Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:04:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27708 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:28:55 am »


        Sau đó, Hitle đã bộc lộ cơn tức giận cuối cùng của mình, ông hét to sùi bọt mép, rằng tất cả đã phản bội ông, rằng dân tộc Đức là đồ bỏ đi và phản bội, rằng tất cả sẽ bị tiêu diệt cùng với ông. Hitle đã quyết định ở lại Berlin và sau đó đã tự vẫn.

        Nhưng khi bước vào phòng của mình, Hitle còn phải hoàn thành một công việc quan trọng nữa, đó là thỏa mãn yêu cầu của Eva Braun. Cô ta nói với Hitle:

        - Em không muốn rời khỏi thế giới này mà vẫn chỉ là tình nhân của anh. Em muốn là vợ của anh và muốn được rời khỏi thế giới này cùng với anh như là một người vợ chính thức.

        Và như vậy, trong hầm, dưới làn đạn pháo gầm rú đã diễn ra một sự kiện bi tráng. Hitle tuyên bố sẽ làm lễ kết hôn với Eva Braun, rằng sẽ tổ chức lễ cưới và tiệc cưới ngay dưới hầm. Lập tức mọi người đi tìm cha cố để chủ trì lễ kết hôn. Nhưng tìm đâu ra cha cố trong khói lửa chiến tranh này? Cuối cùng, Gơbbels đã tìm được trong số thuộc quyền của mình - sĩ quan Vanter Vagnher, thanh tra về tôn giáo. Viên sĩ quan này đã vội vã đến hầm ngầm và làm sứ mệnh của vị cha cố để làm lễ thành hôn nhưng vẫn mặc quân phục, vì lúc đó không thể tìm ra bộ quần áo cha cố.

        Hitle và Eva ký vào hôn ước - Eva lúc đầu viết Eva B..., nhưng sau đó lại gạch đi và viết họ mới của mình - Eva Hitle. Sau đó là bữa tiệc tối, bao gồm vợ chồng Gơbbels, hai thư ký của Hitle và đôi vợ chồng mới cưới.

        Sau lễ cưới này, ngày 29 tháng 4, các đơn vị quân đội Xô Viết đã chiếm được nhà ga Angaltxri và tiến dọc theo đại lộ Vinhelm, tiến đến trung tâm chỉ huy của đế chế. Tư lệnh lực lượng bảo vệ hầm trú ẩn Monke thông báo, rằng đang phải chống trả quyết liệt với các đơn vị quân Nga ở cự ly chỉ có 500m cách hầm ngầm - Boocman, Krebxơ và các sĩ quan cao cấp khác đã uống rất nhiều trong bữa tiệc cưới. Còn Hitle, lúc này đang đọc cho thư ký bản di chúc của mình. Đã có hai bản di chúc. Bản thứ nhất là “di chúc chính trị”, còn bản kia là “di chúc cá nhân”. Các sĩ quan ss đã gửi một bản copy cho nguyên soái Sernher, bản kia cho Đô đốc Đenits.

        Lúc 12 giờ ngày 29 tháng 4, Hitle đã triệu tập đến phòng mình Boocman, Gơbbels, Burgxdoph và Krebxơ cùng các sĩ quan tùy tùng. Lúc đó họ đã mất liên lạc với bên ngoài và không hể biết điều gì diễn ra ở trên mặt đất. Hitle cố gắng truyền đạt mệnh lệnh, nhưng không làm sao truyền đạt đến các đơn vị được. Ngày 30 tháng 4, Krebs báo cáo với Hitle rằng, quân Nga đã chiếm được quảng trường Tirgatent và Posdam và đã tiến đến sát cửa ngõ Bộ chỉ huy đế chế. Hitle vẫn chưa quyết định được thời khắc tự kết liễu.

        Cuối cùng, khi hiểu rằng sẽ không có lối thoát nào và rằng sẽ bị quân Nga bắt sống, ông ta đã quyết định bước cuối cùng của cuộc đời. Đầu tiên, Hitle tẩm thuốc độc vào thức ăn để kết liễu chú chó yêu của mình tên là Blondy và con của nó. Thuốc độc ngâm rất nhanh và chú Blondy nhanh chóng ra đi. Đứng sau cánh cửa quan sát cảnh tượng này là Boocman, Gơbbels, Akxman, Giunsơ... Họ đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị 200 lít xăng để thiêu xác vợ chồng Hitle...

        Khoảng 4 giờ 30 phút chiểu ngày 30 tháng 4, họ đã mở cửa phòng Hitle và nhìn thấy cảnh tượng như sau: Hitle nằm trong một góc phòng, sau tay ghế divant, còn Eva Braun thì ngồi một góc khác với khuôn mặt trắng bệch, cả hai đều đã chết.

        Trên các trang báo lúc đó đã đăng tin là Hitle đã tự bắn vào mình. Đây chính là cố gắng cuối cùng muốn tạo ra hình ảnh tự vẫn kiểu hiệp sĩ của Hitle, nhưng thực ra, ông ta không tự bắn vào mình, cũng không ai khác giúp ông ta việc đó. Cạnh chân Hitle là ống thuốc độc - và không thấy một vỏ đạn nào.

        Sĩ quan cận vệ Linger và bác sĩ Stumpphege bọc xác Hitle vào trong một cái chăn quân dụng và cùng các sĩ quan bảo vệ khiêng xác Hitle qua cửa dự bị ra ngoài vườn ở cạnh hầm chỉ huy, sau đó xác của Eva cũng được khiêng ra trong lúc các làn đạn pháo của Hồng quân đang bắn vào các tòa nhà và khu phố xung quanh.

        Xin dẫn ra một đoạn hồi ký của chính lái xe riêng cho Hitle - Erich Kemki với tiêu đề “Tôi đã thiêu xác Hitle”. Mặc dù những dòng này cả thế giới đã biết, ở đây, theo tôi những dòng này thể hiện đoạn cuối của một số phận, một con người mà đã từng có lúc muốn làm bá chủ cả thế giới và cuối cùng đã kết thúc số phận của mình một cách thảm hại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:31:41 am »


        ... “Tôi đã tưới xăng lên cả hai xác chết. Quần áo của họ ngấm xăng rất nhanh, đạn pháo vẫn cày đất xung quanh, cố trấn tĩnh, cảm giác sợ sệt, tôi cố gắng mở từng can xăng ra, đạn pháo quá ác liệt, đến mức chúng tôi không dám ló ra khỏi hầm. Lúc đó, đứng cạnh chúng tôi ở cửa hầm là tiến sĩ Gơbbels, tiến sĩ Stumpphegge, xung quanh như địa ngục.

        Làm thế nào để bật được lửa? Tôi đã quyết định không dùng cách sử dụng lựu đạn. Rất ngẫu nhiên tôi chú ý đến một đống vải nằm cạnh cửa hầm - Giumse kéo chúng ra và chụm vào tàn lửa của đạn pháo. Tôi mở nắp can xăng và tưới lên đống vải. Tiến sĩ Gơbbels kêu lên “diêm đây!”, và rút nó từ trong túi ra đưa cho tôi. Tôi bật quẹt diêm và ném vào đống vải, đám lửa bốc cao trùm lên hai cái xác. Chúng tôi căng mắt đứng nhìn thi thể hai người đang bốc cháy. Trong một giây, đám lửa bùng lên rất cao và bốc lên một luồng khói đen. Nó vẽ lên trên nền kinh thành đang bốc cháy một cảnh tượng thật đáng sợ”.

        Tôi cho rằng cần phải nói lên một số đặc điểm của trận chiến ở Berlin. Đây là trận quyết định của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nó kết thúc các mâu thuẫn quân sự - chính trị giữa Liên Xô và chủ nghĩa phát xít Đức.

        Chiến dịch Berhn - là chiến dịch đầu tiên mà ngay từ khi xây dựng đã tính đến cả lực lượng của Hồng quân và lực lượng của quân Đồng minh. Nhưng lại không có sự phối hợp tác chiến như lúc quân Đồng minh đổ bộ lên đất Pháp hay ở chiến dịch “Bagrachion”. Trong chiến dịch Berlin, nhiệm vụ của quân Đồng minh là cản phá không cho quân Nga chiếm được Berlin và họ đã chuyển từ Đồng minh thành lực lượng cạnh tranh, lực lượng đối lập.

        Khi quyết định đẩy nhanh tốc độ chiếm Berlin, Stalin đã đốc thúc các nguyên soái, nhưng như thực tế đã chỉ ra sau này điều đó tạo ra không chỉ các kết quả tích cực, mà còn có cả các kết quả tiêu cực.

        Giucốp đã tỏ ra vội vàng và kèm theo đó là các hy sinh, tổn thất không cần thiết. Vâng, và cả Cônhép cũng đốc thúc các đơn vị của mình mà không tính hết các tổn thất, làm sao chỉ để tiến nhanh trước Giucốp.

        Đó chính là một trong những đặc điểm của chiến dịch Berlin, khi nó không nâng cao uy tín của các vị thống soái chỉ huy - Stalin, Giucốp, Cônhép, bởi vì do tính tự trọng quá cao họ đã không tính hết giá của những hy sinh tổn thất.

        Nhưng sự thật không hoàn toàn như một số tác giả khi khẳng định rằng Giucốp không thương tiếc binh sĩ, thúc họ tiện lên để đuổi kịp Cônhép bằng bất kỳ giá nào. Không, Giucốp không bao giờ là con người ích kỷ như vậy! Tất nhiên, đã có một chút ghen tỵ, nhưng nguyên soái hiểu rất rõ, rằng không thể giải quyết bằng sự vội vã, bằng số lượng đơn thuần. Sự tính toán tỉnh táo, nắm rất sâu tình huống cụ thể, đó là cách mà Giucốp dùng để chỉ huy phương diện quân trong thi đua với các phương diện quân bạn.

        Khi phê phán Giucốp trong việc tung các quân đoàn xe tăng ra quá sớm trong chiến dịch Berlin không biết tại sao người ta lại quên mất việc đánh giá đúng đặc điểm phòng ngự của quân địch ở khu vực này. Phương diện quân của Giucốp phải đánh “vỗ mặt” vào chính diện tuyến phòng thủ, vì vậy, không có đủ không gian để cơ động, vì từ sông Oder đến Berlin có rất nhiều tuyến phòng ngự chiến thuật dày đặc của quân địch theo đúng nghĩa kinh điển của nó. Sau khi một tuyến phòng ngự bị phá vỡ thì lại có một tuyến mới và càng vào trong thì càng dày đặc.

        Giucốp với tài năng chỉ huy của mình hiểu rất rõ điều đó và ông đã quyết định tung quân đoàn xe tăng ra không theo quy luật bình thường để tiêu diệt chủ lực quân địch ngay ở tuyến phòng ngự đầu tiên. Ông quyết định tung toàn bộ lực lượng để bằng mọi cách tiêu diệt quân địch ngay từ bên ngoài khoảng trống của chiến trường! Khi đó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với phải chiến đấu trong pháo đài Berlin. Nếu quân địch không bị tiêu diệt với số lượng lớn ở cao điểm Deelopxki mà tổ chức lại tuyến phòng ngự trên các đường phố của Berlin thì sự phòng ngự có thể kéo dài vài tháng, giống như đã từng xảy ra ở Stalingrad. Giucốp đã tiêu diệt phần lớn sinh lực của địch bằng các đòn đánh mạnh từ ngoài chiến trường và như vậy chỉ còn lại các tốp tàn quân lùi về phòng ngự trong thành phố Berlin. Trong hai tuần chỉ tiến được 60km dọc theo tuyến phòng thủ, trong khi chỉ vài ngày là giải quyết xong việc chiếm trung tâm của cỗ máy chiến tranh khổng lồ như Berlin! Rõ ràng đây là chiến thắng của tính toán chiến luợc và chiến dịch tuyệt vời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:35:14 am »


        Rất nhiều năm sau, người ta vẫn còn tranh luận về chủ đề này, một số phê phán rất nhiều khiếm khuyết của chiến dịch Berlin, một số khác thì chỉ nhấn mạnh mặt thành công. Rõ ràng là cả hai khuynh hướng đều chịu sức ép của một trào lưu chính trị nào đó mà quên mất là họ phải tuân theo tính trung thực của lịch sử khi bình luận về một sự kiện vĩ đại như chiến dịch Berlin. Việc đưa ra các chính kiến mang tính cá nhân sẽ đẩy vấn đề mà họ đang tranh luận từ tính khoa học của lịch sử biến thành công cụ tuyên truyền kiểu lá cải, nhỏ nhen mà như chúng ta đã biết là rất giả dối, bẩn thỉu và vô nguyên tắc.

        Rất tiếc là “làn sóng chính trị này” đã lôi kéo theo cả một số nhà khoa học có học vị hẳn hoi và đến bây giờ các cuốn sách của họ vẫn còn nằm trên các giá sách. Một số thì quá nhấn mạnh dường như sự tổn thất là rất lớn trong chiến dịch Berlin mà không tính đến các đặc điểm của chiến dịch.

        Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh, toàn bộ các phương diện quân tiến hành các trận đánh trong một thành phố rộng lớn, thông thường khi một điểm dân cư lớn nằm trên tuyến đường tiến quân thì các binh đoàn sẽ vòng tránh điểm này. Một chiến dịch mà toàn bộ mặt trận diễn ra trong một thành phố là chưa từng có.

        Chiến dịch Berlin là chiến dịch cuối cùng, quân Hitle quyết tử bảo vệ nó, không còn chỗ nào để lùi nữa! Đặc điểm này rõ ràng mô tả đầy đủ tính ác liệt của trận chiến. Chỉ có thể so sánh được với chiến dịch Moxcơva khi quân ta tử thủ bảo vệ thủ đô, hay chiến dịch Stalingrad.

        Không hiểu sao, một số tác giả hiểu và đánh giá đúng sự kiên cường phòng thủ của chúng ta ở Moxcơva và Stalingrad mà lại coi nhẹ tính quyết liệt của quân Đức trong chiến dịch Berlin, mà đây lại là yếu tố chủ yếu gây ra sự tổn thất khá lớn của chiến dịch.

        Tất nhiên, đã có những sai lầm và thiếu sót trong chỉ huy chiến dịch: sự trục trặc khi tấn công vào cao điểm Deelốpxki, việc chưa thống nhất trong đánh giá hiệu quả dùng đèn pha chiếu, tất nhiên ai cũng mong không có một sự hy sinh trong chiến dịch cuối cùng, vì chiến thắng đã đến gần. Rất đáng tiếc và khó giải thích về bất cứ sự hy sinh nào của các sĩ quan và binh lính, những người đã trải qua cả một cuộc chiến tranh đầy gian khổ.

        Tuy nhiên, tình cảm ủy mị chỉ có trong các tiểu thuyết, chiến tranh vẫn là chiến tranh, và không có sự hy sinh mất mát thì chiến tranh không thể giải quyết được.

        Ở đây, rõ ràng là chủ nghĩa anh hùng của các sĩ quan và binh lính Xô Viết, họ lao vào tấn công trong những ngày cuối, thậm chí là trong những giờ khắc cuối cùng của chiến tranh. Điều đó quả thật là không đơn giản!

        Đặc điểm cuối cùng, đó là chiến dịch này diễn ra trong một thời gian rất ngắn - Chiến dịch Moxcơva và Stalingrad diễn ra trong vài tháng, còn chiến dịch Berlin chỉ kéo dài có chín ngày. Ngày 21 tháng 4, các đơn vị tiến vào khu vực của thành phố, mà 21 giờ 50 phút ngày 30 tháng 4, trung sĩ Egôrốp và hạ sĩ Kantaria đã cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức và Tư lệnh quân đoàn 3 - Tướng Kudơnhexốp đã báo cáo Giucốp:

        - Trên nóc nhà quốc hội Đức là lá cờ đỏ. Hoan hô! Thưa đồng chí nguyên soái.

        Và Giucốp trả lời rất phấn kích:

        - Đồng chí Kudơnhexốp yêu quý! Xin chúc mừng đồng chí và các chiến sĩ của đồng chí với chiến thắng vĩ đại! Chiến công lịch sử này của các đơn vị sẽ không bao giờ bị quên lãng và nhân dân Xô Viết mãi ghi nhớ!

        Tuy nhiên, đối với I. Cônhép và các đơn vị của ông thì đây chưa phải là chiến dịch cuối cùng. Vào thời điểm, khi các đơn vị tiến về phía tây nam Berlin để hội sư với các đơn vị của phương diện quân Bêlôrutsia 1 đang tấn công ở phía tây bắc Berlin thì I. Cônhép nhận được điện thoại từ Moxcơva, Stalin ở đầu dây:

        - Xin chào đồng chí Cônhép.

        - Xin chào đồng chí Stalin, chúc mừng đồng chí nhân ngày 1 tháng 5!

        - Tôi cũng chúc đồng chí, công việc của đồng chí thế nào, chắc là đang ăn mừng ở Berlin?

        - Công việc tốt, thưa đồng chí Stalin.

        - Rất tốt. Hãy chuyển lời chúc mừng đến các đơn vị của đồng chí.

        Stalin im lặng một lúc.

        - Hãy nghe đây đồng chí Cônhép, chắc đồng chí biết ở Praha đang chuẩn bị khởi nghĩa?

        - Không! Thưa đồng chí Stalin.

        - Cần phải giúp đỡ người anh em của chúng ta, tôi muốn chính đồng chí là người vào giải phóng thủ đô Tiệp Khắc, đồng chí có hiểu không?

        - Rỗ, thưa đồng chí Stalin, thế còn Malinôpxki...

        - Sao lại có Malinốpxki ở đây? - Stalin hỏi.

        - Tôi muốn nói là chúng tôi ở gần Praha hơn Malinốpxki, Cônhép nhấn mạnh trọng âm ở câu cuối dường như muốn hỏi rõ về đơn vị bạn, lúc đó đang đóng ở gần và cũng rất muốn tiến vào Tiệp Khắc.

        - Tôi chờ kế hoạch chiến dịch tiến vào giải phóng Praha của đồng chí.

        Kế hoạch được hoàn tất trong vòng vài tiếng đồng hồ và ngay hôm sau được gửi về Moxcơva.

        Stalin điện cho Cônhép lúc nửa đêm và nói kế hoạch đã được thông qua, có thể tiến hành ngay, nhưng lưu ý:

        - Không được ném bom thành phố, cần bảo vệ được thành phố cổ kính khỏi sự tàn phá!

        Ngày 1 tháng 5, dân Tiệp Khắc biểu tình chống quân chiếm đóng và ngày 5 tháng 5 khởi nghĩa đã nổ ra ở Praha. Chính quyền thân phát xít và tư lệnh cụm quân “trung tâm” - Tướng Sernher quyết định dìm khởi nghĩa trong biển máu. Từ ba hướng các đơn vị còn lại của quân Đức tiến vào Praha. Quân khởi nghĩa dùng radio phát lời kêu cứu đến Hồng quân - sự ứng cứu này cần phải rất gấp - Trong vòng hai ngày rưõi các chiến sĩ xe tăng của quân đoàn 3 và 4 đã tiến hành một cuộc hành quân cấp tốc từ Berlin đến Đresdent và ngay lập tức tiến qua núi Rudna, tiêu diệt các đơn vị quân Đức và tiến vào Praha từ hướng đông bắc và tây bắc cứu nguy một trận “tắm máu” đầy bi kịch cho thành phố Praha đang khởi nghĩa như thành phố Vacxava.

        Rạng sáng ngày 9 tháng 5, các đơn vị xe tăng và bộ binh Xô Viết đã tiến vào thành phố Praha - thủ đô của Tiệp Khắc.

        Các lâu đài cổ kính của Praha được bảo toàn - còn người dân thì được cứu thoát khỏi sự tàn sát của phát xít.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:37:35 am »


SỰ ĐẦU HÀNG CỦA ĐỨC - CHIẾN THẮNG CỦA QUÂN ĐỘI XÔ VIẾT

        Các đơn vị quân đội Xô Viết đã tấn công rất quyết liệt quân Đức ở Berlin, buộc các tướng lĩnh Đức phải đề nghị đàm phán.

        Tín hiệu đầu tiên là lúc 3 giờ 50 phút sáng ngày 1 tháng 5, Tổng tham mưu trưởng quân Đức - Tướng Krebxơ đã đến chỉ huy sở quân đoàn 8. Krebxơ thông báo về vụ tự tử của Hitle và trao bức thư của Gơbbels cho Bộ chỉ huy Xô Viết.

        “Tuân theo di chúc của Hitle đã khuất, chúng tôi ủy quyền cho tướng Krebxơ như sau: chúng tôi xin thông báo đến lãnh tụ Xô Viết, rằng hôm nay vào lúc 15 giờ 50 phút, Hitle đã tự vẫn. Theo quy định của pháp luật về quyền hạn của Hitle, toàn bộ chính quyền theo di chúc được trao cho Denhits, tôi và Boocman. Tôi ủy quyền cho Boocman lập mối liên hệ với lãnh tụ Xô Viết. Mối liên lạc này là cần thiết và để đàm phán hòa bình giữa hai cường quốc mà đã chịu rất nhiều mất mát.

        Gơbbels”


        Cùng với thư của Gơbbels là bức di chúc của Hitle với danh sách chính phủ mới của Đức quốc xã. Bức di chúc được chính Hitle ký cùng chữ ký của những người làm chứng.

        Sự kiện này quả là chưa được lường trước. Mặc dù lúc đó đã rất muộn, Giucốp vẫn điện thoại cho Stalin. Sĩ quan trực nghe điện thoại và nói:

        - Đồng chí Stalin vừa mới đi nằm xong.

        - Xin đồng chí hãy đánh thức Stalin. Việc rất gấp không thể chờ đến sáng mai được.

        Stalin bước đến máy điện thoại, Giucốp báo cáo về việc Hitle đã tự tử và bức thư của Gơbbels với đề nghị ngừng bắn.

        Stalin trả lời:

        - Đồ đểu, đã chống cự đến cùng! Tiếc là không bắt sống được hắn ta. Xác Hitle ở đâu?

        - Theo tướng Krebxơ thông báo thì xác Hitle đã bị thiêu trên giàn lửa.

        Tổng tư lệnh nói:

        - Không có đàm phán gì cả, ngoài việc chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, không gặp Krebxơ cũng không gặp bất kỳ sĩ quan Hitle nào khác. Nếu không có gì đặc biệt nữa thì đừng gọi điện cho đến sáng mai, tôi muốn nghỉ một lúc.

        Hãy nhớ lại một chi tiết trùng lặp. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, khi quân Đức tấn công Liên Xô bất ngờ, lúc Stalin đang ngủ, chính là Giucốp đã yêu cầu sĩ quan trực đánh thức Stalin dậy, và bây giờ khi chiến tranh kết thúc, lại là Giucốp đánh thức Tổng tư lệnh dậy.

        Tướng Krebxơ rất xảo quyệt khi đề nghị ngừng bắn chứ không phải là đầu hàng vô điều kiện.

        Giucốp tuyên bố:

        - Nếu đến 10 giờ sáng mà Gơbbels và Boocman không đưa ra quyết định đồng ý đầu hàng vô điều kiện thì chúng tôi sẽ tổng tấn công mạnh mẽ và không một ai có thể chống cự được. Hãy suy nghĩ về các tổn thất lớn này.

        Krebxơ quay về xin ý kiến, đến 10 giờ vẫn không có trả lời, Giucốp ra lệnh cho pháo binh phát hỏa, tập trung vào khu vực tổng hành dinh Đức quốc xã. Vào lúc 18 giờ 30 phút các đơn vị tiến vào các dinh lũy cuối cùng của Bộ chỉ huy Đức.

        Lúc 6 giờ 30 phút ngày 2 tháng 5, tướng Veidling đầu hàng. Ông ta đã ra lệnh cho các đơn vị dừng chống cự.

        Không có nhiều người biết rằng, sau khi hai sĩ quan trinh sát Egôrốp và Kantaria cắm lá cờ trên nóc tòa nghị viện Đức, cuộc chiến vẫn tiếp tục hai ngày nữa.

        Đến trưa ngày 2 tháng 5 thì mọi sự phản kháng của quân Đức đã chấm dứt.

        Sự phối hợp tác chiến của các đơn vị phương diện quân Ucraina 1 và Bêlôrutsia 1 đã tiêu diệt các đơn vị quân Đức bị bao vây ở phía đông nam Berlin. Để ghi nhận công lao này, Tổng tư lệnh đã ra mệnh lệnh biểu dương Giucốp và Cônhép - hai vị nguyên soái lừng danh của Hồng quân.

        Ngày 2 tháng 5, Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh bắn pháo hoa chào mừng chiến thắng. Cùng một lúc 324 khẩu pháo bắn pháo hoa - đây là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại có một số lượng pháo lớn như vậy tham gia bắn pháo hoa. Chiến thắng quả là to lớn, đây chính là pháo hoa chào mừng chiến thắng chiếm Berlin.

        Trên các đường phố, bên các bức tường nằm la liệt quân Đức và dân di tản - từng là những kẻ mà mấy năm trước đã đứng trong các đoàn quân xâm lược phát xít, mắt đau đáu nhìn về phía đông, những kẻ đã giơ một tay chỉ về phía trước theo kiểu chào của Đức quốc xã, miệng thì hô to “Hailơ Hitle!”, lúc đó chúng đã mơ ước về miền đất phía đông, về các chiến lợi phẩm, còn bây giờ chúng nằm la liệt và không còn hy vọng gì có thể chạy trốn được...

        Họ cũng không biết chạy đi đâu! Không còn một cơ hội, một hy vọng nào.

        Ngày 7 tháng 5, Stalin gọi điện và thông báo cho Giucốp:

        - Hôm nay tại thành phố Reimxơ quân Đức đã ký Hiệp định đầu hàng vô điều kiện. Toàn bộ gánh nặng của chiến tranh đè lên vai quân đội Xô Viết, chứ không phải quân Đồng minh, vì vậy, lễ ký hiệp định đầu hàng phải ký trước mặt Tổng tư lệnh, tất cả các nước liên minh chống Đức, chứ không phải chỉ trước Bộ chỉ huy liên quân. Tôi cũng không đồng ý là thỏa thuận đầu hàng ký ở đâu đó ngoài Berlin, trung tâm của quân xâm lược Đức. Chúng tôi đã thỏa thuận với quân Đồng minh lậ lễ ký ở Reimxơ chỉ là biên bản tạm ghi nhớ về sự đầu hàng vô điều kiện. Ngày mai, đại diện quân Đức và đại diện Bộ Tổng tư lệnh các nước Đồng minh sẽ đến Berlin. Đồng chí được chỉ định là đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết. Ngày mai, Vưxinxki sẽ đến gặp đồng chí. Sau lễ ký, anh ta sẽ ở lại Berlin với cương vị là phụ tá cho đồng chí về vấn đề chính trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:38:55 am »


        Chiến tranh đã kết thúc, “chính trị” lại là thống soái. Vấn đề đầu hàng vô điều kiện của quân Đức trước đại diện tất cả các nước Đồng minh đã được quyết định từ Hội nghị Yanta.

        Sau đây là bức thư của Truman gửi Stalin ngày 26 tháng 4 năm 1945.

        “1. Đại diện Hoa Kỳ, Thụy Điển thông báo với tôi là Himmler tuyên bố thay mặt chính phủ do Hitle vắng mặt vì ốm, đề nghị chính phủ Thụy Điển với thông báo là các đơn vị quân Đức sẽ đầu hàng kể cả quân Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan.

        2. Theo các thỏa thuận giữa chúng tôi với Anh và Nga. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, điều kiện tiên quyết cho việc đầu hàng là đầu hàng vô điều kiện trên tất cả các mặt trận trước Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh quốc...”.


        Và Truman đã xé bỏ sự thỏa thuận này để ký hiệp ước đầu hàng riêng rẽ ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại thành phố Reicmxơ.

        Stalin lập tức phản đối hành động vi phạm thỏa thuận này:

        7 tháng 5 năm 1945.

        Điện mật của Stalin gửi Tổng thống Truman.

        Tôi đã nhận được điện của ngài về sự đầu hàng của quân Đức ngày 7 tháng 5.

        Bộ chỉ huy Hồng quân không tin rằng mệnh lệnh đầu hàng sẽ được quân Đức ở mặt trận phía đông chấp hành. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nếu hôm nay chính phủ Liên Xô tuyên bố về sự đầu hàng của Đức thì chúng tôi sẽ rơi vào tình huống không thuận lợi và có thể gây nên tâm trạng lẫn lộn trong xã hội Xô Viết, cần phải biết rằng, sự chống cự của quân Đức ở mặt trận phía đông chưa bị giảm bớt, mà căn cứ theo các thông tin có được thì một số lượng lớn các đơn vị quân Đức tuyên bố thẳng là sẽ tiếp tục chống cự và không tuân theo lệnh đầu hàng của Đenits.

        Vỉ vậy, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết muốn rằng để tuyên bố đầu hàng của quản Đức có hiệu lực thì phải hoãn việc tuyên bố của các chính phủ về sự đầu hàng của quân Đức đến ngày 9 tháng 5 vào lúc 7 giờ chiều - giờ Moxcơva".

        Ngày 8 tháng 5, các đại diện của Bộ chỉ huy các nước thắng trận đã đến Berlin, phía Mỹ là tướng Karl Spaats, Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ, phía Anh là nguyên soái không quân V. Artur và Tư lệnh quân Pháp - tướng Jan de Delats de Tassinhi.

        Theo chức vị, rõ ràng là họ muốn hạ thấp cấp và ý nghĩa của lễ ký Hiệp ước đầu hàng này. Người ta đã trông đợi sự có mặt của các nhân vật số một trong các Bộ chỉ huy, đó là tướng Eisenhower, Montgomery. Chỉ có người Pháp lịch sự là cử đến vị Tổng tư lệnh của mình.

        Giucốp đã xử sự đúng lễ nghi, ông không ra sân bay đón các đại diện cấp thấp hơn, mà là vị phó của ông - Đại tướng Xôcôlốpxki đi đón. Phía Đức thì đơn giản hơn có thống chế Keitent, đô đốc hạm đội Von Phridebung và thượng tướng không quân Stumpph.

        Keitent ngồi trong một phòng riêng, rất lo lắng chờ được gọi vào gian chính vđể ký trước mặt toàn thế giới văn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, mà có lẽ hàng thế kỷ sau sẽ nhắc đến như sự sỉ nhục của bộ máy chiến tranh Đức quốc xã.

        Giucốp, Vưxinxki, Telegin, Xôcôlốpxki và các đại diện Đồng minh ngồi trong sảnh chờ lệnh từ Moxcơva, Oasintơn, London...

        Cuối cùng từ Moxcơva đã có lệnh về quy trình thủ tục của lễ đầu hàng. Lúc 24 giờ mọi người bước vào gian chính. Mọi người ngồi vào bàn, sau lưng họ là cờ Nga, Mỹ, Anh và

        Pháp. Phía báo chí có mặt cả Ximônốp, Polevôi và các nhà báo nổi tiếng khác.

        Hãy nghe lại biên bản ghi phiên họp:

        Khi mọi người đã yên vị, Giucốp nói:

        “Thưa các quý vị!

        Ở đây, trong gian chính này, có mặt đại diện toàn quyền của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết - Phó Tổng tư lệnh tối cao Hồng quăn - Nguyên soái Liên Xô Giucôp. Theo sự ủy thác toàn quyền của Bộ Tổng tư lệnh các đơn vị liên quân -  Phó Tổng tư lệnh các lực lượng liên quân - Nguyên soái không quân Tedder.

        Có mặt với danh nghĩa người làm chứng gồm:

        Thượng tướng quân đội Mỹ - Spaats.

        Từ phía quân đội Pháp là Tổng tư lệnh - Tướng Delats de Tassinhi.

        Về phía Đức để ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện là thống chế Keitent, đô đốc Von Phrideburg, thượng tướng Sfumpph. Họ sẽ có toàn quyền ký văn bản đầu hàng vô điều kiện.

        Tôi đề nghị bắt đầu tiến trình lễ ký và yêu cầu đại diện toàn quyền của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức bước vào để tiếp nhận các điều kiện đầu hàng vô điều kiện”.

        Giucốp dừng lại để phiên dịch làm việc. Sau đó, Giucốp yêu cầu đưa đại diện phía Đức bước vào gian chính, Keitent bước vào cố gắng giữ bình tĩnh, một bên tay vẫn giữ thanh đoản kiếm nguyên soái để chào cử tọa.

        Nhưng Giucôp lập tức yêu cầu đưa ông ta vào chỗ và nói ngắn gọn:

        - Ngồi, xuống! (Trong biên bản ghi rõ là không phải “mời ngồi” mà là “ngồi xuông”).

        - Ông có trong tay văn bản đầu hàng vô điều kiện của Đức chưa, ông đã đọc và có toàn quyển để ký nó không?

        Câu hỏi này được nguyên soái không quân Teder nói bằng tiếng Anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:42:22 am »


        Keitent lí nhí trả lời:

        - Vâng, đã nghiên cứu và sẵn sàng ký.

        Giucốp đứng dậy và tuyên bố:

        - Yêu cầu đại diện phía Đức bước lại gần bàn và ký văn bản về sự đầu hàng vô điều kiện của Đức.

        Keitent rón rén đứng dậy, ánh mắt rõ ràng là rất căm hòn. Nhưng khi gặp ánh mắt cương nghị của nguyên soái Giucốp, hắn buộc phải cúp xuông và rón rén đi đến bàn, trên khuôn mặt của hắn hiện lên từng đám đỏ - Hắn ngồi vào ghế, cầm lấy bút và run rẩy ký vào năm bản của Hiệp ước.

        Giucốp nói rõ ràng:

        - Đoàn Đức có thể ra khỏi phòng.

        Sau khi đoàn Đức đi ra, Giucốp nói:

        - Như vậy, thưa các ngài, cho phép tuyên bố kết thúc phiên họp. Xin chúc mừng nguyên soái không quân Tedder, thượng tướng quân Mỹ Spaats, Tổng tư lệnh quân đội Pháp - tướng Delats de Tassinhi - nhân dịp kết thúc thắng lợi chiến tranh với Đức.

        Rất ngắn gọn và rõ ràng! Nếu là một chính khách nào khác thì có lẽ bài phát biểu phải kéo dài vài tiếng đồng hồ.

        Toàn bộ lễ ký do Giucốp điều hành diễn ra trong 43 phút: bắt đầu lúc 24 giờ 00 và kết thúc lúc 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 năm 1945.

        Theo Antipencô kể lại thì Vưxinxki đã chuẩn bị cho Giucốp một bài phát biểu khá dài để đọc lúc khai mạc và bế mạc, nhưng Giucốp đã để quên nó trong cặp ở phòng làm việc (không biết có phải cố ý không?), tôi cho rằng Giucốp đã quyết định rất thông minh. Ông không thích các bài diễn văn dài dòng.

        Vưxinxki đã báo cáo với Stalin về hành động “tự do” này của Giucốp, và ai biết được, có thể là từ lúc ấy trong đầu Stalin đã xuất hiện ý nghĩ về việc không sử dụng tiếp Giucốp hoặc đẩy ông sang thế đội hai (điều mà sau này vào năm 1946 đã thực hiện).

        Sau phần chính thức, tiệc chúc mừng được bắt đầu trong sảnh chính.

        Giucốp nâng cốc chúc mừng chiến thắng và đề nghị nâng cốc vì các chiến sĩ Xô Viết, các chiến sĩ của quân Đồng minh, vì sức khỏe mọi người. Bữa tiệc kéo dài đến 6 giờ sáng.

        Tôi cho rằng để kết thúc chương này cần cung cấp cho độc giả toàn văn bản Hiệp ước đầu hàng - như là văn kiện cuối cùng của chiến tranh.

        Hiệp ước về đầu hàng quân sư của các lực lượng vũ trang Đức.

        Ngày 8 tháng 5 năm 1945

        1. Chúng tôi, những người ký tên dưới đây thay mặt Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức đồng ý với các điều kiện đầu hàng vô điều kiện của tất cả lực lượng vũ trang trên bộ, trên biển và trên không, và tất cả các lực lượng mà vào thời điểm hiện tại đang nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng tư lệnh quân Đức - Xin đầu hàng Bộ Tổng chỉ huy Hồng quăn và đồng thời Bộ Tổng chỉ huy quân Đồng minh.

        2. Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức ngay lập tức han hành mệnh lệnh cho toàn thể các đơn vị bộ binh, hải quân và không quân cùng toàn thể lực lượng vũ trang ngừng ngay các hành động quân sự vào lúc 23 giờ 2 phút theo giờ của Trung châu Ầu ngày 8 tháng 5 năm 1945, tất cả ở lại vị trí của mình và giải giáp toàn bộ, bàn giao toàn bộ vũ khí và quân dụng cho Bộ chỉ huy tại chỗ hoặc các sĩ quan đại diện cho Bộ Tổng tư lệnh liên quân. Không được phá huỷ các phương tiện như tàu thuyền, máy bay, động cơ, xe cộ, vũ khí trang bị và tất cả các đồ quân dụng khác.

        3. Bộ chỉ huy quân đội Đức phải ngay lập tức cử ra các sĩ quan phù hợp và bảo đảm họ hoàn thành tất cả các mệnh lệnh của Bộ Tổng chỉ huy Hồng quân và Bộ Tổng chỉ huy liên quân.

        4. Văn bản này không ngăn cản việc được thay thế bởi một văn kiện tổng thể hơn về sự đầu hàng sẽ được thông qua bởi Liên hợp quốc hoặc thay mặt Liên hợp quốc đối với nước Đức và lực lượng vũ trang Đức nói chung.

        5. Trong trường hợp, nếu Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức hoặc bất kỳ một lực lượng nào dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy Đức mà không thực hiện theo Hiệp ước này, thì Bộ Tổng chỉ huy quân đội Xô Viết củng như Bộ Tổng chi huy quân đội Đồng minh có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ mà họ cho là cần thiết.

        6. Hiệp ước này được lập bằng tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Đức - Nhưng chỉ có tiếng Nga và tiếng Anh là ngôn ngữ pháp lý chính.

        Ký ngày 8 tháng 5 năm 1945 tại thành phố Berlin.

        Thay mặt Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức: Keitent, Phriđeburg, Stumpph.
        Với sự có mặt theo ủy quyền của Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân Liên Xô - Nguyên soái G. Giucốp.
        Theo sự ủy quyền của Bộ chỉ huy viễn chinh liên quân - Nguyên soái trưởng không quăn Tedder.

        Đã đến lúc tại thủ đô Liên bang Xô Viết ban hành bản Mệnh lệnh cuối cùng của Bộ Tổng tư lệnh. Đó chính là bản Nhật lệnh mà chúng tôi, các chiến binh mặt trận đã chờ đợi suốt hơn bốn năm, trải qua bao trận chiến “ác liệt”, với máu, với các chiến công và cả thất bại.

        Vì vậy, tôi muốn viết ra đây toàn văn bản Nhật lệnh lịch sử này:

        Nhật lệnh của Tổng tư lệnh Hồng quân và Hạm đội.

        Ngày 8 tháng 5 năm 1945 tại Berlin, đại diện của Bộ chỉ huy quân đội Đức đã ký Hiệp ước về sự đầu hàng vô điều kiện của các lực lượng vũ trang Đức.

        Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống lại phát xít Đức xâm lược đã kết thúc thắng lợi. Quân Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Các đồng chí chiến sĩ Hồng quân, các thủy thủ hạm đội, các đồng chí hạ sĩ quan, sĩ quan quân đội và hạm đội, các tướng lĩnh, nguyên soái và đô đốc - Xin chúc mừng tất cả các đồng chí với chiến thắng vẻ vang trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

        Trong ngày vui chiến thắng hoàn toàn trước quân Đức, hôm nay ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng - vào lúc 22 giờ thủ đô của Tổ quốc chúng ta - Moxcơva sẽ thay mặt cả nước bắn pháo hoa chào mừng chiến thắng của các đơn vị Hồng quân, các hạm đội, các binh đoàn hạm đội đã giành chiến thắng vẻ vang này - 30 loạt đạn pháo hoa từ hàng ngàn khẩu đội pháo.

        Vinh quang đời đời thuộc về các anh hùng, những người đã ngã xuống trong các trận chiến vì tự do và độc lập của đất nước chúng ta!

        Hồng quân và hạm đội bách chiến bách thắng muôn năm!

        Tổng tư lệnh - Nguyên soái Liên Xô - I.Stalin.
        Ngày 9 tháng 5 năm 1945.

        Cả đất nước vui mừng.

        Nhân dân các nước châu Âu, trong đó có cả nhân dân Đức cuối cùng đã được thở không khí tự do. Pháo hoa bắn lên chào mừng những người chiến thắng ở Moxcơva, vào giờ khắc khi các loạt pháo hoa đang bắn lên thì không chỉ ở Moxcơva mà ở tất cả mọi nơi người ta bắn lên trời bất kỳ loại vũ khí mà họ có trong tay, vừa bắn vừa hô vang “ura”. Đó là niềm vui chiến thắng chung của cả dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 05:00:12 am »


Phần V

CƯỜNG QUỐC VĨ ĐẠI

        "... Đó là quốc gia Bônsêvich khô khan, độc đoán mà có một lúc nào đó tôi đã cố tìm cách tiêu diệt từ khi nó mới ra đời và thậm chí đến tận lúc Hitle sụp đổ tôi vẫn cho rằng, đó là kẻ thù truyền kiếp của nền văn minh dân chủ...

        Hạnh phúc to lớn cho nước Nga, đó là trong những năm thử thách ác liệt nhất, nước Nga đã được lãnh đạo bởi một thiên tài, một vị tướng huyền thoại, đó là I. V. Stalin.

        Stalin tiếp nhận nước Nga từ nghèo đói, nhưng khi ra đi đế lại một cường quốc hạt nhân.


W. CHURCHILL”         


NHỮNG NGÀY HÒA BÌNH ĐẦU TIÊN
(Chiến dịch bí mật)

        Không thể tin được là chiến tranh đã kết thúc.

        Tâm trạng bên trong, sự lo âu, sợ sệt, sự căng thẳng sẵn sàng cho chiến đấu, trong một thời gian đã như các làn sóng điện liên tục tác động đến ý thức con người.

        Sau đó là niềm vui, niềm vui vô hạn, nhẹ nhàng, tươi sáng nhưng vẫn lẩn khuất một chút hoài nghi trong lòng: không biết có đúng thực là chiến tranh đã kết thúc không?

        Đó là những cảm xúc cá nhân, tôi không thể khẳng định rằng tất cả các chiến binh đều có cảm xúc giống nhau nhưng chắc chắn là có một cái gì đó giống như vậy.

        Trên quy mô lịch sử đã bắt đầu giai đoạn bão táp của thế kỷ  20, và thế kỷ bão táp này đã dồn lên vai của chúng ta, chỉ trong đầu thế kỷ 20, đã có hai cuộc đại chiến đẫm máu xảy ra.

        Thế hệ của chúng tôi hiểu rõ rằng: chiến tranh đã bắt đầu thế nào? Hậu quả bi thảm của nó như thế nào? Chúng tôi đã cảm nhận trên thực tế khái niệm: “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng hình thức khác (hình thức vũ trang)”1. Có nhà thông thái đã nói: “Lịch sử - đó là chính trị dùng để soi rọi vào quá khứ”. Lại là chính trị! Nhưng hai nền chính trị này chúng ta đã biết rõ. Thế thì khi chiến tranh kết thúc, cái gì sẽ bắt đầu? Chúng ta đã biết thông qua sách vở, phim ảnh, bảo tàng. Trước kia người ta đã kết thúc chiến tranh thế nào? Và họ bước vào hòa bình ra sao? Cướp bóc, trộm cắp, thù nghịch, say rượu, lục lọi nhà cửa của chính những người chiến thắng, tiếp theo đó là dần dần giải trừ vũ trang. Trong cả một thế kỷ người ta đã tàn phá, xâm chiếm, đốt phá các thành phố. Trong thời Trung cổ, dân chúng của nước bại trận bị biến thành nô lệ. Tôi xin lỗi vì ví dụ bất nhã này - Vào năm 147 trước Công nguyên, đế chế La Mã, sau ba năm vây hãm đã chiếm được thành Karphagen và không chỉ tàn phá đến cùng một thành phố đẹp nhất của thời kỳ đó, mà còn tàn phá đất đai để không thể trồng trọt được nữa. Dân chúng ở thành Karphagen thì bị biến thành nô lệ.

        Sau khi chiếm được Moxcơva, Napoleont đã đốt cháy những gì còn lại ở đây. Nhưng có một thực tế khác - các đơn vị quân Nga, sau khi đánh đuổi Napoleont vào Paris đã không động gì đến dân cư ở đây, đã tha thứ không trừng phạt những kẻ đã đàn áp, giết hại các đồng bào của mình, không tàn phá các tòa nhà ở Paris như trước kia quân Pháp đã làm trên đất chúng ta.

        Theo ý đồ của Hitle, nếu chiếm được Moxcơva thì quân Đức sẽ san bằng thành phố và quét sạch tất cả khỏi mặt đất, nơi trước kia là Moxcơva sẽ biến thành biển để không bao giờ mọc lại thủ đô của nhân dân Nga nữa - Không một người dân nào - dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ con sẽ rời được Moxcơva mà sẽ bị tiêu diệt hết! Hitle rõ ràng muốn vượt qua cả các kẻ chiến thắng ở Karphagen!

        Nhưng khi quân Nga tiến vào Berlin, họ không hề phá hủy, không trả thù, quân đội của chúng ta đã thể hiện tinh thần nhân đạo và cao thượng. Điều đó quả là không dễ dàng gì.

        Người Đức lo sợ - chờ đợi một sự trả thù như bộ máy tuyên truyền của Hitle đã đe dọa. Nhưng quân đội Nga đã không tàn sát một ai, mà ngược lại đã quét dọn khu phố, dập tắt lửa. Trên một cuộc họp, Giucốp đã nói:

        - Rất nhiều người trên thế giới đang chò đợi để đoán xem quân Nga sẽ kiềm chế cơn giận dữ và căm thù như thế nào, khi quân Nga tiến vào Berlin, truy đuổi kẻ thù mà chính chúng là những kẻ đã gây ra các tội ác dã man trên đất nước Nga.

        Giucốp trả lời luôn:

        - Công bằng mà nói, khi chiến tranh đang diễn ra, tất cả chúng ta, trong đó có cả tôi đã kiên quyết chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Nhưng chúng ta biết kiềm chế, chúng ta có lý tưởng cao cả, chủ nghĩa quốc tế không cho phép chúng ta hành động mù quáng. Vai trò rất to lớn ở đây chính là công tác giáo dục chính trị, tấm lòng cao thượng của các dân tộc Xô Viết.

        Sự kiểm chế, đó mới chỉ là một nửa. Một khối lượng công việc rất lớn vẫn phải làm. Thành phố đầy rẫy xác chết, chỉ trong metro đã chất đầy xác phụ nữ, trẻ em bị giết theo lệnh Hitle. Cần phải cứu người dân bị mất nhà cửa, bị đói rét. Bốn triệu người dân trong thành phố không có điện, nước, không có lương thực, cần phải nuôi sống họ.

---------------------
        1. Định nghĩa về chiến tranh của Clauzevich - nhà lý luận về chiến tranh, tác giả cuốn sách nổi tiếng: "Bàn về chiến tranh".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 07:57:06 pm »


        Stalin ra lệnh cho Hồng quân phải giúp đỡ dân cư Berlin. Các bếp quân dụng chuẩn bị đồ ăn ở các góc phố để phát chẩn cho người dân. Chỉ sau vài ngày thành phố đã được thu dọn sạch sẽ và đi vào trật tự, các bệnh viện, trường học, nhà hát được tu sửa.

        Stalin cho phép sử dụng mọi khả năng để khôi phục thành phố. ủy ban quân sự dưới sự chỉ huy của Giucốp đã cho thành lập đội cảnh vệ tuần tra thành phố. Tính đến vụ mùa xuân bắt đầu, Stalin ra lệnh giúp đỡ người dân Đức gieo hạt vụ Xuân - Hè, cung cấp cả máy kéo, xăng dầu, xi măng, làm mọi thứ để khôi phục nền kinh tế.

        Trong lúc đó, các phần tử lãnh đạo phát xít vãn nuôi hy vọng cứu bản thân mình và cứu cả chế độ phát xít. Như chúng ta đã biết, Hitle có hai bản di chúc, một bản cho cá nhân và một bản là “di chúc chính trị”. Thực hiện ý chí của Hitle, đô đốc Denitz đã thành lập một chính phủ riêng ở thành phố Phlenburg ở vùng chiếm đóng của quân Anh.

        Tôi cho rằng sẽ có ích cho bạn đọc nếu biết về việc tôi đã có buổi gặp với người đã tham gia nhóm các sĩ quan theo lệnh của Stalin để tham gia bắt chính phủ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít Đức do Denitz đứng đầu. Đó là tướng Truxốp. N - Chiến dịch mà tôi kể ở đây không phải là một chiến dịch quân sự mà đó là hành động thiên về chính trị. Nhưng công việc này có tính chất quân sự và rất nguy hiểm.

        Bạn đọc và các cựu chiến binh chắc cũng đang lục tìm trong ký ức của mình về một chiến dịch nào đó mà tôi muốn kể lại.

        Đây là một cuộc hành quân không bình thường, mà lúc đó có rất ít người biết đến. Đích thân Stalin thông qua kế hoạch  chiến dịch với sự phê chuẩn tuyệt mật. Có lẽ vì vậy mà rất ít người biết về chiến dịch này - Trong các sách lịch sử, chiến dịch này chỉ được nhắc lại một cách chung chung.

        Tất nhiên tôi không mong mình là người đầu tiên “khám phá” ra sự việc này, nhưng phải nói rằng tác phẩm của tôi đã được tiến sĩ lịch sử nổi tiếng G. Rodanốp nhắc đến trong tác phẩm “Sự cáo chung của Đệ tam đế chế’, khi nhắc đến sự kiện tướng N. Truxốp kể cho nhà văn nổi tiếng V. Karpob về sự kiện này và nó được đăng trên báo Văn học ngày 18 tháng 3 năm 1982.

        Tôi sẽ kể theo thứ tự:

        Ngày 16 tháng 5, trên các trang báo đã công bố những công việc cuối cùng của Hồng quân để hoàn tất việc tiếp quản toàn bộ chính quyển và tù binh Đức trên mặt trận Nga - Đức.

        Nhưng ở khu vực quân Đồng minh chiếm đóng thì không như vậy. Như Stalin được báo cáo, mọi việc diễn ra không bình thường - thậm chí có nhiều yếu tố rất nguy hiểm.

        Trong khu vực của quân Anh, người ta đã không đưa quân Đức vào quản lý như tù binh, hơn một triệu binh lính, sĩ quan Đức, thậm chí còn tổ chức các lớp học quân sự. Ngoài ra, còn giữ lại một binh đoàn với bộ tham mưu và số quân đến 100 ngàn ở mỗi binh đoàn. Lính Đức mặc quân phục phát xít đi lại tự nhiên, thậm chí đeo cả huân chương, họ chào nhau theo kiểu Hitle, chỉ có một thay đổi là vì Hitle đã chết nên họ chào Hailơ Denitz!

        Trong di chúc Hitle đã xác định đô đốc Denitz là người kế nhiệm và có cả danh sách các bộ trưởng. Thực hiện di chúc của Hitle, Denitz tuyên bố chính phủ của ông ta là chính phủ thừa kế hợp pháp duy nhất. Denitz thậm chí tuyên bố đường lối chính trị duy nhất là hợp tác với các nước phương Tây để chống lại người Nga.

        Churchill và Montgomery đã tuyên bố các chỉ huy quân sự Đức đểu muốn trở thành Đồng minh của người Anh và thực hiện những gì mà chúng ta muốn, rằng chúng ta có thể đối xử với họ như những Đồng minh của Anh để chống lại người Nga.

        Tình báo của chúng ta đã nắm được tình hình, các thông tin này đã nằm trên bàn của Stalin. Tổng tư lệnh, như chúng ta đã biết là người rất quyết đoán, hơn nữa lại vừa sau một chiến thắng lớn như vậy, ông quyết định hành động nhanh và kiên quyết.

        Công việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch này như sau:

        Trong phòng của Stalin có Molotốp, Vôlôsilốp và Giucốp, Stalin nói:

        - Trong lúc này, khi chúng ta đã giải giáp tất cả binh sĩ, sĩ quan Đức và đưa họ vào trại tập trung thì quân Anh lại giữ các đơn vị quân Đức ở trạng thái chiến đấu cao và thiết lập sự hợp tác với chúng. Đến lúc này các bộ tham mưu quân Đức vẫn tự do hoạt động theo lệnh của Montgomery và giữ nguyên vũ khí trang bị chiến đấu. Tôi cho rằng, người Anh muốn giữ lại quân Đức để sử dụng sau này. Điều nay vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước giữa các nước Đồng minh về giải giáp quân Đức.

        Hướng về Molotốp, Stalin nói:

        - Cần giao cho phái đoàn của chúng ta chức năng kiểm soát, để kiên quyết yêu cầu Đồng minh bắt giữ tất cả thành viên chính phủ của Denitz, các sĩ quan, tướng lĩnh Đức.

        Molotôp nói;

        - Ngày mai phái đoàn Xô Viết sẽ đến Phlenburg.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 07:58:50 pm »


        Lúc đó Stalin thông báo về việc thành lập các ủy ban kiểm soát của Đồng minh trên đất Đức, trong đó có cả đại diện bốn nước: phía Mỹ là tướng Eisenhovver, phía Anh là nguyên soái Montgomery, phía Pháp là tướng Delat de Tassinhi.

        - Chúng tôi đã quyết định - Stalin nói - Giao cho đồng chí Giucốp giữ chức vụ Tổng chỉ huy điều hành nước Đức của phía Liên Xô. Cần thành lập bộ máy hành chính quân sự, anh cần một người làm phó, anh thích chọn ai?

        Giucốp nêu tên Xôcôlốpxki, Stalin đã đồng ý. Stalin chỉ định chỉ huy trưởng đơn vị trinh sát phương diện quân Bêlôrutsia 1 - tướng Truxốp làm đại diện phía Liên Xô để bắt giữ chính phủ Denitz...

        Sau này, tướng Truxốp đã kể lại cho tôi nghe về các sự kiện của tháng 5 năm 1945:

        - Trước khi tự vẫn, Hitle đã để lại di chúc chính trị, trong đó chỉ định chính phủ mới và bộ chỉ huy mới của Đức do Denitz làm tổng thống, Gơbbels làm thủ tướng, Boocman làm chủ tịch Đảng, thống chế Sernher làm Tổng tư lệnh lục quân và một số bộ trưởng.

        Tôi hỏi:

        - Theo lý lẽ nào mà Hitle lại chọn Denitz làm người kế nhiệm chứ không phải là Gơring?

        Truxốp nói:

        - Gơring đã không đáp ứng lòng tin của Hitle vì đã đàm phán với người Mỹ sau lưng Hitle. Sự lựa chọn Denitz không phải là ngẫu nhiên vì ông ta không những là chiến hữu thân cận của Hitle, mà vì còn có quan hệ với giới tài chính, ông ta chính là họ hàng với nhà tỷ phú công nghiệp Edmund Siemen, và 18 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1945 Denitz đã nhận được điện của Boocman thông báo về “Di chúc” của Hitle.

        Truxốp kể tiếp:

        - Tôi đã đọc bức điện này, trong đó ghi: “Thay vì Gơring, Hitle đã chỉ định anh - Đô đốc làm người kế nhiệm. Từ thời điểm này anh có quyền làm mọi việc cần thiết phù hợp tình hình”.

        Denitz trả lời: “Hitler là niềm tin không bao giờ tắt của tôi. Tôi sẽ áp dụng mọi cách để chiến đấu, làm nhẹ tình hình ở Berlin. Nhưng nếu số phận đã giao cho tôi là người kế nhiệm của Hitle, làm người đứng đầu Đế chế thì tôi sẽ kết thúc cuộc chiến này như yêu cầu của nhân dân Đức anh hùng đòi hỏi”.

        Denitz chuyển đến thành phố Phlenburg và bắt đầu hành động tích cực để thành lập chính phủ. Churchill rất tin tưởng ở chính phủ này. Và tại sao lại là ở khu vực quân Anh? Truxốp giải thích:

        - Như anh đã biết, vào nửa cuối năm 1918 Denitz đã từng bị quân Anh bắt cùng đội thủy thủ tàu ngầm, mà đến tận cuối năm 1919 Denitz mới trở về Đức. Hơn nữa, trên phiên tòa Nuremberg, Denitz không bị kết trọng tội dựa theo các lý lẽ do phía Anh đưa ra. Phó thẩm phán người

        Anh đã không buộc án tử hình cho Denitz, hắn là người duy nhất trong số tội phạm chiến tranh ở tòa Nuremberg chỉ bị kết án mười năm tù, mặc dù hắn là một trong những phần tử phát xít nguy hiểm nhất, phạm nhiều tội ác với nhân loại. Cần nhắc lại là khi Denitz, cựu đô đốc quân đội phát xít chết, tờ “Thời đại” ở London đã dành nửa trang để viết về ông ta, thậm chí nêu ra công lao, tài năng, hiểu biết về quân sự của ông ta mà không hề nhắc gì đến tội ác trước nhân loại của ông ta trong đại chiến thứ hai.

        - Như vậy, Tổng tư lệnh chỉ định tôi làm đại diện Liên Xô để bắt giữ chính phủ Denitz - Truxốp quay lại chủ để chính - Tôi nhận lệnh chọn một nhóm 20-25 sĩ quan để ngày 17 tháng 5 thì có mặt ở thành phố Phlenburg và làm sao để hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian ngắn.

        Khi tới thành phố, chúng tôi cảm thấy như đến một nơi của bọn Đức thời chiến tranh: nhà cửa, phố xá, cách chào hỏi kiểu Hitle, và một số lượng rất lớn sĩ quan Đức trong trang phục bộ binh, sĩ quan ss. Rõ ràng là ở đây tồn tại hoàn toàn một chế độ phát xít, ở bến cảng có rất nhiều tàu chiến của Đức. Thậm chí còn treo cờ chữ thập.

        Bộ tham mưu của Đức do thượng tướng Jodl làm Tổng tham mưu trưởng vẫn hoạt động ở Phlenburg.

        Phái đoàn của Mỹ và Anh cũng có mặt ở thành phố. Trong cuộc gặp các trưởng đoàn, trưởng đoàn Anh dọa rằng nếu ngay lập tức giải giáp chính phủ của Denitz thì các trường Hải quân Đức có thể sẽ gây hấn, thậm chí còn nói rằng nếu để chính phủ của Denitz lại sẽ có lợi cho việc điều hành nước Đức, nên không cần giải tán.

        Để đảm bảo an toàn, cả nhóm chúng tôi đã quyết định đóng trên một con tàu và tôi đã bất ngờ khi biết rằng phái đoàn của Anh và Mỹ cũng cùng ở trên con tàu này. Có lẽ họ muốn quan sát mọi hành động của chúng tôi. Ngay sau đó, Truxốp đã trao nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm để bắt đầu hoạt động.

        Sau những nỗ lực và thái độ kiên quyết của phái đoàn Liên Xô, các bên đã thống nhất là việc bắt giữ chính phủ Denitz sẽ bắt đầu vào ngày 23 tháng 5.

        Sáng sớm ngày 23 tháng 5 chiến dịch bắt đầu. Lãnh đạo các nước Đồng minh cho triệu Denitz và tướng Jodl đến. Đại diện ba nước Đồng minh tuyên bố chính phủ Denitz phải giải tán, toàn bộ chính quyển và lực lượng vũ trang của nó bị giải tán. Sau đó, đô đốc Phrideburg và tư lệnh SS - Herrich Himmler đã tự vẫn. Chiến dịch đã diễn ra theo đúng kế hoạch. Việc bắt giữ chính phủ của Denitz đã đặt dấu chấm hết cho nền Đệ tam quốc xã, khi Denitz bị bắt, người ta tìm thấy trong cặp của ông ta bản chính “di chúc chính trị” của Hitle.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2019, 08:05:35 pm »

        
GẶP GỠ HOPKINS

        Tháng 5 năm 1945, Stalin đã có buổi gặp Harry Hopkins -  Đại diện đặc biệt của Tổng thống Mỹ.

        Theo đánh giá của Stalin, Hopkins là một nhân vật nổi tiếng. Ông có rất nhiều đóng góp củng cố mối quan hệ Mỹ và Liên Xô. Rất ngẫu nhiên, cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ diễn ra vào tháng 6 năm 1941, khi Hitle tuyên chiến với

        Liên Xô, lúc đó hầu như cả thế giới không nghi ngờ gì về chiến thắng của Hitle. Tổng thống Mỹ đã cử Hopkins đến Moxcơva để nắm thực chất tình hình, nhưng nhiệm vụ chính của ông ta có lẽ là đánh giá xem: Liên Xô còn cầm cự được bao lâu nữa? Sau khi gặp Stalin, Hopkins đã tin tưởng rằng cuối cùng thì người Nga sẽ chiến thắng, ông đã thuyết phục tổng thống về đánh giá này và đề nghị một chương trình viện trợ cho Liên Xô.

        Hopkins có tình cảm hữu nghị rất tốt với nước Nga, ảnh hưởng của ông ta với tổng thống tạo điều kiện rất quan trọng đế củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Stalin tỏ ý kính trọng Hopkins và có lẽ vì vậy mà Truman đã cử Hopkins đến gặp Stalin. Sau chiến thắng, quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Các nước phương Tây không muốn củng cố vị trí của Liên Xô ở châu Âu. Sau khi không đạt được ý đồ trong Hội nghị Sant Fransiscô, Truman đã cử Hopkins như “bạn cũ” của Stalin đến nước Nga. Hopkins lúc đó đã già và rất bệnh tật, cũng đã thôi làm việc, nhưng khi được giao nhiệm vụ thì lập tức lên đường.

        Trong thư viện của tôi có đầy đủ các bản ghi chép nội dung các buổi gặp của Hopkins với Stalin. Xin dẫn ra một số đoạn có liên quan đến chủ đề của chúng ta - Đến Đại Nguyên soái Stalin. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra ngày 26 tháng 5, lúc 8 giờ tối, cùng dự với Stalin có Molotốp, Pablốp (phiên dịch). Phía Mỹ có Hopkins và Harrymann (Đại sứ Mỹ ở Liên Xô), Bolenn-Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ.

        Stalin và Hopkins chào hỏi nhau rất chân thành, cả hai hồi tưởng lại những kỷ niệm ở nước Nga. Đặc biệt là lần gặp gỡ tháng 6 năm 1941. Hopkins thông báo rằng phía Mỹ đã chỉ định tướng Eisenhovver làm đại diện trong ủy ban kiểm soát tình hình ở Đức. Stalin lập tức quyết định bổ nhiệm Giucốp vào vị trí này.

        Trong cuộc hội đàm thứ hai, khi Hopkins nhắc đến chuyện phân chia hạm đội của Đức, Stalin lập tức nhắc:

        - Như chúng tôi đã biết có một số đơn vị quân Đức chống lại quân Nga đã đề nghị được đầu hàng quân đội phương Tây. Cả hạm đội cũng vậy, tất cả đều nằm trong khu vực của các anh, mà không có một chiến hạm nào được giao cho phía Nga. Tôi đã gửi điện cho Tổng thống và thủ tướng đề nghị ít nhất một phần ba hạm đội phải được giao cho Nga, chúng tôi có nhận được thông tin rằng có cơ sở để tin rằng phía Mỹ và Anh muốn từ chối đề nghị của phía Nga, tôi cần phải nói rằng, nếu các thông tin này là đúng, thì sẽ là rất nghiêm trọng.

        Hopkins hứa với Stalin:

        - Tôi đã nói về vấn đề này với đô đốc King và có thể nói là Hoa Kỳ không có ý định giữ lại một phần nào của hạm đội Đức - mà chỉ muốn nghiên cứu tính hiện đại của công nghệ kỹ thuật. Sau đó, chúng tôi ngay lập tức có thể đánh chìm tất cả số hạm đội định giao cho phía Hoa Kỳ. Tôi đồng ý là hạm đội Đức sẽ được chia cho các Đồng minh.

        Cuối buổi gặp thứ hai, họ nói về số phận của Ba Lan, nói các nước Đồng minh muốn biến Ba Lan thành khu đệm để ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản - bằng cách đưa chính phủ lưu vong Micôlaichich trở về Ba Lan. Sau đó, Hopkins đã nhắc lại một việc cũ.

        - Chúng tôi rất hy vọng là nguyên soái Stalin sẽ có thể nhanh chóng công bố quyết định bổ nhiệm nguyên soái

        Giucốp vào Úy ban kiểm tra trên đất Đức để cơ quan này nhanh chóng đi vào làm việc.

        Stalin tuyên bố:

        - Tôi sẵn sàng công bố vào ngày mai hoặc sau đó một ngày hoặc vào bất kỳ lúc nào các ông mong muốn.

        Cuộc gặp thứ ba bàn về một vấn đề rất quan trọng - Đó là vấn đề chiến tranh chống Nhật. Stalin hứa sẽ bắt đầu cuộc chiến vào tháng tám. cần phải nói đến tầm nhìn và uy tín quốc tế của Stalin, khi ông luôn đấu tranh bảo vệ quyển lợi của nước Nga - trong mọi vấn đề.

        Vào cuối buổi họp thứ ba, Hopkins lại nhắc Stalin về vấn đề chỉ định Giucôp. Tôi cảm thấy rất lạ, tại sao Hopkins lại rất quan tâm và luôn nhắc Stalin về vấn đề bổ nhiệm Giucốp, trong khi chiến tranh đã kết thúc. Lý do duy nhất có lẽ bởi vì Giucốp là một vị tướng nổi tiếng, một vị chỉ huy quân sự chứ không phải là một nhà chính trị, lại càng không phải một nhà ngoại giao. Giới chính trị và ngoại giao thường nghĩ một đường, nói một nẻo và hành động thì lại theo một cách thứ ba - Giucốp rõ ràng không phải là người như vậy.

        Stalin không tiện từ chối một điều đã hứa từ trước, vì vậy, ngày hôm sau các báo đã đăng thông báo bổ nhiệm nguyên soái Giucốp - Tư lệnh quân Nga ở Đức làm đại diện ủy ban kiểm tra ở Đức.

        Sau cuộc gặp này, Hopkins đề nghị xác định địa điểm tổ chức cuộc gặp các nguyên thủ lần sau sẽ là Berlin. Stalin ủng hộ ngay và như vậy địa điểm cuộc họp lịch sử đã được ấn định. Đó chính là Hội nghị Postdam lịch sử.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2019, 10:17:25 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM