Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:22:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:15:51 am »


        Stalin tiếp tôi rất chân tình, tôi và ông đàm đạo hơn hai giờ đồng hồ, Stalin hiểu rằng do chưa có khoa học kinh tế nên công việc sản xuất kinh doanh không được tốt. Ông nói:

        - Cần phải nhanh chóng viết cuốn sách giáo khoa về kinh tế chính trị, không phải là lý thuyết suông mà là những cái để ứng dụng trong thực tế. Tôi giao cho anh việc này. Anh hãy chọn lấy một số nhà khoa học để giúp việc.

        Rồi ông lập tức gợi ý một số điều cần thế hiện trong sách giáo khoa, ông bước đến tủ sách chọn một quyển và mở ngay ra trang cần tìm, rõ ràng là những vấn đề này đã được ông quan tâm nghiên cứu từ lâu.

        Sau đó hai hôm, trên hội nghị Bộ chính trị ông nhắc lại nhiệm vụ này và nói rõ sau một năm bản thảo sách giáo khoa kinh tế chính trị phải đặt lên bàn ông.

        Ông đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi như vậy. Chúng tôi phân công nhau viết theo từng chương. Tôi đã kịp báo cáo ông bốn chương, ông tham gia ý kiến, biên soạn lại một số đoạn. Có thể người ta đã viết về các khuyết điểm sai lầm của ông, nhưng về lĩnh vực lý luận thì ông quả là rất tinh thông. Quyển sách giáo khoa được xuất bản sau khi Stalin đã mất vào năm 1954 với hàng triệu bản được phát hành...

        Sau khi nghe Selipốp kể, tôi hỏi ông một số câu:

        - Ông đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã tiến hành một chính sách thế nào khi người ta thường nói về hòa bình, về giải trừ quân bị, nhưng trong lòng thì hiểu rằng sự diệt vong của chúng là tất yếu và chúng ta nhất định sẽ chiến thắng.

        - Thực lòng là tôi rất tin tưởng và ngay cả bây giờ tôi cũng không phủ nhận là hệ thống xã hội chủ nghĩa có nhiều ưu việt hơn. Chúng ta đã mắc phải nhiều sai lầm, đó là điều không may. Nhưng cuộc sống đã chứng thực rằng nền kinh tế được tiến hành theo kế hoạch một cách khoa học vẫn đáng tin cậy hơn là cơ chế tự do của chủ nghĩa tư bản.

        Tôi giở lại bài phát biểu của ông tại Đại hội 20 và hỏi:

        - Ở đây ông đưa ra một ý rất hay, đó là bên cạnh sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản ông còn nói về khuyết tật của tình trạng hỗn loạn về kinh tế chính trị và tư tưởng của xã hội chúng ta hiện nay - Ông đã dẫn lời Allen Dallus trong cuốn “Chiến tranh và Hòa bình” có nói rằng, có cái gì đó không ổn diễn ra trong đất nước chúng ta... Dường như chúng ta không đủ lòng tin năng động và chân chính. Cái thiếu đó các nhà chính trị không thể lấp đầy được, cho dù họ có đủ khả năng hay không, các nhà ngoại giao cũng không làm được gì dù rằng trí tuệ của họ rất sắc sảo, các nhà khoa học cũng không làm được cho dù họ có đủ sức sáng tạo hay không. Các loại bom đạn cũng không giải quyết được dù chúng có sức tàn phá rất lớn.

        Selipốp cười nói:

        - Tất cả chỉ là trên bề mặt, chúng ta cũng không cần đào xới lên làm gì. Chủ nghĩa tư bản đã đến và mang theo cả tình trạng không có hệ tư tưởng chính thống. Các giá trị cũng không còn nữa, nhưng những cái mới thì chưa có. Các nhà cải cách, phiêu lưu đưa ra nhiều giải pháp. Nhưng cuối cùng họ vẫn đi luẩn quẩn. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa với một số điều chỉnh, bổ sung, dù sao cũng sẽ chiếm ưu thế. Không có một lối thoát nào khác, đó là quy luật.

        Tôi đi vào cụ thể, hỏi ông về chương trình Đại hội 20 và cái gọi là “tệ sùng bái cá nhân” mà lúc đó không hề có trong chương trình đại hội. Có phải các đại biểu ngầm hiểu, và trong phát biểu của mình không ai nhắc đến tên Stalin.

        Selipốp cười nhẹ nhàng:

        - Không có gì là lạ cả. Anh đã biết cách chuẩn bị cho một đại hội. Các bài phát biểu đều được thông qua trước.

        - Vấn đề “tệ sùng bái cá nhần” có đúng là không hề có trong chương trình nghị sự?

        Selipốp suy nghĩ một lúc, rồi nói:

        - Tôi không muôn anh sẽ hiểu sai những gì mà tôi nói ra. Cũng không phải là tôi muốn nâng cao vai trò của mình. Tôi phải kể thêm với anh là trong hai ngày đại hội, tôi và Khơrutxốp đã vắng mặt. Vấn đề là thế này: rất nhiều lần Khơrutxôp nói với các thành viên Đoàn chủ tịch rằng cần có cách gì đó để phê phán chiến dịch thanh trừng của Stalin. Có một lần trong giờ nghỉ giải lao ông ta bước đến bên tôi và nói: “Tôi cho rằng, bây giờ là lúc thuận lợi nhất để nêu vấn đề Stalin ra. ở đây, tập trung tất cả tinh hoa của Đảng, tôi cho là không có một dịp nào thuận tiện hơn nữa”. Tôi ủng hộ để nghị của ông ta. Ông ta để nghị: “Anh hãy giúp tôi nhanh chóng soạn thảo báo cáo” và cả hai chúng tôi đã vào phòng làm việc của Khơrutxốp, trong hai ngày để chuẩn bị báo cáo. Ngày 25 tháng 2, sau khi mọi tài liệu đã in ấn xong, chúng tôi trở lại Đại hội - Khơrutxốp đã ra lệnh là phiên họp hôm sau là họp kín, không cho các phóng viên báo chí dự.

        - Ông ta, thậm chí không thông qua cả Đoàn chủ tịch về nghị quyết này à? - Tôi hỏi:

        - Không, không hề có nghị quyết của Đoàn chủ tịch.

        Khơrutxốp đọc báo cáo một cách lạnh lùng, không tạo ra ấn tượng gì rõ ràng, nhưng rất bất ngờ là các đại biểu đã thông qua báo cáo của ông ta với tiêu đề: “Vê tệ sùng bái cá nhân và hệ quả của nó”. Nghị quyết đã được thông qua với vẻn vẹn chín dòng mà không có một dòng nào nhắc đến tên Stalin, cả tên gọi và trong nội dung của nghị quyết. Đó là những gì diễn ra trên Đại hội 20 về cái gọi là: Tệ sùng bái cá nhân, mà trước đó không hề có trong chương trình nghị sự, nhưng nghị quyết này thực sự đã gây ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử của Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:16:54 am »


SÙNG BÁI CÁ NHÂN

        Sùng bái (hay ngưỡng mộ) một thần tượng nào đó có trong tất cả các thời đại, ở mọi đất nước và được coi là hiện tượng bình thường. Tất cả các hoàng đế La Mã cũng như các vị hoàng để khác đểu được người ta ca ngợi bằng mọi cách. Trong các câu chuyện cổ phương Đông, các vị vua chúa, minh chủ đều có trường ca để ca ngợi và thần thánh hóa họ như các tinh tú trên trời. Chính Khơrutxốp là người đã đưa ra cuộc tranh luận về đề tài “sùng bái cá nhân” tại Đại hội 20. Vậy khái niệm này có ý nghĩa gì?

        Chính Khơrutxốp, trong báo cáo của mình đã bộc lộ sự “phản bội” lại chính mình. Người ta đã đọc lại báo cáo của Khơrutxốp tại Đại hội 18 của Đảng năm 1939, mà trong đó chỉ trong 20 phút ông ta đã nhắc đến Stalin 32 lần với các tính từ ca ngợi mạnh mẽ nhất - Có lẽ không cần bình luận gì thêm. Ta thử phân tích khái niệm “sùng bái” dựa hoàn toàn vào những gì có thực đã diễn ra. Các yếu tố đó diễn ra hàng ngày khi việc đưa tin về Stalin ngày càng nhiều trên mặt báo và các diễn đàn. Bắt đầu từ những năm 1920, do một trong số các bạn chiến đấu cấp dưới tin cậy của Stalin, đó là Mekhơlic, mà sau này trở thành Tổng biên tập báo “Sự thật”. Lúc đầu, Mekhơlic đưa tên Stalin ra rất thận trọng, rồi ngày càng nói nhiều hơn về Stalin. Báo “Sự thật” là cơ quan Trung ương của Đảng. Rõ ràng khái niệm “sùng bái” bắt đầu từ báo chí, với tác dụng là công cụ của những người muốn ca ngợi “lãnh tụ”. Hay nói một cách khác trong khái niệm này chứa đựng tính “xu nịnh”. Tính “xu nịnh” này phát triển đến một quy mô nào đó biến thành một hiện tượng (hay một xu hướng) xã hội với tên gọi “tệ sùng bái”. Một trong những kẻ “vô địch” về tính “xu nịnh” này không phải ai khác chính là Bí thư thứ nhất Thành uỷ Moxcơva - Khơrutxốp. Nói chung “tệ sùng bái cá nhân” xuất hiện là do những kẻ hám danh và nịnh bợ.

        Bản thân Stalin quan niệm thế nào về vấn để “sùng bái”? Các tài liệu còn lưu trữ được đã nói lên rằng, về nguyên tắc ông cho rằng đây là hiện tượng có hại và không thể chấp nhận được. Sau đây là những dòng mà Stalin đã viết cho “nhà xuất bản Thiếu nhi” ngày 16 tháng 2 năm 1938 khi chuẩn bị xuất bản cuốn “Tuổi thơ ấu của Stalin”:

        “Tôi kiên quyết chống lại việc xuất bản cuốn “Các câu chuyện về thời thơ ấu của Stalin”. Cuốn sách này tưởng tượng ra rất nhiều chuyện không có thật, phóng đại nhiều chuyện không xứng đáng. Tác giả của nó đã phạm sai lầm khi đi tìm các câu chuyện một cách hoang tưởng và xu nịnh. Rất tiếc cho tác giả, nhưng đó là sự thật.

        Nhưng đó không phải là điểm chủ yếu. Cái chính yếu là ở chỗ, quyển sách này có khuynh hướng truyền bá vào ý thức của người Xô Viết sự sùng bái cá nhân đối với lãnh tụ, với các nhân vật hoang tưởng dường như họ không bao giờ sai lầm. Đây là điều nguy hiểm và có hại. Lý luận về cái gọi là “anh hùng” và “đám đông” không phải là của Đảng Bônsêvich mà là của phái “Bạch vệ”. Các nhà lý luận phái “Bạch vệ” thường nói rằng: “Các anh hùng làm ra nhân dân, biến họ từ một đám đông vô nghĩa thành nhân dân”, nhưng những người Bônsêvich thì nói: “Chính nhân dân tạo ra các anh hùng”. Cuốn sách này sẽ có hại cho công việc chung của xã hội Xô Viết. Tôi khuyên các bạn nên đốt cuốn sách này đi”.

        Có một lần, Stalin nhận được một bức thư viết về công việc của một nông trang viên và Stalin khi đề nghị đăng bức thư này đã yêu cầu Mekhơlic bỏ đi các từ nói về “Stalin” như “lãnh tụ của Đảng”, “lãnh đạo Đảng”... Ông viết: “Tôi cho rằng, những từ tâng bốc này không mang lại cái gì ngoài tác hại. Bức thư cần được đăng mà không có các đoạn tâng bốc nói trên”.

        Trong thư viện riêng của Stalin, người ta phát hiện nhiều bản thảo ca ngợi, sùng bái Stalin, nhưng trên tất cả các bản thảo này đểu thấy bút phê của Stalin: “Không đồng ý”; “Tôi kiên quyết phản đối”...

        Ví dụ, vào năm 1938, Bộ trưởng Nội vụ A. Egiốp đã đề nghị Ban chấp hành Trung ương và Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô với kiến nghị đổi tên thành phố Moxcơva thành Stalingrad... Ông viết: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng tất cả loài người trên trái đất và tất cả loài người của thế hệ tương lai sẽ rất hài lòng và vui sướng tiếp nhận tin về việc đổi tên Moxcơva thành Stalingrad...”.

        Kalinin đã báo cáo chính thức với Xô Viết tối cao là Stalin kiên quyết phản đối đề nghị này.

        Đặc biệt là vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Stalin (1949), người ta đã có rất nhiều đề nghị để ca ngợi ông. Lúc đó đã thành lập ủy ban đặc biệt do Svernhich đứng đầu đế xem xét các kiến nghị này. Xin dẫn ra một số kiến nghị:

        - Dựng ở Moxcơva tượng chiến thắng nhân ngày sinh của Stalin.

        - Dựng tượng Stalin thật lớn tại trước tòa nhà Đại hội ở trên đồi Vôrôbốp.

        - Xác lập ngày sinh Stalin là ngày lễ toàn dân.

        - Lập ra loại huân chương Stalin.

        - Tặng Stalin danh hiệu “Anh hùng nhân dân” tức là danh hiệu cao hơn Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động.

        - Dựng tượng Stalin ở tất cả các thành phố có các trận đánh mà Stalin đã tham gia trong chiến tranh Vệ quốc và nội chiến...

        Và còn nhiều đề nghị khác nữa, nhưng với tất cả các đề nghị  này, Stalin nói với Molotốp: “Hãy khiêm tốn hơn nữa”.

        Khi quyết định dựng tượng chiến thắng ở Berlin, người ta đã tổ chức cuộc thi để chọn mẫu tượng. Khi đã tập họp đủ các mẫu, Ban tổ chức mời Stalin đến xem để cho ý kiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:17:57 am »


        Stalin đi quanh phòng xem kỹ các mẫu tượng, đa số là tượng Tổng tư lệnh với ý nghĩa là biểu tượng của chiến thắng. Stalin nhìn vào mắt các nhà điêu khắc, trong ánh mắt của ông biểu lộ sự thất vọng. Ông chỉ tay vào các bức tượng và nói:

        - Các anh không chán với cùng một hình tượng ông già này à?

        Các nhà điêu khắc, thậm chí không kịp hiểu là ông nói gì, không dám cười, tất cả im lặng.

        Stalin chợt thấy mẫu tượng một người chiến sĩ Hồng quân bế một bé gái trên tay của nhà điêu khắc Vuchetrits, ông bước đến gần, quan sát và nói:

        - Đây chính là mẫu mà chúng ta cần - Im lặng một lúc ông nói tiếp - Nhưng khẩu tiểu liên thì hãy bỏ đi và đặt vào tay anh ta thanh kiếm ngắn. Và mọi người đã quyết định chọn mẫu tượng này. Cho đến bây giờ ở Berlin vẫn là bức tượng người chiến sĩ Hồng quân với thanh kiếm tự vệ của Stalin trong cánh tay mạnh mẽ, và một bé gái bế trên tay nép chặt vào ngực người lính, biểu tượng của sự dũng cảm cứu thoát các dân tộc châu Âu khỏi họa phát xít.

        Stêmencô kể một câu chuyện rất thú vị. Khi ông đến điện Kremli cùng A. Antônôp để báo cáo Stalin, lúc bước vào sảnh ông đã gặp thượng tướng P. Đrachép trong bộ quân phục may theo kiểu thời Kutudốp với cổ áo dựng cao, còn quần thì may rất hiện đại với đường viển rộng màu vàng.

        Trong phòng họp, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần A. Khơrulép đang báo cáo, khi kết thúc bản báo cáo, Khơrulép đề nghị được giới thiệu loại quân phục mới, Stalin đồng ý:

        Lúc đó, tướng Đrachép bước vào phòng, Stalin hỏi:

        - Các anh định mặc bộ quân phục này cho ai?

        - Thưa đồng chí Stalin, đây là bộ quân phục Đại Nguyên soái.

        - Cái gì?

        - Đây là bộ quân phục dành cho đồng chí, thưa Stalin.

        Sau khi yêu cầu Đrachép ra khỏi phòng, Stalin nghiêm khắc phê phán Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông kiên quyết phản đối việc đề cao bản thân và ông nói rằng ông bị bất ngờ về hành động này của Khơrulép.

        Trong dịp kỷ niệm sinh nhật Stalin, trên báo chí, sách vở tràn ngập các bài thơ, lời chúc mừng, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Anna Akhơmatôva, Mikhail Ixacốpxki, Sôlôkhốp... cho đăng nhiều bài thơ, đoạn văn ca ngợi Stalin.

        Để tóm tắt tất cả những gì đã phân tích ở trên có thể nói một cách khách quan và chân thực rằng:

        - Vâng, cũng đã có việc: sùng bái “cá nhân”, nhưng hơn tất cả “cá nhân” Stalin quả là một "nhân cách" lớn1.

        Giai đoạn tiếp theo của “chủ đề Stalin” lại diễn ra tại Đại hội 22 của Đảng, khi đại biểu I. Spiridônôp của Đoàn đại biểu Đảng bộ Leningrad đề xuất việc đưa thi hài Stalin ra khỏi lăng Lênin. Đại hội đã thông qua đề nghị này. Rõ ràng đây là ý đồ từ trên cấp cao nhất, mà người khởi xướng chính là Khơrutxốp - Sau đấy là lời kể của Cựu tư lệnh Ban 9 của KGB, tướng N. Dakhairốp:

        “Tôi và tướng Vêdanhin được Khơrutxốp gọi lên. Ông ta nói: Hôm nay sẽ có quyết định về việc dời thi hài Stalin. Đã thành lập một ủy ban năm người do Svernhíc lãnh đạo và gồm: Mjavanadje - Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Grudin, Djavakhisvili - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Grudin, Sêlêpin - Giám đốc KGB, Đemichép - Bí thư thứ nhất Đảng bộ Moxcơva và Đưgai - Chủ tịch Xô Viết Moxcơva.

        Sau đó, chính Svernhíc triệu tập chúng tôi để chỉ đạo tổ chức một cách bí mật việc di chuyển thi hài Stalin. Tư lệnh trung đoàn đặc nhiệm Kônhép được giao nhiệm vụ chuẩn bị quan tài gỗ, chọn một số binh sĩ để đào huyệt và tám sĩ quan để khênh quan tài Stalin.

        Vào lúc cuối ngày, trên Quảng trường Đỏ vẫn còn rất đông người qua lại, một số tò mò đến gần lăng để xem mọi người đang làm gì.

        Lúc 18 giờ, cảnh sát chặn mọi ngả đường vào Quảng trường Đỏ với lý do để chuẩn bị cho lễ duyệt binh vào ngày 7 tháng 11. Khi trời bắt đầu tối, người ta dùng máy nổ chiếu sáng vị trí sẽ đào huyệt mới để chôn Stalin. Khoảng 21 giờ, các binh sĩ bắt đầu đào huyệt và lót khoảng mười tấm bê tông với kích thước 100cm X 75cm. Lúc ấy các sĩ quan bảo vệ lăng cùng các nhà khoa học bắt đầu đưa thi hài Stalin ra khỏi hòm kính ướp xác và chuyển sang quan tài. Các chiếc cúc vàng trên áo quân phục được đổi bằng các cúc áo thường. Ngôi sao vàng Anh hùng Lao động cũng bị tháo ra. Toàn bộ thi thể của Stalin được phủ bằng một tấm vải màu tối, chỉ để hở mặt và một nửa ngực. Quan tài được đặt ở phòng bên cạnh của lăng.

        Lúc 22 giờ, ủy ban “về di chuyển thi hài Stalin” do Svernhíc cầm đầu có mặt. Không một người ruột thịt nào của Stalin có mặt dự lễ. Có cảm tưởng là mọi người đều rất nặng nề, đặc biệt là Svernhíc (ông và Djavakhisvili đã khóc).

        Khi bắt đầu đóng nắp quan tài mới phát hiện là không có một cái búa nào để đóng đinh. Người ta phải tìm một lúc lâu. Sau đó, tám sĩ quan đã nâng quan tài Stalin ra khỏi lăng bằng cửa ngách. Trong lúc đó, trên Quảng trường Đỏ, đội ngũ duyệt binh với súng tiểu liên trên tay đang luyện tập chuẩn bị cho lễ duyệt binh.

        Lúc 22 giờ 15 phút, quan tài được hạ huyệt. Sau một phút mặc niệm, quan tài được từ từ hạ xuống huyệt, và người ta lấp đất lên nắp quan tài.

        Theo phong tục Nga, các sĩ quan ném đất xuống huyệt và đặt một tấm bảng ghi ngày sinh và ngày chết của Stalin, tấm bảng này đã nằm đó khá lâu cho đến khi người ra đặt tượng bán thân của Stalin lên trên phần mộ.

        Chắc đương thời, Stalin “đáng thương” không thể ngờ được rằng, suốt hơn nửa thế kỷ, tên tuổi của ông vang vọng khắp hành tinh, đã từng là “lãnh tụ của nhân dân”, vậy mà đến lúc chết đi cũng không được chôn cất một cách bình thường, mà chỉ có một tốp lính vội vàng đào bới vào lúc nửa đêm, che giấu cả nhân dân để chôn lãnh tụ tối cao của mình.

----------------
        1. Trong tiếng Nga. Từ nhân cách và từ cá nhân trong cụm từ sùng bái cá nhân là một.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:18:50 am »


LỜI KẾT

        Để kết thúc cuốn sách này. Chúng ta thử khái quát lại toàn bộ cuộc đời hoạt động của Stalin. Ông là người như thế nào? Những người đương đại đánh giá về ông như thế nào? Tôi không muốn nhắc lại đánh giá của người dân Liên Xô đối Stalin, vì tất cả họ, từ người lính đến vị nguyên soái, từ người lao động bình thường đến vị Bộ trưởng - tất cả họ đểu đánh giá cao Stalin.

        Tôi sẽ đưa ra các suy nghĩ của người nước ngoài, các nhà văn, các chính khách, nhà quân sự nước ngoài, các ý kiến đánh giá của họ sẽ khách quan và chính xác.

        Chúng ta hãy bắt đầu từ Churchill, xem ông ta viết thế nào về Stalin:

        “Một hạnh phúc lớn lao cho đất nước Nga là trong những năm chiến tranh căng thẳng, đầy thử thách, nước Nga đã được dẫn dắt bởi vị tướng thiên tài, bất khả chiến bại I. V. Stalin.

        Ông là một nhân cách vĩ đại, được kính trọng trong thời đại đầy gian khó của chúng ta, thời đại mà ông đã trải qua cả cuộc đời mình.

        Stalin là một con người có nghị lực phi thường, một trí tuệ và sức mạnh không gì khuất phục được, nhưng rất kiên quyết, mạnh mẽ, không khoan nhượng kể cả trong công việc, trong bàn đàm phán. Thậm chí kế cả với tôi, một chính khách lão luyện, trưởng thành trong Nghị viện Anh cũng không thể cưỡng lại được. Trong các tác phẩm của ông vang lên sức mạnh kỳ lạ. Sức mạnh này trong Stalin quả là vĩ đại, gần như độc nhất vô nhị trong số các vĩ nhân của tất cả các dân tộc, các thời đại... Sức ảnh hưởng của ông ta đến mọi người rất kỳ lạ. Khi ông xuất hiện trong gian phòng họp của Hội nghị Yanta, tất cả chúng tôi như là đồng loạt đứng dậy và thật kỳ lạ là tất cả giơ tay lên vành mũ để chào ông.

        Stalin có một tư duy sắc sảo, lôgic và không bao giờ dao động. Ông thể hiện tài năng tuyệt vời biết tìm cách thoát ra khỏi các tình huống phức tạp nhất mà tưởng chừng không thể thoát ra được... Đây là con người biết cách dùng chính bàn tay kẻ thù của mình để tiêu diệt chính kẻ thù của mình, buộc chúng tôi - mà người ta gọi là tư bản - chiến đấu chông lại chính các nước tư bản...”.

        Handry Baxbuyt (nhà văn Pháp):

        “Lịch sử cuộc đời ông - đó là chuỗi các chiến thắng trước các tình huống khó khăn nhất. Bắt đầu từ năm 1917, khi ông bắt đầu các chiến công của mình - Đây là một con người gang thép. Ngay tên ông là Stalin đã gợi cho chúng ta tính cách không khuất phục nhưng lại mềm dẻo như thép đã tôi luyện. Sức mạnh của ông - đó chính là sức mạnh của tư duy không ai sánh kịp, sự hiểu biết rộng rãi, sự tập trung cao độ, sự sáng sủa rõ ràng, có trật tự, quyết đoán và kiên cường trong các quyết định của mình.

        Nếu Stalin tin tưởng quần chúng thì quần chúng tin cậy ở ông. Ở nước Nga hiện đại, có sự sùng bái đối với Stalin, nhưng ở đây là sự sùng bái có cơ sở, dựa trên niềm tin và nguồn gốc từ bên dưới. Hình tượng của Người luôn đứng cạnh C. Mark, Lênin trên các biểu ngữ. Đây chính là con người quan tâm đến tất cả mọi việc, đến tất cả mọi người. Người sáng tạo ra những giá trị trong hiện tại và cả những thứ sẽ đến trong tương lai... Con người có cái đầu bác học, khuôn mặt của một người công nhân, trong trang phục của một người lính giản dị.

        Stalin là trung tâm, là trái tim của tất cả mà ánh hào quang sẽ soi chiếu từ Moxcơva đến mọi miền trái đất...”.

        Hordet Hell (Thư ký nhà trắng Mỹ trong những năm chiến tranh):

        “Stalin là một nhân cách kỳ lạ. Ông có khả năng và trí tuệ phi thường, biết cách nắm được bản chất các sự việc. Ông là một trong các vĩ nhân cùng Roosevelt và Churchill chịu một gánh nặng trách nhiệm lớn lao trên vai, một nhân cách như thế suốt 500 năm qua chưa từng xuất hiện...”.

        Averell Harrimann (Đại sứ Mỹ ở Liên Xô):

        “Ông có kiến thức uyên bác và khả năng tuyệt vời để nắm vững bản chất sự việc. Tư duy sinh động, sự quan tâm tinh tế đến mọi người... Tôi phát hiện ra rằng ông biết cách truyền cảm hơn Roosevelt và có đầu óc thực tế hơn Churchill, và trong một chừng mực nào đó ông là một trong những nhà quân sự có nhiều chiến công nhất...”.

        Iu. K. Paaxikivi (Tổng thống Phần Lan):

        “Stalin là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại. Ông đã để lại dấu ấn không chỉ trong lịch sử Liên Xô, mà còn cả lịch sử thế giới. Dưới sự dẫn dắt của ông, nước Nga già nua đã biến đổi, hồi sinh và trở thành một cường quốc thế giới, hùng mạnh hơn bao giờ hết trong lịch sử...”.

        Harry Hopkins (Đại diện đặc biệt của Tổng thống Mỹ):

        “Stalin là con người độc nhất vô nhị. Ông đón tiếp tôi, bắt tay một cách thân tình, mỉm cười thân thiện. Ở ông không bao giờ có một lời nói, hành động nào thừa. Stalin hiểu rất rõ ông cần cái gì, nước Nga cần cái gì. Trong thời gian hội đàm, ông trả lời rất nhanh và chính xác như là các câu trả lời đó đã được ông suy nghĩ từ nhiều năm trước...”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:19:07 am »


        Pablo Neruda (nhà thơ Chi Lê):

        "... Đây chính là tâm trạng của tôi: những bóng tối của thời kỳ “sùng bái cá nhân”. Cái mà bao lâu nay tôi không hề biết, nó cũng không thể xóa nhòa ấn tượng trong tôi về Stalin. Đây là hình tượng đã hình thành trong tôi từ lâu. Hình tượng của một người rất nghiêm khắc với bản thân, như một vị cha cố, con người như một vị thần hộ mệnh vĩ đại của cách mạng Nga. Trải qua tất cả, chiến tranh đã nâng cao con người tầm vóc không cao với bộ ria nổi tiếng, với tên tuổi của Người, Hồng quân đã bước vào trận xung phong chiếm lại các chiến lũy của Hitle vói quyết tâm sắt đá...”

        Còn rất nhiều ý kiến, hồi tưởng đánh giá nữa về Stalin. Tôi chỉ dẫn thêm lời một người Nga rất có uy tín, mà chắc là không ai cho rằng là không trung thực và khách quan.

        Alexei 1 (Đại giáo chủ Moxcơva và toàn Nga):

        “Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân, Iôxíp Stalin không còn nữa. Đã kết thúc một sức mạnh xã hội vĩ đại, trong sức mạnh đó nhân dân chúng ta đã cảm nhận được sức mạnh của chính mình. Một sức mạnh do chính Người lãnh đạo và rèn luyện trong rất nhiều năm. Không có một lĩnh vực nào mà tầm nhìn chiến lược của Người không quan tâm tới. Ông là con người thiên tài, ông là người biết cách khám phá mọi thứ mà người bình thường khác không nhìn thấy hoặc không thể đạt được...”.

        Để kết thúc cuốn sách, tôi xin dẫn lại lời Stalin đã nói với chúng ta từ hơn 50 năm trước.

        Stalin không chỉ là một nhà chiến lược vĩ đại, mà còn là nhà tiên tri vĩ đại. Năm 1939, tức là hơn nửa thế kỷ trước các sự kiện đau lòng đang diễn ra trên đất nước chúng ta hiện nay, ông đã tiên đoán (nhà nữ cách mạng A. M. Kollantai ghi lại):

        "... Rất nhiều công việc của Đảng, và nhân dân chúng ta sẽ bị bóp méo và bôi nhọ, trước hết ở nước ngoài, sau đó sẽ là ở trong nước.

        Chủ nghĩa Sôvanh, tham vọng bá quyền thế giới sẽ trả thù chúng ta vì các thành công và thành tựu của chúng ta. Chúng vẫn coi nước Nga là đất nước thù địch, là quả đắng của chúng và tên tuổi của tôi cũng sẽ bị vu cáo, bôi nhọ (xuyên tạc), người ta sẽ viết nhiều điều độc ác về tôi.

        Chủ nghĩa Sôvanh Quốc tế sẽ bằng mọi cách tiêu diệt Liên bang của chúng ta, để làm cho nước Nga không bao giờ có thể đứng dậy được nữa.

        Sức mạnh của Liên bang Xô Viết - đó là tình hữu nghị giữa các dân tộc. Âm mưu của kẻ thù sẽ hướng trước hết vào phá võ tình hữu nghị này, ly khai các vùng ra khỏi nước Nga. Ở đây phải thừa nhận là trong suốt chiều dài lịch sử chúng ta chưa làm được nhiều việc.

        Chủ nghĩa dân tộc sẽ ngóc đầu dậy với một sức mạnh đặc biệt, có những lúc chủ nghĩa dân tộc sẽ áp đảo chủ nghĩa Quốc tế và chủ nghĩa yêu nước, nhưng chỉ là trong một giai đoạn nào đó, sẽ xuất hiện rất nhiều lãnh tụ "kiểu Picmê", những kẻ phản bội ở ngay trong lòng dân tộc mình.

        Nói chung, sự phát triển trong tương lai sẽ là những con đường phức tạp hơn, và thậm chí là đẫm máu hơn, các bước ngoặt sẽ là mạnh mẽ hơn. Sự việc sẽ dẫn tới một kết cục là phương Đông sẽ thức dậy mạnh hơn. Sẽ xuất hiện các mâu thuẫn sâu sắc giữa phương Đông và phương Tây.

        Nhưng dù sao, dù các sự kiện đã phát triển thế nào thì thời gian vẫn trôi qua và những ánh hào quang của thế hệ mới sẽ nâng cao ngọn cờ vẻ vang của cha anh họ. Tương lai của chính mình sẽ được họ tạo dựng theo tấm gương của những người đi trước đó...”.

        Tái bút:

        Có một nhà thông thái Hy Lạp đã nói từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên:

        - Vox popule - Vox dei! Tiếng nói của nhân dân - Đó là tiếng nói của Chúa Trời.

        Mà nhân dân - đó chính là các bạn, các độc giả yêu quý - Ngay từ trang đầu cuốn sách này, tôi đã viết rằng mỗi người trong số các bạn sẽ đánh giá về hoạt động của Stalin phù hợp với những thông tin mà bạn có được qua truyền hình, báo chí, sách vở, v.v...

        Tức là sẽ đánh giá về Stalin dưới ảnh hưởng của các quan điểm, niềm tin chính trị, hệ tư tưởng và đạo đức của tác giả của các nguồn thông tin ấy.

        Còn bây giờ, tôi hy vọng rằng, chúng tôi cùng các bạn đã có cùng hiểu biết và sự đánh giá về cuộc đời và hoạt động của Stalin. Và vì vậy, chúng ta sẽ không chia tay mà sẽ cùng sống trong căn nhà chung, như những người đồng ý chí - các bạn thì làm các công việc của mình, còn tôi sẽ cố gắng xuất hiện trên các trang sách hoặc các giá sách của các bạn. Và có thể bất chợt một lúc nào đó bạn nhìn thấy gáy cuốn sách có tên “Đại Nguyên soái Stalin” bạn sẽ nghĩ “ông ta đúng là một con người thông minh và kiên định”. Vâng, sùng bái “cá nhân” đã từng có, nhưng “cá nhân Stalin” vẫn là một "nhân cách" lớn! Đáng tiếc làm sao đất mẹ Nga vĩ đại và đau khổ ngày nay lại không có được nhiều những nhân cách lớn như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 11:07:38 am »

       
MỤC LỤC
        Lời nói đầu

        Phần I
        CÁC NHÀ CÁCH MẠNG


        Vài nét về tiểu sử Stalin I.v
        Cuộc nội chiến - Các trận đánh ở thành phố Saritxưn
        Ở mặt trận phía Tây - tiêu diệt Đênikin
        Chiến tranh Nga - Ba Lan năm 1920
        Stalin - Người kế tục Lênin
        Nhân vật đối lập chính - Trotxki
        Lời cảnh báo trước
        Vấn đề chiến lược
        Stalin với quân đội
        Công cuộc tập thế hóa ở Liên Xô
        "Bắn lén vào lưng Stalin"
        Vụ ám sát Kirốp
        Vụ bạo loạn quân sự
        Về các đợt thanh trừng

        Phần II
        THANH GƯƠM ĐAMÔCLÉC CỦA CHIẾN TRANH


        Sự xích gần lại với Đức - Cuộc đàm phán bí mật
        Những ngày hòa bình
        Chiến tranh ở châu Âu
        Tiêu diệt Trotxki
        Moxcơva - Berlin. 1940
        Công cuộc chuẩn bị cho các tướng lĩnh
        Các kế hoạch chiến lược
        Kế hoạch của Hitle
        Ý đồ chiến lược của Stalin

        Phần III
        CUỘC KHÁNG CHIẾN VĨ ĐẠI


        Cuộc chiến tranh đã bắt đầu như thế
        Những ngày đầu tiên
        Các trận chiến quanh Xmôlenxkơ
        Nỗi đau riêng của Stalin
        Mặt trận Tây Nam
        Stalin và Giucốp
        Ngoại giao chiến lược
        Trận phòng ngự Leningrad
        Trận chiến bảo vệ Moxcơva
        Các trận phản công
        Tưóng Vlaxốp
        Những người cộng tác dũng cảm Chiến cuộc mùa đông năm 1942 Trận chiến ở Capcadơ
        Sự quan tâm của Stalin với công nghiệp quốc phòng
        Bước ngoặt chiến lược trận chiến trên sông Volga
        Chiến dịch bao vây
        Stalin và nhà thờ Nga
        Phá vỡ vòng vây ở Leningrad
        Trận chiến ở Vôrônegiơ
        Trận chiến ở vòng cung Kurxcơ
        Tiến về phía sông Dnhép
        Hội nghị Têhêran
        Bản quốc ca của Liên bang Xô Viết

        Phần IV
        CHIẾN THẮNG HOÀN TOÀN


        Trưóc chiến dịch "Bagrachion"
        Mặt trận thứ hai
        Chiến dịch Bagrachion
        Cuộc chiến tranh kết thúc một cách hòa bình ở Bungari
        Cuộc chiến ở Nam Tư
        Tại sao Stalin tha cho Hitle vào năm 1943-1944?
        Khởi nghĩa ở Vaxava
        Hội nghị Krưm
        Chiến dịch cuối cùng
        Chiến dịch Vixla - Ođerxkaia
        Bên phía quân Đức
        Trước ngưỡng cửa của chiến thắng
        Tại sào huyệt của chủ nghĩa phát xít
        Chiếm thành Berlin
        Sự đầu hàng của Đức. - Chiến thắng của quân đội Xô Viết

        Phần V
        CƯỜNG QUỐC VĨ ĐẠI


        Những ngày hòa bình đầu tiên
        Gặp gỡ Hopkins
        Duyệt binh chiến thắng
        Hội nghị Postđam
        Stalin đã tháo ngòi bom nguyên tử Mỳ
        Sai lầm của Stalin trong vấn đề Nam Tư
        Vấn đề của Giucốp
        Hồi sinh
        Mặt trận cánh tả
        Chiến lược mới
        Cái chết của Stalin Những công việc lịch sử Sùng bái cá nhân
        Lời kết

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM