Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:04:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27687 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:30:13 pm »


        Tất cả các tướng lĩnh có mặt đều là các sĩ quan dày dạn kinh nghiệm trận mạc, họ đã không ít lần đối mặt với cái chết, trong đó cả Phediuninxki là người đã từng sát cánh với Giucốp ở các trận chiến đấu tại Khakhingôn. Không ai nói gì nhiều, tất cả mọi người đểu bước về phía thang để lên máy bay.

        Vừa đến Lêningrad, không kịp cởi áo khoác, Giucốp lập tức đến phòng của nguyên soái Vôlôsilốp ở điện Ximônưi. Lúc đó trong phòng có mặt Vôlôsilốp, Dđanốp, Kudơnetxốp và các ủy viên khác của Hội đồng quân sự cách mạng.

        Giucốp ngồi vào chiếc ghế còn trống và lắng nghe các ủy viên Hội đồng quân sự đang thảo luận, ông đã vô cùng ngạc nhiên vì ông được giao nhiệm vụ giữ Lêningrad bằng mọi giá, vậy mà ở đây mọi người lại đang bàn về việc rút khỏi Lêningrad. Ông chuyển cho Vôlôsilốp bức thư của Stalin, nguyên soái đọc hết thư và không nói gì cả. Giucốp buộc phải tự thông báo với mọi người rằng mình được bổ nhiệm là Tư lệnh mặt trận - Ông nhanh chóng tuyên bố kết thúc phiên họp và dừng mọi thảo luận về việc rút khỏi thành phố để tập trung mọi nỗ lực giữ vững trận địa.

        Khi kết thúc ông nói:

        - Chúng ta sẽ bảo vệ Lêningrad đến người cuối cùng -  Giucốp bổ nhiệm Khơdin là tham mưu trưởng mặt trận và tướng Phediuninxki là tư lệnh quân đoàn 42 - nơi đang diễn ra các trận đánh ác liệt nhất trên cao điểm Pulkôpxki và Urixki.

        Giucốp liên tục yêu cầu các đơn vị không chỉ biết phòng ngự, mà khi có thời cơ là tổ chức tấn công. Stalin giao cho nguyên soái Kulic, tư lệnh quân đoàn 54 nhiệm vụ phá vỡ một số điểm của vòng vây xung quanh Lêningrad. Giucốp đã nói chuyện với Kulic để phối hợp tác chiến. Ngày 17 tháng 9, khi Giucốp đề nghị Kulic kế hoạch để hợp quân thì đó chính là lúc tình hình ở Lêningrad trở nên căng thẳng nhất. Thống chế Phon Leeb, để cứu vãn danh dự trước Hitle đã tập trung sáu sư đoàn tấn công vào một khu vực nhỏ hòng tiến vào thành phố. Đã đến đúng thời điểm mà như Giucốp đã cảnh báo các tướng lĩnh trước chuyến bay. “Hoặc là”... “hoặc là”...! Hơn 300 máy bay Đức oanh tạc thành phố, pháo binh thì tập trung hỏa lực bắn vào các khu dân cư. Sau đây là một đoạn mệnh lệnh chiến đấu của mặt trận trong giây phút hiểm nghèo nhất:

        “Hội đồng quân sự mặt trận kêu gọi các chỉ huy, cán bộ chính trị và các binh sĩ hãy phòng thủ chặt ở phòng tuyến được chỉ định, nếu không có lệnh bằng văn bản của Hội đổng quân sự mặt trận mà bỏ các vị trí thì sẽ bị xử bắn ngay lập tức".

        Nguyên tắc của Giucốp là phải tích cực phòng ngự. Ông tìm được cách làm suy yếu đòn tấn công của kẻ thù bằng cách tấn công vào các vị trí khác. Cách tấn công này của Giucốp buộc Leeb phải tính toán rút lực lượng từ cao điểm Punkốpxki để tăng viện cho các vị trí, nơi Giucốp sẽ tấn công.

        Ngày 19 tháng 9, Giucốp đã dùng lực lượng của quân đoàn 8 tấn công vào cạnh sườn các đơn vị phía trước của Leeb - Đòn tấn công này đã gây bất ngờ cho quân Đức. Trong lúc Ph. Leeb đang tập trung lực lượng để đánh đòn quyết định vào khu vực Punkốpxki thì buộc phải ra lệnh rút binh đoàn cơ giới từ hướng tấn công này để cứu nguy cho phía cạnh sườn của mình.

        Nhưng đó chính là mục tiêu của Giucốp.

        Stalin cũng hiểu ngay ý đồ này của Giucốp, ngày 20 tháng 9, ông đã gửi cho Kulic bức điện yêu cầu quân đoàn của Kulic nhanh chóng phá vỡ thế bao vây và liên kết với quân đội của mặt trận Lêningrad. Rất tiếc là Kulic không thực hiện được yêu cầu này, sau đó ông đã bị cách chức Tư lệnh quân đoàn 54.

        Quân Đức hoàn toàn bị bất ngờ và kế hoạch “Cơn bão” của Hitle có khả năng bị phá sản. Hitle rất bực tức và yêu cầu tập hợp lại lực lượng cho đợt tấn công mới. Leeb hiểu rằng nếu không chiếm được Lêningrad thì sinh mệnh chính trị của ông ta cũng sẽ bị Hitle kết liễu.

        Stalin đã dùng lực lượng không quân và lực lượng dự bị để hỗ trợ Giucốp. Với tư cách Tổng tư lệnh, không phải ngẫu nhiên mà Stalin chọn Giucốp là Tư lệnh mật trận Lêningrad, Stalin rất hiểu khả năng của các cấp dưới của mình. Chính sự lựa chọn và bố trí đúng cán bộ vào những thời điểm cần thiết, đã giúp giải quyết được các tình huống tưởng chừng là vô vọng.

        Cũng chính khả năng đánh giá và bố trí đúng cán bộ của Stalin đã tạo điều kiện cho nhiều tướng lĩnh phát huy được tài năng, trỏ thành các tướng lĩnh nổi tiếng như Rôcoxốpxki, Vatutin, Konhép, Qiucốp, Rưbacôp, Kudơnetxốp, v.v...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:33:12 pm »


TRẬN CHIẾN BẢO VỆ MOXCƠVA

        Lúc 17 giờ 30 phút ngày 5 tháng 10 năm 1941, tướng Telêgin, ủy viên Hội đồng quân sự quân khu Moxcơva nhận được báo cáo của tư lệnh bảo vệ pháo đài Maloiaroxlápxki rằng xe tăng của quân Đức và bộ binh cơ giới đã chiếm được Iukhơnốp, vượt qua Maloiaroxlápxki và tiến dọc theo Pôdônxơcơ. Từ Maloiaroxlápxki đến Moxcơva chỉ khoảng lOOkm - Trong khi đường sá lại rất tốt, nên xe tăng đi chỉ mất hơn hai tiếng đồng hồ. Chắc rằng Bộ Tổng tham mưu đã báo cáo nguy cơ này với Tổng tư lệnh. Vì vậy, ngay sau đó, Têlêgin đã nhận được điện thoại của Bêria. Bằng giọng cục cằn và lạnh lùng, Bêria hỏi:

        - Anh lấy thông tin ở đâu mà cho rằng quân Đức đã ở Iukhơnốp, ai thông tin cho anh?

        Têlêgin báo cáo nguồn gốc thông tin của ông nhận được.

        - Hãy nghe đây, anh làm cái gì với trò vô bổ ấy vậy? Hình như anh toàn dựa vào thông tin của bọn hoảng loạn và phá hoại à...

        Têlêgin thuyết phục Bêria là các thông tin rất tin cậy vì chúng được các phi công trinh sát mặt trận chuyển đến.

        - Ai trực tiếp báo cáo anh tin này?

        - Tư lệnh không quân của quân khu - Đại tá Xbưtốp.

        Một lúc sau, đích thân Stalin gọi điện đến:

        - Têlêgin, có phải anh thông báo cho Sapôsnhicốp là xe tăng của quân Đức đã tiến vào Maloiaroxlápxki?

        - Vâng, tôi đã thông báo, thưa đồng chí Stalin.

        - Anh lấy các thông tin này từ đâu?

        - Tư lệnh binh đoàn Elixeeb đã báo cáo tôi.

        - Đây là tin vịt. Anh hãy ra lệnh tìm ngay kẻ đã loan tin này, cho bắt giữ và giao cho cơ quan an ninh, còn anh, lần sau phải kiểm tra thật kỹ thông tin trước khi báo cáo.

        Cũng vào lúc đó, chỉ huy trưởng Cục An ninh đặc biệt của Hồng quân Abacumốp đã gọi tư lệnh không quân quân khu Moxcơva đến phòng và hỏi:

        - Anh lấy thông tin từ đâu mà nói là xe tăng Đức đang tiến đến Iukhơnốp?

        - Đây là do không quân trinh sát báo cáo.

        - Thế thì đưa phim ra đây.

        - Các phi công tiêm kích đã bay rất thấp, họ không có máy chụp chuyên ngành nhưng họ nhìn thấy rõ dấu thập ngoặc trên xe tăng.

        - Các phi công của anh là những kẻ hèn nhát và hoảng loạn, cũng như vị tư lệnh của họ vậy. Anh cần phải làm rõ kẻ đã loan truyền tin này và kỷ luật thật nghiêm khắc.

        - Tôi không thể làm được điều này vì ở đây không có một lỗi lầm nào cả, các phi công chiến đấu đã kiểm tra kỹ thông tin thu được.

        - Anh có gì để chứng minh không?

        - Đề nghị anh hãy hỏi Tư lệnh quân đoàn tiêm kích phòng không - Đại tá Klimốp.

        Tuy nhiên, do trong sổ ghi chép các chuyến bay không ghi chép rõ các kết quả quan sát, vì vậy Xbưtốp đã bị cách chức và chờ Tòa án binh xét xử.

        Xbưtốp chỉ được giải cứu khi mọi người đều thấy rõ ràng xe tăng quân Đức đã vào đến Iukhơnốp, nhưng sau đó đơn vị xe tăng này không tiến về Moxcơva mà chuyển sang hướng Viadơma vào hậu phương của tập đoàn quân dự bị và phương diện quân Tây. Còn trên hướng chính tiến về Moxcơva là các đơn vị dự bị chiến lược của quân Đức.

        Cũng trong ngày hôm đó, Stalin gọi điện cho Giucốp:

        - Đồng chí Giucốp, đồng chí có thể ngay lập tức bay về Moxcơva không? Tình hình ở cánh trái của mặt trận dự bị và khu vực Iukhơnốp rất phức tạp, Đại bản doanh muốn trao đổi với đồng chí về vấn đề này.

        Giucốp trả lời:

        - Cho phép tôi bay về vào sáng ngày 6 tháng 10.

        - Tốt - Stalin đồng ý - Ngày mai chờ đồng chí ở Moxcơva.

        Tuy nhiên, do một số sự kiện xuất hiện ở quân đoàn 54, ngày 6 tháng 10, Giucốp chưa thể bay về được.

        Chiểu tối, Stalin lại gọi điện:

        - Tình hình ở chỗ anh thế nào? Có gì mới xuất hiện không?

        - Quân Đức đã giảm cường độ tấn công. Theo các số liệu thu được thì quân Đức đã bị tiêu hao rất lớn - Giucôp hỏi lại - Liệu tôi có phải bay về Moxcơva không?

        - Anh hãy giao lại cho tướng Khodin hoặc tướng Phediuninxki và bay về Đại bản doanh ngay.

        Stalin tiếp Giucốp tại phòng làm việc, không chào hỏi gì dài, Stalin chỉ ngay vào bản đồ vùng Viadơma.

        - Anh hãy nhìn đi, đây là thành quả của Bộ chỉ huy phương diện quân Tây, tình hình ở đây rất phức tạp. Tôi không thể nhận được báo cáo của phương diện quân Tây và mặt trận dự bị về hướng tấn công của quân Đức... Anh hãy đến ngay Bộ tham mưu của phương diện quân Tây, nghiên cứu thật kỹ tình hình và điện thoại về cho tôi vào bất cứ lúc nào.

        Stalin hỏi tiếp:

        - Theo anh thì quân Đức trong thời gian tới có tấn công lại Lêningrad không?

        - Theo tôi là không, vì quân Đức bị tiêu hao rất nặng không đủ lực lượng để tiến hành chiến dịch mới.

        - Theo anh thì quân Đức điều các đơn vị xe tăng - cơ giới đi đâu?

        - Rõ ràng là về hướng Moxcơva.

        Stalin nhìn lên bản đồ và nói:

        - Rõ ràng là chúng đã hành động ở hướng này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:37:22 pm »


        Sau khi ở phòng Stalin ra, Giucốp đến Bộ Tổng tham mưu, tại đây Sapôsnhicôp đưa cho ông bức điện:

        “Gửi Tư lệnh phương diện quân dự bị!
               Tư lệnh phương diện quân Tây.

        Theo quyết định của Đại bản doanh, đồng chí Đại tướng Giucốp sẽ chỉ huy ở khu vực phương diện quân dự bị với cương vị đại diện của Đại bản doanh.

        Đại bản doanh yêu cầu báo cáo tỉnh hình cho đồng chí Giucôp. Mọi quyết định của đồng chí Giucốp trong thời gian tới là bắt buộc phải thực hiện.

Thừa lệnh Đại bản doanh.               
Tổng tham mưu trưởng - Sapôsnhicốp.       
6 tháng 10 năm 1941 - 19 giờ 30 phút"       

        Tình hình ở mặt trận Moxcơva rất ác liệt.

        Đối mặt với cụm tập đoàn “Trung tâm” của Đức là các đơn vị của 3 phương diện quân: phương diện quân Tây do tướng Kônhép chỉ huy, phương diện quân dự bị do nguyên soái Budienưi chỉ huy, phương diện quân Brianxki do tướng Erêmencô chỉ huy.

        Như vậy, quân Đức ở hướng này có ba quân đoàn bộ binh, ba binh đoàn xe tăng, 16 binh đoàn bộ binh, tám binh đoàn cơ giới. Tổng số 76 sư đoàn, trong đó có 18 sư xe tăng, tám sư cơ giới... Tổng quân số của cụm tập đoàn Trung tâm là khoảng hai triệu quân (trong khi ở thế kỷ 19, Napôlêon tấn công Moxcơva chỉ có 600 ngàn quân).

        Ba phương diện quân của chúng ta có 15 quân đoàn,,với 83 sư đoàn, trong đó chỉ có một sư đoàn xe tăng, hai sư đoàn cơ giới... Chúng ta có rất ít pháo và xe tăng. Xét riêng về số đơn vị thì quân ta có ưu thế hơn, nhưng xét về thực chất và số lượng trang bị kỹ thuật, cơ giới thì quân Đức vượt trội hơn hẳn. Lúc đầu quân Đức đã sử dụng có hiệu quả chiến thuật bao vây chia cắt để tiêu diệt từng bộ phận quân ta. Lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 8 tháng 10, Giucốp điện thoại cho Stalin để báo cáo tình hình mặt trận:

        - Mối nguy chính hiện nay là yếu điểm ở tuyến phòng ngự, gần Môgiaixki, vì vậy các đơn vị xe tăng, cơ giới địch có thể tiến rất nhanh về Moxcơva. cần ngay lập tức điều các đơn vị đến khu vực này từ bất cứ đâu có thể.

        - Thế anh định làm gì? - Stalin hỏi.

        - Tôi sẽ đến chỗ Budienưi ngay.

        - Được, anh đến đó ngay và điện thoại cho tôi.

        Khi gặp Budienưi, Giucốp hỏi:

        - Hiện nay Iukhơnốp đang ở trong tay ai?

        - Tôi không rõ - Budienưi trả lời - Tôi cho rằng quân Đức đã chiếm được Iukhơnôp.

        - Anh hãy nắm lại tình hình và báo cáo về Đại bản doanh. Hãy báo cáo Stalin về cuộc trao đổi này của chúng ta và nói rằng tôi đã tới vùng Iukhơnôp, sau đó tôi sẽ tới Kaluga, cần phải làm rõ tình hình ở đó.

        Khi Giucốp còn cách Iukhơnôp 10-12km thì bị các chiến sĩ ngăn lại và nói rằng quân Hitle đã vào Iukhơnôp.

        Giucốp ngay lập tức quay sang hướng Kaluga. Khi ông đến Bộ tham mưu phương diện quân dự bị chiến lược thì được thông báo là đã có quyết định bổ nhiệm ông làm Tư lệnh ở đây, nhưng đồng thời lại có chỉ thị của Tổng tư lệnh phải đến ngay phương diện quân Tây. Ông điện thoại hỏi Sapôsnhicốp xem phải thực hiện quyết định nào?

        - Anh được bổ nhiệm ở cương vị Tư lệnh phương diện quân Tây, nhưng đến trước ngày 10 tháng 10 hãy làm rõ mọi việc ở phương diện quân dự bị. Làm sao để quân Đức không vượt qua tuyến Môgiaixki - Mola - Iaroxlapxki.

        Sáng sớm ngày 10 tháng 10, Giucốp đã có mặt tại Bộ tham mưu phương diện quân Tây, tại đó ủy ban Kiểm tra của Hội đồng Quốic phòng bao gồm Molotốp, Vôlôsilốp, Vaxilepxki đang điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra thảm họa cho các đơn vị của mặt trận Tây.

        Bulganin nói với Giucốp:

        - Stalin vừa gọi điện và ra lệnh anh phải điện thoại ngay cho ông ta khi tới nơi.

        Qua điện thoại, Stalin nói:

        - Chúng tôi đã quyết định giải phóng Cônhép khỏi chức vụ Tư lệnh phương diện quân Tây, do các sai lầm của ông ta tại đó. Chúng tôi cũng đã quyết định bổ nhiệm anh làm Tư lệnh phương diện quân, anh có ý kiến gì không?

        - Không, thưa đồng chí Stalin, tôi không có ý kiến gì được khi mà Moxcơva đang trong tình trạng nguy kịch thế này.

        - Thê còn Cônhép thì sao?

        - Hãy để anh ta lại làm phó cho tôi, tôi sẽ giao cho anh ta lãnh đạo cụm đơn vị ở hướng Kalininxki.

        Stalin hỏi lại:

        - Tại sao anh lại bảo vệ Cônhép, anh ta là bạn anh à?

        - Tôi biết ánh ta rất rõ từ thời ở quân khu Bêlôrutxki.

        - Được, các đơn vị còn lại của phương diện quân dự bị sẽ thuộc quyển của anh, hãy nắm lấy và hành động đi.

        Giucốp truyền đạt lại tinh thần cuộc điện đàm với Stalin cho đoàn ủy ban kiểm tra của Hội đồng quốc phòng và đề nghị:

        - Nếu ủy ban không phản đối thì tôi đề nghị chấm dứt hoạt động của ủy ban tại đây vì chúng ta phải hành động ngay, thứ nhất chuyển Bộ tham mưu đến Alabiuô, thứ hai, đồng chí Cônhép phải tiến hành phối hợp hành động các đơn vị ở hướng Kalininxki, thứ ba, sau đây một tiếng ủy ban sẽ chuyển đến vị trí mới ở Môgiaixki”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:39:46 pm »


        Ủy ban kiểm tra đồng ý với Giucốp và trở về Moxcơva. Chúng ta không khó khăn gì để so sánh với tình hình tương tự xảy ra tại phương diện quân Tây trước đây, khi mà Mekhơlic đã tối đó kiểm tra và đề nghị xử bắn Đại tướng Paplốp và một số tướng lĩnh, trong khi ở đây Giucốp đã cứu Cônhép và nhiều sĩ quan khác.

        Stalin tỏ ra rất nghiêm khắc với sai lầm và thất bại của Cônhép, Giucốp rất hiểu điều gì có thể xảy ra, vì vậy đã khôn khéo đưa Cônhép ra khỏi búa rìu của Stalin và giữ ông ta làm phó của mình (lúc đó, Giucổp không thể ngờ được là sau này Cônhép sẽ trả ơn cho ông bằng một cách rất mờ ám).

        Hai ngày sau khi Giucốp bắt đầu chỉ huy mặt trận, Molotốp điện thoại cho Giucốp với giọng phê phán, dường như Giucốp không nắm chắc tình hình chiến trận. Molotốp nói:

        - Hoặc là anh ngăn chặn ngay nguy cơ uy hiếp Moxcơva, hoặc là anh sẽ bị xử bắn.

        - Đừng dọa tôi - Giucốp trả lời - Tôi nắm mặt trận chưa đầy hai ngày, tôi vẫn chưa đủ thời gian để nắm chắc mọi tình hình.

        Molotổp cao giọng:

        - Sao lại thế được, anh không biết nắm tình hình trong hai ngày á?

        Giucốp trả lời:

        - Nếu anh có khả năng nắm tình hình nhanh hơn tôi thì hãy đến đây và nắm lấy cương vị chỉ huy đi! - Rồi ông dập máy.

        Khi các bạn đọc đến đoạn Giucốp đến phương diện quân phía Tây và phải mất rất nhiều thời gian để tìm Bộ tham mưu của nó, chắc các bạn cũng cảm thấy dường như có một khoảng trống nào đó, không thấy các binh đoàn của chúng ta đâu cả mà quân Đức lại không dễ dàng tiến được đến Moxcơva. Chúng ta vẫn nhớ lời Stalin nói với Giucốp: là ông ta không biết rõ được tình hình, không biết đơn vị nào bị bao vây, đơn vị nào đang chiến đấu. Chính lúc đó, trên các trận chiến đấu ác liệt là các đơn vị nhỏ của Hồng quân, các bộ phận còn lại của các sư đoàn, các binh đoàn. Họ chiến đấu dũng cảm, giữ từng trận địa để cản phá làn sóng tấn công mãnh liệt của quân Đức. Những chiến công đó, thậm chí chưa từng được viết ở đâu cả. Sau này các nhà văn, nhà báo chỉ gặp để nghe và viết về chiến công của những người còn sống - nhưng còn những người đã hy sinh, thậm chí chính họ mới là những người lập chiến công chính thì không được ai biết đến.

        Tình hình rất căng thẳng khi Stalin quyết định sáp nhập phương diện quân Tây và phương diện quân dự bị chiến lược.

        Liệu Stalin có thể làm gì hơn được khi mà đại đa số các đơn vị đang bị bao vây, còn lực lượng dự bị chiến lược thì không có. Nếu như lúc Stalin cử Giucốp đến Lêningrad và cho rằng tình hình ở đó là cực kỳ nguy hiểm thì tình hình ở Moxcơva lúc này còn căng thẳng và nguy hiểm hơn nhiều. Và lại lần này nữa, trong tình huống cực kỳ căng thẳng, Stalin lại có một quyết định đúng đắn, đó là việc bổ nhiệm Giucổp ở mặt trận phía Tây.

        Rất nhanh chóng đánh giá tình hình và hiểu rất rõ âm mưu của kẻ thù, Giucốp đi đến kết luận là quân Đức không đủ lực lượng triển khai trên toàn mặt trận, một bộ phận lớn các đơn vị đang phải làm nhiệm vụ bao vây các đơn vị của chúng ta. về phía Hồng quân cũng không nên tập trung phòng ngự quá dày đặc. Giucốp quyết định tổ chức phòng ngự dọc theo các đường quốc lộ, nơi các đơn vị cơ giới của Đức đang cố gắng tiến vào Moxcơva - Cụ thể là dọc tuyến Vôlôkôlamxki, Môgiaixki, Kaluxki. Khu vực này cần tập trung các đơn vị pháo, vũ khí chống tăng và tập trung hỏa lực của không quân. Hướng nguy hiểm nhất là Môgiaixki, gần với địa danh nổi tiếng Bôrôđinô, nơi năm 1812 Napôlêon đã vấp phải trận quyết chiến của quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Cutudốp. Tại hướng này là trận địa của tập đoàn quân dự bị chiến lược.

        Trung tướng Rôcôxôpxki chỉ huy phòng thủ ở hướng Vôlôkôlamxki, nơi ông chỉ có bộ chỉ huy quân đoàn 16, còn các đơn vị của nó thì đang bị bao vây. Quân đoàn 33 của trung tướng Ephrêmôvưi tập trung ở hướng Narô -  Phơminxki, ở hướng Maloiaroxlápxki có quân đoàn 43 của Thiếu tướng Golubép.

        Ngày 10 tháng 10, khi Stalin bổ nhiệm Giucốp làm Tư lệnh phương diện quân, thì trên các trang báo: “Phelkisser Beobakhter” đã đáng tin: “Giờ khắc vĩ đại đã đến: chiến dịch phía Đông đã kết thúc”, “Sự kết thúc của Đảng Bônsêvich”... Hitle đã phát biểu trước nghị viện và tuyên bố: “Hôm nay tôi nói lên điều này, vì rằng hôm nay có thể tuyên bố kẻ thù đã bị tiêu diệt và không bao giờ có thể ngóc đầu lên được nữa!”.

        Hitle còn dự định sẽ chiếm Moxcơva và tổ chức duyệt binh đúng vào ngày 7 tháng 11. Trong những ngày này, Tổng tư lệnh Lục quân Đức, thông chế Brauchits đã đến mặt trận và yêu cầu điều các đơn vị xe tăng từ phía Bắc về để tấn công Moxcơva. Các đơn vị quân Đức đã chiếm được Kaluga hôm 12 tháng 10, ngày 15 tháng 10, Gepnher dẫn đầu tập đoàn xe tăng tiến về phía tuyến phòng thủ Moxcơva.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:44:47 pm »


        Vào một trong những ngày căng thẳng nhất ấy, Stalin hỏi Giucốp:

        - Anh có tin là chúng ta sẽ giữ được Moxcơva không? Tôi hỏi anh điều này với một nỗi đau rất lớn trong lòng, anh hãy nói một cách chân thành, với tư cách một đảng viên.

        Giucốp suy nghĩ một lúc - Có lẽ những giây phút này đối với Stalin là rất dài. Giucốp hiểu rất rõ, ông phải gánh lấy trách nhiệm như thế nào trước câu trả lời “có” hay “không” của mình. Lúc đó, Giucốp tâm niệm rằng sẽ tìm mọi cách để bảo vệ thủ đô, vì vậy ông trả lời một cách tin tưởng:

        - Nhất định chúng ta sẽ giữ được Moxcơva. Nhưng chúng ta cần thêm ít nhất hai quân đoàn và ít ra là 200 xe tăng nữa.

        - Anh có quyết tâm như vậy là rất tốt. Anh hãy gọi điện cho Bộ Tổng tham mưu để thống nhất xem làm thế nào tập trung được hai quân đoàn dự bị, các đơn vị này sẽ có vào cuối tháng 11, nhưng còn 200 xe tăng thì chưa thể có ngay được.

        Ngày 15 tháng 10 năm 1941, lúc 9 giờ sáng, Stalin chủ trì họp Bộ chính trị, với sự có mặt của Bộ trưởng quốc phòng, Bí thư thứ nhất Đảng bộ Moxcơva, Tướng Arơtemiép, Tư lệnh quân khu Moxcơva. Stalin trông rất bình tĩnh và tập trung, ông thông báo:

        - Cho đến trước khi lực lượng dự bị của chúng ta từ Viễn Đông quay về thì quân Đức vẫn đang chiếm ưu thế. Mặt trận có thể bị chọc thủng vào bất cứ lúc nào. cần thiết phải chuẩn bị tình huống là quân Đức sẽ lọt vào Moxcơva.

        Tư lệnh bộ đội hậu cần của Hồng quân, tướng Khơrulép nhớ lại:   

        ... Sáng ngày 16 tháng 10, nguyên soái Sapôsnhicôp gọi điện thoại cho tôi và truyền đạt mệnh lệnh của Stalin cho tất cả các đơn vị hậu cần phải chuẩn bị sơ tán đến Kubưxép - để chuẩn bị sơ tán Đại bản doanh và Stalin, tôi được lệnh chuẩn bị một đoàn tàu...”.

        Nghị quyết của Hội đồng quốc phòng đã yêu cầu nhanh chóng bắt đầu sơ tán các cơ quan chính phủ, Xô Viết tối cao, các bộ, đoàn ngoại giao và các cơ quan khác, di chuyển các kho vật quý, tài liệu lưu trữ.

        Vào một đêm, dưới sự bảo đảm tuyệt mật đã di chuyển thi hài Lênin ra khỏi lăng và đưa lên một toa tàu bảo vệ đặc biệt để chở đến Kubưxép. Khi tại Moxcơva bắt đầu tiến hành sơ tán, thì dường như ở Moxcơva có tình trạng “hỗn loạn” như sau này có một số người đã gọi như vậy, tình trạng mất trật tự, phá phách các cửa hàng, kho tàng. Nhưng thực ra không phải là cướp phá mà là người ta ngầm hiểu là chia ra để sơ tán. Một số dân cư sơ tán đi bộ theo các quốc lộ về phía đông.

        Trong khi đó, riêng Bêria lại vội vàng lên kế hoạch để loại bỏ các tù nhân đặc biệt, trong đó có trợ lý Tổng tham mưu trưởng, hai lần Anh hùng Liên Xô Xmuxkêvich, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh không quân Xô Viết, Trung tướng, Anh hùng Liên Xô Rưchagốp và vợ ông ta, Thượng tướng, Anh hùng Liên Xô Stern... Theo lệnh của Bêria, 25 tù nhân đặc biệt - trong đó có các tướng lĩnh nêu ở trên đã bị xử bắn ngay sau khi được chuyển đến Kubưxép mà không có Toà án nào xét xử.

        Stalin không có ý định sơ tán khỏi Moxcơva. Sau đây là hồi ức của Charaép.

        - Vào giữa tháng 10, trước khi đi sơ tán, tôi có ghé vào chào tướng Vlaxich, tư lệnh cảnh vệ của Stalin.

        Vlaxich nói:

        - Không sao, cứ đi đi, sẽ sớm trở về thôi.

        - Vâng, tôi cũng tin như vậy.

        - Đồng chí Stalin cũng tin như vậy.

        - Thế có bao giờ các anh bàn đến chuyện là trong một tình huống khẩn cấp nào đó, đồng chí Stalin cũng đi sơ tán đến Kubưxép không?

        - Tôi biết đã từng có câu chuyện về chủ đề này giữa Stalin và Dđanốp, Stalin khảng khái nói rõ ràng là không thể bao giờ nói về chuyện này, Stalin sẽ ở lại Moxcơva, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một đoàn tàu.

        - Stalin có biết chuyện này không?

        - Bây giờ thì chưa biết, nhưng chắc là hôm nay hay ngày mai sẽ biết.

        Stalin không có ý định rời khỏi Moxcơva, nhưng mệnh lệnh về sơ tán thì do ông ký.

        Ngày 15 tháng 10 năm 1941

        Mệnh lệnh của Hội đổng quốc phòng Nhà nước

        “Về kế hoạch sơ tán của thành phố Moxcơva”

        Do tình hình không thuận lợi trên tuyến phòng thủ Môgiaixki, Hội đồng quốc phòng yêu cầu:

        1. Giao đồng chí Molotốp thông báo cho các phái Bộ ngoại giao để ngay ngày hôm nay tiến hành sơ tán đến thành phố Kubưxép (đồng chí Kaganôvich nhanh chóng đưa ra thành phần các bộ phận bảo đảm, đồng chí Bêria tổ chức công tác bảo vệ).

        2. Ngay trong ngày hôm nay tổ chức sơ tán Xô Viết tối cao, và cơ quan chính phủ do Molotốp đứng đầu.

        3. Nhanh chóng sơ tán cơ quan Bộ quốc phòng và Bộ Hải quân đến Kubưxép - còn Bộ Tổng tham mưu đến thành phô Arơdamax.

        4. Trong trường hợp quân địch xuất hiện ở cửa ngõ Moxcơva thì cho phép Bộ trưởng An ninh - đồng chí Bêria và đồng chí Serơbacôp quyết định việc phá huỷ các nhà máy mà không thể sơ tán được - Trong đó có cả thiết bị metro.


Chủ tịch Hội đồng quốc phòng       
I. V. Stalin"                 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:49:05 pm »


        Ignatosvili một trong những cấp phó của tướng Vlaxich - Tư lệnh cảnh vệ của Stalin đã kể lại:

        - Khi tình hình ở Moxcơva đã trở nên rất căng thẳng, quân Đức đã chiếm được Kriucốp, còn các cơ quan chính phủ hầu như đã sơ tán hết ra khỏi Moxcơva, Micoian và Malencốp trong lúc đang ngồi trong phòng đã bảo tôi: “Đã đến lúc Stalin phải sơ tán về Kubưxép, anh hãy đến và nói với Stalin về điều này”.

        Tôi đến phòng Stalin, và để cho thân tình tôi nói chuyện với ông bằng tiếng Grudin:

        - Thưa Stalin, cần phải mang theo các đồ dùng gì đến Kubưxép?

        Stalin nhìn tôi một cách kỳ lạ, như đốt cháy các thứ trên người tôi.

        - Anh thật là một kẻ hèn nhát, làm sao mà anh có thể nói đến chuyện bỏ chạy, khi mà quân đội đang tử thủ bảo vệ Moxcơva! Anh đáng bị xử bắn về sự hèn nhát!

        Tôi bàng hoàng trở lại phòng Micoian và Malencốp, họ hỏi:

        - Sao? Ông ta quyết định thế nào?

        Tôi không có tâm trí nào để trả lời, Stalin đã nói thì không phải là đùa, tôi chộp lấy chai Cônhắc và ngửa cổ tu một hơi để lấy lại tinh thần.

        Micoian và Malencốp lại hỏi:

        - Cuối cùng thì ông ta quyết định thế nào?

        - Ông ta nói - sẽ xử bắn tôi vì những câu nói đó và nếu điều đó xảy ra thì chính các ông là người đẩy tôi tới giá treo cổ!

        Cũng may là sau đó không xảy ra chuyện này.

        Tháng 10 năm 1941, vào một trong những ngày căng thẳng nhất, Chính ủy không quân Stepanốp đã gọi điện cho Stalin. Do âm thanh rất to nên mọi người trong phòng làm việc của Stalin đã nghe được cuộc đàm thoại này. Stepanốp báo cáo là đang ở Perkhuscốp, phía Tây Moxcơva, nơi đóng Bộ tham mưu phương diện quân Tây.

        - Công việc ở đó thế nào? - Stalin hỏi.

        - Bộ chỉ huy không yên tâm, vì rằng Bộ tham mưu đóng quá gần tuyến trước, cần phải di chuyển về phía đông của Moxcơva - Có một khoảng im lặng rất dài. Sau đó, Stalin nói:

        - Đồng chí Stepanốp, hãy hỏi mọi người ở Bộ tham mưu xem họ có được trang bị xẻng quân dụng không?

        - Thưa đồng chí Stalin, bây giờ... đồng chí nói đến xẻng nào ạ?

        - Loại nào cũng được.

        - Bây giờ... xẻng thì có, thưa đồng chí.

        - Hãy truyền đạt lại cho mọi người để họ cầm lấy xẻng và tự đào lấy huyệt cho mình. Bộ tham mưu của đồng chí ở lại Perkhuscốp, còn tôi sẽ ở lại Moxcơva. Tạm biệt! - Ông nói những câu này một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và sau đó đặt máy.

        Ngày 18 tháng 10, quân Đức chiếm Maloiaroxlápxki và Môgiaixki.

        Ngày 19 tháng 10, Stalin triệu tập họp Hội đồng quốc phòng ở điện Kremli. Đầu tiên, Serơbacốp, Bí thư Thành ủy Moxcơva báo cáo về tình hình chiến sự, sau đó là báo cáo của Tư lệnh quân khu Moxcơva, tướng Arơtemiép về cuộc đấu tranh chống tình trạng náo loạn ở thủ đô và tình hình sơ tán.

        Sau đó, đến lượt Stalin, ông không bước về phía bục để phát biểu mà quay về phía mọi người đang ngồi trong hội trường. Một khoảng im lặng, mọi người nín thở chờ đợi bài phát biểu của Stalin, chờ đợi điều cốt yếu nhất, quan trọng nhất, nhưng Stalin nhìn vào từng người một mà hỏi:

        - Chúng ta sẽ giữ Moxcơva hay là rút lui?

        Sự im lặng càng căng thẳng hơn, không ai là không thế nói rằng có thế rút lui khỏi thành phố.

        - Tôi sẽ hỏi từng người một trong số các anh, xem trách nhiệm cá nhân từng người thế nào?

        Ông tiến về phía Bí thư Thành ủy, người ngồi ở hàng đầu:

        - Anh trả lời thế nào?

        - Không thể rút lui được!

        Người tiếp theo nói:

        - Chúng ta sẽ chiến đấu sau từng căn nhà.

        Stalin đi khắp phòng và hỏi từng người một, mọi người đều nói lên quyết tâm bảo vệ Moxcơva.

        Quay về phía Malencốp, Stalin nói:

        - Hãy viết nghị quyết của Hội đồng quốc phòng!

        Malencốp cầm lấy bút, viết rất chậm và không thật tự tin.

        Stalin bước tới, đọc qua vai Malencốp. Ông không kìm được nói:

        - Sao thế? Xé tờ giấy ấy đi và chuyển cho Serơbacốp. Ông ra lệnh - Hãy viết đi - Rồi ông đọc để Serơbacốp viết.

        Vì đây là văn bản do đích thân Stalin đọc cho Serơbacốp nên theo tôi tài liệu này cần được ghi lại để độc giả thấy được văn phong dứt khoát, rõ ràng và ngắn gọn của Stalin.

        Nghị quyết của Hội đồng quốc phòng.

        “Về việc từ 20 tháng 10 ban hành chế độ thiết quân luật ở thành phố Moxcơva và vùng ngoại ô”. Số 813 - ngày 19 tháng 10 năm 1941.

        Hội đồng tuyên bố việc phòng thủ trên các tuyến ở khoảng cách 100 - 120km phía Tây Moxcơva được giao cho Tư lệnh phương diện quân tây - Đại tướng Giucốp, còn Tư lệnh quân khu Moxcơva - Trung tướng Arơtemiép được giao nhiệm vụ bảo vệ phía trong Moxcơva.

        Để đảm bảo công tác hậu cần cho Moxcơva và các đơn vị bảo vệ Moxcơva cũng như nhằm chống hoạt động phá hoại, gián điệp của phát xít Đức, Hội đồng quốc phòng quyết nghị:

        1. Ban bố tình trạng thiết quân luật ở thành phố Moxcơva và các vùng lân cận từ 20 tháng 10 năm 1941.

        2. Nghiêm cấm mọi sự di chuyển của các cá nhân và phương tiện giao thông từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng, trừ khi có giấy phép đặc biệt của Tư lệnh cảnh vệ thành phố Moxcơva. Trong trường hợp có báo động phòng không thì phải di chuyển theo quy định của công tác phòng không.

        3. Việc bảo đảm an ninh nghiêm ngặt trong thành phố và vùng lân cận được giao cho Tư lệnh cảnh vệ thành phố Moxcơva - tướng Xinhilốp.

        4. Những kẻ vi phạm trật tự sẽ nhanh chóng bị chuyển cho Tòa án quân sự xét xử, còn những kẻ phá hoại, gián điệp, nội gián cho kẻ thù làm phương hại an ninh thi bị bắn ngay tại chỗ.

        Hội đồng quốc phòng kêu gọi nhân dân thủ đô tuân thủ trật tự, bình tĩnh và hỗ trợ các đơn vị Hồng quân đang bảo vệ Moxcơva.

Chủ tịch Hội đồng quốc phòng Nhà nước       
I.V.Stalin - Moxcơva, Kremli.               
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 12:39:26 am »


        Ngày 28 tháng 10, Stalin cho gọi tướng Arơtemiép, Tư lệnh quân khu Moxcơva và Tư lệnh không quân - tướng Giugarép và đặt cho họ câu hỏi:

        - Còn mười ngày nữa là đến lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, chúng ta có tổ chức Lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ không?

        Hai vị tướng nhìn nhau lưỡng lự, Moxcơva đang trong tình trạng sơ tán, giấy tờ, đồ đạc còn ngổn ngang. Thậm chí không ai dám nghĩ đến điều đó.

        - Tôi hỏi lại một lần nữa, chúng ta có tổ chức duyệt binh không ?

        Arơtemiép trả lời không thật tự tin:

        - Tình hình không thuận lợi... và trong thành phố không có các đơn vị quân đội, xe tăng và pháo binh thì đang ở ngoài mặt trận... Liệu có nên không?

        - Nhưng Hội đồng quốc phòng cho rằng - Stalin nói hướng về các ủy viên Bộ chính trị đang ngồi trong phòng - Cần phải tổ chức duyệt binh, nó sẽ có ý nghĩa về tinh thần to lớn tác động không chỉ người dân Moxcơva mà là cả toàn quân, toàn quốc.

        Sau đó, các vị Tư lệnh đã nhận nhiệm vụ và việc chuẩn bị cho lễ duyệt binh đã bắt đầu trong chế độ “tuyệt mật”.

        Ba ngày trước ngày lễ, Stalin hỏi các vị lãnh đạo thành phố xem sẽ tổ chức lễ kỷ niệm ở đâu? Stalin giải thích lý do cần tổ chức lễ kỷ niệm và nói:

        - Các anh chuẩn bị thật nhanh, không còn thời gian để chuẩn bị báo cáo, nếu các anh không phản đối thì tôi sẽ đọc báo cáo.

        Ngày 6 tháng 11, lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười đã được tổ chức không phải ở nhà hát lớn mà ở tiền sảnh trong ga metro Maiacốpxkaia.

        Các đại biểu theo thang cuốn đi xuống ga metro, đại biểu chính phủ đến bằng tàu metro từ phía bên cạnh, thậm chí nhiêu người thấy không khí còn long trọng hơn cả buổi lễ trong những ngày hòa bình. Mọi người đểu hiểu ý nghĩa chính trị và tinh thần rất lớn của buổi lễ và lời phát biểu của Stalin được phát qua hệ thống radio ra toàn quốc.

        Đoạn đầu của bài phát biểu, Stalin điểm lại tình hình bốn tháng chiến tranh, ông lý giải tại sao chiến lược “đánh nhanh” của Hitle đã thành công ở phương Tây lại thất bại ở phía đông. Sau đó, ông rút ra nguyên nhân các thất bại tạm thời của Hồng quân và chỉ ra rằng quân Đức nhất định sẽ bị tiêu diệt.

        Stalin đọc diễn văn chậm rãi, rõ ràng có tính thuyết phục. Mọi người lắng nghe lời của lãnh tụ không chỉ cảm nhận nội dung mà cả sự tự tin, quyết tâm đem đến cho nhân dân lòng tin mãnh liệt rằng - mọi thứ sẽ theo đúng như đồng chí Stalin nói.

        Lễ duyệt binh ngày hôm sau trên Quảng trường Đỏ không những chỉ tập hợp mà còn cổ vũ nhân dân và quân đội trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, mà có thể nói là một đòn chí tử giáng vào âm mưu của phát xít Đức.

        Hai sự kiện trọng đại này đã minh chứng tầm nhìn và tính cách cao cả của Stalin như một nhà chính trị, một lãnh tụ có tầm cỡ, có đủ bản lĩnh, khả năng gắn kết toàn dân trong cuộc chiến đấu. Tôi có thể nói rằng hai sự kiện này còn chứng minh lòng dũng cảm của ông: nếu quân Đức mà biết được việc chuẩn bị buổi lễ này và có kế hoạch tấn công phá hoại thì hậu quả thật khôn lường.

        Đối với đồng bào cả nước, cuộc duyệt binh thật là bất ngờ, một sự kiện rất xúc động. Vì vậy, tôi sẽ nói ngắn gọn về những gì đã diễn ra trên Quảng trường Đỏ. Đây quả thật là một cuộc duyệt binh đặc biệt! Nó không chỉ là duyệt binh và diễu binh, mà nó còn là lời kêu gọi, sự cảnh báo với kẻ thù.

        Khi quân Đức đang ở cách Moxcơva không xa thì cuộc duyệt binh này quả thật là rất mạo hiểm. Quân Đức hoàn toàn có thể tập trung hỏa lực không quân và mặt đất để tấn công, thậm chí có thể tập trung binh lực rất lớn để tiến thẳng đến Quảng trường Đỏ. Trong thực tế đã có nhiều lần quân Đức chọc thủng tuyến phòng ngự của chúng ta và tiến rất sâu về phía trước.

        Nhưng lần này, quân Đức đã không chuẩn bị, tình báo của chúng không hề biết về kế hoạch tổ chức lễ duyệt binh. Khi cuộc duyệt binh đã bắt đầu. Hệ thống radio đã loan tin ra toàn thế giới, trong đó có cả Berlin và chỉ huy sở: “Hang sói”, nhưng vì quá bất ngờ nên quân Đức không biết phải làm gì, tất cả đểu sợ không dám báo cáo cho Hitle. Trong khi đó, bản thân Hitle rất tình cờ bật radio và nghe thấy bản nhạc duyệt binh và tiếng ủng lính nện trên mặt đường. Hitle lúc đầu tưởng là buổi diễu binh của quân Đức, nhưng khi nghe thấy mệnh lệnh duyệt binh bằng tiếng Nga thì Hitle hiểu ngay điều gì đã xảy ra. Hitle lập tức nhấc điện thoại và gọi thẳng cho Bộ tham mưu cụm tập đoàn quân “Trung tâm”.

        Khi nối được điện thoại, Hitle nói luôn:

        - Hitle đang bên máy đây, hãy nối ngay cho tôi tư lệnh phi đoàn ném bom gần nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:34:31 pm »


        Im lặng một lúc, sau đó có giọng thất thanh:

        - Đâu, Hitle đâu? Tôi không nghe thấy tiếng ông ta!

        - Tôi đây? Anh là ai?

        - Chỉ huy trưởng phi đoàn ném bom số 12, tướng...

        - Tướng tá cái gì, quân Nga tổ chức duyệt binh ngay trước mũi mà các anh không biết à? Ngủ à? Đồ lợn!

        - Nhưng thời tiết rất xấu, thưa Hitle, có tuyết và không bay được.

        - Các phi công giỏi có thể bay trong bất cứ thời tiết nào, tôi cho anh một tiếng để sửa lỗi lầm của mình. Hãy cất cánh ngay tất cả phi đoàn của anh và do chính anh chỉ huy. Tôi chờ báo cáo của anh khi trở về! Thế thôi - Và dập máy.

        Sau đó vài phút, đơn vị không quân Đức đã cất cánh, nhưng chúng không đến được Moxcơva, máy bay của vị tướng này và 25 chiếc khác đã bị bắn hạ trước khi đến được Moxcơva.

        Nhà văn Épgênhi Đakhaovich Vôrabiốp, người có mặt tại lễ duyệt binh đã kể lại:

        - Tôi lúc đó là phóng viên báo mặt trận phía Tây, tờ “Sự thật Hồng quân”. Tất cả phóng viên đứng trên cánh trái của lễ đài, nơi trước chiến tranh là chỗ đứng của đoàn ngoại giao„. Chúng tôi đứng rất gần, đến nỗi nghe thấy rõ khi Stalin bước ra lễ đài, ở đó gió to hơn. Ông hỏi:

        - Có lời chúc mừng sức khỏe không1?

        Sau đó một lúc, thời tiết có xấu đi, điều này bất lợi cho không quân địch (chắc chắn là lúc đó Stalin thường xuyên nắm thông tin về khí tượng để đề phòng không quân địch - N.D). Tuyết mỗi lúc một dày, Stalin cười mỉm và nói với các đồng chí đứng bên cạnh:

        - Đảng Bônsêvich thật là may, trời giúp chúng ta...

        Người nhận đội hình duyệt binh là nguyên soái Budienưi, chỉ huy trưởng đội duyệt binh là tướng Arơtemiép. Trái ngược với thông lệ, hôm nay người phát biểu không phải là người nhận đội hình duyệt binh mà chính Stalin đã phát biểu. Sau đây là một đoạn bài phát biểu nổi tiếng của ông, những lời đã khích lệ tinh thần toàn quân và các đơn vị duyệt binh từ Quảng trường Đỏ đã đi thẳng ra mặt trận:

        “Cuộc chiến tranh mà chúng ta đang tiến hành là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng. Hãy để hình tượng dũng cảm và vĩ đại của các danh tướng như Alexandre Nepxki, Đmitri Đônxki, Kudơma Minin, Đmitri Pôgiarxki, Alexandra Xuvôrốp, Mikhaiil Kutudốp cổ vũ các đồng chí trong cuộc chiến tranh này - Hãy để ngọn cò chiến thắng của Lênin tung bay...”.

        Tham gia duyệt binh là các học viên sĩ quan, các đơn vị của sư đoàn mang tên Dgiécginxki, tiếp sau là các đơn vị dân quân rất ít có các vũ khí hiện đại.

        Vào buổi sáng duyệt binh, giống như thời nội chiến, chính là lễ tiễn các đơn vị ra thẳng mặt trận, khác với các lễ duyệt binh trong thời bình, các vũ khí của các đơn vị đều lắp sẵn đạn để sẵn sàng ra thẳng chiến tuyến.

        Tiếp theo là khoảng 200 xe tăng, các đơn vị xe tăng có mặt ở Moxcơva là do đúng lúc đó các đơn vị này đang trên đường chuẩn bị ra mặt trận. Từ Quảng trường Đỏ, đội hình xe tăng rẽ trái tiến thẳng ra mặt trận qua quảng trường Dgiécginxki rồi tiến lên đại lộ Lêningrad, Vôlôkôlamxki và Môgiaixki.

        Trong thời gian này, từ cả hai phía đều diễn ra tình hình rất phức tạp.

        Thống chế Von Bock không thể tiếp tục tấn công theo kế hoạch  chiến dịch “Taiphun”, hắn quyết định xây dựng một chiến dịch mới với tên gọi là “Kana Moxcơva”. Bộ chỉ huy Đức quyết định bao vây Moxcơva làm hai vòng. Von Bock tập trung tại hướng Moxcơva 51 sư đoàn, trong đó có 13 sư đoàn xe tăng, bảy sư đoàn cơ giới, với 650 máy bay. Von Bock và tư lệnh lục quân Brauchits tính rằng lực lượng này thừa đủ khả năng để chọc thủng tuyến phòng ngự ở Moxcơva.

        Ngày 15 tháng 11 các đơn vị quân Đức chuẩn bị tiến quân.

        Trong lúc đó, Stalin cũng không để mất thời gian, tất cả các lực lượng có thể đểu được tập hợp lại thành các đơn vị phòng thủ. Stalin quyết định chủ động tấn công trước, ông gọi điện cho Giucốp:

        - Quân địch ở đó đang làm gì? - Stalin hỏi.

        - Chúng đã kết thúc việc tập trung quân và chắc trong thời gian ngắn sẽ tấn công.

        - Theo anh, đâu là hướng tấn công chính của chúng?

        - Quân đoàn xe tăng sẽ từ hướng Vôlôkôlamxki đánh vào giữa hai điểm Tula và Kasira.

        - Chúng tôi cùng Sapôsnhicốp dự tính cần chủ động đánh vào khu vực tập trung lực lượng địch - một đòn đánh vào khu vực Vôlôkôlamxki của quân đoàn 4 của Đức.

        - Làm sao chúng tôi đủ lực lượng, thưa đồng chí Tổng tư lệnh, chúng tôi chỉ có đủ lực lượng để phòng ngự.

        - Ở khu vực Vôlôkôlamxki hãy sử dụng các quân đoàn bên phải của Rôcoxốpxki, sư xe tăng của Đôvatora. ở khu vực Xerơpukhốp hãy sử dụng binh đoàn của Bêlốp và một bộ phận quân đoàn 49.

        - Tôi cho rằng, điều này không thể làm được. Chúng ta không thể ném quân ra tấn công mà không chắc là có thắng không, đó là các đơn vị dự bị cuối cùng của mặt trận.

        - Mặt trận của anh có tới sáu quân đoàn, chả lẽ thế vẫn chưa đủ?

        - Nhưng dải phòng ngự của mặt trận trải dài hơn 600km. Chúng tôi có rất ít quân dự bị.

        - Vấn đề phản công coi như đã quyết định - Hãy báo cáo kế hoạch vào chiều nay - Stalin cắt ngang.

        Ngày 16 tháng 11, các đơn vị phương diện quân Tây chuyển sang phản công theo lệnh của Stalin nhưng cũng sáng hôm đó quân Đức cũng bắt đầu chuyển sang tấn công.

------------------
        1. Theo phong tục của lễ duyệt binh, thì đội ngũ duyệt binh sẽ hô to 3 lần: chúc sức khỏe vị nguyên soái chỉ huy lễ duyệt binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:37:16 pm »


        Mặc dù sư đoàn của tướng Panphilốp phòng ngự rất kiên cường nhưng kẻ địch có trang bị tốt hơn vẫn tiến về trước. Chính vào ngày hôm đó, 28 chiến sĩ sư đoàn Panphilốp nổi tiếng đã lập một chiến công phi thường khi chống trả quyết liệt quân Đức và ngày 18 tháng 11 tướng Panphilốp đã hy sinh. Rôcoxốpxki gửi cho Sapôsnhicốp một bức điện đề nghị rút quân sang bò bên kia của sông Ixtri.

        Ngay lập tức, Bộ Tổng tham mưu đồng ý đề nghị này - nhưng khi Rôcoxốpxki chưa kịp di chuyển thì đã nhận được bức điện đầy tức giận của Giucốp: “Tôi là người chỉ huy các đơn vị của mặt trận! Tôi ra lệnh bãi bỏ lệnh rút quân ra khỏi đập sông Ixtri, tôi ra lệnh phòng thủ ngay tại trận địa và không được lùi một bước nào - Đại tướng Giucốp”.

        Bức điện này cho chúng ta thấy rõ tính cách của Giucốp: nhưng trong trường hợp này ông đã sai lầm. Các đơn vị không giữ nổi đập nước và bị quân Đức đẩy lùi sang bờ đông sông Ixtri. Nếu như Giucốp đồng ý với đề nghị của Rôcoxốpxki thì tổn thất sẽ ít hơn vì các đơn vị được di chuyển sớm sẽ chuẩn bị tuyến phòng thủ trên bờ sông bên kia.

        Ngày 29 tháng 11, quân Đức vượt kênh đào Moxcơva- Volga ở vị trí Iakhơrôm, đây là vị trí rất nguy hiểm, cần phải tập trung ngay mọi lực lượng để cứu nguy cho khu vực này.

        Chính là lực lượng dự bị do Stalin thành lập từ các mặt trận đã cứu nguy cho Moxcơva. Khi trao cho Giucốp nhiệm vụ phòng thủ Moxcơva, Stalin đã dành cho mặt trận tất cả lực lượng mà ông có lúc đó. Nhưng Stalin hiểu rằng từng đó vẫn chưa đủ, vì trận chiến ở Moxcơva có tính chất sống còn, vì vậy Stalin đã thành lập ở hậu phương lực lượng dự bị chiến lược với ba quân đoàn. Stalin đã tập trung ba quân đoàn này ở gần Moxcơva nhưng giữ nó cho trận quyết chiến cuối cùng, vào thời điểm gay cấn nhất.

        Khi quân Đức vượt kênh đào Moxcơva - Volga, chính là thời điểm gay cấn nhất. Stalin gọi cho Kudơnetxốp:

        - Kẻ thù đã vượt kênh đào và phá vỡ tuyến phòng thủ ở khu vực Yakhơroma tạo cho Moxcơva tình huống rất nguy hiểm. Hãy dùng tất cả lực lượng để phản công vào các đơn vị quân Đức này và bằng mọi cách đẩy chúng trở lại bờ bên kia của kênh đào. Tôi giao cho anh toàn quyển chỉ huy trận phản công này.

        Kudơnetxốp đã hoàn thành nhiệm vụ của Stalin giao, lúc 8 giờ sáng ngày 29 tháng 11 quân thù đã bị tiêu diệt và quay trở lại bờ bên kia kênh đào.

        Quân đoàn 20 được thành lập cuối tháng 11 - Tư lệnh của nó là tướng Vlacxốp (vâng, đúng lại là Vlacxốp). Ngày 2 tháng 12 tất cả các đơn vị của quân đoàn 20 phản công ở khu vực Poliama đỏ theo lệnh của Stalin - Tại đây các đơn vị của quân đoàn đã bắt được nhiều pháo hạng nặng của quân Đức đang chuẩn bị để bắn vào Moxcơva. Một đơn vị dự bị chiến lược nữa - Đó là quân đoàn Mười, do tướng Golikốp chỉ huy với 11 sư đoàn, chủ yếu là tập hợp từ khu vực Moxcơva.

        Thống chế Von Bock hiểu rằng chiến dịch tấn công của hắn đã bị bẻ gãy, hắn hiểu rằng đó là thảm họa. Đúng lúc đó có điện thoại của cục trưởng cục tác chiến Bộ tham mưu:

        - Hitle muốn biết bao giờ thì có thể tuyên bố chiếm được Moxcơva?

        Von Bock không nói tiếp với cục trưởng tác chiến và đề nghị được nói chuyện với Tư lệnh lục quân Brauchits. Sau đây là cuộc nói chuyện rất thú vị của chúng:

        Bock: - Tình hình rất nguy ngập, tôi đã ném tất cả lực lượng vào trận đánh để bao vây Moxcơva... Tôi tuyên bố là lực lượng cụm quân “trung tâm” đã cạn kiệt.

        Brauchits: - Hitle tin rằng quân Nga đang nằm bên bờ tan vỡ. Ông ta chờ báo cáo chính xác của anh: Khi nào thì sự tan vỡ này thành hiện thực!

        Bock: - Tư lệnh lục quân đã không đánh giá đúng tình hình.

        Brauchits: - Anh sẽ phải chịu trách nhiệm về kết cục này.

        Bock: - Bộ chỉ huy đã tính sai, hãy báo cáo Hitle là tập đoàn quân không đạt được mục tiêu, chúng tôi không có lực lượng.

        Brauchits: - Hitle muốn biết khi nào thì Moxcơva thất thủ!

        Lo ngại là Brauchits cố tình giả vờ không nghe thấy hoặc lo sự phải báo cáo Hitle nội dung này. Sau đó, Von Bock đã đánh một bức điện báo cáo Hitle nội dung như trên. Như vậy, chiến dịch “Taiphun” bão táp đã phá sản hoàn toàn.

        Stalin và Giucốp không cho kẻ thù được nghỉ để lấy lại sức bằng các trận phản công quyết liệt. Từ góc độ nghệ thuật quân sự, đây là các trận phản công tuyệt vời, vì rằng chúng ta không vượt trội về lực lượng. Ba quân đoàn mới do Stalin thành lập đã bổ sung lực lượng cho phương diện quân Tây, nhưng nói chung tương quan lực lượng của ta vẫn chưa vượt trội: quân Đức có lực lượng gấp 1,5 lần của ta, pháo binh gấp 1,4 lần, xe tăng gấp 1,6 lần.

        Nhưng dù sao các đơn vị Hồng quân vẫn tiến về phía trước, chính là các đơn vị trước đó đã phòng ngự dũng cảm -  Cuối cùng thì lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh này quân ta đã tiến về phía trước, điều mà toàn quân và tất cả nhân dân Xô Viết đã chờ đợi từ lâu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 09:40:39 pm »


CÁC TRẬN PHẢN CÔNG

        Ngày 29 tháng 11 năm 1941, Giucổp điện thoại cho Tổng tư lệnh, báo cáo tình hình và đề nghị ra mệnh lệnh phản công. Stalin chăm chú lắng nghe và hỏi:

        - Thế anh có tin tưởng rằng kẻ thù đã rơi vào trạng thái khủng hoảng và không thể tái lập được một cụm quân lớn nào không?

        - Quân địch đang khủng hoảng, nhưng nếu chúng ta bây giờ không tiêu diệt ngay các đơn vị của chúng thì quân Đức có thể tập hợp lại lực lượng ở khu vực Moxcơva với các binh đoàn lớn từ phía Bắc và phía Nam, lúc đó tình hình sẽ rất phức tạp.

        Stalin nói rằng ông cần trao đổi thêm với Bộ Tổng tham mưu. Chiều tối 29 tháng 11, Stalin đã ra quyết định về các trận phản công.

        Sáng sớm 30 tháng 11, kế hoạch phản công đã được trình lên Đại bản doanh, Giucốp gửi kèm theo kế hoạch là một đoạn báo cáo ngắn: “Đề nghị khẩn cấp báo cáo đồng chí Stalin kế hoạch phản công của phương diện quân “Tây” và ra Mệnh lệnh để có thể nhanh chóng bắt đầu chiến dịch nếu không sẽ là muộn”. Stalin đã ký phê chuẩn lên bản đồ tác chiến của phương diện quân “Tây”.

        Từ các sự kiện trên cho thấy: sáng kiến về đòn phản công là do Giucốp đề xuất, nhưng quyết định cuối cùng là của Stalin. Vì vậy, sẽ là không chính xác khi nhiều tác giả cho rằng công lao chính chỉ có một mình Giucốp. Phải thừa nhận rằng ý tưởng về phản công vào một thời điểm nào đó, ở một chiến trường nào đó, về xây dựng lực lượng dự bị chiến lược và tung ra vào thời điểm cần thiết - Đó là ý tưởng của Tổng tư lệnh Stalin.

        Giucốp đã có ý tưởng và đề nghị với Đại bản doanh, đó chính là tính bất ngờ. Vào lúc quân Đức hoàn toàn không ngà rằng các đơn vị Xô Viết vừa phòng ngự rất khó khăn lại nhanh chóng chuyển sang phản công.

        Như vậy là từ 5 tháng 12, phương diện quân Kalinin do Cônhép chỉ huy, ngày 6 tháng 12 phương diện quân Tây Nam do Timôsencô chỉ huy và phương diện quân Tây do Giucốp chỉ huy đã tiến hành các đòn phản công ở phía bắc và phía nam Moxcơva. Trong vòng một tháng quân Đức đã bị đẩy lùi đến ranh giới Narô-Phơminxk-Maloiaroxlápxki- Xukhinhidin-Belép.

        Ngày 5 tháng 1 năm 1942, tại hội nghị của Bộ Tổng tư lệnh, Stalin đã nói:

        - Quân Đức bị hoảng loạn vì thất bại ở Moxcơva, đối với chúng mùa đông rất khắc nghiệt. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để chuyển sang phản công... Nhiệm vụ của chúng ta là không cho kẻ thù được nghỉ ngơi để tập hợp lực lượng, dồn đánh chúng, buộc chúng bị tiêu hao hết lực lượng dự bị cho đến trước mùa xuân.

        Sau đó, ông phân tích và giao nhiệm vụ cho từng mặt trận.

        Như vậy, là từ 5 tháng 1 năm 1942, bắt đầu chiến dịch phản công do chính Đại bản doanh hoạch định và tiến hành, hay nói đúng hơn là do chính Stalin đích thân chỉ huy. Bản thân Giucốp đã nói: “ý tưởng chuyển sang tổng phản công ở tất cả các mặt trận - rõ ràng không phải là của Bộ Tổng tham mưu, đó là ý tưởng của Stalin”.

        Tuy nhiên, mãi về sau này - khi tôi sưu tầm tài liệu cuốn sách này vào năm 1999 - tôi mới biết thêm một sự thật về ý đồ chiến lược rất xa của Stalin mà còn ít người biết đến.

        Stalin cảm nhận rằng, đợt tổng phản công của quân đội Xô Viết đã phần nào làm tan rã ý chí của Bộ chỉ huy Đức, do đó chúng hoàn toàn có thể chấp nhận đề nghị tạm đình chiến do chính Stalin đề ra. Tổng tư lệnh thậm chí không trao đổi việc này với các tướng lĩnh và ủy viên Bộ chính trị, vì vậy không ai trong số họ được biết về ý đồ chiến lược này.

        Tình huống lúc này được tạo ra gần giống với thời điểm năm 1918, khi Lênin buộc phải ký Hiệp ưỏc Hòa bình Brest để cứu nước Cộng hòa Xô Viết non trẻ. Stalin đã nhìn thấy quân Đức đang tiến sát Moxcơva, Hồng quân bị tổn thất lớn, lực lượng dự bị không có đủ, vũ khí hiện đại như xe tăng, pháo, máy bay không cung cấp kịp thời. Để đưa các nhà máy sản xuất vũ khí vào hoạt động cần phải có thời gian. Vì vậy thời gian đình chiến tạm thời là vô cùng cần thiết.

        Để đạt mục đích này, Stalin đã giao nhiệm vụ cho cơ quan phản gián tìm cách tiếp cận Bộ chỉ huy Đức. Để có thể tổ chức đàm phán bí mật được có một điều kiện rất thuận lợi, đó là từ năm 1938 giữa KGB và Gesstapo đã có một văn bản hợp tác, hỗ trợ nghiệp vụ do Bêria và Giám đốc Cục 4 (Gesstapo) của ủy ban an ninh quốc xã G. Muller ký.

        Cuộc gặp gỡ bí mật được tiến hành tại Munchen vào 20 tháng 2 năm 1942, Stalin đích thân viết bản “yêu cầu đối với Bộ chỉ huy Đức”, chúng được in làm hai bản, một bản giữ ở chỗ Stalin, một bản giao cho người dẫn đầu đoàn đàm phán, văn bản này là để nội bộ đoàn Xô Viết làm việc, không trao cho phía Đức.

        Sau đây là các đề nghị của Stalin tại văn bản nói trên:

        1. Từ ngày 5 tháng 5 năm 1942, lúc 6 giờ sáng sẽ bắt đầu ngừng bắn trên toàn mặt trận. Thời gian ngừng chiến là đến ngày 1 tháng 8 năm 1942 lúc 18 giờ.

        2. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 năm 1942 đến ngày 22 tháng 12 năm 1942 các đơn vị quân Đức phải rút về đường ranh giới được thể hiện trên bản đồ số 1. Kiến nghị tạm thời dừng đường ranh giới giữa Đức và Liên Xô theo chiều dài được thể hiện ở bản đồ số 1.

        3. Sau khi tái cơ cấu lại quân đội các đơn vị của Liên Xô vào cuối năm 1943, sẽ sẵn sàng bắt đầu các hành động quân sự cùng với lực lượng vũ trang của Đức để chống lại quân Anh và Mỹ.

        4. Liên Xô chuẩn bị xem xét các điều kiện để tuyên bố hòa bình giữa hai nước và cáo buộc việc phát động chiến tranh của cộng đồng Do Thái quốc tế trong khuôn khổ của Anh và Mỹ. Trong thời gian 1943 - 1944 sẽ tiến hành các hoạt động quân sự phối hợp để tái cơ cấu không gian quốc tế (sơ đồ số2).

        Ghi chú: Trường hợp quân Đức từ chối thực hiện các điểm 1 và 2 nêu trên thì các đơn vị quân Đức sẽ bị tiêu diệt và nhà nước Đức sẽ ngừng tồn tại trên bản đồ chính trị thế giới.

        Cảnh báo Bộ chỉ huy Đức về trách nhiệm của mình.


Tổng tư lệnh Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô I. Stalin       
Moxcơva, Kremli, ngày 19 thảng 2 năm 1942.         
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM