Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:11:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27677 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2019, 11:47:02 pm »


VỤ BẠO LOẠN QUÂN SỰ

        Vào năm 1990 tôi có viết cuốn: “Các nguyên soái bị xử bắn”, trong đó có các đoạn viết về vụ Tukhachepxki1. Đoạn này được viết trên cơ sở các tài liệu có được thông qua báo chí xuất bản vào thời gian đó.

        Trong quá trình chuẩn bị viết cuốn sách này (cuốn Đại Nguyên soái - N.D), tôi đã tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân các vụ thanh trừng dạo đó, nhưng lần này dựa trên các tài liệu mới và đầy đủ mà sau thời kỳ cải tổ đã dược tự do nghiên cứu. Kết quả là các tài liệu đã chứng minh một đánh giá khác, không giống vói những gì mà tôi viết trước đó.

        Tôi đã sưu tầm và nghiên cứu một khối lượng lớn tư liệu, hồ sơ các vụ án của năm 1937. Tôi cố gắng phải tìm được bản gốc, tìm được các nhân chứng có quan hệ trực tiếp với các sự kiện và vụ xử án này.

        Một trong số các nhân chứng ít ỏi, mà xưa kia đã cộng tác một thời gian dài với các nhân vật làm phản rất hiểu rõ về họ từ nội chiến, đó chính là Molotốp vì vậy tôi đã nhiều lần hỏi ông ta về các nghi vấn của mình:

        “Các nguyên soái bị buộc tội là các vị chỉ huy quân sự nổi tiếng trong nội chiến với rất nhiều chiến công. Ông rất biết về họ, liệu ông có nghi ngờ không khi họ bị gán tội danh: tham gia hoạt động phản nghịch?”.

        Molotốp đã trả lời rất rõ ràng:

        “Đổi với các vị chỉ huy này, tôi không có một chút phân vân nào, tôi rất biết họ là người của Trotxki, do Trotxki đưa lên. Trotxki cất nhắc họ lên với ý đồ rất xa để phục vụ khi bản thân mình đã nắm được vị trí lãnh đạo cao nhất. Rất may là trước chiến tranh chúng ta đã phát hiện ra bản chất của họ, nếu không, trong thời gian chiến tranh, không ai biết điểu gì sẽ xảy ra, thậm chí tổn thất về người còn lớn hơn con số 20 triệu nhiều. Tôi luôn biết rằng Tukhachepxki là một nhân vật độc ác...

        Tôi đã rất cố gắng để tiếp xúc trực tiếp với các tài liệu lưu trữ của phiên toà và theo dõi vụ án gọi là “âm mưu bạo loạn Tukhachepxki”. Điểu này quả là không đơn giản, khắp mọi nơi, mọi người đều từ chối một cách rất lịch sự. Thậm chí chánh án tòa án tối cao liên bang Têlêbilốp V.I, người rất có thiện cảm với tôi (vì cả hai là đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô) nhưng rất nhiều lần phẩy tay và nói: Hãy để điều đó nằm yên trên giá sách. Tuy vậy, cuối cùng tôi vẫn đạt được mục đích của mình. Tôi vội vàng cất giữ các trang tài liệu một cách cẩn thận”.

        Biên bản phiên họp tòa đặc biệt của tòa án tối cao Liên Xô về vụ Tukhachepxki, Yakira, Uborevích, Kork, Êidêman, Phendman, Primacốp, Putnưi.

        Phiên tòa ngày 16 tháng 11 năm 1937 lúc 9 giờ sáng, tòa nghe đọc bản án về tội phản bội Tổ quốc, làm gián điệp và chuẩn bị tiến hành các vụ mưu sát... sau đó tòa đọc tên năm bị cáo.

        Phiên tòa được xử kín.

        Chủ tọa phiên tòa là: Chánh án tòa quân sự tối cao Liên Xô - Luật sư quân sự Ulrikh v.v, các thẩm phán khác gồm:

        Thứ trưởng bộ dân ủy quốc phòng Liên Xô, tư lệnh lực lượng không quân Alkxnhix. Y.A.I, Nguyên soái Liên Xô Budienưi X.M, Nguyên soái Liên Xô Bluikher V.K, Tổng tham mưu trưởng Sapôsnhikôp, Tư lệnh bộ đội Bêlôrutxia Belôp I.p, Tư lệnh quân khu Lêningrad Dưbenco P.E, Tư lệnh quân khu Bắc Capcadơ Kasirin N.D và Tư lệnh quân ky binh Cadắc Goriachép E.I...


        Có thể mọi người thấy lạ về thành phần chủ tọa phiên tòa vì đối với các bị can họ là các đồng chí đã cùng chiến đấu, rất biết nhau, thậm chí trong những năm chiến tranh họ rất thân nhau. Nhưng... phiên tòa đã diễn ra rất nghiêm khắc.

        “Các bạn chiến đấu” đã tiếp xúc với bản chính bức thư của Tukhachepxki, mà trong đó đã vạch ra kế hoạch bạo loạn với âm mưu lật đổ chế độ hiện hành.

        Như biên bản đã ghi rõ tất cả các tư liệu, chứng cứ trong quá trình xử không được thể hiện trong hồ sơ. Theo quy định của cơ quan phản gián thì chúng là bí mật.

        Tôi thử đặt ra giả thiết, rằng các bị can bị buộc tội là do một thế lực nào đó tự đặt ra, họ không hề là gián điệp cho người Đức cũng như người Nhật.

        Sau này các nhà “dân chủ” đã viết rất nhiều bài báo, tạp chí thậm chí đã đưa cả lên màn ảnh về cái gọi là sự “bức cung” ép buộc các bị cáo phải nhận lỗi, còn thực ra là họ vô tội. Tuy nhiên các tư liệu và sự thực đã phản bác lại các giả thiết này. Sau đây là toàn văn bản tự nhận tội do chính tay Tukhachepxki viết, nằm ngay ở trong đầu bộ “Hồ sơ” vụ án.

        Kính gửi ông Egiôp N.I.

        Bộ trường dân ủy Nội vụ.

        "Sau khi bị bắt ngày 22 tháng 5, tôi đã được đưa đến Moxcơva ngày 24 tháng 5, cuộc hỏi cung đầu tiên diễn ra ngày 25 tháng 5 và hôm nay ngày 25 tháng 5 tôi xin thừa nhận đã có âm mưu vụ bạo loạn quân sự chống lại chính quyền Xô Viết và rằng chính tôi là người lãnh đạo âm mưu này. Xin tuyên thệ rằng, tự bản thân mình nêu ra các chứng cứ liên quan đến vụ án, không che giấu một ai trong số những người tham gia, không che giấu một chứng cứ hay tài liệu nào.

        Ảm mưu này được bắt đầu vào năm 1932. Những người tham gia bao gồm: Phendman, Alaphudo, Primacôp, Putna và một số khác mà tôi sẽ bổ sung chi tiết sau".

Tukhachepxki                 
ngày 26 tháng 5 năm 1937.       

---------------------
        1. Lúc bị bắt Tukhachepxki là Nguyên soái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2019, 11:53:39 pm »


        Liệu ở đây có tình trạng dùng cực hình gì không? Tukhachepxki đã viết: Tôi bị thẩm vấn lần đầu tiên vào 25 tháng 5 và hôm nay vào ngày 25 tháng 5 tôi tuyên bố thừa nhận sự tồn tại âm mưu bạo loạn quân sự của bè lũ Trotxki và rằng tôi chính là người tham gia lãnh đạo vụ đó”.

        Tiếp theo chính Usacốp, người được giao thẩm vấn Tukhachepxki, đã kể lại: “Tôi không hề động đến cái móng tay của ông ta và thật ngạc nhiên là một nhân vật lẫy lừng như vậy (Anh hùng chiến tranh - Nguyên soái) lại ngay lập tức thừa nhận tất cả”. Chính Usacốp đã diễn giải rằng, ông ta đã bầy ra trước mặt Tukhachepxki tất cả chứng cứ, tài liệu. Sau khi chăm chú đọc toàn bộ Tukhachepxki hiểu rằng ông ta không thể chối bỏ được các tội lỗi của mình.

        Tại buổi thẩm vấn đầu tiên, ngày 25 tháng 5, Tukhachepxki đã đề nghị: Tôi đã được đối chất với Primacốp và Phendman và họ đã đều cho rằng tôi là người lãnh đạo nhóm bạo loạn chống lại chính quyển Xô Viết, tôi mong muốn cho được đối chất với một số người khác đã tham gia tổ chức âm mưu này, sau đó tôi hứa sẽ nói toàn bộ sự thật.

        Yêu cầu của Tukhachepxki đã được thực hiện và tất cả các nhân chứng đều khai báo giống nhau. Khi đó Tukhachepxki đã viết bức thư vừa nêu ở trên, trong đó có hứa là sẽ tự mình khai ra tất cả chứng cứ về âm mưu này.

        Trong thời kỳ cải tổ, một số học giả cố tình chứng minh rằng, hình như Tukhachepxki đã bị tra tấn và ép buộc để đưa ra chứng cứ giả. Tuy nhiên người ta phải suy nghĩ rằng: liệu đối với một vị nguyên soái từng trải, có ý chí và thể lực mạnh mẽ như vậy liệu có thể tra tấn để khuất phục được không?

        Một thành viên khác của nhóm bạo loạn này là Phendman đã khai ngày 16 tháng 5 năm 1937 rằng ông ta tham gia vào nhóm làm phản từ 1934, rằng nhóm này do chính Tukhachepxki lãnh đạo.

        Cần nhớ rằng Phendman là nhân vật cứng cổ nhất trong nhóm bạo loạn. Ngày 14 tháng 1 năm 1937 chính Phendman đã gửi cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Gamaznhik một lá thư mật: trong đó đưa ra khái niệm đánh số các đối tượng bị nghi vấn, viết tắt là O.Y (phần tử đặc biệt).

        Theo cách phân loại này của Phendman hàng chục ngàn cán bộ đã bị đưa ra khỏi quân đội, không phân biệt họ có phải là đảng viên, có kinh nghiệm trong công tác và đã từng tham gia nội chiến hay không.

        Trong số rất nhiều người bị sa thải, có sư đoàn trưởng Danhilo Xerdich người Sebi, người được Giucốp đánh giá rất cao. Trong thời kỳ nội chiến, anh ta là một sĩ quan dũng cảm, đã được tặng hai huân chương sao đỏ vậy mà đã bị sa thải và sau đó đã bị bắt. Với cách phân loại này kể cả Rocôxôpxki vốn có gốc Ba Lan cũng đã bị bắt.

        Làm trong sạch Đảng và quân đội là cần thiết và việc đó do chính Stalin tiến hành, điều này rất rõ ràng và không cần bào chữa. Nhưng có một thực tế là chính bè lũ Trotxki và phe đối lập đã lợi dụng chủ trương này của Đảng để tiến hành thanh trừng bằng các biện pháp cực đoan và các vụ đàn áp đẫm máu, điều đó không thể phủ nhận được.

        Tác giả L.Gordon trong cuốn “Cái gì đã xảy ra” xuất bản năm 1989 đã kể lại:

        “Ở giai đoạn đầu của công cuộc tập thể hóa, vào cuối năm 1929 đến nửa đầu năm 1930, số bị quy là Kulắc gồm 320.000 gia đình (nếu mỗi gia đình ít nhất ba người thì tổng số là hàng triệu). Trong giai đoạn hai của công cuộc tập thể hóa, từ mùa thu nằm 1930 đến mùa hè năm 1931, các cuộc đàn áp đã lên đến hàng trăm ngàn gia đình... Như vậy, chỉ từ năm 1929 đến 1931 đã quy thành phần Kulắc để xử lý là 600.000 gia đình. Có thể tổng kết lại là số lượng bị bắt, đi đày trong giai đoạn này là khoảng 4-5 triệu người”.

        Như mọi người đểu rõ chính Trotxki là người tổ chức, kích động các vụ thanh trừng này.

        Ở đây xuất hiện câu hỏi: vậy vai trò của Stalin trong các vụ thanh trừng hàng triệu người vào những năm 30 này là thế nào? Còn vụ án “bạo loạn quân sự” thì với những ai còn hoài nghi về sự thật, chắc là sau khi đọc các tài liệu đã được đưa ra ở phần trên đều đã rõ thực chất của vấn đề. Không hề có tra tấn, các cuộc thẩm vấn diễn ra rất “hoà bình”. Không hề có ép cung với Tukhachepxki, mà ngược lại, tòa đã làm rõ kế hoạch bạo loạn với đầy đủ chi tiết về thời gian, lực lượng, thậm chí là kế hoạch tiêu diệt ai đầu tiên.

        Xuất hiện một câu hỏi nữa là vào lúc nào thì Stalin biết rõ về tất cả sự thật này? Trong thời gian điều tra hay lúc diễn ra phiên tòa hoặc sớm hơn?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2019, 11:43:05 pm »


        Có thể phỏng đoán là, Stalin đã biết về các âm mưu này ngay sau phiên họp kín của các phần tử bạo loạn. Stalin thậm chí đã chần chừ khi kéo dài thời gian bắt Tukhachepxki từ ngày 22 tháng 5 mà đến ngày 25 tháng 5 mới giải đến Lubianca. Có lẽ Stalin đã mạo hiểm! Thậm chí đôi với thời điểm đó là rất mạo hiểm. Theo lời khai của một bị cáo khác thì ngay trước đó Tukhachepxki đã đập tay xuông bàn và hét lên với anh ta: tôi không thể chờ thêm được nữa. Anh muốn cái gì? Có phải là anh muốn tất cả chúng ta sẽ bị bắt như Piatacốp và Dinôviép và họ sẽ đẩy chúng ta dựa lưng vào tường.

        Stalin rất hiểu nguy cơ này, nhưng để bắt một vị nguyên soái cần phải đủ thủ tục. Đó là nghị quyết của Bộ chính trị và sự phê chuẩn của thẩm phán tối cao.

        Ngày nay dường như chúng ta chỉ nghe một giọng điệu đổ tội cho Stalin như một con người độc ác, thanh trừng hàng ngàn sĩ quan, làm suy yếu Hồng quân. Làm sao lại có việc đó, khi mà bản thân các bị cáo tham gia bạo loạn đã thừa nhận tội của mình, tha thiết xin tòa giảm án. Vậy mà ngày nay, những kẻ bào chữa cho tội phạm đã kêu la trên toàn thế giới, dường như chưa hề có vụ bạo loạn, tất cả là do tra tấn mà họ phải thú nhận.

        Dĩ nhiên, cái trò tra tấn, bắt bớ trái pháp luật hàng loạt đã diễn ra, nhưng tất cả các vụ này đều là do các cán bộ của Bộ nội vụ, tòa án và thẩm phán thuộc bè lũ Trotxki, phái đối lập, phái bạo loạn và tiếp theo đó là vai trò của Bêria gây ra.

        Có hai thời kỳ xảy ra các vụ thanh trừng: giai đoạn thứ nhất, cho đến giữa những năm 30 đó là giai đoạn do bè lũ Trotxki gây ra; giai đoạn thứ hai, là bắt đầu từ sau vụ ám sát Kirôp.

        Như sau này đã làm rõ, tại các cuộc thẩm vấn Tukhachepxki và bè lũ đã không hề có bất kỳ sự tra tấn, ép cung nào. Dường như, Stalin đã theo rất sát các vụ án đã trực tiếp gặp một số bị cáo, theo đề nghị của họ, như là các bạn chiến đấu cũ. Họ đã thừa nhận tội lỗi và sám hối về lỗi lầm của mình.

        Rất nhiều bài báo trong những năm gần đây đã đưa ra số liệu 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng trong giai đoạn này. Hơn nữa, tất cả họ không chỉ bị thanh trừng mà là đều đã bị xử bắn. Thậm chí nhiều tác giả còn khẳng định rằng tiến trình các vụ thanh trừng diễn ra suốt thời gian hoạt dộng của Stalin. Tuy nhiên các tư liệu và chứng cớ đã bác bỏ luận điệu này. Trên thực tế các vụ thanh trừng hàng loạt những năm 30 chính là do Phendman, Gamarnhich và các đồng bọn của chúng trong âm mưu bạo loạn quân sự tiến hành.

        Vào năm 1938, chính Stalin phải kinh hãi vì các tội lỗi do bè lũ Trotxki gây ra. Lúc đó, tại hội nghị toàn thể Trung ương Bônsêvich đã thông qua nghị quyết đặc biệt về vụ 40 ngàn cán bộ bị thanh trừng này. Chúng ta hãy đọc lại nghị quyết này.

        Nghị quyết của Xô Viết các dân ủy và Trung ương Đảng Bônsêvich xác nhận rằng: “vào thời kỳ 1937-1938, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ đã tiến hành một khối lượng công việc lớn để tiêu diệt kẻ thù, vạch trần các vụ gián điệp, các vụ khủng bố, tay sai của Trotxki, Bukharin, bọn sĩ quan Bạch vệ, bọn Kulắc, bọn Mcnsêvich, giai cấp tư sản, tạo thành nhóm chống đối nguy hiểm, dựa vào sự giúp đỡ của tình báo nước ngoài ở Liên Xô, tức là các tổ chức gián điệp của Nhật, Đức, Ba Lan, Anh và Pháp”.

        Các đợt thanh trừng để tiêu diệt bè lũ phản động do các cơ quan Bộ dân ủy nội vụ tiến hành giai đoạn 1937-1938 đã để xảy ra các sai lầm nghiêm trọng trong công tác điều tra và xét xử... Sau đó nghị quyết đã chỉ ra các hình thức vi phạm pháp luật và một trong các nguyên nhân của vụ khủng bố:

        "... Những thành phần phạm sai lầm thiếu trách nhiệm trong quá trình điều tra vụ án và vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Đó chính là kẻ thù của nhân dân. họ cố tình, có ý thức vi phạm luật pháp Xô Viết, cố tình bóp méo các hồ sơ, chứng cớ. Họ đã bắt các nạn nhân mà không có lý do, thậm chí bịa ra các hồ sơ để buộc tội những người vô tội. Đồng thời lại tìm mọi cách để cứu các đồng bọn đã tham gia kế hoạch phản quốc của mình,”.

        Với mục tiêu khắc phục các sai lầm đã nêu ở trên, Xô Viết các dân ủy và Trung ương Đảng quyết nghị:

        1. Nghiêm cấm các cơ quan của Bộ dân ủy nội vụ và tòa án Liên Xô tiến hành bất kỳ hành động bắt bớ hay giam cầm nào.

        2. Phù hợp với điều 127 Hiến pháp Liên Xô, các vụ bắt bớ chỉ được tiến hành theo phán quyết của tòa án hoặc thỏa thuận của thẩm phán.

        3. Giải tán các tòa tay ba đã được thành lập theo quyết định đặc biệt của Bộ nội vụ Liên Xô. Với tất cả hành vi vi phạm các quy định của pháp luật sẽ bị truy tố, hoặc đưa ra xem xét ở hội nghị bất thường của Bộ nội vụ Liên Xô...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2019, 11:30:08 pm »


        Bên cạnh hành động bắt người trái pháp luật của các nhân viên Bộ nội vụ, các thẩm phán thỏa thuận cho bắt bớ sai trái cũng sẽ bị quy trách nhiệm...

        Tại hội nghị Trung ương, Stalin đã phát biểu phê phán các hành động thanh trừng trái pháp luật:

        Trong quá trình tiến hành làm trong sạch lực lượng vũ trang khỏi các lực lượng gián điệp nước ngoài. Đồng chí Vôlôsilốp và các Thứ trưởng Bộ Quốc phòng rõ ràng đã làm sự việc đi quá xa.

        Tin tưởng vào tin tức của Egiốp nguyên là Bộ trưởng Nội vụ - họ đã sa thải 40 ngàn cán bộ quần đội có kinh nghiệm- dường như là vì sự dao động về chính trị của họ. Đa số trong số đó bị sa thải với một lý do rất mơ hồ là vì có quan hệ với kẻ thù của nhân dân, họ nêu ra rằng trong số các sĩ quan nêu ở trên đã có các thành phần gián điệp của cơ quan phản gián nước ngoài mà họ không có bằng chứng nào...

        Chúng ta có thể hiểu đồng chí Vôlôsilốp. Sự mất cảnh giác chính trị là rất nguy hiểm. Chúng ta đều biết, để thực hiện tấn công trên các mặt trận, cần tới hàng chục ngàn chiến sĩ, vậy mà chỉ dựa vào ba nhân vật “vớ vẩn” ở Bộ Tổng tham mưu cũng có thể một lúc sa thải một lúc hàng chục ngàn người như vậy ra khỏi quân đội - việc sa thải một lúc 40 ngàn cán bộ là việc làm cực kỳ có hại trong mọi khía cạnh, Trung ương đã nhắc nhở đồng chí Vôlôsilốp.

        Vào tháng 1 năm 1938 đã có 11.000 người bị sa thải trước kia được gọi quay trở lại quân đội và hạm đội. Vào năm 1937, 841 người đã bị khởi tố, trong số đó 121 người đã bị bắn. Năm 1938, theo số liệu có 52.372 người bị bắt. Trong quá trình xử ở tòa có tới 49.641 người được trả tự do. Với số lượng, người được trả tự do lớn như vậy nói lên rằng Bộ trưởng dân ủy nội vụ lúc đó Egiốp đã bắt rất nhiều người mà không có chứng cứ cụ thể nào. Những vụ bắt bớ này, Trung ương không hề biết mà Egiốp đã tự ý hành động. Vì những hành động sai lầm này mà ngày 10 tháng 4 năm 1939, Egiốp và cấp phó của ông ta đã bị bắt và ngày 4 tháng 4 năm 1940 theo phán quyết của Tòa án quân sự tốì cao đã bị xử bắn... Đối với đa số các trường hợp bị giam giữ trong các trại Gulac của Bộ nội vụ Liên Xô giai đoạn đó thì chúng thực sự là các tội phạm cần thiết phải giam giữ để cách ly với xã hội.

        Các nhóm gián điệp nước ngoài, bè lũ luôn tổ chức chống phá chúng ta đã bị chúng ta tiêu diệt. Thưa các đồng chí, việc thanh trừng bè lũ gián điệp và phản động trong hàng ngũ quân đội và trong đất nước - đó chính là công lao to lớn của Đảng Cộng sản trước nhân dân Xô Viết. Nếu không làm được việc đó thì chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị đất nước để chống lại bè lũ hiếu chiến đang lăm le xâm lược chúng ta, hòng phục hồi chủ nghĩa tư bản, biến người dân Xô Viết thành nô lệ của chủ nghĩa đê quốc. Âm mưu phá hoại sức mạnh kinh tế và quân sự của Liên Xô để chuẩn bị xâm lược Liên Xô...”.

        Trên đây là những lời mà Stalin đã nói trước khi xảy ra cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Không khó khăn gì khi thấy rằng các tác hại mà bè lũ Trotxki đã thực hiện nhằm phục vụ cho âm mưu của phát xít Hitle và quân phiệt Nhật.

        Sau đó, Stalin đã nói về kế hoạch của bè lũ Trotxki, mà thật kinh ngạc nó rất giống với kế hoạch mà hơn 40 năm sau đã diễn ra ở Liên Xô thời kỳ cải tổ, những năm 80-90 của thế kỷ 20. Thật là đáng khâm phục về nhãn quan chiến lược của Stalin.

        Có lẽ không cần nói thừa về tính quyết đoán của Stalin. Khi phát hiện ra âm mưu của kẻ thù ông đã lập tức áp dụng các biện pháp cần thiết, tiến hành thanh lọc các cơ quan Bộ nội vụ. Stalin vẫn nhớ về vụ hàng chục ngàn các phần tử Xionism từ Đảng Cộng sản Do Thái chuyển sang. Rất nhiều trong số họ đã giữ các chức vụ cao trong Bộ nội vụ, tòa án, viện kiểm sát và các tổ chức Đảng. Stalin thậm chí nhớ tên rất nhiều trong số họ và cả các âm mưu đen tôi của họ.

        Các bài báo viết về các vụ thanh trừng của giai đoạn này cố tình loan truyền về sự nghi ngờ tính pháp lý của các phiên tòa. Trong khi đó bản thân các tác giả chưa hề tiếp xúc trực tiếp với các nhân chứng và tài liệu các phiên tòa.

        Tất cả các tư liệu mà họ đã viết ra trong bầu không khí của giai đoạn cải tố đều nhằm mục đích muốn chứng minh họ là các nạn nhân bất hạnh của các đợt thanh trừng, sự thực hoàn toàn không phải như vậy. Điều này hoàn toàn có thể được chứng minh thông qua các nhân chứng của phiên tòa và hơn nữa còn hàng trăm nhà báo, các nhà ngoại giao đã từng có mặt tại các phiên tòa xét xử công khai ở gian đại sảnh trung tâm Moxcơva.

        Nhà văn phương Tây nổi tiếng Leon Pheikhtvanger trong cuốn sách “Moxcơva năm 1937” đã viết:

        “Khi đang ở châu Âu nghe những lời buộc tội đối với Dinôviép, tôi có cảm giác có cái gì đó không tin cậy. Tôi có cảm tưởng rằng, hình như lời thú tội của các bị cáo được đưa ra bởi một cách thức bí hiểm nào đó... Nhưng khi tôi tới Moxcơva vào giai đoạn hai của phiên tòa và trực tiếp nghe lời khai của Piatacốp, Radek và một số bị cáo khác thì các nghi vấn của lôi trước đó đã tan biến như muối hòa trong nước dưới ảnh hưởng của các ấn tượng mà tôi có được khi tôi trực tiếp nghe lời khai của các bị cáo...”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2019, 10:17:53 pm »


        Sau khi nghiên cứu kỹ các lời khai của bị cáo về Trotxki thấy rõ rằng Trotxki đã nhiều lần biểu lộ lòng hận thù và coi thường đối với Stalin. Tại sao Trotxki đã nhiều lần bộc lộ ý đồ này trong các bài phát biểu và trên báo chí, mà trên thực tế Trotxki chưa thực hiện được? Tại sao Trotxki là người luôn tự cho mình là lãnh tụ duy nhất thực quyền của cách mạng, nhưng lại không đủ lực lượng để thực hiện “ảo vọng” đó?

        Thực ra Trotxki chưa từng bao giờ là một người Nga yêu nước. Mục tiêu duy nhất của ông ta là bằng mọi giá để trở về nước Nga và bằng mọi giá để giành chính quyền.

        Nhà văn nước ngoài này còn viết rằng, Trotxki không chỉ kích động các phần tử bạo loạn trong nước để tiến hành các vụ khủng bố, kể cả kế hoạch ám sát Stalin và các cộng sự gần gũi của ông, mà trên thực tế Trotxki còn hợp tác với chủ nghĩa phát xít để xây dựng “đội quân thứ năm” nhằm làm suy yếu nước Nga trước chiến tranh...

        Nhà văn cũng bác bỏ các thông tin của báo chí nước ngoài, khi cho rằng các bị cáo đã bị ép buộc, thậm chí bị cho uống thuốc phiện để khai báo không chính xác. Liệu có phải là lời khai của họ đã bị móm cung?

        Pheikhtvanger cũng đã bác bỏ tin cho rằng các thẩm phán không cho các bị cáo được bảo vệ, hoặc đã bị tra tấn.

        Năm 1935, trước những thành công trong công cuộc phục hồi kinh tế của Liên Xô, các bị cáo đã thừa nhận thất bại của phe Trotxki. Với ý nghĩa này, rõ ràng đây là khúc khải hoàn của Stalin. Trong những lời phát biểu cuối cùng trước khi chết, các bị cáo đã thừa nhận sự sai lầm của mình và thừa nhận đường lối duy nhất đúng đắn là đường lối của Stalin.

        Hãy đọc một đoạn trong phát biểu lời cuối cùng của Bukharin, những lời này có lẽ là dành cho chính các nhân vật đang bào chữa cho ông ta vào thời cải tổ:

        “Tôi có thể khẳng định rằng Trotxki và các cộng sự của ông ta, cũng như một số đang làm việc ở quốc tế II đang tìm cách bảo vệ chúng tôi, đặc biệt là tôi, nhưng tôi đã từ chối sự bảo vệ này, vì tôi thấy rất rõ tội lỗi trước đất nước, trước Đảng, trước nhân dân, những tội lỗi của tôi là rất to lớn...”.

        Có thể dẫn ra lời tự thú của một số bị cáo khác, nhưng có lẽ tốt nhất hãy xem lời tự thú nhận của Trotxki, mặc dù ông ta không có mặt tại phiên tòa. (Đoạn trích từ cuốn sách của Trotxki: “Tội ác của Stalin”).

        “Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng đã làm tiêu tan ảo tưởng của Dinôviép và Kamênhép về ý đồ cướp chính quyền. Họ đã rút ra kết luận mâu thuẫn với những điểu mà tôi đã khẳng định và bảo vệ. Kamênhép đã tuyên bố: nếu không thể cướp được chính quyền thì hãy cố gắng đạt được một điều, đó là tạo ra tình trạng rối loạn kiểu nước đôi - Dinôviép cũng đã rút ra kết luận kiểu này.

        Trong vòng mười năm sau đó tôi không thể tha thứ cho sự đầu hàng của Dinôviép và Kamênhép.

        Ngày 26 tháng 5 năm 1928 từ Alma - Ata (Trung Á) tôi đã viết cho các bạn của mình: chúng ta vẫn rất cần có Đảng, không thể chấp nhận tình trạng là mọi việc diễn ra mà không có chúng ta. Không được“gây nhiễu” với bản thân các đồng sự. Cần phải học cách chờ đợi, quan sát kỹ và không cho phép che đậy đường lối chính trị của mình bằng cách tự huyễn hoặc bởi các chứng cứ giả. Chúng ta chính là phải hành động như vậy.

        Sẽ không là quá cường điệu, khi nói rằng các động cơ nêu trên là động cơ chủ yếu trong hoạt động chính trị của tôi...”.

        Tội lỗi của các kẻ phản bội đã quá rõ ràng, đến mức câu hỏi điểu này có đáng tin hay không? Có lẽ không đáng để đặt ra nữa. Ở đây chỉ cần làm rõ hơn - Sẽ tin ai? Tin những người đưa ra những lời cáo buộc mà không hề có bằng chứng nào hay là tin những người đã tham gia trực tiếp vào các sự kiện?

        Có lẽ cũng không nên bỏ qua lời phát biểu của những người phạm tội, đã bị xử bắn. Trước khi rời khỏi thế giới này chắc họ sẽ nói với nhân dân về sự thật.

        Từ trong hồ sơ, biên bản các vụ án vào các năm 1937- 1938, ta thấy lập trường chính trị của phe hữu, từ các luận điệu về chiến lược, chiến thuật của họ đều có sự trùng hợp hoàn toàn với các quan điểm lập trường chính trị của các phần tử “cải cách” hiện nay ở nước Nga. Nhưng nếu như với các phần tử bạo loạn trước đó, tất cả mới dừng ở trên lý thuyết, trên âm mưu thì ngày nay các phần tử “cải cách”, “dân chủ” đã thực hiện chiến lược, chiến thuật này trên thực tế. Hay nói một cách khác họ chính là những người “kế thừa” của chủ nghĩa Trotxki, phái chống đối. phái bạo loạn ở Nga từ những năm 30.

        Do vậy có thể nói rằng chính họ đã “minh oan” cho tất cả “kẻ thù của nhân dân” đã bị xét xử từ những năm 1937- 1938. Chúng là những kẻ đồng quan điểm với nhau.

        Đối với Stalin và đối với luật pháp tồn tại ỏ Liên Xô lúc đó, thì bè lũ Trotxki hiển nhiên còn là các tội phạm hình sự, đó cũng là điểu mà bè lũ Trotxki không phủ nhận.

        Chính vì vậy, các đợt “thanh trừng” chính là phản ứng tự nhiên để chống lại các âm mưu tội phạm, các hoạt động thù địch của bè lũ Trotxki, bè lũ phản cách mạng và bạo loạn quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2019, 11:46:10 pm »


VỀ CÁC ĐỢT THANH TRỪNG

        Sau đại hội 20, Khơrutxôp và các quan chức báo chí của ông ta tìm mọi cách để chứng minh rằng, Stalin tiến hành các đợt thanh trừng là để chứng minh cho lịch sử biết mình là nhân vật số hai, sau Lênin là lãnh tụ của Cách mạng tháng Mười, của cuộc nội chiến và sau cái chết của Lênin - là gương mặt lịch sử số một, người sáng lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Để đạt được mục đích này, dường như Stalin đã tiêu diệt một cách không thương tiếc các nhà cựu cách mạng, mà ông ta cho là không ủng hộ ý định của ông ta.

        Các nhà dân chủ thời cải tổ cố tình gán cho Stalin là nhân vật độc tài và không có tầm nhìn xa, phụ họa theo là cả dàn các phương tiện thông tin đại chúng, khắc họa Stalin như một nhà độc tài kiểu trại lính, độc ác, vô nguyên tắc.

        Tất cả các chiến dịch này chỉ mới là bề nổi, nhìn thấy được của tảng băng mà phần chủ yếu còn chìm dưới nước của nó chính là mưu đồ xâm lăng về chính trị lên nước Nga mà đa số dân chúng nước Nga chưa nhìn thấy.

        Các bậc thông thái đã nói rằng: “Nhận thức đạt được thông qua sự so sánh”. Vì vậy, có lẽ chúng ta cũng thử vận dụng lời khuyên của “các bậc thông thái” bằng cách nghiên cứu các tài liệu và chứng cứ mà chúng ta đã có.

        Phải thừa nhận một thực tế lịch sử là các cuộc thanh trừng xuất hiện trong tất cả các cuộc “cách mạng” và “khởi nghĩa” như là một hiện tượng có tính quy luật. Khi các lực lượng mới nắm chính quyền, họ sẽ tiêu diệt các lực lượng chống đối của chê độ cũ và các lực lượng thân cận. Ở Nga, quá trình làm trong sạch các thế lực cũ kéo dài trong nhiều năm. Trong số các phần tử chống đối phải thanh lọc có giai cấp tư sản, các sĩ quan của chế độ cũ, giai cấp địa chủ phong kiến, các giáo sĩ nhà thờ. Nhưng ở đây tôi phải nhắc lại là các nhà hoạt động chính trị và sau đó là các nhà lịch sử đã nhận thức dược hiện tượng tự nhiên này trong các cuộc cách mạng. Các ý kiến trái ngược, chỉ là ở quy mô của nó mà thôi.

        Các cuộc thanh trừng mà chúng ta đang nói tới là các cuộc thanh trừng đang diễn ra trong thời kỳ hòa bình và rất đặc thù với một cuộc cách mạng.

        Thực tế diễn ra rất rõ ràng: đối tượng thanh trừng không chỉ các đại diện của chế độ Sa hoàng cũ mà là cả các chiến sĩ cách mạng, những người trước đó đã cùng nhau lật đổ chế độ Sa hoàng và cùng nhau bảo vệ chế độ cộng hòa non trẻ trong nội chiến.

        Không phải là người ta ngay một lúc có thể hiểu ngay được như thế nào và tại sao lại diễn ra sự phân chia thành hai nhóm đối địch với nhau quyết liệt như vậy, thậm chí là tiêu diệt lẫn nhau. Có thể nói sự phân liệt diễn ra từ thời kỳ hoạt động bí mật. Trong Đảng lúc đó đã xuất hiện quan điểm khác nhau về cương lĩnh chính trị và đã chia thành hai nhóm: Bônsêvich và Mensêvich.

        Mỗi nhóm đều có lý lẽ của mình với sự lý giải chỉ có theo đường lối của phe mình thì cách mạng mới thắng lợi nhanh chóng.

        Nguyên nhân đích thực của sự phân liệt không chỉ nằm ỏ những cuộc tranh luận bất tận mà nằm ở điều cốt tử nhất của mọi cuộc cách mạng, mọi cuộc khởi nghĩa đó là “cuộc đấu tranh vì chính quyền”, giành quyền lực thực tế trong ban lãnh đạo. Bề ngoài thì điều đó được lý giải là vì quyển lợi của một nhóm nhưng thực tế là vì quyền lợi của các cá nhân. Tên gọi của căn bệnh này chính là căn bệnh thích làm lãnh tụ. Căn bệnh này thường được che giấu rất kỹ, không ai tự thừa nhận căn bệnh này, che giấu trước mọi người xung quanh, thậm chí là tự lừa dối chính mình Nếu chúng ta mổ xẻ đến cùng các cặp mâu thuẫn chính trị chúng ta sẽ thấy rõ căn bệnh ác tính này của chủ nghĩa “lãnh tụ”. Chúng ta đều biết rằng, cùng một hiện tượng người ta có thể lý giải rất khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm, quyền lợi, tình cảm với từng bên. Ví dụ các cuộc chiến đấu trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ hai đã được các cá nhân tham gia và các nhà lịch sử mô tả lại trong các hồi ký tùy thuộc vào việc họ đã chiến đấu cho phe nào. Cũng tương tự như vậy, đối với các sự kiện của thời kỳ thanh trừng các tác giả với các quan điểm chính trị khác nhau đã viết và lý giải rất khác nhau về cùng một hiện tượng.

        Vào những năm cuối thế kỷ 20 (sau khi Stalin đã mất) không có để tài nào được viết nhiều ở trong và ngoài nước như đề tài về các cuộc thanh trừng thời Stalin. Điểu này có phải là ngẫu nhiên không?

        Tôi đã được nghe Molotốp cộng sự gần gũi của Stalin nói về nguyên nhân khách quan của các cuộc thanh trừng.

        Vào khoảng mười năm cuối trước khi Molotốp mất, tôi thường xuyên đến nhà ông và nhiều lần đề cập đến đê tài nhạy cảm này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2019, 11:10:02 pm »


        Một lần Molotốp đã kể chi tiết về các đợt thanh trừng này:

        - Anh cần phải biết rằng các cuộc thanh trừng, một mặt chính là hậu quả của các cuộc đấu tranh vì chính quyền, mặt khác đó chính là cuộc đấu tranh với các cơ quan gián điệp của kẻ thù, của bè lũ Trotxki. Ngay từ trước cách mạng trong Đảng đã chia thành hai phe Bônsêvich và Mensêvich. Sự phân liệt về hệ tư tưởng không chỉ dẫn đến các cuộc khẩu chiến để xác lập một cương lĩnh nào đó. Cuộc đấu tranh còn là để tranh giành vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Trung ương của Đảng.

        Sau cách mạng, trong Đảng vẫn còn tồn tại hai trường phái, tiếp tục đấu tranh giành chính quyền nhưng trong điều kiện mới - ở đây tôi muốn nói đó là những người Lêninnít và bè lũ Trotxki. Stalin đã tiếp thu một di sản rất nặng nể: đó là sự hiện diện của một Trotxki rất có kinh nghiệm, rất tài năng với cả một bộ máy Đảng và nhà nước trong tay. Để đối đầu lại Stalin chỉ còn cách dựa vào các đồng chí đã ủng hộ mình.

        Vào đầu những năm 30, Stalin chưa tập trung được đầy đủ uy tín tương xứng với vị trí Tổng Bí thư của mình. Vì vậy, trong mọi cuộc họp và mọi bài phát biểu ông ta luôn nhấn mạnh là người kế tục các tư tưởng của Lênin. Chính uy tín của Lênin là chỗ dựa to lớn cho Stalin. Các chiến sĩ Lêninnít đã tập họp xung quanh Stalin trong cuộc đấu tranh với phe Trotxki.

        Trong điều kiện Trotxki có rất nhiều lợi thế, Stalin đã rất khó khăn trong cuộc đối đầu không cân sức này. Lúc đầu là các cuộc khẩu chiến, sau đó Stalin với nghị lực và tính quyết đoán đã tiến tới nắm lấy quyển lực thực tế. Sau khi lật đổ Trotxki, đã tiếp tục làm trong sạch các nhân vật của Trotxki, nhưng bè lũ này rất đông và không dễ gì buông vũ khí. Trotxki tiếp tục lãnh đạo phe đối lập từ bên kia biên giới. Trotxki đã đề ra nhiệm vụ: không chỉ thay đổi chế độ mà phải thủ tiêu bản thân Stalin, chúng đã ra tay trước bằng vụ ám sát Kirốp.

        Ngày nay có nhiều kẻ mù quáng cố tình gán cho Stalin là người có liên quan đến vụ ám sát Kirốp. Nhưng luận điệu đó là không đúng, trên thực tế Stalin rất thân thiện và đánh giá rất cao về Kirốp.

        Stalin đã tiêu diệt trước hết các nhóm phản bội ở các cơ quan trung ương, sau đó tiếp tục giải quyết ở các nước Cộng hòa và các tỉnh...”.

        Đó là đoạn giải thích của Molotốp. Tôi hỏi ông:

-           Không có lẽ trong ông không xuất hiện sự nghi ngờ vì rằng ông biết rất rõ về những người bị bắt từ trước cách mạng và trong nội chiến.
-   
-           Tất nhiên nghi ngờ thì có, có một lần tôi đã nói suy nghĩ của này với Stalin, ông ta trả lời tôi: “Anh hãy đến Lubianca và tự mình xác minh, có thể đi cùng với Vôlôsilốp”.
-   
        Lúc đó trong phòng có Vôlôsilốp. Chúng tôi, hai người đã lập tức đến Lubianca. Đầu tiên, chúng tôi đến gặp Egiốp, ông ta đã ra lệnh mang hồ sơ của Poxtưsép lên. Chúng tôi đọc thấy trong hồ sơ Poxtưsép đã tự thừa nhận lỗi lầm. Tôi nói với Egiốp: “Hãy cho tôi nói chuyện trực tiếp với Poxtưsép”. Lập tức ông ta được dẫn tới, trông anh ta xanh gầy, yếu đuối và cái nhìn rất sợ sệt. Tôi hỏi anh ta: “Những điều viết trong hồ sơ về tội lỗi của anh có đúng không?”. Anh ta trả lời: “Đúng”. Tôi lại hỏi: “Có nghĩa anh tự nhận mình có tội?”. Anh ta trả lời: “Nếu đã ký tức là thừa nhận, có gì để mà hỏi nữa”. Đó là sự thật, làm sao chúng tôi có thể nghi ngờ được khi phạm nhân tự thừa nhận như vậy.

        Stalin đã từng phát biểu tại hội nghị Trung ương về nguyên nhân của các đợt thanh trừng, về nguyên nhân thứ nhất, ông đã nói: “Trong đất nước tồn tại hai cương lĩnh đối lập với nhau một cách không khoan nhượng. Hai cương lĩnh, hai phe đối lập, phe thứ nhất là các tổ chức tay sai của nước ngoài, thù địch với nhân dân. Một phe khác, đó là quần chúng nhân dân đại diện tinh hoa của xã hội, hứa hẹn cuộc sống tự do và tươi đẹp”.

        Một nguyên nhân khác của các cuộc thanh lọc đã được Stalin mô tả: “Trong các đảng viên Đảng Cộng sản tồn tại một loại đảng viên, “lính gác”, họ cho mình là cao hơn tổ chức đảng, trở thành cực đoan trong các cuộc thanh trừng chống lại các đảng viên của Đảng.

        Loại đảng viên cực đoan này cho rằng chỉ cần một luồng dư luận nghi ngờ về một đảng viên nào đó thì lập tức bị cho rằng đó là phần tử nguy hiểm, cần phải xử lý ngay để chứng minh rằng mình là người có tính cảnh giác cách mạng cao.

        Trung ương đã yêu cầu các thành ủy, khu ủy, Trung ương của các nước Cộng hòa lập tức khai trừ ra khỏi Đảng các vị cán bộ không chấp hành chỉ thị của Trung ương... thiếu kiểm tra cẩn thận các tài liệu và biểu hiện tùy tiện trong việc xử lý các đảng viên của Đảng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2019, 11:51:05 pm »


        Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy một phần của lỗi lầm trong các vụ thanh trừng mà người ta cố tình gán cho Stalin, là thuộc về các phần tử quá khích.

        Trong thời gian khi chiến tranh đã đến gần, các nhà lãnh đạo nhà nước không chỉ chuẩn bị mọi mặt cho quân đội mà còn làm trong sạch từ hậu phương, vạch trần bọn gián điệp, bọn dao động mà một khi chiến tranh nổ ra sẽ gây tác hại cho các hoạt động quân sự.

        Tôi muốn nhắc lại một ví dụ trong lịch sử.

        Khi các binh đoàn Nga đánh đuổi Napoleont ra khỏi nước Nga và tiến sát chân thành Paris, Napoleont đưa các đơn vị chủ lực của mình rút về phía nam gần Manđ và tính toán tấn công vào sườn của Liên quân đang bị sơ hở vì mải tập trung tấn công vào Paris.

        Đội quân Cadắc bắt được một toa xe chở đầy các hòm gửi từ Paris cho Napoleont. Các bức thư được gửi báo cáo Nga hoàng - Alexandra I. Trong một bức thư thông báo rằng tại Paris đang có một nhóm các nhân vật có thế lực công khai chống lại Napoleont và đó sẽ là một lực lượng nguy hiểm khi kẻ thù tiến dần tới thủ đô.

        Nga hoàng Alexandra I đã có thông tin trước, nay tiếp được lá thư này càng khẳng định được là có một lực lượng chống đối đang tồn tại trong lòng Paris sẵn sàng ủng hộ quân đồng minh, do đó đã quyết định đưa các đơn vị quân đồng minh tiến vào Paris mà bỏ qua trận quyết chiến với quân chủ lực của Napoleont. Một khi đã chiếm được Paris thì có nghĩa là chiến tranh sẽ kết thúc. Bản thân Napoleont đã thốt lên: “Nếu kẻ thù tiến vào Paris thì đó là sự kết thúc một đế chế!”.

        Lực lượng bảo hoàng đối lập (như phe Trotxki) chiếm các vị trí chủ chốt trong chính quyền, ví dụ Taleirant lúc đó là Thủ hiến tối cao - như vị trí Chủ tịch của Kamênhép. Lực lượng Bảo hoàng làm tan rã hệ thống phòng thủ của Napoleont, loan truyền tin là Nga hoàng đã hứa với người dân Pháp sẽ không tịch thu tài sản và không động đến một cá nhân nào. Taleirant đã tổ chức một cuộc đảo chính và báo cáo với Sa hoàng rằng Thượng viện đã hạ bệ Napoleont và lập ra chính phủ mới. Sau này, Nga hoàng và phe đồng minh đã đàm phán với chính phủ mới này về Hiệp ước Hòa bình. Ngay sau đó Thượng viện tôn vinh Lutdovich 18 vào ghế Hoàng đế. Như vậy, phe phản cách mạng đã ra tay trước, ví dụ lịch sử này khẳng định một điều: Nếu phe đối lập (đội quân thứ năm) không bị tiêu diệt đúng lúc thì nó có thể sẽ phát triển rất nhanh và đưa đến hậu quả khôn lường.

        Không nghi ngờ gì, là Stalin rất hiểu biết các bài học lịch sử và để chuẩn bị công cuộc phòng thủ đất nước đã tiến hành chiến lược thanh lọc các lực lượng thù địch. Ông đã thanh lọc cả lực lượng phản động - phe đối lập trong nước và cả lực lượng gián điệp từ ngoài xâm nhập vào.

        Vì vậy, không ngạc nhiên khi Leon Pheikhvanger, tuy không phải là nhà quân sự đã viết rất chính xác trong cuốn sách của mình:

        “Nguyên nhân chủ yếu đã buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết phải tiến hành đợt thanh trừng này chính là nguy cơ trực tiếp của chiến tranh. Trước kia, các phần tử Trotxki ít nguy hiểm hơn, chúng có thể bị bắt, bị đi đày... Nhưng nay, ngay trực tiếp trước thời điểm chiến tranh thì các biện pháp “mềm yếu” này không thể tha thứ được. Tình trạng phân liệt, chống đối trong điều kiện hòa bình có thể là không nghiêm trọng lắm, thì trong chiến tranh sẽ là nguy cơ to lớn...”.

        Có một sự biện hộ rất thuyết phục từ một nhà văn nước ngoài, người chắc chắn không phải là bạn đúng nghĩa của Liên bang Xô Viết, về các đợt thanh trừng của Stalin. Ở đây, tôi muốn nói đến chính kiến của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô, Johdeph Devils, trong bài báo của ông năm 1941 tại tò báo “Sundy Express”: “Sau khi Đức quốc xã tấn công vào Liên Xô có người đã hỏi: “Ông nghĩ thế nào về đội quân thứ năm ở nước Nga?”. Ông ta trả lời: “Ở nước Nga không có đội quân này, họ đã bị xử bắn hết rồi!”. Ong ta nói tiếp: “Một phần lớn thế giới đã có lúc cho rằng chiến dịch thanh trừng những năm 1935-1938 là tàn ác, xấu xa. Tuy nhiên, bây giờ đã trở nên rõ ràng chính chiến dịch đó là biểu hiện tầm nhìn chiến lược của Stalin và các cộng sự của ông”. Sau khi phân tích kỹ kế hoạch của Bukharin và Trotxki, Devils viết tiếp: “Có thể nói ngắn gọn là kế hoạch này chính là sự cấu kết toàn diện của họ với Đức quốc xã...”. Devils nhấn mạnh rằng: “Sự kháng cự của nhà nước Xô Viết - mà chúng ta đang được chứng kiến - sẽ là con số 0 nếu như Stalin và các đồng chí của ông không ra tay sớm tiêu diệt bè lũ phản bội”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2019, 11:34:39 pm »


        Qua phân tích của sự kiện, thấy rằng, cái gọi là các “đợt thanh trừng của Stalin” đã cho thấy một ý nghĩa khác. Stalin buộc lòng phải bảo vệ đất nước và Đảng khỏi các phần tử Trotxki và phái “bạo loạn quân sự”. Ông đã tiến hành cuộc đấu tranh này trên mặt trận lý luận từ trước đó rất lâu. Chỉ đến khi chiến tranh đã đến gõ cửa trực tiếp, khi bè lũ phản động đã đưa ra kế hoạch tiêu diệt các lãnh tụ Bônsêvich, lúc đó Stalin mới chuyển sang áp dụng các biện pháp mạnh, theo đòi hỏi của tình hình.

        Trong cuộc đấu tranh này, Stalin luôn ở thế phòng ngự, các chiến dịch thanh trừng là biện pháp bắt buộc để tiêu diệt phe đối lập - những kẻ đã ra tay trước khi tiến hành kế hoạch  khủng bố - ám sát các lãnh tụ của Đảng và lập ra các tổ chức chống lại đất nước.

        Các kết quả của chiến dịch làm trong sạch mà Stalin tiến hành không chỉ tiêu diệt chủ nghĩa Trotxki và các bè lũ chống nhân dân, chống chủ nghĩa xã hội - thắng lợi chủ yếu của Stalin, với tầm cỡ ý nghĩa lịch sử và thực tiễn, đó là sự tiêu diệt chủ nghĩa Xionism trên lãnh thổ Liên Xô. Cùng với chiến thắng chủ nghĩa Xionism, Stalin đã cứu nhân dân Xô Viết thoát khỏi ách nô lệ của một thế lực nguy hiểm không kém gì chủ nghĩa phát xít Đức, đó là ách nô lệ cho chủ nghĩa Xionism. Giả thiết rằng, nếu vào những năm 1920- 1930 bè lũ Trotxki giành được thắng thế trong “âm mưu chính trị” của chúng thì đất nước đã bị rơi vào vị thế nô lệ, có cái gì đó giống như tình cảnh đất nước ta vào đầu những năm 90.

        Nếu không có bè lũ Trotxki, bè lũ âm mưu bạo loạn, chông đối thì công cuộc xây dựng xã hội mới, không nghi ngờ gì, sẽ diễn ra thuận lợi hơn, lành mạnh hơn và hiệu quả hơn. Sẽ không diễn ra các đợt xét xử hàng loạt đã diễn ra theo âm mưu của Trotxki trong công cuộc tập thể hóa. Sẽ không diễn ra cuộc đàn áp giai cấp trung nông - Kulắc. Các đảng viên trẻ sẽ không bị lôi vào cuộc tranh luận triển miên nhằm bôi nhọ Stalin và các đồng chí của ông, sẽ không có các đợt bắt bớ hàng loạt...

        Các vụ bắt bớ, tù đày, giam giữ vào những năm 20 và đầu những năm 30. Đó chính là hậu quả hoạt động độc ác của phe chống đối, chính họ đã tạo ra làn sóng “tội lỗi” để rồi chúng lại đứng ra xét xử, vì chính chúng ngồi ở các cơ quan an ninh, nội vụ, tòa án, thẩm phán và các trại giam.

        Bạn đọc chắc sẽ rất thú vị nếu biết được bản thân Stalin suy nghĩ và đánh giá thế nào các âm mưu của phe bạo loạn và các phiên tòa xét xử vào các năm 1937-1938. Trong thư viện lưu trữ riêng của Stalin vẫn còn giữ được bản ghi bài phát biểu của ông trên Hội nghị mở rộng của Hội đồng quân sự. Các tài liệu lưu trữ này đã nằm trong thư viện hơn nửa thế kỷ và lần đầu tiên được công bố vào năm 1994 trên tạp chí “Ixtôchnhich” số 3. Vì rằng số báo này chưa đến được đông đảo bạn đọc, tôi sẽ tóm tắt rất ngắn gọn phần bản chất nhất để chứng minh rằng bè lũ phản loạn đã được xét xử theo đúng trình tự pháp luật chứ không phải bị áp đặt của một “nhà độc tài” nào đó như trong nhiều năm qua một số kẻ đã cố tình bóp méo sự thật.

        Trong bài phát biểu của mình, Stalin đã đưa ra nhiều chứng cứ về hành vi phản bội và tên tuổi của những kẻ phản bội. Để ngắn gọn, tôi chỉ trích các đoạn phân tích về các nguyên nhân đã dẫn bọn tội phạm đến con đường phản bội Tổ quốc.

        Stalin: Thưa các đồng chí! về vấn đề nhóm bạo loạn tiến hành hoạt động chống lại chính quyền Xô Viết thì bây giờ tôi chắc rằng không ai còn nghi ngờ gì. Khối lượng các chứng cứ khổng lồ và các lời thú tội của bản thân các kẻ phạm tội cũng như sự quan sát của các đồng chí đã từng làm việc tại các nơi xảy ra đã chứng tỏ không nghi ngờ gì về âm mưu bạo loạn quân sự chống lại chính quyển Xô Viết đã được phát xít Đức kích động và nuôi dưỡng.

        Người ta có thể mắng chúng là lũ lạc loài, lũ ngu ngốc hay là kẻ phản bội. Nhưng bản thân sự la mắng không giải quyết được vấn đề gì. Để hiểu một cách tường tận và giải quyết đến tận gốc rễ âm mưu này, thì cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, nghiên cứu đến tận cùng, tìm ra các biện pháp để sau này những âm mưu tương tự sẽ không tái diễn ở nước ta. Chính là tôi muốn nói một số ý kiến về vấn đề này.

        Trước hết, chúng ta hãy chú ý đến các nhân vật đứng ở vai trò lãnh đạo nhóm bạo loạn quẩn sự này. Trotxki, Rưcốp, Bukharin đó là các nhà lãnh đạo chính trị. Tôi muốn bổ sung vào nhóm đó một nhân vật, đó là Ruđgiutac, kẻ đã đóng vai trò lãnh đạo và hành động rất khôn ngoan. Mọi người đã nhầm lẫn về các nhân vật này, trên thực tế chúng là gián điệp của Đức quốc xã như Carakhan, Enukiđgie. Tiếp đó là các tên tuổi: Iagôđa, Tukhachepxki (như các nhà quân sự), Iakir, Ubôrêvích, Krốc, Êiđeman, Gamarnhich, tất cả 13 người. Vậy họ là những người thế nào? Sẽ rất là thú vị tìm hiểu điều này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2019, 11:49:37 pm »


        Người ta nói rằng Tukhachepxki là kẻ điền chủ, có người lại nói ông ta là một cha cố. Cách tiếp cận này thưa các đồng chí không giải quyết được vấn đề gì cả. Khi người ta nói về các quan lại như kẻ thù của nhân dân là muốn để cập đến khái niệm các giai cấp, các tầng lớp khác nhau. Nhưng ở đây không hoàn toàn như vậy, không phải mọi người trong các tầng lớp trên đều không thể phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp công nhân. Chính Lênin cũng đã là thuộc tầng lớp công chức. Các đồng chí có biết điểu đó không?

        Chính Enghen cũng xuất thân từ gia đình một ông chủ nhà máy, không xuất thân từ giai cấp vô sản. Chính Enghen đã điều hành các nhà máy để có điều kiện nuôi dưỡng K.Mark. Chécnưxépxki là con một cha cố, ông là một con người tốt. Nhưng ngược lại Xerebriacốp xuất thân là công nhân, mà như các đồng chí đã thấy, ông ta tồi tệ đến thế nào? Lipsix là một công nhân, một công nhân ít học, vậy mà đã trở thành gián điệp. Vì vậy chủ nghĩa xuất thân không phải là đúng với mọi người, đó không phải là cách tiếp cận của chủ nghĩa Mark.

        Trong chúng ta vẫn còn một cách nhìn nhận sai lầm khác, nhiều người hay nói rằng: vào năm 1922 người này đã từng ủng hộ Trotxki. Cách này cũng không đúng, con người ta có thời kỳ còn non trẻ, đơn giản là chưa đủ bản lĩnh để nhận ra vấn đề, hãy còn non về chính trị. Ngay Đjedinxki cũng đã từng ủng hộ Trotxki, mà không chỉ ủng hộ bằng biểu quyết mà còn ủng hộ công khai khi Trotxki chống Lênin lúc Lênin còn sống. Các anh có biết điều đó không? Ông ta không phải là người chấp nhận sự thụ động. Đó là một nhân vật ủng hộ Trotxki tích cực và ông ta còn muốn dùng cả Tổng cục tình báo Chính trị (GPU) để ủng hộ Trotxki. Nhưng ông ta đã không thực hiện được điều đó. cả Anđréep vào năm 1921 cũng đã từng là phần tử Trotxki tích cực!

        Vậy cách tiếp cận thứ hai này đã loan truyền trong các đồng chí và trong Đảng nói chung cũng là không đúng. Tôi muốn nói là không phải bao giờ cũng đúng, nhưng chúng ta rất hay gặp.

        Như vậy có nghĩa là khi khắc họa bản chất của các nhân vật chính của vụ án này tôi cũng sẽ không đi theo các cách tiếp cận sai trái ấy. Chúng ta cần một cách tiếp cận thứ ba để vạch trần bản chất của các phần tử cầm đầu âm mưu bạo loạn này. Đó là phương pháp phân tích hoạt động của con người qua công việc thực tế và trải qua trong nhiều năm.

        Tôi đi thẳng vào vấn đề. Trong số 13 nhân vật nêu ở trên có mười là gián điệp. Trotxki là kẻ tổ chức cả nhóm, hắn tính toán là bằng mọi cách cung cấp thông tin cho bọn Đức, làm sao để người Đức và người Nhật nghĩ rằng Trotxki có tổ chức, có lực lượng. Chúng ta không có bằng chứng về việc Rưcốp trực tiếp đưa thông tin cho người Đức, nhưng chính ông ta đã cổ vũ cho người khác làm việc đó. Enukiđgie và Carakhan có quan hệ rất mật thiết với ông ta và chúng chính là gián điệp. Chúng ta biết rất rõ họ đã nhận tài liệu từ ai? Và trao tài liệu cho ai, đó chính là một nhân vật trong Đại sứ quán Đức.

        Chúng ta cũng không có bằng chứng về việc Bukharin và Gamarnhich trực tiếp cung cấp tài liệu cho người Đức, nhưng họ liên quan trực tiếp đến Enukiđgie và Carakhan, Ruđgintac, Ubôrevích. Iakir... Những kẻ thường xuyên trao đổi thông tin với bộ tham mưu của Đức.

        Những kẻ còn lại, như tôi đã nêu, Iagôđa cũng là gián điệp. Ở ủy ban an ninh có một thông lệ thế này: Những kẻ tham gia vào âm mưu phản bội được cho ra nghỉ ở nước ngoài và trong thời gian ở nước ngoài đã để bọn Đức quốc xã khai thác thông tin và khi trở về họ đã được thanh toán đầy đủ. Iagôđa đã nói với bọn này: Tôi biết rằng bọn Đức đã trả công cho các anh, cái đó thì tùy, nhưng chỉ biết rằng các anh là người của tôi và phải làm những gì mà tôi yêu cầu và hãy im lặng, nếu không tôi sẽ báo cho Trung ương biết các anh là gián điệp của Đức. Điểu này ông ta đã tự thú nhận và những thuộc hạ của ông ta cũng đã thừa nhận. Ông ta đã làm như vậy với Vôlôvích - gián điệp của Đức, với Pauker- Iagôđa, Tukhachepxki, các anh đã đọc lời khai chưa?

        Ông ta đã chuyển cho bộ tham mưu Đức quốc xã bản kế hoạch tác chiến bí mật của chúng ta. Điều này đã được đối chứng từ đại diện bộ tham mưu quốc xã. Đó chính là gián điệp. Còn Iakir, ông ta đã truyền thông tin cho bộ tham mưu Đức một cách hệ thống. Ông ta đã khai là có bệnh thận và sang đó để chữa bệnh. Còn những kẻ khác như

        Charakhan, Eiđeman đều là gián điệp của Đức. Tất cả họ, mười người là gián điệp và ba người là những kẻ tổ chức đứng đằng sau.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM