông báo:

- Đoàn tàu chở các đồng chí bộ đội sẽ tập kết ở ga Đò Lèn, đây là ga cuối cùng của các đồng chí. Các đồng chí chuẩn bị kiểm tra hành lý không để quên thứ gì trên tàu trước khi xuống.

Ga Đò Lèn thuộc huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Từ đây, chúng tôi hành quân bộ và chặng đường đi đầu tiên là qua huyện Hà Trung. Mỗi khi qua các làng, xóm, nhân dân vẫn còn thức, thanh niên đều dẫn đưa bộ đội vào nghỉ từng nhà một. Sự chuẩn bị, tiếp đón của nhân dân rất chu đáo. Cứ như thế, từ đêm ngày mồng 8-1-1966, chúng tôi hành quân suốt đêm, đêm nào cũng vượt khoảng từ 25 đến 30km và dừng nghỉ ở một địa điểm mới. Tết năm Bính Ngọ (1966), chúng tôi ăn tết Ở Nghệ An (ngày mùng 1 ăn tết ở Yên Thành, ngày mùng 2 ăn tết ở Đô Lương). Nói là ăn tết song tiểu chuẩn cả tiểu đội được một bao thuốc lá, một gói trà và một gói kẹo, thực phẩm thì không có gì ngoài tiêu chuẩn hàng ngày đã có. Nhân dân cũng rất nghèo, chẳng thịt cá, bánh chưng. Có qua đây mới thấy nhân dân bị chiến tranh phá hoại tàn phá cực khổ như thế nào.

Dọc đường hành quân, liên tục thấy pháo sáng, rồi tiếng máy bay đánh phá ban đêm của Mỹ, tiếng bom nổ rất gần và rất rõ. Ban ngày nghỉ trong nhà dân, máy bay Mỹ coi như làm chủ vùng trời, bay ra bay vào. Cầu Hàm Rồng, phà Bến Thủy, không ngày nào là không có tiếng bom. Sau gần một tháng, chúng tôi vượt đèo Ngang qua Quảng Bình. Hành quân mang vác nặng, tôi được tiểu đội phân công mang thêm chiếc nồi quân dụng nấu ăn cho 15 người và một cái cuốc chim. Vốn đã nặng nay lại thêm hai thứ đó nữa thì rất nặng, phải gần 35 kg. Đi bộ mấy ngày đầu phồng hết các ngón chân. Có một kinh nghiệm là cứ lấy kim, chỉ xâu vào để một khúc chỉ lại cho nước dẫn qua hai đầu chỉ thì không bị rộp. Anh nào không làm như thế mà bóc ra thì hôm sau không đi nổi.

Quá trình hành quân, không ít anh em tâm tư, có người quay lại đào ngũ. Trong anh em cùng làng xóm, cùng nhập ngũ, khi tạm dừng sau mỗi đêm hành quân thường tìm tới gặp nhau. Có lần một anh bạn rủ tôi hôm nay đi đến đoạn đường hầm xe lửa, qua đó ta quay về, chứ đi cực quá. Nưng tôi nói thẳng là lúc đi đã hứa với địa phương như vậy rồi, bây giờ quay về xấu hổ không mặt mũi nào nhìn mặt bố mẹ và dân làng. Thôi, bạn đừng có nghĩ như vậy nữa, hai anh em tôi động viên nhau rồi tiếp tục hành quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 06:31:12 pm »

Vượt sông Bến Hải vào chiến trường

Sau hơn một tháng hành quân. Chiều ngày 30-1-1966, Tiểu đoàn chúng tôi đến tập kết ở xã Vĩnh Chất của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị để chuẩn bị vượt sông sang đất miền Nam. Sinh hoạt của nhân dân ở đây hầu hết là ở dưới hầm thùng, mỗi chiều rộng 3-4m, ở trên là một cái lán, mái che có lợp rạ hoặc ni lông, trên được ngụy trang cẩn thận. Trong hầm thùng có các ngách vào hầm chữ A để tránh bom, pháo. Nối các hầm là các giao thông hào để tiện việc đi lại, chiến đấu. Càng đi sâu vào vùng giới tuyến, càng thấy cuộc sống của nhân dân nhiều khó khăn ác liệt, nhưng cũng biểu lộ quyết tâm rất cao của toàn dân đánh giặc.

Đêm vượt sông Bến Hải, tôi và mọi người ai cũng có một suy nghĩ, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa mình sẽ đặt chân lên mảnh đất miền Nam. Cũng vẫn như bao buổi tối khác, tối hôm nay vẫn dàn đội hình, vẫn tập trung như vậy, rồi thứ tự các đoàn cứ lần lượt hành quân. Nhưng do thời tiết mùa khô, sông đoạn này nhỏ và cạn, nước sâu chỉ khoảng 70, 80 phân, có chỗ sâu nhất khoảng 1 mét, cho nên vượt sông bằng lội là chính. Trong lúc chờ vượt sông, chúng tôi ngồi dựa lưng vào ba lô, có anh tranh thủ đánh một giấc. Tôi nghĩ phía trước là chiến trường, nơi kẻ thù dùng mọi thủ đoạn: không quân, pháo kích, biệt kích đánh phá; cùng với hệ thống đồn bốt và các cuộc hành quân của Mỹ - ngụy, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc. Rừng thiêng, vách đá cheo leo, chông gai trải suốt dọc đường. Nơi chấp nhận sự hy sinh, đói khát, thiếu thốn và bệnh tật đang chờ đón. Đồng bào miền Nam đang mong mỏi đoàn quân từ hậu phương vào cùng kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vượt qua con sông kia, mình sắp trở thành anh Giải phóng quân và tạm xa hậu phương miền Bắc. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, mái tranh vách đất nghèo đói với cánh đồng chiêm trũng, con trâu đi trước cái cày đi sau, cảnh làm ăn lam lũ của bố mẹ cùng cô em gái đang học hành cứ hiện trong tâm trí tôi. Đoàn quân đi trong lặng lẽ. Khi qua đoạn nước chảy xiết, chúng tôi từng người nắm chặt tay nhau để vượt. Tới giữa dòng sông dù đang dắt tay nhau nhưng ai cũng ráng đưa tay vốc một ngụm nước đưa lên mặt. Ngụm nước của dòng sông Bến Hải nó mát lạnh khắp cơ thể. Trong màu vàng nhạt của ánh pháo sáng xa xa, tôi liên tưởng bên tay trái mình cách xa về hướng đông là chiếc cầu Hiền Lương mà hai đầu có hai lá cờ của hai chế độ khác nhau. Trong suy nghĩ và mơ ước, đến một ngày nào đó hai bên cầu chỉ còn một lá cờ đỏ sao vàng, mình được hiên ngang đi lại trên chiếc cầu một cách thanh thản, không phải như hôm nay đang bí mật, lặn lội ở đoạn thượng nguồn của con sông Bến Hải.

Qua sông Bến Hải, các chiến sĩ giao liên ở phía Nam đón về trạm đầu tiên. Đó là làng Ho, một địa điểm có lẽ nhiều đoàn đi qua đây đều được tập kết vào đó. Và từ làng Ho sẽ tỏa đi nhiều nhánh, nhiều con đường dọc theo dãy Trường Sơn xuyên sâu vào chiến trường Nam Bộ. Một hành trình vượt Trường Sơn có lẽ chỉ mới bắt đầu. Những ngày tháng 2 – tháng mùa khô của năm 1966, chúng tôi đi trong rừng có nơi là rừng xanh nhưng hầu hết là leo trên các vách núi. Tôi là lính bộ binh mang vác như thế đã rất khó khăn, thế nhưng trong Đoàn 304B còn có các đồng chí ở phân đội mang súng cối 82mm, súng 12,7mm, súng ĐKZ 75mm. Cứ hai đồng chí khênh một nòng pháo, hoặc một đồng chí vách một bàn đế cối nặng trên dưới 40 kg mà đi trong điều kiện đường chẳng ra đường, cây cối hai bên chẳng chịt. Những cây gậy làm nạng thay vai làm giá đỡ cho khẩu súng, nòng súng mỗi khi dừng lại hoặc gậy chống ba lô cho vai nghỉ ngơi một lát. Lúc này cây gậy quả là có nhiều tác dụng. Tôi thầm nghĩ đến thán phục nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn”. Có cái dốc rất cao, anh em từng người một dắt tay nhau lên sau đó phải ngồi nghỉ mới tiếp tục đi, đi hết đêm nhưng hành quân chỉ được trên dưới 10km. Càng vào sâu sức càng kiệt, chiến trường càng phức tạp, kẻ thù đang ráo riết đánh phá ngăn chặn.

Tháng 3 năm 1966, chúng tôi đến địa bàn nam Tây Nguyên. Tại đây, tôi gặp anh Bùi Văn Khánh, người cùng làng nhập ngũ đi B trước tôi nhưng trước khi đi B lại không được về phép. Hai anh em gặp nhau ở gần một cái nương sắn, kể hết chuyện gia đình, chuyện hậu phương ở nhà cho anh nghe và anh cũng kể lại hoạt động của địch ở chiến trường, cách đi lại ở khu vực Tây Nguyên, kinh nghiệm làm những cái bánh sắn bằng cách mài củ sắn ra thành bột, gói vào lá rồi hấp lên, cứ thế chín lên là ăn. Lúc chia tay, anh dúi cho tôi mấy cái, đúng là đang lúc đói mà được ăn như thế thì phải nói là quá ngon, nhớ mãi không bao giờ quên được. Tiếc rằng sau một thời gian, anh ấy hy sinh. Đi hành quân, thực phẩm thì chỉ có mắm ruốc, mang thế nào đi thì ăn thế đó, gạo mang tới 19 đến 20 ngày trên vai rất nặng (các trạm cung cấp của ta cách rất xa) nhưng mỗi ngày chỉ ăn có 6-7 lạng là tối đa. Thường được ăn một bữa cơm nóng, còn lại dùng cơm nắm, có hôm vượt trạm phải nắm cơm ăn hai, ba ngày liền. Có khi nấu nồi cơm xong mang ra, nắm chia cho mỗi anh em một nắm, nắm chia hết cơm rồi mà nồi vẫn còn nóng bốc hơi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 06:32:44 pm »

Trong quá trình hành quân, nhiều lần không quân, pháo binh của địch bắn vào đội hình, số thương vong ngày một nhiều. Biệt kích và lính Mỹ thường xuyên phục kích chặn các trục đường giao liên. Giữa tháng 3-1966, chúng tôi hành quân vào tới Đức Cơ (nay là Đắc Nông). Đây là địa bàn cuối Tây Nguyên, độ cao trên dưới 800 mét so với mặt nước biển. Rừng phần lớn là rừng khộp, lá khô đã rụng chỉ còn phần cây trơ trọi. Thời tiết ngày nắng nóng, tối se se lạnh như trời đông ngoài Bắc. Đoàn chúng tôi đang đi hành quân thì thấy giao liên nói có địch chặn phía trước và phải dừng lại. Sau ba ngày, rồi năm, bảy ngày trôi qua mà địch vẫn chưa rút. Trong bảy ngày đó, hậu cần của đường giao liên cũng không chuyển gạo lên được. Chúng tôi chỉ ăn 4 lạng, 3 lạng rồi 2 lạng gạo mỗi ngày. Cái đói đến mức mệt lả, chân tay run lẩy bẩy. xong vẫn phải đào công sự ẩn nấp và chiến đấu. Đến ngày thứ 8, anh em giao liên tìm đường mới và tiếp tục đưa đoàn đi. Vừa hành quân vừa cảnh giác sẵn sàng chiến đấu rất cao, đề phòng địch có thể tiếp tục phục kích. Trong đội hình hành quân của Tiểu đoàn, tiểu đội chúng tôi thường đi đầu.

Một hôm, đến một cánh rừng khộp, cách nơi trạm giao liên lúc xuất phát được 3 giờ thì nghe thấy tiếng nổ bình bình, cứ tưởng ca nô chạy trên sông chở hàng, nhưng không phải, đó là tiếng động cơ trực thăng của Mỹ đang hoạt động, đổ quân phục kích chặn đầu đường hành quân của đơn vị. Đội hình hành quân đến trưa thì nghỉ giải lao để ăn cơm. Tôi dừng lại chỗ các đồng chí trong Ban chỉ huy Tiểu đoàn có cả đồng chí Đỗ Thôn, đồng chí Nguyễn Văn Phòng. Cùng đi với đoàn chúng tôi có đồng chí Thiếu tá Đặng Đình Cương – Phó Chính ủy Trung đoàn (đồng chí nguyên là Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô). Đồng chí nói với Tiểu đoàn trưởng:

- Cho anh em nghỉ xong thì đi sau, tôi đi trước cùng đồng chí giao liên với mấy đồng chí bảo vệ xem tình hình thế nào.

Nói xong, đồng chí đi cách đội hình chúng tôi khoảng 15 phút thì thấy súng nổ, sau đó một đồng chí chạy về báo là bị địch phục kích. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng tổ chức một bộ phận trinh sát trong đó có tôi, một trung đội bộ binh do trợ lý tác chiến Nguyễn Văn Nhung chỉ huy lên chiến đấu và tìm kiếm đồng chí Phó Chính ủy. Sau gần một giờ, bộ phận trinh sát chúng tôi tới chỗ chiến đấu ngay tại bờ suối chỉ gặp một đồng chí hy sinh (liên lạc của đồng chí Cương). Chúng tôi ở lại tìm đồng chí Cương hết chiều ngày hôm đó và cả ngày hôm sau nữa cũng không thấy. Đến trưa ngày hôm sau, trên máy bay trực thăng của Mỹ có phát một tin: “Đã bắt được một Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, một thiếu tá Việt Cộng”. Đoàn phán đoán đồng chí Phó Chính ủy Đặng Đình Cương có thể bị địch bắt. Từ đó đến năm 1975 rồi sau này, vẫn không tìm được hồ sơ dấu vết của đồng chí Phó Chính ủy. Năm 1992, khi làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, tôi ra dự cuộc diễn tập của bộ ở Đa Phúc - Núi Đôi, có dịp quay lại làng Đan Tảo (nơi tôi nhập ngũ và đóng quân). Đó cũng là làng của Chính ủy Đặng Đình Cương. Gặp gia đình, tôi kể lại trong một buổi hành quân bị địch phục kích như vậy, còn về việc khẳng định bác ấy hy sinh hay như thế nào, tổ chức chưa kết luận. Đó là một điều rất trăn trở đối với người thân trong gia đình cũng như lãnh đạo chỉ huy đơn vị Trung đoàn 141.

Chuyện đói khát, bị bom đạn, bị địch phục kích trong quá trình hành quân thường diễn ra. Lại có những chuyển ất thương tâm. Có đồng chí mệt quá do đói, mang vác nặng dẫn tới kiệt sức, đang hành quân tự tách ra đi tạt vào trong rừng cách đường mòn 5 mét dựa vào ba lô ngồi nghỉ, súng để ở vai. Đơn vị đến nơi tập kết thấy thiếu, tổ chức quay lại tìm, có đồng chí đã lả đi, sắp chết nhưng vẫn còn cứu được, cũng có đồng chí bị thú rừng ăn thịt, chỉ còn ba lô, súng đạn, quần áo đầy máu, hoặc có anh em ngồi nghỉ rồi lịm đi luôn. Hy sinh dọc đường do nhiều nguyên nhân đã làm cho Trung đoàn, đặc biệt là Tiểu đoàn 3 tới nơi tập kết quân số chỉ còn trên 70%.

Sau hơn bốn tháng trời, đêm ngủ ngày di, hoặc là có lúc phải hành quân cả ngày lẫn đêm, vượt qua trên 2.0000 km, một ngày đầu tháng 5 năm 196, đơn vị chúng tôi đặt chân đến miền Đông Nam Bộ, một địa bàn “Ông Cụ” theo quy định mật danh trong giấy “thông hành” mà ngày đầu trước khi đi B đã nhận được. Nơi Trung đoàn tập kết là khu vực ở bắc sông Đa Quýt, gần sát biên giới Campuchia (nay là huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước). Đây là một địa bàn rừng rậm nguyên sơ, tuy cuối mùa khô, cây cối đã trút xuống mặt đất lớp lá dầy 15 – 20 phân, nhưng các tán lá trên cây không có một ánh nắng mặt trời xuyên xuống được. Trung đoàn dừng lại, tổ chức thu dung, đón cán bộ, chiến sĩ đang ốm yếu còn tụt lại phía sau, ổn định tổ chức biên chế và củng cố, xây dựng lực lượng, đặc biệt là chăm lo bồi dưỡng sức khỏe. Toàn đơn vị tập trung làm lán trại, củng cố nơi ăn ở chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM