Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:42:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27693 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2019, 11:49:45 pm »


        Các đơn vị của Giucốp tiến xa về phía trước đến hàng trăm km. Chúng ta hãy nhớ là Stalin đã cảnh báo Giucôp về điều này.

        Mặc dù vậy Giucốp cho rằng đã xuất hiện khả năng triển khai tấn công tiếp về hướng Berlin.

        Ngày 27 tháng 1 năm 1945, Stalin phê chuẩn đề nghị của Giucôp về trận tấn công vào Berlin từ vị trí sông Oderơ.

        Lúc này ở cụm quân “Vixla” quân Đức có 40 sư đoàn, nếu lực lượng này tấn công vào hậu phương của Giucốp thì thật là nguy hiểm. Trong những điều kiện như thế, Stalin đã bộc lộ tính quyết đoán, có đôi chút mạo hiểm, nhưng bước đi này đã được Stalin tính toán kỹ, Người vẫn thường nói: “Cần biết mạo hiểm, nhưng không nên liều lĩnh, mù quáng”.

        Stalin hiểu rằng: kết cục cuối cùng của chiến dịch sẽ phụ thuộc vào việc tiêu diệt quân Đức ở đông Pômerani, lúc đó sẽ cứu nguy được hậu phương của Giucốp. Stalin đã ra một quyết định không dễ dàng gì - Triển khai quân đoàn bộ binh vào hướng nguy hiểm nhất và trong một thời gian ngắn phải tiêu diệt cụm quân “Vixla” và sau đó, nhanh chóng quay sang hướng tiến về Berlin.

        Thật là không đơn giản khi thay đổi hướng tấn công của các đơn vị, nhưng cuối cùng các đơn vị của Giucốp và Rôcôxốpxki đã hoàn thành nhiệm vụ và tiêu diệt cụm quân “Vixla”, các trận chiến đã kéo dài hai tháng và kết thúc bằng thắng lợi của Hồng quân vào cuối tháng 3 năm 1945. Tư lệnh lực lượng quân Đức ở đây chính là tướng ss -  Himler.

        Mỗi một hình thức nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, sân khấu - đểu có cách riêng của mình để tạo nên các cảm hứng nghệ thuật: đó là sự thán phục về tài năng, thỏa mãn về nghệ thuật và cảm thụ các giá trị tư tưởng, văn hóa đối với những người thưởng thức.

        Thê còn nghệ thuật quân sự thì sao? Nếu đây đúng là nghệ thuật thì nó cũng phải có tác động về cảm xúc như vậy đối với mọi người, về mặt hình thức thì không hoàn toàn như vậy, liệu có thể cảm xúc gì về nghệ thuật khi các bên tham chiến chém giết lẫn nhau, nhưng tôi nhắc lại đây chỉ là ấn tượng ban đầu.

        Nghệ thuật quân sự có những khía cạnh lôi cuốn của nó, khác biệt so với các hình thức nghệ thuật khác. Chúng ta hãy lấy ngay ví dụ chiến dịch Vixla - Oderxki do Stalin và Giucốp tiến hành.

        Với các tướng lĩnh thì việc chỉ huy chiến trận cũng thể hiện cá tính, phong thái, bản sắc riêng trong hoạt động sáng tạo. Và nói chung, hghệ thuật quân sự cũng tạo nên những cảm xúc giống như ở các hình thức nghệ thuật khác - cũng có tác động tích cực và tiêu cực. Tất cả các yếu tố trên đều phải tính đến khi đánh giá về các vị tướng.

        Nhưng cũng có những cảm xúc mà chỉ có ở nghệ thuật quân sự mới tạo nên được! Đó chính là cảm xúc vào giờ phút chiến thắng, các tình cảm lẫn lộn khi thấy giờ khắc kết thúc chiến tranh đang đến gần, lòng tự hào về các chiến công, về các tướng lĩnh, cảm giác tự hào khi chiến thắng một kẻ thù đã gây ra bao nhiêu đau khổ, mất mát cho chúng ta. Và cuối cùng, cả các tình cảm cay đắng, đau khổ, cả tình cảm như sự “phục thù” trả thù cho những người đã khuất.

        Nghệ thuật quân sự, như chúng ta thấy, có tác động to lớn lên toàn thể nhân dân, làm nảy sinh lòng biết ơn, cảm xúc tự hào, lòng yêu nước, củng cố niềm tin vào chiến thắng của dân tộc trước kẻ xâm lược. Chúng ta hãy nhớ nhân dân đã đón chào, hoan hô Stalin và Giucốp như thế nào sau chiến thắng ở trận Moxcơva, trận Stalingrad, trận vòng cung Kurxcơ...

        Vâng, không phải chỉ một mình Stalin khởi thảo và triển khai các chiến dịch, các tướng lĩnh tài năng của chúng ta đã đóng góp rất nhiều công sức và trí tuệ để thực hiện các chiến dịch đó. Nhưng hầu như trong mọi chiến dịch, “cú hích” đầu tiên, tư tưởng chiến lược cũng như quyết tâm đã được chính Stalin thể hiện bằng các chỉ thị bằng miệng và các mệnh lệnh bằng văn bản của Người. Điều này không ai che giấu hay bóp méo được bằng bất kỳ hình thức tinh vi nào, dù rằng các phần tử chống đối Stalin đã tìm mọi cách để bôi nhọ hay lừa dối...

        Chúng ta hãy quay lại chiến dịch Vixla - Oderxki. Không phải chỉ có tôi, mà mỗi một chuyên gia quân sự nào đều thấy chiến dịch này là mẫu mực về ý đồ chiến dịch và tuyệt vời trong triển khai thực hiện.

        Trong chiến dịch này, Stalin trực tiếp chỉ huy một lúc năm phương diện quân! Chiến dịch diễn ra trên mặt trận rộng 500km, đẩy lùi quân Đức 500km, kéo dài 25 ngày, có 31 sư đoàn tham gia, tổng quân số 5 phương diện quân là 4,3 triệu người, tiêu diệt 60 sư đoàn quân Đức, giải phóng

        Ba Lan, quân ta đã tiến vào lãnh thổ Đức, tiến đến sông Oder và đến sát Berlin.

        Vào dịp kỷ niệm mười năm ngày chiến thắng (năm 1955), Cục lịch sử quân sự của Bộ Tổng tham mưu đã lấy ý kiến để đánh giá chiến dịch nào là tuyệt vời nhất trong suốt thời gian của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại? Các nhà lịch sử quân sự đã nghiên cứu các chiến dịch và kết luận chiến dịch Vixla - Oderxki là chiến dịch tuyệt vòi nhất về nghệ thuật chỉ huy.

        Chỉ có điều, lúc đó người ta đã không nói thẳng ra là chính Stalin là người đã chỉ huy trận chiến vĩ đại này - Vào thời điểm đó, Stalin đã mất và đã bắt đầu thời kỳ mà người ta bắt đầu quên và tìm cách bôi nhọ ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2019, 06:54:47 am »


BÊN PHÍA QUÂN ĐỨC
(Giai đoạn chiến dịch Vixla - Oderxki)

        Tổng tham mưu trưởng quân Đức, tướng Guderianne ngay từ những ngày đầu đã hiểu rõ ý đồ tấn công của quân Nga. Về việc một chiến dịch tấn công thế nào đang được chuẩn bị thì ông ta đã hiểu khá rõ thông qua các công tác trinh sát và hỏi cung các tù binh Nga. Ông ta đã viết trong nhật ký rằng: Đến ngày 14 tháng 1 thì đã rõ kế hoạch của quân Nga...".

        Guderianne hiểu rằng hướng tấn công chính của quân Nga là ở Vacxava - Pôdơnan - Oder. Ông ta đã báo cáo và yêu cầu Hitle lúc đó đang ở mặt trận phía Tây hãy nhanh chóng trở về Berlin. Sau khi nghe Guderianne báo cáo Hitle đã ra lệnh chuyển sang phòng ngự trên tất cả các mặt trận tây và điều toàn bộ lực lượng dự bị có thể có từ mặt trận tây sang hướng đông nhưng Guderianne đã vô cùng bất ngờ khi Hitle điều quân đoàn 6 phía tây không phải là về hướng Berlin mà về hướng Hungari. Guderianne đã tìm mọi cách đế chứng minh sự không đúng đắn của quyết định này, nhưng Hitle không thay đổi quyết định của mình.

        Hitle nói:

        - Khu vực dầu mỏ ở Hungari và các nhà máy có ý nghĩa rất quan trọng... Nếu chúng ta không có dầu mỏ thì xe tăng không chạy được, máy bay không cất cánh được, anh cần phải đồng ý với lập luận này.

        Guderianne đề nghị Hitle thành lập một cụm tập đoàn quân mới ở khu vực giữa cụm quân “A” và cụm quân “Trung tâm” và điều Bộ tham mưu của tướng Baron Veikhxơ về hướng Ban Căng, nhưng Hitle đã không đồng ý và quyết định bổ nhiệm Thống chế SS - Himler là tư lệnh cụm tập đoàn quân này.

        Guderianne viết tiếp trong hồi ký về quyết định này:

        “Sai lầm này làm tôi rất hoảng sợ - tôi tìm mọi lý lẽ để cản Hitle, nhưng vô ích, vì Hitle khẳng định rằng Himler sẽ hoàn thành được nhiệm vụ. Có đội dự bị trong tay, ông ta sẽ nhanh chóng sử dụng nó, vì vậy ông ta sẽ bảo đảm tốt nhất cho mặt trận. Hitle chỉ thị Himler tự mình lựa chọn Bộ tham mưu. Đến ngày 27 tháng 1 thì các trận tấn công của quần Nga đã đạt đến một nhịp điệu rất lớn. Ngày tận thế đang đến gần”.

        Khi các đơn vị quân Nga tiến đến sông Oder, Guderianne đề nghị Hitle hãy từ bỏ ý định phòng thủ ở hướng Hungari và tập trung lực lượng từ vùng Pribantich để bắt đầu tấn công vào các đơn vị của Giucốp ở hai bên cạnh sườn với ý đồ chia cắt các lực lượng tiến về phía trước của Giucốp (chúng ta hãy nhớ chính Stalin đã lường trước việc này).

        Hitle không phản đối ý kiến này, nhưng không đồng ý dừng các hành động tác chiến ở Ban Căng mà điều các đơn vị ở Italia, Na Uy, Pribantich. Tướng Guderianne hiểu rằng đây là thời cơ cuối cùng nên đã cố gắng thuyết phục Hitler:

        - Ngài đừng cho rằng tôi cố tình thuyết phục Ngài từ bỏ Pribantich, chỉ đơn giản là tôi không thấy được khả năng nào có được lực lượng dự bị mà thiếu nó chúng ta không thể bảo vệ được Berlin. Tôi cố gắng chỉ là vì nước Đức.

        Hitle rất tức giận:

        - Sao anh lại có thể nói điều đó với tôi? Chả lẽ anh cho rằng tôi tiến hành chiến tranh không phải là vì nước Đức à? Cả cuộc đời tôi là cuộc đấu tranh vì nước Đức.

        Để làm giảm cơn tức giận của Hitle, Gơring đã nắm tay Guderianne và đưa sang phòng bên cạnh. Sau đó vài phút Hitle lại cho gọi Guderianne vào phòng. Không có cách nào khác, Guderianne đã lại đề nghị Hitle cho điều lực lượng về phòng thủ Berlin. Kịch bản tức giận của Hitle lại lặp lại.

        Tại phiên họp tiếp theo, Guderianne kiên quyết chứng minh với Hitle là cần phải tiến hành chiến dịch tấn công vào cạnh sườn của Giucốp. Cuộc nói chuyện diễn ra có mặt cả Himler, Tư lệnh quân đoàn xe tăng số 6 - tướng Deppa Đitrixt và Phó Tổng tham mưu trưởng - tướng Venka.

        Guderianne hiểu rằng thời gian đang trôi qua và sẽ đến lúc không ai nghe mình nữa, vì vậy đã nói:

        - Chúng ta không thể chờ đợi, khi chưa dùng hêt lít xăng và hòm đạn cuối cùng.

        Hitle nói chen vào:

        - Tôi cấm anh làm điều gì trái với cái mà tôi đang mong đợi.

        - Tôi không đem đến cho ngài điều gì trái ngược cả nhưng có điều chúng ta không có lý do gì để chờ đợi, khi mà chúng ta đang cạn dần mọi vật tư khí tài. Chúng ta còn có thể tấn công vào thời điểm thích hợp.

        - Tôi vừa nói với anh là tôi không thích nghe những lý lẽ của anh mà trái với điều tôi đang chờ đợi.

        - Tôi cũng vừa báo cáo ngài là tôi không biện minh gì với ngài cả. Đơn giản là tôi không muốn chờ đợi.

        - Tôi cấm anh thuyết phục tôi thêm nữa.

        - Tướng Venka cần nắm cương vị ở Bộ tham mưu của Himler, nếu không sẽ không có gì bảo đảm thành công trong các chiến dịch.

        - Himler có đủ khả năng.

        - Himler không có kinh nghiệm tác chiến, nếu không có tướng Venka thì không được.

        - Tôi cấm anh nói với tôi về việc Himler không có khả năng.

        Hitle rất tức giận, nắm chặt nắm đấm đứng ngay trước mặt tôi, ông ta hùng hổ đi từ góc phòng này sang góc khác, rồi lại dừng trước mặt tôi, ghé sát mặt tôi và nhìn trừng trừng với cặp mắt rực lửa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2019, 06:55:15 am »


        Sau đó, Hitle lui vào góc lò sưởi một lúc, lát sau quay lại, Hitle nói với Himler:

        - Vậy Himler, tối nay tướng Venka sẽ đến Bộ tham mưu của anh và nắm quyển điều hành.

        Hitler ngồi xuông ghế, kéo Guderianne ngồi bên cạnh và nói:

        - Hãy báo cáo tiếp đi. Hôm nay, Bộ Tổng tham mưu đã thắng.

        Nhưng tướng Venka đã không đáp ứng được sự tin cậy của Guderianne, ngày 16 tháng 2 quân đoàn xe tăng số 3 đã tấn công vào cạnh sườn của Giucốp, ngày 17 tháng 2 Venka đến Bộ chỉ huy của Hitle để thông báo về thành công trong đợt tấn công. Nhưng do quá mệt mỏi vì cuộc chiến và chặng đường trở về, cùng việc báo cáo Hitle, khi Venka quay lại ô tô để trở về Stetin thì lái xe của ông ta đã xỉu đi vì quá mệt. Venka cho lái xe nghỉ và ông ta tự lái, nhưng sau đó vài phút, chính Venka đã quá mệt và ngủ gật, chiếc xe chở ông ta đã lao vào cầu và Venka bị thương nặng, phải vào bệnh viện. Guderianne buộc phải bổ nhiệm Krebsa vào chức vụ này.

        Do không nhận dược báo cáo đầy đủ, Guderianne đã đến tận Bộ tham mưu của cụm quân “Vixla”, ông đã hỏi tham mưu trưởng xem Himler đang ở đâu?

        - Ông ta bị ốm và đang ở trại điều dưỡng - Guderianne đã đến tận nơi và rất bất ngờ khi thấy Himler hoàn toàn không ốm gì đáng kể vậy mà bỏ quân đội để vào nhà điều dưỡng nằm - Guderianne đã nói thẳng với Himler là ông ta nắm quá nhiều chức vụ: Tư lệnh cảnh binh, Bộ trưởng Nội vụ quốc xã, Tư lệnh lực lượng dự bị, Tư lệnh cụm quân “Vixla”... Các chức vụ này đòi hỏi nhiều thời gian, cân não và sức khoẻ, có lẽ thất bại trên mặt trận đã làm Himler sợ. Guderianne nói thẳng:

        - Tôi cho rằng, ông nên từ bỏ chức vụ Tư lệnh cụm tập đoàn quân để làm các công việc khác.

        - Tôi không dám nói điều đó với Hitle.

        - Vậy để tôi nói với ông ta.

        Himler đồng ý. Ngay chiểu hôm đó, Guderianne thuyết phục Hitle thay Himler, Hitle đồng ý và thượng tướng Geiringsi đã được bổ nhiệm vào chức vụ này.

        Nhưng cuộc chiến tiếp theo cũng không thành công, Hitle phàn nàn về thất bại của tướng Bussd.

        Ngày 28 tháng 3, Guderianne đến báo cáo Hitle, có cả tướng Bussơ. Hitle yêu cầu báo cáo về tình hình chiến sự. Mới báo cáo được vài câu, Hitle đã ngắt lời và nói rằng: các anh lại đổ cho thiếu vũ khí, đạn dược.

        Guderianne lại cắt ngang:

        - Xin phép cắt lời ngài, hôm qua tôi đã báo cáo là tướng Bussơ không có lỗi trong thất bại này vì quân đoàn 9 đã tiêu hết cơ số đạn, họ đã chiến đấu dũng cảm, vì vậy tôi đề nghị không phê phán họ.

        Sau một lúc im lặng, Hitle nói:

        - Tôi đề nghị tất cả ra ngoài, trừ thượng tướng.

        Sau khi tất cả ra ngoài, Hitle nói:

        - Thượng tướng Guderianne, sức khỏe của anh nói lên rằng anh cần phải nghỉ phép sáu tuần.

        Guderianne bắt tay Hitle.

        - Tôi sẽ nghỉ phép - Nói xong Guderianne đi ra cửa.

        Tuy nhiên, khi Guderianne bước gần tới cửa thì Hitle gọi lại:

        - Xin hãy ở lại và báo cáo xong đã.

        Sau cuộc họp, trong phòng chỉ còn lại Guderianne, Keitent, Jodl và Burgdorph, Hitle nói:

        - Xin hãy nghĩ về việc phục hồi sức khỏe. Sau sáu tuần chắc là tình hình sẽ phức tạp hơn - Lúc đó tôi sẽ cần anh hơn, anh định nghỉ ở đâu?

        Keitent đề nghị:

        - Hãy đến Bad-Libensteint, ở đó rất tuyệt.

        - Ở đó quân Mỹ đã chiếm rồi, Guderianne tức giận.

        - Vậy hãy đến Garsơ - Keitent lại gợi ý.

        - Xin cám ơn nguyên soái, tôi sẽ tự lựa chọn vị trí mà quân Đồng minh chưa kịp chiếm trong 48 giờ tới.

        Bắt tay mọi người xong, Guderianne đã ròi phòng Hitle.

        Đến đây, binh nghiệp của một vi tướng giàu kinh nghiệm của quân Đức đã kết thúc. Sau đó, ông ta không hề tham gia vào chỉ huy quân đội nữa. Ngày 10 tháng 5, sau khi ký Hiệp ước đầu hàng, Guderianne đã đầu hàng quân Mỹ.

        Chiến dịch kết thúc chiến tranh - Chiến dịch Berlin đã đến gần.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2019, 06:57:49 am »


TRƯỚC NGƯỠNG CỬA CỦA CHIẾN THẮNG

        Stalin được báo cáo rằng: lợi dụng việc quân Đức bị rút hết sang mặt trận phía đông chống lại quân Nga, các nước

        Đồng minh đã quyết định chiếm Berlin trước, bất chấp theo nghị quyết Hội nghị Yanta thì Berlin sẽ do quân Nga chiếm đóng.

        Hãy xem Churchill viết cho Roosevelt:

        ... “Quân Nga, không nghi ngờ gì sẽ chiếm Áo và tiến vào thành Viên. Nếu họ chiếm nốt Berlin, thì họ sẽ tạo được vị thế quá lớn và tạo nên ấn tượng là họ đóng vai trò rất lớn trong thắng lợi chung. Và điều đó chắc sẽ tạo cho chúng ta rất nhiều khó khăn trong tương lai. Vì vậy, tôi cho rằng, từ quan điểm lợi ích chính trị, chúng ta cần phải nhanh chóng tiến vào Đức, làm sao càng nhiều càng tốt về phía đông. Nếu như Berlin ở trong tầm tay thì chúng ta phải chiếm lấy nó. Đó là điều khôn khéo từ góc độ quân sự”.

        Stalin lập tức quyết định điều các đơn vị của hai phương diện quân Bêlôrutsia 1 (do Giucốp chỉ huy) và phương diện quân Ucraina 1 (do Cônhép chỉ huy) về hướng Berlin. Ông yêu cầu Bộ Tổng tham mưu xây dựng ngay kế hoạch chiến lược theo đúng ý tưởng của ông.

        Chúng ta ghi nhớ rằng, khi quyết định như vậy, Stalin đã lập tức cho gọi Giucốp.

        Trong hồi ký của mình, nguyên soái đã viết: “Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1944 Tổng tư lệnh Stalin đã giao cho tôi nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cho chiến dịch kết thúc chiến tranh, đặc biệt là chiến dịch Berlin”.

        Giucốp là Phó Tổng tư lệnh và lại do Stalin đích thân giao nhiệm vụ cùng Bộ Tổng tham mưu khởi thảo kế hoạch này.

        Ngày 7 tháng 3, Stalin lại một lần nữa cho gọi Giucốp. Họ gặp nhau tại biệt thự của Stalin. Tổng tư lệnh kể cho

        Giucốp nghe về Hội nghị Yanta - nhưng lý do chính mà ông cho gọi Giucôp lại là vấn đề khác:

        - Anh hãy đến ngay Bộ Tổng tham mưu và cùng Antônốp tính toán cho kế hoạch chiến dịch Berlin, để ngày mai, 13 giờ chúng ta sẽ gặp nhau ở đây.

        Chúng tôi một lần nữa xem lại các tính toán cơ bản của chiến dịch Berlin mà trong đó sẽ có ba phương diện quân tham gia.

        Sáng hôm sau, Tổng tư lệnh điện thoại cho Antônốp và hẹn gặp vào lúc 20 giờ. Sau khi nghe Antônổp báo cáo, Tổng tư lệnh thông qua mọi kiến nghị và chỉ thị cho các phương diện quân về công việc chuẩn bị cho chiến dịch quyết định ở Berlin. Trong cả tháng ba, Bộ Tổng tham mưu và các tư lệnh phương diện quân đã xây dựng các vấn đề cơ bản của kế hoạch để Tổng tư lệnh thông qua.

        Buổi tối hôm đó, Stalin cho gọi tôi đến phòng ông ở điện Kremli, lúc đó ông chỉ có một mình, cuộc họp Hội đồng quốc phòng vừa kết thúc.

        Lặng lẽ bắt tay; ông như tiếp tục câu chuyện:

        - Quân Đức ở mặt trận phía tây hoàn toàn bị phá vỡ, và rõ ràng là quân Đức không muốn làm gì để ngăn cản bước tiến của Đồng minh. Trong khi đó chúng tăng cường lực lượng ở các mặt trận chống lại chúng ta. Đây là bản đồ, anh hãy xem kỹ tình hình mặt trận và các vị trí cuối cùng của các đơn vị quân Đức.

        Rít một hơi. thuốc dài, Tổng tư lệnh nói tiếp:

        - Tôi cho rằng, tình hình sẽ là nghiêm trọng - Sau đó, ông hỏi tôi về việc đánh giá quân địch ở mặt trận trên bản đồ - Ông hỏi:

        - Bao giờ thì quân ta bắt đầu tấn công?

        Tôi báo cáo:

        - Phương diện quân Bêlôrutsia 1 có thể bắt đầu tấn công không muộn hơn hai tuần nữa. Còn phương diện quân Ucraina 1 có lẽ cũng sẽ tấn công vào cùng thời điểm này. Còn phương diện quân Bêlôrutsia 2 có lẽ không thể bắt đầu tấn công từ hướng Oder cùng với hai phương diện quân kia.

        - Làm sao được - Stalin nói - Phải bắt đầu chiến dịch mà không chờ phương diện quân Rôcôxốpxki, nếu anh ta chậm vài ngày cũng không sao.

        Ông gọi điện và yêu cầu Antônốp có mặt ngay. Sau 15 phút, Antônốp đã có mặt tại phòng của Tổng tư lệnh và báo cáo về tình hình ở mặt trận của phương diện quân Vaxilepxki và Bêlôrutsia 3.

        Ngày 1 tháng 4, Cônhép có mặt ở Đại bản doanh theo lệnh của Stalin (lúc đó kế hoạch chiến dịch đã khởi thảo xong), nhưng sau này ông ta lại viết rằng ông đã tham gia từ ngày đầu khởi thảo kế hoạch chiến dịch Berlin. Nếu như Cônhép không biết gì về cuộc nói chuyện của Giucốp với Stalin với cương vị là Phó Tổng tư lệnh để xây dựng kế hoạch chiến dịch Berlin, thì còn có thể hiểu được, nhưng không may cho ông, Hồi ký của ông ta ra đời năm 1972, trong khi Hồi ký của Giucốp xuất bản từ năm 1969. Và tất nhiên ông đã đọc về quá trình chuẩn bị kế hoạch chiến dịch Berlin!

        Vậy ta phải giải thích thái độ của Cônhép thế nào? Có thể lý giải vì ông ta không ưa bài báo của tờ “Sự thật” bôi nhọ Giucốp sau Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1957. Sự không hài lòng cá nhân của ông với Giucốp (người có thể nói đã nhiều lần cứu Cônhép không bị xử bắn) và tính toán cá nhân của ông đã bất chấp sự thật lịch sử, và điều đó không đem lại cho ông sự kính trọng. Nhưng tôi không vì thế mà hạ thấp các công trạng trong lĩnh vực quân sự của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2019, 10:25:36 pm »


        Chỉ đơn giản là qua ví dụ này, tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh rằng - Mọi đánh giá về Stalin sau khi ông qua đời và về Giucốp sau năm 1957 phụ thuộc rất nhiều vào lương tâm và sự khách quan của bản thân các tác giả.

        Stalin rất quan tâm theo dõi bước tiến của phương diện quân Ucraina 1, khi nó tiến nhanh hơn các phương diện quân bạn và nhanh chóng tiến về Berlin. Stalin quyết định kích thích lòng tự trọng của Giucốp và Cônhép, tạo cho họ ý tưởng thi đua với nhau trên đường tiến về Berlin.

        Cả hai bên đểu chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Quân Đức tập trung ở hướng Berlin tất cả lực lượng còn lại, trong đó gồm 48 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn xe tăng, 10 sư đoàn cơ giới và nhiều đơn vị độc lập khác. Các đơn vị này tập họp trong hai cụm quân: “Vixla” và cụm quân “Trung tâm” - với tổng số trên 1 triệu quân, 1.500 xe tăng, 3.300 máy bay. Chỉ huy trưởng phòng ngự Berlin được giao cho trung tướng Reiman. Còn người bạn gần gũi nhất của Hitle là Gơbbels được bổ nhiệm là người thống lĩnh về tư tưởng.

        Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tướng Reiman ra mệnh lệnh về tổ chức phòng ngự thủ đô của Đế chế Đức. Gơbbels thậm chí đã cho thành lập các tiểu đoàn nữ binh... Hắn cho rằng tình hình với Berlin bây giờ rất giống tình hình của Hồng quân năm 1941, khi quân Đức tiến sát đến Moxcơva. Hắn quyết định sử dụng các kinh nghiệm phòng thủ và cho gọi một trong các nhân vật “phòng thủ Moxcơva” là tướng Vlaxốp đến. Sau một lúc thảo luận, Gơbbels hỏi và Vlaxốp đã đưa ra lời khuyên.

        Sau này, Gơbbels kể lại về cuộc nói chuyện với Vlaxốp cho Hitle nghe, Hitle nói:

        - Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là trong mọi tình huống phải đứng vững. Sự khủng hoảng trong nội bộ quân địch tuy có tăng hơn nhưng vấn đề là nó có đủ để giữ chân quân địch cho đến khi chúng ta vẫn đứng vững không?

        Trong thời kỳ chiến dịch Moxcơva, Hitle và cả Gơbbels đánh giá không cao các tướng lĩnh Xô Viết, cho rằng họ không có tài, rằng chiến tranh sẽ nhanh chóng kết thúc và các tướng lĩnh này sẽ nhanh chóng bị thua... Còn bây giờ, khi chuẩn bị phòng thủ Berlin, Gơbbels đã phải nghiên cứu các tài liệu về các tướng lĩnh Xô Viết và rút ra các kết luận như sau:

        “Bộ Tổng tham mưu có chuyển cho tôi hồ sơ lý lịch và chân dung các tướng lĩnh Xô Viết... Các nguyên soái và tướng lĩnh của họ đểu trẻ khoảng dưới 50 tuổi... Với kinh nghiệm hoạt động chính trị và cách mạng, niềm tin Bônsêvich và nhiệt tình cách mạng... Nói ngắn gọn, cần đi đến kết luận không thú vị gì là Bộ chỉ huy quân sự Xô Viêt được tập họp từ những nhân vật ưu tú hơn các tướng lĩnh của chúng ta”.

        Như vậy, Gơbbels đã có đánh giá khách quan về các tướng lĩnh Xô Viết. Thời kỳ bắt đầu chiến tranh ông ta chưa có đánh giá này. Còn bây giờ thì ông ta lại đánh giá rất cao, vì Hồng quân đã tiến đến sát chân tường Berlin.

        Gơbbels hiểu rằng, cần phải giữ vững tinh thần cho Hitle, vì vậy thường sử dụng hình tượng “Phridrich vĩ đại” - nhân vật lịch sử được yêu thích của Hitle, để trấn an Hitle Gơbbels đặc biệt nhắc nhở Hitle về những thời khắc gay cấn nhất trong cuộc đời của “Phridrich vĩ đại”, khi do các thất bại cay đắng đã dự định tự vẫn. Lúc đó, một cận thần đã nói với ông: “Ông hãy chờ thêm một thời gian, những ngày tháng thất bại sẽ lùi về sau. Mặt trời sẽ ló ra khỏi đám mây và chiếu sáng cuộc đời ông”. Và điều tiên đoán đó đã thành hiện thực - Nữ hoàng Elidabet của Nga bất ngờ qua đời và điều đó đã cứu Phridrich thoát khỏi kết cục thảm bại trong cuộc chiến tranh bảy năm. Khi kể cho Hitle nghe điển tích này, Gơbbels muốn nhấn mạnh niềm tin của mình vào một cái gì đó bất ngờ có thể sẽ xảy ra, bản thân Hitle mong muốn điều bất ngờ đó là việc các Đồng minh sẽ xâu xé nhau và điều đó sẽ cứu nước Đức.

        Cần phải nhắc lại một sự trùng hợp: chính là sau cuộc nói chuyện của Gơbbels và Hitle một vài ngày đã xảy ra một sự bất ngờ lịch sử. Hôm đó, Gơbbels đầy phấn khởi và rạng rỡ chạy vào phòng Hitle và hét lên:

        - Thưa Phurer! Xin chúc mừng ngài. Sự “kỳ diệu” đã xảy ra! Tổng thống Roosevelt đã qua đời!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2019, 09:32:23 pm »


        Không khí trong Bộ Tổng tham mưu Đức như ngày hội. Mọi người uống sampanh, chúc mừng Hitle vì chính ông ta đã tiên đoán rằng cái chết của Roosevelt sẽ là bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến. Hitle lập tức điện thoại cho các tư lệnh mặt trận và thông báo tin vui cho quân sĩ để cổ vũ tinh thần họ trong cuộc chiến.

        Niềm vui của Hitle không phải là không có cơ sở, vì việc Truman lên nắm chính quyền chắc chắn sẽ thay đổi quan điểm về kết thúc chiến tranh. Ở Đức đã từng lưu truyền câu nói của Truman từ tháng 6 năm 1941: “Nếu chúng ta thấy nước Đức chiến thắng thì chúng ta sẽ phải giúp nước Nga, còn nếu nước Nga sẽ chiến thắng thì chúng ta phải giúp nước Đức, và như vậy, hãy cứ để họ đánh nhau nhiều hơn nữa...”.

        Một ngày sau khi an táng Roosevelt, Truman đã triệu tập phiên họp với sự có mặt của các nhà quân sự, các nhà tư bản tài chính. Truman nói rằng cần thay đổi đường lối của Roosevelt và tìm một cách thỏa hiệp nào đó để cứu nước Đức. Ông ta đặc biệt đưa ra lý lẽ về việc nếu Liên Xô giành chiến thắng thì sẽ biến châu Âu thành một lục địa Cộng sản. Truman tuyên bố: “Người Nga sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí, và khi đó, Mỹ sẽ phải nắm lấy vai trò lãnh đạo phong trào thế giới theo con đường của nó phải đi”. Tuy nhiên, các biện pháp tức thời để thực hiện đường lối mới này, Truman không kịp thực hiện, về điều này, nhà lịch sử Mỹ - Đ. Tolland đã viết: “Thậm chí, nếu Truman có ý định chống lại nước Nga một cách quyết liệt thì điều đó cũng là vô cùng khó khăn. Đại đa số người dân Mỹ ủng hộ đường lối của Roosevelt là hữu nghị với nước Nga”. Nước Mỹ đóng một vai trò nào đó trong cách họ giải quyết chiến tranh một cách không bình thường với Nhật. Theo thỏa thuận ở Hội nghị Yanta, Nga sẽ tuyên chiến với Nhật sau khi tiêu diệt phát xít Đức. Và để giữ không bị mất sức mạnh thực tế của Đồng minh Nga của mình, Truman đành phải giữ cái thái độ thù hằn này với Liên Xô trong lòng.

        Như vậy là thời khắc quyết định của cuộc chiến đã đến. Tối ngày 16 tháng 4, nguyên soái Giucốp đến trạm quan sát tiền phương của Tư lệnh quân đoàn cận vệ số 8, tướng Chuicốp, từ đó ông có thể chỉ huy các đơn vị. Trên đường ông ghé vào chỗ tư lệnh quân đoàn xe tăng số 1 - Tướng Katucốp và một lần nữa khẳng định tình trạng sẵn sàng cao của quân đoàn để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó ông ghé vào Bộ tư lệnh quân đoàn xe tăng cận vệ số 2 của tướng Boocđanôp và cả ở đây mọi thứ đểu sẵn sàng - Những phút cuối cùng, như hồi tưởng của Giucốp đã diễn ra rất yên tĩnh và hồi hộp. Mọi người đã cùng uống trà để giữ bình tĩnh nhưng trong lòng họ rất hồi hộp...

        Lúc 5 giờ sáng, khi mặt trời vừa ló lên, trong một khoảnh khắc các giàn hỏa lực đồng loạt phát hỏa: đợt hỏa lực pháo chuẩn bị đã bắt đầu, chỉ sau đó ít phút, sau các màn khói còn bốc lên, các phi đoàn không quân ào ạt bay tới - Chỉ trong vòng 30 phút trên các trận địa quân Đức đã phủ đầy các loạt đạn pháo hỏa lực (theo tính toán số đạn này phải chở trong 2.450 toa tàu). Tổng cộng đã bắn 1.236 ngàn loạt pháo. Có nghĩa là trung bình cứ một vị trí phòng thủ ở Berlin lại bị một trái đạn pháo.

        Giucốp khi quan sát đợt pháo chuẩn bị và không phát hiện một phản ứng nào từ phía quân Đức đã quyết định rút ngắn thời gian bắn pháo chuẩn bị đi 30 phút. Sau khi làn pháo chuyển sâu vào hậu phương quân Đức thì các đơn vị bộ binh và xe tăng bắt đầu tấn công - Đúng lúc này 140 bộ đèn chiếu đặt cách nhau 2m đồng loạt chiếu về phía quân Đức. Giucốp đã tính đến sự xuất hiện bất ngờ của biển ánh sáng này, không những khủng bố tinh thần quân địch mà còn chiếu sáng đường cho quân ta tiến lên. Quan trọng nhất là nó tác động mạnh lên tâm lý của quân địch, làm chúng không hiểu là đã xuất hiện một loại vũ khí mới khủng khiếp nào đó của quân Nga, khiến chúng vô cùng hoảng loạn. Giucốp quyết định sử dụng các đèn pha này chính là áp dụng kinh nghiệm của mình trong chiến dịch Khan-khin- gon. Lúc ấy chính xe tăng của quân Nhật đã tiến vào với các dàn đèn pha chiếu sáng rực và cả đèn chiếu từ trên tháp pháo. Lúc ấy, tính bất ngờ và không hiểu về loại vũ khí gì mới đã làm cho quân ta rất lúng túng. Hồng quân lúc đó đã hoảng loạn và rút chạy. Sau đó chính Giucốp đã cứu nguy tình thế bằng cách tung vào trận chiến các binh đoàn xe tăng. Nhưng ấn tượng về tâm lý do quân Nhật tạo ra lúc ấy đã được Giucốp nhớ lại và quyết định sử dụng trong chiến dịch này để chống lại chính Đồng minh của Nhật, điều đó đồng thời làm giảm tổn thất của quân ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:18:22 am »


        Tuy nhiên, động tác sử dụng đèn pha này của Giucốp được các chuyên gia quân sự đánh giá khác nhau. Một số cho rằng chúng đã áp đảo tinh thần quân địch, một số khác lại cho rằng, với liều lượng ánh sáng như vậy chưa đủ để áp đảo tinh thần quân địch, vì rằng lúc đó, sau loạt pháo dọn đường, khói bụi mù mịt rất tối, vì vậy lượng ánh sáng này không xuyên qua được để gây hiệu quả tâm lý đối với quân địch. Bản thân Giucốp nhớ lại: “Hơn 100 tỷ KW chiếu sáng toàn bộ chiến trường, làm lóa mắt quân địch nhưng lại chiếu sáng các mục tiêu tấn công cho các đơn vị xe tăng và bộ binh của ta. Quang cảnh chiến trường lúc đó thật là hùng vĩ và có lẽ suốt cả cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy một cảnh tượng nào tương tự”.

        Sau các loạt pháo dọn đường, bộ binh và xe tăng của ta chiếm các vị trí tuyến đầu của địch. Tuy nhiên, các đơn vị của chúng ta đã rất ngạc nhiên vì hầu như có rất ít xác của lính địch. Dưòng như quân địch đã biết trước thời điểm tấn công của quân ta nên đã lùi sâu về phía sau. Điều này là bất ngờ và bất lợi đối với Giucốp, vì như vậy các đơn vị tiến về phía trước sẽ vấp phải sức kháng cự lớn của quân địch.

        Giucốp linh cảm thấy ý định của mình có thể bị phá sản, không đạt được tốc độ tấn công về hướng Berlin. Tuy vậy, Giucốp biết rằng trong tay mình có đủ lực lượng để bẻ gãy bất kỳ sự kháng cự nào, ông đã điều hai quân đoàn xe tăng ngay từ ngày đầu của chiến dịch. Khi quyết định như vậy, Giucốp chấp nhận một sự mạo hiểm khi sẽ chịu trách nhiệm nếu như các đơn vị xe tăng bị tổn thất quá nhiều khi phải hoạt động trong điều kiện các trận địa phòng ngự của địch chưa bị trấn áp.

        Hơn thế nữa, ông đã quyết định đưa hai quân đoàn xe tăng vào trận mà chưa báo cáo Tổng tư lệnh, vì cho rằng nếu có báo cáo chắc Stalin sẽ không cho phép - Mà Giucốp lại không muốn tụt hậu so với các đơn vị của Cônhép.

        Vào lúc ba giờ chiều, Giucốp báo cáo Stalin:

        - Tuyến phòng ngự thứ nhất và thứ hai của quân Đức đã bị phá vỡ, các đơn vị của phương diện quân đã tiến về phía trước được 6km, nhưng vấp phải sự kháng cự quyết liệt ở khu vực cao điểm Deelopxki, nơi có lẽ là các trận địa phòng ngự chính của địch. Để tăng sức tấn công, tôi đã quyết định tung hai quân đoàn xe tăng vào trận, tôi cho rằng vào rạng sáng mai tuyến phòng ngự của địch sẽ bị chọc thủng.

        Sau khi nghe báo cáo, Stalin bình tĩnh nói:

        - Trận tuyến phòng ngự của địch ở hướng Cônhép có vẻ là yếu hơn. Ông ta đã vượt qua sông Neixe và đang tiến về phía trước mà hầu như không vấp phải sức kháng cự nào. Hãy dùng không quân yểm trợ cho các đơn vị xe tăng. Tối nay hãy gọi điện cho tôi.

        Dễ dàng hiểu rằng, lúc này Stalin đã rất khéo léo “kích” lòng tự trọng của Giucốp khi nói về bước tiến của Cônhép.

        Các trận chiến tiếp theo ở Deelopxki không đạt kết quả, hai quân đoàn xe tăng tung vào sớm, không theo kế hoạch vạch ra từ trước đã tạo nên tình huống phối hợp rất kém với các đơn vị bộ binh.

        Buổi tối, Giucốp báo cáo Stalin về tình hình chiến sự. Tuy cao điểm chưa chiếm được, nhưng Giucốp hứa sẽ chiếm được vào chiều hôm sau.

        Lần này thì Stalin không giữ được bình tĩnh:

        - Anh đã tung một cách vô ích quân đoàn xe tăng số 1 vào khu vực không theo kế hoạch của Đại bản doanh. Anh có tin là ngày mai chiếm được cao điểm Deelopxki không?

        Giucốp cố gắng trả lời một cách tự tin:

        - Ngày mai, ngày 17 tháng 4, lúc rạng sáng chúng tôi sẽ chiếm được phòng tuyến Deelopxki - Tôi cho rằng, quân địch càng ném nhiều quân vào hướng của tôi thì chúng ta càng nhanh chóng chiếm được Berlin. Vì rằng, quân địch sẽ dễ dàng bị tiêu diệt trên cánh đồng hơn là tiêu diệt chúng trong thành phố.

        - Chúng tôi sẽ ra lệnh cho Cônhép tung quân đoàn xe tăng của Rưbancô từ phía nam, còn Rôcôxốpxki thì tấn công vào Berlin từ phía bắc...

        Stalin không nói thêm gì với Giucốp, cũng không giao thêm nhiệm vụ gì, chỉ nói ngắn gọn: “Tạm biệt” rồi gác máy.

        Cônhép điện thoại cho Stalin và báo cáo về tình hình chiến sự. Stalin cắt ngang:

        - Hướng của Giucốp có khó khăn, đến bây giờ vẫn chưa mở được đột phá khẩu.

        Sau câu đó, Stalin yên lặng. Cônhép cũng yên lặng và chờ đợi xem Stalin sẽ nói gì tiếp. Đột nhiên, Stalin hỏi:

        - Liệu có thể đưa các đơn vị phía trước của Giucốp tiến qua cửa mở của anh được không?

        Cônhép nói ý kiến của mình:

        - Thưa đồng chí Stalin, điều này đòi hỏi rất nhiều thời gian và gây ra phức tạp. Chỗ chúng tôi mọi việc diễn ra rất thuận lợi, lực lượng cũng đầy đủ và chúng tôi đang chuyển 2 quân đoàn xe tăng về hướng Berlin - Cônhép nói rõ hướng tiến qua Soxxen, cách Berlin 25km về hướng nam.

        - Bản đồ của anh là tỷ lệ bao nhiêu? - Stalin hỏi.

        - Bản đồ 1/200.000, thưa đồng chí!

        Sau một lúc im lặng, Stalin nói:

        - Rất tốt, anh có biết là Bộ tham mưu của Đức đóng ở thành phố Soxxen không?

        - Vâng, tôi biết.

        - Rất tốt - Stalin nhắc lại - Tôi đồng ý. Hãy chuyển hướng các quân đoàn xe tăng về Berlin.

        Trong tình hình lúc đó, quyết định của Stalin là duy nhất đúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:22:12 am »


TẠI SÀO HUYỆT CỦA CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT

        Các bước tiến bị chậm của Hồng quân ngày 16, 17 tháng 4 làm Hitle rất vui. Hitle tuyên bố đã chặn đứng bước tiến của quân Nga và gửi điện cho các đơn vị quân Đức, trong đó nhấn mạnh chiến thắng của quân Đức trong những ngày đầu và cho rằng đó sẽ là bước chuyển biến quan trọng.

        Hitle tìm mọi cách để không chỉ gây mâu thuẫn cho các Đồng minh, mà còn để sẽ ký riêng rẽ với Anh và Mỹ các Hiệp định hòa bình. Ngày 18 tháng 4, Vonph trở về Bộ Tổng tham mưu để báo cáo kết quả đàm phán với Dulles - Hitle đánh giá cao Vonph và phong ngay quân hàm cao nhất của lực lượng ss cho ông ta. Vonph lại được giao nhiệm vụ tiếp tục đàm phán, tiếp xúc và làm sao nhanh chóng đạt được thỏa ước với Bộ tư lệnh Anh - Mỹ.

        Vonph đã gặp Dulles tại Ý, và tiếp tục đàm phán về hiệp định hòa bình riêng rẽ, kể cả thời kỳ hậu chiến. Mặc dù đã có chỉ thị của chính phủ về việc dừng đàm phán riêng rẽ với Đức vì Bộ chỉ huy Xô Viết đã biết việc này, nhưng Dulles vẫn tiếp tục tiếp xúc với Đức.

        Quân Đức trên thực tế đã dừng hành động tác chiến ở phía Tây. Churchill và Truman đã hối thúc Eisenhower và Montgomery để họ làm sao thật nhanh tiến về phía đông và chiếm càng nhiều hơn lãnh thổ Đức càng tốt. Đặc biệt vội vã là Churchill. Ông ta làm mọi cách để quân Đồng minh tiến vào Berlin trước quân Nga.

        Trong khi đó, mặt trận phía đông diễn ra rất ác liệt. Đặc biệt là ở cao điểm Deelopxki, cuối cùng thì Giucôp cũng vượt qua được tuyến phòng thủ này.

        Ngày 18 tháng 4, cao điểm Deelopxki đã bị chiếm. Quân Đức ném tất cả lực lượng dự bị vào đây để chiếm lại nhưng các đơn vị của ta có ưu thế về pháo binh và quân số đã bẻ gãy sức phòng thủ của địch.

        Ngày 19 tháng 4, tất cả các tuyến phòng ngự đã bị phá vỡ. Các đơn vị của Giucốp tiến vào Berlin từ hướng bắc, và đúng như Giucốp đã nói, các đơn vị chủ yếu của Đức đã bị tiêu diệt từ ngoài chiến trường.

        Tiếp theo, tôi sẽ mô tả các sự kiện diễn ra về phía quân Đức. Những sự kiện này đã nổi tiếng khắp thế giới và đã được nhiều sách vở, báo chí nhắc đến, nhưng đa số các sự kiện này thường được mô tả theo “các thông tin nóng”, nhiều điều còn chưa công bố, nhiều dư luận, giả thiết khác nhau. Tôi sẽ mô tả các sự kiện cuối cùng này trong Bộ chỉ huy Đức với các cứ liệu đã được làm rõ, bổ sung mà có thể nhiều người chưa biết.

        Ngày 20 tháng 4, Hitle tổ chức lễ sinh nhật. Trước kia, ngày này thường được tổ chức rất long trọng với nhiều nghi lễ và duyệt binh. Không chỉ Berlin mà ở tất cả các thành phố đều được trang hoàng cờ, biểu ngữ, còn radio thì oang oang nói về các chiến công của Hitle. Lần này thì Hitle nhận lời chúc mừng trong căn phòng chật chội ở ngầm dưới đất. Lúc đó, chỉ có mặt các chiến hữu thân cận nhất để chúc mừng Hitle. Trong đó có Gơring, Himller, Boocman, Gơbbels, Ribbentrốp và một vài sĩ quan thân cận.

        Lúc này sức khỏe của Hitle đã rất yếu: chân tay run lẩy bẩy. Hitle đứng với cặp mắt vô hồn nhận lời chúc mừng rất nhỏ của mọi người.

        Lãnh tụ tổ chức “Thanh niên Hitle” Akman chúc mừng Hitle và đề nghị Hitle lên khỏi hầm ngầm nơi có hai hàng thiếu niên 15-16 tuổi, trang bị vũ khí cầm tay đang đứng chờ chúc mừng Hitle. Đây chính là lần xuất hiện cuối cùng của Hitle trên mặt đất. Ông im lặng đi dọc theo hàng quân của thiếu niên, đặt tay lên vai một vài người để khích lệ. Các thiếu niên vẫn còn rất thán phục vinh quang và uy tín của Hitle, rất cảm động nhìn theo lãnh tụ của mình.

        Trong ngày sinh nhật của mình, Hitle còn nhận được món quà không mong muốn rất đau xót. Tướng Heinrich báo cáo rằng tuyến phòng ngự ở cao điểm Deelopxki đã hoàn toàn bị phá vỡ và các đơn vị Hồng quân đang tiến vào Berlin. Tổng tham mưu trưởng Krebxơ báo cáo rằng phương diện quân Bêlôrutsia 2 đã chuyển sang tấn công từ hướng đông - bắc. Tướng Jold thì báo cáo là xe tăng của Cônhép đã tiến vào khu vực Soxxen, nơi Bộ Tổng tham mưu Đức đang đóng - Jold còn không muốn làm Hitle tuyệt vọng khi không báo cáo rằng quân Đức bỏ chạy quá nhanh, vì vậy không kịp phá hủy các cơ sở của Bộ Tổng tham mưu.

        Sau phần chúc mừng là hội nghị lãnh đạo cấp cao. Đây là lần cuối cùng có mặt đủ các nhân vật chủ chốt như Gơring, Himller, Ribbentrốp và các lãnh tụ phát xít cấp cao khác - Một câu hỏi duy nhất được đặt ra là phải làm gì tiếp theo? Đa số đều hiểu rằng: số phận của Berlin đã được định đoạt, thủ đô không thể giữ được, cần phải thành lập Bộ chỉ huy ở đâu đó ngoài Berlin. Chỉ riêng Gơbbels là ngoan cố yêu cầu tử thủ Berlin đến cùng và cho rằng tiếp xúc với liên quân Anh - Mỹ sẽ là hy vọng cuối cùng. Sau khi tranh luận hồi lâu, Hitle quyết định chia Bộ chỉ huy thành ba phần: Hitle, Gơbbels và Boocman sẽ ở lại Berlin, cùng với họ là Bộ tham mưu và một phần Bộ Tổng tham mưu, lục quân. Bộ phận thứ hai sẽ được thành lập ở vùng Bayaria và Áo với tên gọi “pháo đài Anpơ”, tư lệnh sẽ là tướng Keixentring, ngoài nhiệm vụ chiến đấu nó còn được giao nhiệm vụ phối hợp với Vonph và bằng mọi cách đàm phán với liên quân Anh - Mỹ. Bộ phận thứ ba do đô đốc Denitx chỉ huy đóng ở phía bắc nước Đức.

        Sau lễ sinh nhật, mọi người vội vàng ra xe phân tán ra khỏi Berlin.

        Quà sinh nhật cuối cùng và rất có sức nặng nhân ngày sinh nhật Hitle chính là loạt pháo của Stalin.

        Đó chính là đợt oanh kích đầu tiên của pháo binh Nga vào khu vực thủ phủ hành chính của Đế chế quốc xã. Hitle điện thoại cho Tư lệnh không quân và yêu cầu sử dụng không quân tiêu diệt các trận địa pháo của quân Nga.

        Nhưng Tư lệnh Bộ tham mưu - tướng Koller, thậm chí không dám báo cáo Hitle rằng đây hoàn toàn không phải là pháo tầm xa mà chính là pháo đã kể sát chân thành Berlin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:24:50 am »


        CHIẾM THÀNH BERLIN

        Ngày 21 tháng 4, các đơn vị quân đội Xô Viết tiến vào Berlin từ hướng đông bắc, còn các đơn vị xe tăng thì tiến vào từ hướng tây, ở hướng nam, các đơn vị xe tăng tiến vào thành phố và vòng về phía tây. Như vậy, đã khóa chặt vòng vây khép kín phía tây Berlin. Các đơn vị tỏa vào các khu phố, các ngã tư, các góc phố và trận chiến diễn ra trên từng ngôi nhà, từng tầng hầm.

        Các vị chỉ huy không nhìn thấy các đơn vị của mình, các tuyến mặt trận như khái niệm thông thường không tồn tại.

        Nhưng dù là các trận đánh diễn ra ở bất kỳ đâu thì Stalin, Giucốp và Cônhép vẫn cảm nhận được tính chất ác liệt, biết rõ được ở đâu trận chiến đang tiến về phía trước, ở đâu đang gặp khó khăn. Các vị nguyên soái thông qua đường dây liên lạc và điện đài vẫn liên lạc được với các đơn vị đang tiến về phía trước. Họ vẫn nói chuyện với các vị chỉ huy cấp dưới, vẫn nghe thấy giọng nói kiên nghị, tự tin của Stalin. Dường như Stalin ở bên cạnh họ khắp mọi nơi, với người này thì ông động viên, với số khác thì ông đôn đốc, số thì ông quở mắng. Như người ta thường nói - mỗi người một vẻ, ai làm tốt thì được khen thưởng.

        Trong hầm ngầm của Hitle, Bộ tham mưu Đức tìm mọi cách để cứu vãn Berlin, điều các đơn vị ở gần về phòng ngự Berlin, tập trung các đơn vị còn lại để phá vỡ vòng vây. Sáng ngày 21 tháng 4, Tư lệnh cụm quân “Trung tâm” -  tướng Sernher được gọi về Bộ chỉ huy. Ông ta là vị tướng rất mẫn cán, nghiêm khắc, thậm chí binh sĩ Đức gọi ông ta là “cục thịt” vì tính độc đoán, lạnh lùng với cấp dưới.

        Hitler ra lệnh cho Sernher đưa quân về bảo vệ Berlin, thậm chí Hitle đã phong quân hàm nguyên soái cho Sernher và tập trung tất cả sĩ quan vào hầm để chúc mừng và gắn quân hàm cho Sernher.

        Tư lệnh cụm quân “Vixla” muốn bảo vệ hành lang bên phải cụm quân của Steine tấn công từ phía nam để chia cắt các đơn vị đang bao vây Berlin. Suốt cả ngày, Hitle chờ báo cáo về hành động đánh chiếm của Steine.

        Ngày hôm sau, Krebxơ và Jold buộc phải báo cáo cho Hitle biết là cụm quân của Steine đã bị tiêu diệt. Hitle rất bực tức và thất vọng thốt lên:

        - Dân tộc Đức không hiểu được mục tiêu của tôi! Họ không xứng đáng để hiểu biết và thực thi mục tiêu của tôi. Nếu như tôi bị buộc phải hy sinh thì dân tộc Đức sẽ hy sinh cùng tôi, vì rằng họ không xứng đáng với tôi1.

        Hitle cho gọi tư lệnh cảnh vệ Berlin, tướng Reiman đến và ra lệnh:

        - Hãy tập hợp tất cả lực lượng còn lại, và không được phép để quân địch tràn vào thành phố, hãy bảo vệ khu vực của Chính phủ.

        Để thực hiện lệnh của Hitle, 32 ngàn cảnh sát Berlin đã được tung vào trận, kể cả các tù binh bị giam giữ trong nhà tù cũng được thả ra để ra trận. Reiman tập hợp các lực lượng cuối cùng được khoảng 80 ngàn (ông ta phóng đại lên thành 300 ngàn) và tung ra để bảo vệ Berlin, Thống chế Keitent đề nghị Hitle một biện pháp nữa, đó là điều động các đơn vị phía tây về để bảo vệ Berlin. Keitent nói đây là điều không thể làm khác được. Mặt khác, nếu quân Anh - Mỹ mà tiến nhanh về hướng đông và gặp quân Nga thì bản thân họ sẽ chạm trán nhau.

        Jold ủng hộ ý kiến này của Keitent và thuyết phục Hitle để điều quân của Venk về phòng ngự Berlin - Hitle đã cử Keitent đi gặp tướng Venk và tuyên bố từ nay chỉ chống quân Nga mà không chống quân phương Tây.

        Gơbbels tuyên bố sẽ động viên toàn thể dân cư Berlin tham gia chiến đấu chống Nga. Gơbbels đã cho in hàng chục ngàn tờ rơi yêu cầu người dân chiến đấu bảo vệ chính ngôi nhà, căn hộ của mình. Tất cả thành viên tổ chức “Thanh niên Hitle”, không phân biệt lứa tuổi đã được động viên. Thậm chí trong các tờ rơi còn in rõ là nếu không tuân theo lệnh sẽ bị xử bắn ngay.

        Gơring cho rằng nếu Boocman nắm công việc đàm phán với các nước phương Tây thì ông ta có thể sẽ giành được một vị trí điều hành nước Đức sau chiến tranh, vì vậy đã quyết định hành động, vì rằng Gơring đã từng được công bố là người kế nhiệm Hitle nếu ông ta chết, vì vậy Gơring đã quyết định viết cho Hitle một bức thư vào ngày 23 tháng 4.

        “Thưa Hitle!

        Do ngài đã quyết định ở lại Berlin, liệu ngài có đồng ý không nếu tôi nắm lấy vai trò là người kế nhiệm của ngài theo điều luật ngày 29 tháng 6 năm 1941 - Với quyền tự do hành động cả trong và ngoài nước. Nếu tôi không nhận được trả lời của ngài trước 10 giờ tối thì tôi sẽ cho rằng ngài không đủ khả năng hành động vì lợi ích nước Đức. Như ngài đã biết tôi dành tình cảm của mình cho ngài, tôi không biết dùng từ gì để diễn tả tình cảm của mình, có lẽ Chúa sẽ bảo vệ che chở cho ngài...

        Goring"


--------------------
        1. Có nhiều tài liệu cho rằng Hitle không phải chính gốc người Đức. Hitle sinh ngày 20 tháng 4 năm 1889 tại quận Walayiertel - thuộc vùng Braunau (Áo) - địa điểm này nằm giữa sông Đanube, vùng Bararia và Bohemian của Czech. Vì vậy dòng họ Hitle có lẽ có nguồn gốc từ Czech, nhưng được phiên âm hơi khác đi và xuất hiện khoảng thế kỷ 15.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2019, 04:25:57 am »


        Boocman vốn dĩ ghét Gơring đã lợi dụng thời cơ này đề nghị Hitle xử tội phản bội của Gơring bằng xử bắn. Nhưng Hitle mặc dù rất tức giận đã không hành động và cấm

        Boocman có manh động gì - Đồng thời, Hitle ra lệnh cho Tư lệnh an ninh nhanh chóng bắt giam Gơring vì tội phản bội. Mệnh lệnh của Hitle đã được thực hiện, chức Tư lệnh không quân của Gơring ta được giao cho tướng Von Greima.

        Ngày 22 tháng 4, Hitle ban hành mệnh lệnh cuối cùng:

        “Hãy nhớ rằng: bất kỳ ai mà tuyên truyền hoặc thậm chí chỉ thông báo về sự thất bại, làm suy giảm khả năng chiến đấu đều là kẻ phản bội, và những kẻ này sẽ bị kết tội xử bắn hoặc là treo cổ! Điều luật này cũng có hiệu lực trong trường hợp nếu có hiện tượng phá hoại, phản bội nào kể cả từ nội bộ các tướng lĩnh, bộ trưởng tiến sĩ Gơbbels, ngay kể cả Hitle!

        Adolph Hitle"

        Hệ thống radio lặp đi lặp lại mệnh lệnh này và rằng Hitle đang ở trong thành phố Berlin, rằng Hitle ở đâu thì ở đó có chiến thắng!

        Ngày 21 tháng 4, Hitle chuyển sang một hầm trú ẩn mới, sâu hơn vừa được hoàn thành. Chiếc hầm này nằm cạnh hầm cũ và ở ngay dưới tòa nhà chính phủ và sâu hơn 40 bậc - ở cùng hầm với Hitle là gia đình Gơbbels.

        Chúng ta nhớ lại là Stalin đã ra lệnh cho Cônhép điều các quân đoàn xe tăng quay lại hướng Berlin. Việc điều hai quân đoàn xe tăng khổng lồ quay 90° trong một khoảng thời gian có vài tiếng đồng hồ thật không dễ gì, quân đoàn xe tăng số 3 do thượng tướng P. Rưbancô chỉ huy đã nhận được lệnh trong vòng một đêm ngày 18 tháng 4 vượt sông Spree và phát triển tiếp về hướng nam của Berlin và tối ngày 20 sang ngày 21 tháng 4 đã tiến vào thành phố. Còn quân đoàn xe tăng số 4 do thượng tướng Đ.Lêlinsencô chỉ huy nhận được lệnh chiếm Posđam ở phía tây nam của Berlin.

        Đã nhiều lần đến thăm Cộng hòa dân chủ Đức, tôi đã nhiều lần đến lại khu vực này, nơi xưa kia các đơn vị xe tăng của thượng tướng Rưbancô đã tiến qua để tiến vào Berlin. Mỗi lần quay lại thành phố nhỏ này tôi lại nhắm mắt và cố gắng tưởng tượng ra tiếng gầm rú của đoàn xe tăng trên cánh đồng ẩm ướt của tháng tư. Họ là những chiến sĩ xe tăng dũng cảm, có kinh nghiệm của cả cuộc chiến tranh và nhân dân đang chờ đợi ngày chiến thắng.

        Tôi cũng ghé qua thành phố Soxxen. Ngày 20 tháng 4, tại đây các chiến sĩ xe tăng của Rưbancô đã tiến vào đúng khu chỉ huy sở Bộ tham mưu Đức và có lẽ họ cũng không để ý đó là ngày sinh của Hitle. Quả là “món quà” sinh nhật có ý nghĩa cho Hitle. Chính tại đây, trước chiến tranh đã khởi thảo kế hoạch “Barbarosa” để đánh Liên Xô. Vâng, đó chính là sự kết thúc. Các đơn vị xe tăng Xô Viết đã cày nát khu vực nơi đã cho ra đời kế hoạch chiến tranh và lại đúng vào ngày sinh nhật Hitle!

        Không thể tưởng tượng được là tôi, một trung úy bình thường lại có thể dạo bước ngay cạnh các tòa nhà của Bộ tổng chỉ huy quân Đức! Thậm chí trong mơ cũng không tưởng tượng được là 50 năm sau, tôi lại có mặt ở đây.

        Stalin ra lệnh cho Giucốp và Cônhép không chậm hơn ngày 24 tháng 4 phải khép chặt hai vòng vây quanh vòng tròn cuối cùng ở Berlin.

        Các đơn vị của phương diện quân Bêlôrutsia 1 cắt đứt tất cả các con đường từ Berlin đi về phía tây và ngày 25 tháng 4 hợp quân với phương diện quân Ucraina 1 tại phía tây của Posdam. Như vậy, đã khép kín toàn bộ vòng vây quanh Berlin.

        Cũng trong ngày này, các đơn vị của phương diện quân Ucraina 1 đã gặp các đơn vị của quân Đồng minh trên dòng sông Elbơ.

        Ngày 27 tháng 4, Stalin đã ra mệnh lệnh về sự kiện này như sau:

        “Các đơn vị phương diện quân Ucraina 1 và các đơn vị quân Đồng minh Anh-Mỹ bằng các đòn tấn công từ hướng đông và tây đã chặt đứt tuyến phòng thủ của quân Đức và lúc 13 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4 đã gặp nhau ở trung tâm nước Đức, tại khu vực thành phố Torgan. Như vậy, các đơn vị quân Đức ở phía bắc đã bị cắt đứt với quân Đức ở phía nam”.

        Ngày 28 tháng 4, Krebels đã truyền đi bức điện tuyệt vọng cuối cùng.

        “Tất cả các đơn vị đang chiến đấu ở khu vực giữa Elbơ và Oderơ hãy bằng tất cả phương tiện và làm sao có thể nhanh nhất tiến hành các trận đánh để cứu nguy cho thủ đô Berlin”.

        Nhưng không ai có thể làm được gì. Nền đế chế quốc xã đang sụp đổ và không ai, không gì có thể cứu được.

        Buổi chiều, Veidling báo cáo về tình trạng tuyệt vọng của Berlin và nói rằng, lối thoát duy nhất là tìm mọi cách mở cửa tử và ông ta trình bày kế hoạch của mình. Hitle im lặng rất lâu, cuối cùng ông ta nói rất nhỏ:

        - Thậm chí nếu mở “cửa tử” mà có thành công đi nữa, thì chúng ta cũng lại rơi vào một vòng vây khác. Lúc đó, tôi sẽ lộ hình ngoài tròi hoặc là ngồi co ro trong một ngôi nhà nông dân nào đó, hoặc trú dưới hầm của ai đó để chờ sự kết thúc. Không, tốt nhất là tôi ở lại đây trong văn phòng của đế chế.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM