Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:57:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Chiến khu XI  (Đọc 10053 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 08:37:20 am »

Trong cuốn hồi ký Chiến đấu trong vòng vây, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946, đã nhận định cuộc chiến đấu mở đầu Toàn quốc kháng chiến trên cả nước nhằm đánh bại âm mưu đánh nhanh của địch cuối năm 1946 là cuộc Tổng giao chiến đầu tiên của quân và dân ta dưới chính quyền cách mạng với quân Pháp xâm lược. "Tiêu biểu cho trận tổng giao chiến đầu tiên phải nói đến Thủ đô Hà Nội”1 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tr.6). Đại tướng cũng nói thắng lợi của 60 ngày đêm chiến đấu kiên cường là thắng lợi chung của tất cả quân dân trong thành phố, của cả 3 liên khu, của bộ đội, tự vệ và nhân dân. Đồng chí viết: "Khi bàn về trận đánh Hà Nội, nhiều người đã quên hoặc ít nói tới liên khu 2 và 3. Ở hai liên khu này, cuộc chiến đã diễn ra 38 ngày đêm, trong đó có 27 ngày đánh địch trên các trục đường ra ngoại ô kết hợp với những tổ luồn vào khu vực địch đã kiểm soát thường xuyên tập kích địch. Nếu không có sự phối hợp này, chiến sĩ Liên khu 1 khó trụ sát nách địch một thời gian dài như vậy.


Tuy nhiên, Liên khu 1 vẫn là tiêu biểu nhất cho cuộc chiến đấu ở Thủ đô"1 (Sách đã dẫn ở trên, tr.55, 56).

Chiến thắng đã góp phần cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân dân cả nước. Trong buổi đầu kháng chiến đó, việc củng cố niềm tin chiến thắng cho toàn dân là một việc hết sức có ý nghĩa.


Thời kỳ thứ hai từ sau khi Trung đoàn Thủ đô rút ra, Hà Nội trở thành vùng tạm chiếm, cuộc chiến đấu trong thời kỳ này vô cùng khó khăn nhưng cũng hết sức vẻ vang.


Các lực lượng vũ trang Chiến khu XI thời gian này bao gồm Trung đoàn Thăng Long, các đơn vị dân quân du kích Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây đã kiên cường chặn đánh các cuộc hành quân mở rộng vùng chiếm đóng của địch. Bằng cách đánh du kích, đơn vị du kích của các địa phương Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây cũng đã đánh hàng trăm trận, tiêu hao tiêu diệt nhiều tên địch. Nhiều cuộc phục kích, tập kích, đánh địa lôi, quấy rối các vị trí đóng quân của địch, cùng nhân dân phá tề, đã được tổ chức khiến quân giặc mất ăn mất ngủ. Công cuộc "bình định" Hà Nội và mở rộng vùng chiếm đóng của chúng gặp rất nhiều khó khăn.


Quân và dân Chiến khu XI thời gian này đã phối hợp có hiệu quả với quân dân Việt Bắc trong Thu Đông năm 1947, làm phá sản hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Pháp xâm lược.

Cuộc chiến tranh trên địa bàn Chiến khu XI trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp tuy mới diễn ra trong hơn một năm nhưng đã phản ánh rõ những mâu thuẫn cơ bản, sâu sắc giữa hai bên mà bên nào cũng đem hết nỗ lực đê giải quyết và giành lấy phần thắng cho mình. Hai mục đích đối lập nhau: xâm lược - chống xâm lược. Hai điểm xuất phát và cũng là hai chỗ dựa của mỗi bên đối chọi nhau: lực lượng quân sự - lực lượng chính trị. Hai kiểu chiến tranh trái ngược nhau: chiến tranh quy ước - chiến tranh nhân dân. Hai chiến lược quân sự tương phản nhau: đánh nhanh thắng nhanh - đánh lâu dài nhất định thắng. Việc giải quyết những mâu thuẫn trên là một quá trình đấu trí giữa hai bộ thông soái tối cao và sự nỗ lực về mọi mặt của hai bên trong suốt cuộc chiến tranh. Ngay ở thời gian đầu, trong keo đầu, cuộc đấu trí này ở Thủ đô có ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả của nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện.


Thực dân Pháp đã phạm vào sai lầm lớn là đánh giá thấp đối phương và tự ru ngủ mình bằng tư tưởng ngạo mạn, cho mình là vô địch. Thực dân hiếu chiến Pháp không hình dung được sức mạnh ý chí của dân tộc Việt Nam. Hoặc là vì họ không hiểu gì hết, hoặc là vì họ không cần tính đến khi họ có trong tay một khối lượng sắt thép khổng lồ mà họ cho là có khả năng làm tiêu tan mọi ý chí kháng cự của đối phương. Không những thế, các nhà quân sự Pháp cũng không hình dung được "sức kháng cự" của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam mà họ rất coi thường. Học thuyết quân sự của các nước đế quốc thường tính toán rằng "sự chênh lệch về các lực lượng vật chất không thể vượt quá mức mà các lực lượng tinh thần có thể bù đắp được"1 (Clau-dơ-vít, sách đã dẫn, tr.63). Vì vậy Bộ chỉ huy Pháp đã tin chắc rằng dù có tinh thần cao đến đâu nhưng đứng trước một thực tế so sánh lực lượng hai bên quá chênh lệch về phía Pháp thì chuyện Việt Nam có thể chống lại sức mạnh của Pháp là chuyện nực cười. Trái với nhận định của họ, sức chống trả của nhân dân Việt Nam được Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh vun đắp có sức mạnh vô địch, nhưng các nhà quân sự đế quốc lại không nhìn thấy được mặc dù họ có một nền khoa học quân sự phát triển.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 08:45:59 am »

Trong những cuộc chiến tranh xâm lược trước đây, những đánh giá chủ quan cùng với sự tính toán theo công thức máy móc của quân Pháp chưa hề làm cho Pháp bị thất bại. Song lần này gặp một đối phương là nhân dân Việt Nam có Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, cuộc chiến tranh sẽ không diễn ra và kết thúc theo ý muốn của Chính phủ và Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Diễn biến chiến sự qua 60 ngày đêm đầu Kháng chiến toàn quốc ở Hà Nội và một số thành phố, thị xã khác trên cả nước đã cho phép thấy được chiều hướng phát triến và kết thúc cuộc chiến tranh mà quân Pháp tiến hành ở Việt Nam. Quân Pháp không thực hiện được âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh", không tiêu diệt được lực lượng của ta, không làm cho ta bị hao mòn kiệt quệ đi. Trái lại ta đã mở đầu cuộc kháng chiến đúng lúc, làm cho địch bị bất ngờ. Ta có cách đánh thích hợp với điều kiện của ta, một cách đánh mà địch "khó hiểu", "khó đối phó". Ta có ý thức vừa chiến đấu vừa xây dựng nên sau một thời gian chiến đấu ngắn, lực lượng vũ trang của ta ngay tại mặt trận đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, tinh thần chiến đấu càng cao. Hậu phương của ta vững chắc; hậu phương là ngoại thành, là các tỉnh kế cận Hà Đông, Sơn Tây; hậu phương ngay cả trong nội thành. Cả tiền tuyến và hậu phương đều quyết tâm chống xâm lược. Quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, ngay trong keo đầu, quân và dân Hà Nội tuy không tránh được những hiện tượng ấu trĩ, nhưng đã có chỗ dựa cơ bản để rút kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm và tiến lên từng bước.


Giành được thắng lợi lớn qua 60 ngày đêm chiến đấu không phải là việc dễ dàng. Quân và dân Khu XI đã chịu đựng nhiều khó khăn, tìm mọi cách thực hiện những chỉ thị và sự hướng dẫn của cấp trên để thi gan đấu trí với kẻ thù ngay trong các trận đánh. Tình trạng thiếu thốn và chất lượng không đảm bảo của vũ khí không làm cho quân ta nản lòng. Trang bị hiện đại của địch cũng không làm cho ta khiếp sợ. Qua từng trận đánh, từng ngày rèn luyện trong thực tê kháng chiến, cán bộ, chiến sĩ cùng với đồng bào ta vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa nên càng ra sức phát huy sáng kiến, chiến đấu dũng cảm, không sợ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến được chuyển hoá thành sức mạnh vật chất là một việc mà kẻ địch, không phá nổi. Trái lại với tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược mà kẻ địch gây ra trên đất nước Việt Nam, lại bị Đảng và nhân dân ta vạch mặt, lên án trước nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp. Đây là nguồn sức mạnh - sức mạnh của chính nghĩa - mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên biết khai thác và phát huy tác dụng ngày càng to lớn. Tác dụng đó vừa có hiệu quả làm tăng sức kháng chiến của ta, vừa có hiệu quả làm suy yếu sức chiến đấu của quân xâm lược và gây khó khăn ngày càng nhiều cho việc giải quyết mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến của phía địch cũng như mối quan hệ của Pháp với thế giới. Chiến tranh mới bắt đầu, nhưng chỉ qua hơn một năm chiến đấu dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Khu ủy và Bộ chỉ huy Chiến khu XI, những người theo dõi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã có thể thấy giá trị quan trọng bước đầu của việc khai thác và cụ thể hoá tính chính nghĩa thành sức mạnh vật chất.


Có chính nghĩa lại có đường lối đúng đắn - đường lối chiến tranh nhân dân - cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã có những nhân tố quyết định đầu tiên để đạt mục đích giành độc lập thống nhất. 60 ngày đêm đầu kháng chiến ở Thủ đô là một cuộc khảo nghiệm đáng tin cậy để khẳng định tính đúng đắn và sự tất thắng của đường lối đó. Bằng ý chí "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", lòng dũng cảm và trí thông minh, tinh thần đoàn kết và kỷ luật tự giác, quân và dân Thủ đô đã triển khai và thực hiện có kết quả cao đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, đánh địch theo phương thức tiến hành chiến tranh mới. Phương thức chiến tranh cổ điển - chiến tranh quy ước - không đối chọi được với phương thức chiến tranh nhân dân do Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết kế và lãnh đạo toàn dân trên trên cả nước thực hiện. Thành công tiêu biểu ngay từ những ngày đầu Kháng chiến toàn quốc đã được gặt hái ngay trên chiến trường Hà Nội. Ngay từ đầu, chưa phải quân ta đã thành thạo cách đánh trong thành phố, còn nhiều bỡ ngỡ và phải chịu những tổn thất ban đầu. Song trên các mặt trận ở nội thành cũng như ở vùng ngoại ô, những hiện tượng dàn quân đánh theo lối chính quy đều được phê phán và uốn nắn, khắc phục kịp thời. Nhờ đó ta đã làm cho địch không phát huy được ưu thế về cơ động và hoả lực. Dựa vào đường lối chiến tranh nhân dân và được sự chỉ đạo rất sát của cấp trên, cán bộ và chiến sĩ ta từng bước đã nghiên cứu được cách đánh trong thành phố rất có hiệu quả, bảo tồn được lực lượng ta, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Việc rút lui an toàn của Trung đoàn Thủ đô là một thành công lớn của quân dân Khu XI, một chứng minh về sự phát triển nghệ thuật quân sự của các lực lượng vũ trang Quân khu Thủ đô ở thời kỳ này. Cuộc chiến kéo dài gấp hàng chục lần thời hạn mà Bộ chỉ huy Pháp đã đề ra lúc đầu để "quét sạch mọi sự đề kháng của Việt Minh" trên địa bàn Hà Nội. Tổn thất về người và phương tiện chiến tranh lại khá lớn trước trình độ trang bị và khả năng chiến đấu của đối phương mà Bộ tham mưu Pháp cho là rất yếu kém. Tình hình đó làm cho những người cầm quyền và cầm quân dao động, lúng túng, binh sĩ sa sút tinh thần. Một quân đội có ưu thế về vũ khí, kỹ thuật như quân đội Pháp, nhưng lại thua kém đối phương về mặt chính trị tinh thần và nghệ thuật quân sự, thì ưu thế đó cũng không làm cho nó trội hơn và cuối cùng sẽ thất bại.


Có đường lối đúng đắn, có cách đánh hiểm hóc, thích hợp với điều kiện về mọi mặt của ta cũng chưa đủ bảo đảm để giành thắng lợi. Trung ương Đảng và Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chăm lo chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. Những ngày tháng trước khi nổ ra cuộc Kháng chiến toàn quốc, những việc chuẩn bị về tư tưởng, về tổ chức nhằm hướng dẫn cho toàn dân toàn quân sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược đã được tiến hành khẩn trương. Các ngành hoạt động của Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các lực lượng vũ trang trên địa bàn Khu XI đều được nghiên cứu đường lối kháng chiến, những chỉ thị có liên quan đến ngành mình. Các cơ quan có trách nhiệm của Khu ủy và Ủy ban Bảo vệ thành phố đều được hướng dẫn hoạt động khi xảy ra chiến tranh. Nhờ đó toàn dân đều sẵn sàng. Khi có lệnh mọi người đã ở vị trí của mình, người nào việc nấy. Tình hình đó làm cho việc thực hiện nhiệm vụ được khẩn trương, đồng thời cũng có tác dụng động viên lớn tới mọi người.


Sự chỉ đạo thực hiện của Trung ương và Khu ủy đã đến với chiến sĩ và đồng bào cả tiền tuyến và hậu phương. Tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân được thể hiện trong mọi công việc, nhất là từ khi có Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mệnh lệnh chiến đấu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cả nước được huy động bước vào cuộc kháng chiến. Toàn dân, toàn quân Hà Nội cùng với đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, chấp hành triệt đê mệnh lệnh của Đại tướng Tổng chỉ huy. Trước lực lượng hùng hậu của toàn dân trên cả nước như thế, quân đội viễn chinh Pháp dù đông đến bao nhiêu cũng không thể địch nổi. Chúng bị phân tán trên nhiều chiến trường, bị căng ra ở khắp nơi.


Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn đầu ở địa bàn Quân khu Thủ đô ngày nay đã chứng minh đương lối cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới thời đại Hồ Chí Minh là đúng đắn. Đường lối đó được toàn dân trên cả nước thực hiện được phát huy cao độ tính hiệu quả của nó. Vì vậy ngay từ những ngày đầu, sự nghiệp kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược đã giành thắng lợi vẻ vang ở Thủ đô.


Những bài học kinh nghiệm của Chiến khu XI đã được vận dụng và phát triển trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này. Đó là những bài học về đoàn kết toàn dân, dựa vào sức dân để tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện trên cả nước với nghệ thuật quân sự và cách đánh độc đáo, kết hợp chặt chẽ với binh vận và địch vận. Đó là những kinh nghiệm và tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài theo phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa xây dựng; cuộc kháng chiến phải do Đảng lãnh đạo, vừa dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.


Ngày nay trước tình hình mới, những bài học kinh nghiệm trên vẫn còn nguyên giá trị để vượt qua khó khăn và thử thách mới.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 08:59:42 am »

PHỤ LỤC
(Toàn bộ phần phụ lục này này được lấy từ nguồn Tổng kết 60 ngày đêm chiến đấu mở đầu Toàn quốc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Hà Nội do Thành ủy Hà Nội và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xác minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997)


1. Hà Nội - diện tích, dân số năm 1945 -1946:

Vị trí: 105°87' độ kinh đông, 21°05’ độ vĩ bắc.

Diện tích: năm 1945 khoảng 150km2, riêng nội thành khoảng 13km2.

Dân số: trên 523.000, nội thành khoảng 30 vạn người, trong đó có hơn 1 vạn Hoa kiều, trên 7.000 Pháp kiều và một số ngoại kiều khác.

Địa giới: đông giáp huyện Gia Lâm (thuộc Bắc Ninh cũ), tây giáp các huyện Đan Phượng, Hoài Đức (thuộc tỉnh Hà Đông cũ), nam giáp huyện Thanh Trì (thuộc Hà Đông cũ), bắc giáp huyện Đông Anh (thuộc tỉnh Phúc Yên cũ).

- Sau Cách mạng Tháng Tám, nội thành Hà Nội chia làm 17 khu phố: Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thăng Long, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đồng Nhân, Vạn Thái, Bạch Mai và được tổ chức thành 3 liên khu: Liên khu 1, Liên khu 2, Liên khu 3.

Có 7 cửa ô: Yên Phụ, Bưởi, Cầu Giấy, Chợ Dừa, Đồng Lầm (Kim Liên), Cầu Dền, Đống Mác.

- Ngoại thành có 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh; với 136 thôn bao bọc xung quanh nội thành.

Cuối năm 1946 chuẩn bị kháng chiến, Trung ương chia cả nước làm 12 chiến khu. Hà Nội là Chiến khu XI (thường gọi là Khu 11).


2. Vị trí và lực lượng địch ở Hà Nội

Thời điểm tháng 12 năm 1946:

* Quân số: 4.220 tên. Cuối tháng 12 năm 1946, đầu tháng 1 năm 1947 ở Hải Phòng lên thêm, tổng quân số ở Hà Nội lên tới 6.500 tên.

Vũ khí: 5.000 súng trường, 600 liên thanh nhẹ, 180 liên hanh nặng, 42 khẩu pháo.

Cơ giới: 9 xe tăng, 26 xe thiết giáp.


Bố trí như sau:

1. Thành Hà Nội:
Quân số: 1.200 tên.
Vũ khí: 300 khẩu súng trường Mỹ, 300 súng liên thanh, liên thanh nặng.
Cơ giới: 9 xe tăng, 26 xe thiết giáp.


2. Trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). :
Quân số: 250 tên, gồm có:
1 đại đội bộ binh 150 tên.
1 phân đoàn thiết giáp của hải quân R.B.F.M (Régiment Blindéđes Fusileries Marines) 100 tên.
Vũ khí: 100 súng trường, 49 tôm-xơn, 40 các-bin, 9 liên thanh nhẹ.
Cơ giới: 3 xe tăng, 4 thiết giáp.


3. Trường An-be Xa-rô (nay là nhà số 2 Hoàng Ván Thụ).
Quân số 500 tên, gồm có:
1 đại đội bộ binh (đại đội 10, tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh thuộc địa 6), 1 quan ba chỉ huy: Moles.
1 cụm pháo binh sư đoàn (tiểu đoàn 1, trung đoàn pháo binh thuộc địa dã chiến I (RACM) có 3 khẩu đội: Chỉ huy gồm: 1 quan tư, 1 quan ba, 2 quan hai.
Vũ khí: 200 súng trường, 60 các-bin, 60 tôm-xơn, 20 liên thanh nhẹ, 15 liên thanh nặng.
Cơ giới: 5 xe thiết giáp, 2 xe tăng loại lớn, 2 xe tăng loại nhỏ.


4. Phủ Toàn quyền:
Quân số: 500 tên (thuộc tiểu đoàn 3 Trung đoàn bộ binh thuộc địa 6, đại đội 1 và 9).
Vũ khí: 120 súng trường, 80 tôm-xơn, 60 các-bin.


5. Trường Đỗ Hữu Vị (nay là trường Phan Đình Phùng):
Quân số: 50 thợ máy, một tiểu đội 12 lính gác.
Vũ khí: 7 súng trương, 2 các-bin, 2 tôm-xơn, 1 liên thanh nhẹ.


6. Quán Thánh:
Quân số: 1 đại đội.
Vũ khí: 10 liên thanh nhẹ, 10 các-bin, 20 tôm-xơn, 100 súng trường.


7. Đồn Thủy:
Quân số: 520.
Vũ khí: 6 liên thanh nặng, 3 liên thanh nhẹ, 66 súng trường.
Cơ giới: 4 xe hồng thập tự, 2 xe vận tải, 3 xe Jeep.


8. Khách sạn Mê-tơ-rô-pôn:
Quân số: 200 sĩ quan và binh lính đầy đủ vũ khí nhẹ.


9. Gia Lâm:   
a. Khu vực sân bay:
Quân số 800.
Vũ khí loại nhẹ trang bị đủ, 7 pháo 75mm, 2 liên thanh nặng.
Cơ giới: 6 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 50 xe vận tải.
Máy bay: 4 xpít-phai, 4 mo-ran, 5 oanh tạc, 6 khu trục mới ở Sài Gòn ra.
b. Xưởng sửa chữa:
Quân số: 36. Trang bị đủ vũ khí nhẹ.
Kho lương thực: 500 tấn cá khô, bột mì, đậu.
c. Nhà máy khuy:
Quân số 100. Trang bị vũ khí nhẹ, có thêm 3 liên thanh nặng.      
Vị trí lực lượng nhỏ:


10. Viện quang tuyến Ra-đi-um: thường có 1 tiểu đội.
Tới 23 tháng 11 năm 1945 đưa đến 2 pháo đặt chĩa về phía Hỏa Lò.


11. Hàng Trống (nhà Moóc-li-e); thường có 1 tiểu đội.
Ngày 23 tháng 12 năm 1946 tăng thêm một lực lượng, bố trí cẩn mật.


12. Đầu cầu Long Biên: có 1 trung đội, 22 súng trường, 6 các-bin, 4 tôm-xơn, 2 liên thanh nhẹ.

13. Giữa cầu Long Biên: 1 trung đội, 25 súng trường, 4 các-bin, 5 tôm-xơn, 2 trung liên.

14. Dưới cầu Long Biên: 1 trung đội, 22 súng trường, 4 các-bin, 5 tôm-xơn, 2 trung liên.

15. Nhà ngân hàng Đông Dương: 2 tiểu đội gác chung với Vệ quốc đoàn.

16. Ga Hàng Cỏ: 1 tiểu đội gác chung với Vệ quốc đoàn.

17. Nhà dầu Shell Khâm Thiên: 1 tiểu đội, có 1 khẩu súng cối.

18. Số 7 phố Tự Do cũ (phía Ngọc Hà): 19 lính, 4 cai đội, 1 quản, 3 xe thiết giáp, 2 xe Jeep, 1 xe vận tải.

19. Số 10 Thụy Khuê: 30 lính, 14 súng trường, 4 các-bin, 4   tôm-xơn, 6 liên thanh, 2 xe thiết giáp.

20. Số 10 Cao Bá Quát (kho descourđ): 10 lính thợ, 1 quan ba (vũ khí không rõ).

21. Ga-ra Xi-ta ga Hàng Cỏ (một bộ phận của xưởng Chiến Thắng hiện nay): 10 lính thợ (vũ khí không rõ).

22. Ga-ra Béc-xê (xưởng Dân Sinh, Trường Thị); 6 lính thợ, 6 súng trường, 1 liên thanh.

23. Ga-ra Boa-lô (5 Tràng Tiền): 20 lính thợ, 2 liên thanh.

24. Ga-ra Pho (Công ty xe con, số 7 Đặng Thái Thân): 1 tiểu đội.

25. Ga-ra Gi-rô-đô: 20 lính thợ, 1 liên thanh.

26. Hãng dầu Shell (nay là Ủy ban khoa học Nhà nước, góc phố Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền): 1 tiểu đội.

27. Số 23 Hàn Thuyên: 20 lính, 1 quan tư, 1 quan ba, 14 súng trường, 4 liên thanh nhẹ.

28. Số 44 Tăng Bạt Hổ: 15 lính, 4 sĩ quan.

29. Số 51 Lý Thái Tổ: 1 tiểu đội.

30. Làng Xuân Biểu, đường Hoàng Hoa Thám: 1 sĩ quan, 9 lính, đủ súng.

31. Nhà Chi-vo, đường Hoàng Hoa Thám: 8 lính, 1 cai, 1 quan tư, 1 tôm-xơn, 1 súng trường, 1 liên thanh, 16 lựu đạn, 1 hòm đạn súng trường, 1 xe Jeep.

32. Số 5 Phan Đình Phùng: 1 tiểu đội các-bin, 1 quan ba, 1 quan một.

33. Hùng Vương: 16 lính, 1 quan tư, 1 quan hai, 1 quan một, 1 quản, 1 đội, 2 xe vận tải, 5 xe Jeep, 1 ô tô du lịch.

34. Số 6 bis Tôn Trung Sơn: 1 tiểu đội vũ khí.

35. Số 42 Hoàng Diệu: 10 lính, 1 quan tư, 1 quan hai, 1 quan một, 1 xe ô tô du lịch.

36. Số 32 Hoàng Diệu: 6 lính, 1 quan tư, 1 quan hai, 2 đội, 1 ô tô du lịch (nhà phái bộ Mỹ).

37. Số 58 Hoàng Diệu: 1 quan năm không quân, 1 quan tư không quân, 6 lính gác, 1 xiên, 6 súng trường, 18 lựu đạn, 4 hòm đạn.

38. Số 29 Tôn Thất Thuyết (nay là phố Lê Hồng Phong): 1 quan tư, 1 quan hai, 1 quan một, 7 đội và quản, 3 lính, 2 xe du lịch, 2 xe thiết giáp (tối có lính trong thành ra gác).

39. Số 48 Phan Chu Trinh (nay là phố Nguyễn Thái Học): 4 lính, 1 quan hai, 2 quan ba, 1   xe Jeep, 1 xe du lịch (tối có lính trong thành ra gác).

40. Số 40 Phùng Hưng (cơ quan quân bưu): hàng ngày có 4 xe vận tải và 2 xe Jeep đến liên lạc (tối có 4 lính gác).

41. Nha Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao): 1 trung đội đủ vũ khí.

42. Nhà đèn Bờ Hồ: 1 trung đội gác với Vệ quốc đoàn.

43. Nhà máy điện Yên Phụ (tối có lính trong thành ra gác): 1 tiểu đội gác chung với Vệ quốc đoàn.

44. Nhà máy nước: 1 tiểu đội gác chung với Vệ quốc đoàn.

45. Phố Tôn Thất Thuyết (nay là đại lộ Lê Hồng Phong): 1 trung đội.   

46. Phà Đen: 1 trung đội.

47. Nhà chiếu bóng Ma-giét-tíc (nay là rạp Tháng Tám): 1 tiểu đội.

48. Nhà thuyền Hồ Tây: nửa tiểu đội.

49. Nhà Đê-lê-vô: 1 tiểu đội.

50. Nhà máy gạch Sta-tíc.

51. Nhà in IDEO.

52. Nhà La-mi: nay là Đại sứ quán Pháp.

Ngoài ra còn rất nhiều ổ chiến đấu độc lập ở một số nhà thờ và nhà Pháp kiều khác... rải ra ở khắp thành phố.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 09:07:21 am »

3. Vị trí và lực lượng Vệ quốc đoàn Thủ đô:

(Chỉ tính bộ đội chính quy Vệ quốc đoàn, khi bắt đầu cuộc kháng chiến).

Tổng số: 5 tiểu đoàn (2.515 người chiến đấu được).

Vũ khí: 1.516 súng trường, 7 pháo cao xạ 75mm của các pháo đài do Pháp để lại nay ta dùng làm pháo mặt đất và một sơn pháo 75mm, 1 pháo chống tăng 25mm. Số đạn còn lại rất ít. Tất cả đều không có máy ngắm và dụng cụ đồ đạc.


Bố trí như sau:

Liên khu 1 (đông bắc thành phố).

Tổng số: 463 người do đồng chí Toàn Vinh và Nguyễn Văn Triệu chỉ huy.

Căn cứ: Hàng Bè.

1. Nhà máy điện Yên Phụ: 2 tiểu đội, 25 người (gác chung với quân Pháp).
2. Yên Phụ: 2 tiểu đội 34 người.

Nguyễn Thái Học: một nửa tiểu đội 6 người (giữ đường Nguyễn Thái Học, đê Yên Phụ và đường cổ Ngư).

3. Nhà máy Nước: 1 tiểu đội, 13 người (gác chung với quân Pháp).

4. Nhà in Viễn Đông: 1 tiểu đội 12 người (gác chung với quân Pháp).

5. Trường Hàng Than: 2 tiểu đội 25 ngươi.

6. Đầu cầu Long Biên (phía đường Trần Nhật Duật): 1 trung đội 45 người (gác chung với quân Pháp).

7. Giữa cầu Long Biên: 1 trung đội 32 người (gác chung với quân Pháp).

8. Cuối cầu Long Biên (phía Gia Lâm): 1 trung đội 38 người (gác chung với quân Pháp).

9. Bộ Ngoại giao: 1 tiểu đội 13 người.

10. Nhà máy đèn Bờ Hồ: 1 tiểu đội 12 người (gác chung với quân Pháp).

11. Kho bạc Lê Lai (nay là Sở Thương nghiệp Hà Nội): 1 .tiểu đội 15 người (gác chung với quân Pháp).

12. Nhà ngân hàng Đông Dương (nay là Ngân hàng nhà nước): 1 tiểu đội 15 người (gác chung với quân Pháp).

13. Nhà Thương chính (nay là Bảo tàng Cách mạng): 1 tiểu đội 16 người (gác chung với quân Pháp).

14. Quân huấn cục (18 Tôn Đản): 1 tiểu đội 16 người.

15. Nhà dầu Shell (39 Trần Hưng Đạo): 1 trung đội 48 người.

16. Tòa Thị chính (nay là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội): 1 trung đội rưỡi 57 người.

17. Bắc Bộ Phủ (nay là khu vực Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Bộ Nội vụ, Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao): 1 đại đội 98 người.


Liên khu 2 (phía nam thành phố).

Tổng số: 1.074 người, do đồng chí Bùi Sinh và Quang Tuần chỉ huy. Về sau đồng chí Phùng Thế Tài chỉ huy.

Căn cứ: chợ Hôm và chợ Hàn Lân.

18. Bảo tàng Lịch sử: 1 tiểu đội 11 người:

19. Sở khoáng chất (nay là Tổng cục Địa chất): 2 tiểu đội 23 người.

20. Bộ quốc dân Kinh tế (nay là Bộ Tài chính): 2 tiểu đội, 26 người.

21. Nhà thương Đồn Thủy (nay là Viện quân y 108): 2 tiểu đội, 25 người.

22. Phía nam nhà thương Đồn Thủy: 1 đại đội 147 người.

23. Khu Lò Lợn (nay là Lò sát sinh): 308 người (khu bộ).

24. Nhà đúc tiền (nay là thêu ren xuất khẩu, phố Lò Đúc): 1 tiểu đội, 11 người.

25. Nhà rượu (phố Nguyễn Công Trứ): 1 tiểu đội 16 người.

26. Trại Vệ quốc đoàn Trung ương (40 phố Hàng Bài): 2 trung đội, 63 người.

27. Thư viện Bác Cổ (nay là Thư viện Khoa học): 1 tiểu đội 11 người.

28. Trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương): 1 tiểu đội 40 người.

29. Trụ sở Ban liên lạc Việt - Pháp (số 2 Bà Triệu): 2 tiểu đội, 27 người (gác chung với quân Pháp).

30. Nhà Thông tin tuyên truyền (ở phố Trần Hưng Đạo): 1 tiểu đội 12 người.

31. Quân y viện trung ương (nay là Bệnh viện C): 1 tiểu đội 13 người.

32. Đề lao trung ương (Hỏa Lò): 1 tiểu đội 44 người.

33. Nhà ga: 1 tiểu đội 11 người (gác chung với quân Pháp).

34. Nhà Công binh Star (góc phố Lý Thường Kiệt và phố Phan Bội Châu): 1 tiểu đội 11 người.

35. Số 52, 54 Trần Nhân Tông: 1 trung đội 51 người.

36. Trường Phan Sào Nam: 8 tiểu đội, 38 người.

37. Trụ sở Thanh niên cứu quốc (ở phố Lê Đại Hành): 1 tiểu đội 15 người.

38. Trại Hàn Lân: 1 trung đội 35 người.

39. Làng Tám: 1 tiểu đội 13 người.

40. Pháo đài Bạch Mai: 1 trung đội 37 người.

41. Vĩnh Tuy: 1 tiểu đội 11 người.

42. Sở vô tuyến điện (Ngã Tư Vọng): 2 trung đội 60 người.

43. Kim Liên: 2 tiểu đội 23 người.


Liên khu 3 (phía tây thành phố).

Tổng số: 978 người do đồng chí An Giao chỉ huy. Về sau đồng chí Lê Quân chỉ huy.
Căn cứ: Ô Cầu Giấy.

44. Trường Bạch Mai: 1 đại đội.

45. Ngã Tư Sở: 1 trung đội 33 người.

46. Khương Hạ: 1 tiểu đội 11 người.

47. Khương Thượng: 1 tiểu đội.

48. Khương Trung: 1 trung đội 30 người.

49. Cự Lộc: 1 trung đội 40 người.

50. Nhà máy tóc (Ô Chợ Dừa): 1 trung đội 32 người.

51. Phố Hàng Bột: 1 trung đội 42 người.

52. Trại Khách (Ô Chợ Dừa): 1 trung đội 41 người.

53. Nhà Khâm Thiên: 1 tiểu đội 17 người.

54. Sở Tài chính (gần đường Hùng Vương và Ngọc Hà): 2 tiểu đội, 26 người.

55. Kho bưu điện phố Tôn Thất Thuyết: 1 tiểu đội 10 người.

56. Sở đúc tiền (gần bến ô tô Kim Mã): 1 trung đội 41 người.

57. Đình làng Kim Mã: 1 trung đội 39 người.

58. Trại con gái Ngọc Hà: 1 tiểu đội 12 người.

59. Nhà Đông Hải: Một nửa tiểu đội 4 người.

60. Quần Ngựa: 2 tiểu đội 24 người.

61. Nhà dầu Tam Đa: 1 tiểu đội 12 người.

62. Đường Cam Lộ: 2 tiểu đội 28 người.

63. Ngã tư Cầu Giấy: 2 trung đội 53 người.


4. Lực lượng tự vệ:

Bao gồm các lực lượng sau đây

1. Đội Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu (tổ chức như một đơn vị bộ đội địa phương ngày nay).

Thời gian tổ chức: Ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại 107 Trần Hưng Đạo.

Quân số 300 người, biên chế thành 8 trung đội, cơ quan văn phòng, đội trinh sát, đội giao thông.

Ban chỉ huy:
Đội trưởng: Lê Trung Toản và các đồng chí: Nguyễn Anh Bảo, Đỗ Đức Kiên, Hoàng Phương, Đỗ Trình.
Thời gian đồng chí Lê Trung Toản đi công tác ở Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Anh Bảo thay.
Phù hiệu của Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu hình tròn có sao vàng 5 cánh nằm giữa, nền đỏ, có 4 chữ TVCĐ.


2/ Tự vệ Thành Hoàng Diệu (gọi tắt là Tự vệ Thành).

Đây là lực lượng rộng rãi được tổ chức ở tất cả các đường phố, khu phố, thành các đơn vị từ tiểu đội, trung đội đến đại đội. Toàn thành có Ban chỉ huy Tự vệ Thành, dưói có Ban chỉ huy tự vệ Liên khu trực tiếp chỉ huy đến các đơn vị từng khu phố.

Phụ trách chung toàn thành: đồng chí Khuất Duy Tiến, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Ban chỉ huy cấp thành phố: Lưu Thọ, Phạm Văn Trừng, Bùi Nguyên Cát...

Huy hiệu của Tự vệ Thành hình vuông, sao vàng 5 cánh trên nền đỏ. Khi đeo lên mũ lệch thành hình quả trám.

Pháp gọi là "Việt Minh ca-rê".


3/ Đội tự vệ xí nghiệp.

Biên chế từng trung đội, hoặc đại đội ở từng nhà máy.

Nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa bảo vệ xí nghiệp, bảo vệ khu phố. Khi tác chiến xảy ra thì trở thành các đơn vị tự vệ chiến đấu của các khu phố. Nhiệm vụ ở xí nghiệp do ủy ban xí nghiệp và công đoàn phụ trách. Khi tham gia công tác ngoài xí nghiệp thì do Đội trưởng đội Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu chỉ huy.


4/ Đoàn thanh niên tự vệ Hà Nội.

Ngày 29 tháng 8 năm 1946, tại Đấu Xảo, lễ sáp nhập các lực lượng tự vệ nói trên (Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu, Tự vệ Thành, Tự vệ xí nghiệp) được tổ chức rất trọng thể, lấy tên Đoàn thanh niên tự vệ Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban chỉ huy: Khuất Duy Tiến.
Phó chủ tịch: Hoàng Phương.   
Tổng số lực lượng gồm 9.000 người.


5/ Dân quân tự vệ ngoại thành.
Gồm 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh.
Tổng số trên dưới 10.000 người.
Tổ chức: mỗi thôn xã từ 1 trung đội đến 1 đại đội, trên có ban chỉ huy tiểu khu (một số xã), trên nữa là ban chỉ huy khu.
Toàn thành có ban chỉ huy dân quân tự vệ ngoại thành.


6/ Công an xung phong.
Tổ chức thành 1 đại đội.
Chỉ huy: đồng chí Lê Văn Lãng.   
Đóng tập trung tại 3 đồn công an ở 3 quận nội thành.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2019, 09:12:59 am gửi bởi dungnuocgiunuoc » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 09:17:00 am »

5. Lời thề Độc lâp:

"Chúng tôi, toàn thể nhân dân Việt Nam, xin kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin thề: Cùng Chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc; chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng. Nếu Pháp đến xâm lược lần nữa thì:

- Không đi lính cho Pháp.

- Không làm việc cho Pháp.

- Không bán lương thực cho Pháp.

- Không đưa đường cho Pháp".


Lời thề này được đọc trong Lễ tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.


6. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến:

"Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, Nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

HỒ CHÍ MINH"
1 (Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.160)


7. Điện của Ban Thường vụ Trung ương Đảng

Gửi các mặt trận và các khu trong cả nước.

"Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bỏ bức tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: "Tất cả hãy sẵn sàng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946

Ban Thường vụ Trung ương Đảng"
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 09:30:49 am »

8 . Điện gửi Khu XI:

"Chuyến hàng sẽ đến lúc 18 giờ ngày 21 tháng 12 năm 1946. Hàng mang mã hiệu A + 2 và B - 2
Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ".


Chú dẫn: Bức điện không có người ký tên. Mọi điều quy ước đã được thống nhất giữa đồng chí Tổng tham mưu trưởng với chỉ huy trưởng các chiến khu trong cuộc họp ngày 13 tháng 12 năm 1946. Theo quy ước đó thì A là giờ, B là ngày. A + 2 tức là 18 giờ + 2 = 20 giờ. B - 2 tức là ngày 21 - 2 = ngày 19.

Như vậy lệnh nổ súng vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946.


9. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Gửi các chiến sĩ Thủ đô nhân dịp Tết Đinh Hợi tháng 1 năm 1947)

Cùng các chiến sĩ yêu quý Trung đoàn Thủ đô!

Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm bốt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị công cuộc trường kỳ kháng chiến.

Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau.

Chí kiên quyết dũng cảm, các em đã sẵn có, đây tôi chỉ nhắc lại một vài điều mà các em phải nhớ luôn luôn:

1. Phải hết sức khôn khéo, nhanh chóng, bí mật, phải biết cách hóa chỉnh vi linh.

2. Phải rút kinh nghiệm hàng ngày, hàng giờ. Phải đề phòng Việt gian trinh thám.

3. Phải hết sức cẩn thận. Phải luôn luôn có sáng kiến để lợi dụng thời cơ.

4. Tuyệt đối đoàn kết.

Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em.

Tôi thay mặt Chính phủ và đồng bào gửi các em lời chào thân ái và quyết thắng.

Ngày 27 tháng 1 năm 1947

HỒ CHÍ MINH


10. Công văn chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về việc rút Trung đoàn Thủ đô ra ngoài.

BỘ QUỐC PHÒNG                                VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội ngày 15 tháng 2 năm 1947

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Kính gửi ông Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hà Nội

Đồng chí.

I. Chỉ thị về Liên khu 1

Vấn đề về Liên khu 1 vẫn theo 2 nguyên tắc tôi đã nêu ra cùng đồng chí mà giải quyết:

- Một là kéo dài cuộc chiến đấu để lấy ảnh hưởng chính trị.

- Hai là phải nhắm thời cơ không sớm không muộn, hạ lệnh rút lui bảo toàn một phần lực lượng.

Nay căn cứ theo báo cáo anh Thái nói lại và những quyết định của Bộ chỉ huy Liên khu 1 thì tôi nhận rằng đã đến lúc hạ lệnh cho các chiến sĩ anh dũng của ta đánh tháo vòng vây mà rút ra ngoài. Việc này tôi đã thảo luận với Đoàn thể, tất cả đều tán thành nguyên tắc rút lui; nếu hai hôm nay không có tình hình gì mới thì Ủy ban kháng chiến Hà Nội không nên do dự hạ lệnh rút khỏi vòng vây của địch cho Trung đoàn Thủ đô. Trong việc dụng binh, do dự là thất bại.

Chỉ còn một vấn đề là trì hoãn một vài hôm để tổ chức cuộc lui binh cho đỡ tổn thất.

a. Liên khu 1 phải chuẩn bị kế hoạch: trước khi rút dương công vào vị trí địch về phía nào để thanh đông kích tây; quyết định bộ phận nào ở lại tiếp tục chiến đấu, biến thành tổ du kích hay lẫn vào đám thường dân Tầu để dự địch tình và chuẩn bị hoạt động về sau; các chiến sĩ bị thương không ra được thì chu toàn như thế nào; đặt kế hoạch giấu máy ra-đi-ô ở trong nếu có thể được; còn bộ phận rút ra thì đi ra mấy đường, đường chính, đường phụ, lối nào cũng phải có trinh sát do thám trước khi định kế hoạch và ngay trước khi xuất phát; chuẩn bị sẵn sàng đến quãng nào thì có thể gặp địch và nếu gặp thì đối phó ra thế nào; súng đạn không mang theo thì nên chôn giấu như thế nào, của cải tiêu hủy như thế nào (muốn kế hoạch được sát thì phải điện cho anh em biết địch tình ở ngoài).


Rút lui hàng hơn nghìn người không phải tất cả đều thông thạo quân sự là một việc không phải là dễ, cho nên anh em phải thảo luận, bộ phận nào có kế hoạch gì ở lại thì nên ở lại để nhẹ cuộc hành binh.


b. Đồng thời ở ngoài chúng ta phải có kế hoạch phối hợp giúp đỡ, nếu cần thì huy động thêm lực lượng hậu phương.

Kế hoạch không những chỉ chú trọng hoạt động về mặt trận Hà Nội, mà còn phải đề phòng địch hành động bên kia sông thì phải đối phó như thế nào.

Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu rất anh dũng, nhiệm vụ của chúng ta là phải cứu thoát các đồng chí của chúng ta. Nếu rút lui được toàn vẹn hay chỉ tổn thất nhẹ thì phải coi là một việc thành công. Nếu rút lui bị tổn thất nặng thì có hại cho thực lực và hại cho cả ảnh hưởng chính trị nữa. Vì vậy tôi nhắc lại cho các đồng chí rằng kế hoạch trong và ngoài cần phải thảo luận rất kỹ và đặt cho tường tế, dựa vào những tình hình đã điều tra đích xác, không nên chủ quan chút nào. Đồng thời Ủy ban kháng chiến Hà Nội và Khu XI nên trù liệu cho chu đáo việc đón tiếp các chiến sĩ, đừng để anh em thất vọng một khi ra khỏi Thủ đô. Về mặt tuyên truyền cũng phải dự bị dư luận bằng cách nêu rõ sự vô cùng ác liệt của Pháp mấy hôm nay.

Nhờ ủy ban kháng chiến chuyển bức thư này cho Trung đoàn Thủ đô:

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Gửi Trung đoàn Thủ đô

Đã hai tháng Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu anh dũng để giữ vững ngọn cờ Việt Nam giữa Hà Nội. Nếu xét tình thế cần rút lui để bảo toàn thực lực thì đề nghị Ủy ban kháng chiến Hà Nội quyết định. Trong trường hợp hư binh kế hoạch trong ngoài phối hợp cần thảo luận kỹ càng đề phòng giữa đường gặp địch thì đối phó như thế nào? Nếu không có kế hoạch tường tế, sát tình hình thì sẽ thất bại. Một bộ phận nên cố gắng ở lại để tiếp tục chiến đấu du kích hoặc len vào dân chúng Tầu. Các chiến sĩ nào vì bị thương hay một lý do gì không ra được thì Bộ chỉ huy phải hết sức kiếm cách chu toàn. Trước cuộc tiến công của địch các đồng chí phải tính trước việc rút lui mới có thể thành công như cuộc chiến đấu hai tháng nay. Ủy ban kháng chiến Hà Nội và Khu XI đang trù liệu giúp đỡ. Tôi gửi lời chào thăm tất cả và gửi lời chào quyết thắng.

VÕ NGUYÊN GIÁP

II. Chỉ thị về mặt trận xung quanh Hà Nội.

Tôi tán thành những nguyên tắc anh Thái đã bàn các đồng chí và nhắc lại những chỉ thị trong thư trước của tôi.

Trong việc tình báo và đột kích ban đêm nên triệt để tranh thủ sự thông thuộc địa hình của các tự vệ địa phương. Lệnh tiến công nên thận trọng và hết sức căn cứ vào những tài liệu chính xác để cho bộ đội sau mỗi trận thêm tinh thần và kinh nghiệm. Việc phổ biến kinh nghiệm nên làm cho nhanh chóng để tránh thất bại, mỗi một lúc có tin thất bại các đồng chí cho điều tra và báo cáo.

Quân địch có thể đang chuẩn bị cuộc tiến công ào ạt. Sở chỉ huy mặt trận và ủy ban kháng chiến hạ lệnh ngay cho bộ đội đề phòng.

Địa điểm đồng chí Vũ và đồng chí Trân không thể xa nhau được. Nếu cần phân tán thì cho những cơ quan phụ thuộc phân tán.

III. Việc báo cáo thất lạc

Vừa rồi bản báo cáo về kế hoạch Hà Nội bị thất lạc. Việc này rất quan trọng, vậy các đồng chí cho người điều tra lập tức để đối phó. Ngay bây giờ phải đề phòng kế hoạch rơi vào tay địch và địch sự thay đổi trong vị trí các cơ quan hay các bội đội có nói rõ trong báo cáo ấy.

Chúc các đồng chí khỏe và nỗ lực. Chào quyết thắng.

VÕ NGUYÊN GIÁP

- 1 bản gửi ông Chủ tịch U.B.K.C Hà Nội.   
- 1 bản gửi ông Vương Thừa Vũ.
- 1 bản gửi ông Lâm Kính.
- 1 bản lưu.

11. Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi Trung đoàn Thủ đô, sau khi Trung đoàn hoàn thành viêc rút lui ra ngoài

Các cấp chỉ huy, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô!

Tôi thay mặt toàn thể Quân đội Quốc gia Việt Nam hoan nghênh tinh thần anh dũng của các chiến sĩ.
Các chiến sĩ đã chiến đấu 2 tháng ròng rã để giữ vững ngọn cờ nước Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội. Các chiến sĩ đã nêu cao tinh thần oanh liệt của dân Việt và thanh danh rực rỡ của Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Các chiến sĩ lại mở được con đường máu vượt qua vòng vây quân địch để thực hiện chỉ thị bảo tồn lực lượng chủ lực. Các chiến sĩ sẽ tiếp tục chiến đấu cho Tổ quôc Việt Nam.

Chúng ta sẽ chiến đấu 10 năm hay lâu hơn nữa nếu cần.

Cho đến ngày Tổ quốc độc lập thống nhất.

Cho đến ngày Thủ đô Hà Nội được làm Thủ đô một nước độc lập thống nhất.

Ta thề Thủ đô sẽ chiến thắng quân thù!

Muôn năm tình thần oanh liệt của Thủ đô!

Muôn năm tinh thần trung dũng của Trung đoàn Thủ đô!

Ngày 18 tháng 12 năm 1947

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

VÕ NGUYÊN GIÁP
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 09:34:35 am »

12. Nhân sự lãnh đạo, chỉ huy Chiến khu XI và các liên khu 1, 2, 3 của thành phố Hà Nôi (thời điểm tháng 11 năm 1946)

Đảng ủy Chiến khu XI tức Thành ủy Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Văn Trân (bí thư), Lê Quang Đạo (phó bí thư), Lê Hoàng, Khuất Duy Tiến, Ngô Ngọc Du, Trần Độ, Lê Trung Toản, Nguyễn Hữu Mai...
Tháng 8 nảm 1946, các đồng chí Nguyễn Anh Bảo, Đỗ Đức Kiên, Đỗ Trình được bổ sung vào Thành ủy.
Chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến, Trung ương Đảng còn chỉ định đồng chí Trần Quốc Hoàn, nguyên Phó bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ làm đặc phái viên của Trung ương Đảng bên cạnh Đảng ủy và Ủy ban Bảo vệ thành phố.

Bộ chỉ huy Chiến khu XI (tức Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội).
(Thời điểm từ tháng 11 năm 1946)

Đồng chí Vương Thừa Vũ là Chỉ huy trưởng chiến khu XI (còn gọi tắt là Khu trưởng Khu 11).

Đồng chí Trần Độ là chính trị ủy viên (có lúc gọi là Chính ủy).

Đồng chí Trần Việt Hùng là Khu phó.

Đồng chí Hoàng Văn Khánh là Tham mưu chủ nhiệm. Đồng chí Trương Công Cẩn là Trưởng phòng Chính trị.

Ngày 25 tháng 12 năm 1946, trước tình hình mới, Trung ương đã sáp nhập Chiến khu XI vào Chiến khu II. Mặt trận Hà Nội trở thành tiền phương của Chiến khu II. Đồng chí Vương Thừa Vũ được chỉ định làm Khu phó Khu II kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận tiền phương gồm Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây. Đồng chí Trần Độ làm Phó chính trị ủy viên Khu II.

Ủy ban bảo vệ thành phố Hà Nội

Được thành lập từ giữa năm 1945.

Ủy ban bảo vệ thành phố là cơ quan chỉ đạo và phối hợp các lực lượng tại Thủ đô làm mọi công tác chuẩn bị kháng chiến của thành phố, Ủy ban gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Bắc Bộ kiêm làm chủ tịch; Vương Thừa Vũ, Chỉ huy trưởng Chiến khu XI làm Phó chủ tịch; Trần Độ và một số đồng chí khác.

Từ ngày 19 tháng 12 năm 1946, thành phố bước vào chiến tranh, Ủy ban bảo vệ đổi là Ủy ban kháng chiến, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động trong thời chiến của thành phố.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan chính quyền của thành phố, chính thức được thành lập. Ủy ban gồm có: bác sĩ Trần Duy Hưng, chủ tịch; đồng chí Khuất Duy Tiến, Phó chủ tịch; các ông Nghiêm Tự Trình, Võ Như Hùng và Trịnh Văn Bô là ủy viên.

Tháng 10 năm 1945, thành lập ỦY ban nhân dân ở 47 khu phố nội thành, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ngoại thành và các làng cũng đổi thành Ủy ban nhân dân.

Sau đó Ủy ban nhân dân các cấp được gọi thống nhất là Ủy ban hành chính.

Liên khu ủy Liên khu 1 (11-1946)

Nguyễn Hữu Mai, Khu ủy viên, Bí thư Liên khu ủy.

Lê Trung Toản, Khu ủy viên, Phó bí thư Liên khu.

Hoàng Phương, Liên khu ủy viên.

Đến ngày 14 tháng 1 năm 1947, đồng chí Nguyễn Hữu Mai chuyển công tác khác, đồng chí Lê Trung Toản làm Bí thư Liên khu ủy.

Liên khu ủy Liên khu 2

Nguyễn Văn Đào, Bí thư Liên khu ủy.

Trần Vĩ, Phó bí thư Liên khu.

Liên khu ủy Liên khu 3

Đỗ Trình, Khu ủy viên, Bí thư Liên khu ủy.

Minh Quang, Phó bí thư.


13. Các buổi lễ quyết tử

Ngày 18 tháng 12 năm 1946.
Các đơn vị quyết tử của Liên khu 3 - Đống Đa làm lễ tuyên thệ tại đình làng Mọc Quan Nhân thề: "Quyết tử để bảo vệ Tổ quốc, quyết sống chết với Thủ đô".

Cùng ngày, tại cây đa Nhà Bò, các đơn vị tự vệ Liên khu 2 tổ chức lễ quyết tử: Thề sống chết với Thủ đô. Buổi lễ có các đồng chí Nguyễn Văn Trân và Trần Độ thay mặt Đảng ủy Khu XI xuống dự.

Sáng 19 tháng 12 năm 1946, tại Bắc Bộ Phủ, tiểu đoàn 101 làm lễ nhận danh hiệu "Đội quyết tử của Thủ đô".

8 giờ sáng ngày 14 tháng 1 năm 1947, tại rạp Tố Như, phố Hàng Bạc, đội quân quyết tử tiểu đoàn 103 làm lễ tuyên thệ. Trước bàn thờ Tổ quốc có treo ảnh Bác Hồ, khói hương nghi ngút, trước sự chứng kiến của đại biểu các cơ quan, đoàn thể và đồng bào Hà Nội cùng cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn, đồng chí Đỗ Hiếu Liêm (Vũ Lăng), tiểu đoàn phó tiểu đoàn 103 long trọng tuyên bố:

"Hôm nay theo chỉ thị của Trung ương Đảng, Chính phủ, thay mặt ban chỉ huy trung đoàn, giữa khói lửa chiến đấu, chúng ta làm lễ khai sinh cho đội quân quyết tử... Chúng ta thề sống chết với Thủ đô... Giặc Pháp muốn chiếm Hà Nội... nhưng chúng ta còn thì Thủ đô không bao giờ mất...".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2019, 09:40:30 am »

14. Một số cán bộ, chiến sĩ thuộc Chiến khu XI được tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

1. Lê Gia Đỉnh.

Sinh năm 1920, quê ở thôn Trúc Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Khi hy sinh là chính trị viên đại đội 1, tiểu đoàn 101, Bộ chỉ huy Chiến khu XI (tức Mặt trận Hà Nội).

Ngày 20 tháng 12 năm 1946, quân Pháp mở nhiều cuộc tiến công vào Bắc Bộ Phủ1 (Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ, phố Ngô Quyền, cạnh vườn hoa Chí Linh), vốn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc. Chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến, Hồ Chủ tịch và các cơ quan Trung ương đã được di chuyển ra ngoài. Đại đội 1 tiểu đoàn 101 tiếp tục được giao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ khu vực này trong kế hoạch chung của Bộ chỉ huy Chiến khu XI, kìm giữ giam chân địch trong thành phố), nơi đại đội 1 làm nhiệm vụ bảo vệ. Chính trị viên Lê Gia Đỉnh đã dũng cảm chỉ huy bộ đội chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tiến công của chúng. Do so sánh lực lượng bất lợi cho ta, ban chỉ huy đại đội quyết định rút lực lượng chủ yếu sang Nhà bưu điện, Lê Gia Đỉnh chỉ huy bộ phận còn lại quyết tử chiến đấu đến cùng. Địch xông lên nhà dinh thự. Quân ta giật một quả bom ở chân bậc tam cấp diệt nhiều tên địch. Song chúng vẫn tiêp tục xông lên, ta giật quả bom thứ hai, nhưng không nổ. Trước tình thế khẩn trương, Lê Gia Đỉnh đã xông lên đạp kíp. Trước hành động dũng cảm của anh, địch hoảng hốt tháo chạy. Từ ngoài hàng rào chúng nổ súng ác liệt vào sân và cửa dinh thự. Dưới làn đạn ác liệt của địch, đồng chí Lê Gia Đỉnh đã hy sinh anh dũng.


Tấm gương chiến đấu kiên cường của Lê Gia Đỉnh đã được nêu cao trên toàn mặt trận Liên khu 1. Anh được truy tặng danh hiệu "Người quyết tử quân số 1 của Liên khu". Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Lê Gia Đỉnh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


2. Nguyễn Văn Thiềng (tức Trần Thành).

Sinh năm 1927, quê ở phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khi hy sinh là trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 77, Bộ chỉ huy Chiến khu XI (tức Mặt trận Hà Nội).

Ngày 23 tháng 12 năm 1946, trong trận chiến đấu bảo vệ trụ sở Bộ Tổng Tham mưu tại 18 Nguyễn Du (nay là trụ sở Bộ Bưu chính - Viễn thông), đồng chí Trần Thành đã kiên cường chỉ huy đơn vị chiến đấu với quân địch. Đồng chí đã dùng bom ba càng lao vào xe tăng địch làm chiếc xe tăng bốc cháy. Đồng chí bị thương nặng. Quân địch xông lên bắt sống đồng chí, Trần Thành đã cho nổ hai quả lựu đạn một lúc, diệt một số tên địch. Đồng chí đã hy sinh anh dũng.


Ngày 8 tháng 11 năm 2000, Chủ tịch nước đã truy tặng đồng chí danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


3. Nguyễn Ngọc Nại.

Đồng chí sinh năm 1924, quê ở khu Phúc Xá, Trung Hà, Liên khu 1 (nay thuộc xã Ngọc Thụy, quận Long Biên). Khi hy sinh là đội trưởng đội liên lạc đặc biệt Phúc Xá.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Nại chỉ huy đơn vị chốt giữ tại bãi sông Hồng. Đơn vị đã chiến đấu nhiều trận, tạo đường dây liên lạc vận chuyển vũ khí, lương thực từ ngoại thành vào Liên khu 1 đang bị bao vây. Từ đêm 17 tháng 2 năm 1947 Nguyễn Ngọc Nại đã chỉ huy đội dẫn đường cho Trung đoàn Thủ đô bí mật vượt vòng vây rút lui ra ngoài. Khi phát hiện Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Hà Nội, địch tập trung lực lượng tổ chức truy kích hòng tiêu diệt lực lượng của ta. Đồng chí Nguyễn Ngọc Nại đã chỉ huy toàn đội dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt 17 tên địch ngăn chặn không cho chúng đuổi theo trung đoàn. Nhưng do lực lượng không cân sức, Đội liên lạc bị quân Pháp bao vậy và hy sinh gần hết. Quyết không để địch bắt sống, đồng chí đã cho nổ quả lựu đạn cuối cùng, tiêu diệt một số tên địch và bản thân cũng hy sinh anh dũng.


Chiến công của Nguyễn Ngọc Nại và Đội liên lạc đặc biệt Phúc Xá đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ Trung đoàn Thủ đô rút lui an toàn.

Ngày 21 tháng 1 năm 1997 Nguyễn Ngọc Nại đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


4. Nguyễn Phúc Lai.

Sinh năm 1928, quê ở Hà Nam. Khi hy sinh mới 19 tuổi, là tiểu đội trưởng thuộc trung đội 1, đại đội 2, tiểu đoàn 56, Bộ chỉ huy Chiến khu XI.

Ngày 6 tháng 1 năm 1947, quân Pháp huy động hàng trăm tên địch mở cuộc tiến công lớn vào lực lượng ta đóng ở làng Giảng Võ, Liên khu 3, Hà Nội. Đồng chí được đại đội giao nhiệm vụ cùng tiểu đội chặn giữ quân địch tại cổng làng. Khi địch dùng bộ binh có xe tăng dẫn đầu tiến vào làng, đồng chí Nguyễn Phúc Lai đã dũng cảm dùng bom ba càng lao vào xe tăng địch, làm chiếc xe tăng địch bốc cháy. Nguyễn Phúc Lai đã hy sinh anh dũng. Tấm gương của đồng chí đã động viên đồng đội tiếp tục chiến đấu, buộc địch phải rút lui.


Ngày 21 tháng 1 năm 1997, đồng chí Nguyễn Phúc Lai đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


15. Danh sách Đội liên lạc đăc biệt làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cho Trung đoàn Thủ đô rút lui khỏi Hà Nôi.

1- Nguyễn Ngọc Nại, trung đội phó tự vệ chiến đấu Phúc Xá, Trung Hà thuộc đại đội du kích Hồng Hà, đội trưởng.

2- Nguyễn Công Lực, tiểu đội trưởng công an Phúc Xá, đội phó.

3- Nguyễn Công Quảng, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

4- Nguyễn Như Văn, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

5- Nguyễn Văn Hát, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

6- Nguyễn Như Diên, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

7- Đỗ Văn Túc (tức Ninh), đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

8- Nguyễn Thị Chén, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

9- Đinh Kim Thoa, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

10- Nguyễn Văn Vy, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

11- Nguyễn Vĩnh Xuân, đội viên tự vệ chiến đấu, đội viên.

12- Nguyễn Ngọc Cung, thư ký công an khu Phúc Xá, đội viên.

13- Ngô Đăng Mão, đội viên công an, đội viên.

14- Ngô Đăng Thông, đội viên công an, đội viên.

15- Nguyễn Văn Phấn, đội viên công an, đội viên.

17- Nguyễn Ngọc Hoạch, cán bộ trinh sát công an Bắc Bộ, đội viên.

Trong số trên, 9 đồng chí ở lại chiến đấu chặn địch ở Tàm Xá, bảo vệ Trung đoàn Thủ đô rút sang sông an toàn, 8 đồng chí đã hy sinh:

1- Nguyễn Ngọc Nại.

2- Nguyễn Công Lực.

3- Nguyễn Công Quảng.

4- Nguyễn Ngọc Cung.

5- Ngô Đăng Thông.

6- Ngô Đăng Mão.

7- Nguyễn Như Văn.

8- Nguyễn Văn Hát.

Riêng đồng chí Nguyễn Như Diên, bị súng cối địch bắn, đất vùi lấp dưới hố chiến đấu cá nhân, bị ngất địch tưởng đã chết, bỏ đi, nên sống sót.

Trong số chiến sĩ dẫn đường và đưa anh em bộ đội qua sông còn đồng chí Túc (tức Ninh) trốn vào vách lở của bờ sông, địch sục sạo nhưng không bắt được.

Ngày 19 tháng 2 năm 1947, Ủy ban kháng chiến khu Phúc Xá cùng đội du kích đã chôn cất các liệt sĩ và tổ chức lễ mặc niệm.

Danh sách này đã được ghi lại tại Nhà bia liệt sĩ phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.


16. Bút ký của đồng chí Võ Nguyên Giáp ghi nhận thành tích của Đội liên lạc đặc biệt Nguyễn Ngọc Nại.

"Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta và riêng bản thân tôi không bao giờ quên công lao đồng bào Ngọc Thụy và xã Tứ Liên đã giúp cho Trung đoàn Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ trong 60 ngày đêm giữ vững trận địa tại Thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt nhân dân Ngọc Thụy mà tiêu biểu là Đội liên lạc đặc biệt Nguyễn Ngọc Nại đã giữ vững liên lạc giữa nội thành và ngoại thành và đã dẫn đường cho trung đoàn bí mật vượt vòng vây của giặc thực hiện cuộc rút lui kỳ diệu ra Tứ Tổng rồi Tàm Xá. Nhân dân ở đây lại giúp chở đò vượt sông Hồng sang Đông Anh an toàn. Công lao lớn là đội Nguyễn Ngọc Nại cùng đồng bào Tứ Tổng, Tàm Xá đã anh dũng chiến đấu đến người cuối cùng chống lại bọn địch đến lùng sục, càn quét. Tôi coi đây là một chiến công lớn. Đồng bào và chiến sĩ Ngọc Thụy, Tứ Liên hãy phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường và thông minh sáng tạo, năng động đổi mới, vươn lên mạnh mẽ, xây dựng quê hương giàu đẹp theo con đường của Đảng và của Bác.

Hà Nội ngày 15 tháng 2 năm 1993
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP"
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM