Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 06:22:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27879 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2019, 12:30:34 am »


        Ivan Kôlôxơ kể tiếp:

        "... Rất khó khăn tôi mới có thể gặp được các vị đại diện từ Luân Đôn - Vị phó của tướng Bur-Komarốpxki tiếp tôi tại phòng của ông ta - Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện thì cửa mở và có hai vị mặc quân phục bước vào.

        - Chúng tôi nghe anh - Tướng Monter nói.

        Tôi đã tóm tắt ý kiến của phía Xô Viết về việc giải phóng Vacxava.

        - Cần phải chờ câu trả lời - Monter nói - Tôi có trách nhiệm phải nhắc ngài là phía Xô Viết có đôi chút ngộ nhận về mới quan hệ với một số phần tử “tự nhận” nào đó ở Liublina.

        - Tôi không hiểu ngài nói về các lực lượng nào, có rất nhiều sĩ quan của quân đội Kraepva có quan hệ tốt với các Xô Viết cũng như các nước Đồng minh khác với lòng tin cậy hoàn toàn. Chúng ta đang nói về sự phối hợp của quân khởi nghĩa với Hồng quân và quân đội Ba Lan để giải phóng Vacxava.

        Một nhân vật đeo kính đen giận dữ ngắt lời tôi (đây chính là ngài Bur-Kômarốpxki):

        - Không có quân đội Ba Lan nào cả, ngoài những ai đang chiến đấu ở đây.

        Tất cả mọi người im lặng. Cuối cùng tướng Monter nói:

        - Kết luận cuối cùng anh sẽ nhận được trong vài ngày tới.

        Nhưng cuối cùng thì “câu trả lời” là không, các phần tử thân Luân Đôn tiếp tục đường lối riêng của mình. Ngay sau đó họ đã chấp nhận điều kiện đầu hàng do quân Đức đưa ra - Tất cả quân khởi nghĩa đã tình nguyện hạ vũ khí - quân Hitle đã lùa họ vào trại giam ở Pruscốpve, còn Bur- Komarốpxki được cấp một máy bay để bay đi Thụy Sỹ, sau đó đi Luân Đôn”.

        Các chiến sĩ khởi nghĩa và du kích do Đảng Cộng sản lãnh đạo tiếp tục kháng chiến đến cùng và Ivan Kôlôxơ đã cùng chiến đấu với họ.

        Nguyên soái Giucốp đã nghiên cứu kỹ tình hình và ông đã viết lại về cảm nghĩ của mình lúc ấy:

        “Tôi không rõ lắm mục tiêu của chiến dịch tấn công này, Rôcôxốpxki đồng ý với đánh giá của tôi, nhưng Tổng tư lệnh thì yêu cầu quân đoàn 47 tiến đến Vixla và khu vực Modlin -  Vacxava rồi mở rộng bàn đạp đến sông Narep”.

        Sau một thời gian nắm chắc tình hình, Giucốp đã điện thoại cho Stalin:

        - Tôi đề nghị đồng chí cho phép ngừng tấn công ở khu vực của phương diện quân Bêlôrutsia 1, chúng hoàn toàn không có triển vọng gì. Đồng thời, đề nghị đồng chí ra mệnh lệnh để các đơn vị cánh phải của phương diện quân Bêlôrutsia 1 và cánh trái của phương diện quân Bêlôrutsia 2 chuyển sang phòng ngự, thậm chí có thể rút lui một chút.

        Tuy nhiên, Stalin nhìn nhận tình hình rộng hơn Giucốp. Vấn đề là ở chỗ, rất nhiều báo chí, radio của phương Tây và cả báo chí của ta đã đưa ra dư luận xung quanh thất bại của cuộc khởi nghĩa ở Vacxava và cáo buộc Hồng quân về tính thụ động, rằng Hồng quân không những không có lực lượng để cứu quân khởi nghĩa, mà còn tính toán là cuộc khởi nghĩa này lúc đầu do lực lượng thân Luân Đôn khởi xướng, không có ý định chủ động tấn công, vì vậy quân khởi nghĩa đã bị Hitle đàn áp. Như vậy là Bộ Tổng tư lệnh và bản thân Stalin bị buộc tội là phản bội. Stalin yêu cầu Giucốp tiếp tục tấn công và cứu viện cho quân khởi nghĩa. Khi Giucốp cố thuyết phục Stalin về việc dừng tấn công, Stalin rất tức giận và trước khi gác điện thoại đã yêu cầu Giucốp:

        - Anh hãy cùng Rôcôxốpxki bay về Đại bản doanh ngay, chúng ta sẽ thảo luận trực tiếp.

        Tại Moxcơva, ngoài Stalin còn có cả Antônốp, Molotốp, Bêria và Malencốp cùng tiếp Giucốp và Rôcôxốpxki. Stalin lạnh lùng nói:

        - Nào các anh báo cáo đi.

        Giucốp trải bản đồ ra và bắt đầu trình bày tình hình chiến sự và ý kiến của mình. Sau đây là đoạn hồi ký của Giucốp:

        "... Tôi thấy là Stalin đang bực dọc, lúc thì ông đi tới chỗ bản đồ, lúc thì quay lại, nhìn tôi rất chăm chú rồi lại nhìn vào bản đồ, rồi lại nhìn về phía Rôcôxốpxki. Thậm chí điện thoại cũng bị đẩy về một bên giống như mọi khi lúc ông đánh mất sự bình thản của mình và bắt đầu không hài lòng một cái gì đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2019, 06:20:08 am »


        - Đồng chí Giucôp - Molotôp cắt ngang - Anh đề nghị ngừng tấn công khi mà kẻ địch đã bị đánh tơi bời và rơi vào tình trạng không thể chống cự nổi, liệu như vậy có phải là đúng đắn không?

        - Kẻ địch đã kịp lập tuyến phòng ngự và lập các đơn vị dự bị, chúng có thể chặn đánh các đơn vị của ta, còn chúng ta sẽ bị các tổn thất không đáng có.

        - Giucốp cho rằng, tất cả chúng ta ngồi đây như trôn trong “các đám mây” không hay biết gì tình hình ở mặt trận -  Bêria chen vào với giọng cười khẩy.

        - Anh có ủng hộ ý kiến của Giucốp không? - Stalin hỏi Rôcôxốpxki.

        - Vâng, tôi cho rằng nên để cho binh sĩ được nghỉ ngơi và chấn chỉnh lại đội hình sau chặng hành quân rất dài.

        - Tôi cho rằng kẻ địch cũng biết nghỉ ngơi tốt hơn các anh - Tổng tư lệnh nói - Vậy, nếu yểm trợ cho quân đoàn 47 bằng không quân, xe tăng và pháo binh thì liệu họ có tiến đến sông Visla giữa Modlin và Vacxava được không?

        - Rất khó đánh giá, thưa đồng chí Stalin - Rôcôxôpxki trả lời - Có thể kẻ địch cũng đã tăng cường ở hướng này.

        - Thê còn đồng chí Giucốp nghĩ thế nào?

        - Tôi cho rằng trận tấn công này không mang lại gì cho chúng ta ngoài sự thương vong, còn từ góc độ nghệ thuật chiến dịch, thì chúng ta không cần chiếm khu vực tây bắc Vacxava. Cần chiếm thành phố từ hướng tây nam, cùng lúc với việc tung hỏa lực chủ yếu vào hướng Lodg - Podơnan, mà lực lượng của chúng ta hiện nay không đủ để làm điều đó. Đồng thời, chúng ta đang phải chuẩn bị lực lượng cho hướng Berlin.

        Stalin rõ ràng là không hài lòng với cách lập luận của hai vị nguyên soái, ông cắt lời Giucốp:

        - Các anh hãy quay về và suy nghĩ tiếp đi, chúng ta sẽ thảo luận thêm.

        Giucốp và Rôcôxốpxki lui vào phòng bên cạnh và tiếp tục nghiên cứu trên bản đồ.

        Giucôp trách Rôcôxốpxki sao không phản đối mạnh ý kiến của Stalin vì rõ ràng là quân đoàn 47 không thể nào tấn công có hiệu quả được.

        - Thế anh không thấy là ông ta tức giận thế nào khi nghe anh trình bày à? - Rôcôxốpxki trả lời - Anh không cảm thấy Bêria đã kích động thêm vào à? Điều này, người anh em ạ! Có thể sẽ kết thúc rất xấu. Tôi đã biết là dây vào Bêria sẽ có kết cục thế nào.

        Sau 15-20 phút, Bêria, Molotốp và Malencốp bước vào:

        - Thế nào, các anh đã suy nghĩ kỹ chưa? - Malencốp hỏi.

        - Chúng tôi không nghĩ được cái gì mới hơn. Sẽ bảo vệ quan điểm của mình - Giucốp trả lời.

        - Đúng, chúng tôi ủng hộ anh - Malencốp nói.

        Chưa kịp trao đổi kỹ thì họ bị gọi quay lại phòng của Stalin. Tất cả đứng nghe Stalin nói:

        - Chúng tôi đã thảo luận và quyết định đồng ý chuyển quân ta sang phòng ngự - Stalin nói - Kế hoạch tiếp theo chúng ta sẽ bàn tiếp sau, các đồng chí có thể đi được.

        Stalin nói những câu này có vẻ rất miễn cưỡng và hầu như không nhìn về phía hai vị nguyên soái.

        Stalin rất không hài lòng khi có ý kiến trái với ông, nhưng trong trường hợp này chúng ta có thể hiểu được ông. Ông rất muốn xóa bỏ dư luận về việc Hồng quân không đến giải cứu cho Vacxava, mà Giucôp và Rôcôxôpxki thì lại không phải là các nhà chính trị, họ không muốn vì một mục đích chính trị không rõ ràng nào đó làm thương tổn lực lượng của mình mà không đem đến kết quả nào. Mục tiêu chính trị và mục tiêu quân sự trong trường hợp này rõ ràng là không trùng hợp.

        Thật là không dễ dàng khi phải đối mặt với Tổng Tư lệnh và ba vị ủy viên Bộ chính trị để bảo vệ ý kiến của mình về việc không nên hy sinh lực lượng một cách vô ích trên mặt trận. Trường hợp này là câu trả lời rõ nhất cho những kẻ “bôi nhọ” lịch sử hiện nay, khi đang tìm cách đổ lỗi cho Giucôp là tiến hành các chiến dịch mà không tính toán gì đến sự hy sinh và tổn thất của binh sĩ chỉ để giành chiến thắng - Giucôp đã không đơn giản chỉ tuân lệnh, ông không muốn để xảy ra những hy sinh không cần thiết trong các trận đánh này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2019, 02:11:25 am »


        Quan hệ của Giucốp với Stalin lúc này rất giống quan hệ của họ vào năm 1941, mà kết quả là do Giucốp cố giữ quan điểm của mình, Stalin đã cách chức Tổng tham mưu trưởng của Giucốp. Thậm chí lúc ấy Stalin đã nói: “Chúng tôi có thể vượt qua mà không cần đến anh” và ông đã cách chức Tổng tham mưu trưởng của Giucốp.

        Bây giờ thời gian đã đổi thay, Stalin không phải là như lúc đó, và Giucốp cũng đã có nhiều thay đổi, ông đã đạt được nhiều uy tín trong đường binh nghiệp, và cả với Stalin. Stalin rất hiểu điều này, nhưng dầu sao sau cuộc nói chuyện đó, Stalin đã cách chức Giucốp.

        Trong các chương trước, có một vài đoạn chúng ta đã nói về việc xuất hiện sự không hài lòng của Stalin vì sự nổi tiếng lan rộng của Giucốp. Cùng với tiến trình tiến tới thắng lợi, Tổng tư lệnh đã thấy là cần phải lấy thêm uy tín thông qua việc can dự ngày càng nhiều hơn vào công việc quân sự.

        Để minh chứng ý kiến này, chúng ta thử nghe đoạn đối thoại của Stalin với Giucốp:

        - Anh thấy thế nào, nếu sự lãnh đạo các Tư lệnh phương diện quân được chuyển về tay Tổng tư lệnh? - Stalin hỏi.

        Hãy chú ý là Stalin không hề đưa ra nguyên nhân để giải thích về việc tập trung quyển lực vào tay mình, về lý mà nói, ông ta là Tổng tư lệnh tại sao lại phải can thiệp cụ thể vào công việc quân sự?

        Giucốp trả lời Stalin:

        - Vâng, số lượng các phương diện quân đã giảm, chiều rộng của các mặt trận cũng đã hẹp hơn, hoàn toàn có khả năng tập trung quyền điều hành về cho Đại bản doanh.

        Như vậy, vì tính chất công việc, Giucốp đã đưa ra các phân tích có lợi cho ý định của Stalin. Nếu Stalin tự nói ra các điều này, thì cảm xúc tốt của tôi về nhân cách của Tổng tư lệnh đã bị tổn thương rất nhiều. Nhưng chính những câu tiếp theo của Stalin đã củng cố cho ý nghĩ tốt của tôi về ông:

        - Anh nói điều này là tự nguyện đấy chứ?

        Có nghĩa là Stalin đã có chủ ý khi hỏi ý kiến Giucốp, không chỉ làm thay đổi trong sự lãnh đạo chiến lược mà còn có ý nghĩa về nhân cách: liệu Giucôp phản ứng thế nào khi Tổng tư lệnh cách quyền của ông trong chỉ huy các chiến dịch lớn, hay nói cách khác là “kéo mất tấm chăn” của mình?

        Giucốp trả lời rất bình thản:

        - Có gì mà phải miễn cưỡng, tôi nghĩ rằng chúng tôi và Vaxilepxki không thiếu việc để làm.

        Trong hồi ký của mình, Giucốp nhắc lại giai thoại này bằng câu “Tôi nói đùa” nhưng thử nghĩ xem, nội dung gì ẩn chứa bên trong “câu đùa” này? Giucốp là con người biết ứng đối, câu trả lời của ông có thể hiểu là: có gì đâu thưa ông, ông đừng lo, tôi không giận đâu! Như vậy, có thể hiểu là dù sao Stalin cũng đã đem đến cho ông sự miễn cưỡng. Vậy bản chất của nó là gì? Đó là ở chỗ Tổng tư lệnh đã tách ông ra khỏi các công việc lớn. Chính là câu của ông “Tôi nghĩ rằng chúng tôi không thiếu việc...” có thể được hiểu là khi Stalin quyết định điều này thì nguyên soái Giucốp và Vaxilepxki sẽ “không có việc để làm”, nhưng Giucốp hy vọng rằng sẽ thoát ra khỏi tình trạng “không có việc gì” để làm đó.

        Tuy cuộc đối thoại đã dừng ở đây, nhưng Stalin dường như cảm thấy là Giucốp có suy nghĩ khác, tuy nhiên ông không muốn tranh luận tiếp về việc này vì chính ông đã mời Giucốp đến. Ông nói:

        - Dù sao anh vẫn là phó của tôi.

        Và để tỏ ra kính trọng Giucốp, Tổng tư lệnh đã đưa ra một quyết định động đến "lòng tự trọng hiệp sĩ" của một vị nguyên soái:

        - Phương diện quân Bêlôrutsia 1 đang ở hướng Berlin và chúng tôi muốn điều anh tới đó.

        Điều này có nghĩa là: tôi sẽ nắm mọi công việc trong tay, còn anh, tôi sẽ dành cho anh cơ hội là kẻ chiến thắng giải phóng Berlin - Thủ đô của Đức. Đối với một chiến tướng như Giucốp thì công việc này quả là rất vinh quang, đáng làm...

        Quyết định này của Stalin đồng thời rất thỏa mãn trong con mắt của giới quân sự, liệu ai có thể xứng đáng hơn Giucốp để chỉ huy lực lượng giải phóng Berlin và chỉ có Stalin mới quyết định dành cho nguyên soái Giucốp vinh hạnh cao quý này.

        Tất cả đều cho rằng đây là quyết định sáng suốt của Stalin và trên thực tế, từ trong những suy nghĩ sâu kín nhất: ông đã đạt được điều mình mong muốn - sẽ kết thúc chiến tranh trong tư thế chỉ huy toàn bộ chiến dịch chiến thắng.

        Duy chỉ có Rôcôxốpxki là không vui, vì trước đó ông vẫn nghĩ mình sẽ được giao nhiệm vụ chiếm Berlin, vậy mà đột nhiên số phận đã tước mất của ông cơ hội này - ông buộc phải nhường cho Giucốp.

        Đã rất nhiều năm, Rôcôxốpxki và Giucốp là bạn bè rất tốt, nhưng “quả đắng” này đọng trong lòng Rôcôxốpxki rất lâu, và không chỉ đọng lại mà đôi khi nó đã bùng lên (về việc này chúng ta sẽ nói sau).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2019, 02:12:46 am »


HỘI NGHỊ KRƯM

        Tổng thống Roosevelt chính là người đầu tiên đề nghị cần có cuộc gặp nguyên thủ “tam cường”. Ngày 19 tháng 7 năm 1944, ông ta gọi điện cho Stalin: “Do tình hình phát triển rất nhanh và rất thuận lợi, tôi cho rằng trong thời gian rất gần cần có cuộc gặp giữa ông và ngài thủ tướng với tôi”.

        Ngày 20 tháng 7, Churchill cũng gửi điện cho Stalin về nội dung tương tự. Đến ngày 24 tháng 7, Churchill thông báo chi tiết về cuộc gặp:

        ... “Ngài chắc là đã nhận được điện của tổng thống Roosevelt với đề nghị về một cuộc gặp giữa ba chúng ta vào khoảng tuần lễ thứ hai của tháng 9 ở bắc Scotland. Tôi và chính phủ Hoàng gia sẽ rất hân hạnh nếu ngài có thể đến dự được. Tôi rất hiểu các khó khăn của ngài, vì chuyến đi của ngài sẽ phụ thuộc vào tình hình chiến trận, tuy nhiên mong ngài lưu ý rằng cuộc gặp ba nguyên thủ chúng ta sẽ có ý nghĩa rất lớn cho công việc chung của chúng ta, như đã từng có sau Hội nghị Têhêran.

        Tháng 9 ở phía bắc và tây Bắc Scotland thời tiết sẽ rất tốt. Tôi đang chuẩn bị mọi mặt cho ngài tổng thống, vì rằng tổng thống đã thông báo là sẽ có mặt. Xin hãy thông báo cho tôi ý kiến của ngài”.

        Stalin trả lời ngày 26 tháng 7 năm 1944:

        “Tôi rất hài lòng về bức thông điệp của ngài liên quan đến các hoạt động của tháng 8... về cuộc gặp giữa ba chúng ta mà ngài đã đề cập trong bức thư ngày 24 tháng 7 thì tôi cho là cần thiết. Nhưng vào lúc này, khi Hồng qủân đã triển khai chiến đấu trên mặt trận rộng lớn, tôi không thể rời khỏi nước Nga, thậm chí là một thời gian ngắn - Theo các cộng sự của tôi thì điều này là không thể được”.

        Sau đó là các điện văn qua lại giữa ba nguyên thủ về thời gian, địa điểm và các vấn đề cần thảo luận. Cuối cùng các bên thỏa thuận cuộc gặp sẽ diễn ra tại Yanta - Krưm vào ngày 3 tháng 2 năm 1945.

        Trước khi đến Krưm, đoàn đại biểu Mỹ và Anh đã có cuộc gặp riêng ở đảo Malta. Nhiệm vụ chủ yếu của hội nghị này là xác định kế hoạch chiến lược của liên quân Tây Âu -  Các đại biểu đã thông qua kế hoạch cho giai đoạn cuối của chiến tranh, theo đó hướng tiến công chính sẽ là ở phía bắc của mặt trận tây theo hướng Rura, còn hướng phụ sẽ là ở Phrankfurt trên sông Main - Các bên liên quân muốn sớm bắt đầu chiến dịch khi quân Nga chưa tiêu diệt hoàn toàn quân Đức.

        Một trong những nội dung không kém tầm quan trọng là các vấn đề chính trị - Các bộ trưởng ngoại giao Anh và Mỹ đã thống nhất với nhau các nội dung để đàm phán với phía Nga.

        Ngày 3 tháng 2 năm 1945, Ph. Roosevelt và Churchill cùng các đoàn đại biểu của mình đã đến Krưm. Họ được bố trí ở khu biệt thự gần Yanta, Roosevelt thì ở khu biệt thự Livaditxki, còn Churchill ở biệt thự Vôrônxốpxki. Đoàn Xô Viết thì ở biệt thự Uxupốbxki.

        Ngày 4 tháng 2 năm 1945, Roosevelt đã khai mạc phiên họp đầu tiên. Các phiên họp sau cũng diễn ra ở khu biệt thự của đoàn Mỹ, vì rằng tình trạng sức khỏe của tổng thống không được tốt.

        Tại phiên họp thứ nhất, các đoàn đã nghe về tình hình chiến sự ở các mặt trận. Ngày 5 tháng 2, các bên xem xét các vấn đề chính trị - Trong đó có vấn đề về số phận của nước Đức sau khi chiến tranh kết thúc - Trong thông cáo báo chí kết thúc hội nghị đã nói: “Các điều kiện này sẽ không được công bố chừng nào nước Đức chưa bị tiêu diệt hoàn toàn”.

        Trong các thỏa thuận bí mật, ba bên đã thỏa thuận về sự đầu hàng của nước Đức, và rằng không một ai trong ba siêu cường được ký hiệp ước riêng rẽ với Đức. Đã thỏa thuận về việc phân chia nước Đức theo các khu vực chiếm đóng, kể cả phân chia thành phố Berlin ra các khu vực.

        Vấn để “nóng nhất” mà Stalin và Churchill đã tranh luận nhiều là vấn đề bồi thường chiến tranh. Đây là vấn đề do Stalin nêu ra, theo đó, việc bồi hoàn chiến tranh không phải bằng tiền mà bằng tài sản tự nhiên (theo kinh nghiệm của đại chiến thứ nhất - khi đó yêu cầu phía Đức bồi hoàn bằng tiền nhưng nước Đức không lấy đâu ra tiền để trả). Nước Đức phải bồi hoàn chiến tranh bằng tài sản thực tế như nhà máy, công xưởng, tàu bè, xe tăng... cộng với lượng hàng hóa hoàn trả hàng năm. Thời hạn bồi thường là mười năm, trong đó việc khấu trừ từ thu nhập quốc dân được thực hiện trong hai năm sau khi chiến tranh kết thúc. Tính toán chính xác tổn thất mà quân Đức đã gây cho Liên Xô là rất khó nhưng khoảng chừng 2,6 ngàn tỷ Rúp. Phía Liên Xô hiểu rằng phía Đức không thể có được con số lớn như vậy, do vậy đã đồng ý tiếp nhận hàng năm các bồi hoàn vật chất không nhỏ hơn 10 tỷ USD, con số này hoàn toàn chưa tương xứng với các mất mát của phía Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:10:28 am »


        Sau khi nghe phương án này, Churchill đã nói:

        - Tổn thất của Liên Xô rõ ràng là rất lớn, lớn hơn thiệt hại của các nước khác - Rồi ông ta liệt kê các tổn thất của nước Anh, sau đó lại nói - Thế còn nước Đức thì sao? Bóng ma nạn đói của 80 triệu dân Đức hiển hiện trước chúng ta! Liệu các nước đồng minh có trách nhiệm gì để cứu đói cho nước Đức không? Nếu muốn cưỡi ngựa thì phải nuôi nó bằng cỏ và ngũ cốc.

        Stalin nghiêm khắc nói:

        - Ngựa không được phép đá vào chúng ta.

        - Có thể cách ví von của tôi không đạt lắm, hãy lấy ví dụ thay cho con ngựa là chiếc ô tô mà chúng ta phải nạp xăng.

        Stalin nói ngay:

        - Không có gì là giống nhau ở đấy cả, người Đức không phải là các cỗ máy, họ là con người.

        Roosevelt ngả về hướng ủng hộ ý kiến của Stalin, phía đoàn Xô Viết còn đưa ra một lập luận rất thuyết phục:

        - Cần phải biết rằng, nước Đức sau chiến tranh sẽ không còn chi cho ngân sách kinh phí quốc phòng nữa, mà trước chiến tranh họ đã chi tới 6 tỷ USD cho một năm.

        Thậm chí, Churchill cũng phải thừa nhận:

        - Vâng, đúng. Đầy là một lập luận rất quan trọng.

        Stalin cố đạt được khoản bồi thường chiến tranh, trước hết dành cho quốc gia bị tổn thất nhiều hơn trong chiến tranh và yêu cầu ủy ban bồi thường chiến tranh phải đặt trụ sở ở Moxcơva.

        Churchill đã đùa rằng, ông đã bị thuyết phục về vấn đề bồi thường chiến tranh, nhưng sợ vấn đề này sẽ không được nghị viện Anh thông qua và thậm chí có thể cách chức ông ta.

        Stalin rất chân thành động viên Churchill:

        - Không ai lại cách chức kẻ chiến thắng.

        Trong quá trình tám ngày hội nghị, các bên đã bàn và quyết nghị các vấn đề quan trọng: về thành lập Hội quốc liên để bảo vệ hòa bình và an ninh, về thành lập nước Ba Lan tự do và độc lập (đã có một cuộc tranh luận kịch liệt về thành phần chính phủ. Stalin kiên quyết giữ chính kiến của mình, chỉ chấp nhận một chi tiết là bổ sung vào chính phủ một số người Ba Lan lưu vong ở Anh), v.v...

        Đoàn Liên Xô cũng đạt được thắng lợi trong vấn đề Nam Tư, khẳng định chính phủ do Titô đứng đầu. Đã quyết định thỏa thuận về trao trả tù binh cho các quốc gia theo quốc tịch của họ.

        Hội nghị cũng quyết định một số vấn đề về lãnh thổ. Stalin kiên quyết không nhượng bộ về khả năng sáp nhập Kenigxberg cùng vùng lãnh thổ Đông Phổ vào nước Nga (nay là tỉnh Kaliningrade) và cả nam Xakhalin cùng quần đảo Kurin (coi như lời tuyên chiến của Liên Xô với Nhật, mặc dù điều này đã được thỏa thuận trong các văn kiện của Hội nghị Têhêran).

        Các buổi chiều, giữa lúc nghỉ các phiên họp “bộ ba” lại ngồi ăn trưa hoặc ăn tối với nhau. Tôi nghĩ rằng - những gì họ nói với nhau trong các bữa ăn cũng sẽ rất thú vị không kém gì trên các phiên họp chính thức.

        Chúng ta hãy cùng đọc hồi ký của Churchill:

        . “Hôm đó, chúng tôi cùng ăn trưa với nhau ở biệt thự của Stalin. Trong bữa ăn đó tôi có nói:

        - Tôi không có ý quá thổi phồng hay là tô vẽ thêm khi nói rằng chúng tôi đánh giá cuộc đời của nguyên soái Stalin là tài sản vô giá cho các niềm tin và tình cảm của chúng ta. Tuy lịch sử đã từng có nhiều tướng lĩnh (nhân vật vĩ đại) nhưng chỉ có số ít trong họ, đồng thời là các nhà hoạt động Nhà nước và đa số trong số họ đã đối mặt với các khó khăn trong các cuộc chiến tranh và họ đã tạo nên các thành quả của chiến thắng. Tôi chân thành mong muốn sức khỏe của Nguyên soái sẽ được gìn giữ vì nhân dân Xô Viết và giúp đỡ tất cả chúng ta tiến gần đến thời đại ít hiểm họa hơn là những giờ phút mà chúng ta đã phải trải qua gần đây. Tôi sẽ vững vàng sải bước trong thế giới này với lòng dũng cảm và niềm tin to lớn khi biết rằng tôi đang có tình bạn hữu nghị và gần gũi với con người vĩ đại này, mà vinh quang của Người bao trùm không chỉ khắp nước Nga mà là cả thế giới rộng lớn này.

        Stalin trả lời tôi bằng giọng nhát gừng, ông nói:

        - Tôi đề nghị nâng cổc vì nhà lãnh đạo của vương quốc Anh, vì một trong những vị thủ tướng dũng cảm nhất của thế giới , người kết hợp được trong mình cả các kinh nghiệm hoạt động chính trị và tài lãnh đạo quân sự, vì con người mà trong thời khắc, khi cả châu Âu gần như bị chinh phục bởi Hitle, đã tuyên bố rằng nước Anh không bị khuất phục và sẽ chiến đấu một mình chống lại quân Đức. Thậm chí, nếu bây giờ các đồng minh có từ bỏ ông ta thì ông ta vẫn tuyên bố - sẽ tiếp tục chiến đấu. Xin nâng cốc vì sức khỏe của một con người mà trong 100 năm chỉ có thể xuất hiện một lần, người đã dũng cảm phất cao lá cờ của vương quốc Anh. Tôi vừa nói tất cả những gì tôi cảm thấy, cái gì chân thành nhất từ trong trái tim của mình và cái mà tôi rất tin tưởng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2019, 06:11:32 am »


        Sau đó, Churchill đề cập đến một vấn đề rất nghiêm túc:

        - Tôi cần phải nói rằng, chưa bao giờ trong chiến tranh, kể cả những khi gay cấn nhất, mà tôi lại cảm thấy trách nhiệm của bản thân mình to lớn như trong những giờ phút trên hội nghị này - Bây giờ, với các lý lẽ mà nguyên soái vừa nêu, chúng ta hiểu rằng, chúng ta đã đạt đến đỉnh cao và trước mắt chúng ta là một không gian rộng mở. Trong quá khứ, các dân tộc đã là các đồng chí trong chiến tranh, năm -  mười năm sau chiến tranh họ sẽ chia về các ngả đường khác nhau... Tôi đặt niềm tin của mình vào tổng thống Hoa Kỳ và nguyên soái Stalin, vào những người mà chúng tôi tìm được chỗ dựa vững chắc cho hòa bình, họ chính là những người tiêu diệt kẻ thù, dẫn dắt chúng ta trong cuộc chiến chống lại nghèo, đói, hỗn loạn và ách cai trị. Tôi biểu lộ niêm tin đó và thay mặt nước Anh tuyên bố rằng chúng tôi sẽ làm mọi việc không tiếc sức mình - Nguyên soái đã nói về tương lai. Điểu đó là cơ bản nhất. Nếu không, thì sự đổ máu của chúng ta sẽ trở thành vô ích và đáng sợ. Tôi đề nghị nâng cốc vì một thế giới hòa bình ấm áp và tràn đầy ánh sáng mặt trời.

        Stalin trả lời - tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ông ta lại là một con người cởi mở như vậy:

        - Tôi phát biểu như một người đã già - Stalin nói - Tôi muốn đề nghị nâng cốc vì liên minh của chúng ta, vì một điều là liên minh này sẽ không đánh mất đặc tính ban đầu của nó, đó là tự do trình bày các quan điểm của mình. Trong lịch sử ngoại giao, tôi chưa từng thấy ở đâu có một liên minh chặt chẽ như liên minh ba cường quốc chúng ta, mà ở trong đó, các nước có thể trình bày một cách cởi mở các chính kiến của mình.

        Trong liên minh, các nước không nên lừa dối lẫn nhau, điều đó có phải là ngây thơ không? Các nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm có thể nói: tại sao tôi lại không lừa dối đồng minh của mình? Nhưng tôi, như một kẻ ngây thơ, tôi cho rằng tốt nhất không nên lừa dối đồng minh của mình, thậm chí nếu anh ta có là một "kẻ ngu ngốc". Có thể là liên minh của chúng ta vững vàng chính là vì chúng ta không lừa dối lẫn nhau, và cũng có thể là việc lừa dối lẫn nhau không phải là dễ dàng gì? Tôi đề nghị nâng cốc vì sự bền vững của liên minh của ba cường quốc. Vâng, nó sẽ rất mạnh và bền vững và chúng ta sẽ làm sao để cởi mở hơn nữa... - Ông lại nói tiếp: - Với nhóm các nhà lãnh đạo mà người ta đã thừa nhận trong thời gian chiến tranh có thể những cống hiến của họ sẽ nhanh chóng bị lãng quên sau chiến tranh - Khi chiến tranh đang diễn ra người ta kính trọng, yêu mến họ, thậm chí là cả phụ nữ. Sau chiến tranh, vai trò của họ sẽ giảm sút, còn phụ nữ thì quay lưng lại. Tôi xin nâng cốc vì các nhà lãnh đạo quân sự tài ba này.

        Trong những ngày này, lịch sử châu Âu đã có những biến đổi to lớn. Chúng ta đã có một liên minh giữa các siêu cường, mà thiếu nó không thể chiến thắng trong chiến tranh, nhưng một liên minh chống lại một kẻ thù chung - Điều này không có gì là rõ ràng. Điểu phức tạp hơn nhiều - Đó là thành lập một liên minh giữ gìn hòa bình và bảo toàn các thành quả của chiến thắng. Trong chiến tranh chúng ta đã cùng tranh đấu - Điều đó rất tốt, nhưng điều đó không phải là quá khó, mặt khác, cái mà chúng ta đã đạt được hôm nay và tạo nên cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm an ninh, củng cố hòa bình - Đó là một thành công lớn, một bước ngoặt quan trọng.

        Tôi đề nghị nâng cốc vì liên minh của chúng ta được ra đời trong khói lửa chiến tranh sẽ được bảo toàn sau chiên tranh1... Để chúng ta nhớ rằng ngoài các vấn đề của riêng mình, còn có các vấn đề chung, rằng trong những ngày hòa bình chúng ta cần bảo vệ sự thống nhất với một nhiệt tình và niềm tin như trong những ngày chiến tranh”.

        Đến lượt tôi chủ trì bữa trưa ngày 10 tháng 2, trước khi Stalin đến vài tiếng, có một trung đội lính Nga đã đến lâu đài Vôrônxốp, họ đóng các cửa sổ ở hai bên, kiểm tra an ninh rất kỹ trong phòng, kể cả dưới gầm bàn, vách tường, khi tất cả mọi thứ đã được kiểm tra kỹ, nguyên soái Stalin đã đến trong một trạng thái phấn khởi, sau đó một lúc thì Roosevelt cũng tới.

        Trong bữa tiệc, Churchill nói:

        - Tôi xin đề nghị nâng cốc vì sức khỏe hoàng đế nước Anh, tổng thống Mỹ và chủ tịch Liên Xô - Kalinin - ba vị nguyên thủ đáng kính của chúng ta!

----------------
        1. Tất cả những gì đã diễn ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng minh cho tầm nhìn xa của Stalin khi cảnh báo trước về nguy cơ tan vỡ liên minh sau chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:18:10 pm »


        Lúc đó, tổng thống Roosevelt nói:

        - Lời đề nghị nâng cốc của ngài thủ tướng gợi cho tôi nhiều kỷ niệm - Vào năm 1933, vợ tôi có ghé thăm một trường học ở nước Mỹ. Trong một lớp học, cô ta nhìn thấy trên bản đồ thế giới có một khoảng trắng lớn. Cô ta có hỏi: chỗ trắng này là gì, thì được trả lời đó chính là một vị trí mà không được gọi tên ra - tức là Liên bang Xô Viết. Sự kiện này đã là một trong các nguyên nhân thúc đẩy tôi điện cho chủ tịch Kalinin với đề nghị gửi đoàn đại biểu đến Oasintơn để thảo luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đó chính là sự khởi đầu lịch sử khi chúng tôi công nhận nước Nga.

        Đến lượt tôi phải nâng cốc chúc sức khỏe Stalin, tôi nói:

        - Tôi đã nâng cốc vì điều này nhiều lần - Lần này tôi sẽ uống với tình cảm sâu đậm hơn những buổi gặp trước - Điểu này không chỉ là vì ông ta đã trở thành người chiến thắng, mà còn là vì do các chiến thắng to lớn và vinh quang của Hồng quân đã làm cho ông trở nên rất phấn chấn sau một chặng đường gian khổ, tôi cho rằng, bây giờ dù có bất kỳ vấn đề gì khác biệt xảy ra thì ông ta luôn tìm thấy ở nước Anh những người bạn tốt - Tôi tin tưởng rằng tương lai tươi sáng và cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với nước Nga - Tôi sẽ làm tất cả để ủng hộ cho việc này và chắc rằng tổng thống cũng sẽ làm như vậy. Trong quá khứ, đã từng có lúc nguyên soái quan hệ với chúng ta không được tốt như bây giờ, và cả tôi cũng nhớ là có lúc tôi suy nghĩ không đúng về ông, nhưng mối nguy hiểm và mục tiêu chung đã xóa bỏ tất cả các thứ đó. Ngọn lửa chiến tranh đã thiêu cháy tất cả những hiểu lầm của quá khứ. Chúng tôi cảm nhận được rằng, chúng tôi đã có một người bạn mà chúng tôi có thể tin cậy và tin tưởng rằng ông cũng có những tình cảm như vậy với chúng tôi. Chúc ông sống lâu và nhìn thấy không chỉ nước Nga yêu quý của mình trong chiến thắng, mà cả cuộc sống hạnh phúc trong hòa bình.

        Tôi nêu với Stalin vấn đề rằng, sau chiến thắng ở Anh sẽ có bầu cử, Stalin nói: khi mọi người hiểu rằng họ cần một người lãnh đạo, vậy ai là người lãnh đạo tốt hơn là người đã giành chiến thắng? Tôi giải thích rằng ở Anh có hai đảng và tôi chỉ thuộc về một đảng.

        - Khi có một đảng, thì sẽ tốt hơn rất nhiều - Stalin nói với một niềm tin sâu sắc...

        Trong không khí như vậy, buổi tôi diễn ra rất thú vị, khi Stalin chuẩn bị ra về các nhân viên phái đoàn Anh tập trung ở sảnh lâu đài để tiễn ông, tôi đã ba lần hô: Ura -  Nguyên soái Stalin! Lời chúc ba lần vang lên rất ấm cúng.

        Trong thời gian ở Yanta đã xảy ra một sự kiện không lấy gì làm vui vẻ lắm. Roosevelt trong một bữa ăn sáng đã nói rằng: tôi và ông ta trong các bức điện mật thường gọi Stalin là “Chú Jo”. Tôi đề nghị tổng thống giải thích với Stalin về điều đó trong phiên họp. Đã có lúc không khí rất căng thẳng, Stalin không hài lòng. Byrnes - Ngoại trưởng Mỹ - đã cứu nguy bằng một cách ví von rất đạt: “Nói cho cùng - Ông ta nói - Các ngài cũng đã gọi chúng tôi là “Chú Sam”, vậy thì tại sao câu “Chú Jo” lại bị coi là không tốt? Sau câu giải thích này, khuôn mặt của nguyên soái Stalin dãn ra, ông đã hiểu câu đùa này. Ông ta đã hiểu là ở nước ngoài nhiều người gọi ông là “Chú Jo” và hiểu rằng câu gọi đó hàm nghĩa hữu nghị, thiện cảm.

        Ngày hôm sau là chủ nhật, ngày 11 tháng 2, là ngày cuối cùng của hội nghị. Tổng thống vội thu xếp về nước và muốn ghé qua Ai Cập để gặp các nguyên thủ các nước Trung Cận Đông. Sau khi ăn sáng, chúng tôi đã ký các văn kiện cuối cùng và bản ghi nhớ.

        Ngày 27 tháng 2, tôi đã đề nghị Quốc hội Anh thông qua kết quả của Hội nghị Yanta. Tại Quốc hội, tôi đã phát biểu:

        - Cảm giác của tôi trong hội nghị Krưm và sau các buổi hội đàm là nguyên soái Stalin và các nhà lãnh đạo Xô Viết rất mong muốn sống trong tình hữu nghị và bình đẳng với các nước phương Tây. Tôi thấy rằng họ sẽ giữ lời. Tôi chưa từng biết một chính phủ nào lại hoàn thành các nghĩa vụ của mình - kể cả khi phải chịu hy sinh bản thân như là chính phủ Liên Xô. Tôi cực lực phản đối việc đưa ra các luận điểm nghi ngờ thiện chí của Liên Xô - Trên thực tế, số phận loài người sẽ là rất đen tối nếu xuất hiện bất kỳ sự rạn nứt nào giữa các nước phương Tây dân chủ và Liên Xô.

        Nghị viện Anh đã ủng hộ về điều kiện, lập trường và các kết luận của Hội nghị Krưm.

        Stalin là một nhà chiến lược - nhà ngoại giao tài năng như vậy, và đó cũng là uy tín của ông trên trường thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2019, 12:19:07 pm »


CHIẾN DỊCH CUỐI CÙNG

        Sau khi nắm lấy quyền trực tiếp chỉ huy các mặt trận, Stalin dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu bản đồ chiến sự.

        Thế chiến lược của Hồng quân và sự phối hợp tác chiến với liên quân Anh - Mỹ đã cho phép chiếm các vị trí chiến lược để tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân Đức ở trung tâm của nó. Bây giờ đã đến lúc ra đòn quyết định để kết liễu chế độ phát xít. Quân đội chúng ta không chỉ vượt trội so với quân Đức về số lượng mà còn vượt trội cả về ưu thế kỹ thuật. Lực lượng lúc đó hoàn toàn đủ để đánh thẳng vào Berlin, nhưng như vậy thì cũng sẽ chịu tổn thất lớn. Quân Đức chắc chắn sẽ chống cự điên cuồng.

        Những ngày tháng cuối cùng của chiến tranh lại càng phải quý trọng tính mạng chiến sĩ, họ đã đi qua gần như cả một cuộc chiến tranh và họ xứng đáng là những người chiến thắng sống sót trở về. Vẫn biết rằng tổn thất là tất nhiên, nhưng cần phải biết giữ để nó là tối thiểu, và để làm được điều đó cần phải suy nghĩ tìm ra cách đánh thông minh, đánh lừa được quần Đức để tập trung binh lực vào đòn quyết định.

        Quân Đức rõ ràng là tập trung binh lực chính ở hướng Berlin, rất cần thiết phải phá vỡ tuyến phòng thủ này để tiến tới Berlin, nhưng phải làm thế nào?

        Có thể tung ra một tin tình báo giả là sẽ tấn công ở hướng khác, nhưng liệu Hitle có tin không? Cũng có thể không cần tung tin giả mà tung ra một đòn ở hướng phụ để lôi kéo quân dự bị của Hitle về hướng đó. Nhưng với những đòn không đủ mạnh thì Hitle sẽ không bị đánh lạc hướng, vì Bộ chỉ huy của Đức là các tướng lĩnh giàu kinh nghiệm, không dễ bị lừa.

        Hay là sẽ đe dọa quân Đức bằng một đòn trực diện, còn lực lượng chính thì tiến vào tiêu diệt quân Đức từ phía bắc, qua vùng Pribantich hoặc qua Budapest, Viên ở phía nam?

        Stalin đã trao đổi ý định của mình với Tổng tham mưu trưởng Antônốp và đề nghị Antônốp cùng các tướng lĩnh có kinh nghiệm của Bộ Tổng tham mưu suy nghĩ về phương án này. Sau khi đã nghiên cứu thảo luận trong Bộ Tổng tham mưu ý đồ chiến đấu dự định đã được phác thảo trên bản đồ.

        Trong quá trình chuẩn bị mọi người đã khẳng định rằng khu vực trung tâm của mặt trận Nga - Đức là có ý nghĩa quyết định, vì rằng đây sẽ là dường ngắn nhất để tiến vào trung tâm nước Đức. Nhưng cũng chính tại đây tập trung một lực lượng dày đặc các cụm quân của kẻ thù. Để tạo điều kiện tốt nhất cần kéo dãn các cụm quân Đức ở khu vực này, muốn làm được điều đó cần gia tăng áp lực ở hai cánh của mặt trận. Kể cả hướng Hung - Áo và hướng Đông Phổ.

        Chúng ta biết rằng khu vực Đông Phổ và Hungari là khu vực rất “nhạy cảm” với quân Đức. Chỉ cần gia tăng áp lực là quân Đức sẽ ném ngay vào đây các lực lượng dự bị và ở hướng chính, tất nhiên, sẽ bị suy yếu. Như vậy, ý tưởng chiến lược của Stalin đã được mô hình hóa trên bản đồ và có đầy đủ cơ sở lý luận trong phương án của Bộ Tổng tham mưu.

        Hồi ký của Stêmencô đã ghi lại rất rõ đóng góp trực tiếp của cá nhân Stalin trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện chiến dịch: “Việc chuẩn bị kế hoạch cho chiến dịch năm 1945 không tổ chức hội nghị các tư lệnh phương diện quân như các chiến dịch trước đây. Lần này, chỉ tập trung các ý kiến của các vị tư lệnh, tướng lĩnh ở trong Bộ Tổng tham mưu...

        Các bổ sung hầu như không có, mọi người thống nhất là hướng tấn công chính sẽ bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 năm 1945, tuy nhiên kế hoạch này chưa được chính thức phê duyệt và mệnh lệnh chiến đấu cũng chưa ban hành.

        Tổng tư lệnh Stalin nắm toàn bộ việc phối hợp hành động của bốn phương diện quân”.

        Nguyên soái Cônhép nhớ lại:

        "... Đến cuối tháng 11 năm 1944, tôi được gọi về Moxcơva để chuẩn bị chiến dịch, tôi đã báo cáo kế hoạch cho Tổng tư lệnh.

        Tôi nhớ rất rõ, Stalin lúc đó quan sát rất kỹ bản đồ, đặc biệt ông lưu ý khu vực công nghiệp Xilêri, ở đây có một số lớn các nhà máy, hầm mỏ. Stalin rất nhấn mạnh ý nghĩa của khu vực này, ông chỉ trên bản đồ và nói:

        - Đó là khu vực “vàng” đấy!

        Cách nói của ông biểu lộ rõ một thái độ mà không cần bình luận gì thêm nữa. Với tư cách tư lệnh phương diện quân tôi hiểu rằng cần phải chiếm được khu vực này bằng một cách đặc biệt.

        Phải tìm mọi biện pháp để giữ gìn tiềm năng công nghiệp, hơn nữa sau chiến tranh khu vực này sẽ trả về cho Ba Lan. Vì vậy, các trận đánh cần vòng tránh về phía bắc và nam của khu vực công nghiệp này...”.

        Trong diễn văn kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Mười, Stalin đã tổng kết các trận đánh chính của cuộc chiến tranh, chính là trong bài diễn văn này, ông đã nêu tên mười trận đánh chính mà sau này các nhà lịch sử đã gọi là mười trận đánh của Stalin.

        Trong lúc các binh đoàn và phương diện quân đang chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Tại Moxcơva không khí chiến trận tạm thời yên ắng và Stalin đã quyết định, lần đầu tiên trong những năm chiến tranh, mời các bạn chiến đấu đến nhà để đón năm mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2019, 09:33:03 pm »


        Sau đây là hồi ký của Stêmencô:

        ... “Tại biệt thự của Stalin có mặt A. Nôvicốp, N. Vôrônốp, Ya. Phêdôrencô, A. Khrulép, X. Budienưi, A. Antônốp, X.Stêmencô, trước 12 giờ đêm, các ủy viên Bộ chính trị và một số Bộ trưởng cũng tới. Tại biệt thự có khoảng 25 người đàn ông và duy nhất chỉ có một phụ nữ, đó là phu nhân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ý - Panmiro Tôgliati.

        Stalin ngồi ở ghế bành của mình, trên bàn phía bên phải như thường lệ là bình nước trắng. Không có thủ tục hình thức nào, mọi người cầm theo đĩa và lấy đồ ăn. Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ, Tổng tư lệnh Stalin phát biểu rất ngắn và đề nghị nâng cốc vì nhân dân Xô Viết, vì sự nghiệp tiêu diệt quân đội Hitle, vì thắng lợi đã tới gần. Ông nói: - Chúc mừng năm mới tất cả các đồng chí! Mọi người chúc mừng lẫn nhau và uống vì thắng lợi của năm 1945 đã đến. Stalin rất cởi mở, sau một số lần nâng cốc, ông lại rút tẩu ra hút, rồi nói chuyện với một ai đó, mọi người chia thành nhiều nhóm, vang lên tiếng cười vui vẻ. Nguyên soái Budienưi lôi ra một cây đàn Baian và bắt đầu chơi, ông chơi khá hay, chủ yếu là các bài dân ca Nga, các điệu Valxơ...

        Khi Budienưi đã mệt, Stalin mở máy hát. Mọi người mời nhau nhảy, nhưng lúc đó chỉ có một phụ nữ, lúc Stalin bật bài “Barưnhia” thì Budienưi nhảy điệu Pliaxơ, nện gót giày và gõ cựa giày trên nền nhà kiểu Nga, mọi người vỗ tay hưởng ứng.

        Những bài hát được hưởng ứng nhất là các bài về chiến tranh với dàn nhạc của Alexandrôp.

        Đến 3 giờ sáng mọi người mới ra về. Lần đầu tiên trong những năm chiến tranh, lễ đón năm mới diễn ra trong không khí rất giản dị, đầm ấm không hình thức. Mọi người đều cảm thấy là chiến tranh sắp kết thúc, nhưng cũng hiểu rằng, phía trước là các trận chiến rất ác liệt”.

        Tuy nhiên lễ đón năm mới của các nước đồng minh lại không được vui vẻ. Chính Hitle đã dành cho họ một bất ngờ lớn.

        Qua các kinh nghiệm ngoại giao và tình báo của mình, Hitle biết rằng các cuộc đàm phán riêng rẽ với các nước phương Tây đã không đạt được kết quả. Sau nhiều ngày suy ngẫm, Hitle đi đến một kết luận: thật là ngây thơ nếu tin tưởng vào thành công trong đàm phán khi bản thân mình đang ở thế yếu. Các cuộc đàm phán chỉ thành công khi trên chiến trường giành được ưu thế. Cần phải tấn công để giành được một số ưu thế. Hitle muốn dạy cho các đồng minh phương Tây một bài học để họ phải ngồi vào bàn đàm phán. Hitle đã gọi cho Thống chế Keiten, Jodl, tham mưu trưởng bộ binh Guderian và nói rõ ý định của mình: - Tôi đã quyết định sẽ phản công ở hướng Ardenơ, vượt sông Maoxơ và sau đó là Antverpen.

        Phải nói rằng, kế hoạch của Hitle rất có hiệu quả về chính trị và chiến lược. Hitle gọi tên là chiến dịch “Ngọn hải đăng trên sông Reine”. Ngày 10 tháng 11, Hitle đã ký mệnh lệnh tiến hành chiến dịch với mục tiêu chính trị là tạo bằng được bước ngoặt chiến lược ở mặt trận phía tây và có thể là cả cuộc chiến.

        Để tiến hành thắng lợi chiến dịch, Hitle đã đi nước cờ quyết định, đó là dùng biện pháp phá rối hậu phương của liên minh. Hitle đã cho gọi chuyên gia tình báo kinh nghiệm nhất của Đệ tam đế chế mà độc giả đã gặp nhiều lần trong cuốn sách này - Đó chính là sĩ quan ss Skorzeny và giao cho hắn ta nhiệm vụ thành lập một đội đặc nhiệm, nói tiếng Anh, mặc quân phục lính Mỹ và hoạt động phá hoại trong lòng hậu phương của đồng minh. Đồng thời, Hitle đã tập trung một lực lượng lớn ở hướng chính với số lượng quân số lớn gấp 2,5 lần và 1,5 lần về xe tăng so với quân Đồng minh.

        Ngày 16 tháng 12 năm 1944, đòn đánh chính này đã được tiến hành, đồng thời đội đặc nhiệm của ss Skorzeny thì phá hoại và gây hoảng loạn ở hậu phương quân Mỹ. Tối ngày 16 tháng 12 quân Mỹ đi ngủ mà không hề biết gì về ý định tấn công của quân Đức. Thậm chí, đúng vào ngày đó, Tư lệnh cụm quân 12 - tướng Breddi đã bỏ đơn vị về Paris để chúc mừng Eisenhovver được phong hàm đại tướng, còn Tư lệnh quân Anh, thống chế Montgomery thì ngay từ chiều ngày 15 tháng 12 vì cho rằng quân Đức không có khả năng tập trung binh lực đã xin Eisenhovver cho về nghỉ phép ở Anh.

        Không khó khăn gì để tưởng tượng sự vui sướng và hả hề của quân Đức. Báo chí, đài phát thanh Đức loan tin về chiến thắng, Hitle đặc biệt hoan hỉ và để đánh dấu thắng lợi đã quyết định ban hành một loại huân chương mới, đó là huân chương “Lá sồi vàng với chữ thập sắt”, người đầu tiên được thưởng huân chương này vào ngày 1 tháng 1 năm 1945 là phi công Rudels.

        Hitler không dừng ở đó, ông ta quyết định tiếp tục triển khai thắng lợi và Hitle tin tưởng rằng Đồng minh phương Tây sẽ phải hạ giọng trong đàm phán.

        Nhưng đột nhiên, ngày 8 tháng 1, Hitle gọi điện khẩn cấp cho Tư lệnh mặt trận Tây - Runstedt và ra lệnh nhanh chóng điều chuyển các đơn vị mà trước đó chuẩn bị tấn công vào phía tây nay quay lại và chuyển về hướng đông.

        Điểu gì đã xảy ra vậy? Để giải thích lý do chúng ta hãy quay lại phía đông, mặt trận Nga - Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2019, 11:58:32 am »


CHIẾN DỊCH VIXLA - OĐERXKAIA

        Theo kế hoạch của Stalin, trận tấn công bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 năm 1945. Các đòn tấn công ở cánh phía Pribantich và phía nam dự kiến diễn ra sớm hơn một vài ngày để lôi kéo sự chú ý của các đơn vị dự bị của Hitle ở hướng Berlin.

        Nhưng tình hình đã có thay đổi sau lễ năm mới đối với các nước Đồng minh. Ngày 6 tháng 1 năm 1945, Stalin nhận được điện mật khẩn cấp của Churchill:

        “Ở hướng tây đang diễn ra các trận đánh rất ác liệt và trong bất kỳ thời điểm nào đều có thể cần đến các quyết định của Tổng tư lệnh. Chắc bằng kinh nghiệm của mình, Ngài đã biết về tình hình ở mặt trận khi phải bảo vệ một tuyến mặt trận rất rộng, sau khi tạm thời bị mất thế chủ động - Tướng Eisenhower rất muốn và cần được biết những nét chung nhất mà Ngài cho rằng cần phải hành động... Tôi sẽ rất biết ơn, nếu Ngài có thể thông báo là liệu chúng tôi có thể trông chò một trận tấn công lớn của Hồng quân trên mặt trận Vixla hoặc ở một khu vực nào đó trong khoảng tháng giêng và vào bất kỳ thời điểm nào mà Ngài cho là có thể. Tôi sẽ không cung cấp cho bất kỳ ai thông tin tuyệt mật này, ngoại trừ nguyên soái Brook và tướng Eisenhovver và tất nhiên là với yêu cầu bảo mật cao nhất. Tôi cho rằng đây là việc rất gấp”.

        Nếu lược bỏ đi các ý tứ “ngoại giao” thì có thể coi đây là lời “kêu cứu” khẩn cấp, kêu gọi một trận tấn công lớn của Nga vào quân Đức.

        Stalin ngay lập tức trả lời các Đồng minh và cũng trong dạng “tuyệt mật”:

        “Tôi nhận được bức điện của Ngài chiều ngày 7 tháng 1.

        Rất tiếc là nguyên soái trưởng Không quân, Ngài Tedder vẫn chưa tới Moxcơva. Rất quan trọng nếu chúng ta tận dụng được thế mạnh của pháo binh và không quân của chúng tôi. Chúng tôi đã sẵn sàng để tấn công, nhưng thời tiết không được thuận lợi. Tuy nhiên, Đại bản doanh đã quyết định tăng cường công tác chuẩn bị và mặc dù thời tiết có thể không thuận lợi nhưng sẽ triển khai tấn công trên diện rộng vào quân Đức vào nửa cuối tháng một. Ngài có thể không nghi ngờ gì vào việc chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể, để phối hợp với các đơn vị của các Đồng minh của chúng tôi”.

        Để thực hiện lời hứa này, Stalin đã quyết định đẩy sớm thời gian tấn công, lên một tuần, tức là vào ngày 12 tháng 1 năm 1945.

        Mọi công việc chuẩn bị chỉ có tám ngày, và thời tiết được dự báo là sẽ tốt lên. Chúng ta không phải là các Ngài Đồng minh đã cố tình kéo dài thời điểm mở mặt trận thứ hai ra hàng năm trời. Chúng ta lập tức triển khai công việc để cứu viện Đồng minh.

        Ngày 12 tháng 1 năm 1945, các đơn vị phương diện quân Ucraina 1 đã tấn công mạnh vào hướng Vixla - Odergki. Còn phương diện quân Ucraina 4 thì tấn công vào hướng Kracốp - Tây Carơpat. Ngày 13 tháng 1 năm 1945, các phương diện quân Bêlôrutsia 2 và 3 đã tấn công ở hướng Bắc.

        Như vậy là ý đồ của Stalin đã được thực hiện. Kết quả là quân địch đã buộc phải tập trung co cụm ở Đông Phổ 26 sư đoàn (trong đó có 7 sư đoàn xe tăng) và 55 sư đoàn gần thủ đô Hungari. Sau này được biết là Hitle đã cho rằng Hồng quân sẽ không tấn công về hướng Berlin mà là về hướng Hungari và Tiệp Khắc. Vì vậy mà Hitle đã điều đến khu vực này rất nhiều quân. Như vậy, Hitle đã buộc phải hành động theo “ý đồ” của Stalin và ở hướng chính chỉ còn 49 sư đoàn quân Đức.

        Ngày 14 tháng 1 năm 1945, phương diện quân Bêlôrutsia 1 đã triển khai toàn bộ hỏa lực mạnh của mình ở hướng Berlin. Phương diện quân của Giucốp đã tấn công rất quyết liệt và chỉ sau hai ngày đã đuổi kịp các đơn vị bạn ở cánh phải và trái.

        Các đơn vị của Giucốp tiến rất nhanh, đến mức Stalin phải yêu cầu kiềm chế tốc độ lại để chờ các đơn vị bạn. Nhưng Giucốp vẫn đề nghị tiếp tục tấn công, vì theo ông nếu để chậm lại thì sau này sẽ rất khó vượt qua phòng tuyến Mederixki. Các đơn vị của Giucốp đã chiếm được bàn đạp bên sông Odere. Sự xuất hiện quân Nga ở cự ly 70km cách Berlin là bất ngờ cho quân Đức. Vào thời điểm khi quân Nga tiến vào thành phố Kinhits thì trên các đường phố binh lính Đức vẫn bình thản dạo chơi, trong các nhà hàng vẫn đầy các sĩ quan Đức. Chuyến tàu từ Kinhits đi Berlin vẫn khởi hành bình thường.

        Các đơn vị tiên phong đã triển khai giữ các vị trí bàn đạp để chờ đại quân, rất nhiều binh sĩ đã hy sinh, nhiều người trong số họ đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

        Trong cuộc đối đầu giữa Stalin, Giucôp với các tướng lĩnh của Hitle, phần thắng đã thuộc về Stalin và Giucốp. Nhiệm vụ của Hồng quân đã hoàn thành, Bộ chỉ huy Đức phải điều quân sang phía đông.

        Lúc này đã xuất hiện một tình huống rất nguy hiểm, khi Hitle điều lực lượng dự bị theo kế hoạch do Tổng tham mưu trưởng quân Đức, tướng Guderianne khởi thảo.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM