Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:28:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27674 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:54:33 pm »


        - Về người Do Thái, tôi có thể nói là họ không biết làm việc, người Do Thái và Digan là giống nhau. Họ không muốn làm việc chỉ muốn đi buôn - Người Do Thái ở chúng tôi không muốn làm công nhân hay nông dân, vì vậy họ không được kính trọng... Anh có biết là ở Liên Xô có nước Cộng hòa tự trị Do Thái không? Thủ đô là Birôbidgian. Nhưng ở đó không còn một người Do Thái nào, toàn bộ nước cộng hòa tự trị Do Thái là người Nga.

        - Anh có biết là vợ hai của cha anh là người Do Thái không?

        - Không phải, tất cả chỉ là tin đồn, vợ thứ nhất là người Grudin, vợ thứ hai là người Nga, còn lại chỉ là tin đồn.

        - Cha anh đã nói gì với anh lần gặp cuối cùng vào ngày 22 tháng 6.

        - Đi đi và hãy chiến đấu!

        - Anh có biết là chúng tôi đã tìm được một bức thư, trong đó người ta hẹn nhau là mùa thu này sẽ dạo chơi ở Berlin không?

        (Iacốp đọc bức thư của hai sĩ quan gửi cho nhau, trong đó có nói về chuyện mùa thu sẽ dạo chơi ở Berlin - ký tên: Victor. 11 tháng 6 năm 1941).

        - Theo anh, bức thư này nói gì?

        - Anh muốn suy luận rằng bức thư này ám chỉ rằng phía Liên Xô đã tuyên bố chiến tranh trước khi quân Đức tấn công? Đó là điều bịa đặt.

        - Liệu có cơ sở để kết luận như vậy không?

        - Không, thực tế là thực tế, rõ ràng các anh đã tấn công nước Nga trước - Không phải là Liên Xô mà là quân Đức đã tấn công trước. Tôi chưa bao giờ nghe nói về điều mà anh vừa suy luận.

        - Anh đã có vợ chưa?

        - Vâng, tôi đã có vợ.

        - Anh có con không?

        - Một con gái ba tuổi.

        - Anh có muốn chúng tôi thông báo cho vợ anh là anh đã bị bắt không?

        - Không cần.

        - Anh có cho là gia đình sẽ thất vọng và xấu hổ vì anh bị bắt làm tù binh?

        - Tôi thấy ngượng trước cha tôi là vì tôi vẫn còn sống.

        - Nhưng không chỉ ngượng trước cha anh mà là cả vợ anh nữa chứ?

        - Vâng, và cô ta không quên tôi, tôi rất kính trọng và yêu cô ta.

        - Liệu vợ anh có bỏ chạy khỏi Moxcơva cùng Chính phủ không? Liệu cha anh có mang cô ta theo không?

        - Có thể là có, có thể là không.

        Phía Đức yêu cầu Iacốp viết cho cha của anh một bức thư. Anh ta đã viết, bức thư này đã đến tay Stalin và bây giờ đang lưu trữ ở thư viện riêng của ông.

        “Ngày 9 tháng 7 năm 1941

        Cha yêu quý!

        Con đã bị bắt làm từ binh, sắp tới sẽ bị giam tại một trong các trại giam sĩ quan ở Đức, nói chung các quan hệ không có vấn đề gi.

        Chúc cha sức khỏe, cho con hỏi thăm mọi người.

Iasa       

        Sau đó, số phận của Iacốp diễn ra như sau:

        Iacốp cùng một số tù nhân bị giải về Berlin và giam trong một trại giam. Tại đây, lại diễn ra liên tục các cuộc hỏi cung, dụ dỗ nhưng Iacốp chỉ trả lời rất ngắn gọn hoặc là im lặng.

        Sau đây là hồi ức của đại úy Uginxki, người từng cùng bị giam một trại với Iacốp.

        ... Khi Iacốp bị giải về trại, trông anh rất yếu, như là sau một trận ốm nặng, mặt tái sạm. Anh mặc bộ quân phục lính Xô Viết và một áo khoác rộng quá khổ. Chê độ ăn uống rất thiếu thốn anh rất thèm thuốc lá.

        Mỗi tháng vài bận, anh lại bị tra hỏi rất kỹ. Sau đó, chỉ huy trại cho Iacốp được làm trong một xưởng mộc ở tầng một, nơi đó có sáu đến mười tù binh làm việc tại xưởng gỗ để đóng các loại tủ, bàn cờ, một vài loại đồ chơi...

        Iacốp tỏ ra là khéo tay, trong vòng một tháng rưỡi anh đã làm được một bàn cờ bằng xương để đổi lấy khoai tây cho một tay hạ sĩ quan Đức. Sau này bàn cờ đã được một vị thiếu tá Đức mua với giá 80 Mark. Vào cuối tháng 4 năm 1942, Iacốp lại bị chuyển đến nhà tù trung tâm của Sở Gestapô1. Tháng 2 năm 1943, theo lệnh trực tiếp của Himmler, Iacốp bị giải tới trại tập trung nổi tiếng tàn bạo là trại Giacơkhenkhauden. Tại đây Iacốp bị giam tại trại đặc biệt, xung quanh là tường cao và trên có dây điện cao thế, do lính ss tuần tra, canh gác.

        Sau khi kết thúc chiến tranh, một số sĩ quan Đức làm việc tại nhà giam này đã bị phía Mỹ bắt được. Theo đề nghị của phía Liên Xô, số tù binh này đã được trao đổi, dĩ nhiên phía Liên Xô quan tâm đến số phận của Iacốp Dgiugashvili.

        Sĩ quan ss2, trại trưởng Kaideln đã kể lại:

        - ... Tiến sĩ Shulse từ phòng 5 của ủy ban An ninh quốc gia Đức đã dẫn giải Iacốp đến trại. Có một số sĩ quan Giestapô thường xuyên đến từ Berlin đế kiểm tra tình hình.

------------------
        1. Gestapô là viết tắt của Geheime Staats polizei (cảnh sát mật quốc gia).

        2. Lính ss - là viết tắt từ tiếng Đức Schutz StaíĐln (vệ binh áo đen do Himmler thành lập).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:50:40 pm »


        Mọi người đều biết Himmler rất quan tâm đến số phận của Iacốp, có lẽ ông ta đã tính trước sẽ sử dụng Iacốp là vật trao đổi khi buộc phải ký Hiệp ước song phương với Liên Xô, hoặc để đánh đổi tù binh Đức trong tay Liên Xô...

        Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh phòng Iacốp có giam một người cháu của Molotốp (sau này xác minh đây chỉ là kẻ mạo danh là cháu Molotốp). Còn ở trong một phòng khác là cháu của Churchill - Tom Churchill, con trai của

        Thủ tướng Pháp - đại úy Blium và một số tù binh dạng đặc biệt khác.

        Ngày 14 tháng 4 năm 1943, Iacốp Dgiugashvili đã tự vẫn. Có một giả thiết khác cho rằng Iacốp đã bị sát hại.

        Sau đây là lời khai của một lính SS-Kolrale Khaphig:

        - Ngày 14 tháng 4 năm 1943, khoảng 20 giờ, tôi nhận gác. Tất cả tù binh, trừ Iacốp đều đã ở trong trại, riêng Iacốp vẫn nằm ở ngoài sân và đập đầu xuống nên gạch, tôi thấy anh ta rất xúc động. Lúc 20 giờ, khi đội trưởng tuần tra và tôi tới đóng khóa cửa trại, thì Iacốp vẫn nằm ở ngoài sân. Tôi yêu cầu anh ta đứng lên và vào trại, nhưng anh ta nói: “không, anh hãy làm gì tôi cũng được, nhưng tôi không vào trại nữa”. Tôi đã báo cáo lại cho đội trưởng tình trạng này.

        Lúc đó đội trưởng đi tới trạm gác để định gọi điện thoại báo cáo trưởng trại, thì bất ngờ Iacốp lao thẳng vào rào kẽm gai và hô to: “Này anh lính gác, hãy bắn đi!”, tôi nói với anh ta: “Anh đang không bình tĩnh, hãy quay trở về trại đi và đi ngủ, ngày mai mọi thứ sẽ trở lại bình thường!”. Anh ta liền nói với tôi: “Này anh lính Đức - anh là thang hèn!”.

        Tôi định để cho anh ta suy nghĩ lại, và quay đi được khoảng 40m, lúc quay lại thì thấy anh ta với cả hai tay trèo lên lưới điện cao thế. Đến lúc này, tôi quyết định thực hiện theo điều lệnh, từ khoáng cách chỉ 6-7m tôi đã nổ súng vào đầu anh ta. Sau khi bị bắn, anh ta buông hai tay, ngã hẳn người về phía sau và gần như bị treo thân lên còn đầu thì chúc xuống.

        Vào khoảng tháng 4 năm 1943, thi thể Iacốp Dgiugashvili được liệm vào hòm và chở về Berlin tại tòa nhà của Sở An ninh quốc gia, còn từ đó về sau, không ai biết điều gì đã xảy ra với thi thể của Iacốp...

        Lời khai này có nhiều chi tiết không thật khốp... Có lẽ chính xác hơn là chúng đã bắn hạ Iacôp, bởi vì Iacôp đã giữ vững khí tiết, không bị chúng mua chuộc, không phát biểu trên radio, không ký vào các tò truyền đơn mà bọn Đức đã ép anh làm. Vì vậy, có lẽ Giestapô thấy là không cần anh ta nữa.

        Có một giả thiết khác mà theo tôi là khá tin cậy. Iacốp bị các sĩ quan Giestapô từ Berlin đến hỏi cung rất nhiều lần. Một sĩ quan Giestapô là Roisller đã tìm cách cắt dán, sửa chữa lời ghi các buổi hỏi cung Iacốp, theo hướng dường như là anh ta đã phản bội lại chế độ Stalin.

        Cuốn băng này đựợc phát qua radio ở chiến tuyến và các binh sĩ Xô Viết đã nghe thấy, trong lúc đó máy bay Đức thả truyền đơn từ trên tròi xuống kêu gọi binh sĩ Xô Viết theo gương con trai Stalin hãy đầu hàng quân Đức! Để củng cố thêm thông tin, bọn Đức đã chụp hình Iacốp đứng giữa các sĩ quan Đức, đang trao đổi, đang uống trà... và cho công bố trên các báo và tạp chí.

        Khi các tin tức này đến tai Stalin, ông đã căn cứ theo luật (điều 227 xem xét, giam giữ gia đình các tù binh cộng tác với quân Đức) giam giữ Iulia, vợ Iacôp, riêng cháu nội thì giữ lại ở chỗ con gái là Xvetlana. Stalin không muốn mọi người dị nghị là mình che giấu gia đình của con trai, người đã phản bội tuyên truyền chống Liên Xô trong lúc bị làm tù binh. Mặc dù lúc đó Stalin đang là Tổng tư lệnh nhưng ông không cho mình một đặc quyền nào, mà đứng trước pháp luật phải bình đẳng với mọi người.

        Vào năm 1943, khi đã làm rõ là phía Đức tạo ra chứng cứ giả về sự phản bội của Iacốp, chứng minh Iacốp không hể phản bội, Iulia đã được trả tự do và trở về với gia đình.

        Iacốp biết được tin tức về sự kiện này thông qua các tù binh mới bị bắt, họ kể cho Iacốp nghe về các tờ truyền đơn có chữ ký của Iacốp kêu gọi binh sĩ Xô Viết phản chiên, về các bức ảnh của Iacốp đang ngồi uống rượu hữu nghị với các sĩ quan Đức...

        Iacôp hành động trong tù rất dũng cảm, không hề tạo một cớ nào cho quân Đức lợi dụng. Anh đã thề không để bọn phát xít làm trò bẩn thỉu và không để chúng lợi dụng tên anh để mua bán trong tương lai. Có lẽ đó cũng là hành động để tạ tội trước cha.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 11:14:51 pm »


        Sau khi đã làm rõ mọi hành động dũng cảm và mọi chứng cứ thực tế về việc bị bắt và tinh thần dũng cảm của Iacốp trong nhà tù và trại tập trung, vào năm 1977 (tức là 25 năm sau khi Stalin mất) đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã ra nghị quyết truy tặng Huân chương Vệ quốc hạng nhất cho Iacốp Iôxiphovich Dgiugashvili.

        Rất tiếc là người cha vĩ đại, người đã chịu dấu ấn nặng nề của tấn bi kịch này đã không được chứng kiến sự minh oan của con trai mình khi đang còn sống.

        Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong cuộc sống: Con trai của “vị Tổng Bí thư” tương lai Nikita Khơrutxốp - Leonid Khơrutxốp cũng bị quân Đức bắt làm tù binh như Iacốp, nhưng muộn hơn một chút, vào khoảng năm 1943. Nhưng sự thật về hành động của Leonid Khơrutxốp trước và sau khi bị bắt thì trái ngược hẳn với tình trạng của Iacốp về cả tính chất, hành vi và quan điểm.

        Ta hãy đi tuần tự theo thời gian. Năm 2000, tuần báo “Verxia” số 23, 29 đã cho đăng tải bài báo với tên: “Kẻ phản bội hay là anh hùng?”, trong đó đã mô tả rõ ràng vị Tổng Bí thư Nikita Khơrutxốp, lúc đầu định cứu con trai mình, sau đó (khi đã trở thành Tổng Bí thư) đã tráo đổi các chứng cứ, xóa bỏ một số tài liệu lưu trữ. Có rất nhiều khuất tất trong hành vi giả dối của hai cha con nhà Khơrutxốp. Tuy nhiên, bài báo Leonid Khơrutxốp là “Kẻ phản bội hay là anh hùng?”. Để cung cấp tư liệu cho độc giả có thể trả lời câu hỏi này, tôi xin cung cấp lời kể của một số nhân chứng mà theo tôi là rất đúng đắn và đáng tin cậy.

        Từ 1 tháng 6 năm 1941 đến tháng 3 năm 1942, Leonid Khơrutxốp đang chữa bệnh ở Kubưxep - anh ta điều trị chân do một lần hạ cánh có trục trặc, có lẽ anh ta không vội vàng ra mặt trận, mặc dù đã có thể đi dạo chơi được bằng đôi chân lành lặn.

        Theo ghi nhớ của một phi công tên là Stepan Micoian:

        - ... Tôi đi giám định sức khỏe ở Kubưxep và làm quen với hai anh chàng thượng úy cũng đang điều trị ở đó, đó là Ruben Ibazuri (con trai nhà cách mạng Tây Ban Nha nổi tiếng Đôlôrex Ibazuri) và Leonid Khơrutxốp. Leonid là một người bạn dễ chịu. Chúng tôi gặp nhau hàng ngày trong vòng ba tháng. Rất tiếc là Leonid rất hay uống rượu. Lúc đó ở bệnh viện cũng có một vị là lãnh đạo của một nhà máy sản xuất rượu và họ đã mua từ nhà máy đó một số rượu đủ để uống trong một tuần ở bệnh viện. Có rất nhiều khách khứa đến, trong đó có cả các thiếu nữ. Leonid thường xuyên uống say và lăn ra ngủ. Lúc đó chúng tôi làm quen với hai vũ nữ đến từ nhà hát lớn, đó là Valia Pêtrova và Lida Oxtrôgradxkaia. Khi tôi đã rời khỏi Kubưxep, ở đó đã xảy ra một thảm kịch, mà sau này tôi được nghe lại qua lời kế của một người bạn của Leonid, sau đó lời kể này được khẳng định qua Valia Pêtrova. Theo lời kể của anh bạn này, có một lần trong nhóm xuất hiện một anh chàng Hải quân vừa trở về từ mặt trận. Khi đã ngà ngà say, không hiểu có một ai đó nói rằng Leonid có tài bắn súng “thiện xạ”. Trong khi tranh cãi, chàng lính thủy thách Leonid bắn một chai rượu đặt trên đầu anh ta. Leonid từ chổi rất nhiều lần, nhưng sau đó đã đồng ý và ngay lần đầu tiên đã bắn vào cổ chai. Chàng lính thủy không đồng ý, cho rằng phải bắn thẳng vào chai rượu. Leonid đã nổ súng và lần này viên đạn đã đi thẳng vào đầu chàng lính thủy. Leonid đã bị kết án tám năm tù và điều ra mặt trận (lúc đó, đây là một hình thức kỷ luật đối với phi công), mặc dù chưa chữa khỏi chân, Leonid đã ra mặt trận và chuyển sang lái loại máy bay tiêm kích JAK-7B...).

        Sau đó một thời gian, chỉ huy trưởng trung đoàn đã viết cho Nilita Khơrutxốp một bức thư rất buồn về cái chết của Leonid. “Để huấn luyện không chiến cho con trai của ông, trung đoàn đã cử thượng úy Damôrin, một chiến đấu viên giỏi, đã có thành tích bắn rơi 13 máy bay địch làm giáo viên. Trên nhiều chuyên bay tập, Leonid đã bộc lộ thành tích tốt, có tố chất và khả năng của một phi công tiêm kích. Mặc dù vậy, không hiểu sao lãnh đạo trung đoàn vẫn tiếp tục chương trình bay tập của Leonid mà không đưa anh ta vào chiến đấu.

        Sau một thời gian kiên trì đề nghị và bộc lộ khả năng tốt về kỹ thuật, con trai ông đã có cơ sở để cho phép tham gia chiến đấu trong đội hình biên đội 6-9 chiếc, dưới sự quan sát và yểm trợ của Damôrin. Trong trận chiến đấu, Damôrin không trực tiếp chiến đấu mà chỉ làm mỗi việc bảo vệ và quan sát học viên Leonid của mình...”.

        Tôi sẽ không lảng tránh sự thật, dựa trên tài liệu (sổ ghi chép các chuyến bay chiến đấu), xin kể về sự kiện xảy ra với Leonid: Ngày 11 tháng 3 năm 1943 là ngày có chuyến bay chiến đấu đầu tiên và cuối cùng của phi công Leonid Khơrutxốp. Từ sáng sớm, anh ta cất cánh trong biên đội các máy bay tiêm kích. Thực ra chuyến bay này chỉ thực hiện nhiệm vụ luyện tập.

        Sau chuyến bay thứ ba của ngày hôm đó, sau lúc nghỉ trưa thì “Leonid Khơrutxốp không trở về từ trận không chiến”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 10:47:59 am »


        Cả chỉ huy trung đoàn, cả các phi công không ai dám khẳng định là Leonid Khơrutxốp đã hy sinh, trong hồ sơ chỉ ghi một dòng “mất tích”. Việc này xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 1943. Từ ngày hôm đó, có rất nhiều tin đồn khác nhau, nhiều giả thiết khác nhau về sự “mất tích” này, kể cả việc tráo đổi, tẩy xóa hồ sơ, tài liệu trong tập hồ sơ của thượng uý Leonid Khơrutxốp. Tại sao? Và để làm gì? Theo tôi có lẽ người có thể trả lời tốt nhất và đầy đủ nhất cho câu hỏi này trong vụ việc bí mật này - đó là tướng An ninh KGB Uđilốp, người phục vụ 37 năm liền trong công tác phản gián. Hồi ký của ông liên quan đến vụ Leonid Khơrutxốp được đăng trên báo “Độc lập” ngày 17 tháng 2 năm 1998 và tạp chí “Verxia” tháng 8 năm 2000. Chúng ta hãy đọc một đoạn:

        “Leonid Khơrutxốp đã sa vào các vụ vi phạm pháp luật không chỉ một lần. Ngay từ trước chiến tranh, anh ta đã có quan hệ với các băng đảng xã hội đen ở Kiép. Các thành viên của băng đảng này đã bị bắt và bị kết án tử hình, riêng Leonid Khơrutxốp không hiểu bằng cách nào đã thoát không bị xử án. Sau sự cố ở Kubưxep, Khơrutxốp đã van lạy Stalin tha cho con trai của mình và kết quả là Leonid đã được tha thứ. Ngay trong lần xuất kích đầu tiên, Leonid Khơrutxốp đã thoát ly khỏi đội hình, bay về phía quân Đức và mất tích luôn. Tôi đã nghe một giả thiết từ một trong các cán bộ một ban của Trung ương Đảng và KGB về việc con trai Khơrutxốp hoặc là tự nguyện hoặc là bị bắt buộc hạ cánh và bị bắt làm tù binh của Đức. Có lẽ do oán giận chính quyền Xô Viết, hoặc là một nguyên nhân nào đó, Leonid đã phản bội, đầu hàng quân Đức. Theo mệnh lệnh của Stalin -  đội đặc nhiệm chuyên thi hành các án tử hình đặc biệt (Xmerơsơ) do thượng tướng Abakumốp chỉ huy (cùng một số cán bộ đã từng tham gia phi vụ tiêu diệt Trotxki) đã tiến hành chiến dịch truy bắt Leonid Khơrutxốp về để xử án. Trong thời gian chiến tranh, đội này do trung tướng Xudopláptốp chỉ huy. Không lâu trước khi mất, Xudopláptốp đã kể lại với tôi rằng: các chiến sĩ của ông có lẽ đã tham gia vào phi vụ bắt cóc Leonid Khơrutxốp, con trai của Khơrutxốp và áp giải về Moxcơva. Đội đặc nhiệm đã thu thập đủ hồ sơ tài liệu về sự phản bội của con trai Khơrutxốp. Tòa án quân sự Quân khu Moxcơva đã tuyên án hình phạt cao nhất đối với Leonid Khơrutxốp - đó là án tử hình.

        Có thể hình dung được là N. Khơrutxốp đã rơi vào trạng thái như thế nào. Nikita Khơrutxốp nhiều lần cầu xin Bêria, Xêrốp và đích thân Stalin để giảm án cho con trai. Sau khi biết nội dung kết án của Tòa án quân sự Moxcơva, Nikita Khơrutxốp đã đề nghị Bộ chính trị xét giảm án cho con trai - Thật là bất ngờ, Stalin đã đồng ý đưa vấn đề ra Bộ chính trị xem xét.

        Tại phiên họp Bộ chính trị, Abakumốp đã đưa ra các tài liệu, chứng cứ và quyết định của Tòa án quân sự. Người đầu tiên phát biểu là Bí thư thành ủy Moxcơva, Serơbacôp (lúc đó ông ta đồng thời là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Hồng quán và là ủy viên dự khuyết Bộ chính trị). Tất nhiên, lời phát biểu đầu tiên rất quan trọng, nó định hướng cho các phân tích tiếp theo. Serơbacốp dựa trên quan điểm về sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật. Ông nói, không nên tha thứ cho con cái của các quan chức, nếu họ thực hiện các hành vi phạm tội, trong khi đó lại rất nghiêm khắc với những đối tượng bình dân khác, lúc đó, nhân dân sẽ nói thế nào? Serơbacốp đề nghị giữ nguyên án có hiệu lực. Sau đó, Bêria phát biểu, ông ta lưu ý là Leonid Khơrutxốp đã hai lần được tha thứ. Malencốp, Kaganovich, Molotốp cũng thống nhất là giữ nguyên hiệu lực của bản án.

        Cuối cùng, Stalin phát biểu. Chúng ta đều biết con trai cả của ông - Iacốp - cũng đang bị giam giữ trong trại giam của Đức. Dĩ nhiên, với quyết định của mình về vụ việc của Leonid Khơrutxốp cũng đồng nghĩa với việc chính ông sẽ ký bản án tử hình với con trai mình (chúng ta đều biết lúc đó đang loan truyền tin đồn về các tờ truyền đơn do quân Đức gán ghép cho Iacốp). Tuy vậy, ta hãy nghe ông phát biểu: “Đồng chí Nikita Khơrutxốp cần phải cứng rắn lên và chấp nhận với ý kiến của các đồng chí khác. Nếu điều tương tự xảy ra với con trai tôi, thì tôi, với tình cảm ruột thịt và nỗi đau sâu đậm nhất của người cha, tôi sẽ chấp nhận bản án chính đáng này”. Người ta đã kể cho tôi nghe nội dung này, Stalin đã phát biểu một cách quả quyết và kết thúc hội nghị

        Bộ chính trị. Liệu có cần bình luận thêm gì không? Có lẽ chỉ cần nói thêm một điều về hậu quả sau này Stalin phải hứng chịu (mặc dù sau khi ông đã qua đời): Sau khi quyết định về vụ án của Khơrutxốp con. Khơrutxốp cha đã nói một câu vào khoảng trước Đại hội 20:

        - Tôi sẽ trả thù Stalin - dù ông ta đã chết - cho con trai tôi.

        Chính tướng Dokuchaép - một người rất tin cậy - vì lúc đó đang là Phó chỉ huy trưởng Tổng cục cảnh vệ của ủy ban an ninh KGB1 - đã nghe thấy câu đe dọa này của Khơrutxốp cha.

        Hai người cha, hai đứa con, hai số phận - và họ khác nhau biết bao từ chính trong nỗi đau của mình.

        Có lẽ chúng ta cũng không cần bình luận gì thêm về thái độ của Khơrutxốp đối với Stalin - người đã từng là lãnh tụ của ông ta - tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô.

---------------------
        1. KGB: Tháng 12-1917: Vtrka; 2-1922: GPU Tổng cục an ninh chính trị; Tháng 11-1923 OGPU; 8-1941: NKGB (Bộ dân ủy an ninh) 3-1946: MGB (Bộ An ninh quốc gia); 3-1953 MVĐ (Bộ Nội vụ); từ 3-1954 đổi thành KGB (Ủy ban an ninh quốc gia).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:31:46 pm »


MẶT TRẬN TÂY NAM

        Mặt trận Tây Nam không chỉ cứu nguy cho Moxcơva mà còn phá vỡ kế hoạch tấn công chớp nhoáng của Hitle.

        Các quân đoàn ở cánh phải của mặt trận đã phòng ngự vững chắc ở hướng Kiép, nhưng ở cánh trái thì các quân đoàn số 6 và số 12 ở khu vực Dapôrôgiơ và Dnheprôpêtropxki lại bị bao vây ở khu vực Umanhi.

        Stalin rất nặng nề khi biết tin về khu vực Umanhi với hàng trăm ngàn binh sĩ Xô Viết đang bị bao vây.

        Stalin đã gọi điện cho Kiprônôxơ (thượng tướng, tư lệnh phương diện quân Tây-Nam):

        - Hãy nhanh chóng cùng phương diện quân trung tâm và phương diện quân phía Nam, chuẩn bị xây dựng phòng tuyến Kherxôn - Kakhốp - Krêmenchúc - Kiép.

        - Mệnh lệnh của đồng chí sẽ được hoàn thành ngay - Kiprônôxơ trả lời. Chúng tôi sẽ làm mọi biện pháp để giữ vững Kiép - Tôi đề nghị được tăng viện quân và tăng vũ khí.

        - Chúng tôi đồng ý - Stalin trả lời - Đại bản doanh ủng hộ tất cả các kế hoạch tấn công, nhưng không được quên nhiệm vụ phòng ngự. về tăng viện thì sẽ có, nhưng hãy nhớ rằng không phải mọi thứ đều có sẵn, hãy xây dựng ở quân đoàn của mình các đơn vị dự bị. Hãy học tập kinh nghiệm ở Lêningrad.

        - Thưa đồng chí Stalin - mọi mệnh lệnh của đồng chí sẽ được thực hiện ngay.

        Stalin đã quyết định thành lập phương diện quân Brianxki và cho gọi thượng tướng Erêmencô về Moxcơva. Stalin rất yêu quý Erêmencô và quyết định giao phương diện quân Brianxki cho Erêmencô với nhiệm vụ phải tiêu diệt đội quân của thống chế Guderian.

        Erêmencô hứa với Stalin là sẽ nhanh chóng tiêu diệt Guderian, sau khi Erêmencô đã ra khỏi phòng, Stalin nói với mọi người:

        - Đấy, đó chính là mẫu người mà chúng ta cần trong điều kiện phức tạp hiện nay.

        Trong suốt những ngày sau đó, Stalin và Bộ Tổng tham mưu tập trung tinh lực để giải cứu nguy cơ đang đến từ phía bắc của mặt trận tây nam.

        Tuy nhiên, hành động chiến đấu của phương diện quân Brianxki, không được thuận lợi. Ngày 20 tháng 8, ở khu vực Unhechi các binh đoàn bộ binh số 45 và 13 bị bao vây, còn quân đoàn 13 thì bị tiêu hao rất nặng và rút về phía sông Xudôts.

        Sapôsnhicốp và Vaxilepxki một lần nữa thuyết phục Stalin quyết định rút ra khỏi Kiép, Stalin yên lặng lắng nghe và quyết định:

        - Để xóa bỏ lỗ thủng giữa mặt trận Trung tâm và mặt trận Brianxki cần điều đến đó quân đoàn 21 của phương diện quân trung tâm và quân đoàn 13 của phương diện quân Brianxki.

        Sau bốn ngày, tình hình tiếp tục xấu đi, Sapôsnhicốp và Vaxilepxki đề nghị:

        - Erêmencô rất khó phối hợp hành động với phương diện quân trung tâm, chúng tôi đề nghị sáp nhập hai phương diện quân lại.

        Cuối cùng thì Stalin đã đồng ý nhưng ông đề nghị phải gọi điện cho Erêmencô. Sau khi nghe Erêmencô báo cáo, Stalin nói:

        - Đấy, các anh đã nghe ý kiến của người từ mặt trận chưa, anh ta sẵn sàng tiêu diệt Guderian, vậy mà các anh đang chuẩn bị mệnh lệnh rút lui.

        Tối hôm đó, Stalin đã ký mệnh lệnh mà không cần xem lại. Tình hình ở Lêningrad, ở Kiép và gần Moxcơva rất căng thẳng.

        - Tình hình ở Lêningrad rất xấu - Stalin nói - Vôlôsilốp đã chỉ huy mặt trận không đạt yêu cầu, Erêmencô cũng không hơn gì, ngay ngày hôm nay hãy thảo mệnh lệnh và yêu cầu phương diện quân Brianxki phải chuyển sang tấn công ngay và phải tiêu diệt cụm quân Guderian.

        Phương diện quân Brianxki đã chuyển sang tấn công dưới sự yểm trợ của không quân, tuy nhiên vẫn không ngăn cản được bước tiến của Guderian.

        Chiểu tối ngày 2 tháng 9, Stalin gọi điện cho Vaxilepxki:

        - Anh hãy lấy sổ ra và ghi mệnh lệnh gửi tư lệnh phương diện quân Brianxki...

        “Đại bản doanh không hài lòng với tình hình của anh, -   Stalin đọc cho Vaxilepxki - Đại bản doanh yêu cầu các đơn vị bộ binh phải phối hợp với không quân, đẩy lùi quân địch ra khỏi khu vực Xtarôđuba. Nếu không làm được việc này thì mọi lời hứa hoàn thành nhiệm vụ của anh chỉ là những lời trống rỗng... Tôi chờ báo cáo của anh về thắng lợi tiêu diệt cụm tập đoàn quân Guderian...”.

        Đại bản doanh chưa kịp nghe báo cáo về thắng lợi của mặt trận thì đã được nghe báo cáo là tư lệnh Erêmencô đã bị thương nặng ở chân - Ông ta lập tức được đưa về một bệnh viện ở Moxcơva và sau đó là Kubưxep - May cho ông ta là vết thương đã cứu ông ta khỏi cơn giận của Stalin vì tình trạng tồi tệ của mặt trận.

        Ngày 7 tháng 4, tình hình tiếp tục căng thẳng ở mặt trận Tây Nam, tiếp tục có ý kiến đề nghị rút khỏi Kiép. Đây không phải là lần đầu tiên Sapôsnhicốp chứng kiến cơn giận của Stalin.

        - Không hiểu Bộ Tổng tham mưu đang làm gì? - Stalin giận dữ nói - Chúng tôi chờ các anh đua ra các sáng kiến để tiêu diệt quân thù, còn các anh thì một mực đề nghị rút lui, rút lui khỏi Kiép!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:41:11 pm »


        Ngày 9 tháng 9, sau khi nghe Vôlôsilốp báo cáo xin bổ nhiệm một người khác trẻ hơn thay thế mình, Stalin đã nói:

        - Chúng ta sẽ giải phóng ông ta và cử Giucốp đến Lêningrad và chúng ta cũng cử Timôsencô thay thế Budienưi. Nếu đã không biết chiến đấu thì lùi sang một bên. Tôi cho phép quân đoàn 5 và quân đoàn 37 ở cánh phải rút ra đến Đexơnu, nhưng bàn đạp Kiép thì phải giữ đến cùng. Tôi không cho phép mè nheo mãi về chuyện Kiép, tôi sẽ trực tiếp nói chuyện với Kirpônôxơ.

        Sau khi các đơn vị của cụm tập đoàn quân phía nam của Đức tiến đến sáp nhập với tập đoàn quân của Guderian tạo nên một gọng kìm rất mạnh, Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nam đề nghị Đại bản doanh cho rút các đơn vị sang bờ Đông của sông Dnhép, để tránh bị bao vây hoàn toàn.

        Lúc 1 giờ 45 phút sáng 11 tháng 9, Stalin nói chuyện điện thoại với Kirpônôxơ:

        - Nếu anh tổ chức rút lui mà không chuẩn bị trước đầy đủ điều kiện thì sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến thảm họa. Hãy kết thúc việc cứ đi tìm ranh giới để rút lui mà hãy tìm cách để phòng ngự... còn một điều nữa: không bỏ Kiép và không được phá hủy các cây cầu nếu chưa được Đại bản doanh cho phép.

        Stalin thể hiện quyết tâm rất lớn, không muốn để Kiép bị thất thủ, nhưng tình hình ở mặt trận không theo mong muốn chủ quan của Stalin, nó được phát triển theo xu hướng tất yếu của các trận chiến.

        3 giờ 25 phút sáng ngày 14 tháng 9, Tham mưu trưởng mặt trận, thiếu tướng Tupilốp đã gửi một bức điện cho Đại bản doanh, mô tả tình hình tồi tệ ở mặt trận và kết thúc bằng một câu: “Đã bắt đầu một thảm họa như anh đã biết -  có lẽ chỉ trong vài ba ngày nữa”.

        Đó là sự thật cay đắng, sang ngày hôm sau các quân đoàn 5, 21, 26, 37 và 38 đã bị bao vây ở khu vực Krementruc. Sang ngày 17 tháng 9, tình hình ở mặt trận Tây Nam trở nên rất nghiêm trọng. Đêm ngày 18 tháng 9, tham mưu trưởng Hồng quân truyền đạt mệnh lệnh: Đại bản doanh cho phép rút khỏi khu vực Kiép và chuyển quân đoàn 37 sang bờ trái của sông Dnhép, cố gắng bảo toàn lực lượng.

        Chadaép kể lại:

        -.... Một ngày sau khi Kiép bị thất thủ, tôi có tới gặp Pôcơrebưxép và biết rằng Stalin đang rất mất bình tĩnh sau khi biết tin xấu từ mặt trận Tây Nam.

        Vừa mới có một cuộc tranh luận rất gay gắt giữa Stalin và Khơrutxốp - Pôcơrebưxép nói - Stalin nói thẳng với Khơrutxốp rằng vì các hành động thiếu trách nhiệm của mình, ông ta sẽ bị đưa ra tòa án binh, nhưng tôi nghĩ rằng sự việc này chưa dừng ở đó - Pôcơrebưxép nói thêm.

        Sau đó, tôi bước vào phòng Stalin, thấy ông đang cúi trên bàn xem bản đồ chiến sự mặt trận Tây Nam.

        Sau khi cho nổ phá cầu qua sông Dnhép, một bộ phận lớn quân đoàn 37, mặc dù bị tổn thất nặng nề nhưng vẫn dũng cảm vượt vòng vây và trở về phía hậu phương. Sau này trong các tập hồi ký không thấy ai nhắc đến tên vị chỉ huy công cuộc phòng thủ anh hùng thành phố Kiép - Tư lệnh quân đoàn 37. Tại sao vậy? Có lẽ bởi vì đó chính là tướng Vlaxôp, người mà về sau này đã bỏ chạy sang phía Hitle, tôi phải nhắc lại chuyện này, vì đây là một hiện tượng rất mâu thuẫn và trong các chương sau chúng ta sẽ nói lại về nhân vật này.

        Vào khoảng 7 giờ 30 chiều - Kipronoxcơ, Barơmixtencô và Tupicốp đang thảo luận phương án phá vòng vây dự kiến vào lúc tròi tối. Vào lúc đó, phía Đức bắt đầu nã pháo cấp tập, một trái pháo đã rơi ngay cạnh Kipronoxcơ, ông bị thương vào đầu và ngực, hai phút sau thì ông mất.

        Sau khi kết thúc chiến tranh, ở vị trí mà ông hy sinh đã dựng một tấm bia với dòng chữ: “Tại đây, ngày 20 tháng 9 năm 1941, Tư lệnh phương diện quân Tây Nam - Thượng tướng Kipronoxcơ đã hy sinh”.

        Cần phải nói đến một trong những nguyên nhân đã dẫn đến thảm họa này, đó là hành động không thành công của Erêmencô. Mặc dù ông ta được tăng viện rất nhiều binh lực. Ông ta đã quên mất lời hứa “Sẽ tiêu diệt Guderian” và chính là các binh đoàn của Guderian đã tiến về phía nam và bao vây các đơn vị của quân đoàn Tây Nam mà phương diện quân Brianxki đã không ngăn chặn được.

        Bây giờ, nguyên soái Erêmencô cố gắng chứng minh với mọi người là ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ mà chính Stalin đã giao: “Chúng tôi có thể nói rằng, các đơn vị của phương diện quân Brianxki đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Đại bản doanh giao phó, đó là không để cho cụm quân của Guderian chọc thủng vòng vây từ phía Brianxki đế tiến về Moxcơva”. Nhưng Guderian lúc đó đã không tiến về Moxcơva, mà tiến dọc theo sông Dnhép để liên kết với các đơn vị của tướng Kleist bao vây các đơn vị mặt trận Tây Nam. Sự bóp méo lịch sử trong hồi ký của Erêmencô ngày nay đã rõ ràng, vì rằng ông ta đã nói là bảo vệ Moxcơva khỏi một đòn tấn công, mà trên thực tế là không có ai tấn công vào hướng đó.

        Điều mà mọi người lo ngại đã xảy ra - các đơn vị của nhiều quân đoàn đã bị chia cắt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:11:25 pm »

        
STALIN VÀ GIUCỐP

        Lòng dũng cảm của các đơn vị thuộc phương diện quân Tây Nam có thể nói là đã cứu nguy cho đất nước, vì rằng Bộ chỉ huy quân Đức đã buộc phải quyết định lùi thời điểm tiến hành chiến dịch đánh vào Moxcơva, do lo ngại các đơn vị của phương diện quân Tây Nam.

        Các đơn vị của mặt trận đã kiên trì, vững vàng chiến đấu giữ từng phòng tuyến và tận dụng mọi khả năng nhỏ nhất để tổ chức phản công, giữ vững trận tuyến bên bờ phải sông Dnhép - tức là ở khá sâu trong lòng địch. Từ góc độ quân sự Bộ chỉ huy Đức đã tỏ ra đúng khi quyết định bao vây các đơn vị của mặt trận Tây Nam ngay từ bờ phải của sông Dnhép, đồng thời sẽ tránh được cho cụm quân “trung tâm” khỏi các nguy cơ bị tấn công từ phía Nam, để tạo điều kiện cho cụm quân này rảnh tay chuẩn bị tấn công Moxcơva.

Khi cuộc chiến tranh bước sang tháng thứ hai, Stalin hiểu rằng mục tiêu tấn công nhanh và chiếm nhanh Moxcơva của Hitle đã không đạt được. Khắp nơi, quân Đức gặp sự kháng cự dũng cảm của Hồng quân và chịu tổn thất rất lớn.

        Tuyến mặt trận theo chiểu sâu của lãnh thổ ngày càng mở rộng. Quân Đức đã bộc lộ là không đủ lực lượng đế trải ra trên tất cả các hướng chiến lược. Stalin ra lệnh tiếp tục chiến đấu để cản bước tiến của quân Đức về hướng Moxcơva. Tuy vậy, phải công nhận rằng Hitle hãy còn rất nhiều lực lượng, đặc biệt là các binh đoàn cơ giới và không quân có khả năng tiến hành các trận chiến quyết định.

        Dự kiến trước đòn đánh của quân Đức nhằm vào mặt trận Tây Nam - Bộ Tổng tham mưu đã tính rằng cần thiết phải giải cứu các đơn vị đang bị bao vây - rút họ ra khỏi khu vực sông Dnhép để tổ chức tuyến phòng thủ mới ở khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.

        Bản thân Giucốp cho rằng phải tranh thủ thời điểm đang suy yếu của các đơn vị quân Đức ở hướng Moxcơva (do một bộ phận sinh lực của chúng được điều sang phía Nam) để tấn công chúng ngay tại khu vực này.

        Ngày 29 tháng 7, Giucốp gọi điện thoại cho Stalin và đề nghị cho ông ta được gặp để báo cáo khẩn cấp, Stalin đồng ý.

        Cầm theo bản đồ chiến sự và các tài liệu cần thiết, Giucốp đến gặp Stalin. Trong phòng Stalin có cả Malencốp và Mekhơlic. Tại sao Stalin không muốn nói chuyện riêng rẽ VỚI Giucốp mà lại mời thêm một số vị không phải là các chuyên gia quân sự? Có lẽ Stalin đã rất thận trọng với nội dung buổi nói chuyện mà Giucốp tha thiết đề nghị. Stalin mặc dù có quyền lực rất lớn nhưng có lẽ ông quan tâm đến sự kiện lớn mà sau này sẽ để lại dấu ấn lịch sử.

        - Nào, báo cáo đi xem anh có vấn đề gì - Stalin nói.

        Giucốp trải bản đồ lên bàn và trình bày chi tiết tình hình mặt trận cùng các kết luận và kiến nghị của mình. Đặc biệt, ông phân tích kỹ khả năng và hướng hành động của quân Đức. Mekhơlic cắt ngang:

        - Tại sao anh biết là quân Đức sẽ hành động như vậy?

        - Tôi không biết kế hoạch mà theo đó quân Đức sẽ hành động - Giucốp trả lời - nhưng theo các phân tích tình hình thì chúng nhất định chỉ có thể hành động như vậy, mà không thể làm khác. Kiến nghị của tôi dựa trên sự phân tích tình trạng và khả năng của các đơn vị quân Đức, trước hết là các đơn vị xe tăng cơ giới, vốn là nòng cốt của chúng trong các chiến dịch.

        - Tiếp tục báo cáo đi - Stalin nhắc.

        - Trên hướng chiến lược Moxcơva, quân Đức trong những ngày tới có lẽ chưa tiến hành được các chiến dịch lớn, vì chúng đang bị tổn thất khá lớn ở khu vực này. Lúc này chúng không có các binh đoàn dự bị lớn để bao bọc sườn phải và trái của cụm quân “trung tâm”. Trên hướng Lêningrad, nếu không được tăng viện quân Đức sẽ không thể bắt đầu chiến dịch tấn công Lêningrad và liên kết với quân Phần Lan. Trên khu vực Ucraina, các trận chiến chủ yếu có khả năng sẽ xảy ra ở khu vực Đnhépropetrôpxơca, Kremechuc, nơi các đơn vị xe tăng cơ giới chủ yếu của cụm quân “Nam” đã tiến đến. Vị trí xung yếu nhất của tuyến phòng thủ của chúng ta là mặt trận “trung tâm” các quân đoàn của mặt trận này tụm lại ở hướng Unhechu - Gomel, nơi có rất ít sự bảo đảm về kỹ thuật. Quân Đức rất có thể lợi dụng tình hình này và tấn công vào hai bên sườn và hậu phương của các đơn vị thuộc phương diện quân Tây Nam đang phòng thủ ở khu vực Kiép.

        - Vậy anh đề nghị gì? - Stalin hỏi.

        - Đầu tiên cần phải củng cố mặt trận trung tâm, tăng cường ít nhất ba quân đoàn có tăng cường pháo binh, một quân đoàn từ phương diện quân Tây, một quân đoàn từ phương diện quân Tây Nam và một quân đoàn từ lực lượng dự bị chiến lược của Đại bản doanh, cần bố nhiệm một vị chỉ huy mới của phương diện quân có kinh nghiệm hơn, mạnh mẽ hơn. Kudơnetxôp tỏ ra là chưa được chuẩn bị đầy đủ, ông ta không thể chỉ huy được các quân đoàn lúc bắt đầu chiến tranh ở khu vực Pribantich. Tôi đề nghị cụ thể là thay bằng Vatutin, vị phó thứ nhất của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:18:03 pm »


        - Tôi cần giữ Vatutin ở đây - Stalin phản đối.

        - Anh đề nghị như thế là định làm suy yếu Moxcơva à?

        - Không, tôi không có ý ấy. Nhưng theo chúng tôi ở hướng này quân địch chưa có ý định tấn công ngay. Nhưng còn sau 12 hoặc 15 ngày, chúng tôi có thể điều động từ Viễn Đông về, không ít hơn tám sư đoàn được trang bị đầy đủ, trong đó có một sư đoàn xe tăng.

        - Thế còn vùng Viễn Đông sẽ dành cho quân Nhật? - Mekhơlic chen ngang.

        Giucốp không trả lời câu hỏi ngớ ngẩn này và tiếp tục: Phương diện quân Tây Nam cần thiết rút ra khỏi khu vực Dnhép. Tại khu vực giáp ranh hai mặt trận cần tập trung lực lượng dự bị không ít hơn 5 sư đoàn tăng cường.

        - Thế còn Kiép? - Stalin hỏi.

        - Đành phải rút khỏi Kiép - Sau một lúc im lặng, Giucốp trả lời. Ông rất hiểu toàn bộ sự căng thẳng của quyết định này đối với thành phố, đối với cả nước, nhưng vào thời điểm đó ông thấy rằng không còn khả năng nào khác để cứu các đơn vị rất cần thiết cho cuộc chiến tương lai - Còn trên hướng phía Tây cần nhanh chóng tổ chức các đợt phản công với mục đích xóa bỏ bàn đạp của địch ở Elnhixki...

        Stalin cắt lời Giucổp và rất giận dữ nói:

        - Làm sao có thể phản công ở đó! Đó là cái vớ vẩn gì? Kinh nghiệm cho thấy các đơn vị của chúng ta không thể tấn công và làm sao anh có thể cho phép bỏ Kiép cho quân thù?

        Sau này, có rất nhiều tin đồn về việc Giucốp đã bắt đầu phản đối ý kiến của Stalin vào đoạn cuối của chiến tranh, khi ông ta đã có vị trí, uy tín lớn trong giới quân sự. Có thể nhất trí là như vậy, nhưng tôi bổ sung thêm là vào giai đoạn cuối chiến tranh, Giucốp phát biểu ý kiến của mình một cách tự tin hơn. Nhưng thẳng thắn mà nói, Giucốp bảo vệ quan điểm của mình vẫn không phải là đến cùng. Nhưng liệu có phải vì ông sợ? Không phải, đó không phải là tính cách của Giucốp. Ông hiểu rằng việc phát biểu ý kiến một cách quyết liệt có thế đẩy Stalin đến tình trạng quá nóng nảy, và điều đó có thể có hại cho công việc, nhưng câu chuyện về việc Giucốp đấu tranh cho lợi ích chung không quản ngại nguy hiểm cho riêng mình có thể được chứng minh qua diễn biến sự việc, sau khi Stalin gửi cho Khơrutxốp một bức điện rất căng thẳng như sau:

        Kiép - gửi đồng chí Khơrutxốp

        Ngày 11 tháng 7 năm 1941

        Khi nhận được nguồn thông tin tin cậy về việc tất cả các anh từ Tư lệnh phương diện quân Tây Nam cho đến Uy viên hội đồng quăn sự tỏ ra hoảng loạn, và dự định rút các đơn vị sang bờ trái của sông Dnhép.

        Tôi cảnh cáo anh, rằng nếu các anh dù chỉ lùi một bước để rút các đơn vị sang bờ trái của sông Dnhép mà không bảo vệ khu vực bên bờ phải sông Dnhép đến khả năng cuối cùng thì tất cả các anh sẽ bị trừng phạt nặng nề nhất như những kẻ hèn nhát và phá hoại.

Chủ tịch Hội đồng phòng thủ quốc gia.       
I. Stalin                           

        Giucốp tất nhiên là rất hiểu bức điện này, vì bức điện đó được chuyển qua kênh Bộ Tổng tham mưu. Mặc dù biết rõ về bức điện này và biết nguy cơ sẽ bị “trừng phạt nghiêm khắc” nhưng Giucốp vẫn đề nghị: “Cần rút khỏi Kiép”. Chúng ta có thể hiểu tâm trạng xúc động của Giucốp khi quyết định nói lên điều đó. Nhưng ông vẫn quyết định: kiên trì và có lý lẽ để nói lên ý kiến của mình, vì rằng điều đó sẽ quyết định số phận của mặt trận và tiến trình tiếp theo của các chiến dịch phòng thủ.

        Tôi cho rằng, Giucốp nhìn thấy trước hậu quả của đề nghị  không lấy gì làm dễ chịu này với Stalin, tuy vậy ông vẫn tiếp tục đề nghị:

        - Nếu đồng chí Tổng Bí thư thấy rằng, với cương vị là Tổng tham mưu trưởng tôi chỉ có khả năng làm những chuyện “vớ vẩn”, thì tôi cho rằng mình không có việc gì để làm ở đây nữa. Tôi đề nghị giải phóng tôi khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và điều ra mặt trận, ở đó, theo tôi sẽ có lợi cho Tổ quốc hơn.

        - Anh đừng nóng vội, chúng ta đã từng “không có Lênin mà vẫn vượt qua được”, không có anh chúng tôi cũng sẽ vượt qua được... Hãy quay về làm việc đi, chúng tôi sẽ trao đổi thêm và quyết định.

        Sau đó khoảng 40 phút, Giucốp lại được triệu tập đến phòng Stalin. Khi bước vào phòng, Giucốp nhìn thấy ngoài Malencốp và Mekhơlic có từ trước, còn có thêm Bêria1. Đó là dấu hiệu xấu. Sự xuất hiện của Bêria bao giờ cũng báo hiệu trước là không có gì tốt đẹp cả.

        Stalin nói giọng lạnh lùng, không nhìn thẳng vào mắt Giucốp:

        - Như vậy, chúng tôi đã thảo luận và quyết định giải phóng anh khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và sẽ bổ nhiệm Sapôsnhicốp vào cương vị này. Thực ra sức khỏe của anh ta không thật tốt lắm, nhưng không sao, chúng tôi sẽ giúp anh ta.

        - Các anh định điều động tôi đi đâu?

        - Thế anh muốn đi đâu?

        - Tôi có thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào. Tôi có thể chỉ huy sư đoàn, binh đoàn, quân đoàn và phương diện quân.

        - Đừng vội, chúng ta vừa nói về chiến dịch phản công ở khu vực Elnhia, anh hãy nắm lấy việc này. Chúng tôi bổ nhiệm anh là Tư lệnh tập đoàn quân dự bị. Bao giờ thì anh lên đường được?

        - Sau một giờ.

        - Ngay sau đây, Sapôsnhicốp sẽ đến Bộ Tổng tham mưu, anh hãy bàn giao cho anh ta và lên đường đi, nhưng đừng quên rằng anh vẫn là thành viên Đại bản doanh.

        - Cho phép tôi đi.

        - Hãy ngồi xuông và cùng uống trà đã.

        Nhưng tâm trạng mọi người lúc đó không vui vẻ, không tự nhiên, vì vậy buổi uống trà không vui vẻ gì.

--------------------
        1. Lacvrenti Bêria, sinh năm 1899 tại Mingrelia thuộc Grudia, công sự gần gũi của Stalin. Năm 1932 là Bí thư thứ nhất vùng ngoại ô Capcadơ, tháng 11 năm 1938 trở thành giám đốc NKVD (tiền thân của KGB) thay Yezhov.N.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:21:01 pm »


NGOẠI GIAO CHIẾN LƯỢC

        Vào cuối tháng 9 tháng 1941, tình hình các đơn vị tiếp tục xấu đi. Quân Đức đã hoàn thành việc chiếm Kiép, bắt đầu chiến dịch tiến đánh Moxcơva với 77 sư đoàn của cụm tập đoàn “trung tâm” và cụm tập đoàn xe tăng số 2 dưới sự chỉ huy của thống chế Guderian.

        Tập đoàn quân “Nam” chuyển sang tấn công ở hướng Khacốp và Xumxki. Quân đoàn 5 rút ra khỏi Krưm về phía Isunxki. Trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng như vậy, Stalin vẫn tỏ ra ung dung, bình tĩnh để tiến hành các hoạt động ngoại giao. Chính là trong những ngày này tại Moxcơva đang diễn ra Hội nghị quốc tế giữa đại diện Liên Xô (do Stalin đứng đầu), Mỹ (Harriman) và Anh (Ngài huân tước Beayerbrook).

        Stalin khai mạc hội nghị, ông thông báo về tình hình trên mặt trận Nga-Đức, cuộc chiến đấu dũng cảm của quân đội Liên Xô, sau đó ông nói:

        - Phần lớn các khó khăn mà quân đội Liên Xô gặp phải là do các đơn vị xe tăng của Đức, trong khi bộ binh của Đức thì yếu hơn bộ binh Nga. Chúng tôi rất cần các vũ khí chống tăng, các khẩu đội pháo, các máy bay ném bom tầm trung -  Hướng về ngài huân tước Beayerbrook, Stalin nói - Đặc biệt, quân Anh có thể giúp đỡ chúng tôi rất nhanh vì các đơn vị quân Anh đã được trang bị tốt, nếu không mở được mặt trận thứ hai, thì có thể tham gia vào các trận chiến đấu ở Ucraina.

        Ngài huân tước Beayerbrook ngay lập tức đề nghị:

        - Các sư đoàn của Anh đang tập trung ở Iran, có thể tiến về phía Capcadơ.

        Stalin ngay lập tức hiểu về giấc mơ từ lâu của người Anh muốn chiếm vùng Bakin giàu tài nguyên dầu mỏ, vào thời kỳ sau Cách mạng tháng Mười họ đã từng cố gắng làm việc này. Stalin trả lời rất rõ ràng:

        - Ở vùng Capcadơ không có chiến tranh, các trận chiến đấu đang diễn ra ở vùng Ucraina.

        Beayerbrook dường như đồng ý:

        - Để phối hợp tốt hơn cần thiết trao đổi ý kiến giữa Bộ tham mưu của Nga và Anh.

        Harriman đề nghị cụ thể hơn:

        - Chúng tôi muốn biết tình trạng các sân bay ở khu vực Sibêria, chúng tôi có thể gửi máy bay qua vùng Alaska.

        - Các ngài sẽ nhận được thông tin ngay - Stalin nói.

        Ngày hôm sau các cuộc hội đàm tiếp tục. Tâm trạng của Stalin lúc đó rất lo lắng, suốt cả đêm hôm trước, ông cùng các tướng lĩnh bàn định về tình hình của các đơn vị ở mặt trận.

        Ông bắt đầu bài phát biểu của mình, có lẽ không làm các đồng minh phương Tây hài lòng lắm:

        - Quân đội Xô Viết đang tiến hành các trận đánh căng thẳng, chúng tôi lôi kéo lực lượng chủ yếu của quân Đức khỏi phía Tây. Sức nặng chủ yếu của chiến tranh đang đè lên vai chúng tôi, trong khi đó các ông lại đưa ra các chương trình giúp đỡ vũ khí và trang bị rất nhỏ giọt.

        Beayerbrook và Harriman thì cho rằng họ đã làm tất cả trong phạm vi có thể, các cuộc hội đàm đã ngừng lại. Ngay lập tức, Stalin đi đến Đại bản doanh, tình hình mặt trận đang trở nên rất gay cấn.

        Lúc sáu giờ chiểu, hội nghị lại tiếp tục làm việc. Lúc đó, ở Berlin các bản tin trên radio đã thông báo về cuộc hội nghị này và tuyên bố rằng: “Các nước tư bản phương Tây không bao giờ có thể thỏa thuận được với Đảng Bônsêvich”.

        Sau giờ nghỉ, Stalin thông báo tin này cho các nước đồng minh và nói:

        - Bây giờ chúng ta phải chứng minh là bộ máy tuyên truyền của Goebbels là nói láo!

        Dưới sức ép của Stalin, các phái đoàn Anh, Mỹ đã thay đổi lập trường và mở rộng danh mục, số lượng hàng viện trợ và vũ khí.

        Đặc biệt, ngài Beayerbrook, sau khi từ hội nghị trở về đã bị nhân cách và quyết tâm của Stalin chinh phục, ông đã gửi thư cho Harry Hopkin và đề nghị mở mặt trận thứ hai để giúp đỡ quân đội Xô Viết...

        Ông nói rằng: Chính là cuộc kháng chiến của quân đội Xô Viết đã tạo cho chúng ta khả năng mới - giải phóng cho Tây Âu khỏi nguy cơ tấn công của quân Đức, tạo nên tình huống “đột phá” ở các quốc gia bị chiếm đóng...

        Sau đây là thư của Thủ tướng Anh Churchill gửi Stalin:

        Tôi rất vui khi được ngài huân tước Beayerbrook báo cáo về thành công của Hội nghị ba bên ở Moxcơva. Chúng tôi dự định trong vòng mười ngày bảo đảm các đoàn tàu vận tải sẽ đến Nga. Các kiện hàng sắp tới sẽ đến Axkhangenxơkơ vào ngày 12 tháng 10 bao gồm: 20 xe tăng hạng nặng, 193 máy bay tiêm kích, sau đó sẽ là đợt mới với 140 xe tăng hạng nặng, 100 máy bay loại “Harrier”, 200 giàn đại liên, 200 vũ khí chống tăng, 50 pháo 42mm, đợt hàng sau sẽ có 200 máy bay tiêm kích, 120 xe tăng hạng nặng...

        Như vậy, tổng số xe tăng được gửi sẽ là 350, tức là khác 19 chiếc so với kế hoạch dự định. Toàn bộ số lượng này sẽ được giao trong tháng 11.

Trong khi tổ chức dây chuyền vận tải này, chúng tôi dự tính cảng Axkhagenxơkơ sẽ là nơi tiếp nhận chính.


Ngày 6 tháng 10 năm 1941       

        Còn tổng thống Mỹ Roosevelt thì đáp ứng yêu cầu của Stalin rất thuận lợi, ông hứa các viện trợ quân sự và vũ khí sẽ được phê chuẩn và vận chuyển nhanh nhất. Đồng thời, tạo điều kiện về thanh toán thuận tiện nhất cho các lô hàng viện trợ. Tiếp đó, Roosevelt nói: “Nhân dịp này cho phép tôi chuyển đến ngài sự biết ơn của chính phủ Mỹ về việc ngài và các đồng nghiệp tại hội nghị Moxcơva đã nhanh chóng thỏa thuận được cung cấp vũ khí và xin cam đoan với ngài là chúng tôi sẽ hoàn thành đến cùng mọi nghĩa vụ mà hội nghị này đã đề ra cho các bên”.

        Sau đó, trên phiên bế mạc ngày 6 tháng 11 năm 1941, Stalin đã đánh giá cao thành công của hội nghị Moxcơva. Chính là sự kiện này đánh dấu nỗ lực của Stalin khởi động sự hợp tác của phe đồng minh, mà sau này đóng vai trò rất to lớn trong chiến thắng phát xít Đức. Định hướng các nỗ lực của các nước tư bản, mà trước đó còn là kẻ thù của nước Nga Xô Viết, để hoàn thành các ý định quân sự của mình - Đó là minh chứng cho tài năng và các nỗ lực ngoại giao có tính chiến lược mà Stalin đã đạt được.

        Việc vận chuyển hàng viện trợ rất phức tạp vì quân Đức đã chiếm khu vực Bắc Âu, còn ở trên biển thì hạm đội tàu ngầm của Đức rất mạnh. Vì vậy, con đường đi qua Iran rất quan trọng. Quan hệ giữa Liên Xô và Iran lúc đó là rất hữu nghị.

        Ngày 25 tháng 8 năm 1941, chính phủ Iran đã gửi công hàm cho chính phủ Nga. Ngày 26 tháng 2 năm 1941, Liên Xô và Iran đã ký Hiệp ước chung, theo đó Iran được nhận lại một số lượng lớn tài sản mà trước kia thuộc về Sa hoàng Nga, trong đó bao gồm cả đường sắt, các cảng, hệ thống thông tin liên lạc...

        Điều sáu của Hiệp ước quy định rõ: “Nếu chính phủ vùng Pepxich (Ba Tư) sau khi được chính phủ Nga cảnh báo mà tự mình không đủ lực lượng để ngăn chặn nguy cơ từ phía quân xâm lược thì chính phủ Xô Viết có quyển đưa quân đội của mình vào lãnh thổ Ba Tư, với mục đích tự vệ sẽ có các hành động quân sự cần thiết. Khi nguy cơ đã bị loại bỏ chính quyển Xô Viết phải nhanh chóng đưa các đơn vị quân đội ra khỏi lãnh thổ Ba Tư”.

        Sau khi quân Đức tấn công Liên Xô, chúng đã gia tăng hoạt động gián điệp và kích động tâm lý chống Liên Xô ở Iran. Chính phủ Liên Xô đã ba lần cảnh báo chính phủ Iran về nguy cơ này. Tuy nhiên, đáng tiếc là chính phủ Iran đã không những không ngăn chặn mà còn khuyến khích các hoạt động gián điệp của Đức. Trong trường hợp này chính phủ Liên Xô buộc lòng phải hành động tuân theo điều sáu của Hiệp ước ký năm 1941.

        Quân đội Nga đã chiếm phía bắc Iran, còn quân Anh thì chiếm phía nam. Ngày 30 tháng 1 năm 1942, Hiệp ước giữa Liên Xô - Anh và Iran đã được ký kết, trong đó nêu rõ các đơn vị quân Nga và Anh sẽ ngay lập tức rút khỏi Iran sau khi phe Đồng minh chiến thắng phát xít Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2019, 10:26:55 pm »


TRẬN PHÒNG NGỰ LÊNINGRAD

        Ngày 9 tháng 9, Stalin cho gọi Giucốp về Moxcơva, cũng như mọi khi, lệnh triệu tập của Stalin rất vội, chứng tỏ tình huống rất khẩn trương và phức tạp.

        Khi Giucốp về đến Kremli, sĩ quan cận vệ hướng dẫn ông vào phòng của Stalin. Stalin nói:

        - Anh đã hành động không tồi ở khu vực Elnhia - Để làm dịu đi ấn tượng khó chịu từ trước khi Giucôp bị giải phóng khỏi chức Tổng tham mưu trưởng và điều đến Elnhia, Stalin nói: - Lúc đó anh đã đúng. Tôi hoàn toàn hiểu tâm trạng của anh lúc đó - Việc Stalin phải nói ra câu này là không bình thường.

        Stalin nhanh chóng chuyển sang ý khác:

        - Tình hình của chúng ta ở hướng Tây Nam rất xấu. Đồng chí Budienưi không làm chủ được tình hình, theo anh thì ai có thể thay thế được?

        Giucốp thoáng có ý nghĩ là Stalin muốn bổ nhiệm ông làm Tư lệnh phương diện quân Tây Nam, nhưng ông không nói về vấn đề đó và trả lời:

        - Tôi cho rằng thích hợp nhất với cương vị này là nguyên soái Timôsencô, ông ta hiểu biết chiến trường ở khu vực Ucraina. Bản thân ông ta lại là người Ucraina, tôi đề xuất bổ nhiệm Timôsencô.

        Stalin đi lại quanh phòng với chiếc tẩu trên tay và suy nghĩ, mọi người xung quanh không ai có ý kiến gì.

        - Có lẽ anh nói đúng. Thế theo anh ai sẽ thay thế Timôsencô để chỉ huy phương diện quân Tây?

        Giucốp làm như không hiểu ý đồ thực của Stalin, nói:

        - Theo tôi vị chỉ huy tốt cho phương diện quân Tây sẽ là Trung tướng Cônhép - Hiện đang là Tư lệnh quân đoàn 19.

        Stalhi không nói gì, bước tới điện thoại gọi cho Sapôsnhicốp và nói hãy gọi Timôsencô về Moxcơva và chuẩn bị quyết định bổ nhiệm Cônhép là Tư lệnh phương diện quân Tây.

        Sau khi quay trở lại bàn làm việc, Stalin hỏi Giucốp:

        - Anh định tiếp tục làm gì?

        Giucốp so hai vai và trả lời một cách tự nhiên:

        - Tôi sẽ quay trở về mặt trận.

        Stalin suy nghĩ một lúc và nói:

        - Tình hình khu vực Lêningrad cực kỳ căng thẳng, thậm chí có thế nói là thảm họa. Nếu Lêningrad bị mất thì không thể tưởng tượng được hậu quả tai hại của nó.

        Giucốp đã hiểu ý của Stalin muốn nói rằng người có thể hoàn thành nhiệm vụ ở Lêningrad chính là ông. Giucốp nói:

        - Vâng, nếu tình hình ở đó là phức tạp, tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ Tư lệnh mặt trận Lêningrad.

        Stalin chăm chú nhìn vào mặt Giucổp:

        - Thế nếu công việc không chạy thì sao? - Stalin hỏi

        Giucốp trả lời:

        - Tôi sẽ nắm tình hình, có lẽ chưa đến mức tuyệt vọng.

        - Khi nào thì anh có thể đi? - Stalin hỏi.

        - Tôi cho rằng phải đi ngay.

        - Theo tôi đi ngay thì không nên, trước hết phải tổ chức lực lượng hộ tống vì tình hình xung quanh Lêningrad rất phức tạp. Stalin bước tới máy điện thoại và hỏi tình hình khí tượng rồi nói với Giucốp:

        - Người ta thông báo khí tượng rất xấu, nhưng với anh thì điều đó lại là tốt, vì như vậy sẽ dễ hơn để vượt qua vòng vây của quân Đức.

        Stalin bước lại bên bàn, cầm bút ghi bức điện:

        Gửi Vôlôsilôp!

        Ủy ban quốc phòng quyết định bổ nhiệm Đại tướng Giucốp làm Tư lệnh mặt trận Lêningrad. Anh hãy giao lại cho Giucốp và trở về bằng chính máy bay đó.


        Stalin chuyển cho Giucốp bức điện này. Giucốp xin phép ra khỏi phòng.

        - Đừng vội, theo anh thì tiếp theo quân Đức sẽ hành động thế nào?

        Tiếp theo là buổi trao đổi của Tổng tư lệnh với một trong các vị tướng nổi tiếng nhất của quân đội, buổi trao đổi rất có ý nghĩa về thực tế và giáo dục.

        Ngày 10 tháng 9, Giucốp cùng trung tướng Xodin và thiếu tướng Phediuninxki bay đến Lêningrad đang bị bao vây. Trước khi cất cánh, Giucốp nói với các tướng lĩnh đi cùng mình:

        - Chúng ta sẽ bay vào Lêningrad qua các phòng tuyến mặt trận. Các đơn vị quân Đức đã tiến sát hồ Lađôga và bao vây toàn bộ thành phố. Các trận chiến đấu ác liệt đang diễn ra quanh thành phố. Stalin nói với tôi rằng: hoặc là giữ được thành phố, hoặc hy sinh cùng quân đội tại đó, không có con đường thứ 3! - Giucốp dừng lại nhìn một lượt các khuôn mặt sĩ quan xung quanh và nói - Ai đồng ý thì hãy vào máy bay.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM