Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:12:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27889 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:15:00 am »


STALIN VÀ NHÀ THỜ NGA

        Stalin biết rằng ở tất cả các nhà thờ, khi giảng đạo bao giờ các Đức cha cũng cầu nguyện cho lòng yêu Tổ quốc, cho chiến thắng của Hồng quân. Đã từng là một học trò trong trường dòng, Stalin biết rất rõ ý nghĩa của nhà thờ và tôn giáo trong đòi sống tinh thần của đất nước. Ông đã quyết định động viên các giáo dân trong các hoạt động yêu nước để củng cố lòng kiên định vững vàng về mặt tinh thần của quân đội và nhân dân.

        Ngày 4 tháng 9 năm 1943, Stalin đã cho gọi G.G Karpob -  Chủ tịch ủy ban các vấn đề nhà thờ chính giáo Nga. Trong cuộc gặp này, Stalin đã hỏi ông rất nhiều câu hỏi về nhà thờ Nga, về tính cách, quan điểm và cuộc sống của các giáo chủ dòng Nga chính thống ở Moxcơva, Kiép, Lêningrad...

        Sau các câu hỏi đó, Stalin nói:

        - Cần thành lập một cơ quan đặc biệt, để làm công việc giữ liên hệ với lãnh đạo của hệ thống nhà thờ - Anh có ý tưởng gì không?

        Karpốp đã đề nghị thành lập một Ban trực thuộc Xô Viết tối cao chuyên theo dõi vấn để tôn giáo. Stalin cho rằng không nên thành lập ban này trực thuộc Xô Viết tối cao mà thành lập một Ban trực thuộc chính phủ với tên gọi là ủy ban về công tác nhà thờ Chính giáo Nga. ủy ban này có nhiệm vụ giữ quan hệ giữa chính phủ và hội đồng Giáo chủ. Sau đó, Stalin đã tranh thủ ý kiến của Malencốp và Bêria xem có nên tổ chức một cuộc gặp với các Đại giáo chủ Xecgei, Alexei và Nhicolai không? cả hai đều cho là nên gặp.

        Stalin chỉ thị:

        - Hãy gọi điện cho Đại giáo chủ Xecgei và thay mặt chính phủ thông báo rằng chính phủ có mong muốn tiếp Đức cha và các cha Alexei và Nhicolai để nghe các ý kiến, các kiến nghị. Chính phủ sẽ tiếp các cha hoặc là hôm nay hoặc là ngày mai.

        Đại giáo chủ Xecgei đã trả lời Stalin:

        - Các cha Alexei và Nhicolai cảm ơn sự quan tâm của chính phủ, chúng tôi muốn được tiếp kiến vào ngày hôm nay.

        Satlin không bao giờ lùi lại một việc gì nếu như có thể làm được ngay trong ngày hôm nay. Sau hai giờ các Đức cha đã có mặt ở điện Kremli, tại buồng làm việc của Stalin. Cùng tiếp các cha còn có Molotốp và Karpôp.

        Stalin chào mừng các Đức cha và nói:

        - Chính phủ biết về các hoạt động yêu nước của nhà thờ từ những ngày đầu chiến tranh. Chính phủ nhận được rất nhiều thư từ mặt trận và hậu phương tỏ rõ tình cảm tốt của nhà thờ với đất nước.

        Sau đó, Stalin đề nghị các Đức cha nói về các vấn đề còn đang bức xúc của nhà thờ và giáo hội.

        Đại giáo chủ Xecgei nói:

        - Vấn đề quan trọng nhất là vai trò lãnh đạo trung tâm của nhà thờ. Hội đồng Giáo chủ ở Liên Xô đã không còn từ năm 1935, chúng tôi mong muốn rằng chính phủ cho phép họp hội đồng Giáo chủ để bầu ra vị Đại giáo chủ và một hội đồng đứng đầu nhà thờ khoảng năm, sáu vị giáo chủ.

        Đồng ý với các ý kiến của Đức cha Xecgei, Stalin hỏi:

        - Để tổ chức họp hội đồng Giáo chủ cần chính phủ hỗ trợ những gì?

        Đại giáo chủ Xecgei đề nghị hội đồng Giáo chủ sẽ họp sau một tháng nữa. Stalin mỉm cười và hỏi Karpốp:

        - Liệu chúng ta có thể giúp để mọi việc diễn ra theo “nhịp điệu Bônsêvich” không?

        - Nếu chúng ta giúp họ phương tiện giao thông thì đại hội các giáo chủ sẽ có thể họp sau ba, bốn ngày nữa. Cuối cùng đại hội quyết định sẽ họp vào ngày 8 tháng 9.

        Đại giáo chủ Alexei đề nghị cho phép mở các lớp đào tạo tôn giáo cho nhà thờ - Stalin đồng ý và hỏi:

        - Tại sao lại chỉ mở các lớp học mà không thành lập các học viện tôn giáo hay trường dòng?

        Đại giáo chủ Xecgei lại nêu vấn đề về ấn phẩm của nhà thờ để đưa tin về hoạt động nhà thờ, các bài báo, các bài phát biểu...

        Stalin trả lời ngay:

        - Có thể xuất bản tạp chí.

        Tiếp theo cha Alexei nêu một vấn đề rất nhạy cảm - Đó là việc giải phóng các cha cố đang bị giam giữ ở các nhà tù, trại giam.

        Stalin nói:

        - Hãy lập danh sách và chúng tôi sẽ xem xét.

        Sau đó, các đức cha còn nêu một loạt các vấn đề như quyền về cư trú và di chuyển của giáo dân, vấn đề ngân khoản của nhà thờ, vấn đề sản xuất nến cho nhà thờ.

        Vối tất cả các đề nghị của các đức cha, Stalin đểu đồng ý giải quyết hoặc hứa sẽ giải quyết. Đồng thời, Stalin còn quan tâm đến điều kiện sống, sinh hoạt của các đức cha như phương tiện giao thông, thực phẩm, căn hộ...

        Stalin yêu cầu Molotốp cần thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dần biết về việc bầu Đại giáo chủ. Molotốp lập tức chuẩn bị nội dung để thông báo qua radio và báo chí về sự kiện này, nội dung được Stalin và ba Đức cha thông qua và đã phát đi như sau:

        “Ngày 4 tháng 9 năm nay, đồng chí Stalin đã tiếp và hội đàm với Đại giáo chủ Xecgei, Đại giáo chủ vùng Lêningrad - Alexei, Đại giáo chủ vùng Kiép - Nhicolai. Trong cuộc gặp, Đại giáo chủ Xecgei bày tỏ mong muốn tổ chức đại hội tôn giáo để bầu vị Đại giáo chủ vùng Moxcơva và toàn Nga và bầu một hội đồng Giáo chủ.
         
        Đồng chí Stalin rất chia sẻ, đồng cảm với đề nghị này và tuyên bố về phía chính phủ không có trở ngại gì.

        Trong quá trình đàm phán có mặt đồng chí Molotốp, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô”.

        Bản tuyên bố này đã được đăng trên báo “Tin tức” ngày 5 tháng 9 năm 1943. Đồng thời, được truyền qua hệ thống radio và bản tin TASS.

        Kết thúc buổi tiếp, Đại giáo chủ Xecgei biểu lộ lòng biết ơn với chính phủ và đồng chí Stalin. Molotốp đề nghị chụp ảnh chung nhưng Stalin nói rằng bây giờ đã là hai giờ sáng, để lần sau sẽ chụp. Buổi hội kiến của Stalin với các vị Đại giáo chủ có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nhà thờ Nga. Có lẽ không cần bình luận gì thêm về ý tưởng và hành động thiện chí này của Stalin. Đây cũng là một ví dụ để phản bác lại ý kiến của một số tác giả cố tình mô tả Stalin như một nhà độc tài, thiếu dân chủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:15:52 am »


PHÁ VỠ VÒNG VÂY Ở LÊNINGRAD

        Sau khi giành thắng lợi trong chiến dịch Stalingrad, Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định mở rộng tấn công ở hướng Donbass - Kharcốp. Ở cánh phía nam của mặt trận diễn ra các trận đánh rất ác liệt. Đồng thời, tiến hành một số trận phản công ở hai phương diện quân Kalininxki và phương diện quân Tây.

        Đã khởi thảo kế hoạch chiến dịch “Tia chớp” để phá vỡ vòng vây quân Đức ở Lêningrad. Ý đồ của chiến dịch là tạo nên một gọng kìm với đòn tấn công của hai mặt trận: phương diện quân Lêningrad do Đại tướng Gôvôrốp chỉ huy và phương diện quân Vônkhốpxki do Đại tướng Merexcốp chỉ huy với sự yểm trợ của hạm đội Ban Tích do Đô đốc Tribuxơ chỉ huy.

        Tuyến phòng ngự của quân Đức ở khu vực này được bố trí rất công phu với hệ thống chống tăng, hệ thống hỏa lực pháo binh và không quân dày đặc. Tổng chỉ huy quân Đức ở mặt trận này là Thống chế Kukhơler. Trưôc mắt Stalin là nhiệm vụ phá vỡ vòng vây quanh Lêningrad, đẩy các đơn vị của Kukhơler lùi xa thành phố để có thể cung cấp trang bị, vũ khí, lương thực cho thành phố.

        Thống chế Von Kukhơler sinh năm 1881, phục vụ trong quân đội Đức từ năm 1901, đã từng tham gia thế chiến thứ nhất, đã tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu của Đức, đã từng chỉ huy quân đoàn 3 của Đức trong cuộc chiến tấn công Ba Lan năm 1939. Năm 1940 cũng chính Kukhơler đã chỉ huy quân Đức vượt sông Đanuýp dồn đuổi quân Anh -  Pháp đến Dunker và chiếm nước Pháp.

        Chính Kukhơler đã chỉ huy quân đoàn 9 trong cụm quân “phía Bắc” tiến vào hướng Lêningrad từ đầu chiến tranh. Có điều, lần này chiến dịch chóp nhoáng “Tia chớp” của chúng đã không đạt được mục tiêu. Do thất bại chiến lược này Hitle đã cách chức Thống chế Leeb và phong quân hàm cho Von Kukhơler lên Thống chế, đồng thời bổ nhiệm làm tư lệnh cụm quân “Bắc” thay cho Thống chế Leeb.

        Dù rất được Hitle tin cậy, nhưng cụm quân của Von Kukhơler vẫn không chiếm được Lêningrad. Và thời điểm này, chính là lúc ông ta phải đối mặt với ý đồ của Stalin và Đại tướng Giucốp (Giucốp lúc này vẫn là Đại tướng).

        Stalin điện thoại cho Giucốp:

        - Ở Lêningrad đã có Vôlôsilốp là đại diện của Đại bản doanh, nhưng Hội đồng quốc phòng cho rằng cần cử thêm anh đến đó. Anh hãy xem xét mọi khía cạnh để chiến dịch ‘Tia chớp” của chúng ta sẽ tiến hành thắng lợi. Trước khi tới đó, hãy qua Moxcơva, chúng ta cần thỏa thuận một số vấn đề.

        Thống chế Von Kukhơler hiểu rằng, một khi Giucốp đã đến Lêningrad thì có nghĩa là tại đây sẽ có các trận chiến quyết liệt nhất, ông ta đã không nhầm, lúc 9 giờ 30 ngày 12 tháng 1 năm 1943 từ hai phía của hành lang Slixenburxki các đơn vị Hồng quân đã nã pháo và không quân ném bom suốt dọc hành lang rộng 15 km vào sâu trong trận tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, quân Đức chống cự rất quyết liệt, vì vậy hai phương diện quân phải tiến hành các trận đánh ác liệt trong vòng một tuần để có thể khép chặt vòng vây.

        Stalin đã thực hiện được ý đồ chiến lược của mình, thành phố Lêningrad đã được giải vây, sự kiện này không chỉ có ý nghĩa về quân sự mà còn có ý nghĩa chính trị rất lớn sau 900 ngày bị bao vây.

        Đúng vào ngày mà các đơn vị của hai phương diện quân hội sư - ngày 18 tháng 1 năm 1943 - Stalin rất vui và gọi điện cho Giucốp.

        - Đồng chí Giucốp! Xô Viết tối cao đã quyết định phong đồng chí quân hàm cao quý: Nguyên soái Liên Xô! Xin chúc mừng đồng chí - Rồi ông nói vào công việc ngay - Cần phải khôi phục ngay hệ thống đường sá để viện trợ cho thành phố.

        Stalin đã ra lệnh! Tất cả mọi người bắt tay vào khẩn trương xây dựng và chỉ sau hai tuần 34 km đường sắt đã đi vào hoạt động chở lương thực vào thành phố và chở thương binh ra. cần nhớ rằng trong 900 ngày bị bao vây 642.000 người đã hy sinh vì đói và rét, 21.000 người bị chết vì bom đạn của kẻ thù. Trong chiến dịch Lêningrad - Nôvgô - Rôtxki từ ngày 14 tháng 1 đến 1 tháng 3 năm 1944 toàn bộ cụm quân “Bắc” của Đức đã bị tiêu diệt. Thống chế Klukhler đã bị cách chức. Đây là một thất bại chiến lược của Hitle.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:16:48 am »


TRẬN CHIẾN Ở VÔRÔNEGIƠ

        Các trận chiến bao vây tiêu diệt tàn quân của quân đoàn 6 của Pauluýt vẫn tiếp tục. Chiến dịch “Tia chớp” phá vỡ vòng vây ở Lêningrad đã kết thúc thắng lợi. Tuy nhiên, Stalin vẫn không quên suy nghĩ về các trận chiến ở phía Tây.

        Vaxilepxki đề nghị Stalin cho chuẩn bị chiến dịch ở dải hành lang của phương diện quân Vôrônegiơ. Stalin đã đồng ý và ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu khởi thảo kế hoạch, và ngày 14 tháng 1, Stalin đã phê chuẩn kế hoạch chiến dịch này.

        Ý đồ tác chiến của kế hoạch này về cơ bản khác trận chiến ở Stalingrad ở chỗ: quân ta sẽ dùng đòn tấn công của 2 cụm quân để khép chặt vòng vây. Quân đoàn 40 của Moxcalenkô tấn công từ phía Nam, nhóm quân phía Nam với quân đoàn xe tăng số 4 của Krapchencô tấn công lên phía Tây Bắc.

        Quân địch - gồm 7 sư đoàn của Trung tướng Dalmuta chống cự rất điên cuồng.

        Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch đã xuất hiện một tình tiết rất thú vị nói lên sự quan tâm và nghệ thuật ứng xử của Stalin đối với các ý kiến để xuất của các tướng lĩnh cấp dưới. Lúc đó, Bộ Tổng tham mưu đã xác định vai trò quan trọng hàng đầu của tuyến đường sắt Vôrônegiơ -  Milerôvơ, trong lúc đó tướng Moxcalencô - tư lệnh quân đoàn 40 cũng có ý tưởng tương tự. Sau đây là một đoạn hồi ký của Moxcalencô:

        - “Sau khi suy nghĩ rất lâu, tôi quyết định gọi điện thoại báo cáo Tổng tư lệnh về ý kiến của mình.

        - Tôi là “Vaxiliép” đây.

        Tôi hiểu rằng “Vaxiliép” là bí danh của Stalin và tôi cũng nhận ra giọng nói của Người rất chậm rãi, bình tĩnh và tự tin, sau khi chào hỏi, Stalin nói:

        - Tôi nghe, đồng chí Moxcalencô.

        Tôi tập trung báo cáo về sự cần thiết tăng cường hoạt động chiến đấu của quân đoàn 4 để tiêu diệt cụm quân địch và giải phóng tuyến đường sắt để tiếp tế cho mặt trận.

        Stalin nghe chăm chú, sau đó nói:

        - Tôi hiểu đề nghị của đồng chí, đồng chí hãy đợi, sau hai tiếng sẽ có trả lời.

        Đúng hai tiếng sau có điện thoại từ Moxcơva. Tôi nghe thấy giọng của Stalin:

        - “Vaxiliép” đang nói, tôi ủng hộ và phê duyệt đề nghị của đồng chí. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tổng tư lệnh quyết định tăng cường quân đoàn 49 với ba sư đoàn bộ binh, một sư đoàn pháo binh, một binh đoàn phòng không và ba binh đoàn xe tăng. Lực lượng như vậy có đủ cho đồng chí không?

        - Thưa đồng chí Tổng tư lệnh, lực lượng như vậy là đủ. Xin cám ơn đồng chí đã tăng cường lực lượng, sự tin tưởng của đồng chí nhất định được đền đáp.

        - Chúc đồng chí thành công - Stalin nói.

        Ở đây ta thấy Stalin rất tôn trọng ý tưởng sáng tạo của cấp dưới. Mặc dù lúc đó kế hoạch phản công của chiến dịch Vôrônegiơ đã được Bộ Tổng tư lệnh thông qua. Nhưng Stalin không muốn làm “cụt hứng” của Moxcalencô mà vẫn lắng nghe và kích thích tư duy sáng tạo chủ động của tướng lĩnh - Đó chính là phẩm chất của vị Tổng tư lệnh.

        Hai tiếng đồng hồ mà Stalin yêu cầu Moxcalencô chờ đợi là để khẳng định thêm một số chi tiết, đồng thời cũng là đủ để Moxcalencô tin tưởng vào đề nghị của mình đã được Tổng tư lệnh nghiên cứu. Ông quả thật là một nhà tâm lý trong ứng xử với cấp dưới. Ông hiểu rằng chính điều đó sẽ khích lệ cấp dưới tiếp tục tư duy sáng tạo và sẽ quyết tâm hoàn thành đến cùng ý tưởng của chính mình đưa ra.

        Đến ngày 11 tháng 1 công việc chuẩn bị đã xong.

        Quân đoàn của Moxcalencô chuyển sang tấn công rất quyết liệt. Vaxilepxki báo cáo Stalin vào cuối ngày:

        - Quân Đức đã bỏ chạy!

        - Bỏ chạy thì phải đánh tiếp - Stalin rất vui và nói tiếp với Vaxilepxki - quân Đức không có lực lượng dự bị, các đơn vị của Erêmencô và Rưbancô cần xiết chặt vòng vây.

        Ngày 13 tháng 1 quân đoàn 40 được tung vào trận đánh. Đến cuối ngày tuyến phòng ngự đã bị phá vỡ với chiều rộng hơn 50km - Mọi việc diễn ra đúng như dự kiến.

        Sau 15 ngày của chiến dịch - tuyến phòng ngự đã bị phá võ trên 250km chiểu rộng và 140km chiều sâu, tiêu diệt 15 sư đoàn quân Đức, bắt sống 86 ngàn tù binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:17:04 am »


        Sau khi nghe Vaxilepxki báo cáo, Stalin nói:

        - Cần bao nhiêu thời gian nữa để hoàn chỉnh mục tiêu chiến dịch?

        - Tôi cho rằng cần khoảng năm đến sáu ngày.

        - Anh có cần hỗ trợ gì nữa không?

        - Tôi sẽ đề nghị Vatutin cử quân đoàn của Kharitônốp tiến nhanh về phía Pôkrôpxki. Tiếp theo thì tôi đã gửi báo cáo về kế hoạch chiến dịch Vôrônegiơki.

        - Anh có thể báo cáo ngắn ý định chiến dịch này không?

        - Ý đồ của chiến dịch này được thực hiện bằng các đòn tấn công vào hai bên sườn quân đoàn 2 của quân Đức để bao vây và tiêu diệt lực lượng chủ yếu của chúng, giải phóng Vôrônegiơ, mở thông đường sắt Vôrônegiơ - Caxơtorơnia. Nói chung chiến dịch này tiến hành rất giống chiến dịch trước nhưng ở trung tâm sẽ có hai quân đoàn, tấn công trực tiếp vào Vôrônegiơ - Nếu chiến dịch phát triển thành công sẽ đánh thẳng vào trung tâm cụm quân dịch ở vùng Kurxcơ rồi đánh thẳng vào Kharcốp.

        - Liệu chúng ta có vội quá không, đồng chí Vaxilepxki? -  Khi chúng ta lập kế hoạch quá sớm và liệu có đủ lực lượng không?

        - Đủ, thưa đồng chí Stalin - Vaxilepxki trả lời.

        - Vấn đề là ở chỗ chúng ta vẫn còn một số lực lượng chưa sử dụng đến, chỉ yêu cầu Tổng tư lệnh tăng cường xe tăng, pháo binh và máy bay. Chiến dịch dự kiến bắt đầu ngày 23 tháng 1. Vì vậy, ngay từ bây giờ đề nghị đồng chí cho chuẩn bị trước với các cán bộ chỉ huy.

        - Tốt, tôi sẽ suy nghĩ thêm, ngày mai sẽ có câu trả lời, còn bây giờ, xin chúc mừng thắng lợi và chúc mừng đồng chí được phong hàm Đại tướng.

        Stalin biết cách đánh dấu thắng lợi và động viên tướng sĩ, trong một ngày ông ký hai sắc lệnh: phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô cho Đại tướng Giucốp và phong quân hàm Đại tướng cho Vaxilepxki.

        Ngày hôm sau, Stalin thông qua kế hoạch chiến dịch Vôrônegiơ, đồng thời Bộ Tổng tham mưu khởi thảo ngay kế hoạch chiến dịch Kharcốp với mật danh “Ngôi sao”.

        Ngày 26 tháng 1, Vaxilepxki báo cáo Stalin về thắng lợi của chiến dịch, Stalin rất vui và ra lệnh tiếp:

        - Hãy kết thúc đợt bao vây - và nhanh chóng chuẩn bị tấn công về phía vòng cung Kurxcơ. Theo đồng chí thì tình hình chiến trận ở phía Nam thế nào?

        - Chỉ thị của đồng chí sẽ được thực hiện - Nói chung tình hình chiến trận ở phía nam có lợi cho chúng ta. Tuyến phòng thủ của quân địch rất yếu, có cảm giác là chúng chuẩn bị rút về phía sông Dnhép.

        Stalin chăm chú lắng nghe và bổ sung:

        - Đồng chí Vatutin cũng có nhận định tương tự. Tôi đã giao cho Vatutin chiến dịch giải phóng vùng Donbassa. Bộ

        Tổng tư lệnh cũng cho rằng thời gian tới rất ít có khả năng quân Đức sẽ tổ chức tấn công ở khu vực mỏ than.

        - Tôi với cương vị là Tổng tham mưu trưởng không thể không có cân nhắc: quân địch tuy rất ít lực lượng dự bị nhưng có thể điều binh đoàn tăng số 2 từ phía Tây với các đơn vị ss rất tinh nhuệ.

        - Vì vậy, chúng ta cần triển khai sớm.

        - Cần khẩn trương, thưa đồng chí Stalin, nhưng chiểu sâu của chiến dịch “Ngôi sao” đã là 250km. Các đơn vị lại chịu tổn thất rất lớn.

        - Sao thế, anh chống lại kế hoạch tiếp tục tấn công à?

        - Không, thưa đồng chí! Nhưng Bộ Tổng tham mưu không thể không đưa ra dù là ít nhất một chút nghi ngờ.

        - Bộ Tổng tham mưu luôn luôn nghi ngờ! Anh vẫn bị ám ảnh theo kiểu làm việc của Sapôsnhicốp (Tổng tham mưu trưởng thời kỳ trước chiến tranh. ND) - Stalin đùa - Tốt thôi, sẽ có các biện pháp. Lực lượng dự bị sẽ do các phương diện quân tự chuẩn bị, sử dụng hiệu quả sự ủng hộ của toàn dân. Còn anh, với cương vị là Tổng tham mưu trưởng, anh cần phải biết “tin tưởng” nhiều hơn là “nghi ngờ”.

        Stalin không bao giờ nghi ngờ, ông kiên quyết và tự tin tiến hành các chiến dịch, cần phải nói rằng các điều kiện khách quan là đầy đủ. Đến thời điểm này tại các mặt trận ở Volga, sông Đông, ở Bắc Capcadơ, ở Lêningrad... Hồng quân đã tiêu diệt 102 sư đoàn quân Đức, bắt sống 200 ngàn tù binh. Hàng triệu km2 đất đai của Tổ quốc đã được giải phóng. Trong 2 tháng Hồng quân đã tiến về phía trước 400- 500km. Quân Đức bỏ chạy và chắc sẽ rút về bên kia sông Dnhép.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:18:50 am »


TRẬN CHIẾN Ở VÒNG CUNG KURXCƠ

        Sau chiến thắng ở Stalingrad, thế chủ động chiến lược đã chuyển về phía Hồng quân Xô Viết. Toàn bộ cụm quân Đức ở phía Bắc Capcadơ nằm trong vòng vây của phương diện quân Vôrônegiơ và phương diện quân Tây-Nam của Vatutin. Stalin có ý định khuếch trương thắng lợi của hai phương diện quân này và yêu cầu các đơn vị của hai phương diện quân tiếp tục tác chiến và hỗ trợ cho các mặt trận khác.

        Tiếp tục chiến dịch tấn công, ngày 16 tháng 2 năm 1943 Hồng quân vượt qua Kharcốp từ phía bắc và đông. Cùng ngày 16 tháng 2 năm 1943 Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã ra sắc lệnh phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô cho Vaxilepxki. Stalin đánh giá rất cao công trạng Vaxilepxki trong chiến dịch Stalingrad và bây giờ lại đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch tấn công vào vùng Donbass và Dnhép.

        Bộ chỉ huy Hitle rất lo sợ một vòng vây mới, lớn hơn vòng vây ở Stalingrad sẽ được tạo ra, nếu để các đơn vị Hồng quân tiến về phía bờ biển Adốp và sông Dnhép. Hitle cấp tốc tập hợp tất cả lực lượng có thể để cung cấp cho “cụm quân Nam” của Thông chế Manstein1. Quân Đức tập trung một lực lượng lớn xe tăng và ngày 19 tháng 2 tấn công vào cạnh sườn các đơn vị Hồng quân.

        Đòn tấn công này của Manstein là rất bất ngờ và đã đẩy lùi các đơn vị Hồng quân về phía sau, thậm chí đe dọa chiếm lại Bengôrốt.

        Stalin điện thoại cho Giucốp để hỏi tình hình, Giucốp trả lời rằng các đơn vị phương diện quân Tây-Bắc có lẽ phải ngừng chiến dịch tấn công.

        Stalin đồng ý tạm dừng tấn công để các đơn vị chuẩn bị lực lượng. Ngoài ra, Tổng tư lệnh thông báo cho Giucốp ý định bổ nhiệm Xôcôlôpxki làm tư lệnh phương diện quân phía nam.

        - Tôi đề nghị bổ nhiệm Cônhép - Giucốp nói - Ông ta đã từng chỉ huy mặt trận Tây, hiểu rất rõ tình hình và các cán bộ. Còn Timôsencô thì nên cử làm đại diện Đại bản doanh ở phía nam.

        - Được - Stalin đồng ý - Tôi sẽ thông báo cho Cônhép, còn anh thì sáng mai hãy bay về Đại bản doanh, có một số việc chúng ta cần thảo luận, sau đó anh phải nhanh chóng bay tới Kharcốp.

        Tại Moxcơva diễn ra một cuộc họp quan trọng, tham gia có các Bộ trưởng, giám đốc các nhà máy lớn sản xuất máy bay, xe tăng, máy móc, các ủy viên Bộ chính trị và nhiều Tổng công trình sư.

        Sau khi phân tích tình hình mặt trận, Stalin ra lệnh cho các nhà máy phải gia tăng tốc độ sản xuất cung cấp tối đa cho các mặt trận vũ khí, trang bị để chuẩn bị cho các chiến dịch lớn hơn. Cũng như mọi khi, Stalin không chỉ quan tâm đến tình hình quân sự mà còn quán xuyến tình hình kinh tế, chuẩn bị lực lượng dự bị, sản xuất vũ khí, vấn đề ngoại giao và công tác Đảng.

        Cuộc hội nghị kết thúc lúc ba giờ sáng. Stalin tiến về phía Giucốp và hỏi:

        - Anh đã ăn chưa?

        - Chưa.

        - Thế thì hãy đến chỗ tôi, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện về tình hình ở Kharcốp.

        Ngay lúc ấy, sĩ quan tác chiến của Bộ Tổng tham mưu mang bản đồ chiến sự đến và báo cáo tình hình căng thẳng ở khu vực mặt trận Vôrônegiơ do Thượng tướng Gôlicốp và Khơrutxôp chỉ huy - Các hành động kém hiệu quả của phương diện quân này đã làm ảnh hưởng đến các đơn vị của Vatutin.

        - Tại sao Bộ Tổng tham mưu không nhắc nhở?

        - Chúng tôi đã nhắc các mặt trận.

        - Bộ Tổng tham mưu phải can thiệp trực tiếp vào công tác chỉ huy của các mặt trận - Stalin nói. Sau một hồi suy nghĩ, hướng về phía Giucôp, Stalin nói tiếp - Dù sao thì sáng mai anh phải bay đến đó xem tình hình thế nào?

        Ngay lập tức, Tổng tư lệnh điện thoại cho mặt trận Vôrônegiơ, đầu dây đằng kia là Khơrutxốp.

        - Thế nào đồng chí Khơrutxốp, ở đó các đồng chí không chống cự nổi đòn tấn công của quần Đức làm ảnh hưởng cả đến các mặt trận bạn phải không?

        Sau khi chấn chỉnh Khơrutxốp, gác máy, Stalin nói với Giucốp:

        - Chúng ta phải kết thúc bữa ăn tối thôi - Mặc dù lúc đó đã là năm giờ sáng.

        Sau khi nắm tình hình, Giucốp đã điện thoại cho Stalin và báo cáo rằng tình hình ở mặt trận còn xấu hơn là lúc sĩ quan Bộ Tổng tham mưu báo cáo - Giucốp nói tiếp: Một số đơn vị quân Đức đã tràn vào Kharcốp và tiến về phía Bengôrốt mà không gặp sự kháng cự nào đáng kể. cần phải ngay lập tức ném vào đây các đơn vị dự bị chiến lược có thể có, nếu không quân Đức sẽ chiếm được Bengôrốt.

        Các đơn vị quân dự bị chiến lược của Stalin chưa kịp thực hiện mệnh lệnh của ông thì ngày 18 tháng 3, Bengôrốt đã bị quân Đức chiếm lại.

        Ngày 21 tháng 3, Stalin điều quân đoàn 21 từ phía Bắc Bengôrốt, còn Giucốp thì tổ chức phòng ngự chặt bằng toàn bộ lực lượng của mình - quân đoàn xe tăng số 1 được Stalin điều về khu vực nam của Oboianhi - Như vậy, lực lượng dự bị của Stalin đã chặn được bước tiến của quân địch và ổn định được thế quân bằng. Để tránh tình trạng bị động như vừa xảy ra, Stalin ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu tổ chức trinh sát kỹ quân địch ở khu vực trung tâm, ở khu vực mặt trận Vôrônegiơ và Tây - Nam. Khi tình hình ở khu vực mặt trận Kurxcơ đã tạm quân bằng, Stalin có thời gian để suy nghĩ sâu hơn về thế trận và nảy ra các ý đồ chiến lược mới về các chiến dịch tiếp theo.

-------------------
        1. Manstein, Erich Von - Thống chế lục quân Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:19:22 am »


        Sau chiến tranh đã xuất hiện nhiều giả thiết xung quanh vấn đề: ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về chiến dịch ở vòng cung Kurxcơ? Ngày 11 tháng 4, Stalin thông qua kế hoạch tác chiến mùa hè năm 1943, sau đó đã xây dựng riêng kế hoạch cho chiến dịch vòng cung Kurxcơ.

        Theo chỉ thị của Stalin, Vaxilepxki, Antônốp và Giucôp đã dành cả ngày 12 tháng 4 để làm việc ở Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị tài liệu báo cáo Tổng tư lệnh. Buổi chiều cùng ngày, cả ba đã báo cáo cho Stalin công tác chuẩn bị chiến dịch.

        Ý đồ tác chiến của chiến dịch mà Stalin đã thông qua thể hiện ở hai bước: Bước một tổ chức phòng ngự chặt, tiêu hao lực lượng địch; bước hai chuyển sang tấn công quyết liệt và tiêu diệt quân địch ở khu vực vòng cung Kurxcơ. Stalin ra lệnh cho Vaxilepxki và Antônốp chuẩn bị các văn kiện và dự thảo mệnh lệnh cho các đơn vị. Công việc tổ chức cho chiến dịch kéo dài hàng tháng.

        Trận tuyến phòng ngự được tổ chức có chiểu sâu hơn 200km. Các vũ khí, xe tăng được ngụy trang che giấu trong các hầm trú ẩn, chiến hào. Các cuộc di chuyển quân nhằm đánh lừa quân địch diễn ra ở hai mặt trận: trung tâm và Vôrônegiơ. Toàn bộ lực lượng với sáu quân đoàn bộ binh, hai quân đoàn xe tăng, một quân đoàn không quân, 22 binh đoàn bộ binh độc lập, 76 sư đoàn hỏa tiễn Kachiusa...

        Tất cả đều sẵn sàng cho trận chiến.

        Tất cả chờ quân Đức bắt đầu tấn công trước... Nhưng chúng lại nằm im.

        Bộ chỉ huy suy nghĩ không hiểu có tình hình gì xảy ra? Liệu có sai lầm £Ì không? Quân ta đã tập trung một lực lượng rất lớn ở đây để chờ đợi. Liệu quân địch có tấn công vào nơi khác không? Có tấn công vào Moxcơva không?

        Bộ đội trinh sát lại kiểm tra các thông tin và kết quả khẳng định là không có sai lầm nào, quân Đức vẫn tập trung tại đây một lực lượng rất lớn để chuẩn bị tấn công. Tuy vậy, quân Đức vẫn án binh bất động.

        Stalin cử Vaxilepxki phối hợp hoạt động hai phương diện quân Vôrônegiơ và phương diện quân Nam, còn Giucốp được giao nhiệm vụ phối hợp ba phương diện quân: Trung tâm, Brianxki và Tây.

        Cuối cùng, trinh sát báo cáo là quân Đức sẽ chuyển sang tấn công vào ngày 10 đến 12 tháng 5 ở hướng Ôrôlốp - Kurxcơ và Bengôrốt - Ôbianxki. Các đơn vị được báo động chuẩn bị, nhưng vào phút cuối cùng quân địch đã không tấn công vào những ngày này.

        Lại chờ đợi! Lại xuất hiện thông tin là quân địch sẽ chuyển sang phản công không muộn hơn ngày 26 tháng 5. Tuy nhiên, cả lần này nữa trận tấn công của Đức vẫn chưa diễn ra. Stalin và các tư lệnh mặt trận đều rất căng thẳng. Tướng Vatutin đã đề nghị Tổng tư lệnh cho chuyển sang phương án tấn công trước. Nhưng Stalin chưa đồng ý. Ông trao đổi với Vaxilepxki để Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị sẵn kế hoạch chuyển sang tấn công. Nhưng cuối cùng ông vẫn nói thêm với Vaxilepxki: “Về vấn đề này tôi sẽ có chỉ đạo sau”.

        Ngày 2 tháng 7, các trinh sát báo cáo quân Đức sẽ tấn công không muộn hơn ngày 6 tháng 7 - cần phải nói rằng, cả trong các lần trước, trinh sát của ta đã không sai lầm. Họ đã thông tin đúng thời điểm dự định tấn công của quân Đức, nhưng bản thân quân Đức đến phút cuối đã lùi lại và thay đổi thời điểm tấn công.

        Ngày 4 tháng 7, lúc 16 giờ, quân Đức điều một lực lượng bốn tiểu đoàn đi trinh sát - Quân ta bắt được một số tù binh và biết rằng ngày hôm sau quân Đức sẽ bắt đầu tổng tấn công. Lúc này, Tư lệnh các phương diện quân đã tập trung binh lực, hỏa lực rất lớn để chờ quân địch chuyển sang phản công. Có thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ hỏa lực khổng lồ của Hồng quân tập trung vào một lực lượng bị bao vây rất lớn của quân địch.

        4 giờ 30 phút sáng hôm sau, cuối cùng thì quân Đức đã bắt đầu loạt pháo chuẩn bị để vào lúc 5 giờ 30 phút chuyển sang tấn công trên toàn mặt trận. Phía Hồng quân chỉ cần hai giờ đồng hồ để tung hỏa lực vào các lực lượng tấn công của quân Đức. Tuy nhiên, như về sau này được làm rõ, đợt tập trung hỏa lực phản công của ta đã tiến hành quá sớm, vì vậy hiệu quả không cao như mong muốn. Đáng ra, đợt hỏa lực này cần bắt đầu muộn hơn khoảng một tiếng rưỡi, khi quân Đức đã ra khỏi các chiến hào. Tuy vậy, quân Đức vẫn chịu tổn thất khá lớn.

        Đúng vào lúc này, tình hình đã bất ngờ xoay chuyển 180°. Một hỏa lực pháo binh và không quân rất mạnh của quân Đức bất ngờ bao trùm lên trận địa của Hồng quân. Đợt hỏa lực này kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, sau đó xe tăng của quân Đức xuất hiện. Trong đó có rất nhiều loại xe tăng mới như “mãnh hổ” và “con báo”. Quân Đức tiến về phía trước rất hùng hổ, y như những ngày đầu chiến tranh. Tuy nhiên, Hồng quân đã được chuẩn bị rất kỹ về tâm lý nên tuy hỏa lực của quân Đức rất mạnh nhưng đợt tấn công này của chúng dữ bị chặn đứng, bốn lần liên tiếp quân Đức phát động tấn công đều bị chặn đứng. Chỉ đến lần thứ năm, với sự yểm trợ mạnh của pháo binh và không quân, quân Đức mới tiến về phía trước được 3 đến 6 km.

        Stalin hạ lệnh cho tư lệnh quân đoàn không quân ném bom số 16 - Ruđencô, sử dụng toàn bộ số máy bay của quân đoàn để oanh kích trận địa quân Đức - Ruđencô đã cho cất cánh 150 máy bay ném bom với sự yểm trợ của 200 máy bay tiêm kích.

        Mặc dù bị tổn thất rất nặng, Tư lệnh cụm quân “Trung tâm” của Đức - Von Kluge tiếp tục đốc thúc các đơn vị tấn công về phía trước, nhưng vẫn không chiếm thêm được các trận địa mới. Sáng sớm ngày 7 tháng 7, Thống chế Von Kluge lại tổ chức đợt chuẩn bị hỏa lực pháo binh và không quân mỏi. Nhưng đến ngày 10 tháng 7, quân Đức không hề tiến thêm được một km nào. Các đơn vị Hồng quân phòng ngự vững chắc trên các mặt trận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:19:46 am »


        Ngày 9 tháng 7, khi trả lời điện thoại của Stalin, Giucốp báo cáo:

        - Tôi cho rằng, để không cho quân địch kịp củng cố các vị trí đã chiếm được và xây dựng thành các tuyến phòng ngự, cần phải nhanh chóng đưa tất cả lực lượng của phương diện quân Brianxki và phương diện quân “phía Tây” vào trận tấn công.

        Stalin trả lời đồng ý và nói:

        - Anh hãy đến ngay chỗ Pôpốp và đưa toàn bộ các đơn vị của phương diện quân Brianxki vào hành động.

        Ngày 12 tháng 7, hai phương diện quân “Tây” và Brianxki đồng loạt tấn công vào các trận địa nhô về phía trước của quân Đức.

        Thống chế Von Kluge hoảng sợ và hiểu rằng sẽ rất nguy hiểm nếu hậu phương bị uy hiếp. Vì vậy, Kluge lập tức rút một số đơn vị ở hướng chính về để che chắn cho hai cạnh sườn. Nhận được tin trinh sát báo cáo về việc điều quân này, Stalin lập tức ra lệnh tung các đơn vị của phương diện quân “Trung tâm” của Rôcôxốpxki vào trận tấn công ở hướng chính. Quân Đức không chịu được đòn tấn công này đã rút chạy.

        Lúc đó, Stalin điện thoại và ra lệnh cho Giucốp lập tức đến phương diện quân Vôrônegiơ để điều phối hoạt động tác chiến của các đơn vị phương diện quân Vôrônegiơ và phương diện quân “Thảo nguyên”, và yêu cầu Giucốp nắm tình hình ở hướng Prôkhôrốpxki nơi có trận đọ xe tăng lớn nhất.

        Vậy điều gì đã xảy ra ở đây?

        Trong lúc tấn công về phía trước được 8km trong 3 ngày đầu, Thống chế Manstein quyết định tập trung lực lượng để bao vây các đơn vị Hồng quân trong chiểu sâu chiến thuật, Manstein đã tập trung ở đây 700 xe tăng của cụm quân “Nam” và 300 xe tăng của cụm quân “Kampf’ - Tức là tổng số có đến 1.000 xe tăng - Trong lúc đó, Vaxilepxki và Vatutin cũng quyết định tập trung lực lượng để phản công nhằm ngăn chặn đòn tấn công của phía Đức - Và như vậy, hai cụm quân khổng lồ đã chạm trán nhau trong trận đối đầu ác liệt ở khu vực Prôkhôrốpxki vào ngày 12 tháng 7, Stalin trực tiếp chỉ huy các đơn vị Hồng quân trong trận chiến quyết định này. Chính tại thời điểm này, Stalin đã ra lệnh cho Giucốp đến khu vực diễn ra trận đấu xe tăng khốc liệt nhất ở vòng cung Kurxcơ.

        Tôi không thể tìm được từ nào để mô tả vẻ hào hùng và khốc liệt của “trận đấu tăng” ở khu vực Prôkhôrốpxki, với sự có mặt của gần 2.000 xe tăng trong một khoảng không gian không lớn, các cuộc đấu pháo, các xác xe tăng bốc cháy... Diễn ra trong suốt một ngày, sự khốc liệt của trận đấu tăng này thể hiện rõ trong số liệu: hơn 400 xe tăng của Hitle và cũng không ít hơn là số xe tăng của Hồng quân bị tiêu diệt nằm la liệt trên chiến trường.

        Trận chiến ác liệt ở Prôkhôrốpxki đã là thời điểm quyết định của chiến dịch.

        Như vậy, ở mặt trận phía Bắc của vòng cung Kurxcơ, đòn tấn công của ba phương diện quân “Tây”, Brianxki và “Trung tâm” đã tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chiến dịch này đã được chuẩn bị rất kỹ và mang mật danh “Cutudôp”. Trong chiến dịch này, Stalin đã lại một lần nữa đánh bại đạo quân của Thống chế Von Kluge, kẻ mà trước đó đã từng thất bại ở Moxcơva, khi hắn là Tư lệnh quân đoàn 9 của Đức ở mặt trận đó.

        Ở cánh phía nam của vòng cung Kurxcơ, sau trận chiến ác liệt ở Prôkhôrốpxki, quân Đức đã buộc phải rút khỏi các trận địa mà trước đó chúng đã chiếm được.

        Sau khi quân Đức đã rút về vị trí tập kết, Giucốp cho rằng trước khi chuyển sang tiếp tục tấn công, cần để các đơn vị được nghỉ ngơi, tổ chức lại các cụm quân, nhưng Stalin không cho phép dừng lại, và yêu cầu Giucốp tiếp tục tấn công để tranh thủ thế áp đảo khi quân địch đang hoảng loạn. Giucốp và Vaxilepxki đã tìm mọi cách để thuyết phục Stalin rằng cần phải có thời gian chuẩn bị đầy đủ trước khi tiếp tục tấn công và cuối cùng Tổng tư lệnh đã đồng ý.

        Sau khi Stalin chết, có nhiều kẻ cho rằng Stalin không bao giờ nghe ý kiến của ai. Nhưng ví dụ vừa rồi đã chứng minh Stalin rất biết lắng nghe, nếu như báo cáo đó có lý lẽ đầy đủ, trong một số trường hợp, ông đã rút lại các quyết định hoặc ý kiến của mình.

        Giai đoạn hai của chiến dịch vòng cung Kurxcơ đã được Stalin phê chuẩn từ tháng năm. Giai đoạn một của chiến dịch đã được hoàn thành vào ngày 12 tháng 6 ở mặt trận “Trung tâm”, còn ở mặt trận Vôrônegiơ là ngày 21 tháng 6.

        Tình hình ở mặt trận phía bắc có thuận lợi hơn do các lực lượng chủ yếu của phương diện quân thảo nguyên vẫn được bảo toàn. Stalin đã quyết định đưa các đơn vị của 3 phương diện quân “Trung tâm”, Brianxki và “Tây” chuyển sang tấn công trước. Ngày 3 tháng 8, Stalin quyết định sử dụng các lực lượng của phương diện quân Vôrônegiơ và “Thảo nguyên” để tấn công - Ngày 5 tháng 8, các đơn vị của phương diện quân “Thảo nguyên” đã tiến vào Bengôrốt và tiếp tục tiến về hướng Kharcốp - Cũng trong ngày hôm đó, thành phố Orel được giải phóng. Trong phòng Stalin lúc đó có mặt Antônốp và Stêmencô, Stalin bước vào phòng rất vui vé hói:

        - Các anh có hay đọc lịch sử quân sự không? - Các vị tướng không hiểu Stalin định nói về cái gì - Stalin nói tiếp: - Nếu các anh đã đọc lịch sử thì các anh sẽ thấy từ thời cổ đại, người ta đã gióng chuông đế đón chào các vị tướng và quân đội chiến thắng trở về. Sẽ rất tốt, nếu chúng ta nghĩ ra một cách nào đó để chào mừng chiến thắng cho thật rôm rả, chứ không chỉ'có các bài diễn văn chúc mừng. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ - Ông hướng về các thành viên Đại bản doanh đang ngồi quanh bàn - Hãy đánh dấu chiến thắng của các sĩ quan và quân đội bằng các loạt pháo hoa và hãy nghĩ ra hình tượng nào đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:20:43 am »


        Như vậy là ý tưởng về bắn pháo hoa chào mừng chiến thắng đã ra đời, và chính là vào dịp giải phóng các thành phố Orel, Bengôrốt, tại Moxcơva lần đầu tiên đã tổ chức bắn pháo hoa. Nhưng lúc đó pháo hoa chưa được đẹp và rất nhiều khói cùng nhiều mảnh vỏ đạn. Vì vậy về sau đã quy định là chỉ bắn đạn không có thuốc súng và tạo ra nhiều loại pháo hoa với hình tượng đẹp trên bầu tròi.

        Như vậy trong một thời gian ngắn hai chiến dịch đã chiến thắng, đó là chiến dịch “Cutudốp” ở phía bắc và chiến dịch “Rumianxép” ở phía nam. Ngày 23 tháng 8, các binh đoàn của phương diện quân “Thảo nguyên” đã giải phóng thành phố Kharcốp. Các phương diện quân đồng loạt tiến về phía sông Dnhép, chuẩn bị cho các chiến dịch quyết định trong thời gian tới.

        Chiến thắng ở vòng cung Kurxcơ có ý nghĩa quốc tế rất lớn, nhiều đồng minh của Đức hiểu rằng, số phận của chiến tranh đã sớm được quyết định. Để đối phó với tình hình ở mặt trận phía đông, quân Đức buộc phải rút từ phía tây để bổ sung cho phía đông 14 sư đoàn, điều này tất nhiên đã góp phần rất quan trọng để thúc đẩy việc mở mặt trận thứ hai của phe Đồng minh.

        Ở đây tôi muốn giới thiệu với bạn đọc mệnh lệnh của Hitle gửi cho các chiến binh của Đức trước chiến dịch. Tôi cho rằng đọc mệnh lệnh này của Hitle độc giả sẽ thấy được Hitle đã tin tưởng thế nào vào chiến dịch này, và Hitle sẽ thất vọng thế nào trước chiến thắng oanh liệt của Hồng quân dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Stalin.

        “Gửi các tướng lĩnh!

        Tôi ra bản mệnh lệnh về trận tấn công đầu tiên của năm nay. Sứ mệnh của các anh và các chiến binh dưới quyền các anh là trong bất kỳ tình huống nào phải giành chiến thắng, ý nghĩa của trận tấn công đầu tiên này rất lớn. Sự bắt đầu của chiến dịch này không chỉ củng cố tinh thần cho nhân dân, ảnh hưởng đến tăm trạng của các nước, mà trước hết là đem đến cho người lính Đức niềm tin mới. Củng cố lòng tin của các đồng minh của chúng ta vào thắng lợi cuối cùng, còn các nước trung lập sẽ phải thận trọng và giữ gìn - Thất bại của quân Nga trong chiến dịch này sẽ tác động đến Bộ chỉ huy Xô Viết trong các sự kiện tiếp theo của cuộc chiến.

        Quân đội được thành lập là để tấn công, họ được trang bị các loại vũ khí, được sản xuất theo tinh thần Đức cao nhất. Chiến dịch này cũng sẽ được bảo đảm đầy đủ trang thiết bị và nhiên liệu. Không lực của chúng ta với tất cả sức mạnh của minh đã tiêu diệt không lực của kẻ địch, nó còn giúp sức tiêu diệt các cụm trận địa pháo phòng không của kẻ thù và yểm trợ không ngừng cho bộ binh của chúng ta.

        Vì vậy, tôi tha thiết yêu cầu các bạn, các tướng lĩnh của tôi trước khi bước vào trận đánh, mặc dù đã là năm thứ 4 của chiến tranh nhưng hơn bao giờ hết kết cục của cuộc chiến sẽ tùy thuộc vào các bạn, vào tài năng chỉ huy và khát vọng tiến lên về phía trước, vào sự kiên cường không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ sức mạnh nào của các bạn và cả vào hành động anh hùng cá nhân của các bạn.

        Tôi hiểu rằng các anh xứng đáng được đánh giá cao từ khi chuẩn bị chiến dịch, tôi xin cảm ơn các anh về điều đó. Nhưng các anh phải hiểu rằng chỉ có thành công trong chiến dịch đầu tiên và vĩ đại này của năm 1943 mới giải quyết được kết cục hơn bất kỳ trận chiến thông thường nào khác.

        Trong điều kiện như vậy, tôi không nghi ngờ gì, thưa các tướng lĩnh, là tôi có thể đặt sự tin cậy vào các anh.


Adopph Hitle".       

        "Mệnh lệnh này phải được huỷ sau khi thông báo ở các Bộ tham mưu sư đoàn".

        Tất cả kỳ vọng này của Hitle đã không được thực hiện, gần như một nửa số binh lính và sĩ quan được nghe huấn thị này của Hitle đã thiệt mạng hoặc bị thương hoặc bị bắt làm tù binh. Tinh thần của quân Đức sau chiến dịch này hoàn toàn bị sụp đổ - Còn Thống chế Kluge - tư lệnh cụm quân “Trung tâm” vì quá lo sợ đã tự vẫn vào năm 1944. Nên nhớ rằng, ông ta đã được Hitle tha thứ sau thất bại ở Moxcơva. Cũng tại vòng cung Kurxcơ, Stalin lại một lần nữa giành chiến thắng trước Thống chế Manstein.

        Chiến thắng tại vòng cung Kurxcơ một lần nữa chứng tỏ độ chín tài năng quân sự của Stalin trong tất cả các giai đoạn: từ lúc chuẩn bị chiến dịch giai đoạn phòng ngự, và sau đó là tập họp lực lượng và chuyển sang tấn công - Tất cả các quyết định đó được Stalin quyết định một cách tự tin, kiên quyết, chứng tỏ sự vượt trội của ông về nghệ thuật quân sự so với các tướng lĩnh của Đức quốc xã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2019, 07:30:02 am »


TIẾN VỀ PHÍA SÔNG DNHÉP

        Ngay từ khi trận chiến vĩ đại ở vòng cung Kurxcơ đang diễn ra, và khi biết chiến thắng đã ở trong tầm tay, Stalin đã sớm chuẩn bị kế hoạch tiếp theo cho chiến cuộc mùa hè năm 1943.

        Stalin đã hai lần gọi Phó Tổng tham mưu trưởng Antônôp đến để thống nhất việc chuẩn bị kế hoạch cho các chiến dịch tiếp theo. Stalin hiểu rằng, sau thất bại ở vòng cung Kurxcơ, Hitle không còn đủ lực lượng dự bị và sẽ tạo cơ hội cho các mặt trận của Hồng quân trải dài từ biển Bantích đến biển Đen tiếp tục tấn công.

        Ý tưởng chiến lược của Stalin rất to lớn, tất cả các chiến dịch do ông khởi thảo đều đã được thực hiện. Chiến dịch Xmôlenxkaia giải phóng Bêlôrutsia; giải phóng Ukrain, Chernhigopxki, chiến dịch Brianxki, chiến dịch giải phóng Capcadơ, chiến dịch Xevatôponxki... Tất cả các chiến dịch này đã không cho quân địch nghỉ ngơi để tập hợp lực lượng.

        Stalin đã chỉ thị cho Antônốp và Bộ Tổng tham mưu:

        - Không được để mất thời cơ vì công việc chuẩn bị cho chiến dịch quá phức tạp - Điều này làm mất công sức và thời gian -  Cần tận dụng tối đa thuận lợi do tình hình chiến sự mang lại để nhanh chóng đẩy lùi quân địch về phía sông Dnhép.

        Ngày 25 tháng 8 năm 1943, Hội đồng quốc phòng đã họp, sau khi nghe báo cáo, Stalin đã chỉ thị về các vấn để chiến lược, chiến dịch và nêu ra một loạt các vấn đề rộng lớn liên quan khác - như vấn đề các mỏ than ở vùng Bakin, dầu mỏ ở Xibêri và Uran, vấn đề các xí nghiệp sản xuất vũ khí ở nơi sơ tán. Năm 1943, đã sản xuất 35 ngàn máy bay thế hệ mới, hơn 24 ngàn xe tăng. Stalin với hiểu biết rất sâu sắc đã ra các chỉ thị về công tác quản lý xí nghiệp, về công tác sáng tạo của các Tổng công trình sư, về chất lượng sản phẩm, về ứng dụng công nghệ mới... Ông tham gia vào hầu như tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất của đất nước.

        Sau khi đã giải quyết một loạt các vấn đề về sản xuất, ông quay lại nghe các báo cáo quân sự. Sau khi nghe Antônốp báo cáo, ông chỉ thị:

        - Bây giờ điều quan trọng nhất là phải tiến về phía sông Dnhép, phải nhanh chóng tiến công vì khi rút lui Hitle sẽ phá hỏng tất cả ở vùng Donbass. cần phải nhanh chóng đẩy lùi Hitle ra khỏi khu vực này.

        Để đạt mục tiêu chiến lược này Stalin đã dày công xây dựng một loạt các đơn vị dự bị chiến lược.

        Nhằm động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, Stalin đã ra mệnh lệnh “Ai là người chiếm được bàn đạp phía bên kia sông Dnhép sẽ được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô!”. Tất nhiên, sĩ quan, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, vượt qua lửa đạn để vượt sông Dnhép và rất nhiều người đã đạt được danh hiệu cao quý này. Lời hứa của Stalin đã được thực hiện, 2.500 sĩ quan chiến sĩ đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì thành tích vượt sông Dnhép.

        Stalin rất hiểu ý nghĩa chiến lược của việc vượt sông Dnhép, đã không để Hitle thực hiện được ý đồ phòng ngự ở đây. Cuộc tấn công vượt sông kiên quyết với 23 bàn đạp chiếm được ở bờ Tây trải dài trên 750km là rất có ý nghĩa. Lại một lần nữa mọi người kinh ngạc về quyết tâm và nghị lực của Stalin. Cùng với các tướng lĩnh và binh sĩ, ông đã thực hiện một chiến công bất hủ, có ý nghĩa chiến lược cực kỳ to lớn.

        Chiến thắng này đã tác động rất sâu sắc đến quyết tâm chiến lược của Hitle, Hitle đã đích thân đến tận mặt trận để đôn đốc binh sĩ cố giữ phòng tuyến chiến lược cuối cùng ở mặt trận phía đông.

        Sau khi chiếm được bàn đạp ở gần Kiép, Hồng quân bắt đầu chuẩn bị chiến dịch giải phóng thủ đô Kiép của Ucraina. Nhưng lần này, Manstein đón trước được ý định của Giucốp đã phản công rất quyết liệt. Trước tình hình đó, Giucốp đã báo cáo Tổng tư lệnh cho dời trọng tâm chiến dịch về phía Liucherxki - nhưng Stalin yêu cầu Giucốp tiếp tục tấn công giải phóng Kiép. Cả hai lần tấn công tiếp theo đểu không thành công.

        Giucôp lúc đó không hiểu tại sao Tổng tư lệnh lại “cứng” như vậy ở khu vực này. Nguyên soái lúc đó không biết rằng sắp có một cuộc hội nghị quan trọng giữa Stalin với Roosevelt và Churchill sẽ diễn ra ở Têhêran (Iran), Stalin muốn đến dự hội nghị với tư thế của người vừa giải phóng thành Kiép. Stalin tiếp tục thông qua một kế hoạch khác để giải phóng Kiép ở khu vực Bukrinxki. Ông rất muốn Kiép được giải phóng trước khi Hội nghị Têhêran khai mạc.

        Stalin và Giucốp đã triển khai một số hoạt động nghi binh, đánh lừa quân địch và tập trung ở hướng chính một lực lượng rất lớn, riêng hỏa tiễn Kachiusa là thứ mà bọn Đức sợ nhất đã tập trung tới 500 đơn vị - Stalin rất vội.

        Ngày 1 tháng 11, các quân đoàn 27 và 40 bắt đầu tấn công ở khu vực Bukrinxki. Manstein tưởng rằng đây là hướng tấn công chính đã lập tức điều các đơn vị dự bị về đây, trong đó có cả sư đoàn xe tăng của lính ss.

        Stalin chờ đợi chính điều này! Chỉ sau một ngày toàn bộ phương diện quân Ucraina 1 đã chuyển sang tấn công ở bàn đạp Liucherxki. Điều này là bất ngờ cho quân Đức, quân đoàn xe tăng số 3 của tướng Rưbenô, sáng ngày 5 tháng 11 đã vượt tuyến đường Kiép - Gitômir và vào lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau quân đoàn xe tăng số 38 của Thượng tướng Moxcalencô đã tiến vào Kiép và giải phóng thành phố này.

        Nhận được thông tin và quan sát tình hình các đơn vị vượt sông, Stalin đã quyết định: những đơn vị nào đã chiếm được vị trí bàn đạp bên bờ Tây thì vừa tiến về phía trước vừa mở rộng phạm vi để liên kết với các vị trí bàn đạp bên cạnh, mà không nhất thiết phải vượt sông ở các vị trí khác.

        Để dễ nhớ tôi muốn nhắc lại từ ngày 20 tháng 10 các phương diện quân Vôrônegiơ, Thảo nguyên, Tây Nam và Nam đã được đôi tên là các phương diện quân Ucraina số 1, 2, 3 và 4.

        Như vậy, Cônhép lúc bắt đầu chiến dịch là tư lệnh phương diện quân Thảo nguyên thì khi kết thúc chiến dịch là tư lệnh phương diện quân Ucraina số 2. Sáng ngày 15 tháng 10, sau đợt pháo kích và oanh kích của không quân, bôn quân đoàn bộ binh và một quân đoàn xe tăng đã tấn công bất ngờ vào các đơn vị ở bên sườn các cánh quân ở tả ngạn sông Dnhép của quân Đức.

        Còn Manstein đã ném tất cả các đơn vị mà mình có vào trận đánh ở Kiép để chống trả lại các đợt tấn công của Cônhép - Các trận đánh diễn ra rất ác liệt.

        Trong chiến dịch với quy mô lớn này, Bộ Tổng tư lệnh đã tạo ra một thế chiến lược mới chỉ bằng một lực lượng ít hơn so với ý định vượt sông đồng loạt trên cả chiều dài mặt trận dọc theo sông Dnhép.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2019, 10:23:35 pm »


HỘI NGHỊ TÊHÊRAN

        Đến đây, tôi muốn tạm thời tạo ra một khoảng lùi. Để thêm tin tưởng vào các phân tích của mình, tôi đã quyết định bay đến Têhêran (1995) nhằm thu thập thêm tài liệu và gặp gỡ các nhân chứng để viết chương này. Và ở đó tôi đã tìm được nhiều tư liệu quý về Hội nghị này.

        Tôi đã đến và quan sát ngôi nhà, nơi Stalin đã ở trong những ngày hội nghị. Một ngôi nhà nhỏ trên nền đất khuôn viên sứ quán Nga, hiện nay ngôi nhà này là nơi ở của Đại sứ Nga. Trong những ngày Hội nghị, ở tầng một là sĩ quan điều phối - tướng Stêmencô. Tướng Stêmencô giữ liên lạc thường xuyên với Phó Tổng tham mưu trưởng Antônốp. Còn Stalin thì rất nhiều lần sử dụng hệ thống điện đàm để nắm tình hình mặt trận, ông đặc biệt không yên tâm về tình hình ở Kiép.

        Được sự đồng ý của đại sứ, tôi đã quan sát kỹ toàn bộ ngôi nhà. Stalin lúc đó ở trên tầng hai, trên đó có một phòng làm việc, phòng ngủ, phòng tắm và phòng dành cho bảo vệ. Các đồ gỗ thời kỳ đó không còn giữ được.

        Sau đó, tôi đi vòng quanh tòa nhà chính của sứ quán, nơi diễn ra phiên họp và cả nơi tổng thống Mỹ Roosevelt chuyển đến từ sứ quán Mỹ vì lý do về an ninh.

        Khi bay đến Têhêran, Churchill đã ghi lại trong hồi ký của mình:

        ... Tôi không thật hài lòng về cuộc gặp sau khi máy bay của tôi đến Têhêran. Đại sứ Anh gặp tôi trên ô tô và chúng tôi đi về sứ quán. Trên chặng đường dài 3 dặm từ sân bay về sứ quán, cứ khoảng 50 yard lại có một đội tuần tra cưõi ngựa giống Ba Tư. Như thế thì bất kỳ kẻ ác ý nào cũng biết sẽ có một sự kiện quan trọng nào đó. Không hể có một động thái bảo vệ sẵn sàng nào nếu như có một vài kẻ được vũ trang liều chết lao vào đoàn xe.

        Cơ quan an ninh của Mỹ có vẻ làm việc tốt hơn. Đoàn xe của tổng thống Mỹ được một đoàn xe bọc thép hộ tống. Còn máy bay của tổng thống thì được hạ cánh ở một điểm không được biết trước. Và tổng thống rời sân bay không có sự bảo vệ ồn ào nào mà chạy về sứ quán Mỹ qua những đường phố ít người dự đoán được”.

        Sứ quán Nga và Anh nằm cạnh nhau trên một đường phố nhỏ. Tôi làm quen với Pêtrô Ivanôvish- ông lái xe rất điệu nghệ. Vào những năm 30 cha của ông đã di cư từ Liên Xô sang Iran. Vào năm 1943, Pêtrô Ivanôvish còn rất trẻ, lúc đó ông đã chạy theo xem lính nước ngoài canh gác các đại sứ quán.

        Lúc đó, có rất nhiều lính nước ngoài, họ tuần tra dọc theo tường sứ quán, họ canh gác đầu phố dẫn vào sứ quán Nga và Anh. Petrô Ivanôvich rất muốn được nhìn thấy các vị lãnh đạo đất nước, nhưng lính gác đã ngăn cản.

        Churchill đã ghi lại trong hồi ký:

        ... “Sứ quán Mỹ được lính Mỹ canh gác và cách chúng tôi khoảng nửa dặm, như vậy có nghĩa là trong suốt thời kỳ hội nghị hoặc tổng thống Mỹ, hoặc tôi và Stalin sẽ phải mỗi ngày hai đến ba lần đi đi lại lại trên quãng đường đến phòng họp ở Têhêran, còn Molotốp, người đến trước chúng tôi 24 giờ đã kể lại rằng tình báo Nga đã phát hiện ra một âm mưu định ám sát một hoặc cả ba nguyên thủ của ba cường quốc. Vì vậy, việc một trong ba chúng tôi thường xuyên phải di chuyển làm ông ta không yên tâm.

        - Nếu có gì không may xảy ra - Ồng ta nói - thì sẽ thật là không hay.

        Điều này quả thật là không thể phủ nhận. Tôi đã nhiêu lần đề nghị Molotốp thuyết phục tổng thống Mỹ rời vào ở trong tòa nhà sứ quán Nga, vì lúc đó tòa nhà này lớn gấp ba đến bốn lần các tòa nhà khác và nó tọa lạc trong một khuôn viên rộng, có rất nhiều binh lính và cảnh sát Nga canh gác. Chúng tôi đã thuyết phục Roosevelt đồng ý với ý định hợp lý này và ngày hôm sau ông ta đã cùng toàn bộ “bầu đoàn” của mình, bao gồm cả đầu bếp người Philipin di chuyển sang tòa nhà của sứ quán Nga. Như vậy, cả ba chúng tôi đã ở cùng trong một khu và có thể yên tâm hơn để đàm phán, thảo luận các vấn đề của cuộc thế chiến. Tôi ở rất thuận tiện trong sứ quán Anh và chỉ cần vài chục bước chân là đến tòa nhà sứ quán Nga, mà lúc đó có thể gọi là trung tâm của toàn thế giới”.

        Nhân viên sứ quán A. Mưdđricốp, người đã từng sông ở Tasken đã kể cho tôi chi tiết về âm mưu của tình báo Đức dự định đột nhập để ám sát ba vị nguyên thủ. (Chúng ta đã được xem bộ phim Têhêran - 43 của Liên Xô rất hay về vụ ám sát này - N.D). Anh đã chỉ cho tôi xem cánh cửa gần một đường hầm nơi theo kế hoạch tên sát thủ sẽ đột nhập vào sứ quán. Tình báo Đức đã chuẩn bị kế hoạch cho vụ ám sát này. Tên sát thủ sẽ được bố trí bò theo đường hầm để lọt vào chính giữa khuôn viên sứ quán và xuất hiện cách cầu thang nơi sẽ diễn ra lễ chụp ảnh ba vị nguyên thủ có khoảng 100 mét, nhiều năm về sau bức ảnh này nổi tiếng toàn thế giới. Tôi đã đứng ở chính vị trí cửa hầm, nơi mà theo kế hoạch tên sát thủ sẽ xuất hiện và trộm nghĩ rằng với một cự ly thế này thì chả cần một xạ thủ mà bất kỳ một người bắn súng không tồi nào cũng có thể bắn ba phát trúng đích, trong khi lực lượng bảo vệ chưa kịp biết đạn từ đâu bắn ra.

        Nhưng rất may là tình báo của chúng ta đã kịp thời phát hiện âm mưu của tình báo Đức, bố trí đón lõng trong đường hầm và bắt gọn toán ám sát.

        Tôi muốn nhắc lại một cách tự hào là chính các đồng nghiệp của tôi ở Cục tình báo quân sự, nơi tôi đã từng công tác nhiều năm đã cứu sống các vị nguyên thủ khỏi âm mưu ám sát này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM