Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:03:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27705 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 10:59:11 pm »


        Nhờ tầm nhìn xa chiến lược này của Stalin, quân Đức đã mất bàn đạp chiến lược từ vùng Ban Tích và phải tiến đánh Moxcơva từ biên giới phía tây đi qua Lvôp, Minsk, Xmôlenxkơ, qua cả Kisinhôp, Kiép, Opel và chịu tổn thất dọc đường ít nhất một nửa quân số và trang bị.

        Nhờ tầm nhìn chiến lược của Stalin, mà Hitle đã không thực hiện được chiến lược “Tia chớp” thắng nhanh của mình vào năm 1941.

        Tất nhiên là hành động này của Stalin cũng có mặt trái của nó, dường như là nó vi phạm nguyên tắc “quốc tế vô sản”, khi tiến hành ký kết thỏa ước với kẻ thù. Nhưng xét cho đến cùng thì vì mục đích cứu nguy cho đất nước, cho nhân dân và xa hơn nữa đó là cơ sở để Hồng quân Liên Xô chiến thắng chủ nghĩa phát xít, cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng.

        Chúng ta đều biết từ xa xưa rằng ngoại giao và chính trị là "trò chơi bẩn 'thỉu". Vậy thì tại sao Stalin cứ phải chơi sạch. Khi phải đối đầu với bè lũ Găngxơtơ chính trị?

Stalin đã bộc lộ tầm nhìn xa, tính kiên định, quyết tâm đánh giá tình hình rất nhanh để đưa ra điều kiện có lợi cho mình, khi biết được là Hitle rất muốn yên ổn ở hậu phương. Có thể trong một thoáng suy nghĩ, Stalin đã đề nghị về bản “phụ ước bí mật” khi thấy Ritbentrốp ngần ngừ, ông đã không để mất thời cơ, yêu cầu dùng luôn máy điện thoại của Bộ Ngoại giao và ngay trong phòng làm việc của mình “ép” Ritbentrốp phải gọi điện thoại ngay cho Hitle trước mặt mình và đạt bằng được sự đồng ý của ông ta để ký ngay bản “phụ ước bí mật”, mà như chúng ta đã thấy, đã đẩy Hitle ra khỏi bàn đạp chiến lược có lợi nhất của chúng để tấn công nước Nga (có lẽ để chắc chắn Stalin đã bắt Ritbentrốp ký thẳng vào bản đồ và Stalin trực tiếp đàm phán với Ritbentrôp chứ không để Molotôp một mình như các lần đàm phán khác).

        Mặc cho các phần tử căm ghét Stalin đã gán cho ông các tội lỗi trước chiến tranh, nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại: Stalin bằng tầm nhìn chiến lược và nghệ thuật đàm phán của mình đã chế ngự được Ritbentrốp và sau đó là Hitle, buộc chúng phải đi theo hướng để đạt được mục đích của mình.

        Nhãn quan chiến lược không nhất thiết chỉ thể hiện trong cuộc đấu tranh vũ trang, đôi khi điều đó mang lại lợi ích cho Tổ quốc bằng cách tạm thời tránh sử dụng vũ lực để dành cho thời điểm quyết định trong tương lai.

        Ví dụ điển hình của loại (hành động) này (và cũng là sự lý giải cho quyết định của Stalin) đó là quyết định của vị tướng huyền thoại Alexandra Nepxki lúc đó không đủ lực lượng trong tay để chống lại quân Mông cổ, do nước Nga đã bị suy yếu và phân tán.

        Tác giả Karadin đã viết trong cuốn: “Lịch sử quốc gia Nga” nói rằng Batưi khi nghe nói về Nepxki đã nói với ông ta: Thưa Bá tước vùng Novgorodxki! Không biết ngài có rõ không rằng Chúa trời đã ủng hộ ta để chinh phục biết bao dân tộc! Một mình ngài liệu có thoát được không? Nhưng nếu ngài muốn cai quản lãnh thổ của mình một cách yên ổn thì hãy ngay lập tức có mặt tại cung điện của ta để mà nhìn thấy sức mạnh và sự hùng vĩ của Mông cổ. Yêu mến Tổ quốc Nga hơn là lãnh thổ quận vương của riêng mình, vì vậy ông đã không quản nguy hiểm của cá nhân tiếp theo anh trai Andréep của mình, ông đã lên đường đến Mông cổ, nơi mà cha mình đã mất tích trên đường gặp Chinggis Khann.

        Nepxki đã gặp biết bao nguy hiểm trên đất nước của kẻ thù khi trải qua một cuộc hành trình khó khăn để gặp Chinggis Khann vĩ đại. Sự nhẫn nhục này không chỉ kéo dài trong có một năm. Nhưng nhãn quan chiến lược của ông đã cứu nước Nga, tạo điều kiện cho nước Nga có thời gian để tập trung lực lượng, vực dậy mọi sức mạnh để cuối cùng đánh thắng quân Mông cổ.

        Thử suy nghĩ xem tình hình vào thời điểm 1939 có giống tình huống của Nepxki vĩ đại không? Khi mà Stalin chưa có được sự chuẩn bị của quân đội, và buộc phải đề xuất sự hợp tác hòa bình với phía Đức?

        Có phải là thông minh không khi chấp nhận giải pháp này để đẩy lùi thời gian bắt đầu chiến tranh ít nhất là vài năm để sau đó giành chiến thắng cuối cùng?

        Không phải là ngẫu nhiên mà sau này, khi khích lệ chiến thắng của Hồng quân, Stalin đã nhắc lại hình ảnh của Alexandra Nepxki vĩ đại trong lời phát biểu của mình. (Lời phát biểu của Stalin nhân dịp kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng Mười - ngày 7 tháng 11 năm 1941 tại Quảng trường Đỏ khi Moxcơva đang bị quân Đức bao vây - N.D).

        Nói chung, cái gì nghe được thì đã nghe, cái gì cần thấy thì đã thấy, và nếu đối với kẻ cố tình nhắm mắt trước sự thật thì các phân tích lịch sử của họ sẽ chỉ là tiếng kêu trống rỗng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2019, 11:21:09 pm »


NHỮNG NGÀY HÒA BÌNH

        Trong giai đoạn đấu tranh với các phần tử chống đối, để nâng cao trình độ lý luận, Stalin đã mời giáo sư Triết học Sten - phó giám đốc học viện Mac - Enghen lên lớp cho mình. Giáo sư Sten đã đưa vào chương trình các tác phẩm của Heghen, Pheirbach, Cant, Phuter, Sellinga, Plekhanốp, v.v... Trong các bài học (hai buổi một tuần) giáo sư đã kiên trì giảng giải cho người học trò đặc biệt về trường phái triết học duy tâm của Heghen, về cái đồng nhất và dị biệt của tư duy và hiện thực. Tính trừu tượng của triết học “tra tấn” Stalin, nhưng ông kiên trì lắng nghe bài giảng khô khan của Sten. Đôi lúc ông cắt ngang bằng câu hỏi “Tất cả những cái này có ý nghĩa gì với cuộc đấu tranh giai cấp”, “Ai là người sẽ áp dung mớ hổ lớn này trong thực tiễn?”.

        Điều này đã lý giải: tại sao Stalin, một người ít hiểu biết về phép biện chứng lại có thể hành động một cách hiệu quả, hiện thực hóa các ý tưởng của mình và do vậy luôn giành thắng lợi trước các đối thủ chính trị của mình?

        Đầu tiên phải nói đến Trotxki mà sự uyên thâm trí thức của ông ta đã được mệnh danh là “tuyệt vời”, là “siêu phàm” trong rất nhiều lĩnh vực.

        Phải chăng Stalin, trong hoạt động của mình đã tuân theo phép biện chứng thực tế, mỗi một trường hợp cụ thể lại tìm ra các quy luật riêng và hành động đúng như triết học của K.Mark: chuyển từ giải thích thế giới sang sáng tạo ra thế giới.

        Một vị lãnh tụ với trăm nghìn công việc của đất nước mà vẫn ung dung ngồi học để có tầm nhìn xa hơn.

        Đa số các nhà tâm lý học - có ý thức hoặc vô thức - đã thừa nhận biểu hiện thống nhất của tư duy, đó là công việc của nhà khoa học, nhà triết học, hay nói chung là một nhà lý luận. Tuy nhiên, trong thực tế không phải chỉ có các nhà lý luận là biết suy nghĩ, trong bất kỳ lĩnh vực nào của công tác hành chính tổ chức, công tác lãnh đạo đều đòi hỏi hoạt động của tư duy, ở đây xuất hiện một khái niệm gọi là kiểu “tư duy thực tế”. Heghen đã nhìn thấy trong các bài giảng về triết học một hình thức bậc cao của trí tuệ. Trong mọi trường hợp tư duy lý luận được xem là hình thức thể hiện bậc cao của trí tuệ, còn tư duy thực tiễn, kể cả ở hình thức cao nhất của nó, đó chính là tư duy chính trị, tư duy của nhà hoạt động nhà nước, vị tướng với cách nhìn xa, dường như tư duy thực tiễn sơ đẳng hơn, đơn giản hơn...

        Tuy nhiên, kết luận này hoàn toàn là sai lầm. Do đặc điểm tính đa dạng và đôi khi là các mâu thuẫn nội tại của các bài toán trí tuệ cũng như tính quyết liệt trong các tình huống phải ra quyết định, đã làm cho các hoạt động của tư duy thực tế lại chiếm vị trí hàng đầu. Stalin có một trí nhớ tuyệt vời kết hợp với các phẩm chất của tri giác và tư duy. Trí nhớ, sự chú ý, tri giác thực tế, tất cả là biểu tượng của tư duy trí tuệ. Tư duy của Stalin luôn hướng về làm mọi việc rõ ràng, đơn giản và khả thi.

        Khả năng diễn giải những cái phức tạp bằng cách đơn giản dễ hiểu chính cũng là biểu hiện trình độ cao của tư duy. Stalin luôn hướng suy nghĩ và hành động của mình vào những tầng lớp bình dân: các công nhân và nông dân, viên chức và cán bộ Đảng ở cơ sở. Sau khi phân tích sự khác nhau trong cách diễn giải vấn đề của Stalin và Trotxki, một tác giả đã nói rằng: Trotxki cố gắng diễn giải một cách thông thái, còn Stalin thì trình bày một cách dễ hiểu. Vì vậy sau bài phát biểu của Trotxki thì người ta cảm thấy khó hiểu, không biết lãnh tụ định trình bày vấn đề cụ thể gì?

        Sau khi bè lũ Trotxki đã bị đập tan, các cuộc tranh luận triền miên đã chấm dứt, thì Stalin mới có đủ thời gian để sử dụng những phương pháp tư duy thực tiễn của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau các nỗ lực phi thường trong thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa, lúc này công việc quan trọng hàng đầu là củng cố quốc phòng để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lăng. Tất cả đang trông chờ ở tư duy chiến lược và các quyết định của Stalin.

        Khi giải quyết các vấn đề quốc phòng, Stalin thường cố gắng đi sâu vào lĩnh vực của các chuyên gia.

        Stalin quan tâm đến mọi binh chủng của quân đội, nhưng ông dành tình cảm đặc biệt cho không quân. Thời đó các phi công chiến đấu được gọi là các “Đại bàng Stalin”.

        Trong một cuộc kiểm tra kỹ thuật máy bay I-5 ở một sân bay ngoại ô Moxcơva năm 1932, Stalin đã nói:

        - Máy bay thì tốt, nhưng chúng ta không cần các máy bay loại này. Làm sao để máy bay phải đạt tốc độ 300- 400km/h.

        Trong các năm 1933-1934 dưới sự lãnh đạo của N. Pôlicarpôb. Máy bay tiêm kích 1-16 đã đạt tốc độ 460 km/h.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2019, 11:36:30 pm »


        Ngày 5 tháng 8 năm 1933, tổng công trình sư Iliushin đã được mời lên gặp Stalin. Trong cuộc gặp còn có mặt V.Vôlôsilốp, tổng cục trưởng công nghiệp Hàng không I. Baranốp, tư lệnh không quân Alknhíc, tổng công trình sư Tupôlép.

        Trong bữa cơm, Stalin đã đặt ra nhiều câu hỏi về không quân làm cho Iliushin rất ngỡ ngàng, không hiểu tại sao Stalin lại hiểu sâu như thế về công nghiệp máy bay, Stalin cho rằng nền công nghiệp máy bay của Liên Xô chưa sản xuất được loại động cơ tốt có bộ làm mát bằng dòng khí.

        Trong cuộc diễu binh của không quân ngày 2 tháng 5 năm 1935, Stalin đã dừng lâu bên chiếc 1-16 và hỏi phi công nổi tiếng Chcalốp:

        - Tại sao anh lại không sử dụng dù?

        - Tôi bay bằng kinh nghiệm, và máy bay là rất đắt, vì vậy tôi cố gắng giữ máy bay để hạ cánh ở sân bay.

        Stalin nói ngay:

        - Sinh mệnh của anh đối với chúng tôi còn quý hơn máy bay. Cần phải dùng dù khi cần thiết.

        Trong những năm trước chiến tranh, Stalin đã quan tâm đến đường hàng hải ở biển Bắc. Ông nói trong buổi họp Bộ chính trị:

        - Dọc theo biển Bắc Băng Dương là đường biên giới rất dài của chúng ta. Đây là biển của chúng ta, nơi mà không một ai và không bao giờ có thể ngăn cản tàu thuyền của chúng ta đi lại. Đây là vùng biển duy nhất nối liền với vùng Viễn Đông.

        Những người thuộc thế hệ cũ chắc đều nhớ giai thoại về đội thám hiểm “Cheliuskina”, đó là một con tàu đi thám hiểm ở biển Bắc và ngày 13 tháng 2 năm 1934 đã bị chìm ở giữa biển băng, nhưng toàn bộ 101 người trên tàu đã được chuyển an toàn xuống mặt băng, cả nước theo dõi diễn biến công cuộc tìm cứu 101 người này, các phi công Xô Viết giỏi nhất lúc đó đã được huy động để cứu tính mạng đội thám hiểm. Đến ngày 13 tháng 4 toàn bộ đội thám hiểm đã được các phi công Xô Viết cấp cứu trở về an toàn. Các phi công nổi tiếng như Liapidépxki, Lêvanépxki, Môlôkốp, Kamanhin, Đôrônhin... đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. (Đây là những người đầu tiên được phong tặng danh hiệu cao quý này).

        Tháng 6 năm 1936, phi công nổi tiếng Chcalốp đã gặp Stalin và đề nghị được thực hiện chuyến bay qua Bắc Cực. Stalin nói:

        - Tại sao cứ phải bay qua Bắc Cực? Đối với phi công không có gì là đáng sợ phải không?

        - Có mạo hiểm nhưng không đáng kể - Chcalốp trả lời - Thưa đồng chí Stalin, máy bay của chúng ta tốt, động cơ cũng tốt.

        Stalin mỉm cười, để nghị:

        - Trước khi bay qua Bắc Cực sang Mỹ, cần phải nghiên cứu kỹ mọi phương án, đất nước ta rất rộng lớn, hãy luyện tập kỹ theo hành trình Moxcơva - Pêtrôpáblốpxki - Kamchatca.

        Sau một giai đoạn luyện tập, Chcalốp nhiều lần đề nghị Stalin cho thực hiện chuyến bay qua Bắc Cực. Stalin yêu cầu xây dựng các trạm khí tượng ở khu vực Bắc Cực để phục vụ cho chuyến bay. Sau đó, ba phi công nổi tiếng: Chcalốp, Baichicốp và Bêliacốp đã thực hiện chuyến bay đến Mỹ qua Bắc Cực thành công.

        Thành tích của các phi công Xô Viết giữa những năm 30 được xây dựng trên cơ sở thuận lợi và đạt được bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, không quân Xô Viết đã bộc lộ sự lạc hậu của mình, kể cả máy bay ném bom cũng thua kém, điều đó làm Stalin rất lo.

        Trong hồi ký của mình, tổng công trình sư máy bay Iacôplép đã nhớ lại là trong rất nhiều phiên họp, Bộ chính trị dã quyết định khẩn trương thiết kế và đưa vào sản xuất hàng loạt các máy bay loại mới.

        Tháng 4 năm 1939, Iacôplép được gọi đến trụ sở Ban chấp hành Trung ương để yết kiến Stalin về vấn đề so sánh không quân của Nga với không quân Đức, Anh, Pháp. Iacôplép đã rất bất ngờ về kiến thức của Stalin trong lĩnh vực này, Stalin trao đổi với tổng công trình sư như một chuyên gia thực thụ. Ông đặc biệt quan tâm đến vũ khí của máy bay:

        - Tại sao trên máy bay tiêm kích của Anh loại “Speedfight” lại không trang bị pháo mà là súng liên thanh?

        - Họ không sản xuất được loại pháo lắp trên máy bay - Iacôplép trả lời.

        - Đúng - Stalin nói - Nhưng ngoài việc có pháo cần phải thiết kế động cơ cho phù hợp các loại pháo này. Anh đã biết động cơ của Klimốp chưa? Trên loại máy bay lắp động cơ này có thể lắp pháo của Spitanưi. Liệu anh có cho là có thể sản xuất máy bay với động cơ của Klimốp và pháo của Spitanưi không?

        Các cuộc gặp gỡ chuyên sâu như thế còn được tiến hành với các tổng công trình sư khác. Không lâu sau đó, tại phòng làm việc của Stalin đã có cuộc họp với các nhà sản xuất máy bay lão thành và các công trình sư trẻ tuổi, tham gia cuộc họp còn có các ủy viên Bộ chính trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2019, 12:15:06 am »

     
        Vào cuộc họp, Stalin hỏi Iacôplép về đề nghị của mình trước đó, Iacôplép trả lời là đã nghiên cứu và sẽ sớm cho ra đời một loại tiêm kích mới.

        - Loại vũ khí nào sẽ được lắp? - Stalin hỏi.

        - Pháo 20 ly và hai khẩu đại liên.

        Stalin tỏ ra hài lòng và thông báo rằng Chính phủ đã trao nhiệm vụ cho một số tổng công trình sư thiết kế máy bay tiêm kích và nhanh chóng đưa chúng vào sản xuất.

        - Máy bay cần làm mới và phải xuất xưởng vào năm 1940. Người Mỹ họ làm máy bay tiêm kích mới chỉ trong hai năm.

        Stalin đã yêu cầu dành mọi ưu tiên và giúp đỡ cho các văn phòng thiết kế máy bay, bản thân Stalin sẵn sàng can thiệp khi có bất kỳ vướng mắc nào. Stalin không chỉ thúc đẩy tiến độ nghiên cứu sản xuất máy bay cho Hồng quân mà còn cử các điệp viên để tìm kiếm các tình báo quân sự của không quân Đức.

        Tháng 10 năm 1939, có một đoàn đại biểu thương mại Nga do Trêvôxian dẫn đầu đi thăm Đức. Trong thành phần của đoàn có cả tổng công trình sư máy bay Iacôplép, với nhiệm vụ làm quen kỹ thuật và tìm mua một cách bí mật các thiết bị kỹ thuật không quân của Đức.

        Khi bàn về kinh phí cho phi vụ này, Stalin nói với Bộ trưởng Ngoại thương Micoian:

        - Hãy dành cho đoàn 1 triệu USD, nếu thiếu thì dành thêm 1 triệu nữa - Stalin bổ sung - Nếu gặp bất cứ khó khăn gì thì liên hệ trực tiếp với tôi theo địa chỉ “Moxơva- Ivanốp”.

        Sau khi tiếp xúc với các nhà sản xuất máy bay của Đức, Iacôplép và các thành viên không quân của đoàn đã đi đến kết luận là cần mua các máy bay tiêm kích: “Mexexmit-109” và “Kheikel -100” cũng như máy bay ném bom “Iunker-88” và “Donie-215”.

        Tuy nhiên, điều này hầu như sẽ không thể thực hiện được với các thủ tục hành chính, cùng một mớ các quy định của cơ quan xuất nhập khẩu. Nhơ lời dặn của Stalin, Iacôplép đã điện về theo địa chỉ “Moxeơva-Ivanốp”. Chỉ hai ngày sau, đã nhận được điện trả lời của Stalin giao toàn quyền cho đoàn quyết định số lượng và chủng loại cần mua. Như vậy, nhiệm vụ Nhà nước giao đã được hoàn thành.
     
        Ngay buổi chiểu đầu tiên sau khi trở về nước, Iacôplép đã đến gặp Stalin để báo cáo tình hình. Stalin đã quan tâm đến nhiều vấn đề như: liệu loại máy bay mà ta mua được có phải là đã lạc hậu không? Liệu phía Đức có lừa ta không? Ngành công nghiệp hàng không của họ được tổ chức thế nào? v.v...

        Vào tháng 10 năm 1940 Iacôplép lại được cử sang Đức lần thứ ba, trong thành phần phái đoàn của V.Molotốp. Trong khi V.Molotốp đàm phán về chính trị với Hitle, Goebbels thì Iacôplép đã hoàn thành nhiệm vụ của mình Ngay khi từ Đức về đến ga Bêlôrutxi, Iacôplép đã được triệu đến gặp Stalin. Câu hỏi của Stalin vẫn là: ngoài các loại mà Đức bán cho ta có loại gì mới hơn không?

        Iacôplép đã trả lời rất tự tin: đó là các loại hiện đại nhất của Đức. Sau này, trong chiến tranh đã chứng minh đúng là như vậy, ngoài các loại máy bay đã kể trên, chỉ có thêm một loại là Phocơ-Vul-190 mà tính năng cũng không có gì hiện đại hơn.

        Phía Đức đã bán cho Liên Xô các bí mật về vũ khí vì quá tự tin cho rằng nền công nghiệp của họ là vô địch, không ai có thể vượt qua được, dù có lấy được các bí mật quân sự, phía Liên Xô cũng không thể sản xuất được và sự chủ quan của Đức đã phải trả giá!

        Ngay trong buổi tôi đó, Stalin đã ra lệnh:

        - Hãy tổ chức cho các chuyên gia nghiên cứu máy bay của Đức và so sánh với vũ khí của ta để tìm cách bắn hạ chúng!

        Đúng một năm trước chiến tranh, các máy bay của Đức bao gồm năm chiếc tiêm kích “Mexexmit-109”, hai máy bay ném bom “Iunker-88”, hai máy bay ném bom “Donie-215” và loại tiêm kích mới nhất “Kheikel-100” đã được vận chuyển về đến Moxcơva. Cũng vào thời điểm đó ở Liên Xô đã thành lập các văn phòng thiết kế của Iacôplép, Micoian, PE-2 và Iliushin.

        Nhờ tầm nhìn xa chiến lược và sự quan tâm của Stalin, lợi thế về thời gian do đẩy lùi thời điểm bắt đầu chiến tranh đã tạo cho không quân Liên Xô một khoảng thời gian vô giá để chuẩn bị lực lượng. Trong các năm 1939-1940, Liên Xô đã sản xuất được hàng loạt máy bay chiến đấu mới.

        Cùng trong thời gian này, Stalin rất quan tâm đến lĩnh vực sản xuất xe tăng T-34 và sự phát triển của hạm đội Nga trong thời gian trước chiến tranh.

        Sự nghiệp củng cố sức mạnh quốc phòng của đất nước được các bạn chiến đấu của Stalin như V. Vôlôsilốp, Kirốp, Ogiedzonhikidgie, Dđanốp lãnh đạo. Nhưng phải nói rằng công lao to lớn và sự đóng góp chủ yếu vẫn là các nỗ lực phi thường của Stalin.

        Tại Đại hội 16 của Đảng, Stalin đã nói rằng Liên bang Xô Viết mong muốn hòa bình và chính phủ Liên Xô sẽ tiếp tục đường lối hòa bình bằng mọi biện pháp, nhưng những kẻ tìm cách chiếm đoạt đất đai của người khác cần phải biết rằng: “Người Nga không muốn một tấc đất nào của người khác, nhưng không nhường ai một tấc nào của mình”.

        Khi tôi đang học ở Học viện Phrupde thì câu này được các học viên nhìn thấy trên tường của tòa nhà chính ở cổng ra vào của Học viện, còn ngày nay, không hiểu sao câu nói bất hủ này đã biến mất.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2019, 12:35:38 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 12:38:27 am »

     
CHIẾN TRANH Ở CHÂU ÂU
(Cuộc xâm lược nước Pháp tháng 5 và 6 năm 1940, chiến tranh với Anh quốc)

        Sau khi đã chiếm Ba Lan, trước mắt Hitle xuất hiện câu hỏi: Tấn công Liên Xô hay là trước hết tiêu diệt Pháp và Anh? Nếu quân Đức tiến sang phía đông và giành được thắng lợi thì trước mắt quân Đức, hai nước Anh, Pháp sẽ trở nên rất nhỏ bé không đủ sức chống lại nước Đức. Vì vậy, các nhà chiến lược của Anh và Pháp sẽ không thể ngồi chờ điều đó xảy ra mà sẽ đồng thời mở ra mặt trận thứ hai ở phía tây. Đó là điều mà Hitle rất không muốn. Cái lôgic đơn giản ấy thúc đẩy Hitle phải tính toán theo hướng: trước mắt phải tiêu diệt quân Pháp và Anh, nhưng Pháp là một đối thủ có trọng lượng. Trong lịch sử quân Đức và Pháp đã chiến đấu với nhau rất nhiều lần, lúc thì quân Pháp thắng, lúc thì quân Đức thắng.

        Đến ngày 9 tháng 10 năm 1939 tại Tổng hành dinh quân Đức đã khởi thảo kế hoạch gọi là: “các ghi nhớ và chỉ dẫn cho các hành động quân sự ở phía tây”, kế hoạch tuyệt mật này đã được Hitle truyền đạt cho 3 vị tư lệnh binh chủng và Tổng tham mưu trưởng Bộ tổng tư lệnh tối cao. Trên cơ sở chỉ lệnh của Hitle, Bộ Tổng tham mưu quân Đức đã đưa ra kế hoạch tấn công nước Pháp với mật danh “Henbơ”.

        Ngày 10 tháng 5 năm 1940, các binh đoàn quân Đức đã vòng qua chiến lũy Maginnot của Pháp, tràn vào lãnh thổ của Hà Lan và Bỉ. Các sư đoàn lính dù đã đổ bộ đánh chiếm các sân bay, cầu đường và các vị trí chiến lược quan trọng. Ngày 14 tháng 5, Hà Lan thất thủ, các quân đoàn của Bỉ rút chạy về phòng tuyến sông Maax. Sau cuộc quyết chiến ở Dunkerxki, các đơn vị quân Anh và Pháp đã rút chạy.

        Ngày 5 tháng 6 năm 1940, quân Đức triển khai chiến dịch tấn công thứ hai dưới tên gọi “Ross”, với sự tham gia của 140 sư đoàn, chính phủ và quân đội Pháp bị mất tinh thần và ngày 14 tháng 6 theo lệnh của Veigant đã đầu hàng giao nộp Paris cho quân Đức. Ngày 17 tháng 6, chính phủ mới do Thống chế Pêtanh đứng đầu đã xin đầu hàng quân Đức. Để hạ nhục quân Pháp, Hitle đã ra lệnh tổ chức lễ ký Hiệp ước đầu hàng của Pháp tại chính toa tàu hỏa mà ngày 18 tháng 6 năm 1919 đã ký Hiệp ước Vecxay về hòa bình. Ngày 22 tháng 6 năm 1940 Hiệp ước đầu hàng này đã được ký.

        Như vậy, sau 44 ngày, từ 10 tháng 5 đến 22 tháng 6, quân Pháp và đồng minh của mình là Anh, Hà Lan và Bỉ đã bị tiêu diệt, mặc dù lực lượng của họ không hề thua kém lực lượng của Đức với sự có mặt 147 sư đoàn, trong đó có 23 sư đoàn tăng và thiết giáp, 3.100 xe tăng, 3.800 máy bay chiến đấu, 14.500 khẩu-pháo...

        Sau khi chiếm được Pháp, Hitle hy vọng là Anh quốc sẽ đầu hàng Đức. Nhưng nước Anh dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Churchill đã không đầu hàng mà tuyên bố chiến đấu đến cùng. Hitle đã cho lập kế hoạch để phong tỏa đường biển, đường không với nước Anh và thậm chí một chiến dịch đổ bộ đường không vào đảo quốc đã được phê chuẩn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để đạt được mục đích này phía Đức phải chuẩn bị từ một đến hai năm, đó là điều mà Hitle không muốn, Hitle không muốn mất nhiều thời gian để chinh phục toàn bộ châu Âu.

        Giữa tháng 5 năm 1940, Hitle đã bị bất ngờ về chuyến bay của Rudolphor Hess - Phó chủ tịch thứ nhất Đảng quốc xã đến Anh quốc. R. Hess đã tự lái chiếc Mexexmit-110 cất cánh từ phía Nam Đức và nhắm hướng bay đến Daugayel Kaxl vùng đất Scotland của Huân tước Hamilton. Tuy nhiên, Hess đã tính toán sai về lượng dầu, vì vậy khi cách mục tiêu 14km, ông ta đã phải nhảy dù và bị quân địa phương bắt. Sau đó chính phủ Anh và chính phủ Đức cùng giữ thái độ “im lặng” về sự kiện này. Tuy nhiên, khi chính phủ Anh công bố trước về chuyến bay này thì phía Đức đã ra tuyên bố: “đảng viên của Đảng, R. Hess hình như đã có ý định thông qua chuyên bay của mình để đạt được sự đồng cảm giữa Đức và Anh1”.

        Hitle ra lệnh cách chức Phó chủ tịch Đảng của R. Hess và bắt tất cả người thân cận của ông ta. Sau đó, đã chỉ định Martin Bauman làm Phó chủ tịch thay R. Hess. Hitle ra lệnh dùng không quân để ném bom và giành quyền kiểm soát trên vùng trời của đảo quốc. Ngày 15 tháng 8 đợt công kích đầu tiên với sự tham gia của 801 máy bay ném bom và 1.144 máy bay tiêm kích đã bắt đầu. Tuy nhiên, không quân Đức đã chịu tổn thất nặng nề trong các chiến dịch này.

        Đến tháng 12 năm 1940 thì Hitle đã hiểu rằng việc đàm phán hòa bình là không thể đạt được, việc bao vây đường biển và oanh tạc đường không cũng không đạt được mục đích. Tuy nhiên, Hitle cũng hiểu rằng, vào lúc này ở châu Âu không có một quốc gia nào có thể liên kết với Anh để mở mặt trận chống lại Đức. Vì vậy, Hitle quyết định khỏi thảo kế hoạch tấn công Liên Xô với mật danh là: “Barbarossa”.

------------------
       1. R.Hess sinh năm 1896, vốn là phi công tiêm kích, từng ngồi tù cùng Hille vào những năm 20 (thế kỷ 20). Sau đó được Hitle tin cậy chỉ định là Phó chủ tịch Đảng quốc xã.

        Sự kiện mất tích của Phó chủ tịch Đảng Quổc xã R.Hess và nhiệm vụ của ông ta ở Anh quốc đến nay vẫn là một câu hỏi lớn của lịch sử - ND.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:08:22 pm »


TIÊU DIỆT TROTXKI

        Việc tiêu diệt Trotxki được chiến sĩ tình báo nổi tiếng Payel Anatolêvich Xudốplatốp kể lại rất sinh động trong cuốn sách “Tình báo và điện Kremli”. Tôi sẽ sử dụng các tư liệu của cuốn sách này vì tin rằng không ai hiểu rõ chiến dịch này bằng chính người đã tổ chức nó. Thậm chí, để cho chắc chắn, tôi đã tự mình đến Mêhicô, đến tận biệt thự riêng của Trotxki để quan sát. Tôi đưa vào trong tập sách này một chương về sự tiêu diệt Trotxki hoàn toàn không phải để cho nó có thêm tình tiết hình sự ly kỳ mà chủ yếu là vì cái chết của Trotxki là kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh không khoan nhượng trong nhiều năm giữa Trotxki và Stalin.

        Trong các giai đoạn của cuộc đấu tranh, Stalin luôn là người chiến thắng, và trong chiến dịch phức tạp này ông là nhà tổ chức chính, vì vậy không cần phải che giấu về một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hoạt động của ông. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, sự tiêu diệt Trotxki hoàn toàn không phải là sự trả thù cá nhân của Stalin, như một số tác giả cố tình mô tả. Sự cần thiết phải làm việc này hoàn toàn là xuất phát từ yêu cầu của tình hình chính trị, đặc biệt là khả năng diễn ra các hành động thù địch của Trotxki, một khi chiến tranh xảy ra.

        Sau khi chạy khỏi nước Nga, Trotxki sông một thời gian ở Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Pháp. Ông ta thành lập ra quốc tế IV và tiến hành hoạt động chia rẽ phong trào Cộng sản quốc tế, chỉ huy các hoạt động chống lại chính quyển Xô Viết và tổ chức ám sát Stalin cùng các bạn chiến đấu của ông. Năm 1937, Trotxki chuyển đến sống ở Mêhicô, trong một tòa biệt thự ở gần thủ đô và tiếp tục các hoạt động chống chính quyển Xô Viết.

        Ở châu Âu, con trai Trotxki, dưới cái tên là Lép Vedốp tiếp tục lãnh đạo hoạt động các các phần tử Trotxki. Hắn ta không chỉ tuyên truyền chống chính quyền Xô Viết mà còn tiếp xúc với tình báo Đức, với Giestapô.

        Vào đầu những năm 30, các phần tử Trotxki đã tổ chức rộng rãi các nhóm khủng bố và chuẩn bị kế hoạch ám sát các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, mà đối tượng hàng đầu là Stalin, Molotốp Kaganôvich và Vôlôsilốp.

        Quá trình điều tra đã chứng minh vụ ám sát Kirốp là do các phần tử Trotxki - Dinôviép ở Lêningrad thực hiện.

        Trước thực tế là các phần tử Trotxki gia tăng hoạt động khủng bố có tổ chức, Stalin đã đi đến quyết định phải đánh thẳng vào tổng hành dinh của Trotxki ở nước ngoài. Stalin đã trao cho Bêria nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu diệt Trotxki và tiến hành tuyển chọn các tình báo viên để thực hiện kế hoạch  này.

        Bêria đã báo cáo Stalin về kế hoạch đánh thẳng vào cơ sở của Trotxki ở nước ngoài và đề nghị Stalin bổ nhiệm Xudôplatốp làm trưởng nhóm. Sau khi nghe báo cáo, Stalin nói:

        - Trong các phần tử Trotxki, không có gương mặt nào đáng ngại ngoài bản thân Trotxki, vì vậy nếu tiêu diệt được Trotxki thì tức là loại trừ được hiểm họa.

        Tiếp theo Stalin đã ra lệnh:

        - Kê hoạch tiêu diệt Trotxki cần được thực hiện trong vòng một năm, trước khi cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Qua bài học chiến tranh ở Tây Ban Nha cho thấy, nếu không tiêu diệt được Trotxki, thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn một khi chủ nghĩa để quốc tấn công Liên Xô.

        Sau đó, Stalin giao nhiệm vụ cho Xudôplatốp chỉ huy nhóm đặc nhiệm để tiêu diệt Trotxki, lúc đó đang sống bí mật ở Mêhicô. Xudôplatốp đã đề nghị đưa vào nhóm đặc nhiệm các chiến sĩ tình báo có kinh nghiệm ở Tây Ban Nha. Stalin đã trả lời: đây là trách nhiệm của Đảng, đồng chí hãy lựa chọn những người có năng lực và tin cậy nhất, và Đảng sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của đồng chí. Đồng chí hãy chỉ báo cáo riêng cho Bêria, ngoài ra không ai được biết về kế hoạch này.

        Để thực hiện kế hoạch, Xudôplatốp đã đề nghị thành lập hai nhóm: Nhóm thứ nhất gọi mật danh là “KON” do họa sĩ Mêhicô nổi tiếng Đayi Xiqueiros đứng đầu. (Ông ta đã từng tham gia chiến tranh Tây Ban Nha và trở về là một trong những người tổ chức Đảng Cộng sản Mêhicô), nhóm thứ hai có mật danh là “MAT” dưới sự lãnh đạo của Karidad Merkader.

        Bêria giao nhiệm vụ cho Xudôplatốp và Eitingon đến Paris để gặp các thành viên của hai nhóm, hai nhóm này hoạt động riêng biệt và không hể biết gì về hoạt động của nhau.

        Eitingon đến New York vào năm 1939 và làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu ở Brooklyn, coi như là trung tâm liên lạc của chiến dịch. Công ty này là vỏ bọc cho hoạt động của Ramon Merkader theo hộ chiếu Canada với tên là Phrenk Djecshon. Sau đó nhóm Xiqueiros cũng đến Mêhicô và chuẩn bị kế hoạch tấn công vào biệt thự của Trotxki. Trong khi đó nhóm Ramon không hề biết về công việc của Xiqueiros, được giao nhiệm vụ tìm cách giành được cảm tình của Xilvia Ageloph. Ramon có ngoại hình rất giống ngôi sao điện ảnh Pháp Alant Delont, bị thu hút bởi hình tượng này, Xilvia đã đi theo Ramon đến New York.

        Ngày 24 tháng 5 năm 1940, nhóm Xiqueiros đột nhập vào dinh thự của Trotxki và nhằm vào phòng của Trotxki để xả súng. Tuy nhiên, do bắn qua cửa gỗ và Trotxki đã trốn dưới gầm bàn, vì vậy hắn đã sống sót sau vụ đột nhập này.

        Sau khi nghe báo cáo, Stalin không hề giận dữ vì thất bại này, mà yêu cầu tiếp tục thực hiện chiến dịch. Chúng ta hãy nghe Ramon Merkader kể về việc kết thúc chiến dịch tiêu diệt Trotxki vào ngày 20 tháng 8 năm 1940:

        “Theo kế hoạch thì trong lúc tôi đang ở biệt thự của Trotxki, thì Eitingon, Karidad và một nhóm năm người sẽ đột nhập vào biệt thự, nhóm này sẽ đấu súng với các vệ sĩ, lúc đó tôi có thể tiêu diệt Trotxki.

        Tôi không đồng ý với kế hoạch này, và đề nghị chỉ một mình tôi sẽ thực hiện kế hoạch. Như một người khách bình thường, tôi đã vào biệt thự của Trotxki. Sau câu chào hỏi, Trotxki ngồi vào sau bàn làm việc của mình và đọc bài báo của tôi về ông ta. Khi tôi chuẩn bị tấn công ông ta bang một chiếc búa nhỏ, thì Trotxki xoay tư thế đầu, làm hướng tấn công bị thay đối và giảm sức mạnh. Vì vậy, Trotxki không bị chết ngay mà kêu cứu rất to, làm tôi cũng bị bất ngờ nên không thể tiêu diệt Trotxki ngay được, mặc dù trong túi tôi có mang theo dao. Ngay lúc đó, vợ Trotxki chạy vào phòng cùng các vệ sĩ của mình và đánh túi bụi vào tôi. Trotxki chết vào ngày hôm sau ở bệnh viện.

        Một trong các vệ sĩ của Trotxki đã đánh tôi bằng báng súng, một thời gian sau yếu tố này đã được luật sư của tôi sử dụng để chứng minh rằng tôi không phải là kẻ khủng bố chuyên nghiệp, còn tôi thì một mực vin vào lý do về tình cảm của tôi với Xilvia, tức là từ động cơ cá nhân. Merkader bị bắt dưới cái tên theo hộ chiếu Canada Phrenk Djecshon và tên thật của anh ta chỉ bị phát giác sau sáu năm, khi một trong số các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha bỏ chạy sang phương Tây đã khai báo ra.

        Lúc đó, Ramon thừa nhận tên thật của mình, nhưng vẫn không thừa nhận giết Trotxki là theo lệnh của tình báo Liên Xô mà một mực khai nhận đó là do động cơ cá nhân. Ông ta bị giam 20 năm và đến ngày 20 tháng 8 năm 1960 ông được trả tự do và trở về Moxcơva. Tại đây ông đã được Chủ tịch ủy ban an ninh quốc gia Sêlêpin trao tặng huân chương Anh hùng Liên Xô.

        Merkader là một nhà cách mạng chuyên nghiệp và rất tự hào về vai trò của mình trong cuộc đấu tranh vì các lý tưởng cộng sản. Ông nói:

        - Nếu được sống lại vào những năm 40, tôi sẽ không ngần ngại mà làm lại những gì tôi đã làm.

        Vào giữa những năm 70 - Merkader rời Moxcơva sang Cu Ba nơi ông được mời làm cố vấn cho Phiden Castro (có lẽ việc này liên quan đến các hoạt động sau khi Chegeuvara bị sát hại ở Bôlivia).

        Ồng mất năm 1978, lọ tro của ông được bí mật mang về Moxcơva và an táng tại nghĩa trang Kunsevo, với cái tên: Ramon Ivanovits Lopexxa - Anh hùng Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:12:04 pm »


MOXCƠVA - BERLIN. 1940

        Cuối năm 1940, sau khi đã chiếm gần trọn châu Âu, Hitle quay sang chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Đó là chiến tranh chống lại Liên Xô. Động tác chuẩn bị cuối cùng, nhưng rất quan trọng với Hitle, đó là Hiệp ước tay ba (phe trục) gồm Berlin-Roma-Tôkyô để hòng đặt Liên Xô dưới nguy cơ chiến tranh cả từ phía đông và phía tây.

        Hitle tập trung mọi thủ đoạn để che giấu đòn đánh chủ yếu của mình và làm lơ đãng sự chú ý của Liên Xô, Hitle bắt đầu “trò chơi” của mình bằng các hành động của Bộ trưởng Ngoại giao Ritbentrốp. Ngày 13 tháng 10 năm 1940, Ritbentrốp gửi cho Stalin một bức điện:

        “Thưa Ngài Stalin!

        Hơn một năm trước bằng quyết định của mình, Ngài và Hitle đã đặt nền móng cho một giai đoạn hoàn toàn mới trong quan hệ giữa Liên Xô và Đức. Tôi cho rằng với quyết định này chúng ta đã tìm được tiếng nói chung có lợi cho cả hai quốc gia, hắt đầu từ việc cả hai nước không đòi hỏi gì về lãnh thổ của nhau và kết thúc bằng việc khuếch trương phạm vi ảnh hưởng của chúng ta và tiến tới Hiệp ước giữa Đức và Liên Xô về hữu nghị và đường hiên giới...”


        Ritbentrôp tìm cách chứng minh là trục Berlin - Roma -  Tôkyô không nhằm mục đích chống lại Liên Xô. Sau đó ông ta đi vào ý chính của bức thư:

        "Để kết thúc, tôi muốn nói lại ý định của Hitle về sứ mạng lịch sử của bốn cường quốc là phải thống nhất được các mục đích chính trị lâu dài và khuếch trương phạm vi ảnh hưởng và quyền lợi trong phạm vi toàn thế giới...”

        Có thể nói thẳng ra là Hitle muốn Liên Xô tham gia vào phe trục và biến trục ba thành trục bốn: Berlin - Roma -  Tôkyô - Moxcơva. Tiếp theo, Ritbentrốp viết:

        “Chúng tôi sẽ rất vui mừng được đón Molotốp đến Berlin đểHitle có thể trực tiếp nói lên chính kiến của mình về quan hệ chiến lược trong giai đoạn mới. Tôi sẽ rất vinh hạnh nếu được đến Moxcơva để cùng Ngài (Molotôp) và Ngài Stalin tổng hợp lại các ý kiến đã trao đổi giữa hai bên, cũng như cùng các chính phủ Ý và Nhật mà cơ sở chính trị có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta.

Ritbentrốp”.       

        Ngày 17 tháng 10 bức thư trên đã được chuyển đến Stalin, và ngày 22 tháng 10, Stalin đã có thư trả lời, trong đó Stalin đồng ý với việc cử Molotôp đến Berlin và đồng ý tiếp Ritbentrốp ở Moxcơva. Riêng về vấn để quan hệ với Ý và Nhật thì Stalin nói rất chiến lược rằng về nguyên tắc không phản đối ý tưởng này, nhưng cần được xem xét kỹ trong các cuộc gặp tới.

        Ngày 9 tháng 10 đoàn đại biểu của Liên Xô đã rời Moxcơva sang Berlin. Ngày 12 tháng 11, sau khi đến Berlin, Molotốp đã gặp Ritbentrốp và ngày hôm sau đã gặp Hitle.

        Tôi đã hỏi Molotốp về nội dung chính của các cuộc gặp này, Molotốp kể lại:

        - Vấn đề chủ yếu là ý định của Đức muốn lôi kéo Liên Xô vào phe trục. Hitle nói thẳng về ý đồ chia đất đai, Đức chiếm châu Âu, Nhật chiếm Viễn Đông, Y chiếm các quốc gia Trung Cận Đông và Liên Xô thì được phát triển về phía nam thoát ra vịnh Pepxich và biển Ấn Độ.

        Tôi hỏi lại Molotốp:

        - Vậy nếu lúc đó chúng ta đồng ý với đề nghị của Đức thì chắc là sẽ không có cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại?

        Molotôp trầm ngâm một lúc rồi nói:

        - Rõ ràng anh không phải là nhà chính trị và nhà ngoại giao, chả lẽ chúng ta là đất nước Xô Viết lại đi bắt tay với Đức bằng một âm mưu như vậy sao? Chúng ta sẽ nói thế nào với nhân dân các nước về chủ nghĩa Quốc tế vô sản? Không, chúng ta không đi đến thỏa hiệp này được, mặc dù Hitle hứa hẹn dành cho chúng ta rất nhiều quyền lợi.

        Lúc đó, tôi chưa hề biết gì về nội dung biên bản các buổi làm việc của Molotốp với Hitle về vấn đề Ba Lan và các lãnh thổ khác, vì vậy tôi không có gì để nói thêm với ông.

        Cuộc hội kiến đầu tiên của Molotôp với Hitle được tiến hành tại tòa nhà mới của chính phủ Đức. Buồng làm việc của Hitle rất rộng, trên tường treo đầy các bức thảm tranh cổ, sàn nhà được trải một lớp thảm rất dày. ở góc bên trái là bàn làm việc và bên cạnh là một quả địa cầu lớn tượng trưng cho tham vọng bá chủ thế giới của Hitle.

        Khi Molotốp cùng Pablốp bước vào, Hitle đã vội vàng rời bàn làm việc để đón. Trong gian phòng rộng lớn, trông Hitle bé nhỏ trong bộ quân phục không có cầu vai mà ông ta vẫn thường mặc. Trên ngực là một huân chương thập tự sắt, trên ống tay áo như thường lệ là dải băng màu đỏ với chữ thập, ngoặc đen trong vòng tròn trắng, như là biểu tượng lãnh tụ của Đảng Quốc xã1.

-----------------
        1. Đảng Quốc xã khi mới thành lập tháng 6 năm 1920 chỉ có 1.100 đảng viên, đến năm 1945, khi bị sụp đổ đã có tất cả 38 triệu đảng viên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:15:34 pm »


        Cùng lúc đó, Ritbentrốp, đại sứ Đức tại Moxcơva và phiên dịch của Hitle, Schmitt cũng bước vào phòng. Hitle mời tất cả ngồi trên divant xung quanh bàn, riêng Hitle ngồi đối diện Molotốp.

        V. Molotốp đã có hai cuộc hội kiến liên tiếp với Hitle. Trước hết hãy nói về cuộc gặp của Molotôp với Ritbentrôp vào ngày 13 tháng 11, lúc 21 giờ 40 phút.

        - Thưa các ngài, chúng ta sắp sửa chia tay nhau, tôi thấy còn một việc rất quan trọng, hy vọng các ngài sẽ miễn thứ... -  Ritbentrôp nói khi kết thúc buổi gặp.

        Ritbentrốp đề nghị tất cả dừng lại ở góc phòng và nói rằng, thế theo ý nguyện của Hitle đề nghị chúng ta nên tóm tắt lại một cách nguyên tắc kết quả cuộc đàm phán. Sau đó, ông ta rút trong túi áo ngực ra một tò giấy màu ghi xám được gấp tư, chậm rãi mở ra và nói:

        - Trong tờ giấy này ghi đầy đủ các kiến nghị của chính phủ Đức.

        Ritbentrốp đọc nội dung, đó là ý kiến của Đức về việc sáp nhập Liên Xô vào phe trục Berlin - Roma - Tôkyô và các nội dung bản phụ ước bí mật phân chia vùng ảnh hưởng.

        Tôi xin trích ra một đoạn để độc giả theo dõi:

        “Dự thảo hiên bản mật số 1.

        Nhân dịp ký thỏa thuận giữa các đại diện của Đức, Ý, Nhật và Liên hang Xô Viết, chúng tôi tuyên bố như sau:

        1. Phía Đức tuyên bố rằng, ngoại trừ các thay đổi về lãnh thổ diễn ra tại châu Ầu sau khi chiến tranh kết thúc, thi quyền lợi chủ yếu của Đức sẽ được tính đến là khu vực Trung Phi.

        2. Phía Ý tuyên bố rằng, ngoại trừ các thay đổi về lãnh thổ diễn ra ở châu Âu sau khi kết thúc chiến tranh, thì sự quan tâm chủ yếu về lãnh thổ của Ý sẽ là vùng Bắc và Đông Bắc châu Phi.

        3. Phía Nhật Bản tuyên bố rằng, sự quan tâm chủ yếu về lãnh thổ của Nhật là khu vực từ Đông Á cho đến phía Nam của đế chế Nhật.

        4. Phía Liên Xô tuyên bố rằng, sự quan tăm chủ yếu về lãnh thổ của Liên Xô là phía Nam của Liên Xô theo hướng biển Ấn Độ.

        Cả bốn cường quốc tuyên bố dành cho mình quyền điều chỉnh các vấn đề riêng rẽ không cơ bản; cả bốn cường quốc sẽ tôn trọng quyền lợi về lãnh thổ của nhau, không tạo ra các cớ đế ngăn cản lẫn nhau...”.


        Molotốp nghe xong bản dự thảo về thỏa thuận và biên bản mật đã nói rằng, lúc này không phải là lúc để thảo luận về chủ để này, và để nghị Ritbentrốp chuyển cho mình tờ giấy với nội dung trên. Ritbentrốp trả lời rằng, ông ta chỉ có một bản duy nhất, và không có ý định đưa ra các ý kiến này bằng văn bản, sau đó cất ngay tờ giấy vào túi.

        Thưa độc giả! Các bạn hãy thử đánh giá xem tôi vừa trích cho các bạn nghe nội dung tờ giấy mà Ritbentrốp đã đọc và sau đó vội vàng đút vào túi áo, thậm chí không hể đưa cho Molotốp xem!... Chả lẽ là chuyện đùa vì rằng những bí mật trong tồ giấy đó không hề đưa cho ai cả, vậy mà sau này nó được công bố rất rộng rãi ở nước ngoài và kể cả ở nước ta!

        Sau này khi tôi hỏi lại Molotốp về cuộc gặp gỡ lúc ấy, ông mỉm cười và nói:

        - Lúc đó tôi hỏi Ritbentrốp: “Nếu ngài nói rằng nước Anh đã bị tiêu diệt, thì tại sao chúng ta lại phải ngồi dưới hầm thế này? (Trước đó vì có báo động máy bay của Anh mà tất cả phải di chuyển xuống hầm của Ritbentrốp). Ritbentrốp im lặng không trả lời. Tôi tìm mọi cách buộc ông ta phải bàn các vấn để cụ thể mà không ba hoa, hoang tưởng về việc chia bản đồ châu Âu và châu Á”.

        Tôi hỏi thẳng Molotốp:

        - Chắc có lẽ sau đó ông đã ký các thỏa ước trên?

        - Sao cậu lại nói thế? Chả lẽ tôi là chiến sĩ quốc tế cộng sản lại có thể làm một việc chống lại các dân tộc khác hay sao?

        Sau này khi xem lại biên bản cuộc gặp gỡ người ta đã phê phán là tuy Molotốp không đồng ý đàm phán về âm mưu này, nhưng ông ta đã không thế hiện sự phản đối một cách kiên quyết với lập trường của một chiến sĩ quốc tế.

        Sau đây là hồi tưởng của Berezkôp (người cùng dự hội đàm với Molotôp):

        “Sau cuộc gặp, Hitle đưa tiễn Molotốp ra tận ngoài thềm lâu đài của dinh Thủ tướng. Trước khi chia tay Hitle nói:

        - Tôi cho rằng Stalin là một nhân cách vĩ đại trong lịch sử. Và cả tôi cũng đi vào lịch sử. Vì vậy, rất tự nhiên là hai nhân vật lịch sử vĩ đại như vậy cần gặp nhau trực tiếp. Đề nghị ngài chuyển đến Stalin lời chào của tôi và lời đề nghị về một cuộc gặp trong tương lai gần.

        Molotốp cảm ơn và hứa sẽ chuyển lời đến Stalin.

        Sau này, chúng ta đều biết rằng lời mời này chẳng qua là để đánh lạc hướng Stalin. Tuy vậy, Stalin kiên trì đường lối là bằng mọi cách cố gắng kéo dài thời điểm bắt đầu của chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:16:48 pm »


        Vào lúc đó, Molotốp không hề biết là ngày 12 tháng 11 năm 1940, Hitle đã ra mật lệnh: “Các cuộc đàm phán chính trị với mục đích làm rõ lập trường của nước Nga đã bắt đầu. Dù các cuộc đàm phán này có kết quả như thế nào, cần phải tiếp tục các nỗ lực mà chúng ta nhắm đích đó là mặt trận phía Đông...”.

        Như vậy, mọi cuộc đàm phán với Molotốp mọi dự thảo Hiệp ước hay phụ ước bí mật về phân chia vùng ảnh hưởng, tất cả đểu là tạo dựng, là “đòn gió” để đánh lạc hướng, làm lơi lỏng tính cảnh giác của lãnh đạo nước Nga, đặc biệt là Stalin.

        Hàng trăm, hàng ngàn bài báo, quyển sách đã viết về việc dường như Stalin đã bị Hitle “đánh lừa”, rằng Stalin không có nhãn quan chiến lược, rằng nước Nga đã bị thiệt hại vì đánh giá sai về chiến lược của Stalin, v.v...

        Tôi muốn nhân mạnh rằng mọi lời buộc tội cho Stalin đều là trên giấy, theo suy tưởng của ai đó. Nhưng có một điều rất đơn giản mà không ai nói đến, hay là cố tình không nói đến, đó là việc tại sao chúng ta không đọc lại các bài phát biểu của chính Stalin trong các phiên họp cấp cao của Bộ chính trị (vì các tài liệu này còn lưu trữ đầy đủ) để xem có thực là Stalin đã bị Hitle lừa không?

        Tôi sẽ không bào chữa cho Stalin, nhưng hãy xem tự Stalin đã nói thế nào vào thời điểm lịch sử kỳ lạ đó. Chúng ta hãy quay lại phiên họp Bộ chính trị ngày 18 tháng 11 năm 1940 và lặng lẽ ngồi nghe xem mọi người và Stalin nói gì về kết quả các cuộc đàm phán ở Berlin.

        Chúng ta hãy theo dõi biên bản ghi tại phiên họp do Chaduép - thư ký biên bản của Bộ chính trị ghi chép lại.

        Sau khi mô tả về đoạn diễn thuyết của Hitle, Molotốp nói tiếp: “Tôi đã đề nghị hãy bàn về những vấn đề cụ thể như tại sao phía Đức đưa quân vào Rumania mà không hề tham khảo ý kiến của Liên Xô? Phía Liên Xô cũng muốn biết việc quân Đức tiến vào Phần Lan là nhằm mục đích gì? Các câu hỏi này đã tác động đến Hitle, trong một thoáng ông ta tỏ ra bối rối, tuy nhiên năng khiếu đóng kịch của Hitle đã giúp ông ta bình tĩnh trở lại và nói việc quân Đức tiến vào Rumania là để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện theo đề nghị của chính phủ Antonexcu. Tôi nói rằng, phía Liên Xô thấy ý định đưa quân vào Rumania và Phần Lan rõ ràng là có các mục đích khác. Các quân đoàn này tiếp tục đóng ở các vị trí chiến lược này nhằm mục đích gì? Chính phủ Đức cần trả lời rõ ràng.

        Hitle hứa là sẽ quan tâm vấn đề này, rồi lại để cập vấn đề phân chia thế giới, ông ta nhấn mạnh là Liên Xô có thể có quyển lợi ở các vùng lãnh thổ phía nam theo hướng biển Ấn Độ và thoát ra vịnh Pepxich, rồi có thể chiếm phía Tây của Iran (tức là Irắc).

        Tôi đã cắt lời Hitle - Molotốp nói tiếp - và nhắc lại là chính phủ Liên Xô chỉ quan tâm an ninh của các khu vực có chung biên giới với Liên Xô. Đúng lúc này, Hitle gật đầu ra hiệu cho Ritbentrốp để nhắc lại về nội dung bản dự thảo về việc sáp nhập Liên Xô với phe trục. Đối với chúng ta, rất rõ ràng là mọi mũi nhọn đều là nhằm chống lại Liên Xô, và với loại đề nghị như vậy phái đoàn Liên Xô đã phản đối kiên quyết”.

        - Như vậy là đúng - Stalin bực tức nói.

        Molotốp nói tiếp:

        - Khi rời Berlin, các thành viên phái đoàn đàm phán đều tin rằng: "mọi đề xuất của phía Đức đều là trò đánh lạc hướng. Phái đoàn Liên Xô đã làm mọi cách có thể để đạt mục tiêu, tuy nhiên tất cả đều thấy rằng ý đồ xâm lược của Đức chống lại Liên Xô là không tránh khỏi và trong một tương lai không xa”.

        Sau đó, Stalin đã phát biểu:

        “Trong những tháng vừa qua, đại diện của hai bên đã tiến hành đàm phán các vấn đề liên quan. Trong điều kiện khi phía Liên Xô kiên trì đấu tranh cho giải pháp hòa bình trong các quan hệ quốc tế, chúng ta đã sẵn sàng đàm phán các vấn đề mà phía Đức nêu ra. Chúng ta hiểu rất rõ ý đồ của Hitle, đối với chúng ta ngay từ trước khi đàm phán đã biết rằng Hitle không muốn tính đến các quyển lợi hợp pháp của Liên Xô. Lập trường của Hitle trong các cuộc đàm phán đã thể hiện rõ là mặc dù luôn miệng tuyên bố về tôn trọng quyền lợi của Liên Xô, nhưng trên thực tế chúng đang tiến hành công cuộc chuẩn bị để tấn công đất nước chúng ta. Mục đích của các cuộc gặp gỡ ở Berlin là để che giấu ý đồ thực tế của Hitle...

        Có một điều rất rõ là Hitle đã chơi trò hai mặt: "trong khi đang chuẩn bị chiến tranh chống lại Liên Xô, Hitle đồng thời cố gắng giành điểm về thời gian, cố gắng tạo cho phía Liên Xô một cảm giác là đang chuẩn bị để đàm phán về quan hệ hòa bình giữa hai nước...”.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2019, 11:17:15 pm »


        Tiếp theo, Stalin phân tích ý đồ của giới lãnh đạo Đức về lập trường của Anh và Pháp trong các cuộc đàm phán ở Moxcơva năm 1939.

        - ... Chính là trong giai đoạn đó, chúng ta đã đạt được mục đích đẩy lùi cuộc tấn công của Đức, và trong vấn để này việc ký kết Hiệp ước về không tấn công lẫn nhau đóng vai trò rất quan trọng... Nhưng tất nhiên, đây chỉ là một thời gian nghỉ ngơi tạm thời, nguy cơ trực tiếp của cuộc xâm lược chống lại Liên Xô chỉ mới hơi suy yếu đi chứ không phải là đã chấm dứt hoàn toàn, ở Đức, các thế lực hiếu chiến đang tích cực chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô.

        Người ta sẽ hỏi, trong điều kiện như vậy, Hitle liệu có thể nghĩ về kê' hoạch hợp tác hòa bình với Liên Xô? Liệu có thể xảy ra tình huống là Hitle sẽ từ bỏ kế hoạch tấn công Liên Xô mà ông ta đã hoạch định trong kế hoạch chiến lược đã chuẩn bị? Có thể nói là không! - Stalin khẳng định.

        Sau đó, Stalin đã khắc họa tính cách của Hitle.

        - Lịch sử chưa từng chứng kiến một nhân vật như kiểu Hitle - Stalin nói - Hitle rất không nhất quán trong hành động của mình. Chính kiến của ông ta luôn thay đổi và đôi khi là mâu thuẫn. Các phần tử Hitle tự gọi mình là các nhà dân tộc (Nadi) nhưng trên thực tế đó là một đảng của đế quốc, nhưng khôn ngoan và táo tợn hơn trong số các nước đế quốc.

        Hitle thường tự cho mình là người yêu hòa bình, nhưng nguyên tắc chủ yếu của ông ta là sự tráo trở. Hitle đã ký Hiệp ước Hòa bình với Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ và Hà Lan, nhưng không bao giờ tôn trọng tinh thần của các Hiệp ước này và sẵn sàng ngay khi điều kiện có thể là phá vỡ Hiệp ước để đạt mục đích làm bá chủ của mình. Hitle, đồng thời cũng có ý định như vậy với Hiệp ước ký với chúng ta. Nhưng phải nói rằng việc ký Hiệp ước “không tấn công lẫn nhau” với Đức đã đem lại cho chúng ta hơn một năm rưỡi quý giá để chuẩn bị cho công cuộc phòng thủ có ý nghĩa quyết định của chúng ta chống lại cuộc xâm lược của Đức. Chắc chắn rằng chúng ta không thể coi Hiệp ước Nga - Đức là cơ sở để tạo ra sự an ninh vững chắc cho chúng ta. Cái bảo đảm chắc chắn nhất cho nền hòa bình vững chắc chính là phải củng cố sức mạnh lực lượng vũ trang của chúng ta. Đồng thời, chúng ta sẽ tiếp tục nghĩa vụ đấu tranh cho hòa bình thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

        Bây giờ, Hitle đang tự huyễn hoặc mình với các chiến tích đã đạt được. Các binh đoàn của Hitle với các đợt tấn công chớp nhoáng đã chiếm được sáu nước châu Âu... Ở châu Âu hiện nay khó mà tìm được lực lượng khả dĩ có thể chống lại cuộc xâm lược của phát xít Đức. Hitle đang đặt ra nhiệm vụ là gây sức ép để buộc Anh quốc phải đầu hàng. Để đạt mục đích này, Hitle đang gia tăng ném bom các đảo vùng Ban Tích và chuẩn bị cho các chiến dịch đổ bộ. Nhưng đây không phải là mục tiêu chủ yếu của Hitle, cái chủ yếu đối với Hitle đó là cuộc xâm lược Liên Xô.

        Rất chậm rãi nhưng kiên quyết, Stalin nói tiếp:

        - Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều này và tăng cường công cuộc chuẩn bị để giáng trả cuộc xâm lược phát xít. Song song với công cuộc củng cố sức mạnh kinh tế và quốc phòng, Đảng phải giải thích rõ cho đông đảo quần chúng nhân dân về các nguy cơ đang đe dọa nền an ninh thế giới, thường xuyên vạch trần âm mưu xâm lược của Đức và tăng cường công cuộc phòng thủ của nhân dân Liên Xô để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề an ninh quốc gia lúc này đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Bây giờ, khi mà đường biên giới của chúng ta đã được đẩy xa về phía tây, cần thiết phải xây dựng một phòng tuyến mạnh chạy dọc theo đường biên giới với sự chuẩn bị chiến đấu cao của các tập đoàn quân đóng ở ngay vùng phụ cận chứ không phải là nằm sâu trong hậu phương.

        - Chúng ta cần nhanh chóng hoàn tất Hiệp ước giữa Liên Xô và Nhật về sự trung lập của Nhật. Phía Đức đã tìm được tiếng nói chung với Nhật trong các tham vọng chiến lược, phía Nhật đã thừa nhận quyền của Đức can thiệp vào công việc của các quốc gia. Cần phải bằng mọi cách để trung lập hóa Nhật, đồng thời cần tăng cường ủng hộ về kinh tế và quân sự cho nhân dân Trung Quốc. Chúng ta phải hành động để làm suy yếu phe liên minh của Đức, tìm cách lôi kéo về phía chúng ta các quốc gia đang bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi sự phụ thuộc vào Đức phát xít.

        Tôi xin nhắc lại với độc giả và đề nghị hết sức chú ý đến thời điểm, khi Stalin phát biểu bài nói chuyện quan trọng này - đó là vào trung tuần tháng 11 năm 1940.

        Sau khi đọc bài phát biểu này, liệu chúng ta có cần chứng minh gì thêm về tính cảnh giác, về tư duy chiến lược rõ ràng và sự quan tâm vô bờ bến của Stalin đến công cuộc phòng thủ đất nước, đến quyền lợi của quốc gia và nhân dân?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM