Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:48:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27670 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:14:38 pm »


        Bản thân M. Riumin sau đó được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Bộ An ninh (nhưng mười tháng sau ông ta cũng bị tống giam).

        Để đảm bảo an toàn, Stalin quyết định tại Đại hội 19 sẽ đổi mới thành phần Ban chấp hành và Bộ chính trị, loại bỏ bớt một số nhà lãnh đạo già nua mà ông không còn tin tưởng.

        Đại hội 19 của Đảng diễn ra từ ngày 5 đến 14 tháng 10 năm 1952, Malencốp là người đọc báo cáo chính trị. Bản báo cáo này đã tổng kết công tác 13 năm từ Đại hội 18, xác định kế hoạch năm năm lần thứ sáu và quyết định đổi tên Đảng Bônsêvich thành Đảng Cộng sản Liên Xô.

        Ngày 14 tháng 10, Stalin đọc bài phát biểu ngắn, tập trung phân tích tình hình quốc tế. Ông vẫn bộc lộ tư duy chiến lược rất rộng và tầm nhìn xa. Ông dường như đã nói trước tất cả những gì sẽ diễn ra sau đó một phần tư thế kỷ:

        Trước kia giai cấp tư sản tỏ ra là tự do, họ giữ được kiểu tự do dân chủ, kiểu tư sản và do vậy tạo được uy tín trong nhân dân. Bây giờ không còn dấu vết nào của nền dân chủ tự do nữa. Cũng không còn cái gọi là “tự do cá nhân”, quyền của cá nhân chỉ dành cho những kẻ nhà giàu, còn những người nghèo khổ thì vẫn chỉ là đối tượng bị bóc lột. Quyển bình đẳng con người bị biến thành độc quyền của thiểu số bóc lột. Ngọn cờ tự do - dân chủ của họ đã bị vứt bỏ. Tôi cho rằng chính chúng ta phải giương cao ngọn cờ này, vì chúng ta là đại diện cho các Đảng Cộng sản và Đảng dân chủ tập hợp chung quanh mình đại đa số nhân dân.

        Trước kia giai cấp tư sản cho rằng họ là dân tộc chủ chốt, họ giữ quyền hành và độc lập của dân tộc, họ tự cho là “cao hơn tất cả”, bây giờ giai cấp tư sản đã “bán” tự do và độc lập để lấy đô la. Họ đã vứt bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc, không nghi ngờ gì là chính chúng ta sẽ phải giương cao ngọn cờ này - chính các đồng chí là đại diện cho chính Đảng Cộng sản và dân chủ. Hãy là người yêu nước, nếu các dồng chí muốn có thể trở thành lực lượng lãnh đạo của dân tộc...”.

        Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương với số lượng theo đề nghị của Stalin tăng gấp đôi là 925 ủy viên chính thức và 111 ủy viên dự khuyết.

        Tại hội nghị toàn thể Trung ương ngày 16 tháng 10 năm 1952, Stalin đã giải thích tại sao phải đổi mới thành phần Ban chấp hành và Bộ chính trị (rất tiếc là bài phát biểu quan trọng này của Stalin đã không được công bố, chắc là vì trong đó có nhiều câu không có lợi cho các úy viên Bộ chính trị, sau khi Stalin chết họ càng có lý do để không cho đăng bài phát biểu này).

        Vì rằng, trong rất nhiều năm nội dung bài phát biểu đã bị che giấu, nên tôi muốn đăng lại toàn văn bài phát biểu này theo ghi chép của L. Ephrêmôvưi và hồi tưởng của nhà văn Ximônốp.

        Theo Ephrêmôvưi nhớ lại, Stalin đã phát biểu suốt một tiếng rưỡi đồng hồ không cần giấy tờ chuẩn bị trước. Giọng ông rất nghiêm nghị và cố gắng nhìn thẳng vào các đồng chí của ông ngồi trong phòng. Ông nói:

        - Chúng ta đã tiến hành đại hội, đại hội đã thành công và rất nhiều người cho rằng đấy là đại hội của sự thống nhất cao. Nhưng thực ra không hề có sự thống nhất như vậy. Có một số không nhất trí với các Nghị quyết của chúng ta. Họ nói rằng, tại sao chúng ta lại mở rộng số lượng Ban chấp hành? Một điều rất rõ ràng là chúng ta cần đưa vào Ban chấp hành lực lượng mới. Nhiều người trong chúng ta đã già và chúng ta phải nghĩ đến việc sẽ trao cho ai lá cờ tư tưởng của chúng ta để tiếp tục tiến về phía trước? Để làm được việc đó, chúng ta cần bổ sung các đồng chí trẻ tuổi, trung thành, các "nhà hoạt động chính trị mới. Để đào tạo một nhà hoạt động chính trị, chúng ta cần 10 đến 15 năm. Đào tạo các nhà hoạt động chính trị kiên định về tư tưởng chỉ có thể tiến hành trong thực tế cuộc sống, trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng sai trái.

        Chính là điều đó đòi hỏi phải đưa vào Ban chấp hành Trung ương lực lượng trẻ, mới và qua đó Đảng của chúng ta sẽ lớn mạnh lên. Lại có người hỏi tại sao chúng ta bãi nhiệm các vị bộ trưởng, vốn là các nhà hoạt động Đảng và nhà nước nổi tiếng? Chúng ta đã bãi nhiệm Bộ trưởng Molotốp, Kaganovich, Vôlôsilốp và thay vào đó là các cán bộ trẻ. Trên cơ sở nào chúng ta quyết định như vậy? Chúng ta đều biết rằng công việc của các vị bộ trưởng là rất nặng nhọc, nó đòi hỏi không chỉ là kiến thức mà là cả sức lực. Vì vậy, chúng ta đã thay họ bằng các bộ trưởng trẻ hơn, nhiều sức lực và nghị lực hơn. Chúng ta cần ủng hộ họ trên cương vị của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:15:12 pm »


        Còn các nhà hoạt động chính trị “nổi tiếng” tuy không còn là các bộ trưởng nhưng vẫn là các nhà hoạt động nhà nước, một số trong họ trở thành các phó chủ tịch Xô Viết tối cao, thậm chí bây giờ tôi cũng không nhớ là mình có bao nhiêu vị phó...

        Sau đó, Stalin đã chỉ ra các thiếu sót sai lầm của các vị bộ trưởng, về Bộ trưởng Ngoại giao Molotốp. Stalin đã nói rằng Molotốp là một đồng chí trung thành của Đảng, nhưng chúng ta không thể bỏ qua các sai lầm của đồng chí ấy. Stalin đã vạch ra khuyết điểm về việc cho phép đại sứ quán Anh in ấn truyền bá tư tưởng tư sản ở nước Nga. Ngoài ra, chính Molotốp là người đề nghị trao trả bán đảo Krưm xinh đẹp cho người Do Thái!

        ... Đồng chí ấy đưa ra đề nghị này để làm gì? Chúng ta đã có nước cộng hòa tự trị của người Do Thái. Hãy để cho họ phát triển nước cộng hòa này. Chả lẽ thế còn chưa đủ? Còn đồng chí Molotốp không thể trở thành vị “luật sư không công” cho các kiến nghị vô lý của người Do Thái khi đòi lại bán đảo Krưm của chúng ta. Đây là sai lầm chính trị thứ hai của đồng chí Molotốp. Ngoài ra, Molotốp còn để cho vợ tham dự quá nhiều vào công việc của Bộ chính trị. Bất cứ một việc gì vừa quyết định thì vợ đồng chí đã biết ngay.

        Ximônốp nhớ lại: ... “Tất cả đểu bất ngờ khi nghe Stalin nói một cách lạnh lùng, cứng rắn, tôi không tin ở tai mình nữa... Đang nói về Molotốp một cách không khoan nhượng. Cả gian họp nín thở”.

        Đánh giá về Micoian, Stalin nói:

        - Ông ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng về chính sách với nông dân và nông trang tập thể. Trong khi nông dân là liên minh vững chắc của chúng ta.

        Khi nghe đến những nhận xét này, Molotốp và Micoian tái mặt và gần như quỵ xuống trên bàn chủ tịch. Sau đó, khi Molotốp phát biểu, thừa nhận sai lầm và hứa sẽ mãi là học trò của Stalin, thì Stalin đã ngắt lời Molotốp và nói thẳng:

        “Không có ai là học trò của tôi cả. Tất cả chúng ta là học trò của Lênin vĩ đại”.

        Stalin đề nghị đổi tên Bộ chính trị thành Đoàn Chủ tịch với thành phần mở rộng - kể cả Ban bí thư là 36 người.

        Stalin đã tuyên bố: đề nghị Ban chấp hành Trung ương giải phóng mình khỏi chức vụ Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương và Chủ tịch Xô Viết tối cao!

        Nhưng các vị đại biểu đồng thanh đề nghị Stalin tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư. Malencốp đứng trên bục nói:

        - Thưa các đồng chí, chúng ta đã đồng ý và một lòng đề nghị đồng chí Stalin, lãnh tụ và người thầy vĩ đại sẽ vẫn là Tổng Bí thư của Đảng.

        Stalin đã nói:

        - Trong hội nghị Trung ương chúng ta không nên ca ngợi nhau một cách hình thức mà cần phải xem xét vấn đề một cách thực tế, để giải quyết mọi việc không theo cảm tính, mà theo công việc. Tôi đề nghị rút khỏi các chức vụ vì tôi cảm thấy đã già, không đủ sức đảm đương công việc”.

        Nguyên soái Timôsencô đứng lên và đề nghị:

        - Thể theo nguyện vọng của nhân dân, chúng tôi nhất trí bầu đồng chí là Tổng Bí thư. Tất cả hội trường đứng dậy vỗ tay vang dội tán thưởng đề nghị của Timôsencô. Stalin đứng rất lâu và nhìn xuống phòng họp, sau đó Người khoát tay và lặng lẽ ngồi xuống.

        (Hồi ký của Ximônốp: Tuyên bố của Stalin về sự không thống nhất trong bộ máy lãnh đạo của Đảng đã được chứng minh ngay sau khi Stalin mất. Nhóm bè phái này đã bất chấp các nguyên tắc của Đảng Bônsêvich, lập tức thu nhỏ thành phần cơ quan lãnh đạo và tìm cách gạt các đảng viên trẻ đã được Đại hội 19 bầu vào Ban lãnh đạo của Trung ương).

        Nhưng Stalin không kịp khuếch trương các thắng lợi của mình trong Đại hội 19. Sau Đại hội 19 không lâu, Bêria bắt đầu tiến hành các hoạt động mờ ám. Đầu tiên, ngày 17 tháng 2 năm 1953 vị tướng trẻ đầy triển vọng Côxưkin, tư lệnh cảnh vệ điện Kremli, người chịu trách nhiệm trực tiếp về an ninh cho Stalin đã chết một cách bất ngờ và khó hiểu. Sau đó, một loạt các sĩ quan cảnh vệ và thư ký gần gũi với Stalin đã bị “biến mất” một cách khó hiểu và thay vào đó là người của Bêria.

        Tiếp theo, Bêria tính đến việc “loại bỏ” những người gần gũi nhất của Stalin, đó là Vlaxich và Poxcơrebưxép. Bêria thực hiện âm mưu này một cách khôn khéo, thông qua Bộ trưởng Tài chính Dverép, khi ông này báo động cho Stalin về việc chi tiêu lãng phí trong công việc bảo vệ. Stalin là người rất tiết kiệm và khiêm tôn trong chi tiêu, vì vậy ông rất khó chịu khi biết việc lãng phí này, mà lại rơi vào những người mà mình tin cậy. Ông lập tức ra lệnh lập uỷ ban để kiểm tra vấn đề này.

        Ủy ban kiểm tra bao gồm: Bêria, Malencốp, Dverép và một số người nữa. Đây là bước thứ hai của Bêria. Tất nhiên ủy ban sẽ chứng minh báo cáo của Dverép là đúng. Thậm chí còn phát hiện thêm một số vi phạm khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:28:40 pm »


        Bước thứ ba của Bêria - Vì các kết luận này đã được công khai, Stalin buộc phải đồng ý để người ta bắt Vlaxich và sau đó là Pôxcơrêbưxép.

        Cuối cùng, bước thứ tư - theo lệnh của Bêria - Vlaxich và Pôxcơrêbưxép đã bị tống giam vào Lubanki, thậm chí còn buộc thêm cho Vlaxich tội làm gián điệp. Stalin đã không cứu được Vlaxich khi bị buộc tội nghiêm trọng như vậy. Sau khi gạt Poxcơrebưxép, người đã hơn 20 năm làm thư ký trung thành của Stalin, Bêria đã đưa Malin - người của mình vào vị trí này. Sau đó, Bêria lại lập ra một vụ án “bác sĩ” nhằm chứng minh lòng trung thành của mình với lãnh tụ khi xử lý các bác sĩ vói tội danh “có ý định đầu độc” các lãnh tụ, rồi sau đó thay họ bằng các bác sĩ thân cận của mình. Tuy nhiên, Stalin đã đoán ra âm mưu này của Bêria và đã dùng luôn vụ này để “giải quyết” chính Bêria.

        Ngày 13 tháng 1 năm 1953, trên các báo đã đăng tuyên bố của TASS - trong đó thông báo về việc các cơ quan an ninh đã phát hiện ra “Nhóm các bác sĩ có âm mưu đầu độc các nhà lãnh đạo của Liên Xô”, trong tuyên bố nói rõ nhóm các bác sĩ - kẻ đầu độc này hoạt động theo nhiệm vụ của cơ quan tình báo Mỹ và Anh. Tất cả nhóm đã bị bắt, trừ Vinôgradôp và Egôrôp - còn lại cả nhóm đều là người Do Thái. Tất cả họ là bác sĩ của bệnh viện trong điện Kremli, tức là những người trực tiếp điều trị cho các ủy viên Bộ chính trị, chính phủ và các tướng lĩnh cao cấp. Tuyên bố thông báo là các bác sĩ này đã thừa nhận họ đã đầu độc dần cho đến chết trong quá trình điều trị cho Bí thư Trung ương Đảng Dđanốp và Serơbacốp. Họ còn định đầu độc nguyên soái Vaxilepxki, Govôrốp và Cônhép, các tướng Stêmencô, đô đốc Lépchencô.

        Cũng ngay trong số báo “Sự thật” đó có bài báo “Những kẻ gián điệp và giết người dưới mặt nạ giáo sư - bác sĩ”, bài báo không ký tên, nhưng văn phong và các quan điểm làm người ta đoán là của Stalin và điều quan trọng là trong bài báo này Stalin đã chỉ ra ai là người có sai lầm trong việc để xảy ra nhóm chống lại nhân dân này, đó là:

        1. Một số cơ quan Xô Viết và các lãnh đạo của họ đã mất cảnh giác.

        2. Cơ quan an ninh quốc gia đã không phát hiện kịp thời tổ chức phản động, khủng bố của các bác sĩ.

        Bêria hiểu cái gì ẩn sau những dòng này, ông ta tác động đến các bạn của ông ta ở Bộ chính trị - đó là Khơrutxốp, Malencốp, Bulganin. Bộ ba này đã từ lâu sống và hành động theo ý của Bêria. Khơrutxôp thì coi như người nhà ở biệt thự của Bêria, ông ta thường ngủ đêm lại ở đó. Ở Bộ chính trị còn một số ủy viên khác ủng hộ Bêria, đó là Molotốp (ông ta bị lôi kéo sau khi vợ là Djemchudina bị bắt), Vôlôsilốp (vợ ông ta cũng bị bắt với tội danh là gián điệp), Kaganovich (kẻ đồng lõa thành lập nước cộng hòa Do Thái ở Krưm), Micoian, kẻ luôn ủng hộ phía mạnh hơn (có hai con bị bắt).

        “Vụ án bác sĩ” được các bên lợi dụng vào mục đích của mình. Từ năm 1951, sĩ quan điểu tra, trung tá M. Riumin đã viết cho Stalin một bản báo cáo, tố cáo Bộ trưởng An ninh Abacumốp đã đồng lõa với các bác sĩ từ năm 1948. Vị tướng bị bắt Vlaxich khẳng định là đã nhận bức thư này và đã chuyển cho Abacumốp. Và đây sẽ là đoạn cuối của cuộc đấu tranh phức tạp nhiều giai đoạn này. Xin dẫn ra lời kể của người chứng kiến và có thể là đồng phạm trong âm mưu ám hại Stalin.

        Đoạn hồi ký của trợ lý chỉ huy đội bảo vệ biệt thự của Stalin ở Cunsevô - Petre Lodgachép:

        "Từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3, tại biệt thự có Khruxơtalép, Lodgachép, Tucốp và Butuxôp tham gia trực ban.

        Stalin về đến biệt thự Cunsevô lúc 24 giờ, ngay sau đó Bêria. Malencốp, Khơrutxốp và Bulganin củng đến biệt thự. Chúng tôi đặt lên bàn một loại nước quả pha rượu vang.

         Lúc 5 giờ sáng, khách khứa ra về, đại tá Khruxơtalép khép cửa, và nói dường như Stalin có dặn “Tất cả đi ngủ đi, tôi không cần gì đâu, không cần các anh nữa", chúng tôi đã đi ngủ và thức dậy lúc 10 giờ sáng hôm sau.

        Khruxơtalép đã làm gì từ lúc 5 giờ đến 10 giờ sáng chúng tôi không hề biết.

        Lúc 10 giờ sáng, M. Xtarôxơtin đã thay ca trực, thường thì Stalin dậy lúc 10-11 giờ, tôi xem đồng hồ đã 12 giờ mà không có động tĩnh gì trong phòng.

        Các sĩ quan bảo vệ bắt đầu lo lắng và đoán già, đoán non: Tại sao Stalin vẫn chưa dậy, không hề gọi ai cả.

        Lúc 16 giờ, Xtarôxơtin nói: “Chúng ta phải làm gì bây giờ?”. Đến 6 giờ tôi bảo Starôxtin: “Anh là sĩ quan bảo vệ, anh vào thử xem”. Starôxtin trả lời: “Tôi sợ lắm. Anh mang tài liệu vào đi”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:29:30 pm »


        Lúc 18 giờ 30, trong phòng Stalin bật điện sáng, mọi người thở phào nhẹ nhõm, nhưng không thấy Stalin gọi ai cả. Lúc 22 giờ 30 phút, nhân có chuyên xe chở thư và công văn đến biệt thự, tôi đã mạnh dạn bước vào phòng, tôi ngó vào cả phòng lớn, nhà tắm nhưng không thấy Stalin đâu cả, khi bước qua phòng lớn ra hành lang tôi để ý thấy một cánh cửa phòng ăn nhỏ đang bị mở, trong đó le lói ánh đèn điện, tôi ngó vào phòng đó và vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến bức tranh thảm kịch, Stalin nằm trên thảm, cạnh một cái bàn, tôi lo sợ, phỏng đoán liệu có phải một vụ ám sát, đầu độc hay là cơn đột quỵ?

        Tôi vội bước lại và nói: “Điều gì xảy ra vậy, thưa đồng chí Stalin?”, chỉ nghe thấy tiếng rên nhỏ. Trên sàn nhà là chiếc đồng hồ bỏ túi của nhà máy đổng hồ số 1, tờ báo “Sự thật”. Trên bàn có một chai nước khoáng và một chiếc cốc. Tôi lập tức gọi điện cho Xtarôxơtin, Tucốp và Butucốp. Họ lập tức chạy lại và hỏi: “Đồng chí Stalin, chúng tôi đặt đồng chí lên đi văng nhé?”.

        Ông gật nhẹ đầu - cả bốn chúng tôi khiêng Stalin ra đi văng ở phòng lớn, rõ ràng là ông bị ngấm lạnh trong chiếc áo sơ mi lính mỏng, có lẽ ông đã nằm ở đó với tình trạng nửa tỉnh, nửa mê từ 19 giờ và đang chìm dần vào trạng thái mê man.

        Chúng tôi lập tức gọi điện cho Bộ trưởng an ninh quốc gia X. lgnachép, nhưng ông ta hướng dẫn chúng tôi phải gọi cho Bêria. Chúng tôi gọi cho Malencốp, ông ta lí nhí gì đó không rõ rồi bỏ máy. Sau đó một tiếng, Malencốp gọi điện lại cho Xtarôxơtin và nói: “Tôi không tìm thấy Bêria, các anh hãy tìm ông ta đi”. Sau đó một tiếng, chính Bêria gọi lại: “Không được nói gì và không được gọi điện cho ai về bệnh tình của Stalin - rồi lập tức dập máy.

        Tôi còn lại một mình bên người bệnh. Cảm giác bất lực vì không có ai giúp đỡ như chặn ngang họng làm tôi rớt nước mắt. Các bác sĩ mãi không thấy đến. Lúc ba giờ sáng mới có tiếng ô tô đến biệt thự. Trên xe bước xuống chỉ có Bêria và Malencốp mà chả có một bác sĩ nào.

        Bêria cúi đầu bước vào phòng, nơi Stalin đang được đặt nằm cạnh lò sưởi. Malencốp đi một đôi ủng mới, ông cởi bỏ ủng ở hành lang và bước vào phòng. Rời khỏi giường Stalin, Bêria quát mắng: “Này Lodơgachép, cái gì mà làm náo loạn lên thế, có thấy là đồng chí Stalin đang ngủ say không? Đừng đánh thức chúng tôi và đừng làm kình động Stalin”.

        Mặc dù tôi đã báo cáo là đồng chí Stalin bệnh nặng nhưng họ vẫn rời phòng, bỏ đi. Lập tức tôi hiểu rằng cả Bêria và Malencôp đều mong muốn cái chết của Stalin đến sớm. Tôi ở lại bên Stalin một mình, từng phút trôi qua chậm chạp như hàng giờ đồng hồ. Đến tận 6, 7 giờ sáng hôm sau vẫn chưa thấy xe cấp cứu đâu cả. Điều này quả thật là đáng sợ và khó hiểu: Điều gì đã xảy ra với các cộng sự của đồng chí Stalin?

        Lúc 7 giờ 30 phút, Khơrutxốp đến và nói: “Các bác sĩ sắp đến”.

        Lúc 9 giờ sáng ngày 2 tháng 3, các bác sĩ mới đến, trong số đó có Luxomxơki, Miaxơnhicốp, Tareép... Họ bắt đầu khám cho Stalin, tay họ run rẩy. Sau khi khám, họ nói rằng Stalin bị xuất huyết não, lúc đó mới bắt đầu cứu chữa, lắp đặt vòi để thở dưỡng khí”.


        Như vậy, Stalin bị bệnh đã phải nằm hơn nửa ngày mà không có bác sĩ nào đến cấp cứu cả.

        Ngày 4 tháng 3 năm 1953, Đại giáo chủ Moxcơva và toàn Nga Alexei đã gửi điện khi nghe tin Stalin bị bệnh.

        “Thông báo của chính phủ về cơn bệnh bất ngờ của Stalin đã làm tất cả mọi người dân Liên Xô lo lắng sâu sắc. Trách nhiệm của chúng ta, của tất cả giáo dân, trước hết phải cầu mong Chúa trời đem lại sức khỏe cho con người yêu quý của chúng ta - Tôi đề nghị tất cả các nhà thờ của các giáo khu hãy cầu chúc sức khỏe cho Ioxiph Stalin. Nhà thờ không bao giờ quên những công lao, đóng góp to lớn của chính phủ và bản thân Stalin đối với nhà thờ của chúng ta, chính điểu đó đã đem lại thuận lợi và vinh quang cho nhà thờ Chính giáo Nga - Hãy cầu nguyện chân thành nhất để giảm bớt gánh nặng của thử thách nặng nề của nhân dân khi phải chứng kiến cơn bệnh của con người yêu quý của chúng ta, lãnh tụ và người kiến tạo xuất sắc các quyền lợi của nhân dân”.

        Sau đây là hồi tưởng của Viện sĩ Viện khoa học Y học -  Giáo sư A.L. Miaxơnhicốp.

        Chúng tôi được gọi vào lúc chiều tối ngày 2 tháng 3 năm 1953, quan sát Stalin chúng tôi thấy Người thở rất nặng nhọc, lúc thì im lặng, lúc thì dội lên. Huyết áp đo được là 210/110, bạch cầu lên 17.000 - nhiệt độ cơ thể là 38°c. Khi nghe nhịp tim không phát hiện gì đặc biệt. Chẩn đoán: xuất huyết não bán cầu trái do bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Chúng tôi chia nhau trực bên giường bệnh, đôi lúc có một số ủy viên Bộ chính trị xuất hiện như Vôlôsilốp, Kaganovich, Bulganin, Micoian.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:09:52 am »


        Sáng ngày thứ ba, theo yêu cầu của Malencốp, Hội đồng giám định phải báo cáo về kết quả chẩn đoán bệnh tình của Stalin. Chẩn đoán của chúng tôi là rất xấu - khó tránh khỏi tử vong. Malencốp làm chúng tôi hiểu là ông ta chờ đợi kết luận này...

        Cần khẳng định là khoảng ba năm cuối cho đến ngày lâm bệnh, Stalin chưa hề phải đến bác sĩ vì bệnh tật gì. Ông thường tránh các bác sĩ. Ở biệt thự của ông thậm chí không có cả tủ thuốc và các dụng cụ cấp cứu. Thậm chí nếu ở ông xuất hiện cơn co thắt, khó thở thì cũng không có gì mà cấp cứu. Ông đã bị cao huyết áp từ bao giờ? - Không ai biết (và ông cũng chưa bao giờ phải điều trị bệnh này).

        Stalin thở rất khó nhọc, có một thoáng ông như mở mắt nhìn ra xung quanh, lúc đó Vôlôsilốp cúi xuống bên ông và nói: “Đồng chí Stalin, chúng tôi, những người bạn trung thành của đồng chí đang ở đây, đồng chí thấy trong người thế nào?”, nhưng ánh mắt ông đã không còn cảm xúc gì. Tối hôm đó, nhiều lần ông kề bên cái chết.

        Sáng hôm sau, có ai đó đề nghị cần kiểm tra bằng máy điện tim và từ bệnh viện một cô y tá trẻ mang máy điện tim đến, đo cho Stalin và nói: “Đúng là bị nhồi máu cơ tim”.

        Tất cả náo động, trong “vụ án bác sĩ” các bác sĩ đã từng bị buộc tội cố ý không điện tim để phát hiện cơn nhồi máu cơ tim cho các lãnh tụ, vậy mà bây giờ... đến tận bây giờ trong các kết luận y khoa chưa hề thấy chẩn đoán hiện tượng nhồi máu cơ tim. Thế mà các triệu chứng này thì cả thế giới đều biết. Stalin đang ở trạng thái mê man, không thể tự mình phàn nàn về triệu chứng đau của cơn nhồi máu cơ tim.

        Sáng ngày mồng 5, đột nhiên Stalin bị nôn ra máu, mạch bị tụt, huyết áp bị mất. Triệu chứng này đã làm chúng tôi rất phân vân. Phải giải thích hiện tượng đó thế nào?

        Các thành viên hội đồng giám định tập trung ở phòng bên cạnh. Bulganin lúc đó đứng bên hỏi: “Giáo sư, tại sao ông ta lại nôn ra máu?”. Tôi trả lời: “Có lẽ đó là do xuất huyết ở thành dạ dày, do huyết áp cao và xơ vữa động mạch”. Cái chết đang rình rập Stalin từng giờ... và đến 21 giờ 50 phút ngày 5 tháng 3... thì ông tắt thở.

        Lúc 11 giờ ngày 6 tháng 3 tại khoa Sinh hóa của trường Đại học Y Moxcơva ở đường Xadovôi - Triumphan người ta đã giải phẫu thi thể Stalin. Trong số thành viên hội đồng giám định chỉ có tôi và Lukốpxki tham gia. Giáo sư A. N. Xtrunốp chủ trì giải phẫu với sự có mặt của N. Anitrơcốp - Chủ tịch Viện Hàn lâm Y học, giáo sư sinh hóa X. Marơđaxép có trách nhiệm tẩm liệm để ướp xác cho thi thể Stalin. Trong lúc giải phẫu thi thể chúng tôi rất hồi hộp, không hiểu tim của Stalin có việc gì không? Tại sao lại có hiện tượng nôn ra máu?

        Cuối cùng thì đã rõ, không hề có nhồi máu cơ tim (chỉ tìm thấy dấu hiệu xuất huyết). Nếu các bác sĩ không kết luận là nhồi máu cơ tim và đặt ra câu hỏi: tại sao lại nôn ra máu? Thì chúng tôi, những người bình thường, không phải là bác sĩ từ kinh nghiệm cuộc sống cũng có thể nói: nôn ra máu thường là do bị đầu độc.

        Nhưng kết luận hiển nhiên này do các bác sĩ sợ sự kiểm soát của Bêria đã không dám nói ra. Họ đã viết các kết luận theo ý chỉ đạo của Bêria.

        Chúng ta thử điểm lại các sự kiện bằng cách quay lại buổi tối hôm đó xem sao: Tại biệt thự có bốn người cùng ăn tối với Stalin, đó là Bêria, Khơrutxốp, Malencốp và Bulganin. Ai đã sắp xếp thành phần cuộc ăn tối này? Có lẽ là Bêria, vì lúc đó mọi việc đều do ông ta sắp đặt. Liệu có ai trong số đó đã trút vào cốc của Stalin một chất gì đó không? Hoàn toàn có thể. Người có nhiều khả năng làm việc này nhất chính là Bêria, vì rằng dưới quyền ông ta có riêng một phòng thí nghiệm đặc biệt, mà trong phòng thí nghiệm này người ta tinh chế các loại chất độc. Các loại thuốc độc này rất đặc biệt không để lại một dấu vết gì.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:10:17 am »


        Có thể có một giả thiết khác: có thể chính Khruxơtalép đã cho thuốc độc vào nước khoáng, khi Stalin đi ra ngoài để tiễn khách. Hãy nhớ lại là Stalin nằm trên sàn thì bên cạnh có “chai nước khoáng”. Lại chính Khruxơtalép nói với mọi người là Stalin bảo mọi người hãy đi ngủ, câu này mọi người chưa bao giờ nghe Stalin nói! Có lẽ Khruxơtalép đã nghĩ ra câu đó của Stalin để yêu cầu tất cả đi ngủ. Để làm gì vậy? Không khó gì có thể đoán: chính Bêria giao cho Khruxơtalép nhiệm vụ đó. Cái chết của đại tá Khruxơtalép sau đó một thời gian càng khẳng định giả thiết này! Anh ta chết một cách bí hiểm, không rõ là do nguyên nhân gì, mà anh ta là vận động viên điền kinh, rất khỏe. Một kiểu “diệt khẩu” bịt đầu mối điển hình... Giả thiết là Bêria tự mình (hoặc chỉ thị cho một trong số sĩ quan bảo vệ) đầu độc Stalin được đưa ra không phải là ngẫu nhiên, có nhiều chứng cứ chứng tỏ điều này. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bêria. tại Bô Nội vụ có một phòng thí nghiệm vi trùng do G. Mairanốpxki làm giám đốc. Ông này, năm 1917 vào học ở khoa Y trường đại học Tiphli, tại đó ông ta gia nhập tổ chức Do Thái “Bund” do anh trai ông ta làm thủ lĩnh. Khi Đảng Cộng sản Do Thái sáp nhập vào Đảng Bônsêvich thì Mairanôpxki trở thành đảng viên Cộng sản. Phòng thí nghiệm của Mairanốpxki chế tạo ra các độc tố thí nghiệm trên con người để áp dụng cho các tử tù.

        Tại phiên tòa ngày 28 tháng 8 năm 1953. Mairanốpxki đã thừa nhận sử dụng thuốc để đầu độc trên 100 người đã bị kết án, trong đó hơn một nửa đã chết.

        Ngày 21 tháng 4 năm 1953, Mairanốpxki đã gửi thư cho Bêria nói rằng công việc đã làm xong, Stalin đã bị đầu độc! Bêria quyết định bịt đầu mối, chỉ một thời gian sau Mairanốpxki đã bị tống giam vào nhà tù Lubianki, không ai khác ngoài Bêria có thể làm được điều đó. Trong tù, Mairanốpxki hai lần viết thư cho Bêria bày tỏ lòng trung thành của mình, nhưng tất cả điều đó không cứu được ông ta. Mairanốpxki bị kết án mười năm tù.

        Sau này, tại phiên tòa đặc biệt xử kín Bêria, ngày 18 đến ngày 23 tháng 12 năm 1953, thẩm phán Mikhailốp đã hỏi Bêria:

        - Bị cáo Bêria, trong quá trình hỏi cung, anh đã thừa nhận những gì Mairanôpxki đã khai là anh đã giao nhiệm vụ cho Mairanốpxki sản xuất độc tố để sử dụng cho các tử tù, bây giờ anh có thừa nhận lời khai đó không?

        Bêria trả lời:

        - Vâng, tôi thừa nhận.

        Không hiểu sao lúc ấy không ai hỏi gì về sự dính líu của Bêria vào việc đầu độc Stalin, dù rằng giả thiết này rất có cơ sở. Và đó sẽ là bằng chứng không thể chối cãi, sự thừa nhận của Bêria trong vụ đầu độc Stalin!

        Chính Molotốp kể về vấn đề này. Tôi đã nhiều lần định hỏi ông nghi vấn về nguyên nhân cái chết của Stalin, nhưng rồi chưa dám hỏi, vì đây là câu hỏi rất “tế nhị”, nhưng sau này khi ông ta đã tin cậy tôi, có một lần tôi đánh bạo quay lại chủ đề này. Tôi hỏi ông:

        - Người ta nói, Stalin không phải là chết bình thường?

        Molotốp không trả lời ngay, ông suy nghĩ một lúc.

        - Đúng, sự nghi vấn này là có cơ sở.

        - Người ta đã nói thủ phạm chính là Bêria?

        Molotốp im lặng một lúc:

        - Cái này có thể, cũng có thể ông ta không tự làm, nhưng ra lệnh cho cấp dưới của mình.

        Tôi linh cảm thấy hình như Molotốp không nói hết ý. Nhưng không muốn ép ông ta nói thêm. Trong ông có lẽ đang có sự giằng xé 'nội tâm, có lẽ ông đã già và không nên để bụng mang đi một bí mật lớn như vậy. Sau đó ông chủ động kể:

        Ngày 1 tháng 5 năm 1953, trên lễ đài lăng Lênin đã diễn ra cuộc đối thoại. Bêria lúc đó đã gần đạt được ý định tiếm quyền của mình. Tất cả chúng tôi đều cho rằng ông ta là nhân vật có quyền lực nhất trong Bộ chính trị, mọi người đểu sợ ông ta. Ông ta có thể loại trừ bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào, nhưng ông ta hiểu là không thể làm như vậy, vì thế ông ta quyết định biến tất cả chúng tôi thành đồng phạm.

        Trên lễ đài, khi nói về ý định của Stalin tại Đại hội 19, Bêria nói với tôi nhưng cố tình để Khơrutxốp và Malencốp lúc đó đứng cạnh nghe thấy:

        - Tôi đã cứu tất cả các anh... Tôi đã giải quyết ông ta rất đúng lúc.

        Liệu có thể tin lời Molotốp rằng chính Bêria đã nói câu ấy?

        Tôi cho rằng có thể tin được. Molotốp là một nhân vật lớn, ông rất hiểu cái giá của những lời này. Đây không phải là cuộc nói chuyện đơn giản. Ông biết đang nói cái gì và nói với ai. Về việc Molotốp quyết định cởi mở bí mật để mọi người biết được sự thật còn minh chứng qua cuộc nói chuyện của ông với nhà văn Chuép và sau đó được đăng tải trên các báo. Từ khi Stalin còn sống đã diễn ra hoạt động tìm cách tiếm quyển do “nhóm ba người” chủ chốt: Bêria, Malencốp, Khơrutxốp tiến hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:11:00 am »

     
        Biết rằng quỹ thời gian của lãnh tụ còn lại không nhiều, Bêria đã bàn bạc vói hai cộng sự của mình ở biệt thự riêng. Thực tế chứng minh rằng Bêria luôn nâng đỡ Malencốp và Khơrutxốp. Tận dụng điều kiện được gần gũi lãnh tụ, Bêria luôn ca ngợi lòng trung thành của Malencốp và Khơrutxốp. Ngược lại cả hai luôn ủng hộ và thực hiện mọi công việc do Bêria giao.

        Malencốp và Khơrutxốp không chỉ gắn bó với Bêria về âm mưu chính trị mà cả hai thường xuyên tụ tập ở biệt thự của Bêria, ăn, uống say đến mất cả ý thức và ngủ lại đó. Vào thời điểm quan trọng, bộ ba này đã bàn bạc phân định vai xem ai sẽ giữ chức gì. Chính Xukhanốp, thư ký riêng của Malencốp đã cho tôi xem tài liệu, trong đó họ dự định Khơrutxốp sẽ là Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, Malencốp là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, còn Bêria làm Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Nội vụ cùng cơ quan an ninh KGB.

        Bêria rất coi thường hai cộng sự này, coi Khơrutxốp chỉ là con rối trong tay, coi Malencốp là rất dễ bảo. Bộ ba này đã quyết định tìm cách phủ quyết ý định của Stalin mở rộng Ban chấp hành và Đoàn chủ tịch. Thu hẹp Ban lãnh đạo và đưa Molotốp, Micoian quay lại chính trường.

        Để thực hiện ý định này khi Stalin còn sống, “bộ ba” đã quyết định tổ chức phiên họp liên tịch Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ trưởng và Đoàn chủ tịch Xô Viết tôi cao. Tại điện Kremli, hội nghị đã nghe Bộ trưởng Y tế thông báo tình hình sức khỏe của Stalin, sau đó Malencốp nói:

        Tất cả chúng ta đểu biết, trách nhiệm lớn lao để lãnh đạo đất nước đang đặt lên vai tất cả chúng ta. Mọi người đều rõ, đất nước không được phép có một phút nào không có sự lãnh đạo, vì vậy, đã có phiên họp liên tịch này... Tôi được giao trách nhiệm báo cáo các đồng chí về các biện pháp củng cố các tổ chức Đảng và nhà nước. Bảo đảm sự lãnh đạo liên tục cho đất nước... Đòi hỏi sự cố kết của Đảng, không cho phép bất kỳ sự phân liệt hay hoảng sợ nào”.

        Không ai dám chống lại việc kiện toàn Ban lãnh đạo đất nước và “bộ ba” đã đạt được các vị trí như họ đã vạch ra một cách bí mật trước đó. Thay vì 25 thành viên, Đoàn chủ tịch chỉ còn lại những người của “bộ ba” - Malencốp, Bêria, Khơrutxốp, Bulganin và cả Molotốp, Micoian.


Lễ an táng Stalin (năm 1953) từ trái sang : Molotốp, Kaganovish, Bulganin, Vôlôsilốp, Berta, Malencốp; hàng 2: Khơrutxốp, Micoian.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:12:52 am »

        

Tang lễ Stalin. Đông đảo nhản dân đổ ra đường thương tiếc đưa tiễn Stalin.

        Vôlôsilốp được chỉ định là Chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao, Molotốp làm Bộ trưởng Ngoại giao, Bulganin - Bộ trưởng Quốc phòng, Micoian - Bộ trưởng Nội và Ngoại thương. Vì quá vội nên họ đã để lại 17 trong số 25 ghế Bộ trưởng còn để trống. Nhưng điều cốt yếu đã đạt được - chính quyền chuyển vào tay “bộ ba”. Chỉ 1 giờ 50 phút sau khi phiên họp bắt đầu thì nhận được tin Stalin đã chết!

        Sau đây là đoạn hồi tưởng của bác sĩ Chexơnôcốp:

        ... “Hôm thứ hai, lúc 12 giờ Xvetlana và Vaxili đến. Vaxili như đang say, kêu to: “Chúng nó giết Stalin rồi!”. Người ta không cho anh bước vào gian nơi cha anh đang nằm. Trong phòng lúc đó có các ủy viên Bộ chính trị, họ đang ngồi, đi lại và trao đổi rất nhỏ, chỉ có Bêria là đi lại vòng quanh nhà, nện gót giày rất to và chỉ huy lung tung. Stalin nằm trên giường, khuôn mặt ông tái xanh, cánh tay buông xuôi và nắm chặt. Xvetlana kéo ghê ngồi cạnh cha và khóc lặng lẽ.

        Chiểu ngày 5 tháng 3, lúc 20 giờ, hơi thở của Stalin bắt đầu khó khăn. Đột nhiên Stalin mở mắt, nhưng bất động không có biểu hiện gì của trí nhớ. Ông định nâng tay trái lên, nhưng lập tức bị rơi xuống. Chúng tôi vội làm động tác xoa bóp tim, nhưng không có tác dụng gì - mạch đã mất... Stalin qua đời lúc 21 giờ 50 phút ngày 5 tháng 3 năm 1953.

        Vôlôsilốp nấc lên. Malencốp cố giữ bình tĩnh. Chỉ có Bêria tiếp tục đi lại quanh nhà và lớn giọng chỉ huy: “Hãy tìm quần áo, huân chương, hãy chuẩn bị ô tô!”. Các thành viên chính phủ bước ra khỏi phòng, chỉ còn lại Xvetlana, cô ta đề nghị tôi ở lại cùng cô. Tôi giúp cô vuốt mắt cho Stalin.

        Bêria xếp đặt một số lính gác và lớn giọng giao nhiệm vụ: “Tôi giao cho các anh hộ tống thi thể Stalin. Hãy lấy đầu ra bảo đảm để không có gì xảy ra!”.

        Kết luận của Hội đồng y khoa

        Ngày 5 tháng 3, lúc 12 giờ trưa..,

        Tình trạng bệnh nhân xấu đi từ buổi sáng. Tình trạng thở đứt quãng tăng lên. Lúc 9 giờ, bệnh nhân xuất hiện ho ra máu... Lúc 11 giờ 30 phút, sau nhiều trận ho, lại xuất hiện tình trạng mất mạch.

        Kết quả điện tim lúc 11 giờ cho thấy tinh trạng mất bình thường của tuần hoàn máu... Nguyên nhản của hiện tượng ho ra máu Hội đồng cho rằng do có tổn thương ở dạ dày, hệ tiêu hóa.

        Lúc 21 giờ 50, đồng chí Stalin qua đời.

        Ký tên : Trechiacốp, Lucômxki, Tureeb, Kônôvalôp, Tkachép, Ivanốp, Miaxơnhicốp, Philômônốp, Gladunốp.


        Không có một chút nghi vấn nào, không có một sự kiểm tra lại nào. Các yếu tố đều khẳng định ngay. Bêria ra lệnh lập tức di chuyển thi hài Stalin vào phòng thí nghiệm của lăng để chuẩn bị tẩm liệm ướp xác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:14:32 am »


        Đội bảo vệ và người phục vụ thu thập các tài sản cá nhân của Stalin và ghi chép biên bản.

        Biên bản về tình trạng tài sản cá nhân của dồng chí Stalin:

        - Ngày 5 tháng 3 năm 1953, lúc 22 giờ 30 phút, chúng tôi gồm các cán bộ bảo vệ: Ôrlốp, Starostin, Tukốp, Butưcốp cùng ký tên vào bản kiểm kê tài sản của I. V. Stalin theo lệnh của đồng chí Bêria gồm:

        1. Một quyển sổ ghi chép bọc da màu xám.

        2. Một sổ ghi chép bọc trong bìa màu đỏ.

        3. Các ghi chép, đánh dấu cá nhân trên các tò giấy riêng lẻ (gồm 67 tờ).

        4. Một quyển vở học sinh dể ghi chép, bìa màu đỏ.

        5. Tẩu hút thuốc (có năm cái) với bốn hộp thuốc đã qua sử dụng.

        6. Hai áo quân phục màu trắng (trên cả hai đều có gắn Huân chương Anh hùng lao động).

        7. Hai áo quân phục màu ghi.

        8. Hai áo quân phục màu tối.

        9. Quần: mười cái.

        10. Trong hòm số hai có một số quần áo lót. Trong hòm số ba có sáu áo quân phục, 10 quần. Trong hòm số một có sổ sách ghi chép cá nhân.

        Trên đây là toàn bộ tư trang của đồng chí Stalin, biên bản lập lúc 0 giờ 45 phút ngày 6 tháng 3 năm 1953, các thành viên ký tên: Ôrlốp, Starostin, Tukốp, Butưcốp.


        Trong một quyển sách tại buồng ngủ, người ta thấy có một quyển sổ tiết kiệm trị giá 900 rúp. Căn phòng là của nhà nước - Biệt thự là của nhà nước, bây giờ nó đã được giao cho người khác sử dụng.

        Vâng, đó là tất cả tài sản của Đại Nguyên soái Stalin một trong những con người vĩ đại nhất của thế kỷ.

        Biên bản phiên họp thứ nhất của ủy ban tổ chức lễ tang dồng chí Stalin:

        1. Ủy ban quyết định việc tẩm liệm thi hài đồng chí Stalin tiến hành tại phòng thí nghiệm đặc biệt ở lăng V. I. Lênin.

        2. Chuyển thi hài đồng chí Stalin đến gian khánh tiết nhà Công đoàn với sự có mặt của úy ban.

        3. Thi hài đồng chí Stalin được mặc quân phục (không phải lễ phục) có gắn Huân chương Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa.

        4. Việc chuẩn bị quan tài giao cho đồng chí Krupin.

        5. Đồng chí Iaxơnốp chịu trách nhiệm chuẩn bị vòng hoa.

        6. Nhà điêu khắc Manhidera làm công việc lấy mẫu khuôn mặt để đúc tượng.

        7. Chuẩn bị thông báo về việc đặt thi hài Stalin ở nhà Công đoàn.

        8. Chuẩn bị phòng khánh tiết, nhà Công đoàn.

        9. Chuẩn bị đội danh dự.

        10. Cho phép các bác sĩ làm việc trong nhà Công đoàn.

        11. Giao đồng chí Bonsacốp tổ chức để quay phim.

        12. Giao nhà điêu khắc Pôxôkhin thiết kế dòng chữ Lênin - Stalin trên mặt phía trước của lăng.


        Tuy nhiên, khi mặc lễ phục cho Stalin, người ta không tìm thấy Huân chương Sao vàng Anh hùng Liên Xô của Stalin ở đâu cả. Sau đó đã phát hiện ra rằng nó vẫn nằm trong một chiếc hộp màu đỏ ở Vụ Khen thưởng của Xô Viết tối cao. Chúng ta đều nhớ, trong nhiều buổi trao danh hiệu cao quý Anh hùng Liên Xô, các tướng lĩnh Xô Viết đã nhiều lần nêu vấn đề: Tại sao rất nhiều tướng lĩnh dưới quyền Stalin đã được nhận danh hiệu Anh hùng, thậm chí có nhiều người đã ba, bốn lần nhận danh hiệu Anh hùng mà Stalin vĩ đại, Đại Nguyên soái, Tổng tư lệnh tối cao lại không được trao một danh hiệu nào? Lúc đó, Stalin đã nói rằng: Danh hiệu Anh hùng Liên Xô là trao cho các chiến công từ mặt trận, cho nên ông không thể nhận. Vì vậy, quyết định trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho Stalin được ký, nhưng ông chưa bao giờ tổ chức nhận Huân chương Sao vàng này. Chỉ sau khi ông mất, người ra mới gắn Huân chương này lên bảng huân chương rất ít ỏi của ông.

        Từ ngày 6 tháng 3 năm 1953, thi hài của Stalin được quàn tại phòng khánh tiết nhà Công đoàn ở Moxcơva, trong ba ngày, hàng trăm ngàn người dân Xô Viết đã đến nhà Công đoàn để viếng và đưa tiễn lãnh tụ của họ, người trong hơn nửa thế kỷ hoạt động đã làm được bao nhiêu việc to lớn cho đất nước và người dân Xô Viết.

        Dòng người vào viếng Stalin tràn đầy các đường phố Moxcơva. Đồng bào từ các tỉnh đổ về quá đông, đến nỗi chính phủ phải ra lệnh cấm các đoàn tàu hỏa, tàu điện không được vào các ga của thành phố. Từng đoàn người đi bộ vào Moxcơva chờ đợi, xếp hàng để được vĩnh biệt Stalin vĩ đại. Có lẽ trong lịch sử nước Nga chưa có nhân vật vĩ đại nào được nhân dân yêu quý và đau thương như vậy như khi vĩnh biệt Stalin.

        Ngày 9 tháng 3 năm 1953, lễ an táng Stalin đã được cử hành long trọng tại lăng Lênin. Thi hài của ông được đặt cạnh thi hài của Lênin trong lăng. Trong những ngày tang lễ, cha Alexei, Đại giáo chủ dòng Nga chính thống đã gửi điện chia buồn đến Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô; trong đó ca ngợi Stalin là người kiến tạo vĩ đại cho hạnh phúc của nhân dân Liên Xô. Hình ảnh vĩ đại của Người sống mãi trong trái tim nhân dân Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2019, 09:15:35 am »


NHỮNG CÔNG VIỆC LỊCH SỬ

        Hầu như tất cả các Đại hội Đảng đều được đánh giá là có “ý nghĩa lịch sử”, đấy là người ta muốn nhấn mạnh tầm vóc các vấn đề mà Đại hội đã thảo luận và thông qua.

        Trên thực tế, không phải đại hội nào cũng xứng đáng với tính từ ấy, nhưng quả thực Đại hội 20 đúng là có “ý nghĩa lịch sử”. Tại sao vậy? Vì rằng tại Đại hội này người ta đã đưa ra nghị quyết về “Tệ sùng bái cá nhân Stalin”.

        Vì rằng, đại hội này có ý nghĩa đặc biệt, nên tôi muốn phân tích sâu một chút. Tôi có phỏng vấn một số thanh niên về Đại hội 20 của Đảng. Một người khoảng 20-30 tuổi nói: “Tại Đại hội, Stalin đã bị cách chức!”. “Lạy Chúa, thưa anh bạn trẻ, lúc ấy Stalin đã chết rồi!” - “Thế à?” - Chàng thanh niên ngạc nhiên. Có một phụ nữ trẻ tầm tuổi ấy trả lời tôi: “Tại Đại hội, Stalin bị phê phán vì tội thanh trừng, bị coi như kẻ thù của nhân dân”. Câu này có vẻ sát sự thực hơn, nhưng ý nói rằng Stalin bị kết tội là “kẻ thù của nhân dân” thì thật là cay đắng, cười ra nước mắt.

        Khi xem lại các tài liệu Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ 14 - 25 tháng 2 năm 1956) tôi đã đọc cả hai tập văn kiện dày 1.100 trang của Đại hội, tôi vô cùng kinh ngạc, thậm chí không tin vào mắt mình nữa, vì trong chương trình Đại hội không hê có nội dung nào về cái gọi là “tệ sùng bái cá nhân Stalin”. Thậm chí, đọc lại bài phát biểu của 126 đại biểu tại Đại hội thì không có bài phát biểu nào là không ca ngợi công lao của Stalin. Từ báo cáo chính trị của Khơrutxốp đến các báo cáo của Bulganin đều không hề nói đến khái niệm “tệ sùng bái cá nhân Stalin”. Vậy thì nghị quyết về “Tệ sùng bái cá nhân Stalin” ra đời thế nào? Tôi quyết định tìm hiểu làm rõ câu hỏi này.

        37 năm sau, tôi đã lục lại danh sách 1.356 đại biểu dự Đại hội, đặc biệt là trong danh sách Đoàn chủ tịch Đại hội có 17 người thì 16 người đã mất, chỉ còn lại một người, đó là Shepilốp Đ. T, lúc đó là Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô. Ông là Viện sĩ, tác giả nhiều cuốn sách khoa học, đặc biệt là sách về kinh tế chính trị, đồng thời ông còn mang quân hàm trung tướng. Sau này ông bị ghép vào “nhóm phản Đảng” cùng Malencốp, Molotốp, Kaganovich và bị thuyên chuyển về công tác tại thành phố Phrungie (nước Cộng hòa Kirgidi) với chức vụ Trưởng khoa kinh tế chính trị. Ông vẫn giữ lại được học vị khoa học và quân hàm cấp tướng. Sau khi Khơrutxốp bị hạ bệ, ông đã trở về Moxcơva và sống trong một căn hộ gần sân vận động Dinamô.

        Tôi đã tìm gặp nhân chứng duy nhất còn lại này của Đoàn chủ tịch Đại hội. Ông tiếp tôi tại nhà riêng rất thân mật, mặc dù đã 88 tuổi nhưng trông ông tráng kiện, đúng là một con người có nhân cách lớn. Ông nói: Tôi là chứng nhân rất nhiều sự kiện, thời Stalin tôi đã là Tổng biên tập báo “Sự thật”, rồi sau đó là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa của Trung ương - Sau đó, đã bị cách chức. Tôi hỏi ông tại sao?

        Ông nói: Anh có nhớ vụ nhà khoa học Lưsencô không? Khi thấy tác hại của lý thuyết này tôi đã bàn với Iuri Dđanốp (con trai của A. Dđanốp) lúc đó là Trưởng ban Khoa giáo của Trung ương - Chúng tôi đã quyết định triệu tập hội nghị công tác tư tưởng các nhà khoa học. Khi Lưsencô biết điều này đã chạy đến báo cho Khơrutxốp, rồi Khơrutxốp lại đến báo cho Stalin, mà Stalin luôn coi trọng Khơrutxốp trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông lập tức triệu tập Bộ chính trị và hỏi: Ai cho phép tổ chức họp về công tác tư tưởng khi chưa được Trung ương cho phép? Stalin nhìn Iuri Dđanốp -  im lặng. Ông lại nhìn Xusơlốp - cũng im lặng. Lúc ấy tôi đứng dậy nói:

        - Tôi cho phép, thưa đồng chí Stalin!

        Stalin hỏi:

        - Anh có biết là Lưsencô có vai trò thế nào trong nông nghiệp không?

        - Thưa đồng chí Stalin, người ra đã báo cáo cho đồng chí chưa chính xác, Lưsencô thực ra không có đóng góp gì cho khoa học... Tôi có thể bị trừng phạt, nhưng đề nghị hãy làm rõ vấn đề này. Lưsencô đã biến các nhà khoa học lớn thành kẻ thù tư tưởng theo trường phái của học thuyết Moócgan.

        Stalin nhìn tôi không chớp, ông quả là bị bất ngờ trước vẻ bướng bỉnh của tôi. Bản thân tôi cũng rất lo lắng, vì ai cũng hiểu cơn giận của Stalin là thế nào. Tôi hồi hộp ngồi xuống, mọi người im lặng, còn Stalin đi lại trong phòng với chiếc tẩu nổi tiếng của mình, rồi ông nói:

        - Chưa có quyết định của Trung ương mà tổ chức hội nghị toàn quốc là không được. Tôi đề nghị thành lập Uỷ ban do đồng chí Malencốp lãnh đạo, có cả Khơrutxốp, Xusơlốp, Dđanốp - Ông im lặng, đi một vòng và bổ sung, có cả Selipốp nữa - cần làm rõ mọi việc ở Viện Hàn lâm Khoa học nông nghiệp.

        Nhưng ủy ban này không hể họp một lần nào, lúc đó đã diễn ra một quá trình thanh trừng các nhà khoa học. Đầu tiên là Vavilốp bị bắt, rồi Lưsencô trở thành Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học nông nghiệp, còn tôi thì bị cách chức. Trong lúc tôi đang thấp thỏm chờ lệnh bị bắt giam thì có một lần khi đang xem hát Opêra, tôi được nhắn ra nghe điện thoại thư ký của Stalin, ông yêu cầu tôi gọi điện về điện Kremli, khi nghe đúng giọng Stalin, tôi nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi là Selipốp.

        - Anh đang ở đâu đấy? Và Stalin yêu cầu tôi đến ngay phòng làm việc của ông.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM