Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:24:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27696 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 08:48:35 pm »

      
DUYỆT BINH CHIẾN THẮNG

        Stalin là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng. Tại một cuộc họp, sau khi nghe Antônốp báo cáo về việc chuẩn bị lực lượng cho khu vực Viễn Đông để chống lại quân Nhật, sau khi các vấn đề đã được thông qua, mọi người đang im lặng, chợt Stalin nói:

        - Có nên tổ chức lễ duyệt binh ở Moxcơva đánh dấu thắng lợi tiêu diệt chủ nghĩa phát xít không nhỉ? Và chào mừng chúng ta, các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính, những người anh hùng của cuộc chiến.

        Mọi người dự họp đều ủng hộ ý tưởng này của Stalin. Từ hôm đó, mọi người lao vào chuẩn bị cho lễ duyệt binh. Lúc đó xuất hiện câu hỏi : Ai sẽ nhận lễ duyệt binh và ai sẽ chỉ huy đội quân duyệt binh. Tuy không thảo luận nhưng ai cũng cho rằng người nhận duyệt binh phải là Tổng tư lệnh Stalin.

        Theo kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu, cứ mỗi một phương diện quân sẽ cử ra một trung đoàn hỗn hợp, và trong mỗi một trung đoàn hỗn hợp bao gồm cả lực lượng Hải quân và Không quân. Sẽ chọn các sĩ quan, chiến sĩ xứng đáng nhất thuộc các quân binh chủng khác nhau. Có cả bộ binh, pháo binh, lính tăng... Họ đã từng sát cánh chiến đấu, nay họ lại cùng trong đội ngũ duyệt binh. Ưu tiên đầu tiên là các anh hùng Liên Xô, các chiến binh được thưởng huân chương cận vệ và sau đó là các chiến binh được thưởng nhiều huân, huy chương.

        Lực lượng duyệt binh được trang bị bộ lễ phục mới và giày mới. Buổi tối họ được đưa đến các nhà hát, rạp xiếc, tổ chức các buổi giao lưu với công nhân ở nhà máy, sinh viên các trường đại học, các nhà khoa học, nhà văn...

        Ở Bộ Tổng tham mưu xuất hiện câu hỏi: Đơn vị nào sẽ tiến vào lễ đài trước? Đơn vị của phương diện quân Bêlôrutsia 1 - người đã chiếm Berlin? Nhưng phương diện quân Ucraina 1 cũng vào chiếm Berlin thì sao? Và nói chung, nếu nói giành chiến thắng thì phương diện quân nào cũng đã từng tham gia các chiến dịch giành chiến thắng từ ngày đầu của cuộc chiến tranh.

        Cuối cùng, để không ai bị thiệt thời, đã quyết định đội hình sẽ được sắp xếp theo thứ tự mà họ đã tham gia tác chiến trên chiến trường - Tức là ở bên phải ngoài cùng là Trung đoàn Karenxki, sau đó là Lêningrad, Pribantich... Như vậy là bình đẳng và không ai thắc mắc gì. Mỗi một trung đoàn chọn 1.000 người xếp theo hàng 20 - Họ sẽ giương cao 363 ngọn cờ chiến thắng của các đơn vị nổi tiếng nhất, phía trước là Bộ chỉ huy phương diện quân và đi đầu là vị Tư lệnh của họ.

        Sau các phương diện quân là quân khu Moxcơva, các Học viện và nhà trường, sau đó là các học viên sĩ quan trường thiếu sinh quân Xuvôrốp (Bộ binh) và Nakhimốp (Hải quân). Chúng tôi đã tập luyện theo đội hình này ở sân bay (nơi bây giờ là nhà ga hành khách), các buổi tập luyện diễn ra vào ban đêm, chúng tôi dậy lúc ba giờ - ăn sáng xong là tập. Khi người dân Moxcơva đi làm thì các buổi tập đã kết thúc.

        Tôi đã có một vinh dự và may mắn rất lớn - Lúc đó, tôi đang là học viên của trường Cao đẳng sĩ quan tình báo của Bộ Tổng tham mưu. Đây là một trường rất có danh tiếng. Trong trường này chỉ có các sĩ quan trinh sát nổi tiếng được nhân dân ngưỡng mộ với các chiến công thầm lặng tham gia học tập.

        Tôi đã có một vinh dự rất lớn, đó là được cử mang lá cờ của đội duyệt binh của trường sĩ quan tình báo. Đứng bên cạnh tôi là anh hùng Liên Xô nổi tiếng Grisin, bên kia là anh hùng Liên Xô - Thượng úy Vôronchúc. Lúc đó tôi là Đại úy. Tôi rất tự hào về điều này.

        Ngày 12 tháng 6, tại điện Kremli, Kalinin đã trao cho nguyên soái Giucốp huân chương Sao vàng thứ ba... vì thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh giao trong cương vị tư lệnh chiến dịch Berlin.

        Sau lễ trao huân chương, Stalin cho gọi Giucốp đến biệt thự. Sau khi chúc mừng Giucốp về danh hiệu anh hùng lần thứ ba, Stalin hỏi:

        - Anh chưa quên cưỡi ngựa đấy chứ?

        - Chưa, thưa đồng chí.

        - Như vậy, anh sẽ là người nhận lễ duyệt binh, Rôcôxốpxki sẽ chỉ huy bộ đội duyệt binh.

        Giucốp trả lời:

        - Cám ơn Tổng tư lệnh vì danh dự này, nhưng sẽ là tốt hơn nếu Tổng tư lệnh đích thân nhận, đồng chí là Tổng tư lệnh, theo quy ước và trách nhiệm thì đồng chí là người nhận lễ duyệt binh.

        Stalin nói:

        - Tôi đã già rồi, anh trẻ hơn, anh hãy nhận đi.

        Khi chia tay, Stalin nói:

        - Tôi khuyên anh hãy cưỡi con ngựa trắng khi nhận lễ duyệt binh, Budienưi sẽ chỉ cho anh xem con ngựa này.

        Đó là sự chân thành? Lòng khiêm tốn? Hay là lòng kính trọng đổi với Giucốp? Tất cả có lẽ đúng như vậy, nếu như phía sau không xảy ra một sự kiện khác. Như mọi người đều dự đoán Stalin sẽ đích thân nhận lễ duyệt binh trên ngựa trắng như một chiến tướng vĩ đại. Điều này mãi về sau mới được con trai Stalin là Vaxili Stalin tiết lộ với bạn bè.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:50:47 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:02:39 pm »


        Theo Vaxili kể thì sự việc là thế này: Stalin hiểu rằng ông ta không còn trẻ nữa và đã lâu không cưỡi ngựa kể từ thời nội chiến. Do vậy, ông đã quyết định luyện tập, để không có gì sơ suất xảy ra trước mặt ba quân trên Quảng trường Đỏ. Theo lệnh của ông vào buổi tối - người ta đã đem đến một con ngựa trắng đến khu Manegiơ (cạnh điện Kremli) để ông sẽ tập cưỡi ngựa chuẩn bị cho Lễ duyệt binh.

        Và cứ vào ban đêm, khi ở Kremli người ta đã đi ngủ. Stalin cùng sĩ quan cận vệ thân tín nhất - tướng Vlaxic đi đến quảng trường Manegiơ - những buổi tập này thường có mặt cả Vaxili (chính điều này về sau đã cho chúng ta biết về giai thoại này).

        Người ta chiếu sáng cả khu Manegiơ, cạnh đó là chú ngựa trắng, do một nài ngựa cầm cương. Stalin bước đến, vỗ tay vào yên ngựa, đặt chân vào bàn đạp. Vlaxic bước đến định giúp Stalin lên yên ngựa, nhưng Stalin nói: “không cần, tôi tự làm”. Sau đó ông nhún mạnh lên, chân phải vắt qua lưng ngựa và ngồi rất mạnh lên yên ngựa. Chú ngựa bất ngờ vì tác động lên ngựa rất mạnh đã vểnh tai và đạp hai chân. Stalin vội ghìm dây cương ép mạnh hai chân vào hông ngựa. Lúc ấy, chú ngựa lại hiểu động tác này theo cách của nó, lại bắt đầu đi ngang một cách giật cục, và vì vậy nó đã bị ngã - Nài ngựa, Vlaxic và Vaxili vội xông đến cố gắng không để Stalin ngã, nhưng Stalin vẫn bị văng ra khỏi yên ngựa và rơi vào vòng tay của họ.

        Khi đã đứng lên được, Stalin lắc vai một cách bực bội, hất tay mọi người ra và nói một cách tức giận “Lùi ra đi!”. Máu giận đã sôi lên, ông quyết định chinh phục chú ngựa này, ông ra lệnh đem ngựa lại và tiếp tục leo lên. Stalin tức giận cưỡi lên ngựa và đạp mạnh hai chân vào hai bên mình ngựa. Chú ngựa được huấn luyện tốt này không hiểu ý của người cưỡi nó. Nó lại tiếp tục đi ngang. Stalin tiếp tục “ra lệnh” cho chú ngựa, nó lồng lên gõ móng trên nền sân và chạy được nửa vòng. Stalin muốn ngồi cho thẳng, nhưng lại thúc mạnh vào hai bên hông ngựa, làm cho nó đau và nó tức giận chồm lên, hất Stalin ngã ra.

        Mọi người chạy đến giúp Stalin, nâng ông lên, lau chùi các vết bẩn. Stalin nắm chặt tay, cắn môi:

        - Không, cái này không phải dành cho tôi - Ông khoát tay và quay về phòng mình.

        Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, còn lại một vấn đề vẫn bỏ ngỏ: Đó là việc quyết định ai sẽ nhận lễ duyệt binh và ai sẽ chỉ huy đội hình duyệt binh?

        Mọi người đều nhất trí đề nghị Stalin tiếp nhận lễ duyệt binh.

        Stalin đi vòng quanh phòng, theo thói quen của mình, lắng nghe ý kiến của mọi người, ông bước đến bên bàn và nói:

        - Người nhận lễ duyệt binh phải xuất hiện tại Quảng trường Đỏ trên mình ngựa, mà tôi thì đã già rồi, không thể cưỡi ngựa được.

        Mọi người đều phản đối:

        - Tại sao lại nhất thiết phải cưỡi ngựa, Tổng thống Mỹ cũng là Tổng tư lệnh mà ông ta lại đi trên ô tô để duyệt binh.

        Stalin cười:

        - Roosevelt - Đó là chuyện khác, ông ta bị tật ở chân, còn tôi thì nhờ trời vẫn khỏe mạnh. Truyền thống của chúng ta là thế này: phải tiến vào Quảng trường Đỏ trên mình ngựa. Tôi nhấn mạnh lại: Đó là truyền thống, trên mình ngựa trắng. Sau một lúc im lặng, ông nói tiếp: Chúng ta có hai vị nguyên soái kỵ binh, đó là Giucốp và Rôcôxốpxki, hãy đế một người làm chỉ huy, còn một người nhận lễ duyệt binh.

        Ngày 22 tháng 6 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh đã ra nhật lệnh: “Lễ mừng chiến thắng phát xít Đức trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được ấn định vào ngày 24 tháng 6 năm 1945 tại Moxcơva trên Quảng trường Đỏ bằng lễ duyệt binh của các đơn vị quân đội và hạm đội và quân khu Moxcơva - Đó là lễ duyệt binh chiến thắng. Tại lễ duyệt binh sẽ có sự tham dự của các trung đoàn thuộc các phương diện quân, các trung đoàn của Hội đồng quốc phòng, các trung đoàn thuộc hạm đội, các học viên quân sự, các trường sĩ quan và các đơn vị quân khu Moxcơva.

        Lễ duyệt binh sẽ được nguyên soái Liên Xô - Giucốp tiếp nhận - Chỉ huy trưởng đội duyệt binh là nguyên soái Liên Xô Rôcôxốpxki...”.

        Vào ngày tổ chức lễ duyệt binh, thời tiết không được tốt lắm, mưa bay lất phất, bầu trồi xám xịt. Nhưng tâm trạng mọi người rất vui - Quảng trường Đỏ tràn đầy cờ đỏ, còn các chiến sĩ tham gia duyệt binh thì chói lòa huân chương trên ngực, Giucốp cưõi trên mình ngựa trắng xuất hiện từ phía tháp Xpaxki nổi tiếng dưới tiếng chuông điện Kremli ngân vang 10 lần. Chính xác như mọi lần. Đến giữa hàng quân, nguyên soái gặp chỉ huy bộ đội duyệt binh, nguyên soái Rôcôxốpxki. Nguyên soái Rôcôxốpxki báo cáo:

        - Đồng chí nguyên soái, các đơn vị duyệt binh chào mừng chiến thắng đã sẵn sàng - Ngay sau đó, ông nhanh nhẹn trao cho Giucốp danh sách đội hình duyệt binh.

        Thật là hào hùng! Khi xem hình ảnh hai vị tướng kỵ binh đẹp đẽ trong binh phục. Họ ngồi thẳng trên yên ngựa, đầu ngẩng cao tự hào, ngực đeo đầy huân chương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:04:55 pm »


        Sau khi duyệt đội hình, Giucốp xuống ngựa bước lên lễ đài (thậm chí hơi thở rất nhẹ nhàng). Ông bắt tay chào Stalin và bắt đầu đọc nhật lệnh bằng một giọng ngân vang, rõ ràng. Tôi không nhớ rõ nội dung bài phát biểu của Giucốp. Kể cả khi tôi đọc lại nó trên báo, trong lòng vẫn không thấy đọng lại gì đặc biệt. Lúc ấy, tôi đã chờ đợi là trong một thời khắc lịch sử vĩ đại thế này thì phải nói cái gì đó thật đặc biệt. Rõ ràng là người ta đã viết cho nguyên soái một bài diễn văn quá thận trọng trong tình hình quốc tế phức tạp lúc đó, và có lẽ cả là để vừa ý Stalin. Thậm chí, có lẽ Bộ chính trị đã kiểm duyệt và sửa bài phát biểu này. Nói chung đó là một bài diễn văn về chiến tranh, về chiến thắng nhưng khi nghe nó người ta không thấy ngọn lửa rực sáng ở bên trong như đã có trong bài diễn văn của Stalin về nhân dân Nga trong bữa tiệc tối ngày 25 tháng 5 năm 1945.

        Trong việc này, Giucốp không có lỗi. Ông không tự viết bài diễn văn này - Rõ ràng đây không phải là văn của ông.

        Chỉ đến khi dự lễ duyệt binh, chúng tôi mới hiểu người ta đã cầm các thanh gỗ dài đi sau chúng tôi là để làm gì. Họ cầm gậy ném xuống đất rồi bỏ đi. Vâng, trên lễ duyệt binh, tiếp theo chúng tôi là các chiến sĩ cầm các lá cờ của các đơn vị của Hitle, họ cầm chúc xuống đất và ném chúng vào một đống giẻ cạnh lăng, việc này diễn ra trong tiếng trống dồn dập, như thời Trung cổ người ta gõ trống trước lễ hành hình hay treo cổ. Các lá cờ của các đơn vị quân Đức, kể cả lá cờ của riêng Hitle cũng được các chiến sĩ ném vào đấy như đống giẻ rách của lịch sử.

        Ngay sau đó là hồi kèn rộn rã, và đội hình duyệt binh của chúng tôi duyệt qua trước lễ đài. Trong lễ duyệt binh các binh chủng kỹ thuật đã xuất hiện - 12 cỗ pháo dàn hàng ngang, sau đó là pháo hạng nặng, mới hiểm họa của các loại xe tăng của Đức như “con báo”; “pheđinant”, sau đó là các giàn hỏa tiễn Kachiusa nổi tiếng.

        Màn trình diễn tiếp theo là đội hình xe tăng tốt nhất của đại chiến thứ hai - các xe tăng T-34, kết thúc duyệt binh là các đơn vị pháo tự hành.

        Do bị mưa, tuần hành của quần chúng nhân dân đã không thực hiện đửợc.

        Thời đại mới đã đến, nhiều nhà lịch sử chân chính đã viết về Stalin, nhưng cũng có những kẻ “bồi bút” muốn bôi nhọ ông. Nhưng lúc đó, trong lễ duyệt binh chiến thắng mọi người đểu kính trọng tuyệt đối vị Tổng tư lệnh của mình.

        Không hiểu Stalin lúc đó suy nghĩ gì khi đứng trên lễ đài dõi theo đội ngũ duyệt binh chiến thắng? Tất nhiên sẽ có sự vui sướng trong lòng - nhưng sẽ có nhiều điều khiến ông phải quan tâm. Ngay sau lễ duyệt binh, Stalin cho mời Budienưi đến phòng mình - Stalin hỏi:

        - Đồng chí có biết tại sao tôi cho gọi đồng chí không? Tôi cho rằng đồng chí không biết. Hôm nay tôi không muốn làm mất tâm trạng ngày lễ của đồng chí, nhưng tình hình không cho phép tôi kéo lùi việc giải quyết những vấn đề đã chín muồi, ở đây là nói đến vấn đề giải thể kỵ binh như một binh chủng của Hồng quân.

        Stalin chăm chú nhìn Budienưi và nói tiếp:

        - Vấn đề là sau chiến tranh nông nghiệp rất cần sức kéo. Đất nước bị tàn phá rất nặng nể. Khôi phục nền kinh tế chỉ có thể bằng cách giải ngũ một số binh sĩ đã lớn tuổi, tinh giản đội ngũ kỵ binh. Như vậy, trong thời gian tới nền kinh tế  có thể được nhận một phần tư số ngựa của kỵ binh. Còn tinh giản các đơn vị cơ giới sẽ có thể cung cấp cho nền kinh tế quốc dân hàng chục ngàn ô tô, máy móc.

        Budienưi hiểu rằng đã đến lúc phải chia tay vĩnh viễn với binh chủng kỵ binh - một khi Stalin đã quyết định thì không gì có thể thay đổi được. Stalin ra lệnh tập trung tất cả các đơn vị kỵ binh về khu vực Ucraina và Bêlôrutsia để tổ chức lại, còn số ngựa thì giao lại cho chính quyền địa phương.

        Budienưi không còn nghe thấy Stalin nói gì nữa, trong đầu ông chỉ có một ý nghĩ: như vậy sẽ không còn kỵ binh nữa! Trước kia, Tukhachepxki đã có lần đề nghị giải thể binh chủng kỵ binh, nhưng lúc đó chính Stalin đã ủng hộ Budienưi trong việc bảo vệ binh chủng kỵ binh - Stalin như đọc được ý nghĩ này trong đầu Budienưi, ông nói:

        - Chúng tôi đã nhiều năm bảo vệ kỵ binh. Năm 1934, Tukhachepxki đã đề nghị giải tán kỵ binh để thành lập các binh đoàn môtô cơ giới - về lý thuyết điều này là đúng, nhưng trên thực tế lúc đó không thực hiện được, vì nền công nghiệp của chúng ta lúc đó chưa đủ sức để sản xuất xe tăng và xe cơ giới. Nếu chúng ta giải tán kỵ binh thì bộ binh sẽ trở thành binh chủng duy nhất và rất đơn độc.

        - Làm sao chúng ta có thể thiếu kỵ binh - Budienưi xúc động hỏi - Đồng chí chính là người đã sáng lập ra kỵ binh cơ mà, thưa đồng chí Stalin?

        - Đừng quá xúc động, đồng chí Budienưi. Chúng tôi không để đồng chí nghỉ ngơi đâu - Stalin nói - Sẽ giao cho đồng chí các công việc quan trọng. Budienưi chia tay Stalin, chúng ta có thể hiểu được trong lòng ông đang suy nghĩ gì.

        Ngày 24 tháng 6 năm 1945 diễn ra bữa tiệc long trọng tại điện Kremli để chiêu đãi các đại biểu đã tham gia lễ duyệt binh, có khoảng 2.500 người dự.

        Gian khánh tiết Geogiơxki chưa bao giờ được trang hoàng đẹp như vậy. Ánh sáng chan hòa, các bộ ly thủy tinh sáng loáng...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:09:16 pm »


        Molotốp phát biểu khai mạc:

        - Hôm nay chúng ta đón chào các đồng chí tham dự lễ duyệt binh, qua họ chúng ta chào mừng quân đội và hạm đội vinh quang của chúng ta, nhân dân Xô Viết chúng ta và tất cả những ai đã tạo nên chiến thắng trên mặt trận và hậu phương. Trước hết, chúng ta kính chào người đã lãnh đạo chúng ta giành chiến thắng, như một vị tướng vĩ đại và lãnh tụ của nhân dân Liên Xô, tôi đề nghị nâng cốc vì sức khỏe đồng chí Stalin.

        Tôi không ghi lại được hết những lời chúc mừng mà mọi người dành cho Stalin - Tuy nhiên, Stalin rất bình thản, vui vẻ.

        Stalin đề nghị nâng cốc, ông nói:

        - Các đồng chí đừng nghĩ rằng tôi sẽ nói một điều gì đó khác thường. Tôi chỉ muốn nói một điều rất giản dị, bình thường. Tôi muốn đề nghị nâng cốc vì sức khỏe của những người không có chức vụ cao, vì những người mà họ tự coi chỉ là những “đinh ốc” trong bộ máy quốc gia đồ sộ, nhưng thiếu họ thì tất cả chúng ta - cả các nguyên soái và các tư lệnh mặt trận, có thể nói, sẽ chẳng là gì cả. Tôi đề nghị nâng cốc vì những người bình thường, khiêm tốn, những “đinh ốc” đã giữ cho tình trạng tích cực và ổn định của bộ máy chính quyển của chúng ta. Họ rất đông, tên tuổi của họ không ai biết, vì họ có tới hàng chục triệu. Đó là những người khiêm nhường, không ai viết về họ, họ không có danh hiệu gì, cấp bậc thì thấp, nhưng họ chính là những trụ cột giữ cho chúng ta ở trên các đỉnh cao. Tôi sẽ uống vì họ, thưa các đồng chí.

        Mọi người vỗ tay rất lâu và vang dội sau lời phát biểu của Stalin.

        Trước đó một tháng - ngày 25 tháng 5 năm 1945, trong buổi tuyên dương công trạng các tư lệnh của Hồng quân Liên Xô, Stalin đã có bài phát biểu nổi tiếng, lưu truyền hàng thế kỷ trong tâm khảm của nhân dân Xô Viết. Không hiểu tại sao trong lòng mọi người vẫn cứ nghĩ rằng lời phát biểu này được Stalin phát biểu vào ngày lễ chiến thắng 24 tháng 6 năm 1945. Căn cứ vào tính quan trọng, tầm vĩ đại và quan trọng nhất là tính chân chính của nó, lời phát biểu này rất phù hợp với lễ mừng chiến thắng - Chúng ta hãy nhớ lại lời phát biểu này: “Thưa các đồng chí, hãy cho phép tôi đề nghị nâng cốc một lần nữa, lần cuối cùng.

        Tôi muốn nâng cốc vì sức khỏe nhân dân Xô Viết và trước hết là dân tộc Nga (vỗ tay vang hồi lâu). Tôi sẽ uổng trước hết vì sức khỏe dân tộc Nga, vì rằng đó là dân tộc xuất chúng nhất trong đại gia đình các dân tộc trong Liên bang Xô Viết của chúng ta.

        Tôi đề nghị nâng cốc vì sức khỏe dân tộc Nga, vì rằng, dân tộc Nga đã cống hiến trong cuộc chiến tranh này như lực lượng lãnh đạo được mọi người thừa nhận của Liên bang Xô Viết trong số các dân tộc của đất nước chúng ta.

        Tôi đề nghị nâng cốc vì sức khỏe dân tộc Nga không chỉ vì rằng đó là dân tộc lãnh đạo, mà còn là vì dân tộc này có trí tuệ sáng láng, tính cách mạnh mẽ và lòng nhẫn nại phi thường, chính phủ chúng ta đã có không ít sai lầm, chúng ta đã phải đối đầu với thời khắc tuyệt vọng của năm 1941 - 1942, khi quân đội của chúng ta phải rút lui, từ bỏ đất đai, làng mạc yêu quý và các thành phố của Ucraina, Bêlôrutsia, Mondayia, Lêningrad. Chúng ta đã rút lui vì rằng chúng ta không còn cách nào khác. Nếu là một dân tộc khác thì họ đã có thể chất vấn chính phủ: Các anh không làm trọn mong muốn của chúng tôi, hãy từ chức đi, chúng tôi sẽ lập nên một chúng phủ mới để họ có thể ký kết hiệp ước hòa bình với Đức, bảo đảm yên ổn cho chúng tôi. Nhưng dân tộc Nga đã không làm điều đó, vì rằng họ tin tưởng vào đường lối đúng đắn của chính phủ, họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo đảm tiêu diệt quân Đức. Chính là lòng tin mà dân tộc Nga dành cho chính phủ, là nguồn sức mạnh quyết định bảo đảm cho chiến thắng lịch sử trước kẻ thù của nhân loại - Trước chủ nghĩa phát xít.

        Xin cảm ơn dân tộc Nga vì sự tin cậy cao quý này!

        "Vì sức khỏe của dân tộc Nga!”.

        Mọi người dự lễ chiến thắng đã để ý đến một điều, vị Tổng tư lệnh của họ không có một tấm huân chương nào. Trên ngực ông duy nhất chỉ có một ngôi sao vàng anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa mà ông được nhận từ trước chiến tranh.

        Trong khi đó mọi người đều có rất nhiều huân chương, thậm chí một số có hai hoặc ba ngôi sao anh hùng, thế mà Stalin, người đóng góp cho chiến thắng với một công lao to lớn hơn bất kỳ ai có mặt trong buổi lễ lại không có một ngôi sao anh hùng nào! Sự vô lý này được rất nhiều người nhắc đến, sau đó họ yêu cầu Trung ương và Xô Viết tối cao với mong muốn có hình thức ghi nhận đặc biệt cho công lao của Stalin.

        Bộ chính trị đã xem xét vấn đề này. Stalin phản đối với lý do ông không xứng đáng với danh hiệu anh hùng, rằng điều này không phù hợp với tiêu chí của phần thưởng cao quý - Nhưng lần này, ý kiến của ông không được chấp nhận.

        Ngày 26 tháng 6 năm 1945, tức là hai ngày sau lễ mừng chiến thắng, Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao đã ban hành hai nghị quyết: một nghị quyết về việc phong I. Stalin danh hiệu Đại Nguyên soái và nghị quyết thứ hai là việc phong tặng danh hiệu Ngôi sao vàng Anh hùng Liên Xô cho Stalin. Đây là ngôi sao vàng đầu tiên và duy nhất mà ông được tặng. Đây chính là biểu hiện tính khiêm tốn của ông và cũng là “bài học” cảnh tỉnh cho những ai đeo lên ngực mình rất nhiều ngôi sao vàng như là vật kỷ niệm trong khi họ không xứng đáng và không có công trạng gì đặc biệt.

        Đây lại là một nghịch lý trong tính cách của ông. Dường như người ta hay nói về tính độc đoán, về “tệ sùng bái bản thân” của Stalin, nhưng Huân chương sao vàng thì ông không nhận! Cũng không tổ chức lễ đón nhận một cách ầm ĩ... Ngôi sao vàng Anh hùng của Stalin vẫn để trong một chiếc hộp màu đỏ ở Vụ khen thưởng của Xô Viết tối cao.

        Các họa sĩ và nhiếp ảnh gia “hư cấu” thêm một ngôi sao vàng trên các bức chân dung của ông, và người ta chỉ nhớ lại danh hiệu anh hùng này vào lễ an táng ông, khi ban lễ tang cần tìm để gắn vào bảng huân chương ít ỏi của ông theo đúng phong tục người ta vẫn làm khi an táng các nhà hoạt động Nhà nước có công lao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:15:10 pm »


HỘI NGHỊ POSTĐAM

        Ngay sau lễ mừng chiến thắng là bắt đầu chuẩn bị cho hội nghị các nguyên thủ các quốc gia chiến thắng. Có vẻ như không có gì khó khăn cả - cả thành phố Berlin và nước Đức nằm trong tay các nước thắng trận.

        Nhưng trên thực tế, không đơn giản như vậy. Để không phải nhắc đi nhắc lại, tôi xin dẫn một câu nói của Stalin với Giucốp khi ông đến Berlin, (tôi dẫn ra câu nói này vì trong hồi ký của Giucốp đoạn này đã bị kiểm duyệt bỏ đi).

        “Tôi cảm thấy, quân ta đã “làm việc” khá tốt ở Berlin. Khi đi vào Berlin tôi thấy chỉ còn vài chục ngôi nhà là nguyên vẹn. Ngoài ra, cần phải nói là không quân của Đồng minh cũng “làm việc” không kém gì chúng ta - trong những ngày cuối khi không gặp phản kháng gì của người Đức, họ đã dùng hàng trăm máy bay ném bom để oanh tạc rất kỹ nhiều thành phố nằm trong khu vực của quân Nga. Tôi chỉ nhắc lại một ví dụ ở thành phố Đreden, nơi mà trước cuộc tấn công của Hồng quân, không quân Anh-Mỹ đã dùng tới 1.400 máy bay ném bom oanh tạc cấp tập. Họ dùng đến 3 thế đội: thế đội 1, bay ban đêm dùng chủ yếu là bom cháy, thế đội 2, sau đó 3 tiếng dội bom số lượng lớn để không cho cứu hỏa và cứu thương làm việc, thế đội 3, sau đó tám tiếng - vào ban ngày, thì oanh tạc thẳng vào dân cư thành phố. Trong đó, ngoài máy bay ném bom hạng nặng thì máy bay tiêm kích dùng liên thanh bắn thẳng vào dân cư, kết quả là hơn 134.000 người bị chết! 35.470 ngôi nhà bị phá huỷ!

        Bây giờ người ta phải đặt đến 3 lần câu hỏi: Tại sao? Câu trả lời chỉ là một: để các thành phố không bị quân Nga làm chủ nguyên vẹn. Đối với Berlin và vùng ngoại ô cũng bị tàn phá tương tự. Việc tìm một địa điểm cho Hội nghị quả là rất khó khăn

        Xin bổ sung một chi tiết: tôi đã quan sát rất kỹ các ngôi nhà trong khuôn viên Sesiliengoph, nơi diễn ra Hội nghị, vào những năm sau đó khách du lịch thậm chí đã bẻ chiếc ghế bành mà Stalin đã ngồi ra từng mảnh để làm vật lưu niệm. Trung tướng Antipencô N.A, Phó tư lệnh Hậu cần của Guicốp sau rất nhiều ngày tìm kiếm đã đề nghị chọn lâu đài Sesilingoph làm nơi họp Hội nghị.

        Đến ngày 10 tháng 7, mọi công việc chuẩn bị cho Hội nghị đã xong. Trước khi đến Berlin, Stalin gọi điện cho Giucốp:

        - Anh đừng nghĩ ra cái gì ồn ào trong lễ đón tôi - Anh hãy đến nhà ga cùng khoảng hai hoặc ba người - công tác bảo vệ sẽ do Vlaxich lo, anh không phải làm gì cả.

        Ngày 15 tháng 7, Truman đến, ngay trong ngày Churchill cũng bay đến Đức. Ngày 16 tháng 7, Giucốp đón Stalin ở ga, đón Stalin còn có Vưxinxki, Antônốp, Cudơnetxốp, Têlêgin... Giucốp cũng như Eisenhovver và Montgomery không phải là thành viên phái đoàn Chính phủ, họ chỉ là cố vấn quân sự.

        Hội nghị kéo dài từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945.

        Ngày 25 tháng 7, do Churchill phải về nước để dự bầu cử, Hội nghị tạm dừng. Từ ngày 28 tháng 7, do Churchill không được bầu lại, Thủ tướng mới của Anh đã đến dự Hội nghị.

        Trước khi Churchill quay về Anh, ông đã tổ chức một buổi tiệc, trong đó có một lần ông đề nghị nâng cốc vì sức khỏe của Giucốp. Giucốp cũng muốn nâng cốc đáp lại, và tự nhiên theo thói quen, ông nói: Vì sức khỏe đồng chí Churchill! Churchill chữa rất khéo: “Là đồng chí trong chiến đấu”, nhưng Stalin thì nhớ sự kiện này và sau đó nhiều lần đã đùa là Giucốp là đã vội vàng chọn cho mình một “người đồng chí”.

        0 giờ 30 phút ngày 2 tháng 8, chủ tọa Truman tuyên bố bế mạc Hội nghị.

        Các nguyên thủ đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng: Bộ chỉ huy tối cao ở Đức sẽ do các tư lệnh quân Đồng minh ở Đức đảm nhiệm trên từng khu vực của mình. Tuyên bố giải giáp toàn bộ lực lượng vũ trang của Đức cũng như toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng; cải cách cơ cấu chính trị của Đức theo hướng dân chủ, giải tán Đảng quốc xã, Hội nghị cũng ra quyết định chuyển giao Kengisberg (Kaliningrad) và vùng phụ cận cho Liên Xô.

        Số phận của hạm đội Đức đã được quyết định theo đề nghị  củạ Stalin.

        Thú vị nhất có lẽ là sự kiện diễn ra ngày 25 tháng 7 khi tuyên bố tạm nghỉ do Churchill phải quay về nước. Churchill đề nghị Truman thông báo cho Stalin biết các thông tin về bom nguyên tử của Mỹ trước khi ông ta rời hội nghị. Churchill rất muốn biết phản ứng của Stalin trước thông tin này. Truman bước đến gần Stalin khi mọi người đã rời khỏi phòng, và khi đi ngang qua Stalin, Truman nói với phiên dịch Paplôp:

        - Ở nước Mỹ chúng tôi đã sản xuất được loại bom mới với sức công phá rất lớn.

        Stalin không có phản ứng gì khi nghe thông tin này. Ông không nói một câu nào. Sau này báo chí đã mô tả lại là lúc ấy, Churchill nhìn rất kỹ khuôn mặt Stalin, cố quan sát phản ứng của ông, nhưng vẻ mặt Stalin lạnh băng không có phản ứng gì.

        Khi ra đến ô tô, Churchill hỏi Truman:

        - Stalin có phản ứng gì không?

        - Ông ta không hỏi một câu nào.

        - Theo tôi, hình như ông ta không hiểu ông định nói gì.

        Tuy nhiên, Stalin hiểu rất rõ ý Truman muốn nói cái gì.

        Giucốp đã kể lại:

        “I. Stalin kể lại cho tôi và Molotốp về câu nói của Truman và Molotốp nói ngay:

        - Họ tự đề cao mình.

        Stalin cười:

        - Hãy để cho họ cao hứng. Ngay hôm nay cần nói chuyện với Kurchatốp (Tổng công trình sư tên lửa Nga) để tăng tốc độ công việc. Tôi hiểu là ông ta đang nói về bom nguyên tử”.

        Ngài thủ tướng sẽ rất bất ngờ, nếu ông ta biết được ý nghĩ thực của Stalin lúc đó, rõ ràng là Stalin đã lừa được đối thủ của mình - Stalin không những chỉ hiểu là câu chuyện đang nói về cái gì, mà ông ta có đầy đủ thông tin về các vụ thử bom hạt nhân của Mỹ do tình báo Nga lấy được.

        Đã từ lâu, Stalin quan tâm đến vấn đề chế tạo bom hạt nhân. Trước chuyến đi đến Berlin, ông đã đọc một báo cáo quan trọng về vấn đề này - Stalin đã yêu cầu nghe kỹ về các tài liệu của Kurchatốp - Tôi muốn giới thiệu với độc giả về tài liệu này để chứng minh tầm hiểu biết rộng của Stalin về mọi việc, thậm chí ông biết cả thời điểm người Mỹ tạo ra bom nguyên tử mà Truman định dọa ông.

        Sự xuất hiện của bom nguyên tử đã đưa đến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự, các học thuyết quân sự buộc phải thay đổi.

        Sau ngày 24 tháng 7, khi người ta vừa phát biểu hùng hồn về giữ vững ổn định ở châu Âu, ngay từ Postdam Tổng thống Mỹ đã ra mệnh lệnh: “Sau ngày 3 tháng 8, khi thời tiết cho phép thực hiện chuyến bay bằng mắt của máy bay ném bom, thì trung đoàn không quân số 509 thuộc quân đoàn không quân số 20 thực hiện phi vụ thả bom đặc biệt vào một trong các mục tiêu sau: Hirôsima, Kocura, Nigata, Nagasaki”.

        Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời tiết đã cho phép và vào lúc 8 giờ 15 phút 2 giây, Hirôsima đã bị xóa sạch khỏi trái đất!

        Ngày 9 tháng 8, lúc 11 giờ 8 phút, thời tiết cho phép và không quân Mỹ đã thực hiện phi vụ thứ hai xuống Nagasaki!

        Khả năng tàn phá lớn của loại vũ khí này đã kích động chủ nhân của nó. Chỉ sau 3 tháng, sau khi tại hội nghị Postdam người ta nâng cốc chúc mừng tình hữu nghị và vì nền hòa bình trên trái đất thì ở Oasintơn, người ta đã lên một kế hoạch để Mỹ và Anh sẽ dùng bom nguyên tử oanh tạc 20 thành phố của Liên Xô, bao gồm: Moxcơva, Lêningrad, Gorki, Kuibưxép, Xverloxkơ, Nôvôxibirxcơ, Omxkơ, Xaratốp, Kadan, Ba Cu, Tasken, Cheliabinxcơ, Tbilixi, Grodơnưi...

        Kỷ nguyên bom nguyên tử đầy bi kịch đối với loài người đã bắt đầu như vậy.

        Tôi cho rằng cần phải giới thiệu với độc giả về một sự kiện rất quan trọng liên quan đến sự chế tạo bom nguyên tử của chúng ta và vai trò của Stalin trong vấn đề này.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:58:00 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:19:44 pm »

        
STALIN THÁO NGÒI BOM NGUYÊN TỬ MỸ

        Câu chuyện của tôi kể về những sự kiện của thời kỳ đó được sưu tầm từ nhiều nguồn, trong đó có các tài liệu do Cục tình báo quốc gia cho phép sử dụng.

        Việc nghiên cứu nguyên tử và năng lượng nguyên tử bắt đầu ở nhiều nước. Tại Nga, ngay từ năm 1914 và 1921 đã bắt đầu nghiên cứu về vật lý nguyên tử. Từ năm 1933, ủy ban quốc gia về nguyên tử được thành lập do I. Kurchalốp đứng đầu.

        Ý tưởng về chế tạo bom hạt nhân xuất hiện trong thời gian đại chiến thứ hai ở Anh, Đức, Mỹ. Chính Mỹ là nước thúc đẩy việc chế tạo bom nguyên tử nhanh nhất. Để án này ở Mỹ núp dưới tên dự án “Manhattan”, Giám đốc dự án là Đại tá kỹ sư Lexli Grobxơ. Ông ta tốt nghiệp Học viện quân sự Vext Point và chính ông ta là người đã xây dựng Lầu Năm Góc.

        Tôi đã từng có mặt ở Lầu Năm Góc - Đây là một công trình kiến trúc tuyệt vời với kiến trúc 5 cạnh (Pentagon theo tiếng cổ Hy Lạp là hình 5 cạnh). Các tòa nhà có 5 tầng và tất cả có 5 tòa nhà - Đường đi lối lại, hành lang rất dễ nhầm lẫn. Người Mỹ đã có chuyện tiếu lâm là có một anh chàng trung sĩ mang công văn vào tòa năm góc, anh ta bị lạc hết tầng này sàng tầng khác và khi ra khỏi được thì đã mang quân hàm trung tá.

        Mùa thu 1942, người ta đã nói với Grobxơ:

        - Lãnh đạo các nhà khoa học sẽ khó hơn lãnh đạo các binh sĩ, chúng tôi sẽ phong quân hàm tướng cho anh để có uy tín trong lãnh đạo.

        Trong nhóm do Grobxơ lãnh đạo có các nhà khoa học nổi tiếng như: Robert Oppengeimer, Ninbor, Enrico Phermi... Trong một thời gian rất ngắn Grobxơ đã tạo nên trong thung lũng sông Tennesi thành phố Ok-Ridgiơ với 80 ngàn dân. Các thí nghiệm lý thuyết được tiến hành ở các trường đại học Hayard, Prinstona và Berkley.

        Mùa xuân năm 1943 các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm được tập hợp lại ở một khu vực cách ly với 150 ngàn người làm việc, chính phủ Mỹ không tiếc tiền để nghiên cứu, vì biết rằng nếu thành công họ sẽ làm bá chủ thế giới.

        Tôi phải nói nhiều về Grobxơ và các thành tựu của ông ta, vì rằng khi ông ta đã đạt được nhiều kết quả và cơ sở nghiên cứu của ông ta đã chạy hết công suất, thì lúc đó quân Đức đang bao vây Moxcơva, và để tìm ra một con người kiệt xuất biết bắt đầu từ con số không để có thể đuổi kịp được bộ máy của Grobxơ đang chạy hết công suất thì đó chỉ có thể là Kurchatốp đầy tài năng.

        Người Mỹ đã thiết lập nên một hệ thống rất phức tạp và đủ mạnh để ngăn cản rò rỉ thông tin và tình báo quân sự. Nhưng tình báo quân sự của chúng ta đã làm được nhiều điều thần kỳ.

        Thông tin đầu tiên mà Cục tình báo quốc gia nhận được từ London, là năm 1941: người Anh đã bắt đầu công việc chế tạo bom hạt nhân, có sức hủy diệt lớn. Tháng 12 năm 1941, cơ quan tình báo của Hồng quân từ London nhận được thêm báo cáo về lò luyện Uran.

        Tháng 1 năm 1942 lại một báo cáo mật nữa với 150 trang mô tả về quá trình làm việc của các nhà vật lý Anh. Ngày 7 tháng 5 năm 1942, Cục tình báo quyết định gửi báo cáo này cho lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện sĩ M. Ebđôkimốp để họ cho các nhận xét chuyên môn về lĩnh vực làm giàu Uran.

        Sau đó một tháng, ngày 10 tháng 6 năm 1942, Viện sĩ V. Phlôpin trả lời như sau:

        “Để trả lời câu hỏi ngày 7 tháng 5 năm 1942 của đồng chí, chúng tôi xin thông báo rằng Viện Hàn lâm không hề nhận được các số liệu về quá trình làm việc của các phòng thí nghiệm nước ngoài để sử dụng năng lượng được giải phóng trong quá trình phân hủy Uran. Vì rằng trong những năm gần đây trên các tạp chí chuyên ngành hầu như không công bố các tài liệu này. Điều này chứng tỏ rằng công việc này rất có ý nghĩa và được bảo mật chặt chẽ...”.

        Tuỳ viên quân sự Nga ở Anh và lãnh đạo nhóm tình báo ở London được giao nhiệm vụ theo dõi và thu thập thông tin về vấn đề Uran.

        Cuối tháng 10 năm 1940, Viện sĩ Kurchatốp được điều từ Kadan về Moxcơva cùng với Viện nghiên cứu hạt nhân Uran của Lêningrad. Ông được X. Kaphtanốp trao cho tập tài liệu do tình báo thu thập được từ Anh để phân tích.

        Tại Moxcơva, Kurchatốp được bố trí một căn hộ tại khách sạn Moxcơva để làm việc với các tài liệu tình báo gồm 3 tập tài liệu, tập thứ nhất gồm 138 trang do tình báo nhận được từ ngày 17 tháng 8 năm 1942, tập thứ hai gồm 139 trang, còn tập thứ ba có 11 trang.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2019, 09:53:59 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:24:44 pm »


        Viện sĩ Kurchatốp nghiên cứu rất kỹ tài liệu trong hơn một tuần, sau đó ông lập tức báo cáo Molotốp, trong đó ông đã đưa ra 6 kiến nghị rất táo bạo so với thời điểm lúc đó, sau đây là một số kiến nghị:

        “1. Trong lĩnh vực nghiên cứu Uran, khoa học Xô Viết bị lạc hậu khá nhiều so với khoa học Anh và Mỹ, hiện nay có rất ít cơ sở để tiến hành thí nghiệm.

        2. Ở Liên Xô vấn đề Uran vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, trong khi ở Anh và Mỹ đã được nghiên cứu từ trước chiến tranh...

        3. Do việc đạt được các kết quả về vấn đề này đòi hỏi vượt qua các khó khăn to lớn, hơn nữa do việc xuất hiện loại vũ khí hủy diệt này là không tránh khỏi, vì vậy cần triển khai ngay ở Liên Xô các nghiên cứu về vấn đề Uran và tập hợp các nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực này. Trong số các nhà khoa học đang nghiên cứu về Uran có A. Alikhanôp và nhóm của ông ta, giáo sư Kharitônốp, giáo sư Kikoina, giáo sư Alexandrôp A, giáo sư A, Salnhicốp...

        4. Để lãnh đạo một công việc rất lớn và phức tạp như vậy, đề nghị thành lập một Ban đặc biệt thuộc ủy ban quốc phòng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của đồng chí, trong đó có thể có cả Viện sĩ A. Iôphe, Viện sĩ Kapisa. p và Viện sĩ N. Xêmênốp”.

        Báo cáo của Kurchatốp gửi ngày 27 tháng 11 năm 1942.

        Đây là báo cáo đầu tiên liên quan đến công trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Molotốp sau khi đọc báo cáo lập tức đề chuyển đồng chí Stalin. Stalin ra lệnh tập hợp ngay các nhà khoa học hạt nhân. Lúc đó có nhiều người trong số họ đang chiến đấu ở mặt trận. Do vậy, đến gặp Stalin chỉ có các nhà khoa học già, trong số đó có A. Iôphe và V. Vernadxki.

        Stalin rất giận nói:

        - Đấy, thiếu úy kỹ sư Phlêrốp viết từ mặt trận về rằng cần phải nhanh chóng chế tạo bom nguyên tử, vậy mà các anh, các nhà khoa học đáng kính lại im lặng! Cần bao nhiêu thời gian và bao nhiêu tiền để chế tạo bom hạt nhân? Stalin ra câu hỏi cho các nhà khoa học.

        Viện sĩ A. Iôphe đánh bạo trả lời:

        - Giá trị của nó tương đương với cái giá của cả cuộc chiến tranh này, còn thời gian thì chúng ta bị chậm vài năm.

        Nhưng Stalin hiểu rằng, vấn đề không chỉ là có chế tạo được bom hạt nhân hay không? Mà là chiến thắng hay thất bại của cuộc chiến tranh, đó là số phận của một quốc gia. Stalin đã quả quyết. Ông nói với Bêria:

        - Anh hãy đích thân nắm lấy sự kiểm soát vấn đề này và chịu trách nhiệm về nó.

        Và như vậy, đã bắt đầu kỷ nguyên nghiên cứu hạt nhân của chúng ta - Và thời điểm đó là ba năm trước khi Truman và Churchill muốn đưa thông tin về bom hạt nhân để dọa Stalin tại Postdam.

        Các chiến sĩ tình báo của chúng ta đã làm việc rất tốt trong 3 năm. Họ thường xuyên gửi về Moxcơva các tài liệu tình báo về các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. ở trong điện Kremli có một căn phòng, và ở đó chỉ có một mình Kurchatốp được tiếp xúc với tài liệu mật.

        Vậy ai là người tìm được bí mật từ trường đại học Birmingham, ai là người tiếp xúc với các nhà vật lý Anh và Mỹ để nhận các tài liệu tình báo về vũ khí hạt nhân? Tên tuổi của Klauxa Phukxơ - nhà khoa học tài năng làm việc ở Mỹ dưới sự lãnh đạo của nhà vật lý tên tuổi Oppengeimer bây giờ đã trở thành nổi tiếng. Ông ta nổi tiếng còn bởi vì ông là một trong số các điệp viên quan trọng nhất của tình báo Xô Viết. Ngày nay chúng ta không biết chính xác, ai đã giới thiệu để Klauxa Phukxơ hợp tác với tình báo Nga.

        Con đường dẫn ông ta đến với vật lý hạt nhân rất phức tạp, nhưng ông ta có khả năng phi thường và điều đó làm ông ta trở thành một trong mười nhà vật lý nổi tiếng nhất thế giới. Ông bắt đầu con đường khoa học từ năm 1930, khi còn học ở trường đại học Lepzics - Ngay từ lúc đó ông đã trở thành đảng viên Xã hội, và sau đó là đảng viên Cộng sản Đức.

        Khi Hitle ra lệnh cấm các đảng cánh tả hoạt động thì Phukxơ bị bắt giam vào sở Gestapô - Tháng 9 năm 1933 ông đã bỏ trốn sang Anh và làm quen với Iuri Kuchinxki, giáo sư cũ của trường Đại học Berlin và có lẽ chính Kuchinxki đã giới thiệu Phukxơ làm quen với cán bộ tình báo Xô Viết, đó chính là tùy viên quân sự, đại tá X. Kremmer. K. Phukxơ đã bắt đầu cuộc đời hoạt động tình báo như vậy. Ông đã trao cho Kremmer khoảng 200 trang tài liệu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:55:17 pm »


        Tháng 6 năm 1942, Kremmer rời London. Thay cho anh ta là một nữ điệp viên, một quý bà người Anh, mà trong hệ thống tình báo Nga có tên gọi là “Xônhia” - Năm 1932, “Xônhia” hoạt động trong nhóm của Rihard Dorgiơ. Tại Thượng Hải, Rihard Dorgiơ đã làm quen với nhà báo, nhà văn Mỹ này. “Xônhia” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tình báo ở Trung Quốc, Ba Lan, Thụy Sỹ và tháng 2 năm 1941, cô tới London.

        Một ngày chủ nhật, tháng 10 năm 1942, cô ta tới Birmingham và tìm gặp Phukxơ để thiết lập đường dây. Ngay lần gặp đầu tiên ông đã trao cho “Xônhia” 85 trang tài liệu. Lần gặp sau đó, Phukxơ thông báo ông và một số nhà khoa học khác sẽ chuyển sang Mỹ để hợp tác với các nhà khoa học Mỹ.

        D. John là một nhà tình báo nổi tiếng, ông đã có công lôi kéo được 20 điệp viên rất quý trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Rất nhiều trong số họ đã công tác hơn 30 năm với tình báo Xô Viết và không có ai bị lộ. Các tin tức tình báo của ông mang lại khoản lợi cho nước Nga hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ông xứng đáng được gọi là “Viên kim cương của Stalin”.

        D. John chính là chiến sĩ tình báo Hồng quân Yan Trernhắc - ông đã từng học ở Paris và Berlin. Từ năm 1930 ông bắt đầu làm việc cho tình báo Nga. Ông hoạt động trong hầu khắp các nước châu Âu, mà chưa một lần bị lộ, thu được rất nhiều tin tức quý báu về hệ thống pháo binh, không quân, đã chuyển cho “Trung tâm” đến 12-500 trang tài liệu và 60 mẫu khí tài quân sự.

        Giữa năm 1942, ông nhận nhiệm vụ đến Anh và làm quen với các nhà khoa học vật lý. Chính là tại Anh, ông đã làm quen với nhà vật lý Allant Nann May. May là một nhà vật lý nổi tiếng - năm 1936 ông nhận học vị tiến sĩ vật lý - Tháng 4 năm 1942 ông được mời tham gia phòng thí nghiệm ở Cayenditz để nghiên cứu về Uran.

        D. John nhanh chóng tìm được “tiếng nói chung” với May và thuyết phục ông ta là cần phải giúp đỡ các nhà vật lý Xô Viết trong việc chế tạo bom hạt nhân. May đồng ý là phải giúp để các nhà vật lý Xô Viết đuổi kịp các nhà vật lý Đức. D. John đã nhận được rất nhiều tài liệu về các hướng nghiên cứu khác nhau đối với Uran của trường Đại học Cambridgiơ. D. John đã nhận được tất cả là 130 trang tài liệu. Sau đó, May cùng nhóm của mình được chuyển sang Montreal Canada và sau đó hai người không gặp lại nhau nữa... Tại Canada, một chiến sĩ tình báo Xô Viết khác là Thượng úy P. Angelốp đã nối lại liên lạc với May và tại đây May đã trao cho Angelốp các tài liệu nghiên cứu của nhà bác học Mỹ E. Pherme về phản ứng của Uran, mô hình hóa học và mẫu Uran 235. Với tổng khối lượng là 162mmgs, mẫu Uran này được trung tá p. Motinốp chuyển về Moxcơva.

        Tháng 6 năm 1945 “Alek” (biệt danh của May) đã chuyển cho Angelốp báo cáo về công việc chế tạo bom nguyên tử, trong đó thông báo là chính phủ Anh quyết định sẽ chế tạo bom nguyên tử riêng của mình mà không phụ thuộc vào Mỹ, nhưng phía Mỹ đã nắm tất cả bí mật về bom nguyên tử và không muốn chia sẻ cùng ai.

        Trong báo cáo này, A-May mô tả các nguyên lý phản ứng của bom hạt nhân, cách làm giàu Uran và mẫu Uran 235 đã được gửi cho “nguyên soái Liên Xô, đồng chí Bêria” vào ngày 11 tháng 6 năm 1945.

        Tại sao Cục tình báo quốc gia lại gửi tài liệu cho “nguyên soái Bêria”? Đây chính là theo lệnh của Stalin, ông đã ra lệnh mọi tài liệu của “để án số 1” đểu tập trung cho Bêria.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 11:58:54 pm »


        Ngày 10 tháng 4 năm 1945, một thành viên của nhóm tình báo ở Canada là trung úy Gudencô đã đào tẩu và mang theo các tài liệu bí mật của nhóm tình báo. Lẽ tất nhiên các tài liệu này đã rơi vào tay CIA và người Mỹ đã hiểu rằng các bí mật về bom nguyên tử của mình đã bị tình báo Xô Viết lấy được. Nhưng “Alek” là ai thì họ không biết được, Giám đổíc Cục tình báo Mỹ ra lệnh bằng mọi cách phải tìm xem kẻ có mật danh “Alok” là ai. Rất đáng tiếc là trong một cuộn băng lưu trữ mà kẻ phản bội đã nộp cho CIA có nói rằng “Alek” sẽ đến nước Anh. Đây là một mắt xích rất quan trọng và cơ quan phản gián Mỹ, Anh và Canada đã lần tìm ra “Alek” chính là tiến sĩ vật lý Alant Nann May. Tình báo viên ở Canada N. Dabôchin đã bị thủ tiêu - Điều này làm Stalin rất tức giận vì như vậy - xuất hiện nguy cơ không chỉ với các chiến sĩ tình báo - có thể cắt đứt dòng thông tin về bom nguyên tử - Mà đây còn là vấn đề sống còn của đất nước! Chính vì vậy, Stalin đã ra lệnh tập trung mọi tài liệu vào tay Bêria. Trung tâm lập tức ra lệnh cho Yan Trernhắc không được xuất hiện ở London. Nhưng Giám đốc Cục tình báo Mỹ E. Guver không biết điều này, ông ta nóng lòng đón lõng để bắt được tên “điệp viên nguyên tử” của Nga. Tình báo Anh và Mỹ theo sát May ở London 24/24 giờ để chờ bắt quả tang khi May trao tài liệu cho tình báo Nga, nhưng ở London không ai đến gặp ông ta cả.

        Tuy không bắt được quả tang, nhưng cơ quan tình báo Anh vẫn gọi May lên thẩm vấn, trong một lần thẩm vấn người ta đưa ra câu hỏi:

        - Người Nga đã trả cho anh bao nhiêu?

        Ông ta trả lời:

        Tôi không lấy tiền.

        Điểu này trên phiên tòa được lấy làm chứng cứ cho là sự thừa nhận hoạt động tình báo và May bị kết án 10 năm tù giam vì tội “tiết lộ bí mật cho người không rõ tung tích”. Bây giờ thì chúng ta biết rằng kẻ không rõ tung tích đó chính là Trernhắc và P. Angelốp.

        Cục tình báo quốc gia quyết định phải hoàn tất công việc thu thập tình báo về bom hạt nhân bằng mạng lưới tình báo cài sâu trong các nước phương Tây - Tại Mỹ, một trong số họ là “Akhil”, đây là bí danh của A. Adahxơ, con người có số phận huyền thoại - Ông tốt nghiệp trường Đại học Tôronto Canada, làm việc trong các nhà máy ô tô của Ford, đã phục vụ trong quân đội Mỹ. Năm 1920, ông trở về Nga, làm giám đốc nhà máy ô tô Moxcơva, đã làm việc trong ngành công nghiệp hàng không. Từ năm 1935 là cộng tác viên của cơ quan tình báo Hồng quân và lãnh đạo nhóm tình báo ở Mỹ.

        Tháng 2 năm 1945, ông chiêu nạp được một nhà khoa học Mỹ mà Cục tình báo quốc gia đặt biệt danh là “Kemp”, và “Akhill” đã nhận được rất nhiều tài liệu nghiên cứu có giá trị từ "Kemp". ở cuộc gặp tiếp theo Adanxơ nhận được đến 2.500 trang, tài liệu mật để chụp lại.

        Vậy các tài liệu mà tình báo Nga thu thập được có ý nghĩa như thế nào? Xin dẫn ra một đoạn báo cáo của Kurchatốp:

        “Gửi đồng chí M. Pervukhin.

        Phó Chủ tịch Hội đồng dân ủy Liên Xô.

        Các tài liệu thu thập được có ý nghĩa rất to lớn và vô giá đối với nền khoa học và quốc gia. Bây giờ chúng ta đã có định hướng quan trọng cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo, chúng tạo cho chúng ta cơ hội bỏ qua một số giai đoạn phải nghiên cứu về Uran...

        ... Các tài liệu thu thập được buộc chúng ta phải xem lại một số vấn đề và xác lập 3 hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học Xô Viết.

        Cần phải nói rằng, các tài liệu này tạo ra khả năng về kỹ thuật đế giải quyết các vấn đề trong một thời gian ngắn hơn rất nhiều so với tính toán trước đây của chúng ta.

        Bức thư này gửi đồng chí và người giúp việc của đồng chí và sẽ phải tiêu hủy ngay bản nháp.

I. Kurchatốp - ngày 7 tháng 3 năm 1943"       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2019, 04:05:09 am »


        Kurchatốp tập trung vào giải quyết vấn đề xây dựng lò phản ứng hạt nhân và ngày 25 tháng 12 năm 1946 lần đầu tiên ở Liên Xô và châu Âu lò phản ứng có điều khiển phân tích Uran đã được xây dựng. Trong một thời gian rất ngắn, dưới sự lãnh đạo của Kurchatốp (và tất nhiên với sự chỉ đạo và quan tâm đặc biệt của Stalin) các nhà khoa học Xô Viết đã làm được một công việc vĩ đại. Ngày 6 tháng 11 năm 1947 đã có thể tuyên bố bí mật về bom hạt nhân đối với Liên Xô không còn tồn tại nữa!

        Lao động sáng tạo của các nhà khoa học đã được Stalin đánh giá cao. Chỉ trong một thời gian rất ngắn Viện sĩ I. Kurchatôp và A. Xakharốp đã ba lần được tặng thưởng Huân chương Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa, bốn lần được tặng giải thưởng quốc gia, một giải thưởng Lênin cho A. Alexandrốp, ba phần thưởng và một giải thưởng Lênin cho Iu.Kharitônốp, hai lần Anh hùng lao động cho A. Vinôgrađốp, Anh hùng lao động cho G. Phlerốp...

        Các phần thưởng cao quý này hoàn toàn là xứng đáng, nếu chúng ta biết rằng nó đã cứu nguy cho Tổ quốc chúng ta thế nào, khi chúng ta biết kế hoạch của Mỹ dự định tấn công hạt nhân Liên Xô bằng 300 quả bom hạt nhân vào 70 thành phố của Liên Xô theo kế hoạch được đặt mật danh là “Dronshot”.

        Tất cả các danh hiệu và phần thưởng cao quý cho những người chế tạo ra bom hạt nhân là hoàn toàn xứng đáng, nhưng không hiểu tại sao tôi cứ nghĩ về việc không hể thấy ánh hào quang của các Huân chương sao vàng trên ngực các chiến sĩ tình báo Xô Viết dũng cảm. Chính Kurchatốp đã nói: công tác tình báo bảo đảm 50% thắng lợi cho công việc chế tạo bom nguyên tử.

        Nhà vật lý Klanxơ Phukxơ đã chuyển rất nhiều tài liệu cho Liên Xô một cách vô tư năm 1949 đã bị tòa án Anh “tặng” cho 14 năm tù giam.

        Các chiến sĩ tình báo đã hoạt động ở Mỹ để thu thập tình báo về hạt nhân như A. Iaxơcốp, p.v. Barcốpxki, A. Pheklixơtốp thì mãi đến tận năm 1996 mới nhận được danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga.

        Còn chiến sĩ tình báo “Được mệnh danh là viên kim cương của Stalin” Yan. Trernhắc thì đến năm 1994, khi ông đã nằm trên giường bệnh mới được gắn Huân chương Sao vàng, chỉ trước khi ông qua đời vài ngày.

        Tôi đã gặp ông ta trong những ngày cuối cùng ở bệnh viện và rất tiếc là ông đã ra đi và mang theo biết bao huyền thoại về các chiến công tình báo, vì rằng ông không viết hồi ký. Một trong các chỉ huy tình báo đã nói: cái mà Yan Trernhắc làm được còn phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều lần nhân vật tình báo Stinlirdg trong bộ phim tình báo nổi tiếng “17 khoảnh khắc mùa xuân”.

        Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hirôsima (giết hại 100.000 người, làm bị thương 135.000 người).

        Ngày 9 tháng 8, Mỹ lại ném bom hạt nhân xuống Nakasaki. Mỹ sẽ sử dụng ưu thế nguyên tử để đạt được các mục đích quân sự và chính trị của mình. Với “cây gậy nguyên tử” của mình, Mỹ sẽ là lực lượng rất nguy hiểm cho nước Nga. Cần phải bằng mọi cách với thời gian ngắn nhất nắm được vũ khí nguyên tử.

        Ngày 18 tháng 8, Stalin cho triệu tập tất cả các nhân vật liên quan đến công việc này. Sau đó, đã ra nghị quyết số 9887 của Hội đồng quốc phòng Liên Xô về thành lập “ủy ban đặc biệt trực thuộc Hội đồng quốc phòng”.

        Trong ủy ban này có các nhà khoa học nổi tiếng như: Alikhanốp, Vanhicốp, Iôphê, Kapisa, Kikoin, Kurchatốp, Kharitonốp... Stalin giao cho Bêria trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ mạng lưới tình báo về vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, mới quan hệ của Bêria với các nhà khoa học không được suôn sẻ cho lắm.

        Stalin đã viết thư cho Viện sĩ Kapisa như sau:

        "... Thực lòng mà nói, đồng chí Bêria là một nhạc trưởng, anh ta có gậy chỉ huy trong tay, điều này không tồi, nhưng cây vĩ cầm số 1 lại chính là các nhà khoa học. Điểm yếu chủ yếu của đồng chí Bêria là tay cầm gậy chỉ huy mà không cảm nhận được âm hưởng của toàn bộ dàn nhạc - Anh ta quá tự tin. Tôi đã nói với anh ta: “anh không hiểu biết về vật lý, hãy để các nhà khoa học quyết định... Quan hệ của anh ta với các nhà khoa học làm tôi không yên tâm. Làm sao để các đồng chí lãnh đạo hiểu rằng trong công việc này vai trò hàng đầu là các nhà khoa học” - Đây là bức thư Stalin trả lời nhà bác học, ông đưa cho Bêria xem bức thư này và yêu cầu Bêria hãy khắc phục các yếu điểm của mình.

        Bêria đến gặp Kapisa ở trường đại học, tặng ông ta một khẩu súng săn rất đẹp. Bề ngoài thì Bêria đồng ý với các kiến nghị của nhà bác học, nhưng cứ từng ngày một ông ta “thổi vào tai” Stalin để thuyết phục rằng Kapisa là người không đáng tin cậy, có thể sẽ phản bội... Cuối cùng thì Stalin đồng ý đưa Kapisa ra khỏi ủy ban, nhưng nói:

        - Tôi sẽ đưa ông ta ra khỏi ủy ban, nhưng anh không được động đến ông ta, không bắt bớ, hỏi cung.

        Nhà bác học Kapisa đã sống lâu hơn Bêria, ông mất năm 1984 và hai lần nhận danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa.

        Ngày 29 tháng 8 năm 1949, lúc 6 giờ sáng, trên trường bắn thử nghiệm Xemipalatinxki, Liên Xô đã cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình.

        Như vậy, thế độc quyền hạt nhân của Mỹ đã bị triệt tiêu. Việc chế tạo thành công bom nguyên tử và tên lửa có đầu đạn hạt nhân đã củng cố nền quốc phòng cho Liên Xô.

        Lại một lần nữa, Stalin đã đạt được mục tiêu của mình -  Ông đã cứu không chỉ đất nước Nga vĩ đại, mà là cả loài người khỏi “cây gậy hạt nhân” của Mỹ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM