Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:31:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27915 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #180 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 04:07:42 am »

        
SAI LẦM CỦA STALIN TRONG VẤN ĐỀ NAM TƯ

        Ngày 7 tháng 3 năm 1945, theo nghị quyết của Hội nghị Yanta, I. Titô đã thành lập chính phủ lâm thời Nam Tư, và ngay sau đó được Liên Xô, Mỹ, Anh công nhận. 22 trên 28 vị trí chủ chốt thuộc về đại diện Mặt trận giải phóng Nam Tư và Titô trở thành Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Bộ trưởng quốc phòng, I. Subasic làm Bộ trưởng ngoại giao.

        Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Liên Xô là quốc gia đầu tiên đã cử đại sứ đến Nam Tư. Titô rất có uy tín cả trong và ngoài nước, trong bộ quân phục nguyên soái, ông đã đi thăm rất nhiều quốc gia. Tuy tình hình quốc tế phức tạp. Stalin cho rằng cần phải thể hiện tính cảnh giác và cẩn thận trong việc tác động vào các hoạt động quốc tế chưa đi theo đúng quỹ đạo. Ngày 29 tháng 8, hai nước Bungari và Nam Tư đã công bố lễ ký văn kiện hợp tác, hữu nghị và tuyên bố là văn kiện có hiệu lực ngay. Khi biết tin này Stalin đã gửi điện cho Titô:

        "... Chính phủ Xô Viết cho rằng, cả hai chính phủ đã phạm sai lầm khi ký hiệp ước mà không tham khảo ý kiến trước của chính phủ Liên Xô - Chính phủ Liên Xô cho rằng, sự vội vàng này đã tạo cái cớ cho Anh và Mỹ để tăng cường can thiệp quân sự vào Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, chống lại Nam Tư và Bungari...”.

        Để thống nhất lại hoạt động đối ngoại, Molotốp đã gửi điện mời cả Titô và Dimitrôp đến Moxcơva không muộn hơn ngày 8 đến ngày 10 tháng 2.

        Titô đã không đến Moxcơva mà cử E. Karden và Djilas, phía Bungari có Dimitrốp và V. Kôlarôp. Trong cuộc gặp ở phòng Stalin, Dimitrốp cố gắng giải thích rằng văn kiện mà hai nước ký chỉ là bản ghi nhớ về việc cần phải có một Hiệp ước.

        Nhưng Stalin nói:

        - Anh hành động như một “Bí thư đoàn thanh niên”, anh muốn chứng minh rằng anh vẫn còn là Bí thư quốc tế cộng sản phải không? Các anh đặt chúng tôi trước những việc đã rồi.

        Karden ủng hộ Dimitrôp và nói:

        - Có thể việc ký Hiệp ước này là vội vàng, nhưng bản dự thảo đã được gửi cho chính phủ Liên Xô mà không có phản ứng gì... Theo tôi, tôi không thấy có gì khác biệt trong chính sách của Nam Tư và Liên Xô.

        Stalin nói:

        - Cái gì? Khác biệt là có đấy mà còn là sâu sắc, thế anh nói thế nào về Anbania? Các anh không hề tham khảo ý kiến chúng tôi về việc đưa quân vào Anbania.

        Sau cuộc gặp này đã công bố tuyên bố về “tham khảo ý kiến về các vấn đề quốc tế", Titô sau khi được nghe báo cáo tỏ ra không hài lòng.

        Sau này, vào năm 1974 khi Titô trả lời câu hỏi: quyết định nào đối với ông là khó hơn giữa quyết định chiến đấu chống Hitle và trong quan hệ với Stalin? - Titô đã thừa nhận: “Quyết định về đấu tranh chống Hitle không có gì là khó. Chúng tôi có trách nhiệm phải chiến đấu. Còn phải quyết định trong quan hệ với Stalin khó hơn nhiều vì rằng tôi là người Cộng sản có nguyên tắc, nên rất khó cho tôi. Nhưng lúc đó, tôi đã quyết định và đó là một bước ngoặt bắt đầu quá trình không tuân phục chế độ Stalin”.

        Đó chính là quyết định của Titô tại cuộc họp Bộ chính trị ngày 1 tháng 3 năm 1948, trên cuộc họp này Titô đã kết luận:

        - Nam Tư không có khác biệt gì với Liên Xô trong chính sách đối ngoại. Đây là vấn đề sự thống nhất của Đảng - sức mạnh của chúng ta là ở ý chí thống nhất và hoạt động thống nhất... Nam Tư khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của mình. Người Nga có cách nhìn khác về vai trò của họ, nhưng chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên cơ sở hệ tư tưởng... chúng ta là đúng đắn. Sẽ là sai lầm nếu khi giữ vững nguyên tắc Cộng sản mà lại gây phương hại cho một khuynh hướng mới nào đó... Chúng ta không phải là con tốt trên bàn cờ... Chúng ta chỉ có thể trông đợi ở chính lực lượng của mình.

        Một trong những ủy viên Bộ chính trị - Bộ trưởng Bộ tài chính Nam Tư X. Juiovitch không nhất trí với kết luận này đã bí mật thông báo cho đại sứ Nga ở Nam Tư A. Layrenchép biết thông tin này. Tại Nam Tư xuất hiện khuynh hướng ly khai khỏi phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, các chuyên gia Liên Xô bị đối xử thiếu hữu nghị.

        Đúng như dự đoán, Stalin đã phản ứng rất vội, quyết định rút tất cả chuyên gia Liên Xô về nước - Đây đúng là một quyết định vội vàng.

        Hai bên trao đổi một số bức điện và tình hình càng nghiêm trọng hơn. Ngày 9 tháng 5, trên hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản Nam Tư, Titô và Karden đã ký một văn kiện:

        - Gửi đồng chí I. Stalin và V. Molotốp

        Sau khi nhận được bức thư của các đồng chí ngày 4 tháng 5 năm 1948 - bức thư này làm chúng tôi rất thất vọng, nó chứng tỏ rằng những lời giải thích của chúng tôi về các cáo buộc nhằm vào chúng tôi là không có kết quả, các thông tin đến với các đồng chí là sai lầm.

        Chúng tôi muốn xóa bỏ các vấn đề đó và bằng hành động chứng minh rằng các cáo buộc đó là sai lầm - rằng chúng tôi đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, rằng chúng tôi tin cậy vào Liên bang Xô Viết, mãi là học trò của Mark, Anghen, Lênin và Stalin. Chúng tôi sẽ chứng minh những gì trước kia chúng tôi đã làm, rằng chúng tôi sẽ đạt được điều đó như đã hứa với các đồng chí".
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:27:01 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #181 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2019, 03:57:24 pm »


        Cũng tại hội nghị này đã quyết định đưa X. Juiovitch và A. Khebrang ra khỏi Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương và ra khỏi đảng. Đồng thời, cách chức Bộ trưởng tài chính của Juiovitch và Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ của Khebrang.

        Như vậy, sự khác biệt đã phát triển thành “scandal chính trị”.

        Khi biết việc X. Juiovitch và A. Khebrang bị bắt, Stalin đã yêu cầu Molotốp chuyển cho I. Titô một bức điện: “Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvich Nga được biết rằng chính phủ Nam Tư đã tuyến bố X. ơuiovitch và A. Khebrang là kẻ phản bội đất nước. Chúng tôi hiểu điều này có nghĩa là Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư muốn tiêu diệt họ. Trung ương Đảng Cộng sản Nga Bônsêvich tuyên bố rằng, nếu Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư thực hiện hành vi này thì chúng tôi coi Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư là tội phạm giết người. Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvich Nga yêu cầu được có đại diện tham gia khi tiến hành điều tra vụ án đối với X. Juiovitch và A. Khebrang về cái gọi là cung cấp thông tin không chính xác cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga Bônsêvich - Chúng tôi chờ điện trả lời ngay”.

        Ngày 18 tháng 6, Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư gửi cho Moxcơva bức thư trả lời sau:

        “Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư không bao giờ có ý định thủ tiêu ai cả, trong đó bao gồm cả X. Juiovitch và A. Khebrang. Họ đang được chính quyền của chúng tôi theo dõi, Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư cho rằng Trung ương Đảng Cộng sản Nga đã đưa ra vấn đề rất sai lầm và chúng tôi rất phẫn nộ phản đối ý đồ coi lãnh đạo Đảng của chúng tôi là “kẻ tội phạm, kẻ giết người”, vì vậy, Trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư cho rằng không chấp nhận sự có mặt của đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Nga trong vụ án X. Juiovitch và A. Khebrang”.

        Với mục đích “giáo dục” các đảng viên Cộng sản Nam Tư, Stalin đã quyết định triệu tập Hội nghị Quốc tế Cộng sản tại Bukharest vào tháng 6 năm 1948 với nội dung: “Về tình hình của Đảng Cộng sản Nam Tư”.

        Báo cáo của Dđanốp được đích thân Stalin thông qua, trong đó dùng rất nhiều đoạn căng thẳng như “phương pháp của họ là của chủ nghĩa Trốtxkism”, trong Đảng tồn tại chế độ khủng bố bẩn thỉu kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, “chúng tôi có các tài liệu chứng minh rằng Titô là gián điệp nước ngoài”...

        Trong văn kiện kết luận Hội nghị được các đại biểu thông qua (không có đại diện của Nam Tư) Nam Tư đã bị khai trừ ra khỏi phe xã hội chủ nghĩa - với các khuyên cáo khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Nam Tư các phần tử phản bội và tiến cử lực lượng mới, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin vào Đảng. Các Đảng Cộng sản các nước đều ủng hộ văn kiện này, Đảng Cộng sản Nam Tư hầu như bị cô lập. Chính là vào giai đoạn này xuất hiện một lời kích động của Khơrutxép cố tình gán cho Stalin một lời tuyên bố mà trên thực tế Stalin chưa hề bao giờ nói “Tôi chỉ cần lắc ngón tay út là Titô sẽ không tồn tại”.

        Ngày 21 tháng 7 năm 1948, tại thủ đô Bengrad đã khai mạc Đại hội 5 của Đảng Cộng sản Nam Tư - Titô đọc báo cáo dài tám tiếng đồng hồ! Trong đó, ông phân tích kỹ lịch sử quan hệ với Nga từ thời cổ xưa, khi nói về Đảng, Titô nói, ông ta giáo dục đảng viên và nhân dân tình yêu với Liên bang Xô Viết như một đất nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quốc gia nhỏ bé - nhưng ông gọi quyết định của Hội nghị Quốc tế là “xa lạ”, Titô kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời chúc sức khỏe Stalin!

        Các đại biểu vỗ tay vang dội, hô to “Titô-Stalin”, “Stalin- Titô”.

        Nhưng trên thực tế tình hình diễn ra ngày càng tồi tệ hơn. Ở Nam Tư, người ta bắt những người có cảm tình với Liên Xô, còn ở Liên Xô thì theo dõi những người không đồng tình với quan điểm của Liên Xô về Nam Tư.

        Nói chung sự bất đồng này làm tổn hại cả hai bên. Như ở phương Đông người ta hay nói “tự vác đá ghè chân mình” và cả hai nhà hoạt động Nhà nước - Stalin và Titô đều để lại những dấu ấn không hay về tính cách của mình - đó là tính quá kiêu hãnh, không biết nhường nhịn và thậm chí là “đỏng đảnh”.

        Stalin với Nam Tư - đó là một trong những sai lầm lớn của Stalin. Không thể gọi đó là một cái gì khác, vì đó là sự thật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #182 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:04:25 pm »

     
VẤN ĐỂ CỦA GIUCỐP

        Nhiều người đã viết về các sai lầm của Stalin. Một số thì được giải thích là âm mưu về chính trị, đôi khi người ta gọi đó là sự “độc ác” trong đấu tranh với kẻ đối địch - đa số các lời buộc tội này đều đã được tính toán trước, nằm trong xu thế chung của các nhà “dân chủ” muốn bôi nhọ Stalin.

        Nhưng tất cả điều đó không có nghĩa là Stalin không có rất nhiều việc tốt, tô điểm cho tiểu sử của ông. Vì rằng tôi đã hứa là chỉ viết về sự thật, tôi buộc phải nhớ lại sự trừng phạt rất khó giải thích và rất khó khăn của Stalin đối với Giucốp, một việc đã khiến Stalin rất trăn trở trong những năm chiến tranh với bao tháng ngày nặng nề và vui sướng.

        Theo tôi nguyên nhân của sự trừng phạt này không phải thuộc về lĩnh vực chính trị, mà chỉ đơn thuần là lý do thuộc về con người, về tâm lý, cảm xúc và đã gây xúc động một số người.

        Stalin cũng như tất cả mọi người bình thường đều có những tật xấu của mình - một trong số đó chính là tính đa nghi bệnh tật, nó được hình thành trong cuộc đấu tranh nhiều năm với các lực lượng chống đối, với những kẻ phản bội và tráo trở chính ngay trong những người bạn cũ của mình. Chính là tính “đa nghi bệnh tật” này đã được các “đối thủ” của Giucốp tận dụng.

        Trong thời kỳ hòa bình, Cục tình báo quốc gia cần phải có các công việc lớn để làm. Từ Đức dội về thông tin là một số vị tướng đã lạm dụng quyền để chuyên chở “chiến lợi phẩm” cho cá nhân. Thủ trưởng Cục tình báo Abacumốp quyết định tự mình tìm ra sự thật. Ông đến Berlin, đã phát hiện ra một số vụ việc và đã bắt giam một số người.

        Giucốp đã viết về việc này như sau:

        “Khi tôi biết Abacumốp tiến hành bắt bớ các tướng lĩnh và sĩ quan, tôi đã ra lệnh triệu ồng ta đến ngay và ra hai câu hỏi: Tại sao khi đến Berlin không trình diện tôi với tư cách là Tổng tư lệnh tại Đức và tại sao chưa có ý kiến của tôi mà đã ra lệnh bắt các cấp dưới của tôi?
        
        Câu trả lòi là không thuyết phục. Tôi ra lệnh: phải thả ngay các tướng lĩnh, sĩ quan bị bắt. Còn bản thân Abacumốp thì quay về nước Nga ngay. Trường hợp không chấp hành sẽ bị “áp giải về”.


        Phải nói thẳng rằng, Giucốp hơn Abacumôp không chỉ về tầm vóc mà cả "tính không thận trọng". Các thủ trưởng đầy quyền lực của KGB chưa bao giờ gặp một thái độ “ngạo mạn” như vậy đối vói họ.

        Không khó gì tưởng tượng ra điểu xấu nhất sẽ được Abacumốp áp dụng để chống lại nguyên soái.

        Sau này - trên phiên tòa - Abacumốp sẽ cam đoan rằng mọi ý đồ chống Giucốp đểu là do Stalin đưa ra. Nhưng có thể nói rằng sự xua đuổi thẳng cánh của Giucốp ở Berlin sẽ là động lực để Abacumốp rắp tâm trả thù. Abacumốp không đủ quyền lực để trừng trị Giucốp, ông ta tìm mọi cách để kích động Stalin làm việc đó.

        Nhanh chóng xuất hiện thời cơ để trừng trị Giucốp, khi xuất hiện một vụ án chính trị lớn do Stalin yêu cầu tiến hành điều tra.

        Ngày 27 tháng 4 năm 1946, nguyên soái trưởng không quân - hai lần Anh hùng Liên Xô A. Nôvicôp bị bắt, trước đó một thời gian Bộ trưởng công nghiệp hàng không A. Sakhurin cũng đã bị bắt, ngoài ra còn có hai vị lãnh đạo không quân đó là tướng Repin, Xeledơnhép và một vài cán bộ cao cấp khác cũng bị bắt. Tại Tòa án quân sự tối cao Liên Xô, tôi đã tiếp xúc vối các tài liệu vụ án với tội danh “Nhóm sâu mọt lớn”, tòa đã kết tội: lãnh đạo Bộ công nghiệp hàng không dường như cho xuất xưởng các máy bay kém chất lượng và lãnh đạo Bộ chỉ huy không quân đã tiếp thu nó, đưa vào sử dụng và gây ra tai nạn làm nhiều phi công hy sinh.

        Tôi cố tìm gặp một trong số người bị buộc tội lúc đó còn sống, đó là trung tướng Xeledơnhép - lúc đó là Cục trưởng Cục cung ứng vũ khí của không quân. Năm 1992, ông đã 86 tuổi. Ông đã bị giam 5 năm. Tôi chỉ muốn tìm hiểu một điều: những lời buộc tội có phải là được dàn xếp trước không?

        - Chiến tranh là chiến tranh! Lúc đó chỉ có kết quả chiến đấu là thước đo. Lúc bấy giờ, tôi đã rất chú ý các lỗi kỹ thuật của nhà máy. Nhưng chính Tổng tư lệnh và Malencốp đã yêu cầu chúng tôi không được quá xoi mói việc nhỏ và không được kéo dài thời gian nhận máy bay. Tất nhiên trong thời gian chiến tranh cũng đã có các vụ tai nạn vì lý do kỹ thuật, nhưng lúc ấy, chúng cần được bỏ qua.

        Sau khi nói chuyện với Xeledơnhép, tôi hiểu rằng Abacumốp đã làm một việc “đặc biệt”. Điều này sau đó đã được chính Abacumốp thừa nhận, khi đến lượt ông ta cũng bị tống giam vào nhà tù Lubianki. Trong các hồ sơ khai báo ông ta đều đổ tội cho Stalin. Nhưng cho dù việc bắt các nhà lãnh đạo không quân có là lỗi của Stalin đi nữa thì việc kéo Giucốp vào vụ này rõ ràng là ý đồ trả thù của Abacumôp.

        Sau này, nguyên soái không quân Nôvicốp đã kể lại trên phiên tòa xử Abacumốp như sau:

        “Tôi bị Abacumốp hỏi cung không ít hơn 7 lần, cả ban ngày lẫn ban đêm, tôi là công cụ trong tay Abacumốp để tìm cách hãm hại các nhà hoạt động Nhà nước bằng cách tạo ra các chứng cứ giả... Vấn đề vụ án không quân chỉ là cái cớ”.

        Một bị cáo khác là Likhachép thì quát: anh là nguyên soái cái gì - chỉ là kẻ vô dụng, không bao giờ ra khỏi đây được, chúng tao sẽ bắn hết... Hãy khai ra nguyên soái Giucốp đã biển thủ như thế nào, hắn ta cũng một giuộc như mày...”.

        Về cái gọi là tài liệu - bức thư tố cáo nguyên soái Giucốp, Nôvicốp giải thích:

        - Bức thư tố cáo Giucốp do tôi viết ra à? - Đây hoàn toàn là vu khống... với tất cả trách nhiệm tôi tuyên bố tôi không viết bức thư tố cáo này, đó là bản in sẵn...

        Sự việc là thế này: người ta dẫn Likhachép đến chỗ tôi. Tôi không rõ lúc ấy tài liệu do ai cầm... Abacumốp nói: đây, anh đọc đi - và ký đi. Bức thư tố cáo này là bản in sẵn...”. Đó là sự thật về việc tạo ra bức thư tố cáo nhằm vào nguyên soái Giucốp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #183 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:06:11 pm »


        Cuối cùng sự việc vẫn được báo cáo Stalin vài bức thư tố cáo của Nôvicốp dài 9 trang, trong đó buộc tội nguyên soái Giucốp tiếm đoạt công lao cho mình trong việc chuẩn bị và thực hiện nhiều chiến dịch và rất không kính trọng Stalin như vị Tổng tư lệnh.

        Abacumốp rất hiểu Stalin sẽ đau đớn như thê nào khi đọc bức thư này. Khi đọc bức thư này Stalin hiểu rằng không thể tự mình quyết định số phận của vị nguyên soái nhiều công trạng, ông quyết định triệu tập Hội đồng quân sự tối cao.

        Ngày 1 tháng 6 năm 1946, Hội đồng quân sự tối cao đã họp, tất cả các nguyên soái Liên Xô và nguyên soái binh chủng đều có mặt.

        Stalin bước vào với vẻ mặt tư lự - Báo hiệu trước câu chuyện sẽ không vui vẻ gì - Trang phục của ông cũng chứng tỏ điều đó - Ông không mặc quân phục mà mặc áo khoác không có cầu vai.

        Stalin bước đến bàn của thư ký Hội đồng - Tướng Stêmencô, đặt cặp tài liệu xuống và nói:

        - Đồng chí Stêmencô, đồng chí hãy đọc các tài liệu này -  Tướng Stêmencô đọc to tài liệu.

        Khi nghe xong bức thư không khí ngột ngạt khó thở im lặng bao trùm cả gian phòng - Stalin yêu cầu mọi người phát biểu về những lời buộc tội Giucốp.

        Các ủy viên Bộ chính trị Malencốp và Molotốp phát biểu theo tinh thần buộc tội Giucốp.

        Sau đó, các nguyên soái Liên Xô: Cônhép, Vaxilépxki, Rôcôxốpxki cũng nói về một số khuyết điểm của Giucốp, nhưng họ đều khẳng định Giucốp không thể là kẻ phản bội. Đặc biệt, rõ ràng là bài phát biểu của nguyên soái binh chủng thiết giáp Rưbancô:

        - Thưa đồng chí Stalin, thưa các ủy viên Bộ chính trị! Tôi không tin nguyên soái Giucôp là người có âm mưu. Ông ta có thể có một số khuyết điểm như tất cả chúng ta, tất cả mọi người. Nhưng ông là người yêu Tổ quốc và điểu đó được chứng minh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

        Stalin lắng nghe tất cả các ý kiến. Ông bước đến bên Giucốp và nói:

        - Còn đồng chí, đồng chí Giucốp, đồng chí có thể nói gì?

        Nguyên soái khảng khái nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi không có gì phải phân bua, tôi luôn luôn phục vụ trung thành Đảng và Tổ quốc. Không bao giờ tham gia vào bất kỳ một âm mưu nào. Tôi đề nghị phải làm rõ tình huống đã tạo ra chứng cớ của Nôvicôp. Tôi hiểu rất rõ con người này, tôi đã cùng làm việc với anh ta trong những năm chiến tranh khốc liệt, vì vậy, tôi cho rằng có ai đó đã bức ép anh ta.

        Stalin lắng nghe nhìn thẳng vào mắt Giucốp và nói:

        - Dù sao đồng chí Giucốp cũng phải dời Moxcơva một thời gian.

        Sau Hội nghị là Mệnh lệnh số 009 của Bộ các lực lượng vũ trang Liên Xô do Stalin ký ngày 9 tháng 6 năm 1946:

        “Hội đồng bộ trưởng Liên Xô thông qua đề nghị của Hội đồng quân sự tối cao ngày 1 tháng 6 về việc giải phóng nguyên soái Giucốp ra khỏi chức vụ Tổng tư lệnh lục quân và chức vụ Thứ trưởng Bộ lực lượng vũ trang Liên Xô.

        Nguyên nhân như sau:

        Cựu Tư lệnh không quân Nôvicôp, cách đây không lâu có gửi cho chính phủ bức thư tố cáo nguyên soái Giucôp, trong đó tiết lộ các tài liệu về hành vi không xứng đáng và có hại của nguyên soái Giucôp đối với chính phủ và Tổng tư lệnh.

        Hội đồng quân sự tối cao tại cuộc họp ngày 1 tháng 6 năm nay đã xem xét các chứng cớ do Nôvicôp đưa ra và khẳng định, nguyên soái Giucôp mặc dù được chính phủ và Tổng tư lệnh giao phó chức vụ cao, đã tự cho mình có quyền không hài lòng với các quyết định của chính phủ và truyền bá điều có hại này trong các sĩ quan dưới quyền. Nguyên soái Giucôp đã đánh mất tính khiêm tốn và tỏ ra kiêu ngạo, khi cho rằng cống hiến của ông ta chưa được đánh giá đúng, ông đã bộc lộ điều đó khi nói chuyện với cấp dưới, rằng ông đã chuẩn bị và tiến hành mọi chiến dịch chủ yếu của chiến tranh Vệ quốc, kể cả các chiến dịch mà ông ta không hề tham gia.

        Hơn thế nữa, nguyên soái Giucốp còn có ý tập hợp quanh mình một số các sĩ quan bất mãn, làm việc kém và bảo vệ họ chống lại chính phủ và Tổng tư lệnh...".


        Bản buộc tội còn dài hai trang rưỡi nữa và kết luận là điểu động bổ nhiệm ông làm Tư lệnh quân khu Ôdexa.

        Stalin không hài lòng sự ủng hộ Giucốp của một số bạn chiến đấu của ông, đặc biệt là nguyên soái xe tăng Rưbancô, nhưng trừng phạt thì ông không làm - Sau đó, Giucốp bị đưa ra khỏi Trung ương.

        Sau đó một năm, một ủy ban kiểm tra do Bộ trưởng quốc phòng Bulganin cầm đầu đột ngột đến kiểm tra quân khu của Giucốp. Đoàn kiểm tra không phát hiện được một sai lầm nào. Nhưng Bí thư khu ủy Kirichencô phàn nàn về tính tự quyết của nguyên soái không chỉ trong công việc quân sự mà cả việc chống tội phạm và dân cư - và nói chung ông đề nghị Trung ương đưa Giucốp đi đâu đó.

        Bulganin báo cáo Stalin kết quả kiểm tra và không quên kiến nghị của Kirichencô, thậm chí nói Giucốp không ra ga đón phái đoàn (tự ông ta quên là ông ta đến kiểm tra đột xuất không ai được báo trước), ông nói:

        - Đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ rất gần, liệu có gì không hay nếu xảy ra ở biên giới?

        Abacumốp còn “mách” với Stalin vê việc dường như vợ chồng Giucốp có những vali đầy đồ trang sức quý.

        Stalin lần này đã quyết định điểu Giucốp đi xa khỏi biên giới đến làm Tư lệnh quân khu cấp hai ở Ucraina với Bộ chỉ huy ở Xverơlôpxcơ.

        Sau đó vài năm - như người ta hay nói - lương tâm Stalin cắn rứt về quyết định này và Giucốp lại được bầu là đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô (tất nhiên là theo ý định của Stalin). Ngày 10 tháng 10 tại Đại hội thứ 19, Giucốp lại được bầu là Úy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

        Lộ trình mà Stalin đã xác định là sẽ bổ nhiệm Giucốp làm Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng cái chết của Stalin đã ngáng trở dự định này.

        Nhưng dù sao, ở một mức độ nào đó, Stalin đã thừa nhận sai lầm của mình với người bạn chiến đấu cũ và cũng đã làm một số việc để sửa chữa sai lầm này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #184 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:06:52 pm »


HỒI SINH

        Một ủy ban đặc biệt Nhà nước đã được thành lập để xác định tổn thất của Liên Xô trong chiến tranh do quân xâm lược Đức gây ra.

        Xin dẫn ra một số đoạn trong báo cáo của ủy ban này: “Quân phát xít xâm lược đã tiêu hủy hoàn toàn hoặc một phần 6 triệu tòa nhà và giết hại 25 triệu người dân. Trong số các thành phố bị phá huỷ nhiều nhất có Stalingrad, Xevastôpôn, Leningrad, Kiép, Minxcơ, Odessa, Xmôlenxcơ, Kharơcốp và nhiều thành phố khác.

        Quân Đức xâm lược tiêu hủy 31.850 xí nghiệp nhà máy, phá huỷ hoặc lấy đi 239 ngàn máy phát điện, 175 ngàn tổ máy cơ khí. Phá hoại 65 ngàn km đường sắt, 4.100 ga tàu hỏa, 40 ngàn bệnh viện, 84 ngàn trường học, cơ sở nghiên cứu khoa học, 43 ngàn thư viện. Phá hủy 98 ngàn nông trường tập thể, 2.890 cỗ máy kéo, lấy đi 7 triệu ngựa, 28 triệu cừu và dê...

        Tất cả những tổn thất nêu trên cần phải khôi phục. Không có tiền! Không có vật liệu xây dựng, hàng triệu thợ xây dựng đã chết. Còn 5,4 triệu người đầy thương tích về thể chất và tinh thần trở về từ các trại giam của quân Đức. Họ cần được nuôi dưỡng, ăn mặc, chữa bệnh. Ngoài ra, còn hơn 700 ngàn người là tù binh của các nước Đồng minh được Hồng quân giải phóng cũng cần được giúp đỡ. Trong đó có 20 ngàn người Mỳ, 23 ngàn người Anh, 291 ngàn người Pháp...

        Một khối lượng công việc khổng lồ để khôi phục lại đất nước từ đống đổ nát đang chờ đợi. Lại một lần nữa, Stalin và Đảng lại biểu thị quyết tâm to lớn, thống nhất mọi lực lượng và hướng họ vào công cuộc lao động vĩ đại”.

        Tôi là một trong những người đã sống trong không khí lao động hứng khởi để khôi phục đất nước, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn không hết ngạc nhiên: không hiểu sao chúng ta lại làm được những công việc phi thường như vậy?

        Những năm tháng lao động đó, người dân chịu đói, gầy và nhận thực phẩm theo “chế độ tem phiếu”. Bây giờ có nhiều kẻ ra sức bôi bác “chế độ tem phiếu” nhưng họ cố tình quên rằng nếu không có “chế độ tem phiếu” đó, không có các nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội thì cái đói chắc đã tiêu diệt nhân dân, thậm chí số người chết có thể còn nhiều hơn cả những năm chiến tranh. Theo “chế độ tem phiếu” người dân không nhận được nhiều, nhưng mọi người đều có và mọi người đã sống sót nhờ chế độ này. Đó là một thực tế lịch sử nói lên tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

        Tất nhiên vẫn còn hiện tượng ăn chặn, biển thủ, tham ô, nhưng đó chỉ là cá biệt (và đã bị trừng trị). Còn nói chung đất nước và nhân dân đã tồn tại nhờ chế độ và kỷ luật của nhà nước trong phân phối.

        Trong bài phát biểu trước ngày bầu cử ngày 9 tháng 2 năm 1946, Stalin đã kêu gọi nhân dân lập chiến công trong lao động. Lời kêu gọi này giống như lời kêu gọi của ông ngày 3 tháng 7 năm 1941, khi kêu gọi nhân dân Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vĩ đại chống quân Đức xâm lược.

        Stalin nói: “Chiến tranh không chỉ là hiện tượng đáng căm ghét, mà nó còn là trường học vĩ đại thử thách tất cả lực lượng của nhân dân... là cuộc kiểm tra chế độ Xô Viết của chúng ta, nhà nước của chúng ta, Đảng Cộng sản của chúng ta...”. Sau đó ông chứng minh nhân dân đã vượt qua cuộc kiểm tra và giành chiến thắng vĩ đại trước kẻ thù như thế nào.

        Stalin nói rất chậm rãi, tự tin, lời văn rất khúc chiết, có tính thuyết phục, khi nghe Người phát biểu trong lòng tôi như trào dâng một sức mạnh bên trong, cổ vũ tôi và tin tưởng chắc chắn rằng những gì ông nói nhất định sẽ thực hiện được. Ông nói:

        “Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm năm là khôi phục đất nước bị tàn phá, khôi phục lại trình độ nền kinh tế trước chiến tranh... Trong thời gian ngắn sắp tới sẽ bỏ “chế độ tem phiếu”, mở rộng sản xuất nhu yếu phẩm, nâng cao đời sống nhân dân lao động, giảm giá tất cả mặt hàng... Với kế hoạch dài hạn, Đảng dự định sẽ tổ chức một nền kinh tế hùng mạnh để vực dậy nền công nghiệp lớn gấp ba lần so vói trước chiến tranh.

        Ngày nay, khi đọc lại những lời này, tôi không thấy có chất lửa ở bên trong hay có gì đặc biệt như là lúc trực tiếp nghe Stalin phát biểu lúc đó. Có lẽ điều đó phụ thuộc không chỉ vào niềm tin và uy tín của lãnh tụ, mà còn là vì lúc đó chính chúng tôi đang chờ đợi những câu đó, tất cả mong muốn và chờ đợi một luồng năng lượng thống nhất và khích lệ như vậy. Và lúc ấy nhân dân tin vào lời của Stalin, tin vào chính mình.

        Sau đây tôi xin dẫn ra các dẫn chứng cụ thể nhưng rất kỳ lạ để chứng minh lòng tin của nhân dân vào Stalin. Sẽ rất thú vị, nếu chúng ta biết được người dân bình thường đang nghĩ gì trong điều kiện không có một sức ép nào từ bên ngoài.

        Một trong những ví dụ để chứng minh điểu này chính là những gì người dân bình thường đã ghi vào phiếu bầu cử, khi họ đi vào buồng riêng để làm nghĩa vụ công dân, mà không bị ai quan sát, nhòm ngó. Sau đây là ví dụ trong cuộc bầu cử Xô Viết tối cao tháng 2 năm 1946.

        Thông báo của Ban tổ chức Thành ủy Moxcơva về các ghi chép trong phiếu bầu cử Xô Viết tối cao.

        ... Có rất nhiều ghi chép kiểu thế này: ‘Tôi bỏ phiếu cho đồng chí Stalin, mong ông sống lâu vì hạnh phúc của nhân dân”, “Tôi bỏ phiếu cho Stalin yêu quý, cho tương lai tươi sáng và hạnh phúc nhân dân, “Vinh quang thuộc về Stalin”, ‘Tôi dành phiếu cho con người thánh thiện, cho Stalin vĩ đại”.

        Ở khu vực Ucrain nhiều người viết: “Người Cha Stalin, Người đã giải phóng Ucraina khỏi quân Đức sống mãi! Hãy để ánh mắt thông thái của Người chiếu sáng con đường của chúng ta! Hãy để trái tim nhân hậu và dịu dàng của Người mãi đập vì phồn vinh của đất nước!”.

        Tại khu vực bầu cử số 44 - Moxcơva có một ghi chép thế này: “Tôi đã đến nhiều nước và hiểu rất rõ thế nào là nền dân chủ tư sản, tôi bỏ phiếu cho tư tưởng Cộng sản, cho nhân dân Xô Viết, cho đạo đức Xô Viết, cho nền dân chú của chúng ta và cho Đảng Bônsêvich của Stalin...”.

        Các sĩ quan thì viết thế này: “Vì Người, thưa đồng chí Stalin, chúng tôi sẵn sàng bỏ phiếu cho đồng chí và sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình”.

        Tôi chỉ liệt kê một số dòng trong số rất nhiều dòng khác để nói lên một điều, đây là ý nghĩ chân thực của người dân xuất phát từ đáy lòng họ. Ngoài ra, cũng có nhiều ghi chép khác đề nghị nâng cao đời sống vật chất, để nghị giảm bớt bộ máy hành chính, đề nghị các cấp ủy Đảng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhà ở, đời sống của công nhân, yêu cầu cán bộ phải gần dân... Họ đòi hỏi các đại biểu phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa với nạn tham nhũng, trộm cắp, lưu manh... đề nghị được tự do buôn bán.

        Mặc dù nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngay sau ngày bầu cử đã quyết định hạ giá một số mặt hàng: bánh mỳ giảm 58%, mỳ ống giảm 55%, đường giảm 33%...

        Đến năm 1947, chế độ tem phiêu cho thực phẩm đã được bãi bỏ. Mặc dù năm đó nông nghiệp mất mùa vì hạn hán lớn nhất trong vòng 50 năm.

        Một công cuộc lao động khổng lồ đang diễn ra trên khắp đất nước để khôi phục các nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học, nông trang...

        Nhưng... lại lần nữa trong khi đang khôi phục nền kinh tế thì lại xuất hiện những vấn đề làm chúng ta phải lặp lại từ “nhưng”. Một lần nữa, Stalin mặc dù lúc này bận rất nhiều công việc phục hồi đất nước đã yếu và già vẫn phải quan tâm đến vấn đề “Chiến lược quân sự” mà lần này là ở quy mô toàn cầu!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #185 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:08:12 pm »


MẶT TRẬN CÁNH TẢ

        Sau chiến tranh, Stalin đã dành nhiều công sức để củng cố vị thế địa chính trị của Liên Xô. Tại châu Âu, ông thành lập phe xã hội chủ nghĩa gồm: Nam Tư, Bungari, Ba Lan, Hungari, Rumania, Anbania...

        Ở phía đông, các nước cánh tả vẫn còn để trống. Tại Trung Quốc phong trào giải phóng dân tộc lên cao, do Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản lãnh đạo, một nhóm dân tộc khác do Tưởng Giới Thạch cầm đầu.

        Ở Triều Tiên, cũng có hai trào lưu, phía bắc do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành, nhân dân Triều Tiên đấu tranh để giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Mỹ và bè lũ ngụy quân Nam Triều Tiên.

        Mỹ lúc này rất chú ý đến vai trò ở châu Âu. Stalin đã lợi dụng thời cơ này giúp đỡ các Đảng Cộng sản bạn ở Trung

        Quốc và Triều Tiên. Tháng 3 năm 1949 Stalin chỉ thị cho thư ký của mình:

        - Cần phải gần gũi với đồng chí Kim Nhật Thành, hãy mời đồng chí ấy đến Moxcơva để giải quyết các vấn đề quan trọng.

        Lập tức lãnh tụ Triều Tiên có mặt ở Moxcơva. Stalin tiếp ông ngay. Trong cuộc gặp này đã giải quyết rất nhiều vấn đề  quan trọng. Sau đây là một đoạn trao đổi của họ:

        - Có nhiều quân Mỹ ở Triều Tiên không? - Stalin hỏi

        - Khoảng 20 ngàn - Kim Nhật Thành trả lời.

        - Chính phủ bù nhìn Nam Hàn có quân đội riêng không?

        - Có, khoảng 60 ngàn quân - Kim Nhật Thành trả lời. Stalin cười hỏi:

        - Anh có sợ họ không?

        - Chúng tôi không sợ họ, nhưng chúng tôi không có vũ khí và kỹ thuật.

        Stalin hứa:

        - Chúng tôi sẽ giúp đỡ. Đặc biệt là máy bay để làm quân Mỹ không khống chế được bầu trời. Cần cử người của mình vào hàng ngũ địch để làm suy yếu chúng. Vì quân Nam Hàn cũng sẽ cử người của họ vào hàng ngũ các đồng chí.

        Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông tới Moxcơva. Ông đến dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày sinh Stalin. Tuy dịp này có nhiều vị lãnh đạo các nước đến Moxcơva, nhưng Stalin đặc biệt quan tâm đến Mao Trạch Đông. Điều này thể hiện qua việc Stalin bố trí Mao Trạch Đông ở ngay trong điện Kremli. Thông thường các vị khách quý chỉ ở khách sạn hoặc các biệt thự trên đồi Lênin.

        Sự quan tâm này không chỉ biểu hiện trong thái độ bề ngoài mà là sự tính toán của Stalin về địa chính trị cho tương lai lâu dài về sau. Tất nhiên, hai vị nguyên thủ của hai cường quốc vĩ đại nhất hành tinh này đàm đạo và thỏa thuận nhiều vấn đề.

        Ngoài các buổi gặp riêng, còn có các hội nghị chính thức với sự có mặt các ủy viên Bộ chính trị. Sau đây là một số đoạn trong hồi ký của N. Phêđôrencô phiên dịch cho Stalin trong các cuộc gặp (sau này là Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Liên Xô):

        Các buổi gặp gỡ của Stalin và Mao Trạch Đông thường diễn ra ở biệt thự Kunsevô vào các buổi tối. Stalin ngồi chính giữa một chiếc bàn dài, một phía là các ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Bônsêvich, còn Mao Trạch Đông ngồi cạnh Stalin, cạnh ông về một phía là các đồng chí Trung Quốc. Trên bàn có nước trắng, một vài chai rượu vang Grudin.

        Stalin thường trộn lẫn hai loại rượu vang trắng và đỏ vào ly của mình.

        “Có một lần - Phêđôrencô nhớ lại - Mao Trạch Đông ngồi cạnh tôi và hỏi nhỏ: tại sao Stalin lại trộn lẫn hai loại rượu mà các đồng chí khác lại không làm như vậy? Tôi trả lời là rất khó giải thích, tốt nhất đồng chí hãy hỏi Stalin. Nhưng Mao Trạch Đông không hỏi, vì cho rằng như vậy là không tiện. Stalin hỏi: Các đồng chí đang trao đổi gì đấy?

        - Đồng chí Mao Trạch Đông muốn biết tại sao đồng chí trộn lẫn hai loại rượu vang với nhau mà các đồng chí khác lại không làm như vậy?

        - Đây là một thói quen có từ lâu của tôi - Mỗi loại rượu vang của Grudin đều có hương vị riêng. Trộn lẫn hai loại lại tôi cảm thấy ngon hơn, nhưng quan trọng là tạo nên một sự pha màu như trộn lẫn sắc màu của hai loại hoa đồng nội”.

        Stalin và Mao Trạch Đông thảo luận chủ yếu về các vấn đề quân sự, chính trị, kinh tế và đó chính là cơ sở để sau đó ký Hiệp ước hữu nghị - liên kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc.

        Dẫn đầu đoàn Liên Xô là A. Micoian, dẫn đầu đoàn Trung Quốc là Chu Ân Lai. Vào tháng hai, khi chuẩn bị ký Hiệp ước, Mao Trạch Đông để nghị sau lễ ký nên có một bữa tiệc. Stalin nói đó là điều tất nhiên.

        - Nhưng đề nghị không tổ chức ở Kremli mà ở chỗ khác, như ở khách sạn Metropon chẳng hạn.

        - Thế tại sao lại không là ở điện Kremli?

        - Đồng chí thấy đấy, điện Kremli là chỗ chính phủ Liên Xô tiếp khách - Nó không phù hợp với chúng tôi lắm, với một nước có chủ quyền.

        - Vâng, nhưng tôi chưa bao giờ đến khách sạn hay sứ quán nước ngoài, chưa bao giờ...

        - Chả lẽ buổi lễ của chúng tôi lại không có đồng chí... Không, tôi không thể tin được, chúng tôi tha thiết mời đồng chí - Mao Trạch Đông tha thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #186 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:10:03 pm »


        Có một lúc im lặng, Stalin không vội trả lời. Ông đang suy nghĩ. Mao Trạch Đông chờ đợi câu trả lời.

        - Được, đồng chí Mao Trạch Đông, tôi sẽ đến, nếu đồng chí tha thiết muốn - Stalin nói.

        Ngày 14 tháng 2, mọi người tập trung ở sảnh khách sạn Metrôpôn. Lực lượng bảo vệ đề nghị đồng chí phiên dịch chờ Stalin ở sảnh ra vào của khách sạn.

        Ngay sau đó, trên khuôn cửa khánh tiết, Stalin xuất hiện như đứng trước một khung ảnh. Ông liếc nhìn nhanh toàn cảnh, khi nhìn thấy phiên dịch, ông chậm rãi đi về phía gian treo áo khoác, người phục vụ bước lại và nói:

        - Xin phép, thưa đồng chí Stalin.

        Stalin nhìn ông ta, chào hỏi rất vui vẻ và nói nhẹ nhàng:

        - Cám ơn, nhưng có lẽ tôi tự làm được.

        Cởi áo khoác, ông tự treo lên móc, rồi nhìn vào gương, chải mái tóc bồng của mình và nói với đồng chí phiên dịch:

        - Ở đó thế nào? Tất cả có mặt chưa?

        - Vâng, đồng chí Mao Trạch Đông và các đồng chí Trung Quốc đã có từ lâu và chờ đồng chí.

        Cả gian vui vẻ chào đón Stalin. Có một khoảng khắc, Stalin dừng lại nhìn xung quanh, sau đó, ông tiến đến chỗ Mao Trạch Đông, họ chào hỏi, bắt tay nhau. Sau đó, Chu Ân Lai và đoàn Trung Quốc đến chào Stalin, phía một bên là Bêria, Malencốp, Khơrutxép, Vôlôsilốp, Micoian, Sverơnhie, Xuxơlốp, Bulganin...

        Mọi người nâng cốc và chờ đợi lời phát biểu của Stalin, những lời đánh dấu khoảnh khắc lịch sử. Stalin nâng cốc chúc sức khỏe Mao Trạch Đông, vì thành công của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

        Liên quan đến Triều Tiên, Mao Trạch Đông đồng ý có thể thống nhất bằng con đường quân sự. Stalin giữ lời hứa với Kim Nhật Thành. Quân đội Triều Tiên được viện trợ số lượng lớn vũ khí. Lực lượng phía bắc lớn mạnh, họ chiến đấu và chiếm thế chủ động trên mặt trận.

        Stalin hiểu rằng nếu mở rộng hoạt động quân sự thì quân Mỹ có thể đưa lực lượng vào, điểu đó sẽ làm phức tạp tình hình của bắc Triều Tiên và ảnh hưởng đến chiến lược phía Đông của Liên Xô.

        Nhưng tình hình đôi khi diễn biến không theo mong muốn. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, lúc sáng sớm đài phát thanh Bình Nhưỡng thông báo quân đội bù nhìn Nam Hàn đã đột ngột tiến vào lãnh thổ bắc Triều Tiên... sâu 1 đến 2km. Quân đội Triều Tiên phản ứng lại rất nhanh, họ chặn đứng quân Nam Hàn và nhanh chóng tiến vào thung lũng Suximxơki. Quân Mỹ dùng không quân oanh tạc và đưa các sư đoàn của mình từ Nhật Bản sang bán đảo Triều Tiên. Stalin cảnh báo công dân Liên Xô không tham dự vào chiến trận, nhưng Kim Nhật Thành muốn phát huy thành quả ngay đã đề nghị tướng Stưcốp cho quân Nga tham gia trực tiếp ngay. Stưcốp hứa và báo cáo về Moxcơva. Stalin trả lời ngay:

        "Đồng chí đã hành động không đúng, đồng chí đã hứa cung cấp chuyên gia cho Triều Tiên mà không hỏi gì chúng tôi. Đồng chí nên nhớ đồng chí là đại diện chính phủ Liên Xô chứ không phải Triều Tiên. Hãy để các chuyên gia mặc thường phục như các phóng viên báo “Sự thật” khi đến các Bộ tham mưu. Đồng chí phải chịu trách nhiệm để họ không bị bắt làm tù binh.

Phan Sỹ"       
        (Stalin ký như vậy).

        Quân Mỹ đưa nhiều binh đoàn đến Triều Tiên, tăng cường hạm đội và không quân. Với sự hỗ trợ của hỏa lực các đơn vị quân Mỹ đã tiến nhanh vào lãnh thổ bắc Triều Tiên và tiến đến sát biên giới của Triều Tiên với Trung Quốc và Liên Xô.

        Phải làm thế nào? Đưa quân đội Liên Xô vào Triều Tiên? Như vậy thì lại là chiến tranh.

        Stalin quyết định thuyết phục Trung Quốc đưa quân vào Triều Tiên. Nguyên tắc cơ bản đã thỏa thuận. Stalin với uy tín rất lớn của mình đã yêu cầu và Mao Trạch Đông không thể từ chối. Ngày 13 tháng 10, Stalin thông báo cho Bình Nhưỡng.

        Gửi đồng chí Stưcốp để chuyển đồng chí Kim Nhật Thành:

        "Tôi vừa nhận được điện của đồng chí Mao Trạch Đông. Trong đó, đồng chí ấy nói rằng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thảo luận và quyết định giúp đỡ về quân sự cho các đồng chí Triều Tiên.

Phan Sỹ"       

        Quân chí nguyện Trung Quốc và quân đội Triều Tiên đã phối hợp chiến đâu đẩy lùi quân Mỹ về vĩ tuyến 38, biên giới hai miền Bắc - Nam.

        Không quân Mỹ đã oanh tạc tàn phá hết mọi sự sống, phá hủy hầu như tất cả các thành phố của bắc Triều Tiên.

        Lúc đó, Stalin đã đi đến một quyết định rất quan trọng: xác lập trên đất Trung Quốc gần biên giới Triều Tiên một số sân bay để đưa các sư đoàn không quân của chúng ta tới. Các phi công Nga mặc quân phục Trung Quốc bay trên máy bay sơn quân hiệu của Trung Quốc. Stalin đặc biệt yêu cầu các máy bay của Liên Xô không được bay qua đường biên giới để tránh không để một phi công Nga nào rơi vào tay quân địch. Tuy nhiên, trong các trận không chiến ở bầu trời bắc Triều Tiên các phi công của chúng ta đã bắn hạ được hàng trăm máy bay Mỹ và cũng bị bắn rơi 319 chiếc, nhưng không một ai trong số phi công Nga bị rơi vào tay quân địch.

        Ngay từ khi Stalin còn sống đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai miền Triều Tiên và ngay sau khi ông mất một thời gian chiến tranh đã kết thúc.

        Như vậy, Trung Quốc và Triều Tiên đã củng cố vị thế quốc tế của mình và bước vào xây dựng đất nước hòa bình độc lập. Đây là các đất nước hữu nghị ở biên giới phía đông của Liên Xô.

        Lại một lần nữa, Stalin đạt được mục tiêu của mình. Củng cố các nước thuộc lực lượng cánh tả một cách vững chắc, và “có vẻ” là lâu dài.

        Nhưng đó chỉ là “có vẻ”. Khi Khơrutxốp lên nắm quyền đã xóa bỏ mọi nỗ lực của Stalin, gây mâu thuẫn cãi lộn với Trung Quốc, phản bội nhân dân Triều Tiên và không thực hiện những gì đã đạt được trong các Hiệp ước mà khi Stalin còn sống đã ký.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #187 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:11:37 pm »

         
CHIẾN LƯỢC MỚI

        Mùa xuân năm 1946, cựu thủ tướng Anh đi thăm không chính thức Hoa Kỳ. Phát biểu tại trường Đại học Westminster, bang Missuri, Churchill đã đưa ra một chiến lược mới của chủ nghĩa tư bản. Nếu lược bỏ cái vẻ ngoại giao bề ngoài, thì bản chất lời phát biểu của Churchill là đề nghị “thành lập liên minh anh em những người nói tiếng Anh” - tức là phiên bản chính hiệu của liên minh quân sự Anglô-Sắcxông.

        Vậy liên minh quân sự Anh - Mỹ nhằm chống lại ai? Churchill mô tả rất chính xác rằng “vòng kim cô” sẽ quấn chặt lục địa châu Âu “Trong đường ranh giới này sẽ bao bọc tất cả các kinh thành của các quốc gia Trung Âu và Đông Âu cổ kính như Vacxava, Berlin, Praha, Viena, Budapest, Bengrade, Bukharest, Xôphia...”. Hơn nữa, ông ta còn mô tả một tương lai rất nguy hiểm: “Không ai là không biết rằng, Liên Xô và tổ chức quốc tế Cộng sản dự định trong một tương lai gần sẽ bành trướng đường biên giới của mình...”.

        Tổng thống Mỹ và chính phủ Anh trên thực tế đã nắm lấy đường lối chạy đua vũ trang như Churchill đã tuyên bố ở thành phố Fulton.

        Những tổn thất to lớn trong chiến tranh và tình trạng thiếu hụt các điều kiện kinh tế của Liên Xô, cộng với sự xuất hiện của bom nguyên tử đã kích thích Anh - Mỹ vội vàng tận dụng ưu thế để truyền bá tư tưởng tự do - quyền con người trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Liên Xô.

        Các nhà lãnh đạo của chúng ta dựa trên lý luận Mác - Lênin cho rằng sự truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Cộng sản không phải bằng sức mạnh vũ khí mà đó là tất yếu lịch sử. Tư tưởng này được thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tuy nhiên, kể cả về mặt lý thuyết và trên thực tế quá trình “tất yếu lịch sử” này được thúc đẩy bằng các tác động về lý luận và về kinh tế đến các Đảng và các nước khác.

        Như vậy, cả hai hệ thống: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đều đặt nhiệm vụ nắm quyền lãnh đạo thế giới. Nhưng hệ thống xã hội chủ nghĩa thì bằng cách hòa bình với khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”, còn phe tư bản do Mỹ đứng đầu, không có một hệ tư tưởng chính thống, thì quyết định tiêu diệt phe xã hội chủ nghĩa bằng vũ lực. Cả hai bên đều cố gắng tuyên truyền mạnh hơn phe kia.

        Bài phát biểu của Churchill gây chú ý rất lớn của báo chí và gây ra nhiều tranh cãi. Stalin đã chăm chú đọc hết bài nói của Churchill. Không hiểu lúc đó trong đầu ông xuất hiện ý nghĩ gì khi quan hệ với đồng minh cũ của mình trở nên căng thẳng. Do bài phát biểu của Churchill là rất nghiêm trọng, Stalin đã nhanh chóng có phản ứng. Như mọi người biết, Stalin rất ít khi trả lời phỏng vấn, nhưng lần này, chỉ sau một tuần, ông đã trả lời phỏng vấn. Một phóng viên của tờ “Sự thật” ngày 13 tháng 3 năm 1946 đã hỏi Stalin và đề nghị ông cho ý kiến về bài phát biểu của Churchill.

        Thế giới đang bước vào “kỷ nguyên hạt nhân” ở ngưỡng cửa của cuộc chiến thế giới thứ ba. Vào những năm này Stalin đã là một nhà chiến lược tài ba, một nhà ngoại giao và hoạt động Đảng, Nhà nước nổi tiếng. Ông nghiên cứu kỹ bài nói của Churchill và đưa ra đánh giá về tình hình quốc tế mới. Đây chính là “di chúc chiến lược” của Stalin cho cả một giai đoạn dài sau này. Lúc đó, ông chưa hề biết về cái chết của mình (cho đến lúc mất ông còn bảy năm nữa). Có lẽ ông chuẩn bị để thực hiện chiến lược mối của mình. Tôi có thể tin rằng - nếu ông còn sống thì lịch sử và số phận của đất nước chúng ta đã có thể đi theo hướng khác. Và tất nhiên sẽ không xảy ra quá trình mà ngày nay chúng ta đang trải qua và chứng kiến, cần phải nói rằng tất cả các bài phát biểu, diễn văn, bài báo và trả lời phỏng vấn đều do Stalin tự chuẩn bị, ông không bao giờ giao việc đó cho bất kỳ một trợ lý nào.

        Bài phỏng vấn được đăng ngày 14 tháng 3 năm 1946.

        Câu hỏi: Có thể cho rằng bài phát biểu của Churchill là phương hại đến nền hòa bình và an ninh?

        Trả lời: Tất nhiên là có. về bản chất ngài Churchill đang đứng trên lập trường gây chiến - và ông ta còn có đồng minh là Mỹ.

        Cần phải nói rằng, ngài Churchill và đồng minh của ông ta buộc chúng ta phải nhớ đến Hitle. Hitle bắt đầu phát động chiến tranh là từ học thuyết về phân biệt chủng tộc, khi cho rằng chỉ có dân tộc Đức là thượng đẳng. Ngài Churchill cũng bắt đầu truyền bá chiến tranh bằng học thuyết phân biệt chủng tộc, khi cho rằng chỉ có người nói tiếng Anh là các dân tộc hoàn thiện, có thể quyết định số phận của thế giới. Hitle đã sai lầm khi dùng lý luận phân biệt chủng tộc để cho rằng họ có thể thống trị các dân tộc khác. Và ngài Churchill cũng lập luận như vậy về các dân tộc nói tiếng Anh.

        Trên thực tế, ngài Churchill và bạn bè của ông ta ở Anh và Mỹ đã đưa ra một tối hậu thư cho các dân tộc không nói tiếng Anh rằng: Hãy thừa nhận sự thống trị của chúng tôi thì yên ổn còn nếu không thì sẽ là chiến tranh. Nhưng các dân tộc đã đổ máu trong năm năm ròng, họ chiến đấu giành độc lập và tự do cho mình không phải là để thay thế ách thống trị của Hitle bằng ách thống trị của Churchill. Vì vậy, lẽ tự nhiên là tất cả các dân tộc không nói tiếng Anh - mà họ là đa số trên thế giới sẽ không để bị trở thành nô lệ. Bi kịch của ngài Churchill là ở chỗ ông ta lại không hiểu chân lý đơn giản này. Không nghi ngờ gì rằng, lập luận của ngài Churchill là lập trường chiến tranh chống lại Liên Xô...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #188 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:12:57 pm »


        Câu hỏi: Ngài đánh giá thế nào về một đoạn khác trong phát biểu của Churchill, khi ông ta nhằm vào các nước dân chủ Đông Âu và phê phán mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia này với Liên Xô?

        Trả lời: Đoạn văn này của ngài Churchill là mớ hổ lốn của sự vu khống với các yếu tố thô lỗ và thiếu tính toán.

        Ngài Churchill khẳng định rằng, các nước Đông Âu nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô, do Moxcơva kiểm soát...

        Không có gì là khó khăn để chỉ ra rằng ngài Churchill đã vu không một cách trắng trợn vô lý đến Moxcơva và các quốc gia láng giềng của Liên Xô.

        Thứ nhất, hoàn toàn không thể nói rằng Liên Xô kiểm soát hoàn toàn Viên và Berlin. Tại các nơi này có đủ đại diện của bốn quốc gia. Liên Xô chỉ kiểm soát một phần tư.

        Thứ hai, không nên quên một điều là quân Đức đã xâm lược Liên Xô thông qua lãnh thổ Phần Lan, Ba Lan, Rumania, Hungari, chúng có thể tiến qua các nước này vì tại đó là các chính phủ thù địch với Liên Xô - không có gì khó hiểu khi Liên Xô muốn bảo vệ an ninh cho mình, muốn thiết lập ở các nước này các chính phủ hữu hảo với Liên Xô. Mong muốn hòa bình ấy của Liên Xô chả lẽ lại gọi là “bành trướng”.

        Nước Ba Lan dân chủ không muốn làm “thanh kiếm” trong tay của nước ngoài. Chính điểu này đã thúc đẩy ngài Churchill thù địch với Ba Lan.

        Ngài Churchill mưu toan bóp méo sự thật khi nói về sự lớn mạnh ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Thực ra ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản không chỉ lớn lên ở Đông Âu mà là ở hầu như tất cả các nước châu Âu. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản không phải là ngẫu nhiên mà là một quy luật của lịch sử. Bởi vì rằng trong những năm chiến tranh ác liệt, dưới ách chủ nghĩa phát xít, chính các chiến sĩ cộng sản tỏ ra vững vàng, dũng cảm, quên mình vì tự do của các dân tộc... Tất nhiên, ngài Churchill không thích thú gì với sự phát triển các sự kiện. Nhưng ông ta củng đã từng không thích thú gì với nước Nga sau đại chiến thứ nhất, khi tổ chức cuộc can thiệp của 14 nước đế quốc chống nước Nga. Nhưng lịch sử vẫn tiến lên và cái "mặt nạ Đonkiôhôtê" của ông ta đã bị bóc trần hoàn toàn. Tôi không biết là Churchill có thể tổ chức cuộc thập tự chinh thứ hai sau đại chiến thứ hai hay không? Nhưng nếu ông ta tổ chức được, thì hàng triệu con người sẽ đứng lên để bảo vệ hòa bình và sẽ chiến đấu như 26 năm về trước”.

        Tất nhiên cả Stalin và hệ thống xã hội chủ nghĩa không dễ gì đầu hàng và liệu có lại bắt đầu... chiến tranh? về cuộc đại chiến thứ ba, ngày nay có nhiều người nói khác nhau, một số thì cho rằng nó đã diễn ra, số khác thì cho là nó đang diễn ra, một số khác nữa thì cho là nó sắp xảy ra. Tôi thì cho rằng cuộc đại chiến thứ ba đã bắt đầu vào thời điểm khi liên quân Anh - Mỹ đưa ra tuyên bố hiếu chiến trên! Trong đó đã đưa ra chiến lược mới (chiến thắng không cần chiến tranh) như nội dung chính của nó. Và một trong những giai đoạn của cuộc chiến tranh chính là những gì chúng ta đang phải trải qua trên đất nước chúng ta ngày nay.

        Tại Mỹ, người ta đã khởi thảo bản ghi nhớ ORK số 329 ngày 4 tháng 9 năm 1945, trong đó xác định: chọn khoảng 20 mục tiêu quan trọng để tấn công bom hạt nhân vào Liên Xô hoặc lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát. Mỹ đã cho chuẩn bị hàng loạt kế hoạch tấn công Liên Xô. Lo lắng từ bài học cay đắng năm 1941, Stalin đã dành nhiều quan tâm đến các tài liệu tình báo về ý đồ của bộ máy chiến tranh Mỹ. Stalin đã nhận được tin tức về kế hoạch tấn công Liên Xô mà trong đó:

        Giai đoạn một: tấn công bất ngờ bằng 300 quả bom nguyên tử xuống các thành phố lớn của Liên Xô và sau đó là tấn công 100 thành phố tiếp theo để tiêu diệt khoảng 85% nền công nghiệp Nga.

        Giai đoạn hai: tiến vào lãnh thổ Liên Xô bằng 250 sư đoàn với sự yểm trợ của 7.400 máy bay và 750 tàu chiến để đổ bộ quân.

        Giai đoạn ba: chiếm đóng lãnh thổ Liên Xô bằng lực lượng Mỹ và NATO.

        Giai đoạn bốn: chiếm đóng Liên Xô, chia Liên Xô ra thành bốn khu vực với sự đóng quân của Mỹ ở các thành phố quan trọng nhất.

        Stalin ra đi khi mà Liên Xô và Mỹ đang tiến hành cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có. Số lượng và chất lượng vũ khí nguyên tử và vũ khí để đưa tên lửa hạt nhân đến đích sẽ quyết định không chỉ kết cục cuộc chiến mà là cả sự tồn tại của một hệ thống chính trị.

        Stalin để lại cho đất nước và lực lượng vũ trang một vị thế và lực lượng cân bằng với Mỹ về dự trữ chiến lược và chất lượng của tiềm năng hạt nhân trong các đòn phủ đầu và đánh trả.

        Tất nhiên, thành công trong chế tạo bom hạt nhân và bom khinh khí, cùng vói việc chế tạo tên lửa vượt đại châu tuy kiềm chế kế hoạch của Mỹ, nhưng bản chất của họ không thay đổi. Họ vẫn đề ra chiến lược thay đổi chế độ ở Liên Xô. Và từ thời Alen Dallus đã bắt đầu cuộc “chiến tranh lạnh” chống lại Liên Xô.

        Trong các cuốn sách của mình, Dallus đã đưa ra chiến lược chống chiến tranh lạnh bằng nhiều kênh khác nhau như văn hóa phương Tây, lối sống thực dụng, tệ quan liêu tham nhũng... để làm tan rã Liên Xô. Tôi chỉ xin nhắc lại một đoạn của Dallus: Hãy làm sao để tạo ra làn sóng các kiều dân trở về Nga và làm sao để họ phụ thuộc vào chúng ta và họ có đủ cơ hội để leo cao vào chính quyền...

        Rất nhiều kẻ đã rời Liên Xô, đến Israel và các nước tư bản khác nay lại tìm cách ồ ạt quay trở lại nước Nga. Và họ có hai quốc tịch. Đó là sự “thủ thế” trong trường hợp phạm tội với nhân dân, họ sẽ được quốc tịch thứ hai che chở.

        Diễn biến các sự kiện kể từ sau khi Stalin mất chứng tỏ rằng - các nhà lãnh đạo mới của đất nước, các “nhà chiến lược trong áo choàng” không hiểu bản chất của kẻ thù truyền kiếp. Brêgiơnép và ê kíp của ông ta tiếp tục chạy đua vũ trang, phá vỡ nền kinh tế đất nước, làm suy yếu tài lực của Liên Xô. Chernhencô già nua không để lại một dấu ấn đặc biệt nào trong lịch sử - Iuri Andrôpốp rất hiểu và muốn tổ chức lại hệ thống phòng thủ quốc gia, nhưng lúc đó đất nước đã đầy các thế lực ảnh hưởng đen tối - và họ đã tìm cách ngăn cản các ý tưởng của Andrôpốp.

        Khơrutxep và đặc biệt là Goorbachốp núp dưới khẩu hiệu đấu tranh vì hòa bình đã giải trừ và làm suy yếu lực lượng vũ trang và mở toang các kênh cho sự xâm lăng chính trị và tư tưởng của Mỹ.

        Đó là sự kết thúc đáng buồn của một cường quốc vĩ đại, mà Stalin và các cộng sự của ông cùng nhân dân Xô Viết đã dày công xây đắp lên, vừa cách đây không lâu trong 70 năm tồn tại của Liên bang Xô Viết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #189 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2019, 09:14:17 pm »


CÁI CHẾT CUA STALIN

        Không biết phải đặt tên cho chương này là gì - Nếu gọi là “cái chết của Stalin” thì cái chết ấy phải có nguyên nhân gì, hoặc là do bị bệnh, do tuổi già hay do một nguyên nhân bên ngoài nào đó. Theo các tài liệu và lời kể của các nhân chứng mà tôi thu thập được thì sự kiện bi thảm này - Cái chết của Stalin không được giải thích một cách rõ ràng - Mặc dù những năm chiến tranh đã tiêu hao rất nhiều sức lực và thần kinh của Stalin. Theo năm tháng, sức khỏe và tuổi già ngày càng tác động mạnh hơn. Khả năng làm việc của ông bị giảm sút từ năm 1950. Theo ghi chép của thư ký thì năm 1947, Stalin có 136 ngày làm việc ở văn phòng tại điện Kremli; năm 1948 là 122 ngày; năm 1949 là 113 ngày; năm 1950 là 73 ngày; từ năm 1951 thì số ngày làm việc càng giảm. Năm 1951 những ngày làm việc của Stalin như sau: vào tháng một là mười ngày; tháng hai là sáu ngày; tháng ba là bảy ngày; tháng tư là tám ngày; tháng năm là năm ngày; tháng sáu là ba ngày... từ tháng mười năm 1951 đến ngày 11 tháng 2 năm 1952 là nghỉ phép gần nửa năm.

        Điểu này tất nhiên không có nghĩa là Stalin đã hoàn toàn rút khỏi vũ đài chính trị, đơn giản là ông ít đến văn phòng của mình hơn, nhưng tiếp tục điều hành từ biệt thự riêng ở Cunsevô và Xôtri.

        Từ năm 1950, Stalin dành nhiều thời gian để xây dựng cuốn sách giáo khoa về kinh tế chính trị, thường xuyên đàm đạo với các nhà khoa học, tiến hành các buổi thảo luận, đưa ra nhiều gợi ý cho các tác giả biên soạn sách giáo khoa kinh tế chính trị - như Selipốp, Lêônchiép, Iunđin...

        Selipốp là chủ biên bộ sách giáo khoa về kinh tế chính trị, trước khi đến làm việc ở Ban chấp hành Trung ương ông là nhà khoa học chuyên nghiệp, ông đã kể cho tôi nghe về việc biên soạn cuốn sách giáo khoa và sự hiểu biết sâu sắc của Stalin về các vấn đề kinh tế. Stalin đã hai lần đọc các tập bản thảo và ông ghi chép, sửa chữa rất nhiều chỗ. Trên cơ sở các nghiên cứu lâu năm, ông đã viết cuốn sách “Những vấn đề kinh tế của Liên bang Xô Viết”, xuất bản trước Đại hội 19.

        Nhiều cộng sự của ông cho rằng, Stalin chết không phải do bệnh tật mà đây là kết quả của một âm mưu được tính toán. Thậm chí người ta còn xác định đó là âm mưu của ai.

        Trước hết chúng ta hãy xem ai là người quan tâm nhiều đến cái chết của Stalin. Nhiều người trong số bạn gần gũi của Stalin cho rằng đó chính là Bêria, có một thực tế là tất cả các vị Bộ trưởng tiên nhiệm trên ghế Bộ trưởng Nội vụ (hoặc Bộ an ninh) đều đã bị xử bắn, chắc chắn là vì họ đã biết quá nhiều. Theo lôgic, Bêria hiểu rằng sẽ đến lượt mình. Trên thực tế, Bêria không chỉ biết quá nhiều mà còn tích lũy rất nhiều thông tin về các ủy viên Bộ chính trị và cả Stalin. Chỉ cần một câu nói của ông ta là nhiều người sẽ bị hành quyết.

        Stalin có lẽ đã nhìn thấy điều này, và ông quyết định “giải quyết” người đồng hương mà ông đã đem lên từ Grudin như một người giúp việc trung thành. Tuy nhiên, “giải quyết” Bêria mà không có lý do gì cũng không phải là dễ. Vì vậy, khi xuất hiện vụ án Mingrelốp (vụ án trừng phạt một loạt các bộ trưởng), Stalin đã quyết định tận dụng cơ hội này.

        Ông cho gọi Bộ trưởng an ninh Abacumốp đến để hỏi về tình hình vụ án. Sau khi nghe Abacumốp báo cáo, Stalin nói:

        - Hãy tìm ra kẻ phạm tội lớn hơn...

        Abacumốp là người nhanh hiểu, tuy nhiên ông ta phải suy nghĩ cách hành động như thế nào. Stalin có quyển lực rất lớn nhưng dù sao đã già yếu, ít tiếp xúc công việc, còn Bêria thì đầy quyền lực, trên thực tế ông ta là nhân vật số một trong Bộ chính trị, ông ta nắm mọi công việc. Và Abacumốp có lẽ đã nghiêng về phía Bêria. Các sự kiện sau này đã chứng minh rằng thái độ đó của Abacumốp đã giết chết cả ba - mỗi người một số phận - nhưng tất cả đều có một kết cục giống nhau, đó là cái chết.

        Tôi hiểu rằng, khẳng định như vậy là hơi “liều”, nhưng dựa trên các chứng cứ và các hành động của “trục ba người” này tôi cố gắng xâu chuỗi các sự kiện để chứng minh sự thật như thế này...

        Abacumốp tìm cách bắn tin cho Bêria biết về ý định của Stalin. Bêria hiểu rằng ông ta sẽ là tội phạm lớn nhất trong vụ án “Mingrelốp”. Cả Stalin, Bêria và Abacumốp bí mật thực hiện các biện pháp để cứu nguy cho chính mình và tiêu diệt kẻ thù.

        Cuối năm 1951, Stalin bắt đầu biết là Abacumốp chơi trò “hai mặt” và đã ra lệnh tống giam Abacumốp. Ngay sau đó là lệnh bắt thủ trưởng cơ quan điều tra đặc biệt của Bộ An ninh, thiếu tướng A. Lêônôp và ba vị phó của ông ta. Tất cả họ bị buộc tội là nhóm phản bội, chống lại Đảng và Nhà nước. Cái cớ chính là bức thư của Riumin gửi cho Stalin, trong đó cáo buộc Abacumốp là kẻ phản bội.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM