Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:07:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27909 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2019, 07:50:32 am »


        Nhicôlai Cudơnhexốp chính là người đầu tiên nắm được công tác chuẩn bị của chiến dịch ám sát này, ông là nhà tình báo nổi tiếng, Anh hùng Liên Xô - thời kỳ đó, ông làm việc dưới vỏ là một trung úy trong hàng ngũ Đức. Cudơnhexốp làm quen với nhiều sĩ quan Đức, một trong số đó là Von Ortel, kẻ rất thích chơi bời, đánh bài - Von Ortel nợ tiền Cudơnhexốp và có một lần nói với ông là sắp tới sẽ có khả năng trả nợ. Bằng cách nào? - Cudơnhexốp hỏi. - Buôn thảm - Ortel trả lời bí hiểm. Thảm nào? Đang chiến tranh thế này anh mua ở đâu? - Ortel thì thầm vào tai Cudơnhexốp - Đây là bí mật, tớ sẽ cùng một nhóm đặc biệt đến Têhêran, một nhóm các chuyên gia đặc biệt sẽ đến đó để... chỉ có điều tuyệt đốì không nói với ai... Sau đó, tớ sẽ mua thảm Ba Tư nổi tiếng và bán lại ở Berlin để trả nợ cho cậu.

        Liệu có thể tin được thông tin này không? Tuy nhiên, dù sao thì Cudơnhexốp đã thông báo kịp thời cho “Trung tâm”, còn tiếp theo thì các tình báo viên của chúng ta đã làm nốt một cách tuyệt vòi công việc của mình.

        Hội nghị Têhêran - 43 quyết định một vấn đề rất quan trọng mà phía Xô Viết đặc biệt quan tâm, đồ là vấn đề mở mặt trận thứ hai ở châu Âu - Đó là chiến dịch “Overlord” mà dự kiến bắt đầu không chậm hơn tháng 5 năm 1944.

        Churchill nêu ra rất nhiều nguyên nhân khách quan, hòng cố tình kéo dài thời điểm mở mặt trận thứ hai. Ông ta, thậm chí còn đề nghị mặt trận thứ hai không mở ra ở Pháp mà là ở bờ biển Trung Cận Đông - Như ông ta nói là nơi yếu nhất của quân Đức (chúng ta nhớ rằng từ đại chiến thế giới thứ hai cả Anh và Mỹ đã rất quan tâm đến vùng dầu mỏ chiến lược là vùng biển Trung Cận Đông).

        Nhưng Stalin kiên quyết yêu cầu mặt trận thứ hai phải tiến hành qua đường eo biển La-Mangrơ, ông nói:

        - Tôi cho rằng chiến dịch “Overlord” là một chiến dịch lớn. Nó sẽ có hiệu quả nếu có sự yểm trợ từ phía Nam nước Pháp, lôi kéo lực lượng Đức ở phía bắc. Sau đó khoảng hai, ba tháng sẽ bắt đầu chiến dịch ở phía bắc Pháp. Kê hoạch như thế sẽ bảo đảm thắng lợi cho chiến dịch, hơn nữa như vậy cả hai đội quân sẽ gặp nhau, khuếch trương thắng lợi. Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi thấy rằng thắng lợi sẽ đến nếu ta tấn công từ cả hai phía, còn chiến dịch mà tấn công từ một phía thì ít có hiệu quả, vì vậy, chúng ta cố gắng để tấn công từ hai phía để buộc chúng phải chia lực lượng. Trong trường hợp này, tôi cho rằng tốt hơn cả là thực hiện chiến dịch từ phía nam và bắc nước Pháp.

        Để củng cố và cụ thể hóa nghị quyết này, Stalin đề nghị ngay tại hội nghị bổ nhiệm ngay một vị chỉ huy cho chiến dịch. Sau này Churchill nhớ lại thời điểm ấy:

        - Tại sao Stalin đưa ra câu hỏi quan trọng nhất: Ai sẽ là vị Tổng chỉ huy chiến dịch “Overlord”? Tổng thống Mỹ trả lời rằng điều này vẫn chưa quyết định. Stalin nói thẳng rằng chiến dịch sẽ chỉ là con số không, nếu toàn bộ công việc chuẩn bị cho nó không nằm dưới sự chỉ huy của một người -  Roosevelt giải thích rằng điều này đã làm, vị tướng Anh -  Montgômery đã được chỉ định là Tổng tham mưu trưởng của liên quân Anh - Mỹ và ông ta trong một giai đoạn đã tham gia chuẩn bị kế hoạch.

        Tiếp theo, Churchill viết:

        ... “Tôi nói rằng vấn để về chỉ định vị Tổng chỉ huy sẽ nhanh chóng được thảo luận bởi cả ba vị nguyên thủ chứ không đưa ra phiên họp chung. Stalin nói rằng chính phủ Xô Viết không đòi hỏi tham gia quyết định bổ nhiệm mà chúng tôi chỉ cần được biết ai sẽ là Tổng chỉ huy. Việc bổ nhiệm này rất cần được tiến hành nhanh và làm sao để vị Tổng chỉ huy được bổ nhiệm không chỉ tham gia xây dựng kế hoạch mà còn trực tiếp chỉ huy thực hiện chiến dịch. Tôi cho rằng vấn để quyết định ai là Tổng chỉ huy chiến dịch “Overlord” là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải làm và tôi mong muốn nó được quyết định không chậm hơn trong hai tuần tới”.

        Tưởng tượng mình là người được tham gia sự kiện này ở gian chính sứ quán Nga, tôi đặc biệt muốn được tận hưởng trên thực tế không khí của thời khắc lịch sử, mà tôi đã được đọc trong nhiều hồi ký của nhiêu người đã dự buổi lễ này. Tất cả họ đều nhắc đến hai sự kiện đáng nhó đó là việc: Stalin hôn thanh kiếm quà tặng của Vua Anh Geozgieiv còn Vôlôsilốp thì làm rơi nó.

        Churchill ghi lại như sau:

        ... “Trước phiên họp thứ hai, được bắt đầu lúc 4 giờ, tôi thừa lệnh Đức vua Anh quốc trao tặng thanh kiếm danh dự đã được chuẩn bị theo lệnh của Người từ sau trận

        Stalingrad. Trong phòng lúc đó có mặt rất đông các binh lính và sĩ quan Xô Viết. Sau khi đã phát biểu một số câu tôi trao thanh kiếm này cho nguyên soái Stalin. Ông ta kính cẩn nâng thanh kiếm lên môi và hôn nó. Sau đó, ông chuyển lại cho nguyên soái Vôlôsilốp, ông này đã để thanh kiếm bị rơi. Sau đó, thanh kiếm được long trọng đưa ra khỏi gian họp với sự hộ tống của đội vệ binh”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2019, 10:36:05 pm »


        Hội nghị đã bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoài việc mở mặt trận thứ hai. Phía Liên Xô còn có trách nhiệm tuyên chiến với Nhật, sau khi tiêu diệt phát xít Đức, ngoài ra còn nhiều vấn đề hợp tác sau chiến tranh.

        Cũng tại Têhêran, Churchill đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 69 của mình (ông sinh ngày 30 tháng 11 năm 1874), tốt nhất chúng ta hãy đọc lại về sự kiện này trong hồi ký của Churchill:

        “Cho đến lúc này các phiên họp của chúng tôi đều diễn ra ở sứ quán Xô Viết. Nhưng hôm đó, tôi tuyên bố rằng bữa ăn tối thứ ba sẽ do tôi chiêu đãi tại sứ quán Anh. Không ai có thể từ chối, theo bảng chữ cái thì nước Anh đứng trước, vần chữ cái tên tôi cũng đứng trước (Churchill) hơn nữa, về tuổi thì tôi nhiều hơn Stalin và Roosevelt sáu tuổi. Tôi nói rằng ngày 30 tháng 11 là ngày sinh nhật tôi. Các lý lẽ này là rất thuyết phục và sứ quán Anh sẽ chuẩn bị một bữa ăn tối cho khoảng 40 người. Đây quả là một buổi tối đáng nhớ trong cuộc đời tôi, ngồi bên phải tôi là tổng thống Roosevelt, bên trái là vị chủ tịch của nước Nga. cả ba chúng tôi trên thực tế kiểm soát tất cả các hạm đội, khoảng ba phần tư lực lượng không quân trên thế giới và chỉ huy lực lượng vũ trang với tổng quân số đến 20 triệu người, đã tham gia vào những trận chiến ác liệt nhất trong lịch sử. Roosevelt tặng tôi một món quà rất đặc biệt, đó là một bình pha lê Ba Tư rất quý, tiếc là nó bị vỡ trên đường tôi trở về nước Anh, nhưng sau đó đã được phục hồi rất tốt và hiện nay tôi lưu trữ nó trong số các kỷ vật quý khác”.

        Vậy Stalin đã tặng Churchill cái gì trong lễ mừng sinh nhật ấy thì không thấy ông ta nói rõ nhưng có một tặng phẩm rất đặc biệt thế này. Có một lần trong lúc uống cà phê, Churchill nói rằng ông ta rất thích các bản tình ca Nga do nghệ sĩ Vadim Kodin thực hiện.

        Stalin đã nhớ chi tiết này và ra lệnh gọi nghệ sĩ Kodin đến Têhêran bằng một chuyến bay đặc biệt. Hãy tưởng tượng là ca sĩ đã lo sợ thế nào khi thấy vệ binh đến nhà và nói: - Hãy chuẩn bị đồ đạc! Và cũng thử tưởng tượng Churchill đã xúc động thế nào khi ca sĩ nổi tiếng Kodin xuất hiện với các bản tình ca rung động lòng người dành cho chính ông ta trong buổi lễ sinh nhật.

        Stalin biết cách tạo ra món quà bất ngờ và biết cách chứng tỏ rằng mình có thế làm được bất cứ việc gì. Hãy nghe tiếp lời Churchill:

        ... “Trong lúc ăn trưa đã có một câu chuyện rất thú vị của tôi với hai vị khách. Stalin tiếp tục hỏi ai sẽ là Tổng chỉ huy chiến dịch “Overlord”? Tôi nói rằng tổng thống vẫn chưa có quyết định cuối cùng”.

        Như các bạn đã thấy, Stalin áp đặt ý kiến của mình cả trong thời gian ngoài phiên họp và ông ta đã đạt được mục đích của mình Tên của vị Tổng tư lệnh sẽ là tướng Eisenhovver, còn thời điểm bắt đầu chiên dịch sẽ không chậm hơn tháng 5 năm 1944.

        Để kết thúc chương này, tôi xin kể một mẩu chuyện rất thú vị đã xảy ra trước khi khai mạc Hội nghị Têhêran. Stalin rời Moxcơva bằng tàu hỏa. Tại Stalingrad ông chuyển sang đi máy bay. Tư lệnh không quân A.A Nôvicốp và Tư lệnh không quân tầm xa A.E Golôvanốp đã đón đoàn. Trên sân bay có một dãy máy bay Su-47, Nôvicốp báo cáo:

        - Đã chuẩn bị hai máy bay để cất cánh, một chiếc do thượng tướng Golôvanôíp lái, một chiếc do đại tá Grachép lái. Sau nửa giờ sẽ có hai máy bay bay theo cùng nhóm tiêm kích yểm trợ gồm ba phi đội chín chiếc.

        Stalin không cầu kỳ nói:

        - Thượng tướng rất ít bay, tốt hơn chúng tôi bay với đại tá.

        Và ông yêu cầu ngồi cùng ông gồm: Vôlôsilốp, Molotốp, Bêria và Stêmencô.

        Trên thực tế Grachép không phải là một vị đại tá bình thường, ông là một trong những phi công giỏi nhất nước Nga, vì vậy mà đã được Bêria chọn là phi công riêng của mình, còn chiếc máy bay mà Stalin đã chọn cũng chính là máy bay riêng của Bêria.

        Tôi có mặt ở Têhêran vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng - Đại sứ Xecgei Mikhailovish Trechiacốp và tùy viên quân sự - Đại tá M.o Krixki và các nhân viên sứ quán đã tổ chức một sự kiện có ý nghĩa.

        Ở Iran, như mọi người đều biết đã từng có mặt các đơn vị của chúng ta để vận chuyển các vũ khí kỹ thuật từ các cảng ở biển Ấn Độ lên phía Bắc về lãnh thổ Liên Xô - Đã có các vụ tai nạn xảy ra và cả các vụ khủng bố và các chiên sĩ của chúng ta đã có một số hy sinh ở đây. Họ được an táng trong các nghĩa trang với tấm bia có ngôi sao đỏ và họ tên người đã mất. Trải qua năm tháng mưa gió và nắng đã làm mờ mất cả những dòng chữ trên các tấm bia. Các nhân viên sứ quán đã quyết định quyên góp bằng tiền của mình để dựng trong khuôn viên sứ quán một đài tưởng niệm và an táng hài cốt của 48 chiến sĩ hy sinh mà họ đã tìm kiếm được. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng đã tổ chức trọng thể lễ dựng bia, các đại sứ của các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước đồng minh cũ đã đặt vòng hoa.

        Vị đại sứ nói với tôi:

        - Ở Moxcơva có mộ một chiến sĩ vô danh, ở đây chúng tôi có 48...

        Trong phiên họp Đại bản doanh, Stalin không nói chi tiết về hoạt động của mình ở Têhêran, ông chỉ nói ngắn gọn.

        - Roosevelt trên Hội nghị Têhêran đã hứa nghiêm túc là sẽ mở các hoạt động ở Pháp vào năm 1944. Tôi cho rằng, ông ta sẽ giữ lời hứa, nhưng nếu ông ta không giữ lời hứa thì chúng ta vẫn đủ lực lượng của mình để đánh bại bọn phát xít Hitle.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2019, 11:53:10 am »


BẢN QUỐC CA CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

        Ngay trong khói lửa của chiến tranh, Stalin đã nghĩ đến việc đất nước vẫn chưa có một bản quốc ca. Trước đó, bản “Quốc tế ca” vẫn được coi là quốc ca một cách không chính thức. Bản này thường được cử hành trong các buổi lễ long trọng. Nhưng đúng ra “Quốc tế ca” là bài ca chính thức của phong trào Cộng sản Quốc tế. Trong điều kiện quốc tế Cộng sản đã ngừng hoạt động thì bài ca của giai cấp vô sản toàn thế giới chống lại giai cấp tư sản có vẻ là không còn phù hợp. Lúc này xuất hiện nhu cầu thay bản “Quốc tế ca” bằng một bài quốc ca chính thức mà trong đó không chỉ phản ánh tính Đảng mà còn là của một dân tộc, một quốc gia với nhiều dân tộc. Trong điều kiện chiến tranh một bản quốc ca như thế là rất cần thiết.

        Có lẽ Stalin đã suy nghĩ về điều này từ lâu. Lần đầu tiên nó được nhắc đến trong bài phát biểu của ông ngày 3 tháng 6 năm 1941 “Hõi các anh chị em! Các bạn”, những câu này không chỉ nói về Đảng mà thiên về nội dung quốc gia.

        Lòng yêu nước, tình yêu với Tổ quốc (hơn nữa khi Tổ quốc đang lâm nguy), sự hồi tưởng về các chiến công vĩ đại của các bậc tiền bối - Tất cả các giai điệu ấy có tác dụng nâng cao sức mạnh tinh thần của nhân dân, củng cố quân đội và quốc gia. Stalin rất hiểu điều này, vì vậy mặc dù rất bận công việc quốc gia ông vẫn dành thời gian để quan tâm đến bản “Quốc ca” - Bộ chính trị đã ủng hộ ý tưởng của Stalin và quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt do Vôlôsilốp đứng đầu, trong đó có rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ tên tuổi.

        Đã công bố đợt thi sáng tác nhạc và lời cho bản Quốc ca. Có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng tham gia gửi phần lời như Đôlmatốpxki, Demian, Bednưi, Bergolxi, Ximônốp, Tikhônốp, Ixacôpxki...

        Tất cả các áng thơ này đã được đọc và phổ nhạc để đưa ra một ủy ban xem xét. Các tác phẩm đểu được biểu diễn cho Stalin nghe, nhưng không rõ vì lý do gì ông chưa thấy thích một bản nào.

        Cuối cùng thì Stalin chú ý dến lời thơ của Mikhancốp và Elx Regixfana.

        - Chúng ta sẽ phổ nhạc bài thơ này - Stalin nói với Vôlôsilốp. Mặc dù nó chưa thật phù hợp nhưng tư tưởng yêu nước rất rõ.

        Mục tiêu chủ yếu của Stalin trong việc sáng tác Quốc ca là tính giáo dục, củng cố lòng yêu nước. Ông dường như tìm kiếm chủ đề các tư tưởng toàn dân, tư tưởng yêu nước.

        ... Lại một lần nữa số phận đem lại cho tôi sự may mắn, Xecgei Mikhalkốp đã giúp tôi như một người bạn cũ cùng công tác trong Hội nhà văn. Tôi đã đến nhà ông ta nhiều lần và ông ta đã tặng tôi bài quốc ca có đủ nhạc và lời với lời đề tặng và chữ ký. Lúc đó, Mikhalkốp đã kể lại cho tôi nghe việc ông ta cùng E1 Regixtan và Stalin đã tạo ra bản “Quốc ca” như thế nào.

        Bây giờ, khi chuẩn bị tài liệu để viết chương này tôi lại đến thăm Mikhalkôp và đề nghị ông ta kể lại về việc sáng tác “Quốc ca”.

        Người vợ sau của ông ta là Iulia chuẩn bị trà cho chúng tôi và Mikhalkốp đã kể:

        ... “Lúc 2 giờ sáng, telephone reo chuông. Tôi không hiểu có ai lại đùa vào lúc này. Đầu dây bên kia có tiếng: “Pokrebưxép nói chuyện với anh”. Lại là thế cơ chứ! Thư ký riêng cúa Stalin! Pokrebưxép nói: Stalin sẽ nói chuyện với anh. Lúc đó, tôi nghe thấy giọng Stalin:

        - Chào đồng chí Mikhalkốp - Và ông vào công việc ngay -  Chúng tôi đã nghe nhiều phương án về sáng tác “Quốc ca”, trong đó có phương án của anh. Nó có hơi ngắn, cần phải có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại và một đoạn láy, trong đó cố gắng phản ánh sức mạnh của Hồng quân nói lên công cuộc kháng chiến chống trả bọn xâm lược Đức.

        - Tất nhiên, thưa đồng chí Stalin, chúng tôi sẽ cố gắng cùng E1 Regixtan làm được điều đó.

        - Hãy cố gắng, và nhớ là đừng kéo dài, cố gắng hoàn chỉnh trong vài ngày.

        Cuộc nói chuyện này diễn ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1943. Kể từ ngày đó mọi công việc tiến hành rất nhanh. Tôi cùng Regixtan chuyển vào ở trong điện Kremli để cùng hoàn thiện phần lời. Vôlôsilôp đã báo cáo Stalin phương án mới và sau đó chuyển lại cho chúng tôi bản dự thảo có phần sửa chữa của Stalin. Ông thậm chí thay đổi từng từ, có bổ sung một số đoạn, có một số đoạn ông đưa ra nhiều phương án. Cuối cùng chúng tôi mang bản đã hoàn thiện đến phòng của Stalin. Stalin rất phấn chấn và nói:

        - Hãy nghe xem bản Quốc ca ra sao?...”.

        Thực tế, có thể nói chính Stalin là đồng tác giả của bản Quốc ca vì ở phương án cuối cùng có rất nhiều ý là của ông. Chúng tôi xin ông được giữ bản nháp để làm kỷ niệm và ông đã đồng ý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2019, 01:29:11 am »

     
        Tại nhà hát lớn đã tổ chức một số buổi tổng duyệt để thông qua bản “Quốc ca” với nhiều cách thể hiện: đồng ca, với dàn nhạc, với dàn nhạc dây. Tất nhiên là Stalin luôn có mặt, ông ngồi nghe, cho ý kiến, ông lựa chọn nhạc của ba nhạc sĩ thiên tài - Sôtxtacôvich, Khachaturian và Alexandrốp.

        Trong một lần nghe thử khi dàn đồng ca và dàn nhạc trình bày để so sánh ba bản: “Cầu chúa, hãy bảo vệ Sa hoàng”, một bản nhạc của Anh và một bản nhạc của Mỹ, ông đã quyết định chọn phần nhạc của Alexandrốp và lời của Mikhalkốp và E1 Regixtan.

        Cuối cùng, buổi tổng duyệt đã được tổ chức ở Nhà hát lớn với sự có mặt của các ủy viên Bộ chính trị, các nhà lãnh đạo các Bộ, các khách quý ngồi ở lô của chính phủ. Bản Quốc ca được tất cả mọi người tán thưởng. Stalin rất hài lòng - Vì ông đã đạt được một công việc mà ông cho là cần thiết và quan trọng.

        Ồng phấn khởi nói:

        - Theo phong tục Nga thì cần phải “rửa” bài Quốc ca. Hãy mời các tác giả phần lời, nhạc sĩ và chỉ huy dàn nhạc.

        Ông nói tiếp với Molotốp:

        - Anh hãy là người chủ trì buổi gặp mặt.

        Bàn ăn được đặt trong phòng đối diện với lò sưởi. Stalin cho Mikhalkốp và Regixtan ngồi hai bên cạnh mình. Cốc đầu tiên, Stalin yêu cầu chúc mừng các tác giả và sự thành công của bản Quốc ca...

        Mikhalkốp kể lại rằng Stalin yêu cầu ông ta đọc thơ.

        - Tôi đã đọc bài thơ: “Lời gửi bác Xtepa” và nhiều bài thơ vui nữa. Stalin cười rất vui. Tôi đã rất vui vì thành công và mỗi lần đều cạn chén đầy - Đột nhiên Stalin nói nhỏ với tôi: “Anh cần gì phải cạn chén? Người ta sẽ nói không hay về anh”. Rồi ông hỏi: “Anh có phải là đảng viên không?”. Tôi trả lời “Tạm thời chưa”. Ông đùa “Không sao, khi trước, lúc tôi đang là nhà thơ cũng chưa phải là đảng viên”. (Stalin đã từng sáng tác rất nhiều bài thơ hay khi ông còn hoạt động bí mật, lúc trẻ ở Grudin - N.D).

        Stalin còn nói rất nhiều về nhà hát, về điện ảnh, về một đoạn rất dở trong phim về Cutudốp khi mô tả ông như một ông già ốm yếu trong khi trên thực tế ông là một dũng tướng. Chúng tôi đã nói về tình hình chiến sự, kể cả trong bàn tiệc cũng không thể quên được những tin tức về chiến tranh.

        Đến tận hai giờ sáng, Stalin đề nghị nâng cốc lần cuối, lần kết thúc.

        Ngày 1 tháng 1 năm 1944, lần đầu tiên Quốc ca Liên Xô đã được phát trên đài phát thanh toàn quốc. Từ hôm đó, hàng ngày chúng ta đểu thức dậy và đi ngủ trong tiếng nhạc hùng tráng và long trọng của bản Quốc ca.

        Các tác giả bản Quốc ca đã được tặng thưởng bằng hiện vật - Mikhalkốp kể:

        - Tôi đã phải hai lần tham gia chỉnh sửa lời “Quốc ca” cho phù hợp với tình hình chính trị của đất nước -  E1 Regixtan mất năm 1945. Phần lời mới của “Quốc ca” được tôi chỉnh sửa năm 1977, so với phần cũ thì nó bị gạt bớt đi những gì hồi tưởng đến Stalin và hoạt động của Người cho phù hợp với không khí “chống sùng bái cá nhân”. Nhưng vẫn đọng lại niềm tin của chúng ta vào thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Cũng thật là bất ngờ, khi bước sang thế kỷ 21, tôi lại phải một lần nữa tham gia sửa lời Quốc ca cho phù hợp thời đại mới... May là phần nhạc của Alexandrốp vẫn được giữ lại. Bao nhiêu là sự ồn ào xung quanh chuyện tạo ra bản Quốc ca mới ở các Đảng, các quốc gia, các tổ chức, nhưng anh Vôlôdia ạ, anh hiểu rất rõ và vì nó nằm ngoài mục đích cuốn sách của anh nên tôi không nói gì thêm nữa”.

        Nhìn thấy được sự cần thiết phải xây dựng bản Quốc ca, quan tâm chỉ đạo rất cặn kẽ khi xây dựng nội dung bản Quốc ca, một lần nữa chứng minh tầm nhìn xa và hiểu biết sâu sắc về cội nguồn văn hóa, về nền tảng và giá trị tinh thần, đạo đức của nhân dân của Stalin.

        Trong nhiều năm bản Quốc ca đã nâng cao, cổ vũ đoàn kết các tầng lớp nhân dân Xô Viết. Khi nghe thấy tiếng Quốc ca vang lên, từ trong đáy lòng mọi người dâng lên tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc vì một cường quốc vĩ đại, và trào lên lòng tự tin vào hạnh phúc tương lai của Tổ quốc.

        Bản Quốc ca củng cố tình yêu Tổ quốc, tình hữu nghị các dân tộc - Vì vậy, khi “những người ngoài hành tinh”, đưa ra ý định cần tạo ra một bản “Quốc ca mới”, chính là chúng có ý đồ phá tan Tổ quốc của chúng ta. Không biết có bao nhiêu kẻ cơ hội, bẩn thỉu đã đăng đàn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là trên ti vi để làm sao bôi nhọ, phê phán lời và nhạc của Quốc ca! Tuy nhiên, nhân dân từ thuở thiếu thời đã ăn sâu trong tâm khảm mình tầm vĩ đại của bản Quốc ca mà cùng với nó, cha ông họ đã sống, đã chiến thắng, họ không muốn xóa bỏ bản Quốc ca của mình. Dù chỉ thay đi vài câu trong phần lời nhưng khi nhạc hiệu Quốc ca cất lên thì từ trong sâu thẳm trái tim của nhân dân vẫn vang lên phần lời vốn có từ xa xưa, đó là giai điệu trầm hùng trong tình yêu đối với Tổ quốc mà họ luôn hồi tưởng trong ánh hào quang của chiến thắng vĩ đại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2019, 12:36:04 am »


Phần IV

CHIẾN THẮNG HOÀN TOÀN

        Sau hàng chục chiến dịch của Stalin trong năm 1944, quân Đức đã bị đẩy ra khỏi lãnh thổ của Liên Xô và cũng tạo điều kiện cho Bộ Tổng tư lệnh đặt ra nhiệm vụ cuối cùng: “Đánh đuổi chủ nghĩa phát xít đến tận hang ổ của chúng và cắm lá cờ chiến thắng trên nóc thành Berlin".


TRƯỚC CHIẾN DỊCH “BAGRACHION”

        Sau các chiến dịch vòng cung Kurxcơ (tháng 7 năm 1943) và một loạt các chiến dịch mùa đông năm 1943 và mùa xuân năm 1944. Tháng 4 năm 1944 đường ranh giới mặt trận được phân định như sau: ở phía nam, các binh đoàn Hồng quân đã vượt qua biên giới với Rumania và chuẩn bị tấn công vào thủ đô Bucaret. Các đơn vị bạn ở phía phải đã đẩy lùi quân Đức từ sông Dnhép và tiến về dãy núi Carpát và chia cắt quân Đức thành hai phần, ở phía bắc, giải phóng hoàn toàn thành phố Lêningrad. Quân ta đã tiến về phía hồ Chucốtca và Novôgievơ. Như vậy, ở hai cánh các đơn vị quân ta đã tiến xa về phía tây, để lại một dải hành lang ăn sâu về phía Moxcơva - được gọi là dải hành lang Bêlôrusia.

        Các đơn vị của Hitle ở khu vực này (gồm 60 sư đoàn của cụm quân “Trung tâm”) đang cố sức ngăn cản Hồng quân tiến về phía tây. Ngoài ra, tại khu vực này mạng đường sắt và đường bộ rất tốt vẫn nằm trong tay quân Đức, vì vậy quân Đức có thể nhanh chóng cơ động để tấn công vào hai cạnh sườn các đơn vị quân ta đang tấn công ở phía nam và bắc của dải hành lang này. Không quân địch có thể hoạt động mạnh, oanh tạc các trận địa Hồng quân ở phía Bắc và Nam, kể cả Moxcơva.

        Tất nhiên, các đơn vị quân Đức ở dải hành lang này cũng nằm trong nguy cơ bị Hồng quân bao vây. Tuy nhiên để khép chặt vòng vây rộng lớn như vậy đòi hỏi phải có một lực lượng khổng lồ. Trước hết, Hồng quân phải tiêu diệt cụm quân “Bắc” ở vùng Pribantích, còn ở Ucraina thì phải tiêu diệt cụm quân “Bắc Ucraina”, chỉ sau đó mới có thể khép chặt để bao vây cụm quân “Trung tâm” từ hai phía.

        Từ cuối tháng 4 năm 1944, Stalin đã thảo luận cùng Giucốp và Antônốp về kế hoạch cho chiến cuộc mùa hè. Giucốp lúc đó nói:

        - Cần phải đặc biệt chú ý đến cụm quân địch ở Bêlôrusia, mà nếu tiêu diệt được nó thì sẽ làm sụp đổ hệ thống phòng ngự trên toàn tuyến chiến lược phía tây.

        Stalin đồng ý và bổ sung:

        - Cần phải bắt đầu từ phía nam, từ phương diện quân Ucraina số 1 để có thể bao vây thật sâu cụm quân địch ở Bêlôrusia và ngăn cản các đơn vị dự bị chiến lược của địch từ hướng trung tâm.

        Antônốp ghi nhận:

        - Tốt nhất nên bắt đầu từ phía bắc, sau đó tiếp tục ở phía nam, vì trong trường hợp đó quân Đức sẽ không thể di chuyển giữa các mặt trận với nhau. Sau đó sẽ bắt đầu chuyển dịch đánh thẳng vào trung tâm để giải phóng Bêlôrusia.

        - Tôi sẽ hỏi thêm ý kiến của Vaxilepxki - Stalin nói - Hãy điện thoại cho các tư lệnh mặt trận để họ báo cáo về tình hình ở các mặt trận trong giai đoạn gần nhất. Còn anh, đồng chí Giucốp, hãy cùng Antônốp nghiên cứu kế hoạch cho chiến cuộc mùa hè. Khi nào xong, chúng ta sẽ cùng thảo luận tiếp.

        Giucốp cùng Vaxilepxki dựa trên kinh nghiệm cùng làm việc nhiều năm với nhau đã cùng khởi thảo kế hoạch cho chiến dịch “Bêlôrusia”. Công việc chuẩn bị được giữ tuyệt mật!

        Sau đây là hồi ký của tướng S.M Stêmencô:

        “... Nói chung các kế hoạch này chỉ có ít người được biết, đó là Phó Tổng tư lệnh Giucốp, Tổng tham mưu trưởng và vị phó của ông ta, cục trưởng cục tác chiến và một vị phó của ông ta. Tất cả ghi chép cùng các trao đổi trên điện thoại, điện báo đểu bị nghiêm cấm...

        Vào nửa sau của tháng tư đã chuẩn bị xong các phương án cho chiến cuộc mùa hè - Nó được thể hiện như một loạt các chiến dịch lớn nhất trong lịch sử chiến tranh trên một phạm vi không gian rộng lớn từ biển Bantích đến Carpát. Để tham gia các cỉiiến dịch này cùng một lúc có năm - sáu phương diện quân cùng tham gia”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2019, 12:43:00 am »


        Stalin xem xét các kiến nghị của kế hoạch này và đặt tên cho chiến dịch giải phóng Bêlôrusia với mật danh là “Bagrachion”. Theo kế hoạch này thì bốn phương diện quân sẽ tấn công theo chiều sâu để tiêu diệt lực lượng chủ yếu của cụm quân “Trung tâm”, giải phóng Bêlôrusia và tạo điều kiện cho các đợt tấn công tiếp theo ở các tỉnh phía tây của Ucraina, Pribantích, ở vùng Đông Phổ và Ban Lan, ý đồ tác chiến được triển khai bằng cách đồng loạt tấn công vào hệ thống phòng thủ của quân địch ở sáu khu vực, chia cắt và tiêu diệt các đơn vị quân địch. Trong lúc đó các cụm quân chủ lực của phương diện quân Bêlôrusia số 1 và số 3 sẽ tấn công mạnh vào hai bên sườn quân địch ở khu vực Minxcơ, bao vây tiêu diệt toàn bộ quân địch.

        Đó là các ý tưởng tác chiến chính của chiến dịch “Bagrachiont”.

        Ngày 20 tháng 5, Stalin, Giucốp, Vaxilepxki và Antônốp xem xét lần cuối kế hoạch vừa chuẩn bị xong cho chiến cuộc mùa hè - Sau phiên họp này, Stalin ra lệnh triệu tập Tư lệnh các phương diện quân được chỉ định tham gia chiến dịch “Bagrachiont”. Trong cuộc họp này đã xảy ra một tình huống mà sau này các tướng lĩnh đã viết lại rất nhiều trong các hồi ký của mình.

        Trong khi thảo luận về kế hoạch tác chiến của phương diện quân Bêlôrusia 1, Rôcôxốpxki đề nghị tiến hành hai đòn đánh chủ yếu ở cánh phải của mặt trận. Có lẽ Stalin không hài lòng về đề nghị này hoặc cũng có thể ông muốn thể hiện quyền lực của mình trước mặt các vị nguyên soái, vì vậy, ông đột nhiên ra lệnh:

        - Đồng chí Rôcôxôpxki, hãy sang phòng bên cạnh và suy nghĩ lại về các đề nghị của mình.

        Những người có mặt rất bất ngờ, nhưng không ai biểu lộ ra ngoài mà tiếp tục thảo luận về kế hoạch tác chiến.

        Sau khi trở lại phòng họp, Rôcôxốpxki báo cáo:

        - Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ ở Bộ tham mưu phương diện quân, và tôi cho rằng cần phải tiến hành hai đòn đánh chính.

        Stalin bình tĩnh nói:

        - Hãy đi đi và tiếp tục suy nghĩ cho kỹ.

        Rôcôxốpxki lại đi ra khỏi phòng mà không hiểu vì sao Tổng tư lệnh lại hành động như vậy. Khi quay trở lại, ông kiên trì nhắc lại đề nghị trước đó của mình.

        - Sự kiên trì của Tư lệnh phương diện quân - Stalin nói - chứng minh là công tác tổ chức đã được chuẩn bị rất kỹ, đó chính là sự bảo đảm cho chiến thắng.

        Sự căng thẳng trước đó trên hội nghị đã được giải tỏa, Stalin lại một lần nữa chứng tỏ sự sâu sắc và quyền lực của mình.

        Về việc Stalin chứng tỏ khả năng giáo dục rất thông minh của mình đã được Giucốp nhớ lại:

        “Trong giới quân sự đã từng lưu truyền về phương án “hai đòn đánh chính” trên hướng Bêlôrusia bằng lực lượng của phương diện quân Bêlôrusia 1, mà Rôcôxốpxki đã kiên trì đề nghị Stalin. Thực ra phương án “hai đòn đánh chính” này đã được Stalin thông qua từ ngày 20 tháng 5 theo đề án của Bộ Tổng tham mưu, tức là từ trước khi Rôcôxốpxki có mặt ở Đại bản doanh”.

        Và bây giờ Tổng tư lệnh Stalin đầy kinh nghiệm, đôi khi muốn kiểm tra tính chính xác trong quyết định của mình, đồng thời thông qua cách làm của mình sẽ có tác dụng giáo dục với các tướng lĩnh.

        Trong hội nghị này, Stalin ra lệnh cho Giucốp nắm quyền điều phối các hành động tác chiến của phương diện quân Bêlôrusia 1 và 2, còn Vaxilepxki thì điều phối hành động tác chiến của phương diện quân Pribantích số 1 và Bêlôrusia số 3.

        Việc cơ cấu lại các cụm quân là rất phức tạp, để tiến hành chiến dịch “Bagrachiont” cần phải điều chuyển các đơn vị của năm quân đoàn bộ binh, hai quân đoàn xe tăng và 1 quân đoàn không quân vào khu vực tác chiến mới. Ngoài ra, Đại bản doanh còn bổ sung cho các mặt trận thêm bốn quân đoàn bộ binh, hai quân đoàn xe tăng, 52 sư đoàn bộ binh và kỵ binh. Sáu binh đoàn xe tăng, lập 33 sư không quân và 210 ngàn quân bổ sung.

        Chính Stalin là người đã đón trước, chuẩn bị toàn bộ lực lượng dự bị chiến lược này (hãy thử tưởng tượng một khối lượng công việc khổng lồ thế nào do chính Stalin tiến hành và tất cả các công việc này phải tiến hành một cách bí mật). Phải tiến hành một loạt hành động nghi binh, tạo cho quân địch tưởng là đòn tấn công sẽ bắt đầu từ phía nam.

        Trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch này đã diễn ra một sự kiện rất có ý nghĩa nâng cao tinh thần cho các đơn vị Hồng quân: Đó là cuối cùng thì quân đồng minh đã mở mặt trận thứ 2 bằng cuộc đổ bộ qua eo biển La-Mangsơ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2019, 08:34:16 pm »

       
MẶT TRẬN THỨ HAI

        Ngày 6 tháng 6 năm 1944 các binh đoàn của liên quân Anh-Mỹ đã đổ bộ lên đất Pháp. Sự kiện này xảy ra 17 ngày trước khi chiến dịch “Bagrachiont” bắt đầu.

        Tôi sẽ cố gắng thật khách quan để mô tả hành động của Đức và kể cả nói về hành động của các Đồng minh, về việc tại sao liên quân Anh - Mỹ lùi mãi thời hạn mở mặt trận thứ hai để Hồng quân của chúng ta phải đơn thương độc mã một mình đối mặt với quân đội Đức hùng mạnh trong những ngày tháng khó khăn nhất, như người ta thường nói: xin hãy để cho lương tâm của họ tự trả lời. Nhưng những người lính đã hy sinh vì chiến thắng chung thì chúng ta phải dành cho họ những lời tốt đẹp nhất. Đó là 122 ngàn binh lính và sĩ quan liên quân đã hy sinh trong chiến dịch “Overlord”, trong số đó 73 ngàn là người Mỹ, 49 ngàn là người Anh và Canada. Chiến dịch đổ bộ vào Normandy dưới sự chỉ huy của đại tướng Eisenhovver là một chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử thế chiến thứ hai, trong chiến dịch này có 2 triệu 876 ngàn người tham gia với gần 7 ngàn tàu chiến, 11 ngàn máy bay chiến đấu. Toàn bộ lực lượng này vượt qua eo biển La - Mangsơ với chiều rộng từ 32 đến 180km. Qua các số liệu trên, độc giả có thể tưởng tượng ra quy mô to lớn của chiến dịch.

        Bộ chỉ huy Hitle đã biết về quá trình chuẩn bị đổ bộ và rằng nó sẽ diễn ra vào tháng 6 năm 1944. Tại Pháp, Bỉ, Hà Lan lúc đó có hai cụm quân của Đức, đó là cụm quân “B” và “G”, cả hai nằm trong cụm tập đoàn quân “Tây” do Đại tướng Rundstedt chỉ huy, vào đầu năm 1944 tại mặt trận này có 58 sư đoàn quân Đức, trong khi ở mặt trận với Hồng quân phía Đức có 239 sư đoàn. Dĩ nhiên, phần lớn lực lượng chính quân Đức đã tập trung để chống Hồng quân. Chỉ có điều bây giờ toàn bộ quân Đức khi đối mặt với chúng ta phải nghĩ rằng sau lưng họ, ở phía tây đang bắt đầu có một mặt trận mới.

        Theo nguyên tắc tiếp cận của mình, tôi cố gắng gặp được những người đã trực tiếp tham gia sự kiện này. Vì vậy, tôi đã nhiều lần bay sang Anh, cố gặp càng nhiều càng tốt các nhân chứng từ các đô đốc, tướng lĩnh đến sĩ quan và binh lính.

        Tôi đã đến Luân Đôn thăm Tổng hành dinh của Churchill, đó là hầm trú bom dưới các tòa nhà lớn ở ngay trung tâm, tại đây Churchill đã chủ trì hơn 100 phiên họp của Bộ chỉ huy.

        Vẫn còn giữ được vị trí làm việc của Churchill, đó là phòng số 65a, trong đó có một chiếc bàn lớn, trên bàn là một chiếc điện thoại kiểu cũ và đèn bàn có chụp màu xanh. Ở trong góc là một chiếc giường rộng. Trên giá là các tài liệu, bản đồ của thời kỳ chiến tranh, trong một ô kính là khẩu súng lục mà Churchill đã dùng từ thời thế chiến thứ nhất. Bên cạnh khẩu súng lục là một bồn vệ sinh Churchill đã dùng nó vì không muốn đi vào phòng vệ sinh buổi tối qua cả dãy hành lang dài. Tất cả đồng hồ ở Tổng hành dinh đểu dừng ở thời điểm 17 giờ ngày 8 tháng 5, thời điểm ký Hiệp ước đầu hàng của Đức trước Đồng minh.

        Trên bờ cảng Smut, tôi đã ghé vào Bộ Tổng tham mưu của Tổng tư lệnh lực lượng Đồng minh, tướng Eisenhower, trên tường là tấm bản đồ lớn có đánh dấu vị trí các tàu chiến trên biển.

        Tôi cũng vào tham quan Bộ tham mưu của tướng Montgomery, tôi lại nhớ kỷ niệm ngày tướng Montgomery đến thăm Học viện chỉ huy mang tên Phrunde - nơi tôi đang là học viên ở đó. Và lúc tốt nghiệp vào năm 1947, tôi đã bảo vệ luận án bằng tiếng Anh (Học viện chỉ huy quân sự mang tên Phrunde - N-D).

        Hôm đó, tôi đang ôn bài ở phòng học chiến thuật. Tướng Montgomery được nguyên soái Cônhép tháp tùng đến thăm Học viện và họ đã dừng lại ở phòng học chiến thuật ngay tại bàn học của tôi. Nguyên nhân? Là vì ngay cạnh đó có treo bức ảnh nguyên soái Cônhép.

        - Thưa ông Cônhép, đây là ảnh ông?

        Cônhép cười:

        - Trông có giống không?

        Tôi đứng dậy và chào các vị tướng.

        Montgomery đề nghị phiên dịch hỏi xem tôi học môn gì?

        Phó Giám đốc Học viện - Thượng tướng Bôgôliubốp nói với vị tướng Anh:

        - Ông hãy hỏi trực tiếp anh ta, anh ta biết tiếng Anh.

        - Thế à? Anh biết tiếng Anh à? Montgomery hỏi tôi.

        - Vâng, cũng biết.

        - Thế anh đang học môn gì?

        - Tôi đang chuẩn bị bài tập chiến thuật cho ngày mai.

        - Thế cái gì sẽ xảy ra ngày mai?

        - Ngày mai tôi'phải ra quyết định chiến đấu trong vai trung đoàn trưởng.

        - Thế anh mang quân hàm gì?

        - Đại úy.

        - Anh đã tham gia các trận chiến không? Tôi có trông thấy các huân chương chiến đấu trên ngực anh.

        Cônhép chen vào:

        - Anh ấy là Anh hùng Liên Xô, trên ngực anh ấy là tấm huân chương Sao vàng.

        Montgomery bắt tay tôi và hỏi:

        - Anh học tiếng Anh ở đâu?

        - Ở đây, trong Học viện (về việc tôi đã học ba năm ở trường sĩ quan tình báo, tôi không nhắc đến).

        - Anh nói tiếng Anh tốt lắm - Montgomery từ biệt và nói -  Chúc anh không chỉ là chỉ huy trung đoàn trên bài tập mà sẽ trở thành trung đoàn trưởng trên thực tế.

        Montgomery đã đoán đúng, sau khi tốt nghiệp Học viện tôi đã làm trung đoàn trưởng sáu năm từ năm 1957 đến năm 1962.

        Nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch “Overlord”, người ta đã xây dựng bảo tàng “D-day”, trong đó ngoài các kỷ vật thông thường có cả phòng chiếu phim tài liệu về chiến dịch, còn trên màn ảnh lớn quanh tường thường xuyên chiếu các trích đoạn của chiến dịch trên bộ và trên biển.

        Trước cửa Viện bảo tàng quân sự là một phiến đá mang từ Đức về vào tháng 11 năm 1958, trên đó ghi “Tại đây, ngày 4 tháng 5 năm 1945 đoàn đại biểu Bộ chỉ huy Đức đã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước mặt tướng Montgomery”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2019, 12:26:44 am »


        Người Anh đã chuẩn bị trước để ghi lại chiến thắng của quân đội mình, thậm chí là trước cả khi liên quân chứng kiến lễ ký Hiệp ước đầu hàng của quân Đức vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, khi có mặt cả Giucốp và đại diện Đồng minh. Trong học viện có cả nhà thờ, trong đó còn lưu cuốn sách dày có ghi tên 20 ngàn sĩ quan đã hy sinh trong thế chiến thứ hai, ghi rõ cả họ tên, cấp bậc, trận đánh và các huân chương.

        Tại một thành phố nhỏ bên bò sông Time có “Viện bảo tàng Hải quân”, trong đó có vô vàn kỷ vật tài liệu về hải quân từ thời xa xưa, khi các toán cướp biển đi trên các con tàu gỗ cho đến các chiến dịch đường biên của đại chiến thứ hai.

        Nhưng đáng quý nhất là các buổi gặp mặt với các nhân chứng sống đã tham gia chiến dịch: đó là Đô đốc Henrich, đó là tướng Moonton và Tappe...

        Các nước Đồng minh giải thích về nguyên nhân kéo dài thời gian mở mặt trận thứ hai là do một chiến dịch lớn như thế, đòi hỏi chuẩn bị rất lâu và cẩn thận. Lúc đó trên bờ biển nước Anh không có đủ các đơn vị, không đủ các tàu chiến.

        Cuôi cùng ngày 5 tháng 6 năm 1944, tướng Eisenhovver - Tổng tư lệnh quân Đồng minh đã ra lệnh bắt đầu chiến dịch. Ý định tác chiến của chiến dịch là đổ bộ lính thủy đánh bộ và lính dù xuống vùng ven biển tây bắc nước Pháp, chiếm lĩnh bàn đạp và mở rộng nó ra trong vòng 20 ngày ra l00 km chiểu rộng và 100 - 1l0 km chiều sâu.

        Để thực hiện nhiệm vụ này đã phải sử dụng 39 sư đoàn, 12 binh đoàn độc lập. Theo các số liệu của phía Anh có tới 3,5 triệu người tham gia chiến dịch (trong đó, có 1,5 triệu lính Mỹ) 4.126 tàu đổ bộ với sự yểm trợ của 1.213 tàu chiến, từ trên không có 11.500 máy bay tham gia. Trong vòng 16, 17 tiếng đồng hồ ngày đầu tiên đã đổ bộ 150.000 quân lên đất Pháp và hy sinh 11 ngàn người.

        Quân Đức đã đoán sai vị trí đổ bộ của quân Đồng minh. Vì vậy, lực lượng chủ yếu đã bị giữ ở nơi khác, còn nơi liên quân đổ bộ chỉ có ba sư đoàn quân Đức,

        Các bạn người Anh trực tiếp tham gia chiến dịch đã kể cho tôi nhiều điều và cho tôi xem nhiều bức ảnh.

        Một điều rất đáng tiếc là tất cả các chiến binh dũng cảm này không hề biết rằng trong những ngày khó khăn đó các đơn vị Xô Viết đã tấn công và lôi kéo quân Đức về phía mình để tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận thứ hai.

        - Chúng tôi không hề biết điều này - Baridge nói - Sau khi đổ bộ lên đất Pháp trong hai tuần chúng tôi hoàn toàn không có thông tin gì.

        Ngày 25 tháng 7, tức là sau 20 ngày, như dự kiến bàn đạp chiến lược đã được xây dựng. Chiến dịch đổ bộ lớn nhất của cuộc đại chiến đã thực hiện thành công.

        Trong các tờ báo và tạp chí của chúng ta trong và sau những năm chiến tranh thường cho rằng quân Đức hầu như không chống cự mà mở tung mặt trận cho quân Đồng minh. Việc quân Đức tập trung lực lượng chủ yếu ở mặt trận chống lại quân Nga là đúng, nhưng kể cả ở phía tây trong những tháng đầu tiên đã diễn ra các trận đánh khá ác liệt và rất nhiều binh lính cả hai bên đã chết.

        Tôi xin nêu thêm một vài thông tin để độc giả thấy tình hình rất căng thẳng đối với cả hai bên. Sau khi quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển nước Pháp, tướng Đức Kluge chỉ huy cụm quân “B” rơi vào tình huống rất nguy ngập. Chắc chúng ta vẫn nhớ vị tướng Đức này từ chiến dịch ở Moxcơva. Ông ta là đối thủ cũ của Stalin, lúc chỉ huy quân đoàn 4 tấn công vào Moxcơva - Sau khi rời khỏi mặt trận Moxcơva, Kluge đã tạo ra một thế trận cân bằng và phòng ngự rất vững ở ngoại ô chờ chống lại các đợt tấn công của Hồng quân.

        Tướng Kluge đã tỏ ra có tài khi tổ chức phòng thủ hơn là khi tổ chức tiến công. Vì vậy khi biết quân Đồng minh sẽ mở mặt trận thứ hai, thì Hitle đã quyết định điều tướng Kluge - chuyên gia về phòng ngự - về mặt trận này để tổ chức phòng ngự chống đổ bộ ở đất Pháp. Tuy vậy, ông ta đã không hoàn thành được nhiệm vụ Hitle giao, quân Đức không ngăn chặn được chiến dịch đổ bộ của quân Đồng minh. Trước khi tự kết liễu đời mình Kluge đã viết thư vĩnh biệt cho Hitle:

        “Thưa Phiure (Hitle)! Ngày hôm qua tướng Modent giao cho tôi quyết định của Ngài, cách chức tôi khỏi cương vị Tư lệnh các đơn vị phía tây của cụm quân “B”. Khi Ngài nhận được thư này thì tôi đã không còn trên thế giới này nữa. Tôi không thể nhận hết trách nhiệm về việc tạo ra tình huống bất lợi ở mặt trận phía tây khi đưa ra ý định chiến lược sai lầm nhưng tôi đã không có đủ điều kiện... Vì vậy, tôi tự tìm ra kết luận cho minh để đi vào nơi mà hàng ngàn bạn chiến đấu của tôi đã ra đi. Tôi không bao giờ sợ cái chết. Cuộc sống bây giờ không còn ý nghĩa gì với tôi, nếu tôi sẽ trở thành tù binh và tội phạm chiến tranh và bị đưa ra tòa...”.

        Kluge đã kết thúc bức thư như thế này:

        “Thưa Ngài, Ngài phải chấp nhận đưa ra quyết định kết thúc chiến tranh. Nhân dân Đức đã phải gánh chịu bi kịch ghê gớm, vì vậy đã đến lúc phải kết thúc nó!

        Có một cách để kết thúc chiến tranh mà lại tránh được khả năng để nền Cộng hòa của chúng ta rơi vào tay bọn Bônsêvich. Ngay bây giờ hãy tỏ ra là sáng suốt và chấm dứt cuộc chiến vô vọng, nếu như nó là cần thiết. Tôi xin chia tay với Ngài, thưa Phiure, như một con người, đã hoàn thành sứ mạng của mình đến giây phút cuối cùng, rất gần gũi Ngài, hơn là Ngài tưởng.


Thượng tướng Von Kluge"       

        Lòi khuyên của Kluge về tìm con đường để không làm Đế chế quốc xã rơi vào tay Nga thì đã muộn, vì trước đó, Hitle đã đi tìm con đường này. Kể từ sau khi bị ám sát và biết rằng, những kẻ ám sát muốn thủ tiêu Hitle để bắt tay với các nước phương Tây. Hitle đã cử Himmler tìm kênh liên lạc để bắt tay với người Mỹ và Anh.

        Báo chí Đức hù dọa các nước Đồng minh rằng châu Âu sẽ bị trở thành Đỏ, rằng nước Nga có ý định và đủ lực lượng để chiếm cả châu Âu - Đại sứ Đức ở Vaticant đã tiếp xúc với http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=post;topic=31432.120;num_replies=126cựu Đại sứ Mỹ ở Berlin Vincon và hù dọa ông ta khả năng nước Nga Xô Viết sẽ chiếm toàn châu Âu sau khi nền Cộng hòa thứ ba sụp đổ. Thậm chí, Hitle đã tuyên bố: “Nước Đức không thể chiến thắng nhưng có thể lựa chọn cho mình kẻ chiến thắng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2019, 04:36:43 pm »


CHIẾN DỊCH BAGRACHION

        Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 29 tháng 8 năm 1944 với lực lượng của bốn phương diện quân, chiến dịch Bêlôrutsia đã được thực hiện. Ngoài việc giải quyết được các nhiệm vụ chiến lược, nó còn có tác dụng kiềm chế đại đa số chủ lực quân của Đức ở mặt trận phía đông, góp phần cho chiến dịch đổ bộ vào Noócmanđi thành công. Việc cùng một lúc mở hai chiến dịch ở hai mặt trận chứng minh rằng nếu quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai sớm thì chiến cuộc đã có thể rút ngắn hơn.

        Chiến dịch Bêlôrutsia là một trong những chiến dịch lớn nhất của đại chiến thứ hai - Các đơn vị của bốn phương diện quân đã tham gia với 166 sư đoàn, 12 binh đoàn xe tăng cơ giới. Tất cả có 1 triệu 400 ngàn người với 31.000 đơn vị pháo, 5.200 xe tăng, 5.000 máy bay.

        Chiến dịch này được coi là một mẫu mực về nghệ thuật quân sự chiến dịch, đẩy lùi quân Đức từ 500-600km, tiêu diệt 17 sư đoàn quân địch, còn 50 sư đoàn khác bị tiêu diệt đến một nửa quân số. Stalin đã ra lệnh chuyển sang tổng phản công từ biển Bantích đến Cappat và vượt qua biên giới suốt chiều dài hơn 400km. Tốc độ và nhịp điệu của chiến dịch diễn ra nhanh tới mức tận 50 năm sau (khi tôi viết những dòng này) trong lòng tôi vẫn trào lên những tình cảm rất kỳ lạ. Vào những ngày ấy, trong chúng tôi đã thấy rõ không khí của ngày chiến thắng. Để chứng minh sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa Stalin và các tư lệnh phương diện quân, tôi xin nêu ra một vài ví dụ:

        Rôcôxốpxki đã thực hiện rất thành công hai đòn đánh và tạo ra một thế vượt trội trên cả hai hướng. Rôcôxôpxki rất nhớ chỉ thị của Stalin - không nên kéo dài các trận đánh với các đơn vị địch, đã bị bao vây, điều đó sẽ ảnh hưởng đến bước tiến về phía trước và còn chịu tổn thất rất lớn. Vì vậy, Rôcôxốpxki đã tiến hành chiến dịch Bobruixki theo đúng chỉ thị của Stalin. Từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 6 các đơn vị của ông đã chọc thủng tuyến phòng ngự của địch, bao vây và tiêu diệt 40.000 quân địch - Với chiến thắng này, Moxcơva đã bắn pháo hoa ăn mừng và chính ông đã được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô.

        Ở cánh bên phải, phương diện quân Bêlôrutsia số 3 cũng tấn công rất thuận lợi. Ngay từ khi chuẩn bị cho chiến dịch, Stalin đã dự trữ quân đoàn xe tăng số 5 cho lực lượng dự bị. Khi các mặt trận cần thiết là Stalin tung lực lượng này ra -  Ngày 26 tháng 6, Moxcơva bắn pháo hoa chào mừng các đơn vị giải phóng Vitebxcơ.

        Các Nguyên soái Giucốp và Vaxilepxki được Stalin giao nhiệm vụ điều phối hoạt động của các mặt trận. Hàng ngày họ đều có báo cáo gửi Stalin, còn Stalin thì hàng ngày cũng nắm vững tình hình, ra các chỉ lệnh và giữ vững liên lạc với các đại diện của mình ở mặt trận. Trên bàn của tôi lúc này có tập báo cáo của Giucốp gửi Stalin vào những ngày đó, tài liệu này do Bộ trưởng Quốc phòng - Nguyên soái Iadốp Đ.T1 tặng tôi, ông là bạn đã lâu của tôi. Kể cả khi đã trở thành Bộ trưởng Quốc phòng ông vẫn không quên các bạn cũ của mình. Khi tôi chuẩn bị tư liệu để viết về nguyên soái Giucốp, ông đã giúp tôi tiếp xúc với tài liệu lưu trữ, trong đó có tập báo cáo hàng ngày của Giucôp gửi cho Stalin.

        Stalin trực tiếp xem các báo cáo này và không bỏ qua một lỗi nào cho sự chậm trễ. Xin lấy một ví dụ về bức điện của Stalin gửi Vaxilepxki, người mà ông rất yêu quý:

        “Gửi nguyên soái Vaxilepxki!

        Bây giờ đã là 3 giờ 30 phút sáng ngày 17 tháng 8, còn anh vẫn chưa có ý định gửi cho Đại bản doanh báo cáo về chiến sự của ngày 16 tháng 8 và ý kiến đánh giá của anh... Tôi xin cảnh báo, nếu anh chỉ một lần nữa cho phép quên nghĩa vụ của mình trước Đại bản doanh thi anh sẽ bị cách khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và sẽ bị đưa ra khỏi mặt trận.

I.Stalin"       

        Chiến dịch “Bagrachion” là một chiến dịch mẫu mực trong lịch sử nghệ thuật quân sự. Trong đó, thể hiện rất rõ tài năng của Tổng tư lệnh Stalin, nguyên soái Giucốp, phó tổng tư lệnh và các tướng lĩnh tài năng khác như Rôcôxốpxki, Bagramian, Dakharốp, hàng chục ngàn sĩ quan, binh lính khác.

-----------------
        1. Nguyên soái Iadốp Đ.T là Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Liên Xô, ông ta tham gia vụ chính biến tháng 9 năm 1991 tại Moxcơva.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2019, 09:26:49 pm »


CUỘC CHIẾN TRANH KẾT THÚC MỘT CÁCH HÒA BÌNH Ở BUNGARI

        Ngày 23 tháng 8 năm 1944, không cần giải thích nhiều, Stalin ra lệnh cho Giucốp:

        - Anh phải bay ngay đến Bộ tư lệnh phương diện quân Ucraina 3 để chuẩn bị chiến tranh với Bungari. Các đơn vị của chúng ta đang tiến hành chiến dịch Kisinhốp và đang tiến rất sát biên giới. Chính phủ Bungari đã vi phạm quy chế trung lập do chúng ta đề nghị rất nhiều lần và trực tiếp ủng hộ quân đội phát xít Đức, vì vậy chúng ta phải tuyên chiến với Bungari... Khi đến mặt trận anh cần gặp Đimitrốp (lãnh tụ Quốc tế cộng sản - người Bungari, N.D), ông ta nắm rất chắc tình hình chung và những gì diễn ra trong lòng đất nước Bungari, cả tình hình quân đội và phong trào du kích.

        G. Đimitrốp nói với Giucôp:

        - Dù đồng chí được cử tới phương diện quân Ucraina 3 để chuẩn bị chiến tranh với Bungari, nhưng theo tôi có lẽ không cần tiến hành cuộc chiến tranh nào cả. Nhân dân Bungari đã từ lâu chờ đợi sự xuất hiện của Hồng quân đế lật đổ chính quyền bù nhìn và xây dựng chính quyển mới của Mặt trận giải phóng nhân dân. Nhân dân Bungari sẽ không chống trả Hồng, quân mà ngược lại sẽ chào đón Hồng quân theo truyền thống Slayơ hữu hảo bằng bánh mỳ và muối. Còn quân đội của chính quyền bù nhìn thì chắc chắn không dám chống lại Hồng quân hùng mạnh. Trong các cánh rừng và vùng núi các đơn vị du kích rất đông và sẽ ủng hộ Hồng quân.

        Giucốp cám ơn G. Đimitrốp về cuộc trao đổi rất có ý nghĩa, tuy nhiên Giucốp vẫn cùng Bộ tham mưu chuẩn bị kế hoạch tác chiến để phòng trường hợp các biện pháp hòa bình không đạt kết quả.

        Giucốp yêu cầu Bộ chỉ huy phương diện quân Ucraina 3 giới thiệu tình hình mặt trận. Nguyên soái Tolbukhin. Ph. báo cáo rằng phương diện quân có ba quân đoàn bộ binh và quân đoàn không quân số 17.

        Ngày 5 tháng 9 năm 1944, chính phủ Xô Viết chính thức tuyên chiến với Bungari. Ngày hôm sau, Stalin gọi điện từ Moxcơva và ra lệnh cho phương diện quân Ucraina 3 bắt đầu cuộc chiến.

        Ngày 8 tháng 9, ngày đã dự định sẽ bắt đầu cuộc chiến, nguyên soái Giucổp và Tư lệnh phương diện quân có mặt trên vọng quan sát. Các đơn vị đã được đặt trong trạng thái

        sẵn sàng chiến đấu. Nhưng lúc đó, tình hình mặt trận có điều gì đó diễn ra không bình thường theo linh cảm của Giucốp.

        Qua kính quan sát, ông không phát hiện thấy quân dội, mà là đám đông nhân dân đi sau một đoàn xe, còn các đơn vị quân đội thì không thấy đâu cả. Sau khi trao đổi với Tolbukhin, ông quyết định điều các đơn vị tiến lên mà không cần bắn pháo dọn đường. Lúc đó. Tư lệnh quân đoàn 57 báo cáo: chúng tôi tiến về phía trước mà không vấp phải sự kháng cự nào. Sau đó, chúng tôi đã gặp các đơn vị Bungari và họ cử hành nhạc chào mừng!

        Các đơn vị khác cũng báo cáo rằng các đơn vị quân đội Bungari trong đội ngũ chỉnh tề đã chào đón quân ta.

        Stalin lập tức ra lệnh: Ngừng ngay cuộc tiến công về phía trước của các đơn vị trên đất Bungari và vào lúc 21 giờ ngày 9 tháng 9 các đơn vị của chúng ta đã ngừng hẳn các hoạt động tác chiến và tỏa ra đóng ở vùng biên giới.

        Đây có lẽ là cuộc chiến không đô máu đầu tiên của cuộc Đại chiến - Stalin quyết định giải tán chính phủ ở Bungari -  Các đơn vị quân đội cũ được giữ lại tiếp nhận vào các lực lượng vũ trang của chính phủ nhân dân Bungari mới.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM